Kết cấu hạ tầng nói chung và KCHT KTXH nói riêng là điều kiện tiên quyết đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Tại Hội nghị lần thứ tư, Ban chấp hành Trung ương khóa XI, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết về xây dựng hệ thống KCHT đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Nghị quyết khẳng định quy hoạch phát triển hệ thống KCHT KTXH phải hiện đại, đồng bộ trên phạm vi cả nước, từng ngành, từng vùng và từng địa phương, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; có phân kỳ đầu tư, ưu tiên những dự án quan trọng tạo sự đột phá và có tác động lan tỏa lớn. Tăng cường công tác quản lý trong khai thác sử dụng công trình. Huy động mạnh mẽ nguồn lực của xã hội, bảo đảm lợi ích hợp lý để thu hút các nhà đầu tư, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển KCHT KTXH
Trang 2MỤC LỤC
Trang
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ
TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC,
1.1 Một số vấn đề chung về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế
1.2 Quan niệm, nội dung và nhân tố tác động đến phát triển
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở huyện Hoài Đức, thành
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG
KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC,
2.1 Thành tựu, hạn chế trong phát triển kế cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội 282.2 Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt
ra từ thực trạng trong phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế
-xã hội ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội 46
Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KẾT
CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HUYỆN
3.1 Quan điểm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở
huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội thời gian tới 543.2 Giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội ở
huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội thời gian tới 59
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Kết cấu hạ tầng nói chung và KCHT KTXH nói riêng là điều kiện tiênquyết đối với sự phát triển bền vững của đất nước Tại Hội nghị lần thứ tư,Ban chấp hành Trung ương khóa XI, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết về xâydựng hệ thống KCHT đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước côngnghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 Nghị quyết khẳng định quy hoạchphát triển hệ thống KCHT KTXH phải hiện đại, đồng bộ trên phạm vi cảnước, từng ngành, từng vùng và từng địa phương, đáp ứng yêu cầu côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; có phân kỳ đầu tư, ưu tiên những dự ánquan trọng tạo sự đột phá và có tác động lan tỏa lớn Tăng cường công tácquản lý trong khai thác sử dụng công trình Huy động mạnh mẽ nguồn lực của
xã hội, bảo đảm lợi ích hợp lý để thu hút các nhà đầu tư, kể cả các nhà đầu tưnước ngoài vào phát triển KCHT KTXH; đồng thời tiếp tục dành vốn nhànước tập trung đầu tư vào các công trình thiết yếu, quan trọng, khó huy độngcác nguồn lực xã hội Phát triển KCHT là sự nghiệp chung vừa là quyền lợivừa là nghĩa vụ của toàn xã hội, mọi người dân đều có trách nhiệm tham giađóng góp, trước hết là thực hiện chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng; bảođảm lợi ích hài hòa giữa Nhà nước, người dân và nhà đầu tư Phát triển hệthống KCHT phải kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, an ninh; thu hẹpkhoảng cách các vùng, miền; gắn với tiết kiệm đất canh tác, bảo vệ môitrường, tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu [21, tr 60, 61]
Với lợi thế gần trung tâm Hà Nội cùng các điều kiện KTXH làm cho tốc
độ đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh; thời gian tới, trên địabàn huyện Hoài Đức Nhà nước sẽ triển khai đầu tư dự án đường vành đai số 4của Hà Nội đi qua 6 xã trong huyện Khi dự án này hoàn thành, Hoài Đức sẽtrở thành một khu đô thị mới của thủ đô Ngày 21/9/2012 UBND thành phố
Hà Nội đã ban hành Quyết định số 4157 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát
Trang 4triển KTXH huyện Hoài Đức đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Quyhoạch phát triển KTXH huyện Hoài Đức phù hợp với chiến lược phát triểnKTXH của thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 trên cơ sở cótính đến đặc thù riêng có của huyện và lợi thế so với các vùng lân cận Lấyxây dựng đô thị, hạ tầng và phát triển dịch vụ đô thị là khâu đột phá trongphát triển KTXH của huyện Thực tế đó đã và đang đặt ra yêu cầu bức thiết vềphát triển KCHT KTXH huyện Hoài Đức Song, về tổng thể, hệ thống KCHTKTXH ở huyện Hoài Đức vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, lạc hậu, thiếu đồng
bộ, kém tính kết nối, nhất là các xã thuần nông… là điểm nghẽn, cản trở sự pháttriển nhanh và bền vững của huyện Vì vậy, với mong muốn làm rõ hơn một sốvấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển KCHT KTXH, đề xuất giải pháp phát
triển góp phần xây dựng quê hương Hoài Đức giàu đẹp, tác giả chọn: “Phát
triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội”
làm đề tài nghiên cứu của luận văn cao học, chuyên ngành Kinh tế chính trị
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, bước đầu tác giả tiếp cận đượcmột số công trình khoa học liên quan đến đề tài sau:
* Nhóm công trình khoa học bàn về kết cấu hạ tầng và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
- Bùi Nguyên Khánh (2001), Thu hút và sử dụng vốn nước ngoài trong
xây dựng kết cấu hạ tầng của ngành Giao thông Vận tải Việt Nam, Luận án
Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Ngoại thương, H Tác giả làm rõ một số vấn
đề lý luận và thực tiễn về việc thu hút và sử dụng vốn nước ngoài trong xâydựng KCHT của Ngành Giao thông Vận tải Việt Nam; đề xuất quan điểm, giảipháp để thu hút và sử dụng vốn nước ngoài trong xây dựng KCHT của NgànhGiao thông Vận tải Việt Nam thời gian tới
- Tạ Thị Đoàn (2005), “Tăng cường đầu tư KCHT nhằm thu hút đầu tưtrực tiếp nước ngoài phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 5/2005, tr.43 - 46 Tác giả khái quát
Trang 5một số nét chung nhất về KCHT, đầu tư KCHT và tăng cường đầu tư KCHTnhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công nghiệp hoá, hiện đạihoá nông nghiệp, nông thôn; đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp để tăngcường đầu tư KCHT nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ côngnghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời gian tới.
- Lê Du Phong (2007), Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị
thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị kết cấu hạ tầng kinh tế
-xã hội các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia, Nxb CTQG, H Tác
giả đã phân tích, luận giải nhiều vấn đề về thu nhập, đời sống, việc làm củangười có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị KCHTKTXH các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia Tác giả nhấn mạnh
để đưa nước ta từ một nền kinh tế nông nghiệp truyền thống trở thành nước cónền công nghiệp hiện đại thì phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xâydựng hệ thống KCHT KTXH đồng bộ
- Tống Quốc Đạt (2009), “Giải pháp thu hút các thành phần kinh tế nhằm
phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và
dự báo, số 2 (442)/2009, tr.33 - 35 Tác giả đánh giá thực trạng phát triển KCHT
giao thông đô thị của Việt Nam và đề xuất giải pháp thu hút các thành phần kinh
tế nhằm phát triển KCHT giao thông đô thị của Việt Nam thời gian tới
- Nguyễn Bá Ân (2012), Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2011-2020,
Nxb CTQG, H Tác giả đã phân tích rõ thực trạng phát triển hệ thống KCHTcủa nước ta đến năm 2010, bao gồm thành tựu, hạn chế và nguyên nhân Trên
cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển đồng bộ, hiện đạiKCHT phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Đỗ Văn Đức (2013), “Tháo gỡ "nút thắt" KCHT để nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc gia”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 11(547)/2013, tr.15 - 17.
Theo tác giả, KCHT kém là một trong những điểm nghẽn cản trở sự phát triển
Trang 6của đất nước, ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của quốc gia Từ đó,tác giả đề xuất biện pháp phát triển KCHT ở nước ta thời gian tới.
- Nguyễn Thế Cao (2013), Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hà Nam, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện
Chính trị, H Tác giả phân tích và luận giải một số vấn đề lý luận về KCHTKTXH trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hà Nam; đề xuất quanđiểm và giải pháp để phát triển KCHT KTXH trong công nghiệp hóa, hiện đạihóa ở tỉnh Hà Nam
- Nguyễn Hồng Trường (2016), “Phát triển KCHT Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 3(611)/2016, tr.20
- 23 Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển KCHT Việt Nam và đềxuất giải pháp phát triển KCHT Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế thời gian tới
Nhóm công trình khoa học trên bàn về KCHT và KCHT KTXH được
đề cập với nội dung, phạm vi khác nhau ở cả địa phương cũng như trung ương
và lĩnh vực cụ thể như hạ tầng giao thông, nhất là hạ tầng giao thông nôngthôn; hạ tầng khu công nghiệp, đô thị; về KCHT phục vụ công nghiệp hóa,hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Các công trình này đã đưa ra được quanniệm về KCHT, KCHT KTXH, đánh giá thực trạng và đề xuất quan điểm,giải pháp phát triển KCHT ở các nội dung đã xác định trên Tổng quan nhómcác công trình này đã cũng cấp cho tác giả nét khái quát nhất về KCHT,KCHT KTXH và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân Tuy nhiên, cáccác công trình này chưa đề cập đến phát triển KCHT KTXH ở huyện HoàiĐức, thành phố Hà Nội
* Nhóm công trình khoa học bàn về phát triển kết cấu hạ tầng và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
- Nguyễn Đức Độ (2002), Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và vai trò
của nó đối với củng cố quốc phòng ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học
viện Chính trị quân sự, H Tác giả đã luận giải, phân tích và làm rõ cơ sở lý
Trang 7luận, thực tiễn về phát triển KCHT kinh tế; đề xuất quan điểm và giải pháp đểđẩy mạnh phát triển KCHT kinh tế; phát huy vai trò của nó đối với củng cốquốc phòng ở Việt Nam
- Lê Đăng Quang (2007), "Thu hút vốn đầu tư cho phát triển KCHT
KTXH trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong quá trình hội nhập", Tạp chí Giáo
dục lý luận, số 3/2007, tr.48 - 52 Tác giả trình bày vai trò của KCHT và
KCHT KTXH; sự cần thiết phải phát triển KCHT KTXH; đề xuất biện pháp
để thu hút vốn đầu tư cho phát triển KCHT KTXH trên địa bàn tỉnh Bắc Ninhtrong quá trình hội nhập
- Lê Anh Thân (2014), Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục
vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Đồng Nai, Luận văn Thạc sỹ kinh tế,
Học viện Chính trị, H Tác giả đã tập trung phân tích, luận giải cơ sở lý luận vềphát triển KCHT KTXH phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh ĐồngNai Tác giả đã đánh giá thực trạng và đề xuất quan điểm, giải pháp phát triểnKCHT KTXH phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Đồng Nai
Tổng quan nhóm công trình này đã luận giải, phân tích về phát triểnKCHT KTXH; đồng thời, các tác giả tiếp tục đánh giá thực trạng phát triểnKCHT KTXH trên các lĩnh vực nghiên cứu Đặc biệt, một số công trình nhấnmạnh đến phát triển KCHT KTXH đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế; đếncủng cố quốc phòng an ninh và giải pháp thu hút vốn đầu tư cho phát triểnKCHT KTXH; đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Một sốcông trình tập trung nghiên cứu kinh nghiệm phát triển KCHT ở một số nước vàrút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Song, các công trình này chưa đềcập đến phát triển KCHT KTXH ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
* Nhóm các công trình khoa học về xây dựng cơ sở hạ tầng, kết cấu hạ tầng của huyện Hoài Đức và thành phố Hà Nội
- Trung tâm tiếng Anh Quốc tế Btes (2006), Hoài Đức - toàn cảnh trên
đường phát triển: A panorama of Hoai Duc on the development, Nxb Văn hoá
Sài Gòn, Công ty Văn hoá Trí tuệ Việt, thành phố Hồ Chí Minh Cuốn sáchgiới thiệu về lịch sử, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Hoài Đức, Hà Tây
Trang 8Về lĩnh vực kinh tế, cuốn sách đã giới thiệu những thành tựu đạt được củaHoài Đức trong những năm qua mà phát triển KCHT là một nội dung.
