1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đặc sắc của hai vở chèo “vong bướm” và “truyền thuyết tìm vua” của nguyễn huy thiệp

101 341 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

Ông đã khiến giới dư luận trong và ngoài nước tốn không biết bao nhiêu giấy mực, người khen, kẻ chê, người say đắm, kẻ hững hờ…Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên còn chủ sự cả một tập “Đi tìm

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

PHẠM THỊ GƯƠNG

ĐẶC SẮC CỦA HAI VỞ CHÈO VONG BƯỚM

VÀ TRUYỀN THUYẾT TÌM VUA CỦA

NGUYỄN HUY THIỆP

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam hiện đại

Mã số : 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS Chu Văn Sơn

Hà Nội, 2017

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ của Ban Giám hiệu trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, nơi tôi đã học tập, nghiên cứu và hoàn thành cuốn luận văn này Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, bạn bè và những người yêu quý đã giúp tôi có được kết quả như ngày hôm nay

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Chu Văn Sơn Với học vấn uyên thâm, niềm đam mê nghiên cứu khoa học, thầy đã hướng dẫn tôi tìm

đề tài, nghiên cứu các thành tựu sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, định hướng xây dựng những luận điểm khoa học khách quan, chính xác và nhiệt tình, trách nhiệm trong quá trình hoàn thiện luận văn của tôi

Tuy thời gian học tập và nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội không nhiều, nhưng tôi đã học tập và trưởng thành rất nhiều trong nhận thức, nghiên cứu khoa học của mình Kết quả của quá trình đào tạo Thạc sĩ

sẽ giúp tôi vững vàng hơn trong nghề nghiệp mà tôi đã gắn bó và cống hiến trọn đời mình

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2017

Người viết

Phạm Thị Gương

Trang 3

Công trình nghiên cứu này của tôi cũng chưa được công bố trên bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào

Tôi xin cam đoan những điều trên là sự thật Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình

Người viết

Phạm Thị Gương

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 3

3 MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 7

3.1 Mục đích nghiên cứu 7

3.2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 7

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

5 CẤU TRÚC LUẬN VĂN 7

6 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 8

NỘI DUNG 9

CHƯƠNG 1: THỂ LOẠI CHÈO VÀ TÁC GIẢ NGUYỄN HUY HIỆP 9

1.1.Vài nét khái quát về thể loại chèo Việt Nam 9

1.1.1.Chèo loại hình sân khấu 9

1.1.2 Chèo loại hình văn học 14

1.2.Tác giả Nguyễn Huy Thiệp 16

1.2.1 Nguyễn Huy Thiệp- tài năng lao động nghệ thuật 16

1.2.2 Đóng góp chèo Nguyễn Huy Thiệp 18

CHƯƠNG 2: HAI VỞ CHÈO “ VONG BƯỚM” VÀ “ TRUYỀN THUYẾT TÌM VUA” - NHỮNG ĐẶC SẮC VỀ TƯ TƯỞNG 19

2.1 Tư tưởng riêng trong “ Vong bướm” và “ Truyền thuyết tìm vua” 19

2.1.1 Tư tưởng riêng trong “ Vong bướm” 19

2.1.2 Tư tưởng riêng trong “Truyền thuyết tìm vua” 23

2.2 Tư tưởng chung trong “ Vong bướm” và “ Truyền thuyết tìm vua” 33

CHƯƠNG 3: HAI VỞ CHÈO “ VONG BƯỚM ” VÀ “TRUYỀN THUYẾT TÌM VUA” - NHỮNG ĐẶC SẮC VỀ NGHỆ THUẬT 38

3.1 Xung đột chèo 38

Trang 5

3.1.1 Khái niệm xung đột chèo 38

3.1.2 Xung đột trên bình diện đạo đức 41

3.1.3 Xung đột trên bình diện nhận thức 45

3.1.4 Yếu tố kì ảo như một thủ pháp kết cấu nhằm tăng cường kịch tính và giải quyết các xung đột 51

3 2 Nhân vật chèo 54

3.2.1 Vài nét về nhân vật chèo 54

3.2.2 Đặc điểm của nhân vật trong chèo Nguyễn Huy Thiệp 56

3.2.2.1 Nhân vật được xây dựng theo phương pháp mô hình hóa và chuyển hóa mô hình 57

3.2.2.2 Nhân vật được phân tuyến rõ ràng, thể hiện cái nhìn phân cực về thế giới, có tính chất khái quát hóa cao 58

3.3 Kiến tạo màn cảnh chèo 66

3.4 Ngôn ngữ chèo 74

3.4.1 Ngôn ngữ bắt nguồn từ tiếng nói dân tộc 74

3.4.2 Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm 83

3.4.3 Ngôn ngữ có tính năng động, linh hoạt 84

KẾT LUẬN 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

PHỤ LỤC 95

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1 Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam Nếu sân khấu truyền thống Trung Quốc có đại diện tiêu biểu là Kinh kịch của Bắc Kinh và sân khấu Nhật Bản là kịch nô thì đại diện tiêu biểu nhất của sân khấu truyền thống Việt Nam là chèo Nhìn từ mặt loại thể thì chèo là một loại hình nghệ thuật đặc biệt: vừa thuộc về văn học, vừa thuộc về sân khấu Mỗi tác phẩm chèo chân chính đều thuộc hai đời sống: đời sống văn tự (kịch bản) và đời sống sân khấu (vở diễn) Đời sống văn tự có trước, đời sống sân khấu có sau Tác phẩm chèo nào trước tiên cũng là một tác phẩm văn học Nhưng không phải văn bản chèo nào cũng có thể và có dịp được dàn dựng thành vở diễn Do đó, đời sống văn học, giá trị văn học là giá trị trước nhất và cũng là giá trị sâu bền quyết định nhất của một tác phẩm chèo Cũng vì thế, chèo là một trong những bộ phận cấu thành nên chỉnh thể của nền văn học Một cách khác, nói đến một nền văn học, không thể không nói đến một bộ phận văn học là chèo Vì thế, xem xét thành tưu văn học không thể không xem xét thành tựu chèo

1.2 Nghệ thuật sân khấu chèo đã trải qua một quá trình lịch sử lâu dài từ thế kỉ thứ X tới nay, đã đi sâu vào đời sống xã hội Việt Nam Kể từ đó đến nay, qua các chặng đường phát triển, chèo vẫn sánh bước nhẹ nhàng với các bộ phận khác của văn học nghệ thuật và gặt hái được những thành tựu không nhỏ.Trên hành trình cách tân mạnh mẽ của văn học dân tộc nửa sau thập kỉ 80 của thế kỉ

XX, nhất là khi nổi lên ngọn gió đổi mới, chèo đã có những bước chuyển mạnh

mẽ, tạo ra bước ngoặt quan trọng cho loại hình này Thế nhưng nhiều năm gần đây bên cạnh những thành tựu đạt được, chèo cổ được cải biên theo xu hướng kịch hóa khi nó bị dung tục, tầm thường hóa mà mất đi tính ước lệ và tối giản vốn có

Trang 8

1.3 Nguyễn Huy Thiệp- một trong những chân dung văn chương đương đại nổi bật nhất của Việt Nam Ông xuất hiện như là một hiện tượng lạ, độc đáo,

gây nhiều tranh cãi: “Hiện tượng của Nguyễn Huy Thiệp” Các sáng tác của ông

ngay sau khi ra đời đã nhanh chóng trở thành tâm điểm đáng chú ý của giới nghiên cứu phê bình và những người yêu văn chương Đọc những sáng tác của

ông có thể nhìn thấy “ một cõi người ta”xù xì, gân guốc, góc cạnh, lẫn lộn giữa

tốt và xấu, thật và giả, đen và trắng, cao thượng và thấp hèn với những con người có suy nghĩ, hành động và đời sống nội tâm Cái thế giới ấy thể hiện một cách nhìn rất thật và sâu sắc của nhà văn về con người Ông đã khiến giới dư luận trong và ngoài nước tốn không biết bao nhiêu giấy mực, người khen, kẻ chê, người say đắm, kẻ hững hờ…Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên còn chủ sự

cả một tập “Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp” trong đó có rất nhiều ý kiến phê bình của

nhiều tên tuổi có uy tín như Hoàng Ngọc Hiến, Đỗ Đức Hiểu, Greg Lockhart, Lại Nguyên Ân…Trong cuốn sách này tác giả Phạm Xuân Nguyên từng khẳng

định: “ Xưa nay tôi chưa thấy một nhà văn nào vừa xuất hiện đã gây được dư

luận, càng viết dư luận càng mạnh, truyện chưa ra thì người ta kháo nhau, truyện đăng rồi thì gặp nhau bình phẩm, bàn tán, chốn văn phòng cũng như chốn vỉa hè, đâu đâu cũng kháo chuyện Văn đàn thời kì đổi mới đã thêm phần khởi sắc, náo động càng thêm náo động bởi những cuộc tranh luận, cả tranh cãi xung quanh sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp” [ 28,tr.7]

Không chỉ hướng ngòi bút của mình và thành công ở thể loại truyện ngắn hay tiểu thuyết mà Nguyễn Huy Thiệp còn thử nghiệm ở cả kịch bản chèo Nếu truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã đem đến một đời sống thực sự sôi động, hấp dẫn cho văn học vào những năm 80 của thế kỉ trước thì kịch bản chèo Nguyễn Huy Thiệp, ông vẫn giữ được cái duyên trong cách viết của mình hài hước và thâm thúy Viết kịch bản chèo được các đồng nghiệp viết văn nhận xét đây được coi là thể nghiệm mới của Nguyễn Huy Thiệp Ông là người đã có

Trang 9

những công lao trong việc bảo lưu nét nghệ thuật tinh túy chèo – thứ đặc sản văn hóa của đồng bằng châu thổ sông Hồng Tuy nhiên, hiện nay các công trình nghiên cứu về chèo Nguyễn Huy Thiệp chưa thực sự sâu sắc và đầy đủ mà mới chỉ dừng lại ở những bài báo, một số bài nghiên cứu, đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu về những đặc sắc trong hai vở chèo của ông

1.4.Với tất cả những lý do trên, mục đích nghiên cứu của luận văn lần

này là làm rõ những đặc sắc trong hai vở chèo “Vong bướm” và “Truyền thuyết

tìm vua” của Nguyễn Huy Thiệp, chỉ ra những đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp

trong hai vở chèo nói riêng và trong nghệ thuật chèo Việt Nam nói chung, chúng

tôi đã lựa chọn cho luận văn của mình đề tài: “ Đặc sắc của hai vở chèo “Vong bướm” và “Truyền thuyết tìm vua” của Nguyễn Huy Thiệp”

