DANH MỤC BẢN ĐỒ Bản đồ 1 : Bản đồ hành chính huyện An Dương, thành phố Hải Phòng Bản đồ 2 : Bản đồ nguồn lực phát triển kinh tế huyện An Dương, thành phố Hải Phòng.. Sinh ra và lớn lên t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
-o0o -
NGUYỄN THỊ THU TRANG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN AN DƯƠNG
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2005 – 2015
CHUYÊN NGÀNH : ĐỊA LÝ HỌC
MÃ SỐ : 06.31.05.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : GS.TS LÊ THÔNG
Trang 2LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành cảm ơn GS.TS Lê Thông - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo trong khoa Địa
Lý, bộ môn Địa lý học, Phòng quản lý khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội Cảm ơn các bạn trong tập thể cao học K25 Địa lí học đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn Cục thống kê Thành phố Hải Phòng, các phòng ban chuyên môn của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện An Dương đã cung cấp những tài liệu có giá trị cũng như đóng góp các ý kiến xác đáng làm nâng cao chất lượng luận văn
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn tới BGH và các đồng nghiệp trường THPT An Dương đã tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp tác giả hoàn thành khóa học
Cuối cùng xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên để tác giả hoàn thành luận văn này
Hà Nội, tháng 6 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Trang
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó
Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình
Hà Nội, tháng 06 năm 2017
Nguyễn Thị Thu Trang
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNH – HĐH : Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài 2
3 Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 3
4 Đóng góp của đề tài 5
5 Cấu trúc luận văn 6
Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 7
1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 7
1.1.1 Các khái niệm 7
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế 9
1.1.3 Các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế 13
1.1.4 Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế vận dụng cho cấp huyện 17
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 19
1.2.1 Tổng quan về phát triển kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Hồng 19
1.1.2 Tổng quan về phát triển kinh tế thành phố Hải Phòng 21
Tiểu kết chương 1 39
Chương 2 : CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN AN DƯƠNG 40
2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế huyện An Dương 40
2.1.1 Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ 40
2.1.2.ĐKTN và TNTN 41
2.1.3 Kinh tế - xã hội 45
2.1.4 Đánh giá chung 57
Trang 62.2.1 Khái quát chung 58
2.2.1.1 Vị trí huyện An Dương trong nền kinh tế thành phố Hải Phòng 58
2.2.1.2 Quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu GTSX 59
2.2.2 Thực trạng 61
2.2.2.1 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 61
2.2.2.2 Dịch vụ 73
2.2.2.3 Nông- lâm – thuỷ sản 80
2.2.3 Các tiểu vùng kinh tế 100
2.2.4 Đánh giá chung 102
Tiểu kết chương 2 106
CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN AN DƯƠNG ĐẾN NĂM 2025 107
3.1 Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển 107
3.1.1 Quan điểm 107
3.1.2 Mục tiêu phát triển 110
3.1.3 Định hướng phát triển 112
3.2 Các giải pháp 118
3.2.1 Về huy động vốn 118
3.2.2 Về phát triển nguồn nhân lực 121
3.2.3 Về cơ chế chính sách 121
3.2.4 Thúc đẩy ứng dụng khoa học – công nghệ 122
3.2.5 Về mở rộng thị trường 124
3.2.6 Về tăng cường cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kĩ thuật 125
3.2.7 Về bảo vệ môi trường 125
3.2.8 Các giải pháp khác 126
Tiểu kết chương 3 127
KẾT LUẬN 127
Trang 7DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng1.1 : Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế Đồng Bằng Sông Hồng giai đoạn
2005 - 2015 20 Bảng 1.2 : Số dân và gia tăng DS của TP Hải Phòng giai đoạn 2005 – 2015 29 Bảng 1.3 : Quy mô và cơ cấu GTSX của TP Hải Phòng giai đoạn 2005 – 2015 32 Bảng 1.4 : Cơ cấu GTSX N- L – TS TP Hải Phòng giai đoạn 2005 – 2015 35 Bảng 1.5 : Cơ cấu GTSX NN theo giá thực tế phân theo ngành của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005 – 2015 36 Bảng1.6 : Cơ cấu GTSX theo thành phần kinh tế của thành phố Hải Phòng
giai đoạn 2005 – 2015 38 Bảng 2.2 : Dân số và tốc độ gia tăng dân số huyện An Dương giai đoạn 2005 – 2015 45 Bảng 2.1 : Diện tích, dân số và mật độ dân số huyện An Dương theo đơn vị hành chính năm 2015 46 Bảng 2.3 Vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn huyện An Dương giai đoạn 2010 -
2015 55 Bảng 2.4 : GTSX và GTSX người của huyện An Dương giai đoạn 2005 – 2015 59 Bảng 2.5 : Quy mô và cơ cấu GTSX huyện An Dương giai đoạn 2005 – 2015 60 Bảng 2.6 : Cơ cấu GTSX theo thành phần KT huyện An Dương giai đoạn 2005 –
2015 61 Bảng 2.7 : Quy mô và tỉ trọng GTSX công nghiệp huyện An Dương giai đoạn 2005 – 2015 62 Bảng 2.8 : Số cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo ngành giai đoạn 69 Bảng 2.9 : Các CNN trên địa bàn huyện An Dương 72 Bảng 2.10 : Số cơ sở kinh doanh thương mại, DV du lịch và khách sạn nhà hàng trên địa bàn huyện An Dương năm 2015 73 Bảng 2.11: Thực trạng cơ sở hạ tầng các chợ trên địa bàn An Dương 75
Trang 8giai đoạn 2005 – 2015 76 Bảng 2.13 : Tình hình sử dụng đất huyện An Dương giai đoạn 2005 – 2015 81 Bảng 2.14: Cơ cấu GTSX ngành N – L – TS huyện An Dương giai đoạn 2005 -
2015 82 Bảng 2.15 : Hiện trạng sử dụng đất phân theo xã, thị trấn huyện An Dương năm
2015 82 Bảng 2.16: Quỹ đất NN của huyện An Dương giai đoạn 2005 – 2015 84 Bảng 2.17 : GTSX và cơ cấu GTSX NN huyện An Dương giai đoạn 2005 – 2015 84 Bảng 2.18 : GTSX và cơ cấu ngành trồng trọt huyện An Dương đoạn 2005 - 201586 Bảng 2.19 : Diện tích, sản lượng, bình quân lương thực người huyện An Dương giai đoạn 2005 – 2015 88 Bảng 2.20 : Tình hình sản xuất lúa huyện An Dương giai đoạn 2005 - 2015 89 Bảng 2.21: Diện tích và sản lượng rau đậu huyện An Dương giai đoạn 2005 – 2015 90 Bảng 2.22: Diện tích trồng hoa và cây cảnh huyện An Dương giai đoạn 2005 – 2015 91 Bảng 2.23: Diện tích trồng cây ăn quả huyện An Dương giai đoan 2005 – 2015 92 Bảng 2.24 : Tình hình chăn nuôi huyện An Dương giai đoạn 2005 – 2015 94 Bảng 2.25 : Cơ cấu GTSX của ngành thủy sản huyện An Dương giai đoạn 2005 –
2015 97
Trang 9DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 : Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo nhóm ngành KT ở TP Hải Phòng giai đoạn 2005- 2015 30 Biểu đồ 2.1 : Cơ cấu lao động theo ngành KT của huyện An Dương giai đoạn 2005 -2015 47 Biểu đồ 2.2 : Quy mô GTSX CN huyện An Dương giai đoạn 2005 - 2015 63 Biểu đồ 2.3 : GTSX ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện tử huyện An Dương giai đoạn 2005 – 2015 65 Biểu đồ 2.4 : Cơ cấu GTSX công nghiệp phân theo thành phần kinh tế huyện An Dương giai đoạn 2005 - 2015 68 Biểu đồ 2.5 : Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu DV trên địa bàn huyện An Dương giai đoạn 2005 – 2015 74 Biểu đồ 2.6: Cơ cấu GTSX NN huyện An Dương giai đoạn 2005 - 2015 85 Biểu đồ 2.7: Diện tích gieo trồng cây lương thực huyện An Dương giai đoạn 2005 –
2015 87 Biểu đồ 2.8: GTSX ngành chăn nuôi huyện An Dương giai đoạn 2005 – 2015 93 Biểu đồ 2.9: GTSX của ngành thủy sản huyện An Dương giai đoạn 2005 - 2015 97 Biểu đồ 2.10: Cơ cấu các loại trang trại huyện An Dương năm 2015 99
Trang 10DANH MỤC BẢN ĐỒ
Bản đồ 1 : Bản đồ hành chính huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
Bản đồ 2 : Bản đồ nguồn lực phát triển kinh tế huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
Bản đồ 3 : Bản đồ hiện trạng phát triển kinh tế huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
Trang 11An Dương là một huyện ngoại thành của Hải Phòng Với diện tích 104,2 km2, đứng thứ 7/15 huyện, chiếm 6,7% diện tích toàn TP; dân số (năm 2015) là 174,4 nghìn người, đứng thứ 4/15 quận, huyện, chiếm 8,9% dân số Hải Phòng[4] Trong những năm gần đây KT huyện đã có những bước phát triển tích cực theo hướng CNH, HĐH, sự phát triển KT huyện đã góp phần rất lớn vào sự phát triển chung của TP, GTSX/ người đạt 239,5 triệu đồng, cao hơn mức trung bình TP (162,7 triệu đồng/ người) Cơ cấu GTSX chuyển dịch theo hướng rõ nét với vai trò chủ đạo là CN (chiếm 71,6 % GTSX toàn huyện) rồi đến DV (26,5%) và N, L, TS (1,9%) Cơ cấu này tiến bộ hơn TP Hải Phòng khá nhiều (tương ứng là 62,7%, 31,5% và 5,8%) [ 15].
