DANH M ỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ Danh m ục bảng 1 Bảng 2.1 Bảng mô tả khách thể nghiên cứu chính 50 2 Bảng 2.2 Bảng mô tả cách đánh giá về mặt nội dung trắc nghiệm 7 Bảng 2.7 Phân chia mức
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ H ỌC
KHÓA LU ẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH TÂM LÝ H ỌC
Thành ph ố Hồ Chí Minh, năm 2017
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ H ỌC
KHÓA LU ẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH TÂM LÝ H ỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC THS KI ỀU THỊ THANH TRÀ
Thành ph ố Hồ Chí Minh, năm 2017
Trang 3L ỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện
Tất cả số liệu và kết quả nghiên cứu trong công trình này đều khách quan, trung
thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác
Trang 4CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÌNH ẢNH BẢN THÂN CỦA
THI ẾU NIÊN SỐNG TRONG TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI 5
1.1 Tổng quan một số công trình nghiên cứu về hình ảnh bản thân và trẻ
1.3 Một số đặc điểm tâm sinh lý của thiếu niên 23 1.4 Thiếu niên sống trong trung tâm bảo trợ xã hội 30 1.5 Hình ảnh bản thân của thiếu niên sống trong trung tâm bảo trợ xã hội 40
CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HÌNH ẢNH
B ẢN THÂN CỦA THIẾU NIÊN SỐNG TRONG TRUNG TÂM BẢO
TR Ợ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
48
2.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng hình ảnh bản thân của thiếu niên sống
trong trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 60
Trang 6DANH M ỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ Danh m ục bảng
1 Bảng 2.1 Bảng mô tả khách thể nghiên cứu chính 50
2 Bảng 2.2 Bảng mô tả cách đánh giá về mặt nội dung trắc nghiệm
7 Bảng 2.7 Phân chia mức độ hình ảnh bản thân dựa trên thang đo
8 Bảng 2.8 Mức độ biểu hiện HABT của thiếu niên sống trong
TTBTXH trên địa bàn TP.HCM thông qua trắc nghiệm TST
60
9 Bảng 2.9 Tỉ lệ % nội dung biểu hiện HABT của thiếu niên ở từng
10 Bảng 2.10 Mức độ biểu hiện HABT của thiếu niên sống trong
TTBTXH trên địa bàn TP.HCM thông qua trắc nghiệm tranh vẽ DAS
67
11 Bảng 2.11 Đặc điểm nhân vật chính và nội dung câu chuyện của
thiếu niên sống trong TTBTXH trên địa bàn TP.HCM thông qua trắc nghiệm tranh vẽ DAS
69
12 Bảng 2.12 Mức độ biểu hiện hình ảnh bản thân thông qua trắc
13 Bảng 2.13 Mức độ biểu hiện HABT của thiếu niên sống trong
TTBTXH và thiếu niên có hoàn cảnh bình thường trên địa bàn TP.HCM thông qua ba công cụ
76
14 Bảng 2.14 Kết quả kiểm nghiệm trung bình HABT nội cá nhân và
liên cá nhân của thiếu niên sống trong TTBTXH và thiếu niên có hoàn cảnh bình thường trên địa bàn TP.HCM
80
15 Bảng 2.15 Mức độ biểu hiện HABT của thiếu niên sống trong
TTBTXH trên địa bàn TP.HCM thông qua ba công cụ 81
16 Bảng 2.16 Kết quả đánh giá HABT của khách thể T bằng thang đo
HABT Singelis
84
17 Bảng 2.17 Kết quả đánh giá HABT của khách thể Q bằng thang đo
Trang 7Danh m ục biểu đồ
1 Biểu đồ 2.1 Tỉ lệ % nội dung biểu hiện HABT của thiếu niên sống
trong TTBTXH trên địa bàn TP.HCM thông qua trắc nghiệm TST xét trên toàn mẫu
62
2 Biểu đồ 2.2 Tỉ lệ % nội dung biểu hiện HABT của nam và nữ thiếu
niên sống trong TTBTXH trên địa bàn TP.HCM thông qua trắc nghiệm TST
64
3 Biểu đồ 2.3 Tính chất HABT của thiếu niên sống trong TTBTXH
thể hiện thông qua trắc nghiệm tranh vẽ DAS 68
4 Biểu đồ 2.4 Tỉ lệ % nội dung biểu hiện HABT của thiếu niên sống
trong TTBTXH và thiếu niên có hoàn cảnh bình thường trên địa bàn TP.HCM thông qua trắc nghiệm TST
77
5 Biểu đồ 2.5 Tỉ lệ % tính chất HABT của thiếu niên sống trong
TTBTXH và thiếu niên có hoàn cảnh bình thường thông qua trắc nghiệm tranh vẽ SDT/DAS
78
6 Biểu đồ 2.6 Tỉ lệ % loại cảm xúc chủ đạo thể hiện trong tranh vẽ của
thiếu niên sống trong TTBTXH và thiếu niên có hoàn
cảnh bình thường trên địa bàn TP.HCM
79
7 Biểu đồ 2.7 Tỉ lệ % nội dung câu chuyện của thiếu niên sống trong
TTBTXH và thiếu niên có hoàn cảnh bình thường trên địa bàn TP.HCM
79
Danh m ục hình vẽ
1 Hình 2.1 Hình vẽ mẫu trong trắc nghiệm tranh vẽ DAS 52
2 Hình 2.2 Một số tranh thể hiện hung tính của thiếu niên sống
3 Hình 2.3 Một số tranh thể hiện xu hướng tự hủy của thiếu niên
sống trong TTBTXH trên địa bàn TP.HCM 71
Trang 8M Ở ĐẦU
1 LÝ DO CH ỌN ĐỀ TÀI
Bản chất của cuộc sống là luôn vận động và phát triển, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, con người cần phải không ngừng phát triển và hoàn thiện
bản thân Để làm được điều đó, trước hết con người cần phải tự ý thức về hình ảnh
bản thân của chính mình Hình ảnh bản thân là cách con người nhận thức về chính mình, là những suy nghĩ về bản thân được hình thành trong suốt quá trình con người phát triển Hình ảnh bản thân sẽ giúp cá nhân trả lời cho câu hỏi “Tôi là ai? Giá trị
c ủa tôi là gì?” Những nhận thức về bản thân đó có thể mang màu sắc tích cực, cho
con người cảm thấy tự tin trong suy nghĩ và hành động, nhưng cũng có thể tiêu cực, làm cho con người cảm thấy nghi ngờ khả năng và ý nghĩ của mình Hình ảnh bản thân của cá nhân có thể được hình thành từ những trải nghiệm của cá nhân về bản thân hoặc chiêm nghiệm những đánh giá của người khác về cá nhân đó Có hình ảnh
bản thân không đúng với thực tế sẽ làm cho con người thụt lùi [69], vì vậy, hình ảnh
bản thân là thành tố quan trọng không thể thiếu trong cấu thành nhân cách của mỗi người
Trên thế giới, hình ảnh bản thân là vấn đề đã và đang nhận được sự quan tâm sâu sắc của xã hội Có thể kể đến một số tác phẩm có đề cập tới vai trò và tầm quan
trọng của hình ảnh bản thân đối với sự phát triển của con người như “Awaken the
genius within you” c ủa tác giả Sunil Shama, “Self esteem secret” của tác giả Karl
Perera, Tuy nhiên, ở Việt Nam vấn đề này còn tương đối hạn chế trong các nghiên
cứu tâm lý học
Thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ sẽ gánh vác trách nhiệm phát triển và xây dựng nước nhà Các em có những ước mơ, hoài bão và những nhu
cầu cần được đáp ứng về vật chất và cả tinh thần để trưởng thành và phát triển Đặc
biệt, lứa tuổi thiếu niên là giai đoạn cực kì quan trọng trong tiến trình phát triển của
một đời người Về sinh lý, lứa tuổi thiếu niên diễn ra sự cải tổ rất mạnh mẽ và sâu
sắc về cơ thể, tốc độ phát triển cơ thể rất nhanh và mạnh nhưng không đồng đều về
mọi mặt, đặc biệt xuất hiện hiện tượng dậy thì đánh dấu sự trưởng thành hệ sinh dục ững biến đổi rõ rệt về sinh lý này cho thiếu niên nảy sinh cảm giác về tính người
Trang 9lớn Hơn nữa, đây là giai đoạn rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách, tự ý
thức phát triển mạnh mẽ, tạo ra những phẩm chất mới so với giai đoạn trước, bước đầu xây dựng nên hình ảnh bản thân
Thiếu niên sống ở trung tâm bảo trợ xã hội là những em trong độ tuổi từ 11 đến
15 tuổi bị bỏ rơi, mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích
hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; có cha
hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, trẻ em nhiễm HIV/AIDS Mặc dù những nhu cầu căn bản về vật chất có thể được đáp ứng, nhưng các em phải sống trong một môi trường hoàn toàn khác biệt, không được sống trong gia đình tức là trẻ đã mất đi môi trường xã hội hoá cơ bản nhất, đầu tiên nhất của con người Điều này có thể ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các
em, đặc biệt ở tuổi thiếu niên, tự ý thức phát triển mạnh mẽ, các em thường tự nhận
thức mình qua kinh nghiệm cá nhân và qua những đánh giá từ người khác và bước đầu hình thành nên hình ảnh bản thân
Để có cái nhìn sâu sắc hơn về nhân cách nói chung và hình ảnh bản thân nói riêng của thiếu niên sống trong trung tâm bảo trợ xã hội, đề tài “Hình ảnh bản thân
c ủa thiếu niên sống trong trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” được xác lập
2 M ỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thực trạng hình ảnh bản thân của thiếu niên sống trong trung tâm bảo
trợ xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Hình ảnh bản thân của thiếu niên sống trong trung tâm
bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Trang 10Hình ảnh bản thân của phần lớn thiếu niên sống trong trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ở mức trung bình, kém sâu sắc và mờ nhạt
5 NHI ỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1 Nghiên cứu, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá các vấn đề lý luận có liên quan để xác lập cơ sở lý luận cho đề tài