- Hải Yến (2007), “Uỷ ban nhân dân huyện Hoài Đức: Thức dậy một
tiềm năng”, Tạp chí Đông Nam Á, số 9+10/2007, tr 38 - 39 Tác giả trình
bày khái quát về huyện Hoài Đức, Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức và tiềmnăng của huyện Trên cơ sở đó, tác giả làm rõ vai trò của Uỷ ban nhân dânhuyện Hoài Đức trong việc khai thác tiềm năng của huyện cửa ngõ phía Tâycủa thành phố Hà Nội
- Ngô Thị Năm (2002), Giải pháp huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học
viện Tài chính, H Tác giả trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về cơ sở hạtầng kinh tế, về đầu tư huy động vốn, phân cấp quản lý đầu tư giữa trung ương
và địa phương để giải quyết vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế Tác giả đã
đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp huy động vốn đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian tới
- Nguyễn Thành Công (2013), Thực trạng và các giải pháp chủ yếu
nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020, Nxb
Hà Nội, H Cuốn sách trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về tốc độ và chấtlượng tăng trưởng kinh tế; đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng caochất lượng tăng trưởng kinh tế Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020
- Hồ Thị Hương Mai (2015), Quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, H Tác giả phân tích, luận giải cơ sở lýluận và thực tiễn quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển KCHT giaothông đô thị Tác giả cũng đề xuất quan điểm, giải pháp quản lý nhà nước vềvốn đầu tư trong phát triển KCHT giao thông đô thị Hà Nội thời gian tới
- Nguyễn Đăng Sơn (2015), Sử dụng tiền bồi thường giải phóng mặt
bằng của người dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Kinh
tế, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội, Học viện Khoa học xã hội, H Tác giả luậngiải, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác thu hồi đất, đền bù và sử
Trang 9dụng tiền đền bù của nông hộ và đề xuất quan điểm, giải pháp giúp người dân bịthu hồi đất ở huyện Hoài Đức thành phố Hà Nội sử dụng hợp lý tiền đền bù giảiphóng mặt bằng.
Đây là nhóm công trình khoa học trực tiếp bàn luận đến vấn đề cơ sở hạtầng, KCHT của huyện Hoài Đức và thành phố Hà Nội Các tác giả đi sâu phântích, đánh giá thực trạng và giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng tăng trưởngkinh tế Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020 Trong đó, tác giả Ngô Thị Năm đề xuất hệthống giải pháp huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế trên địa bànthành phố Hà Nội; tác giả Hồ Thị Hương Mai đánh giá vai trò quản lý nhà nước
về vốn đầu tư trong phát triển KCHT giao thông đô thị Hà Nội Liên quan đếnphát triển KCHT KTXH ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, các công trìnhkhoa học này đã bàn nhiều vấn đề liên quan đến phát triển KTXH, KCHT củahuyện Hoài Đức Tuy nhiên, bàn trực tiếp đến phát triển KCHT KTXH ở huyệnHoài Đức thì chưa có công trình khoa học nào và đây là khoảng trống để tác giảlựa chọn nghiên cứu Đây là nội dung mới, không trùng lặp với các công trìnhkhoa học đã được công bố gần đây mà tác giả tiếp cận tìm hiểu; là vấn đề mới,
có ý nghĩa thực tiễn, trực tiếp phục vụ nhu cầu phát triển KCHT KTXH ở huyện
Hoài Đức, thành phố Hà Nội hiện nay Vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề “Phát
triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội” là đề
tài nghiên cứu của luận văn thạc sỹ, chuyên ngành kinh tế chính trị
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển KCHT KTXH ở huyệnHoài Đức, thành phố Hà Nội; trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải phápphát triển KCHT KTXH ở huyện Hoài Đức thời gian tới
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải cơ sở lý luận về phát triển KCHT KTXH ở huyện HoàiĐức, thành phố Hà Nội
- Đánh giá thực trạng phát triển KCHT KTXH ở huyện Hoài Đức,thành phố Hà Nội
Trang 10- Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển KCHT KTXH ở huyệnHoài Đức, thành phố Hà Nội thời gian tới.
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
* Phạm vi nghiên cứu
Phát triển KCHT KTXH ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
Thời gian: từ 2009 đến nay.
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận, thực tiễn
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng lý luận của chủ nghĩaMác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng Cộngsản Việt Nam; chủ trương của thành phố Hà Nội và huyện Hoài Đức về pháttriển KTXH nói chung và phát triển KCHT KTXH nói riêng
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành kinh tế chínhtrị là trừu tượng hóa khoa học Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng tổng hợpcác phương pháp như: Phương pháp lôgic kết hợp lịch sử, phân tích, tổnghợp, so sánh và phương pháp chuyên gia
6 Ý nghĩa của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp cơ sở lý luận vàthực tiễn cho việc hoạch định chủ trương, chính sách phát triển KT-XH cũngnhư phát triển KCHT KTXH ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, bổ trợ cho giảng dạy vànghiên cứu khoa học ở các nhà trường
7 Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm phần mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục tàiliệu tham khảo và phụ lục
Trang 11Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG
KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1 Một số vấn đề chung về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
1.1.1 Khái niệm về kết cấu hạ tầng, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
* Kết cấu hạ tầng
Theo Từ điển tiếng Việt, "Kết cấu hạ tầng là toàn bộ các ngành phục
vụ cho lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất của nền kinh tế quốc dân nhưđường xá, hệ thống điện nước, cơ sở giáo dục, y tế…" [51, tr.487] KCHT làmột bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân
có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo những điều kiện chung cần thiếtcho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng được diễn ra bình thường,liên tục Dựa trên các tiêu chí khác nhau để phân chia KCHT thành nhiềuloại; nếu căn cứ theo lĩnh vực KTXH, thì KCHT được phân chia thànhKCHT phục vụ kinh tế, KCHT phục vụ hoạt động xã hội và KCHT phục vụ
an ninh, quốc phòng Tuy nhiên, ít có loại KCHT nào hoàn toàn chỉ phục vụkinh tế mà không phục vụ hoạt động xã hội và ngược lại Căn cứ theo sựphân ngành của nền kinh tế quốc dân thì KCHT được phân chia thànhKCHT trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, y tế,giáo dục… Căn cứ theo khu vực dân cư, vùng lãnh thổ, thì KCHT đượcphân chia thành KCHT đô thị, KCHT nông thôn; KCHT đồng bằng, trung
du, miền núi, vùng trọng điểm phát triển… Trong mỗi lĩnh vực, ngành vàkhu vực thì KCHT lại bao gồm những công trình đặc trưng cho hoạt độngcủa lĩnh vực, ngành, khu vực cùng những công trình liên ngành khác đảmbảo cho hoạt động đồng bộ của toàn hệ thống
Khi tiếp cận, phân tích và luận giải việc phát triển KCHT phục vụcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tác giả Lê Du Phong đưa ra quanniệm: “Kết cấu hạ tầng là tổng hợp các yếu tố và điều kiện vật chất - kỹ
Trang 12thuật được tạo lập và tồn tại trong mỗi quốc gia, là nền tảng và điều kiệnchung cho các hoạt động KTXH, các quá trình sản xuất và đời sống diễn ratrên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, cũng như trong mỗi khu vực,vùng lãnh thổ của đất nước” [35, tr.5] Quan niệm trên cho ta thấy, KCHT làmột khái niệm dùng để chỉ làm cơ sở mà nhờ đó các quá trình công nghệ,quá trình sản xuất và các dịch vụ được thực hiện Tương ứng với mỗi loạilĩnh vực hoạt động của xã hội lại có một loại KCHT tương ứng Song, dùlĩnh vực nào thì các loại KCHT này đều tồn tại, vận hành phục vụ nhu cầuphát triển KTXH của đất nước.
