1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN kết cấu hạ TẦNG KINH tế xã hội TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới ở HUYỆN KIẾN THỤY, THÀNH PHỐ hải PHÒNG

111 627 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 840 KB

Nội dung

Việt Nam là một nước nông nghiệp. Nông dân nước ta hiện nay vẫn chiếm hơn 70% dân số và trên 50% lực lượng lao động xã hội. Cơ cấu kinh tế nước ta trong những năm gần đây: nông lâm ngư nghiệp chiếm khoảng 20% GDP của cả nước. Nói đến nông nghiệp nước ta là nói đến 3 vấn đề gắn kết hữu cơ khăng khít với nhau: nông nghiệp, nông dân và nông thôn, trong đó nông thôn là yếu tố vô cùng quan trọng, nơi phát triển nền sản xuất nông nghiệp và sinh sống của dân cư nông thôn. Nông thôn Việt Nam nói chung, nông thôn huyện Kiến Thuỵ

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG

KINH TẾ-XÃ HỘI TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN KIẾN THỤY, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 12

1.1 Một số vấn đề chung về nông thôn, xây dựng nông thôn mới

và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội 121.2 Quan niệm, nội dung và các nhân tố tác động đến phát

triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nôngthôn mới ở huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng 191.3 Kinh nghiệm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội ở

nông thôn trong xây dựng nông thôn mới của một số địaphương trong nước và bài học rút ra cho huyện Kiến Thuỵ 36

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH

TẾ-XÃ HỘI TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN KIẾN THỤY, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

452.1 Thành tựu, hạn chế phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã

hội trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kiến Thuỵ,

2.2 Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt

ra cần giải quyết để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xãhội trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kiến Thuỵ,

Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KẾT

CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ-XÃ HỘI TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN KIẾN THỤY,

3.1 Quan điểm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội trong

xây dựng nông thôn mới ở huyện Kiến Thụy, thành phố

3.2 Giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội trong

xây dựng nông thôn mới ở huyện Kiến Thụy, thành phố

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một nước nông nghiệp Nông dân nước ta hiện nay vẫnchiếm hơn 70% dân số và trên 50% lực lượng lao động xã hội Cơ cấu kinh tếnước ta trong những năm gần đây: nông lâm ngư nghiệp chiếm khoảng 20%GDP của cả nước Nói đến nông nghiệp nước ta là nói đến 3 vấn đề gắn kết

hữu cơ khăng khít với nhau: nông nghiệp, nông dân và nông thôn, trong đó

nông thôn là yếu tố vô cùng quan trọng, nơi phát triển nền sản xuất nôngnghiệp và sinh sống của dân cư nông thôn Nông thôn Việt Nam nói chung,nông thôn huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng nói riêng có vai trò rấtquan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) của đất nước, có tác dụng

to lớn trong giải quyết đời sống, công ăn việc làm , nhất là trong giai đoạnsuy thoái kinh tế trên thế giới, trong khu vực cũng như ở nước ta

Nông dân nước ta đã gắn bó hàng nghìn đời nay đối với nông thôn, đó

là làng xóm, thôn bản, nơi họ sinh sống và lao động chủ yếu bằng nghề nông,

song vấn đề xây dựng nông thôn mới (NTM) được chính thức đặt ra từ năm

2008, sau khi có Nghị quyết số 26-NQ/TW của Trung ương Đảng Xây dựngNTM là một nhiệm vụ chiến lược trong quá trình CNH-HĐH đất nước Pháttriển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội (KT-XH) trong xây dựng NTM của cảnước nói chung và ở huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải phòng nói riêng có vaitrò, vị trí quan trọng đối với sự phát triển sản xuất nông nghiệp và đời sốngngười dân khu vực nông thôn, là tiền đề để phát triển các lĩnh vực khác

Trong những năm qua, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng đãnhanh chóng nắm bắt và triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc giaxây dựng NTM Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị Đến nay, pháttriển kết cấu hạ tầng KT-XH trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện đạtđược những kết quả đáng khích lệ: Ngay sau khi có Nghị quyết lãnh đạochuyên đề về xây dựng NTM của thành phố, Ban chỉ đạo từ huyện đến xãđược thành lập và luôn luôn được kiện toàn phù hợp với yêu cầu thực tế; tiến

Trang 3

hành lập đề án và thực hiện xây dựng quy hoạch; hoàn thành phổ cập trunghọc cơ sở; tỷ lệ lao động qua đào tạo trong nông thôn ngày được nâng cao…Đặc biệt, việc tập trung đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH trong thời gian qua

đã góp phần tạo ra diện mạo mới cho huyện Kiến Thụy, thành phố Hải phòng

Tuy nhiên, bên cạnh những nội dung đã thực hiện tốt thì quá trình thựchiện của huyện trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế, đó là: hệ thốngkết cấu hạ tầng KT-XH phát triển chưa đồng bộ, kịp thời; việc huy động cácnguồn vốn trong xã hội, nhất là nguồn lực trong nhân dân và các doanhnghiệp còn gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ nhựa hóa đường giao thông xã vẫn thấp(mới đạt 42,2%, trong khi kế hoạch là 70%), nhất là hệ thống giao thông các

xã vùng xa; công tác kiên cố hóa kênh mương nội đồng còn chậm, hiệu quả

sử dụng nước sạch chưa cao; cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục vẫnchưa đáp ứng được yêu cầu; công tác xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, thểthao, du lịch khu vực nông thôn còn gặp nhiều khó khăn…

Hiện tại, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệthống và chuyên sâu về vấn đề phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH trong xây

dựng NTM ở huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng Do vậy đề tài: “Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng” là thiết thực góp phần thực hiện chủ

trương chiến lược chung của Đảng, Nhà nước, thành phố Hải phòng và huyệnKiến Thuỵ về xây dựng NTM trong giai đoạn đổi mới hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Từ thập niên 70 thế kỷ XX, nhiều quốc gia trên thế giới đã có chiếnlược phát triển nông nghiệp với mục tiêu là phát triển theo hướng nhanh vàbền vững nền nông nghiệp quốc gia, bảo đảm an ninh lương thực và chú trọngnâng cao đời sống cho nông dân Các công trình, tài liệu về lĩnh vực này củanước ngoài hiện nay cũng tương đối nhiều Một số công trình tiêu biểu có

Trang 4

Cuốn sách: "Vai trò của Nhà nước trong phát triển nông nghiệp ở Thái

Lan" của GS, TS Nguyễn Thế Nhã và TS Hoàng Văn Hoan do NXb Nông

nghiệp, 1995 phát hành Tác giả đã đi sâu phân tích quá trình hoạch định vàchỉ đạo thực hiện chính sách nông nghiệp của Thái Lan từng thời kỳ Trong

đó, một số nội dung được đề cập giúp cho tác giả luận văn tham khảo như:Chính sách phát triển hợp tác của các hợp tác xã nông nghiệp; chính sách xuấtkhẩu nông sản; chính sách tín dụng và các chính sách liên quan đến nôngnghiệp, nông thôn, nông dân với nhiều cách tiếp cận khác nhau

Cuốn sách: "Một số vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các

nước và Việt Nam" của tác giả Bendrict.JtriaKerrkvliet, Jamesscott do Nguyễn

Ngọc và Đỗ Đức Định sưu tầm và giới thiệu, Nxb Hà Nội phát hành năm

2000 Các tác giả cuốn sách đã nghiên cứu về vai trò, đặc điểm của nông dân,thiết chế nông thôn ở một số nước trên thế giới và kết quả bước đầu trongnghiên cứu làng truyền thống Việt Nam Đặc biệt, nội dung cuốn sách đề cậpđến một số vấn đề mà đề tài cần tham khảo là: Mối quan hệ của người nôngdân với khoa học, hệ tư tưởng của nông dân ở các nước đang phát triển và cácnước nghèo, thu nhập thấp, những mô hình tiến hoá nông thôn ở các nướcnông nghiệp trồng lúa nước; Làng truyền thống của Việt Nam, quan hệ làngxóm, nhà nước Việt Nam trong quá trình quá trình chuyển đổi cơ chế

Cuốn sách: "Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển"

của tác giả Frans Ellits do Nhà xuất bản Nông Nghiệp phát hành năm 2004.Nội dung cuốn sách nêu lên những vấn đề cơ bản của chính sách nông nghiệp ởcác nước đang phát triển thông qua việc nghiên cứu lý thuyết và và khảo cứuthực tiễn ở nhiều nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ La Tinh, trong đó nhấnmạnh đến những vấn đề về chính sách phát triển vùng, chính sách hỗ trợ đầuvào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, chính sách thương mại nông sản, nhữngvấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết trong trong quá trình đô thị hoá Nội dungquan trọng đối với tác giả luận văn nhận thấy cần tham khảo là tác giả cuốn

Trang 5

sách đã xem xét nền nông nghiệp của các nước đang phát triển trong quá trongquá trình chuyển sang sản xuất, phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế thịtrường trong nước gắn với thị trường khu vực và thế giới trên cơ sở phát huylợi thế so sánh của quốc gia mình từ các sản phẩm của nông nghiệp; tham khảonhững bài học rút ra từ những mô hình thành công và thất bại trong quá trìnhphát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân.

Cuốn sách: "Vấn đề thực hiện dân chủ cơ sở ở nông thôn Trung Quốc"

của tác giả Đỗ Tiến Sâm, NXb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007 Cuốn sách:

"Một số vấn đề về hiện đại hóa Nông nghiệp Trung Quốc" của tác giả Nguyễn Minh Hằng: NXb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008 Nội dung cốt lõi các cuốn

sách trên đây bước đầu đã làm rõ các vấn đề sau: Hầu hết các quốc gia trênthế giới đều coi trọng vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn Tuy tỷtrọng nông nghiệp trong GDP ngày càng giảm, nhưng vai trò của nông nghiệp

và nông dân vẫn rất quan trọng, vẫn là một trong các nhân tố quyết định sự ổnđịnh của quốc gia Sự thành công các mô hình phát triển nông nghiệp và nôngthôn của các nước cho thấy: Các quốc gia đặc biệt chú trọng tới tính hiệu quảtrong phát triển kinh tế nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm; chú trọng nângcao vai trò và bồi dưỡng kiến thức cho người nông dân, hướng họ tới nền kinh

tế hàng hóa và hiện đại hóa kinh tế nông nghiệp

Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề mà các công trình nghiên cứu của các nhàkhoa học nước ngoài và trong khu vực chưa tập trung phân tích làm rõ như:Vấn đề giảm tỷ lệ hộ nghèo trong khu vực dân cư nông thôn một cách bềnvững trong điều kiện những áp lực tới môi trường phát triển nông nghiệpngày càng lớn và khắc nghiệt; Các vấn đề về chính sách xã hội cho khu vựcnông thôn, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa đô thị và nông thôn cũngchưa được đề cập một cách thấu đáo; Chưa làm rõ mối quan hệ và vai trò củanhà nước với vai trò của nông dân và doanh nghiệp đối với phát triển nôngnghiệp và nông thôn; giải pháp tuyên truyền vận động nông dân tham gia góp

Trang 6

Một số công trình dưới dạng sách trong nước có thể tham khảo như:

Cuốn sách: "Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ mới" của PGS, TS

Nguyễn Sinh Cúc, NXb Thống kê, Hà Nội, 2003 Nội dung cốt lõi của côngtrình đã luận giả và đúc kết những vấn đề, thành tựu cơ bản của nông nghiệpViệt Nam sau 20 năm đổi mới; cung cấp cho người đọc hệ thống tư liệu vềphát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta; luận giải rõ những thành tựu vàphát hiện những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong những năm tiếp theo củanông nghiệp nước ta như vấn đề đầu tư; phân hoá giàu nghèo; nâng cao chấtlượng sản phẩm hàng hoá nông nghiệp trong kinh tế thị trường hiện nay; đềxuất những giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá nôngnghiệptrong điều kiện mới

Cuốn sách: "Huy động vốn trong nước phát triển nông nghiệp vùng

đồng bằng Sông Hồng" của tác giả Phạm Thị Khanh, NXb CTQG, Hà Nội,

2004 Tác giả luận giải cơ sở lý luận về vốn và huy động vốn; phân tích thựctrạng huy động vốn trong nước dưới các nguồn từ vốn ngân sách; vốn của cácdoanh nghiệp nhà nước, vốn trong nhân dân trên địa bàn vùng đồng bằngSông Hồng nhằm phục vụ cho phát triển nông nghiệp giai đoạn 1991-2000

Cuốn sách: "Nông dân, Nông thôn và Nông nghiệp - Những vấn đề

đang đặt ra", NXb Tri thức, tháng 12/2008 Cuốn sách là tập hợp các bài viết

trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu về “tam nông” của Viện Nghiên cứu Pháttriển IDS Dưới góc nhìn khác nhau và cách tiếp cận vấn đề nông nghiệp,nông dân, nông thôn khác nhau, nhưng họ đề có điểm chung nhất là họ đãđánh giá được thực trạng, tìm ra những nguyên nhân cốt lõi và đưa ra địnhhướng, giải pháp để góp phần giải quyết những vướng mắc trong quá trìnhphát triển nông nghiệp và hiện đại hóa nông thôn Việt Nam hiện nay

Cuốn sách: "Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh

tế nông thôn, thực trạng và giải pháp" của tác giả Chu Tiến Quang NXb

CTQG, Hà Nội, 2008; Cuốn sách: "Xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn trong

Trang 7

quá trình CNH,HĐH ở Việt Nam của PGS, TS Đỗ Hoài Nam, TS Lê Cao

Đoàn, NXb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001 Các công trình trên đây bước đầu

đã làm rõ: Nông nghiệp Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới, tập trung vào:phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về hạ tầng, phát triển hạ tầng ở nôngthôn và đi sâu nghiên cứu thực trạng phát triển hạ tầng cơ sở…Thành tựu, hạnchế và những vấn đề đặt ra; thể chế dân chủ với ổn định và phát triển nôngthôn Việt Nam; vấn đề xây dựng chính quyền cấp xã hiện nay Qua đó chothấy: Hiện nay, nước ta có trên 50% lao động làm nghề nông và trên 70% dân

số sống ở nông thôn Để thực hiện được mục tiêu đến năm 2020, Việt Namtrở thành một nước công nghiệp thì vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp và nông

thôn cần phải đặc biệt coi trọng Các công trình cũng đã làm rõ vai trò của

nông thôn, tổng quan về phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam; pháttriển nông nghiệp và tăng trưởng bền vững; kiểm soát độc quyền và chốngcạnh tranh không lành mạnh cho phát triển nông nghiệp và nông thôn; tăngtrưởng và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp; thách thức đối với chiến lược pháttriển nông nghiệp hiện nay khi các lĩnh vực khác trong nông nghiệp, nông thônđược đầu tư thích đáng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nôngnghiệp và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn

Dưới dạng đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ, đè tài khoa học và dướidạng các phóng sự, bài báo có:

Luận án PTS kinh tế:"Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng trong kinh tế

nông thôn, nông nghiệp Việt Nam" của NCS Phan Sỹ Mẫn, Viện Kinh tế học, Hà

Nội, 1995 Đề tài của luận án đã tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản về vaitrò, thực trạng kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn những năm đầu đổimới, đề xuất một số giải pháp cơ bản, trong đó có giải pháp về vốn để xây dựng

và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

Luận án tiến sĩ kinh tế: "Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và vai trò

Trang 8

Độ, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội, 2002 NCS đã luận giải làm rõ vaitrò của kết cấu hạ tầng kinh tế trong quá trình CNH,HĐH với sự nghiệp củng

cố quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc; đánh giá thực trạng, đưa ra quanđiểm định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu

hạ tầng kinh tế và phát huy vai trò của nó đối với củng cố quốc phòng ở nước

ta hiện nay

Đề tài: "Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đảm bảo dân chủ, an sinh xã

hội phục vụ xây dựng nông thôn mới tại Hải Phòng”, của tập thể tác giả Sở

KHCN Hải phòng với nội dung nghiên cứu đã đi sâu làm rõ: Kinh nghiệm vềdân chủ và an sinh xã hội, đánh giá thực trạng thực hiện dân chủ cơ sở và ansinh xã hội, một số giải pháp bảo đảm dân chủ và an sinh xã hội trong xâydựng NTM tại Hải Phòng

Nhóm phóng viên kinh tế: Hải Phòng xây dựng nông thôn mới - Những

bước đột phá, với nội dung bàn luận: Điểm sáng trong công tác dồn điền

đổi thửa và biến đất hoang thành “vàng” Tác giả Hoàng Yến với bài:

"Bừng sáng nông thôn mới", Báo Hải Phòng, 2015 Với nội dung bàn luận:

NTM mang bản sắc Hải Phòng đang dần hiện hữu cùng với việc người dânphát huy vai trò chủ thể trong thực hiện chương trình, lựa chọn tiêu chí xây

dựng và cũng chính họ tổ chức thực hiện Tác giả Kim Oanh với bài: "Xây

dựng nông thôn mới xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy - Giữ sạch nguồn sáng tạo, đổi mới", Báo Hải Phòng, 2015 với nội dung bàn luận: Xã Đoàn Xá xây

dựng NTM từ kinh nghiệm và bài học thực tiễn thời kỳ “khoán sản phẩm”,bài học về biết bắt mạch, khơi nguồn sức mạnh lòng dân trong thời kỳ đổimới; …Những nội dung của các bài viết trên đều tập trung phản ánh quátrình xây dựng NTM ở các địa phương trên địa bàn thành phố Hải phòngdưới các góc nhìn khác nhau.Tác giả coi đây là những nội dung tham khảocập nhật, sát hợp cần có để minh chứng cho tính cấp thiết của các vấn đềtrong luận văn cần phân tích, làm rõ

Trang 9

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về nông thôn, xây dựng NTM; pháttriển kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn; trên cơ sở phân tích thực trạng để đềxuất những giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH trong xây dựng NTM

ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận giải những vấn đề lý luận về nông thôn và phát triển kết cấu hạtầng KT-XH trong xây dựng NTM

Đánh giá thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH trong xây dựngNTM theo nhóm của 8 tiêu chí hạ tầng KT-XH/19 tiêu chí xây dựng NTM trênđịa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng

Đề xuất một số quan điểm và giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng

KT-XH trong xây dựng NTM ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH trong xây dựngNTM

Trên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận

Dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HồChí Minh, đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước về

Trang 10

* Cơ sở thực tiễn

Luận văn dựa vào các báo cáo sơ kết, tổng kết của UBND huyện KiếnThụy, thành phố Hải Phòng về xây dựng NTM qua các năm 2010 - 2016 và từkhảo sát thực tiễn về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện KiếnThụy của tác giả

* Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp của duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như: Phương pháp trừutượng hóa khoa học; phương pháp thống kê so sánh; phương pháp phân tíchtổng hợp; phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp lôgic lịch sử vàphương pháp chuyên gia

6 Ý nghĩa của đề tài

Góp phần làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháttriển kết cấu hạ tầng KT-XH trong xây dựng NTM trên địa bàn các huyện nóiriêng và cả nước ta nói chung

Cung cấp luận cứ khoa học cho các cơ quan chức năng và các xã tronglãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các tiêu chí phát triển kết cấu hạ tầng KT-XHtrong xây dựng NTM trên địa bàn của huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng

Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quannghiên cứu liên quan đến vấn đề phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH trong xâydựng NTM hiện nay

7 Kết cấu của đề tài

Luận văn gồm: Phần mở đầu, 3 chương (7 tiết), kết luận, danh mục tàiliệu tham khảo và phụ lục

Trang 11

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH

TẾ-XÃ HỘI TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN

KIẾN THUỴ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 1.1 Một số vấn đề chung về nông thôn, xây dựng nông thôn mới và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

1.1.1 Nông thôn và nông thôn mới

* Quan niệm về nông thôn

Nông thôn là danh từ để chỉ những vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam, ở

đó, người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp Quan niệm “nông thôn”

thường đồng nghĩa với làng xóm, thôn xóm, bản làng…Trong tâm thức ngườiViệt, nông thôn là môi trường sản xuất với nghề trồng lúa nước cổ truyền; làkhông gian sinh tồn, không gian xã hội và cảnh quan văn hoá xây đắp nên nềntảng tinh thần, tạo thành lối sống, cốt cách và bản lĩnh của người Việt Ở ViệtNam, cho đến nay hơn 70% dân số sống ở vùng nông thôn, trong khi tỷ lệ nàyvào năm 1999 là 76,5% Con số đó những năm trước còn lớn hơn nhiều.Chính vì thế cuộc sống và tổ chức nông thôn ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến toàn

xã hội Ngay cả những Việt kiều sống ở các nước văn minh, tiên tiến nhất thếgiới vẫn giữ nhiều nét đặc biệt của nông thôn Việt Nam Từ điển Bách khoađịnh nghĩa: “Nông thôn là phần lãnh thổ của một nước hay một đơn vị hànhchính nằm ngoài lãnh thổ đô thị, có môi trường tự nhiên, hoàn cảnh KT-XH,điều kiện sống khác biệt với thành thị và cư dân chủ yếu làm nông nghiệp”[67, tr306] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định: “Nông thôn làphần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấnđược quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban nhân xã” [12, tr1]

Từ những luận cứ trên và căn cứ vào kết quả nghiên cứu của nhiềucông trình khoa học, nhiều quan niệm khác nhau để thống nhất quan niệm về

nông thôn là: Nông thôn Việt Nam là phần lãnh thổ không thuộc nội thành,

nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, kinh tế nông thôn chủ yếu là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, xã là đơn

Trang 12

Với quan niệm trên nông thôn truyền thống và hiện nay có các đặc

điểm cơ bản sau đây:

Nông thôn là cụm từ dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nôngnghiệp chiếm tỷ trọng lớn Nông thôn có thể được xem xét trên nhiều góc độ:kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội Kinh tế nông thôn là một khu vực của nềnkinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn Kinh tế nông thôn vừa mang những đặctrưng chung của nền kinh tế về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về cơ chếkinh tế vừa có những đặc điểm riêng gắn liền với nông nghiệp, nông thôn

Xét về mặt kinh tế - kỹ thuật, kinh tế nông thôn có thể bao gồm nhiều ngành

kinh tế như: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, dịchvụ trong đó nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu

Xét về mặt kinh tế - xã hội, kinh tế nông thôn cũng bao gồm nhiều thành

phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể

Xét về không gian và lãnh thổ, kinh tế nông thôn bao gồm các vùng như:

vùng chuyên canh lúa, vùng chuyên canh cây màu, vùng trồng cây ăn quả

Nông thôn theo nhận thức thông thường, đó là vùng sinh sống và làmviệc chung của cộng đồng dân cư gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp làchủ yếu

* Quan niệm về nông thôn mới

Theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/T.Ư của Trung ương, NTM là khu vựcnông thôn có kết cấu hạ tầng KT-XH từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và cáchình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh côngnghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nôngthôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái đượcbảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của ngườidân ngày càng được nâng cao

Với những cơ sở trên đi đến khẳng định, NTM có những đặc trưng cơ bảnsau đây:

Trang 13

Một là, nông thôn có làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại.