Tuy nhiên, quá trình phát triển KT của huyện cũng nảy sinh nhiều vấn
đề hạn chế: vấn đề sử dụng đất NN, vấn đề chuyển dịch cơ cấu KT, vấn đề xây dựng CSHT, đặc biệt là giao thông vận tải, vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và phát triển KT huyện thì việc đánh giá tổng hợp các thế mạnh, hạn chế và thực trạng phát triển KT huyện là một vấn cấp thiết
Trang 12Sinh ra và lớn lên trên quê hương An Dương, bản thân tôi luôn có mong muốn góp phần nhỏ vào thúc đẩy phát triển KT huyện, tôi đã chọn đề
tài :“ Phát triển kinh tế huyện An Dương thành phố Hải Phòng giai đoạn
2005 – 2015” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình
2 Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài
2.1 Mục tiêu
Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển KT để đánh giá các nhân tố, phân tích thực trạng phát triển KT của huyện An Dương, TP Hải Phòng và từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy KT huyện phát triển bền vững trong tương lai
2.2 Nhiệm vụ
- Đúc kết cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển KT để vận dụng vào địa bàn nghiên cứu
- Đánh giá các nhân tố tự nhiên và KT – XH ảnh hưởng đế sự phát triển
KT của huyện An Dương
- Phân tích thực trạng phát triển KT ở huyện An Dương trong giai đoạn 2005- 2015 dưới góc độ địa lí học
- Đề xuất các giải pháp phát triển KT huyện An Dương, thành phố Hải Phòng trong tương lai
Trang 13- Thời gian : Tập trung chủ yếu trong giai đoạn 2005 – 2015 và định hướng đến 2025
3 Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
3.1 Quan điểm nghiên cứu
3.1.1 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Mọi sự vật, hiện tượng địa lí đều tồn tại và phát triển trong một không gian và thời gian nhất định Thực trạng phát triển KT – XH của một lãnh thổ luôn chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố (tự nhiên, KT – XH, lịch sử phát triển ) Quan điểm tổng hợp lãnh thổ góp phần đánh giá, giải thích được
sự phân hóa của các sự vật hiện tượng trong không gian
KT huyện An Dương được coi như một thể tổng hợp lãnh thổ tương đối hoàn chỉnh, trong đó các nhân tố tự nhiên, KT – XH có mối quan hệ chặt chẽ, chi phối, tác động qua lại lẫn nhau Chính vì vậy cần có cái nhìn tổng hợp lãnh thổ để phân tích, đánh giá các nhân tố tác động đến địa bàn nghiên cứu,
từ đó tìm ra các quy luật phát triển, đưa ra các định hướng phát triển có tính tổng hợp nhằm góp phần khai thác tối đa và hiệu quả các tiềm năng phát triển
KT huyện
3.1.2 Quan điểm hệ thống
Khi nghiên cứu đề tài cần đảm bảo được tính hệ thống Tính hệ thống làm cho đề tài logich và khoa học hơn Lãnh thổ huyện An Dương được coi là một hệ thống hoàn chỉnh và thống nhất, bao gồm các thành phần và bộ phận khác nhau (về mặt hành chính huyện bao gồm các xã và thị trấn; về mặt cơ cấu KT bao gồm ngành N- L – TS; CN- XD; DV ) Các bộ phận cấu thành nên KT huyện luôn tác động qua lại lẫn nhau Do đó khi nghiên cứu KT huyện cần tìm hiểu và đánh giá các nhân tố đồng thời xác định mối quan hệ giữa chúng để đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện vấn đề nghiên cứu
Trang 143.1.3 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Để nhận thức đầy đủ về bản chất bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào thì không những tìm hiểu nó trong giai đoạn hiện tại mà cần nhìn nhận nó trong
cả quá khứ (tính lịch sử ) và dự báo được sự phát triển của nó trong tương lai (viễn cảnh)
Khi nghiên cứu KT huyện cần phải nghiên cứu cả lịch sử phát triển của huyện và dự báo tương lai phát triển của huyện
3.1.4 Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển KT bền vững là mục tiêu hướng tới của bất kỳ một lãnh thổ nào Khi nghiên cứu bất kỳ một yếu tố KT – XH nào cũng phải xem xét trong mối quan hệ phát triển bền vững giữa các yếu tố KT, xã hội, môi trường và gắn với tăng trưởng xanh Đây là một quan điểm rất quan trọng trong xu thế phát triển hiện nay vì vừa phát triển vừa đi đôi với bảo vệ mới đem lại hiệu quả lâu dài
3.2 Các phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập, xử lí tài liệu, số liệu
Nghiên cứu về thực trạng phát triển KT huyện theo khía cạnh ngành và lãnh thổ là một công việc phức tạp, có nhiều các tiêu chí liên quan đến nhiều lĩnh vực Để thực hiện đề tài này, cần rất nhiều số liệu, các văn bản và dữ liệu không gian (bản đồ) từ nhiều nguồn khác nhau, có sự thống nhất về thời gian (giai đoạn từ 2005 – 2015), sau đó tiến hành tổng hợp, phân tích, chọn lọc để
có những tài liệu cần thiết đáp ứng yêu cầu của đề tài
3.2.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập được, bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh các mối quan hệ về không gian (giữa các xã trong huyện, giữa huyện An Dương và các huyện khác trong thành phố Hải Phòng), về thời gian phát triển của các ngành, các lĩnh vực KT
Trang 15Những tài liệu liên quan đến phát triển KT của huyện An Dương là những số liệu mang tính định lượng Từ các nguồn tài liệu, số liệu ban đầu cần phân tích, xử lí, so sánh để rút ra kết luận, đánh giá toàn diện về quá trình phát triển KT huyện
3.2.3 Phương pháp khảo sát thực địa
Để có các tài liệu mang tính thực tế và cập nhật thì việc khảo sát địa bàn điều tra, phỏng vấn các nhà quản lý, cán bộ địa phương, người lao động là vô cùng cần thiết Từ khảo sát thực địa kết hợp với các số liệu thu thập được sẽ giúp tác giả đưa ra những nhận định, phân tích chính xác và khoa học
3.2.4 Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí (GIS)
Bản đồ trước hết là nguồn tham khảo để triển khai đề tài Ví dụ như : hệ thống bản đồ tự nhiên, KT – XH của thành phố Hải Phòng, trong đó có huyện
An Dương
Đề tài còn sử dụng GIS và Map info để xây dựng các bản đồ có liên quan cũng như thể hiện kết quả nghiên cứu, đó là:
1 Bản đồ hành chính huyện An Dương, TP Hải Phòng
2 Bản đồ các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển KT huyện An Dương
3 Bản đồ thực trạng phát triển KT huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