Từ cách tiếp cận trên, theo tác giả kết cấu hạ tầng là một bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo những điều kiện chung cần thiết cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng được diễn ra bình thường, liên tục.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của KCHT đối với sự phát triển đất nước,Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đẩy mạnh phát triển KCHT và nhiều lầnkhẳng định trong các văn kiện quan trọng của Đảng Phát triển KCHT được coi
là một trong ba đột phá chiến lược để đưa nước ta phát triển nhanh và bềnvững Tại Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương, Đảng ta khẳng địnhphải: “Tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư giải quyết cơ bản nhữngtắc nghẽn, quá tải, bức xúc và từng bước hình thành hệ thống KCHT KTXHtương đối đồng bộ, với một số công trình hiện đại, bảo đảm cho phát triểnnhanh và bền vững, tăng cường hội nhập quốc tế” [21, tr.61] Có thể nói, xâydựng hệ thống KCHT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá giaiđoạn 2011 - 2020 là nhiệm vụ có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần quyết địnhthực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, nâng cao hiệu quả,sức cạnh tranh của nền kinh tế
Trang 13Mặc dù đã đạt được những bước phát triển đáng kể, nhưng đánh giáchung trình độ phát triển KCHT ở Việt Nam chưa theo kịp với nhu cầu pháttriển KTXH của đất nước KCHT yếu kém cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượngcuộc sống của người dân, nhất là những người nghèo, người dân sống ở cácvùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn Sự chậm cải thiện KCHT ở nhiều vùng làvật cản lớn đối với nỗ lực giảm nghèo ở những vùng này, tiềm ẩn tỷ lệ táinghèo cao Tóm lại, sự yếu kém của KCHT là một “nút cổ chai” đối với tăngtrưởng và phát triển KTXH ở Việt Nam Vì vậy, việc đẩy mạnh đầu tư pháttriển KCHT được coi là giải pháp cấp bách, cơ bản và lâu dài đối với quá trìnhphát triển của Việt Nam
* Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
Để làm rõ KCHT KTXH, trước hết tác giả tập trung làm rõ KCHT kinh
tế Như chúng ta biết, KCHT kinh tế là bộ phận quan trọng trong hệ thốngkinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh, ổn định, bền vững và làđộng lực thúc đẩy phát triển nhanh hơn, tạo điều kiện cải thiện cuộc sống dân
cư KCHT kinh tế bao gồm các công trình hạ tầng kỹ thuật như năng lượng(điện, than, dầu khí) phục vụ sản xuất và đời sống, các công trình giao thôngvận tải (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàng không,đường ống), bưu chính viễn thông, các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuấtnông, lâm, ngư nghiệp… phục vụ các hoạt động phát triển kinh tế Giá trị củacác công trình, thiết bị vật chất và kỹ thuật cấu thành KCHT kinh tế đượcchuyển dần vào giá trị hàng hoá, dịch vụ mà nó tham gia tạo ra KCHT kinh
tế là bộ phận quan trọng trong hệ thống kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế pháttriển nhanh, ổn định, bền vững và là động lực thúc đẩy phát triển nhanh hơn,tạo điều kiện cải thiện cuộc sống dân cư
KCHT xã hội là tập hợp một số ngành có tính chất dịch vụ xã hội; sảnphẩm do chúng tạo ra được thể hiện dưới hình thức dịch vụ và thường mangtính chất công cộng, liên hệ với sự phát triển con người cả về thể chất và tinh
Trang 14thần KCHT xã hội bao gồm các công trình xây dựng, thiết bị vật chất, kỹ
thuật với chức năng phục vụ cho sinh hoạt và đời sống văn hoá của dân cư,như các cơ sở y tế, bệnh viện, trường học, các công trình văn hoá, các côngtrình phúc lợi công cộng… và các trang, thiết bị đồng bộ với chúng KCHT xãhội là điều kiện thiết yếu để phục vụ, nâng cao mức sống của cộng đồng dân
cư, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực phù hợp với tiến trình công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước
Nghiên cứu về KCHT KTXH, tác giả Đỗ Hoài Nam cho rằng: “Hạ tầngkinh tế xã hội của một xã hội hiện đại là một khái niệm dùng để chỉ tổng thểnhững phương tiện, thiết chế và tổ chức làm nền tảng cho KTXH phát triển”[31, tr.16] Theo quan niệm này, trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất,năng lực sản xuất hay sức sản xuất được quyết định bởi lực lượng sản xuất.Toàn bộ lực lượng sản xuất chỉ có thể hoạt động bình thường trên cơ sở nềntảng hoàn chỉnh hoặc có đầy đủ các điều kiện như lao động, tư liệu lao động,
tư liệu sản xuất và công nghệ Trong tư liệu sản xuất có một bộ phận tham giavào quá trình sản xuất với tính cách là những cơ sở, phương tiện chung màthiếu nó thì quá trình sản xuất và những dịch vụ trong sản xuất sẽ trở nên khókhăn hoặc không thể diễn ra được Toàn bộ những phương tiện đó gộp lạitrong khái niệm KCHT Do đó, hiểu một cách khái quát nhất, KCHT KTXH
là phương tiện để thúc đẩy các quá trình công nghệ, sản xuất và dịch vụ đượcthực hiện với hiệu quả cao nhất Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hànhTrung ương Đảng khóa XI xác định: "Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội
là cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế, của toàn bộ các hoạt động kinh tế
xã hội Vì vậy, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội có vai trò quan trọngđối với sự phát triển kinh tế - xã hội" [21, tr.45]
Trên cơ sở kế thừa, phát triển kết quả nghiên cứu về KCHT, hạ tầng
KTXH trên, tác giả cho rằng, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội là toàn bộ cơ sở,
vật chất cùng các cơ chế, chính sách khai thác, quản lý nhằm phục vụ trực
Trang 15tiếp cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội được bố trí trên một phạm
1.1.2 Vai trò của kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
KCHT KTXH có vai trò rất to lớn với sự phát triển KTXH, là nền tảngvật chất cơ bản của quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng
Thứ nhất, KCHT KTXH là nền tảng vật chất có vai trò đặc biệt quan
trọng trong phát triển KTXH của mỗi quốc gia Thực tế trên thế giới cho thấy,những quốc gia phát triển cũng là những nước có hệ thống kết cấu hạ tầngKTXH phát triển đồng bộ và hiện đại Trong khi đó, hầu hết các quốc giađang phát triển có hệ thống KCHT KTXH kém phát triển Thực tế ở ViệtNam cũng vậy, khu vực nào, tỉnh nào có KCHT KTXH đồng bộ, hiện đại thìKTXH ở khu vực đó, tỉnh đó phát triển và ngược lại Chính vì vậy, việc đầu
tư phát triển KCHT KTXH luôn là ưu tiên của nhiều quốc gia đang phát triển,trong đó có Việt Nam Với quan điểm “kết cấu hạ tầng đi trước một bước”,trong những năm qua Chính phủ đã dành một mức đầu tư cao cho phát triểnKCHT KTXH
Trang 16Thứ hai, KCHT KTXH phát triển là yếu tố cơ bản quyết định năng lực
cạnh tranh và thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển KTXH Đây là vai tròquan trọng có ý nghĩa quyết định mà kết cấu hạ tầng KT-XH mang lại choquá trình CNH,HĐH ở nước ta Để khai thác triệt để tiềm năng về tài nguyênthiên nhiên, vị trí địa lý, nguồn lực con người thì không còn cách nào khác,chúng ta phải có nguồn vốn đầu tư Muốn như vậy thì KCHT KTXH phảiđược ưu tiên phát triển trước trong quá trình CNH,HĐH để tạo điều kiện thuhút các nhà đầu tư đến với Việt Nam
Thứ ba, KCHT KTXH phát triển góp phần làm chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở nước ta theo hướng hiện đại Mục tiêu, xu hướng tất yếu củaCNH,HĐH là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, để phát huyđược những tiềm năng thế mạnh của từng địa phương, từng khu vực trên địabàn cả nước KCHT KTXH phát triển sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơcấu kinh tế ở Việt Nam diễn ra nhanh hơn, mạnh mẽ hơn theo hướng hiện đại
Vì KCHT KTXH phát triển làm cho quá trình CNH,HĐH diễn ra nhanh hơn,quá trình đô thị hoá mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn sẽ tạo sự chuyển dịch trong
cơ cấu kinh tế trên tất cả các lĩnh vực
Thứ tư, KCHT KTXH phát triển sẽ góp phần nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH,HĐH Để tiến hành đẩymạnh CNH,HĐH thì vấn đề nguồn nhân lực, đặc biệt là chất lượng nguồnnhân lực đang được đặt ra hết sức cấp bách Nghị quyết Đại hội XI của Đảng
khẳng định: Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn
nhân lực chất lượng cao và coi đây là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước Với bất cứ quốc gia nào thì vấn đề con
người và nguồn nhân lực luôn giữ vị trí quan trọng Đây là nhân tố có tínhchất quyết định đến sự thành công hay thất bại trong sự phát triển của mỗiquốc gia, mỗi dân tộc Hiện nay, các nước trên thế giới đã đạt tới trình độnhận thức mới về tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và phát triển con
Trang 17người Trong đó, phát triển con người được xem là thước đo sự phát triển củamỗi quốc gia Một trong những nhân tố góp phần quyết định chất lượngnguồn nhân lực là KCHT KTXH Nếu KCHT KTXH phát triển sẽ góp phầngiúp Việt Nam giải quyết triệt để vấn đề đó Vì KCHT KTXH phát triển tạomọi điều kiện cho người dân phát triển cả về thể lực, trí lực, kỹ năng lao độngnghề nghiệp Khi đó nguồn nhân lực qua đào tạo sẽ tăng lên, thể lực củangười lao động sẽ tốt hơn Bên cạnh đó, KCHT KTXH phát triển sẽ làm choquá trình lao động của con người sẽ thuận lợi hơn, giảm bớt hao phí sức laođộng từ đó sẽ tác động tới thái độ và trách nhiệm của người lao động
Thứ năm, KCHT KTXH phát triển sẽ góp phần tạo thêm nhiều việc làm
và thực hiện chính sách an sinh xã hội Mục đích chung của quá trình CNH,HĐH chính là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế và cho quátrình xây dựng CNXH Việc xây dựng nước ta thành thành một nước côngnghiệp theo hướng hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có quan hệ sản xuất phùhợp với trình độ của lực lượng sản xuất, nhân dân có đời sống vật chất và tinhthần cao, quốc phòng, an ninh giữ vững, thực hiện thắng lợi mục tiêu dângiàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Đó chính là cuộc cách mạngcủa con người, vì con người và do con người Muốn tạo việc làm, nâng caođời sống nhân dân và thực hiện thắng lợi mục tiêu CNH, HĐH đòi hỏi phải cóKCHT KTXH phát triển KCHT KTXH giúp mọi người dân có điều kiệnđược tiếp xúc với những thành tựu của khoa học, kỹ thuật, được trao đổithông tin, tiếp cận nguồn vốn nhằm phát triển kinh tế, tăng thu nhập, cải thiệnđời sống nhân dân KCHT KTXH góp phần luân chuyển vốn, máy móc, trangthiết bị, đồng thời giúp luân chuyển hàng hoá đến thị trường tiêu thụ giữanông thôn và thành thị Không chỉ phát triển về kinh tế mà KCHT KTXH còntạo điều kiện cho các nơi trên địa bàn trong cả nước được tiếp cận thông tin,giáo dục, y tế, thể thao, văn hoá làm cho đời sống nhân dân ngày càng đầy đủ
và tiện nghi hơn
Trang 18Tóm lại, KCHT KTXH đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự pháttriển KTXH nói chung và quá trình CNH, HĐH nói riêng, tạo động lực cho sựphát triển của nước ta KCHT KTXH phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩytăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phầngiải quyết các vấn đề xã hội Ngược lại, hệ thống kết cấu hạ tầng KTXH kémphát triển là một trở lực lớn đối với sự phát triển KTXH của Việt Nam
1.2 Quan niệm, nội dung và nhân tố tác động đến phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
1.2.1 Quan niệm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
Theo Từ điển tiếng Việt "phát triển là sự biến đổi hoặc làm cho biếnđổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp" [68,
tr.51] Phát triển KCHT KTXH là sự gia tăng cả quy mô, số lượng, chất
lượng, khả năng huy động các nguồn lực cho phát triển KCHT KTXH; sự biến đổi này theo đúng xu hướng phát triển và giải quyết ngày càng tốt hơn các vấn đề xã hội
Với cách tiếp cận trên, tác giả quan niệm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội là hoạt động tích cực, chủ động của Đảng bộ, chính quyền các cấp và toàn thể nhân dân với
hệ thống cơ chế, chính sách phù hợp, nhằm thay đổi hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Theo quan niệm trên, mục đích của việc phát triển KCHT KTXH ởhuyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội là đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp
hệ thống KCHT KTXH hiện có ở địa phương theo hướng đồng bộ, hiện đại.Quá trình này làm thay đổi căn bản về chất quy mô, số lượng, chất lượng, cơcấu hệ thống KCHT KTXH của Hoài Đức, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu
Trang 19cầu phát triển KTXH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.Đồng thời, tạo điều kiện mở rộng giao lưu, gắn kết với các địa phương kháctrong và ngoài Hà Nội, tạo điều kiện cho huyện phát triển nhanh, bền vững.