5.2 Khảo sát thực trạng hình ảnh bản thân của thiếu niên sống ở trung tâm bảo trợ xã
hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm giúp các em xây dựng hình ảnh bản thân tích cực
6 PH ẠM VI NGHIÊN CỨU
6.1 Gi ới hạn về nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hình ảnh bản thân của thiếu niên sống ở trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trong đó, tập trung phân tích
nội dung để xác định tính chất của hình ảnh bản thân
6.2 Gi ới hạn về khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu chính: 100 thiếu niên đang sống trong 6 trung tâm bảo
trợ xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm: Làng thiếu niên Thủ Đức;
Cơ sở bảo trợ xã hội Hóc Môn; Mái ấm quận 8; Mái ấm Ánh Sáng (quận 3); Mái ấm
Ga Sài Gòn (quận 3) và Mái ấm Ánh Sáng nam (quận 10)
Khách thể nghiên cứu hỗ trợ: 102 thiếu niên có hoàn cảnh bình thường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và một số giáo viên, mẹ giáo dưỡng tại các trung tâm
bảo trợ xã hội kể trên
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá các vấn đề lý luận và công trình nghiên cứu có liên quan để xác lập cơ sở lý luận cho đề tài
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng phối hợp các phương pháp: phương pháp trắc nghiệm (trắc nghiệm TST; trắc nghiệm tranh vẽ DAS; trắc nghiệm Rorschach); phương pháp điều tra bằng
bảng hỏi (thang đo hình ảnh bản thân của Ted Singelis); phương pháp phỏng vấn; phương pháp nghiên cứu trường hợp để nghiên cứu thực trạng hình ảnh bản thân của
ếu niên sống trong trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Trang 117.3 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm SPSS for Windows phiên bản 20.0 để xử lý số liệu thu được từ khảo sát thực trạng
Trang 12CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÌNH ẢNH BẢN THÂN
C ỦA THIẾU NIÊN SỐNG TRONG TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI 1.1 T ổng quan một số công trình nghiên cứu về hình ảnh bản thân và trẻ em có hoàn c ảnh đặc biệt
1.1.1 T ổng quan một số công trình nghiên cứu về hình ảnh bản thân
1.1.1.1 Ở nước ngoài
HABT từ lâu đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của các nhà nghiên cứu trên thế
giới Có thể kể đến các tác phẩm và công trình nghiên cứu về HABT như:
Alfred Adler – bác sĩ tâm thần – người sáng lập trường phái Tâm lý học cá nhân, đã đề cập đến vấn đề HABT trong hai tác phẩm “Study of Organ Inferiority and its Psychial Compensation” năm 1917 và “Understanding Human Nature” năm 1959 Ông cho rằng, có hai thành phần quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành HABT của cá nhân cần được lưu ý, đó là thứ tự của
đứa trẻ được sinh ra trong gia đình và một loại phức cảm gọi là “phức cảm tự
ti” Theo Adler, thứ tự của đứa trẻ trong gia đình (con trưởng, con út hay con
thứ) sẽ đóng dấu lên sự tồn tại, đóng nhãn lên đứa trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý cả cuộc đời Ảnh hưởng của thứ tự sinh rất phức tạp và dễ thay đổi
Một mặt, thứ tự sinh ảnh hưởng với vai trò của cá thể: đứa trẻ trông đợi điều gì
từ cha mẹ và anh chị em, và ngược lại cha mẹ và anh chị em trông đợi điều gì từ
nó, giá trị bản thân của đứa trẻ dần được hình thành Mặt khác, vai trò đó (sự kì
vọng của đứa trẻ lên mọi người và sự kì vọng của mọi người lên đứa trẻ), diện
mạo của chúng và khoảng cách giữa cha mẹ và anh chị em với nó lại thay đổi theo thời gian Giả thuyết của Adler cho rằng thứ tự sinh sẽ ảnh hưởng đến số
mệnh và sự phát triển nhân cách của trẻ, và đó chính là yếu tố tiền đề tạo nên HABT của cá nhân [46] Bên cạnh đó, phức cảm tự ti biểu thị một nhóm ý tưởng có hoặc không liên quan đến hình ảnh thực tế của bản thân Một người có
thể có nhiều hơn một phức cảm tự ti và cần lưu ý rằng người có phức cảm tự ti không đồng nghĩa với người đó thấp kém (họ hoàn toàn có thể là những thần đồng toán học, thiên tài âm nhạc hoặc có vẻ ngoài rất ưa nhìn…), mà phức cảm
ự ti là một phần tạo nên HABT ở một người Theo ông, phức cảm tự ti hình
Trang 13thành là do xu hướng phấn đấu hiện thực tiềm năng bản thân ở con người, mỗi
cá nhân phấn đấu để hoàn thiện mình Xu hướng này quyết liệt đến nỗi chỉ cần
xuất hiện một số trở ngại là ngay lập tức khiến con người cảm thấy thua kém,
nó như một “phước lành” được nguỵ trang trong vỏ bọc của “cảm giác thấp kém” và nó giúp con người luôn tiến về phía trước [45] Như vậy, theo Adler,
phức cảm tự ti là một phần của HABT, nó có thể tồn tại như HABT tiêu cực ở
một người, làm cho cá nhân cảm thấy thấp kém Tuy nhiên nó hoạt động theo nguyên tắc hiện thực hoá tiềm năng và định hướng con người hoàn thiện bản thân
H.S Sullivan (1949) dùng khái niệm sự nhân cách hóa để nói về HABT Ông cho rằng khi đứa trẻ phát triển ngày càng tăng các dạng thức kinh nghiệm
phức tạp hơn để ứng phó với môi trường xung quanh, đồng thời chúng cũng đang phát triển các kiểu kỳ vọng của xã hội Mỗi kiểu kỳ vọng được học tập lúc đầu được đặc trưng cho cho một cá nhân được gọi là sự nhân cách hóa lại cá nhân đó Một sự nhân cách hóa quan trọng đặc biệt là bản thân và HABT là sự
hợp nhất “cái tôi” tốt, “cái tôi” xấu và không phải “cái tôi” [75; tr 98-112]
T.B Rogers, N.A Kuiper và W.S Kirker (1977) quan niệm HABT là hình ảnh trong tâm trí tương đối khó thay đổi, bao gồm những đặc điểm mà người khác có thể nhận biết dựa trên những suy nghĩ, đánh giá của người khác về cá nhân và những đặc điểm do cá nhân đó tự nhận ra về bản thân thông qua những
trải nghiệm của mình hoặc chiêm nghiệm những đánh giá của người khác [67;
tr 677- 688]
Theo Sunil Sharma (2008), HABT có tác động vô cùng to lớn tới hạnh phúc trong cuộc sống HABT là sự nhận thức của cá nhân về chính mình, là những suy nghĩ về bản thân được hình thành qua năm tháng Nhận thức về bản thân này có thể mang màu sắc rất tích cực, giúp cá nhân cảm thấy tự tin trong suy nghĩ và hành động Nhưng HABT cũng có thể trở nên tiêu cực, làm cho cá nhân
cảm thấy nghi ngờ về chính bản thân [69]
Tác giả Maxwell Maltz (2008) khai thác khá sâu về vấn đề HABT dưới góc
độ tâm lý học Theo ông, con người sẽ có được nguồn sức mạnh vô cùng to lớn
Trang 14khi hiểu rõ về HABT của chính mình và dùng sức mạnh của ý thức điều chỉnh
nó, làm cho HABT phát triển theo hướng có lợi Theo đó, ông quan niệm HABT là cách thức khái niệm hóa cá nhân thiết lập trong tâm trí về kiểu dạng
bản thân là người như thế nào Mỗi cá nhân đều vẽ bức tranh tâm thần về bản thân mình, và bức tranh này có khuynh hướng ổn định theo thời gian HABT phát triển dựa trên phần lớn sự đo lường những gì cá nhân học hỏi được từ môi trường, như điều người khác đánh giá về cá nhân và cách họ tương tác với cá nhân Tuy nhiên, HABT cũng khởi lên do chính cách cá nhân phản ứng, những
diễn giải đặc thù về các sự kiện, và nhất là phương thức cá nhân đánh giá cả bản thân lẫn bản chất các tương tác với người khác [65]
Gary van Warmerdam (2014) quan niệm HABT là những hình ảnh được tạo
ra và lưu giữ trong tâm trí một cách vô thức, nó bị ảnh hưởng bởi những sự kiện đầy cảm xúc mà con người trải qua trong suốt tiến trình phát triển Ở mỗi người
sẽ tồn tại những HABT tích cực và tiêu cực (thậm chí chúng có thể đối nghịch
lại với nhau) và chúng có thể chuyển hoá qua lại HABT ở mỗi người luôn tồn
tại song song hai thái cực, vì vậy có thể dùng ý thức để tác động vào những HABT tiêu cực, giúp nó phát triển theo hương có lợi cho ta Đồng thời, ông cho
rằng con người không nên phán xét bản thân mình qua những sự kiện đơn lẻ, bị chi phối bởi những nhận định, đánh giá của người khác, luôn giữ khoảng cách
với lời nói của người khác bởi vì chỉ có chính bạn mới nói được rằng: bạn là người như thế nào [78]
Năm 2005, Brian Lam đã có một nghiên cứu về HABT và tác động trực tiếp cũng như gián tiếp của trầm cảm thông qua một vài biến số như: sự gắn kết của gia đình, sự nâng đỡ của bạn bè đồng trang lứa, và lòng tự trọng Nghiên cứu cho thấy: các chiều hướng của HABT (hình ảnh nội cá nhân và liên cá nhân) chỉ
có tác động gián tiếp; Người có HABT theo hướng liên cá nhân (thường là người Á Đông) dễ cảm thấy bất an, khó chịu vì không kiểm soát được tình
huống liên quan đến giao tiếp liên cá nhân và họ thường có triệu chứng trầm
cảm cao hơn những người có HABT theo hướng nội cá nhân (thường là người phương Tây) [62]
