1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN lý GIÁO dục QUẢN lý PHỐI hợp các lực LƯỢNG TRONG GIÁO dục dạo đức CHO học SINH TRUNG học PHỔ THÔNG HUYỆN cù LAO DUNG, TỈNH sóc TRĂNG

145 472 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết một cách sâu sắc kinh nghiệm về giáo dục “Tiên học lễ, hậu học văn”. Ngày nay, phương châm “Dạy người, dạy chữ, dạy nghề” cũng thể hiện rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Bác Hồ đã dạy: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc quan trọng. Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định,…”

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ PHỐI HỢP CÁC

LỰC LƯỢNG TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH

15

1.2 Nội dung quản lý phối hợp các lực lượng trong

giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông

26

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý phối hợp

các lực lượng trong giáo dục đạo đức học sinhtrung học phổ thông

30

Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ

PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THPT HUYỆN CÙ LAO DUNG, TỈNH SÓC TRĂNG

36

2.1 Khái quát tình hình kinh tế, xã hội, GD&ĐT

huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng

36

2.2 Thực trạng việc quản lý phối hợp các lực lượng

trong giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổthông huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng

39

2.3 Đánh giá chung về quản lý phối hợp các lực lượng

trong giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổthông

59

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHỐI HỢP CÁC LỰC

LƯỢNG TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THPT HUYỆN CÙ LAO DUNG, TỈNH SÓC TRĂNG

66

3.2 Hệ thống các biện pháp quản lý phối hợp các lực

lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh trunghọc phổ thông

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết một cách sâu sắc kinh nghiệm về giáo

dục “Tiên học lễ, hậu học văn” Ngày nay, phương châm “Dạy người, dạy

chữ, dạy nghề” cũng thể hiện rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo

đức cho học sinh Bác Hồ đã dạy: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài

lẫn đức Đức là đạo đức cách mạng Đó là cái gốc quan trọng Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội

sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định,…”

Đảng ta đã khẳng định "Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân" Điều 3chương I, Luật giáo dục 2005 ghi rõ: "Hoạt động giáo dục phải được thực hiệntheo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục phải kết hợp với lao động sản xuất,

lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình

và giáo dục xã hội" Điều 93 đến điều 98 chương VI cũng đã qui định trách

nhiệm của nhà trường, gia đình, xã hội đối với công tác giáo dục và đã thể hiện ýnghĩa quan trọng của sự phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội Sự phối hợpgiữa nhà trường, gia đình và xã hội nếu được thực hiện một cách đồng bộ thìhiệu quả giáo dục sẽ nâng lên, ngược lại sự phối hợp này không ăn khớp thì sẽgây cản trở hoặc khó khăn trong quá trình hình thành nhân cách học sinh

Như chúng ta đã biết, mặt trái của toàn cầu hóa đã tác động mạnh mẽđến thế hệ trẻ, ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suythoái về đạo đức và những giá trị nhân văn đã tác động lớn đến đại đa sốthanh thiếu niên và học sinh như: có lối sống thực dụng, sống tùy tiện, cẩuthả, tha hóa nhân cách, bạo lực học đường, lười lao động và học tập, khôngdám đấu tranh với cái sai, thờ ơ, vô cảm, vị kỷ, thiếu hoài bão lập thân, lậpnghiệp,… Thêm vào đó, sự du nhập văn hóa phẩm đồi trụy thông qua cácphương tiện như phim ảnh, games, mạng Internet,… làm ảnh hưởng đến tư

Trang 3

tưởng, tình cảm, sai lệch trong cách nhìn, cách nghĩ và cách làm của các em.Những hiện tượng này là một trong những đặc điểm của quá trình giáo dụcđạo đức học sinh diễn ra với những tác động giáo dục phức hợp Trong quátrình giáo dục, người được giáo dục chịu nhiều tác động từ các phía khác nhau:gia đình, nhà trường và xã hội Ngay trong gia đình, nhà trường hoặc xã hội,người được giáo dục cũng chịu ảnh hưởng của nhiều tác động khác nhau Vínhư trong gia đình có những tác động của cha mẹ, của anh chị em, của nếpsống gia đình Trong nhà trường có những tác động của giáo viên, của tậpthể lớp, của nội qui, của nội dung, phương pháp tổ chức giáo dục Trong xãhội có những tác động của các cơ quan thông tin đại chúng, của phim ảnh, sách báo,của người lớn Những tác động đó có thể đan kết vào nhau rất mật thiết tạo ranhững ảnh hưởng tích cực thống nhất đối với người được giáo dục, hoặc cóthể ngược chiều nhau tạo ra những "lực nhiễu" gây khó khăn cho quá trình giáodục Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần tổ chức phối hợp tất cả các tác động giáo dụctheo hướng tích cực, đồng thời cần ngăn chặn, hạn chế đến mức tối đa nhữngtác động tiêu cực

Thực tiễn giáo dục cho thấy nhận thức về sự phối hợp giữa nhà trường,gia đình và xã hội chưa phù hợp Một số bậc phụ huynh còn xem nhà trường

là môi trường giáo dục duy nhất cho học sinh, vì vậy học sinh hư thì đỗ lỗihoàn toàn cho nhà trường, hoặc đỗ lỗi cho xã hội như: xã hội quá nhiều tiêu cực,cạm bẫy làm cho con tôi hư Một bộ phận giáo viên ở các trường học thì chỉ tậptrung cho chất lượng học tập, xem nhẹ giáo dục đạo đức, dẫn đến chỉ biết đỗlỗi cho gia đình và xã hội, chưa thấy mối quan hệ giữa nhiệm vụ giảng dạy vàgiáo dục, chưa kết hợp "dạy chữ" với "dạy người" Các lực lượng xã hội lạiluôn kêu ca là nhà trường, gia đình chưa có giải pháp cho giáo dục, đưa ra xãhội nhiều "phế phẩm", "sản phẩm của giáo dục chưa đáp ứng nhu cầu xãhội." Việc đỗ lỗi cho nhau giữa ba lực lượng trên xuất phát từ sự phối hợp lỏng lẻo

Trang 4

giữa nhà trường, gia đình và xã hội, là hiện tượng " trống đánh xuôi kèn thổi

ngược" Đây chính là thực trạng của nhiều địa phương trên đất nước ta và

chính là nỗi bức xúc của nhiều nhà sư phạm, nhà nghiên cứu giáo dục Nếu sựphối hợp nhà trường, gia đình và xã hội được tốt hơn thì những khó khăntrong giáo dục đạo đức chắc rằng sẽ được hạn chế, những tồn tại được đẩy lùi.Trong thực tế, sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở đây thực rachỉ có tính bề nổi, còn rất nhiều hạn chế, đặc biệt là giải pháp phối hợp như thếnào để đạt hiệu quả, thường xuyên và đồng bộ

Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài

nghiên cứu “Quản lý phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng” làm

luận văn tốt nghiệp cao học Quản lý giáo dục của mình

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

* Các nghiên cứu ở nước ngoài:

Ở phương Đông từ thời cổ đại, Khổng Tử (551-479 TCN) trong các tácphẩm: “Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc Xuân Thu” rất xem trọng việc giáo dục đạo đức

Ở phương Tây, nhà triết học Socrate (469-399 TCN) cho rằng cái gốccủa đạo đức là tính thiện Bản tính con người vốn thiện, nếu tính thiện ấy đượclan toả thì con người sẽ có hạnh phúc Theo ông, muốn xác định được chuẩnmực đạo đức phải bằng nhận thức lý tính với phương pháp khoa học

Aristoste (384-322 TCN) cho rằng không phải hy vọng vào Thượng đếáp đặt để có người công dân hoàn thiện về đạo đức, mà việc phát hiện nhu cầutrên trái đất mới tạo nên được con người hoàn thiện trong quan hệ đạo đức

Ở phương Đông , thời cổ đại, Khổng Tử (551-479 TCN) là nhà triếthọc nổi tiếng của Trung Quốc đồng thời là nhà đạo đức học khai sinh Nhogiáo Ông coi trọng vai trò của giáo dục đạo đức và quan niệm có tính hệthống về phương pháp giáo dục cũng như về tâm lý giáo dục Nội dung và

Trang 5

mục tiêu chủ yếu của giáo dục Nho giáo được ghi trong Tứ thư và Ngũ kinh.Nhưng cụ thể và tập trung nhất là nêu trong Luận ngữ (sách ghi lời nói, việc

làm của Khổng tử và của một số môn đồ) là bồi dưỡng những người có đức

nhân, người "quân tử" có đủ phẩm cách và năng lực thi hành "đạo lớn" theo

tôn chỉ của Nho gia Khổng tử quan niệm sự hiểu biết không phải là sinh ra đã

có sẵn mà phải được tích lũy qua quá trình học tập, rèn luyện khá công phu

Các đức tính như nhân, trí, tín, trực, dũng, cương cần phải học tập rèn luyện

thì mới có thể phát triển đúng hướng, ứng dụng hoàn hảo Kết hợp chặt chẽviệc truyền thụ tri thức văn hóa với việc rèn luyện phẩm chất đạo đức Ở mức độnhất định, có thể nói Khổng tử chủ trương coi việc rèn luyện đạo đức là ưu

tiên số một Ông từng căn dặn các học trò rằng: Ở nhà thì ăn ở hiếu thuận

với cha mẹ, ra ngoài xã hội thì kính trọng nhường nhịn các bậc huynh trưởng; nên ít lời và đã nói thì phải thành thực, nên thân yêu rộng khắp mọi người Khổng tử đặt lên hàng đầu nhân cách và đạo đức của người dạy, sự

làm gương quan trọng hơn lời giảng (Thân giáo trọng ư ngôn giáo) Ông xây

dựng học thuyết "Nhân - Trí - Dũng", trong đó " Nhân" là lòng thương người

- là yếu tố hạt nhân, là đạo đức cơ bản nhất của con ngườiĐứng trên lậptrường coi trọng giáo dục đạo đức, ông có chủ trương nổi tiếng truyền lại đến

ngày nay " Lễ trị" Lấy "Lễ" để ứng xử ở đời Muốn vậy , mỗi người phải biết tu

Trang 6

ươm: "Để cây đó lớn lên một cách lành mạnh, nhất thiết phải được sự quan

tâm, chăm sóc, tưới bón, tỉa tót"