Chủ thể của quá trình phát triển hệ thống KCHT KTXH của là Đảng
bộ, chính quyền và các tổ chức, đoàn thể, nhân dân huyện Hoài Đức Trong
đó, chủ thể lãnh đạo là đảng bộ huyện Trên cơ sở đường lối phát triển KCHTKTXH của Đảng, căn cứ vào tình hình thực tiễn tại địa phương, đảng bộhuyện đề ra chủ trương, nghị quyết phát triển KCHT KTXH phù hợp Đồngthời, bám sát tình hình trên địa bàn để điều chỉnh, bổ sung những chủ trươngmới, bảo đảm cho quá trình phát triển KCHT KTXH trên địa bàn theo đúngđịnh hướng chung của Đảng
Chính quyền và các cơ quan chức năng của huyện là chủ thể quản lý, làtrung tâm hiệp đồng, phối hợp các lực lượng trong quá trình phát triển KCHTKTXH của huyện Từ chủ trương, nghị quyết của đảng bộ huyện, chính quyền
cụ thể hóa thành các kế hoạch, biện pháp cụ thể; xác định rõ mục đích, thờigian, không gian phát triển, huy động các nguồn lực bên trong và bên ngoài
để thực hiện việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống KCHT KTXH Đồngthời, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong việc sử dụng, khai thác, bảodưỡng hệ thống KCHT bảo đảm hiệu quả, bền vững
Các đoàn thể và nhân dân trên địa bàn huyện Hoài Đức là chủ thể trựctiếp thực hiện việc phát triển KCHT KTXH tại địa phương Với sự năngđộng, sáng tạo, đoàn kết dưới sự lãnh đạo, quản lý của đảng bộ và chínhquyền địa phương, nhân dân trên địa bàn trực tiếp cung cấp nhân lực, vật lực,tài lực cho quá trình xây dựng, sửa chữa, nâng cấp hệ thống KCHT KTXH.Đồng thời, là lực lượng tham gia quản lý, sử dụng, phát huy tối đa vai trò của
hệ thống KCHT KTXH trong các hoạt động phát triển sản xuất và phục vụđời sống sinh hoạt
Quá trình phát triển KCHT KTXH của huyện Hoài Đức, thành phố Hà
Trang 20Nội được thực hiện bằng nhiều cách thức, biện pháp như: đầu tư xây dựngmới; sửa chữa; nâng cấp, cải tạo Trong đó, có sự kết hợp chặt chẽ, thống nhấtgiữa sự đầu tư của nhà nước, các tổ chức trong và ngoài nước thông qua các
dự án với việc huy động các nguồn lực của địa phương
1.2.2 Nội dung phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
Phát triển KCHT KTXH là sự tăng lên về số lượng, chất lượng và cơcấu hợp lý góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, bền vững và hội nhậpquốc tế Từ thực tế phát triển KCHT KTXH ở Hà Nội nói chung và huyệnHoài Đức nói riêng; bám sát quan điểm, mục tiêu Nghị quyết của Ban chấphành Trung ương lần thứ tư Khóa XI của Đảng, tác giả xác định nội dungphát triển KCHT KTXH ở huyện Hoài Đức bao gồm:
Một là, phát triển số lượng, quy mô KCHT KTXH
Trước hết phải nói đến số lượng, bởi lẽ không thể có KCHT KTXH tốtkhi mà số lượng ít, luôn trong trạng thái quá tải, sức ép lên hạ tầng lớn Trướcthực trạng tốc độ đô thị hóa của huyện Hoài Đức diễn ra nhanh, nhu cầu sảnxuất và tiêu dùng của nhân dân tăng cao nên hệ thống KCHT KTXH luôn quátải, gia tăng áp lực lớn, cản trở quá trình phát triển KTXH của Huyện Bởivậy, phát triển KCHT KTXH đã và đang đặt ra yêu cầu bức thiết, trước hết là
số lượng Theo đó, nội dung phát triển về mặt số lượng KCHT KTXH là sựphản ánh về mức độ gia tăng các loại hạ tầng qua các năm trên địa bàn củaHuyện như hạ tầng giao thông, hạ tầng cung cấp điện, hạ tầng đô thị
Hai là, phát triển chất lượng KCHT KTXH Đây là nội dung cơ bản,
then chốt quyết định đến chất lượng và hiệu quả phát triển hệ thống KCHTKTXH Vì, xây dựng, phát triển KCHT là một lĩnh vực nhạy cảm, thường hayxảy ra các hiện tượng tiêu cực, làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình xâydựng Trong thực tế, nhiều công trình, hạng mục của hệ thống KCHT KTXHkém chất lượng đã gây những hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại lớn cho nềnkinh tế, môi trường sinh thái, đến tâm lý và niềm tin của nhân dân Do đó,
Trang 21chất lượng phát triển KCHT KTXH ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nộiphải được chính quyền các cấp và toàn thể nhân dân quan tâm, nêu cao tinhthần trách nhiệm để kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ quá trình này Theo
đó, chất lượng phát triển KCHT KTXH được biểu hiện trước hết ở kết quảthẩm định, kiểm tra, đánh giá của các cơ quan chức năng; ở hiệu quả sử dụngcủa các công trình đó trên thực tế; những tác động tích cực về mặt xã hội màcác công trình đó đem lại cho nhân dân và toàn xã hội
Ba là, phát triển cơ cấu KCHT KTXH
Với 10 nội dung phát triển KCHT KTXH đã bao quát mọi ngành, mọi lĩnh vực trong đời sống KTXH cho thấy sự đa dạng, phong phú cũng như tính phức tạp của nó trong suốt quá trình tổ chức thực hiện, khai thác sử dụng và quản lý Tuy nhiên, do điều kiện KTXH và đặc thù, nhiệm vụ của từng địa phương mà nhu cầu phát triển KCHT KTXH có sự khác nhau; do
đó, để phát triển KCHT KTXH sát thực tế nhằm đem lại hiệu quả KTXH cao
cần phải quan tâm và chú ý đến cơ cấu Nội dung của phát triển KCHTKTXH về cơ cấu được biểu hiện ở cơ cấu phát triển của từng loại KCHTKTXH trong mối quan hệ chung Việc xác định thứ tự ưu tiên, số lượng vàquy mô phát triển, tỷ lệ phát triển trong mối quan hệ với các loại KCHTKTXH khác
Đồng thời, về mặt cơ cấu KCHT KTXH còn phải bảo được tính kết nối giữa các hạ tầng với nhau trong phát triển KCHT KTXH ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội và các vùng trong cả nước Đây là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta và chính quyền thành phố cũng như của huyện Hoài Đức Bảo đảm được tính kết nối trong phát triển KCHT KTXH
sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phát triển KTXH của huyện và giữa huyện với các địa phương khác trong toàn thành phố và của cả nước Lợi ích kinh tế có được từ những kết nối này là rất lớn như việc giảm chi phí do sự phát sinh về thời gian, quãng đường, áp lực cũng như sự thay đổi về diện mạo của các địa phương đó và những lợi ích xã hội khác.
Trang 22Tóm lại, trong phạm vi, khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ tác giả không thể đánh giá sự phát triển KCHT KTXH lần lượt theo 10 nội dung trên mà chỉ tập trung đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng phát triển KCHT KTXH ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội theo các nội dung mà tác giả đã xác định Đánh giá như vậy sẽ bảo đảm được tính khái quát, gọn
và rõ hơn; trong đó, tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến thành tựu, hạn chế và chỉ ra được những vấn đề bất cập, mâu thuẫn cần tiếp tục giải quyết trong thời gian tới
1.2.3 Những nhân tố tác động đến phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế
- xã hội ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
Từ thực tiễn phát triển KCHT KTXH ở nước ta hiện nay và thực trạngphát triển KCHT KTXH ở huyện Hoài Đức, theo tác giả những nhân tố tácđộng đến phát triển KCHT KTXH ở huyện Hoài Đức bao gồm một số nộidung sau:
* Nhóm những nhân tố khách quan
Một là, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên là phương diện quan trọng nhất củađịa phương được xem xét trên các khía cạnh như vị trí của nó trong mối quan
hệ với sự phát triển chung của vùng, diện tích, hình dáng thế đất, khí hậu, thời tiết Vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết có tác động lớn đến việc quy hoạch, phát triển KCHT KTXH Quá trình tác động được diễn ra theo cả 2 chiều tích cực và tiêu cực Trong đó, về mặt tích cực chúng ta nhận thấy, huyện Hoài Đức nằm ở cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, trực tiếp giáp với các quận nội đô nên vị trí địa lý này đã đã trở thành nhân tố quan trọng, động lực to lớn để huyện Hoài Đức phát triển KCHT KTXH, mở rộng giao lưu và phát triển kinh tế với bên ngoài Điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố về địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật ở huyện Hoài Đức cũng khá thuận lợi cho phát triển KCHT KTXH Địa hình của huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng Trong huyện có sông Tích và sông Đáy chảy qua; là vùng đồng bằng châu thổ,
Trang 23bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng 5m nên tương đối thuận lợi cho phát triển KCHT KTXH của huyện.
