3 Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: "Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng” Câu 2 3,0 điểm: Em hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HUYỆN KHOÁI CHÂU
(Đề thi gồm có 01 trang)
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học 2016 - 2017 Môn: Ngữ văn - Lớp 6
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1(2,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 3:
“ Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”
( Ngữ văn 6- Tập 2)
1) Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào?
2) Xác định từ láy trong khổ thơ trên
3) Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
"Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”
Câu 2 (3,0 điểm): Em hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa
bài học rút ra từ câu chuyện sau:
Người làm vườn và các con trai
Người làm vườn muốn dạy nghề của mình cho các con trai Khi ông sắp qua đời, ông gọi các con đến và bảo:
- Thế này các con nhé, khi nào bố chết, các con hãy tìm kỹ báu vật bố giấu trong vườn trồng nho
Các con tưởng rằng ở đó có kho báu nên khi bố qua đời, họ đi đào xới rất kỹ đất ở khu vườn trồng nho Họ đã không tìm thấy kho báu, nhưng đất ở vườn trồng nho được xới trộn rất kỹ, năm đó nho ra quả nhiều và rất to, rất ngon Thế là họ bán được rất nhiều tiền và trở nên giàu có
( Trích trong tập "Kiến & Chim bồ câu”- Thúy Toàn dịch) Câu 3( 5,0 điểm)
Hãy tưởng tượng em là một dòng sông bị ô nhiễm, tự kể về cuộc đời mình và đưa
ra lời nhắn gửi với mọi người ý thức bảo vệ môi trường
-Hết -
Họ và tên thí sinh:……….…Số báo danh:……… Chữ ký của giám thị số 1:……….………
Ghi chú: - Thí sinh không sử dụng tài liệu
-Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
ĐỀ CHÍNH THỨC
Trang 2PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
KHOÁI CHÂU
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học 2016 - 2017 Môn: Ngữ văn - Lớp 6
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Gồm 04 trang)
A HƯỚNG DẪN CHUNG
- Bài làm chỉ được điểm tối đa khi đảm bảo đủ các ý và có kĩ năng làm bài, có khả năng diễn đạt tốt
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo và có cách trình bày khoa học, chữ viết sạch đẹp
- Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần của từng câu, cho điểm lẻ đến 0,25
B HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
1) - Đoạn thơ trích trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của tác
3) - Hai câu thơ đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh
- Tác dụng:
+ Hình ảnh Bác đẹp lung linh, bao trùm không gian, tỏa sáng, truyền hơi ấm cho cảnh vật, con người
+ Làm nổi bật tình yêu thương bao la của Bác với bộ đội và dân công trong đêm mưa rừng Việt Bắc, tình yêu thương của Bác ấm
áp hơn ngọn lửa hồng
0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm
* Yêu cầu về kỹ năng
- Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài Mở bài nêu được vấn
đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề
- Bài viết có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về bài học rút ra từ câu chuyện Văn viết rõ ràng, chặt
chẽ không sai chính tả, dùng từ, đặt câu
0,5 điểm 0,5 điểm
Trang 3* Yêu cầu về kiến thức:
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được yêu cầu sau:
* Ý nghĩa của chuyện:
- Thông qua câu chuyện về bác nông dân và các con, ta thấy: báu vật không nhất thiết phải là một thứ vật chất cao sang nào đó mà
có thể là giá trị tinh thần, lời dạy bảo thiết thực, giàu ý nghĩa mà nếu làm theo được thì ta sẽ có được nhiều thứ quý giá
- Người cha trong câu chuyện muốn dành cho các con là bài học
về lòng kiên trì, nhẫn nại, hăng say lao động Câu chuyện đề cao lao động, đề cao người lao động
* Bài học về cách sống được rút ra từ câu chuyện:
- Của cải không tự nhiên mà có, phải do con người bỏ công sức
ra cùng với sự kiên trì, nhẫn nại, miệt mài vất vả làm việc…
- Xác định thái độ của bản thân: học hành chăm chỉ bằng tất cả
khả năng của mình, không trông chờ ỷ nại vào người khác
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 3 Nhập vai dòng sông bị ô nhiễm kể về cuộc đời nó, lời nhắn nhủ
a) Yêu cầu về kỹ năng:
- Bài viết phải đảm bảo có đủ các phần mở bài, thân bài và kết bài của một bài văn kể chuyện Bố cục cân đối, hợp lý
- Văn viết trôi chảy, mạch lạc, súc tích Bài viết rõ ý, kết hợp yếu
tố miêu tả cho sinh động, dùng từ, đặt câu chính xác, có chọn lọc, thể hiện tinh tế những cảm xúc khi kể chuyện; chữ viết rõ ràng,
sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả
b) Yêu cầu về kiến thức
- Đề bài thuộc kiểu văn tự sự( Kể chuyện tưởng) Nội dung tưởng tưởng em là dòng sông bị ô nhiễm tự kể về cuộc đời mình và gửi lời nhắn gửi mọi người ý thức bảo vệ môi trường
- Yêu cầu học sinh biết xây dựng nội dung câu chuyện, sắp xếp hợp các sự việc, kể chuyện theo ngôi thứ nhất kể về cuộc đời nó (Dòng sông lúc chưa bị ô nhiễm - Dòng sông bị ô nhiễm do hành động của con người - Lời nhắn gửi mọi người ý thức bảo vệ môi trường)
- Bài văn kết hợp yếu tố miêu tả để câu chuyện kể sinh động, giàu hình ảnh, có những cảm xúc chân thực
Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cơ bản
kể được các sự việc cơ bản như sau:
- Dòng sông giới thiệu khái quát về mình: Ở đâu? Tên là gì?