2.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Mỗi người cầm bút khi khẳng định mình thường không chỉ thể hiện tài năng ở một lĩnh vực mà luôn muốn trải nghiệm, làm mới mình ở nhiều lĩnh vực khác nhau Và trong chặng đường sáng tác của mình khi đã đạt đến đỉnh cao ở một thể loại, họ lại tìm những mảnh đất mới ở những thể loại khác để thử sức và khẳng định năng lực sáng tạo của mình Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn cũng không nằm ngoài quy luật đó Có thể nói, trong văn học thời kì đổi mới Nguyễn Huy Thiệp là một trong những cây bút tiêu biểu nhất và có những đóng góp to lớn cho văn đàn văn học Việt Nam.Với nhiều cách tân táo bạo và một lập trường dân chủ hóa gần như triệt để, Nguyễn Huy Thiệp đã gây xôn xao dư luận trong

một thời gian dài Trong bài: “ Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp” trên Website:

vietvan.vn, Đỗ Đức Hiểu đã từng khẳng định: Trong hành trình “Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp” tôi thấy một giọt vàng rơi vào lòng mình, giọt vàng ròng ngời sáng Anh tái tạo truyện ngắn ở Việt Nam vào những năm cuối thế kỉ XX này và nâng

nó lên một tầm cao mới” [17] Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp trở thành

mảnh đất màu mỡ hứa hẹn nhiều khám phá, phát hiện độc đáo cho các nhà

Trang 10

nghiên cứu văn học và độc giả yêu văn chương Không chỉ vậy, Nguyễn Huy Thiệp còn hướng ngòi bút của mình sang nhiều lĩnh vực khác như: thơ, tiểu thuyết, tiểu luận phê bình, kịch đặc biệt ông cũng dành nhiều tâm huyết của mình cho thể loại chèo Về phần mình, Nguyễn Huy Thiệp cho rằng ông viết chèo đơn giản chỉ bởi ông yêu chèo Cho tới nay đã có nhiều bài viết nghiên cứu

về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, nhưng nhìn chung các công trình nghiên cứu riêng biệt về chèo của ông thì chưa có Tuy không được nổi danh như truyện ngắn nhưng chèo cũng là một đề tài chiếm nhiều tâm huyết của ông Sau khi thành công với thể loại truyện ngắn, kịch Ngày 23 tháng 2 năm 2012

kịch bản chèo “Vong Bướm” chính thức ra mắt và lần đầu tiên Nguyễn Huy

Thiệp chịu xuất hiện trong các cuộc giới thiệu sách của mình Trong bài viết

“Nguyễn Huy Thiệp- “Viết như một thuật dưỡng sinh” của Hoàng Anh Lê

(Hoàng Anh Lê: Nguyễn Huy Thiệp- Viết như một thuật dưỡng sinh - http://giaitri.vnexpress.net/) Tác giả đã dẫn lời Nguyễn Huy Thiệp nói ngắn gọn

về công việc viết văn của mình: “Viết văn giống như thuật dưỡng sinh, để đi hết

trầm luân khổ ải của cuộc đời Tôi viết, đơn giản là để giải tỏa những nhu cầu nội tâm, viết như là sự sống” “Tác giả cũng phủ nhận việc mình muốn dấn thân vào làng chèo, hay tham vọng những điều gì lớn lao như cách tân, đổi mới, hay tiên phong trong chèo.”

PGT - TS Nguyễn Đăng Điệp, Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam trong buổi ra mắt sách của Nguyễn Huy Thiệp cho rằng: “Vong bướm” là một trò chơi công phu của nhà văn để đổi mới thể loại kịch bản chèo, qua việc sắp đặt các không gian, thời gian, thể loại, các tích và những diễn ngôn khác nhau.” Nguyễn Đăng Điệp cũng nhận định, điều mà Nguyễn Huy Thiệp muốn nói ở đây chính là: “cuộc đời vốn bị ràng buộc bởi tham, sân, si Vậy con người đã tìm đến Đạo như thế nào để vượt qua những lực cản tham, sân, si đó?”

Trang 11

TS Nguyễn Phượng đến từ Đại học Sư phạm Hà Nội lại đọc được từ

“Vong bướm” chất suy tưởng của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp Nguyễn Phượng cho rằng, các nhân vật của “Vong bướm” mà đại diện là Điệp Lang đứng trước một bối cảnh tri nhận văn hóa Âu châu Họ bước lên chuyến tàu ngược chiều giữa mỹ học phương Đông và phương Tây để tìm kiếm cái gọi là đích đến của Chân, Thiện, Mỹ Bản thân họ là một bi kịch, họ đi tìm sự thức tỉnh nhưng trên hành trình đó, họ rơi vào rất nhiều bi kịch khác Bi kịch đó cũng là bi kịch của các thế hệ nghệ sĩ Việt Nam vào đầu kỷ 20 trước sự cưỡng chế của văn hóa Âu châu

Thể nghiệm đầu tiên của Nguyễn Huy Thiệp về kịch bản chèo nhận được nhiều luồng tranh luận khác nhau ở ranh giới giữa một tác phẩm văn chương và một tác phẩm chèo Nhà phê bình sân khấu Nguyễn Thị Minh Thái lưu ý rằng, đây mới chỉ là cái “động”, chưa phải là cái “dịch” Con đường đi từ “chữ” đến

“chèo” trên sân khấu sẽ còn là một quãng đường còn nhiều chông gai

Với tư cách một đạo diễn kỳ cựu của làng chèo Việt Nam, đạo diễn Trần Việt Ngữ hoan nghênh kịch bản chèo của Nguyễn Huy Thiệp Tuy nhiên, theo ông, trong chèo, cái “tích” là quan trọng nhưng phải gợi được “trò” Để ra được một vở chèo thì còn cần đến sự kết hợp của sân khấu, hình ảnh…

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - người dẫn chương trình trong buổi ra mắt

sách của ông phát biểu: “Tự mỗi người hãy đọc nó trong đêm khuya và có một

vở chèo ở trong lòng mình, ở trong tâm mình, chứ đừng đón đợi một vở chèo

“Vong bướm” trên sân khấu Với “Vong bướm”, tất cả hạnh phúc, đau đớn, uất

ức, thăng trầm của cuộc sống đã được Nguyễn Huy Thiệp vô tình mà bày ra, thì cái việc viết ở đây nó như là một nguồn sống, chỉ đơn giản là thế thôi”

Các luận văn thạc sĩ nghiên cứu kịch Nguyễn Huy Thiệp như: Kịch Nguyễn Huy Thiệp từ góc nhìn thi pháp thể loại và khóa luận kịch Lưu Quang Vũ và Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ đặc trưng loại thể, báo cáo khoa

Trang 12

học yếu tố triết lý trong kịch Nguyễn Huy Thiệp ít nhiều nhắc đến hai vở

chèo của Nguyễn Huy Thiệp nhƣng chƣa thực sự đầy đủ và sâu sắc

Lý giải việc chuyển sang viết cả thể loại kịch văn học, Nguyễn Huy Thiệp từng chia sẻ với BBC Việt Ngữ trong “Chuyến đi thăm Pháp” trên trang

Website:www.dactrung.com: “ Tôi coi nghề viết văn còn là một việc gian khổ,

phải bắt đầu như một học trò thành công trong một số truyện ngắn của mình Và trong bài viết gần đây, tôi cũng đã nói rằng tôi vẫn viết truyện ngắn như một tác phẩm cổ điển không mang tính thời sự trước mắt mà người ta có thể đọc đi đọc lại Một mặt khác tôi coi nó như một bài tập trong văn chương mà thôi, rồi chuyển sang các thể loại khác Tôi viết kịch, tiểu luận và cả tiểu thuyết, một phần nó tùy thuộc vào nội tâm của tôi và những vấn đề mà tôi đặt ra nữa Theo tôi ở xã hội Việt Nam để có thể phát triển một nền văn học toàn diện thì đòi hỏi tất cả các nhà văn đều phải cố gắng, không chỉ trong một thể loại mà ở tất cả các thể loại”

Nhƣ vậy sau kịch của Nguyễn Huy Thiệp thì chèo là một thể nghiệm mới

mẻ trong sự nghiệp sáng tác của ông Trong phạm vi hiểu biết và tìm kiếm của bản thân, tôi chƣa thấy có một công trình khoa học nào nghiên cứu về chèo của Nguyễn Huy Thiệp có chăng chỉ là những bài báo, những bài phỏng vấn về tác giả, những bài luận văn, khóa luận, báo cáo khoa học ít nhiều mới chỉ đề cập

đến Chính vì vậy chúng tôi hy vọng rằng luận văn “Đặc sắc của hai vở chèo

“Vong bướm” và “Truyền thuyết tìm vua”của Nguyễn Huy Thiệp” có thể là một

thể nghiệm nghiên cứu đầu tiên có tính tập trung chuyên sâu, góp phần lý giải một cách khoa học những thành công, hạn chế và vị thế của kịch bản chèo văn học Nguyễn Huy Thiệp trong sáng tác của riêng ông và trong đời sống sân khấu Việt Nam hiện đại nói chung

Trang 13

3 MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Mục đích nghiên cứu

Qua việc nghiên cứu “Đặc sắc của hai vở chèo “Vong bướm” và”Truyền

thuyết tìm vua”của Nguyễn Huy Thiệp” tôi mong muốn khảo sát, phân tích

hướng tới khẳng định những nét đặc sắc trong hai vở chèo của Nguyễn Huy Thiệp trên phương diện nội dung và nghệ thuật, nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan về những đặc điểm chèo Nguyễn Huy Thiệp Quá trình nghiên cứu cũng nhằm làm rõ những cách tân độc đáo và những đóng góp của nhà văn đến quá trình vận động, phát triển của chèo nước nhà

3.2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những đặc sắc trong hai vở chèo của Nguyễn Huy Thiệp trên phương diện tư tưởng và nghệ thuật Phạm vi

nghiên cứu là kịch bản chèo: “Vong bướm”,“Truyền thuyết tìm vua”

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn vận dụng phối hợp và linh hoạt các phương pháp nghiên cứu khoa học sau:

- Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại

- Phương pháp phân tích tổng hợp

- Phương pháp tiểu sử

- Phương pháp xã hội học và các phương pháp liên ngành khác

5 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mục lục và tài liệu thảm khảo, luận văn của tôi gồm ba phần:

mở đầu, nội dung, kết luận Trong phần nội dung luận văn tập trung vào 3 chương chính:

Chương 1: Thể loại chèo và tác giả Nguyễn Huy Thiệp

Chương 2: Hai vở chèo “Vong bướm” và “Truyền thuyết tìm vua”- những đặc sắc về tư tưởng

Trang 14

Chương 3: Hai vở chèo “Vong bướm” và “Truyền thuyết tìm vua” những đặc sắc về nghệ thuật

