Ổ bệnh ở đây là nói về các bệnh cảm xúc mang tính lan toả hoặc nảy sinh do các tác động qua lại của các thành viên trong gia đình, ví dụ như bệnh lo âu mãn tính được giải thích trong lý
Trang 1KHOA TÂM LÝ HỌC - LỚP VĂN BẰNG 2 - KHOÁ K03
Giáo viên hướng dẫn: TS NGÔ XUÂN ĐIỆP
Sinh viên thực hiện: 141466160019 | Nguyễn Trường Hải
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
ĐỀ TÀI
LÝ GIẢI, BÌNH LUẬN VÀ CHO VÍ DỤ VỀ
“Ổ BỆNH ĐA THẾ HỆ” VÀ “TỦI HỔ”
Trang 21 Mở Đầu
2 Cơ Sở Lý Thuyết
2.1 Khái niệm về gia đình
2.2 Đặc trưng cơ bản của gia đình
2.3 Cơ cấu gia đình
2.4 Phân loại gia đình
2.5 Gia đình như những hệ thống
2.6 Khái niệm về chức năng gia đình lành mạnh (normal family functioning)
2.7 Khái niệm về gia đình bệnh lý (pathological or dysfunctional family)
0303030406080910
13
131315
16
161620
25
Mục Lục
Trang 3Câu nói “gia đình là ổ bệnh đa thế hệ” là thuật ngữ trong mô hình gia đình về các rối loạn sức khoẻ tâm thần Ổ bệnh ở đây là nói về các bệnh cảm xúc mang tính lan toả hoặc nảy sinh do các tác động qua lại của các thành viên trong gia đình,
ví dụ như bệnh lo âu mãn tính (được giải thích trong lý thuyết của Bowen), bệnh rối loạn ăn uống anorexia nervosa (hệ thống kết cấu gia đình, lý thuyết và chứng minh của Minuchin 1974), một số dạng bệnh trong tâm thần phân liệt do biểu hiện cảm xúc âm tính cao (NEE) (Lý thuyết của Brown và cs 1972) vv
Rất ít người chúng ta sống cô lập, một cuộc sống không có tương tác với gia đình hoặc với xã hội lớn hơn Gia đình là một yếu tố quan trọng đến sức khoẻ tinh thần Những mối quan hệ gia đình tốt đẹp bảo vệ chúng ta khỏi các vấn đề về SKTT, ngược lại mối quan hệ trong gia đình nghèo nàn và căng thẳng sẽ làm tăng, làm nảy sinh ra các vấn đề như vậy
Bài viết dưới đây xin dùng các bài giảng của Tiến sĩ Ngô Xuân Điệp kết hợp với học thuyết “Tám khái niệm về hệ thống gia đình của Murray Bowen”, người sáng lập ra
Mô hình gia đình hệ thống Bài viết cũng xin dùng thêm một lý thuyết về tiêu chí và định nghĩa về nhà trị liệu cũng như một số nghiên cứu của Salvador Minuchin, người đầu tiên phát triển trường phái Cấu trúc về trị liệu gia đình (1974) để giải thích nhận định như trên
1 Mở Đầu
Trang 42.1 Khái niệm về gia đình:
- Gia đình là một nhóm người, quan hệ của họ dựa trên cơ sở dòng dõi, huyết thống và họ hàng với nhau
- Gia đình là một nhóm người liên kết với nhau bởi liên hệ hôn nhân, huyết thống
và nhận con nuôi, các thành viên tác động qua lại với nhau theo từng vai trò xã hội, từ đó tạo thành văn hóa chung là văn hóa gia đình
- Gia đình là nhóm hạt nhân, các thành viên quan hệ gắn bó với nhau về mặt hôn nhân, huyết thống, có chung các giá trị vật chất và tinh thần, tương tác và quan
hệ với nhau trong không gian văn hóa gia đình
- Gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng cùng chung sống, có nguồn ngân sách chung
2.2 Đặc trưng cơ bản của gia đình:
Là nhóm hạt nhân nhỏ nhất của xã hội (từ 2 người trở lên)
Có giới tính khác nhau thông qua quan hệ hôn nhân
Gia đình có quan hệ ruột thịt, huyết thống và nhận con nuôi
Các thành viên sống chung với nhau, có trách nhiệm về mặt đạo đức và pháp lý.Các thành viên đảm nhận nhiều vai trò trong từng mối quan hệ cụ thể (vừa là cha vừa là con)
Sống và hoạt động bằng nguồn ngân sách chung do các thành viên của gia đình đem lại
Cùng chịu ảnh hưởng của nền văn hóa gia đình từ thế hệ trước để lại
Là toàn bộ mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: quan hệ về tinh thần,
uy quyền, pháp luật, đạo đức,…
2.3 Cơ cấu gia đình:
Cơ cấu gia đình có 3 loại quan hệ:
- Cơ cấu uy quyền: ai làm chủ gia đình
- Cơ cấu giao tiếp: là các hình thức trao đổi ứng xử của các thành viên trong gia đình
