Bảng 2.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của SacomBank qua các năm Bảng 2.2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh qua các năm Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của Chi Nhánh qua c
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
o0o
VÕ QUỐC DANH
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.Hồ Chí Minh 2014
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
o0o
VÕ QUỐC DANH
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS,TS Nguyễn Văn Sĩ
TP.Hồ Chí Minh 2014
Trang 3Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa công bố tại nơi nào Số liệu và nội dung trong luận văn này là xác thực, được sử dụng từ những nguồn rõ ràng và đáng tin cậy
Kiên Giang, Ngày 18 tháng 3 năm 2014
Tác giả
VÕ QUỐC DANH
Trang 4- Trang Bìa
- Lời Cam Đoan
- Danh Mục Các Từ Viết Tắt
- Danh Mục Các Bảng Biểu, Sơ đồ, Biểu đồ
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.SỰCẦNTHIẾTCỦAĐỀTÀI 1
2.MỤCTIÊUCỦAĐỀTÀI 2
3.ĐỐITƯỢNGVÀPHẠMVINGHIÊNCỨUCỦAĐẾTÀI 2
4.PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨUCỦAĐẾTÀI 2
5.ÝNGHĨACỦAĐỀTÀI……….2
6.CẤUTRÚC NỘIDUNGCỦAĐỀTÀI 3
CHƯƠNG 1: 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1RỦIROTRONGHOẠTĐỘNGCỦA CÁC NHTM 4
1.1.1 Khái niệm về rủi ro 4
1.1.2 Đặc điểm về rủi ro 4
1.1.3 Phân loại rủi ro 5
1.2RỦIROTÍNDỤNGTRONGHOẠTĐỘNGCỦA CÁC NHTM: 6
1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng 6
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dung 6
1.2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 7
1.2.4 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng và đối với nền kinh tế 8
1.3 HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG 9
1.3.1 Bản chất 10
1.3.2 Khái niệm 10
1.3.3 Công cụ hạn chế rủi ro tín dụng 10
1.4QUẢNTRỊRỦIROTRONGHOẠTĐỘNGCỦA CÁC NHTM 10
1.4.1 Lượng hóa rủi ro tín dụng 12
1.4.2 Đánh giá rủi ro tín dụng 13
1.4.3 Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng 17
1.5 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG VIỆC QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SAI GÒN THƯƠNG TÍN - CN KIÊN GIANG……… ………….21
2.1VÀINÉTVỀTỈNHKIÊNGIANG 21
2.1.1 Về tình hình phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Kiên Giang 21
Trang 52.2GIỚITHIỆUCHUNGVỀNGÂNHÀNGTMCPSÀIGÒNTHƯƠNGTÍN 24
2.2.1 Giới thiệu về Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 24
2.2.2 Giới thiệu về Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Kiên Giang 29
2.3THỰCTRẠNGRRTD VÀ CÔNG TÁC QUẢNTRỊRRTDTẠISACOMBANK CHINHÁNHKIÊNGIANG 32
2.3.1 Tình hình nguồn vốn và huy động vốn năm 2010,2011,2012……… 32
2.3.2 Tình hình hoạt động tín dụng và RRTD tại SacomBank - CN Kiên Giang 34
2.3.3 Quản trị rủi ro tín dụng tại SacomBank – CN Kiên Giang 36
2.4NGUYÊNNHÂNGÂYRARRTDTẠISACOMBANKCNKIÊNGIANG 41 2.4.1 Nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng vay 41
2.4.2 Từ phía ngân hàng cho vay 43
2.4.3 Các nguyên nhân khác: 45
2.5ĐÁNH GIÁCHUNGVỀCÔNGTÁCTÍNDỤNGVÀPHÒNGNGỪARRTD CHINHÁNH 49
2.5.1 Ưu điểm 49
2.5.2 Nhược điểm 49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 50
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK - CN KIÊN GIANG……… 51
3.1ĐỊNHHƯỚNGPHÁTTRIỂNCỦANGÂNHÀNGTMCPSÀISÒN THƯƠNGTÍN–CNKIÊNGIANGTRONGTHỜIGIANTỚI 51
3.1.1 Định hướng phát triển kinh doanh trong thời gian tới 51
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng trong thời gian tới 53
3.2GIẢIPHÁPHẠNCHẾRRTDTẠINGÂNHÀNGTMCPSÀIGÒN THƯƠNGTÍN–CNKIÊNGIANG 53
3.2.1 Giải pháp đối với SacomBank Hội sở 53
3.2.2 Giải pháp đối với SacomBank CN Kiên Giang 59
3.3ĐỐIVỚICHÍNHQUYỀNĐỊAPHƯƠNG………63
3.4KIẾNNGHỊĐỐIVỜICHÍNHPHỦVÀNGÂNHÀNGNHÀNƯỚC 63
3.4.1 Kiến nghị đối với Chính Phủ 63
3.4.2 Kiến nghị đối với Ngân Hàng Nhà Nước 64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 67
KẾT LUẬN 68
Tài Liệu Tham Khảo
Khảo Sát Rủi Ro Tín Dụng tại SaComBank
Trang 6Ký hiệu Diễn giải
SacomBank - CN
Kiên Giang
: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín – Chi Nhánh Kiên Giang
Quyết định 493 : Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm
2005 của Ngân hàng nhà nước về trích lập dự phòng nợ xấu
Trang 7Bảng 2.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của SacomBank qua các năm
Bảng 2.2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh qua các năm
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của Chi Nhánh qua các năm
Bảng 2.4: Tình hình dư nợ của Chi Nhánh qua các năm
Bảng 2.5: Nợ xấu, nợ quá hạn của chi nhánh đến 31/12/2012
Bảng 2.6: Các loại xếp hạng khách hàng cá nhân tại SacomBank
Bảng 2.7: Các loại xếp hạng doanh nghiệp tại SacomBank
Sơ đồ 2.1: Quy trình cho vay đối với khách hàng tại SacomBank –CN Kiên Giang Biểu đồ 2.1: Khảo sát nguyên nhân từ phía KH dẫn đến rủi ro tín dụng tại
SacomBank
Biểu đồ 2.2: Nguyên nhân từ phía ngân hàng dẫn đến RRTD tại SacomBank
Biểu đồ 2.3: Khảo sát nguyên nhân khách quan dẫn đến RRTD tại SacomBank Biểu đồ 3.1: Mức độ tuân thủ nghiêm quy trình cho vay có hạn chế được rủi ro Biểu đồ 3.2: Mức độ đồng ý khi thành lập công ty thẩm định giá tài sản đảm bảo Biểu đồ 3.3: Mức độ đồng ý khi cho rằng kiểm soát nội bộ sẽ hạn chế được rủi ro Biểu đồ 3.4: Mức độ tán thành khi thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích dự đoán diễn biến nền kinh tế
Biểu đồ 3.5: Mức độ đồng ý khi tổ chức các lớp học nghiệp vụ
Biểu đồ 3.6: Khảo sát các yếu tố quan trọng để thẩm định khách hàng
Biểu đồ 3.7: Mức độ độc lập khách quan của hệ thống thanh tra NHNN
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của đất nước thì hệ thống ngân hàng cũng có những chuyển biến mạnh mẽ Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hệ thống ngân hàng luôn thể hiện vai trò quan trọng là mạch máu của nền kinh tế, cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho cộng đồng dân cư và nguồn vốn cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và tiêu dùng trong nền kinh tế Ngân hàng luôn thể hiện vai trò là chiếc cầu nối giữa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và nhu cầu vốn cho mọi hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế Trong các hoạt động tạo nên thu nhập của ngân hàng thì nguồn thu từ lãi tín dụng luôn chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tổng thu nhập hàng năm Trong những năm qua hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn đạt được kết quả khả quan đồng thời thể hiện vai trò quan trọng đối với sự phát triển chung của nền kinh tế Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây tình trạng khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Do đó việc phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong thời gian hiện tại để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cũng như những rủi
ro mà ngân hàng đang đối mặt để đề ra những giải pháp thích hợp là một bài toán đang được quan tâm hàng đầu
Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín cũng không ngoại lệ, là một trong các ngân hàng nằm trong nhóm các tổ chức tài chính - tín dụng lớn nhất Việt Nam hiện nay, với uy tín và thương hiệu như hiện tại thì SacomBank luôn thể hiện vai trò quan trọng của mình là cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến với cộng đồng dân cư, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho các thành phần kinh tế Trong các hoạt động kinh doanh thì hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao, đã góp phần quan trọng vào việc tạo thu nhập cho Ngân hàng Bên cạnh những mặt thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của SacomBank nói chung và SacomBank chi nhánh Kiên Giang nói riêng thì các loại rủi ro luôn luôn tồn tại, trong đó đặc biệt là rủi ro về tín dụng Là ngân hàng niêm yết, với định hướng trở thành Ngân hàng bán
lẻ - đa năng - hiện đại tốt nhất Việt Nam, và vươn tới tầm khu vực thì SacomBank cần phải đặc biệt quan tâm đến việc minh bạch hóa thông tin, kiểm soát nợ xấu ở mức thấp nhất Do đó, một trong những nhiệm vụ mà ngân hàng quan tâm hàng đầu
là nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ nói chung, nâng cao hoạt động tín dụng và
Trang 9mở rộng các kênh huy động vốn, hạn chế thấp nhất các loại rủi ro Đây là một yêu cầu cấp thiết cần phải thực hiện Từ những lý do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài:
“Giải pháp hạn chế rửi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên Giang” để nghiên cứu
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích và hệ thống hóa những cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng và rủi
ro tín dụng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại
- Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại SacomBank – CN Kiên Giang