Trang 15 Năm 2006, Katherine White thực hiện một nghiên cứu về “Văn hoá, HABT,
ph ản ứng tình cảm đối với sự thành công và thất bại của người khác” Tác giả
đã xem xét về ảnh hưởng của yếu tố văn hoá và HABT đến cách thức hành động của cá nhân khi thấy người khác thành công hay thất bại Nghiên cứu được thực hiện trên hai nhóm sinh viên: một nhóm sinh viên Canada gốc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc ) và một nhóm sinh viên Canada gốc Âu (Anh, Pháp, Đức ) Kết quả cho thấy rằng những sinh viên Canada gốc Á có HABT thiên về hình ảnh liên cá nhân trong khi nhóm sinh viên Canada gốc Âu
có HABT thiên về hình ảnh nội cá nhân Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng người có HABT thiên về liên cá nhân sẽ có xu hướng thích nghe về những
người thành công hơn là thất bại, để cải thiện bản thân Những người có HABT thiên về nội cá nhân sẽ dễ cảm thấy khó chịu khi mình là người thành công trong nhóm không thành công và ngược lại; trong khi những người có HABT thiên về liên cá nhân sẽ cảm thấy dễ chịu khi mình thuộc về nhóm thành công
và khó chịu khi mình thuộc về nhóm không thành công [79]
Năm 2011, C.A Levinson, J.K Langer và T.L Rodebaugh thuộc trường đại
học Washington khảo sát về “HABT và lo âu xã hội: xét dưới góc độ nhân
cách” HABT được phát hiện là một phương tiện tiềm năng để giải thích sự khác biệt giữa các nền văn hoá đối với chứng lo âu xã hội Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa tính hướng ngoại và trạng thái lo âu thường trực chịu ảnh hưởng
nhất định từ HABT liên cá nhân Ngoài ra, mối quan hệ giữa lo âu xã hội và HABT liên cá nhân có thể dung hoà trạng thái lo âu thường trực của cá nhân
Từ những kết quả này có thể nhận định rằng, nét nhân cách có vai trò quan
trọng trong mối quan hệ giữa lo âu xã hội và HABT [64]
Năm 2012, E Duncan, V Ornaghi và I Grazzani tiếp tục đề cập đến HABT qua một nghiên cứu về HABT và sức khoẻ tinh thần của thanh niên ở hai quốc gia châu Âu, khảo sát được thực hiện trên 815 học sinh Scotland và Ý Nghiên
cứu đã đưa ra kết quả rằng: cá nhân nào có sức khoẻ tinh thần tốt (dựa trên ba tiêu chí: thoã mãn với cuộc sống, lạc quan, hạnh phúc chủ quan) thì có HABT theo hướng nội cá nhân Theo đó, nhóm học sinh Ý có điểm hình ảnh nội cá
Trang 16nhân cao hơn nhóm Scotland và yếu tố giới tính có ảnh hưởng đáng kể đến ảnh hưởng của hình ảnh liên cá nhân lên bản thân chủ thể [55]
Năm 2014, nghiên cứu về “Thể hiện bản thân của học sinh trên facebook:
M ột cách thức xem xét nhân cách và các yếu tố của HABT” của BaiYun Chen
và Justin Marcus, đã khảo sát ảnh hưởng của tính cách và văn hoá lên việc giao
tiếp nhằm thể hiện bản thân trên facebook của sinh viên Kết quả cho thấy, có
sự khác nhau trong việc thể hiện bản thân trên facebook và trên thực tế của sinh viên, và điều đó phụ thuộc vào tính cách, nền văn hoá và xu hướng của HABT [53]
Có thể nhận thấy các nghiên cứu về HABT đã được thực hiện từ rất lâu Sức lan
toả của các nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến HABT đã cho thấy sự quan tâm
của con người đối với vấn đề này vẫn chưa hề hạ xuống mà còn ngày một sâu sắc hơn, nhất là trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay Các công trình nghiên
cứu HABT trên thế giới đa phần nghiên cứu mối tương quan của HABT với các yếu
tố tâm lý khác của nhân cách chứ vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu HABT như một đối tượng nghiên cứu độc lập
1.1.1.2 Ở Việt Nam
HABT là mảng đề tài còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam vì thế nên công trình nghiên cứu về HABT vẫn còn khá khan hiếm, chủ yếu là các nghiên cứu về lĩnh vực
có liên quan đến HABT như:
HABT là một phần của tự ý thức nên có thể kể đến các công trình nghiên
cứu lý luận về ý thức và tự ý thức như: Bản chất của ý thức (Lê Khanh, 2003) [20]; V ấn đề ý thức, tự ý thức trong tâm lý học (Trần Ninh Giang, 2005) [9]; Về
v ấn đề tự ý thức trong tâm lý học tộc người (Đỗ Long, 2005) [25; tr74];… Các
nghiên cứu đã đi sâu vào các vấn đề lý luận, phương pháp luận về bản chất, cấu trúc của ý thức, tự ý thức trong quá trình phát triển tâm lý con người
Bên cạnh đó, có thể nhắc đến một số công trình nghiên cứu về tự đánh giá -
một phần quan trọng để dựa vào đó cá nhân xây dựng HABT của chính mình;
chẳng hạn:
Trang 17+ Luận văn Thạc sĩ của tác giả Ngô Thị Đẹp “Những yếu tố tác
động đến tự đánh giá của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh” trên 234
sinh viên ở các trường Đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Đề tài
đã kết luận là tự đánh giá của sinh viên ở mức trung bình trong đó tự đánh giá sự “quan tâm của gia đình” là cao nhất [5]
+ Công trình nghiên cứu “Những tổn thương tâm lý của thiếu niên
do b ố mẹ ly hôn” của Văn Thị Kim Cúc thực hiện năm 2002, đã so sánh tự
đánh giá giữa trẻ trong các gia đình ly hôn và trẻ trong các gia đình bình thường Kết quả nghiên cứu cho thấy, các các em trong gia đình ly hôn và trong gia đình bình thường đều có điểm số trung bình của cái “Tôi” xã hội, cái “Tôi” trường học khá cao và điểm trung bình của cái “Tôi” cảm xúc tiêu cực đều thấp Các em trong gia đình ly hôn có điểm số cái “Tôi” thể
chất thấp hơn các em trong gia đình bình thường [1]
+ Tác giả Đỗ Ngọc Khanh đã tìm hiểu về thực trạng tự đánh giá của
học sinh Trung học cơ sở ở Hà Nội và các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá của các em như cách ứng xử của cha, mẹ và yếu tố môi trường xung quanh Tác giả sử dụng phương pháp trị liệu nhận thức – hành vi để giúp
học sinh có tự đánh giá đúng [21]
+ Nghiên cứu “Định hướng giá trị nhân cách của học sinh trung
h ọc phổ thông thể hiện trong quan hệ với bản thân” của tác giả Nguyễn
Thị Mai Lan đã rút ra kết luận: Phần lớn học sinh THPT được khảo sát tự đánh giá bản thân chưa có ý thức trong hoạt động học tập của mình Tác
giả cũng chỉ ra rằng: đa số học sinh THPT có cái tôi hiện thực là người
sống lương thiện, người tốt, có trách nhiệm với bản thân, có lý tưởng và
sống theo chuẩn mực của nhà trường và xã hội [24; tr117]
Đặc biệt, HABT cũng đã được nghiên cứu trong Luận án tiến sỹ tâm lý học
“S ự phát triển tâm lý của học sinh trung học cơ sở” của tác giả Nguyễn Thị
Phương Hoa năm 2016 Nghiên cứu đã đi vào tìm hiểu, đánh giá thực trạng tâm
lý của học sinh Trung học cơ sở ở ba khía cạnh: Hình ảnh bản thân, năng lực
cảm xúc và quan hệ xã hội Kết quả cho thấy, hình ảnh bản thân – vấn đề trung
Trang 18tâm của nhân cách – có sự thay đổi về chất ở lứa tuổi này Cụ thể, hình ảnh bản thân của học sinh THCS diễn ra những thay đổi nhanh và mạnh ở thời điểm đầu
cấp học (lớp 6, lớp 7) và ổn định hơn ở thời điểm cuối cấp (lớp 9) Sự thay đổi
rõ nét và đáng chú ý nhất trong hình ảnh cái tôi của các em là giảm các mô tả, đánh giá đặc điểm bên ngoài; giảm mô tả hành vi, tăng định hướng giá trị, thái
độ và quan điểm trong quan hệ liên cá nhân Thay đổi ít rõ nét là các kì vọng
của bản thân [17]
Bên cạnh những công trình nghiên cứu mang tính học thuật, HABT đã được
đề cập dưới góc nhìn Phật Giáo Nhà sư Thích Nhật Từ đã thuyết giảng cho các
Phật tử rằng: Con người được cấu tạo từ thân (tứ đại: đất, nước, lửa, khí) và tâm Ở mỗi người chúng ta đều tồn tại 4 phương diện tiêu cực: si, kiến, mạn và
ái, từ đó hình thành 4 loại HABT tiêu cực tương ứng [85]:
- HABT thuộc về ngã si: đây là nhóm người xem thân thể, xem dòng
cảm xúc (buồn, khổ) của họ là thượng đế cho nên phải chăm chút nó,
kết quả làm cho họ trở thành nạn nhân của chính mình
- HABT thuộc về ngã kiến: Những người này xem thân thể của họ là
do thượng đế tạo ra, ngẫu nhiên mà có, không trân quý cũng chẳng chăm chút
- HABT thuộc về ngã ái: Họ thương bản thân một các kì quặc Họ nói
họ thương người tình, người chồng, người vợ nhưng thật ra học thương chính bản thân họ, bởi vì thương bản thân chịu cô đơn không
nổi, cái tôi của họ lúc nào cũng cần nhu cầu bưng bít để tạo cảm xúc
Tệ hơn nữa là nó diễn ra dưới hình thức tự ái: họ ý thức quá nhiều về HABT nên dễ dàng bị đau khổ khi người khác nói xấu, nói sai về mình, đau không chịu nổi và hậu quả cao nhất đó là tìm đến cái chết
Những ai quá quan trọng thanh danh càng dễ dàng đau khổ về phương diện cảm xúc, dễ vui, dễ buồn dễ phiền não, các phức cảm đó
rất nguy hiểm, dễ dàng tạo nên mặc cảm, đó là tự ái, đều thuộc về ngã ái
