Trong những năm gần đây, trước những tác động mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật và nền kinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập quốc tế đã làm biến đổi các giá trị xã hội, đặc biệt là các giá trị nhân văn. Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa sự phát triển của khoa học công nghệ và tác động tiêu cực của xã hội với những biểu hiện sa sút các giá trị nhân văn đã và đang là những thách thức, khó khăn đối với giáo dục xã hội nói chung, giáo dục học sinh ở các trường THCS nói riêng. Nghị quyết số 29NQTW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định “Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo... Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả” 13, tr.121122. Đối với giáo dục phổ thông, mục tiêu giáo dục được xác định là: “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục tàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống” 13, tr.123.
Trang 1DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Công nghiệp hoá - hiện đại hoá CNH, HĐH
Trang 2MỤC LỤC
Trang
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 13
1.2 Nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục đạo
đức cho học sinh trung học cơ sở huyện Mỹ Hào, tỉnhHưng Yên
29
Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN MỸ HÀO, TỈNH HƯNG YÊN
35
2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục của
2.2 Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
trung học cơ sở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên 432.3 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học
sinh trung học cơ sở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên 482.4 Thực trạng các yếu tố tác động đến quản lý giáo dục đạo
đức cho học sinh trung học cơ sở huyện Mỹ Hào, tỉnhHưng Yên
61
Chương 3 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN MỸ HÀO, TỈNH HƯNG YÊN
68
3.1 Yêu cầu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học
sinh trung học cơ sở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên 683.2 Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
trung học cơ sở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên 713.3 Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 87
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, trước những tác động mạnh mẽ của khoahọc, kỹ thuật và nền kinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập quốc tế đã làmbiến đổi các giá trị xã hội, đặc biệt là các giá trị nhân văn Giải quyết hài hoàmối quan hệ giữa sự phát triển của khoa học công nghệ và tác động tiêu cựccủa xã hội với những biểu hiện sa sút các giá trị nhân văn đã và đang là nhữngthách thức, khó khăn đối với giáo dục xã hội nói chung, giáo dục học sinh ởcác trường THCS nói riêng Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo xác định “Chủ động phát huy mặt tích cực, hạnchế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩatrong phát triển giáo dục và đào tạo Giáo dục con người Việt Nam phát triểntoàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân;yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả” [13,tr.121-122] Đối với giáo dục phổ thông, mục tiêu giáo dục được xác định là:
“Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực côngdân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho họcsinh Nâng cao chất lượng giáo dục tàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng,truyền thống, đạo đức, lối sống” [13, tr.123]
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là một trong những yếu tố cơbản trong đời sống xã hội của con người, mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc Đạođức là một mặt nhân cách con người, nó chi phối các mối quan hệ giữa ngườinày với người khác, giữa mỗi con người với toàn thể đời sống xã hội và ngaytrong mối quan hệ nội tại của chính con người Vì thế giáo dục đạo đức chothế hệ trẻ luôn là vấn đề có tính thời sự đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc
Cùng với việc xác định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.Điều 27, Luật giáo dục 2005 quy định mục tiêu giáo dục phổ thông: “Giúphọc sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹnăng cơ bản” [28] Học sinh THCS là một lực lượng đông đảo, hùng hậu
Trang 4chuẩn bị bước vào đời, thực hiện nghĩa vụ công dân, sẽ trở thành những chủnhân của đất nước nhưng lại đang là “ngòi nổ” của những quan niệm đạo đứcmới, đang có những biểu hiện sa sút về đạo đức, lệch chuẩn về hành vi ngàycàng tăng và trở thành mối lo của toàn xã hội Do đó một nền giáo dục đầytrách nhiệm với thế hệ trẻ có sự kết hợp hài hoà giữa những giá trị văn hoátruyền thống của dân tộc với những giá trị văn hoá hiện đại của nhân loại;đồng thời, kịp thời ngăn chặn, kiểm soát sự sa sút ý thức đạo đức, lý tưởngsống ở một bộ phận học sinh trước những ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thịtrường và sự bùng nổ công nghệ thông tin là việc có ý nghĩa rất quan trọng
và cần thiết, là yêu cầu đòi hỏi khách quan, thường xuyên trong tổ chức cáchoạt động giáo dục cho học sinh
Mỹ Hào là huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Hưng Yên, có tốc độ đô thịhoá cao nhất của tỉnh, nơi đang chịu tác động rất lớn từ mặt trái của cơ chế thịtrường với những biểu hiện và những diễn biến phức tạp về tệ nạn xã hội vànhững rạn nứt trong đạo đức và lối sống Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏđến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh và đặc biệt là học sinh các trườngTHCS của huyện Những biểu hiện như bỏ học, đánh nhau, dối trá, lười laođộng, sống hưởng thụ, ích kỉ…trong lối sống của học sinh ngày càng gia tăngđang ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện mục tiêu giáo dục của nhàtrường Đứng trước tình trạng xuống cấp trong đạo đức, lối sống của một bộphận học sinh THCS đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, các nhà giáo dục,quản lý giáo dục cần nhận thức sâu sắc về vấn đề này, đặc biệt là việc nghiêncứu quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trên địa bàn huyện Mỹ Hào
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng
Yên hiện nay” với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên trong giai
đoạn hiện nay
Trang 52 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội, trong đời sống của conngười; đạo đức là vấn đề thường xuyên được đặt ra và giải quyết nhằm đảmbảo cho các cá nhân và cộng đồng tồn tại phát triển: “Đạo đức đã trở thànhmục tiêu, đồng thời là động lực để phát triển xã hội” [24, tr.47] Vì vậy đạođức luôn luôn được mọi giai cấp, mọi xã hội, mọi thời đại quan tâm
Khổng Tử (551-479-TCN ), không chỉ là nhà triết học, nhà giáo dục nổitiếng mà còn là nhà quản lý tài giỏi, người đầu tiên trên thế giới mở trường tư
để dạy các tầng lớp người trong xã hội Bàn về xã hội ông đã chủ trương quản
lý xã hội bằng đức trị, người trên nêu gương, kẻ dưới noi theo, các quan cai trịphải lấy nhân làm đức tính cơ bản Bàn về giáo dục và quản lý giáo dục ôngcho rằng giáo dục là một quá trình và đề cao việc quản lý sát đối tượng, đánhgiá người theo phẩm chất Đây là những tư tưởng tiến bộ, khoa học về quản lýgiáo dục còn giá trị cho tới ngày nay
Socrat(470-399 TCN) đã cho rằng đạo đức và sự hiểu biết quy định lẫnnhau Có được đạo đức là nhờ ở sự hiểu biết, do vậy chỉ sau khi có hiểu biếtmới trở thành có đạo đức Aristoste (384-322 TCN) cho rằng không phải hyvọng vào Thượng đế áp đặt để có người công dân hoàn thiện về đạo đức, màviệc phát hiện nhu cầu trên trái đất mới tạo nên được con người hoàn thiệntrong quan hệ đạo đức
Hàn Phi Tử (280-233 TCN) quan niệm bản chất con người là vì tư lợi,cho nên phải dùng hình phạt, ông đề cao tư tưởng pháp trị, cổ vũ cho sự độctài của vua, ông quan tâm đến quyền lực, đến khoảng cách địa vị giữa ngườicai trị và người bị cai trị, đề cao chính sách dùng người, coi trọng tài năng vàxem đây là nhân tố quyết định sự thành bại của quản lý, tài năng của ngườiquản lý thể hiện ở việc dùng sức và dùng trí của người khác, trong lý thuyếtcai trị ông chú ý 3 yếu tố là Pháp - Thế - Thuật, cai trị phải biến đổi phù hợpvới thời thế, quản lý cần cả đức trị và pháp trị
Trang 6Do những hạn chế lịch sử, giai cấp nên những tư tưởng, nội dung giáodục, quản lý của các ông chứa đựng những yếu tố siêu hình, mang màu sắctôn giáo duy tâm thần bí, độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ, tự mâu thuẫnvới chính mình.