6 Đóng góp của luận văn

Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích bước đầu giúp độc giả thấy được những đóng góp của chèo Nguyễn Huy Thiệp với sân khấu chèo Việt Nam, đồng thời thấy được đặc sắc của hai vở chèo Nguyễn Huy Thiệp trên bình diện

tư tưởng và nghệ thuật Thực hiện luận văn này, tôi muốn đóng góp một chút công sức cho công tác nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam đương đại về cây bút Nguyễn Huy Thiệp Hơn nữa từ trước tới nay việc tìm hiểu chèo Nguyễn Huy Thiệp chưa có nhiều.Tính đến thời điểm luận văn này được tiến hành thì chưa có công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào về đề tài này ra đời Do đó, chúng tôi đã dụng công nghiên cứu để có thể bổ sung thêm một số nhận định xác đáng

và có giá trị bên cạnh những ý kiến đã có trước đây về vấn đề này

Trang 15

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: THỂ LOẠI CHÈO VÀ TÁC GIẢ NGUYỄN HUY HIỆP 1.1.Vài nét khái quát về thể loại chèo Việt Nam

1.1.1.Chèo loại hình sân khấu

Trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam, sân khấu là loại hình nghệ thuật vô cùng đặc sắc Đây được coi là loại hình nghệ thuật thứ sáu của nhân loại được hình thành và phát triển rất sớm Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, ngày nay nền nghệ thuật sân khấu Việt Nam đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn

và trở thành những món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam Khi nói tới loại hình nghệ thuật sân khấu Việt Nam thì không thể không nhắc đến nghệ thuật chèo Chèo là một bộ môn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của dân tộc và có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời Ngay từ khi ra đời, chèo

đã chiếm được cảm tình và sự yêu mến của nhân dân lao động Người ta cười khóc cùng với “ chiếu chèo”, say sưa với những làn điệu quen thuộc Người xem vẫn lưu luyến mãi với tiếng trống chèo văng vẳng trong tiềm thức:

Tôi yêu chiều vụng dại trước bến sông

Hoa cải đắng rụng trắng dòng trôi dạt

Để giờ đây quê người nghe em hát

Tiếng trống chèo dào dạt sóng Đồng Châu

(Quê người nghe điệu chèo em hát – Tô Hoàng Hải)

Có cô gái thôn quê nào đã từng gửi gắm niềm thương nỗi nhớ vào những hội làng, trong cái ngóng trông của đoàn chèo làng Đặng:

Đã thấy mưa xuân phơi phới bay

Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy

Hội chèo làng Đặng đi qua ngõ

Mẹ bảo: Thôn Đoài hát tối nay

(Mưa xuân – Nguyễn Bính)

Trang 16

Các con trai làng nào mà không say mê Thị Màu khi đôi mắt tình tứ của người con gái ấy không chỉ chăm chú nhìn vào thầy tiểu mà còn đi tìm chuyện trò với bao đôi mắt khác trong đám hội người xem Chèo đã là một loại hình sân khấu dân gian, trở thành món ăn tinh thần, là tình yêu của người dân lao động

Cho đến nay, việc xác định thời điểm ra đời của sân khấu chèo vẫn chưa thật sự thống nhất Có nhiều ý kiến khác nhau giữa các nhà nghiên cứu về nguồn gốc và sự hình thành của chèo, tuy nhiên có thể tổng hợp lại thành hai nhóm, hai quan niệm chính khác nhau

Một số người cho rằng: Nói chèo ra đời nghĩa là một loại hình sân khấu ra đời thì khi đó chèo đã đạt tới mức hoàn chỉnh một loại hình nghệ thuật sân khấu, phải có đủ các thành phần trong nghệ thuật tổng hợp này là kịch bản, âm nhạc, diễn xuất và mỹ thuật Vở diễn đã hoàn thành có tích trò, có văn, có nghệ Với quan niệm đó người ta cho rằng chèo ra đời từ thời Trần thế kỉ XIII, sau sự kiện

Lý Nguyên Cát truyền cho đào kép Đại Việt vở diễn “Tây Vương Mẫu hiến bàn đào” của tạp kịch đời Nguyên (theo chính sử ghi)

Một số nhà nghiên cứu khác lại quan niệm rằng có thể xem như chèo ra đời khi những trò diễn đầu tiên được trình diễn theo đặc trưng ngôn ngữ của chèo về làn điệu, lối diễn…cho dù còn ở mức sơ khai chưa hoàn chỉnh Với quan niệm đó, người ta cho rằng chèo ra đời từ thời Đinh mà hình thức sơ khai ban đầu là những trò diễn kết hợp trò nhại và múa hát dân gian được chèo hóa còn dấu tích là khổ trống lưu không trong quân ngũ thời Đinh được nghi bằng phép hài thanh ở sách “Đà cổ lục” và đoạn ghi về huyền nữ Phạm Thị Trân trong “ Hý phường phả lục” Và tiếp nữa là văn bia tháp “ Sùng thiện diên linh”

Đa số các nhà nghiên cứu chèo tán thành quan niệm của nhóm thứ hai mà người thủ xướng là phó giáo sư Hà Văn Cầu từ năm 1964 khi ông còn là một cán bộ của Ban nghiên cứu chèo Trung Ương Vì tán đồng ý kiến cho rằng chèo

ra đời từ thời Đinh cho nên các nhà nghiên cứu mới cho rằng chèo đã có một nghìn năm lịch sử

Trang 17

Suốt từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX sử sách ghi chép vô cùng ít ỏi về sân khấu dân tộc Bởi vì các sử gia, học giả, phải quan tâm đến những sự kiện trọng đại của quốc gia qua bao biến thiên thăng trầm của lịch sử, bao sự đổi thay chế

độ chính trị xã hội, bao chuyện tày đình tác động đến chuyện sống còn của dân tộc, số phận của trăm họ, muôn dân Mặt khác trong quan niệm chính thống của người xưa, nghề xướng ca, kẻ làm nghề xướng ca còn bị coi khinh, không được xếp hạng vào thang thứ bậc trong các đẳng cấp trong xã hội phong kiến, cho nên các học giả, sử gia càng ít lưu tâm

Có thể xem như suốt từ thời Đinh cho đến cuối đời Trần (khoảng 300 năm) chèo mới ở thời kì sơ khai, chưa có vở diễn dài hoàn chỉnh Hình thức phôi thai của chèo là những trò diễn được các nhà nghiên cứu gọi chung là “trò nhại” Trò nhại tức là những trò diễn bắt chước cử chỉ, hành vi thể hiện những đức tính tốt đẹp, công lao của các vị thần (trong dịp tế lễ, hội làng) hay của một vị hào phú (trong dịp giỗ tết, khai vọng cho con cháu họ thuê đào kép sắm vai) Các

“trò nhại” này có sử dụng các làn điệu hát, khuôn múa mà sau này dần dần phát triển thành các điệu chèo

Theo nhiều nhà nghiên cứu thì khoảng cuối thế kỉ XIV mà hình thức

“Chèo thuyền bản” hay “Chèo thuyền bát nhã” rồi tiến tới một vở diễn đầu tiên tương đối hoàn chỉnh của chèo cả về tích chuyện, nhân vật, trò diễn và hát múa

dù là còn ở mức giản đơn đã ra đời đó là trò diễn “Mục Liên báo ân” còn gọi là

“Huyết hồ trò” hay “Mục Liên địa tạng”

Nhiều nhà nghiên cứu đã thống nhất nhận định chèo phát triển tới mức hoàn chỉnh là một loại hình sân khấu vào thời Hồng Đức nhà Lê và phát triển tới đỉnh cao, có nhiều tinh hoa độc đáo vào khoảng Lê Mạc- Nguyễn rồi tiếp tục bổ sung vào thành tựu của chèo bằng sự bồi đắp thêm cho các tác phẩm tiêu biểu

như Trương Viên, Lưu Bình Dương Lễ, Từ Thức Tôn Mạnh- Tôn Trong… vào

cuối thế kỉ XIX

Trang 18

Sự ra đời của nền văn hóa và nghệ thuật Việt Nam trước ngưỡng cửa thế

kỷ XX do những điều kiện lịch sử và xã hội cụ thể của một đất nước thuộc địa nửa phong kiến quyết định Thực dân Pháp thúc đẩy quá trình thâm nhập và phổ biến rộng rãi những kiến thức mới, những tư tưởng chính trị, triết học và nghệ thuật mới cũng như những thành tựu khoa học – kỹ thuật ở Việt Nam Xu hướng chính trị trong sự phát triển của xã hội Việt Nam là sự khát khao thoát khỏi tình trạng biệt lập kéo dài (kể cả trong lĩnh vực văn hóa) và trở thành bộ phận của một cộng đồng thống nhất của thế giới Quá trình này bắt đầu vào cuối thế kỉ XIX và mạnh lên vào đầu thế kỷ XX, được đánh dấu bởi cao trào yêu nước, và mặt khác là phong trào vì văn hóa mới mà sau này biến thành công cuộc hiện đại hóa văn hóa

Trước thế kỉ XX, nghệ thuật sân khấu Việt Nam tồn tại được với hai thể loại sân khấu âm nhạc truyền thống là tuồng và chèo bên cạnh cải lương và kịch nói để thích ứng với điều kiện xã hội nửa phong kiến và thuộc địa Dưới tác động của những nhân tố lịch sử mới, xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX

đã hình thành rõ nét sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị Ứng với hai khu vực đó là hai lớp người có những nhu cầu tinh thần hoàn toàn khác nhau Kịch nói sinh ra ở thành thị thì ở nông thôn, vào thời điểm này, người dân vẫn chỉ biết

có tuồng, chèo Nếu kịch nói trở thành nhu cầu riêng, món ăn riêng, thỏa mãn

“gu” thưởng thức riêng của người thành thị thì ở vùng nông thôn vào những ngày tháng nông nhàn, những buổi tiệc tùng đình đám, nỗi đam mê vẫn là những

tích chèo thâu đêm suốt sáng như Quan âm Thị Kính, Trương Viên, Lưu Bình

Dương Lễ… Khán giả trung thành vẫn là những người răng đen hạt huyền, áo

nâu chân đất, những trai tráng lực điền, những nàng “môi cắn chỉ” và cả những người “ăn no rồi lại nằm khoèo, nghe tiếng trống chèo bế bụng đi xem” Suốt

nhiều năm trong lịch sử, âm nhạc, và các làn điệu, điệu thức của chèo từng hấp dẫn bao thế hệ công chúng Vậy vào thời kì này, chèo dường như cũng trễ nải,

