1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tác động của chi tiêu chính phủ đến lượng khí thải CO2 nghiên cứu thực nghiệm tại 5 quốc gia asean

85 538 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Việc xem xét tác động của chi tiêu chính phủ đến chất lượng môi trường sẽ giúp các nhà nghiên cứu đưa ra các kiến nghị chính sách kinh tế vĩ mô đối với giảm thiểu biến đổi khí hậu cũng n

Trang 1

NGUYỄN THỊ THÙY TRINH

TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CHÍNH PHỦ ĐẾN

NGHIỆM TẠI 5 QUỐC GIA ASEAN

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Mã số ngành: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN KIM QUYẾN

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016

Trang 2

là công trình nghiên cứu của tôi cùng với sự hỗ trợ của Giảng viên hướng dẫn TS.Nguyễn Kim Quyến và chưa từng được công bố trước đây

Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực Tôi sẽ chịu trách nhiệm về nội dung tôi đã trình bày trong luận văn này

TP Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016

Người thực hiện

Nguyễn Thị Thuỳ Trinh

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do thực hiện đề tài: 1

2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu: 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3

6 Kết cấu đề tài 3

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CHÍNH PHỦ ĐẾN LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 5

1.1 Lý thuyết về chi tiêu chính phủ 5

1.1.1 Khái niệm 5

1.1.2 Phân loại 5

1.1.3 Chức năng của chi tiêu chính phủ 6

1.2 Khí CO2 và tác động tiêu cực đến môi trường 8

1.2.1 Giới thiệu khí CO2 8

1.2.2 Nguồn phát thải khí CO2 8

1.2.3 Tác động của khí CO2 đến môi trường 9

1.3 Lý thuyết về tác động của chi tiêu chính phủ đến môi trường 10

1.3.1 Cơ sở lý luận của Lopez và cộng sự (2011) 11

1.3.2 Tác động gián tiếp của chi tiêu chính phủ đến môi trường 14

1.4 Tổng quan một số nghiên cứu thực nghiệm liên quan 17

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHI TIÊU CHÍNH PHỦ VÀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI CÁC NƯỚC ASEAN-5 HIỆN NAY 22

Trang 4

2.3.1 Lượng khí thải CO2 ngày càng gia tăng 27

2.3.2 Hậu quả kinh tế 29

2.3.3 Hướng đến công nghệ CCS-Phát triển nền kinh tế carbon thấp 30

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 32

3.1 Mô hình nghiên cứu 32

3.2 Mô tả dữ liệu 34

3.3 Phương pháp nghiên cứu 37

3.3.1 Phương pháp hồi quy 37

3.3.2 Các kiểm định mô hình 40

3.3.2.1 Hiện tượng đa cộng tuyến 40

3.3.2.2 Hiện tượng phương sai thay đổi 41

3.3.2.3 Hiện tượng tự tương quan 42

3.3.2.4 Hiện tượng nội sinh 42

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44

4.1 Kiểm định sự tương quan và đa cộng tuyến 44

4.1.1 Ma trận tương quan đơn tuyến tính giữa các cặp biến 44

4.1.2 Kiểm định đa cộng tuyến 45

4.2 Kiểm định tính dừng dữ liệu bảng Fisher-type 45

4.3 Kiểm định đồng liên kết trên dữ liệu bảng 46

4.4 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi trên dữ liệu bảng 48

4.5 Kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư trên dữ liệu bảng 48

4.6 Phân tích kết quả hồi quy dài hạn 49

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57

5.1 Kết luận 57

5.2 Kiến nghị 58

5.3 Hạn chế của đề tài 60

Trang 6

ASEAN Association of Southeast

CCS Carbon capture and storage Công nghệ thu hồi và ngưng tụ

cacbon

FMOLS Fully Modified Ordinary Least

Square

Bình phương bé nhất đã được hiệu

chỉnh hoàn toàn

GFS Government Finance Statistics Cẩm nang thống kê tài chính Chính

phủ

IMF Internationnal Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế

Trang 7

Bảng 4.1: Ma trận tương quan tuyến tính giữa các cặp biến trong mô hình 44

Bảng 4.2: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến trong 2 mô hình với nhân tử phóng đại phương sai VIF 45

Bảng 4.3: Kiểm định tính dừng 46

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định đồng liên kết dữ liệu bảng Kao (1999) 47

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định đồng liên kết dữ liệu bảng Pedroni 47

Bảng 4.6: Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi của 2 mô hình 48

Bảng 4.7 : Kết quả kiểm tra tự tương quan mô hình nghiên cứu 49

Bảng 4.8: Kết quả hồi quy mô hình tác động gián tiếp chi tiêu-thu nhập 51

Bảng 4.9: Kết quả hồi quy mô hình tác động trực tiếp 53

Bảng 4.10: Tác động của chi tiêu chính phủ đến lượng khí thải CO2 (hệ số co giãn) 55

Trang 8

Hình 2.1: Tỷ lệ chi tiêu chính phủ trong GDP của nhóm nước ASEAN-5 giai đoạn 1984-2013 ĐVT: % 22 Hình 2.2: Thu nhập bình quân đầu người theo giá so sánh 2010 của nhóm nước ASEAN-5 giai đoạn 1984-2013 ĐVT: nghìn USD 26 Hình 2.3: Lượng khí thải CO2 bình quân đầu người của nhóm nước ASEAN-5 giai đoạn 1984-2013 ĐVT: tấn/người 27 Hình 2.4: Tỷ lệ các nguồn phát thải khí CO2 nhìn từ quá trình đốt cháy nhiên liệu, giai đoạn 1984-2013 cho các nước ASEAN-5 28 Hình 2.5: Tỷ lệ các nguồn phát thải khí CO2 nhìn từ quá trình đốt cháy nhiên liệu cho các nước ASEAN-5, năm 2013 29 Hình 3.1: Cơ chế tác động của chi tiêu chính phủ đến lượng khí thải CO2 và SO2 theo Halkos và Paizanos (2012) 32

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do thực hiện đề tài:

Trong thời gian qua, biến đối khí hậu đã trở thành vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu, vì những tác động của nó đối với các hoạt động kinh tế - xã hội của loài người Biến đối khí hậu đã gây ra những tác động tiêu cực đến một bộ phận dân số trên thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển như khu vực Đông Nam Á

Đối với nền kinh tế đang trên đà phát triển, tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá diễn ra rất nhanh là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường.Điều này có nghĩa là nếu đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế mà không có biện pháp kiểm soát ô nhiễm thích hợp thì môi trường sống của chúng ta thực sự đang phải đối mặt với những nguy cơ.Tuy nhiên, khi phải lựa chọn giữa phát triển kinh tế và hậu quả về ô nhiễm môi trường, đa số các quốc gia đang phát triển phải chọn con đường phát triển kinh tế mà bất chấp các hậu quả về môi trường

Kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu năm 2008, chính phủ nhiều nước đã theo đuổi chính sách tài khóa mở rộng nhằm vực dậy nền kinh tế, từ

đó tác động đến nhiều biến kinh tế vĩ mô cũng như chất lượng môi trường Và mặc

dù việc nâng cao chất lượng môi trường không phải là mục tiêu chính của chính sách tài khóa nhưng cũng không thể phủ nhận các tác động trực tiếp cũng như gián tiếp của chi tiêu chính phủ đến môi trường Bằng chứng là ngày càng có nhiều các bài nghiên cứu trên cả hai phương diện lý thuyết và thực nghiệm đã kiểm chứng mối quan hệ này Việc xem xét tác động của chi tiêu chính phủ đến chất lượng môi trường sẽ giúp các nhà nghiên cứu đưa ra các kiến nghị chính sách kinh tế vĩ mô đối với giảm thiểu biến đổi khí hậu cũng như các hậu quả mà nó gây ra

Trong thời kỳ từ năm 1984 đến năm 2013, nhóm các nước ASEAN-5 bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, bên cạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng đã đạt được thì các quốc gia này đã và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường, điển hình là khói mù và ô nhiễm xuyên biên giới, đe dọa sức khỏe người dân Mặt khác, ngoại trừ Malaysia thì 4 nước còn lại phải gánh

Trang 10

chịu nhiều hậu quả nặng nề từ thiên tai và biến đổi khí hậu, tình trạng đó đã cản trở

nghiêm trọng nỗ lực phát triển kinh tế và giảm nghèo của các quốc gia này

Trong nỗ lực tìm kiếm các yếu tố tác động đến chất lượng môi trường-được đại diện bởi lượng phát thải carbon dioxide(CO2), vai trò của chi tiêu chính phủ gần đây nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm cho khu vực ASEAN vẫn còn rất hạn chế Chính vì thế tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Tác động của chi tiêu chính phủ đến lượng khí thải

CO2: Nghiên cứu thực nghiệm tại 5 quốc gia ASEAN” nhằm làm rõ tác động này

2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu của bài nghiên cứu là tìm ra tác động của chi tiêu chính phủ đến lượng khí thải CO2 cho 5 quốc gia ASEAN (Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) trong giai đoạn từ năm 1984 đến năm 2013

Dựa vào mục tiêu trên, luận văn tập trung trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Chi tiêu chính phủ có tác động đến lượng khí thải CO2 ở các quốc gia ASEAN-5 hay không ?

- Tác động của chi tiêu chính phủ đến lượng khí thải CO2 ở các quốc gia ASEAN-5 là cùng chiều hay ngược chiều?

3 Phương pháp nghiên cứu:

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm xác định tác động của chi tiêu chính phủ đến khí thải CO2.

Ước lượng một mô hình bao gồm biến khí thải CO2, chi tiêu chính phủ và các biến kiểm soát tương tự mô hình nghiên cứu của Halkos và Paizanos (2012) Thông qua phương pháp ước lượng PMG để ước lượng các hệ số hồi quy dài hạn trong trường hợp tồn tại đồng liên kết giữa các biến trong mô hình, đồng thời kiểm soát tương quan phụ thuộc chéo Ngoài ra, phương pháp ước lượng dữ liệu bảng GMM cũng được đưa vào để kiểm soát nội sinh và kiểm chứng lại kết quả tác động cần nghiên cứu Việc lựa chọn mô hình phù hợp được thực hiện để đảm bảo tính thống nhất về kết quả nghiên cứu Từ đó, tác giả rút ra các kết luận và đề xuất một

Trang 11

số biện pháp giảm thiểu khí thải CO2 tại Việt Nam cũng như các quốc gia nghiên cứu với mục tiêu tăng trưởng kinh tế một cách bền vững

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là sự tác động của chi tiêu chính phủ đến lượng khí thải CO2 cho 5 quốc gia ASEAN trong giai đoạn 1984 đến năm

2013 Ngoài ra luận văn còn xem xét các sự tác động của tỷ lệ đầu tư trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và độ mở của nền kinh tếđối với lượng khí thải CO2 tại các quốc gia này

Luận văn không xem xét đến giá trị và đặc điểm cụ thể của từng khoản chi tiêu chính phủ mà tiếp cận tổng thể ở dạng vĩ mô trên toàn bộ chi tiêu chính phủ Theo đó luận văn xem xét sự tác động của chi tiêu chính phủ đến khí thải CO2 ở dạng tổng quát

5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Luận văn với đề tài “Tác động của chi tiêu chính phủ đến lượng khí thải

CO2: Nghiên cứu thực nghiệm tại 5 quốc gia ASEAN” khi đạt được những mục tiêu nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học để nhà hoạch định chính sách tham khảo trong quá trình phân tích và đề ra chính sách hợp lý nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển một cách bền vững

Bổ sung vào chuỗi các nghiên cứu trong nước về tác động của chi tiêu chính phủ đến lượng khí thải CO2, tiếp tục hoàn thiện các lỗ hổng nghiên cứu còn tồn tại cũng như gợi mở những hướng phát triển tiếp theo của vấn đề nghiên cứu Bên cạnh

đó, luận văn cũng đóng vai trò là tài liệu tham khảo trong lĩnh vực tài chính công trong tương lai

6 Kết cấu đề tài

Bài nghiên cứu được thiết kế thành 5 chương như sau:

Chương 1: Lý thuyết về tác động của chi tiêu chính phủ đến khí thải CO2 Chương 2: Thực trạng chi tiêu chính phủ và ô nhiễm khí thải CO2tại các nước ASEAN-5

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Trang 12

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị chính sách

Trang 13

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CHÍNH PHỦ

ĐẾN LƯỢNG KHÍ THẢI CO2

Mở đầu chương 1, luận văn sẽ trình bày lý thuyết về chi tiêu chính phủ và tác động của khí thải CO 2 đến môi trường.Sau đó, luận văn trình bày cơ sở lý thuyết, cũng như các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chi tiêu chính phủ lên lượng khí thải CO 2 Nội dung chương này làm cơ sở để thực hiện mô hình nghiên cứu ở Chương 3

1.1 Lý thuyết về chi tiêu chính phủ

1.1.1 Khái niệm

Trên phương diện quốc tế, Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đã ban hành Cẩm nang Thống kê tài chính Chính phủ (GFS) trong đó khái niệm chi ngân sách được khái quát như sau:

Chi ngân sách là các khoản chi ra từ ngân sách không làm phát sinh nghĩa vụ phải bồi hoàn trực tiếp đối với các đối tượng thụ hưởng ngân sách, đó chính là toàn

bộ khoản thực chi ngân sách trong một năm tài khóa.Chi ngân sách chính phủ bao gồm chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi chuyển nhượng, chi trả lãi vay nhưng không bao gồm chi trả nợ gốc và các khoản chi khác

1.1.2 Phân loại

Chi tiêu của chính phủ được các nhà kinh tế học phân ra làm 3 loại chính:1

- Các khoản mua hàng hóa và dịch vụ để tiêu dùng hiện tại được gọi là Tiêu dùng của chính phủ (Government consumption);

- Các khoản chính phủ để mua các hàng hóa và dịch vụ nhằm tạo ra lợi ích trong tương lai, như đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nghiên cứu, được gọi là Đầu tư của chính phủ (Government investment)

- Các khoản không phải để mua hàng hóa dịch vụ, mà chỉ là hành động di chuyển tiền, như trả cho phúc lợi xã hội, được gọi là chi chuyển giao (Transfer payments)

1

http://www.saga.vn/thuat-ngu/government-spending-chi-tieu-cua-chinh-phu~2580

Trang 14

Các khoản chi tiêu của chính phủ có thể được tài trợ bởi lãi do phát hành tiền, thuế và vay mượn

Hai loại chi tiêu trên của chính phủ hợp thành một trong những bộ phận chính của Tổng sản phẩm quốc nội

Ngoài ra, Lopez và Galinato (2007) trong một nghiên cứu xem liệu chính phủ có nên ngừng trợ cấp cho hàng hoá tư nhân hay không, đã phân loại chi tiêu chính phủ dựa trên kết quả tác động của chúng lên thị trường.Loại thứ nhất được gọi là "chi tiêu hàng hoá công", đó là chi tiêu chính phủ làm giảm bớt sự thất bại của thị trường Ví dụ, chi tiêu cho y tế và giáo dục để giảm bớt khó khăn của thị trường tín dụng, chi tiêu về môi trường để giảm thiểu ô nhiễm, chi tiêu vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên để thiết lập quyền sở hữu, chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển để nội hoá hiệu ứng lan tỏa tích cực và chi tiêu vào việc cung cấp tối ưu hàng hóa công

Mặt khác, "chi hàng hoá tư nhân" chiếm một phần chi tiêu chính phủ mà không làm giảm bớt sự thất bại của thị trường hay thậm chí có thể làm trầm trọng thêm.Trợ cấp nông nghiệp, trợ cấp cho sản xuất nhiên liệu hóa thạch và giảm thuế cho một số doanh nghiệp đặc biệt là những ví dụ của các khoản chi này

1.1.3 Chức năng của chi tiêu chính phủ

Mục tiêu truyền thống của chi tiêu chính phủ là sử dụng nó như một công cụ của chính sách nhà nước để bảo vệ một khu vực bằng cách cung cấp pháp luật, trật

tự và công lý (Sobhan và cộng sự, 1993).Tuy nhiên, quan điểm hiện đại về chi tiêu của chính phủ cung cấp một mục tiêu rộng lớn hơn nhiều

Ngày nay, chi tiêu chính phủ bao gồm các vấn đề như phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện về khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và thúc đẩy phát triển cơ cấu kinh tế.Để mở rộng các mục tiêu không cần thiết tùy thuộc vào đường lối chính trịcủa Nhà nước

Mức chi tiêu của chính phủ có thể được giải thích hướng theo một khuôn khổ với ba mô hình giải thích mức độ chi tiêu của chính phủ Các mô hình này phân loại

Trang 15

chi tiêu chính phủ phù hợp với chức năng kinh tế vĩ mô của họ liên quan đến hình thái của chính phủ về triết lý chính trị

- Thứ nhất, nhà nước tối thiểu, còn được gọi là trạng thái canh gác ban đêm, được xem xét đến Trong mô hình này, chính phủ giới hạn trách nhiệm của mình để bảo vệ các công dân khỏi ép buộc, lừa đảo và trộm cắp, cung cấp bồi thường cho cácnạn nhân và bảo vệ đất nước khỏi nguy hiểm từ nước ngoài Vì vậy, vai trò của nhànước sẽ bị giới hạn trong việc cung cấp đơn thuần về cảnh sát, hệ thống tòa án, nhàtù và quân đội

- Thứ hai, nhà nước phúc lợi, là nhà nước chịu trách nhiệm về các phúc lợi của công dân mình Chính phủ có trách nhiệm cung cấp vật chất và đáp ứng các nhu cầu xã hội Triết lý là có một nền tảng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu chính là tạo ra một xã hội công bằng và giảm bất bình đẳng thu nhập Do đó, trách nhiệm của nhà nước sẽ được mở rộng và bên cạnh đó phải chịu trách nhiệm cung cấp an ninh nhà nước cũng như chịu trách nhiệm về các vấn đề như giáo dục, nhà ở, y tế, bảo hiểm, nghỉ ốm, thu nhập bổ sung, trả lương công bằng …

- Cuối cùng, nhà nước phát triển, là hình thái khó khăn để đạt được Thuật ngữ này được sử dụng để xác định một hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô do nhà nước lãnh đạo được áp dụng ở một số nước Đông Á Trong mô hình này, nhà nước

có quyền lực chính trị gần như đủ để kiểm soát nền kinh tế Do đó, chính phủ có thể

áp dụng rộng rãi các quy định, lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp can thiệp mạnh mẽ Tuy nhiên, nền tảng của mô hình này nằm trong bối cảnh tư bản.Điều này

là bởi vì một khi nhà nước hoàn toàn phát triển; chính phủ chia sẻ quyền sở hữu của mình và cho phép các lực lượng thị trường tham dự vào quá trình của mình.Trong

mô hình này, chính phủ chịu hoàn toàn trách nhiệm trong phát triển kinh tế Chi tiêu chính phủ do đó sẽ tập trung thúc đẩy sản xuất nói chung, thông qua cơ sở hạ tầng,

hỗ trợ cho các doanh nghiệp và xuất khẩu

Từ phân tích này, có thể kết luận rằng một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến quyết định về mức độ chi tiêu của chính phủ là động lực chính trị của nhà nước Hơn nữa, nhà nước cũng gặp phải hạn chế về tình hình tài chính trong việc lựa chọn

Trang 16

mô hình mà nhà nước mong muốn Do đó, nếu chi tiêu chính phủ được coi là một biến ngoại sinh, mức độ có thể được hoàn toàn dựa trên các mục tiêu chính trị của người ra quyết định thay vì lý do kinh tế