Bên cạnh đó, một số tác động tiêu cực đến quá trình phát triển KCHT KTXH ở huyện Hoài Đức; đặc biệt là điều kiện thổ nhưỡng ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ xây dựng các công trình KCHT Hoài Đức là một huyện ngoại thành, trên địa bàn của huyện có nhiều ao hồ, tài nguyên phong cảnh, ruộng lúa, di tích văn hóa lịch sử, các nhân tố này rất khó khắc phục, thậm chí phải trả với giá thành tương đối lớn mới có thể khắc phục được Song trên thực tế, quá trình phát triển KCHT KTXH ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội cũng đã gây ra những phức tạp về chính trị, xã hội như khiếu kiện, gây khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, làm chậm tiến độ thi công… Đồng thời, nguồn nước của huyện hiện cũng đang bị ô nhiễm; hiện tượng ngập úng, mưa, gió cũng đang tác động đến thời gian, tiến độ thi công, chất lượng các công trình xây dựng;
nó phá vỡ hay làm gián đoạn quá trình phát triển KCHT KTXH.
Hai là, các yếu tố lịch sử, yếu tố chính trị, xã hội, dân cư cũng tác động
ảnh hưởng đến phát triển KCHT KTXH
Hoài Đức cũng như nhiều vùng quê khác nằm trong nôi văn minh châuthổ sông Hồng thuộc đất Văn Lang của các vua Hùng buổi đầu dựng nước,trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nhân dân huyện Hoài Đức, mộtlòng, một dạ theo Đảng, theo cách mạng và trải qua nhiều biến cố, thử tháchvẫn giữ được lòng yêu nước, trách nhiệm xây dựng quê hương và được biểuhiện bằng những hành động thực tiễn Với một truyền thống hiếu học nêntrình độ dân trí ngày càng được nâng cao… Đảng bộ và chính quyền các cấpcủa huyện Hoài Đức luôn quan tâm đến lợi ích của nhân dân; đường lối, chínhsách phát triển KTXH được xuất phát từ những lợi ích chung, phản ánh đượcđiểm tương đồng nên được nhân dân ủng hộ và tạo sự đồng thuận cao trongtoàn xã hội Những nhân tố này là điều kiện thuận lợi tác động đến quá trìnhphát triển KTXH của huyện nói chung và phát triển KCHT KTXH nói riêng.Bên cạnh những thuận lợi còn có khó khăn nhất định như lối tư duy, nhận
Trang 24thức và hành động của cán bộ và nhân dân còn chịu nhiều ảnh hưởng của nềnvăn minh nông nghiệp, nhất là tư duy nhỏ lẻ, manh mún… không phù hợp với
tư duy mới, hiện đại, công nghiệp hóa, hiện đại hóa Một số KCHT KTXHchưa thực sự xuất phát từ những lợi ích chung, chưa tạo được sự đồng thuậntrong nhân dân nên đã tác động đến tình cảm, niềm tin của nhân dân Trình độdân trí có mặt còn hạn chế, chưa theo kịp với sự phát triển chung của huyện
và nền kinh tế hiện nay
Ba là, trình độ phát triển của nền kinh tế
Hơn 30 năm đổi mới, trình độ phát triển nền kinh tế của huyện Hoài Đức đã có những chuyển biến mạnh mẽ, tăng trưởng cao trong nhiều năm liền đã tác động tích cực đến phát triển KCHT KTXH của Huyện cả về quy
mô, số lượng, chiều rộng và chiều sâu Trình độ phát triển nền kinh tế được nâng lên dẫn đến nguồn lực của địa phương (bao gồm cả chính quyền địa phương các cấp, các doanh nghiệp và nhân dân) tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, huy động và khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển KCHT KTXH.
Mặc dù đánh giá chung, trình độ phát triển nền kinh tế của huyện Hoài Đức đã có những chuyển biến mạnh mẽ, tăng trưởng cao trong nhiều năm liền nhưng thiếu vững chắc; đồng thời, lại chịu tác động từ tình hình
kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn; đầu tư công bị cắt giảm,nhu cầu của nhân dân không lớn đã trực tiếp tác động đến quá trình phát triểnKCHT KTXH Nguồn lực của Nhà nước và nhân dân đầu tư cho KCHTKTXH giai đoạn 2011 - 2015 có sự suy giảm hơn so với giai đoạn 2005 -2010
Bốn là, nguồn vốn của Nhà nước dành cho phát triển KCHT KTXH
Như trên đã trình bày, trình độ phát triển của nền kinh tế có tác động đến phát triển KCHT KTXH mà trực tiếp nhất là nguồn vốn dành cho đầu tư,
phát triển KCHT KTXH hàng năm Với đặc điểm của huyện Hoài Đức là mộttrong những huyện có tốc độ đô thị hóa cao, được hưởng lợi nhiều từ chínhsách của Nhà nước trong việc mở rộng Thủ đô nên Hoài Đức đã nhận được
Trang 25nguồn vốn lớn từ Nhà nước dành cho phát triển KCHT KTXH Mặt khác,phát triển KCHT KTXH luôn đòi hỏi một lượng vốn lớn; trên cơ sở nguồnvốn mà tiến độ, chất lượng của công trình được đẩy nhanh và nâng cao hơn.Tuy nhiên, tình hình kinh tế trong nước vẫn còn nhiều khó khăn nên nguồnvốn của Nhà nước, thành phố và huyện dành cho đầu tư công bị cắt giảm Mặtkhác, kinh tế của nhân dân cũng gặp nhiều khó khăn nên việc huy động nguồnlực từ nhân dân cho phát triển KCHT KTXH thấp.
Năm là, cơ chế, chính sách, nhất là cơ chế quản lý và phương thức tổ
chức thực hiện phát triển KCHT KTXH
Cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý, điều kiện thuận lợi cho pháttriển KCHT KTXH cũng như sự kết nối giữa chúng; trong việc huy động, sửdụng và khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển KCHT KTXH.Bên cạnh những tác động tích cực thì hệ thống cơ chế, chính sách liên quanđến phát triển KCHT KTXH vẫn còn một số hạn chế đã và đang gây khókhăn, cản trở cho phát KCHT KTXH ở huyện Hoài Đức hiện nay Biểu hiện
cụ thể như tình trạng giải phóng mặt bằng, khiếu kiện, tiến độ thi công, chấtlượng công trình, khả năng khai thác và huy động các nguồn lực của huyệnHoài Đức liên quan đến phát triển KCHT KTXH còn hạn chế
Sáu là, công tác quy hoạch phát triển KCHT KTXH
Quy hoạch có tầm ảnh hưởng và tác động đến phát triển KCHT KTXH,nhất là tính đồng bộ, khả năng kết nối nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả hệthống KCHT KTXH Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân yêntâm phát triển sản xuất kinh doanh, khắc phục tình trạng lãng phí các nguồntài nguyên của đất nước Tuy nhiên, công tác quy hoạch về phát triển KCHTKTXH ở huyện Hoài Đức vẫn có những bất cập làm ảnh hưởng đến quá trìnhsản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân; đặc biệt là công tác quy hoạchtổng thể về phát triển KTXH của huyện, quy hoạch phát triển hạ tầng giaothông, hạ tầng đô thị… gây lãng phí nguồn tài nguyên đất, khả năng khai thác
và hiệu quả của hạ tầng giảm do tính bất hợp lý của nó; ảnh hưởng đến môitrường sống trong sạch, an toàn và phát triển con người một cách toàn diện
Trang 26* Nhóm những nhân tố chủ quan
Một là, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện quá trình phát
triển KCHT KTXH của Đảng bộ, chính quyền các cấp ở huyện Hoài Đức
Đảng bộ, chính quyền các cấp ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội cóvai quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện quá trình pháttriển KCHT KTXH của địa phương Biểu hiện cụ thể ở đường lối lãnh đạo,chỉ đạo đúng, sát thực tiễn phát triển KTXH của địa phương; theo đó, mọinguồn lực của huyện sẽ được huy động, khai thác và sử dụng hiệu quả gópphần đẩy nhanh quá trình phát triển KCHT KTXH Bên cạnh đó, quá trìnhlãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phát triển KCHT KTXH của Đảng bộ,chính quyền các cấp ở huyện Hoài Đức có mặt còn hạn chế, tác động tiêu cựcđến việc phát triển KCHT KTXH của Huyện
Hai là, chất lượng nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ phát triển KCHT
KTXH ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
Như chúng ta đều biết nguồn nhân lực có vai trò quan trọng đối vớiviệc phát triển KTXH của mọi quốc gia Trong đó, chất lượng nguồn nhân lựcảnh hưởng đến phát triển KCHT KTXH ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nộiđược biểu hiện ở trình độ, năng lực, khả năng lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủyđảng các cấp; các cơ quan chức năng liên quan; cán bộ, đảng viên và ngườilao động trong phát triển KCHT KTXH; nhận thức của nhân dân trên địa bàn
về phát triển KCHT KTXH… Những năm qua, cùng với cả nước thì chấtlượng nguồn nhân lực của Huyện đã có sự phát triển tạo điều kiện thuận lợicho phát triển KCHT KTXH Tuy nhiên, trước thực tế phát triển KTXHnhanh thì chất lượng nguồn nhân lực lại bộc lộ nhiều bất cập, không theo kịpvới thực tế nhu cầu đòi hỏi của Huyện Điều này được biểu hiện ngay từkhâu quy hoạch đã bất cập; năng lực tư duy, dự báo thấp nên nhiều côngtrình đưa vào sử dụng được thời gian ngắn đã thấy nhiều điểm bất hợp lý;tính kết nối không cao, làm giảm hiệu quả hệ thống KCHT KTXH Tiếptheo là chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức thực hiện, sử dụng, khaithác và quản lý hệ thống KCHT KTXH cũng chưa đáp ứng được yêu cầu đặt
Trang 27ra Cũng chính vấn đề này mà dẫn đến những hạn chế trong phát triển KCHTKTXH ở huyện Hoài Đức thời gian qua và sẽ được tác giả làm rõ hơn ởphần đánh giá thực trạng.