Hai là, sản xuất bền vững, theo hướng hàng hóa.

Ba là, đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân ngày càng được

được nâng cao

Bốn là, bản sắc văn hóa, dân tộc được giữ gìn và phát triển.

Năm là, xã hội nông thôn được quản lý tốt và dân chủ.

Theo đó, xây dựng nông thôn ở nước ta đã được triển khai từ rất lâu,

song khái niệm “xây dựng nông thôn mới” chính thức mới được nêu ra từ sau

khi Hội nghị Trung ương 7 khóa X ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày

05 tháng 8 năm 2008 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn Từ thực tiễn

xây dựng nông thôn ở nước ta trong gần 30 năm đổi mới, khẳng định: “Xây

dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh

tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường” [25]

Như vậy, vấn đề cốt lõi là xây dựng NTM phải xuất phát từ cơ sở, nền

tảng ban đầu là nông thôn truyền thống Công cuộc xây dựng NTM hiện naychính là cuộc cách mạng thứ hai nhằm từng bước thay đổi thói quen củangười nông dân về một nông thôn truyền thống gắn liền với nền văn minh lúanước từ phương thức sản xuất - sinh hoạt, phong cách ứng xử, cả trong nếpnghĩ - cách sống định hình sau hàng ngàn năm lịch sử, sau những thăng trầmcủa tự nhiên, xã hội và con người Có những truyền thống tốt đẹp đã được đúckết và phải được kế thừa, phát triển hơn lên Ví như lòng yêu quê hương đấtnước, tình làng nghĩa xóm tính cố kết cộng đồng trong chống thiên tai, giặcngoại xâm Cũng có không ít điều phải đổi thay cho phù hợp với thời đại, vớinhân loại Mục tiêu cần đạt được của chúng ta xây dựng NTM là vì conngười, NTM sẽ tạo môi trường để con người phát triển tốt hơn, sống hạnhphúc hơn cả về vật chất và tinh thần Ðiều quan trọng, lớn lao nhất là giúp phá

Trang 14

Ðồng thời, cũng là thay đổi lối sống khép kín, bó mình, bảo thủ trì trệ, ngại sợđổi mới, không dám làm, không dám chịu trách nhiệm NTM tạo môi trường

để con người sống, làm việc và ngày càng hòa nhập với cộng đồng hơn vớimột quan niệm cộng đồng mở không bó hẹp trong lũy tre làng

Con người của NTM sẽ dần dứt bỏ lề thói cũ, năng động sáng tạo hơn,mong muốn làm cái mới, hiệu quả hơn Không chỉ làm theo mà họ còn mạnhdạn đi trước, đi tắt đón đầu Con người của NTM không chỉ lo phát triển kinh

tế, đời sống vật chất mà còn chăm lo đời sống văn hóa tinh thần, an ninh xãhội Họ ý thức sâu sắc hơn về tính phụ thuộc, ràng buộc của môi trường, thịtrường, của cộng đồng xã hội từ việc nhỏ tới việc lớn Nhưng, mặt khác điều

đó cũng làm giảm bớt tính ỷ lại, dựa dẫm Họ muốn vươn lên, tự khẳng địnhmình, tạo dựng chân giá trị của chính bản thân mình trong cộng đồng, trongcuộc sống Và, quan trọng nhất, họ là nhân vật trung tâm, làm chủ NTM.Cùng với sự giúp sức, hỗ trợ của cộng đồng, họ sẽ tạo dựng nên một NTMmạnh giàu, dân chủ, kỷ cương, văn minh, hạnh phúc, thân thiết với môitrường; lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc

Quá trình quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển, thực hiện các nộidung tiêu chí xây dựng NTM đều đặt dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, hệthống chính trị và toàn thể nhân dân tham gia Sự lãnh đạo của Đảng được thểhiện trong Nghị quyết của các cấp uỷ Đảng Nghị quyết được thể chế hoátrong các nghị định, chủ trương, chính sách, pháp luật sát đúng với đặc thùcủa từng địa phương và theo từng nhóm tiêu chí để xây dựng

1.1.2 Khái niệm, phân loại về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội trong xây dựng nông thôn mới

* Khái niệm kết cấu hạ tầng

Kết cấu hạ tầng là một bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo những điều kiện chung cần thiết cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng được diễn ra bình thường, liên tục Kết cấu hạ tầng cũng được định nghĩa là tổng thể các cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúc đóng vai trò nền tảng cho các hoạt động KT-XH được diễn ra một cách bình thường Như vậy, kết cấu hạ tầng được hiểu như sau:

Trang 15

Toàn bộ kết cấu hạ tầng có thể được phân chia thành nhiều loại khácnhau dựa trên các tiêu chí khác nhau Căn cứ theo lĩnh vực KT-XH, thì kếtcấu hạ tầng có thể được phân chia thành: Kết cấu hạ tầng phục vụ kinh tế, kếtcấu hạ tầng phục vụ hoạt động xã hội và kết cấu hạ tầng phục vụ AN-QP Tuynhiên, trên thực tế, ít có loại kết cấu hạ tầng nào hoàn toàn chỉ phục vụ kinh tế

mà không phục vụ hoạt động xã hội và ngược lại

Căn cứ theo sự phân ngành của nền kinh tế quốc dân, thì kết cấu hạtầng có thể được phân chia thành: kết cấu hạ tầng trong công nghiệp, trongnông nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính - viễn thông, xây dựng, hoạt độngtài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục, văn hóa - xã hội

Căn cứ theo khu vực khu dân cư, vùng lãnh thổ, thì kết cấu hạ tầng cóthể được phân chia thành: kết cấu hạ tầng đô thị, kết cấu hạ tầng nông thôn;Kết cấu hạ tầng kinh tế biển, kết cấu hạ tầng đồng bằng, trung du, miền núi,vùng trọng điểm phát triển, các thành phố lớn

* Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Kết cấu hạ tầng gồm kết cấu hạ tầng kinh tế và kết cấu hạ tầng xã hội

Kết cấu hạ tầng kinh tế: bao gồm các công trình hạ tầng kỹ thuật như

năng lượng (điện, than, dầu khí) phục vụ sản xuất và đời sống, các công trìnhgiao thông vận tải (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông, đườnghàng không, đường ống), bưu chính - viễn thông, các công trình thủy lợi phục

vụ sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp Kết cấu hạ tầng kinh tế là bộ phận quantrọng trong hệ thống kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh, ổnđịnh, bền vững và là động lực thúc đẩy phát triển nhanh hơn, tạo điều kiện cảithiện cuộc sống dân cư

Kết cấu hạ tầng xã hội: bao gồm nhà ở, các cơ sở khoa học, trường

học, bệnh viện, các công trình văn hóa, thể thao và các trang thiết bị đồng

bộ với chúng Đây là điều kiện thiết yếu để phục vụ, nâng cao mức sống củacộng đồng dân cư, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực phù hợp với tiếntrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Như vậy, kết cấu hạ tầng xã hội

là tập hợp một số ngành có tính chất dịch vụ xã hội; sản phẩm do chúng tạo ra

Trang 16

thể hiện dưới hình thức dịch vụ và thường mang tính chất công cộng, liên hệvới sự phát triển con người cả về thể chất lẫn tinh thần.

* Phân loại kết cấu hạ tầng

Tương ứng với mỗi lĩnh vực hoạt động của xã hội có một loại kết cấu

hạ tầng KT-XH chuyên dùng: kết cấu hạ tầng trong kinh tế phục vụ chohoạt động kinh tế, kết cấu hạ tầng trong quân sự phục vụ cho hoạt độngquân sự, kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực văn hóa, xã hội phục vụ cho hoạtđộng văn hóa xã hội Song cũng có những loại kết cấu hạ tầng đa năng cótầm hoạt động lớn phục vụ cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau như:điện năng, giao thông vận tải, thủy lợi tồn tại và vận hành đều phục vụcho phát triển KT-XH

Kết cấu hạ tầng KT-XH được thể hiện bằng các công trình xây dựng,kiến trúc, thiết bị trong không gian gồm:

Kết cấu hạ tầng kinh tế là hệ thống vật chất kỹ thuật phục vụ cho sựphát triển của các ngành, các lĩnh vực: hệ thống điện, các công trình cấp, thoátnước, công trình cầu, đường

Kết cấu hạ tầng xã hội là hệ thống vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạtđộng văn hóa, xã hội nhằm thỏa mãn và nâng cao trình độ dân trí và tinh thầncủa nhân dân, đồng thời cũng là điều kiện chung cho quá trình tái sản xuất sứclao động xã hội và nâng cao trình độ lao động của xã hội gồm: các cơ sở liênquan đến môi trường, thông tin, các công trình văn hóa, giáo dục, y tế, thể dụcthể thao, các công trình công cộng khác

Kết cấu hạ tầng môi trường là toàn bộ hệ thống vật chất kỹ thuật phục

vụ cho việc bảo vệ, giữ gìn và cải tạo môi trường sinh thái của đất nước vàmôi trường sống của con người gồm: Các công trình phòng chống thiên tai,công trình bảo vệ đất đai, tài nguyên thiên nhiên, hệ thống cung cấp xử lý vàtiêu thải nước sinh hoạt

Kết cấu hạ tầng KT-XH tuy không trực tiếp tham gia sản xuất ra sảnphẩm nhưng nó là bộ phận quan trọng để phục vụ cho toàn bộ quá trình sảnxuất Trong nền kinh tế thị trường, kết cấu hạ tầng KT-XH có hai thuộc tính:

Trang 17

Có giá trị bởi các công trình không thể tự nhiên mà có mà phải qua đầu

tư xây dựng với kinh phí lớn trong thời gian dài

Có giá trị sử dụng theo đúng mục đích, công năng khi đầu tư xây dựng Ngoài ra, các sản phẩm kết cấu hạ tầng trong nền kinh tế thị trường sẵnsàng tham gia trao đổi - thanh toán, vì thế kết cấu hạ tầng KT-XH thỏa mãnđiều kiện trở thành hàng hóa - Hàng hóa công cộng Hàng hóa công cộngcũng như hàng hóa thông thường tức là nó mang đầy đủ các thuộc tính củahàng hóa Nhưng sự khác biệt ở đây là hàng hóa thông thường sản xuất đểtiêu dùng còn hàng hóa công cộng sản xuất ra cho cả cộng đồng sử dụng

* Kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội trong xây dựng nông thôn mới

Kết cấu hạ tầng KT-XH trong xây dựng NTM là nền tảng vật chất cóvai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH của địa phương,

nó bao gồm kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội đã được luận giải ở trên, song ởnông thôn có những kết cấu đặc thù nhất định, bởi xuất phát từ điều kiện tựnhiên, xã hội, nhu cầu thực tế phục vụ cho phát triển KT-XH, an ninh quốcphòng ở mỗi địa phương khác nhau và thực hiện mục tiêu xây dựng NTM nóiriêng Kết cấu hạ tầng KT-XH trong xây dựng NTM bao gồm các thành tố cơbản như:

Một là, quy hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch sử dụng đất đến năm

2020 Ngoài ra còn có quy hoạch các đô thị, khu dân cư gắn với quy hoạchxây dựng các trung tâm xã, thị trấn cùng nhiều quy hoạch chi tiết để thực hiệncác dự án đầu tư Đây chính là cơ sở, là tiền đề để thực hiện đầu tư xây dựngkết cấu hạ tầng KT-XH trên địa bàn huyện trong xây dựng NTM

Hai là, hệ thống giao thông được từng bước đầu tư mở rộng và nâng

cấp; xây mới, cải tạo các công trình hồ đập, trạm bơm lớn; tập trung chỉ đạocác xã thực hiện cải tạo, nâng cấp các công trình hồ đập, tràn nhỏ; hệ thốngđiện nông thôn của huyện cơ bản đáp ứng nhu cầu về sản xuất và sinh hoạtcủa người dân

Ba là, Song song với việc đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế là phát triển

hạ tầng xã hội, thể hiện: xây dựng trụ sở xã cần có trụ sở làm việc; kết hợp

Trang 18

ngân sách địa phương; xây dựng mới và cải tạo các trạm y tế để đáp ứng đượccông tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địabàn; phát triển với hệ thống chợ trung tâm, chợ nông thôn để phục vụ chohoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn ổn định; xây dựng được trung tâmvăn hóa kiên cố tại các xã, nhà văn hóa xóm; đầu tư xây dựng các công trìnhcấp nước sạch cho các xóm khó khăn ở các xã vùng khó khăn mang tính đặcthù trên địa bàn.

1.2 Quan niệm, nội dung và các nhân tố tác động đến phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng

1.2.1 Quan niệm kết cấu hạ tầng và phát triển kết cấu hạ tầng kinh

tế - xã hội ở huyện Kiến Thuỵ thành phố Hải Phòng

* Quan niệm về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng NTM ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải phòng.

Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm khác nhau của các nhà khoa học,PGS, TS Đỗ Hoài Nam và TS Lê Cao Đoàn khi nghiên cứu đề tài khoa học:

“Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại

hoá” khẳng định: “Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của một xã hội hiện đại là

một khái niệm dùng để chỉ những phương tiện và thiết chế, tổ chức làm nền tảng cho kinh tế phát triển” [42, tr.16] Theo đó, phát triển hạ tầng KT-XH ở

nông thôn là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của toànvùng nông thôn nhưng cũng bao hàm phạm vi rộng lớn Việc phát triển hạtầng KT-XH ở nông thôn chính là xây dựng, phát triển các công trình vật chấtphục vụ sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn như: phục vụ sản xuất,nâng cao tính hiệu quả của sản xuất, nâng cao đời sống, mức sống dân cư nôngthôn Việc này liên quan đến tất cả các mặt của đời sống cư dân ở khu vựcnông thôn xuất phát từ nhu cầu đa dạng của cư dân nông thôn Đó là các nhucầu đi lại, nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất và sinh hoạt, nhu cầu được dùngnước sạch, môi trường vệ sinh sạch sẽ, nhu cầu sử dụng các dịch vụ giáo dục,văn hoá, y tế, sinh hoạt văn hoá văn nghệ, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng…

Trang 19

Từ những cơ sở trên tác giả đưa ra quan niệm về phát triển kết cấu hạtầng KT-XH trong xây dựng NTM ở huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải phòng

là: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở

huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng là hoạt động của hệ thống chính trị và toàn dân dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng tiến hành cải tạo, xây dựng, phát triển các cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúc làm nền tảng đáp ứng nhu cầu hoạt động mọi lĩnh vực cho địa phương để phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, góp phần nâng cao đời sống và phát triển mọi mặt cho người dân.

Nội hàm quan niệm chỉ rõ:

- Môc đích cña phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH trong xây dựng NTM ởhuyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải phòng là góp phần tạo ra cơ sở vật chất đểthúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo tiền đề để phát triển các lĩnh vựckhác; nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân; giải quyết vấn đề vềkhoảng cách đời sống người dân giữa nông thôn và thành thị ở huyện KiếnThuỵ, thành phố Hải phòng và cả nước

- Chủ thể thực hiện phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH là các thành phầntrong hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân, tham gia tíchcực của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địabàn huyện Kiến Thụy Trong đó, nông dân, nông thôn của huyện Kiến Thuỵ,thành phố Hải phòng có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng, quyết định

- Đối tượng để phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH trong xây dựng NTM

ở huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải phòng là thực hiện được 8 tiêu chí: Giaothông; Thủy lợi; Điện; Trường học; Cơ sở vật chất văn hoá; Chợ nông thôn;Bưu điện; Nhà ở dân cư

- Phạm vi phát triển được xác định từ khâu xây dựng Nghị quyết lãnhđạo, công tác quy hoạch tổng thể, quy hoạch vùng, quy hoạch các ngành,các lĩnh vực đến kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và trong từng công trình, dự

án phát triển KT-XH; trong tất cả các xã trên địa bàn huyện Kiến Thuỵ phùhợp với đặc điểm, điều kiện KT-XH, dân cư, địa lý, tài nguyên thiên nhiên,

Trang 20

- Thực chất của quỏ trỡnh phỏt triển là sự chủ động tiến hành cải tạo,xõy dựng cỏc cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trỳc…theo tiờu chớ xõy dựngNTM, đỏp ứng nhu cầu hoạt động mọi lĩnh vực cho địa phương để phục vụphỏt triển KT-XH, gúp phần cải thiện và nõng cao đời sống mọi mặt chongười dõn

- Phương thức tiến hành xõy dựng kết cấu hạ tầng KT-XH trong xõydựng NTM ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phũng là kết hợp đồng bộ kếhoạch với thị trường; quy hoạch, kế hoạch của huyện, xó gắn chặt với quyhoạch tổng thể của thành phố Hải Phũng vởi cả nước theo cỏc bước: Thànhlập hệ thống quản lý; tổ chức thụng tin tuyờn truyền; khảo sỏt đỏnh giỏ thựctrạng cỏc xó; Xõy dựng quy hoạch, kế hoạch phỏt triển kết cấu hạ tầng KT-

XH của cỏc xó; tổ chức thực hiện; thường xuyờn kiểm tra, giỏm sỏt, đỏnh giỏtỡnh hỡnh thực hiện và tổng kết rỳt kinh nghiệm

1.2.2 Nội dung phỏt triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xó hội trong xõy dựng thụn mới ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phũng

Căn cứ thực trạng nụng thụn của 17 xó, cỏc phõn tớch, dự bỏo thời gianthực hiện hoàn thành nội dung cỏc tiờu chớ và mục tiờu đề ra trong Chươngtrỡnh xõy dựng NTM Huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phũng xỏc định nộidung phỏt triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xó hội như sau:

Thứ nhất, về Giao thụng

Đến 2015 cú 35% số xó đạt chuẩn (cỏc trục đường xó được nhựa húahoặc bờ tụng húa) và đến 2020 cú 70% số xó đạt chuẩn (cỏc trục đường thụn,xúm cơ bản cứng húa) Hệ thống giao thụng trờn địa bàn huyện Kiến Thụy,thành phố Hải phũng được xỏc định trong xõy dựng NTM gồm cỏc loạiđường: Đường xó là đường nối trung tõm hành chớnh xó với cỏc thụn hoặcđường nối giữa cỏc xó (khụng thuộc đường huyện) cú thiết kế cấp IV; Đườngthụn là đường nối giữa cỏc thụn đến cỏc xúm; Đường xúm, ngừ là đường nốigiữa cỏc hộ gia đỡnh (đường chung của liờn gia); Đường trục chớnh nội đồng

là đường chớnh nối từ đồng ruộng đến khu dõn cư

Trang 21

Các loại đường đó phải đạt được: Cứng hoá là mặt đường được trảibằng một trong những loại vật liệu như đá dăm, lát gạch, bê tông xi măng v.v.quy hoạch, thiết kế và công nhận phải tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc gia.

Thứ hai, về Thủy lợi

Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện Đến 2015 có45% số xã đạt chuẩn (có 50% kênh cấp 3 trở lên được kiên cố hóa) Đến 2020

có 77% số xã đạt chuẩn (cơ bản cứng hóa hệ thống kênh mương nội đồngtheo quy hoạch) Công trình thuỷ lợi được hiểu là công trình thuộc kết cấu hạtầng nhằm khai thác mặt lợi của nước; phòng chống tác hại do nước gây ra,bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái, bao gồm: Đê, hồ chứa nước, đập,cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờbao các loại Hệ thống công trình thuỷ lợi bao gồm các công trình thuỷ lợi cóliên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vựcnhất định Đạt chuẩn về phòng chống lũ, bão, triều cường và nước dâng theoquy định, bao gồm: hoàn chỉnh mặt cắt thiết kế, cứng hoá mặt đê và đườnghành lang chân đê, trồng cỏ mái đê, trồng cây chân đê phía sông, phía biển; làmlại hoặc tu sửa các cống dưới đê đảm bảo vững chắc, đồng bộ với mặt cắt đê;

xử lý sạt lở đảm bảo ổn định, an toàn cho đê; đảm bảo môi trường xanh, sạchđẹp; có ban chỉ huy phòng chống lụt bão cấp xã, có đội quản lý đê nhân dân,đội tuần tra canh gác đê trong mùa lũ theo quy định, hoạt động có hiệu quả

Đáp ứng yêu cầu tưới, tiêu chủ động cho diện tích gieo trồng lúa, diệntích rau màu, cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản hoặc làm muối, cấpnước sinh hoạt, thoát nước theo quy hoạch được duyệt Các công trình thuỷlợi đảm bảo tưới, tiêu, cấp nước cho sản xuất công nghiệp, dân sinh phát huyđạt trên 75% năng lực thiết kế Các công trình thuỷ lợi có chủ quản lý đíchthực đạt 100%; Có sự tham gia của người dân trong quản lý, vận hành và khaithác công trình thuỷ lợi Công trình được duy tu, sửa chữa thường xuyên hàngnăm, chống xuống cấp, đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả; không để xảy ra

Trang 22

Thứ ba, về Điện

Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụsinh hoạt và sản xuất trên địa bàn huyện Đến 2015 có 85% số xã đạt tiêu chínông thôn mới và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn, Cụ thể: Hệ thống điệngồm: lưới điện phân phối, trạm biến áp phân phối, đường dây cấp trung áp,đường dây cấp hạ áp Hệ thống điện bảo đảm yêu cầu kỹ thuật của ngành điệnđược hiểu là đáp ứng các nội dung của Quy định kỹ thuật điện nông thôn năm