1.2 Khí CO2 và tác động tiêu cực đến môi trường

1.2.1 Giới thiệu khí CO2

Carbon dioxide (các tên gọi khác là thán khí, khí cacbonic) là một hợp chất ở điều kiện bình thường tồn tại ở dạng khí, bao gồm một nguyên tử cacbon và hai nguyên tử oxy Nó thường được gọi theo công thức hóa học là CO2 Trong dạng rắn, nó được gọi là băng khô

Carbon dioxide là sản phẩm cuối cùng trong quá trình hô hấp của cở thể sinh vật, bao gồm tất cả các loài thực vật, động vật, nhiều loại nấm và một số vi khuẩn Trong các động vật bậc cao, carbon dioxide di chuyển trong máu từ các mô của cơ thể tới phổi và ở đây nó bị thải ra ngoài

Ngoài ra, khi cây cối và động vật chết, xácchết bị phân huỷ làm choCO2 thoát ra Lượng CO2 ra khỏi khí quyển hàng năm được cân bằng với lượng CO2 sinh ra Nhờ cơ chế này mà môi trường được ổn định

-Đốt phá rừng

Khi cây cối chết, chúng thải ra CO2, đó là quá trình bình thường của chu trình cacbon Nhưng khi cây cối bị đốn chặt để làm chất đốt thì CO2 thải ra không khí nhiều hơn Theo thống kê của Liên hợp quốc, việc phá rừng mạnh trong 2 thập

kỷ 80 và 90 (thế kỷ XX) đã làm cho lượng CO2 trong không khí tăng lên, đồng thời lượng oxy trong không khí giảm đi rõ rệt

Trang 17

-Nhiên liệu hoá thạch

Nguồn cacbon trong nhiên liệu hoá thạch được lưu trữ từ hàng triệu năm trước vì cơ thể sống không bị phân hủy hoàn toàn, cacbon không bị phát thải vào khí quyển dưới dạng CO2, trái lại được lưu trữ trong lòng đất.Trong khi khai thác và đốt nhiên liệu hoá thạch, nguồn cacbon này mới được giải phóng.Như vậy, việc đốt nhiên liệu hoá thạch đã nhanh chóng làm cho cacbon bị giam giữ hàng triệu năm trước phát thải mạnh lượng CO2.Đây là nguyên nhân lớn nhất làm ô nhiễm bầu không khí

1.2.3 Tác động của khí CO 2 đến môi trường

Sự gia tăng nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển đã gây ra những tác động tiêu cực tới trái đất như làm giảm pH của môi trường nước Sự hòa tan của khí CO2

vào trong nước mưa và nước biển từ đó làm thay đổi điều kiện sống của các loài sinh vật trong những môi trường đó Tuy nhiên hệ quả lớn nhất từ sự gia tăng quá mức của nồng độ CO2 trong khí quyển đó là gây ra sự ấm lên của trái đất do “hiệu ứng nhà kính”

Trong bầu khí quyển, các tia bức xạ sóng ngắn của mặt trời xuyên qua bầu khí quyển đến mặt đất và được phản xạ trở lại thành các bức xạ nhiệt sóng dài Một

số phân tử trong bầu khí quyển, trong đó trước hết là CO2 và hơi nước có thể hấp thụ những bức xạ nhiệt này và giữ hơi ấm lại trong bầu khí quyển.Nếu không có hiệu ứng nhà kính tự nhiên nhiệt độ trái đất chỉ vào khoảng -15°C

Tuy nhiên, sự gia tăng nồng độ của các khí nhà kính trong vòng 100 năm lại đây (CO2 tăng 20%, mêtan tăng 90%) đã làm tăng nhiệt độ thêm 2°C Các khí nhà kính do loài người phát thải ra sẽ làm tăng nhiệt độ trên toàn cầu và sẽ làm thay đổikhí hậu trong tương lai Một số hậu quả liên đới với việc thay đổi khí hậu do hiệu ứng này có thể gây ra:

Các nguồn nước: chất lượng và số lượng của nước uống, nước tưới tiêu, nước cho công nghiệp sẽ bị suy giảm Mưa tăng có thể gây lụt lội thường xuyên hơn tại một vài nơi và ngược lại gây hạn hán tại một vài nơi khác

Các tài nguyên bờ biển: mực nước biển dâng cao có thể làm mất đi diện tích

Trang 18

lớn đất đai, đe dọa đến cuộc sống của cư dân ven biển và gây tổn thất lớn về kinh tế

Sức khỏe: Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu

kì dài hơn trước Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm

Nhiệt độ tăng lên làm tăng các quá trình chuyển hóa sinh học cũng như hóa học trong cơ thể sống, làm thay đổi nhịp sinh học gây nên sự mất cân bằng

Lâm nghiệp: nhiệt độ cao hơn tạo điều kiện cho nạn cháy rừng dễ xảy ra hơn Năng lượng: nhiệt độ ấm hơn tăng nhu cầu làm lạnh, từ đó làm tăng nhu cầu khai thác nhiên liệu hóa thạch, khí carbon dioxide sẽ lại càng được sinh ra nhiều hơn

Khí hậu: nhiệt độ ấm của khí quyển cung cấp nhiều năng lượng hơn cho các cơn bão khiến chúng mạnh hơn và khó dự đoán hơn Các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt cũng xảy ra thường xuyên hơn

Những khối băng ở Bắc cực và Nam cực đang tan nhanh trong những năm gần đây mà do đó mực nước biển sẽ tăng quá cao, có thể dẫn đến nạn hồng thủy.2

1.3 Lý thuyết về tác động của chi tiêu chính phủ đến môi trường

Các lý thuyết thường không chỉ ra một cách rõ ràng tác động của chi tiêu chính phủ đến lượng khí thải CO2, tuy nhiên, các bằng chứng thực nghiệm gần đây chỉ ra rằng việc tăng hay giảm tổng chi tiêu chính phủ hay từng loại chi tiêu cụ thể đều có tác động đến ô nhiễm không khí, mà cụ thể là lượng khí thải CO2 Đặc biệt, tác động này có thể được tăng cường đáng kể bằng cách tập trung vào một khoản chi tiêu cụ thể, một đồng chi tiêu thêm cho hàng hóa công sẽ có tác động làm giảm khí thải CO2 nhiều hơn so với một đồng tổng chi tiêu Ngoài ra, chi tiêu bảo vệ môi trường được chứng minh là hiệu quả nhất trong các loại chi tiêu xem xét, kết quả ước tính giảm khí thải hơn 17 lần so với cùng một khoản chi cho tổng chi tiêu chính phủ