Ba là, khả năng huy động và đóng góp của chính quyền và nhân dân
cho phát triển KCHT KTXH ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
Như trên đã phân tích để phát triển KCHT KTXH chúng ta cần phảihuy động được một số lượng lớn các nguồn lực bao gồm cả sức người và sứccủa; nếu chỉ trông chờ vào nguồn ngân sách từ nhà nước và thành phố cấp sẽkhông thể hoàn thành chỉ tiêu đã đặt ra Với những kết quả đạt được tronghuy động, đóng góp của chính quyền và nhân dân cho phát triển KCHTKTXH ở huyện Hoài Đức là nhân tố quan trọng, tác động và ảnh hưởng đếnphát triển KCHT KTXH của Huyện Song quá trình huy động các nguồn lựccho phát triển KCHT KTXH ở một số địa phương chưa đúng với quan điểmchỉ đạo của Huyện lên dẫn đến những tác động tiêu cực Cụ thể, trong một sốhạng mục công trình, ở một số địa phương việc huy động nhân dân đóng góp
đã vượt quá khả năng của nhân dân gây nên những tác động ngược như tìnhtrạng nợ nần, mức sống của nhân dân thấp do phải trả nợ… Mặt khác, nhữngvấn đề tiêu cực như tham ô, tham nhũng, thất thoát, lãng phí từ việc huy động,
sử dụng cũng gây nên những tác động xấu, ảnh hưởng đến đời sống vật chất,tinh thần của nhân dân
*
Phát triển KCHT KTXH đồng bộ, hiện đại không chỉ tác động đến việcphát triển KTXH của huyện mà còn có những tác động lớn đến phát triểnKTXH của thành phố và phát triển kinh tế vùng Những năm qua, Đảng, Nhànước, Chính phủ và thành phố Hà Nội đã quan tâm, đầu tư phát triển hệ thốngKCHT KTXH ở huyện Hoài Đức đồng bộ, hiện đại Để góp phần làm rõ hơnviệc phát triển KCHT KTXH ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội Chương
Trang 281 tác giả đã đi sâu phân tích, luận giải cơ sở lý luận về phát triển KCHTKTXH ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội Trong đó, nhiều vấn đề được đềcập như KCHT, KCHT KTXH và phát triển KCHT KTXH; quan niệm, nộidung và các nhân tố tác động đến phát triển KCHT KTXH ở huyện Hoài Đức,thành phố Hà Nội Với kết quả đạt được ở chương 1 cho phép tác giả tiếp tụctriển khai nghiên cứu chương 2: Đánh giá thực trạng phát triển KCHT KTXH
ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
Trang 29Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG
KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Thành tựu, hạn chế trong phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
Hoài Đức là huyện ngoại thành ở phía Tây thành phố Hà Nội Với tổngdiện tích tự nhiên 8.246,77 ha, huyện Hoài Đức có 20 đơn vị hành chính baogồm 1 thị trấn và 19 xã Những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh; hệthống KCHT KTXH có nhiều chuyển biển tích cực; theo đó, cơ cấu kinh tếnông thôn huyện Hoài Đức chuyển dịch mạnh theo hướng nâng cao tỷ trọngcông nghiệp và dịch vụ Cùng với yêu cầu phát triển đồng bộ, hiện đại hệthống KCHT KTXH, huyện Hoài Đức đã tập trung nguồn lực cho 4 lĩnh vựctrọng tâm như sau:
Hạ tầng giao thông được phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, bảođảm tính kết nối cao, nâng cao năng lực vận tải, giao thông được thông suốt và
an toàn Bên cạnh các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, chạy qua địa phận huyệncòn có hệ thống đường trục xã, liên xã; đường trục thôn, liên thôn, đường ngõxóm và đường trục chính nội đồng Hạ tầng cung cấp điện được huyện chỉ đạo,lãnh đạo phát triển nhiều hạng mục nhằm bảo đảm cung cấp đủ điện cho sảnxuất và sinh hoạt, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là điệnphục vụ sản xuất ở các khu công nghiệp, điện sinh hoạt ở các khu đô thị… điđôi với tiết kiệm, giảm tiêu hao điện năng Hiện tại,100% số xã, 100% số hộđược sử dụng điện lưới thường xuyên, an toàn từ các nguồn điện Toàn huyện
có 111 trạm biến áp, tổng dung lượng 29.807 KVA; 42,276 km đường dây caothế; 392,093 km đường dây tải điện hạ thế… Hạ tầng thủy lợi và ứng phó vớibiến đổi khí hậu cũng được huyện triển khai quyết liệt Đến nay, toàn huyện đãbảo đảm tốt cho công tác tưới, tiêu, chủ động cho diện tích lúa hai vụ… Đồngthời, chủ động phòng tránh bão, lũ, ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu
Trang 30phức tạp hiện nay Hạ tầng đô thị, từng bước phát triển đồng bộ, hiện đại và kếtnối với các quận, huyện của thành phố góp phần giải quyết ách tắc giao thông,úng ngập; cung cấp khá ổn định điện, nước và xử lý chất thải.
Bên cạnh đó, một số hạ tầng khác cũng được phát triển như: Hạ tầngthương mại, nhất là các chợ đầu mối nông sản Khai thác lợi thế của huyệnven đô, có hệ thống KCHT KTXH thuận lợi nên huyện đã quan tâm thúc đẩyngành thương mại, dịch vụ phát triển Bên cạnh việc quy hoạch một số chợđầu mối của huyện, huyện cũng đã chỉ đạo các xã, thị trấn quy hoạch, khaithác, sử dụng hiệu quả các chợ nông thôn, đáp ứng nhu cầu giao thương củanhân dân Tại 19 xã nông thôn có 23 chợ, nhưng mới chỉ có 2 chợ đạt chuẩn
là chợ hoa quả Dương Liễu và chợ Sấu (Dương Liễu), còn lại là các chợ loại
3 và chợ cóc, chợ tạm Đến nay còn 6 xã không có chợ là: Đông La, MinhKhai, Đắc Sở, Di Trạch, Tiền Yên, Vân Canh Trong khi đó một tại xã CátQuế có tới 4 chợ tạm và chợ cóc Để phục vụ tốt nhu cầu giao thương củanhân dân cần, đáp ứng các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới thì cần đầu tưxây dựng mới 5 chợ, cải tạo nâng cấp 18 chợ Hạ tầng giáo dục và đào tạo,Tại 19 xã có 21 trường mầm non với 52 điểm trường, tổng diện tích khuônviên các trường mầm non là 84.159,6 m2; 22 trường tiểu học, tổng diện tíchkhuôn viên 139.350 m2; 19 trường trung học cơ sở, tổng diện tích khuôn viên131.501 m2 Hạ tầng y tế, hiện có 19 trạm y tế với tổng diện tích khuôn viên30.347 m2, tổng số phòng bệnh tại các trạm y tế xã là 55 phòng, số phòngchức năng là 170 phòng Hạ tầng văn hóa, thể thao, du lịch; Tại 19 xã có 73thôn, xóm, cụm dân cư độc lập nhưng mới có 55 thôn có nhà văn hóa, đặcbiệt là xã Sơn Đồng có 07 khu dân cư nhưng mới có duy nhất 01 nhà văn hoá
Do một số xã rất khó khăn về mặt bằng nên rất khó đảm bảo 100% số thôn cókhu thể thao thôn Theo số liệu điều tra tại các xã, trong giai đoạn tới cần đầu
tư xây dựng 20 khu thể thao thôn, đồng thời cải tạo 4 khu thể thao thôn hiện
có đã xuống cấp
Trang 31Tuy nhiên, quá trình phát triển KCHT KTXH ở huyện Hoài Đức, thànhphố Hà Nội vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu của huyện;trong đó, khu vực nông thôn của huyện Hoài Đức chịu ảnh hưởng mạnh củaquá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa Tại một số xã, đất nông nghiệp giảmnhanh do tác động của quá trình đô thị hóa và xây dựng KCHT KTXH Một
bộ phận lao động nông thôn bị mất đất sản xuất nhưng các ngành côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ chưa thể giải quyết được việclàm cho các lao động nông nghiệp bị mất đất Do sự khác biệt về vị trí địa lý
đã tác động đến sự tăng trưởng, phát triển kinh tế giữa các xã, tạo ra sự khôngđồng đều và khác biệt về nhiều mặt Kinh tế ở một số xã phát triển thiếu vữngchắc, chất lượng và hiệu quả chưa cao KCHT KTXH ở một số xã còn thiếuthốn, một số công trình đã xuống cấp nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường nôngthôn đang diễn biến ngày càng phức tạp, nhất là từ các làng nghề An ninhchính trị và trật tự an toàn xã hội một số điểm hết sức phức tạp, nhiều tệ nạn
xã hội đang có nguy cơ tái bùng phát trở lại Nông thôn phát triển thiếu quyhoạch, quản lý và sử dụng đất hiệu quả chưa cao KCHT KTXH chưa thật sựđồng bộ, hiện đại; đặc biệt một số lĩnh vực trọng tâm như hạ tầng giao thông,
hạ tầng cung cấp điện, hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu, hạtầng đô thị mà Nghị quyết lần thứ tư khóa XI của Đảng đã đề ra
2.1.1 Những thành tựu đạt được trong phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
Trước nhu cầu đòi hỏi bức thiết về phát triển KTXH của thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh đã đẩynhanh tốc độ phát triển KCHT KTXH ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
Cụ thể, thành tựu đạt được trên một số mặt sau:
Một là, những năm qua, Đảng bộ và chính quyền huyện Hoài Đức đã
lãnh đạo, chỉ đạo phát triển toàn diện hệ thống KCHT KTXH, trong đó, về mặt
số lượng KCHT KTXH đã có sự phát triển nhanh đáp ứng về cơ bản nhu cầusản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân
Trang 32Sau 4 năm triển khai thực hiện, Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 16 tháng
01 năm 2012 của Ban chấp hành Trung ương Khóa XI, các cấp ủy Đảng,chính quyền huyện Hoài Đức đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc, chỉ đạokịp thời nhằm tạo sự chuyển biến lớn trong phát triển KCHT KTXH từ nhậnthức đến hành động cụ thể Trong đó, cơ quan ban ngành, chính quyền cáccấp ở huyện Hoài Đức đã ban hành các văn bản, chỉ thị hướng dẫn cho quátrình phát triển KCHT KTXH sát với nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn Nhiều đề
án được quy hoạch và xây dựng cơ chế chính sách cụ thể, điều chỉnh theo lộtrình đề ra trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết với mục tiêunâng cao tính khả thi, đồng bộ và hiện đại Nhiều công trình, dự án đầu tưphát triển KCHT KTXH được triển khai thực hiện theo hướng tập trung đầu