C.Mác (1818 - 1883) và Ph Ăngghen (1820 - 1895), đã đánh giá lạitoàn bộ tư tưởng đạo đức đã có từ xưa đến nay, tổng kết và đưa ra những luậnđiểm khoa học của mình về đạo đức Hai ông đã chỉ ra sự tất yếu xuất hiệncủa một kiểu đạo đức mới trong lịch sử - đạo đức cách mạng của giai cấpcông nhân Theo Ph Ăngghen, đây là nền đạo đức đang tiêu biểu cho sự lật
đổ hiện tại, biểu hiện cho lợi ích của tương lai tức là đạo đức vô sản Luậnđiểm này đã đặt cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu quản lý quátrình giáo dục phẩm chất nhân cách bảo đảm cho con người phát triển mộtcách toàn diện
V.I Lênin (1870 - 1924) khẳng định sự tất yếu ra đời của luân lý cộngsản và đạo đức cộng sản Trong đó V.I Lênin đã chỉ ra thực chất cách mạngcủa nội dung đạo đức mới đó là : những gì góp phần phá huỷ xã hội cũ củabọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những người lao động chung quanhgiai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới của những người cộng sản Đây là
cơ sở khoa học để xây dựng, phát triển và quản lý nền giáo dục mới – nềngiáo dục xã hội chủ nghĩa
Ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên tiếp thunhững quan điểm đạo đức Mác - Lênin và thật sự làm một cuộc cách mạngtrên lĩnh vực đạo đức Người gọi đó là đạo đức mới, đạo đức cách mạng:
“Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu, nó là đạo đức mới, đạo đức vĩđại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng,của dân tộc, của loài người” [20, tr.337] Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức
là nền tảng của người cách mạng Nội dung cơ bản trong quan điểm đạo đứccách mạng là: Trung với nước, hiếu với dân; cần kiệm liêm chính, chí công vô
Trang 7tư; yêu thương con người; tinh thần quốc tế trong sáng Quan điểm của Người
về đạo đức là những quan điểm thật sự khoa học, biện chứng, Mác xít, phùhợp với sự tiến hoá xã hội loài người Để có được đạo đức cách mạng mỗingười phải chăm lo tu dưỡng, kiên trì bền bỉ suốt đời: Đạo đức cách mạngkhông phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày màphát triển và củng cố, cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyệncàng trong
Ở nước ta đã có một số tác giả nghiên cứu về đạo đức và giáo dục đạođức cho học sinh Phạm Minh Hạc đã nêu lên 6 giải pháp cơ bản giáo dục đạođức con người Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH: “Tiếp tục đổi mới nộidung, hình thức giáo dục đạo đức trong các trường học; Củng cố ý tưởng giáodục ở gia đình và cộng đồng, kết hợp chặt chẽ với giáo dục nhà trường trongviệc giáo dục đạo đức cho con người; kết hợp chặt chẽ giáo dục đạo đức vớiviệc thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp của các cơ quan thi hành pháp luật; tổchức thống nhất các phong trào thi đua yêu nước và các phong trào rèn luyệnđạo đức, lối sống cho toàn dân, trước hết cho cán bộ đảng viên, cho thầy côcác trường học; xây dựng một cơ chế tổ chức và chỉ đạo thống nhất toàn xãhội vệ giáo dục đạo đức nâng cao nhận thức cho mọi người” [18, tr.171-176]
Tác giả Trần Hậu Kiểm và Đoàn Đức Hiếu trong cuốn “Hệ thống phạm trù đạo đức học sinh và giáo dục đạo đức cho sinh viên” đã khái quát hoá
những phạm trù đạo đức cơ bản đó là: lẽ sống, hạnh phúc, danh dự, nghĩa vụ
và lương tâm, thiện và ác,… Những phạm trù này phản ánh nội dung kháchquan của đời sống xã hội, nó có liên hệ hữu cơ với tình cảm con người trongmối quan hệ giữa con người và đời sống xã hội
Trong giáo trình “Đạo đức học” dành cho giáo viên THCS hệ Cao đẳng
sư phạm, Tác giả Phạm Khắc Chương và Hà Nhật Thăng đã nhấn mạnh nộidung giảng dạy và giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên hiện nay là đạo
Trang 8đức trong gia đình, đạo đức trong tình bạn, đạo đức trong tình yêu, đạo đứctrong học tập, đạo đức trong giao tiếp.
Tác giả Huỳnh Khải Vinh đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của lốisống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội; mối quan hệ giữa lối sống, đạo đức vớiphát triển văn hoá và con người, sự tác động của các nhân tố chính trị, kinh tế,
xã hội tới lối sống đạo đức, chuẩn giá trị xã hội truyền thống và cách mạng;những kinh nghiệm và bài học về xây dựng lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xãhội của một số nước; thực trạng, phương hướng, quan điểm và giải pháp xâydựng lối sống đạo đức, chuẩn giá trị trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước
Tác giả Nguyễn Kim Bôi nghiên cứu về “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh THCS ở trường THCS Trần Đăng Ninh
- Hà Tây” Từ thực trạng đạo đức của học sinh ở một trường mà tác giả coi là
tiêu biểu cho đặc điểm của nhiều trường ở nông thôn Việt Nam, tác giả đã đưa ramột số giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
Tác giả Nguyễn Thị Yến Phương đề xuất một số biện pháp giáo dụcđạo đức cho học sinh thông qua việc phối hợp giữa nhà trường và xã hội
Tác giả Nguyễn Thị Vinh đi sâu nghiên cứu thực trạng giáo dục đạo đứccho học sinh trường THCS Tân Mai - quận Hoàng Mai - Hà Nội, sau đó đề ra một
số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ cho học sinh của trường
Tác giả Đặng Vũ Hoạt đã đi sâu vào nghiên cứu vai trò của giáo viên chủnhiệm trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh và đưa ra một số địnhhướng cho giáo viên chủ nhiệm trong việc đổi mới nột dung, cải tiến phương
pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trường phổ thông [15, tr.19] Phạm Khắc
Chương nghiên cứu: “Một số vấn đề đạo đức - giảng dạy và giáo dục đạo đức ởtrường THCS” [6] Đặng Quốc Bảo: “Một số ý kiến về nhân cách thế hệ trẻ,thanh niên, sinh viên và phương pháp giáo dục” [1]; Phan Ngọc Liên: “Đổi mớiviệc giáo dục đạo đức cho giới trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh”…
Trang 9Nhìn chung các công trình nghiên cứu của các học giả trên đã đưa ranhững vấn đề lý luận, hướng nghiên cứu và những định hướng rất cơ bản,quan trọng cho công tác giáo dục đạo đức công dân và giáo dục đạo đức chohọc sinh.
Ngoài ra vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh cũng đã được cứu
nghiên ở một số đề tài luận văn thạc sĩ như: “Các biện pháp quản lý phối hợp
giữa nhà trường với gia đình và xã hội nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh
THCS các trường công lập Thành Phố Hà Nội” của Nguyễn Thị Chiến năm 2007; “Các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên trường CĐSP Hưng Yên” của Hứa Văn Tuấn năm 2007; “Một số biện pháp quản lý hoạt
động giáo dục đạo đức cho học sinh trung tâm giáo dục thường xuyên thành
phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ” của Nguyễn Đức Quân, năm 2007; “ Một số biện
pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của hiệu trưởng các
trường trung học phổ thông huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ” của Nguyễn Anh Tuấn, năm 2007; “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho
học sinh của trường THCS huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình” của Mai VănTrường, năm 2008.; Võ Huỳnh Ngọc Vân: “Một số biện pháp phối hợp giữaHiệu trưởng và tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong côngtác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS tỉnh Bình Dương”; Trần Thị HảiYến nghiên cứu “Những giải pháp tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình
và xã hội nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở thị xã Thái Bình”;
Tóm lại, các công trình khoa học trên đây đã đi sâu vào việc nghiên cứu
thực trạng và tìm ra các giải pháp cho công tác giáo dục đạo đức và nâng caochất lượng giáo dục nhân cách cho học sinh THCS Tuy nhiên, quản lý hoạtđộng giáo dục đạo đức cho học sinh THCS nói chung và hoạt động giáo dụcđạo đức học sinh THCS của huyện Mỹ Hào nói riêng trong điều kiện pháttriển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay vẫncòn là vấn đề chưa được quan tâm đúng mức Đặc biệt là trước sự sa sút vềđạo đức của học sinh nói chung và chất lượng đạo đức của học sinh THCS
Trang 10huyện Mỹ Hào nói riêng đang có những diễn biến phức tạp, công tác quản lýgiáo dục đạo đức cho học sinh các trường THCS trên địa bàn của huyện đangđứng trước những thách thức mới cần phải được giải quyết, trong khi đó ởhuyện Mỹ Hào đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này.
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn hoạt động giáo dục đạođức học sinh THCS, đề xuất biện pháp quản lý nhằm nâng cao chấtlượng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Mỹ Hào,tỉnh Hưng Yên
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải rõ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức chohọc sinh THCS
- Phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức và quản lý hoạt độnggiáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
- Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinhTHCS huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
4 Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục nhân cách cho học sinh THCS
* Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện MỹHào, tỉnh Hưng Yên
* Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về quản lý hoạt động
giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
Phạm vi khảo sát: Tiến hành điều tra, khảo sát đối với cán bộ, giáo
viên, học sinh ở 6 trường THCS huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên: Thị trấn BầnYên Nhân, Cẩm Xá, Nhân Hoà, Lê Hữu Trác, Phùng Chí Kiên, Minh Đức
Giới hạn thời gian: Các số liệu được sử dụng từ năm 2012 đến 2015.
Trang 115 Giả thuyết khoa học
Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS có vai trò, vị trí rất quan
trọng, trực tiếp góp phần phát triển toàn diện nhân cách học sinh Nếu các chủ
thể quản lý thường xuyên nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các lực lượngliên quan; xây dựng và tổ chức kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh khoahọc, chặt chẽ; quan tâm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đứctrong sáng, vững vàng về chuyên môn, gương mẫu về lối sống; xây dựng cơ chếphối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội; thực hiện tốt công tác kiểm tra,
đánh giá kết quả giáo dục đạo đức thì chất lượng hoạt động giáo dục đạo đức
cho học sinh THCS sẽ được nâng cao, góp phần phát triển nhân cách toàndiện cho học sinh
6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vậtbiện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm củaĐảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và quản lý giáo dục; trực tiếp là các nộidung liên quan đến giáo dục phẩm chất, đạo đức lối sống cho học sinh phổthông theo quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT trong điều kiệnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thời kỳ hội nhập quốc tế
Quá trình nghiên cứu vận dụng các quan điểm hệ thống - cấu trúc, lôgíc
- lịch sử và quan điểm thực tiễn để phân tích, đánh giá, xem xét các vấn đềnghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu bổsung cho nhau trong nghiên cứu nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Trên cơ sở nghiên cứu các văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, cáctài liệu, văn bản, tạp chí, sách báo, công trình khoa học có liên quan đến đề tài
Trang 12nghiên cứu, đề tài xác định cơ sở lý luận của GDĐĐ và quản lý hoạt độngGDĐĐ đối với học sinh.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu điều tra để khảo sát tìm hiểu các
vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu, tìm ra nguyên nhân đề xuất biệnpháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh
Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động quản lý GDĐĐ cho học
sinh thông qua việc tổ chức học tập, rèn luyện học sinh tại các trường THCS
Phương pháp toạ đàm: Trực tiếp trao đổi với cán bộ, giáo viên và học
sinh về thực trạng đạo đức của học sinh và thực trạng quản lý hoạt độngGDĐĐ hiện nay
Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến một số nhà sư phạm, nhà quản lý,
nhà khoa học đầu ngành, có kinh nghiệm và tâm huyết về các biện pháp quản
lý hoạt động GDĐĐ hiện nay
Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng các thuật toán thống kê để
tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu thu được phục vụ cho các vấn đề cần giảiquyết trong luận văn
7 Ý nghĩa của đề tài
Luận văn làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về quản lý giáo dục đạo đức vàxác định được hệ thống biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáodục đạo đức cho học sinh THCS huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
để tổ chức giáo dục đạo đức học sinh ở các trường THCS
8 Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm phần mở đầu, 3 chương (10 tiết), kết luận, kiến nghị,danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 13Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1 Các khái niệm của đề tài
1.1.1 Giáo dục đạo đức
Theo quan điểm của học thuyết Mác - Lênin: Đạo đức là một hình thái
ý thức xã hội có nguồn gốc từ lao động sản xuất và đời sống cộng đồng xãhội, nó phản ảnh và chịu sự chi phối của tồn tại xã hội Tồn tại xã hội thay đổithì đạo đức cũng thay đổi theo Đạo đức mang tính lịch sử, tính giai cấp vàtính dân tộc Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy định, chuẩn mựcnhằm hướng con người tới cái chân, cái thiện, cái mỹ, chống lại cái giả, cái
ác, cái xấu,… Các chuẩn mực đạo đức xuất hiện do nhu cầu của đời sống xãhội, là sản phẩm của lịch sử xã hội, do cơ sở kinh tế - xã hội quyết định Bất
kỳ trong thời đại nào, đạo đức con người cũng được đánh giá theo khuôn phépchuẩn mực và quy tắc đạo đức Đạo đức là sản phẩm của xã hội, cùng với sựphát triển của sản xuất, các mối quan hệ xã hội, hệ thống các quan hệ đạo đức,
ý thức đạo đức, hành vi đạo đức cũng theo đó ngày càng phát triển, ngày càngnâng cao, phong phú, đa dạng và phức tạp hơn
Theo từ điển Tiếng Việt: Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ con người với con người và đối với xã hội [33, tr.102].
