Đừng để trò chép “trả lại” thầy Trong chương trình học THPT thì điểm của các bài kiểm tra, bài thi đóng vai trò rất quan trọng, nó quyết định toàn bộ quá trình học tập của học sinh. Vì vậy, học sinh buộc phải học thật kỹ để chuẩn bị cho các bài kiểm tra, bài thi. Liệu với chương trình học như vậy sẽ đánh giá được hết sức học của học sinh không? Với số tiết kiểm tra, thi học kỳ dày đặc như hiện nay, học sinh phải cặm cụi chúi đầu vào học hoặc “tụng” trong những cuốn sách, cuốn vở nếu không muốn bị điểm kém. Nhưng liệu với các bài kiểm tra, bài thi đó để biết được kết quả học sinh tiếp thu bài học thì quả thật còn rất nhiều vấn đề. Hiện nay, sau khi học xong một chương hoặc một phần trong sách thì giáo viên sẽ cho làm bài kiểm tra để đánh giá quá trình tiếp thu của học sinh. Việc kiểm tra như vậy nhằm mục đích giúp học sinh củng cố lại kiến thức đã học, nhưng ở đây em chỉ xin nói đến là sự “quan trọng” của các bài kiểm tra và bài thi, nó quyết định số “phẩy” cuối học kỳ để chúng em có được lên lớp hay ở lại. Chính vì vậy, các kỳ kiểm tra và thi đó không đánh giá đúng thực chất sức học của chúng em vì chúng em thường học để đối phó, chỉ khi nào có kỳ kiểm tra, kỳ thi mới bắt đầu ôm sách ôm vở học. Theo em nghĩ, chúng ta đã và đang phát động mạnh phong trào dạy học sáng tạo theo hướng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thì cũng cần phải có sự đổi mới hình thức kỳ kiểm tra, đánh giá để làm sao chúng em xem những hoạt động đó nhẹ nhàng hơn, nó đi vào từng tiết học, học đến đâu đánh giá đến đó để giảm bớt sự căng thẳng cho học sinh. Hiện nay giáo dục nước ta đang thực hiện chương trình đổi mới phương pháp dạy và học, vậy đổi mới phương pháp ở đây là gì? Đổi mới ở đây chính là giảm tải sự quan trọng của các bài kiểm tra và bài thi, không nên quyết định toàn bộ quá trình học tập của học sinh bằng các bài thi, bài kiểm tra, mà chỉ nên để nó chiếm khoảng 60% mà thôi, 40% còn lại thì trong quá trình học tập, học sinh phát huy như thế nào. Chẳng hạn, ở trong nhà trường, mỗi lớp đều có các tổ riêng, vậy các tổ đó để làm gì, chẳng lẽ chỉ để dễ kiểm soát học sinh và trực nhật lớp thôi sao? Lập ra mỗi tổ ở đây chính là để cho các em hoạt động học tập theo từng tổ, từng nhóm. Nhưng hiện nay có được bao nhiêu thầy cô giáo tổ chức hoạt động học tập theo từng tổ, nhóm. Vậy thì tại sao thầy cô lại không cho các em hoạt động học tập, thảo luận bài học, sau đó cuối tiết thì nộp bảng thu hoạch trong tiết học của từng tổ, nhóm lại và khi đó thầy cô chỉ cần đánh giá quá trình thảo luận tại lớp và trong bài thu hoạch mà từng tổ, nhóm nộp lại. Và cũng chính sự hoạt động của từng nhóm, tổ đó nó sẽ chiếm khoảng 40% trong bảng điểm học tập của chúng em, còn các bài kiểm tra chỉ còn chiếm khoảng 60% trong chương trình dạy và học (là các bài kiểm tra, thi học kỳ). Như vậy, trong suốt quá trình dạy và học, chúng em không còn phải căng thẳng với số lượng tiết kiểm tra, tránh được kiểu học đối phó và nhất là tạo được sự hưng phấn, cảm thấy hứng thú với tiết học, tiếp thu bài tốt hơn, tập cho chúng em tính hoạt động tập thể. Vì hoạt động theo nhóm, tổ thì phải bàn bạc traođổi ý kiến với nhau từng vấn đề, biết đặt ra vấn đề để thảo luận với nhau, rồi thông qua quá trình thảo luận mới rút ra kết luận. Khi đó, thầy cô cũng không cần phải đứng thuyết giảng cả tiết mà chỉ cần nói sơ qua nội dung và đặt ra vấn đề để chúng em thảo luận là được rồi, tránh cách dạy học “thầy đọc” đến kỳ kiểm tra, thi thì “trò chép” trả lại cho thầy. Đã là học sinh lớp 12 rồi nhưng đôi khi em vẫn cảm thấy mình mất hẳn cả tính tự chủ, thầy vẫn xem như những em bé mới lên hai, lên ba. Giảng xong một bài, thầy ghi lên bảng rồi cứ đọc đi đọc lại cho chúng em chép để có “chữ” về mà học, thỉnh thoảng thầy dừng lại hỏi: “Các em ghi kịp không, thầy đọc vậy có nhanh không?” hay “Cô đọc lại đoạn này nhé”. Cứ làm riết như vậy thì làm sao chúng em không ỷ lại được, hơn nữa dạy học như vậy chẳng khác nào cách thầy đồ ngày xưa “cho chữ” cả. Dù không thích cách dạy của thầy cô một vài bộ môn nhưng chẳng ai muốn nói ra, vì như vậy là thiếu tôn trọng thầy cô, thiếu lễ phép. Chính vì vậy, em chỉ xin bày tỏ tâm sự của mình cùng bạn bè trên trang báo mà có nhiều thầy cô đọc với mong muốn ngành giáo dục mình có sự thay đổi mạnh mẽ hơn, thầy cô đọc được cũng sẽ biết được tâm trạng của học sinh chúng em. N.N.T (học sinh lớp 12, Q.10) Tự học thể hiện tính chủ động, ý thức trong mỗi học sinh. Ảnh: P.T . tiết học, học đến đâu đánh giá đến đó để giảm bớt sự căng thẳng cho học sinh. Hiện nay giáo dục nước ta đang thực hiện chương trình đổi mới phương pháp dạy. sinh buộc phải học thật kỹ để chuẩn bị cho các bài kiểm tra, bài thi. Liệu với chương trình học như vậy sẽ đánh giá được hết sức học của học sinh không?