2

http://vea.gov.vn/vn/khoahoccongnghe/congnghemt/xulykhithai/Pages/default.aspx

Trang 19

1.3.1 Cơ sở lý luận của Lopez và cộng sự (2011)

Lopez và cộng sự của mình đã phát triển một cơ sở lý luận cho tác động của chi tiêu chính phủ đến môi trường, mà cụ thể là ô nhiễm không khí sinh ra từ quá trình sản xuất Mô hình xem xét ba ngành sản xuất: công nghiệp (được gọi là

“ngành bẩn”, bao gồm ngành sản xuất, khai thác mỏ, nông nghiệp và các ngành liên quan), dịch vụ (được gọi là “ngành sạch”) và ngành sản xuất vốn con người (lĩnh vực kiến thức) Trong đó, ô nhiễm chủ yếu được tạo ra từ “ngành bẩn” ( Mani và Wheeler, 1997) Dựa vào bốn giả định:

-A1 Các nền kinh tế nhỏ và mở cửa, tự do giao dịch trên thị trường quốc tế đối với hàng hóa cuối cùng ngụ ý giá đầu ra ngoại sinh, tất cả các ngành trong nước

và thị trường đầu ra hoàn toàn cạnh tranh

-A2 Hàng hóa công chính phủ cung cấp được giả định là có lợi cho tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế nhưng mức tác động khác nhau tùytừng lĩnh vực.Ngược lại, chi tiêu chính phủ trong hàng tư nhân được hướng đến lĩnh vực cụ thể, giả định rằng tất cả các khoản chi tiêu của chính phủ trong hàng tư nhân đi đến ngành bẩn vàcó thể thay thế hoàn hảo cho vốn tư nhân

-A3 Độ co giãn đầu ra của chi tiêu chính phủ cho hàng hóa công trong lĩnh vực sạch và bẩn tương ứng là Ω và Giả định rằng Ω ≥

-A4 Hàm hữu dụng gia tăng và lõm tại c ,với u '(c)> 0 và u' '(c) <0 và độ co giãn lợi ích biên của tiêu dùng, a(c)≡ -cu''(c) / u'(c), a(c) ≥ 1

Tác giả sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas.Ngành bẩn sử dụng vốn vật chất k, lao động ld, và các đầu vào bẩn (ví dụ: nhiên liệu hóa thạch) là nguồn gốc ô nhiễmsản xuất Z,3 hàng hoá công g và hàng hoá tư xdo chính phủ cung cấp Hàm sản xuất là:

Trang 20

Trong đó D là năng suất toàn ngành, α>0, β>0, α+ β<1 >0 là độ co dãn đầu ra của g, ld là lao động thô và h được giả định là lớn hơn 1 Như vậy hld là một đơn vị lao động hiệu quả

Các nhà sản xuất trong ngành bẩn giảm thiểu chi phí sản xuất bằng cách tối thiểu hóalao động và đầu vào bẩnZ

Hàm chi phí tiềm ẩn trong (2.2) là

Trang 21

-Thứ nhất, tác động trực tiếp là tiêu cực Điều này ngụ ý rằng cùng một mức

ô nhiễm có thể được tạo ra với ít nguyên liệu đầu vào bẩn hơn khi g tăng, các yếu tố khác không đổi

-Thứ hai là hiệu ứng quy mô sản lượng bẩn Một g cao hơn làm tăng năng suất lao động và có thể ảnh hưởng đến mức độ ô nhiễm, các yếu tố khác không đổi Mức ô nhiễm không nhất thiết phải tăng, vì g tăng sẽ làm tăng năng suất lao động trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế chứ không chỉ riêng khu vực sản xuất công nghiệp Nếu hiệu ứng này làm tăng (giảm) sản lượng bẩn, nó sẽ làm ô nhiễm ngày càng tăng (giảm)

-Thứ ba là tác động thay thế ô nhiễm và lao động g cao hơn làm tăng tỷ lệ tiền lương của nền kinh tế, tăng ô nhiễm bởi vì lao động và ô nhiễm thay thế cho nhau

-Thứ tư là tác động của ngân sách chính phủ Sự gia tăng g giảm x hàm ý tổng số vốn được sử dụng trong sản xuất thấp hơn Với một mức sản lượng không đổi, việc giảm tổng số vốn phải được bù đắp bằng mức tăng các biến yếu tố đầu vào khác, bao gồm cả ô nhiễm

-Thứ năm là tác động của quy định về môi trường Sự gia tăng g dẫn đến thu nhập cao hơn, gây ra một thuế ô nhiễm cao hơn và làm giảm ô nhiễm, các yếu tố khác không đổi

Các kết quả được tóm tắt trong 3 giả thuyết sau:

Giả thuyết 1 Nếu giả định A3 và A4 thỏa, Ω≥µ và a(c)≥1, tăng chi tiêu

chính phủ trong hàng hóa công tài trợ hoàn toàn bằng cách giảm chi tiêu hàng hóa

tư nhân có tác động làm giảm ô nhiễm

Nếu độ co giãn sản lượng theo g trong lĩnh vực sạch cộng với tác động tỷ trọng ngân sách của chính phủ lớn hơn tỷ trọng độ co giãn sản lượng của g trong lĩnh vực bẩn thì ô nhiễm sẽ giảm khi tăng chi tiêu hàng hóa công Ngay cả khi giả định A3 không thỏa mà Ω<µ, ô nhiễm vẫn có thể giảm miễn là tác động ngân sách của chính phủ là đáng kể

Trang 22

Giả thuyết 2 Tăng hàng hóa công chính phủ cung cấp tài trợ bởi việc giảm

đồng thời chi phí hàng hóa tư nhân làm giảm mức độ ô nhiễm của ngành bẩn, làm ngành bẩn sạch hơn

Tính toán riêng cho “ngành bẩn”, tác động của tăng tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa công làm giảm mức độ ô nhiễm.Lưu ý rằng không giống như các tác động lên tổng ô nhiễm ở giả thuyết 1, kết quả rõ ràng không phụ thuộc vào các giả định A3

và A4

Giả thuyết 3 Tăng vay tài trợ chi tiêu tài khóa tổng hợp và giữ không đổi

thành phần chi tiêu có tác độngkhông rõ ràng đến ô nhiễm Chi tiêu tài khóa tổng hợp làm tăng ô nhiễm nhiều hơn (ít hơn) khi phần vốn trong ngành bẩn và tỷ lệ hàng hóa tư nhân do chính phủ cung cấp trong tổng nguồn vốn tư nhân của các ngành này cao (thấp) với sự khác nhau giữa độ co giãn của hàng hóa công trong các ngành sạch và bẩn là nhỏ (lớn)