Trang 19

phờ phạc trước làn sóng Âu hóa và trước sức tấn công vô cùng mạnh mẽ của các

loại hình nghệ thuật khác Từ năm 1907 trở đi “Chèo văn minh” được khởi

xướng bằng một số cải cách về lớp lang, phông cảnh và phục trang sân khấu

Năm 1914, Hội Sán Nhiên thành lập Sán Nhiên đài Lần đầu tiên, từ sàn diễn sân đình, chèo được đưa lên sân khấu Có thêm một số vở mới ra đời

dựa theo các tích truyện cổ tích, truyện Nôm như Tô Thị, Nhị Độ Mai Cấu

trúc vở diễn được chỉnh lý, sắp xếp lại Yếu tố thời gian và không gian vốn ước lệ trong chèo cổ đã được xác định rõ hơn Nhưng rút cục, những thay đổi

theo hướng “văn minh” đó vẫn chưa giành được sự mến mộ của công chúng

thị dân, của các bà, các cô, các cậu đang háo hức quay cuồng trong nhịp sống, nhịp yêu đương mới Nhất là những năm hai mươi trở đi, khi nghệ thuật cải

lương ở các tỉnh miền Nam du nhập ra Bắc thì “Chèo văn minh” lại càng thưa

thớt, vắng khách Trước nguy cơ đó, nghệ sĩ Nguyễn Đình Nghị (1883- 1954)

lại cải tiến chèo và lấy tên là “Chèo cải lương” Với loại chèo này, ông và các

đồng sự chủ trương chỉ giữ lại những đặc trưng cơ bản nhất của chèo cổ, tước

bỏ những yếu tố lai tạp từ tuồng, bổ sung, dung nạp những hình thức diễn xướng và các làn điệu dân ca chủ yếu trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, khai thác triệt để yếu tố hài trong chèo cổ, phát triển lên thành những màn diễn độc lập Những động tác cách điệu, ước lệ trong vũ đạo truyền thống cũng như trang phục, đạo cụ…đã được thay thế bằng những động tác chân thực,

những lối ăn mặc theo kiểu tân thời Dàn nhạc “Chèo cải lương” cùng được

tăng cường một số nhạc cụ mới Vở diễn bắt đầu có màn, có cảnh, nội dung

hướng vào những vấn đề của cuộc sống đương đại So với “Chèo văn minh”

và “Chèo cổ”, “Chèo cải lương” đã tạo nên môn nghệ thuật truyền thống này một sắc diện mới.Tuy nhiên, với “Chèo cải lương”, cụ Nguyễn Đình Nghị

một phần chưa tận dụng và phát huy hết cái hay, cái đẹp của chèo cổ, một phần chưa thỏa mãn được những đòi hỏi mới của thực tế xã hội cũng như của

Trang 20

lớp công chúng thị dân, trí thức tiểu tư sản, thanh niên học sinh đô thị Vì thế

nó không tránh khỏi bị làn sóng Âu hóa cho điêu đứng

Cho đến đầu thế kỉ XX chèo đã để lại một di sản khá đồ sộ về số lượng vở

diễn làn điệu chèo với những tinh hoa độc đáo như các mảnh trò Thị Màu lên

chùa, Mẹ Đốp- Xã Trưởng, Súy Vân giả dại… Hiện nay chèo có các vở diễn

kinh điển như: Oan khuất một thời, Ngọc Hân công chúa, Linh khí Hoa Lư,

Nàng Sita, Tấm áo bào Hoàng đế, Trang chủ Sơn Đông, Thái hậu Dương Vân Nga, Chiếc bóng oan khiên, Cô gái làng chèo, Đồng tiền vạn lịch, Chiến trường không tiếng súng…

Đồng bằng châu thổ sông Hồng luôn là cái nôi của nền văn minh lúa nước của người Việt Mỗi khi vụ mùa được thu hoạch, họ lại tổ chức các lễ hội để vui chơi và cảm tạ thần thánh để phù hộ cho vụ mùa no ấm Nhạc cụ chủ yếu của chèo là trống trèo Chiếc trống là một phần của văn hóa cổ Việt Nam, người nông dân thường đánh trống để cầu mưa và biểu diễn chèo

1.1.2 Chèo loại hình văn học

Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu mang tính tổng hợp, cũng giống như tuồng, cải lương, vừa có tính chất văn học vừa có tính chất trình diễn tức là nó vừa thuộc về văn học, vừa thuộc về sân khấu Đời sống văn tự có trước, đời sống sân khấu có sau Tác phẩm chèo nào trước tiên cũng là một tác phẩm văn học Tuy nhiên, xét trong hoàn cảnh và môi trường hình thành, phát triển, chèo là một loại hình sân khấu dân gian truyền thống, thường được biểu diễn khi hội hè và lúc nông nhàn Mọi người trong phường hát tụ tập nhau lại, gánh gồng đi các nơi Cái gọi là “kịch bản” họ mang theo trong dạ hơn là trong hòm Họ ghi nhớ, nhập tâm theo kiểu “ghi lòng tạc dạ” Nghĩa là trước khi có văn bản chính thống, kịch bản chèo thường được lưu truyền theo phương thức truyền miệng Kịch bản có thể hiểu nôm na là phần tích diễn, thường gọi là “bản trò”, gồm những qui định ghi chép lại trên giấy, về một sự tích đã được chọn lựa

Trang 21

để đưa lên chiếu diễn, với cách sắp xếp lớp lang, thể hiện hình tượng, sử dụng ngôn từ, hát múa kèm thêm những lời chú dẫn chủ yếu thông qua các cuộc đời, trong đó nhân vật bộc lộ bản chất đạo đức dần dần do nghệ nhân kể lại bằng

diễn xuất Trong phần kịch bản mà người xưa thường gọi là thân trò hay tích

trò, người ta dễ nhận thấy hai yếu tố dân gian và bác học kết hợp thành Phần

dân gian gồm các màn hề múa hát, đấu đá, mua vui rất sống động thường do các nghệ nhân đảm nhận Phần bác học của các thân trò, tích trò thường do các cụ

đồ, những người có học, những trí thức nông thôn Các soạn giả này dùng các

câu chuyện lịch sử hay chuyện cổ tích vẫn được lưu truyền phổ biến như Quan

Âm Thị Kính, Từ Thức, Lưu Bình- Dương Lễ, Phạm Công – Cúc Hoa, Kim Nham… để làm sườn, làm xương sống cho vở diễn Yếu tố tự sự có tính ước lệ

rất cao đã thu gọn tối đa sự rườm rà trong các câu chuyện kể đồng thời lồng ghép vào đấy những bài học luân lý đạo đức rất hiệu quả và đặc sắc Khi xem xét tác phẩm văn học chèo, ta xem xét chèo dưới góc độ những nét đặc sắc về tư tưởng mà tác giả gửi gắm

Văn học Việt Nam từ khi có chữ Quốc ngữ đến nay phát triển qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có những tác giả đáng lưu danh Thơ (đặc biệt là lục bát) chiếm vị trí quan trọng dựng lên thế giới tâm linh, tâm hồn người dân Việt Song đáng tiếc, có rất ít tác giả thơ lục bát để lại dấu ấn cho người đời sau Lục bát là thể thơ cơ bản, là hồn cốt để viết chèo Nó diễn đạt tư tưởng của người viết Vì vậy, khi xem xét chèo dưới góc độ văn học không thể không nhắc đến lục bát- thể thơ mang dân tộc tính rất cao Đồng thờinhững đặc sắc về mặt nghệ thuật như: nhân vật, xung đột, kiến tạo các màn cảnh, ngôn ngữ chèo cũng

là những yếu tố không thể không xem xét khi tìm hiểu về giá trị văn học của nó.

Một kịch bản chèo là một tác phẩm văn học có giá trị trước hết đòi hỏi người viết phải sống sâu với thời đại, có khả năng nhận biết và phát hiện ra những dạng xung đột mới trong xã hội và thể hiện nó trong những hình tượng

Trang 22

nghệ thuật Trong cuốn “ Vấn đề văn học kịch”, GS Hoàng Chương khẳng định:

“Về nghệ thuật sân khấu, kịch bản là linh hồn của vở diễn, là bột để gột lên hồ Yêu cầu có một vở kịch ở đỉnh cao trước hết phải là vở có kịch bản hay”.Viết

kịch bản chính là sáng tác văn học nhưng tác phẩm văn học để có thể trình diễn được phải chứa đựng đặc trưng của sân khấu thì mới có thể trình diễn Nghĩa là ngoài ngôn ngữ, còn có liên quan đến trang phục, đạo cụ, động tác và sự diễn xuất…Cùng là kịch bản chèo nhưng có những nghệ sĩ làm nên tên tuổi, gắn cuộc đời mình với những vở chèo ấy nhưng lại có người xuất hiện và để lại ấn tượng

mờ nhạt Ngày nay, để tồn tại và phát triển, cách duy nhất là mỗi nghệ thuật sân khấu dân gian phải vượt lên chính mình để lôi cuốn công chúng Viết kịch bản chèo chính là sáng tác văn học tuy nhiên nó cũng phải chứa đựng những đặc trưng sân khấu nhưng nó lại là một khâu quan trọng hàng đầu không thể bỏ qua trong mọi hình thức sân khấu

Như vậy, đời sống văn học, giá trị văn học là giá trị trước nhất và cũng là giá trị sâu bền quyết định nhất của một tác phẩm chèo Cũng vì thế, chèo là một trong những bộ phận cấu thành nên chỉnh thể của nền văn học Một cách khác, nói đến một nền văn học, không thể không nói đến một bộ phận văn học là chèo

1.2 Tác giả Nguyễn Huy Thiệp

1.2.1 Nguyễn Huy Thiệp- tài năng lao động nghệ thuật

Nguyễn Huy Thiệp (29/4/1950) quê ở Thanh Trì- Hà Nội Thuở nhỏ ông cùng gia đình lưu lạc khắp các nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, từ Tây Nguyên qua vùng Phú Thọ, Vĩnh Phúc

Năm 1960 gia đình ông chuyển về định cư ở xóm Cò, làng Học – Hà Nội Năm 1970 ông tốt nghiệp khoa Sử, Trường đại học Sư phạm Hà Nội, dạy học tại Tây Bắc đến năm 1980 Năm 1980 ông chuyển công tác tại Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, sau đó ông chuyển về làm việc tại công ty Kỹ thuật trắc địa bản đồ Cục bản

