Bao cao thuc tap tot nghiép
Giai Phap Nang Cao Hiéu Qua Hoat Dong Huy Dong Von Tai
Ngan Hang Viét Nam Thinh Vuong Chi Nhanh Thai Binh
GVHD: ThS Phạm Thị Ảnh Nguyệt
SVTH: Nguyên Văn Huy
Trang 2
MUC LUC
LOT MO DAU csecccseeseeeseesnecseeseesscsnccnscnscsnesnesuecuseseesuesnecasesscsnsonssnscnecusessesnecneeneencanecnscaneneateaneenes 1
1 Tính cấp thiết của đề tài . - scsescscscsescscscssscsescscssscscscsssessssssssssssvsvsvevavecauevasevenavevens 1 '“M Í (20) na 1 3 _ Đối tượng và phạm vi nghiê' CỨU: - - SE SE Sư sưng 2 “c i8) )0 1) 066 - 2 5 Nội dung kết cấu của bài nghiên €ỨU: - - %- SE Schch ch g nưchớcgưy sưrryc 3
CHƯƠNG I1: LÝ LUẬN CHUNG VE VON HUY DONG VA CONG TAC HUY DONG VON CUA NGAN HANG THUONG MAL, scssssssesssssesssessnesseessessssencsncenecsuesuvesnecnuessscanecaseanecsecsuneaneaneessecnneens 4
1.1.Khái niệm, đặc điểm của vốn huy động trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mạ1:4 1.1.1.Khái niệm về vốn huy động của ngân hàng thương Tmại: 2-2 << 8£ z£zzzrcd 4 1.1.2 Đặc điểm của vốn huy động: - - «2 SE EE E chư cưng ng 4 1.2.Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại: + + <8 +8 x£x z£ee xe cses 5
1.2.1.Can ct phan loai theo ky han huy 2000 5 1.2.1 Huy dOng ngdn han o.ccccccccccssscsescscscescscscscscsvssesssessscsescsssesvssssessncavsvssereessessessnsees 3 IWý si i0) 0v) 01 3 1.2.1.3 Huy dOng dai hans 3 1.2.2 Căn cứ phân loại theo đối tượng huy động: . + <3 ch Erx grvgrcek re, 6 1.2.2.1.Huy động vốn từ dân Cư: - << SE E3 9T cv chư Tư TT ngưng 6
1.2.2.2.Huy động vốn từ các doanh nghiệp và các tô chức xã hội: . - 72 2+ 6
1.2.2.3.Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khác: + + +z+*£x ke re re czrred 6 1.2.3 Căn cứ phân loại theo bản chất các nghiệp vụ huy động vốn: 5+ + sex cv+ 6 1.2.3.1.Huy động vốn qua nghiệp vụ nhận tiền gửi: - + SE ke te evgeeesed 7 IW 6V» Fì (1ì) 28/7401 90/ 0à, 1 9 1.2.3.3 Huy động vốn qua các hình thức khác: . + 5 5% se Set eExecxev sec 11 1.2.4 Can cit phan loai theo déng tidn huy d6ng: i csecsesescsevescsescscevscsvenssessssssseseseeees 11 1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động VỐN: - 2-2 E18 xxx se 11
1.3.1 Nhiing nbn t6 chit quan: i.e cscssescssscsssecssssssecsssvsvsvessscsesssnsvevevsvavscscacsescessvassessnensnens 11 1.3.2.Những nhân tố khách quan oo ccescscccsssessssssssessesssscsvsvessvscsesssnsvavsvsvavsvscacsvscessvsssensnessnees 13 1.4.Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác huy động vốn: . ¿ - 7s cv ceec 16
1.4.1.Chi phí huy động VỐN: G393 EEE Sư ST ch ghe gryrkp 16 1.4.2.Cac hinh thite huy déng VOnt vc ccscscccsescsssescseecscscscsescsestecseescsesescsvevscsversecsssessesessseees 16 1.4.3.Tính ổn định của nguỒn VỐN: - 2-2 < + E8 EềE E8 EEEE EEZ SE 9 cư 3x Tư cư rực 17
1.4.4.Một số chỉ tiêu khác: - tt né 2112711711271 EerHrvkg 18
Trang 3CHUONG 2 : THUC TRANG CONG TAC HUY DONG VON TAI NGAN HANG VIET NAM
THINH VUQNG CHI NHANH THAI BINH ssssssssssssessseesssecesecesseesusecnseesusecnsecsuecnseceneersusesnees 25
2.1.Giới thiéu chung vé ngdn hang Viét Nam Thinh Vuong? .cccccccssscsceseesseseescseesescsessessens 25
2.2.Khái quát về ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chỉ nhánh Thái Bình -. - 27 2.2.1.Lịch sử hình thành và phát triển của chỉ nhánh: + 2+2 £+*£*£E#S# +£E£z£E£xz sz£z£+ 27 2.2.2.Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chỉ nhánh Thái Bình: 29
2.2.3 Tình hình kinh doanh tại NH VPBank chi nhánh Thái Bình giai đoạn 2010 - 2012: 3 1
2.3.Thực trạng công tác huy động vốn tại VPBank chi nhánh Thái Bình: .-2 s s se + 33 2.3.1 Về quy mô và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động: . ¿5 c5 ca 34 2.3.2.Cơ cầu nguồn vốn huy động phân theo đối tượng huy động VỐN: . - 2-5 se ca 37
2.3.3.Cơ cầu nguồn vốn huy động phân theo hình thức huy động: - 5+ ©5+ se ++>xcs+ 41
2.3.4 Cơ cầu nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn huy động: . - 2< se ce+ xecced 45
2.3.5 Cơ cầu nguồn vốn huy động phân theo loại tiỀn: .- ©2252 v52£+£E£z£Ecezszezea 48
2.4 Đánh giá chung về tình hình huy động vốn trong giai đoạn 2010 — 2012 tại ngân hàng VPBank
J8: 200L 0N 8c): 0n 31 2.4.1.Thành tựu đạt được trong công tác huy động vốn của VPBank chi nhánh Thái Bình giai
đoạn 2010 — 2(12: - - - c ng TH nh ng nu ngu cv cư pvc 51 2.4.1.1.Vé quy mé va téc độ tăng trưởng của nguÖn VỐN: . - +2 +s+ cv £x+E£zcE re cscxrxe 51 2.4.1.2 VỀ cơ cầu nguồn VỐN: :- © 2 5< SE E8 EE HE Thư xưng 51
2.4.1.3 Về khả năng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn: - 5-5252 cc<c<¿ 52
2.4.1.4 Về chi phi huy dOng VOmt vce cccssscsscsssessesscscsssssovscoescevsvavsvsvavsvscscssssavsssssensnensnens 52 2.4.2.Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của hạn chế trong công tác huy động vốn tại
NH VPBank chi nhánh Thái Bình: - G5 G9016 3 5 9 3 19 30 ng 53
2.4.2.1.Những hạn chế cần khắc phục trong công tác huy động vốn tại NH VPBanl chỉ nhánh 81 53 2.4.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác huy động vốn tai VPBank Thái Bình: — 54 2.5.Tính cân đối giữa nguồn huy động vốn và sử dụng vốn tại NH Viét Nam Thinh Vuong chi lì 3118.851) 8 56 I0)20042100-(0/9)c2 1000818 58
CHUONG 3: MỘT SÓ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN
HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH THÁI BÌNH . -5+-55°cseccxeee 59
3.1.Mục tiêu và phương hướng tăng cường công tác huy động vốn tại ngân hàng Việt Nam Thịnh
Trang 43.1.1.Phương hướng chiến lược trong công tác huy động vốn tại NH VPBank chỉ nhánh Thái
5318šx9:15841)0:19-02AUN E0 59
3.1.2.Mục tiêu năm 2Ö: - - c- CC 0n TH ng nh KH v4 60 3.2 Một số giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chỉ mhanh Thai Binh: P8 62
3.2.1 Hoan thién cong nghé ngan hang: .cecesscccccessssnseeseesceseeossccceesecsesessensenseeesseseeseeees 62 3.2.2 Mở rộng mạng lưới chỉ nhánh và quầy tiết kiệm: ¿+6 E2 + crkrerrered 63 3.2.3 Đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn và sản phẩm khác biệt: . -5 5+ 63 3.2.4 Phát triển các sản phẩm cộng thêm vào tiền gửi thanh toán: . - 6-5 + s4 64 3.2.5 Làm tốt công tác chăm sóc khách hàng: . + «+ ẻ + £k£EE eE cưrvgeevred 64 3.2.6 Thường xuyên dao tao nang cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ ngân hàng: .Ó6 3.2.7 Ứng dụng hoạt động marketing vào công tác huy động VỐP: 25+ sex ve: 68 3.2.8 Gắn liền việc huy động vốn với sử dụng VỐN: .- ¿+ 5° <3 Ek£EEEy eE cưcvgeevreu 68 3.2.9 Nâng cao hơn nữa vị thế, uy tín của ngân hàng: ¿5 E333 8E cv ceEy ecyed 69 3.3.Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại NH Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Thái Bình: .- - - ( < 11523391 231 3809999989911 115 83 813255818 xe 70
3.3.1.Kiến nghị với Nhà THƯỚC: -.- © <6 + SE SE 3 E2 TT Tư Hư cư rà gcreu 70 3.3.2.Kiến nghị với ngân hàng nhà TƯỚC:: - ¿St EE* SE E33 Hưng cư 70 3.3.3.Kiến nghị đối với ngân hàng VPBaniÏk: 2 sẻ SE SE SE 3h chư cv ngưng cư 73
Trang 5DANH MUC BANG BIEU
I BANG
Bang 2.1 Tinh hinh thu nhập và chi phi cia VPBank chi nhanh Thai Binh giai doan 2010 — 2012 32 Bảng 2.2 Bién déng ctia nguén von huy déng cia NH VPBank chi nhanh Thdi Bình giai đoạn 2010 — 2) ]2 SG Q0 Họ TH HH HT TH HT 0 Gà 35 Bang 2.3 Tình hình huy động vốn tại NH VPBank chỉ nhánh Thái Bình phân theo đỗi tượng huy động F4/28./.,4//0072/72000010ẼẺ58Ẻ8Ẻ 37 Bảng 2.4 Tốc độ tăng tưởng nguồn vốn huy động phân theo đối tượng huy động vẫn tại NH VPBank 2J/108///121/,9W,/27821)./8/2/8., 04/0/0n02//000808080886 37 Bảng 2.5 Tình hình huy động vốn phân theo hình thức huy động vẫn tại VPBank chỉ nhánh Thái Binh JI-:8;/;,2///0m02/77221ẼẺ88 a 41 Bang 2.6 Tốc độ tăng trưởng của nguôn vốn huy động tại NH VPBank chỉ nhánh Thái Bình phân theo hình thức huy động vốn giai đoạn 2)10 — 2()12 5< S24 se ESEkEESE1415151511 31111212136 1 Le 42 Bảng 2.7 Cơ cầu huy động vốn theo thời gian tại VPBank chỉ nhánh Thái Bình giai đoạn 2010 — 2) ]2 SG Q0 Họ TH HH HT TH HT 0 Gà 45 Bảng 2.8 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn huy động tại NH VPBank chỉ /1/21/7,88W/1-7827.1.8/.1- 04/0i/0n02/0 0080080808 Ắ 46 Bảng 2.9 Nguôn huy động vốn phân theo cơ cấu đồng tiền gửi của NH Việt Nam Thịnh Vượng chỉ /1//21/)898/1-827//).88-1 8.2 .020/0n2I00Ẻ0800 49 Bảng 2.10 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động phân theo cơ cấu đẳng tiền gửi tại NH Việt Nam Thịnh Vượng chỉ nhanh Thai Bình giai đoạn 2()]() — 2) Ï 2 - 5= << csS 911114 x23xx5 49 Bang 2.11 Cân đối giữa nguôn huy động và sử dụng vốn VPBank chỉ nhánh Thái Bình giai đoạn 2010
— QOL 57
II BIEU DO:
Trang 6Biéu dé 2.6 Tinh huy động vẫn giai đoạn 2010 — 2012 phân theo cơ cấu đồng tiền gửi tại VPBank chỉ /1/171/1/Ế E/1/18:11/1/NEERRRRERERR 30