34.2.5 Phương pháp thống kê
Trên cơ sở dữ liệu đã thu thập được từ các nguồn Tổng cục thống kê, Cục thống kê thành phố Hải Phòng, phòng thống kê huyện An Dương Tác giả sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu đã thu thập được theo mục đích (tính toán các chỉ số phát triển, tỉ trọng các ngành, so sánh, đánh giá các đối tượng ) để phân tích hiện trạng KT huyện An Dương
4 Đóng góp của đề tài
- Kế thừa, bổ sung và làm sáng tỏ thêm cơ sở lí luận và thực tiễn về phát
Trang 16- Làm rõ được lợi thế và cơ hội phát triển cũng như các hạn chế
và thách thức của các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển KT huyện An Dương
- Phân tích hiện trạng phát triển KT huyện An Dương trong giai đoạn
2005 – 2015 dưới góc độ địa lí học (phát triển theo ngành, theo lãnh thổ và
thành phần KT), nêu rõ những thành tựu và hạn chế
- Đưa ra được các giải pháp cụ thể nhằm phát triển KT huyện An Dương
đến năm 2025
5 Cấu trúc luận văn
Đề tài :“ Phát triển kinh tế huyện An Dương thành phố Hải Phòng giai
đoạn 2005 – 2015”
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung phần luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1 : Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển KT
Chương 2 : Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển KT huyện An
Dương, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005 – 2015
Chương 3 : Định hướng và giải pháp phát triển KT huyện An Dương đến
năm 2025
Trang 17Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1 Các khái niệm
1.1.1.1 Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng KT là một phạm trù kinh tế diễn tả động thái biến đổi về mặt lượng của nền KT quốc gia Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về tăng trưởng KT
“Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội, tổng thu
nhập quốc gia hoặc mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội và tổng thu nhập quốc gia tính theo đầu người”[21] Đó là sự gia tăng sản lượng KT nhanh hay
chậm so với thời điểm gốc Khái niệm tăng trưởng KT này thích hợp với mọi quy mô KT, từ toàn nền KT, cấp tỉnh, cấp huyện hay cấp ngành
Theo Vũ Thị Ngọc Phùng thì tăng trưởng KT được hiểu : “ Là sự gia
tăng thu nhập của một nền kinh tế, xét trong một khoảng thời gian nhất định ( thường là một năm) Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được
sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối, phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kì”[18]
Hiện nay, trên thế giới, người ta thường tính tổng giá trị của cải xã hội bằng các đại lượng tổng thu nhập quốc gia (GNI), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng thu nhập quốc gia và tổng thu nhập quốc nội bình quân theo đầu người
Tăng trưởng KT biểu hiện sự thay đổi về lượng của nền KT, vì vậy tăng trưởng KT không phản ánh được sự biến đổi về cơ cấu KT – XH, đời sống
Trang 18sống có thể không tăng lên thậm chí môi trường có thể bị phá hủy, tài nguyên
có thể bị cạn kiệt
Mặc dù vậy, các chỉ tiêu đo lường KT vẫn sử dụng tăng trưởng KT để làm thước đo trình độ phát triển nền KT và trở thành mục tiêu phấn đấu của một quốc gia, một vùng, một địa phương
Tăng trưởng KT có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia Đây
là điều kiện để có thể mở rộng quy mô nền KT, có mối quan hệ chặt chẽ trong việc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
1.1.1.2 Phát triển kinh tế
Phát triển KT cũng được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.“ Phát
triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống” [13]
Phát triển KT là sự vận động theo chiều hướng tiến lên, trong đó có sự thay đổi về lượng lẫn sự chuyển hóa về chất trong một sự vật - hiện tượng trong một thời gian và không gian cụ thể
Nếu sự tăng trưởng KT thể hiện chủ yếu sự thay đổi về lượng thì phát triển KT vừa bao hàm cả tăng trưởng KT (thay đổi về lượng) và cả sự thay đổi về chất (sự chuyển dịch tích cực về cơ cấu KT và chất lượng cuộc sống )
1.1.1.3 Cơ cấu kinh tế
“ Cơ cấu KT là thuộc tính có ý nghĩa quyết định của nền KT, nó phản ánh tính chất và trình độ phát triển của nền KT, phản ánh số lượng, chất lượng các phần tử hợp thành trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau để tạo nên
hệ thống kinh tế vận động và phát triển không ngừng”[27]
Về bản chất, cơ cấu KT phải được thể hiện ở 3 khía cạnh chính sau :
+ Cơ cấu ngành KT là kết quả của việc phân công lao động xã hội theo
ngành Các ngành, lĩnh vực kết hợp với nhau tạo nên cơ cấu ngành KT Dưới
Trang 19góc độ ngành, cơ cấu KT được xem xét theo 3 mặt chủ yếu: theo 3 khu vực I(
N – L – TS ), II( CN – XD), III ( DV); theo nhóm ngành NN và phi NN; theo nhóm ngành SX vật chất và nhóm ngành SX sản phẩm DV
+ Cơ cấu thành phần KT được hình thành dựa trên chế độ sở hữu, bao
gồm nhiều thành phần KT có tác động qua lại lẫn nhau, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh lẫn nhau trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật Đây là kết quả của tổ chức nền KT theo các hình thức sở hữu, hay nói cách khác, chế độ sở hữu là
cơ sở hình thành cơ cấu thành phần KT
+ Cơ cấu KT theo lãnh thổ là tập hợp tất cả lãnh thổ KT, tỉ trọng và mối
quan hệ tương đối ổn định giữa chúng Cơ cấu KT theo lãnh thổ được hình thành dựa trên sự phân công lao động theo lãnh thổ Chính sự khác biệt về các điều kiện tự nhiên, điều kiện KT – XH, yếu tố lịch sử là nguyên nhân dẫn đến
sự phát triển không giống nhau của các đơn vị lãnh thổ Cơ cấu lãnh thổ trên nền KT quốc dân được xem xét ở 3 góc độ chủ yếu là vùng KT – XH (vùng lớn), thành thị và nông thôn, vùng phát triển và các vùng còn lại
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế
1.1.2.1 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Vị trí địa lí bao gồm vị trí địa lí tự nhiên, KT, giao thông, chính trị Vị trí địa lí không có ý nghĩa quyết định mà chỉ tạo ra những thuận lợi hoặc gây cản trở cho việc trao đổi, giao lưu, tiếp cận, cùng phát triển giữa các vùng trong một nước, giữa các quốc gia với nhau