đồ cho tới khi về hưu

Trang 23

So với các nhà văn cùng tuổi, Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn có tác phẩm trình làng hơi muộn trên văn đàn Việt Nam, tuy vậy ông lại là một cây bút đa năng Nguyễn Huy Thiệp là tài năng trên nhiều lĩnh vực Ông không chỉ sáng tác truyện ngắn mà còn sáng tác cả kịch bản văn học, tiểu thuyết, tiểu luận, phê bình với nhiều góc nhìn mới và táo bạo Tuy nhiên, truyện ngắn là thể loại thành công

nhất của ông Nguyễn Huy Thiệp đột ngột xuất hiện với chùm truyện Những ngọn gió Hua Tát được đăng trên báo văn nghệ (1987) Tiếp đó truyện ngắn Tướng về hưu đã gây chấn dư luận xã…Dần dần từng bước, bằng tài năng của

mình Nguyễn Huy Thiệp đã chọc thủng được bức màn vốn dửng dưng, thờ ơ

của độc giả Nhắc tới ông, người ta nhớ Tướng về hưu gây xôn xao trong thời gian dài, bởi một các viết rạch ròi, lạnh lùng đến trần trụi, nhớ Muối của rừng

tưởng như không đâu tẻ nhạt mà lại hóa đượm nhiều ý vị thâm trầm, kín đáo và

sâu sắc, nhớ Một thoáng Xuân Hương với phong cách lịch lãm, mang đậm phong vị kẻ sĩ Bắc Hà, nhớ Con gái thủy thần lẫn lộn hư thực huyền ảo và

phiêu diêu…Với mỗi một truyện ngắn, Nguyễn Huy Thiệp như đang làm một cuộc phiêu lưu cho ngòi bút mà cũng là tự phác ra chân dung văn học của mình

Có người nhận xét truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp mang dấu ấn đậm nét của chủ nghĩa hậu hiện đại Đọc truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp cũng giống như một cuộc vật lộn với chính bản thân mình Rất khó tìm thấy nơi tâm hồn có thể nghỉ ngơi trong những trang viết của ông Nó quá kiệm lời, quá thâm trầm và cũng đúng một cách tàn nhẫn

Ông còn là người rất có khiếu làm thơ và kinh doanh Tuy chưa có tập thơ nào được xuất bản nhưng độc giả có thể tìm thấy khá nhiều thơ trong truyện ngắn của ông

Nguyễn Huy Thiệp còn khẳng định tài năng của mình trên lĩnh vực sáng tác kịch bản văn học Nhiều vở kịch đã được chọn để diễn trên sân khấu như vở

Nhà Ôsin, Đến bờ bên kia…

Trang 24

Có thể nói, nếu có một thứ “ cây bút vàng” để dành tặng cho các cây bút xuất sắc hằng năm trong những năm 80 của thế kỉ XX, thì người xứng đáng được nhận giải trong văn xuôi nước ta có lẽ là Nguyễn Huy Thiệp

1.2.2 Đóng góp chèo Nguyễn Huy Thiệp

Nguyễn Huy Thiệp là một bông hoa nở muộn trên văn đàn Việt Nam Tuy nhiên những đóng góp của ông lại có ý nghĩa vô cùng lớn lao Nếu ở thể loại truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã làm dậy sóng trên văn đàn Việt Nam, thì ở thể loại sáng tác kịch bản văn học chèo tuy không gây được tiếng vang như

truyện ngắn nhưng hai vở chèo Vong bướm và Truyền thuyết tìm vua của ông

đã đem đến một cái nhìn mới về cuộc đời, về nhân sinh

Với những sự tích được nhà văn kể phóng túng bằng thể thơ lục bát, không phải theo mạch sự kiện thẳng tắp, mà theo mạch tâm hồn, với những màn giả tưởng “phi sự tích” đan xen, khiến cho vở chèo trở nên hiện đại, mang đến giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện ý tưởng của riêng ông về con người, về Đời - Đạo

Viết kịch bản văn học chèo cũng là cách Nguyễn Huy Thiệp thể hiện bản thân và đóng góp tiếng nói nghệ thuật của mình làm thức tỉnh lương tâm, cảnh tỉnh xã hội, để khẳng định những giá trị tốt đẹp của truyền thống

Chưa biết ai có thể “liều lĩnh” mang chèo của Nguyễn Huy Thiệp lên sân khấu nhưng trước hết đây là một tác phẩm văn chương có thể cầm lên, lật trang, đọc và ngẫm nghĩ…

Trang 25

CHƯƠNG 2: HAI VỞ CHÈO “ VONG BƯỚM” VÀ “ TRUYỀN THUYẾT

TÌM VUA” - NHỮNG ĐẶC SẮC VỀ TƯ TƯỞNG 2.1 Tư tưởng riêng trong “ Vong bướm” và “ Truyền thuyết tìm vua” 2.1.1 Tư tưởng riêng trong “ Vong bướm”

Vong bướm còn có tên gọi khác “ Sự tích chàng nghệ sĩ” là câu chuyện

được viết ra từ cảm hứng về cuộc đời và tác phẩm của Nguyễn Bính (1917- 1966) và cũng là của nhiều văn nghệ sĩ khác đương thời Điệp Lang là một nhân

vật chính xuất thân từ làng quê, từ nông thôn, “mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ở

nông thôn” Nông thôn Việt Nam ở đây như một biểu tượng về văn hóa tâm linh

và các giá trị đạo đức truyền thống của người dân Việt Điệp Lang bỏ quê đi ra thành phố, hướng về lý tưởng Chân – Thiện – Mỹ; đấy vừa là biểu tượng của sự tiến bộ nói chung nhưng mặt khác cũng là một sự tha hóa về tinh thần và đạo đức Lên chuyến tàu định mệnh (chuyến tàu của sự khách quan ngẫu nhiên lịch

sử mà hầu như chỉ có 2 đến 3 phần 10 hành khách là lên được những toa hạng nhất), Điệp Lang ký khế ước với Ma Vương, làm bạn cùng bốn con quỷ đầy cám

dỗ là “tửu, sắc, yên, đổ”, vượt qua bốn ngọn núi Sinh, Lão, Bệnh, Tử để đến với ánh sáng của Chân – Thiện – Mỹ

“Đi mà không đến là Tây Trúc

Đến mà không được ấy Đào nguyên”

Chàng đã trót ký với Ma Vương “giao kèo” bí mật” : bán linh hồn để thỏa mãn tất cả dục vọng trên đời…Sùng ông- cha chàng, đi tìm con, chỉ gặp được

vong con

Vong bướm là một vở chèo kết hợp huyền thoại Trang Tử hóa bướm và

bác sĩ Faust bán mình cho Quỷ, cùng tinh thần Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du, để tạo ra một mô hình mới trong chèo: Vong

Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du mở đầu bằng những dòng trác

tuyệt:

Trang 26

Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt Lọt hơi sương lạnh buốt xương khô Não người thay bấy chiều thu Ngàn lau khảm bạc, giếng khô rụng vàng

Từ thềm nhân ái, Nguyễn Du đã tạo một hoàn vũ cô hồn đến quỷ cũng

đáng thương “ Quỷ không đầu van khóc đêm mưa” Tố Như là hồn của chữ

nhân sau khi thoát xác Hồn Nguyễn Du ba trăm năm sau, vẫn còn vấn vương

trần thế, ám vào đám vong người Từ ảnh hưởng của Nguyễn Du, Nguyễn Huy Thiệp tạo thế giới vong thế kỷ XX, mà quỷ và người cùng sống chung trong ý thức Goethe giải thích cuộc quyết đấu cơ bản: “Có hai loại linh hồn sống trong

ngực tôi Cái nọ muốn lìa cái kia Một, với những bộ phận lành mạnh, bấu víu vào cuộc đời, trong niềm vui xác thịt; một hăng hái đứng lên và thoát ra từ cát bụi trong lòng đất để về với những cánh đồng của tổ tiên” Đó là cuộc tranh đấu

tay đôi thường trực trong nội tâm con người, giữa sống và chết, tốt và xấu Ma

vương là hiện thân của Mesphistoppheles trong thế giới phương Đông Trên nền

cốt truyện dân gian về một con người bán linh hồn cho quỷ dữ để thỏa mãn khát khao hiểu biết và các ước mơ, Goethe đã đưa vào vở kịch Faust lên một ý nghĩa cao đẹp về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, cái tiến bộ và cái kìm hãm, nhằm thay đổi thế giới hướng tới một cuộc sống toàn vẹn Faust và Mesphistopheles là

hai mặt của nhau Nguyễn Huy Thiệp từ khi sáng tác Quỉ ở với người đã chịu

ảnh hưởng Goethe qua kỹ thuật dàn dựng và cuộc chiến nội tâm Điệp Lang

trong Vong bướm là hiện thân của những người mải mê đi tìm danh vọng, bán linh hồn cho quỷ Mà vong là hồn và hồn bướm là hình tượng được Khái Hưng

và Nguyễn Bính tái tạo trong Hồn bướm mơ tiên và Cô hàng xóm Vong bướm

của Nguyễn Huy Thiệp là tái tạo thứ ba, sau Khái Hưng và Nguyễn Bính:

Trang 27

“Vong là ngọn gió đa tình bay qua Vong ngoài sân, vong trong nhà Vong từ cung cấm, vong ra sân đình Vong này đích thực vong tình,

Xem ra vong Bướm ở mình, ở ta”

Sau thời kỳ “tham thiền” gần mười năm, Nguyễn Huy Thiệp nhìn lại đời

mình, đời người, luận lại mọi lẽ, và ông đã tìm ra một triết lý mới của đạo Phật:

Tất cả đều là vong: “Xem ra vong Bướm ở mình, ở ta”hoặc sẽ trở thành vong Bởi vong là ở mình Bởi tất cả rồi sẽ chết Bởi ta mang cái chết trong mình Nhưng vong còn là sự suy vong, tận diệt, tự hủy Vong có trong ta, trong cuộc

sống, là sự tranh đấu giữa hai thế lực tốt xấu trong ta

Điệp Lang (Chàng Bướm) mang hình ảnh những kẻ đam mê danh vọng cung đình,bán mình cho Quỷ:

Lại những vong công hầu khanh tướng, Nơi thâm nghiêm thì thụt vào ra

Lăm le gánh vác sơn hà, Bạn bè toàn những mãng xà diều hâu Trường danh lợi biết đâu là đủ

Danh càng cao thù oán càng cao, Thác đi vênh váo được nào

Văn thơ để lại vận vào tiếng thơ!

Cũng nhiều vong bơ phờ hốc hác, Tưởng như mình thiên chức tài cao Trường văn trận bút áo ào

Viết hàng đống sách vứt vào lãng quên.”