- Cơ cấu vai trò là hệ thống các quan hệ tương tác giữa các thành viên trong gia đình bị chi phối bởi các vai trò khác nhau trong gia đình
Nhìn từ góc độ thế hệ:
- Gia đình hạt nhân
- Gia đình mở rộng
Căn cứ vào số lượng con:
- Từ 1-2 con là gia đình quy mô nhỏ
- Từ 3, 4, 5 con là gia đình quy mô lớn
2 Cơ Sở Lý Thuyết
Trang 5Nhìn từ số lượng thì xét lấy hôn nhân làm chuẩn:
- Gia đình đơn hôn nhân (1 vợ, 1 chồng)
- Gia đình đa hôn nhân (1 chồng 2 vợ)
Dựa vào mục đích giáo dục con cái:
- Gia đình không giáo dục con cái theo nhu cầu xã hội
- Gia đình không có điều kiện giáo dục con cái đúng mực
- Gia đình không biết cách giáo dục con cái
Dựa vào bầu không khí tâm lý trong gia đình:
- Gia đình bình yên
- Gia đình không bình yên
- Gia đình giả tạo (sống vì lợi ích hay vì con)
Dựa vào tình trạng quan hệ của gia đình:
- Gia đình hài hòa: các thành viên hoạt động bù trừ cho nhau, không chiếm đoạt quyền hạn và nghĩa vụ của người khác
- Gia đình không hài hòa: cha mẹ áp đặt, niềm vui của người này bằng sự chiếm đoạt niềm vui của người khác
- Gia đình xung đột: phe cánh, các thành viên ly thân với nhau
- Gia đình thụ động: thân ái giả tạo, không thừa nhận sự cạnh tranh
- Gia đình tan vỡ: mọi quan hệ trong gia đình khập khiễng
2.4 Phân loại gia đình:
Tài liệu phương Tây trước năm 1960 nêu lên cái trục "quan hệ" (relation), từ sau năm 60 là "giao tiếp" (communication) Cả hai từ này đều tác động qua lại giữa các thành viên trong gia đình, mà cả hai bên đều nhấn mạnh nội dung tình cảm Vận dụng hai khái niệm trên vào con người Việt Nam, làm cho sự nghiên cứu của chúng ta đậm màu sắc dân tộc, việc đầu tiên là tìm ra một từ ngữ Việt Nam đúc kết những khái niệm ấy
Đề nghị lấy từ “mối tình”, mối nói lên quan hệ qua lại giao tiếp trao đổi và tình nói lên nội dung chủ yếu Quan hệ trong gia đình cũng như giao tiếp trong gia đình chủ yếu là tình cảm khác với quan hệ trong một cơ quan, một nhóm xã hội khác
Bố có thể là Tổng thống ra lệnh hàng triệu người phải tuân theo, nhưng về nhà bảo con không được vì mối tình bố con đã sứt mẻ
Vận dụng tính tế nhị của tiếng Việt sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc định hướng nghiên cứu Đề nghị bài bản nghiên cứu tiến hành theo 3 cái trục chính: tình lứa tuổi, tình tổ ấm, tình dòng họ
2.4.1 Lứa đôi: tức là cặp trai gái từ lâu đã gặp nhau rồi lấy nhau, lấy nhau rồi
ăn ở với nhau như thế nào, cần nghiên cứu tâm lí ở những bình diện:
Trang 6Tình duyên tức là vì đâu mà gặp nhau, do gia đình hay tổ chức xếp đặt, do ngẫu nhiên, do tình cảm cá nhân kiểu "sét đánh" hay kiểu tìm hiểu lâu dài, thăm dò hết ngọn luồn lạch sông
Tình dục tức là hai xác thịt có hòa hợp không, có tạo cho cả hai bên những khoái lạc thích đáng
Tình yêu thấm nhuần mọi hành vi trong cuộc sống, chia sẻ với nhau vui buồn gian khổ (ấm no có bạn, lạnh lùng có đôi)
Tình nghĩa cùng nhau chấp nhận một nghĩa vụ một lí tưởng như nuôi dạy con thành người hay cùng chung một sự nghiệp
Tất cả các yếu tố trên dẫn đến khái niệm "thủy chung” (hay không thủy chung)
2.4.2 Tình tổ ấm: là mối tình nối kết những người ở cùng một nhà, trước hết là
bố mẹ, con cái, anh chị, có khi thêm một vài người nào đó Ăn ở cùng nhau, chăm sóc cho nhau, dạy bảo cho nhau, cùng nhau đối phó với những cách thức từ ngoài, bảo đảm cho từng thành viên cuộc sống an toàn, đáp ứng những nhu cầu sinh lí và tâm lí Tiếng Việt là tổ ấm, như cái tổ đón chim bay giữa trời lạnh lẽo giông tố về đến nơi an toàn ấm áp; tiếng Pháp tương đương
là foyer tức là bếp sưởi, nơi quan trọng bậc nhất ở những xứ lạnh Chữ Hán là gia, bắt đầu với hình vẽ một cái nhà che mưa, che gió
Gia đình có đảm bảo cho mỗi thành viên những nhu cầu tâm lí không?