Trong giai đoạn mở cửa hội nhập nền KT, vị trí địa lí được xem là nguồn lực quan trọng góp phần định hướng có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế
Đối với quy mô một lãnh thổ nhỏ như cấp huyện , thị xã, yếu tố vị trí địa
lí tạo ra mối liên kết, hợp tác với các địa phương trong cùng một tỉnh – thành
Trang 201.1.2.2 Tự nhiên
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là cơ sở tự nhiên của quá trình SX, là đối tượng lao động của con người, là nguồn vật chất vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển KT Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên bao gồm địa hình, đất, khí hậu, nước, sinh vật, khoáng sản Phân công lao động xã hội càng cao thì phạm vi tài nguyên càng mở rộng Nếu được khai thác và sử dụng hợp lí, tài nguyên thiên nhiên sẽ thực sự trở thành sức mạnh của nền KT Không những vậy, tài nguyên thiên nhiên còn là nhân tố quan trọng trong việc tạo ra các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao, thu ngoại tệ lớn và cũng là nhân tố tạo ra sức hút vốn đầu tư nước ngoài Mặc dù tài nguyên thiên nhiên rất quan trọng nhưng nó không quyết định đến sự phát triển KT một lãnh thổ Trên thế giới có nhiều quốc gia thiếu tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn phát triển KT ở trình độ cao với cơ cấu KT đa ngành trên cơ sở nhập khẩu nguyên – nhiên liệu
Tài nguyên thiên nhiên là tài sản quốc gia, là nhân tố không thể thiếu được của quá trình SX Tuy vậy, tài nguyên thiên nhiên là có hạn còn nhu cầu của con người là vô hạn Chính vì vậy, để phát triển KT bền vững thì cần phải khai thác và sử dụng hợp lí, hiệu quả, chú trọng tái tạo tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái
1.1.2.3 Kinh tế - xã hội
a Dân cư và nguồn lao động
Dân cư và nguồn lao động có vai trò quyết định đối với phát triển KT Dân cư và lao động vừa là lực lượng trực tiếp SX ra của cải vật chất, vừa là thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tham gia tạo cầu cho nền
KT
Với vai trò là lực lượng SX thì các yếu tố như quy mô, cơ cấu, trình độ
và sự phân bố dân cư và lao động được quan tâm hàng đầu Quy mô dân số
Trang 21lớn tạo nguồn lao động dồi dào, dân số trẻ tạo ra khả năng lao động tốt, năng động, sáng tạo Số lượng và chất lượng nguồn lao động có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình phát triển KT Nguồn lao động có chất lượng càng cao, trình độ chuyên môn và kĩ thuật càng cao thì sự phát triển của nền KT càng nhanh và bền vững Sự phân bố dân cư và nguồn lao động ảnh hưởng đến việc phân bố các ngành KT, góp phần hình thành cơ cấu lãnh thổ KT.[25] Với vai trò là thị trường tiên thụ thì quy mô, cơ cấu, sự phân bố dân cư sẽ ảnh hưởng đến quy mô nhu cầu, cơ cấu hàng hóa và DV, từ đó sẽ ảnh hưởng đến có cấu ngành, quy mô và sự phân bố của các ngành KT
Nhận thức được vai trò của nhân tố con người đối với phát triển KT –
XH nên các quốc gia trên thế giới luôn không ngừng nâng cao chất lượng dân
cư và lao động, xem đây là chiến lược lâu dài nhằm gia tăng sức mạnh, thúc đẩy phát triển KT trong tương lai
b Khoa học - công nghệ
Khoa học – công nghệ hiện nay phát triển với tốc độ nhanh như vũ bão
và đã trở thành một lực lượng SX trực tiếp Với các thành tựu của mình, khoa học – công nghệ mang lại nhiều lợi ích to lớn với sự phát triển của các quốc gia, nó giúp đẩy nhanh CNH, HĐH, góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội, khẳng định vị thế quốc gia trên trường quốc tế
c Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật
Kết cấu hạ tầng được hiểu là một bộ phận đặc thù của CSHT KT quốc dân, có chức năng, nhiệm vụ là đảm bảo những điều kiện chung cần thiết cho quá trình SX và tái sản xuất mở rộng diễn ra bình thường, liên tục Kết cấu hạ tầng cùng cơ sở vật chất kĩ thuật được định nghĩa là tổng thể các cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúc đóng vai trò nền tảng cho các hoạt động KT – XH được diễn ra một cách bình thường, liên tục
Trang 22Hiểu một cách đơn giản, kết cấu hạ tầng bao gồm toàn bộ hệ thống giao thông, mạng lưới điện, cấp thoát nước, bưu chính- viễn thông Một kết cấu
hạ tầng đồng bộ và hiện đại sẽ đảm bảo quá trình cung ứng vật liệu, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng giao lưu hàng hóa, đưa nhanh tiến bộ khoa học – công nghệ vào SX, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm chi phí vận chuyển, từ đó giảm chi phí SX, giảm giá thành sản phẩm, làm tăng sức cạnh tranh của nền SX.[27]
Một kết cấu hạ tầng hiện đại và đồng bộ sẽ góp phần tạo động lực tăng trưởng cho quốc gia, nâng cao năng suất lao động, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư Và ngược lại, một kết cấu hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ sẽ là sư cản trở lớn đối với sự phát triển KT
d Nguồn vốn
Nguồn vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển mỗi quốc gia Vốn là điều kiện hàng đầu của tăng trưởng và phát triển Nguồn vốn bao gồm nhiều loại : theo mục đích sử dụng (có vốn trực tiếp phục vụ SX và vốn gián tiếp dưới dạng đầu tư cơ sở hạ tầng và công trình khác); theo hình thức vốn( có vốn dưới dạng vật thể như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và vốn phi vật thể như các phát minh, sáng chế); theo phạm vi lãnh thổ (có vốn trong nước và vốn ngoài nước)
Nguồn vốn trong nước có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo phát triển một nền KT độc lập và tự chủ Vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm nguồn vốn ODA, FDI ) được sử dụng để đầu tư phát triển, tạo điều kiện có hiệu quả khai thác tốt tiềm năng đất nước
Với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nguồn vốn có ý nghĩa quyết định đến phát triển KT, đặc biệt khi nguồn vốn trong nước hạn chế thì vốn đầu tư nước ngoài lại vô cùng quan trọng Tuy nhiên, trong quá trình sử
Trang 23dụng vốn, chúng ta cần phân bố hợp lí và sử dụng có hiệu quả, tránh gây lãng phí, thất thoát
e Thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ rất quan trọng trong nền KT, là khâu nối SX với tiêu dùng Một thị trường rộng lớn và đa dạng sẽ tạo ra cầu lớn với các loại hàng hóa và DV sẽ thúc đẩy tái SX và đẩy mạnh tái SX mở rộng Ngoài ra, thị trường còn nối SX với SX, góp phần vào khâu cung ứng nguyên – nhiên vật liệu phục vụ quá trình SX
Một quốc gia có thị trường tiêu thụ lớn, nhu cầu các loại hàng hóa và DV lớn sẽ là một lợi thế trong mở rộng hợp tác, thu hút vốn, khoa học – công nghệ từ nước ngoài
g Chính sách phát triển kinh tế
Đường lối chính sách là yếu tố mang tính quyết định đến sự thành công hay thất bại của chiến lược, mục tiêu phát triển KT quốc gia Đường lối chính sách bao gồm : thể chế chính trị, cơ chế, chính sách Đường lối chính sách sẽ tập hợp được tối đa các nguồn lực, là động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển KT nếu đường lối đó phù hợp với tình hình quốc gia và xu thế quốc tế; đường lối chính sách cũng có thể cản trở sự phát triển nếu không phù hợp
có quy mô khá nhỏ, trước đây SX mang tích tự cấp, tự túc nhưng hiện nay đang chuyển dần sang SX hàng hóa, gắn với thị trường
Trang 24+ Nông hộ là hình thức KT có quy mô gia đình, các thành viên trong gia đình có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau
+ Nông hộ vừa là đơn vị SX, vừa là đơn vị tiêu dùng
+ Đất đai là yếu tố quan trọng nhất trong tư liệu SX Cuộc sống của người nông dân gắn liền với ruộng đất Giải quyết vấn đề giữa nông dân với đất đai là giải quyết mối quan hệ cơ bản của KT hộ NN
+ KT hộ dựa chủ yếu vào sức lao động của các thành viên trong gia đình, việc thuê mướn lao động chỉ với số lượng nhỏ hoặc mang tính thời vụ
+ Là đơn vị KT nông thôn, hoạt động N- L – TS là chủ yếu, một số nhỏ khác là hoạt động phi NN
+ KT hộ NN từ tự cấp, tự túc đến SX hàng hóa, từ chỗ chỉ có mối quan
hệ với tự nhiên đến chỗ quan hệ với xã hội
+ Nền tảng tổ chức căn bản của KT hộ NN vẫn là định chế gia đình với
sự bền vững vốn có của nó
- Vai trò :
+ Hộ NN cho phép tận dụng tối đa nguồn lao động ở nông thôn, giải quyết việc làm cho nhiều lao động có trình độ thấp KT hộ NN phát triển tạo điều kiện sử dụng có hiệu quả tài nguyên nông thôn
+ Quy mô KT hộ khá nhỏ nên tính linh hoạt khá cao, có khả năng thích nghi nhanh với KT thị trường
+ KT hộ NN phát triển là điều kiện, cơ sở cho KT tập thể tồn tại
Trang 25sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản”.[20]
- Đặc điểm:
+ Trang trại là hình thức tổ chức SX cao hơn hộ gia đình, được hình thành trong thời kỳ CNH- HĐH, thay thế cho hộ tiểu nông SX tự cấp, tự túc + Về mục đích SX: mục đích SX của trang trại là SX hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của thị trường, tỷ suất hàng hóa thường đạt từ 70 – 80% trở lên
+ Về sử dụng lao động : sức lao động được sử dụng là từ thuê mướn + Quy mô đất đai được tập trung với mức độ đủ lớn, có sự khác nhau giữa các quốc gia
+ Cách tổ chức quản lý và SX của trang trại có nhiều tiến bộ, SX theo hướng chuyên môn hóa (đẩy mạnh SX các nông sản có lợi thế so sánh và có khả năng sinh lợi cao ), đẩy mạnh thâm canh (đầu tư vốn, công nghệ, lao động trên một đơn vị diện tích)
+ Về sở hữu và sử dụng TLSX ( ruộng đất, chuồng trại, kho tàng, thiết
bị, vật tư nông nghiệp ) của các trang trại cùng khác các nông hộ Có những trang trại chỉ có quyền sở hữu và sử dụng một phần TLSX, phần còn lại phải
đi thuê, thậm chí có những trang trại phải đi thuê toàn bộ TLSX Nghĩa là đối với trang trại, quyền sở hữu và quyền sử dụng TLSX có thể tách rời nhau + Chủ các trang trại là người có năng lực quản lý, có kiến thức và kinh nghiệm về SX và kinh doanh Thường các trang trại không kinh doanh đơn độc mà liên kết với các hợp tác xác DV KT – kĩ thuật và các doanh nghiệp
NN quốc doanh để tạo điều kiện thuận lợi đầu vào và đầu ra sản phẩm
c Hợp tác xã
“HTX là một tổ chức kinh tế do nông dân tự nguyện lập ra với nguồn
vốn hoạt động do chính học góp cổ phần và huy động từ các nguồn khác
Trang 26nhằm duy trì, phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần tăng tỉ suất hàng hóa, đạt hiệu quả các cho các chủ hộ “[20]
Ở nước ta hiện nay, hoạt động của các HTX chủ yếu tập trung vào các khâu mà từng hộ không làm được hoặc làm không hiệu quả (công tác thủy lợi ), chế biến và tiêu thụ nông sản, hướng dẫn SX, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ cho KT hộ phát triển
1.1.3.2 Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
a Điểm công nghiệp
Điểm CN thường chỉ bao gồm từ một đến hai xí nghiệp CN, phân bố riêng lẻ, không có mối quan hệ với nhau về mặt SX, có kết cấu hạ tầng riêng biệt Nó thường phân bố gần nguồn nguyên liệu với chức năng khai thác, sơ chế nguyên liệu
b Cụm công nghiệp
CNN là một lãnh thổ có ranh giới ước lệ nhưng được xác định bởi văn bản pháp lí, với quy mô nhỏ hơn khu CN và được bố trí một số cơ sở CN thuần túy CCN bao gồm một vài xí nghiệp, được tập trung trong một khu vực, không có ban quản lý riêng
CCN thường gắn với lãnh thổ cấp huyện hoặc liên huyện, là hạt nhân thực hiện CNH – HĐH
c Khu công nghiệp
KCN là khu vực tập trung các doanh nghiệp chuyên SX hàng hóa CN nhằm phục vụ xuất khẩu, có một số ngành CN, DV hỗ trợ cho SXCN, có ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (Theo Nghị định số 34 CP ngày 24 04
1999 và 29 2008 NĐ- CP ngày 14 3 2008)
KCN tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp CN trên một khu vực có ranh giới rõ ràng, các xí nghiệp đều dùng chung một kết cấu hạ tầng SX và xã
Trang 27hội Các xí nghiệp CN trong KCN được hưởng chế độ ưu đãi riêng, có ban quản lí thống nhất; có phân cấp quản lí và tổ chức SX
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất
Tốc độ tăng GTSX phản ánh sự thay đổi (tăng lên hay giảm đi) của GTSX của năm nghiên cứu với năm được lấy làm gốc so sánh, đơn vị tính %, theo giá trị so sánh Tốc độ tăng giá trị SX cũng được tính trong niên giám thống kê của tỉnh và huyện, từ năm 2005 giá so sánh được tính theo năm
2010
b Cơ cấu giá trị sản xuất
Cơ cấu GTSX bao gồm :