Xem xét các tác động của sự gia tăng tổng chi tiêu chính phủ được tài trợ bởi một khoản vay chính phủ thay vì tác động của việc tái phân bổ chi tiêu Tác động ròng của chi tiêu tài chính mở rộng với ô nhiễm nhìn chung là không rõ ràng Khi tỷ

lệ các nguồn vốn vật chất trong “ngành bẩn” (1-α-β) và tỷ lệ hàng hóa tư chính phủ cung cấp trong tổng số vốn (πx) đều nhỏ, có nhiều khả năng ô nhiễm sẽ giảm khi tăng tổng chi tiêu chính phủ Đây là suy đoán xác đáng bởi vì tác động tăng ô nhiễm từng phần của x thì nhỏ trong trường hợp này Ngoài ra, G ít có khả năng làm tăng ô nhiễm khi có sự khác biệt lớn giữa độ co giãn hàng hoá công trong “ngành sạch” và

“ngành bẩn” Nếu Ω lớn và µ nhỏ, có nhiều khả năng rằng tác động giảm ô nhiễm

do g tăng có thể bù đắp tác động tăng ô nhiễm do x tăng

1.3.2 Tác động gián tiếp của chi tiêu chính phủ đến môi trường

Thông qua tác động của chi tiêu chính phủ đến tăng trưởng kinh tế (chi tăng trưởng) và tiếp theo đó tăng trưởng kinh tế lại tác động lên môi trường theo lý thuyết đường cong Kuznets về môi trường (tăng trưởng-môi trường)

tiêu- Tác động của chi tiêu chính phủ đến tăng trưởng kinh tế

Trang 23

Mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế là một vấn đề được nghiên cứu khá rộng rãi trên phương diện lý thuyết và kiểm định thực nghiệm Các

lý thuyết thường không chỉ ra một cách rõ ràng tác động của chi tiêu công đối với tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh tế đều thống nhất với nhau rằng: Trong một số trường hợp, việc cắt giảm hay gia tăng quy mô chi tiêu công đều

có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế (Đặng Văn Cường và Bùi Thanh Hoài, 2014)

Việc phân tích mối quan hệ giữa quy mô chính phủ đối với mức độ phát triển của nền kinh tế đã nhận được sự chú ý lớn trong lĩnh vực học thuật.Cụ thể, việc phân tích về mối quan hệ dài hạn giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế đã dẫn đến những kết luận khác nhau Nói chung, những lý thuyết khác nhau về mối quan hệ này có thể được tạm chia thành hai trường phái kinh tế; học thuyết Keynes

và trường phái tư tưởng của Wagner Sự tương phản cơ bản của những lý thuyết này

là hướng theo quan hệ nhân quả Wagner (1883) cho rằng tăng trưởng kinh tế, do quá trình công nghiệp hóa sẽ đi kèm với sự gia tăng tỷ lệ chi tiêu công trong tổng sản lượng quốc gia Ngược lại, quan điểm của Keynes giả định rằng chi tiêu của chính phủ là một công cụ của nhà nước trong việc tạo ảnh hưởng đến chính sách tài khóa và với công cụ này sẽ làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

 Lý thuyết đường cong Kuznets về môi trường

Đường cong Kuznets (EKC) được chính tác giả là Simon Kuznets, người từng đoạt giải thưởng Nobel về Khoa học Kinh tế, công bố lần đầu tiên vào năm

1954 Lý thuyết này mô tả mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bất bình đẳng thu nhập Đến đầu những năm 90, khái niệm mới được biết đến là “Lý thuyết đường cong Kuznets về môi trường” được một số nghiên cứu sử dụng khi phân tích mối quan hệ giữa chất lượng môi trường và tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển

Trang 24

Hình 1.1: Đường cong Kuznets về môi trường (EKC) bậc 2

Nguồn: Nguyễn Đinh Tuấn và Phạm Nguyễn Bảo Hạnh (2014) Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường dựa trên nền tảng lý thuyết đường cong môi trường Kuznets (EKC) Theo lý thuyết này thì mức độ suy thoái môi trường và mức thu nhập đầu người sẽ tuân theo quy luật đường cong U ngược Kuznets: suy thoái môi trường sẽ gia tăng trong các giai đọan đầu của phát triển, nhưng cuối cùng sẽ đạt đến đỉnh hay ngưỡng chuyển đổi (turning point) và bắt đầu giảm khi mức thu nhập vượt một ngưỡng nào đó (hình 1.1)

Hình dạng của đường cong có thể giải thích như sau: trong giai đoạn đầu của phát triển, ô nhiễm gia tăng một cách nhanh chóng do đặt ưu tiên cao cho việc gia tăng năng suất, và người dân quan tâm nhiều đến việc làm và thu nhập hơn là không khí hay nguồn nước sạch Sự phát triển nhanh chóng dẫn đến việc sử dụng nhiều hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát thải nhiều hơn các chất ô nhiễm làm suy thoái môi trường trầm trọng Khi thu nhập tăng lên, ngườidân có ý thức hơn về giá trị môi trường, luật pháp, chính sách môi trường cũng như các cơ quan thi hành trở nên nghiêm khắc và hiệu quả hơn, các công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến được nghiên cứu và áp dụng rộng răi tạo điều kiện cải thiện chất lượng môi trường (Nguyễn Đinh Tuấn và Phạm Nguyễn Bảo Hạnh, 2014)

Trang 25

Ngoài ra, các nghiên cứu thực nghiệm gần đây còn cho thấy bằng chứng tồn tại đường cong EKC bậc 3 với hình dạng chữ N Điển hình như nghiên cứu của Martinez-Zarzoso và cộng sự (2004), dùng ước lượng PMG để kiểm tra sự tồn tại của đường cong EKC cho biến khí thải CO2 với nhóm các nước OECD và chỉ ra sự tồn tại của một EKC bật 3 dạng chữ N cho đa số các nước trong mẫu Balin và Akan (2015) cũng đưa ra kết luận tương tự khi sử dụng mô hình tác động cố định FEM cho dữ liệu bảng của 27 quốc gia phát triển trong giai đoạn 1997-2009

Hình 1.2: Đường cong Kuznets về môi trường (EKC) bậc 3

Nguồn: Balin và Akan (2015)

1.4 Tổng quan một số nghiên cứu thực nghiệm liên quan

Đến nay đã có khá nhiều nghiên cứu xem xét tác động của chi tiêu chính phủ đến chất lượng môi trường với các biến số đo lường như lượng khí thải CO2, lưu huỳnh dioxit (SO2), bụi PM2.5,5tiêu thụ năng lượng, việc sử dụng các hoá chất độc hại và sự xuống cấp của hệ sinh thái,…