Người đàn bà có đóng đầy đủ vai trò làm vợ làm mẹ không Ngày nay khác với người xưa, người phụ nữ còn có một sự nghiệp xã hội, còn phải "lập nghiệp” Thi phó tiến sĩ, phấn đấu làm chủ tịch xã hay thứ trưởng khó mà toàn tâm toàn ý với chồng với con
Người đàn ông có đóng được vai trò làm chồng làm bố và lập nghiệp không?Việc tạo nên tổ ấm, trong hoàn cảnh không đến nỗi quá nghèo khổ, tùy thuộc chủ yếu vào sự “đầu tư” của bố mẹ, không phải chỉ và chủ yếu là đầu tư tiền bạc, mà đầu tư thì giờ tâm trí tình cảm Đối với con cái thì nhu cầu hàng đầu
là được trưởng thành tiến tới tự lập Nhưng bắt đầu lại là một tình cảm hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của người lớn, một mặt nhận được tất cả những gì cần thiết, nhưng mặt khác lại tuyệt đối phải chịu sự áp đặt ý muốn của người lớn; đó là đặc điểm của cái phận làm con
Quan hệ giữa anh chị em với nhau là quan hệ cùng một lứa vừa nâng đỡ nhau vừa ganh tỵ với nhau, cả hai mặt này đều cần thiết cho sự trưởng thành.Mọi nhân tố ảnh hưởng đến sự trọn vẹn của tổ ấm đều tác động sâu sắc đến tâm lí của từng thành viên Khái niệm gia đình li tán với nhiều hình thức khác nhau đã được nhiều công trình nêu lên
Một khái niệm cần được làm sáng tỏ là chữ "hiế
Trang 72.4.3 Tình dòng họ - nối kết những thành viên theo hai chiều:
Chiều ngang tức là giữa những người cũng thế hệ giữa bố mẹ và chú bác,
cô dì; có thể gọi đây là mối liên hệ xuyên gia đỉnh
Chiều dọc đi ngược thời gian nối kết với những thế hệ trước, ông bà tổ tiên; đây là mối quan hệ "xuyên thế hệ"
Tình dòng họ đậm hay nhạt quyết định tính khép kín hay mở cửa của một gia đình, bố mẹ hay con cái sống với nhau như trong một vỏ ốc hay có nhiều người khác tham dự vì cùng một huyết thống Gia đình khép kín sống độc lập hơn, dành cho mình một cõi riêng tư, nhưng giải quyết mâu thuẫn và vượt qua thử thách không có chỗ dựa, không có ai giúp đỡ (sẩy
mẹ có dì, sẩy cha có chú)
Mối liên kết có thể là hiện thực như với ông bà còn sống, nhiều khi còn ở chung một nhà (tam đại đồng đường), hoặc là mang tính tượng trưng tín ngưỡng; thờ cúng cầu khẩn săn sóc nhà thờ và phần mộ là những hành vi
có nhiều ý nghĩa Đây là mối quan hệ giữa những người sống và những người đã mất, liên quan đến nhiều phong tục tín ngưỡng, triết lí, đạo lí
Trong dòng họ biểu hiện rõ nhất qua những cuộc đối đầu với những dòng họ khác (xem quyển Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường)
Tâm lí dòng họ phải chăng do di truyền bằng gen quyết định Giả thuyết này cho đến nay chưa được chứng nghiệm và đại đa số học giả thiên về thuyết truyền tập kiểu ứng xử từ bố mẹ sang con và qua các thế hệ Các học giả Mỹ, sống trong một xã hội trong đó có những người sống hiện nay hầu như không còn giữ mối quan hệ nào với thế hệ ông bà tổ tiên đã ngạc nhiên khi phanh phui tâm lí nhiều gia đình nhận ra những tác động của những thế hệ trước Một trường hợp phải chăng là biểu hiện của dòng họ
ấy là một nhóm con cháu (hậu duệ) của Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác: cách đây hơn 200 năm Lê Hữu Trác trả ấn từ quan, rồi bỏ Bắc Hà vào đất bán sơn địa Hà Tĩnh lập ấp và nghề thuốc; hơn 200 năm sau một Vụ trưởng