- Đề ra các giải pháp cơ bản hạn chế rủi ro cho hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nhằm hỗ trợ cho ban lãnh đạo SacomBank – CN Kiên Giang có định hướng phát triển, tăng trưởng tín dụng hiệu quả, an toàn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Là hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Kiên Giang
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu giữa lý luận và thực tiễn nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại SacomBank – CN Kiên Giang trong thời gian qua, từ đó đề ra
những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong thời gian tới
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp suy luận, lịch sử, phân tích tổng hợp Đi từ lý thuyết đến thực tiễn nhằm làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu, đồng thời lập phiếu điều tra khảo sát ý kiến của các cán bộ đang công tác tại SacomBank liên quan đến quy trình tín dụng, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng, rủi
ro tín dụng từ đó đề ra các giải pháp hạn chế RRTD phù hợp
5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Việc thực hiện đề tài có ý nghĩa thực tiễn là đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng ngân hàng trong Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Kiên Giang
Những nội dung trình bày trong luận văn và việc thực hiện những giải pháp
đề xuất giúp nâng cao được hiệu quả trong công tác quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong hệ thống ngân hàng SacomBank trong hiện tại và
Trang 10tương lai, đưa hoạt động ngân hàng SacomBank Chi nhánh Kiên Giang phát triển một cách an toàn, ổn định
6 Cấu trúc nội dung nghiên cứu của đề tài
Luận văn được chia làm ba phần chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng trong hoạt động của các ngân
hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Kiên Giang
Chương 3: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài
Gòn Thương Tín – CN Kiên Giang
Trang 11CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Rủi ro trong hoạt động của các NHTM
1.1.1 Khái niệm về rủi ro
Theo quan điểm truyền thống: Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm
hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người
Theo quan điểm trung hòa: Rủi ro là một sự không chắc chắn, một tình trạng
bất ổn hay sự biến động tiềm ẩn ở kết quả Tuy nhiên, không phải sự không chắc chắn nào cũng là rủi ro Chỉ có những tình trạng không chắc chắn nào có thể ước đoán được xác suất xảy ra mới được xem là rủi ro Những tình trạng không chắc chắn nào chưa từng xảy ra và không thể ước đoán được xác suất xảy ra được xem là
sự bất trắc chứ không phải là rủi ro Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được
Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định
1.1.2 Đặc điểm về rủi ro
1.1.2.1 Rủi ro có tính chất đa dạng và phức tạp
Đặc điểm này biểu hiện ở sự đa dạng và phức tạp của các nguyên nhân dẫn đến rủi ro, cũng như các hậu quả do rủi ro gây ra Nhận thức và vận dụng đặc điểm này, khi thực hiện phòng ngừa và hạn chế rủi ro cần áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp, không chủ quan với bất cứ một dấu hiệu rủi ro nào Bên cạnh đó, trong quá trình xử lý hậu quả rủi ro cần xuất phát từ nguyên nhân, bản chất và hậu quả của rủi
ro để đưa ra biện pháp phù hợp Rủi ro gián tiếp gắn liền với chủ thể vay vốn – vốn
đã mang tính chất phức tạp ở trạng thái đa ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh
1.1.2.2 Rủi ro có tính tất yếu
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, hoạt động kinh doanh ngân hàng thực chất là quản lý rủi ro ở mức độ phù hợp để đạt được mức lợi nhuận tương ứng Trong từng nghiệp vụ ngân hàng có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến rủi ro Việc tiềm ẩn nguy cơ rủi ro đối với từng hoạt động ngân hàng là điều mang tính tất yếu
Trang 121.1.3 Phân loại rủi ro
Do đặc thù ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ và cung ứng các dịch
vụ ngân hàng theo Luật các TCTD nên tính chất hoạt động và rủi ro có những khác biệt so với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác Có thể nói, hoạt động ngân hàng liên quan đến việc chấp nhận rủi ro chứ không phải né tránh rủi ro Các NHTM cần đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro - lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro chấp nhận Các NHTM sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu là hợp lý
và kiểm soát được, đồng thời nằm trong phạm vi, khả năng các nguồn lực tài chính
và năng lực tín dụng của mình
Hoạt động kinh doanh của các NHTM không chỉ bao gồm nghiệp vụ huy động vốn và cấp tín dụng mà còn rất nhiều lĩnh vực hoạt động khác như bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, góp vốn liên doanh, dịch vụ thẻ Chính vì vậy nên rủi ro trong hoạt động của các NHTM cũng rất đa dạng Sau đây là một số rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại:
1.1.3.1 Rủi ro tín dụng:
Là rủi ro về sự tổn thất tài chính, phát sinh từ việc khách hàng đi vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc việc khách hàng mất khả năng thanh toán Điều này có nghĩa là các khoản thanh toán bao gồm cả phần gốc và lãi vay có thể bị trì hoãn, thậm chí là không được hoàn trả, và hậu quả là sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự luân chuyển tiền tệ
và sự bền vững của tính chất trung gian dễ bị tổn thương trong hoạt động của ngân hàng Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay, mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác như tài trợ thương mại, thấu chi, bao thanh toán…
1.1.3.2 Rủi ro lãi suất:
Là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc của những yếu tố liên quan đến lãi suất dẫn đến nguy cơ biến động thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng
1.1.3.3 Rủi ro thanh khoản:
L à rủi ro phát sinh chủ yếu từ xu hướng của các NHTM là huy động ngắn hạn và cho vay dài hạn, hay nói cách khác là rủi ro khi các NHTM không đáp ứng
Trang 13được cho các khoản phải trả khi đến hạn thanh toán do tài sản của ngân hàng không có khả năng thanh khoản hay không thể huy động vốn Trường hợp này thường xảy ra nếu như các khoản huy động về mặt kỹ thuật sẽ phải hoàn trả theo yêu cầu của người gửi tiền Đặc biệt, như chúng ta đã thấy trong bất cứ một cuộc khủng hoảng nào thì người gửi tiền sẽ rút tiền của mình ra nhanh hơn việc người đi vay sẵn sàng trả nợ
1.1.3.4 Rủi ro ngoại hối:
Là rủi ro phát sinh khi có sự chênh lệch về kỳ hạn của các khoản ngoại hối
mà các NHTM đang nắm giữ, và vì thế làm cho các NHTM có thể phải gánh chịu thua lỗ khi tỷ giá ngoại hối biến động
1.1.3.5 Rủi ro hoạt động:
Là rủi ro liên quan đến công nghệ, cơ sở hạ tầng, quy trình, con người trong quá trình hoạt động kinh doanh ngân hàng, hay nói cách khác rủi ro hoạt động bao gồm toàn bộ các rủi ro có thể phát sinh từ cách thức mà một NHTM điều hành các hoạt động của mình
1.1.3.6 Rủi ro pháp lý:
Là rủi ro ngân hàng có thể bị khởi kiện vì để xảy ra những sai sót hoặc sự
cố trong quá trình hoạt động kinh doanh gây thiệt hại cho khách hàng và đối tác Rủi ro pháp lý mà các NHTM phải đối mặt có thể tiềm ẩn trong nhiều lĩnh vực kinh doanh Nguyên nhân dẫn đến rủi ro pháp lý có thể là do con người hoặc do công nghệ máy móc Thậm chí, NHTM có thể gặp phải rủi ro pháp lý ngay cả khi ngân hàng không phải là bên gây thiệt hại
1.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM
1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là khả năng xảy ra tổn thất trong
hoạt động tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ hoàn trả của mình cho ngân hàng theo cam kết
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dung
1.2.2.1 Rủi ro giao dịch:
Là hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá KH Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ
Trang 14Rủi ro lựa chọn: là rủi ro do lựa chọn những KH có phương án vay vốn chưa thực sự hiệu quả
Rủi ro bảo đảm: phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại TSĐB, chủ thể đảm bảo, hình thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của TSĐB
Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay, kiểm soát sau khi vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề
1.2.2.2 Rủi ro danh mục:
Là hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành hai loại là rủi ro nội tại và rủi ro tập trung
Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của KH vay vốn
Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số KH, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao
1.2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng rất đa dạng, có thể xét ở góc độ khách hàng vay, từ phía ngân hàng và những nguyên nhân chủ quan
1.2.3.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng vay:
Là nguyên nhân nội tại của mỗi khách hàng Như khả năng tự chủ tài chính kém, năng lực điều hành yếu, hệ thống quản trị kinh doanh không hiệu quả, trình độ quản lý của khách hàng yếu kém dẫn đến việc sử dụng vốn vay kém hiệu quả hoặc thất thoát, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ Cũng có thể do khách hàng thiếu thiện chí trong việc trả nợ vay ngân hàng
1.2.3.2 Nguyên nhân từ phía ngân hang:
Cán bộ ngân hàng không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng và các điều kiện cho vay
Chính sách và quy trình cho vay chưa chặt chẽ, chưa có quy trình quản trị rủi
ro hữu hiệu, chưa chú trọng đến phân tích khách hàng, xếp loại rủi ro tín dụng để
Trang 15tính toán điều kiện vay và khả năng trả nợ Đối với cho vay doanh nghiệp nhỏ và cá nhân, quyết định cho vay của ngân hàng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa áp dụng công cụ chấm điểm tín dụng
Năng lực dự báo, phân tích và thẩm định tín dụng, phát hiện và xử lý khoản vay có vấn đề của cán bộ tín dụng còn yếu, nhất là đối với ngành đòi hỏi hiểu biết chuyên môn cao dẫn đến sai lầm trong quyết định cho vay Mặt khác, cũng có thể quyết định cho vay đúng đắn nhưng do thiếu kiểm tra kiểm soát sau khi cho vay dẫn đến khách hàng sử dụng vốn sai mục đích nhưng ngân hàng không ngăn chặn kịp thời
Thiếu thông tin về khách hàng hay thiếu thông tin tín dụng tin cậy, kịp thời, chính xác để xem xét, phân tích trước khi cấp tín dụng
Năng lực và phẩm chất đạo đức của một số cán bộ tín dụng chưa đủ tầm và vấn đề quản lý, sử dụng đãi ngộ cán bộ ngân hàng chưa thỏa đáng cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng
1.2.3.3 Nguyên nhân khách quan:
Là những tác động ngoài ý chí của khách hàng và ngân hàng như: thiên tai, hỏa hoạn, do sự thay đổi của các chính sách quản lý kinh tế, điều chỉnh quy hoạch vùng, ngành, do hành lang pháp lý chưa phù hợp, do biến động thị trường trong và ngoài nước, quan hệ cung cầu hàng hóa thay đổi khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn tài chính không thể khắc phục được Từ đó, doanh nghiệp dù cho có thiện chí nhưng vẫn không thể trả được nợ ngân hàng
1.2.4 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng và đối với nền kinh tế
1.2.4.1 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của NHTM
Nếu ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi Thêm vào đó phải trích lập dự phòng, chi phí xử lý khoản nợ có vấn đề làm giảm lợi nhuận ngân hàng
Khi không thu được nợ thì vòng quay của vốn tín dụng bị chậm lại làm ngân hàng kinh doanh không hiệu quả và có thể mất khả năng thanh khoản Điều này làm giảm lòng tin của người gửi tiền, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín ngân hàng
Trang 161.2.4.2 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với nền kinh tế
Bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức, các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay lại, cùng với những dịch vụ đi kèm Bởi vậy, khi RRTD xảy ra thì không những ngân hàng chịu thiệt hại mà quyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng
Khi một ngân hàng gặp phải RRTD hay bị phá sản thì người gửi tiền ở tại ngân hàng đó hoang mang lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền đồng thời tâm lý lo sợ
sẽ lan ra ở các ngân hàng khác, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp phải khó khăn Nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định
Ngoài ra RRTD cũng có thể lan ra trong khu vực, thế giới vì ngày nay, nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới Kinh nghiệm cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á (1997- bắt nguồn từ Thái Lan)
và mới đây là cuộc khủng hoảng tài chính (2007- Mỹ) đã lan ra mức độ toàn cầu
Như vậy RRTD của một ngân hàng xảy ra ở mức độ khác nhau: nhẹ thì giảm lợi nhuận, chậm thu hồi được gốc lãi cho vay, nặng khi ngân hàng không thu được vốn và lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ảnh hưởng uy tín, hoạt động kinh doanh, ngân hàng bị lỗ và mất vốn Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị mất thanh khoản, phá sản
Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay
1.3 Hạn chế rủi ro tín dụng
1.3.1 Bản chất
Hoạt động tín dụng là quan trọng nhất trong ngân hàng thương mại bao gồm hai mặt sinh lời và rủi ro Rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng càng cao Phần lớn các thua lỗ của các ngân hàng là từ hoạt động tín dụng Song ở đây không có cách
gì loại trừ rủi ro tín dụng hoàn toàn mà phải quản lí cẩn thận Đứng trước quyết định cho vay, các nhà quản trị ngân hàng phải cân nhắc mâu thuẫn giữa sinh lời và r
ủi ro, tối đa hóa giá trị vốn chủ sở hữu nhưng cũng phải đảm bảo mục tiêu an toàn c
ho chính bản thân ngân hàng cũng như cho nền kinh tế Chính vì vậy, các nhà quản t
rị đã đưa ra nhiều biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng
Trang 171.4 Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM
1.4.1 Lượng hóa rủi ro tín dụng
Lượng hóa rủi ro tín dụng là việc xây dựng mô hình thích hợp để định lượng mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro Sau đây là một số mô hình được áp dụng tương đối phổ biến:
* Mô hình chất lượng 6 C:
(1) Tư cách người vay (Character): Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng, mục đích xin vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng và phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng hay không, đồng thời xem xét lịch sử đi vay và trả nợ đối với khách hàng cũ; còn khách hàng mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác như từ: trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ ngân hàng bạn, từ các cơ quan thông tin đại chúng,…
(2) Năng lực của người vay (Capacity): Tùy thuộc vào quy định pháp luật của quốc gia đòi hỏi người đi vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự
(3) Thu nhập của người đi vay (Cash): Trước hết, phải xác định được nguồn trả nợ của người vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán,…
(4) Bảo đảm tiền vay (Collateral): Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng
và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng
(5) Các điều kiện (Conditions): Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng từng thời kỳ như cho vay hàng xuất khẩu với điều kiện thâu
Trang 18ngân phải qua ngân hàng, nhằm thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương theo từng thời kỳ
(6) Kiểm soát (Control): Tập trung vào những vấn đề như sự thay đổi của luật pháp có liên quan và quy chế hoạt động mới có ảnh hưởng xấu đến người vay hay không? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng hay không?
Nhận xét: Mô hình đánh giá 6C tương đối đơn giản, tuy nhiên nó phụ thuộc
quá nhiều vào kinh nghiệm, trình độ thu thập thông tin của cán bộ tín dụng, và dễ xảy ra tiêu cực khi cán bộ tín dụng cố tình trục lợi làm sai lệch thông tin, hoặc lờ đi những thông tin cần thiết gây thiệt hại cho NH
* Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & poor:
Rủi ro tín dụng trong cho vay và đầu tư thường được thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu và khoản cho vay Việc xếp hạng này được thực hiện bởi một số dịch
vụ xếp hạng tư nhân trong đó có Moody’s và Standard & Poor là những dịch vụ hàng đầu hiện nay
Đối với Moody’s xếp hạng cao nhất từ Aaa nhưng với Standard & Poor thì cao nhất là AAA Việc xếp hạng giảm dần từ Aa (Moody’s) và AA (Standard & Poor) sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro không được hoàn vốn cao Trong đó, chứng khoán (khoản cho vay) trong 4 loại đầu được xem như loại chứng khoán (cho vay) mà ngân hàng nên đầu tư, còn các loại chứng khoán (khoản cho vay) bên dưới được xếp hạng thấp hơn thì ngân hàng không đầu tư (không cho vay)
Nhưng thực tế vì phải xem xét mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa rủi ro và lợi nhuận nên những chứng khoán (khoản cho vay) tuy được xếp hạng thấp (rủi ro không hoàn vốn cao) nhưng lại có lợi nhuận cao nên đôi lúc ngân hàng vẫn chấp nhận đầu tư vào các loại chứng khoán (cho vay) này
Mô hình xếp hạng của công ty Moody’s và Standard & Poor
Trang 19Ba Nhiều yếu tố đầu cơ BB Chất lượng vừa thấp hơn
Nhận xét mô hình:
Ưu điểm: Mô hình đánh giá rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế
Nhược điểm: Mô hình chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế Việt Nam
do các doanh nghiệp ở Việt Nam thường chạy song song 2 báo cáo tài chính
* Mô hình điểm số Z (Z – Credit scoring model):
Đây là mô hình do E.I Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người đi vay và phụ thuộc vào:
Trị số của các chỉ số tài chính của người vay
Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ
Từ đó Altman đã xây dựng mô hình điểm như sau:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5
Trong đó:
X1 = Hệ số vốn lưu động / tổng tài sản