Frederik và Lundström (2001) báo cáo rằng tự do kinh tế cao có tác động khiến mức phát thải CO2 nhỏ hơn khi quy mô chính phủ là nhỏ, nhưng mức phát

5

Bụi PM2,5 (hay bụi mịn) là tên dùng để chỉ những hạt bụi li ti trong không khí có kích thước 2,5 micron trở xuống 1micron (micromet) bằng 1/1000mm Các hạt bụi trong phạm vi kích thước PM2,5 có thể đi sâu vào đường hô hấp và tới phổi Phơi nhiễm với bụi mịn có thể gây những tác động sức khỏe tức thời như kích ứng mắt, mũi, họng và phổi, ho, hắt hơi, chảy nước mũi và khó thở Phơi nhiễm với bụi mịn cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng của phổi và làm nặng thêm những tình trạng bệnh như hen và bệnh tim

Trang 26

thải CO2 sẽ tồi tệ hơn khi quy mô chính phủ đang rất cao Dữ liệu cho 77 quốc gia trong gia đoạn 1977-1996 Mặc dù mục tiêu chính của tác giả là điều tra những ảnh hưởng của tự do chính trị và kinh tế lên lượng khí thải CO2 nhưng điều thú vị là lại tìm thấy tác động tiêu cực của chi tiêu chính phủ đến khí thải ở các nước có thu nhập cao Tác giả lập luận rằng: nếu chất lượng của môi trường được xem là hàng hóa công xa xỉ thì nó chỉ có thể được yêu cầu sau khi các nhu cầu công cộng cần thiết hơn đã được giải quyết, điều này có nhiều khả năng xảy ra ở các quốc gia có chi tiêu chính phủ với quy mô lớn

Bernauer và Koubi (2006) tiến hành thực nghiệm kiểm tra các lý thuyết về cung cấp hàng hoá công tác động đến chất lượng môi trường, sử dụng nồng độ SO2

từ các Dự án Giám sát Môi trường toàn cầu cho 107 thành phố ở 42 quốc gia từ năm 1971 đến năm 1996.Tác giả kết luận rằng tăng tỷ trọng chi tiêu chính phủ trong GDP dẫn đến không khí ô nhiễm nhiều hơn và mối quan hệ này không bị ảnh hưởng bởi chất lượng của chính phủ Tuy nhiên, họ không xem xét đến bậc hai và bậc ba của thu nhập trong phân tích mà gán phát hiện của họ với các giả thuyết mơ

hồ rằng thu nhập cao hơn dẫn đến chính phủ lớn hơn và chất lượng không khí xấu hơn

Lopez và cộng sự (2011) đã cung cấp một cơ sở lý luận cho việc xác định tác động của chi tiêu chính phủ đến ô nhiễm, dùng nhu cầu ôxy sinh học (BOD) và nồng độ SO2 làm biến đại diện Cụ thể, họ nhấn mạnh tầm quan trọng và tính toán thực nghiệm tác động của các thành phần trong chi tiêu chính phủ đối với môi trường Họ cho rằng việc phân bổ lại thành phần chi tiêu của chính phủ đối với xã hội và hàng hóa công có tác dụng làm giảm ô nhiễm Kết quả này là do sự kết hợp của bốn yếu tố, cụ thể là:

• Hiệu ứng quy mô: theo đường cong Kuznets (EKC), tăng chi tiêu chính phủ làm tăng ô nhiễm môi trường do tăng trưởng kinh tế cao

• Hiệu ứng thu nhập: mức thu nhập cao, nhu cầu cải thiện chất lượng môi trường cao

Trang 27

• Hiệu ứng thành phần: tăng hoạt động thâm dụng vốn con người thay

vì các ngành công nghiệp thâm dụng vốn vật chất gây nguy hại môi trường nhiều hơn

• Hiệu ứng kỹ thuật : giảm thiểu ô nhiễm môi trường do năng suất lao động được cải tiến nhờ chi tiêu nhiều cho các lĩnh vực y tế và giáo dục

Hơn nữa, họ thấy rằng việc tăng tổng chi tiêu chính phủ mà không thay đổi

tỷ lệ các khoản mục chi của nó sẽ có tác động không tích cực lên chất lượng môi trường

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu liên quan, Lopez và Palacios (2010) xem xét vai trò chi tiêu chính phủ và thuế môi trường6 đến chất lượng môi trường ở châu

Âu, sử dụng dữ liệu phân tích cho 21 quốc gia châu Âu trong giai đoạn 1995-2006

và kết luận rằng tổng chi tiêu chính phủ là một yếu tố tiêu cực quan trọng quyết định ô nhiễm không khí, ngay cả khi đã kiểm soát các thành phần chi tiêu công

Halkos và Paizanos (2012) đã sử dụng dữ liệu của 77 nước trong giai đoạn 1980-2000 để thực nghiệm kiểm tra tác động của chi tiêu chính phủ đến ô nhiễm, đại diện bằng hai khí thải nhà kính là SO2 và CO2 Tác giả chia tác động này thành trực tiếp và gián tiếp, tiến hành ước lượng đồng thời hai phương trình bằng mô hình hồi quy dữ liệu bảng.Đối với cả SO2 và CO2, chi tiêu chính phủ ước tính có tác động trực tiếp tiêu cực đến lượng phát thải bình quân đầu người Các tác động gián tiếp lên SO2 được tìm thấy là tiêu cực đối với mức thu nhập thấp và sau đó trở nên tích cực khi mức thu nhập tăng lên, trong khi đó chi tiêu chính phủ có tác động tiêu cực đến CO2 ở tất cả các mức thu nhập của mẫu Việc ước tính ảnh hưởng trực tiếp tiêu cực của chi tiêu chính phủ đến ô nhiễm là phù hợp với những phát hiện trước

đó từ Lopez và cộng sự (2011), Lopez và Palacios (2010) Tuy nhiên, tác động gián tiếp lần đầu tiên được ước tính trong bài nghiên cứu của hai tác giả đã đưa ra khuyến nghị chính sách khác nhau tùy theo mức thu nhập của một quốc gia Đối với các quốc gia có GDP thấp hơn 7.094USD, giảm tỷ trọng chi tiêu của chính phủ

6

Đối với nghiên cứu mở rộng về tác động của thuế môi trường lên ô nhiễm ,có thể tham khảo Fullerton và cộng sự (2010)