họ Lê Hữu xin về hưu non cùng với một số bà con ở Hà Tĩnh vào lập một ấp mới ở gần Bà Rịa và làm đông y Nghiên cứu nhiều gia phả chắc sẽ giúp phát hiện những điều thú vị
2.5 Gia đình như những hệ thống:
Theo truyền thống, gia đình được định nghĩa như là một nhóm người, có cùng quan hệ dòng máu hoặc cùng huyết thống và cùng cư trú Định nghĩa này được mở rộng bao gồm những người có cùng cảm nhận về một gia đình tương lai, hoà hợp bởi hôn nhân, dòng máu, cư trú và người làm con nuôi.Nói chung, sự kết hợp các thành viên trong một gia đình có thể do hai yếu tố chính:
Trang 8(1) Những người cùng huyết thống (cha mẹ–con cái, ông bà–cháu, anh chị
em ruột…)
(2) Yếu tố luật định (kết hôn, nuôi con…) Một số gia đình được tạo lập không tuân theo cách thức truyền thống hoặc không được luật pháp hoặc đạo đức xã hội thừa nhận (ví dụ sống chung không hôn thú, hôn nhân giữa những người đồng tính…)
Khi khảo sát gia đình (một loại hình tổ chức trong xã hội loài người) ta cũng có thể xem gia đình như những hệ thống mà bên trong đó phân chia thành những tiểu hệ thống (sub-system), có những mối quan hệ, những đường biên giới, các vai trò và các chức năng, có những quy luật công khai hoặc ngấm ngầm chi phối sự vận hành của gia đình
Gia đình như một hệ thống mở, gồm nhiều thành viên với những mối liên hệ qua lại chằng chịt Những tác động qua lại này nhằm duy trì sự cân bằng của
hệ thống gia đình Trong nội bộ gia đình, những mối tình cảm, lòng ham, xung năng, và quan hệ uy quyền tạo ra những luồng thông tin truyền dẫn giữa những thành viên Mỗi gia đình tạo ra một mối liên quan riêng tuỳ thuộc vào văn hóa xã hội, lịch sử và những tính chất riêng của gia đình đó
Những mối liên quan này có thể linh hoạt hoặc cứng nhắc giữa các thành viên với nhau, giữa các tiểu hệ thống bên trong gia đình, và giữa gia đình với các
hệ thống lớn hơn bên ngoài (làng xóm, phố phường…) mà ranh giới giữa gia đình và bên ngoài có thể bịt kín hay mở rộng
Gia đình là một giao diện (interface) giữa cá nhân và xã hội, là một thể chế thiết yếu làm trung gian giữa mục tiêu sinh lý và văn hoá xã hội trong sự hình thành nhân cách Ranh giới giữa các thành viên với nhau cũng như giữa gia đình và môi trường chung quanh là một vấn đề rất quan trọng Bản thân cơ cấu gia đình không phức tạp lắm, nhưng mỗi thành viên là một tiểu hệ phức tạp, và phức tạp hơn nữa là một hệ thống lớn xã hội xung quanh
Sự ảnh hưởng lẫn nhau trong gia đình đi theo một vòng cung phản hồi của mối quan hệ nhân quả mà trong đó những sự kiện đơn lẻ được quan niệm vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả, và có sự tác động hỗ tương giữa các sự kiện với nhau
Gia đình bao gồm nhiều tiểu hệ thống phụ thuộc lẫn nhau, mỗi tiểu hệ thống thực hiện những chức năng đặc biệt để duy trì bản thân tiểu hệ thống và bảo
vệ duy trì cả hệ thống như một tổng thể
Mỗi cá nhân cũng là một tiểu hệ thống bên trong gia đình Cá nhân có liên hệ
về mặt chức năng và thứ bậc với các tiểu hệ thống và các cá nhân thành viên khác trong gia đình Tiểu hệ thống có thể được thành lập dựa trên các thứ
Trang 9bậc (như vợ chồng, anh chị em…), hoặc theo chức năng (cha mẹ, ông bà, con cái ), hoặc theo phái tính (mẹ và các con gái…) Đến luợt gia đình cũng