2006 (QĐKT-ĐNT-2006), cả về lưới điện phân phối, trạm biến áp phân phối,đường dây cấp trung áp, đường dây cấp hạ áp, khoảng cách an toàn và hànhlang bảo vệ, chất lượng điện áp Các nguồn cấp điện cho nông thôn gồm:nguồn điện được cấp từ lưới điện quốc gia, hoặc ngoài lưới điện quốc gia Tạiđịa bàn chưa được cấp điện từ lưới điện quốc gia, tùy điều kiện cụ thể của địaphương để xem xét, áp dụng phương tiện phát điện tại chỗ như điện gió, điệnmặt trời, diesel … hoặc kết hợp các nguồn nói trên với quy mô công suất hợp

lý, đảm bảo cung cấp đủ điện cho nhu cầu phụ tải và triển vọng phát triển trongvòng 5-10 năm tới Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn đối với xãnông thôn mới đạt từ 99% trở lên

Thứ tư, về Trường học

Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dụctrên địa bàn huyện Đến 2015 có 45% số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có 75%

số xã đạt chuẩn Cụ thể: xây dựng NTM cần đạt được các nội dung sau đây:

Trường mầm non, nhà trẻ có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia: một xã

có các điểm trường, đảm bảo tất cả các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được phânchia theo độ tuổi và tổ chức cho trẻ ăn bán trú, cụ thể như sau:

Trường đặt tại trung tâm khu dân cư, thuận lợi cho trẻ đến trường, đảmbảo các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường Diện tích khu đất xâydựng nhà trường, nhà trẻ gồm: diện tích sân chơi; diện tích cây xanh; đường

đi Diện tích sử dụng bình quân tối thiểu 12m2 cho một trẻ đối với khu vựcnông thôn; 8m2 cho một trẻ đối với khu vực thành phố và thị xã Khuôn viên

có tường bao ngăn cách với bên ngoài bằng gạch, gỗ, kim loại hoặc cây xanhcắt tỉa làm hàng rào Cổng chính có biển tên trường theo quy định tại Điều 7

Trang 23

của Điều lệ trường mầm non Có đủ phòng chức năng, khối phòng hành chínhquản trị, phòng ngủ, phòng ăn, hiên chơi, phòng y tế, khu vệ sinh, khu để xecho giáo viên, cán bộ, nhân viên có mái che… được xây dựng kiên cố Nhàtrẻ có nguồn nước sạch và hệ thống cống rãnh hợp vệ sinh Khu trẻ chơi đượclát gạch, xi măng hoặc trồng thảm cỏ Phòng sinh hoạt chung được trang bị đủbàn ghế cho giáo viên và trẻ Có máy vi tính, các phương tiện làm việc và cáctrang thiết bị y tế và đồ dùng theo dõi sức khoẻ trẻ

Trường tiểu học có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia cần có: Trường cótối đa không quá 30 lớp, mỗi lớp có tối đa không quá 35 học sinh Có khuônviên không dưới 6m2/01 học sinh vùng thành phố/thị xã; không dưới 10m2/01học sinh đối với các vùng còn lại Có đủ phòng học cho mỗi lớp học (diệntích phòng học bình quân không dưới 01m2/01 học sinh) Trong phòng học có

đủ bàn ghế cho giáo viên và học sinh, có trang bị hệ thống quạt Bàn, ghế,bảng, bục giảng, hệ thống chiếu sáng, trang trí phòng học đúng quy cách.Được trang bị đầy đủ các loại thiết bị giáo dục theo danh mục tối thiểu do BộGiáo dục và Đào tạo quy định Điều kiện vệ sinh đảm bảo các yêu cầu xanh,sạch, đẹp, yên tĩnh, thoáng mát, thuận tiện cho học sinh đi học Có nhà tập đanăng, thư viện đạt chuẩn theo quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thôngban hành theo Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2003 vàQuyết định số 01/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/01/2004 của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo Có đủ các phòng chức năng: phòng hiệu trưởng, phòngphó hiệu trưởng, phòng giáo viên, phòng hoạt động Đội, phòng giáo dục nghệthuật, phòng y tế học đường, phòng thiết bị giáo dục, phòng thường trực Trường

có nguồn nước sạch, có khu vệ sinh riêng cho cán bộ giáo viên và học sinh, riêngcho nam và nữ, có khu để xe, có hệ thống cống rãnh thoát nước, có tường hoặchàng rào cây xanh bao quanh trường

Trường trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia cần đạtđược: Có tổng diện tích mặt bằng tính theo đầu học sinh ít nhất đạt từ 6 m2 trởlên (đối với nội thành, nội thị) và từ 10 m2/học sinh trở lên (đối với các vùngcòn lại) Cơ cấu các khối công trình gồm có: Phòng học và phòng học bộ môn

Trang 24

xây dựng theo quy định tại Quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT ngày16/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phòng học xây dựng theotiêu chuẩn xây dựng Việt Nam do Bộ Xây dựng ban hành; phòng học có đủbàn ghế học sinh phù hợp với lứa tuổi, bàn ghế của giáo viên, bảng viết và đủđiều kiện về ánh sáng, thoáng mát) Nhà tập đa năng, thư viện, phòng hoạtđộng Đoàn - Đội, phòng truyền thống; phòng làm việc của hiệu trưởng, phóhiệu trưởng, văn phòng, phòng họp toàn thể cán bộ và viên chức nhà trường,phòng giáo viên, phòng y tế học đường, nhà kho, phòng thường trực; khu sânchơi, bãi tập (có đủ thiết bị luyện tập thể dục thể thao và đảm bảo an toàn);khu vệ sinh và khu để xe Có hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nướccho tất cả các khu vực theo quy định về vệ sinh môi trường.

Thứ năm, về cơ sở vật chất văn hoá

Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động vănhóa thể thao trên địa bàn huyện Kiến Thụy Đến 2015 có 30% số xã có nhàvăn hóa xã, thôn đạt chuẩn, đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn Cụ thể: Nhàvăn hoá đa năng: Diện tích đất được sử dụng 1000m2 đối với các tỉnh đồngbằng trong đó: Hội trường: 150 chỗ ngồi; phòng chức năng (hành chính;thông tin; đọc sách, báo; truyền thanh; câu lạc bộ) phải có 05 phòng; phòngtập thể thao đơn giản sử dụng để huấn luyện, giảng dạy và tổ chức thi đấu thểthao có đủ diện tích theo quy định: 38m x 18m đối với các tỉnh đồng bằng;các công trình phụ trợ (nhà để xe, khu vệ sinh, vườn hoa; trang thiết bị nhàvăn hoá (bàn ghế, giá, tủ, trang bị âm thanh, ánh sáng, thông gió, đài truyềnthanh; dụng cụ thể thao (dụng cụ chuyên dùng cho các môn thể thao phù hợpvới phong trào thể thao quần chúng ở xã; Sân thể thao phổ thông gồm: sânbóng đá, ở hai đầu sân bóng đá có thể bố trí sân bóng chuyền, sân nhảy cao,nhảy xa, sân đẩy tạ và một số môn thể thao dân tộc của địa phương Diện tíchđất được sử dụng 90m x 120m đối với các tỉnh đồng bằng Cán bộ quản lý cótrình độ trung cấp về văn hoá, thể thao trở lên do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân

xã bổ nhiệm và được hưởng phụ cấp bán chuyên trách Cán bộ nghiệp vụphải có cán bộ chuyên môn về văn hoá thể thao được hợp đồng và hưởngthù lao hợp lý Kinh phí hoạt động phải đảm bảo 100% kinh phí hoạt động

Trang 25

thường xuyên, ổn định hàng năm Hoạt động văn hoá, văn nghệ nhằm mụcđích tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị; hoạt động xây dựng gia đìnhvăn hoá, làng văn hoá, nếp sống văn hoá, bảo tồn văn hoá dân tộc; thu hút nhândân hưởng thụ và tham gia các hoạt động, sáng tạo văn hoá; thi đấu thểthao; thu hút nhân dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên

Thứ sáu, về Chợ nông thôn

Chợ nông thôn là công trình phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày, lànơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ ở nông thôn Cóhai loại chợ là chợ thôn và chợ trung tâm xã

Chợ phải có các khu kinh doanh theo ngành hàng gồm: Nhà chợ chính,diện tích kinh doanh ngoài trời, đường đi, bãi đỗ xe, cây xanh, nơi thu gomrác Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng chỉ áp dụng với các chợ xây dựng trênđịa bàn xã theo quy hoạch mạng lưới chợ nông thôn được Uỷ ban nhân dânhuyện phê duyệt theo hướng dẫn của Bộ Công thương

Thứ bảy, về Bưu điện

Điểm phục vụ bưu chính viễn thông là các cơ sở vật chất của các thànhphần kinh tế cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông trên địa bàn các xãcho người dân Xây dựng NTM phải đạt được là các xã trên địa bàn huyệnphải có điểm phục vụ bưu chính viễn thông, mỗi xã có ít nhất một trong các

cơ sở phục vụ bưu chính, viễn thông như: đại lý bưu điện, ki ốt, bưu cục,điểm bưu điện - văn hoá xã, thùng thư công cộng và các điểm truy nhập dịch

vụ bưu chính, viễn thông công cộng khác Xã có Internet về đến thôn đượchiểu là đã có điểm cung cấp dịch vụ truy cập Internet

Thứ tám,về Nhà ở dân cư

Nhà ở nông thôn đạt chuẩn Bộ Xây dựng có các chỉ tiêu sau: Diện tíchnhà ở đạt từ 14m2/người trở lên; Niên hạn sử dụng công trình nhà ở từ 20 nămtrở lên; Đảm bảo quy hoạch, bố trí không gian các công trình trong khuôn viên

ở (gồm nhà ở và các công trình đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tối thiểu như bếp,nhà vệ sinh…) phải đảm bảo phù hợp, thuận tiện cho sinh hoạt đối với mọithành viên trong gia đình; đồng thời các công trình đảm bảo yêu cầu tối thiểu

Trang 26

như điện, nước sạch, vệ sinh môi trường….Giao thông đi lại từ chỗ ở phải kếtnối với hệ thống giao thông chung của thôn, đảm bảo thuận lợi cho việc đi lạicho người cũng như các phương tiện khác như xe thô sơ, xe máy…; Kiến trúc,mẫu nhà ở phải phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của từng dân tộc,từng vùng, miền.