Theo quan niệm học thuyết Mac-Lênin: đạo đức là một hình thái ý thức

xã hội có nguồn gốc từ lao động sản xuất và đời sống cộng đồng xã hội, nóphản ánh và chịu sự chi phối của tồn tại xã hội Nếu tồn tại xã hội thay đổi thìđạo đức cũng thay đổi theo Do vậy đạo đức mang tính lịch sử, tính giai cấp vàtính dân tộc

- V.A Xukhomlinxky, nhà giáo dục lớn người Nga cũng rất quan tâm đếnnhững biện pháp quản lý đạo đức cho học sinh, đóng góp nhiều lí luận, kinhnghiệm giáo dục thế hệ trẻ.Với kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục ở trườngnông thôn Pavlush ông cho rằng: dạy học trước hết là sự giao tiếp về tâm hồngiữa thầy và trò "dạy trẻ phải hiểu trẻ, thương trẻ và tôn trọng trẻ" Trong quátrình giáo dục, hình thành nhân cách cho học sinh, ông quan tâm đặc biệt tới sựcân đối hài hòa giữa sự phát triển xúc cảm, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹvới sự phát triển trí tuệ, thể chất, năng lực hoạt động xã hội, giao tiếp, kỹ nănglao động nghề nghiệp, kỹ thuật, ý thức công dân XHCN Ông đã có nhiều kinhnghiệm giải quyết mối quan hệ giữa quá trình giáo dục và tự giáo dục, chủ đạotác động của nhà sư phạm với chủ động, tự quản rèn luyện của học sinh và tậpthể học sinh, giải quyết hợp lí giữa giáo dục tập thể và giáo dục cá nhân Ông đãnêu lên nhiều kinh nghiệm phối hợp các lực lượng giáo dục xã hội, gia đình, nhàtrường, tận dụng những điều kiện xã hội, tự nhiên vào quá trình giáo dục thế hệtrẻ Những tác phẩm về giáo dục đạo đức như "Giáo dục con người chân chínhnhư thế nào", "Giáo dục cộng sản đối với lao động" vẫn được sử dụng và có giátrị to lớn trong công tác giáo dục thế hệ trẻ

* Các nghiên cứu ở trong nước

Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có tài mà không có đức thì là người vôdụng” Người coi trọng mục tiêu, nội dung giáo dục đạo đức trong các nhà

Trang 7

trường như: “Đoàn kết tốt”, “Kỷ luật tốt”, “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”,

“Con người cần có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính, mà nếu thiếu một đức thìkhông thành người”

Hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội là vấn đềbức xúc trong công tác giáo dục mà nhiều tác giả đã quan tâm nghiên cứu.Đặc biệt, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc phối hợp giáo dục giữanhà trường với gia đình và xã hội, coi đó là nguyên tắc cơ bản để đảm bảo kếtquả trong nhà trường Các nhà giáo dục, các giáo sư giảng dạy ở các trườngđại học đã quan tâm nghiên cứu và từng bước giải quyết vấn đề này ở nhiềugóc độ khác nhau dưới dạng giáo trình, sách tham khảo, phổ biến kinhnghiệm đã được công bố Đó là các tác giả: Nguyễn Quốc Chí – NguyễnThị Mỹ Lộc (2003) “Lý luận đại cương về quản lý”, Đặng Bá Lãm - PhạmThành Nghị (1999) “Chính sách và kế hoạch trong quản lý giáo dục”, ĐặngBá Lãm (2005) “Quản lý nhà nước về giáo dục – Lý luận và thực tiễn”, ĐặngQuốc Bảo (2008) “Tập bài giảng quản lý nhà nước và vai trò xã hội trongquản lý giáo dục”, Các công trình nghiên cứu của các tác giả trên đã giảiquyết được vấn đề lý luận rất cơ bản về khoa học quản lý: như khái niệmquản lý, bản chất của hoạt động quản lý, thành phần cấu trúc, chức năng quản

lý, chỉ ra các phương pháp và nghệ thuật quản lý

Cũng như đối với các ngành quản lý khác, quản lý giáo dục luôn là vấn

đề được các nhà nghiên cứu hết sức quan tâm Đặc biệt là trong sự nhận thứcsâu sắc vai trò của giáo dục đối với tương lai phát triển của mỗi quốc gia, mỗidân tộc thì điều này càng có ý nghĩa Các công trình nghiên cứu giáo dục như

“Cơ sở khoa học quản lý giáo dục” của tác giả Nguyễn Minh Đạo, “Nhữngkhái niệm cơ bản về quản lý giáo dục” của tác giả Nguyễn Ngọc Quang,

“Quản lý, quản lý giáo dục tiếp cận từ những mô hình” của tác giả ĐặngQuốc Bảo, “Lý luận quản lý giáo dục” của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc,

Trang 8

“Quản lý nhà trường” của tác giả Nguyễn Phúc Châu, “Tâm lý học lãnh đạo,quản lý” của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, “Quản lý hành chínhnhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo” của tác giả Phạm Viết Vượnglàm chủ biên, … đó là những công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục, quản

lý hành chính, nghệ thuật quản lý nhằm mang lại hiệu quả nhất định cho côngtác quản lý giáo dục nói chung và công tác quản lý trong nhà trường nói riêng

Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng về trách nhiệm của nhàtrường đối với tổ chức phối hợp với gia đình và xã hội: “…Phải mật thiết liênhệ với gia đình học trò Bởi vì giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còncần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để cho việc giáo dục đạođức của học sinh trong nhà trường được tốt hơn Giáo dục trong nhà trường

dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quảcũng không hoàn toàn…”

Việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm nâng cao hiệuquả giáo dục đạo đức cho học sinh đã trở thành một đề tài nghiên cứu khoahọc của các nhà giáo dục Những nhà giáo dục đã đi sâu vào đề tài này phải

kể đến: GS.TS Hà Thế Ngữ, GS.TS Đặng Vũ Hoạt, vấn đề này cũng đượcđưa vào một số giáo trình khác như giáo dục gia đình của PGS.TS Phạm KhắcChương đã đề cập đến vai trò, vị trí, ý nghĩa cực kỳ quan trọng của sự phốihợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để nâng cao hiệu quả giáo dục họcsinh Nhóm tác giả ở Trung tâm Giáo dục học thuộc Viện Khoa học Giáo dục

đã đề cập tính thống nhất giữa giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội Tácgiả Nguyễn Thị Kỷ, Viện khoa học Giáo dục đã hệ thống những quan điểmphương pháp luận của việc liên kết giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xãhội trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay

Nghiên cứu công tác quản lý việc phối hợp giữa nhà trường với giađình và xã hội trong giáo dục đạo đức của hiệu trưởng các trường trung học

Trang 9

phổ thông trên địa bàn huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng là bước tiếp tụclàm phong phú thêm lý luận về quản lý giáo dục đạo đức, đồng thời cũng gópphần đề ra được một số biện pháp có hiệu quả, thiết thực, góp phần nâng caochất lượng giáo dục địa phương.

Trong những năm qua cũng đã có những luận văn thạc sĩ liên quan đếnvấn đề quản lý giáo dục đạo đức cho HS ở những cấp độ và phạm vi khácnhau Cũng có nhiều luận văn thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề phối hợp giáo dụcgiữa nhà trường, gia đình và xã hội ở tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ

thông của một số tác giả như: Phạm Thành Công “Tổ chức phối hợp nhà

trường với gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh ở các trường THPT huyện Đan Phượng, Hà Nội”; Hồ Văn Thơm “Thực trạng quản lý sự phối hợp giữa nhà trường – gia đình trong công tác giáo dục học sinh ở các trường THPT huyện Cần Đước, tỉnh Long An”; Phạm Thị Minh Tâm “Một số biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục cho học sinh trường THPT”; Đoàn Thị Thu Hà “Quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức cho học sinh của hiệu trưởng THCS huyện Vũ Thư, Thái Bình”, Nguyễn Hữu Tân “Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường THPT Tân Yên 2, tỉnh Bắc Giang”, Lê Thị Ngọc Thảo “Thực trạng công tác quản

lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre”… Nhìn chung, trong những năm qua giáo dục đạo đức trong nhà trường

được quan tâm rất nhiều Các công trình trên đã phân tích vấn đề dưới nhiềugóc độ khác nhau, rất đa dạng, phong phú và có chiều sâu Tuy nhiên, ở tỉnhSóc Trăng nói chung và huyện Cù Lao Dung nói riêng về lý luận và thực tiễnvấn đề này chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống dựa trên đặc điểm đặcthù của địa phương Vì vậy qua đề tài này tôi mong rằng sẽ giúp cho cáctrường THPT tìm ra được nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác

Trang 10

quản lý phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPThuyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận

và thực tiễn quản lý phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho họcsinh THPT, đề xuất các biện pháp quản lý phối hợp các lực lượng trong giáodục đạo đức cho học sinh THPT huyện Cù lao Dung, tỉnh Sóc Trăng

* Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ cơ

bản là:

- Làm rõ cơ sở lý luận về phối hợp và quản lý phối hợp các lực lượng

trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

- Khảo sát, đánh giá thực trạng việc phối hợp và quản lý phối hợp

các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Cù LaoDung, tỉnh Sóc Trăng