Đạo đức là một hình thái xã hội luôn mang tính lịch sử, tính giai cấp,tính dân tộc gắn với tiến trình phát triển của nhân loại và dân tộc Đạo đứccũng chịu sự quy định của điều kiện kinh tế, vật chất xã hội đồng thời cũngchịu sự qua lại và chế ước lẫn nhau của các hình thái ý thức khác nhau nhưpháp luật, văn hoá, giáo dục, tập quán
Đạo đức là phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng những tiêu chuẩn đạo đức mà có Đạo đức của con người biến đổi cùng với sự biến đổi
Trang 14và phát triển của các điều kiện kinh tế xã hội Theo thời gian phạm trù đạo đức ngày càng hoàn thiện và đầy đủ hơn Trong xã hội hiện nay, các giá trị đạo đức là sự kết hợp hài hoà các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc với đạo đức cách mạng và xu thế tiến bộ của thời đại nhân loại.
Từ cách tiếp cận trên, chúng tôi quan niệm: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh điều chỉnh quan hệ về ý thức và hành vi của con người trong quan
hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, con người với tự nhiên và với bản thân.
Khái niệm đạo đức bao gồm 3 nội dung chính: Quan hệ đạo đức, ý thứcđạo đức và hành vi đạo đức Chúng có quan hệ hữu cơ với nhau:
Quan hệ đạo đức là hệ thống những mối quan hệ giữa con người vớicon người, giữa cá nhân với xã hội về mặt đạo đức
Ý thức đạo đức là sự phản ánh những quan hệ đạo đức dưới dạngnhững quy tắc, chuẩn mực phù hợp với những quan hệ đạo đức Ý thức đạođức là tiêu chuẩn giá trị cao nhất tạo nên bản chất đạo đức của con người Nóbao gồm tri thức đạo đức và tình cảm đạo đức
Hành vi đạo đức là sự hiện thực hoá ý thức đạo đức Nó làm cho ý thứcđược cụ thể hoá và trở nên có ý nghĩa
Theo nghĩa rộng, giáo dục được hiểu là giáo dục xã hội, được coi làlĩnh vực hoạt động của xã hội nhằm truyền đạt những kinh nghiệm xã hội,lịch sử chuẩn bị cho thế hệ trẻ trở thành lực lượng tiếp nối sự phát triển của xãhội, kế thừa và phát huy nền văn hoá nhân loại và dân tộc
Giáo dục theo nghĩa hẹp là những tác động có tổ chức, có kế hoạch, cóquy trình chặt chẽ nhằm mục đích cung cấp kiến thức, kỹ năng hình thành thái
độ, hành vi cho thanh thiếu niên xây dựng và phát triển nhân cách theo môhình mà xã hội đương thời mong muốn
Trang 15Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt: Giữa giáo dục và phát triển nhân cách cótác động qua lại rất mật thiết với nhau; vì vậy để có thể tác động có hiệu quảđến sự phát triển nhân cách, giáo dục phải dựa vào những đặc điểm nhân cáchcủa từng lứa tuổi, thậm chí của từng cá nhân Mỗi một lứa tuổi là một giaiđoạn phát triển nhân cách, những giai đoạn này mang tính quy luật, mang tínhchu kỳ nhất định, chúng phản ánh sự luân phiên của các dạng hoạt động chủđạo Giai đoạn trước tạo tiền đề và điều kiện cho giai đoạn sau, đồng thời tạo
ra những chất mới về tâm lý, trí tuệ, đạo đức và thẩm mỹ
Theo đó, GDĐĐ là tổng thể những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể giáo dục đến đối tượng giáo dục nhằm hình thành và phát triển ý thức, tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen đạo đức phù hợp với những giá trị, chuẩn mực của xã hội.
GDĐĐ vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật cao Đòi hỏicác nhà giáo dục không chỉ phải tuân theo quy luật hình thành phát triển nhâncách mà còn phải biết vận dụng linh hoạt sáng tạo các biện pháp sư phạm tácđộng vào ý thức học sinh để tổ chức và quản lý được các hoạt động GDĐĐ mộtcách hiệu quả, GDĐĐ là một quá trình phức tạp, khó khăn, công phu, lâu dài
Giáo dục đạo đức trong nhà trường là một bộ phận không thể thiếuđược của quá trình giáo dục tổng thể có quan hệ biện chứng với các quá trình
bộ phận khác như giáo dục trí tuệ, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáodục lao động hướng nghiệp Giáo dục đạo đức vừa có mối quan hệ mật thiếtvới các bộ phận khác trong quá trình giáo dục tổng thể, lại vừa có vai trò địnhhướng cho các hoạt động giáo dục khác và có ảnh hưởng quan trọng đến kếtquả giáo dục Trong quá trình giáo dục đạo đức, để đạt được kết quả cao cần
có sự tác động và phối hợp của rất nhiều yếu tố từ mục đích, kế hoạch, nộidung, phương pháp, phương tiện giáo dục đạo đức đến tác động của các lựclượng giáo dục và sự phối hợp của các lực lượng giáo dục Giáo dục đạo đức
Trang 16không chỉ là khoa học mà còn là nghệ thuật Nó đòi hỏi nhà giáo dục vừa phảituân theo quy luật hình thành và phát triển nhân cách vừa phải tìm và vậndụng khéo léo các biện pháp sư phạm tác động vào ý thức học sinh để tổ chức
và quản lý được các hoạt động giáo dục đạo đức một cách có hiệu quả Đây làquá trình lâu dài, phức tạp đòi hỏi phải công phu, kiên trì, liên tục và lặp đilặp lại nhiều lần
GDĐĐ cho học sinh là tổng thể những tác động có mục đích, có kếhoạch của nhà giáo dục được chọn lọc về nội dung, phương pháp, hình thứcphù hợp với học sinh nhằm hình thành và phát triển ý thức, tình cảm, niềmtin, hành vi và thói quen đạo đức, giúp cho học sinh biết cách ứng xử đúngmực trong các mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, cá nhân với tự nhiên vớimọi người xung quanh và với chính mình, góp phần hình thành và phát triểnnhân cách của học sinh theo mục tiêu đã xác định
1.1.2 Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở
Học sinh trường trung học cơ sở có độ tuổi từ 11 - 15 tuổi (từ lớp 6 - 9),giai đoạn phát triển này của trẻ được gọi là tuổi thiếu niên Lứa tuổi này cómột vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó
là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánhbằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ“, “tuổi khó bảo”, “tuổikhủng hoảng”, “tuổi bất trị”
Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đangtách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (ngườitrưởng thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt pháttriển: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… của thời kỳ này Ở lứa tuổi thiếuniên có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”, điều nàyphụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát dục, điều kiện sống,hoạt động… của các em
Trang 17Mặt khác, ở những em cùng độ tuổi lại có sự khác biệt về mức độ pháttriển các khía cạnh khác nhau của tính người lớn - điều này do hoàn cảnhsống, hoạt động khác nhau của các em tạo nên Hoàn cảnh đó có cả hai mặt:Những yếu điểm của hoàn cảnh kiềm hãm sự phát triển tính người lớn: trẻ chỉbận vào việc học tập, không có những nghĩa vụ khác, nhiều bậc cha mẹ có xuthế không để cho trẻ hoạt động, làm những công việc khác nhau của gia đình,của xã hội Những yếu tố của hoàn cảnh thúc đẩy sự phát triển tính người lớn:
sự gia tăng về thể chất, về giáo dục, nhiều bậc cha mẹ quá bận, gia đình gặpkhó khăn trong đời sống, đòi hỏi trẻ phải lao động nhiều để sinh sống Điều
đó đưa đến trẻ sớm có tính độc lập, tự chủ hơn
Xu hướng phát triển tính người lớn ở lứa tuổi này có thể xảy ra theo cáchướng sau: Đối với một số em, tri thức sách vở làm cho các em hiểu biếtnhiều, nhưng còn nhiều mặt khác nhau trong đời sống thì các em hiểu biết rất
ít Có những em ít quan tâm đến việc học tập ở nhà trường, mà chỉ quan tâmđến những vấn đề làm thế nào cho phù hợp với mốt, coi trọng việc giao tiếpvới người lớn, với bạn lớn tuổi để bàn bạc, trao đổi với họ về các vấn đề trongcuộc sống, để tỏ ra mình cũng như người lớn Ở một số em khác không biểuhiện tính người lớn ra bên ngoài, nhưng thực tế đang cố gắng rèn luyện mình
có những đức tính của người lớn như: dũng cảm, tự chủ, độc lập …
Trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi thiếu niên cómột vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng Đây là thời kỳ phát triển phức tạpnhất, và cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởngthành sau này Thời kỳ thiếu niên quan trọng ở chỗ, trong thời kỳ này những
cơ sở, phương hướng chung của sự hình thành quan điểm xã hội và đạo đứccủa nhân cách được hình thành, chúng sẽ được tiếp tục phát triển trong tuổithanh niên Chúng ta, những nhà giáo dục, cần hiểu rõ vị trí và ý nghĩa củagiai đoạn phát triển tâm lý thiếu niên để có cách giáo dục và đối xử đúng đắnvới các em nhằm xây dựng cho các em một nhân cách toàn diện
Trang 18GDĐĐ cho học sinh là một bộ phận của quá trình giáo dục ở nhàtrường, nhằm thực hiện mục tiêu dạy học hoàn thiện nhân cách học sinh đápứng mục tiêu, yêu cầu dạy học của nhà trường phổ thông trong giai đoạn mới.