là một tiểu hệ thống, khi mở rộng giao tiếp với thế giới bên ngoài
Các tiểu hệ thống được phân chia bằng những đường biên giới Đường biên giới bảo vệ tiểu hệ thống và cho phép tác động qua lại giữa những tiểu hệ thống Đường biên giới có thể lỏng lẻo hoặc cứng nhắc (mở rộng hoặc khép kín) và thích nghi với thay đổi cần thiết của hệ thống gia đình Bệnh lý thích nghi xuất hiện nếu đường biên giới quá cứng nhắc không cho phép giao tiếp thích hợp giữa hai tiểu hệ hoặc đường biên giới quá lỏng lẻo khiến có sự dính chặt, hoà lẫn chức năng giữa các tiểu hệ thống
Gia đình lành mạnh cần có những đường biên giới uyển chuyển giữa các cá nhân thành viên và các tiểu hệ, vừa không quá cứng nhắc để có thể duy trì chức năng trao đổi, gắn bó giữa các thành viên, vừa không quá lỏng lẻo để duy trì sự độc lập, trưởng thành của từng thành viên Hệ thống gia đình có những qui luật, những nguyên tắc cho phép thực hiện những nhiệm vụ trong cuộc sống hằng ngày và duy trì cấu trúc của nó Một vài qui luật được công khai và không giấu diếm nhưng trái lại những qui luật khác là không được bộc
lộ công khai (qui luật ngấm ngầm)
Gia đình lành mạnh có những qui luật kiên định, được nêu rõ và có thể uyển chuyển thích nghi với sự thay đổi Mỗi thành viên trong gia đình có một số vai trò, mà vai trò này liên kết các vị thế và chức năng của người ấy trong gia đình.Vai trò có thể theo vị trí, thứ bậc trong gia đình như: bố mẹ, con cái, anh chị em
… Vai trò có thể theo chức năng mà thành viên đảm nhận như nạn nhân tim), người chịu tội thay (scapegoat), hoặc thánh tử đạo (martyr), v.v
(vic-Theo quan điểm hệ thống tất cả những hành vi (ví dụ: vai trò, những triệu chứng và những hình thức giao tiếp) đều có một ý nghĩa Ví dụ một người kém thích nghi có thể tác động để giữ gia đình được cân bằng Đặc biệt một người
ở tuổi vị thành niên rối loạn trong vấn đề ăn uống có thể ngày càng dẫn đến việc gia đình quan tâm những khó khăn mà thiếu niên đó đang gặp phải Rối loạn ăn uống có thể là chỉ báo cho thấy quá trình cá biệt hoá kém
2.6 Khái niệm về chức năng gia đình lành mạnh (normal family functioning):
Wamboldt và Reiss (1991) đã đặt câu hỏi: Khi một thành viên trong gia đình có triệu chứng thì gia đình đó có được miêu tả là gia đình lành mạnh hay không? Ngược lại, một cá nhân có thể đánh giá là lành mạnh nếu cô ấy hoặc anh ấy trưởng thành trong một gia đình bệnh lý không, trừ khi đó là bệnh lý về sự thích nghi?
Sự lành mạnh gia đình có thể được đánh giá dựa trên các yếu tố: không có triệu chứng rối loạn chức năng được vận hành tốt và gia đình thích ứng được với sự thay đổi của hoàn cảnh xã hội
Trang 10Một vài tác giả khác (tiêu biểu như Satir và Baldwin, 1983) mô tả gia đình lành mạnh là bao gồm những cá nhân lành mạnh Sự lành mạnh có thể thấy được qua các bình diện sức khoẻ thể chất, tinh thần, bối cảnh sống, dinh dưỡng, cảm xúc, trí năng và các mối quan hệ Các thành tố chức năng ấy ở mỗi thành viên lại tạo nên cảm nhận về bản thân của riêng người ấy Và tất cả những cảm nhận về bản thân của các thành viên sẻ góp phần tạo nên sự lành mạnh chung cho cả hệ thống gia đình.