X2 = Hệ số lãi chưa phân phối / tổng tài sản
X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sản
X4 = Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu / giá trị hạch toán của nợ X5 = Hệ số doanh thu / tổng tài sản
Trị số Z càng cao, thì xác suất vỡ nợ của người đi vay càng thấp Ngược lại, khi trị số Z thấp thì đó là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao
1,8 < Z <3 : Không xác định được
Ưu điểm: Kỹ thuật đo lường RRTD tương đối đơn giản
Trang 20Nhược điểm: Mô hình điểm số Z không chia được nhiều nhóm KH khác nhau Chưa đánh giá đầy đủ KH Có những KH không xác định rõ ràng Các trọng số trong công thức không thể bất biến vì tình hình thị trường, điều kiện kinh doanh cũng như điều kiện thị trường tài chính đang thay đổi liên tục
* Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng:
Ngoài mô hình điểm số Z, nhiều NH còn áp dụng mô hình cho điểm để xử lý đơn xin vay của người tiêu dùng như: mua xe hơi, trang thiết bị gia đình, bất động sản,… Các yếu tố quan trọng trong mô hình cho điểm tín dụng bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, tài khoản cá nhân, thời gian làm việc Mô hình này thường sử dụng 7-
12 hạng mục, mỗi hạng mục được cho điểm từ 1-10…
Ưu điểm: Mô hình loại bỏ được sự phán xét chủ quan trong quá trình cho vay
và giảm đáng kể thời gian ra quyết định tín dụng
Nhược điểm: Mô hình không thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng để thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế và bao quát hết tất cả đối tượng KH
1.4.2 Đánh giá rủi ro tín dụng
1.4.2.1 Đánh giá rủi ro tín dụng theo Basel
Hiệp ước Basel II cơ bản có 2 công cụ chính đánh giá rủi ro tín dụng là: Chấm điểm tín dụng (Credit scoring) đối với KH cá nhân
Xếp loại tín dụng (Credit rating) đối với KH doanh nghiệp
Chấm điểm tín dụng áp dụng với KH cá nhân: áp dụng trong hệ thống NH để đánh giá mức độ RRTD đối với khoản vay của doanh nghiệp nhỏ và cá nhân Chấm điểm tín dụng chủ yếu dựa vào thông tin phi tài chính, các thông tin cần thiết trong giấy đề nghị vay vốn (NH có thể yêu cầu KH cung cấp thêm giấy tờ chứng minh các thông tin kê khai trong đơn đề nghị vay vốn) cùng với các thông tin khác về KH do
NH thu thập, được nhập vào máy tính, thông qua hệ thống thông tin tín dụng để phân tích, xử lý bằng phần mềm đã cài đặt sẵn để cho điểm Kết quả chỉ ra mức độ RRTD của người vay
Xếp loại tín dụng áp dụng đối với doanh nghiệp: có đủ báo cáo tài chính, số liệu thống kê tích lũy nhiều thời kỳ phục vụ cho việc xếp loại Áp dụng rộng rãi, không những trong hoạt động NH, kinh doanh chứng khoán mà còn trong kinh doanh thương mại, đầu tư Xếp loại tín dụng phân tích tài chính như: nhóm chỉ tiêu
Trang 21thanh khoản, nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu nợ, nhóm chỉ tiêu doanh lợi… những chỉ số có thể đo lường được 1 cách cụ thể
Tổn thất tín dụng được tính toán theo công thức sau:
EL = PD x EAD x LGD (1.7)
Trong đó:
EL: Expected Loss: Tổn thất tín dụng ước tính
PD (Probability of Default): Xác suất không trả được nợ NH phải căn cứ trên
số liệu dư nợ của KH trong vòng ít nhất là 5 năm, bao gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được
EAD (Exposure at Default): Tỷ trọng tổn thất ước tính Đối với các khoản vay có kỳ hạn, việc xác định EAD là dễ dàng Tuy nhiên, đối với khoản vay theo hạn mức tín dụng thì lại khá phức tạp Theo thống kê của Basel thì tại thời điểm không trả được nợ, KH thường có xu hướng rút vốn vay xấp xỉ hạn mức được cấp
LGD (Loss Given Default): Gồm tổn thất về khoản vay và các tổn thất khác phát sinh khi KH không được trả nợ, đó là lãi suất đến hạn nhưng không được thanh toán và các chi phí hành chính có thể phát sinh như chi phí xử lý tài sản thế chấp Chi phí cho dịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan
Tóm lại: khi NH cho vay các KH tốt phương án kinh doanh rõ ràng, nguồn
thu nhập đảm bảo tốt, rủi ro kinh doanh của KH giảm xuống tất yếu dẫn đến RRTD giảm
Xác định tổn thất ước tính sẽ giúp NH xây dựng hiệu quả hơn Quỹ dự phòng RRTD Trích lập dự phòng hiệu quả, đơn giản, tăng cường sử dụng vốn
Xác định xác suất vỡ nợ (PD) giúp NH nâng cao được chất lượng của việc giám sát và tái xếp hạng KH sau khi cho vay
1.4.2.2 Đánh giá rủi ro tín theo các chỉ số khác
Các chỉ số thường được sử dụng để đánh giá rủi ro tín dụng là:
Tỷ lệ nợ quá hạn
Trang 22Quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước cho phép tỷ lệ nợ xấu của các Ngân hàng thương mại không được vượt quá 3%, nghĩa là trong 100 đồng vốn ngân hàng bỏ ra cho vay thì nợ quá hạn tối đa chỉ được phép là 3 đồng
Nợ quá hạn (non performing loan – NPL) là khoản nợ mà một phần hoặc toàn
bộ nợ gốc và /hoặc lãi đã quá hạn
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, phân loại nợ thành 5 nhóm:
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn được đánh giá có khả năng
thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh trong tương lai như các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán
Nhóm 2: Nợ cần chú ý, bao gồm nợ quá hạn dưới 90 ngày và nợ cơ cấu lại
thời hạn trả nợ
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày
và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ, bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và nợ
cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ
cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý (Cần lưu ý là cho dù có tiêu chí thời gian quá hạn trả nợ cụ thể để phân loại
nợ như trên, tổ chức tín dụng vẫn có quyền chủ động tự quyết định phân loại bất kỳ khoản nợ nào vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro nếu đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm.)
Trang 23Nợ xấu là khoản nợ mang các đặc trưng sau:
Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã hết hạn
Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi
Tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trải nợ gốc và lãi
Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày
Hệ số rủi ro tín dụng
Hệ số này cho ta thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao Thông thường, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng được chia thành 3 nhóm:
Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao cho ngân hàng Thông thường đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng
Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt: Là những khoản cho vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao cho ngân hàng Đây cũng là những khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng
Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mang lại cho ngân hàng là vừa phải Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng dư
nợ cho vay của ngân hàng
Tỷ lệ xóa nợ
Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro tín dụng
Trang 241.4.3 Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng
1.4.3.1 Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay:
Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán và bảo đảm tiền vay Xem xét và quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hoặc không có bảo đảm bằng tài sản, cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tránh các vướng mắc khi xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay Đặc biệt chú trọng thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, không để nợ xấu gia tăng
1.4.3.2 Tăng cường kiểm tra, giám sát khoản vay:
Phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cho vay và cấp tín dụng khác, tránh xảy ra sự cố gây thất thoát tài sản; sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tăng cường công tác đào tạo cán bộ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế
Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của tổ chức tín dụng
Thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, các tài sản bảo đảm, khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ của tổ chức tín dụng
1.4.3.3 Thực hiện các quy định bảo đảm kiểm soát rủi ro và an toàn hoạt động tín dụng:
Xây dựng và thực hiện đồng bộ hệ thống các quy chế, quy trình nội bộ về quản lý rủi ro; trong đó đặc biệt chú trọng việc xây dựng chính sách khách hàng vay vốn, sổ tay tín dụng, quy định về đánh giá, xếp hạng khách hàng vay, đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu
Mở rộng tín dụng trung và dài hạn ở mức thích hợp, đảm bảo cân đối thời hạn cho vay với thời hạn của nguồn vốn huy động
Thực hiện đúng quy định về giới hạn cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, bao thanh toán đối với một khách hàng và các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh
Đối với các trường hợp chây ỳ nhận nợ và trả nợ vay, các tổ chức tín dụng cần áp dụng các biện pháp kiên quyết, đúng pháp luật để thu hồi nợ vay, kể cả việc