- Đề xuất một số biện pháp quản lý phối hợp các lực lượng trong giáo

dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng

4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Khách thể nghiên cứu: Công tác phối hợp các lực lượng trong giáo

dục đạo đức cho học sinh THPT

* Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý phối hợp các lực lượng

trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng

* Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tìm ra được các biện

pháp quản lý phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinhTHPT huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng

Phạm vi về đối tượng khảo sát: CBQL giáo dục, CBQL xã hội, giáo

viên, CMHS và học sinh

Các số liệu sử dụng để nghiên cứu từ năm học 2011 – 2012 đến nay

Trang 11

5 Giả thuyết khoa học.

Học sinh THPT nói chung và học sinh THPT huyện Cù Lao Dung nóiriêng có nhiều biểu hiện tích cực, đáng khích lệ về học tập, lao động và rènluyện Tuy nhiên, do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, ở một bộphận nhỏ học sinh còn có những biểu hiện hành vi đạo đức lệch lạc Chấtlượng giáo dục đạo đức học sinh trường THPT huyện Cù Lao Dung thời gianqua hiệu quả chưa cao, còn nhiều vấn đề cần giải quyết vì chưa có sự thốngnhất giữa các lực lượng giáo dục Nếu đề xuất và thực hiện được các biệnpháp quản lý phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinhTHPT một cách đồng bộ, tạo ra sự thống nhất, phát huy tốt các yếu tố tích cựctrên cơ sở mục tiêu giáo dục phổ thông, đặc điểm tâm sinh lý của học sinhcũng như khắc phục những tồn tại, yếu kém của những biện pháp quản lýphối hợp với các lực lượng giáo dục hiện nay thì chất lượng giáo dục đạo đứcnói riêng và giáo dục toàn diện nói chung sẽ được nâng cao nhiều hơn

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp luận nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở các quan điểm, tư tưởng vềquản lý giáo dục của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quanđiểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời quán triệt và vận dụng sâu sắcquan điểm hệ thống - cấu trúc, lịch sử - lôgíc và quan điểm thực tiễn trongnghiên cứu khoa học quản lý giáo dục

* Phương pháp nghiên cứu

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu lý luận về quản lý giáo dục,bồi dưỡng đội ngũ; các văn kiện Đại hội Đảng các cấp; các văn bản pháp quy

về giáo dục và các tài liệu khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu Từ đó rút

ra cơ sở lý luận để đề xuất các giải pháp quản lý phối hợp giữa nhà trường vớigia đình và xã hội trong hoạt động giáo dục đạo đức học sinh

Trang 12

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng phiếu hỏi đến lãnh

đạo các đoàn thể chính trị ở địa phương, lãnh đạo và GV các trường THPTnhằm thu thập nhiều thông tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu để có cơ sởcho việc đưa ra các giải pháp thực hiện

+ Phương pháp quan sát: Quan sát để thu thập các thông tin có liên

quan đến công tác quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục trường THPT trênđịa bàn huyện Cù Lao Dung để có cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp tổ chứcthực hiện

+ Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn lãnh đạo các trường THPT và

GV các trường THPT về thực trạng công tác quản lý phối hợp các lực lượngtrong giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT trên địa bàn huyện Cù LaoDung nhằm làm căn cứ đề xuất các biện pháp một cách hiệu quả

+ Phương pháp chuyên gia: Bằng việc tổ chức gặp gỡ, trao đổi ý kiến

về những vấn đề có liên quan đến nội dung quản lý phối hợp các lực lượngtrong giáo dục đạo đức ở trường THPT với các chuyên gia nghiên cứu, người

có nhiều kinh nghiệm; các nhà quản lý nhằm xác định các giải pháp tối ưucho công tác quản lý hoạt động này

+ Phương pháp toán thống kê: Sử dụng các công thức toán để xử lý kết

quả khảo nghiệm, phân tích kết qủa nghiên cứu và đánh giá mức độ tin cậycủa phương pháp điều tra

7 Ý nghĩa của đề tài

Đề tài này đã xây dựng các khái niệm công cụ, đặc điểm, nội dung,những nhân tố tác động đến công tác quản lý phối hợp các lực lượng trong giáodục đạo đức học sinh THPT huyện Cù Lao Dung và làm sáng tỏ thực trạngvấn đề nghiên cứu Trên cơ sở đó, đề xuất những biện pháp mang tính khả thicao nhằm áp dụng cho công tác quản lý phối hợp các lực lượng trong giáo dục

Trang 13

đạo đức cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăngtrong thời gian tới đạt kết quả và hiệu quả cao nhất

Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho các cấp quản

lý giáo dục ở các trường THPT trong toàn tỉnh Sóc Trăng

8 Kết cấu của đề tài

Luân văn có cấu trúc bao gồm: Phần mở đầu; Phần nội dung: 3 chương(9 tiết); kết luận và kiến nghị; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 14

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG

TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH 1.1 Các khái niệm công cụ

1.1.1 Khái niệm đạo đức và giáo dục đạo đức

tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc củacon người và sự tiến bộ xã hội trong mối quan hệ giữa con người với conngười, giữa cá nhân với xã hội”

Theo hai tác giả Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt thì đạo đức là một lĩnhvực của ý thức xã hội, là một mặt hoạt động xã hội của con người và là mộthình thái chuyên biệt của quan hệ xã hội, thực hiện chức năng xã hội hết sứcquan trọng là điều chỉnh hành vi con người trong mọi lĩnh vực của đời sống

xã hội Đạo đức nảy sinh từ nhu cầu của xã hội điều hoà và thống nhất các mâuthuẫn giữa lợi ích chung (của tập thể ,của xã hội) và lợi ích riêng (của cá nhân)nhằm bảo đảm trật tự xã hội và khả năng phát triển xã hội và cá nhân Để giảiquyết các mâu thuẫn đó, một trong những phương thức của xã hội là đề ra cácyêu cầu dưới dạng những chuẩn mực giá trị, được mọi người công nhận vàđược củng cố bằng sức mạnh của phong tục, tập quán, dư luận, lương tâm

Dưới góc độ Đạo đức học, đạo đức là một hình thái ý thức của xã hộiđặc biệt bao gồm một hệ thống các quan điểm, quan niệm, những quy tắc,nguyên tắc, chuẩn mực xã hội

Trang 15

Dưới góc độ Giáo dục học, đạo đức là một hình thái ý thức của xã hộiđặc biệt bao gồm một hệ thống các quan niệm về cái thực, cái có trong mốiquan hệ của con người với con người.

Dưới góc độ Triết học, đạo đức là một trong những hình thái sớm nhấtcủa ý thức xã hội, bapo gồm những nguyên lý, quy tắc, chuẩn mực điều tiếthành vi của con người trong quan hệ với người khác và với cộng đồng Căn cứvào những quy tắc ấy, người ta đánh giá hành vi, phẩm giá của mỗi người bằngcác quan niệm về thiện ác, chính nghĩa và phi nghĩa, nghĩa vụ và vinh dự

Góc độ xã hội: Đạo đức là những hình thái ý thức xã hội được phảnánh dưới dạng những nguyên tắc, yêu cầu,chuẩn mực, qui tắc điều chỉnh hành

vi của con người trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội, laođộng và con người với chính bản thân mình

Góc độ cá nhân: Đạo đức chính là những phẩm chất nhân cách của conngười, phản ánh ý thức, tình cảm, ý chí , hành vi, thói quen và cách ứng xửcủa họ trong các mối quan hệ giữa con người với xã hội, giữa bản thân vớingười khác và với chính bản thân mình

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin: “Đạo đức là một hình thái

ý thức xã hội, có nguốn gốc từ lao động sản xuất và đời sống cộng đồng xãhội, phản ánh và chịu sự chi phối của tồn tại xã hội”

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là sư thống nhất trong tưtưởng và phong cách Người có đạo đức là người biết kính yêu nhân dân,khiêm tốn, thật thà, thẳng thắn và có thái độ cầu thị, làm việc chí công, vô tư,không kêu ngạo, không giấu dốt Ở Người, đạo đức đóng vai trò như lẽ sốngthấm sâu vào tư tưởng và chỉ đạo hành động, lối sống

Theo nghĩa rộng, khái niệm đạo đức liên quan chặt chẽ với phạm trùchính trị, pháp luật, lối sống Đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách, phảnánh bộ mặt nhân cách của một cá nhân đã được xã hội hoá Đạo đức được biểu

Trang 16

hiện ở cuộc sống tinh thần lành mạnh, trong sáng, ở hành động giải quyết hợp

lý, có hiệu quả những mâu thuẫn Khi thừa nhận đạo đức là một hình thái ý thức

xã hội thì đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, mỗi tầng lớp giai cấp trong

xã hội cũng phản ánh ý thức chính trị của họ đối với các vấn đề đang tồn tại

Ngày nay, đạo đức được định nghĩa như sau: “Đạo đức là một hình thái

ý thức xã hội đặc biệt bao gồm một hệ thống những quan điểm, quan niệm,những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điềuchỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và

sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữacá nhân và xã hội”

Bản chất đạo đức là những quy tắc, những chuẩn mực trong quan hệ xãhội, nó được hình thành, tồn tại và phát triển trong cuộc sống, được xã hộithừa nhận và tự giác thực hiện Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội phảnánh những quan hệ xã hội được hình thành trên cơ sở kinh tế, xã hội Mỗihình thái kinh tế hay mỗi giai đoạn đều có những nguyên tắc, chuẩn mực đạođức tương ứng Vì vậy, đạo đức có tính giai cấp, tính dân tộc và tính thời đại