tư, đẩy nhanh tiến độ để sớm đi vào khai thác, vận hành nhằm nâng cao hiệuquả đầu tư Do vậy năng lực hệ thống KCHT KTXH được nâng lên đáng kể.Các công trình KCHT KTXH từng bước được hiện đại, bảo đảm kết nối đồng
bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH của huyện, thành phố và vùng Đồngbằng sông Hồng
Để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của huyện thì hạ tầng phải đitrước một bước, đặc biệt là hạ tầng giao thông Huyện Hoài Đức có vị tríthuận lợi, với các đường quốc lộ chạy qua như đường cao tốc Đại lộ ThăngLong, Quốc lộ 32, tỉnh lộ 72, 79 đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưuhàng hóa, thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao đời sống nhân dân Từ năm
2011 - 2013, “huyện đã đầu tư là 1.347 tỷ đồng, trong đó bê tông hóa 185kmđường liên thôn, liên xã, đường trục huyện là 349 tỷ đồng ” [48, tr.1] Tănghơn so với giai đoạn 2009 - 2010 là 30,6 km Đường liên xã nâng cấp, cải tạođược 136,69km, cứng hóa 463,3km với kinh phí 477 tỷ đồng; đường liênhuyện cứng hóa 19,02km với kinh phí 120 tỷ đồng Đường tỉnh lộ xây dựng10km tập trung ở tuyến đường 422 Trôi - Sơn Đồng - Cát Quế và đường 422BSơn Đồng - Vân Canh với kinh phí 200 tỷ đồng [15, tr.18, 19] Đến năm 2014
Trang 33“toàn huyện đã có trên 70% đường trục huyện được rải nhựa, 80% đườnglàng, ngõ xóm được nâng cấp bằng gạch hoặc bê tông, hệ thống giao thôngnội đồng được tu bổ, một phần được rải đá cấp phối” [41, tr.44]
Các dự án được hoàn thành và đưa vào sử dụng đã góp phần từng bướchoàn thiện, tạo sự đồng bộ, gắn kết KCHT KTXH Văn kiện Đại hội Đảng bộhuyện Hoài Đức lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã khẳng định: “Hạ tầngKTXH như đường giao thông liên xã, liên thôn đã cứng hóa đạt tỷ lệ 97%; nhàvăn hóa, trường học, trạm y tế cùng với các thiết chế văn hóa khác từ huyệnđến xã được quan tâm đầu tư, nâng cấp, cải tạo và ngày càng hoàn thiện” [15,tr.17] Thời gian tới, huyện Hoài Đức đặt mục tiêu cơ bản phấn đấu hoànthành bê tông hóa đường làng ngõ xóm và hạ tầng vùng dồn điền đổi thửaphục vụ sản xuất nông nghiệp
Hệ thống điện nông thôn cũng được quan tâm, đầu tư phát triển nhanhnhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của các khu công nghiệp, khu đô thị, khudân cư và sản xuất kinh doanh, sinh hoạt của các hộ dân Nhìn vào bức tranhtổng thể trong 5 năm (giai đoạn 2011 - 2015), huyện đã tăng thêm 270 doanhnghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn huyện là1.299 và 10.155 hộ sản xuất kinh doanh chế biến nông sản, thực phẩm, cơ
khí, dệt may với 53 làng nghề; 65 dự án khu đô thị, nhà ở, khu tái định cư,
khu nhà ở xã hội với tổng diện tích đất 2.837,8ha; 12 cụm công nghiệp - tiểuthủ công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch 244,89ha, diện tích thu hồi đất179,098ha, đã thực hiện giao đất cho 482 doanh nghiệp… [56, tr.4] Do đó,nhu cầu cung cấp điện là rất lớn; nếu không có sự lãnh đạo, chỉ đạo một cáchquyết liệt của chính quyền các cấp cũng như nguồn lực từ nhân dân và sựgiúp đỡ của các địa phương bạn thì Hoài Đức sẽ không đảm bảo được nhu cầuđiện trước sự phát triển nhanh đó Hệ thống các trạm biến áp từ con số khiêmtốn hàng chục nay đã phát triển lên đến hơn 100 trạm với tổng dung lượng lênđến gần 30.000 KVA; gần 50.000 ngàn km đường dây cao thế và 400.000 km
Trang 34đường dây tải điện hạ thế Đến nay, huyện đã thực hiện xây dựng hạ tầngcung cấp điện theo đúng quy hoạch và bàn giao lưới điện hạ thế cho ngànhđiện, do vậy chất lượng điện được nâng cao, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật Tỷ lệ
hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn điện quốc gia đạt 100%
Hệ thống điện, 100% dân số của huyện được dùng điện lưới theo hệ thốngđường dây 10 KV, 35 KV, 110 KV; cơ bản cung cấp đủ và tương đối ổn định
Hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu Đây là một trongnhững nội dung xây dựng và phát triển KCHT KTXH mà huyện đặc biệt quantâm nhằm thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Huyện.Trong đó, hệ thống thủy lợi được cải tạo, đầu tư xây dựng mới, hiện toànhuyện có “76 trạm bơm với 190 máy bơm, tổng công suất bơm là 65.400
m3/h; hệ thống kênh mương các cấp dài 115 km, trong đó đã được kiên cố hóatrên 45%, cơ bản đảm bảo được nhu cầu tưới tiêu của huyện” [41, tr.44] Chỉđạo chặt chẽ công tác phòng tránh bão, lũ, ứng phó với tình hình biến đổi khíhậu ngày càng phức tạp
Hạ tầng giáo dục và đào tạo, từ năm 2009 đến năm 2013, huyện đã đầu
tư xây dựng được “352 phòng học, 110 phòng chức năng; 140 phòng hiệu bộ;
18 nhà thể chất Trường học của 3 cấp học có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia
là 29/64 trường, đạt 43,48% Trong đó, Tiểu học 18/23 trường, đạt 78,2%;THCS: 9/20 trường, đạt 45%” [59, tr.1] Hạ tầng thương mại, hiện các xã đangtiếp tục đầu tư chỉnh trang các chợ hiện có, chợ xây dựng theo quy hoạch đangthực hiện các thủ tục đầu tư Toàn huyện không có nhà tạm, dột nát, tỷ lệ hộ cónhà ở đạt theo chuẩn của Bộ Xây dựng là 90%, tăng 23% so với năm 2009
Đánh giá chung, việc phát triển hệ thống KCHT KTXH ở huyện HoàiĐức về mặt số lượng, quy mô đã có nhiều chuyển biến tích cực; nhất là hạtầng giao thông, điện, thông tin liên lạc, thủy lợi, y tế giáo dục… đáp ứng nhucầu phát triển KTXH của Huyện, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối phát
Trang 35triển KXHT của Huyện mà Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện HoàiĐức lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra.
Hai là, chất lượng phát triển KCHT KTXH ở huyện Hoài Đức
Chất lượng phát triển KCHT KTXH ở huyện Hoài Đức có vị trí đặcbiệt quan trọng trong chiến lược phát triển KTXH của Huyện và Thành phố.Bởi vậy, ngay từ khâu quy hoạch phát triển KCHT KTXH ở huyện Hoài Đức
đã được Đảng bộ và chính quyền thành phố cũng như huyện Hoài Đức quantâm “Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác quy hoạch, gắnquy hoạch với công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường và giải phóngmặt bằng trên cơ sở định hướng chung của quy hoạch tỉnh Hà Tây đến năm2020” [14, tr.6] Nhiều quy hoạch chuyên ngành như quy hoạch phát triển hệthống giao thông đường bộ huyện đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;quy hoạch phát triển KTXH huyện đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.Phê duyệt “121 đồ án quy hoạch xây dựng; 09 trụ sở ủy ban nhân dân các xã,thị trấn; 01 cụm công nghiệp làng nghề xã Dương Liễu, 54 trường học thuộchuyện quản lý bảo đảm chất lượng” [15, tr.18] Quy hoạch khoa học, hợp lýkhông chỉ góp phần nâng cao chất lượng phát triển KCHT KTXH của huyện
mà còn sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của huyện, thành phố và đất nước,nhất là nguồn tài nguyên nước, đất đai [phụ lục 04] góp phần thực hiện thắnglợi mục tiêu KTXH của huyện đã đề ra [phụ lục 1, 2]
Trên cơ sở quy hoạch chung, Huyện đã chỉ đạo xây dựng quy hoạch chitiết các xã, thị trấn, các dự án để xác định cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư nhằmkhai thác lợi thế từng vùng trong huyện Trong đó, huyện đặc biệt chú trọngđến việc quy hoạch hệ thống giao thông đường bộ; thực hiện rà soát, lập kếhoạch để báo cáo các cơ quan chức năng tiến hành cải tạo, nâng cấp, duy tu,bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống KCHT giao thông phục vụ nhu cầu đi lại củanhân dân, phát triển KTXH Năm 2015, huyện Hoài Đức đã xây dựng kếhoạch, triển khai thực hiện năm trật tự văn minh đô thị Theo đó, các dự án
Trang 36chiếu sáng, đèn trang trí, chỉnh trang đô thị; “thực hiện duy trì hệ thống chiếusáng, hạ tầng kỹ thuật trên đường quốc lộ, tỉnh lộ, các khu đô thị… Tập trungcác tuyến đường quốc lộ 32, đường 422 (Trôi - Sơn Đồng) và đường SơnĐồng - Song Phương” [57, tr.6] Để bảo chất lượng KCHT giao thông, các cơquan chức năng của Huyện còn sử dụng nhiều biện pháp và triển khai mộtcách quyết liệt như “cấm các loại xe ô tô trọng tải trên 10 tấn dừng đỗ trêntuyến đường 422, giải tỏa các lều quán bán hàng, mái che, mái vảy, biểnquảng cáo, chợ cóc, chợ tạm, các hành vi lấn chiếm hành lang an toàn giaothông…” [57, tr.6] Huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, doanh nghiệp
và cá nhân từng bước đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến,hiện đại nhằm nâng cao chất lượng KCHT KTXH trên địa bàn huyện, giảmthiểu ô nhiễm môi trường gây tác động, biến đổi khí hậu, môi trường sống củanhân dân trên địa bàn
Cùng với hạ tầng giao thông, các hạ tầng khác như hạ tầng cung cấpđiện, y tế, giáo dục và đào tạo… đều được quan tâm nhằm bảo đảm tính đồng
bộ, hiện đại của hệ thống KCHT KTXH của Huyện Phát triển giáo dục đãtrực tiếp góp phần nâng cao mặt bằng dân trí của Huyện; nhận thức của nhândân ngày càng cao, nhất là các vấn đề chính trị xã hội và trách nhiệm củanhân dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nhân dân