Hoạt động giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kếhoạch, được chọn lọc về nội dung, phương pháp, phương tiện phù hợp đếnhọc sinh nhằm hình thành và phát triển ý thức, tình cảm, niềm tin, hành vi vàthói quen đạo đức giúp cho học sinh biết ứng xử đúng mực trong các mốiquan hệ giữa cá nhân với xã hội, cá nhân với lao động, cá nhân với mọi ngườixung quanh và với chính mình, góp phần quan trọng trong việc hình thành và
phát triển nhân cách của học sinh Hoạt động GDĐĐ hình thành cho con
người những quan điểm cơ bản nhất, những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức
cơ bản của xã hội Nhờ đó con người có khả năng lựa chọn, đánh giá đúngđắn các hiện tượng đạo đức xã hội cũng như tự đánh giá suy nghĩ vê hành vicủa bản thân mình Vì thế, hoạt động GDĐĐ góp phần vào việc hình thành,phát triển nhân cách phù hợp với từng giai đoạn phát triển
Hoạt động GDĐĐ đạo đức cho học sinh THCS là quá trình tác động tớihọc sinh của nhà trường, gia đình và xã hội, nhằm hình thành cho học sinh ýthức, tình cảm, niềm tin đạo đức và cuối cùng quan trọng nhất là hình thànhcho họ thói quen, hành vi đạo đức trong đời sống xã hội Song giáo dục trongnhà trường giữ vai trò chủ đạo định hướng.“GDĐĐ cho học sinh là bộ phậnquan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục trong nhà trường xã hội chủnghĩa” [7, tr.128]
Hoạt động GDĐĐ có mục đích, có chức năng chủ yếu là giúp học sinhnhận thức đúng các yêu cầu, chuẩn mực, các giá trị đạo đức xã hội và rènluyện các thói quen, hành vi đạo đức phù hợp Dưới sự tác động tích cực củacác lực lượng giáo dục trong nhà trường, các em học sinh phải tiếp nhận cácyêu cầu, chuẩn mực, giá trị tư tưởng, đạo đức, pháp luật, hướng nghiệp,chuyển hoá thành ý thức, niềm tin, thái độ, hành vi cá nhân, trong suốt hoạt
Trang 19động GDĐĐ thì nhà giáo dục và đối tượng giáo dục luôn có mối quan hệtương tác; nhưng tác động của nhà giáo dục đóng vai trò định hướng, sự tiếpnhận và chuyển hoá có ý thức các giá trị của đối tượng giáo dục đóng vai tròquyết định sự thành công của quá trình giáo dục.
Từ cách tiếp cận trên tác giả quan niệm: Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS là hệ thống các tác động có mục đích, có kế hoạch của các lực lượng giáo dục đến học sinh nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng tình cảm, hình thành thói quen, hành vi đạo đức, góp phần hình thành phẩm chất nhân cách toàn diện cho học sinh, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu giáo dục của nhà trường.
GDĐĐ cho học sinh THCS là GDĐĐ đạo đức xã hội chủ nghĩa Nângcao chất lượng giáo dục chính trị, đạo đức, pháp luật, làm cho học sinh có tinhthần yêu nước, thấm nhuần lý tưởng xã hội chủ nghĩa, thật sự say mê học tập,
có ý thức tổ chức kỷ luật, kính thầy, yêu bạn, có nếp sống lành mạnh, biết tôntrọng pháp luật Là cách thức, con đường tác động có định hướng của chủ thểquản lý tới các thành tố tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức cho học sinhnhằm làm cho mọi lực lượng giáo dục nhận thức đúng đắn về tầm quan trọngcủa công tác giáo dục đạo đức, tích cực tham gia vào quá trình giáo dục đạođức để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã đề ra
Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh THCS: Giúp cho học sinh
nhận thức đúng đắn các giá trị đạo đức Trong đó mục đích quan trọng nhấtcủa GDĐĐ là tạo lập những thói quen hành vi đạo đức, biết hành động theo lẽphải, công bằng và nhân đạo, biết sống vì mọi người, vì gia đình, vì sự tiến bộ
xã hội
Nhiệm vụ của giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở:
- Giáo dục ý thức đạo đức Cung cấp cho người học sinh những tri thức
cơ bản về các phẩm chất đạo đức và các chuẩn mực đạo đức, trên cơ sở đógiúp họ hình thành niềm tin đạo đức
Trang 20- Giáo dục tình cảm đạo đức Khơi dậy cho học sinh những rung động,
những xúc cảm với hiện thực xung quanh, biết yêu ghét rõ ràng và có thái độđúng đắn đối với các hiện tượng phức tạp trong đời sống xã hội và tập thể
- Giáo dục thói quen đạo đức Giáo dục hành vi thói quen, tổ chức cho
học sinh lặp đi lặp lại nhiều lần những hành động đạo đức trong học tập, trongsinh hoạt và trong cuộc sống nhằm tạo được hành vi đạo đức bên trong và từ
đó có thói quen đạo đức bền vững
Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở:
- Trang bị cho học sinh những hiểu biết và niềm tin về các chuẩn mực
và quy tắc đạo đức khi giáo dục ý thức về mục đích cuộc sống bản thân, giáodục ý thức về lối sống cá nhân, giáo dục ý thúc về các mối quan hệ trong giađình, trong tập thể và ngoài xã hội, giáo dục ý thức về cuộc sống lao độngsáng tạo, về nghĩa vụ lao động và bảo vệ Tổ quốc
- Xây dựng hành vi và thói quen đạo đức phù hợp với các chuẩn mực
xã hội, tạo lập cho học sinh ý chí đạo đức vững vàng
- Hình thành cho học sinh nhu cầu, động cơ, tình cảm đạo đức phù hợpvới nền đạo đức mới, đạo đức xã hội chủ nghĩa
Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS: Là thành tố quantrọng của quá trình GDĐĐ, nó tác động trực tiếp đến kết quả của quá trìnhGDĐĐ cho học sinh Có các nhóm phương pháp GDĐĐ cơ bản sau: Nhómcác phương pháp hình thành ý thức cả nhân; Nhóm phương pháp kích thíchhoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử của học sinh
Trong các trường THCS nói chung, huyện Mỹ Hào nói riêng, giáo dụcđạo đức là hoạt động rất quan trọng, không thể thiếu, không được xem nhẹ, làmột nội dung để xem xét đánh giá học sinh Vì vậy, GDĐĐ là nhiệm vụ, tráchnhiệm của các cấp uỷ đảng, Ban Giám hiệu, các thầy giáo cô giáo, cán bộquản lý giáo dục nhằm bồi dưỡng, hình thành cho học sinh những tri thức đạođức, chuẩn mực đạo đức, tình cảm đạo đức trong sáng, từ đó góp phần hình
Trang 21thành và phát triển nhân cách học sinh với những phẩm chất đạo đức mới, tạonền tảng cho sự phát triển sau này.
1.1.3 Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch của chủ thểquản lý tác động đến đối tượng quản lý và khách thể quản lý trong quá trình họctập, rèn luyện của học sinh nhằm làm cho học sinh đạt kết quả cao nhất tronghọc tập, rèn luyện theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo
Theo Bách khoa toàn thư Liên Xô : Quản lý là chức năng của những hệthống có tổ chức với bản chất khác nhau, nhưng vẫn bảo đảm các chế độ hoạtđộng, thực hiện có hiệu quả chương trình, mục tiêu đã đề ra
Theo Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của chủ thể về các mặt:chính trị, văn hoá, kinh tế, xã hội; giáo dục
bằng một hệ thống các luật định, chính sách, nguyên tắc, phương pháp, biện
pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện phát triển của đối tượng” [10,
tr.8] Quản lý một đơn vị với tư cách là hệ thống xã hội là khoa học và nghệthuật tác động vào hệ thống và từng thành tố của hệ thống bằng phương phápthích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra” [10, tr.60]
Theo Trần Kiểm: ‘‘Quản lý là những tác động của chủ thể quản lýtrong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh các nguồn lựctrong và ngoài tổ chức một cách tối ưu nhằm đạt được mục đích với hiệu quảcao nhất”
Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích đến tập thểngười nhằm thực hiện mục tiêu quản lý Bản chất của quản lý được biểu hiệnqua chức năng quản lý với bốn chức năng cơ bản mà lý luận quản lý hiện đại
đã chỉ ra , đó là ; lập kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra đánh giá Bốn chứcnăng này có quan hệ mật thiết với nhau và tạo thành một chu trình quản lý.Nói tóm lại: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thểquản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quảnhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được các mục tiêu đặt ratrong điều kiện biến động của môi trường
Trang 22Theo điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông vàtrường phổ thông có nhiều cấp học: Trường THCS là cơ sở giáo dục phổthông của hệ thống giáo dục quốc dân, THCS là một bậc trong hệ thống giáodục quốc dân ở nước ta hiện nay, nó sau tiểu học và trước trung học phổthông Nó kéo dài 4 năm, từ lớp 6 đến lớp 9 Thông thường độ tuổi của họcsinh ở trường THCS là từ 11 đến 15, trường THCS được bố trí tại từng xã,phường, thị trấn
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là “Giúp học sinh phát triển toàn diện
về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển nănglực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người ViệtNam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bịcho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xâydựng và bảo vệ Tổ quốc” [3, tr.23]
Mục tiêu của giáo dục THCS - theo điều 23 Luật giáo dục: “nhằm giúphọc sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình
độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướngnghiệp để tiếp tục học THCS, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vàocuộc sống lao động” Như vậy THCS không chỉ nhằm mục tiêu học lên THCS
mà còn chuẩn bị cho sự phân luồng sau THCS, học sinh THCS phải có nhữnggiá trị đạo đức, tư tưởng, lối sống phù hợp với mục tiêu, có những kiến thứcphổ thông cơ bản về tự nhiên, xã hội và con người, gắn bó với cuộc sống cộngđồng và thực tiễn địa phương, có kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học
để giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống hàng ngày
Quản lý giáo dục nhân cách nói chung và quản lý GDĐĐ cho học sinhTHCS nói riêng là một nội dung quan trọng trong quản lý giáo dục ở nhàtrường THCS Quản lý hoạt động GDĐĐ trong nhà trường là hướng tới việcthực hiện phát triển toàn diện nhân cách cho người học, giáo dục con ngườivừa hồng, vừa chuyên Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
Trang 23THCS là hướng tới việc phát triển những phẩm chất cần và đủ mà xã hội yêucầu đối với các em để vươn tới một nhân cách toàn diện.
Quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh trường Trung học cơ sở là mộtmặt, một bộ phận, một nội dung của hoạt động giáo dục, là sự tác động có ýthức nhằm điều khiển, hướng dẫn những thói quen, hành vi, đạo đức, phù hợpvới quy luật khách quan
Quản lý hoạt động GDĐĐ trong trường THCS không chỉ bó hẹp ở việcquản lý hoạt động GDĐĐ theo những chuẩn mực xã hội mà phải coi trọngđến hoạt động GDĐĐ, hành vi, phẩm chất, nhân cách học sinh, tôn trọngngười già, dần dần nâng lên GDĐĐ nghề nghiệp cho học sinh Đây là hoạtđộng quan trọng giúp cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trườngcũng đã có nhận thức đúng đắn về những giá trị đạo đức, phẩm chất nhâncách, cách giao tiếp, cách ứng xử và giải quyết mối quan hệ thường ngày
Quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh phải kết hợp một cách sáng tạoquản lý hoạt động giáo dục của chủ thể quản lý và hoạt động tự giáo dục rènluyện của học sinh Trong hoạt động tự giáo dục học sinh được coi là chủ thể
tự quản lý quá trình giáo dục của mình thông qua các hoạt động xây dựng kếhoạch tự học tập, rèn luyện, tự kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục
Quản lý hoạt động GDĐĐ phải hướng tới việc làm cho mọi lực lượnggiáo dục nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ Quản
lý hoạt động GDĐĐ bao gồm việc quản lý mục tiêu, nội dung, hình thức,phương pháp giáo dục, huy động đồng bộ lực lượng giáo dục trong và ngoàinhà trường nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ GDĐĐ, biến quá trình giáo dụcthành quá trình tự giáo dục
Từ cơ sở lý luận về đạo đức, giáo dục đạo đức cho học sinh chúng tôi
quan niệm: Quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh trung học cơ sở là việc làm có kế hoạch, có tổ chức, có điều khiển của chủ thể quản lý đối với toàn
bộ hoạt động GDĐĐ cho học sinh, nhằm bảo đảm cho hoạt động GDĐĐ diễn
Trang 24ra đúng yêu cầu, nội dung và đạt hiệu quả cao, đáp ứng mục tiêu yêu cầu giáo dục của nhà trường.
Quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh thực chất là hoạt động có tổchức, có mục đích, có chỉ đạo của nhà quản lý đối với toàn bộ lực lượng giáodục trong nhà trường, để hình thành, phát triển ý thức, tình cảm, niềm tin,hành vi, thói quen đạo đức và hoàn thiện phẩm chất nhân cách theo mục tiêu,yêu cầu đào tạo của nhà trường, giúp học sinh biết ứng xử đúng mực trongquan hệ hàng ngày, giữa cá nhân với tập thẻ, với mọi người xung quanh trongquá trình học tập ở nhà trường phổ thông cũng như sau này
Chủ thể quản lý GDĐĐ cho học sinh THCS bao gồm chủ thể gián tiếp vàchủ thể trực tiếp Chủ thể gián tiếp, gồm: Phòng GD&ĐT, cấp uỷ, chính quyền
và các tổ chức chính trị, xã hội của địa phương và phụ huynh học sinh Chủ thểtrực tiếp, gồm: các tổ chức trong nhà trường; hiệu trưởng và các phó hiệutrưởng, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên của nhà trường và chính các học sinh
Về bản chất quản lý hoạt động GDĐĐ là hoạt động có mục đích, có tổchức của chủ thể quản lý; quá trình điều hành GDĐĐ trong nhà trường THCSđáp ứng mục tiêu, yêu cầu giáo dục trong nhà trường Đó là quá trình chủ thểquản lý xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch, vạch ra những phương hướng,tìm biện pháp, huy động các nguồn lực triển khai thực hiện đôn đốc, giám sátđiều chỉnh và đưa ra những quyết định sáng suốt, kịp thời nhằm thực hiện đượccác mục tiêu, đáp ứng được yêu cầu của xã hội về chất lượng đạo đức học sinh.Giáo dục đạo đức cho học sinh là một lĩnh vực quản lý rất khó khăn, phức tạpđòi hỏi người quản lý phải có năng lực quản lý vững vàng, toàn diện; khả năngvận dụng các biện pháp quản lý linh hoạt và phải luôn là tấm gương sáng vềđạo đức nhà giáo cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh
Mục tiêu của quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS làlàm cho quá trình giáo dục đạo đức vận hành đồng bộ, hiệu quả để nâng cao chấtlượng giáo dục đạo đức đáp ứng yêu cầu xã hội Mục tiêu quản lý gồm:
Trang 25Về nhận thức: Làm cho mọi người, mọi ngành, mọi cấp, mọi tổ chức xãhội có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức;nắm vững quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chủtrương của Đảng và nhà nước về vấn đề phát triển con người toàn diện.
Về thái độ tình cảm: Giáo dục cho học sinh biết ủng hộ những việc làm
đúng, đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực đi ngược lại truyền thốngđạo đức của dân tộc và giá trị nhân văn của đời sống, có ý thức đúng đắn vềhành vi của mình và luôn có ý thức tu dưỡng, rèn luyện, hoàn thiện phẩm chấtđạo đức cho bản thân Làm cho mọi thành viên trong nhà trường và cáclực lượng xã hội có tinh thần xây dựng đạo đức, lối sống lành mạnh, tạonên bầu không khí sư phạm và môi trường thuận lợi cho sự phát triểnnhân cách học sinh
Về hành vi: Tích cực tham gia quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, trong và ngoài nhà trường Tự rèn luyện tu dưỡng theo chuẩn mực đạo đức chung của xã hội Lập kế hoạch, triển khai, giám sát,
ra quyết định quản lý trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh khoa học, hợp lý để hoạt động và chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh phù hợp với đặc điểm, tình hình của nhà trường, địa phương và yêu cầu của xã hội.
Vấn đề quan trọng nhất của việc quản lý hoạt động GDĐĐ là làm saocho quá trình GDĐĐ đạt được mục đích hình thành cho học sinh ý thức, tìnhcảm và niềm tin đạo đức, tạo lập được những hành vi, thói quen đạo đức
1.2 Nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở
1.2.1 Kế hoạch hóa chương trình, nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở
Hoạt động GDĐĐ cho học sinh THCS là những hoạt động được tổchức trong mối quan hệ chặt chẽ với chương trình giáo dục và các hoạt độngchung của nhà trường Việc xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung
Trang 26GDĐĐ cho học sinh giúp người quản lý tư duy một cách có hệ thống để tiênliệu các tình huống có thể xảy ra, phối hợp mọi nguồn lực trong và ngoài nhàtrường để tổ chức việc GDĐĐ cho học sinh có hiệu quả hơn, tập trung vàocác mục tiêu và chính sách của Đảng, Nhà nước và của Ngành giáo dục trongviệc GDĐĐ cho học sinh, nắm vững các nhiệm vụ cơ bản của nhà trườngtrong việc GDĐĐ cho học sinh để phối hợp với các cán bộ, giáo viên, nhânviên khác, sẵn sàng ứng phó và đối phó với những thay đổi của môi trườngbên ngoài, phát triển hữu hiệu các tiêu chuẩn kiểm tra
Việc xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung GDĐĐ cho học sinh làviệc làm quan trọng, cần thiết trong công tác quản lý giáo dục Đây là một quátrình xác định những mục tiêu và các biện pháp tốt nhất để thực hiện nhữngmục tiêu đó, làm cơ sở cho việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổchức GDĐĐ phù hợp Do vậy, hoạt động GDĐĐ phải có kế hoạch khoa học,chặt chẽ, cụ thể và nằm trong mối quan hệ với các hoạt động chung của cáctrường THCS
Để xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung GDĐĐ cho học sinh,các chủ thể quản lý phải căn cứ vào chương trình giáo dục chính khoá và kếhoạch hoạt động chung của nhà trường Việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ chohọc sinh phải đảm bảo tính nguyên tắc, tính hệ thống nhưng phải linh hoạt,sáng tạo, tránh dập khuôn, máy móc và cứng nhắc Kế hoạch GDĐĐ được tổchức và thực hiện trong thể thống nhất của kế hoạch giáo dục chung và cáchoạt động khác của nhà trường
Kế hoạch, chương trình GDĐĐ cho học sinh THCS phải thể hiện rõ cácnội dung: mục đích, yêu cầu của từng hoạt động, nội dung hoạt động, phươngpháp, cách tổ chức tiến hành, vật chất bảo đảm và lượng thời gian cho cáchoạt động và chủ thể tiến hành Kế hoạch GDĐĐ phải cụ thể cho một thờigian nhất định: tuần, tháng, quý, học kỳ, năm học Quản lý kế hoạch GDĐĐcho học sinh THCS bao gồm: quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt độngthường xuyên, hoạt động theo chủ điểm, kế hoạch phối hợp các lực lượng
Trang 27giáo dục, kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động GDĐĐ.