Điệp Lang là chàng trai quê lên tỉnh, giống như cô gái quê của Nguyễn Bính sau khi đi tỉnh về:

Trang 28

“Hôm qua em đi tỉnh về

Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”

Điệp Lang dấn cả cuộc đời trong gió bụi kinh thành, chàng “thì thụt vào ra” những nơi “thâm nghiêm kín cổng”, bạn bè toàn những “mãng xà diều hâu” Đối diện với chàng là Ma Vương:

Ta ký trong thỏa thuận tâm linh,

Ta ký giao kèo với các sinh linh…”

Khi mê, Điệp Lang không phân biệt được, đâu là ánh sáng, đâu là bóng tối, nhưng khi tỉnh lại, chàng đã thành vong, mới có cơ hội bay lên nhìn lại toàn cảnh đời mình, từ không gian vũ trụ:

“Danh càng cao thì oán càng cao Thác đi vênh váo được nào,

Văn thơ để lại vận vào tiếng nhơ!”

Để xây dựng nhân vật của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã trích dẫn khá nhiều thơ Nguyễn Bính, nhưng ông tạo ra những cá tính, những tinh thần, những tình huống huyền hoặc của xã hội ngày nay, khác hẳn tinh thần lãng mạn xưa, trong cuộc đấu tranh một mất một còn giữa đô thị và thôn quê, giữa quyền lực

và dân đen, giữa thối nát và trong sạch, trong bối cảnh nửa hiện đại, nửa cổ phong Điệp Lang mang khát vọng lớn lao đi tìm sự TỈNH THỨC, nhưng để đạt khát vọng ấy, chàng buộc phải nhúng mình xuống bùn và bi kịch thê thảm là ở đấy: muốn đến với sự thanh cao thì phải dầm mình trong cái dung tục, nhưng một khi đã dung tục rồi thì không thể với tới cái thanh cao tuyệt đối Như Điệp

Trang 29

Lang, lớp lớp những xác bướm, vong bướm đã chất trên con đường đi tới cái

đẹp Nguyễn Huy Thiệp cũng đã từng diễn đạt ý này trong bài viết : “ Nhà văn

và bốn trùm mafia”: “ Cuộc đấu tranh của nhà văn là nhằm hướng con người

thoát khỏi những mê man về quyền lực chính trị, ái tình, tiền bạc và cuồng vọng hóa thánh chính mình Ở đây, nhà văn là kẻ phải một mình chống bốn trùm mafia Có thể nói, chọn nghề văn là chắc chắn chọn sự thất bại về mình, bởi vì trong mỗi con người ai cũng phải dính dấp đến bốn phạm trù này, không sao thoát được Vừa chấp nhận nó, vừa thoát được nó, vẫn giữ được đạo, đấy là ước

mơ của người cầm bút”

Điệp Lang đã thực hiện dang dở lý tưởng của mình Cho dù kết cục có dữ dội nhưng hình ảnh chàng Điệp Lang -một thi sĩ tài hoa mà lận đận dưới ngòi bút Nguyễn Huy Thiệp vẫn là hình ảnh bi tráng, lãng mạn , vừa khiến cảm phục bởi sự dấn thân, dũng khí, bản lĩnh, vừa gây xót thương bởi sự yếu đuối và thân phận cô đơn của mình:

“Thế là tan giấc mơ hoa

Thế là tan cả bài ca não nề”

Bi kịch của Điệp Lang- đấy cũng chính là thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc: tất cả chúng ta đều đang trên đường hoàn thiện lý tưởng

về Chân- Thiện- Mỹ, cũng là lý tưởng của mọi hình thái sự sống trên cõi đời này Với những cái lý tưởng như thế, nhân loại đã và đang từng chút từng chút nhích lên

2.1.2 Tư tưởng riêng trong “Truyền thuyết tìm vua”

Truyền thuyết tìm vua được viết trên cảm hứng về cuộc đời chúa

Chổm, một nhân vật đặc biệt trong lịch sử Cuối thế kỉ XVI tại Việt Nam, nhà

Lê (nhà Lê sơ do Lê Lợi lập ra vào năm 1428) sau 100 năm tồn tại ngày càng suy đồi Đến đời vua Lê Chiêu Tông (1516) xã tắc rối ren, Mặc Đăng Dung lạm quyền, vua phải bỏ chạy khỏi cung điện Tương truyền khi chạy ra ngoài,

Trang 30

bị giam cầm, Lê Chiêu Tông gặp gỡ với một cô bán rượu ở làng Lủ huyện Thanh Trì và truyền lại ấn tín, sau này sinh ra Lê Duy Ninh hay Lê Duy Huyến tức chúa Chổm

Cướp ngôi nhà Lê, Mặc Đăng Dung diệt hết những người trong hoàng tộc, chúa Chổm là giọt máu nhà Lê duy nhất còn sót lại Thuở nhỏ, chúa Chổm được nhà sư Thạch Toàn nuôi dạy Lớn lên nghèo khổ, Chổm hay ăn chịu vay nợ nên

có câu “nợ như chúa Chổm” Khi Mặc Đăng Dung cướp ngôi, Hưng quốc công Nguyễn Kim tập hợp các công thần nhà Lê giương cao ngọn cờ “phù Lê diệt

Mạc”, lập căn cứ ở biên giới Thanh Hóa – Sầm Nưa Nguyễn Kim gả con gái

mình là Ngọc Bảo cho Trịnh Kiểm (vị Tổ của 12 đời chúa Trịnh sau này) Hai cha con Nguyễn Kim, Trịnh Kiểm đã tìm ra chúa Chổm tôn phò làm vua, mở ra thời kỳ lịch sử Lê Trung Hưng (tồn tại 255 năm với 16 đời vua, từ vua Lê Trang Tông tức chúa Chổm đến Lê Chiêu Thống) Theo huyền sử, để tìm ra chúa

Chổm, thần linh đã báo mộng cho Nguyễn Kim gặp “rồng đen quấn cột” (Chổm đang ôm cột) hoặc “đội mũ sắt bơi thuyền rồng” (Chổm đội chảo gang ngồi

thuyền khi đi trên sông) v.v…Khi đón Chổm về Thăng Long, người đi xem đòi

nợ làm mất uy tín của nhà vua, Trịnh Kiểm đã treo biển “ cấm chỉ” trên phố để

cấm mọi người đòi nợ và phố Cấm Chỉ còn đến bây giờ ở gần Cửa Nam nội

thành Hà Nội.Theo Đại Việt sử ký toàn thư, chúa Chổm Lê Duy Ninh lên ngôi

vua năm 1533, ở ngôi 16 năm, thọ 34 tuổi Sử thần ngày trước bình tán việc phục hồi nhà Lê là một sự kiện lịch sử hy hữu:

Lê tộ trùng hưng cựu vật hồi, Lam Sơn phục kiến cựu lâu đài

Quần thần đạo hợp tư vi mỹ, Chính trị hân quan vạn quốc khôi…

Dịch thơ:

Ngôi cũ nhà Lê đã phục hồi,

Trang 31

Lam Sơn dựng lại lâu đài ngày xưa

Đẹp đời hợp Đạo tôi vua, Muôn nơi khắp chốn bốn mùa hân hoan…

Trong chuyện đời chúa Chổm thú vị ở chỗ hai yếu tố truyền thuyết dân gian và sự thật lịch sử hòa quyện với nhau Huyền thoại dân gian nhắc đến chúa Chổm nhƣng chính sử không nói gì đến chúa Chổm

Truyền thuyết tìm vua (hay Sự tích chúa Chổm) thoạt nhìn là huyền

thoại Chúa Chổm thế kỉ XVI, nhƣng khảo sát kỹ hơn, vở chèo bao trùm nhiều

thời điểm khác , nhiều giai đoạn lịch sử khác Phần giáo trò, mở đầu bằng những

câu:

“Chuyện xảy ra thế kỷ mười sáu

Nhà Lê suy vong, nhà Mạc truất ngôi Mặc Đăng Dung khởi chuyện động trời Giết Cung Hoàng, tiếm ngôi Hoàng đế Công thần nhà Lê thảy đều phẫn chí Theo Nguyễn Kim dựng ngọn cờ đào Một phen nước lửa binh đao

Một phen vận hội anh hào ra tay Nam-Bắc triều cuộc chiến này Nồi da nấu thịt xương thây trắng đồng!

Trang 32

Về chèo, đại thần Nguyễn Kim dấy cờ khởi nghĩa, có Hề và ba quân (

tiếng đế) phò tá Nguyễn Kim là chủ soái nhưng Hề “giật dây”, hề mới là kẻ có

thực quyền Nguyễn Kim và con rể Trịnh Kiểm, “tổ phụ” của hai “triều” Nam

Bắc, đi tìm dòng dõi vua Lê để phò, tức là Tìm Đạo hay tìm Ngài được chọn

(Kinh Thánh gọi là Emalunen nghĩa là vị chúa Con được Chúa Trời giao sứ

mệnh thiêng liêng) Chữ Đạo này, ứng vào lịch sử Nam Bắc triều là Chính

nghĩa.Người ta đánh nhau vì chính nghĩa, mà chính nghĩa đối với hai bên tham

chiến, thu gọn lại là chính quyền.Tất cả những sự “rối tinh canh hẹ” trong cuộc

nội chiến trải dài ba thế kỷ (từ đầu thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX) giữa các họ

Mạc, Trịnh, Nguyễn và Tây Sơn, núp dưới chính nghĩa phò Lê, để dành quyền chấp chính, tức là cướp chính quyền.Còn vấn đề Ngài được chọn, ứng vào thế kỉ XVI, là tìm Chúa Chổm, người nối dõi tông đường của nhà Lê, đưa lên làm vua

bù nhìn và biểu hiện chính nghĩa Có vua, họ Trịnh xưng chúa phía Bắc để hiếp

vua; họ Nguyễn xưng chúa phía Nam lấy cớ phò vua đánh Trịnh Trịnh Nguyễn tranh chấp bá quyền trong 148 năm vì “chính nghĩa” vua Lê; sau đó Tây Sơn tiếp nối đánh Nguyễn trong 24 năm nữa

Ứng vào lịch sử cận đại, thời tiền khởi nghĩa, thì Ngài được chọn là vị

Chúa Nhất, được tôn vinh “cha già của dân tộc” Sau khi Chúa Nhất băng hà, người ta đi tìm con rơi của Người, để dựng Chúa Chổm hiện đại Các chúa Con này được các thiền sư hồng giáo dục theo đúng nguyên tắc huấn Chổm “tửu, sắc,

yên, đổ” Và Nhà nước hồng triền miên dưới sự trị vì của các Chúa Chổm thời danh từ giai đoạn tiền khởi nghĩa đến ngày này Vở chèo mở cửa cho chúng ta vào lịch sử thành lập triều đại hồng này.Trong vở chèo, trống thúc, chạy cờ, Nguyễn Kim ra (có hề theo sau) vạch đường chính nghĩa:

“Hãy mau mau theo ta tìm vua tìm Đạo! Hãy theo ta tìm ra nòi giống vua Lê dựng nghiệp”.Rồi truyền lệnh : “Hãy mời các tướng lĩnh ra đây bàn việc”

Trang 33

Bốn tướng: hai văn, hai võ, chắp tay:

“Trình lạy tướng công, Vô Dụng, Vô Đức, Vô

Sản, Vô Nhân, có mặt!”…

Hề hỏi:

“Thế các ông theo tướng công ta bởi lẽ gì nào?