Trang 19- HABT thuộc về ngã mạn: Họ xem họ là là tất cả, là bản lề, là trục xoay, tất cả còn lại không phải họ đều chỉ là thứ yếu mà thôi
Có thể thấy, những nghiên cứu về HABT ở Việt Nam còn tương đối ít ỏi Các công trình nghiên cứu liệt kê ở trên là các đề tài nghiên cứu về mảng nhân cách: tự ý
thức, tự đánh giá hoặc các nghiên cứu chỉ có nhắc đến HABT chứ vẫn chưa có công trình nào xem HABT là đối tượng nghiên cứu độc lập, trong khi HABT là một
vấn đề ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm – nhất là trong một xã ngày càng phát triển như hiện nay, sự thay đổi và biến hoá đa dạng của văn hoá, cá nhân, cơ hội
và sự lựa chọn thì việc có một HABT không lành mạnh là một điều nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tự ý thức, tự đánh giá…của con người Trên thực tế,
những nghiên cứu về HABT cần được quan tâm, nghiên cứu một cách bài bản và hệ
thống nhằm xác định thực trạng để con người ý thức hơn về tầm quan trọng của HABT đối với đời sống tâm lý cá nhân
1.1.2 T ổng quan một số công trình nghiên cứu về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
1.1.2.1 Ở nước ngoài
Trẻ em là đối tượng nhận được sự quan tâm và bảo vệ của xã hội Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi về vật chất lẫn tinh thần so với các trẻ em cùng độ tuổi Chính vì vậy, các em trở thành đối tượng nhận được sự quan tâm đặc biệt Có khá nhiều công trình nghiên cứu về những rối nhiễu trên nhóm khách thể này được các nhà nghiên cứu thực hiện nhằm phát hiện sớm, tiên lượng và tìm kiếm các biện pháp hỗ trợ kịp thời Có thể kể đến một vài nghiên cứu như:
Tác giả Lauretta Bender đã thực hiện một nghiên cứu kéo dài 5 năm ở bệnh
viện Benllevue về những rối nhiễu cá nhân của trẻ bị bỏ rơi đã đưa ra những kết
luận sau:
“Nh ững trẻ em này thể hiện ra là không có khả năng yêu hoặc có ý thức
v ề lỗi lầm Chúng không có lương tâm Chúng không thể thiết lập các mối quan
h ệ liên tình cảm cho nên không thể nào áp dụng các biện pháp chữa hoặc sư
ph ạm Chúng không nhớ được kinh nghiệm đã qua, không rút ra được cái gì có
l ợi và không biểu lộ ra được động cơ về cách cư xử của chúng.” [51;
tr119-139]
Trang 20 Năm 1991, đề tài “Sự khác biệt về nhân cách giữa trẻ mồ côi và trẻ bình
thường” của J Uma đã đưa đến kết luận: tính cô lập, thái độ thù địch và sự
khinh miệt bản thân ở nhóm trẻ sống trong các trại mồ côi và TTBTXH cao hơn
hẳn so với nhóm trẻ bình thường Trong đó, thái độ thù địch bản thân tỉ lệ thuận
với: số năm mà trẻ sống trong các trại trẻ mồ côi và mức độ tin của trẻ về các
yếu tố bên ngoài sẽ kiểm soát cuộc đời mình [77]
Nghiên cứu “Những trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu và tỉ lệ rối nhiễu tâm lý
c ủa thân chủ” của hai tác giả G.R Brown và B Anderson vào năm 1991, kết
luận rằng những người bị bỏ rơi, bố mẹ li dị, qua đời hoặc phải trải qua những
chấn thương tâm lý lớn trong tuổi ấu thơ có khả năng mắc phải các chứng rối
loạn nhân cách cao hơn người bình thường [52]
Công trình “Ch ỉ báo tâm lý xã hội của nhân cách chống đối xã hội” được
Farrington thực hiện năm 2000 cho thấy, những người có trải nghiệm tiêu cực
thời thơ ấu (cha/mẹ phạm tội; thiếu vắng hình ảnh người cha/người mẹ; gia đình
ly tán) có thể dự báo cho nhân cách chống đối xã hội và tỉ lệ phạm pháp cao
[56]
Một nghiên cứu về sự phát triển của trẻ mồ côi sống tại các cô nhi viện thuộc dự án can thiệp sớm (BEIP) của các tác giả Smyke, Zeanah, Fox và Nelson trên 136 trẻ em Rumani bị bỏ rơi, trong đó chọn ngẫu nhiên 69 trẻ cho các gia đình nhận nuôi, 67 trẻ còn lại gửi vào các cô nhi viện và TTBTXH Nghiên cứu đã cho thấy rằng việc trẻ bị bỏ rơi sống ở cô nhi viện và TTBTXH
có thể sẽ ức chế sự phát triển tinh thần và thể chất ở trẻ [73]
Như vậy, một số công trình nghiên cứu trên đã cho thấy rằng, những rối nhiễu tâm lý tồn tại ở các em là có thật và đó là những rào cản lớn cản trở cho sự phát triển hoàn thiện về sau của các em Các em xứng đáng được nhận sự quan tâm của xã hội
để bù đắp phần nào những tổn thất mà các em đang phải đối mặt Các công trình nghiên cứu về đối tượng trẻ em này nhằm tìm giải pháp hỗ trợ cho vấn đề của các em
là cấp thiết
Trang 211.1.2.2 Ở Việt Nam
Có thể kể đến một số nghiên cứu trên trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam như:
“Tr ẻ em có hoàn cảnh khó khăn với các lớp học linh hoạt” là bài viết của tác
giả Trần Thị Minh Đức (2000) về mô hình lớp học linh hoạt cho trẻ có hoàn
cảnh đặc biệt không thể đến trường học văn hoá hay học nghề Đối tượng của
lớp học linh hoạt là những em thuộc gia đình nghèo hoặc bố mẹ va vào các tệ
nạn xã hội hoặc trẻ mồ côi trong các TTBTXH, mái ấm, cô nhi viện… Tác giả
đã sử dụng phương pháp nghiên cứu: quan sát, phỏng vấn trẻ, giáo viên và cha
mẹ trẻ để giới thiệu một hình thức giáo dục không chính quy, không mang tính hàn lâm cho đối tượng theo học Vấn đề tác giả đặt ra là tương lai của các lớp
học này sẽ ra sao nếu các nguồn tài trợ không còn để trả lương giáo viên, mua sách vở, khám chữa bệnh và chuẩn bị bữa ăn cho các em [7]
Luận văn thạc sĩ “Sự thích nghi tâm lý - xã hội của trẻ em trong các gia đình
ly hôn” của tác giả Nguyễn Thị Minh Hằng thực hiện năm 2001 đã trình bày về
những rối nhiễu tâm lý đã và đang có thể xảy đến đối với trẻ song trong các gia đình đỗ vỡ [14]
Bài viết “Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng
đồng - những cơ sở xã hội và thách thức” của hai tác giả Nguyễn Hồng Thái và
Phạm Đỗ Nhật Thắng năm 2005 đã tìm hiểu sự chuyển đổi cách tiếp cận trẻ em truyền thống sang tiếp cận trên cơ sở quyền trẻ em hiện nay Theo đó, cách tiếp
cận truyền thống là tiếp cận dưới góc độ trẻ em là đối tượng cần được hỗ trợ và
bảo vệ từ trên xuống mang nặng tính từ thiện, bao cấp, còn tiếp cận trên cơ sở quyền trẻ em nhìn nhận trẻ em là chủ thể của quyền, có quyền được chăm sóc,
bảo vệ Trước bối cảnh số lượng trẻ em đặc biệt cần được bảo vệ ngày càng gia tăng trong khi các hình thức chăm sóc tập trung đã và đang vượt quá nhu cầu đầu vào thì hình thức chăm sóc, bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng ngày càng trở lên phù hợp hơn [34; tr 92]
Tiếp nối các nghiên cứu về chủ đề này, công trình nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2008 - 2009 của nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Dung, Bùi Đoàn
Trang 22Danh Thảo, Nguyễn Thị Kim Thanh về đề tài “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt –
lý lu ận và thực tiễn” đã trình bày thực trạng những khó khăn trong việc hoà
nhập với môi trường xã hội mà các trẻ sống trong các TTBTXH gặp phải [3]
Trong công trình “Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: cơ sở lý luận và thực tiễn pháp lý về dân sự Việt Nam hiện nay”, tác giả
Dương Hải Yến đã tìm hiểu và phân tích các quy định hiện hành về chăm sóc
và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, từ đó đưa ra một số phương hướng và
giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong thực tiễn [43]
Trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2009 của tác giả Văn Thị Kim Cúc về “Tổn thương tâm lý của trẻ 10-15 tuổi do ly hôn của bố mẹ”, tác giả đã
gọi “những tổn thương tâm lý gây ra bởi sự chia ly của bố mẹ là các vết bầm
c ủa tâm hồn và những tác động tiêu cực gây ra bởi sự chia ly của bố mẹ không
hi ện nguyên hình hai năm rõ mười, mà nguỵ trang dưới các mặc cảm, các hình
th ức tự vệ gây ra những hạn chế trong cuộc đời và sự nghiệp của trẻ” [1; tr
66]
Qua quá trình tổng quan một số nghiên cứu về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở
Việt Nam, người nghiên cứu nhận thấy rằng, những nghiên cứu về trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt chủ yếu tập trung ở lĩnh vực xã hội học, công tác xã hội… trong khi các nghiên cứu về đặc điểm tâm lý còn khá chung chung, chưa thật sự đào sâu nghiên cứu những khía cạnh cụ thể trong đời sống tâm lý của nhóm khách thể này Trên thực tế, nếu vấn đề HABT vẫn còn khá khan hiếm trong các nghiên cứu tâm lý học ở Việt Nam thì việc nghiên cứu HABT của thiếu niên sống trong TTBTXH càng hiếm hoi hơn Thiếu niên sống trong TTBTXH là những thiếu niên
có hoàn cảnh đặc biệt (trẻ lang thang, bị bỏ rơi, không nơi nương tựa, mồ côi cha
hoặc mẹ; có cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam…), với hoàn cảnh xuất thân đặc biệt như vậy, HABT của các em được xây
dựng như thế nào? Tích cực hay tiêu cực, phù hợp hay chưa phù hợp…,?