Trong xây dựng kế hoạch GDĐĐ, các chủ thể quản lý cần tính toán cụ thể
kế hoạch năm học và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục Quá trình xâydựng kế hoạch GDĐĐ cho học sinh phải có sự tham gia của cán bộ quản lý,giáo viên, và các tổ chức đoàn thể trong toàn nhà trường
Kế hoạch phải mang tính toàn diện và cân đối các hoạt động giáo dụctrong một thể thống nhất và có kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động, từng đốitượng, phản ánh toàn diện được các nội dung của chương trình GDĐĐ
Khi lập kế hoạch quản lý GDĐĐ cho học sinh, người cán bộ quản lýcần lưu ý: Đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu GDĐĐ với mục tiêu giáodục trong nhà trường; Nắm vững thực trạng đạo đức học sinh và công tácGDĐĐ của nhà trường hiện tại; Phối hợp chặt chẽ, hữu cơ với kế hoạch dạyhọc trên lớp và kế hoạch hoạt động giáo dục khác; Lựa chọn nội dung, hìnhthức hoạt động đa dạng, thiết thực và phù hợp với hoạt động tâm sinh lý họcsinh để đạt hiệu quả giáo dục cao; Thành lập Ban đức dục, phân công nhiệm
vụ rõ ràng cho các thành viên trong Ban đức dục để theo dõi, giám sát, kiểmtra, đánh giá việc GDĐĐ cho học sinh; Xây dựng kế hoạch chi tiết theo tuần,tháng, năm
Để xây dựng được kế hoạch GDĐĐ chặt chẽ, khoa học, các chủ thểquản lý cần phải quản lý tốt các vấn đề trên Không được xem nhẹ hoặc tuyệtđối hoá một nội dung nào
1.2.2 Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở
Tổ chức: Người CBQL cần triển khai việc bố trí nhân lực cho công tác
GDĐĐ cho học sinh một cách hợp lý Thành lập Ban đức dục gồm hiệutrưởng hoặc phó hiệu trưởng, tổng phụ trách, bí thư chi đoàn giáo viên,GVCN, đại diện cha mẹ học sinh Ban đức dục có nhiệm vụ tư vấn cho hiệutrưởng trong việc xây dựng kế hoạch, triển khai chương trình, kiểm tra, đánh
Trang 28giá các hoạt động GDĐĐ trong nhà trường.
Người CBQL cần đưa ra những quy định cụ thể, phù hợp với điều kiệncủa nhà trường, địa phương và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh để công tácGDĐĐ cho học sinh trong trường THCS đạt hiệu quả cao
Không những thế, người CBQL cần bố trí, thu xếp về tài lực, vật lực đểcông tác GDĐĐ cho học sinh có điều kiện triển khai hiệu quả
Chỉ đạo: Để công tác GDĐĐ thực sự được triển khai theo đúng quy
trình sư phạm, đạt yêu cầu của kế hoạch đề ra, người CBQL cần hướng dẫncác tổ chức trong và ngoài nhà trường, cán bộ - giáo viên - nhân viên trongnhà trường cách thức thực thi kế hoạch, đặc biệt chú trọng các phương pháp,hình thức tổ chức GDĐĐ tích hợp với các môn học khác, các hoạt động ngoàigiờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá…
Trong tổ chức, chỉ đạo các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinhcần giám sát các hoạt động GDĐĐ được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhântrong và ngoài nhà trường để điều chỉnh, động viên, kích thích và uốn nắnviệc thực thi kế hoạch đề ra Cùng với việc chỉ đạo đa dạng hóa các phươngpháp, hình thức tổ chức GDĐĐ, các chủ thể quản lý cần đặc biệt quan tâmđến kết quả, tính hiệu quả của các hoạt động, tránh tổ chức mang tính hìnhthức, hiệu quả thấp, tác dụng giáo dục không cao
1.2.3 Quản lý sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở
Quản lý được sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong việcgiáo dục đạo đức cho học sinh góp phần tạo dựng môi trường giáo dục mangtính liên kết cao, đồng thời có tác dụng thúc đẩy sự quan tâm của cộng đồng,gia đình trong việc giáo dục trẻ nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng Quản
lý sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong công tác GDĐĐ chohọc sinh là sự tổ chức các mối quan hệ một cách biện chứng để phát huy đượcsức mạnh tổng hợp, xây dựng môi trường giáo dục đúng đắn, rộng khắp, tạolên điều kiện thuận lợi về cả vật chất và tinh thần để phục vụ cho quá trình
Trang 29phát triển nhân cách của học sinh Người CBQL cần nhận thức được tầm quantrọng của việc phối hợp giáo dục giữa gia đình - nhà trường - xã hội để có sựquản lý đúng đắn và linh hoạt bởi lẽ quá trình hình thành và phát triển nhâncách nói chung, phát triển các phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị nói riêngluôn bị chế ước bởi những điều kiện khách quan và chủ quan tác động.
Phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội nhằm GDĐĐ cho học sinh
là sự tác động vào đối tượng tạo ra mối liên hệ tác động hướng đích có tínhthống nhất, tập trung… để huy động sức mạnh tổng hợp của nhà trường, giađình và xã hội nhằm GDĐĐ cho học sinh Để quản lý tốt nội dung này ngườiHiệu trưởng phải xây dựng được kế hoạch phối hợp, thu hút và tranh thủ được
sự quan tâm của gia đình và toàn xã hội nhằm cung cấp được tài liệu, cập nhậtthông tin, bổ sung kiến thức, điều động cán bộ, hỗ trợ kinh phí, giúp đỡ cảitạo, bổ sung nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất; tăng cường sự ràng buộcchặt chẽ, mở rộng biện pháp giáo dục, tìm biện pháp thích hợp với nhữngtrường hợp cụ thể
1.2.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở
Cách kiểm tra: Kiểm tra từ trên xuống những hoạt động của các tổ chứcquản lý của Ban đức dục, kiểm tra qua các bài thi tìm hiểu, kiểm tra qua quansát, tự kiểm tra đánh giá của đội sao đỏ, đội tự quản của học sinh, kiểm tra quacác tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể của từng hoạt động, kiểm tra qua các tình huống
Tổng kết đánh giá: Đánh giá thi đua, khen thưởng theo nhiều mức độkhác nhau, xếp loại hạnh kiểm
Rút kinh nghiệm, tìm ra phương pháp quản lý tốt, chưa tốt, bổ sung,điều chỉnh kế hoạch quản lý GDĐĐ cho học sinh ở những năm sau
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
1.3.1 Tác động từ điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương
Trong xu thế toàn cầu hoá về kinh tế và văn hoá, nền kinh tế nước ta
Trang 30đang có những bước chuyển mình phát triển, nhưng khoảng cách phát triểnkinh tế, khoảng cách về giáo dục, đào tạo giữa nước ta và các nước ngày càng
mở rộng; hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường làm nảy sinh nhữngvấn đề mới, như nguy cơ xâm nhập của văn hoá và lối sống không lành mạnhlàm xói mòn dần bản sắc văn hoá dân tộc, sự thâm nhập của các loại dịch vụgiáo dục, đào tạo kém chất lượng từ bên ngoài có thể gây rủi ro lớn đối vớigiáo dục, đào tạo Cơ chế thị trường đã làm gia tăng khoảng cách giàu - nghèogiữa các nhóm dân cư, khoảng cách phát triển giữa các vùng miền có nguy cơdẫn đến tình trạng thiếu bình đẳng trong tiếp cận giáo dục của người dân , cơchế thị trường đã len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống xã hội, làm cho giátrị đạo đức truyền thống ngày càng bị xói mòn Cùng với những thành quả đạtđược về kinh tế thì chúng ta đã thấy mặt trái của cơ chế thị trường đã làm xuấthiện ngày càng nhiều những tệ nạn xã hội: rượu chè, nghiện hút, trộm cắp,…Trước cám dỗ của đồng tiền đã làm không ít học sinh sa ngã vào con đườngphạm pháp khi tuổi đời các em còn rất trẻ
Sự buông lỏng trong quản lý của các cấp, các ngành về các hoạt độngdịch vụ văn hoá đã làm xuất hiện ngày càng nhiều tụ điểm giải trí không lànhmạnh tập trung gần trường học như: các tiệm Internet, Bida, Game, các tụđiểm đánh bài,… nhằm phục vụ lợi ích của riêng họ Đây là nguyên nhânquan trọng dẫn đến tình trạng học sinh trốn học, bỏ tiết, gây gổ đánh nhau, viphạm pháp luật
Mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động tiêu cực đến lối sống, đạođức của mọi người dân, trong đó có học sinh THCS Tâm lý sống gấp, sốnghưởng thụ đã làm cho nhiều người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau sa vào các
tệ nạn xã hội Thậm chí một bộ phận không nhỏ bị tha hoá bởi đồng tiền, vìnhững hưởng thụ vật chất mà hành động mù quáng Chính những hiện tượng
xã hội này ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức, lối sống của con người, đặc biệt làthế hệ trẻ; nó đồng thời tạo nên những ảnh hưởng xấu đến công tác GDĐĐ và
Trang 31quản lý GDĐĐ trong nhà trường.