Ill SO DO:
So dé 2.1 : So dé bộ máy tổ chức VPBank Thái Bình
Trang 7NHNN NHTM NHTMCP TCTD TCKT VPBank NH VND USD PGD Danh mục kí hiệu viết tắt Ngân hàng nhà nước Ngân hàng thương mại
Trang 8LOI MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, trong bối cảnh tình hình kính tế đang trong giai đoạn khủng hoảng suy thoái, Vốn để cung cấp cho nền kinh tế là yếu tố rất quan trọng, nó quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước Đề đáp ứng nhu cầu vốn cho nên kinh tế, nước ta cần phải có các biện pháp, chính sách nhằm huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nên kinh tế Ở nước ta thị trường chứng khoán chưa phát triền do vậy lượng vốn huy động được bằng con đường tài chính trực tiếp thông qua phát hành cô phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác còn rất nhỏ so với nhu cầu vốn của nền kinh tế Do vậy quá trình nhận và truyền vốn trên thị trường chủ yếu được thực hiên thông qua các ngân hàng thương mại và thị trường tín dụng Có thê nói ở Việt Nam hơn 80% lượng vốn trong nền kinh tế là do hệ thống ngân hàng cung cấp Do đó vai trò của Ngân hàng trong hoạt động huy động vốn cho nền kinh tế là cực kỳ quan trọng
Là một thành viên của hệ thống Ngân Hàng Việt Nam, Ngân Hàng VPBank chi
nhánh Thái Bình phải chung sức thực hiện nhiêm vụ chung của toàn ngành, làm thế
nào để huy động được vốn đáp ứng cho sự nghiệp Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất
nước, phất triển kinh tế đất nước là một vấn đề đang được ngân hàng rất quan tâm
Trong thời gian học tập tại trường và thực tập tại VPBank chi nhánh Thái Bình, tôi
nhận thấy công tác huy động vốn luôn giữ vị trí rất quan trọng đối với hệ thống
NHTM trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển kinh tế, góp phần thực
hiện chủ trương đường lối của Đảng và NHà Nước Trước tình hình đó tôi đã quyết
định chọn đề tài nghiên cứu: “ Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Huy
Động Vốn Tại Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng Chỉ Nhánh Thái Bình” Tôi
mong muốn thông qua bài nghiên cứu của mình có thể giúp cho hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng VPBank chi nhánh Thái Bình nói riêng phát triển mạnh mẽ hơn cả về chất và lượng
2 Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu thực trạng tình hình huy động vốn của NH Việt Nam Thịnh Vượng
chi nhánh Thái Bình trong 3 năm từ 2010 đến 2012
Trang 9- Đánh giá việc huy động vốn của NH VPBank chi nhánh Thái Bình thông qua
các tỷ số
- Từ đó đề ra những giải pháp khắc phục những khó khăn và nâng cao hiệu quả hoạt động Huy Động Vốn của VPBank Thái Bình
3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động huy động vốn của ngân hàng VPBank chỉ nhánh Thái Bình
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Về nội dung: Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân Hàng VPBank chỉ nhánh Thái Bình, từ đó cho thấy tác động của hoạt động huy động vốn đến nền kinh tế
+ Về không gian: Tại Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Thái Bình + Về thời gian: Khảo sát và đánh giá thực tế hoạt động Huy Động Vốn của ngân hàng trong giai đoạn năm 2010-2012
4 Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp nghiên cứu cơ bản được vận dụng đề thực hiện đề tài nghiên
cứu gồm:
a) Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu sơ cấp từ các bảng báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân
Hàng qua 3 năm từ 2010 — 2012, đồng thời tham khảo ý kiến trực tiếp các nhân viên
tại Ngân Hàng về các hoạt động của NH và trao đổi, tìm hiểu hành vi của khách hàng vào NH để biết được những mặt còn thiếu sót của NH Bên cạnh đó cũng thu thập
thông tin từ các phương tiện truyền thông như sách, báo chí, tạp chí, Internet,
b) Phương pháp phân tích
- Phân tích tổng hợp đề thấy được tổng quan tình hình hoạt động của NH - Phương pháp so sánh sự biến động của số liệu qua các năm
+ So sánh số tuyệt đối cho thấy sự biến động về số lượng của các chỉ tiêu + So sánh số tương đối đề tính tốc độ phát triển các chỉ tiêu năm sau so với năm trước
Trang 105 Nội dung kết cầu của bài nghiên cứu:
Chương I : Lý luận chung về vốn huy động và công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại
Chương 2 : Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Thái Bình
Chương 3 : Một số giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Ngân Hàng Việt
Trang 11CHUONG 1: LY LUAN CHUNG VE VON HUY DONG VA CONG TAC
HUY DONG VON CUA NGAN HANG THUONG MAIL
1.1.Khái niệm, đặc điểm của vốn huy động trong hoạt động kinh doanh của ngân
hàng thương mại:
1.1.1.Khái niệm về vốn huy động của ngân hàng thương mại:
“Vốn huy động là tài sản bằng tiền của các tổ chức và cá nhân mà ngân hàng đang tạm thời quản lý và sử dụng với trách nhiệm hoàn trả Vốn huy động còn được gọi là tài sản nợ ngân hàng Bộ phận nguôn vốn này chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu nhất trong cơ cấu nguôn vốn của bất kỳ một NHTM nào ”
Chỉ có các NHTM mới được quyền huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau,
mang tính đặc thù riêng vốn có của NHTM Đây cũng chính là điểm khác biệt giữa NHTM và các tô chức tín dụng phi ngân hàng
Thực chất, vốn huy động của ngân hàng là một bộ phận của thu nhập quốc dân tạm
thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng, người chủ sở hữu của chúng gửi vào ngân hàng nhằm mục đích thanh toán, tiết kiệm hay đầu tư Nói cách khác, họ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn cho ngân hàng để ngân hàng trả lại cho họ 1 khoản thu nhập hoặc một số tiện ích khác Sau đó, ngân hàng sẽ sử dụng lại những nguồn vốn này để cấp tín dụng cho những người có nhu cầu sử dụng vốn
Như vậy, ngân hàng đã thực hiện vai trò tập trung vốn và phân phối lại vốn đưới hình
thức tiền tệ, làm tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn, kích thích mọi hoạt động kinh
tế phát triển Đồng thời, chính những hoạt động đó lại quyết định sự tồn tại và phát
triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng 1.1.2 Đặc điểm của vốn huy động:
- Vốn huy động trong NHTM chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của
NHTM Các NHTM hoạt động được chủ yếu là nhờ vào nguồn vốn này
Trang 12- Đây là nguồn vốn có tính cạnh tranh mạnh Các ngân hang đẻ thu hút khách hàng đến với mình khơng ngừng “hồn thiện” khung lãi suất thật hap dẫn nên nguồn vốn này có chi phí sử dụng vốn khá cao
- Vì những đặc điểm trên nên các NHTM không được sử dụng nguồn von nay dé
đầu tư, chỉ được sử dụng trong các hoạt động tín dụng và bảo lãnh
1.2.Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại:
Một hoạt động không thể thiếu của các NHTM là tiến hành huy động vốn để ngân hàng đi vào hoạt động Quá trình này thì hầu như đều giống nhau ở các ngân hàng nhưng để phân loại các hình thức huy động thì lại rất khác nhau Điều này còn phụ
thuộc vào các tiêu chí được lựa chọn để phân loại:
1.2.1.Căn cứ phân loại theo kỳ hạn huy động:
Phân loại theo kỳ hạn huy động có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì nó liên quan mật thiết đến tính an toàn và khả năng sinh lợi của nguồn vốn huy động cũng như thời gian phải hoàn trả khách hàng Theo kỳ hạn, hình thức huy động được cha thành: 1.2.1.1.Huy động ngắn hạn:
Đây là hình thức huy động chủ yếu trong các NHTM thông qua việc phát hành các
công cụ nợ ngắn hạn trên thị trường tiền tệ và các nghiệp vụ nhận tiền gửi ngắn hạn, tiền gửi thanh toán, phần lớn số này được dùng dé cho vay ngắn hạn (đưới | nim)
hoặc được chuyên hoán kỳ hạn đề thực hiện cho vay trung hạn Do thời gian ngắn nên lãi suất huy động ngắn hạn thường thấp tuy nhiên tính Ôn định lại kém
1.2.1.2.Huy động trung hạn:
Đây là nguồn huy động vốn của ngân hàng thông qua phát hành các công cụ nợ trung
hạn trên thị trường vốn hoặc nhận tiền gửi trung hạn (từ 1 — 5 nam) Vốn huy động này
ngân hàng có thể sử dụng tương đối đài và thuận tiện Tuy nhiên lãi suất nguồn huy động này thường cao hơn nguồn ngắn hạn Nguồn huy động trung hạn rất quan trọng và cần thiết để ngân hàng thực hiện các hoạt động đầu tư, thay đổi công nghệ và cho vay trung, dài hạn với lãi suất cao
1.2.1.3.Huy động dài hạn:
Trang 131.2.2 Căn cứ phân loại theo đối tượng huy động:
1.2.2.1.Huy động vốn từ dân cư:
Đây là một khu vực huy động đây tiềm năng cho các ngân hàng Ngân hàng huy động từ các khoản tiên nhàn rỗi của dân chúng và sau đó cho những người cần vốn để mở rộng đầu tư, kinh doanh vay Nguồn huy động từ dân cư thường khá Ổn định
1.2.2.2.Huy động vốn từ các doanh nghiệp và các tô chức xã hội:
Đây là nguồn huy động được đánh giá là rất lớn, chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn
huy động Để tiết kiệm thời gian và chỉ phí trong thanh toán, các doanh nghiệp dù lớn
hay nhỏ hầu hết đều có tài khoản trong ngân hàng Các doanh nghiệp khi bán được hàng hóa đều gửi tiền vào ngân hàng và rút ra khi cần Chu kỳ tiền của các đoanh nghiệp và các tổ chức xã hội là không giống nhau Vì vậy ngân hàng luôn có trong tay
một khoản tiền lớn mà mình có thể sử dụng một cách tương đối thuận lợi Tuy nhiên độ lớn của khoản tiền này phụ thuộc nhiều vào các dịch vụ, các tiện ích mà ngân hàng
mang lại khi khách hàng sử dụng các địch vụ Điều này khiến cho việc huy động vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội gắn liền với việc mở rộng, cải tiến ngân
hàng
1.2.2.3.Huy động vốn từ các tô chức tín dụng khác:
Trong quá trình hoạt động các ngân hàng thường có khoản tiền gửi ở lẫn nhau để thuận tiện trong giao dịch, thanh tốn, Ngồi ra việc vay lẫn nhau giữa các ngân hàng cũng làm tăng nguồn vốn huy động Điều này tuy không thường xuyên song là cần
thiết trong hoạt động kinh doanh của mỗi NHTM Khi xuất hiện việc thiếu hụt dự trữ
hay khả năng thanh toán bị đe dọa, các NHTM có thể vay lẫn nhau Quá trình tín dụng này là một thỏa thuận giữa hai bên Huy động vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác tuy khá dé dàng nhưng số lượng thường không lớn và chi phí thường cao hơn Do vậy, hình thức này các ngân hàng thường không sử dụng nhiều Mặt khác, trong một số trường hợp cần thiết, ngân hàng còn có thể vay từ ngân hàng trung ương Đây cũng một hình thức huy động vốn khá hiệu quả Tuy nhiên, chỉ trong những trường hợp thực sự cần thiết thì ngân hàng mới sử dụng đến hình thức này 1.2.3 Căn cứ phân loại theo bản chất các nghiệp vụ huy động vốn:
Hình thức phân loại này là hình thức chủ yếu được các NHTM sử dụng hiện nay Phân
loại theo nghiệp vụ huy động vốn một cách rõ ràng sẽ tạo sự thuận tiện cho ngân hàng
Trang 141.2.3.1.Huy động vốn qua nghiệp vụ nhận tiền gửi:
> Huy động tiền gửi không kỳ hạn:
Với loại tiền này, khách hàng có thể gửi tiền vào và rút ra bất cứ lúc nào có nhu cầu
Mục đích chính của người gửi tiền nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện các
khoản thanh toán qua ngân hàng nên cũng được gọi là tiền gửi thanh toán Tài khoản
này mở cho các đối tượng khách hàng là cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu thực hiện
thanh toán qua ngân hàng
Đề mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHTM, khách hàng cần làm thủ tục sau:
- Đối với khách hàng cá nhân chỉ cần điền vào mẫu giấy đề nghị mở tài khoản tiền gửi cá nhân, đăng ký chữ ký mẫu, xuất trình và nộp bản sao giấy chứng minh nhân dân - Đối với khách hàng là tổ chức, chỉ cần điền vào mẫu giấy đề nghị mở tài khoản tiền gửi thanh toán, đăng ký mẫu chữ ký và con đấu của người đại điện, xuất trình và nộp bản sao các giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của tô chức, và các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của chủ tài khoản
- Đối với khách hàng là đồng chủ tài khoản cần điền và nộp giấy đề nghị mở tài
khoản đồng sở hữu, các giấy tờ chứng minh tư cách đại điện hợp pháp của người đại
điện cho tô chức tham gia tài khoản đồng sở hữu, văn bản thỏa thuận quản lý và sử
dụng tài khoản chung của các đồng chủ tài khoản
Theo thông lệ ở các nước phát triển, ngân hàng không trả lãi cho khách hàng mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn vì mục đích của khách hàng khi sử dụng tài khoản này là đề thực hiện thanh toán qua ngân hàng chứ không phải vì mục đích hưởng lãi Hơn nữa ngân hàng còn yêu cầu khách hàng phải duy trì một số đư tối thiểu để được hưởng
các địch vụ của ngân hàng, nếu không có đủ số dư này thì khách hàng phải trả phí cho
ngân hàng khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng
Ở Việt Nam, do thói quen thanh toán bằng tiền mặt và dân chúng chưa quen với việc sử dụng tài khoản để thanh toán nên đẻ thu hút khách hàng, ngân hàng vẫn trả lãi đối với loại tiền gửi này, tuy nhiên với mức lãi suất rất thấp (khoảng 2% /năm)
Lãi tiền gửi thanh toán được tính định kỳ hàng tháng theo phương pháp tích số và lãi
được nhập vào số đư có tài khoản tiền gửi của khách hàng
Đề tăng nguồn tiền không kỳ hạn ngân hàng phải đa dạng hóa và thực hiện tốt các địch vụ trung gian, thu hút nhiều khách hàng lớn Với quy mô lớn, co cau đa dạng, cơ chế
Trang 15dư tiền gửi bình quân tại ngân hàng luôn cao và ồn định, tạo điều kiện cho ngân hàng
có thể sử dụng lượng tiền này để cho vay mà không làm ảnh hưởng đến khả năng
thanh toán của ngân hàng
> Huy động tiền gửi có kỳ hạn:
Các khoản tiền gửi có kỳ hạn được đặc trưng bằng chứng chỉ tiền gửi ghi rõ thời gian
đáo hạn và số lượng Khách hàng chỉ được rút ra sau một thời gian nhất định theo kỳ
hạn đã được thỏa thuận khi gửi tiền Tuy nhiên ngân hàng có thẻ giải quyết cho khách
hàng rút trước thời hạn khi có yêu cầu, nhưng phải chuyển từ mức lãi suất tiền gửi có
kỳ hạn sang áp dụng mức lãi suất không kỳ hạn
Đối với loại tiền gửi có kỳ hạn, mục đích của việc gửi tiền là lợi tức, không quan tâm
tới việc tận dụng những tiện ích thanh toán do ngân hàng cung cấp Vì vậy để tăng tỷ
lệ huy động vốn có kỳ hạn ngân hàng có thể sử dụng các công cụ lãi suất và các chính
sách khuyến khích lợi ích vật chất khác như xổ số hoặc bốc thăm trúng thưởng để
tạo ra sự quan tâm thu hút khách hàng, đặt biệt với nhóm khách hàng là cá nhân
Với đặc tính ôn định của tiền gửi có kỳ hạn, ngân hàng có thể chủ động kế hoạch hóa việc sử dụng nguồn vốn, tìm kiếm những khoản đầu tư có thời gian hợp lý và thu lợi
nhuận cao
> Huy động tiền gửi tiết kiệm:
+ Tiết kiệm không kỳ hạn: Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn được thiết kế
dành cho đối tượng khách hàng là cá nhân có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi ngân
hàng vì mục tiêu an toàn và sinh lợi, nhưng không thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền
gửi trong tương lai Đối với khách hàng khi lựa chọn hình thức tiền gửi này, thì mục
tiêu an toàn và tiện lợi quan trọng hơn là mục tiêu sinh lợi Đối với ngân hàng, vì loại
tiền gửi này khách hàng muốn rút bất cứ lúc nào cũng được nên ngân hàng phải đảm
bảo tồn quỹ để chi trả và không chủ động được khi lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để
Trang 16chứng minh nhân dân và chữ ký mẫu Nhân viên sẽ hoàn tất thủ tục nhận tiền và cấp số tiền gửi ngay cho khách hàng
+ Tiết kiệm có kỳ bạn: Tiền gửi tiết kiệm định kỳ được thiết kế dành cho khách hàng
cá nhân có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn, sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử
dụng tiền trong tương lai Đối tượng khách hàng chủ yếu của loại tiền gửi này là các cá nhân muốn có thu nhập ổn định và thường xuyên, đáp ứng cho việc chi tiêu hàng tháng hoặc hàng quý Đa số khách hàng thích lựa chọn hình thức gửi tiền này là công nhân,
nhân viên hưu trí Mục tiêu quan trọng của họ khi chọn lựa hình thức tiền gửi này là
lợi tức có được theo định kỳ Do vậy, lãi suất đóng vai trò quan trọng để thu hút được
đối tượng khách hàng này Dĩ nhiên, lãi suất trả cho loại tiền gửi tiết kiệm định kỳ cao
hơn lãi suất trả cho loại tiền gửi khơng kỳ hạn Ngồi ra, mức lãi suất còn thay đôi tùy theo loại kỳ hạn gửi (1, 2, 3, ó, 9 hay 12 tháng) và tùy theo loại đồng tiền gửi tiết kiệm (VNĐ, USD, EUR hay vàng) và còn tùy theo uy tín, rủi ro của ngân hàng nhận tiền gurl
Về thủ tục mở số, theo dõi hoạt động và tính lãi cũng tiến hành tương tự như tiền gửi
tiết kiệm không kỳ hạn, chỉ khác ở chỗ khách hàng được rút tiền theo đúng kỳ hạn đã cam kết, không được phép rút tiền trước hạn Tuy nhiên, để khuyến khích và thu hút
khách hàng gửi tiền đôi khi ngân hàng cho phép được rút tiền gửi trước hạn nếu có nhu cầu, nhưng khi đó ngân hàng sẽ trả lãi cho khách hàng theo lãi suất tiền gửi không kỳ
hạn
Là sản phẩm huy động truyền thống với các hình thức phong phú và kỳ hạn đa dạng nên tiền gửi tiết kiệm rất phù hợp với dân cư, đáp ứng được nhu cầu của người gửi tiền, khả năng huy động của ngân hàng từ nguồn vốn này là rất tiềm năng Tuy nhiên ngân hàng cần chú ý đến chính sách lãi suất huy động, nghiên cứu để đưa ra các hình
thức huy động hấp dẫn, phù hợp với tính đa dạng, phong phú và phức tạp của đối tượng đân cư Đặc biệt cần có cơ chế trả lãi hợp lý đối với loại tiền gửi tiết kiệm không
kỳ hạn, cơ chế đảm bảo bằng vàng hay ngoại tệ mạnh cho các loại tiết kiệm nội tệ nhằm đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền, tạo niềm tin khuyến khích dân cư gửi vào ngân hàng ngày càng lớn
1.2.3.2.Huy động qua nghiệp vụ đi vay:
Trang 17> Phát hành các công cụ nợ:
Đây là hình thức huy động vốn có hiệu quả khá cao của các NHTM Trong quá trình hoạt động, ở những thời điểm nhất định, ngân hàng thấy cần phải huy động thêm vốn trước những cơ hội kinh doanh đầy hấp dẫn Điều đó, có nghĩa ngân hàng huy động vốn ở thế chủ động, nghĩa là có đầu ra mới tính đầu vào Ngân hàng xác định rõ quy mô vốn huy động, loại tiền huy động và đưa ra mức lãi suất hợp lý làm cho việc huy động vốn của ngân hàng thành công nhanh chóng Để vay trên thị trường, ngân hàng
có thể phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu
+ Kỳ phiếu ngân bàng: là một loại giấy tờ nhận nợ ngắn hạn do ngân hàng phát hành nhằm huy động vốn trong dân cư, chủ yếu là để phục vụ cho những kế hoạch kinh
doanh xác định của ngân hàng như một dự án, một chương trình kinh té,
+ Chieng chi tien giti (CDs): 1a cong cu vay nợ do ngân hàng bán cho người gửi tiền
với lãi suất nhất định và được lưu thông khi chưa đến hạn thanh toán Người sở hữu CDs có thể được hoàn trả toàn bộ số tiền gửi cộng với lãi khi đến hạn hoặc có thể bán
CTDs trước hạn thanh toán trên thị trường tiền tệ CDs là công cụ mang lãi suất, lãi suất
của nó được tính trên cơ sở 360 ngày và trả theo mệnh giá và thời hạn
+ Trái phiếu ngân hàng: là một giẫy tờ có giá, xác nhận một khoản nợ của ngân hàng với khách hàng với những cam kết như thanh toán một số tiền xác định vào một ngày xác định trong tương lai Trái phiếu được phát hành trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, chủ yếu để huy động vốn trung và đài hạn
> Vay ngan hang trung wong:
Khi cần vốn cấp bách để đảm bảo khả năng thanh toán thì NHTM có thể vay của NHTW bằng cách tái chiết khẩu giấy tờ có giá hoặc được tái cấp vốn
> Vay các TCTD khác:
Trang 181.2.3.3 Huy động vốn qua các hình thức khác:
Đây là nguồn mà ngân hàng huy động được thông qua việc cung cấp các phương tiện thanh toán, các dịch vụ ủy thác đầu tư Nguồn vốn này thường có chi phí thấp Tỷ trọng nguồn vốn này cao hay thấp tùy thuộc vào chất lượng dịch vụ và uy tín của ngân hàng
1.2.4 Căn cứ phân loại theo đồng tiền huy động:
Ngân hàng có thể huy động vốn theo loại tiền, ngoài hình thức phố biến và chủ đạo là
tiền nội tệ, ngân hàng có thể thu hút thêm các loại ngoại tệ khác như: USD, EURO,
Nguồn này xuất phát từ đặc điểm kinh tế của từng quốc gia mà có quy định khác nhau
Tuy nhiên phương thức huy động như thế nào còn tùy thuộc vào tình hình kinh tế từng
thời kỳ Các NHTM nước ta thường chia làm hai mảng: Tiền gửi bằng VNĐ và tiền gửi bằng ngoại tệ Trên cơ sở xác định mức phí ngân hàng sẽ đưa ra lãi suất và kỳ hạn
hợp lý với từng loại tiền
1.3.Các nhân tô ãnh hưởng đến công tác huy động vốn:
Mọi hoạt động kinh doanh diễn ra đều chịu sự tác động nhất định của môi trường xung
quanh Công tác huy động vốn-công tác quan trọng hàng đầu của NHTM cũng khơng
nằm ngồi quy luật đó Trong xu hướng quốc tế hóa hiện nay đòi hỏi các NHTM phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể thu hút được nguồn vốn lớn với
chi phi thấp đề tồn tại và phát triển Do đó, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng, tìm giải
pháp nâng cao khả năng huy động vốn là rất cần thiết Các nhân tố ảnh hưởng đến
công tác huy động vốn là rất nhiều nhưng tập trung lại có hai nhóm nhân tố là: khách
quan và chủ quan
1.3.1.Những nhân tổ chủ quan:
>_ Thứ nhất là lãi suất:
Với tư cách là giá vốn, lãi suất có tác động trực tiếp đến hoạt động tín dụng, cho vay và huy động vốn của ngân hàng, tác động đến lợi nhuận khi xem xét kết quả kinh
doanh, tính toán lãi suất chênh lệch đầu ra đầu vào Khi lãi suất thay đổi theo diễn biến quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường tiền tệ, phản ảnh đúng tín hiệu của thị trường,
Trang 19hợp đó việc tăng lãi suất huy động sẽ tác động hiệu ứng đến toàn bộ hệ thống buộc các
ngân hàng khác cũng phải tăng lãi suất để giữ chân khách hàng gửi tiền trong khi có thể không thực sự khó khăn về nguồn vốn Trong nền kinh tế thị trường các hiện tượng kinh tế thường có diễn biến thay đôi nhanh Lãi suất cũng cũng là yếu tố nhạy cảm và thường xuyên thay đổi gắn liền với sự thay đổi của quan hệ cung cầu về vốn Vì vậy, NHTM trong quá trình hoạt động cần có sự theo đõi sát sao sự biến động đó để có
những giải pháp ứng phó kịp thời nhằm ổn định tình hình kinh doanh của mình
> Thứ hai là chiến lược kinh doanh của ngân hàng:
Mỗi ngân hàng đều xây đựng cho mình một chiến lược kinh doanh cụ thể Chiến lược
kinh doanh được xây dựng dựa trên việc ngân hàng xác định vị trí hiện tại của mình trong hệ thống, thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đồng thời đự đoán
được sự thay đổi của môi trường kinh đoanh trong tương lai Thông qua chiến lược kinh doanh ngân hàng có thể quyết định thu hẹp hay mở rộng việc huy động vốn, có thể thay đổi tỷ lệ các loại nguồn vốn, tăng hay giảm chí phí huy động Nếu chiến lược
kinh doanh đúng đắn, các nguồn vốn được khai thác một cách tối đa thì hoạt động huy
động vốn sẽ phát huy được hiệu quả
Trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng chiến lược khách hàng đóng vai trò rất quan trọng Nó tác động trực tiếp đến sự thành công trong công tác huy động vốn của ngân hàng Để có được thành công, trước tiên, ngân hàng cần phải tìm hiểu động cơ, thói quen, mong muốn của người gửi tiền, thậm chí từng đối tượng khách hàng thông qua phân tích lợi ích khách hàng Trên cở sở thông tin về khách hàng đưa ra chính sách lãi suất hợp lý đông thời xây dựng chính sách phục vụ và tiếp đón khách hàng tạo
sự thoải mái khi khách hàng giao dịch Từ đó, sẽ tạo thuận lợi cho công tác huy động
vốn của ngân hàng
> Thứ ba là mạng lưới chỉ nhánh:
Ngoài việc quan tâm đến lãi suất, địch vụ tiện ích của ngân hàng người gửi tiền còn quan tâm đến vấn đề thuận tiện trong việc gửi tiền Nhất là khoản tiết kiệm của dân cư thường là những khoản không lớn nên người đân rất ngại đi một quãng đường xa đến vài cây số chỉ để gửi tiền chắng thà để cất giữ ở nhà còn hơn Vì vậy, ngân hàng cần tổ
chức mạng lưới hoạt động rộng, hợp lý trên địa bàn dân cư sẽ giúp ngân hàng có nhiều cơ hội thu hút vốn hơn, giúp người gửi tiền tiết kiệm thời gian và chi phí để thực hiện
Trang 20Yếu tổ địa điểm cũng tác động đến tâm lý khách hàng, một ngân hàng nằm ở vị trí thuận lợi như khu vực trung tâm, đông dân cư, đi lại thuận tiện, sẽ giúp ngân hàng
thu hút được nhiều khách hàng hơn
> Thứ tư là uy tín của ngân hàng:
Trên cơ sở nghiên cứu sẵn có đã đạt được, mỗi ngân hàng sẽ tạo được một hình ảnh
riêng trong lòng khách hàng Một ngân hàng lớn có uy tín tiếng tăm trong nhiều năm sẽ có lợi thế hơn trong việc huy động vốn Sự tin tưởng của khách hàng sẽ giúp cho
ngân hàng có khả năng ôn định khối lượng vốn huy động và tiết kiệm chi phí huy
động Thậm chí, trong trường hợp lãi suất tiền gửi tại ngân hàng thấp hơn đôi chút, những người có tiền vẫn lựa chọn một ngân hàng có uy tín hơn để gửi mà không tìm những nơi có lãi suất hấp dẫn hơn vì họ tin rằng ở đây đồng vốn của mình được tuyệt đối an toàn
> Thứ năm là năng lực trình độ dạo đức nghệ nghiệp của cán bộ ngân hang: Nếu ngân hàng quản lý tốt về mặt nhân sự, tài sản nợ, tài sản có, tức là trong quá trình
hoạt động kinh doanh của mình, ngân hàng dự đoán được những rủi ro xảy ra, dự đốn được mơi trường đầu tư của mình có hiệu quả hay không thì quá trình hoạt động của ngân hàng đảm bảo được an toàn vốn, tăng uy tín, tạo điều kiện thu hút khách hàng gửi tiền cũng như vay tiền
Mặt khác, trình độ nghiệp vụ của căn bộ ngân hàng càng cao, mọi thao tác thực hiện nhanh chóng, chính xác, hiệu quả; thái độ phục vụ, tác phong làm việc của nhân viên
ngân hàng tốt, nhiệt tình, cởi mở, tạo thuận lợi cho khách hàng sẽ gây được ấn tượng tốt với khách hàng, từ đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn Thái độ phục vụ của
nhân viên ngân hàng đối với khách hàng có ảnh hưởng lớn đến công tác huy động vốn cho ngân hàng Do đó ngân hàng cần chú trọng đến công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên của mình đồng thời mỗi nhân viên cũng cần nâng cao tác phong làm việc, phong thải phục vụ có như vậy thì công tác huy động
vốn của ngân hàng mới đạt được hiệu quả cao
1.3.2.Những nhân tố khách quan:
> Thứ nhất là môi trường pháp ly:
Trang 21thu nhập của các chủ thể, tốc độ chu chuyên vốn, tình trạnh thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát
Chính vì lẽ đó, hoạt động của ngân hàng phải chịu sự quản lý gắt gao hơn các doanh nghiệp khác Thực tế ngân hàng phải chịu sự điều chỉnh của rất nhiều chính sách, quy
định của chính phủ, của NHNN; đó là luật các TCTD, luật dân sự và hàng loạt các quy định cụ thể trong từng thời kỳ về lãi suất, dự trữ, hạn mức Trong sự ràng buộc về luật