Những gia đình tốt nhất thường là gia đình có sự gắn bó, rõ ràng và có cấu trúc linh hoạt (flexible) Đường biên giới các thế hệ và cá nhân là có sự trao đổi qua lại để hiểu nhau, thừa nhận một cảm giác gần gũi và chung sống với nhau lâu dài nhưng vẫn thể hiện được sự tôn trọng tính riêng tư của cá nhân và tiểu hệ thống
Sự lành mạnh gia đình khuyến khích sự tự chủ cho tất cả những thành viên ở
độ tuổi thích hợp Gia đình lành mạnh thích nghi với cấu trúc bên trong của họ, vai trò mối quan hệ và những qui tắc phản ứng đối với tình huống, phát triển những yêu cầu và những thông tin mới từ môi trường
Một khả năng thứ bậc rõ ràng tồn tại giữa tiểu hệ thống bố mẹ và con cái Việc điều khiển uy quyền đến tất cả các thành viên trong gia đình một cách
rõ ràng Trong phạm vi truyền đạt, gia đình lành mạnh truyền đạt rõ ràng và có hiệu quả về cảm nghĩ của họ, thích hợp với điệu bộ tự nhiên và thái độ cảm xúc đang diễn đạt, không có các thông tin “nhập nhằng – nước đôi” (dou-ble-bind)
2.7 Khái niệm về gia đình bệnh lý (pathological or dysfunctional family)
Gia đình bệnh lý có tính chất không linh hoạt và không có khả năng thích nghi trước sự phản ứng của môi trường, hoặc tình huống yêu cầu sự thay đổi
Những gia đình này có khuynh hướng không phân hoá, có đường biên giới không tốt, thất bại trong việc hỗ trợ phát triển sự lành mạnh cho mỗi cá nhân
và thiết lập sự tin cậy trong mối quan hệ Gia đình bệnh lý không linh hoạt, được định nghĩa là cấu trúc có khả năng không tốt, có sự giao tiếp yếu kém (tiêu biểu đó là sự giao tiếp không nhất quán), không có khả năng thương lượng và giải quyết vấn đề, cảm xúc được thể hiện bằng những cách thức tiêu cực, thiếu quan tâm và chăm sóc
Theo Obson và những cộng sự (1983), khả năng thích nghi của gia đình có liên quan với chức năng hệ thống gia đình linh hoạt và có khả năng thay đổi Nó còn có khả năng cấu trúc vai trò mối quan hệ và những qui tắc phản ứng trước tình huống và phát triển những yêu cầu Ngược lại gia đình không lành mạnh thì bám vào các thông lệ cứng nhắc và không có khả năng thay đổi linh hoạt
Trang 112.8 Khái niệm về ổ bệnh đa thế hệ
Sự không chính chắn mà ông bà ngoại kết hợp sẽ truyền cho đứa cháu nào gắn bó với mẹ8 nó nhất Khi đứa trẻ này kết hôn với một đối tượng có mức độ không chín chắn tương đương thì sẽ sinh ra một đứa trẻ có mức không chin chắn cao
Người được cho là “bị bệnh” là triệu chứng của toàn bộ hệ thống cảm xúc bị bệnh (Nguồn: _Murray Browen).[1]
Như vậy có thể nói: Ổ bệnh đa thế thệ xuất phát từ những khủng hoảng trong những luật lệ nuôi dạy con cái trong gia đình Sự khủng hoảng này có tính di truyền từ đời này sang đời khác
2.8 Khái niệm về tủi hổ
Theo nhà tâm lí học Gershen Kaufman trong cuốn “Sự tủi hổ” của ông thì “sự tủi
hổ được định nghĩa là: Một căn bệnh của tâm hồn Nó là sự đau đớn lớn nhất của bản thân, do bị làm nhục hoặc nhút nhát, cảm thấy thất bại trong việc đương đầu với thử thách Sự tủi hổ là một vết thương từ bên trong, chia cắt chúng ta khỏi chính chúng ta và khỏi người khác[2]
Cùng với sự phát triển của lịch sử Hôn nhân cũng có sự biến đổi sâu sắc về hình thức tính chất và sắc thái của nó: Nếu như trong chế độ CSNT hình thái hôn nhân chủ yếu là quần hôn Trong các chế độ tư hữu hôn nhân được hình thành xây dựng và thực hiện trên cơ sở bảo đảm lợi ích của những người chủ sở hữu (gia đình gia trưởng - bảo đảm quyền lực của người chồng, người cha, người chủ sở hữu tài sản và kế thừa tài sản )
- Hôn nhân là hình thức quan hệ tính giao của con người và chỉ có ở con người Cho nên ngay từ đầu hôn nhân đã mang bản chất người nhân văn và nhân đạo
- Sự phù hợp về tâm lí, sức khoẻ và nhất là trạng thái tình cảm ngay từ ban đầu
nó đã là cơ sở trực tiếp của hôn nhân, mang lại bản sắc đặc thù của quan hệ hôn nhân
Trang 12- Tuy nhiên, cũng như mọi quan hệ xã hội khác Hôn nhân luôn chịu sự chi phối của các quan hệ kinh tế và bản chất của chế độ xã hội mà trên đó nó được hình thành và phát triển.