Như vậy, có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm đạo đức Mỗimột giai cấp, một hình thái kinh tế xã hội hay mỗi dân tộc lại có một chuẩnmực đạo đức khác nhau, hay nói cách khác đạo đức mang tính giai cấp, tínhdân tộc và tính thời đại Vì vậy trong mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi hình thái ýthức xã hội lại có những hình mẫu, những chuẩn mực đạo đức đặc trưng của

xã hội ấy Chuẩn mực đạo đức không phải là bất biến mà một số có thể thayđổi theo thời gian Tuy nhiên có một số chuẩn mực đạo đức lại có tính bềnvững cao do những chuẩn mực ấy có ý nghĩa tốt đẹp trong việc củng cố mốiquan hệ giữa con người với con người, với tự nhiên và xã hội Theo đà pháttriển của lịch sử và sự phát triển đi lên của xã hội, những chuẩn mực đạo đứcqua cuộc đấu tranh, gạn lọc, kế thừa mà ngày càng tiến bộ

Trang 17

Ngày nay trong nền kinh tế thị trường và sự hội nhập quốc tế, thì kháiniệm đạo đức cũng có thay đổi theo tư duy và nhận thức mới Tuy nhiên,không có nghĩa là các giá trị đạo đức cũ hoàn toàn mất đi, thay vào đó là các giátrị đạo đức mới Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, các giá trị đạo đứchiện nay là sự kết hợp sâu sắc truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc với xuhướng tiến bộ của thời đại, của nhân loại Đó là tinh thần cần cù lao độngsáng tạo, tình yêu quê hương đất nước gắn liền với chủ nghĩa xã hội, sống vàlàm việc theo hiến pháp và pháp luật, có nếp sống văn minh lành mạnh, cótinh thần nhân đạo và tinh thần quốc tế cao cả.

* Giáo dục đạo đức

Giáo dục đạo đức là một quá trình bao gồm hai mặt, một mặt đó là sựtác động từ bên ngoài vào đối tượng giáo dục, mặt khác thông qua sự tácđộng này làm cho đối tượng tự biến đổi bản thân mình, tự hoàn thiện, tự nângmình lên qua giáo dục

Giáo dục đạo đức góp phần chuyển các quan niệm đạo đức từ tự phátsang tự giác, từ bị động sang chủ động, không ngừng nâng cao trình độ nhậnthức các giá trị đạo đức cho mỗi người, từ trình độ nhận thức thông thườnglên trình độ nhận thức khoa học Nhận thức thông thường hình thành do ảnhhưởng trực tiếp của những điều kiện sinh hoạt hàng ngày mang lại, nó phảnánh những giá trị đạo đức gần gũi với cuộc sống đời thường, còn nhận thứckhoa học phản ánh các giá trị đạo đức một cách gián tiếp, khái quát, cả nhữnggiá trị đạo đức hiện đại, cả những phẩm giá của con người được kết tinh trongtruyền thống lâu dài của dân tộc

Giáo dục đạo đức góp phần to lớn, tích cực trong việc truyền lại chothế hệ đang trưởng thành những giá trị đạo đức, mà thế hệ trước đã tạo ra,những giá trị đạo đức được kết tinh trong hàng nghìn năm lịch sử của dântộc Trên cơ sở đó giúp họ nhận ra chân giá trị của các giá trị đạo đức, nhận

Trang 18

thấy giá trị và ý thức cuộc sống mang tính nhân bản, nhân ái, nhân văn sâusắc, góp phần to lớn trong việc nhân đạo hóa con người và đời sống xã hộicủa con người, trong việc hình thành, củng cố những giá trị nhân cách tốt đẹp.

Giáo dục đạo đức không chỉ có tác dụng nâng cao các giá trị đạo đức,tạo ra những giá trị đạo đức mới, mà còn góp phần tích cực vào việc khắcphục những quan điểm đạo đức lạc hậu, sự lệch chuẩn các giá trị nhân cách,những thói hư tật xấu, chống lại những hiện tượng vô đạo đức đang đầu độcbầu không khí xã hội, tạo ra cơ chế phòng ngừa các phản giá trị đạo đức, phảngiá trị văn hóa

Hiện nay, trước nhiều biến động phức tạp của đạo đức trong xã hội,trước sự suy thoái về đạo đức của một bộ phận thanh niên học sinh trong cáctrường học, trong chiến lược chăm lo phát triển nguồn lực con người, Đại hộiVIII, Đảng ta đã khẳng định: "Cùng với đổi mới nội dung giáo dục theohướng cơ bản, hiện đại, phải tăng cường giáo dục công dân, giáo dục thế giớiquan khoa học, lòng yêu nước, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền

đồ của đất nước"

Giáo dục đạo đức trong nhà trường là một quá trình giáo dục bộ phậncủa quá trình sư phạm tổng thể Nó có quan hệ biện chứng với các quá trìnhgiáo dục bộ phận khác như: giáo dục trí tuệ, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thểchất, giáo dục lao động, giáo dục hướng nghiệp,

Giáo dục đạo đức cho học sinh là quá trình hình thành và phát triển cácphẩm chất đạo đức của nhân cách học sinh dưới những tác động và ảnh hưởng

có mục đích được tổ chức có kế hoạch, có sự lựa chọn về nội dung, phươngpháp và hình thức giáo dục phù hợp với lứa tuổi và với vai trò chủ đạo củanhà giáo dục Từ đó, giúp cho học sinh có những hành vi ứng xử đúng mựctrong các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, với cộng đồng – xã hội, vớilao động, với tự nhiên, Giáo dục đạo đức bao gồm giáo dục thế giới quan,

Trang 19

nhân sinh quan, giáo dục tư tưởng chính trị và giáo dục các phẩm chất đạođức cao đẹp của con người mới cho học sinh

Bản chất của giáo dục đạo đức là chuỗi tác động có định hướng của chủthể giáo dục và yếu tố tự giáo dục của học sinh, giúp học sinh chuyển nhữngchuẩn mực, qui tắc, nguyên tắc đạo đức từ bên ngoài xã hội vào bên trongthành cái của riêng mình, mục tiêu cuối cùng là hành vi đạo đức phù hợp vớinhững yêu cầu của các chuẩn mực xã hội Giáo dục đạo đức không chỉ dừng lại

ở việc truyền thụ những khái niệm, những tri thức đạo đức, mà quan trọng hơnhết là kết quả giáo dục phải được thể hiện qua tình cảm, niềm tin, hành độngthực tế của học sinh

Giáo dục đạo đức cho học sinh là giáo dục truyền thống tốt đẹp củaông cha ta, giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc và sự kế thừa, tiếp thu những tinhhoa văn hoá của nhân loại; giúp cho học sinh thấy được và biết giữ gìn nhữngthành quả Cách mạng Vì thế, giáo dục đạo đức trong nhà trường chỉ có đượckết quả khi nhà giáo dục biết tổ chức phù hợp,hình thức đa dạng, phong phú ,khơi dậy được tính tích cực, chủ động sáng tạo và tự giáo dục của người học.Người học biết chuyển hoá những cái tốt đẹp đó thành phẩm chất nhân cách củamình, phục vụ cho cuộc sống xã hội

Như vậy, giáo dục đạo đức là những tác động sư phạm một cách có

mục đích, có hệ thống và có kế hoạch của nhà giáo dục tới người được giáo dục (học sinh) để bồi dưỡng cho họ những phẩm chất đạo đức (chuẩn mực, hành vi đạo đức) phù hợp với yêu cầu của xã hội.

1.1.2 Các lực lượng giáo dục

Quá trình GDĐĐ cho học sinh bao gồm tác động của nhiều yếu tốkhách quan và chủ quan, bên ngoài và bên trong Có thể hiểu rằng có baonhiêu mối quan hệ trong nhà trường và xã hội mà học sinh tham gia hoạt độngthì có bấy nhiêu yếu tố tác động đến học sinh Đó là gia đình, nhà trường và

Trang 20

xã hội Mỗi lực lượng có tầm quan trọng, có nhiệm vụ, có phương pháp vàtính ưu việt riêng

* Nhà trường là một tổ chức xã hội đặc thù với cấu trúc tổ chức chặtchẽ, có nhiệm vụ chuyên biệt là giáo dục, đào tạo nhân cách trẻ em theonhững định hướng của xã hội

Về mặt cấu trúc có nhiệm vụ chuyên biệt là: “Nâng cao dân trí, đào tạonguồn nhân lực, phát hiện bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, trong đó cónhiệm vụ giáo dục, hình thành nhân cách cho trẻ em theo những định hướngcủa xã hội”

Quá trình thể hiện chức năng trên là quá trình tổ chức các hoạt độngdạy học và giáo dục theo chương trình được hoạch định chặt chẽ, khoa học

Nhà trường có vai trò chủ đạo trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh vì: Nhà trường có nhiệm vụ thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo nhân cách Nhà trường có nội dung và phương pháp giáo dục chọn lọc, tổ chứcchặt chẽ, khoa học

Nhà trường là lực lượng giáo dục của xã hội mang tính chuyên biệt Nhà trường là môi trường giáo dục có tính sư phạm có tác động tíchcực đến giáo dục đạo đức cho học sinh

Nhà trường có vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với gia đình và cáclực lượng xã hội khác để giáo dục đạo đức cho học sinh

* Gia đình là một tế bào xã hội, là nơi lưu giữ và phát triển vững chắc nhấtgiá trị truyền thống Từ gia đình có thể giáo dục tất cả các lứa tuổi lòng kính yêucha mẹ, người thân trong gia đình, yêu thương đồng loại Gia đình hạnh phúc dựatrên nguyên tắc cơ bản là mọi người đều phải yêu thương quí mến nhau, giúp đỡnhau trong công việc và là chỗ dựa tinh thần cho mỗi thành viên

Gia đình là nơi con người sinh sống, lớn lên và hình thành nhân cáchcủa mình, gia đình là cơ sở để duy trì nòi giống và là cơ sở của việc giáo dụcthế hệ trẻ Không có gia đình thì xã hội không thể tồn tại và phát triển