1.3.2 Sự tác động của nhà trường, gia đình đến quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
Về phía nhà trường: Một bộ phận không ít cán bộ quản lý còn xem nhẹ
việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức; công tác giáo dục đạo đức chưađược tuyên truyền rộng rãi trong tập thể giáo viên, chưa coi trọng hoặc thựchiện thiếu đồng bộ, xuyên suốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, đôilúc còn bảo thủ áp đặt, nguyên tắc một cách máy móc, thiếu sự sáng tạo, thậmchí còn giả tạo; nhiều nhà trường còn chưa chú trọng môn giáo dục công dânnặng về dạy chữ hơn là dạy người, xem nhẹ giáo dục nhân cách, lối sống, tìnhcảm, đạo đức, mỹ thuật, âm nhạc; việc đánh giá kết quả, khen thưởng, kỷ luậtthiếu khách quan và không công bằng; sự phối hợp không đồng bộ giữa cáclực lượng giáo dục Có lúc, có nơi uy tín người thầy bị sa sút, các giá trị
truyền thống "Tôn sư trọng đạo” bị nhìn nhận một cách méo mó, vật chất
hoá, thực dụng; có trường hợp người thầy không giữ được tư cách đáng kínhtrọng trong quan hệ thầy trò; tình trạng vi phạm dạy thêm, chèn ép họcsinh học thêm, thương mại hoá trong kiểm tra, đánh giá làm cho tình cảm thầy
- trò bị tổn thương, truyền thống tôn sư trọng đạo dần mai một Đa số các giáoviên chỉ quan tâm đến kiến thức môn học của mình mà ít quan tâm đến giáodục đạo đức và kỹ năng sống, phần lớn GVCN thiếu kinh nghiệm, kỹ năngtrong thực hiện biện pháp giáo dục; hoạt động của Đoàn thanh niên tronggiáo dục đạo đức chưa thật sự toàn diện và hiệu quả; thực hiện xã hội hoágiáo dục đạo đức nhà trường làm chưa tốt; việc lồng ghép giáo dục đạo đứctrong môn học vừa thiếu vừa yếu đều có ảnh hưởng rất lớn đến quá trìnhgiáo dục đạo đức cho học sinh
Về phía gia đình: Gia đình với những quan hệ mật thiết, là nơi nuôi
dưỡng các em học sinh từ bé đến lúc trưởng thành Nó là cội nguồn của mọicội nguồn hình thành nhân cách học sinh "Nề nếp gia phong", " nếp nhà" là
Trang 32những điều rất quan trọng mà người xưa đã từng nói về giáo dục gia đình.Trong thực tế rất hiếm có một gia đình mà trong đó ông, bà, cha mẹ và ngườilớn gương mẫu, sống có văn hoá, có đạo đức mà con cái lại hư hỏng Mặtkhác đối với học sinh THCS, ngoài thời gian học tập trên lớp chủ yếu các em
sẽ ở nhà, vì vậy giáo dục của gia đình có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trựctiếp đến giáo dục đạo đức cho học sinh
Nhiều cha mẹ do nhận thức lệch lạc, không có tri thức về giáo dục concái; sự quan tâm, nuông chiều thái quá trong việc nuôi dạy; sử dụng quyền uycủa cha mẹ một cách cực đoan; tấm gương phản diện của cha mẹ, người thân(cờ bạc, rượu chè, biến chất về đạo đức, chửi thề, gian dối, quan hệ gia đìnhthiếu tôn ti trật tự không kính trên, nhường dưới ); có các hoàn cảnh éo lehoặc hay bị sử dụng bằng vũ lực đã tác động không nhỏ đến sự hình thành
và phát triển nhân cách cho học sinh
1.3.3 Tác động từ chương trình, nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở
Tình trạng học sinh xuống cấp về đạo đức và vi phạm pháp luật ngàycàng tăng, trong khi chương trình giáo dục lại chưa thể hiện được vai trò củacác môn học này
Ở cấp THCS, với 75 bài học từ lớp 6 đến lớp 9, thời lượng cho môngiáo dục công dân cũng chỉ 26 tiết/năm, trong số đó đạo đức chỉ có 12 - 15tiết Học sinh lớp 7 học về bộ máy nhà nước cấp cơ sở, học sinh lớp 8 học vềquyền sở hữu tài sản, học sinh lớp 9 học về quyền tự do kinh doanh và nghĩa
vụ đóng thuế, quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân với nhiều từ khóhiểu, không phù hợp và chưa cần thiết với lứa tuổi 11 - 15
Về chương trình giáo dục đạo đức nói chung phong phú, rất nhiều bàihọc nhưng chương trình chưa xác định rõ những phẩm chất cơ bản của nhâncách con người Việt Nam như thế nào Các bài học nặng về lý thuyết, thiếu
Trang 33kỹ năng sống, chưa tạo được dấu ấn trong lòng học sinh, hình thành nhâncách không rõ nét, học sinh dễ bị tác động của hoàn cảnh xã hội.
1.3.4 Tác động từ chủ thể quản lý và các điều kiện bảo đảm
Các thầy, cô giáo là những người được trang bị kiến thức chuẩn vềchuyên môn, nghiệp vụ, được trang bị kiến thức tâm lý học lứa tuổi, cóphương pháp sư phạm, được rèn luyện thành con người có phẩm chất, đạođức, tư tưởng tốt Bất cứ người giáo viên nào trong nhà trường đều có thể vừatruyền dạy kiến thức, vừa giáo dục đạo đức cho học sinh Giáo viên là nhữngngười tiếp xúc trực tiếp với học sinh nên từ kiến thức trong mỗi bài giảng đếnlời nói, tác phong, cách ứng xử… của người giáo viên đều ảnh hưởng trựctiếp đến việc GDĐĐ cho học sinh Tình yêu thương, sự quan tâm cùng với sựmẫu mực của người giáo viên có ảnh hưởng tích cực đến việc GDĐĐ cho họcsinh Song sự non kém về chuyên môn, sự hời hợt trong ứng xử, thiếu côngbằng trong nhận xét, đánh giá… không những gây ảnh hưởng xấu đến họcsinh mà còn có thể làm mất niềm tin của các em vào con người và cuộc sống
Với định hướng mục tiêu giáo dục theo những chuẩn mực đạo đứcđúng đắn cộng với cơ sở vật chất đầy đủ, hệ thống chương trình khoa học,sách giáo khoa, tài liệu đọc thêm, sách tham khảo phong phú, các phương tiện
hỗ trợ giáo dục ngày càng hiện đại là yếu tố có tính hỗ trợ cao trong công tácGDĐĐ cho học sinh
*
* *
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyêntắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh điều chỉnh quan hệ, ý thức vàhành vi của con người trong quan hệ giữa con người với con người, giữa conngười với xã hội, con người với tự nhiên và với bản thân GDĐĐ là quá trìnhtác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể giáo dục đến đối tượng giáo dục
Trang 34theo các chuẩn mực đạo đức nhằm hình thành và phát triển ý thức, tình cảm, niềmtin, hành vi và thói quen đạo đức phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của nhà trường
Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS là hệ thống các tácđộng có mục đích, có kế hoạch của các lực lượng giáo dục đến học sinh nhằmnâng cao nhận thức, xây dựng tình cảm, hình thành thói quen, hành vi đạođức, góp phần hình thành phẩm chất nhân cách toàn diện cho học sinh, đápứng mục tiêu, yêu cầu giáo dục của nhà trường
Quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh trung học cơ sở là hoạt động có
kế hoạch, có tổ chức, có điều khiển của chủ thể quản lý đối với toàn bộ hoạtđộng GDĐĐ cho học sinh, nhằm bảo đảm cho hoạt động GDĐĐ diễn ra đúngyêu cầu, nội dung và đạt hiệu quả cao, đáp ứng mục tiêu yêu cầu giáo dục củanhà trường Nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS bao gồm:Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức; tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục đạođức; quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của đội ngũ cán bộ, giáoviên; quản lý sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong giáo dụcđạo đức; kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức Có nhiều yếu tố ảnhhưởng đến quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS: Điều kiệnkinh tế - xã hội; sự tác động của nhà trường, gia đình; chương trình giáo dụcđạo đức, pháp luật cho học sinh; đội ngũ giáo viên; yếu tố tài lực - vật lựctrong nhà trường…
Kết quả nghiên cứu chương 1 là cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng và
đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCShuyện Mỹ hào, tỉnh Hưng Yên
Trang 35Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN MỸ HÀO, TỈNH HƯNG YÊN 2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục của huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
2.1.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
Mỹ Hào là một huyện của tỉnh Hưng Yên thuộc vùng đồng bằng châuthổ sông Hồng, nằm trên Quốc lộ 5 - trục giao thông huyết mạch Hà Nội,Hưng Yên, Hải Phòng và Quảng Ninh Ngoài ra, Mỹ Hào còn nằm ở vị trí ngã
ba giữa Quốc lộ 5 với Quốc lộ 39A - trục giao thông quan trọng nối thành phốHưng Yên với thành phố Thái Bình và tỉnh Hà Nam, địa hình toàn vùng củahuyện tương đối bằng phẳng, vị trí rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hộitoàn diện và thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Huyện Mỹ Hào là một trong những huyện phát triển mạnh của tỉnh HưngYên, có 1 khu công nghiệp lớn Phố Nối B Toàn huyện có 12 xã và 1 thịtrấn, với số dân 1.562.500 người (2014) Tổng giá trị sản xuất ước đạt 13.992
tỷ đồng, tăng 15,7% so với năm 2013 Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệptăng 2,74%; giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 14%; giátrị sản xuất thương mại, dịch vụ tăng 23% Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp -Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - Dịch vụ, thương mại là 4,8% - 67,6% -27,6% Giá trị hàng xuất khẩu ước đạt 55,2 triệu USD, tăng 38% so với năm
2013 Giá trị sản xuất bình quân đầu người ước đạt 72 triệu đồng Tổng thungân sách nhà nước ước đạt 624 tỷ 783 triệu đồng, tăng 25% so với kế hoạchtỉnh giao, tăng 36% so với thực hiện năm 2013 (trong đó, thu thuế ngoài quốcdoanh đạt 39 tỷ đồng, thu tiền sử dụng đất đạt 82 tỷ 942 triệu đồng) Tổng chi
Trang 36ngân sách nhà nước huyện ước 363 tỷ 401 triệu đồng, tăng 45% so với kế hoạchtỉnh giao, tăng 35% so với thực hiện năm 2013.