xử lý tài sản thế chấp, cầm cố và bảo lãnh, khởi kiện lên cơ quan tòa án
Trang 25Phân tán rủi ro trong cho vay: không dồn vốn cho vay quá nhiều đối với một khách hàng hoặc không tập trung cho vay quá nhiều vào một ngành, lĩnh vực kinh tế
có rủi ro cao
Thực hiện tốt việc thẩm định khách hàng và khả năng trả nợ trước khi quyết định tín dụng
Mua bảo hiểm cho các khoản tiền gửi, tiền vay
Phải có chính sách tín dụng hợp lý và duy trì các khoản dự phòng để đối phó với rủi ro
Trước khi cho một khách hàng vay, ngân hàng phải xem xét các điều kiện cơ bản như là: Khả năng trả nợ của khách hàng so với mức cho vay; Trị giá tài sản đảm bảo so với mức cho vay; Giới hạn tổng dư nợ cho vay một khách hàng, một nhóm khách hàng có liên quan
1.4.3.4 Thực hiện quản lý rủi ro tín dụng thông qua các công cụ tín dụng phái sinh:
Công cụ tín dụng phái sinh là các hợp đồng tài chính được ký kết bởi các bên tham gia giao dịch tín dụng (ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, nhà đầu tư…) nhằm đưa ra những khoản đảm bảo chống lại sự dịch chuyển bất lợi về chất lượng tín dụng của các khoản đầu tư hoặc những tổn thất liên quan đến tín dụng Đây là công cụ hiệu quả giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất
Những hợp đồng này mang lại cho các nhà đầu tư, người nhận nợ và ngân hàng những kỹ thuật mới bổ sung cho các biện pháp bán nợ, phân tán rủi ro và bảo hiểm nhằm quản lý hiệu quả rủi ro tín dụng vì trên thực tế, khi người đi vay bị phá sản, ngân hàng và nhà đầu tư sẽ phải gánh chịu thiệt thòi từ khoản đầu tư Tuy nhiên, khoản thiệt hại này có thể được bù đắp bởi thu nhập từ các công cụ tín dụng phái sinh Vì vậy, nếu được sử dụng linh hoạt, các công cụ tín dụng phái sinh sẽ làm giảm các loại rủi ro nói chung cho ngân hàng, nhà đầu tư
1.5 Kinh nghiệm quốc tế trong việc quản trị RRTD và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1.5.1 Kinh nghiệm quốc tế trong việc quản trị RRTD
Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Mỹ và Châu Âu
Mỹ: Các Ngân hàng Mỹ nhấn mạnh vào lối ra cho các khoản nợ xấu và tránh việc thu hồi nợ Việc tất toán khoản nợ xấu chỉ xem xét khi đó là cách cuối cùng để
Trang 26thu hồi khoản vay có vấn đề, vì thu hồi có thể hiệu quả hơn bằng cách tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động sinh lãi và trả nợ cho ngân hàng hơn là phải thanh lý TSĐB Ví dụ như JP Morgan và Bank of America đã bắt đầu nỗ lực hoãn các vụ tịch thu tài sản để trả nợ và nỗ lực làm việc với các chủ nợ để họ vẫn có thể trả tiền Các biện pháp phổ biến là giảm lãi suất và giảm giá trị các khoản chi trả để người vay tiền vẫn tiếp tục có cơ hội hoạt động kinh doanh, tạo ra thu nhập để trả lãi cho ngân hàng mà không phải bán tài sản thế chấp
Mỹ và Châu Âu: cũng đã bơm tiền vào các ngân hàng, nhờ đó nhiều ngân hàng lớn đã mua lại các ngân hàng và tổ chức tín dụng nhỏ đang trên bờ vực phá sản, giúp những chính sách hỗ trợ KH của ngân hàng lớn áp dụng luôn cho KH của ngân hàng nhỏ
Kinh nghiệm của Trung Quốc
Để tăng cường năng lực tài chính của ngân hàng, chính phủ nước này còn khuyến khích thực hiện sáp nhập giữa ngân hàng yếu với ngân hàng mạnh trên quan điểm cho rằng, quản lý thành công sẽ tạo ra sự khác biệt và tính hiệu quả của việc quản lý thành công này không bị cản trở bởi quy mô hoạt động Theo phương châm này thì các ngân hàng nước ngoài thực sự đóng vai trò quan trọng Trong một số trường hợp, sự tham gia của các đối tác nước ngoài có thể xem là đối tác “kép” Điều đó có nghĩa là họ vừa cung cấp vốn, vừa giúp các ngân hàng yếu kém xác định
và thực hiện những thay đổi trong hoạt động quản lý của mình
Kinh nghiệm của Thái Lan
Các biện pháp chính được Chính phủ đưa ra bao gồm: cải thiện khuôn khổ pháp lý bảo đảm an toàn hoạt động ngành tài chính ngân hàng và tiến hành đóng cửa, sát nhập hoặc bán các ngân hàng thương mại và công ty tài chính yếu kém
Tích cực áp dụng các thông lệ quốc tế trong quản trị ngân hàng, tái cơ cấu hoạt động các ngân hàng quốc doanh, chuẩn bị cho cổ phần hóa các ngân hàng này Bên cạnh đó ngân hàng trung ương sẽ can thiệp với các tổ chức tín dụng thiếu lành mạnh còn lại Kiên quyết xử lý các tổ chức tín dụng còn yếu kém
1.5.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
Việt Nam nên tìm lối ra cho các khoản nợ xấu, tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lãi và trả nợ cho ngân hàng bằng các biện pháp phổ biến như giảm lãi suất, gia hạn thời hạn trả nợ mà không điều chỉnh nhóm nợ cho
Trang 27khách hàng để người vay tiền vẫn tiếp tục có cơ hội hoạt động kinh doanh, tạo ra thu nhập để trả lãi cho ngân hàng mà không phải bán tài sản thế chấp
Theo kinh nghiệm từ Trung Quốc, Việt Nam có thể thành lập các công ty quản lý tài sản Khi tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, chuyển tất cả những khoản nợ xấu, nợ dưới chuẩn cho các công ty quản lý tài sản
Cấu trúc lại hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính theo hướng sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính nhỏ để
có số lượng phù hợp các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính có quy mô và
uy tín, hoạt động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản và an toàn hệ thống
Quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ở bất kỳ quốc gia nào đều rất khó khăn, phức tạp và phải có thời gian Chính phủ cũng như NHNN Việt Nam cần tạo
ra được môi trường thuận lợi, trong đó chú ý đến các vấn đề: tăng trưởng tín dụng,
sự ổn định của thị trường ngoại hối và tỷ giá, kiểm soát lạm phát hiệu quả cũng như quản lý được rủi ro của quá trình này
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong Chương 1, tác giả đã làm rõ một số vấn đề sau:
Khái quát rủi ro tín dụng ngân hàng, lý luận tín dụng các loại rủi ro tín dụng, cách thức phân loại, ảnh hưởng của RRTD đến hệ thống NH và nền kinh tế
Các hình thức phân chia RRTD, nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, nêu một số mô hình đánh giá xếp hạng lượng hóa tổn thất do rủi ro tín dụng, cách thức phân loại nợ, công thức trích lập dự phòng theo Ủy ban Basel và Quyết định 493
Nghiên cứu kinh nghiệm quản trị RRTD tại một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ, các nước Châu Âu… từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như: Thành lập công ty quản lý tài sản và sáp nhập các ngân hàng yếu kém để đảm bảo các ngân hàng hoạt động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản và
an toàn hệ thống
Phần lý luận trong Chương 1 là cơ sở để đánh giá thực trạng tình hình hoạt
động tín dụng tại SacomBank – Chi Nhánh Kiên Giang trong chương 2
Trang 28CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CN KIÊN GIANG 2.1 Vài nét về tỉnh Kiên giang
2.1.1 Về tình hình phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Kiên Giang
2.1.1.1 Về điều kiện tự nhiên:
Kiên Giang có địa hình đa dạng, bờ biển dài, nhiều sông núi và hải đảo, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo cho tỉnh nhiều tiềm năng và lợi thế kinh tế phong phú, đa dạng như: kinh tế nông-lâm nghiệp, kinh tế biển, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông-thủy sản và du lịch; nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu Ngoài ra, với vị thế là cửa ngõ ở phía tây nam thông ra Vịnh Thái Lan, Kiên Giang còn có tiềm năng lớn về kinh tế cửa khẩu, hàng hải và mậu dịch quốc tế
Kiên Giang nằm ở phía tây nam của Việt Nam, có diện tích 6.346,27km2, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh có địa điểm thuận lợi kết nối với các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Campuchia và Thái Lan bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không; phía bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 56,8km, phía nam giáp tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu, phía đông và đông nam giáp tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, phía tây giáp Vịnh Thái Lan
2.1.1.2 Về tình hình kinh tế- xã hội:
Nền kinh tế Kiên Giang qua 5 năm thực hiện kế hoạch kinh tế-xã hội 2006–
2010, tăng trưởng cao, năm 2008 đạt 12,6%, bình quân 5 năm đạt 11,6%, tăng hơn giai đọan trước 0,5%; quy mô tổng sản phẩm nền kinh tế của tỉnh năm 2008 đạt 15.185,5 tỷ đồng, năm 2010 đạt 18.722 tỷ đồng (gấp 1,7 lần năm 2005), GDP bình quân đầu người năm 2008 đạt 802 USD (giá 94), năm 2010 đạt 964 USD (gấp 1,6 lần với năm 2005); cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp
và dịch vụ: năm 2008, tỷ trọng của ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 22,87%, năm 2010 chiếm 25,9% (tăng 5,4% so với năm 2005); dịch vụ chiếm 29,96%, năm
2010 chiếm 32,7%, (tăng 4,73% so với năm 2005)