Trang 21

Giáo dục con cái trong gia đình không phải chỉ là công việc riêng tưcủa bố mẹ mà còn là trách nhiệm, đạo đức và nghĩa vụ công dân của ngườilàm cha mẹ Luật hôn nhân và gia đình đã ghi rõ: “Cha mẹ có nghĩa vụthương yêu, nuôi dưỡng, giáo dục con, chăm lo việc học tập và sự phát triểnlành mạnh của con về thể chất, trí tuệ và đạo đức… Cha mẹ phải làm gươngtốt cho con về mọi mặt và phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xãhội trong việc giáo dục con”

Khả năng giáo dục của gia đình là rất to lớn vì được dựa trên nhữngtình cảm máu mủ ruột thịt, tình thương yêu sâu sắc của cha mẹ đối với concái và tình cảm kính yêu, biết ơn của con cái đối với cha mẹ Bên cạnh đó,những tác động giào dục của gia đình còn là tác động thường xuyên, lâu dàitrong các tình huống khác nhau, các loại hoạt động đa dạng trong gia đình

* Các lực lượng xã hội bao gồm: Theo Luật Giáo dục năm 2005 đã nêu

rõ trách nhiệm của xã hội trong điều 97: Các lực lượng xã hội bao gồm các

cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội,đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, các đoàn thể quần chúng… Gópphần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn nhữnghoạt động có ảnh hưởng xấu đến thế hệ trẻ, tạo điều kiện để thế hệ trẻ đượcvui chơi hoạt động văn hoá, thể dục thể thao lành mạnh… hình thành nhâncách, đạo đức con người mới

1.1.3 Phối hợp các lực lượng giáo dục

Theo “Từ điển tiếng Việt thông dụng” của Nxb Giáo dục năm 2002:Phối hợp là cùng chung góp, cùng hành động ăn khớp để hỗ trợ cho nhau

Phối hợp các lực lượng giáo dục là sự cùng bàn bạc, hỗ trợ nhau của

các lực lượng xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất về nhận thức, hành động trongcông tác giáo dục của tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội trong đó nhàtrường chủ động lên kế hoạch hoạt động phối hợp và có ký kết giao ước thực

Trang 22

hiện mục tiêu, nội dung giáo dục học sinh và xác định trách nhiệm, nhiệm vụcủa nhà trường và các tổ chức khi tham gia các hoạt động giáo dục trong vàngoài nhà trường theo một kế hoạch đã được bàn bạc.

Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội thường nhằm mục đíchhuy động nguồn lực tổng hợp để nhằm xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đứcsao cho kế hoạch phải vừa bao quát, vừa cụ thể phù hợp với từng đối tượngkhác nhau Để thực hiện mục tiêu giáo dục học sinh, việc phối hợp giữa nhàtrường, gia đình và xã hội có một ý nghĩa đặc biệt vì đó là những môi trườngtrực tiếp ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của học sinh phổ thông nóichung và học sinh THPT nói riêng Trong việc kết hợp sự tác động của cácmôi trường ấy vai trò của nhà giáo dục là rất quan trọng, vì vậy: “Nhà giáodục phải có tầm nhìn, phải có kế hoạch, có chiến lược, phải hiểu đối tượng dựđịnh tiếp cận và huy động thì mới có thể đạt được những điều mong muốn"

Bản chất của quá trình phối hợp các lực lượng giáo dục là sự thỏa thuậnchung để đi đến nhất trí chung về nhận thức, mục tiêu, nội dung, phương thứcthực hiện Đó là quá trình xây dựng kế hoạch, xác định cơ chế hoạt động trên

cơ sở thực hiện mục tiêu của xã hội về giáo dục, vị trí và vai trò đối với pháttriển giáo dục

1.1.4 Quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục

Trong nhà trường, hoạt động quản lý bao gồm nhiều nội dung, trong đóquản lý hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục cho học sinh là một trongnhững nội dung quan trọng

Quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục là một lĩnh vực quản lý rấtkhó khăn, phức tạp đòi hỏi người quản lý phải có năng lực quản lý vững vàng,toàn diện; khả năng vận dụng các biện pháp quản lý linh hoạt và phải luôn làtấm gương sáng về đạo đức nhà giáo

Quản lý sự phối hợp theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối

hợp các lực lượng xã hội theo kế hoạch đã bàn và được cam kết nhằm đẩy

Trang 23

mạnh công tác giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội Có sự đánhgiá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động, lấy ý kiến đánh giá phản hồi từ phíahọc sinh, giáo viên, các lực lượng về hiệu quả các hoạt động đã thực hiện.

Quản lý phối hợp các lực lượng là quản lý sự phối hợp giữa nhà trườngvới gia đình và xã hội nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh về bản chất làquá trình tổ chức quản lý việc phối hợp giáo dục của nhà trường với gia đình

và xã hội cùng tham gia tạo ra sự thống nhất chung của các thành viên, nhằmphối hợp, huy động khả năng của các thành viên sao cho phù hợp với mụctiêu, nội dung, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trường

Mục tiêu của quản lý phối hợp giáo dục là làm cho quá trình giáo dụcvận hành đồng bộ, hiệu quả, tạo ra bầu không khí hắng hái và thuận lợi đểnâng cao chất lượng giáo dục hoc học sinh trong nhà trường, gia đình và ởkhắp mọi nơi ngoài xã hội

Quản lý phối hợp các lực lượng là sự kết hợp, tác động qua lại mộtcách biện chứng giữa ba lực lượng giáo dục Một mặt nhà trường đóng vai tròchủ đạo trong việc giáo dục đạo đức học sinh Mặt khác nhà trường cần giúp

đỡ hỗ trợ cụ thể của các bậc cha mẹ học sinh trong việc giáo dục con cái Với

tư cách là chủ thể giáo dục, cha mẹ học sinh có trách nhiệm chủ động phốihợp với nhà trường trong việc giáo dục con em mình, tránh tư tưởng khoántrắng cho nhà trường

Bên cạnh đó, vai trò giáo dục của xã hội ảnh hưởng không nhỏ tới sựhình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh Giáo dục xã hộibao gồm hoạt động giáo dục do các đoàn thể chính trị xã hội tham gia nhưĐoàn thanh niên, cộng đồng dân cư, Hội phụ nữ, Hội Khuyến học, tổ chứccho các em tham gia vào các hoạt động xã hội tạo thành môi trường giáo dụclành mạnh, mang tính giáo dục cho các em

Việc phối hợp thống nhất giáo dục của nhà trường với giáo dục của giađình và xã hội đã trở thành một nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục xã hội

Trang 24

chủ nghĩa Bản chất của việc phối hợp đó là đạt được sự thống nhất về cácyêu cầu giáo dục cũng như về các hành động giáo dục của tất cả người lớn,khiến cho nhân cách của trẻ phát triển đúng đắn, đầy đủ và vững chắc, tạođược môi trường giáo dục thuận lợi trong nhà trường, trong gia đình và ngoài

xã hội Nhờ có môi trường giáo dục đó, học sinh buộc phải hành động đúngtheo các yêu cầu và các chuẩn mực ứng xử Môi trường giáo dục bao gồm:Những yêu cầu thống nhất của nhà trường, gia đình và xã hội đối với hành vicủa học sinh; Những tình huống được tạo ra trong cuộc sống để các hành vitích cực có điều kiện thực hiện; Những phương pháp và biện pháp giáo dụcđược sử dụng khéo léo, không mâu thuẫn với nhau và không để dẫn đễn tínhchất hai mặt trong ứng xử của học sinh

Chất lượng và hiệu quả của giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nóiriêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quản lý và đặc biệt việcphối hợp quản lý giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức chohọc sinh có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng

Tạo nên tác động tổng hợp và phát huy được những tiềm năng phongphú của toàn xã hội tham gia vào quá trình giáo dục hình thành và phát triểnnhân cách của học sinh

Là nguyên tắc quan trọng tạo ra sự thống nhất thực hiện mục tiêu giáodục, thực hiện các chuẩn mực đạo đức của học sinh

Tạo ra sức mạnh tổng hợp và đồng bộ trong toàn xã hội, tạo ra môitrường sư phạm lành mạnh, hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực, tạo ranhững tác động tích cực cho quá trình giáo dục đạo đức và hình thành nhâncách học sinh

Việc định hướng cho học sinh THPT về các giá trị chuẩn mực đạo đức,hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực là cần thiết Yêu cầu đó không chỉ là tráchnhiệm của nhà trường, mà cần đặt ra cho các bậc cha mẹ học sinh, cho mọingười, cho các ngành, các cấp trong xã hội

Trang 25

1.2 Nội dung quản lý phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông

1.2.1 Quản lý kế hoạch, chương trình, nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Hiệu trưởng nhà trường quản lý kế hoạch, chương trình chung cho sựphối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch,chương trình hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình của giáo viên chủnhiệm Duyệt kế hoạch chương trình hoạt động phối hợp giữa nhà trường, giađình và xã hội theo định kỳ thời gian (tuần, tháng, học kỳ), chỉ đạo điều hànhquản lý, giám sát việc thực hiện kế hoạch hoạt động phối hợp của các lực lượnggiáo dục Công tác xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức phải đảm bảo sao cho

kế hoạch phải vừa bao quát, vừa cụ thể phù hợp với từng đối tượng khácnhau Mặt khác quan tâm quản lý phối hợp các các kế hoạch chăm sóc và giáodục học sinh của tập thể sư phạm nhà trường, của Ban đại diện cha mẹ họcsinh, của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ngoài nhà trường

Căn cứ vào mục tiêu, nội dung, hình thức, nguyên tắc giáo dục đạo đứccho học sinh THPT, căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT, sựphát triển nhân cách và hoạt động của học sinh THPT, có thể đưa ra một sốbiện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trong mối quan hệphối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội cụ thể như sau:

Thứ nhất: Nâng cao nhận thức cho mọi người về tầm quan trọng và

vai trò của giáo dục đạo đức cho học sinh, trước hết là nâng cao nhận thứccho cán bộ quản lý, giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp Do vậy, việc làmcho mọi người, mọi ngành, mọi cấp, mọi tổ chức thấy được trách nhiệm củamình trong việc cùng nhà trường giáo dục đạo đức cho học sinh là biện pháptiên quyết trong tổ chức quản lý hoạt động giáo dục đạo đức Đây là điều kiệnđầu tiên tạo ra sự thống nhất hành động trong toàn xã hội Không thể coi tổ

Trang 26

chức quản lý giáo dục đạo đức là việc làm riêng của nhà trường, của ngànhgiáo dục Hiện nay vẫn còn một số người, trong đó có cả giáo viên, coi tổ chứcphối hợp giáo dục đạo đức là việc riêng của bộ phận chức năng, của giáo viênchủ nhiệm Họ đứng ngoài cuộc và trách cứ thế hệ trẻ hư hỏng, phê phán nhàtrường trong quản lý học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng giáo dục thấp

Thứ hai: Quản lý cơ chế tổ chức và chỉ đạo thống nhất các lực lượng

trong xã hội về tổ chức quản lý giáo dục đạo đức là biện pháp then chốt, làđòn bẩy quyết định hiệu quả, chất lượng của hoạt động tổ chức, quản lý giáodục đạo đức Củng cố, tăng cường việc quản lý ở gia đình và cộng đồng, kếthợp chặt chẽ với quản lý của nhà trường và các đoàn thể trong việc giáo dục đạođức cho học sinh

Thực hiện nghiêm minh pháp luật, tăng cường công tác quản lý xã hội

là biện pháp trực tiếp góp phần vào giáo dục đạo đức và tổ chức quản

lý giáo dục đạo đức cho toàn xã hội

Thứ ba: quản lý hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp Tong quản lí

hoạt động giáo dục đạo đức học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò đặcbiệt quan trọng, họ là người hướng dẫn, tổ chức, điều khiển, theo dõi mọi diễnbiến trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh Giáo viên chủ nhiệm là ngườikiểm tra đánh giá kết quả toàn diện trong quá trình rèn luyện của mỗi họcsinh, là cầu nối giữ mối liên lạc giữa nhà trường và gia đình học sinh

Thứ tư: Quản lý các quá trình tổ chức phối hợp các lực lượng giáo

dục Đó chính là quá trình xây dựng kế hoạch, lập ra cơ cấu bộ máy đủ nănglực để hoạt động, tổ chức hiệu quả công tác chỉ đạo, chức năng thông tin, tăngcường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm

1.2.2 Quản lý việc tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp giữa nhà

trường, gia đình và xã hội

Người hiệu trưởng phải quản lý kế hoạch tổ chức và phân công các

thành viên thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong

Trang 27

công tác giáo dục học sinh của các thành viên trong nhà trường mà lực lượngchủ yếu là giáo viên chủ nhiệm và lực lượng đoàn đội trong nhà trường và như:

Hướng dẫn cách thức tổ chức hoạt động phối hợp giữa nhà trường với

gia đình và các tổ chức xã hội Lựa chọn cán bộ là người có khả năng tham giaphối hợp với gia đình và xã hội

Tổ chức các hoạt động chuyên đề thảo luận trao đổi kinh nghiệm trongcông tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Theo dõi tiến trình, đánh giá kết quả của việc giáo dục học sinh ở địaphương, phân tích nguyên nhân, nêu biện pháp khắc phục

Tổ chức việc tiến hành phổ biến những tri thức khoa học giáo dục chocha mẹ học sinh, cho cán bộ và nhân dân địa phương (do các giáo viên phốihợp tiến hành)

Với kế hoạch phối hợp đã được đề ra thì hoạt động chỉ đạo, điều khiểncủa người hiệu trưởng là rất cần thiết trong suốt quá trình phối hợp giữa nhàtrường, gia đình và xã hội Điều này giúp cho sự phối hợp tiến hành một cáchthường xuyên liên tục đáp ứng cho công tác giáo dục học sinh diễn ra từngngày Hiệu trưởng đề ra những công việc cụ thể cho từng giai đoạn của quátrình phối hợp, hướng dẫn việc thực hiện giải quyết những khó khăn vướngmắc, uốn nắn điều chỉnh những sai lệch trong quá trình phối hợp

1.2.3 Quản lý việc phối hợp trao đổi thông tin giữa các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh

Sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa nhà trường, gia đình và xã hộitrong việc Giáo dục đạo đức học sinh đó là sự tác động giáo dục có mục đíchcủa gia đình, sự phối kết hợp chặt chẽ và ảnh hưởng qua lại với giáo dục nhàtrường và giáo dục xã hội Sự phối kết hợp giữa giáo dục gia đình, nhà trường

và xã hội đã được nêu ra và thực hiện ở nước ta từ lâu Tuy nhiên, trong thực

tế nội dung, hình thức, phương pháp phối kết hợp còn bị hạn chế, hay nói

Trang 28

cách khác là hiệu quả của sự phối kết hợp chưa cao, đã ảnh hưởng không tốtđến chất lượng giáo dục đạo đức học sinh, trong đó khâu phối hợp trong quản

lý cũng chưa quan tâm

Nhà trường, gia đình và xã hội có vai trò giáo dục khác nhau đối với sựhình thành và phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của học sinh.Trong mối quan hệ đó thì nhà trường được xem là trung tâm, chủ động, địnhhướng trong việc phối hợp, trao đổi thông tin lẫn nhau một cách thường xuyên,

có kế hoạch, tạo được niềm tin trong gia đình học sinh Mặt khác, nhà trường làmôi trường giáo dục toàn diện nhất, là cơ quan nhà nước thực hiện chức nănggiáo dục chuyên nghiệp nhất nên nhà trường là lực lượng giáo dục có hiệu quảnhất hội tụ đủ những yếu tố cần thiết để có thể huy động sức mạnh giáo dục từphía gia đình và xã hội

1.2.4 Quản lý việc tổng kết, đánh giá, khen thưởng, trách phạt nhằm động viên các lực lượng tham gia tổ chức quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh

Kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm hàng năm, từng học kỳ và nhữngtrường hợp đột xuất nổi bật có hiệu quả cao hay gặp khó khăn trở ngại Quản

lý sự phối hợp cần nắm chắc quan hệ giữa hiệu trưởng với Ban đại diệnCMHS và các tổ chức xã hội liên quan, sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệmvới CMHS ở các lớp, giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn và các

bộ phận khác trong nhà trường, giữa Ban giám hiệu với tổ chủ nhiệm Hiệutrưởng cần nắm được kế hoạch phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với CMHScủa từng lớp Theo dõi các hoạt đông qua báo cáo và qua kiểm tra thực tế đểkịp thời nhắc nhở uốn nắn cũng như có những khen thưởng và động viênnhững gương điển hình Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhàtrường, gia đình và xã hội thể hiện qua các công việc như: Theo dõi kiểm traviệc xây dựng kế hoạch, điều chỉnh hoạt động của giáo viên chủ nhiệm, đoàn

Trang 29

thanh niên và đội thiếu niên trong hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình

và xã hội, qui định các tiêu chuẩn đánh giá, kiểm tra đột xuất và định kỳ ở mỗihọc kỳ và cuối năm

Công tác tổng kết đánh giá cũng là một nội dung của hoạt động quản lý

sự phối hợp Đây là hoạt động của hiệu trưởng để xem lại kết quả quản lý sựphối hợp của nhà trường với gia đình học sinh, sự phối hợp tốt cũng có nghĩa

là chất lượng giáo dục của nhà trường cao hơn, ngược lại chất lượng giáo dụcchưa cao thì một phần cũng do sự phối hợp này chưa tốt Tổng kết, đánh giá,kịp thời khen thưởng và động viên của nhà trường giúp thực hiện tốt nhiệm

vụ giáo dục và cha mẹ học sinh và tổ chức xã hội nhận thức hơn về quan điểmgiáo dục mới, nhiệm vụ giáo dục của gia đình và xã hội mà trong luật giáo dục

Kinh tế của địa phương và của gia đình góp phần xây dựng cảnh quan

sư phạm không chỉ phạm vi trong gia đình, mà cả ngoài xã hội góp phần quantrọng và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp nhà trường, gia đình và xãhội trong việc giáo dục cho học sinh Nền tảng kinh tế gia đình vững chắc,cha mẹ có điều kiện trang bị cho con cái những điều kiện học tập, dành nhiềuthời gian quan tâm tới sự học tập và tu dưỡng của con

Nếu ở địa phương có quan hệ sản xuất lành mạnh, lực lượng sản xuấtgiàu tiềm năng, ngành nghề phát triển tốt là môi trường định hướng nghềnghiệp cho học sinh trong lúc học tập và tiếp nhận khi ra trường không học

Trang 30

tiếp nữa, tránh hiện tượng các em không có việc làm dễ bị nhiễm những thói

hư tật xấu, tệ nạn xã hội

Các tổ chức Đảng, chính quyền, các lực lượng và tổ chức xã hội khác ởđịa phương được tổ chức tốt sẽ tạo được sự tham gia nhiệt tình với các mốiquan hệ xã hội và công tác giáo dục Để phát huy tiềm năng của các tổ chức

xã hội trong quá trình phối hợp, người quản lý cần tận dụng sức mạnh tổnghợp mọi nguồn lực, thu hút mọi người nhằm biến nhiệm vụ giáo dục học sinh

là nhiệm vụ của toàn dân Mỗi tổ chức có một thế mạnh riêng, tất cả đều thamgia tích cực nếu tổ chức tốt