Vô Dụng:Vui thì theo thôi!

Vô Đức: Thấy người ta đi thì ta cũng đi!

Vô Sản: Đi tìm may ra có cái ăn, còn ở nhà thì lấy gì mà ăn?

Vô Nhân: Cứ chỗ nào đông người thì đến đục nước béo cò!

Hề: “Thế thì xéo! Xéo ngay! Thời thế ngày nay đã khác xưa rồi, muốn vào

doanh tướng công ta nay phải có vàng mười đặt cọc!” (Xua đuổi, đánh, các tướng ôm đầu chạy)

Nguyễn Kim: (ngăn lại) Cũng phải giữ lại một người để bàn việc chứ? Hề: Thôi thì ta giữ lão già này lại! (giữ Vô Dụng lại, ba tướng chạy đi)

Vô Dụng: (Chắp tay) Trình lạy tướng công! Vô Dụng trình lạy tướng

công

Hề: Lão là Vô Dụng hay Ngô Dụng?

Vô Dụng: Lão là Vô Dụng, chứ nếu là Ngô Dụng như trong truyện Thủy

Hử thì chết lâu rồi!

Hề: Sao Vô Dụng mà còn hữu dụng chết?

Vô Dụng: (bảo Hề) Cậu ơi, thế cậu có nhìn thấy cái cây to lớn bên đường

kia không?

Hề: Có! Có phải cái cây cao bóng cả, cái cây lắm cành nhiều cội, cái cây

lắm họ hàng hang hốc đấy không?

Vô Dụng: Đúng rồi, cái cây vô dụng!

(vỉa) Gỗ của nó đóng quan tài thì quan tài mục,

Mang đóng thuyền thì thuyền chìm nghỉm mất toi!

Trang 34

Làm củi đun thì khói um giời!

Chim không làm tổ mà hoa quả thì cây này không có!

(nói) Chính vì vô dụng mà cái cây ấy sống trăm tuổi thành cổ thụ đấy cậu ạ! Chứ hữu dụng thì người ta chặt nó lâu rồi!

Nguyễn Kim: Hay! Nay người nói ra ta mới hiểu cái nghĩa của sự vô

dụng ở đời!

(hát cách) Này vô dụng! Hỡi vô dụng!

Nào ai hay vô dụng đắc thời!

Giở hay cũng bởi chữ thời

Thị phi hai mặt ai người chớ quên!

Nhân tài do bởi chữ Duyên!”

Trích đoạn trên đây mở màn vào không gian và triết lý chính của vở kịch:

“vô dụng thì sống, hữu dụng thì tất chết” Chỉ với mấy dòng đối thoại, Nguyễn Huy Thiệp đưa ra tám chủ đề:

1 Tìm Vua tức là tìm Đạo

2 Ý nghĩa họ tên của bốn tướng: Vô Dụng, Vô Sản, Vô Đức, Vô Nhân

3 Động lực dựng cờ “Hưng quốc” của bốn tướng họ Vô

4 Cửa quyền: muốn vào dinh thì phải đút cửa Hề vàng mười

5 Các họ Vô khác đều bị sa thải, chỉ giữ lại Vô Dụng

6 Nguyễn Kim là chủ soái nhưng Hề nắm thực quyền

7 Nguyên tắc cai trị: vô dụng thì còn, hữu dụng bị diệt

8 Nguyễn Kim “ngộ” ra nguyên tắc tìm vua tức là tìm “Ngài được

chọn”

(dùng chữ Élu trong Kinh thánh) nói khác đi là tìm “kẻ vô dụng” để dựng

“vua bù nhìn”

Tám chủ đề này bao trùm lên nhiều thời điểm lịch sử: thời Tiền khởi

nghĩa (tìm Chúa), thời Nam Bắc triều (Vô Sản lãnh đạo thành công: dãi thây

Trang 35

trăm họ nên công một người), thời Thống nhất ( Vô Dụng tồn tại, các họ Vô

khác bị tiêu diệt như trong Thủy Hử, có danh ắt hại ba đời) và thời Hiện đại (vào

dinh phải có vàng mười)

Ứng chủ đề, chủ đề một: nhà nước chuyên chế nào cũng đồng hóa chính quyền (vua, đảng) với Đạo

Chủ đề hai: Chỉ vì cái tên mà bốn tướng cột trụ Dụng, Đức, Sản, Nhân, bị

Vô (hiệu) hóa dưới triều đại hồng

Chủ đề ba: Lý do theo “kháng chiến”: Vô Dụng: Vui thì theo thôi! Vô

Đức: Thấy người ta đi thì ta cũng đi! Vô Sản: Đi thì may ra có cái ăn, còn ở nhà thì lấy gì mà ăn? Vô Nhân: Cứ chỗ não đông người thì đến đục nước béo cò!

Lời Dụng và Đức chả khác gì những con người theo kháng chiến, nghĩa là

họ chẳng biết mô tê mù tịt gì về chủ nghĩa nọ kia, thấy vui thì đi; bọn theo Nguyễn Kim ngày trước cũng thế

Chủ đề bốn: Sự đút lót có từ thời dựng cờ Hưng quốc

Chủ đề năm: “Hưng quốc” (cách mạng thành công) rồi, áp dụng quy luật

“tiền nhân”: các tướng có công bị loại, chỉ giữ lại Vô dụng

Chủ đề sáu: Chủ soái chưa chắc đã có thực quyền, thực quyền nắm trong tay bọn hề

Chủ đề bảy: Nguyên tắc thống trị của triều đại hồng: tiêu diệt những gì hữu dụng, chỉ để lại bọn vô dụng

Chủ đề tám: Vị nguyên thủ “ngộ” ra chân lý: phải bù nhìn hóa các giá trị (ví dụ tự do, dân chủ) tức là viết thành chữ trong hiến pháp nhưng không thi hành

Nguyễn Huy Thiệp vẫn kiệm lời, kiệm nhân vật, kiệm cử chỉ và kiệm cả hành động, nhưng mỗi nhân vật, mỗi cử chỉ, mỗi hành động đều ẩn nhiều ý nghĩa, nhiều chủ tâm khác nhau, ví dụ, bốn tướng quan trọng nhất đều họ Vô,

tên: Dụng, Đức, Sản, Nhân Ba chữ Dụng, Đức, Nhân, biểu dương những đức

Trang 36

tính tốt của con người, thường được cha mẹ Việt chọn làm tên cho con với kỳ vọng người con sẽ thực hiện được những gì mà cha mẹ hoài bão, nhưng ở đây,

lại bị chữ Vô triệt hết, biến chúng trở thành: Vô Dụng, Vô Đức, Vô Nhân Yếu tố

“ngoại lại” duy nhất lọt vào trong đám tướng này là Sản (tài sản, tiền bạc), nhập

cảng từ bên ngoài, không có ý nghĩa gì trong đạo đức truyền thống của người

Việt, khiến cha mẹ dùng để đặt tên cho con Chính cái Sản này, là thứ vị trùng ngoại lai, sẽ giữ vai trò chủ chốt trong việc tiêu diệt các đức tính: Nhân, Đức của con người mà cha mẹ Việt ước muốn cho con Sản (tiền tài, của cải) sẽ tiêu diệt

Nhân, Đức hoặc chuyển hóa Nhân, Đức sang cùng họ Vô với mình, để trở thành: Vô Nhân, Vô Đức, Vô Sản Sự chuyển biến này trong thời kỳ tiền khởi nghĩa (tìm Chúa ) có ý nghĩa sâu xa: Vô Sản tiêu diệt Nhân Đức, để nắm toàn quyền lãnh đạo, tạo nên cuộc Cách Mạng Vô Sản

Trong bọn tướng theo Nguyễn Kim có bốn cột trụ: Vô Dụng, Vô Đức, Vô Nhân, Vô Sản Vô Dụng được Hề giữ lại Nhưng việc Hề so sánh Vô Dụng với Ngô Dụng có ý nghĩa thâm thúy: Ngô Dụng, quân sư trong Thủy Hử (được ví như Gia Cát Lượng), phải tự vận chết, bởi khi hết loạn, nhà Tống tiêu diệt gần như toàn bộ nhóm anh hùng Lương Sơn Bạc về giúp triều đình Ngoài ra, họ Ngô, trong thời điểm Nam Bắc phân tranh, còn gợi nhớ đến một họ cầm quyền ở phương Nam Nghĩa gì chăng nữa thì họ Ngô tên Dụng ở đây, vẫn là một thứ

“hữu dụng” và như cái cây, nếu nó hữu dụng thì bị người ta chặt ngay! Chỉ bọn

Trang 37

“Tôi nay quê ở Kinh thành

Hằng ngày bán rượu loanh quanh qua ngày

Gặp cơn nước lửa đổi thay, Vua xưa bỗng gặp gái này thành duyên Nghĩa tình cũng chỉ một đêm

Ai hay sinh hạ được nên giọt Rồng!”

Chẳng ngờ, chuyện một đêm thành chuyện một đời: “Ai hay sinh hạ được

nên giọt Rồng!” Nàng bèn : “Gửi con lên chốn núi Hồng”, cho các vị thiền sư Hồng dạy Đạo Chổm là đệ tử của sư Thạch Toàn Chổm học gì? Chàng học

được những trò “ sớm đào tối mận”, bởi “sư dạy toàn những thú ăn chơi đế vương thôi!” Sau 10 năm “tu luyện”, Chổm quyết định “hạ sơn” đúng lúc đại

thần Nguyễn Kim đang truyền lệnh tìm Đạo, tìm Người được chọn Chổm lên

ngôi vua Mẹ Chổm mừng rỡ:

“Ơn giời Long lại hoàn Long!

Trứng Rồng lại nở ra Rồng

Liu điu lại nở ra dòng liu điu!”