Trang 28- Cơ cấu giá trị SX theo ngành KT bao gồm GTSX của N- L – TS, CN
và DV Cơ cấu GTSX theo ngành KT là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự phát triển KT cấp huyện
- Cơ cấu GTSX theo lãnh thổ : có sự phân hoá đến cấp xã và liên xã, có
sự so sánh với các huyện khác trong TP
c GTSX bình quân đầu người
GTSX bình quân đầu người là chỉ số phản ánh sự phát triển KT nói chung và việc nâng cao mức sống của dân cư nói riêng
GTSX được tính bằng tổng GTSX của một thời kỳ (thường là một năm) chia cho tổng dân số của địa phương trong cùng một thời điểm
1.1.4.2 Tiêu chí đánh giá theo ngành
a Nông – lâm – thủy sản
- GTSX N- L – TS là chỉ tiêu KT tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả lao động trực tiếp, hữu ích của ngành N – L - TS trong một thời kỳ nhất định, được thể hiện bằng giá trị của sản phẩm vật chất và DV SX trong thời kỳ đó của 3 ngành N- L – TS.[4]
- GTSX của ngành NN bao gồm các giá trị SX của các nhóm hoạt động sau:
+ GTSX của ngành trồng trọt, bao gồm giá trị của các sản phẩm chính thực tế có thu hoạch của các cây trồng hàng năm : cây lương thực có hạt, cây lấy củ có chất bột, cây CN hàng năm, cây CN lâu năm, cây ăn quả và cây khác
+ GTSX của ngành chăn nuôi, bao gồm giá trị sản phẩm chính của chăn nuôi thu được trong nhóm gia súc, gia cầm
+ GTSX hoạt động DV NN bao gồm giá trị, doanh thu các hoạt động
DV phục vụ SX NN
- GTSX của ngành lâm nghiệp :
Trang 29GTSX của ngành LN bao gồm các nhóm sau:
+ Giá trị trồng và chăm sóc rừng : gồm giá trị hoạt động ươm giống cây LN; giá trị công việc trồng mới, chăm sóc rừng lấy gỗ, rừng tre nứa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
c Dịch vụ
GTSX ngành DV là toàn bộ giá trị của các hoạt động DV (thương mại, giao thông vận tải, du lịch ) thu được trong thời kỳ nhất định (thường là một năm) GTSX DV cũng được tính theo giá thực tế và giá so sánh
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1 Tổng quan về phát triển kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Hồng
1.2.1.1 Khái quát chung
ĐBSH là đồng bằng lớn thứ hai của cả nước bao gồm 10 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình) Năm 2015 vùng có diện tích 14.957,7
km2 (chiếm 4,5% diện tích cả nước); dân số là 19.714,2 nghìn người (chiếm 21,5 dân số cả nước )[24] ĐBSH là vùng có nền KT phát triển thứ 2/7 vùng
KT của cả nước, đặc biệt có thủ đô Hà Nội là trung tâm KT, chính trị, văn hóa, giáo dục của cả nước
ĐBSH là vùng hội tụ rất nhiều các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh
Trang 30phát triển, dân cư đông đúc, trình độ lao động cao, cơ sở vật chất tương đối hoàn chỉnh, có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời…
Tốc độ tăng trưởng KT của vùng khá cao và liên tục, luôn cao hơn trung bình cả nước; GDP của vùng đứng thứ 2/7 vùng (chỉ sau Đông Nam Bộ), đóng góp 21,3% GDP cả nước (năm 2010) và 21,9% (năm 2012) và 23,1% (năm 2014)
GDP/người của vùng liên tục tăng từ 4,9 triệu đồng/người (năm 2000) lên 27,4 triệu đồng/ người (2010) và 39,9 triệu đồng/ người (năm 2012) và 54,8 triệu đồng (năm 2014) ĐBSH cùng với Đông Nam Bộ là 2 vùng có GDP/người cao hơn mức trung bình cả nước (43,4 triệu đồng/người)
Về cơ cấu KT, trong giai đoạn 2005 – 2015 , cơ cấu GDP theo ngành của ĐBSH có sự chuyển dịch theo hướng CNH – HĐH rất rõ nét
Bảng 1.1 : Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế Đồng Bằng Sông Hồng
2 của cả nước Hướng chuyên môn hóa trong trồng trọt của vùng là lúa, rau
vụ đông, hoa, rau quả; hướng chuyên môn hóa trong chăn nuôi: bò, lợn Đây
là một vùng có dân số đông nên phát triển N- L – TS chủ yếu là đáp ứng nhu
Trang 31nội vùng, song vẫn có nhiều sản phẩm trao đổi với các vùng khác và thị trường nước ngoài
* CN – XD
Tuy vùng có nhiều hạn chế về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là khoáng sản để phát triển CN, tuy nhiên bù lại, vùng có rất nhiều các điều kiện về KT – XH để phát triển CN: có vị trí thuận lợi nên sự thiếu hụt về tài nguyên được
bù đắp - tiếp giáp Trung du miền núi Bắc Bộ (là vùng giàu có tài nguyên hàng đầu cả nước), có đường bờ biển khá dài thuận lợi cho mở rộng giao lưu, phát triển KT bằng đường biển với các vùng trong nước, với các nước trong khu vực và trên thế giới, nguồn lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao, có hệ thống cơ sở vật chất- kĩ thuật khá hoàn chỉnh, là vùng sớm phát triển CN… Hiện nay, GTSXCN của vùng đứng thứ 2/7 vùng (chỉ sau Đông Nam Bộ); cơ cấu CN của vùng rất đa dạng, hướng chuyên môn hóa CN của vùng tập trung vào các ngành: điện tử - tin học, cơ khí hóa chất, chiến biến thực phẩm - đồ uống, dêt may, da giày…
Về mặt lãnh thổ CN, Hà Nội là trung tâm CN lớn nhất của vùng, từ Hà Nội, hoạt động CN tỏa đi theo các hướng chuyên môn hóa khác nhau Ngoài
Hà Nội là trung tâm CN lớn nhất thì vùng còn có các trung tâm CN quy mô lớn khác như : Hải Phòng, Phúc Yên, Hải Dương, Bắc Ninh…
* DV
Nhóm ngành DV của vùng phát triển nhanh, năm 2015 chiếm 44,0 % GDP của toàn vùng Hướng chuyên môn hóa DV của vùng: DV cảng biển, vận chuyển – kho bbãi, du lịch, tài chính – ngân hàng, viễn thông…Hà Nội là trung tâm DV đa ngành có quy mô lớn nhất vùng, Hải Phòng là trung tâm DV chuyên môn hóa về DV cảng biển, vận chuyển kho bãi …
1.1.2 Tổng quan về phát triển kinh tế thành phố Hải Phòng
1.1.2.1 Khái quát chung
Trang 32a Vị trí địa lý
Hải Phòng là TP biển nằm phía Đông vùng ĐBSH, cách Hà Nội 102
km, có tọa độ địa lý (phần đất liền) từ 20035’ đến 21001’ vĩ độ Bắc, và từ
106025’đến 106050’ kinh độ Đông; nếu tính cả đảo, Hải Phòng kéo dài tới khoảng 20008’Bắc và 107044’ Đông.[10]
Các điểm cực của TP Hải Phòng là:
* Cực Bắc là xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên
* Cực Tây là xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo
* Cực Nam là xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Bảo
* Cực Đông là phường Ngọc Hải, quận Đồ Sơn