Mặt khác, điều kiện văn hoá - xã hội ở địa phương cũng có ảnh hưởngkhông nhỏ tới việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dụcđạo đức cho học sinh Môi trường xã hội ổn định, nền tảng quan hệ xã hội lànhmạnh là điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xãhội Tổ chức tốt các phong trào văn hóa ở địa phương sẽ lôi cuốn gia đình vànhà trường tham gia một cách tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp

1.3.2 Vị trí, vai trò của trường trung học phổ thông đối với phát triển giáo dục hiện nay

Trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và tiến trình hội nhập quốc tế trênmọi lĩnh vực ở Việt Nam nhằm đưa đất nước trở thành một nước phát triển,

mở ra những khả năng mới để con người được hưởng cuộc sống độc lập, tự

do, ấm no, hạnh phúc trong một đất nước "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh", vấn đề con người mà cụ thể là nguồn nhân lực với trình

độ chuyên môn vững vàng và phẩm chất đạo đức trong sáng đóng một vai tròquan trọng hơn bao giờ hết Đây là nhiệm vụ quan trọng của các nhà trườngphổ thông Luật giáo dục năm 2015 và Luật sửa đổi bổ sung năm 2009 có nêu:

"Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạođức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc

Trang 31

lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất

và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảovệ Tổ quốc" Theo Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổthông và trường phổ thông có nhiều cấp học Ban hành kèm theo Quyết định

số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo, Điều 45 đã nêu: “Nhà trường phải chủ động phối hợp thường xuyên vàchặt chẽ với gia đình và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhấtnhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục”

Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo có chỉ thị số: 71/2008/CT-BGDĐT vềtăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dụctrẻ em, học sinh, sinh viên Chỉ thị đã nêu:

Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, phát huy tính tíchcực của học sinh trong học tập, rèn luyện và chủ động tham gia các hoạt động

xã hội; rèn luyện kỹ năng sống và định hướng nghề nghiệp cho học sinh; tăngcường giáo dục cho học sinh ý thức, thái độ học tập chủ động, nghiêm túc

Động viên, khuyến khích học sinh đến trường, thường xuyên có liên hệ

và phối hợp với gia đình, chính quyền địa phương quan tâm đến học sinh cóhoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa, động viên các em tới trường; bồidưỡng kiến thức và kỹ năng cho học sinh yếu, kém

Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trên địa bàn như Công an,Giao thông, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu Giáo chức, Hội Cựu Chiến binh, HộiKhuyến học, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Ban đại diện CMHS và các tổ chức cóliên quan trong việc giáo dục học sinh trong và ngoài nhà trường

Nâng cao trách nhiệm, phát huy tiềm năng giáo dục của các tổ chức,đoàn thể trong trường: Tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản

Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc giáo dụcđạo đức, pháp luật cho học sinh

Trang 32

Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kếtquả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biếtthông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cánhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấpnghề, hoặc đi vào cuộc sống lao động Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đãcho ra đời những chủ trương chính sách hợp lý kịp thời nhằm phát triển giáodục THPT trong thời kỳ mới.

1.3.3 Nhận thức của giáo viên, gia đình và các tổ chức xã hội về quản lý phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức học sinh

Để việc quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội đượcđồng bộ, nhịp nhàng, đạt hiệu quả đòi hỏi sự nhận thức của giáo viên, giađình và các tổ chức xã hội phải được đầy đủ, đúng đắn, hướng vào mọi hoạtđộng giáo dục nhằm đạt được mục tiêu và hiệu quả cao trong giáo dục

Để tạo ra sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội,nhà truờng cần phát huy vai trò là trung tâm tổ chức phối hợp dẫn dắt nộidung, phương pháp giáo dục cho gia đình và các tổ chức xã hội Bởi lẽ nhàtrường là một tổ chức riêng biệt đối với công tác giáo dục, được sự lãnh đạo,chỉ đạo trực tiếp của Đảng và nhà nước, nắm vững quan điểm, đường lối, mụctiêu bồi dưỡng, đào tạo con người theo chuẩn mực xã hội chủ nghĩa

Để xây dựng được con người mới xã hội chủ nghĩa có tri thức, cósức khoẻ và có những phẩm chất đạo đức cần thiết phục vụ cho đất nướchiện nay đòi hỏi phải có sự hợp tác thống nhất, sự kết hợp nhịp nhàng vàđồng bộ, hỗ trợ nhau giữa ba môi trường giáo dục là nhà trường, gia đình

và xã hội Sự phối hợp ấy phải trở thành một quá trình thống nhất, liên tục,tác động mạnh mẽ vào quá trình phát triển nhân cách toàn diện của trẻ.Tuy nhiên để thực hiện được sự phối hợp trên thì trình độ nhận thức của

Trang 33

thầy cô giáo, của gia đình học sinh và các tổ chức xã hội đóng vai trò quantrọng Chỉ khi nào nhận thức đầy đủ, đúng đắn và đạt tới mức độ cho phépthì sự phối hợp ấy mới đạt hiệu quả cao trong giáo dục nói chung và tronggiáo dục đạo đức nói riêng

Thực tế cho thấy, có một số thầy cô thờ ơ trong việc quản lý hoạt độnggiáo dục đạo đức cho học sinh trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường,gia đình và xã hội Một số gia đình không quan tâm đến việc giáo dục con emmình, nhất là việc học của con cái, phó mặc cho nhà trường Cha mẹ quanniệm không thống nhất về mục đích, nhiệm vụ và phương pháp giáo dục concái Cha mẹ không thông cảm với nhu cầu của con, một số cha mẹ còn mắngchửi, đánh đập con cái, Vì vậy trình độ văn hoá chung và trình độ sư phạmcủa những người làm cha mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành phẩmchất đạo đức cho con em mình

Sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình trong việc giáo dục con

em là điều kiện cơ bản để làm tốt việc giáo dục của nhà trường cũng như làmtốt việc giáo dục của gia đình và xã hội

Trang 34

tạo nguồn nhân lực cơ bản cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước Để thực hiệnđược mục tiêu và nội dung giáo dục đạo đức thì mỗi trường học phải áp dụngđược một hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức thích hợp

và có hiệu quả

Để đạt được kết quả cao trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinhTHPT đòi hỏi phải có sự quản lý phối hợp giữa các lực lượng giáo dục phùhợp, tạo ra sự chủ động phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục với nhautrong quá trình giáo dục Trong việc quản lý phối hợp đó nhà trường đóng vaitrò là vị trí trung tâm, là cơ quan chuyên trách về giáo dục phải thực sự là hạtnhân của sự phối hợp, là điều kiện bảo đảm cho các chủ thể giáo dục thốngnhất với nhau về mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục nhằm đạt hiệuquả cao trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh

Trang 35

Chương 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CÙ LAO DUNG, TỈNH SÓC TRĂNG

2.1 Khái quát tình hình kinh tế, xã hội, giáo dục và đào tạo huyện

Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Cù Lao Dung là huyện ven biển nằm cuối hạ lưu sông Hậu, giữa haicửa sông Định An và Trần Đề Có chiều dài bờ biển là 17 km, phía Đông giáphuyện Trà Cú (tỉnh Trà Vinh), phía Tây- Bắc giáp huyện Long Phú, Nam giápbiển Đông và phía Bắc huyện Kế Sách

Huyện có diện tích tự nhiên là 26.143,21ha, trong đó có 14.810 đất sảnxuất nông nghiệp (chiếm tỉ lệ 56,65%) Đa số người dân sống bằng nghề nông,

số còn lại tập trung vào kinh doanh, mua bán nhỏ và các dịch vụ, ngành nghềkhác Một số xã được tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong chương trìnhxây dựng nông thôn mới; về văn hóa xã hội, trình độ dân trí ngày càng có sựchuyển biến tích cực; tuy nhiên số hộ nghèo vẫn còn chiếm trên 10%

Về tổ chức hành chính, huyện có 08 đơn vị, gồm 07 xã và 01 thị trấn,trong đó có 03 xã thuộc chương trình 135 (xã đặc biệt khó khăn); với tổng sốdân trong toàn huyện có 15.590 hộ, 63.063 người; trong đó dân tộc kinh có58.970 người, chiếm tỉ lệ 93,50%; dân tộc khơme có 4.046 người, chiếm tỉ lệ6,41%; dân tộc Hoa 47 người, chiếm tỉ lệ 0,09%

2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội

Là một huyện cách đất liền nên có nền kinh tế đặc trưng là sản xuấtnông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, đời sống vật chất người dân cònnghèo, mức thu nhập còn khá thấp Văn hoá xã hội của huyện có nhiều khởi

Trang 36

sắc, trình độ mặt bằng dân trí từng bước phát triển Nhận thức về tầm quantrọng của việc giáo dục và đầu tư cho giáo dục trong nhân dân có nhiềuchuyển biến tích cực Để phát triển kinh tế, nâng cao mức sống, thu nhập củangười dân, giáo dục đào tạo sẽ càng phải khẳng định rõ vai trò vị trí tầm quantrọng của mình đối với việc cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sựnghiệp CNH-HĐH huyện nhà.