Các lĩnh vực văn hoá - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực: tỷ lệ làng vănhoá đạt 100%; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 1,05 %; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổisuy dinh dưỡng theo cân nặng 14,36%; tỷ lệ hộ nghèo 2,7%, hộ cận nghèo1,2%; có 07/13 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế theo Bộ tiêu chí quốc gia về y tế
xã giai đoạn 2010 - 2020; có 30/43 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 70%; trật
tự xã hội, an ninh quốc phòng được đảm bảo
2.1.2 Tình hình giáo dục và đào tạo huyện Mỹ Hào
Trong những năm qua, sự nghiệp GD&ĐT của huyện Mỹ Hào tiếp tụcđược phát triển cả về số lượng và chất lượng ở tất cả các ngành học và cấphọc GD&ĐT được tất cả các cấp, các ngành quan tâm tạo điều kiện, phối hợpthực hiện mục tiêu phát triển
* Hệ thống trường, cơ sở giáo dục
Trên địa bàn toàn huyện hiện có 15 trường Mầm non, trong đó có 02trường ngoài công lập; 13 trường tiểu học; 14 trường THCS; 03 trường THPTtrong đó có 01 trường ngoài công lập; 01 trung tâm giáo dục thường xuyên;
13 trung tâm học tập công đồng tại các xã, thị trấn
* Quy mô lớp, học sinh năm học 2014- 2015
- Cấp Tiểu học: 267 lớp với 8688 học sinh
- Cấp THCS: 139 lớp với 4887 học sinh
* Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo
Chất lượng giáo dục ở các ngành học, cấp học được nâng lên rõ rệt Tỷ
lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt trên 95%
Công tác tổ chức thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, thay sách vàbảo quản, sử dụng thiết bị dạy học đi vào nề nếp, nền nếp chuyên môn và đổi mớiphương pháp dạy học được duy trì đều đặn, có chất lượng
Trang 37Qua bảng xếp loại học lực của học sinh trong ba năm gần đây, chúng tanhận rõ chất lượng giáo dục của Mỹ Hào có sự tiến bộ theo từng năm học.
Bảng 2.1 Kết quả xếp loại học lực của học sinh
(Nguồn: Phòng GD&ĐT Mỹ Hào)
Để đạt được thành tích chất lượng học tập của học sinh như trên cácnhà trường đã không ngừng nỗ lực vươn lên, khắc phục khó khăn, mỗi cán
bộ, giáo viên đều thực sự bỏ nhiều công sức đầu tư để nâng cao chất lượng trídục cho học sinh
* Các điều kiện phục vụ giảng dạy và học tập được tăng cường, đảm bảo yêu cầu phát triển giáo dục - đào tạo
Các cấp học của huyện Mỹ Hào cơ bản được bố trí đủ giáo viên, tỷ lệgiáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ ở các bậc học đạt 100 % Tàichính cho giáo dục được ưu tiên bố trí; tỷ lệ chi cho con người trên 90%; việcquản lý thu, chi thực hiện đúng quy định của Nhà nước Toàn huyện có 30/34trường đạt chuẩn Quốc gia trong đó bậc tiểu học đạt 100% số trường đạtchuẩn; mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, huyện Mỹ Hào sẽ có 100% sốtrường đạt chuẩn Quốc gia
* Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường hoạt động có nền nếp
Các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên đã tích cực, chủ động trongviệc phối hợp với chính quyền tổ chức thực hiện cuộc vận động “Học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phong trào “Xây dựng trườnghọc thân thiện, học sinh tích cực”, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, ý
Trang 38thức trách nhiệm nghề nghiệp và năng lực công tác của đội ngũ giáo viên từngbước được nâng cao.
* Công tác quản lý và thanh tra giáo dục có nhiều tiến bộ
Ngành giáo dục và đào tạo tham mưu tích cực cho cấp uỷ Đảng, chínhquyền trong việc quản lý, chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch triển khaithực hiện nhiệm vụ phát triển sự nghiệp GD&ĐT tại địa phương, hoạt độngthanh tra, kiểm tra được tăng cường; nội dung, phương pháp kiểm tra có nhiềuđổi mới
* Một số khó khăn, hạn chế của giáo dục và đào tạo huyện Mỹ Hào
Công tác chỉ đạo, quản lý trường học của các cấp còn yếu, nhất là khâubảo quản và sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng dạy
và học Bộ máy quản lý và kết quả hoạt động chưa đáp ứng với yêu cầu của xãhội học tập
Công tác quy hoạch giáo viên các trường chưa được chú trọng Cơ sởvật chất và thiết bị dạy học chưa đáp ứng yêu cầu giảng dạy nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện
Công tác thanh tra chưa được thực hiện thường xuyên, một số vấn đềchưa được quan tâm đúng mức, như thanh tra công tác quản lý nhân sự, pháttriển ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp, quản lý cơ sở vật chất, quản lý tài chính
2.1.2 Thực trạng đạo đức học sinh trung học cơ sở huyện Mỹ Hào
Qua bảng xếp hạnh kiểm của học sinh trong ba năm gần đây cho thấychất lượng giáo dục đạo đức của Mỹ Hào có sự tiến bộ theo từng năm học
Bảng 2.2 Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh
Trang 394887 học sinh
(Nguồn: Phòng GD&ĐT Mỹ Hào)
Qua bảng thống kê thực trạng kết quả xếp loại đạo đức của học sinhhuyện Mỹ Hào cho thấy: Đa số học sinh trong các năm học đều xếp loại đạođức khá, tốt Điều này phản ánh đúng thực tế học sinh huyện Mỹ Hào đa số lànhững học sinh thực hiện nghiêm túc những quy định nội quy, quy chế họctập và rèn luyện của nhà trường Các em được học tập rèn luyện phấn đấutrong môi trường sư phạm nghiêm túc Các nhà trường đều rất quan tâm rènluyện nề nếp học tập cũng như ý thức, tác phong, thái độ cho học sinh
Bên cạnh đó, số học sinh xếp loại đạo đức trung bình hàng năm khoảng4%, hạnh kiểm yếu từ 0,4 - 0,7% do bỏ học tự do, mải chơi, về nhà khôngchịu học bài Qua tìm hiểu, được biết gia đình các học sinh đó cũng chưa có
sự quan tâm đúng mức tới việc giáo dục con cái, còn có biểu hiện phó mặccho thầy cô giáo Khi xem xét kết quả học tập thì những em này là những emhọc sinh cá biệt về học tập, kết quả xếp loại đạo đức cũng yếu, kém
Theo kết quả tự đánh giá của các trường THCS trong huyện, theo đánhgiá của Phòng giáo dục & ĐT huyện Mỹ Hào, của chính quyền địa phương,qua nhận xét của Ban cha mẹ học sinh trong những năm gần đây đạo đức củahọc sinh ở các trường THCS trong huyện có những mặt tích cực sau:
Nhìn chung, đạo đức học sinh THCS huyện Mỹ Hào là tốt, trung bình
tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm tốt chiếm trên 75%, hàng năm đều có nhiều tiến
bộ Các biểu hiện về đạo đức tốt nhiều hơn những biểu hiện xấu Đa số họcsinh thực hiện tốt nội quy, điều lệ của nhà trường, có ý thức rèn luyện, tudưỡng đạo đức, có ý thức chăm sóc, bảo vệ của công, bảo vệ môi trường, giữgìn vệ sinh công cộng, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định nơi công cộng,
và pháp luật của Nhà nước Các em xác định được mục tiêu học tập nên sốlượng học sinh chăm chỉ chiếm tỷ lệ cao, có nhiều học sinh vượt khó vươn lên
Trang 40đạt kết quả cao trong học tập Các em thực hiện nghiêm túc các yêu cầu củagiáo viên và nhà trường, trung thực trong kiểm tra, thi cử.
Phần lớn học sinh THCS huyện Mỹ Hào có lối sống lành mạnh, biếtkính trọng người lớn tuổi, biết nghe lời thầy cô giáo, và người lớn tuổi tronggia đình, các em cũng biết giúp đỡ bố mẹ công việc nhà hoặc tham gia laođộng nhẹ đối với những gia đình có nghề phụ; có lòng tự trọng, có tính tự lập,
có tinh thần giúp đỡ người khác, tương thân, tương ái, tích cực hoạt động vănhoá, văn nghệ, thể dục thể thao Các em biết phòng tránh các tệ nạn xã hội, cóthái độ phê phán lối sống buông thả của một số thanh niên trong địa bàn sinhsống và những biểu hiện vi phạm pháp luật, nội quy chung
Tuy nhiên, bên cạnh những biểu hiện đạo đức tốt của học sinh vẫn cònmột số những biểu hiện yếu kém, chưa ý thức của học sinh thể hiện dưới đây:
Bảng 2.3 Những biểu hiện vi phạm đạo đức của học sinh
trung học cơ sở huyện Mỹ Hào từ năm 2012 - 2015
STT Hành vi đạo đức
của học sinh
Năm học
2012 - 2013 (4786 học sinh)
2013 - 2014 (4779 học sinh)
2014 - 2015 (4887 học sinh)
9. Làm hỏng tài sản của công 45 1,1 32 0,8 26 0,68
Nhìn vào số liệu thống kê ở trên cho thấy những hành vi vi phạm đạođức của học sinh huyện Mỹ Hào chủ yếu là hành vi bỏ học không có lý do(năm học 2012-2013 là 3,38%; Năm học 2013-2014 là 2,56%; năm học 2014-