- Vì vậy, hôn nhân trong bất cứ thời đại nào cũng có thể và cần phải được xã hội thừa nhận ở những mức độ, trình độ khác nhau Trong chế độ tư hữu và các xã hội có sự phân chia giai cấp sự thừa nhận đó của các chuẩn mực văn hoá và lối sống truyền thống của cộng đồng (tổ chức cưới, hỏi )
- Sự phù hợp về trạng thái tâm lý, tình cảm, lối sống giữa đôi nam nữ trước khi
đi đến hôn nhân là cơ sở trực tiếp cho hôn nhân: Tình yêu Cũng như hôn nhân, tình yêu của mỗi thời đại, mỗi giai tầng, mỗi dân tộc và cộng đồng tâm lý văn hoá cũng có những giá trị và chuẩn mực riêng với những biểu hiện riêng, cụ thể và sinh động
2.8.2 Huyết thống, quan hệ huyết thống là quan hệ cơ bản, đặc trưng của gia đình
- Do nhu cầu hết sức tự nhiên cần duy trì và phát triển nòi giống, con người đã sáng tạo ra gia đình với tính cách là một thiết chế xã hội Trong gia đình cùng với quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống được coi là một quan hệ cơ bản nhất Tuy nhiên, ngay cả quan hệ cơ bản này cũng có những thay đổi theo tiến trình lịch sử, những sự thay đổi ấy được quy định, chịu sự chi phối của các điều kiện: Kinh tế, văn hoá, chính trị của xã hội Mặt khác quan hệ huyết thống ấy cũng gia nhập đan xen vào các quan hệ kinh tế và chính trị xã hội của mỗi thời đại
- Thí dụ: Trong chế độ công xã nguyên thuỷ huyết thống về đằng mẹ được coi
là chuẩn mực để tính quan hệ thân tộc gần xa khi ấy gia đình được xây dựng trên cơ sở huyết thống mẫu hệ
Khi chế độ tư hữu ra đời vai trò của người đàn ông ngày càng được khẳng định trong quan hệ gia đình gia trưởng Gia đình theo huyết thống về đằng cha (gia đình phụ hệ ra đời) Khi quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ ngày càng gay gắt thì gia đình phu hệ phát triển: Gia đình chủ nô, gia đình phong kiến gia trưởng và gia đình tư sản
Chỉ có thể khắc phục được những mâu thuẫn này khi xoá bỏ được chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất được xác lập
2.8.3 Quan hệ quần tụ trong một không gian sinh tồn
Ngay từ đầu xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong quan hệ với tự nhiên và giữa con người với nhau cộng đồng gia đình đã luôn cư trú quần tụ trong một không
Trang 13gian sinh tồn từ lúc trong một hang đá hốc cây , sau đó là một mái nhà Dù không gian sinh tồn ấy ngày càng mở rộng và chịu sự chi phối của các quan
hệ kinh tế - xã hội nhưng nhu cầu quần tụ vẫn luôn luôn được đặt ra, cho dù ngày nay khái niệm không gian sinh tồn không còn giữ nguyên nghĩa như một giới hạn địa lý thuần tuý nữa Cho dù sự can thiệp, mức độ quan tâm giữa các thành viên gia đình đã được thay thế, đảm nhận ở mức độ đáng kể sự quan tâm, chăm sóc giữa các thành viên, các thế hệ trong mỗi gia đình không vì thế
mà mất đi mà trái lại nó được củng cố, được thực hiện nhờ thiết bị, phương tiện và tiện nghi ngày càng hiện đại đầy đủ hơn (An cư lập nghiệp)
2.8.4 Quan hệ nuôi dưỡng giữa các thành viên và các thế hệ thành viên trong gia đình