Hải Phòng là TP trực thuộc trung ương, là đô thị loại 1 cấp quốc gia, bao gồm 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 quận (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dương Kinh), 8 huyện (An Dương, An Lão, Kiến Thuỵ,Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Thuỷ Nguyên, và hai huyện đảo là Bạch Long Vĩ, Cát Hải,)
Hải Phòng thuộc vùng ĐBSH, nằm trong vùng KTTĐBB, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây Bắc giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Bình và phía Đông là biển Đông với đường bờ biển dài 125km, nơi có 5 cửa sông lớn là Bạch Đằng, Cửa Cấm, Lạch Tray, Văn
Úc và sông Thái Bình
Tổng diện tích thành phố 1561,8 km2 (chiếm 0,46% diện tích đất tự nhiên của cả nước, xếp thứ 54/ 63 tỉnh, TP về diện tích), dân số năm 2015 là 1.963,3 nghìn người (chiếm 2,14% dân số cả nước); mật độ dân số trung bình 1.257 người/km2.[4]
Hải Phòng nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không Do có cảng biển, Hải Phòng giữ vai trò to
Trang 33lớn đối với xuất nhập khẩu của vùng Bắc Bộ, tiếp nhận nhanh các thành tựu khoa học – công nghệ từ nước ngoài để rồi lan toả chúng trên phạm vi rộng lớn từ bắc khu Bốn cũ trở ra Cảng biển Hải Phòng cùng với sự xuất hiện của cảng Cái Lân (Quảng Ninh) với công suất 3,6 triệu tấn tạo thành cụm cảng có quy mô ngày càng lớn góp phần đưa hàng hoá của Bắc bộ đến các vùng của
cả nước, cũng như tham gia DV vận tải hàng hoá quá cảnh cho khu vực Tây Nam Trung Quốc
Trang 34nhánh: nhánh An Sơn - Núi Đèo cấu tạo chính là đá cát kết có hướng tây bắc đông nam gồm các núi Phù Lưu, Thanh Lãng và Núi Đèo; và nhánh Kỳ Sơn - Trang Kênh có hướng tây tây bắc - đông đông nam gồm nhiều núi đá vôi
Bờ biển Hải Phòng dài trên 125 km2, thấp và khá bằng phẳng, chủ yếu là cát bùn do 5 cửa sông chính đổ ra biển Chính vì điều này đã làm cho biển Đồ Sơn thường xuyên bị vẩn đục Ngoài ra, Hải Phòng còn có đảo Cát Bà, đây là đảo có những bãi tắm đẹp, cát trắng, nước trong xanh cùng các vịnh Lan Hạ Cát Bà cũng là đảo lớn nhất thuộc khu vực vịnh Hạ Long
* Đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của Hải Phòng là 156.175,0 ha Đất canh tác của TP phần lớn được hình thành phần lớn từ hệ thống sông Thái Bình và vùng đất bồi ven biển nên chủ yếu mang tính chất đất phèn và phèn mặn Tuy nhiên, Hải Phòng có nhiều vùng đất thích hợp với các giống lúa có chất lượng Trên diện tích đất canh tác có gần 50% diện tích có thể trồng 3 vụ (2
vụ lúa, 1 vụ màu) Ngoài ra, trồng hoa cũng là một trong những thế mạnh ở một số vùng NN Hải Phòng, đặc biệt là vùng đất ven đô thị diện tích trồng hoa khoảng 250 – 300 ha Trong nhiều cây công nghiệp, Hải Phòng có kinh nghiệm và tiềm năng mở rộng SX 2 loại cây trồng chính là cói và thuốc lào Ngoài ra, Hải Phòng còn có trên 23.000 ha bãi triều cao ngập nước, trong đó
có 9.000 ha bãi triều cao có thể tổ chức nuôi trồng thuỷ sản và hiện còn 13.000 ha bãi nổi còn bỏ hoang
Đất Feralit đồi núi có nhiều loại do nguồn gốc phát sinh (đất phát triển trên đá sa thạch , đá diệp thạch, đá phiến sét, đá vôi …), trong đó đất Feralit phát triển trên đá vôi có chất lượng tốt nhất
Năm 2015, cơ cấu sử dụng đất của TP như sau :
- Đất NN là 84.587 ha (chiếm 53,1 % tổng diện tích đất tự nhiên), trong
đó bao gồm :
Trang 35+ Đất trồng cây hàng năm : 45.946 ha( 30,3%)
+ Đất trồng cây lâu năm : 5.193 ha( chiếm 2,0 %)
+ Đất lâm nghiệp có rừng : 19.278 ha( chiếm 12,9%)
+ Đất nuôi trồng thủy sản : 13.461 ha( chiếm 7,6 %)
+ Đất chuyên dùng khác : 22.034 ha( chiếm 17,2%)
- Đất chưa sử dụng : 8.205 ha ( chiếm 2,6% tổng diện tích đất tự nhiên)[4]
Quỹ đất của TP không còn nhiều, quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng nên vấn đề sử dụng đất tiết kiệm luôn cần được quan tâm hàng đầu
* Sông, hồ
Sông ngòi ở Hải Phòng khá nhiều, mật độ trung bình từ 0,6 - 0,8 km/1km² Sông có độ dốc khá nhỏ, chảy chủ yếu theo hướng Tây Bắc - Đông Nam Cửa sông thường có dạng hình phễu loe về phía biển, phù sa bồi đắp nhiều, nhất là vùng cửa sông Hải Phòng có 16 sông chính tỏa rộng khắp địa bàn TP với tổng độ dài trên 300 km, các con sông chính ở Hải Phòng gồm:
1 Sông Đá Bạc - Bạch Đằng 42 km, là nhánh của sông Kinh Môn đổ ra biển ở cửa Nam Triệu, là ranh giới giữa Hải Phòng với Quảng Ninh
2 Sông Cấm dài 37 km là nhánh của sông Kinh Môn, chảy qua nội thành
và đổ ra biển ở cửa Cấm
Trang 363 Sông Lạch Tray dài 43 km, là nhánh của sông Kinh Thầy, từ Kênh Đồng ra biển bằng cửa Lạch Tray qua địa phận Kiến An, An Dương và cả nội thành
4 Sông Văn Úc dài 30 km chảy từ Quí Cao, đổ ra biển qua cửa sông Văn
Úc làm thành ranh giới giữa hai huyện An Lão và Kiến An
5 Sông Thái Bình có một phần là ranh giới giữa Hải Phòng với Thái Bình
6 Sông Bạch Đằng là dòng sông ranh giới giữa Hải Phòng và Quảng Ninh
7 Ngoài ra còn có nhiều con sông khác khá nhỏ nằm ở khu vực nội thành quận Hồng Bàng
Thủy chế sông theo chế độ mưa miền Bắc, lưu lượng nước lớn nhất tập trung vào các tháng 7, 8, 9 và nhỏ nhất vào tháng 3 Vì nằm kề Vịnh Bắc Bộ nên sông ở Hải Phòng vừa có “tính sông” do chịu chi phối của chế độ nước trên đất liền, vừa có “tính biển” do chịu ảnh hưởng sâu sắc của thủy triều Hải Phòng hầu như không có hồ tự nhiên Ở nội thành có 1 số hồ : Tam Bạc ( giáp ranh giữa quận Hồng Bàng và quận Lê Chân), nguyên là Sông Lấp (một con sông đào) được ngăn thành hồ Ngoài ra còn một số hồ khác: An Biên, Quần Ngựa, Tiên Nga…Những hồ này ngoài chức năng chính là điều hòa lượng nước còn tạo nên nét đẹp cho cảnh quan chung của thành phố
* Khí hậu
Khí hậu Hải Phòng mang đặc điểm chung của khí hậu vùng ĐBSH và đặc điểm riêng của thành phố ven biển
Mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa mùa
rõ rệt: mùa đông lạnh và ít mưa kéo dài từ thàng 11 đến tháng 4 năm sau; mùa
hè nóng ẩm, nhiều mưa, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10
Nằm trong vùng nhiệt đới, Hải Phòng quanh năm nhận được lượng bức
xạ mặt trời lớn Tổng số giờ nắng trong năm đạt 1.692,4 giờ, trong đó riêng tháng 10 có tới 194 giờ nắng, đây là tháng có số giờ nắng trong năm lớn nhất