pháp này thì các yếu tố của các nghiệp vụ huy động vốn chắc chắn sẽ bị thay đôi và kết quả làm ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả của việc huy động vốn Bởi khi chính
sách của nhà nước, NHNN về chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, lãi suất, tín
dụng thay đổi sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn cũng như chất lượng nguồn vốn của NHTM
> Thứ hai môi trường kinh tế-chính trị-xã hội:
Hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng khơng thể thốt ly khỏi môi trường kinh doanh đặc biệt là môi trường kinh tế-chính trị-xã hội
Trong các hoạt động của ngân hàng thì hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn luôn bị các chỉ tiêu kinh tế như tốc độ tăng trưởng, thu nhập, tình trạng thất nghiệp, lạm phát, tác động trực tiếp Khi nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất phát triển, từ đó tạo
điều kiện tích lũy nhiều hơn, do đó tạo môi trường thuận lợi cho việc thu hút vốn cũng
như cấp tín dụng của ngân hàng Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, lạm phát tăng làm cho môi trường đầu tư bị thu hẹp thì quá trình tạo vốn cũng như cho vay của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn
Không một quốc gia nào có thể phát triển nếu môi trường chính trị không ổn định Sự
ôn định về chính trị hay chính sách ngoại giao cũng tác động mạnh mẽ đến quan hệ vốn của ngân hàng với các ngân hàng khác ở các nước trong khu vực cũng như trên thê giới Điều này cũng là nhân tố tác động đến công tác huy động vốn của ngân hàng
> Thứ ba là môi trường văn hóa:
Đây cũng là nhân tố được các nhà kinh doanh ngân hàng quan tâm vì nó có khả năng chi phối rất lớn đến hành vi tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng Đó là: phong tục tập quán, trình độ dân trí, lối sống của người dân, Chăng hạn thói quen của người dân trong việc sử dụng tiền mặt hay tâm lý lo ngại trước sự sụt giá của đồng tiền cũng như sự hiểu biết của người dân về các ngân hàng và hoạt động
Trang 22Nếu như dân cư có sự hiểu biết về ngân hàng cũng như các hoạt động cung cấp dịch vụ của ngân hàng và thấy được các tiện ích của chúng mang lại thì họ sẽ gửi nhiều tiền vào ngân hàng hơn và như vậy công tác huy động vốn cũng thuận lợi hơn
Ở các nước phát triển dân chúng có thói quen gửi tiền vào ngân hàng và thực hiện thanh toán qua ngân hàng, ngân hàng là một cái gì đó không thể thiếu trong cuộc sống Tuy nhiên với đại bộ phận các nước đang phát triển như nước ta thì người dân chưa có thói quen gửi tiền vào ngân hàng để sử dụng dịch vụ ngân hàng, họ có thói quen cất
trữ tiền mặt, vàng bạc, ngoại tệ nên nó là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động huy động vốn của NHTM
> Thứ tư là yếu tô cạnh tranh trên thị trường tùi chính:
Hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng có sự tham gia của nhiều ngân hàng cũng như các tô chức tài chính phi ngân hàng Do đó, xu hướng cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, làm giảm sự khác biệt giữa NHTM và các tổ chức tài chính phi ngân hàng Xu hướng cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng gia tăng do các yếu tố thay đổi chính sách tài chính tiền tệ, đối mới tài chính của các doanh nghiệp kinh doanh tiền tỆ,
Trong đó cạnh tranh giữa các NHTM về huy động tiền gửi diễn ra khá mạnh mẽ và dưới nhiều hình thức Các ngân hàng có thể áp dụng những điều kiện giống nhau cho
những khoản tiền gửi tiết kiệm giống nhau ở hai ngân hàng khác nhau Do đó, nếu các
ngân hàng không đưa ra được những nét nồi bật, tiện ích hơn cho khách hàng khi họ gửi tiền vào ngân hàng thì sẽ rất khó khăn trong công tác huy động vốn
> Thứ năm là môi trường công nghệ:
Môi trường công nghệ thông tin hiện nay được coi như sức mạnh cạnh tranh của mỗi ngân hàng trong sự cạnh tranh mạnh mẽ không những giữa những ngân hàng trong nước với nhau mà còn giữa ngân hàng trong nước với các ngân hàng nước ngoài trong tiễn trình hội nhập và mở của kinh tế quốc tế Môi trường công nghệ là một yếu tô rất quan trọng Trong hoạt động ngân hàng, nó tạo điều kiện tiếp xúc cao giữa khách hàng với ngân hàng Nếu một quốc gia có công nghệ phát triển, ngân hàng có khả năng ứng
dụng nó trong hoạt động ngân hàng sẽ tạo điều kiện tăng diện tiếp xúc với khách hàng
từ đó sẽ giúp ngân hàng thuận lợi hơn trong công tác huy động vốn
Trang 23doanh ngân hàng nói chung nên trong những năm gần đây nhiều ngân hàng đã dần dần áp dụng những công nghệ ngân hàng hiện đại vào hoạt động kinh doanh của mình như:
dịch vụ “ngân hàng trực tuyến”, thẻ thông minh, hệ thống máy ATM, máy POS, rộng
khắp
1.4.Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác huy động vốn: 1.4.1.Chỉ phí huy động vốn:
s Lãi suất huy động:
Lãi suất huy động luôn là van dé quan tâm hàng đầu của các chủ thể kinh tế Người gửi muốn lại suất cao trong khi đó người đi vay lại muốn lãi suất thấp Là trung gian đóng vai trò là cầu nối giữa hai đối tượng trên, ngân hàng phải tìm cách điều chính mức lãi suất sao cho hợp lý nhất đối với các bên nhưng điều quan trọng là vẫn phải
đảm bảo lợi ích của ngân hàng Vì vậy, trong huy động vốn, mỗi ngân hàng đều cố
gang ap đụng mọi biện pháp có thể nhằm tìm kiếm được những nguồn vốn sao cho chỉ phí huy động vốn bình quân là nhỏ nhất và sử dụng số vốn đó để cho vay với một mức
lãi suất có thế chấp nhận được trên thị trường Chi phí huy động vốn được đánh giá
qua hệ thống các chỉ tiêu lãi suất huy động bình quân (tính bằng bình quân gia quyền của lãi suất các nguồn theo khối lượng từng nguồn), lãi suất huy động của từng nguồn
và đặc biệt là lãi suất cạnh tranh NEC
Mặt khác, cũng với một mức chỉ phi trả lãi bình quân, sự đa dạng hóa trong lãi suất
cho phù hợp với mỗi hình thức huy động vốn là cần thiết Sự đa dạng hóa lãi suất làm cho tăng tính hiệu quả của chính sách lãi suất mà ngân hàng đưa ra Nếu có chính sách lãi suất phù hợp, hiệu quả ngân hàng sẽ tối thiểu hóa được chỉ phí trong khi vẫn hoàn thành kế hoạch về nguồn vốn huy động
s Chí phí khác:
Bên cạnh chỉ phí chính là lãi suất, trong quá trình huy động vốn còn có các chỉ phí khác như chỉ phí tiền lương cho cán bộ huy động, chi phí in 4n phat hành thương phiếu, kỳ phiếu, chi phí cơ sở vật chất, chi phí giao dịch quảng cáo, Tuy những chi phí này chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ nhưng nếu tiết kiệm được thì cũng góp phần giảm bớt gánh nặng chi phí cho ngân hàng
1.4.2.Các hình thức huy động vốn:
Trang 24nhiều Vì vậy, độ đa dạng của các hình thức huy động vốn chính là chỉ tiêu đánh giá để
đánh giá hiệu quả của công tác huy động vốn ở các ngân hàng thương mại
Sự đa dạng của các công cụ huy động được thể hiện trước hết là ở số lượng các công
cụ ngân hàng sử dụng để huy động vốn Tùy theo mục tiêu, chiến lược kinh doanh mà ngân hàng đưa ra những công cụ huy động vốn khác nhau Trong thực tế thì số lượng
các công cụ huy động càng nhiều thì ngân hàng càng có nhiều điều kiện thu hút được
vốn, tuy nhiên số lượng các công cụ vốn lại bị hạn chế bởi khả năng quản lý của ngân hàng Một ngân hàng sử đụng nhiều công cụ huy động vốn không đông nghĩa với việc công tác huy động vốn tại ngân hàng đó đạt hiệu quả tốt, mà nó chỉ có thể coi là hiệu quả khi những công cụ đó thực sự thích hợp với ngân hàng Cụ thể, đối với ngân hàng
có hoạt động kinh doanh đa dạng, đội ngũ cán bộ công nhân viên ngân hàng có trình
độ cao thì ngân hàng nên đa đạng các công cụ huy động vốn
Đa dạng về số lượng các công cụ huy động vốn là chưa đủ, mà ngân hàng còn cần phải chú ý đến việc đa dạng về kỳ hạn huy động, loại tiền sử dụng nữa Đó là khả năng huy
động vốn với các kỳ hạn khác nhau trong đó có cả nội tệ, ngoại tệ với những mức lãi
suất khác biệt tương ứng sao cho người gửi tiền chấp nhận được và cảm thấy hợp lý
Do đó, để công tác huy động vốn của ngân hàng thực sự đạt được hiệu quả cao, ngân hàng cần phải tính toán, nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu của thị trường, trên cơ sở năng
lực bản thân đưa ra những hình thức huy động đa dạng về kỳ hạn, loại tiền Đối với
những ngân hàng có quan hệ quốc tế rộng thì nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ phải
lớn để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng nhất là những đối tác kinh doanh quan
trọng
1.4.3.Tinh 6n định của nguôn vốn:
Tính ổn định ở đây bao gồm ổn định về khối lượng, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu
nguồn vốn
Trang 25kéo theo sự thay đổi trong lợi nhuận cũng như rủi ro trong hoạt động kinh doanh Co câu nguồn vốn huy động phụ thuộc không chỉ vào một phần kế hoạch của ngân hàng mà còn chịu sự tác động của các nhân tố bên ngoài vì vậy đòi hỏi ngân hàng phải thường xuyên nghiên cứu, tiếp cận thị trường