1.2.3 Các nhân tố tác động đến phát triển kết cấu

hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng

Phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH trong xây dựng NTM ở huyện KiếnThụy, thành phố Hải Phòng chịu tác động của nhiều yếu tố Những yếu tố đặctrưng nhất là:

Một là, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng

Kiến Thụy là một huyện đồng bằng ven biển của thành phố Hải Phòngthuộc vùng châu thổ sông Hồng, sau khi được điều chỉnh địa giới hành chínhtheo Nghị định số 145/2007/NĐ-CP, hiện nay còn 17 xã và 1 thị trấn với tổngdiện tích đất tự nhiên là 10.751,89 ha Phía Bắc và Tây Bắc giáp quận DươngKinh và quận Kiến An, phía Tây giáp huyện An Lão, phía Nam và Tây Namgiáp huyện Tiên Lãng, phía Đông và Đông Nam giáp quận Đồ Sơn và vịnhBắc Bộ

Huyện Kiến Thụy là địa bàn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: Hà Nội Hải Phòng - Quảng Ninh, có lợi thế lớn về phát triển một số ngành nông nghiệp,công nghiệp, dịch vụ và là thị trường tiêu thụ các loại hàng hoá phục vụ nhu cầutiêu dùng cho nhân dân trong và ngoài địa phương Đây là những lợi thế quantrọng để phát triển các loại hình kinh tế của huyện Kiến Thụy

-Tuy nhiên, vị trí của Kiến Thụy cũng có những khó khăn trong quátrình phát triển KT-XH, luôn hứng chịu sự tàn phá của bão lũ, một phần đấtđai của huyện thường xuyên chịu nhiễm mặn trực tiếp của nước biển và biếnđổi khí hậu

Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng

Trang 27

Kiến Thụy là huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu

ảnh hưởng của biển, có hai mùa rõ rệt: Mùa hè: Nóng ẩm, mưa nhiều, thời

gian từ tháng 4 đến tháng 10 Thời gian này nhiệt độ thường xuyên cao, thíchhợp với việc nuôi trồng thuỷ hải sản, nhưng thường có mưa to, gió lớn làmthiệt hại cho nuôi trồng và khai thác thuỷ hải sản

Mùa đông: Khô hanh, có nhiều gió mùa đông bắc, thời gian từ tháng 11

đến tháng 3 năm sau Nhiệt độ thời gian này thấp, thích hợp với việc pháttriển cây vụ đông nhưng không thích hợp với nuôi trồng thuỷ sản

Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng từ 23 - 24oc Lượng mưatrung bình hàng năm đạt khoảng 1.476 mm Lượng mưa tập trung vào thờigian từ tháng 5 đến tháng 8 Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm khoảng88% - 92% Chế độ gió thay đổi theo mùa: Mùa hè thường có gió Nam vàĐông Nam, mùa Đông thường có gió Đông và Đông Bắc

Nguồn tài nguyên thiên nhiên:

Tài nguyên đất: Hiện nay diện tích đất tự nhiên của huyện có10.751,89 ha, chủ yếu là đất phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhìn chung tàinguyên đất hạn chế về số lượng và chất lượng Theo kết quả điều tra phânhạng đất, hiện nay còn khoảng 17 - 22 % diện tích đất trồng cây hàng nămphải đầu tư về thuỷ lợi để trồng cây lương thực hoặc chuyển sang nuôitrồng thuỷ sản.[Phụ lục 09]

Tài nguyên rừng: Trên địa bàn huyện hiện có 2 rừng đó là : Rừng cảnhquan (thuộc khu vực Núi Đối và núi Trà Phương với tổng diện tích là 21,5 ha)

và rừng phòng hộ ven biển Kiến Thụy là huyện ven biển nên việc trồng rừngphòng hộ đã được huyện chú trọng trong thời gian qua, đến nay diện tích rừnghiện có của huyện đạt khoảng 646,2 ha chiếm 5,1% diện tích đất tự nhiên củatoàn huyện

Tài nguyên du lịch: là một huyện đồng bằng vừa có núi (Núi Đối, TràPhương) và lại vừa có biển, đây là những yếu tố tự nhiên tạo nên nét riêng cóđặc hữu của huyện, rất thuận lợi cho việc khai thác phục vụ phát triển các hoạtđộng kinh tế du lịch

Trang 28

Miền đất Kiến Thụy từ xa xưa đã có một truyền thống văn hoá lâu đời,đây là vùng đất cách mạng của miền duyên hải Bắc Bộ, là miền đất địa linhnhân kiệt của Vương triều nhà Mạc (1527-1592), với hàng chục di tích văn hoá

và lịch sử đã được xếp hạng cấp quốc gia và cấp thành phố; nhiều văn hoá vậtthể và phi vật thể là di sản văn hoá được giữ gìn và có giá trị cho các thế hệ.Hiện nay trên địa bàn huyện có 11 di tích lịch sử cấp quốc gia và 19 di tích lịch

sử cấp thành phố Cùng với hệ thống các đình chùa miếu mạo, là vùng đất cónhiều làn điệu dân ca và các lễ hội truyền thống đang được duy trì như: Lễ hộiMinh Thề, chầu văn, hát đúm, hội vật cầu, hội chạy đá, hội rước lợn ông Bồ,hội đua thuyền bơi chải Bên cạnh đó, Kiến Thụy còn giữ được những nétnghề truyền thống như: đan lát tại xã Thanh Sơn, Thuận Thiên; sản xuất bánh

đa, bánh đúc tại xã Đông Phương; sản xuất nước mắm tại xã Đại Hợp, TúSơn, Đoàn Xá

Ngoài ra, Kiến Thụy còn có sông Đa Độ chảy qua, đây là sông có vị tríquan trọng trong việc cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và phục vụ một phầnsản xuất công nghiệp của thành phố, đồng thời sông Đa Độ còn có cảnh quankhá đẹp đặc biệt với đoạn chảy qua thị trấn Núi Đối, đó chính là tiềm năng để

có thể phát triển hoạt động du lịch trên sông trong thời gian tới Với nhữngđặc điểm về tài nguyên du lịch như vậy, nếu gắn kết chặt chẽ trong hệ thốngthắng cảnh phong phú của Hải Phòng như bán đảo Đồ Sơn, đảo Cát Bà, BạchLong Vĩ, khu nghỉ dưỡng ở núi Đèo, núi Voi, núi Phủ Liễn với Hạ Long(Quảng Ninh) cùng Đồng Châu (Thái Bình) sẽ tạo thành một tuyến du lịchven biển đẹp, đa dạng có sức hấp dẫn Quốc tế và trong nước

Tài nguyên biển: Là huyện ven biển của thành phố Hải Phòng, KiếnThụy có tiềm năng lớn về nuôi trồng thuỷ sản và khai thác hải sản Dọc theo

bờ biển, có hàng ngàn ha bãi triều ngập nước Đây là điều kiện thuận lợi chonuôi trồng thuỷ sản đặc biệt là các loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ Ngoài ra, còn

có điều kiện thuận lợi để tham gia làm dịch vụ hậu cần nghề cá cho các khuvực lân cận, trong tương lai đây sẽ là một thế mạnh của huyện

Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên nước: Kết quả điều tra địa chất vàtìm kiếm khoáng sản cho thấy trên địa bàn huyện Kiến Thụy hầu như có ít tài

Trang 29

nguyên khoáng sản để có thể phục vụ phát triển sản xuất công nghiệp Về tàinguyên nước chủ yếu là nguồn nước mặt, nguồn nước ngọt lớn nhất đó là sông

Đa Độ, trong tương lai đây là một trong những nơi cung cấp nước ngọt lớnnhất cho thành phố Hải Phòng Trên địa bàn huyện hiện chỉ có 2 con sông lớnchảy qua đó là: Sông Văn Úc: Chảy qua địa bàn huyện Kiến Thụy dài 14,75

km (từ đò Sáu, xã Ngũ Phúc đến cửa sông giáp Biển) Nằm ở hạ lưu giáp biểnnên nước sông có độ mặn thường xuyên cao hơn phía thượng lưu thuộc huyện

An Lão (mùa mưa đạt bình quân 1  10 %o, mùa khô lên tới 10  20 %o).Sông Đa Độ chảy vào huyện Kiến Thụy từ khu vực giáp ranh giữa xã ThuậnThiên và phường Bắc Hà quận Kiến An chảy theo hướng Nam rồi đổ ra cửasông Văn Úc qua cống Cổ Tiểu (dài 29 km) Những năm gần đây nước sông

Đa Độ được khai thác để cấp nước cho nhu cầu của Thành phố Hải Phòng, khu

du lịch Đồ Sơn Về nguồn nước ngầm có nhiều hạn chế, đây là nguồn nướcnằm ở trầm tích kỷ thứ 4 có độ khoáng hoá, clo cao và nhiều sắt chỉ có thểdùng vào sinh hoạt và phục vụ sản xuất, không dùng để ăn, uống được

Đặc điểm kinh tế - xã hội

Tổng dân số trên địa bàn huyện năm 2014 là 136.655 người, mật độ trungbình 1.229,7người/km2.Trong những năm vừa qua, do việc điều chỉnh địa giớihành chính cho nên sự biến động dân số cơ học diễn ra khá phức tạp, lượngdân chuyển đi và chuyển đến thường xuyên thay đổi. Dân cư phân bố khá đồngđều, thị trấn Núi Đối là nơi tập trung dân cư cao nhất trong huyện với mật độ2.522,8 người/km2, so với dân số toàn thành phố, dân số chiếm khoảng 7%, tỷ lệtăng dân số tự nhiên xấp xỉ 1,3% Dân số chủ yếu tập trung ở các vùng nôngthôn, đến cuối năm 2014 dân số khu vực nông thôn là: 132.877 người chiếm97,23% tổng dân số của huyện Dân số thành thị ít biến động, năm 2014 là3.778 người chiếm 2,77% Dân số nông nghiệp: 43.517 người chiếm 31,84%,dân số phi nông nghiệp: 93.138 người chiếm 68,16% tổng dân số toàn huyện

Trang 30

Kiến Thụy là một trong những huyện có lực lượng lao động khá dồidào của thành phố Hải Phòng Cơ cấu lao động của huyện có sự chuyển dịchlớn từ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp và thương mại – dịch

vụ Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 35,6% [Phụ lục 10]

Hai là, Nghị quyết của các cấp uỷ Đảng, chính sách của Nhà nước

Đường lối lãnh đạo của đảng có vai trò hết sức quan trọng trong quá trìnhxây dựng NTM nói chung và phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH nói riêng Trên

cơ sở đường lối chung của đảng, các cấp uỷ đảng đã cụ thể hoá bằng các Nghịquyết lãnh đạo tuỳ theo phạm vi, chức năng quyền hạn và lĩnh vực của cấp mìnhđược giao Theo đó, đường lối, nghị quyết lãnh đạo được thể chế hoá bằng cácchủ trương chính sách cụ thể Đây là những cơ sở hết sức quan trọng cho quátrình xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng của địaphương Thực tiễn cho thấy, vào những năm 80 của thế kỷ XX, với chínhsách, chủ trương khoán 100, khoán 10 đã tạo ra những thay đổi to lớn tronglĩnh vực nông nghiệp, với chủ trương đúng đắn đó đã biến nước ta từ mộtnước thiếu hụt lương thực triền miên, đói kém trở thành một một nướckhông chỉ bảo đảm an ninh vững chắc về lương thực mà còn trở thành mộtnước có số lượng gạo xuất khẩu đứng đầu thế giới và ngày nay, giá trị sảnphẩm trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng giátrị xuất siêu của nước ta Với Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp,nông dân và nông thôn đã là cơ sở quan trọng để thúc đẩy quá trình CNH,HĐH nông nghiệp nông thôn, làm cho diện mạo của nông thôn Việt Nambiến đổi phát triển vượt bậc so với thế kỷ trước…