Chính vì vậy, đề tài “Hình ảnh bản thân của thiếu niên sống trong trung tâm
ảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” được tiến hành nghiên cứu
Trang 231.2 M ột số khái niệm cơ bản
1.2.1 Ý th ức
Có nhiều quan niệm về ý thức dựa trên các cách tiếp cận khác nhau, cụ thể:
Theo từ điển Tiếng Việt, ý thức được hiểu như sau [41; tr1167]
- Khả năng của con người tái hiện hiện thực vào trong tư duy;
- Sự nhận thức trực tiếp, tức thời về hoạt động tâm lý của bản thân, sự
hiểu biết trực tiếp;
- Sự nhận thức đúng đắn, biểu hiện bằng thái độ, hành động cần phải
có
Từ điển tâm lý học của tác giả Vũ Dũng định nghĩa ý thức là “mức độ cao
c ủa sự phản ánh tâm lý, của khả năng tự điều chỉnh và chỉ có ở người như một sinh v ật xã hội – lịch sử” [4; tr1030]
Theo từ điển Giáo dục học, ý thức là:
- Khả năng của con người phản ánh và tái hiện thực tiễn khách quan vào trong tư duy Đây là hình thức phản ánh cao nhất của sự phản ánh tâm lý đặc trưng cho con người xã hội phát triển và có quan hệ
trực tiếp với ngôn ngữ
- Sự nhận thức trực tiếp, tức thời của mỗi người về thế giới xung quanh, về những suy nghĩ, thái độ, hành động của mình đối với
những sự vật bên ngoài và với bản thân [16; tr489-490]
Trong Tâm lý học, ý thức là lĩnh vực nghiên cứu thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học:
- Dưới góc độ của tâm lý học hoạt động, nhà tâm lý học A.N Leonchiev cho rằng ý thức là sản phẩm của hoạt động và là khâu trung gian của hoạt động (thông qua ý thức, con người tác động vào đối tượng) Bằng hoạt động và thông qua hoạt động, con người tạo
dựng và phát triển ý thức của mình [13; tr 201]
- Theo E.V.Sorokhova, ý thức được đặc trưng bởi thái độ tích cực của con người đối với thực tại, với bản thân, với cử chỉ và hành vi, hoạt động của mình - hướng vào đạt mục đích đặt ra Ý thức là năng lực
Trang 24hiểu thế giới xung quanh, các quá trình diễn ra trong đó, các tư tưởng, hành động và thái độ của mình đối với thế giới cũng như với chính bản thân mình [9]
- Theo Phạm Minh Hạc, ý thức là khả năng con người hiểu được các tri thức (hiểu biết) mà người đó đã tiếp thu được [12]
Như vậy, các tác giả đã đưa ra các quan niệm khác nhau về ý thức, có thể thấy được điểm chung của các quan niệm trên như sau:
Th ứ nhất, ý thức là khả năng đặc biệt của con người, chỉ riêng con người mới
có, là khả năng con người hiểu được những tri thức mà con người đã tiếp thu, giúp con người hiểu được bản chất của các sự vật, hiện tượng Từ đó định hướng, điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người
Th ứ hai, nền tảng của ý thức dựa trên cơ sở sinh học (bộ não) và phản ánh bằng
của con người, là khả năng con người hiểu được các tri thức mà con người đã tiếp thu được [4] [12]
1.2.2 T ự ý thức
Theo quan điểm Triết học, tự ý thức được xem xét ở việc “con người tự tách
mình ra kh ỏi thế giới khách quan, nhận thức quan hệ của mình, nhận thức quan hệ
c ủa mình với thế giới, nhận thức bản thân mình với tính cách một cá nhân, nhận thức các c ử chỉ, hành động, tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng, lợi ích của mình” [26; tr
170]
Trong tâm lý học, tự ý thức được đề cập, xem xét trong nhiều công trình nghiên
cứu lý luận và thực tiễn với nhiều góc độ khác nhau:
Trong từ điển thuật ngữ Tâm lý học và Phân tâm học [59], tự ý thức được
ểu theo ba nghĩa:
Trang 25- Một là, điều kiện cảm xúc của sự tập trung chú ý cao đến cái ấn tượng về những người khác và do đó, về nhừn mặt hành vi của bản thân xem như nền tảng của những ấn tượng đó
- Hai là, ý thức về bản thân mình
- Ba là, ý thức về sự tồn tại của bản thân mình như một cá nhân có bản
sắc riêng
Theo S Franz, tự ý thức là “ý thức về chính bản thân mình, là sự trở nên có
ý th ức đối với những hiểu biết về bản thân, sự trở nên có ý thức về những xúc
c ảm riêng của bản thân” [8]
Tương tự, A.G Xpirkin cũng cho rằng “Tự ý thức là sự tự giác của con
người về hành động cũng như kết quả hành động của bản thân mình, về tư tưởng, tình cảm, bộ mặt đạo đức, hứng thú, lý tưởng động cơ và hành vi Đó là
s ự đánh giá tổng thể về bản thân và vị trí của mình trong cuộc sống” [42]
V.A Kruchetxki cho rằng tự ý thức là sự nhận thức về bản thân như một thành viên của các mối quan hệ với thế giới xung quanh, với những người khác,
về hành vi, hành động, suy nghĩ, cảm giác, toàn bộ các phẩm chất đa dạng của nhân cách [22]
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn cũng thống nhất rằng “tự ý thức là mức độ phát
tri ển cao của ý thức Thông thường, tự ý thức biểu hiện ở những đặc điểm: chủ
th ể tự nhận thức về bản thân mình, có thái độ rõ rang với bản thân, tự điều
ch ỉnh, điều khiển hành vi theo mục đích tự giác, chủ thể có khả năng tự giáo
d ục, tự hoàn thiện” [37, tr60]
Trên cơ sở kế thừa các quan điểm về tự ý thức trên, người nghiên cứu đã chọn cách hiểu cho đề tài như sau: Tự ý thức là mức độ phát triển cao của ý thức, là sự ý
thức về bản thân chủ thể; tự ý thức bao gồm năng lực nhận thức và xác định thái độ
với bản thân, năng lực tự điều khiển, điều chỉnh hành vi, thái độ cũng như toàn bộ sự phát triển nhân cách
Trang 261.2.3 Hình ảnh bản thân
HABT là vấn đề đã được thế giới quan tâm từ rất lâu Xã hội ngày một hiện đại cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các mạng xã hội thì HABT được đề cập đến khá nhiều trong thời gian gần đây Tùy theo quan niệm và cách tiếp cận của tác giả, sẽ có cách hiểu về HABT khác nhau
Từ điển Tâm lý học Oxford của tác giả Andrew M Colman định nghĩa HABT là quan niệm, cách nhìn nhận, hình dung khái quát của cá nhân về chính mình [54; tr680]
Tương tự, từ điển Tâm lý học của hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ định nghĩa HABT là quan niệm của cá nhân về chính mình HABT là khía cạnh cốt lõi trong nhân cách cá nhân, dựa trên việc xác lập mối quan hệ giữa cá nhân với người khác và với chính bản thân mình HABT tích cực là nền tảng tạo nên sự
khỏe mạnh toàn diện (well-being) của cá nhân Ngược lại, HABT tiêu cực là
nguyên nhân gây ra những rối nhiễu tâm lý, giảm giá trị cá nhân và có thể dẫn đến những hành vi tự hủy hoại [47; tr956]
Theo Sunil Sharma, HABT là sự nhận thức của cá nhân về chính mình, là
những suy nghĩ về bản thân được hình thành qua năm tháng Những nhận thức
về bản thân đó có thể mang màu sắc rất tích cực, giúp cá nhân cảm thấy tự tin trong suy nghĩ và hành động Nhưng HABT cũng có thể trở nên tiêu cực, làm cho cá nhân cảm thấy nghi ngờ về khả năng và ý nghĩ của mình Điều đáng nói
là nhận thức về bản thân có thể rất khác biệt với cách mà người khác đánh giá
Có nhiều người bề ngoài tỏ ra hoàn hảo (thông minh, xinh đẹp, giàu có, thành đạt) nhưng lại có HABT rất tiêu cực Ngược lại, có một vài người sống rất khổ
sở, gặp nhiều khó khăn, lại có hình ảnh bản thân rất tích cực Từ đó, ông đặt ra hai giả thuyết: Thứ nhất: HABT được xây dựng thông qua những sự kiện, biến
cố đã ảnh hưởng tới cá nhân (như học giỏi hay học kém, công việc, hay tình
cảm…); thứ hai: HABT lại chính là tác nhân hình thành những biến cố, sự kiện
đó (tự tin vào bản thân sẽ giúp cá nhân làm việc quyết đoán, độc lập và ngược
lại, cảm thấy mình thấp kém, bất tài sẽ khiến cho cá nhân không dám làm gì…)
ằng, cả hai giả thuyết trên đều đúng, tuỳ theo cuộc đời và câu chuyện
Trang 27của mỗi người Nếu như chúng ta toát ra một hình ảnh bản thân tích cực, thì người khác nhìn vào cũng dễ nghĩ là chúng ta giỏi giang và dễ thành công hơn Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là HABT không chỉ tích cực mà phải thực tế Có một hình ảnh bản thân không đúng với thực tế dễ dẫn tới sự thoái lùi, cho dù hình ảnh đó tích cực hay tiêu cực Vấn đề cốt lõi phải cân bằng những ý nghĩ tích cực
và đặt ra những mục đích thực tiễn [71]
Maxwell Maltz quan niệm HABT là cách thức cá nhân khái niệm hóa trong tâm trí về kiểu dạng bản thân là người như thế nào Mỗi cá nhân đều vẽ bức tranh tâm thần về bản thân mình,và bức tranh này có khuynh hướng ổn định theo thời gian Có thể sử dụng thuật ngữ “sơ đồ bản ngã” (self-scheme) khi
nghiên cứu về HABT và cách thức tạo lập nó [66] Theo ông, HABT phát triển
chủ yếu dựa trên sự đánh giá về những gì cá nhân học hỏi được từ môi trường,
những nhận định của người khác về bản thân cũng như cách họ tương tác với cá nhân Song, HABT cũng được hình thành dựa trên cách thức cá nhân phản ứng, nhìn nhận những diễn giải đặc trưng của cá nhân về các vấn đề và quan trọng
nhất là cách thức cá nhân tự đánh giá, đặt trong các tương tác xã hội HABT của
cá nhân có thể bị bóp méo, mất cân bằng hoặc không lành mạnh Khi còn bé, cá nhân đặc biệt nhạy cảm với sự đánh giá của bố mẹ, những người có uy tín, và