Trong 03 năm 2011 đến 2013, kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro Trong nước, lạm phát tăng, tồn kho, nợ xấu cao, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động nhiều, tăng trưởng kinh tế chậm lại Tỉnh Kiên Giang cũng nằm trong bối cảnh chung đó, tình hình thiếu vốn đầu tư phát triển,
Trang 29lãi suất cao, doanh nghiệp và hộ gia đình khó tiếp cận vốn tín dụng, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp; thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân
Nhưng tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã có bước chuyển tích cực, đúng hướng trên các lĩnh vực, tăng trưởng kinh tế bình quân 03 năm qua đạt 11,08% Riêng năm 2013 tăng trưởng kinh tế ước đạt 9,4%, tuy chưa đạt kế hoạch đề ra, nhưng trong điều kiện còn nhiều khó khăn, đây là mức tăng trưởng khá so với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Một số chỉ tiêu chủ yếu đạt, vượt kế hoạch và tăng so năm 2012 như: Sản lượng lúa đạt 4,47 triệu tấn, vượt 1,57% và tăng trên 184 ngàn tấn, là năm thứ 03 liên tiếp đạt sản lượng cao nhất cả nước; sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản trên 581 ngàn tấn, tăng 6,04%; tổng thu ngân sách nhà nước 4.720 tỷ đồng, tăng 4,91%; kim ngạch xuất khẩu 663 triệu, tăng 11,31%; huy động vốn đầu tư toàn xã hội 28.155 tỷ đồng, tăng 15,36%, chiếm gần 34% GDP
Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, các khu công nghiệp cũng như các Doanh nghiệp lớn vẫn chưa có đủ điều kiện để phát triển nhưng nơi đây lại là nơi tập trung nhiều các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất kinh doanh về các lĩnh vực như
du lịch, đánh bắt, thu mua, chế biến, sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng nông – lâm sản, đặc biệt là sản xuất lúa và nuôi trồng thuỷ hải sản Và đây cũng chính là thế mạnh phát triển kinh tế của tỉnh Kiên Giang
Những lợi thế nêu trên là lý do để SacomBank chọn Kiên Giang cho kế
hoạch phát triển mạng lưới của mình ngay trong giai đoạn đầu hoạt động
2.1.2 Hoạt động của hệ thống ngân hàng tại tỉnh Kiên Giang
Năm 2012 trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, hoạt động của hầu hết ngành ngân hàng lại chịu sự tác động rất lớn của lạm phát cao trong nước, bất ổn của nền kinh tế vĩ mô, song, cùng với hệ thống ngân hàng cả nước, ngành ngân hàng Kiên Giang đã thực hiện triển khai quyết liệt các chính sách thắt chặt tiền tệ, thận trọng nhưng linh hoạt trong các giài pháp, chủ trương về tiền tệ, tín dụng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, nên
đã góp phân giải quyết khó khăn cho sản xuất, hoạt động thương mại trên địa bàn
mà vẫn duy trì mức tăng trưởng của hoạt động ngân hàng ở mức hợp lý
Trong năm qua, ngành ngân hàng Kiên Giang có nguồn vốn hoạt động ổn định, có mức tăng trưởng khá, vốn huy động tại các địa phương tăng cao và chiếm tỷ
Trang 30trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn vốn hoạt động; trong dó cơ cấu tiền gửi chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng tiền gửi bằng VNĐ, tiền gửi trung, dài hạn Đến 31/12/2012, tổng nguồn vốn của hệ thông ngân hàng Kiên Giang đạt 35.875 tỷ đồng, tăng 17,05% so năm trước, vốn huy động tại địa phương đạt 18.889
tỷ đồng, tăng 26,82%, chiếm 52,65% tổng nguồn vốn hoạt động; trong đó tiền gửi trung, dài hạn tăng 167%, tiền gửi VNĐ tăng 32,6% so năm 2011
Cũng trong năm qua, chính sách tiền tệ và các giải pháp tín dụng của hệ thống ngân hàng Kiên Giang được triển khai có hiệu quả, đảm bảo tín dụng cho nhu cầu phát triền KT-XH của tỉnh Đối tượng cho vay được tập trung vào phục vụ SX-
KD và ưu tiên cho vay NoNT, XK Chất lượng tín dụng của hệ thống cũng được kiểm soát trong phạm vi an toàn, các giải pháp tín dụng tháo gỡ khó khăn cho SX-
KD, hỗ trợ thị trường được triển khai quyết liệt, có hiệu quả Song song đó, các hoạt động tín dụng chính sách xã hội, hoạt động của các TCTD trên địa bàn cũng được an toàn, ổn định và phát triển
Đặc biệt, để góp phần tháo gỡ việc nhiều DN chưa hấp thụ được nguồn vốn mặc dù lãi suất huy động đã giàm nhiều so với trước, Ngân hàng Nhà Nước Chi nhánh Kiên Giang đã tập trung chỉ đạo các TCTD tiếp tục thực hiện các giải pháp tín dụng, lãi suất để hỗ trợ nguồn vốn, tháo gỡ khó khăn cho các thành phàn kinh tế, đẩy mạnh thực hiện các chương trình, chính sách tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn, chăn nuôi, chế biến cá tra, tôm, tạm trữ lương thực, hỗ trợ vay ưu đãi nhà ở cho người có thu nhập thấp
Sang năm 2013, Ngân hàng Nhà Nước Chi nhánh Kiên Giang sẽ đĩnh hướng tín dụng là tiếp tục ưu tiên cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, tiếp tục thiện hiện quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho SX-KD,
hỗ trợ thị trường, trong cho vay mua sắm máy móc thiết bị giảm thiếu thất thoát sau thu hoạch, tăng cơ giới hóa cho nông nghiệp, đầu tư xây dựng nông thôn mới Ngành Ngân hàng Kiên Giang cũng chỉ đạo Ngân hàng chính xã hội phối hợp chặt chẻ với các địa phương và hội, đoàn thể thực hiện có hiệu quả Đề án nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn
Trang 312.2 Giới thiệu chung về Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
2.2.1 Giới thiệu về Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) Tên giao dịch quốc tế: SAIGON THUONG TIN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Tên viết tắt: SACOMBANK
Địa chỉ: 266 - 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP HCM Điện thoại: (+84) 83 9320 420 Fax: (+84) 83 9320 424
Website: www.sacombank.com.vn Email: info@sacombank.com
- Giấy phép thành lập Số 05/GP-UB ngày 03/01/1992 của UBND TP Hồ Chí Minh
- Giấy phép hoạt động Số 0006/GP-NH ngày 05/12/1991 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Giấy CNĐKKD Số 0301103908 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP HCM cấp (Đăng ký lần đầu ngày 13/01/1992, đăng ký thay đổi lần thứ 32 ngày 16/11/2010)
- Tài khoản Số 4531.00.804 tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP Hồ Chí Minh
- Mã số thuế: 0301103908 Ngành nghề kinh doanh:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi;
- Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác;
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn;
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá;
- Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật;
- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;
- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế;
- Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác;
- Hoạt động bao thanh toán
Trang 322.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín được thành lập ngày 21/12/1991 với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng Qua 21 năm hình thành và phát triển (21/12/1991 - 21/12/2012), trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, SacomBank hôm nay có thể tự hào kh ng định vị thế là một trong những ngân hàng thương mại
cổ phần hàng đầu Việt Nam với quy mô tổng tài sản đạt trên 150 ngàn tỷ đồng; vốn chủ sở hữu đạt gần 14 ngàn tỷ đồng và đặc biệt là quy mô về mạng lưới chi nhánh/phòng giao dịch với gần 420 điểm giao dịch trãi rộng tại 48/63 tỉnh/thành Việt Nam và 2 nước bạn Lào và Campuchia Trong năm 2012 mặc dù có nhiều khó khăn - thách thức, nhưng SacomBank vẫn tiếp tục duy trì nhịp độ tăng trưởng các chỉ tiêu trọng yếu như: Huy động từ CNĐKKD tăng 24%, cho vay khách hàng tăng trưởng hơn 20%, nợ xấu được kiểm soát ở ngưỡng an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Riêng về lợi nhuận, với phương châm cùng đồng hành và chia sẻ với khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế thông qua các gói sản phẩm có lãi suất cho vay, phí dịch vụ ưu đãi và các gói tín dụng lãi suất thấp dành riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ tiểu thương thời gian gần đây; Đồng thời, nhằm tạo tiền đề phát triển an toàn - bền vững trong những năm tiếp theo, SacomBank đã trích lập đầy đủ các khoản dự phòng rủi ro trên mức thận trọng với
số tiền hơn 2.000 tỷ đồng nên lợi nhuận chỉ còn 1.315 tỷ đồng, đạt 39% kế hoạch; con số này khá thấp so với kỳ vọng ban đầu nhưng so với mặt bằng chung của ngành
và một số ngân hàng cùng quy mô thì đây là con số khả quan trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế Thực hiện chủ trương của Chính phủ, từ năm 2012 Sacombank đã thực hiện tái cơ cấu một cách toàn diện và sâu sắc Về công tác quản trị - điều hành, SacomBank đã tiến hành tái cơ cấu từ danh mục tài chính cho đến
mô hình kinh doanh Riêng chiến lược phát triển Ngân hàng giai đoạn 2011-2020, Ngân hàng vẫn kiên trì định hướng “Trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Khu vực” trong đó chú trọng vào yếu tố hiệu quả và bền vững Các mấu chốt trong chiến lược phát triển giai đoạn tới là gia tăng năng suất lao động, chú trọng công tác quản trị chi phí hiệu quả và cải tiến phương thức quản lý - quy trình tác nghiệp, tối đa hóa giá trị lợi ích trên từng đơn vị khách hàng, song song là việc nâng cao công tác quản trị - điều hành để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả hơn