Khối lượng vốn huy động được phản ánh quy mô vốn Quy mô vốn lớn sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình Trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thì quy mô vốn huy động là một bộ phận chiếm tỷ trọng cao nhất và có
vai trò quan trọng hơn cả Sau khi huy động được khối lượng vốn lớn thì cái mà ngân
hàng quan tâm lúc này là tốc độ tăng trưởng ổn định của nó vì có thể lúc này quy mô vốn lớn nhưng sẽ là khó khăn cho ngân hàng khi quyết định cho vay hay đầu tư trong khi ngân hàng không dự đoán, kiểm soát được dòng tiền rút ra và dòng tiền gửi vào Có thể thấy tính ổn định của nguồn vốn huy động ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vì vậy, ngân hàng cần đưa ra những biện pháp nhằm tăng khối lượng nguồn huy động cùng như kiểm soát dòng tiền rút ra, gửi vào
1.4.4.Một số chỉ tiêu khác:
Ngoài các chỉ tiêu chính trên, chất lượng công tác huy động vốn còn được đánh giá qua một số chỉ tiêu:
> Mức độ hoạt động của vẫn huy động: Được đánh giá qua chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn Hệ số sử dụng vốn càng tiến đến gần đến 1 càng tốt, điều này thể hiện nguồn vốn huy động được sử đụng tối đa
> Mức độ thuận tiện khách hàng: Được đánh giá qua các thủ tục gửi tiền, rút
tiền, các địch vụ kèm theo, nhằm tiết kiệm được thời gian và chi phí cho khách
hàng
> Thời gian để huy động một lượng vẫn nhất định
> Một số chỉ tiêu khác như: số lượng vốn bị rút ra trước kỳ hạn, kỳ hạn thực tế
của nguồn vốn,
1.5 Một số quy định pháp lý của Nhà Nước về hoạt động Huy Động Vốn của các NHTM:
1 Thong tu 03/2010/TT — NHNN:
Tên văn bản: Thông tư 03/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng đô la Mỹ của tô chức kinh tế tại tổ chức tín
Trang 26Tóm Tút Thông Tư: Lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ - Từ 11/02/2010, mức lãi
suất tiền gửi tối đa bằng đô la Mỹ của tổ chức kinh tế (trừ tô chức tín đụng) tại tổ chức
tín dụng là 1,0%/năm Mức lãi suất này được thực hiện theo quy định tại Thông tư số
03/2010/TT-NHNN ngày 10/02/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 11/02/2010 Quy định về lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng theo Quyết định số 07/2007/QĐ-NHNN ngày 06/02/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ của
pháp nhân tại tổ chức tín đụng hết hiệu lực thi hành Đối với lãi suất tiền gửi có kỳ hạn
bằng đô la Mỹ của tô chức kinh tế tại tô chức tín dụng phát sinh trước thời điểm Thông
tư này có hiệu lực thi hành thì được thực hiện cho đến hết thời hạn đã thỏa thuận giữa
tô chức tín dụng và tô chức kinh tế
2 Thông tư 07/2010/TT -NHNN:
Tên văn bản: Thông tư 07/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về
cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận của tổ chức tín dụng đối với
khách hàng
Tóm Tắt Thông Tư: Ngân hàng và người vay được thỏa thuận lãi suất - Quy định về cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận của tô chức tín dụng đối với
khách hàng đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn tại Thông tư số
07/2010/TT-NHNN ngày 26/02/2010 Theo Thông tư này, tổ chức tín đụng cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận đối với khách hàng trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường, mức độ tín nhiệm của khách hàng vay Các khoản cho vay gồm có: cho vay trung hạn và đài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
và đầu tư phát triển; cho Vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu
vốn để trực tiếp phục vụ đời sống của cá nhân và hộ gia đình của khách hàng vay, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín đụng (để sửa chữa nhà và mua nhà để ở mà nguồn trả nợ bằng tiền lương của khách hàng vay, mua phương tiện đi lại, chi phí học tập và chữa bệnh, mua đồ dùng và trang thiết bi gia đình, chỉ phí cho hoạt
động văn hóa, thể thao, du lịch, thấu chi tài khoản cá nhân)
Trang 27lực thi hành, bao gồm: Thôgn tư số 01/2009/TT-NHNN ngày 23/01/2009 về lãi suất
thỏa thuận của tổ chức tín dụng đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng và các văn bản hướng dẫn
thực hiện Thông tư này; quy định về lãi suất đối với các khoản vay trung, đài hạn
nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đầu tư phát triển theo
Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008 về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản
bằng đồng Việt Nam Đối với các hợp đồng tín dụng được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tổ chức tín dụng và khách hàng vay tiếp tục thực hiện theo các thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hoặc tổ chức tín dụng và khách hang vay sửa đối, bố sung hợp đồng tín đụng cho phù hợp với quy định của Thông tư này
3 Thông tư 12/2010/TT -NHNN:
Tên văn bản: Thông tư 12/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
hướng dẫn tô chức tín dụng cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi
suất thoả thuận
Tóm Tat T hông Tư: hướng dẫn cho vay theo lãi suất thỏa thuận - Ngày 14/4/2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Thông tư số 12/2010/TT-NHNN
hướng dẫn tô chức tín dụng cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi
suất thỏa thuận nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống có hiệu quả Tô chức tín dung niêm yết công khai lãi suất cho vay ở mức hợp lý, trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường, nhu cầu vay
vốn và mức độ tín nhiệm của khách hang vay, tiết kiệm chi phí hoạt động, tạo điều
kiện cho khách hàng tiếp cận vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, nhất là khu
vực nông nghiệp và nông thôn, doanh nghiệp xuất khâu, doanh nghiệp nhỏ và vừa Tổ chức tín dụng điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp với mức biến động của lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam và mục tiêu, giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước
Thông tư này có hiệu lực thi hành kế từ ngày ký Các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với
khách hàng hết hiệu lực thi hành gồm có: Thông tư 07/2010/TT-NHNN ngày
Trang 28tổ chức tín dụng đối với khách hàng và các văn bản hướng dẫn thực hiện Thông tu
này; quy định về lãi suất cho vay theo Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008 về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam; Quyết định số 33/2008/QĐ-NHNN ngày 03/12/2008 về mức lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam
của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đối với khách hàng Đối với các hợp đồng tín đụng được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín đụng và khách hàng vay tiếp tục thực hiện theo hợp đồng tín đụng đã ký kết hoặc thỏa thuận sửa đổi, bố sung hợp đồng tín dụng phù hợp với quy định của Thông tư này
4 Thông tư 02/2011/TT - NHNN:
Tên văn bản: Thông tư 02/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam
Tóm Tat Théng Tw: Trần lãi suất huy động vốn bằng VNĐ là 14%/năm
Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập
trung kiềm chế lạm phát, ôn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, ngày
03/3/2011, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN quy định lãi suất huy động vốn tối đa bằng VNĐ của các tô chức tín dụng Theo đó, tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động vốn bằng VNĐ (lãi suất tiền gửi, lãi suất
chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và trái phiếu) của các tổ chức và cá nhân bao
gồm cả các khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức không vượt quá 14%/năm
Riêng các Quỹ Tín dụng nhân dân cơ sở ấn định lãi suất huy động vốn bằng VNĐ
không vượt quá 14,5% Mức lãi suất huy động vốn tối đa này áp dụng cho
phương thức trả lãi cuối kỳ; đối với các phương thức trả lãi khác, phải được quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ tương ứng với mức huy động vốn tối đa Cũng theo Thông tư, tô chức tín dụng có trách nhiệm niêm yết công khai lãi suất huy động vốn
bằng VNĐ tại các địa điểm huy động vốn theo quy định Nghiêm cắm việc thực hiện
Trang 29lãi suất huy động lên cao sẽ gây xáo trộn thị trường, không lành mạnh, vi phạm Luật
Ngân hàng và sẽ bị xử lý nghiêm
5 Thông tư 05/2012/TT -NHNN:
Tên văn bản: Thông tư 05/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
về việc sửa đổi, bố sung một số điều của Thông tư 30/2011/TT-NHNN ngày
28/09/2011 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức,
cá nhân tại tô chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi
Tém Tat Thơng Tư: Giảm lãi suat tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn xuống
5%/nam
Ngân hang Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 05/2012/TT-NHNN ngay 12/03/2012