nhất là bạn bè cùng trang lứa Nếu những đánh giá này thường xuyên và/ hoặc
rất tiêu cực, gây căng thẳng thì cá nhân dễ dàng nội tâm hóa thành HABT tiêu
cực HABT tiêu cực không chỉ là vấn đề của tự nhận thức mà nó còn có thể bị bóp méo dẫn đến những khó khăn trong tự ý thức, tự đánh giá [65]
Các tác giả T.B Rogers, N.A.Kuiper và W.S.Kirker cũng dùng đến thuật
ngữ “sơ đồ bản ngã” (self-scheme) để nói về HABT Sơ đồ bãn ngã ghi nhận
thông tin và có ảnh hưởng nhất định đến tự nhận thức của cá nhân Sơ đồ bản ngã cũng có thể được xem là những đặc điểm mà cá nhân dùng để định nghĩa về
bản thân, ghi chép thông tin về bản thân thành một sơ đồ hoàn chỉnh Theo đó, HABT là hình ảnh trong tâm trí tương đối khó thay đổi, bao gồm những đặc điểm mà người khác có thể nhận biết dựa trên những suy nghĩ, đánh giá của người khác về cá nhân (ví dụ như chiều cao, cân nặng, màu tóc, giới tính, chỉ số
Trang 28IQ v.v…) và những đặc điểm do cá nhân đó tự nhận ra về bản thân thông qua
những trải nghiệm của mình hoặc chiêm nghiệm những đánh giá của người khác Định nghĩa đơn giản về HABT là câu trả lời của cá nhân cho câu hỏi “Bạn nghĩ người khác nghĩ như thế nào về bạn?” HABT có thể bao gồm 3 loại: (1) - HABT dựa trên cách thức một người nghĩ về bản thân mình; (2) - HABT dựa trên những suy nghĩ, đánh giá của người khác về cá nhân và (3) - HABT dựa trên nhận thức của cá nhân về những đánh giá của người khác đối với chính bản thân Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, cả ba loại HABT này đều có thể phù hợp với
thực tế khách quan hoặc không phù hợp [68; tr677-688]
Gary van Warmerdam cho rằng HABT là những ký ức được lưu trữ bằng
những cách thức mà cá nhân không nhận thức được, hoặc có thể gọi nó là
những hình ảnh trong vô thức Cho dù chúng chỉ là những khái niệm trừu tượng nhưng chúng ta có thể nhận diện và tin rằng những hình ảnh đó chính là bản thân mình Cá nhân có thể suy nghĩ nhiều điều về bản thân, vậy nên mỗi người
có thể có nhiều HABT, trong đó sẽ có những HABT tích cực và tiêu cực [78]
Adam Sicinski (2013) cho rằng: HABT là những ấn tượng của cá nhân về
bản thân, đại diện cho những khả năng, năng lực của mình Nói cách khác, HABT là cách con người nhìn nhận bản thân dựa trên những ưu điểm và hạn
chế Những khả năng, năng lực này thường sẽ thể hiện qua cách cá nhân “dán nhãn” cho chính mình HABT được tạo thành không phải dựa trên thực tế mà
dựa trên kinh nghiệm, trải nghiệm,cảm xúc và những đánh giá của người khác
về bản thân Theo ông, có hai loại HABT:
- HABT tiêu cực: Người có HABT tiêu cực thường sẽ tập trung vào khuyết điểm và những hạn chế của mình, họ thường kiên trì tự trách
bản thân mình và thường đánh giá những quyết định và hành động
của mình là sai lầm, không phù hợp Điều này xảy ra bởi cá nhân bị ảnh hưởng nặng nề bởi những ý kiến đánh giá của người khác Thực
tế, cuộc sống của con người bị áp đặt dựa trên những tiêu chuẩn, định
kiến và sự kì vọng của xã hội, vì vậy cá nhân thường tự so sánh mình
ới người khác và cố gắng phấn đấu cho xứng đáng với kì vọng của
Trang 29người khác Khi cá nhân không đủ khả năng phấn đấu cho sự kì vọng
đó, sẽ làm cho cá nhân rơi vào vòng xoáy của sự nghi ngờ, hụt hẫng,
bi quan, bất an, thậm chí mất động lực và trầm cảm… HABT được xây dựng dựa trên những yếu tố bên ngoài sẽ dễ dàng dẫn đến những
hạn chế do ý kiến của con người và chuẩn mực của xã hội luôn thay đổi
- HABT tích cực: Người có HABT tích cực thường dựa vào cảm xúc
và quan điểm cá nhân, họ ít hoặc không bị ảnh hưởng bởi những ý
kiến đánh giá của người khác và những kì vọng của xã hội Những người này thường tự tin hơn bởi vì họ kiểm soát được cuộc sống của mình Một người có HABT tích cực thường không chối bỏ khuyết điểm của họ, ngược lại họ hiểu rõ khuyết điểm của mình và chấp
nhận nó Họ biết rõ mình là ai và mình làm được như thế nào với
năng lực hiện có HABT tích cực, lẽ dĩ nhiên, được xây dựng trên “sự
tôn tr ọng giá trị bản thân” ở mức độ cao [44]
Ted Singelis quan niệm HABT là tổ hợp suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của
cá nhân đối với chính mình Theo ông, HABT được tạo nên từ hình ảnh nội cá nhân (HABT được thiết lập dựa trên quan điểm, suy nghĩ riêng của cá nhân) và hình ảnh liên cá nhân (HABT được thiết lập dựa trên đánh giá của những người xung quanh, chuẩn mực xã hội), trong đó, hình ảnh liên cá nhân gồm hai mặt:
Một là sự đánh giá của những người xung quanh (gia đình, đồng nghiệp), và hai
là nhóm xã hội mà cá nhân thuộc về [71; tr 580 - 591]
Đồng quan điểm với Ted Singelis, các tác giả Christine Yeh [81; tr420 - 429], D.K Kondo [61] và H Landrine [63; tr 410 - 415] cũng cho rằng, cấu trúc HABT gồm hai phần: thứ nhất - hình ảnh liên cá nhân được xác định trên
sự kết nối giữa người với người, có liên kết với hoàn cảnh, môi trường xung quanh; thứ hai - hình ảnh nội cá nhân được xác định khi cá nhân xem xét mình như một cá thể độc lập, tách biệt với các mối quan hệ hay tình huống xã hội Như vậy, hình ảnh nội cá nhân nhấn mạnh giá trị nội tại của cá nhân, hình ảnh
Trang 30liên cá nhân tập trung vào yếu tố cộng đồng, bối cảnh xung quanh và người khác, vì qua đó họ nhận ra và đánh giá chính mình
Tương tự, các tác giả H.R Markus và S Kitayama đã lý giải sự tồn tại của hình ảnh nội cá nhân và hình ảnh liên cá nhân trong HABT Theo đó, hình ảnh
nội cá nhân nhấn mạnh sự tách biệt với hoàn cảnh xã hội, sự hướng nội và riêng
tư trong khi hình ảnh liên cá nhân nhấn mạnh sự kết nối các hoàn cảnh xã hội,
hướng ngoại và sự gắn kết cộng đồng [66; tr.568 - 579]
Tương tự, C Sedikides và M.B Brewer đưa ra cách hiểu về HABT như sau: HABT chỉ một mức độ cá nhân tự nhận thức khi được kết nối, tương tác với người khác, hoặc tách biệt và độc lập Trong đó, hình ảnh nội cá nhân đặc trưng cho sự tự tôn, độc đáo riêng biệt, trong khi hình ảnh liên cá nhân được xem như
sự gắn bó chặt chẽ, kết nối và xen lẫn với những giá trị của người khác [68] Nhìn chung, các tác giả đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về HABT, song đều đề cập đến nhận thức, thái độ cũng như cách cư xử đối với bản thân; đồng thời,
có liên quan mật thiết với tự ý thức nói riêng và nhân cách của cá nhân nói chung Trong phạm nghiên cứu của đề tài này, HABT được xác định là tổ hợp suy
nghĩ, cảm xúc, hành vi của cá nhân đối với chính mình, qua đó xác định giá trị và
b ản sắc cá nhân
1.3 M ột số đặc điểm tâm sinh lý của thiếu niên
Về độ tuổi, đa số thiếu niên thuộc độ tuổi từ 11, 12 đến 14, 15 tuổi Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn, là giai đoạn phát triển tâm lý đầy biến động của cá nhân
1.3.1 Đặc điểm sinh lý cuả thiếu niên
Sự phát triển sinh lý ở thiếu niên có đặc điểm là tốc độ phát triển cơ thể rất nhanh, mạnh, nhưng không đồng đều về mọi mặt
Chi ều cao, cân nặng: Tầm vóc các em lớn lên trông thấy Trung bình một năm,
các em gái cao thêm 5 – 6cm, các em trai cao thêm 6 – 7cm Cân nặng hằng năm từ 2,4 đến 6kg Hệ xương đang diễn ra quá trình cốt hoá về hình thái Xương ống tay, ống chân phát triển mạnh nhưng xương lồng ngực và hệ cơ phát triển chậm hơn
ến thân hình các em cao, gầy, mất cân đối Xương bàn tay và các đốt ngón tay
Trang 31phát triển không đều làm cho sự phối hợp vận động không nhịp nhàng khiến các em
thấy tay chân lóng ngóng, vụng về
H ệ tim mạch: Thể tích tim tăng nhanh nhưng đường kính các mạch máu lại phát
triển chậm hơn khiến cho thiếu niên thường hay mệt mỏi, chóng mặt, tim đập nhanh, huyết áp không ổn định khi phải làm việc gì quá sức hoặc quá lâu
H ệ thần kinh: Trọng lượng não phát triển gần bằng người lớn, các vùng chức
năng phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên hoạt động hệ thần kinh của thiếu niên cũng chưa cân bằng, hưng phấn thường mạnh hơn ức chế khiến các em khó làm chủ cảm xúc,
dễ bị kích động, dễ có hành vi bốc đồng, thiếu tôn trọng người khác
H ệ nội tiết: Các tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh nhưng chưa ổn định làm
ảnh hưởng hoạt động của hệ thần kinh, hệ tim mạch, do đó các em rất dễ xúc động,
thời điểm bắt đầu dậy thì ở một số em có thể sớm hoặc muộn hơn [36; tr49]
1.3.2 Ho ạt động chủ đạo của thiếu niên
Theo A.N Leonchiev, hoạt động chủ đạo là hoạt động mà sự phát triển của nó quy định những biến đổi chủ yếu nhất trong các quá trình tâm lý và trong các đặc điểm tâm lý nhân cách trẻ ở giai đoạn phát triển nhất định của nó
Lứa tuổi thiếu niên là giai đoạn có nhiều biến đổi quan trọng trong sự phát triển
thể chất, tâm lý và tương tác xã hội Thiếu niên có những thay đổi rất cơ bản trong giao tiếp với người lớn và bạn cùng lứa tuổi Ở thiếu niên, giao tiếp với bạn bè đã trở thành một hoạt động chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của các em, nhu cầu kết