Trang 33Năm 2013, nền kinh tế thế giới dẫu còn nhiều khó khăn thách thức nhưng cũng đã xuất hiện các tín hiệu phục hồi và tăng trưởng tích cực Cùng với mục tiêu tổng quát của Chính phủ và nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng năm 2013, SacomBank đã đưa ra định hướng hoạt động năm 2013 là TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG - HIỆU QUẢ HỢP LÝ Theo đó, SacomBank tập trung: (i) tăng trưởng tín dụng thận trọng, phù hợp với định hướng của Ngành; (ii) từng bước nâng cao tỷ trọng thu nhập ngoài lãi để tạo cơ cấu thu nhập bền vững; (iii) đầu tư mở rộng mạng lưới giao dịch có trọng điểm và tăng cường đầu tư chiều sâu; (iv) cải tiến tổ chức bộ máy tinh gọn theo hướng tăng nhân sự cho hoạt động bán hàng Những thành quả
mà Sacombank đạt được như hôm nay được xây dựng từ lòng nhiệt huyết và niềm tin vào chiến lược phát triển SacomBank của Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Điều hành và hơn 10.000 CBNV SacomBank qua các thời kỳ; thế mạnh về mạng lưới giao dịch rộng khắp; tiềm lực tài chính hùng mạnh; được trang bị và vận hành hệ thống công nghệ hiện đại; sự chuyên nghiệp và sâu sát trong hoạt động quản trị - điều hành - kiểm soát của Ban Lãnh đạo và sự cống hiến hết mình vì khách hàng của đội ngũ cán bộ nhân viên được đào tạo bài bản của Sacombank Đồng thời sự thành công của SacomBank còn được vun đắp bởi: sự quan tâm và hỗ trợ của các Cơ quan quản lý nhà nước; sự hỗ trợ và thông tin kịp thời của các cơ quan truyền thông;
sự tin tưởng và hợp tác tốt đẹp của trên 6 vạn cổ đông, nhà đầu tư và các đối tác; và đặc biệt là sự tin tưởng - hợp tác - đồng hành - gắn bó keo sơn của gần 2 triệu khách hàng là các doanh nghiệp và dân cư trên mọi miền đất nước, cũng như tại 2 nước bạn Lào và Campuchia
Với những nỗ lực phát triển và sự đóng góp tích cực cho nền tài chính Việt Nam, Sacombank đã nhận được rất nhiều các bằng khen và giải thưởng có uy tín trong nước và quốc tế, điển hình như:
- “Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam 2012” do Global Finance (Mỹ) bình chọn;
- “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2012” do The Asian Banker bình chọn;
- “Ngân hàng quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam năm 2010” do tổ chức Finance Asia (Hồng Kông) bình chọn;
- “Ngân hàng có dịch vụ quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam năm 2010” do tổ chức The Asset (Hồng Kông) bình chọn;
Trang 34- Cờ thi đua của Chính phủ dành cho tập thể SacomBank vì đã có thành tích xuất sắc toàn diện nhiệm vụ, công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm
2009 của ngành ngân hàng (theo Quyết định số 1056/QĐ-TTg, ngày 08/7/2010);
- "Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2008” do Asian Banking & Finance bình chọn;
- “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2008” do The Asset bình chọn; -
“Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Global Finance bình chọn;
- “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Finance Asia bình chọn;
- “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007” do Euromoney bình chọn;
- “Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2007” do Asian Banking & Finance bình chọn;
- “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 2007”
do Cộng đồng các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Châu Âu (SMEDF) bình chọn;
- “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2007” do Global Finance bình chọn;
- Được đánh giá và xếp loại A (loại cao nhất) trong bảng xếp loại của Ngân hàng Nhà nước cho năm 2006 và xếp thứ 04 trong ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam do chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP - United Nations Development Programme), đánh giá cho năm 2007;
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2008 vì có những đóng góp tích cực vào các hoạt động kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế;
- Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ về những thành tích dẫn đầu phong trào thi đua ngành ngân hàng trong năm 2007;
- Bằng khen của Thủ tướng chính phủ dành cho các hoạt động từ thiện trong suốt các năm qua;
Hiện nay, Tập đoàn tài chính Sacombank có sự góp mặt của các thành viên: - Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), đóng vai trò hạt nhân điều phối hoạt động của Tập đoàn
Thành viên trực thuộc:
- Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - SBS)
- Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - SBL)
- Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBR)
Trang 35- Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBA)
- Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank- SBJ)
Thành viên hợp tác chiến lược:
- Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn Thương Tín (STI)
- Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal)
- Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tân Định (Tadimex)
- Công ty cổ phần Đầu tư - Kiến trúc - Xây dựng Toàn Thịnh Phát
- Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM)
2.2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống SacomBank trong năm vừa qua:
Bảng 2.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của SacomBank qua các năm
ĐVT: tỷ đồng
THỜI ĐIỂM CUỐI NĂM 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng tài sản 67.469 98.474 141.799 140.137 151.282 Vốn chủ sở hữu 7.638 10.289 13.633 14.224 13.414 Trong đó vốn điều lệ 5.116 6.700 9.179 10.740 10.740 Tổng nguồn vốn huy động 58.635 86.335 126.204 111.513 123.753
Dư nợ cho vay 33.708 55.497 77.486 79.429 98.728
CẢ NĂM ………
Tổng doanh thu 8.377 8.489 12.774 18.729 17.619 Tổng chi phí 7.286 6.588 10.348 15.989 16.304 Lợi nhuận trước thuế 1.091 1.901 2.426 2.740 1.315 Lợi nhuận sau thuế 973 1.484 1.799 2.033 987 (EPS) (đồng/cổ phiếu) 1.896 2.771 2.373 2.241 1.029
CHỈ SỐ TÀI CHÍNH 2008 2009 2010 2011 2012
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) (tối thiểu 9%) 12,16% 11,41% 9,97% 11,66% 9,53%
Dư nợ cho vay/Tổng tài sản 50% 56% 54,64% 57% 65%
Dư nợ cho vay/Nguồn vốn huy động 57% 64% 61,40% 71% 80%
Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 0,62% 0,69% 0,52% 0,56% 1,97%
Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 0,99% 0,88% 0,56% 0,85% 2,39%
Trang 36Thu nhập ngoài lãi/Tổng thu nhập hoạt động 57% 41% 30% 16% 7,36% Chi phí điều hành/Tổng chi phí 15% 22% 18,78% 21% 25,10% Tài sản có sinh lời/Tổng tài sản 82% 85% 85,64% 84,36% 86,37% (ROE) 13,14% 16,56% 15,04% 14,60% 7,15% (ROA) 1,49% 1,79% 1,50% 1,44% 0,68%
* Tất cả số liệu sử dụng trong ấn phẩm Báo Cáo Thường Niên này dựa trên Báo cáo Tài chính riêng của Ngân hàng đã kiểm toán năm 2012 (trừ phần Tình hình hoạt động của các Công ty trực thuộc)
Trong năm 2012, SacomBank đã thực hiện tái cơ cấu một cách toàn diện và sâu sắc từ công tác quản trị - điều hành, cơ cấu danh mục tài chính cho đến mô hình kinh doanh Riêng chiến lược phát triển giai đoạn 2011 - 2020, SacomBank vẫn kiên trì định hướng “Trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Khu vực” Mục tiêu chiến lược của Ngân hàng vẫn tiếp tục được duy trì, tuy nhiên mức độ ưu tiên và tiến độ thực thi có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế
Tổng quan chung về Chiến lược phát triển SacomBank giai đoạn 2011-2020: chú trọng vào yếu tố hiệu quả và bền vững Các điểm nhấn trong Chiến lược phát triển giai đoạn tới là gia tăng năng suất lao động, chú trọng công tác quản trị chi phí hiệu quả và cải tiến phương thức quản lý - quy trình tác nghiệp, tối đa hóa giá trị lợi ích trên từng đơn vị khách hàng, song song là việc nâng cao công tác quản trị - điều hành để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả hơn
2.2.2 Giới thiệu về Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Kiên Giang
2.2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển:
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Kiên Giang - SacomBank chi nhánh Kiên Giang được thành lập vào ngày 05/07/2002, trụ sở đặt tại 137 Nguyễn Hùng Sơn, Rạch Giá, Kiên Giang Qua gần 10 năm hoạt động, SacomBank chi nhánh Kiên Giang ngày càng kh ng định được thương hiệu trên địa bàn, được người dân tỉnh Kiên Giang tin cậy và giao dịch ngày một đông Đối tượng khách hàng truyền thống của SacomBank chi nhánh Kiên Giang là các doanh nghiệp vừa
và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp, chế biến thủy hải sản, nông nghiệp…
Hiện nay, với 8 phòng giao dịch tại các huyện thị và vùng kinh tế trọng điểm trong tỉnh, SacomBank Kiên Giang tự tin sẽ đáp ứng được các nhu cầu về thanh