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28/09/2011
quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tô chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài Từ ngày 13/03/2012, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 01 tháng là 5%/năm (trước đây là 6%); lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 01 tháng trở lên giảm từ 14%/năm xuống 13%/năm.Đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, mức lãi suất tối đa
đối với tiền kỳ hạn từ 01 tháng trở lên là 13,5%/năm (trước đây là 14,5%) Thông tư
này có hiệu lực thi hành từ ngày 13/03/2012 6 Thông tư 08/2012/TT -NHNN:
Tên văn bản: Thông tư 08/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bố sung một số điều của Thông tư 30/2011/TT-NHNN ngày 28/09/2011 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tô chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Tóm Tắt Thông Tư: Lãi suất huy động bất ngờ giảm thêm 1% từ 11/04/2012 Ngày 10/04/2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 08/2012/TT-NHNN sửa đổi, bố sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28/09/2011 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ
chức, cá nhân tại tô chức tín đụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài Cụ thẻ,
lãi suất tối đa áp đụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 01 tháng là 4%/
Trang 30mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 01 tháng trở lên của Quỹ tín dụng nhân
dân cơ sở là 12,5%/năm (theo quy định cũ là 13,5%/năm) Đối với lãi suất tiền gửi
bằng đồng Việt Nam có kỳ hạn của tổ chức, cá nhân tại TCTD, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài phát sinh trước ngày 11/04/2012 được thực hiện cho đến hết thời hạn Trường hợp hết thời hạn đã thỏa thuận, tổ chức, cá nhân không đến lĩnh tiền gửi thì
TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định lãi suất đối với tiền gửi theo quy định
tại Thông tư này Thông tư này thay thế Thông tr số 05/2012/TT-NHNN ngày
Trang 31TIEU KET CHUONG 1:
Trong chuong 1, bao cao thi tap t6t nghiép da trinh bay khai niém về nguồn von huy động của ngân hang thương mại, các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn cũng như đặc điểm của nguồn vốn huy động Đồng thời, chương lcũng tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn Bên cạnh đó, chương 1 cũng đưa ra một số quy định pháp lý của Nhà Nước về hoạt động Huy Động Vốn đối với các NHTM, giúp chúng ta nắm bắt
kịp thời và thay đổi hoạt động để phù hợp với luật của Nhà Nước tránh những sai sót
xảy ra Từ đó, tạo tiền đề vững chắc để có thể phân tích một cách hiệu quả thực trạng
Trang 32CHUONG 2 : THUC TRANG CONG TAC HUY DONG VON TẠI NGÂN HANG VIET NAM THINH VUONG CHI NHANH THAI BINH
2.1.Giới thiệu chung về ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng:
Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng (tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cô phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm
Tên, địa chỉ, tư cách pháp nhân:
Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam
Tên tiếng Việt: Ngân Hàng Thương Mại Cô Phần Việt Nam Thịnh Vượng Gọi tắt: VPBank Trụ sở chính đặt tại: : Số 72 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 043.9288869 Fax: 043.9288867 Website: www.vpb.com.vn Email: customercare@vpb.com.vn 4 NN NR NR NR S Á Sản phẩm, dịch vụ chính
- Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng - Sử dụng vốn ( cung cấp tín dụng, hùn vốn, liên doanh) bằng VNĐ và ngoại tệ
- Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ
ngân quỹ, chuyến tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh qua ngân hàng
- Kinh doanh ngoại tệ
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ
Von điều lệ
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ đồng Sau đó, do nhu cầu phát triển,
theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ Vốn điều lệ hiện nay của VPBank là hơn 5.770 tỷ đồng
Cổ đông chiến lược
- OCBC-Oversea Chinese Banking Corporation ( Ngan Hang OCCB cua Singapore)
Tỷ lệ nắm giữ cô phần: 14,88%
Trang 33Đến năm 2017 trở thành một trong 5 Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam; và một trong 3 Ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam
Sứ mệnh
- Đối với khách hàng: lợi ích của khách hàng là trên hết;
- Đối với nhân viên: xây đựng văn hóa đoanh nghiệp hiệu quả, quan tâm đến lợi ích của người lao động;
- Đối với cổ đông: chú trọng đến lợi ích của cỗ đông: và
- Đối với cộng đồng: đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng Giá trị cốt lõi - Khách hàng là trọng tâm - Tham vọng - Hiệu quả - Phát triển con người - Tin cậy - Tạo sự khác biệt Mạng lưới hoạt động
VPBank đã có tổng số hơn 200 Chi nhánh và Phòng giao dịch trên toàn quốc
- 550 đại lý chỉ trả của Trung tâm chuyên tién nhanh VPBank - Western Union
Công ty trực thuộc
-Công ty Quản lý tài sản VPBank (VPBank AMC) -Công ty TNHH Chứng khoản VPBank (VPBS) Công nghệ
- Sử dụng phần mềm Ngân hàng lõi - Corebanking của Temenos giúp cho thời gian
giao dịch với khách hàng được rút ngắn, an toàn, bảo mật
- Hệ thống thẻ Way4 của Open Way, công nghệ thẻ chip theo chuẩn EMV, cùng hệ thống máy ATM hiện đại luôn đáp ứng tốt nhất các nhu cầu giao dịch thẻ của khách
hàng Nhân sự
Ngày 10/9/1993, khi VPBank chính thức mở cửa giao địch tại 1§B Lê Thánh Tông, số lượng CBNV chỉ có vỏn vẹn 18 người Cùng với việc phát triển và mở rộng quy mô
Trang 34Đến hết 31/12/2012, tổng số nhân viên nghiệp vụ toàn hệ thống VPBank là: hơn 3.500
CBNV, hơn 92% trong số đó có độ tuổi đưới 40, khoảng 80% CBNV có trình độ đại học và trên đại học
Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng Chính vì vậy, những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự VPBank thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo trong và ngoài
nước nhăm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên
WY VPBank
Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng Y nghĩa biểu tượng
Thương hiệu mới của VPBank với phương châm "Hành Động Vì Uớc Mơ Của
Ban", duoc xây dựng nên từ các yếu tố: Chuyên nghiệp, Tận tuy, Khác biệt, và Đơn
giản Trong đó:
CHUYÊN NGHIỆP: Vận dụng kiến thức và kinh nghiệm, cùng phong cách làm việc chuyên nghiệp, chính xác, nhanh chóng để cung cấp các sản pham/dich vụ ngân hàng hiện đại, đáng tin cậy và phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng
TẬN TỤY: Nhiệt tình tư vấn, hướng dẫn, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng,
giúp khách hàng hiểu các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng một cách rõ ràng và cụ thẻ KHÁC BIỆT: Luôn tìm tòi, sáng tạo để tạo ra sự khác biệt, mang đến những sản
phâm/dịch vụ cao cấp với tính độc đáo và nhiều tiện ích cho khách hàng
ĐƠN GIẢN: Tập trung xây đựng hệ thống dịch vụ Ngân hang với các thủ tục don
giản, dễ hiểu và thuận tiện, sử dụng công nghệ hiện đại để phục vụ khách hàng nhanh
chóng và hiệu quả
2.2.Khái quát về ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chỉ nhánh Thái Bình
2.2.1.Lịch sử hình thành và phát triển của chỉ nhánh: Giới thiệu chung:
v Tên chi nhánh: ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Thái Bình
_ Trụ sở chính: Số nhà 259 M Đường Lê Quý Đôn - tổ 22 - Phường Bồ Xuyên
Trang 35Lịch sử hình thành và phát triển:
Nằm trong kế hoạch phát triển mạng lưới hoạt động, ngày 23-01-2008, phòng giao dịch Thái Bình thuộc ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng ( gọi tắt là VPBank) chi nhánh Thái Bình chính thức khai trương tại địa chỉ 259M, Lê Quý Đôn thành phố Thái Bình Hoạt động của phòng giao dịch VPBank Thái Bình góp thêm một kênh tín dụng
và phục vụ các nguồn vốn phục vụ nhu cấu đầu tư phát triền nền kinh tế của tỉnh Thái
Bình
Ra đời và hoạt động trong bối cảnh cơn bão tài chính đang tác động mạnh tới
nền kinh tế toàn cầu, song dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chi nhánh VPBank Thái Bình, sự ủng hộ tạo mọi điều kiện thuận lợi của tỉnh uy, UBNN tinh, NHNN chi nhanh Thai Binh, can bon nhân viên phòng giao dịch VPBank Thái Bình đã đoàn kết,nhất trí, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, từng bước vượt qua khó khăn thử thách tuân thủ
chặt chẽ phương châm và chiến lược kinh đoanh đo hội đồng quản trị VPBank đề ra: chuyền từ phát triển nhanh sang phát triển an tồn, ơn định, hiệu q Trong đó yếu tố an toàn và yếu tố tăng cường quản trị được đưa lên hàn đầu với định hướng phát triển trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam
VPBank Thái Bình hoạt động trong điều kiện nền kinh tế của tỉnh tuy đang trên đà phát triển nhưng chủ yếu vẫn là nông nghiệp, người đân thu nhập thấp, thị