Nuôi dưỡng là một nghĩa vụ, một trách nhiệm đồng thời còn là một quyền lợi thiêng liêng của gia đình của các thành viên gia đình đối với nhau Nuôi dưỡng không đơn thuần chỉ là các bậc cha mẹ, ông bà nuôi dưỡng con cháu mà còn là hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng của con cháu đối với cha mẹ, ông
bà, giữa các thành viên khoẻ mạnh có thuận lợi trong làm ăn sinh sống đối với những thành viên gặp khó khăn, rủi ro về sức khoẻ về làm ăn sinh sống Mặc dù
xã hội phát triển sự quan tâm của xã hội đối với gia đình và các thành viên gia đình qua các chính sách bảo hiểm, chăm sóc y tế, dưỡng lão nhưng nuôi dưỡng của gia đình có những đặc thù mà xã hội dù có hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế được và càng không nên đặt vấn đề thay thế hoàn toàn
Trang 143.1 Lý giải:
Theo phương pháp chiết tự thì ổ bệnh đa thế hệ được hiểu như sau: “Ổ bệnh” giống như một loại bệnh dịch hoành hành và rất nguy hiểm “Đa thế hệ” cho thấy
sự ảnh hưởng này mang tính hệ thống chứ không đơn thuần là một cá nhân Nó
có sức ảnh hưởng qua nhiều bậc, nhiều thế hệ
Như vậy: ổ bệnh đa thế thế hệ là một loại bệnh nguy hiểm có tính lan truyền từ đời này sang đời khác trong cùng một hệ thống
Hai người mang theo mâu thuẫn (bệnh tâm lí), mà những mâu thuẫn này đã có từ thời cha mẹ của cả hai người Cho nên, sau khi hai người mang theo mâu thuẫn
mà mẫu thuẫn có nguồn gốc từ thời cha mẹ họ kết hôn với nhau Khi họ sống cùng nhau và khi sự thân mật tăng lên thì đồng thời cũng tăng lên về mâu thuẫn
Họ phải đấu tranh bằng cách cách li những mâu thuẫn ấy Gia đình nhìn bề ngoài rất hạnh phúc vui vẽ Tuy nhiên, bên trong ấy là cả một cuộc chiến thầm lặng, đấu tranh cảm xúc, đấu tranh nội tâm rất dữ dội.
Điều quan trọng hơn là sau khi đứa trẻ ra đời trong một gia đình mẫu thuẫn thế hệ như vậy, đứa trẻ sẽ trở thành tâm điểm trong mối quan hệ, đứa trẻ bị khóa chặt trong mối quan hệ hệ thống mà không thoát ra được Lúc này, đứa trẻ trở thành “bệnh nhân chỉ định” Trẻ thường bị rối loạn cảm xúc, được đưa đi điều trị tâm lí Nhưng thật
ra đứa trẻ này là một dấu hiệu của cuộc hôn nhân có vấn đề về mặt cảm xúc.[1).
3.2 Bình luận:
Trong gia đình, ngoài các mối qua hệ nói trên còn có mối quan hệ giữa ông bà và các cháu, anh chị và các em Mối quan hệ này càng bền chặt thì càng làm phong phú thêm đời sống tinh thần của các cá nhân trong gia đình Các bậc lớn tuổi phải làm gương, tự điều chỉnh hành vi của mình thì mới đáp ứng được vấn đề đạo đức, văn hóa và các mối quan hệ đặt ra trong phạm vi gia đình Người xưa nói “rau nào sâu đó”, lối sống của cha mẹ và những người trong gia đình ảnh hưởng rất lớn đến trẻ em
Trở thành một người có nhân cách tốt khi trưởng thành hoàn toàn không dễ Không thể chủ quan khi cho rằng “cha mẹ sinh con trời sinh tính” mà câu nói “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” rất đúng đối với trẻ Giáo dục con cái không thể chỉ bằng lời nói mà phải bằng những công việc cụ thể, mọi hành vi, thái độ, lối sống của người lớn có có tác động trực tiếp tới việc hình thành, phát triển nhân cách của trẻ Trẻ em sẽ khôngtôn trọng người lớn nếu nó như chúng thấy cha mẹ mình thể hiện sự thiếu tôn trọng lẫn nhau
3 Ổ Bệnh Đa Thế Hệ