Thực hiện đường lối lãnh đạo của đảng, chủ trương chính sách của nhànước về phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH trong xây dựng NTM đối với cấp cơ

sở cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng hướng, quá trình thể chế hoá các chủ trươngđường lối phải sát đúng, phù hợp với từng thời kỳ và sát với tình hình thực tiễn

Trang 31

của địa phương nhất là cấp huyện Quá trình chỉ đạo, lãnh đạo các xã của huyệnKiến Thụy phải thể hiện được tư tưởng bám sát thực tiễn, vận dụng linh hoạt cơchế về chính sách đất đai, vốn, thuế, thu hút đầu tư các doanh nghiệp trên địabàn, tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân sản xuất và tiêu thụ hàng hoá,nâng cao giá trị các sản phẩm trong các ngành nghề của từng địa phương riêngbiệt hoặc tương đồng Mục đích là phải khơi dậy được tiềm năng hiện có và tiềmtàng của các xã, thị trấn của huyện

Ba là, Nguồn vốn cho quá trình thực hiện các tiêu chí xây dựng kết cấu

hạ tầng kinh tế - xã hội

Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo 8 tiêu chí trong xây dựngNTM ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng là những công trình, nội dunglớn đối với một đơn vị hành chính cấp huyện, đòi hỏi phải huy động một nguồnvốn tương đối lớn để thực hiện, vốn phục vụ cho các hạng mục như: Vốn chocác loại đường giao thông; xây dựng và cải tạo kênh mương; xây dựng các cơ sởvật chất văn hoá; bưu điện; điện thắp sáng; trường học; chợ; nhà ở Vì vậy, đểthực hiện các tiêu chí trên huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng cần huy động

đủ lượng vốn nhất định để hoàn thành quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt

Theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chínhphủ, vốn và nguồn vốn thực hiện chương trình NTM gồm: ngân sách chiếm tỷtrọng lớn nhất (khoảng 40%), tiếp đến là vốn tín dụng (khoảng 30%), vốn từ cácdoanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác (khoảng 20%) và huyđộng đóng góp của cộng đồng dân cư (khoảng 10%) Hiện nay, nguồn vốn từdoanh nghiệp và từ cộng đồng dân cư có tiềm năng rất lớn cần được quan tâmkhai thác hiệu quả Muốn huy động vốn từ các doanh nghiệp trên địa bàn cầnquan tâm đến công tác tuyên truyền vận động, vận dụng cơ chế, chính sách củanhà nước, thành phố, khơi dậy những tiềm năng thế mạnh của địa phương để cácdoanh nghiệp thấy được nguồn lợi trước mắt và lâu dài mang lại cho họ Đối vớicộng đồng dân cư, nơi đời đời con cháu họ sinh sống, do vậy, muốn huy độngvốn từ họ thì phải làm cho người dân nhận thức được đầu tư cho phát triển kết

Trang 32

cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nơi họ đang cư trú chính là họ đang từng bước nângcao đời sống vật chất và tinh thần cho chính họ và các thế hệ kế tiếp của họ.

Bốn là, Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực, đây là nguồn lực của mỗi con người, gồm có thể lực

và trí lực Thể lực phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của con người, mứcsống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc, nghỉ ngơi v.v Trí lực lànguồn tiềm tàng to lớn của con người, đó là tài năng, năng khiếu cũng nhưquan điểm, lòng tin, nhân cách v.v Khi bàn đến nguồn nhân lực, chúng tacần phải xem xét đến số lượng, chất lượng và cơ cấu của nó: Số lượng đượcxem xét đến quy mô dân số, cơ cấu tuổi, giới tính và sự phân bố dân cư theokhu vực và lãnh thổ

Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kết cấu

hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng NTM ở huyện Kiến Thụy, thể hiện:

Một là, trình độ, chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố quyết định đến việc

ứng dụng tiến bộ KH&CN trong quá trình thực hiện các tiêu chí Quá trìnhứng dụng thành tựu KHCN cho phát triển kết cấu hạ thầng cũng chính là quáđào tạo, nâng cao trình độ, năng lực cho nguồn nhân nhân lực của huyện Kiến

Thụy Hai là, số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực có vai trò ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH của huyện Ba là, nguồn

nhân lực của huyện được chú trọng phát triển là nhân tố có ý nghĩa quyết địnhviệc tổ chức và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác của địa phương.Hoàn thành được 8 tiêu chí để phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH có hiệu quảhay không? đạt được đúng quy hoạch, kế hoạch, tiến độ hay không phụ thuộcrất lớn vào việc khai thác, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đấtnước, bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, trình độ KHCN

và tiềm lực con người hoặc là nguồn nhân lực Trong các yếu tố kể trên thìnguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định Các nguồn lực khác (vốn, tài nguyênthiên nhiên…) tự nó tồn tại dưới dạng tiềm năng, chúng chỉ trở thành độnglực của sự phát triển khi kết hợp với nguồn lực con người, trở thành khách thể

Trang 33

chịu sự cải tạo, khai thác và sử dụng của con người Kinh nghiệm của nhiềunước đã cho thấy thành tựu phát triển KT-XH phụ thuộc chủ yếu vào nguồnnhân lực Chìa khoá thành công của các nước như Hàn Quốc, Singapore, NhậtBản, Israel…là những nước tài nguyên thiên nhiên không sẵn có nhưng họ đã

sử dụng nguồn nhân lực cực kỳ hiệu quả

Năm là, tính tích cực, chủ động tham gia của hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò và tính quyết định của nhândân trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cách mạng vàcông việc của cộng đồng dân cư, Đảng, chính quyền muốn giành thắng lợi,

phải tôn trọng nhân dân, dựa vào nhân dân, quý trọng nhân dân:“Dân chúng

đồng lòng, việc gì cũng làm được Dân chúng không ủng hộ, việc gì cũng không nên”; “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” Thực tiễn trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đặc

biệt, sau 30 năm đổi mới phát triển đất nước đã khẳng định và chứng minhđiều thiêng liêng đó Dù ở đâu, bất cứ lĩnh vực nào, từ trung ương đến địaphương vai trò tham gia tích cực, chủ động của toàn thể nhân dân, sự đồnglòng nhất trí của cả hệ thống chính trị là nhân tố quan trọng cần thiết để thực

hiện được mục tiêu đặt ra Trong bài báo Dân vận, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “…Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân Sự nghiệp

kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân…”[39] Như vậy,

Người đã chỉ rõ vai trò, khả năng cách mạng của nhân dân là rất to lớn, có

tính quyết định Điều đó, càng khẳng định chân lý “Cách mạng là sự nghiệp

của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” Xây dựng NTM ở huyện Kiến

Thụy, thành phố Hải Phòng là một chủ trương lớn của toàn thể nhân dân dưới

sự lãnh đạo của của Đảng bộ và chính quyền huyện, nhằm hướng đến mụctiêu: "dân giàu nước mạnh, công bằng, văn minh", thành quả thu được toàn

Trang 34

nhất định phải có sự tham gia chủ động tích cực của toàn thể nhân dân, của cả

hệ thống chính trị

Tính tính tích cực, chủ động tham gia của hệ thống chính trị và toàn thểnhân dân là nhân tố quan trọng thể hiện trên các mặt:

Chính quyền các cấp phải tổ chức, tạo điều kiện để các tổ chức chính trị

- xã hội (đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội người caotuổi…), các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp cùngtoàn dân tham gia Tạo ra sự năng động của cộng đồng trong thảo luận, raquyết định, tổ chức triển khai các hành động tập thể trong xây dựng NTM, kể

cả khi không có sự trợ giúp của Nhà nước Vận động sửa sang nhà cửa, xâydựng các công trình vệ sinh, cải tạo vườn tược, chỉnh trang đồng ruộng, đầu

tư cho phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập là việc của người dân; góp ngàycông lao động, hiến đất để mở mang kết cấu hạ tầng, chỉnh trang làng xóm,đồng ruộng là việc làm tự giác của người dân… có vai trò rất quan trọngtrong xây dựng NTM hiện nay

Trước hết cần nhấn mạnh đến vai trò trực tiếp của người nông dân.Người nông dân và cộng đồng cư dân nông thôn phải là chủ thể trong xâydựng NTM Mục tiêu xây dựng NTM là vì người nông dân Nông dân xâydựng NTM là để cho bản thân, gia đình và làng xã mình Đó là quá trình đổimới sâu sắc, toàn diện trên mọi lĩnh vực ở nông thôn theo hướng CNH, HĐHnhằm phát triển nông thôn hiện đại, nâng cao đời sống vật chất và tinh thầncho cư dân nông thôn Trong xây dựng NTM, người nông dân là chủ thể củaquá trình xây dựng NTM, trở thành chủ nhân của NTM và thụ hưởng kết quảmang lại từ xây dựng NTM Như vậy, nông dân là chủ thể xây dựng NTMnên cần được tham gia vào các khâu trong suốt quá trình xây dựng NTM: từhiến kế xây dựng đề án, góp ý quy hoạch đến việc xác định công trình, hạngmục đầu tư, hiến đất, đóng góp trí tuệ, kinh nghiệm, công sức, tiền của, trựctiếp làm và giám sát toàn bộ quá trình thực hiện Để xây dựng thành côngNTM, nhất định phải thực hành theo cách Bác Hồ đã chỉ dẫn: mọi việc dân

Trang 35

phải được biết, được bàn, phải do chính dân làm, dân giám sát và dân hưởngthụ: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân Bao nhiêu quyền hạn đều của dân Côngviệc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân” Muốn vậy “bất cứ việc gìđều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân; cùng với dânđặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên tổ chứctoàn dân ra thi hành” Chỉ khi nào người dân tự giác, tự nguyện, trực tiếptham gia xây dựng NTM; thực sự làm chủ quá trình “đổi đời” trên quê hươngmình, bằng chính nội lực của mình thì các mục tiêu xây dựng NTM mới trởthành hiện thực

1.3 Kinh nghiệm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội ở nông thôn trong xây dựng nông thôn mới của một số địa phương trong nước

và bài học rút ra cho huyện Kiến Thụy

1.3.1 Kinh nghiệm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội trong xây dựng nông thôn mới của một số địa phương ở nước ta

* Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai là tỉnh nằm trong khu vực miền Đông Nam Bộ của ViệtNam, vùng đất nối liền giữa Nam Bộ, cực nam Trung Bộ và nam TâyNguyên Đồng Nai có diện tích 5.862,37 km2, bằng 1,76% diện tích tự nhiêncủa cả nước và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ Đồng Nai có 11đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố và 1 thị xã và 9 huyện Dân sốtoàn tỉnh Đồng Nai đạt gần 2.665.100 người, mật độ dân số đạt 451người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 897.600 người, dân sốsống tại nông thôn đạt 1.767.500 người Dân số nam đạt 1.311.200 người,trong khi đó nữ đạt 1.353.900 người

Từ khi có Nghị quyết số 26-NQ/TW về “Nông nghiệp, nông dân, nôngthôn” đến hết nhiệm kỳ khóa VIII của Đảng bộ tỉnh, bằng nhiều biện pháphuy động các nguồn lực trong xã hội, tỉnh Đồng Nai đã tập trung đầu tư xâydựng hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn.[71]