trường nhỏ lại co nhiều ngân hàng hoạt động cạnh tranh gay gắt VPBank Thái Bình
thực hiện chương trình điều hành của hội sở chính, linh hoạt về lãi suất huy động đặc
biệt là những lỗ lực triển khai những chương trình khuyến mại sản phẩm huy động vốn
độc đáo hấp dẫn như: Đi tìm triệu phú bạch kim, quà tặng từ VPBank, gửi tiền hôm
nay nhận ngay phiêu mua hàng, đồng thời đưa ra những sản phẩm linh hoạt thu hút
lượng khách hàng gửi tiền phù hợp từng thời điểm như: tiền gửi bù lạm phát và lãi cao
Trang 36Đề phục vụ khách hàng tốt nhất, thời gian qua VPBank Thái Bình tập chung vào các sản phẩm bán lẻ, cho vay tiêu đùng, các sản phẩm phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ
và đưa ra các sản phẩm thiết thực hữu ích nhất cho khách hàng, đưa tổng dư nợ cho
vây đạt gần 120 tỷ đồng
2.2.2.Co cau tố chức của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chỉ nhánh Thái
Bình:
Là đơn vị mới thành lập vừa tròn 5 năm nên quy mô của VPBank còn nhỏ, bộ máy tổ chức đơn giản Cơ câu tổ chức của VPBank Thái Bình tính đến quý 1/2012 gồm có: Ban giầm đôc, 7 phòng ban, với nhiêu nhân viên có trình độ đại học trở lên
Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ bộ máy tổ chức VPBank Thái Bình Ban Giám Độc Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng
tô chức kinh kế toán ngân kiếm vi tính giao
hành doanh tài quỹ soát dịch
chính chính
(Nguôn: Phòng tô chức hành chính VPBank chỉ nhánh Thái Bình) e Chức năng của các phòng ban:
- Phòng tổ chức hành chính:
Phòng tô chức hành chính có chức năng tham mưu cho giam đốc cá lĩnh vực: Tổ chức đào tạo CNV, tuyển dụng lao động, quản lý tiền lương, công tác phòng tong hợp thi đua, công tác phòng hành chính quản trị
- Phòng tín dụng: (phòng phục vụ khách hàng)
Phòng kinh doanh có chức năng tham mưu cho giám đôc về việc:
Trang 37s* Cung cấp thông tin phòng ngừa rủi ro và quản lý điều hành vốn kinh doanh hàng ngày đảm bảo cung cấp đủ vốn và trực tiếp giao dịch với khách hàng hàng ngày
“+ Thống kê tổng hợp kết quả knh doanh hàng tháng và hướng dẫn ngiệp vụ tín dụng đối với các phòng giao địch và quản lý các hoạt động cho vay
** Sử lý các khoản nợ khó đòi, thực hiện các nghiệp vụ baoor lãnh L/C trả
chậm, bảo lãnh cho khách hàng dự thầu, thực hiên hợp đồng và tạm ứng chi phi
- Phong ké todn tài chính:
Chức năng nhiệm vụ của phòng là tổ chức tốt các nghiệp vụ thanh toán, tài chính, hoạch toán theo quy định kế toán của NHNN Việt Nam Tổ chức hoạch toán
phân tích, hoach toán tổng hợp các loại tài khoản về nguồn vốn, sử dụng vốn của toàn chi nhánh
Chỉ đạo công tác kế toán của các chi nhánh trực thuộc, theo dõi tiền gửi, vay của các chi nhánh và tổ chức thanh toán điện tử trên các chi nhánh, trong hệ thống,
thanh toán bù trừ với các ngân hàng trên địa bàn
Tham mưu cho giám đốc công tác thanh toán, lập kế hoạch tài chính tháng,
quý, năm để làm cơ sở cho toàn chi nhánh thực hiện Quản lý hướng dẫn côg tác tài
chính kế toán toàn chỉ nhánh
- Phòng ngân quỹ:
Chức năng của phòng này là tham mưu cho giám đốc chỉ đạo, điều hành hoạt
đông theo quy định, quy chế của ngân hàng nhà nước Việt Nam Tổ chức tốt viêc thu
ch1 cho khách hàng giao dịch tại trụ sở và các giao dịch đảm bảo an toàn tài sản
- Phòng kiểm sốt:
Chức năng thơng tin và tham mưu cho Giám Đốc về tình hình hoạt động cá
nhân, phòng ban và hoạt động của toàn chi nhánh, kiểm soát phục vụ công tác kinh doanh hàng ngày bằng việc tổng hợp phấn tích các số liệu trong lĩnh vực kế toán, tin dụng, nguồn vốn đảm bảo chính xác các tài khoản giao dịch, số liệu, phối hợp chặt chế với các phòng ban trong chi nhánh để kiểm soat tình hình hoạt động của toàn chi nhánh
Trang 38Phục vụ công tác kinh doanh hàng ngày bằng việc tổng hợp phân tích các số liệu trong lĩnh vực kế toán, tín dụng nguồn vốn đảm bảo công tác điệ tử diễn ra trong suốt quá trình làm việc Phối hợp chặt chẽ với các phòng kế toán, phòng kinh doanh để
tong hợp phân tích thông tin
- Các phòng giao dịch:
Mỗi phòng giao dịch giống như một ngân hàng thu nhỏ có các bộ phận huy
động vốn, có bộ phận tín dụng làm công tác cho vay, có các bộ phận kế tốn đảm nhận các cơng việc kế toán cho vay, ng, kế toán tiết kiệm thực hiện theo chế độ kế toán báo
số Tùy theo tình hình kinh tế từng thời kỳ giám đốc có giao mức phán quyết cho vay đối với các trưởng phòng cho phù hợp Chi nhánh tiến hành phân công cho các phòng
phụ trách cho vay đối với từng địa bàn nhất định
Hiện nay, chi nhánh có 3 phòng giao dịch trực thuộc đều năm trên địa bàn TP Thái Bình
> Phong giao dich Tran Phu:
Y Dia chi: S6 nhà 16, đường Quang Trung tổ 17, p Trần Hưng Dao, TP Thai Bình
v«x Điện thoại: 036.3648699 vx Fax: 036.3648689
> Phong giao dich Tran Lam:
Y Dia chi: 792 Ly Bon, t6 31, P Tran Lam, Tp Thai Binh
wv Điện thoại 036.3848228
w Fax: 036.3848226 > Phong giao dich Ky Ba:
Y Dia chi: S6 225 Lý Thái Tổ, tô 15, P Kỳ Bá, TP Thái Bình
vwx Điện thoại: 036.3658566 w Fax: 036.3658588
2.2.3 Tình hình kinh doanh tại NH VPBank chỉ nhánh Thái Bình giai đoạn 2010
- 2012:
Được sự chỉ đạo và hỗ trợ nhiều mặt của NH Việt Nam Thịnh Vượng cũng như các chỉ
Trang 39hình kinh doanh cụ thể của chi nhánh trong giai đoạn 2010 — 2012 sẽ được trình bày trong bảng dưới day:
Bang 2.1 Tinh hinh thu nhập và chỉ phí của VPBank chỉ nhánh Thái Bình giai đoạn 2010 — 2012 PVT: ty dong Chi tiéu Nam 2010 Nam 2011 Nam 2012 Tổng thu 32,211 67,215 64,584 Tổng chỉ 28,681 63,139 56,904
Tông chi/ Tổng thu 0,8904 0,9394 0,8811 Lợi nhuận thu được trước thuế | 3,530 4,076 7,680 Thuế phải nộp 0,8825 1,019 1,92
Lợi nhuận sau thuế 2,6475 3,057 5,76
(Nguôn: Phòng kế toán tài chính chỉ nhánh Thái Bình)
Biểu đô 2.1 Tình hình thu nhập, chỉ phí và lợi nhuận của NH VPBank chỉ nhánh Thái Bình giai đoạn 2010 — 2012 70,000 60,000 50,0007 40,000- 30,000- 20,000: 10,000, 04 2010 Nhận xét: 2011 2012 m Tổng thu @ Tong chi FI Lợi nhuận sau thuế
Ta có thể thấy tổng thu của NH VPBank chi nhánh Thái Bình trong giai đoạn 2010 —
2012 biến động không ổn định qua các năm Cụ thể như sau: năm 2010 1a 32,211 ty;
năm 2011 là 67,215 tý; tăng 35,004 tỷ, có thể nói đây là bước tăng trưởng nhây vot
trong tổng thu của ngân hàng so với năm 2010 Năm 2012 tổng thu của chi nhánh chỉ
đạt 64,584 tỷ giảm 2,631 tỷ, sự giảm sút này là đo nền kinh tế lâm vào tình trạng suy
thoái, ngân hàng cho vay nên kinh tế ít, dư thừa vốn nên doanh thu giảm Các khoản
Trang 40thu chủ yếu của chi nhánh đều là thu từ lãi cho vay (chiếm khoảng gần 87% tồng thu
của chỉ nhánh), còn thu từ địch vụ chỉ chiếm một tỷ lệ khá nhỏ (chiếm khoảng từ 5 -
7% tông thu) tuy nhiên đang có xu hướng tăng lên qua các năm, trong thời gian tới chỉ nhánh cần nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng để có thể thu hút được lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng ngày càng nhiều hơn nữa
Về tổng chỉ của chỉ nhánh: cũng tăng trong thời gian qua trong đó chiếm chủ yếu là chi trả lãi tiền gửi huy động vốn và tiền vay (chiếm khoảng hơn 87% tổng chỉ của chỉ nhánh), đó cũng là điều hợp lý khi trong thời gian qua hoạt động tín dụng của chỉ nhánh được đây mạnh là nhờ nguồn vốn dồi đào từ công tác huy động vốn nên phần
lớn chi phí của chi nhánh là để dành trả lãi cho tiền gửi huy động và tiền vay
Lợi nhuận qua các năm đều tăng trưởng tốt: năm 2010 là 2,6475 tỷ, năm 2011 là 3,057
tỷ; tăng 0,4095 tỷ tương đương với tốc độ tăng trưởng 15,47% so với 2010, đến năm 2012 là 5,76 tỷ tăng 2,703 tỷ tương đương với tốc độ tăng trưởng là 88,42% (mức tăng
trưởng rất cao) Tuy nhiên mức lợi nhuận đạt được còn khá thấp so với các chỉ nhánh
ngân hàng cùng hệ thống
Tý số Tổng chi / Tổng thu cho biết để có được một đồng thu nhập ngân hàng cần phải
mất bao nhiêu đồng chỉ phí, hay nói cách khác nó thể hiện hiệu quả kinh doanh của
ngân hàng Tỷ số này của chi nhánh là 0,8904 (năm 2010), 0,9394 (năm 2011), 0,8811
(năm 2012) đều nhỏ hon 1 chứng tỏ hoạt động kinh doanh của chi nhãành đạt hiệu quả
cao
2.3.Thực trạng công tác huy động vốn tại VPBank chỉ nhánh Thái Bình:
Vốn là cơ sở quan trọng quyết định đến việc thành lập, mở rộng hoạt động kinh doanh
của các chủ thế kinh tế nói chung và các NHTM nói riêng Đối với các NHTM, vốn gắn liền với hoạt động kinh doanh trong suốt quá trình tồn tại và phát triển đặc biệt là nguồn vốn huy động — nguồn vốn chiếm tý trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của NHTM Việc mở rộng nguồn vốn huy động đi đôi với việc mở rộng và phát triển quy
mô tín dụng và các dịch vụ khác của NHTM Để có thể tồn tại và phát triển thì các
NHTM phải luôn quan tâm đến công tác huy động vốn
Nhận thức được tầm quan trọng đó cũng như để đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng luôn quan