Trang 37Nhiệt độ trung bình năm là 230C – 26 0C Tháng 6 và 7 nhiệt độ tăng cao Tuy nhiên, do nằm sát biển nên vào mùa đông, Hải Phòng ấm hơn 10C và mùa hè mát hơn 10 C so với Hà Nội Trong mùa hè, nhiệt độ tối đa có khi lên tới 440C
và mùa đông nhiệt độ tối thiểu có lúc xuống dưới 50C Lượng mưa trung bình
từ 1.600 – 1.800 mm/ năm Độ ẩm trung bình vào khoảng 80 – 85%, cao nhất vào tháng 7, 8, 9 và thấp nhất là tháng 1, tháng 12
Hải Phòng thường có mưa phùn vào các tháng 2 và 3, đây là kiểu thời tiết đặc trưng cho vùng ven biển Bắc Bộ Trung bình mỗi năm có 24 ngày mưa phùn, năm cao nhất có tới 70 – 80 ngày mưa phùn Trong những ngày mưa phùn, độ ẩm rất cao, đạt khoảng 85 – 90% Nhờ có mưa phùn nên thời tiết ẩm hơn, giảm bớt sự khô hạn, cây cối phát triển nhanh Tuy nhiên kiểu thời tiết này lại dễ phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng đến SX và sinh hoạt của người dân
Hải Phòng là khu vực chịu ảnh hưởng lớn của bão, chiếm 31% tổng số cơn bão đổ bộ vào nước ta hàng năm Mỗi năm trung bình có từ 2 – 2 cơn bão
đổ bộ trực tiếp, 3 – 4 cơn bão ảnh hưởng đến Hải Phòng Bão thường gây mưa lớn trên diện rộng, tập trung vào các tháng 7, 8, 9 Bão thường gây thiệt hại lớn về người và tài sản
* Khoáng sản
Trên địa bàn TP, chưa phát hiện được mỏ khoáng sản lớn nào Tuy nhiên, Hải Phòng cũng có một số mỏ quy mô trung bình và nhỏ có giá trị phụ
vụ cho nhu cầu phát triển CN của địa phương Các loại khoáng sản bao gồm:
- Đáng kể nhất là đá vôi, phân bố chủ yếu ở Tràng Kênh (Thủy Nguyên), Cát Bà với trữ lượng lớn trên 200 triệu tấn và là nguồn nguyên liệu quan trọng để SX xi măng, đất đèn, chất trợ dung cho CN luyện kim Đây là loại tài nguyên không thể phục hồi trên cần phải có biện pháp khai thác hợp lí, sử
Trang 38dụng tiết kiệm, đặc biệt là tránh gây ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác và chế biến
- Đất sét là khoáng sản phân bố rộng rãi nhưng chỉ có loại đất sét ở các huyện An Lão, Tiên Lãng, Kiến Thụy là có giá trị CN Loại sét này được khai thác phục vụ các xí nghiệp SX gạch ngói
- Cát phân bố rộng nhưng tập trung chủ yếu ở bãi giữa các sông và các biển của khu vực Cát Hải, Tiên Lãng và quận Đồ Sơn
- Nước khoáng : suối nước khoáng được phát hiện trên đảo Cát Bà và huyện Tiên Lãng Loại nước khoáng ở đây có tác dụng chữa bệnh và bồi dưỡng sức khỏe…
- Muối là nguồn tài nguyên vô tận Từ lâu nghề làm muối đã trở thành nghề truyền thống ở một số khu vực như : Bàng La ( Đồ Sơn), Hoàng Châu, Đồng Bài, Gia Lộc, Phù Long ( Cát Hải)…
- Dầu mỏ và khí tự nhiên : phân bố ở ngoài thềm lục địa Hiện nay, công tác tìm kiếm đang được đẩy mạnh, đã phát hiện thấy vết tích của dầu mỏ
- Ngoài ra, có mỏ sắt ở Dương Quan (Thuỷ Nguyên), mỏ kẽm ở Cát Bà (tuy trữ lượng nhỏ); có sa khoáng ven biển (Cát Hải ); mỏ cao lanh ở Doãn Lại (Thuỷ Nguyên), mỏ sét ở Tiên Hội, Chiến Thắng (An Lão)
* Tài nguyên biển - đảo
Hải Phòng có bờ biển dài trên 125 km Ngoài khơi thuộc địa phận Hải Phòng có nhiều đảo rải rác trên khắp mặt biển, lớn nhất có đảo Cát Bà, xa nhất là đảo Bạch Long Vĩ Biển, bờ biển và hải đảo đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của TP duyên hải Đây cũng là một thế mạnh tiềm năng của nền KT địa phương
Bờ biển có hướng một đường cong lõm của bờ vịnh Bắc Bộ, trên đoạn chính giữa bờ biển, mũi Đồ Sơn nhô ra như một bán đảo, đây là điểm mút của dải đồi núi chạy ra từ trong đất liền, độ dài nhô ra biển 5 km theo hướng Tây
Trang 39Bắc - Đông Nam Ưu thế về cấu trúc tự nhiên này đã tạo cho Đồ Sơn có một
vị trí chiến lược quan trọng trên mặt biển; đồng thời cũng là một thắng cảnh nổi tiếng Tài nguyên biển là một trong những nguồn tài nguyên quí hiếm của Hải Phòng với gần 1.000 loài tôm, cá và hàng chục loài rong biển có giá trị
KT cao như tôm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết, cá heo, ngọc trai, tu hài, bào ngư là những hải sản được thị trường thế giới ưa chuộng Biển Hải Phòng có nhiều bãi cá, lớn nhất là bãi cá quanh đảo Bạch Long Vĩ với trữ lượng cao và ổn định Tại các vùng triều ven bờ, ven đảo và các vùng bãi triều ở các vùng cửa sông rộng tới trên 12.000 ha vừa có khả năng khai thác, vừa có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn và nước lợ có giá trị KT cao
* Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng của Hải Phòng phong phú và đa dạng, có rừng nước mặn, rừng cây lấy gỗ, cây ăn quả, tre, mây đặc biệt có khu rừng nguyên sinh Cát Bà với thảm thực vật đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loại thảo mộc, muông thú quí hiếm; đặc biệt là Voọc đầu trắng- loại thú quí hiếm trên thế giới hiện chỉ còn ở Cát Bà Bên cạnh đó, Đồ Sơn là một bán đảo đồi núi, rừng thông nối tiếp nhau vươn ra biển dài đến 5 km, có giá trị chủ yếu về phong cảnh và môi trường sinh thái
c KT – XH
* Dân cư và nguồn lao động
Bảng 1.2 : Số dân và gia tăng DS của TP Hải Phòng
Trang 40Hải phòng là TP đông dân, năm 2015, với số dân 1963,3 nghìn người đứng thứ 7/ 63 tỉnh, thành phố, đứng thứ 2 vùng ĐBSH (sau TP Hà Nội) Số dân tăng thêm trung bình năm khoảng 19,0 nghìn người, một phần là nhờ gia tăng cơ học đến TP từ năm 2005 đến nay
Dân số đang làm việc trong các ngành KT của TP giai đoạn 2005 – 2015 chiếm trên dưới 55,0% tổng dân số Cơ cấu lao động phân theo nhóm ngành
KT có sự chuyển dịch phù hợp với chuyển dịch cơ cấu KT của Hải Phòng
Là TP có CN và DV phát triển nên lao động đang làm việc tập trung chủ yếu ở 2 nhóm ngành phi NN ( 79,3%), so với cả nước ( 55,6%) hiện đại hơn
Biểu đồ 1.1 : Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo nhóm ngành KT
ở TP Hải Phòng giai đoạn 2005- 2015 [4]
* Phân bố dân cư và ĐTH
Mật độ DS Hải Phòng năm 2015 là 1.257 người/ km2 ,vào loại cao, đứng thứ 3 cả nước (sau TP Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội) mật độ DS này cao hơn gấp 5,5 lần so với toàn quốc (là 277 người/ km2)[24]
Dân cư phân bố không đều trên toàn địa bàn TP Các khu vực dân cư với mật độ cao đều là các quận trung tâm nội thành: Lê Chân (18.566 người/