Trang 36

Qua thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầu tư phát triển kết cấu hạtầng KT-XH nông thôn và xây dựng NTM, Đảng bộ và chính quyền tỉnhĐồng Nai đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã tập trung lãnh

đạo, chỉ đạo cụ thể, sát sao thường xuyên đánh giá tình hình, tăng cường kiểmtra, đôn đốc, chỉ đạo quyết liệt để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc

Thứ hai, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn là khâu

đột phá trong quá trình xây dựng NTM Cần tập trung ưu tiên những hạngmục kết cấu hạ tầng thiết yếu, có tác động đến phát triển KT-XH khu vựcnông thôn Trên cơ sở đó, huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội, đặc biệt

là các nguồn lực trong nhân dân, để đầu tư phát triển Điều quan trọng là phảitạo được bước chuyển thực sự về nhận thức trong nhân dân, bởi lẽ chỉ khinhân dân đồng thuận hưởng ứng, thì việc xây dựng NTM có hiệu quả

Thứ ba, lựa chọn và phân công những cán bộ tâm huyết, chủ động,

sáng tạo, gắn bó, chia sẻ với nông dân, không trông chờ, ỷ lại Nhà nước.Đồng thời, phát huy cao độ vai trò của hệ thống chính trị từ cấp huyện đến cơ

sở, nhất là vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn, trước hết làvai trò của Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản HồChí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Người cao tuổi, trong triển khai thựchiện các chương trình

* Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam Trongquy hoạch phát triển kinh tế, Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểmphía Bắc vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ Quảng Ninh là tỉnh miền núi,trung du nằm ở vùng duyên hải, với hơn 80% đất đai là đồi núi, có 4 thànhphố, 2 thị xã và 8 huyện trực thuộc Tính đến năm 2012, dân số toàn tỉnhQuảng Ninh đạt gần 1.177.200 người, mật độ dân số đạt 193 người/km².Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 620.200 người, dân số sống tạinông thôn đạt 557.000 người Triển khai chương trình xây dựng NTM, trong

đó ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, thời gian qua,

Trang 37

Quảng Ninh đã có nhiều chính sách, chương trình, dự án đẩy mạnh kết cấu hạtầng nông thôn và đã đạt được những thành công bước đầu.[70]

Qua thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầu tư phát triển kết cấu hạtầng KT-XH nông thôn và xây dựng NTM, Đảng bộ và chính quyền tỉnhQuảng Ninh đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, phải thực sự phát huy vai trò chủ thể của người dân Công táctuyên truyền, vận động quần chúng phải là giải pháp quan trọng hàng đầu.Làm cho dân hiểu, dân tin, dân hưởng ứng bằng sự tham gia bàn bạc, hiến kế,đóng góp công, của và chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình là yếu tốquyết định sự thành công của chương trình

Thứ hai, lồng ghép sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ ngân sách của Nhà

nước và các nguồn lực đa dạng; việc huy động, đóng góp của người dân phảiđược thực hiện trên cơ sở thực sự tự nguyện, bàn bạc dân chủ không gượng

ép quá sức dân

Thứ ba, phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên sâu sát,quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, sự tham gia tích cực và phối hợp chặtchẽ của các ban, ngành, đoàn thể Trong đó, người đứng đầu cấp ủy và chínhquyền có vai trò quan trọng Thực tiễn cho thấy nơi nào các cấp ủy, chínhquyền, đoàn thể thực sự quan tâm vào cuộc thường xuyên, quyết liệt thì trongcùng hoàn cảnh còn nhiều khó khăn vẫn tạo ra sự chuyển biến rõ nét

* Kinh nghiệm ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

Huyện Kiến Xương nằm chính phía Nam của tỉnh Thái Bình Diện tích199,21 km2; dân số 223.179 người; có 37 đơn vị hành chính trực thuộc.[69]Chương trình xây dựng NTM được triển khai từ năm 2009 đến nay đã đạtđược nhiều kết quả Qua thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầu tư pháttriển kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn và xây dựng NTM, Đảng bộ và chínhquyền huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đã rút ra một số bài học kinhnghiệm sau:

Thứ nhất, Cán bộ và nhân dân cần phải nắm rõ được quan điểm của

Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, gồm:

Trang 38

Về nông nghiệp: Cần nắm vững 5 đầu việc chính phải làm là: Quyhoạch vùng sản xuất tập trung; xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông nội đồng,thủy lợi nội đồng; thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa: Công việc trước mắt

là thực hiện dồn điền và khi đã có đủ điều kiện ta mới tiến hành công tác đổithửa; thực hiện cơ giới hoá các khâu trong sản xuất nông nghiệp: Từ khâu làmđất đến khâu thu hoạch; xây dựng các mô hình sản xuất Phương châm báncái gì xã hội cần chứ không chỉ bán cái gì mình có

Về nông dân: Cần tập trung vào 2 đầu việc là: Xoá nhà tạm, nhà dộtnát cho các hộ nghèo, gia đình chính sách trên quan điểm vừa hướng dẫnvừa hỗ trợ Như hướng dẫn chỉnh trang nhà ở, nhà bếp, nhà vệ sinh, tườngrào, chuồng trại đảm bảo vệ sinh, ngăn nắp, sạch đẹp; đào tạo nâng caonăng lực cho cán bộ xã thôn, nâng cao kiến thức và năng lực sản xuất chongười nông dân

Về nông thôn: Cần nắm vững 3 đầu việc chính là: Quy hoạch khu dân

cư mới, chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh hiện đại giữgìn được bản sắc văn hóa dân tộc, vùng miền; cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ

sở hạ tầng nông thôn Bao gồm điện, đường, trường, trạm, bưu điện, chợ,công viên cây xanh, nhà ở dân cư….; phát triển ngành nghề, tạo công ăn việclàm, tăng thu nhập cho người nông dân Từng bước giảm tỷ lệ lao động trongnông nghiệp, tăng tỷ lệ công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ

Thứ hai, cần phải triển khai bài bản các bước tiến hành xây dựng

NTM gồm: Thành lập hệ thống tổ chức; công tác truyên truyền; công tác

quy hoạch; xây dựng kế hoạch triển khai chương trình xây dựng NTM và tổchức thực hiện

* Kinh nghiệm của huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

Thanh Oai là huyện phía Nam của thành phố Hà Nội, có tổng diện tích

tự nhiên là: 12.385,56 ha (trong đó diện tích đất nông nghiệp trên 8.264,16ha), dân số là 185.355 người, thu nhập chính của người dân trước đây chủ yếudựa vào sản xuất nông nghiệp, nhưng tồn tại dưới dạng sản xuất nhỏ manhmún, hiệu quả kinh tế còn thấp.[53]

Trang 39

Thực hiện chương trình 02/CTr-TU của Thành ủy Hà Nội và chươngtrình 07/CTr-HU của Huyện ủy Thanh Oai về phát triển nông nghiệp, xâydựng NTM, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dângiai đoạn 2011-2015

Qua thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầu tư phát triển kết cấu hạtầng KT-XH nông thôn và xây dựng NTM, Đảng bộ và chính quyền huyệnThanh Oai đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, cần có sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ và huy

động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân BanChỉ đạo xây dựng NTM cần phải xây dựng kế hoạch, chương trình và quy chếlàm việc, phải phân công mỗi cá nhân, tập thể chịu trách nhiệm một công việc

và địa bàn cụ thể Đặc biệt phải phát huy được vai trò của người đứng đầu cấp

uỷ, chính quyền

Thứ hai, mọi việc làm phải dựa trên nguyện vọng chính đáng của nhân

dân, phát huy tốt nhất vai trò của cộng đồng, quán triệt sâu sắc nguyên tắc củapháp lệnh dân chủ với quan điểm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra

và dân thụ hưởng", tránh tư tưởng nóng vội, chạy theo thành tích

Thứ ba, triển khai thực hiện xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng nông

nghiệp và nông thôn theo quy hoạch, gắn với xây dựng NTM là nhiệm vụ cấpbách trước mắt

1.3.2 Những bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Kiến Thụy

Nghiên cứu sự phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôntheo 19 tiêu chí xây dựng NTM tại các địa phương trên, có thể rút ra một sốbài học kinh nghiệm cho huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng như sau:

Thứ nhất, phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, quá

trình điều hành thực hiện của chính quyền và vai trò của các tổ chức trong hệthống chính trị Muốn vậy, cấp uỷ, người đứng đầu các cấp phải nắm rõ tìnhhình địa phương, nắm được tiềm năng thế mạnh, tài nguyên hiện có và tiềmnăng của huyện, xã, tình hình dân cư đang sinh sống trên địa phương mình …

Trang 40

thể chế hoá, căn cứ và thực tiễn địa phương và nhóm cụ thể để xây dựng quyhoạch, kế hoạch và huy động sức mạnh toàn dân, cả hệ thống chính thị cùngthực hiện Công tác lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể, sát sao thường xuyên, có trọngtâm, trọng điểm, đánh giá tình hình, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạoquyết liệt để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nảy sinh, điều chỉnhnhững nội dung bất cập qua quá trình thực hiện trong kế hoạch, quy hoạch.

Thứ hai, nâng cao vai trò quản lý Nhà nước trong việc cung cấp nguồn

ngân sách hỗ trợ các địa phương trong xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu

hạ tầng KT-XH ở nông thôn Thực tiễn cho thấy, quá trình xây dựng các côngtrình hạ tầng KT-XH ở nông thôn thường đòi hỏi chi phí lớn và ít có sức hấpdẫn đối với các nhà đầu tư tư nhân, nhất là đối với những lĩnh vực ít có khảnăng mang lại lợi nhuận Do vậy, nhà nước cần bố trí vốn ngân sách dành choxây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn Đồng thời, để tăngcường tính hấp dẫn của hoạt động đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng KT-XH

ở nông thôn, cơ quan nhà nước và các cấp chính quyền địa phương cũng cầntạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi nhằm thu hút các nhà đầu tưtrong và ngoài nước, trong và ngoài huyện

Vai trò quản lý Nhà nước còn thể hiện ở lĩnh vực quản lý các nguồn lựccủa địa phương như: đất đai, khoáng sản, lao động, thuế, thực hiện các chủtrương chính sách, pháp luật của Nhà nước quy định thuộc địa phương cónhiệm vụ quản lý và điều hành…

Thứ ba, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH ở nông thôn cần

bảo đảm tính đồng bộ Bởi lẽ, nếu thiếu một hay yếu kém ở một bộ phận nào

đó sẽ làm ảnh hưởng tới nhiều yếu tố khác, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụngcủa cả hệ thống Xuất phát từ thực tiễn, kết cấu hạ tầng KT-XH nông thônhuyện Kiến Thụy gồm hai nhóm: Nhóm kết cấu hạ tầng kinh tế gồm, cáccông trình hạ tầng kỹ thuật như năng lượng phục vụ sản xuất và đời sống, cáccông trình giao thông vận tải, bưu chính-viễn thông, các công trình thủy lợiphục vụ sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp…Kết cấu hạ tầng kinh tế là bộ phậnquan trọng trong hệ thống kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh,

ổn định, bền vững và là động lực thúc đẩy phát triển nhanh hơn, tạo điều kiện

Ngày đăng: 10/06/2017, 21:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w