bạn tâm tình, tìm kiếm một chỗ đứng trong lòng bạn bè trở thành động cơ chủ lực
Trang 32thúc đẩy các hoạt động của thiếu niên Giao tiếp của thiếu niên với bạn bè có những đặc trưng sau [18]; [36]:
Trong quan hệ với người lớn các em ít được bình đẳng nên giao tiếp với bạn
bè trở thành một nhu cầu cấp thiết Các em giao tiếp để chia sẻ, giãi bày tâm
sự, trao đổi những khó khăn trong cuộc sống và khẳng định mình
Sự hình thành tình bạn ở các em thường đi kèm những cuộc trò chuyện, tranh luận về những vấn đề cuộc sống, đạo đức, thẩm mỹ,…trong quá trình tranh luận sẽ hình thành những quan niệm riêng; đồng thời qua đó phát triển
một số kỹ năng so sánh, phân tích, khái quát hành vi của bạn và của bản thân, làm phong phú thêm những biểu tượng về nhân cách ở các em
Giao tiếp bạn bè của thiếu niên dựa trên cở sở độc lập và bình đẳng Thiếu niên coi quan hệ bạn bè là quan hệ riêng của mình, không muốn người lớn can thiệp hay quản lý Trong quan hệ bạn bè, vị thế giữa các em là bình đẳng và ngang hàng Thiếu niên mong muốn bạn phải có thái độ trung thực,
cởi mở, tôn trọng và sẵn sang giúp đỡ lẫn nhau
Lý tưởng tình bạn của lứa tuổi này là “sống chết có nhau”, “chia ngọt sẻ bùi” Sự bất hòa trong quan hệ bạn bè, sự thiếu thốn bạn thân hoặc tình cảm
bị phá vỡ đều sinh ra những cảm xúc nặng nề, được xem như là bi kịch của
cá nhân Tình huống khó chịu nhất đối với các em là sự phê bình thẳng thắn
của tập thể, bạn bè; còn hình phạt nặng nề nhất của các em là bị bạn bè tẩy chay
Như vậy, bên cạnh hoạt động học tập, lứa tuổi thiếu niên xuất hiện một hoạt động đặc biệt, trở thành động cơ chủ lực thúc đẩy các hoạt động khác, đó là hoạt động giao tiếp bạn bè Giao tiếp bạn bè trở thành một hoạt động quan trọng và có ý nghĩa trong đời sống tâm lý, ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách ở các
em
Trang 331.3.3 Đặc điểm tâm lý của thiếu niên
1.3.3.1 Đặc điểm nhận thức của thiếu niên
Tri giác: Các em đã có khả năng phân tích, tổng hợp các sự vật, hiên tượng
phức tạp hơn khi tri giác sự vật, hiện tượng Tri giác có chủ định dần thay thế tri giác không chủ định Khối lượng tri giác tăng lên, tri giác trở nên có kế hoạch, có trình tự
và hoàn thiện hơn Các loại tri giác không gian, tri giác thời gian, tri giác vận động, tri giác con người phát triển mạnh [36]
Tư duy: Tư duy nói chung và tư duy trừu tượng nói riêng phát triển mạnh là
một đặc điểm cơ bản của hoạt động tư duy ở thiếu niên Các em hiểu các dấu hiệu
bản chất của đối tượng nhưng không phải bao giờ cũng phân biệt được những dấu
hiệu đó trong mọi trường hợp Khi nắm khái niệm các em có khi thu hẹp hoặc mở
rộng khái niệm không đúng mức Ở tuổi thiếu niên, tính phê phán của tư duy cũng được phát triển, các em biết lập luận giải quyết vấn đề một cách có căn cứ Các em không dễ tin như tuổi nhi đồng, nhất là ở cuối tuổi này, các em đã biết vận dụng lí
luận vào thực tiễn, biết lấy những điều quan sát được, những kinh nghiệm riêng của mình để minh họa kiến thức Bên cạnh đó, tính độc lập và sáng tạo trong tư duy được hình thành và phát triển cũng là một đặc điểm quan trọng trong sự phát triển tư duy
của thiếu niên Các em muốn độc lập lĩnh hội tri thức, muốn giải quyết bài tập, nhiệm
vụ theo quan điểm riêng [18], [36]
Tưởng tưởng: Tưởng tượng có chủ định ở thiếu niên phát triển mạnh, óc tưởng
tượng của các em vô cùng phong phú, khả năng sáng tạo hình ảnh đa dạng Trong đời sống, các em có nhiều ước mơ nhưng còn mang tính viễn vông xa rời thực tế, các
em thường đắm mình trong những ước mơ ấy để thoã mãn những gì mà thực tế các
Trang 34nghĩa song vaxn tuỳ tiện trong ghi nhớ, khi gặp khó khăn lại từ bỏ ghi nhớ có ý nghĩa [18], [36]
Chú ý: Sự phát triển chú ý của thiếu niên diễn ra rất phúc tạp một mặt, chú ý có
chủ định bền vững được hình thành; mặt khác, sự phong phú của những ấn tượng, sự rung động tích cực và xung động mạnh mẽ của lứa tuổi này thường dẫn đến sự chú ý không bền vững Từ chú ý có chủ định được duy trì bằng nỗ lực ý chí, các em ngày càng chuyển sang chú ý sau chủ định Nó được xuất hiện do sự lôi cuốn dần dần của công việc có tính “phát minh”, và vì vậy không đòi hỏi các em phải có những nổ lực
ý chí để duy trì sự chú ý của mình [18], [36]
Ngôn ng ữ: Do nội dung kiến thức được mở rộng nên số lượng thuật ngữ khoa
học tăng lên, làm cho ngôn ngữ của thiếu niên trở nên phong phú, chính xác hơn.Tuy nhiên, ngôn ngữ của thiếu niên cũng còn hạn chế: khả năng dùng từ diễn đạt ý nghĩa còn hạn hẹp, nhiều chỗ dùng từ chưa chính xác, nhiều em viết lách còn cẩu thả, sai chính tả…[36]
1.3.3.2 Đặc điểm đời sống tình cảm – ý chí của thiếu niên
Đời sống xúc cảm – tình cảm ở thiếu niên đang dần hình thành và phát triển
mạnh mẽ các loại tình cảm cấp cao, bao gồm: tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình
cảm thẩm mỹ Nhìn chung, xúc cảm – tình cảm ở thiếu niên bắt đầu hình thành trên
cơ sở lý trí, bị lý trí chi phối, biết phục tùng ý chí Tuy nhiên, xúc cảm – tình cảm của
đa số thiếu niên có cường độ khá mạnh, chưa ổn định, dễ xúc động, dễ thay đổi, được
thể hiện qua các đặc trưng tâm lý sau [18] [23]:
Tràn đầy xúc cảm: dễ xúc động, khó kiềm chế cảm xúc bộc phát, dễ bị tổn thương Nam thiếu niên khó kiểm soát hung tính Nữ thiếu niên lại dễ khóc,
dễ tủi thân
Thiếu niên có nhu cầu đặc biệt về tình bạn, nhu cầu cần có bạn tâm tình và thông cảm, chia sẻ là một nhu cầu đặc trưng và nổi bật ở lứa tuổi này Vị trí bình đẳng trong quan hệ bạn bè đặc biệt hấp dẫn các em, và nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ bạn bè phù hợp với nội dung đạo đức và cảm giác về
mức độ trưởng thành của bản thân thiếu niên
Trang 35 Bước đầu hình thành và bộc lộ cảm xúc yêu đương và nhu cầu tìm hiểu về tình dục
Ý chí: Ở thiếu niên, các em xem việc giáo dục ý chí, tự tu dưỡng là một trong
những nhiệm vụ quan trọng nhất của bản thân Các em ý thức về vị thế xã hội mới,
với nguyện vọng vươn lên làm người lớn, ý chí các em thay đổi và mang màu sắc
mới các em nhận thức một cách sâu sắc những khao khát, mong muốn vươn lên làm người lớn ở bản thân, các phẩm chất ý chí như sức mạnh, sự dũng cảm, sức chịu đựng, tính can đảm, dần xuất hiện và trở nên mạnh mẽ Tuy nhiên, sự tự giáo dục ý chí của thiếu niên vẫn còn nhiều thiếu sót, các em vẫn còn nhầm lẫn giữa độc lập với bướng bỉnh, lì lợm với kiên trì, táo bạo với can đảm, liều lĩnh với dũng cảm… [36] Các em tự đặt ra những mục đích xa vời và khá phức tạp cho hành động của mình, vì
vậy khi thất bại trong việc đạt dược mục đích đề ra, các em dễ nản chí và không
muốn tiếp tục cố gắng nữa
1.3.3.3 Đặc điểm nhân cách của thiếu niên
Sự phát triển của tự ý thức là một trong những đặc điểm nhân cách nổi bật ở
tuổi thiếu niên Các em có ý thức về mình là một nhân cách có quyền được tôn trọng, được độc lập và được tin cậy như người lớn Mức độ tự ý thức của thiếu niên không đồng đều Đầu tiên là tự nhận thức về bản thân mình và người khác từ hình thức bên ngoài (làn da, mái tóc, chiều cao, cân nặng,…); nội dung bên trong gồm năng lực (kết quả học tập, năng lực làm việc, năng khiếu,…) và phẩm chất (tính cách, khí
chất); vị thế và các quan hệ xã hội trong gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội [36]
Từ tự nhận thức về bản thân và người khác, các em xuất hiện nhu cầu đánh giá
bản thân, so sánh mình với người khác để tìm ra ưu điểm và nhược điểm Tuy nhiên,
khả năng tự đánh giá của các em còn khá hạn chế, dễ rơi vào tự kiêu hoặc tự ti Đầu
tuổi thiếu niên (11 – 13 tuổi), các em thường lấy chuẩn từ người khác, dựa vào sự
nhận xét của người khác để đánh giá bản thân mình (thường là những người lớn thân thiết, gần gũi với các em) Cuối tuổi thiếu niên (13 – 15 tuổi), các em dần độc lập hơn trong phân tích, đánh giá bản thân và người khác, các em thường đánh giá mình
dựa vào so sánh những bạn đồng trang lứa [36]
Trang 36Đối với bạn bè, thiếu niên đánh giá những nét đặc trưng của nhân cách, và đánh giá khả năng học tập của bạn, thái độ của bạn mình đối với các bạn,… Bên cạnh đó, các em còn đánh giá và quan sát những người xung quanh, trong đó có cả cha mẹ và
thầy cô giáo Tuy nhiên, biểu hiện của sự đánh giá này thường kín đáo Việc đánh giá này có ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách của các em, giúp các em tìm cho mình tấm gương sáng để noi theo
Do khả năng đánh giá và tự đánh giá phát triển, ở thiếu niên hình thành một đặc điểm nhân cách quan trọng là năng lực tự giáo dục, biểu hiện của nó là khát vọng
muốn làm chủ phản ứng của mình trong quá trình hoạt động, biết điều khiển, điều
chỉnh hành vi cho phù hợp với hoàn cảnh và vị thế Một số em tự xây dựng cho mình