- Kể về cuộc đời mình khi chưa bị ô nhiễm: dòng sông với vẻ đẹp trong mát, hiền hòa, quyến rũ, thơ mộng, hữu tình Dòng sông là người bạn gắn bó với cuộc sống lao động, sinh hoạt đông vui, nhộn nhịp của con người, là người bạn của tuổi thơ lúc chiều hè
Trang 4tắm mát
- Kể cuộc đời nó bỗng chốc thân thể bị ô nhiễm, bốc mùi khó chịu, dòng nước đen ngòm, rác rưởi bồng bềnh do hành động của con người gây nên ( Nước thải của các nhà máy xí nghiệp, hành động vô ý xả rác của người dân ) Sông bị con người xa lánh, các loài thủy sản không sống nổi Dòng sông như một dòng sông chết
- Kể về nỗi khổ của dòng sông bị ô nhiễm: Không còn cảnh đẹp thơ mộng, hữu tình, không còn cảnh nhôn nhịp đông vui, dòng sông đã trở nên dòng sông chết
- Dòng sông gửi lời kêu gọi mọi người hãy dừng ngay lại những hành động làm ô nhiễm dòng sông, hãy chung tay làm dòng sông sạch lại để bảo vệ dòng sông, bảo vệ chính bản thân mình
C) Biểu điểm
Điểm 4,5 : Hiểu đề sâu sắc Đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về
nội dung và phương pháp Vận dụng tốt văn kể chuyện để kể lại câu chuyện theo trí tưởng tượng, có kết hợp với miêu tả Trình bày và diễn đạt tốt, bố cục rõ, chữ viết đẹp, bài làm có cảm xúc
và sáng tạo
Điểm 3: Hiểu đề Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của đề Biết
vận dụng văn kể chuyện để kể lại câu chuyện theo trí tưởng tượng, có kết hợp với miêu tả Trình bày và diễn đạt tương đối tốt, bố cục rõ, bài làm có cảm xúc nhưng còn đôi chỗ kể chưa sáng tạo …Có thể mắc một số lỗi nhỏ về chính tả và ngữ pháp
Điểm 2: Tỏ ra hiểu đề Đáp ứng được các yêu cầu về nội dung và
phương pháp Vận dụng văn kể chuyện tưởng tượng chưa tốt, nhiều chỗ còn lan man Còn mắc lỗi về chính tả và ngữ pháp
Điểm 1: Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, không biết vận dụng văn
kể chuyện để kể lại một câu chuyện theo trí tưởng tượng, có nhiều đoạn lạc đề, lủng củng …
Điểm 0: Bài để giấy trắng
ĐIỂM TOÀN BÀI THI I + II =10,00 điểm
Lưu ý: Đáp án câu 3 chỉ là một số định hướng, gợi ý có thể tham khảo Giáo viên căn cứ vào
thực tế bài làm học sinh để cho điểm hợp lý, không quá câu nệ đáp án
- Trên đây là điểm tối đa cho mỗi ý Nếu thí sinh không có những hiểu biết và kiến giải thấu đáo, chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng và kiến thức khi làm bài thì không thể đạt số điểm này
- Căn cứ vào bài làm thực tế của học sinh, khuyến khích những bài làm có cách đột phá,
có ý tưởng mới, lạ
- Nếu học sinh phân tích không theo luận điểm mà phân tích riêng rẽ từng bài thơ, tối đa chỉ cho ½ số điểm Điểm toàn bài để lẻ đến 0,25, không làm tròn