Trang 37toán, giao dịch của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn Lĩnh vực hoạt động kinh doanh có các hoạt động chính là:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và dân cư dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, vốn đầu tư
và phát triển, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác - Cho vay ngắn hạn, trung hạn
và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân
- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng - Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc
- Thanh toán quốc tế và các dịch vụ ngân hàng khác trong mối quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép
* Mạng lưới hoạt động: Gồm 8 phòng giao dịch
- Phòng Giao dịch Rạch Sỏi: Số 27, Cách mạng Tháng Tám, phường Vĩnh Lợi, Thành Phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang
- Phòng Giao dịch Tân Hiệp: Số 496, Quốc lộ 80, Ấp Đông Thành, Xã Thạnh Đông A, Huyện Tân Hiệp, Tỉnh Kiên Giang
- Phòng Giao dịch Minh Lương: Số 30 Quốc lộ 61, Thị trấn Minh Lương, Huyện Châu Thành, Tỉnh Kiên Giang
- Phòng Giao dịch Hòn Đất: Số 47, Ấp Đường Hòn, Thị trấn Hòn Đất, Huyện Hòn Đất, Tỉnh Kiên Giang
- Phòng Giao dịch Kiên Lương: Số 16 - 17 - 18, Lô L2, Trung tâm thương mại đô thị mới Ba Hòn, Huyện Kiên Lương, Tỉnh Kiên Giang
- Phòng Giao dịch Hà Tiên: Số 155 - 157, Mạc Thiên Tích, Phường Bình San, Thị xã Hà Tiên, Tỉnh Kiên Giang
- Phòng Giao dịch Rạch Giá: Số 361 - 363, Nguyễn Trung Trực, Phường Vĩnh lạc, Thanh phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang
- Phòng Giao dịch Giồng Riềng: Số 94 – 95, Khu nộ ô thị trấn Giồng Riềng, Tỉnh Kiên Giang
Trang 382.2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của SacomBank Chi nhánh Kiên Giang:
Bảng 2.2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sacombank – CN Kiên Giang qua các năm)
Về thu nhập: Nhìn chung thu nhập của Sacombank chi nhánh Kiên Giang liên tục tăng qua các năm Năm 2010 tổng thu nhập là 101.475 triệu đồng, tới năm 2011
đã đạt 148.579 triệu đồng tăng 47.104 triệu tương ứng tăng 46,42% so với năm 2010
và khi bước sang năm 2012 thì tổng thu nhập là 203.085 triệu đồng tăng 54.506 triệu đồng tương ứng tăng 36,7% Đạt được kết quả như vậy là do trong thời gian qua ngân hàng đã mở rộng và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tín dụng cũng như đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Trong đó, thu nhập từ lãi liên tục tăng lên qua 3 năm, năm sau cao hơn năm trước Năm 2010 thu nhập từ lãi đạt 96.029 triệu đồng chiếm 94,6% tổng thu nhập, sang năm 2011 thu nhập từ lãi tăng lên 137.232 triệu đồng, tăng 41.203 triệu đồng tương ứng tăng 42,9% so với năm 2010 Đạt được kết quả khả quan như vậy là nhờ vào công tác tăng cường trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Đến năm 2012 tiếp tục phát huy những thành quả đạt được từ năm trước, khoản thu nhập của chi nhánh tăng thêm 60.087 triệu đồng tương ứng tăng 43,8% so với năm 2011 và đạt giá trị là 197.319 triệu đồng Thu nhập ngoài lãi chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thu nhập của ngân hàng bình quân khoản 5,3% tổng thu nhập Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, chiếm 94,7% tổng thu nhập Qua 3 năm thì tăng trưởng trong thu nhập của ngân hàng nhìn chung là khá tốt
Về chi phí: Cùng với sự tăng lên về thu nhập thì chi phí cũng tăng lên đáng
kể Năm 2010, chi phí của chi nhánh là 76.527 triệu đồng, sang năm 2011 chi phí tăng 37.709 triệu đồng tương ứng tăng 49,3% so với năm 2010 và có giá trị là
Trang 39114.237 triệu đồng Sang năm năm 2012 thì tổng chi phí là 162.266 triệu đồng tăng 48.030 triệu đồng tương ứng tăng 42% Trong đó, chi trả lãi luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất, trung bình chiếm khoản 84% tổng chi phí Do nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng chủ yếu là từ vốn huy động tại địa phương, Ngân hàng phải chi trả lãi cho việc
sử dụng vốn huy động này Vì lãi suất thị trường biến động tăng cao nên chi phí cũng tăng lên đáng kể
Về lợi nhuận: Nhìn chung, lợi nhuận của Ngân hàng có xu hướng tăng qua ba năm, năm sau cao hơn năm trước Năm 2010 lợi nhuận của ngân hàng là 24.948 triệu đồng, sang năm 2011 thì lợi nhuận tăng lên 34.342 triệu đồng, tăng 9.394 triệu đồng tương ứng tăng 37,7% Nguyên nhân là do năm 2012 tình hình kinh tế tương đối thuận lợi, các doanh nghiệp đang trong giai đoạn bắt đầu sau khủng hoảng, Ngân hàng luôn mở rộng đối tượng khách hàng, thực hiện những chương trình quảng cáo tiếp thị nhằm duy trì và thu hút khách hàng Đến năm 2012 lợi nhuận của Ngân hàng đạt 40.818 triệu đồng, tăng 6.476 triệu đồng tương ứng tăng 18,9% so với năm 2011 Tốc độ gia tăng của lợi nhuận năm 2012 chỉ bằng khoản một phần hai so với tốc độ tăng lợi nhuận của năm 2011 Nguyên nhân là do kinh tế có nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao nên hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ích nhiều bị ảnh hưởng Trong 3 năm qua, chi nhánh đã không ngừng củng cố, mở rộng và nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ như: thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ, chi trả lương cho các đơn vị,… làm cho thu nhập của ngân hàng đều tăng qua các năm, kéo theo đó là sự gia tăng của lợi nhuận Qua phân tích cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank chi nhánh Kiên Giang qua 3 năm nhìn chung là tốt
2.3 Thực trạng RRTD và công tác quản trị RRTD tại SacomBank Chi Nhánh Kiên Giang
2.3.1 Tình hình nguồn vốn và huy động vốn từ 2010 đến 2012
Ngân hàng thương mại không trực tiếp tham gia sản xuất và lưu thông hàng hóa, nhưng ngân hàng luôn góp phần cho kinh tế xã hội phát triển thông qua việc cung cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế Do đó ngân hàng luôn xem vốn là yếu tố đặc biệt quan trọng, quyết định sự hình thành tồn tại và phát triển của mình cũng như của toàn xã hội
Thông thường nguồn vốn hoạt động của ngân hàng được hình thành từ ba nguồn đó là: Vốn huy động, Vốn điều chuyển, Vốn và các quỹ khác Sacombank chi
Trang 40nhánh Kiên Giang nguồn vốn hoạt động năm 2010 được tài trợ toàn bộ từ Vốn huy động Năm 2011 và năm 2012 do nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng nên ngân hàng phải sử dụng thêm nguồn vốn điều chuyển
từ hội sở, tuy nhiên tỷ lệ vốn điều chuyển chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn Năm 2011 vốn điều chuyển của ngân hàng là 171.652 triệu đồng, chiếm 13,2% tổng nguồn vốn, sang năm 2012 vốn điều chuyển tăng nhẹ so với năm 2011 và có giá trị là 209.120 triệu đồng và có tỷ trọng là 16,7% trong cơ cấu nguồn vốn Nguồn vốn điều chuyển có xu hướng tăng qua hai năm, tuy có tỷ trọng không cao so với tổng nguồn vốn nhưng kết quả này đòi hỏi chi nhánh cần phải chủ động hơn trong việc tăng cường công tác huy động vốn của mình Với chức năng làm trung gian tín dụng, Ngân hàng luôn tập trung huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội và sử dung để cho vay Do đó công tác huy động vốn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng Khả năng huy động vốn không chỉ phụ thuộc vào ý muốn của ngân hàng mà còn phụ thuộc vào các yếu tố như: Lãi suất huy động,
uy tín ngân hàng mà nhất là tình hình kinh tế xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương ảnh hưởng đến thu nhập của dân cư Để đáp ứng nhu cầu, Sacombank chi nhánh Kiên Giang đã vận dụng nhiều phương thức để tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị, tạo ấn tượng tốt với khách hàng gửi tiền Năm 2010, tình hình kinh tế còn khó khăn nên tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh chỉ đạt 914.493 triệu đồng, tuy là không cao nhưng cũng đã đáp ứng khá tốt nhu cầu về vốn cho khách hàng Sang năm 2011 thì nguồn vốn này tăng lên mức 1.125.830 triệu đồng, tăng 211.337 triệu đồng tương ứng tăng 23,1% so với năm 2010 Nguyên nhân dẫn đến nguồn vốn huy động tăng mạnh trong năm 2011 là do tình hình kinh tế - xã hội năm
2011 phát triển theo chiều hướng tích cực, nền kinh tế phục hồi khá nhanh, đời sống người dân ngày càng được cải thiện Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong tỉnh có nhiều thuận lợi và nhu cầu gửi tiền để thanh toán hàng hóa khá
là cao Từ đó nguồn tiền gửi tăng đáng kể, góp phần đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng cao của khách hàng Đến năm 2012, tổng vốn huy động của Ngân hàng là 1.044.009 triệu đồng, giảm 81.822 triệu đồng tương ứng giảm 7,3% so với năm
2011 Nguyên nhân là do năm 2012 kinh tế trong tỉnh gặp nhiều khó khăn, lãi suất biến động phức tạp và lạm phát tăng cao, cộng với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng bạn trên địa bàn nên công tác huy động vốn gặp một số trở ngại Nhưng nhìn chung kết quả đạt được trong huy động vốn là khá tốt