kế hoạch riêng, tập trung thời gian vào những gì mà các em cho là giá trị Ở giai đoạn này, gia đình có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của thiếu niên
Bằng thái độ và cách phản ứng trên hành vi ở thiếu niên, các thành viên trong gia đình sẽ trực tiếp góp phần củng cố tích cực hay củng cố tiêu cực đối với các hành vi
ấy [18]; [23]; [36]
Tuổi thiếu niên là lứa tuổi mà các em luôn tìm cách khẳng định bản thân: Thế
giới người lớn chưa phải là thế giới mà các em cảm thấy mình thuộc về, và các em luôn tìm cách bộc lộ bản thân mình trước người lớn Các em tỏ ra chống đối để tìm
kiếm sự công nhận để thể hiện mình Sự chống đối của các em cũng có khi là biểu
hiện của sự xung đột nội tâm giữa hai khuynh hướng độc lập và phụ thuộc, thiếu niên tìm cách tách mình ra khỏi người lớn, đưa mình thoát ra khỏi liên kết phụ thuộc gia đình Trên thực tế, thiếu niên tìm cách khẳng định nhân cách, bản ngã riêng của mình Dần dần, thiếu niên sẽ tách khỏi người lớn và trở thành một người trưởng thành tự lập
Trang 371.4 Thi ếu niên sống trong trung tâm bảo trợ xã hội
1.4.1 Trung tâm b ảo trợ xã hội
Theo từ điển Tiếng Việt, “bảo trợ” có nghĩa là “giúp đỡ cho tổ chức hoặc cá
nhân có khó khăn về vật chất trong cuộc sống” [41, tr56]
Bảo trợ xã hội là sự giúp đỡ của Nhà nước, xã hội, cộng đồng bằng những biện pháp và hình thức khác nhau đối với các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh,
vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến không đủ khả năng đảm bảo cho cuộc sống
tối thiểu của bản thân và gia đình, nhằm giúp họ tránh được mối đe dọa của cuộc
sống thường nhật hoặc giúp họ vượt qua những khó khăn, ổn định cuộc sống và hòa
hội Để giải quyết các vấn đề xã hội, chính quyền thành phố đã ban hành nhiều chính sách, thực hiện nhiều giải pháp, huy động các nguồn lực xã hội cùng tham gia Theo
thống kê, hiện nay trên địa bàn thành phố có 13 cơ sở bảo trợ xã hội do Nhà nước
quản lý với hơn 6.000 đối tượng và hơn 50 mái ấm, nhà mở do các tổ chức, cá nhân
quản lý [84] Chức năng của các trung tâm này là: nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em lang thang, bị bỏ rơi không nơi nương tựa; nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật, người
bại liệt; nuôi dưỡng, điều trị cho người bệnh tâm thần không nơi nương tựa; chăm sóc, phụng dưỡng người già neo đơn, người già thuộc diện có công với cách mạng
1.4.2 Thi ếu niên sống trong trung tâm bảo trợ xã hội
Đa phần trẻ đang sinh sống trong TTBTXH là những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm: trẻ lang thang, bị bỏ rơi, không nơi nương tựa, mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của Pháp luật; có cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành
Trang 38hình phạt tù tại trại giam; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em bị bệnh tâm thần
Trong đề tài này, người nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu trẻ trong giới hạn
độ tuổi thiếu niên, có khả năng nhận thức đầy đủ Đề tài không nghiên cứu trẻ tàn tật
và trẻ bệnh tâm thần
Thiếu niên sống trong TTBTXH được chia thành các nhóm trong cùng độ tuổi
và sống trong một nhà có mẹ giáo dưỡng phụ trách Sinh hoạt của các em cũng giống như những thiếu niên bình thường khác: học tập tại trường THCS, học ngoại khoá,
ăn uống, vui chơi, nghỉ ngơi… nhưng do sống trong môi trường tập thể nên có những quy định chặt chẽ hơn
1.4.3 M ột số đặc điểm tâm lý của thiếu niên sống trong trung tâm bảo trợ xã
h ội
Cho đến nay vẫn chưa có một kết quả nghiên cứu hay tài liệu cụ thể nào đi sâu phân tích những đặc điểm tâm lý của thiếu niên sống trong TTBTXH Trong đề tài này, người nghiên cứu dựa trên những đặc điểm tâm lý đặc trưng của lứa tuổi thiếu niên và những nghiên cứu về đặc trưng tâm lý của trẻ mồ côi của các tác giả trong nước và trên thế giới để phác họa một số đặc điểm tâm lý cơ bản của thiếu niên sống trong TTBTXH
Xét trên phương diện lứa tuổi, thiếu niên sống trong TTBTXH thuộc lứa tuổi thiếu niên, do đó, các em có đầy đủ các đặc điểm phát triển tâm sinh lý của lứa tuổi này Tuy nhiên, thiếu niên sống trong TTBTXH ít nhiều đã trải qua những thương
tổn tuổi thơ, phải sống và sinh hoạt trong một môi trường hoàn toàn khác biệt, vì vậy,
ở các em tồn tại một số đặc điểm tâm lý sau:
Hoạt động chủ đạo của thiếu niên sống trong TTBTXH có điểm khác biệt so
với thiếu niên có hoàn cảnh bình thường:
- Hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi này là hoạt động giao tiếp bè bạn, sống trong môi trường giáo dưỡng nên đối tượng giao tiếp của thiếu niên sống trong TTBTXH cũng khác hơn Đối tượng giao tiếp của các em ngoài
bạn bè trong lớp học như các trẻ em khác, các em còn có đối tượng giao
Trang 39tiếp khác là các mẹ giáo dưỡng, các thầy cô làm công tác giáo dục trong trường và các người bạn cùng hoàn cảnh sống chung trong TTBTXH
- Thiếu niên sống trong TTBTXH có nhu cầu giao tiếp rất lớn, các em mong nhận được sự quan tâm, chia sẻ, thấu hiểu từ người khác, nhất là
bạn bè đồng trang lứa [11] Tuy nhiên, các em gặp không ít khó khăn khi chia sẻ với các bạn bè cùng lớp vì sự khác biệt về hoàn cảnh sống, lối
sống, tự ti về bản thân … [3] Do đó, đa phần các em lựa chọn tâm sự với các bạn cùng hoàn cảnh sống trong TTBTXH Bên cạnh đó, các thầy cô trong trung tâm cũng không thể thay thế hoàn toàn bố mẹ để uốn nắn các Kết quả nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp (kỹ năng làm quen, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giải quyết xung đột) của thiếu niên có hoàn
cảnh đặc biệt đã cho thấy kỹ năng giao tiếp của các em chỉ đạt ở mức trung bình [11] Điều này cho thấy những trở ngại trên đã phần nào làm
hạn chế sự phát triển hoạt động giao tiếp ở các em
Nhận thức của thiếu niên sống trong TTBTXH có một số khó khăn nhất định:
- Các em không có ý thức về lỗi lầm; không có khái niệm về thời gian (việc không có khái niệm thời gian là nét nổi bật thiếu sót tổ chức trong cấu trúc nhân cách ở các em, các em không nhớ được kinh nghiệm đã qua, không rút được cái gì có lợi và không biểu lộ ra được động cơ về cách cư xử) [50; tr.119 - 139]
- Trẻ bị bỏ rơi sống ở cô nhi viện và TTBTXH có thể sẽ bị ức chế về
sự phát triển tinh thần và thể chất Điều này cho thấy rằng trí thông minh chịu ảnh hưởng đáng kể bởi những trải nghiệm sớm trong cuộc
sống sớm [73; tr721-734] "Nhiều trẻ em lớn lên trong các trung tâm
được đặc trưng bởi một loạt các yếu tố nguy cơ đã biết là có liên quan v ới nguy cơ rối loạn tâm thần” (Charles Zeanah)
Đời sống xúc cảm, tình cảm có nhiều xáo trộn, mâu thuẫn:
- Tuổi thiếu niên là thời kì quá độ, thời kỳ chuyển tiếp từ thế giới trẻ con sang thế giới người lớn, các em có xu hướng vươn lên làm người lớn và
Trang 40bắt đầu có những rung động đầu đời về tình yêu Để trưởng thành, các
em phải có tính độc lập, biết tạo ra và nắm bắt các cơ hội trong cuộc
sống Trong tình cảm, các em phải có khả năng thiết lập được những mối quan hệ mật thiết, chân thành và biết cách giữ gìn nó Hơn ở đâu hết, gia đình là nơi cung cấp cho trẻ sức mạnh và những kỹ năng đó, là nơi tạo ra hình mẫu của mỗi quan hệ khác giới đó Tuy nhiên, thiếu niên sống trong TTBTXH hoàn toàn không có được thuận lợi này, chúng không nhìn
thấy mẫu hình quan hệ khác giới tốt đẹp từ bố mẹ, gia đình
- Mỗi cá nhân đều có nhu cầu được chia sẻ những xúc cảm và tình cảm với người khác, đối với thiếu niên sống trong TTBTXH, điều này lại càng quan trọng Các em sống trong làng vốn dĩ gặp rất nhiều đau buồn về gia đình gốc, những cú sốc trong quá khứ, sự đứt gãy các mối quan hệ càng cần được người khác hiểu tâm tư, tình cảm của mình Thế nhưng, các em ít có điều kiện và cơ hội để chia sẻ những xúc cảm, tình cảm của mình
- Những hoài niệm về quá khứ, về những người thân, về khoảng thời gian
ít ỏi các em được chăm sóc, yêu thương bên những người thân thật sự là
những điều đẹp đẽ các em luôn mang theo, luôn giữ gìn [38; tr109] Tuy nhiên, những hoài niệm này cũng có thể chính là những tổn thương sâu
sắc nhất về mặt tình cảm đối với một số thiếu niên sống trong TTBTXH
- Nghiên cứu cho thấy thiếu niên sống trong TTBTXH thường khó diễn tả
cảm xúc bằng lời [32], có thể do các em bị choáng ngợp bởi chính tâm
trạng của mình và muốn đè nén tâm trạng đó
- Tính cô lập, thái độ thù địch và sự khinh miệt bản thân ở nhóm trẻ sống trong các trại mồ côi và TTBTXH cao hơn hẳn so với nhóm trẻ bình thường Trong đó, thái độ thù địch bản thân tỉ lệ thuận với thời gian trẻ
sống trong các trại trẻ mồ côi và mức độ tin tưởng của trẻ về các yếu tố bên ngoài sẽ kiểm soát cuộc đời mình [76]
- Thiếu niên sống trong TTBTXH thể hiện ra là không có khả năng yêu
ặc thiết lập các mối quan hệ mật thiết về mặt tình cảm [50] V.Satir