Rồi thoắt nhiên nàng hóa dại: “ Chổm ơi là Chổm Mẹ hại con rồi!”, mẹ Chổm ca: “Rồ rồ dại dại điên điên, vào trong cung cấm không điên mới tài” Sự hóa dại của mẹ Chổm khi biết con mình sẽ thành vua, là điều bi đát nhất trong lịch sử, lịch sử hồng và lịch sử nhân quyền của một nước

Như vậy trong kịch bản này, tác giả nhấn mạnh ý nghĩa việc tìm Đạo

dưỡng Chân “buông thân thể bỏ thông minh” hơn là việc cố ý đi tìm một vị

hoàng đế có hấp lực cụ thể trong lịch sử:

“ Đi từ lịch sử Đến chốn dân gian

Đi từ trong làng

Đi ra ngoài phố Không không có có Tìm Đạo tìm vua”

Trang 38

Số mệnh chúa Chổm hiển nhiên ở ngôi chân mệnh đế vương Nhưng kịch bản Nguyễn Huy Thiệp lại tập trung vào tìm kiếm một ông vua mà thực ra là tìm kiếm cuộc sống bình yên cho con người.Tìm vua tìm Đạo là một Điều quan

trọng không phải là xác định vị trí của Quý Ngài được chọn mà để nói về cuộc

tìm kiếm đạo – đường sống của con người nói chung, bất kể đạo ấy là một ông vua hay không phải ông vua Không vua, không đạo sẽ loạn, có vua, có đạo, thiên hạ sẽ thái bình, con người có thể yên tâm mà sống Điều này không khỏi

khiến người ta liên tưởng đến truyện ngắn Không có vua Nguyễn Huy Thiệp

Truyền thuyết tìm vua cũng thể hiện nhiều tư tưởng của Đạo giáo, đặc biệt là tư

tưởng sống vô vi, không đua tranh, không so bì Chương Chổm dạo chơi với các ông Sinh, Lão, Bệnh, Tử hay những bài hát của dàn đồng ca mang nhiều ngụ ý

về thân phận con người: cuộc đời ngắn ngủi mà con người phải trôi dạt kiếm ăn, tranh chấp hơn thua, chịu thiên tai địch họa, rốt cuộc cũng chỉ còn nắm xương tàn, vậy sống khổ sở chẳng phải vô nghĩa hay sao? Bởi thế mẹ Chổm, vừa choáng ngợp với thân phận đế vương của con trai đã ngay lập tức hối hận, bởi vì

“ Đã vào chốn công danh

Không thành ra bã cũng thành ra khuôn”

Vậy tìm đạo không phải để phục vụ một mục đích vụ lợi cụ thể nào, mà là

tìm một cách sống vui Tác giả muốn gửi gắm đến người xem nghệ thuật cảm nhận cuộc sống cho chính mình Hơn cả sân khấu, hơn cả mọi hình thức nghệ thuật nói chung, đấy là nghệ thuật cảm nhận của mỗi chúng ta về “cái đang là”

hôm nay, bây giờ, trong khoảnh khắc này Có thể lấy đoạn thơ này làm chúng

cho cả Truyền thuyết tìm vua”:

“Vô vi khoái lạc tràn đầy Quên đi sống thác mới hay anh hùng Đường trần gót nhẹ thung dung Núi cao vực thẳm muôn trùng đường xa

Rộn ràng vui vẻ hát ca…”

Trang 39

2.2 Tư tưởng chung trong “ Vong bướm” và “ Truyền thuyết tìm vua”

Ở cả hai kịch bản chèo, Nguyễn Huy Thiệp đã thổi vào tích cũ những nội dung mới mẻ khiến cho vở chèo trở lên hiện đại, hài hước và giàu ẩn dụ

Vong bướm và Truyền thuyết tìm vua, hai tác phẩm nhưng lại cấu tạo lên

nhau và lẫn nhau, trở thành một ngọn núi lớn Mỗi tác phẩm không còn cái ý nghĩa có thể rút ra như một thông điệp đơn phương nữa mà là cả một sự trình diễn sản sinh tổng thể ý nghĩa Càng đọc, ta thấy nó càng khơi thông trong ta nhiều nguồn mạch hiểu biết mới

Đọc Vong bướm và Truyền thuyết tìm vua đã khơi dậy trong chúng ta

một cảm quan mới về đời sống

Hề:

“Khi nào phân biệt được lá tre với lá trúc thì đó là ngày Đấy là giờ Tý!”

Một con quỉ:

“ Đêm tối thì không phân biệt được chó với mèo Khi nào phân biệt

được chó với mèo thì đó là ngày! Đấy là giờ Mão”

Mỗi câu, mỗi chữ đều hiển thị cái nhìn về cuộc sống, về những sự thường,

sự vô thường Khi nào phân biệt được lá Tre với lá Trúc, ấy là giờ Tý Khi phân biệt được Chó với Mèo ấy là giờ Mão

Truyền thuyết tìm vua mới mẻ, kì vĩ, lạ lùng như một ngôi sao mới xuất

hiện trên bầu trời Chúng ta bắt gặp những nhạc điệu, hình ảnh, màu sắc lúc hân hoan, vui nhộn, thái hòa và thật tuyệt diệu trong mỗi tình tứ, mỗi câu chữ Nó vượt lên các tầng thức đối lập nông thôn và thành thị, giữa những mảnh vụn tư tưởng manh mún để tràn đầy, hoan hỉ Ta thấy được cái khí lực trong thơ ông:

“Đéo mẹ tiên sư đời tầm thường!

Đéo vênh vang mặt: giai đéo sợ!

Đéo giáo dở lòng: gái đéo thương!

Đéo khoác lác cho phường vô dụng!

Trang 40

Đéo cúi luồn hóa đưa bất lương!

Đời có ra chi mà đéo chửi!

Đéo mẹ tiên sư đời tầm thường!”

Và:

“Lộ phùng tri kỷ thiên bôi tửu Uống nữa đi và say khướt nữa đi Truyện trăm năm thôi đéo có ra gì!

Say một tối ấy là vui một tối!

Tiên sư thằng nói dối!

Đéo mẹ đứa giả vờ!

Sống ở đời thấy rượu lại thờ ơ!

Thật chúng nó ngu hơn đồ con chó ! Uống nữa đó, lại say nữa đó!

Đù cha thằng ngơ ngẩn cười ông!

Chúng mày có biết hay không?”

Kịch bản chèo Truyền thuyết tìm vua Nguyễn Huy Thiệp đã thể hiện đúng

chất của mình khi trở lại đề tài quen thuộc của mình ấy là chính trị Nếu so sánh

về tâm-lực, ông đầu tư và gửi gắm vào vở chèo này nhiều hơn Vong bướm Tuy

viết về câu chuyện lịch sử còn ghi lại trong Sử ký nhưng qua ngòi bút tài hoa của nhà văn, dấu nối giữa truyền thống và hiện đại rất rõ ràng, hòa quyện và có

sự thiên biến Tất cả các nhân vật trong truyện Nguyễn Kim, Chúa Chổm, Trịnh Kiểm, Hề, Mẹ Chổm, Vô Đức, Vô Sản, Vô Nhân, Vô Dụng, Thầy Bói… đối thoại với nhau đã được Nguyễn Huy Thiệp dụng công rất nhiều Có những tiểu xảo mạnh bạo được Nguyễn Huy Thiệp đưa vào trong các phát ngôn của nhân vật Nó soi chiếu uy lực của nó xuống tâm tư người đọc làm phát sinh vô số cảm nhận và ý nghĩa về chính trị, quyền lực, đồng tiền, danh vọng, lịch sử, các giá trị đạo đức,v.v…

Ngày đăng: 20/06/2017, 16:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Lại Nguyên Ân (1991), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 1991
3. Trần Bảng (1995), Chèo- Một hiện tượng sân khấu dân tộc, Nxb Sân khấu, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chèo- Một hiện tượng sân khấu dân tộc
Tác giả: Trần Bảng
Nhà XB: Nxb Sân khấu
Năm: 1995
4. Trần Bảng, Chèo- một hình thức sân khấu dân gian Việt nam , Nxb Nhà hát Chèo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chèo- một hình thức sân khấu dân gian Việt nam
Nhà XB: Nxb Nhà hát Chèo
5. Trần Bảng (1999), Nói chuyện về Chèo, Tƣ liệu in Roneo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nói chuyện về Chèo
Tác giả: Trần Bảng
Năm: 1999
6. Trần Bảng (1977) “Mấy cảm tưởng về sân khấu dân gian”, Tuần báo văn nghệ, (299) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Mấy cảm tưởng về sân khấu dân gian”
7. Hà Văn Cầu (1977), Mấy vấn đề trong kịch bản chèo, Nxb Văn hóa, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề trong kịch bản chèo
Tác giả: Hà Văn Cầu
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 1977
8. Hà Văn Cầu, Lịch sử nghệ thuật Chèo, Tƣ liệu in Roneo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử nghệ thuật Chèo
9. Nguyễn Đăng Điệp, Cuốn theo chiều văn Nguyễn Huy Thiệp, Tranh luận văn học Talawas. Internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuốn theo chiều văn Nguyễn Huy Thiệp
10. Cao Huy Đinh(1976), Tiến trình văn học dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: (1976), Tiến trình văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Cao Huy Đinh
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1976
11. Hà Minh Đức (chủ biên), (2002), Lí luận văn học, Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 2002
13. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1992
14. Võ Thị Thu Hằng, Triết lý văn chương trên trang viết Nguyễn Huy Thiệp, http://giaitri.vnexpress.net/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết lý văn chương trên trang viết Nguyễn Huy Thiệp
15. Vương Thị Thanh Hiền (2010), Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Luận văn thạc sỹ, Trường ĐHSPTPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Tác giả: Vương Thị Thanh Hiền
Năm: 2010
17. Đỗ Đức Hiểu, Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp- Tapchisonghuong.com.vn 18. Vũ Thị Thu Huyền, Luận văn thạc sỹ 1999, Những đổi mới nghệ thuậttrong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp-
19. Vũ Khắc Khoan (1974), Tìm hiểu sân khấu Chèo, Nxb Lửa thiêng, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu sân khấu Chèo
Tác giả: Vũ Khắc Khoan
Nhà XB: Nxb Lửa thiêng
Năm: 1974
21. Phương Lựu (chủ biên), (2011), Lý luận văn học ( tập 1), Nxb ĐH Sư Phạm, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học ( tập 1)
Tác giả: Phương Lựu (chủ biên)
Nhà XB: Nxb ĐH Sư Phạm
Năm: 2011
23. Nguyễn Đăng Mạnh (2006), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn
Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
24. Nguyễn Văn Minh, bài nghiên cứu "Chúa Chổm là ai? Cấm Chỉ là gì?" Tập san Nhân Loại số 16 và 17, ra ngày 9 và 30/11/1953, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chúa Chổm là ai? Cấm Chỉ là gì
25. Tú Mỡ (1960), Bước đầu viết Chèo, Nxb Phổ thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu viết Chèo
Tác giả: Tú Mỡ
Nhà XB: Nxb Phổ thông
Năm: 1960
26. Hồ Ngọc (2006), Tìm hiểu nghệ thuật viết kịch, Nxb Sân khấu, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu nghệ thuật viết kịch
Tác giả: Hồ Ngọc
Nhà XB: Nxb Sân khấu
Năm: 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w