2.1.3 Tình hình giáo dục – đào tạo

Đội ngũ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên của huyện đảm bảo địnhmức theo quy định của Bộ GD&ĐT, trình độ trên chuẩn từng bước được nânglên; Công tác bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giácho giáo viên, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBQL được quantâm; công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý đượcđẩy mạnh góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và quản lý trongnhà trường;

Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, tỷ lệ học sinh giỏi - khátăng, tỉ lệ học sinh yếu - kém giảm xuống Việc tham gia các phong trào doPhòng, Sở GD&ĐT tổ chức được nhà trường quan tâm, chất lượng và hiệu quảtham gia các phong trào được nâng lên đáng kể;

Cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu phục vụ cho công tác giáo dục vàhoạt động giảng dạy được quan tâm đầu tư Các cơ sở giáo dục trực thuộc đãkhắc phục khó khăn hoàn thành tốt kế hoạch giáo dục, bảo đảm thực hiện đầyđủ chương trình, dạy đủ môn và có quan tâm đến việc nâng cao chất lượngdạy và học

Hạn chế:

Tình hình kinh tế, xã hội của địa phương còn chậm phát triển, đời sốngnhân dân còn gặp nhiều khó khăn, số hộ nghèo và cận nghèo còn chiếm tỉ lệ

Trang 37

cao Một số gia đình học sinh chưa thực sự quan tâm đến tình hình học tậpcủa con em mình, còn phó mặc cho nhà trường trong việc quản lý giáo dục vìvậy dẫn đến một số học sinh có biểu hiện lơ là trong học tập, chấp hành chưatốt nội quy nền nếp học tập; tỷ lệ học sinh bỏ học còn cao so với yêu cầu

Chất lượng và hiệu quả giáo dục so với một số huyện trong tỉnh cònthấp Việc huy động học sinh ra lớp và công tác duy trì sĩ số học sinh còn gặpnhiều khó khăn, nhất là học sinh cấp THPT ở những xã khó khăn

Đội ngũ giáo viên hiện nay đáp ứng đủ về số lượng và trình độ đào tạonhưng chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông còn một

bộ phận nhỏ chưa có chuyển biến thực sự rõ nét về năng lực quản lý, năng lực

sư phạm và chuyên môn nhằm đáp ứng nâng cao chất lượng giáo dục trongđiều kiện hiện nay

Cơ sở vật chất của ngành tuy đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn cònthiếu nhiều, đặc biệt là cấp học mầm non Điều kiện cơ sở vật chất một số trườngcòn khó khăn, trang thiết bị dạy học đang được đầu tư theo hướng hiện đại hóanhưng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu phát triển Phòng học bộ môn,phòng thí nghiệm, thực hành còn hạn chế dẫn đến việc đổi mới phương pháp dạyhọc còn nhiều khó khăn, bất cập Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở một sốđơn vị trường xuống cấp hoặc bị hư hỏng nhiều; việc khai thác, sử dụng thiết bịdạy học chưa đạt hiệu quả cao

Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên trước hết là do chưa có cơchế phối hợp và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và xã hội, chưatạo được sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành các cấp, các lực lượng xã hội vàngành giáo dục để phát triển sự nghiệp giáo dục, sự kết hợp gia đình - nhàtrường - xã hội chưa được quan tâm đúng mức…

Trang 38

2.2 Thực trạng việc phối hợp và quản lý phối hợp

trong giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng

2.2.1 Khái quát về điều tra thực trạng

Nhiệm vụ điều tra thực trạng:

- Đánh giá thực trạng nhận thức về vai trò của việc tổ chức phối hợp và

QL phối hợp các lực lượng nhằm giáo dục đạo đức học sinh THPT

- Thăm dò những hình thức, phương pháp phối hợp và quản lý phối hợpgiữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh cóhiệu quả

Khảo sát thực trạng bằng phiếu hỏi đối với 4 đối tượng: cán bộ QLGD

và QLXH, Giáo viên THPT, cha mẹ học sinh và học sinh

Nội dung điều tra:

- Thực trạng nhận thức về vai trò của việc tổ chức phối hợp và QL phốihợp các lực lượng nhằm giáo dục đạo đức học sinh THPT

- Thực trạng việc phối hợp và quản lý phối hợp các lực lượng tronggiáo dục đạo đức học sinh THPT

Bảng 2.1: Đối tượng khảo sát thực trạng ượng khảo sát thực trạngi t ng kh o sát th c tr ngảo sát thực trạng ực trạng ạng

Trang 39

các yếu tố ảnh hưởng của nhà trường, gia đình và xã hội đến kết quả giáo dụcđạo đức học sinh; thực trạng nhận thức của đối tượng khảo sát về vai trò củaviệc phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức học sinh THPT trong thờigian qua.

2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng của các lực lượng đến quản lý giáo dục đạo đức học sinh

Bảng 2.2: Đánh giá ảnh hưởng của các lực lượng giáo dục

đến việc quản lý giáo dục đạo đức học sinh (khảo sát 129 người là CBQL, QLXH và GV)

Có ảnh hưởng

Ảnh hưởng lớn nhất

Ảnh hưởng thường xuyên

Trang 40

16 Hội nông dân 83 64.3 41 31.7 0 0 5 0.4

Qua bảng 2.2 có thể rút ra nhận xét:

* Xét ở góc độ ảnh hưởng tích cực của các lực lượng xã hội tới học

sinh ta có thứ tự như sau: Ảnh hưởng của GVCN: 66.6% xếp thứ nhất, ảnhhưởng của gia đình: 65.1% xếp thứ hai, ảnh hưởng của bạn bè: 59.7% xếp thứ

ba, ảnh hưởng của giáo viên bộ môn: 55.8% xếp thứ tư, ảnh hưởng của củatập thể lớp học sinh: 55.0% xếp thứ năm

Giáo viên chủ nhiệm và gia đình được xác nhận là có ảnh hưởng lớnnhất đến kết quả giáo dục học sinh Sau đó đến bạn bè thân rồi giáo viên bộmôn và tập thể lớp

* Xét ở mức độ ảnh hưởng thường xuyên đến kết quả học tập lại là tập

thể lớp (38.8%), bạn bè thân (37.2%) Sau đó mới đến gia đình (34.9%), giáoviên chủ nhiệm (33.3%), giáo viên bộ môn (32.5%), đoàn trường (31.7%)

* Những tổ chức có ảnh hưởng ít đến học sinh: Các tổ chức kinh tế địa

phương, hội nông dân, hội cựu chiến binh, dòng họ đó là những tổ chứchiện nay ít quan tâm đến giáo dục hoặc có quan tâm nhưng thiếu cơ chế đểkhẳng định vị trí, vai trò của họ Những tổ chức này chưa xác định chức năngtham gia đánh giá hiệu quả rèn luyện của học sinh ở cộng đồng, chưa đượccoi là lực lượng quyết định đánh giá quá trình giáo dục rèn luyện của học sinh

mà chỉ coi là ý kiến tham khảo cho giáo viên chủ nhiệm để xem xét đánh giáđạo đức cho học sinh

Ngày đăng: 06/06/2017, 21:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường phổ thông
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2011
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 58/TT - Hướng dẫn, đánh giá xếp loại học sinh THCS và THPT, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 58/TT - Hướng dẫn, đánh giá xếp loạihọc sinh THCS và THPT
Nhà XB: Nxb Giáo dục
3. Bùi Minh Hiền, Quản lý giáo dục, Nxb ĐHSP, HN, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục
Nhà XB: Nxb ĐHSP
4. Bùi Ngọc Diệp, Tăng cường mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội, góp phần thúc đẩy công tác xã hội hóa giáo dục, Nxb ĐHSP, HN, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội,góp phần thúc đẩy công tác xã hội hóa giáo dục
Nhà XB: Nxb ĐHSP
5. Chính phủ, Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
6. Quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội, Nxb Lao động Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội
Nhà XB: Nxb Lao động Xã hội
8. Dương Văn Thạnh (2007), Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh ở các trường THCS vùng nông thôn thị xã Bà Rịa , Luận văn Thạc sĩ QLGD trường ĐHSP TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường vớicha mẹ học sinh ở các trường THCS vùng nông thôn thị xã Bà Rịa
Tác giả: Dương Văn Thạnh
Năm: 2007
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ 2 - BCHTW Đảng khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ 2 - BCHTWĐảng khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện hội nghị lần thứ 5- BCH TW Đảng khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ 5- BCH TWĐảng khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
11. Đặng Quốc Bảo (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhàtrường
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2007
13. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng, Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai, vấn đề và các giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, HN,2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam hướng tới tươnglai, vấn đề và các giải pháp
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
14. Đặng Bá Lãm (2005), Quản lý Nhà nước về Giáo dục - Lý luận và thực tiễn. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý Nhà nước về Giáo dục - Lý luận và thựctiễn
Tác giả: Đặng Bá Lãm
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
16. Hà Thế Ngữ, Giáo dục học một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb ĐHQG, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Nhà XB: NxbĐHQG
17. Hà Nhật Thăng, Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục, HN, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông
Nhà XB: Nxb Giáo dục
18. Hồ Văn Thơm (2009), Thực trạng quản lý sự phối hợp giữa nhà trường – gia đình trong công tác giáo dục học sinh ở các trường THPT huyện Cần Đước, tỉnh Long An, Luận văn Thạc sĩ QLGD trường ĐHSP Tp HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng quản lý sự phối hợp giữa nhà trường –gia đình trong công tác giáo dục học sinh ở các trường THPT huyện CầnĐước, tỉnh Long An
Tác giả: Hồ Văn Thơm
Năm: 2009
20. Nguyễn Phúc Châu.,Quản lý nhà trường, Nxb ĐHSP, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà trường
Nhà XB: Nxb ĐHSP
21. Phạm Minh Hạc (1997), Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực. Nxb Giáo dục quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Giáodục quốc gia
Năm: 1997
22. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục.Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1986
23. Phạm Minh Hạc (1996), Chương trình KHCN cấp nhà nước KX-07 Nghiên cứu con người giáo dục, phát triển và thế kỷ XXI. Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình KHCN cấp nhà nước KX-07 Nghiêncứu con người giáo dục, phát triển và thế kỷ XXI
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
24. Phạm Viết Vượng (chủ biên), Giáo trình Giáo dục học, Nxb Đại học Sư phạm, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Giáo dục học
Nhà XB: Nxb Đại học Sưphạm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w