đã đóng góp nhiều ý kiến hay cho chính quyền, các cơ quan chức năng vềviệc xây dựng, phát triển hệ thống KCHT KTXH nhằm tạo nên sự đồngthuận, thống nhất cao và sát với thực tiễn nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinhhoạt của nhân dân trên địa bàn Một trong những điểm nhấn của nhiệm kỳ qua
là việc phát triển hạ tầng giáo dục “huyện đã dành gần 1.200 tỷ đồng đầu tưcho cơ sở vật chất trường học nên đã có 42/70 trường đạt chuẩn quốc gia(tăng 26 trường so với đầu nhiệm kỳ, chiếm 60%, vượt 5% so với Nghịquyết); có 41/46 thư viện đạt chuẩn (đạt 89%)” [15, tr.23]
Trang 37Để nâng cao hơn nữa chất lượng KCHT KTXH, huyện đã lãnh đạo, chỉđạo các cơ quan chức năng “tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tưxây dựng, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng côngtrình xây dựng” [15, tr.57] Tăng cường kiểm tra, rà soát nhằm bảo đảm chấtlượng, tiến độ các công trình xây dựng, chống thất thoát, lãng phí; đồng thời,kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật, thậm chí tạmdừng thi công nếu cần thiết Những năm qua, một số công trình xây dựng đãđược điều chỉnh hoặc tạm dừng thi công Cụ thể, “huyện đã chỉ đạo tạm đìnhchỉ thi công dự án Trường Mầm non xã Song Phương, giãn tiến độ Dự án Sânvận động huyện và Nhà văn hóa thôn 4 xã Song Phương với số kinh phí là35.575 triệu đồng [55, tr.2] Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng KCHTKTXH cũng như tính đồng bộ, hiện đại của hệ thống các công trình này,huyện đã chỉ đạo các đơn vị chức năng làm tốt việc phối hợp với các tổ chức,
cá nhân trên địa bàn để kiểm tra trật tự xây dựng Qua các kiểm tra việc xâydựng tại đô thị Bắc 32, Trung tâm Văn hóa huyện, Công ty trách nhiệm hữuhạn Thiên Thuận Thành…; tiến hành thanh kiểm tra chủ đầu tư, nhà thầu xâydựng đối với các đơn vị ở các cụm công nghiệp đã phát hiện sai phạm và xửphát hàng trăm triệu đồng Do đó, chất lượng KCHT KTXH ở huyện HoàiĐức được đảm bảo và bảo vệ các công trình xây dựng tương đối tốt đáp ứngnhu cầu phát triển KTXH của huyện và thành phố
Ba là, cùng với số lượng và chất lượng thì cơ cấu phát triển KCHT
KTXH cũng được Huyện chú trọng nhằm bảo đảm tính đồng bộ, hiện đại vànâng cao khả năng kết nối, hỗ trợ nhau đem lại hiệu quả cao
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI của Đảng đã đưa ra 10 địnhhướng phát triển KCHT đồng bộ; theo đó, các lĩnh vực đã có được nhữngđịnh hướng cụ thể với nội dung, hình thức phù hợp nhằm thúc đẩy phát triểnKTXH của đất nước Trên cơ sở đó, Đảng bộ, chính quyền thành phố Hà Nội
đã chỉ đạo, lãnh đạo chặt chẽ công tác phát triển KCHT KTXH đồng bộ, hiện
Trang 38đại ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyệnHoài Đức lần thứ XXIII nhiệm kỳ 2015 - 2020 phấn đấu xây dựng “hạ tầng
kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngày càng phát triển, đồng bộ” [15, tr.55] Trong
đó, cơ cấu phát triển được đặc biệt quan tâm, nhất là các lĩnh vực trọng tâm.Sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án để bố trí nguồn lực đầu tư dứt điểm, sớm đưacông trình vào khai thác, sử dụng phát huy hiệu quả, tránh đầu tư dàn trải
“Tập trung đầu tư KCHT, ưu tiên các dự án trọng điểm, các dự án giao thôngquan trọng nhất là các trục giao thông chính, hệ thống giao thông nông thôn
để thúc đẩy phát triển KTXH huyện Xây dựng các trạm y tế, trường học, nhàvăn hóa và các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp” [54, tr.11].Đến Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII tiếp tục khẳng định phải “tập trungđầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo hướng đồng bộ, hiện đại (trọngtâm là đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông trên địa bàn huyện, các xã,thị trấn; hệ thống cấp, thoát nước và xử lý môi trường)” [15, tr.54]
Với điều kiện nguồn vốn có hạn trong khi nhu cầu phát triển KCHTKTXH ở huyện Hoài Đức rất lớn, phạm vi và quy mô phát triển rộng lớn trên
cả 10 lĩnh vực Để quá trình phát triển KCHT KTXH phù hợp với điều kiện
và khả năng thực tế của huyện vừa đảm bảo được hiệu quả của hệ thốngKCHT KTXH vừa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi bức xúc của nền kinh tế cầnphải phát triển KCHT KTXH hợp lý về cơ cấu Quá trình phát triển KCHTKTXH không thể dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm; cơ cấu, tỷ trọng giữacác hạ tầng trong tổng thể chung Huyện Hoài Đức xác định phát triển KCHTđồng bộ, hiện đại; trong đó tập trung vào các lĩnh vực như trên là hợp lý, đặcbiệt là hạ tầng giao thông Phát triển hạ tầng giao thông không những tác độngtrực tiếp đến phát triển KTXH của huyện mà còn góp phần làm thay đổi diệnmạo của huyện và thành phố, kết nối với KCHT của thành phố Hà Nội vàVùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, thu hút đầu tư, giải quyết việc làm, nâng caothu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và làm giảm tệ
Trang 39nạn xã hội Thời gian tới, huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt để pháttriển mạnh mẽ hạ tầng giao thông “Hoàn thành các dự án đường giao thôngLại Yên - An Khánh, đường Lại Yên - Vân Canh, đường liên xã vùng bãi từMinh Khai đi Song Phương, đường cơ đê tả Đáy, đường giáp kênh Đan Hoài
từ Yên Sở - Song Phương, triển khai xây dựng đường vành đai 3.5 và đườngtrục Bắc - Nam huyện” [15, tr.57,58] Đồng thời, huy động tối đa mọi nguồnlực, “tiếp tục đầu tư đồng bộ KCHT, nhất là hạ tầng kỹ thuật khung: hạ tầnggiao thông, mạng lưới điện, viễn thông, cấp nước sạch, tiêu thoát nước…”[15, tr.58] nhằm tạo sự chuyến biến về chất trong phát triển KTXH ở huyệnHoài Đức Hạ tầng cung cấp điện được đầu tư bảo đảm chất lượng, đặc biệt là
hệ thống điện chiếu sáng ở nhiều tuyến đường như: Thị trấn Trạm Trôi điSong Phương; Cát Quế đi Vân Canh
Mặc dù là huyện nằm liền kề với các quận nội thành, trên địa bàn huyện
có nhiều khu đô thị, khu công nghiệp, làng nghề… nhưng nông nghiệp củahuyện vẫn rất lớn [phụ lục 4] Tổng diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷtrọng lớn trong cơ cấu sử dụng đất ở huyện Hoài Đức Vì vậy, để đẩy mạnhphát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình sản xuất có giá trị kinh tế cao cầnphải phát triển hạ tầng thủy lợi, hạ tầng giao thông, điện phục vụ sản xuất nôngnghiệp Tiến tới phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hànghóa, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật cao, bền vững Từ đó, Đảng bộ vàchính quyền huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo phải đầu tư, xây dựng KCHT thiết yếunhư: “đường giao thông, hệ thống thủy lợi, hạ tầng dùng chung trong vùng sảnxuất nông sản hàng hóa; các công trình nước sạch nông thôn, hệ thống thoátnước thải sinh hoạt, xử lý môi trường [15, tr.60]
Để phát triển hệ thống KCHT KTXH đồng bộ, hiện đại ở huyện HoàiĐức, thì vấn đề kết nối được đặt ra cấp thiết Bởi, khả năng kết nối kém, bất cập
sẽ làm giảm hiệu quả của các công trình xây dựng, KCHT KTXH Vì vậy, hệthống KCHT KTXH của huyện phải mang tính kết nối cao, nhất là việc kết nối
Trang 40với các đầu mối giao thông cửa ngõ làm cho năng lực vận tải được nâng cao,giao thông thông suốt, an toàn Do đó, ngay từ Đại hội Đảng bộ huyện lần thứXXII đã chỉ rõ: “phải rà soát các quy hoạch để nâng cao tính kết nối quy hoạchcủa huyện với quy hoạch của Thủ đô” [14, tr.6] Trên cơ sở đó, Uỷ ban nhân dânhuyện Hoài Đức đã chỉ đạo các ngành chuyên môn các đơn vị, tổ chức, cá nhântrên địa bàn có trách nhiệm trong phát triển KCHT KTXH bảo đảm tính đồng
bộ, hiện đại và kết nối với hệ thống KCHT KTXH của thành phố, vùng và cảnước Đến nay, huyện Hoài Đức đã hoàn thành quy hoạch phát triển KTXH, quyhoạch sử dụng đất, quy hoạch các đô thị, khu dân cư gắn với quy hoạch xâydựng các trung tâm xã, thị trấn cùng nhiều quy hoạch chi tiết để thực hiện các dự
án đầu tư Hoàn thành quy hoạch và từng bước thực hiện mô hình nông thôn
mới, quan tâm chỉ đạo; xây dựng nâng cấp các tuyến đường đến trung tâm cácxã; sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường nội thị, hệ thống chiếu sáng, trụ sở làmviệc các cơ quan, phòng, ban, ngành, xã, khu công viên vui chơi giải trí, hệthống cây xanh Đây chính là cơ sở, là tiền đề để thực hiện đầu tư xây dựngKCHT KTXH trên địa bàn huyện và kết nối với hệ thống KCHT KTXH củathành phố
Tuy nhiên, do tác động của tình kinh tế thế giới và trong nước nênnhiều hạ tầng quan trọng đã không được triển khai do thiếu vốn đã ảnh hưởngđến việc kết nối giữa các hạ tầng, hạng mục, công trình với nhau Trong khi
đó nhu cầu của nhân dân rất lớn, nhất là hạ tầng giao thông đòi hỏi bức thiếtphải phát triển các hạ tầng này Nhận thức đúng vấn đề đó, Với phương châmphát huy nội lực, tranh thủ sự lãnh đạo của cấp trên, khai thác ngoại lực, Đảng
bộ huyện Hoài Đức đã lãnh đạo thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu nhiệm vụ phát
triển KTXH mà Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII đã đề ra “Trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới, huyện đã huy động từ nhân dân đóng góp hàng chục tỷ đồng, hàng nghìn ngày công, hiến gần 20.000 m2 đất Trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục… cũng đã huy động được một nguồn lực đáng