Trang 28

trong GDP không chỉ có xu hướng làm tăng thu nhập mà còn làm tăng mức phát thải SO2 Mặt khác, khi xem xét lượng khí thải CO2 vớimột tác động đến hệ sinh thái toàn cẩu, giảm chi tiêu chính phủ dẫn đến môi trường xuống cấp,không phụ thuộc vào mức thu nhập Và do đó cần phải có hệ thống pháp luật phù hợp cùng với

sự thành lập các điều ước môi trường quốc tế

Xiao Huimin và cộng sự (2013) đã sử dụng dữ liệu bảng cho các tỉnh thành của Trung Quốc- một trong những nước phát thải khí CO2 lớn nhất, trong giai đoạn 2000-2008 để phân tích những tác động trực tiếp và gián tiếp của chi tiêu chính phủ địa phương đến phát thải CO2 Kết quả cho thấy tác động trực tiếp của chi tiêu chính phủ địa phương đến lượng khí thải CO2 là tiêu cực đáng kể.Chính quyền địa phương cũng có tác động gián tiếp đến khí thải CO2 thông qua thay đổi quy mô kinh tế, cơ cấu công nghiệp và trình độ công nghệ Trong phạm vi toàn bộ mẫu, các

hệ số ước tính của tác động gián tiếp là tiêu cực và hàm ý rằng chi tiêu chính phủ cải thiện chất lượng môi trường thông qua kênh quy mô kinh tế Các hệ số ước lượng tổng tác động là tiêu cực hay nói cách khác, tăng tổng chi tiêu chính phủ có tác động làm giảm lượng khí thải CO2 ở Trung Quốc

Galinato và Galinato (2015) trình bày một mô hình lý thuyết và thực nghiệm xem xét ảnh hưởng của chi tiêu chính phủ đến độ che phủ rừng và lượng khí thải

CO2 do phá rừng để lấy đất sản xuất nông nghiệp gây ra Trái với các kết luận của Lopez và cộng sự (2011), kết quả cho thấy rằng tăng chi tiêu trên hàng hóa công không có tác động đáng kể đối với khí thải CO2 do sự tăng lên đồng thời của chi phí biên và lợi ích biên của phát quang đất Tuy nhiên, tăng tổng chi tiêu của chính phủ lại làm tăng đáng kể ô nhiễm từ khí thải CO2 Các kết quả có ý nghĩa chính sách quan trọng, đặc biệt là trong thời kỳ suy thoái, khi các nước đang phát triển sử dụng chính sách chi tiêu phản chu kỳ làm tăng tỷ lệ chi tiêu của chính phủ trong tổng GDP

Gần đây hơn, Halkos và Paizanos (2015) xem xét tác động của chi tiêu chính phủ đến ô nhiễm không khí ở Mỹ, tập trung vào lượng khí thải CO2, với bộ dữ liệu theo quý trong giai đoạn 1973-2013 Phân loạiphát thải CO2 theo hai nguồn do sản

Trang 29

xuất tạo ra và tiêu dùng tạo ra, Halkos và Paizanos ước lượng một mô hình gồm tổng chi tiêu chính phủ, lượng phát thải CO2 và các biến có liên quan khác bằng cách sử dụng phương pháp vectơ tự hồi quy Phân tích cho thấy rằng tăng chi tiêu chính phủ làm giảm lượng CO2 ở cả hai nguồn phát thải Đặc biệt, tác động này có thể được tăng cường đáng kể bằng cách tập trung vào một khoản chi tiêu cụ thể Phù hợp với những phát hiện của các nghiên cứu gần đây, một đồng chi tiêu cho hàng hóa công sẽ có tác động làm giảm khí thải CO2 nhiều hơn so với một đồngtổng chi tiêu, cho cả khí thải CO2 do sản xuất và tiêu dùng tạo ra Ngoài ra, chi tiêu bảo vệ môi trường được chứng minh là hiệu quả nhất trong các loại chi tiêu xem xét, kết quả ước tính giảm khí thải hơn 17 lần so với cùng một khoản chi cho tổng chi tiêu chính phủ Cuối cùng, tác động trên lên lượng khí thải CO2 là tương tự

về độ lớn cho cả hai nguồn gây ô nhiễm, nhưng khí thải do sản xuất tạo ra diễn ra nhanh hơn.Tuy nhiên, tác giả lại không phân tích các mô hình lý thuyết cũng như cung cấp nền tảng cho mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và chất lượng môi trường Hơn nữa,các yếu tố dân chủ và tham nhũng được chứng minh thực nghiệm

có tác động đến lượng khí thải CO2 nhưnglại không được xem xét trong bài nghiên cứu Trong khi đó, Mỹ lại thuộc nhóm quốc gia cómức độ dân chủ cao và mức độ tham nhũng thấp nhất thế giới

Trang 30

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHI TIÊU CHÍNH PHỦ VÀ Ô NHIỄM

KHÔNG KHÍ TẠI CÁC NƯỚC ASEAN-5 HIỆN NAY

Nội dung chương 2 giới thiệu về tình hình chi tiêu chính phủ ở các quốc gia nghiên cứu cũng như thực trạng lượng khí thải CO 2 ngày càng tăng ở các quốc gia này Bên cạnh đó, chương 2 cũngđưa ra cái nhìn tổng quan về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực ASEAN

2.1 Tình hình chi tiêu chính phủ

Hình 2.1: Tỷ lệ chi tiêu chính phủ trong GDP của nhóm nước ASEAN-5 giai

đoạn 1984-2013 ĐVT: %

Nguồn: Tác giả tự vẽ từ số liệu của Penn World Table

Từ hình 2.1 có thể thấy chi tiêu chính phủ ở cả 5 quốc gia đều có nhiều biến động qua từng thời kỳ.Các quốc gia nghiên cứu có xu hướng tăng tỷ lệ chi tiêu chính phủ trong GDPsau cuộc khủng hoảng năm 1999 để vực dậy nề kinh tế Nhìn chung từ năm 2000 đến nay là tương đối ổn định với xu hướng giảm dần, ngoại trừ Thái Lan Trong đó Philippines là nước có tỷ lệ chi tiêu chính phủ trong GDP thấp nhất so với 4 quốc gia còn lại, dẫn đầu là Thái Lan

Trang 31

Riêng về mức chi tuyệt đối thì chính phủ Việt Nam đã tăng mức chi tiêu từ 246.711 tỷ đồng trong năm 2014lên đến 265.545 tỷ đồng năm 2015 Chi tiêu của chính phủ trung bình giai đoạn 1990-2015 khoảng 74.287,27 tỷ đồng, đạt mức cao nhất 265.545 tỷ đồng trong năm 2015 và mức thấp kỷ lục là 3164 tỷ đồng trong năm 1990 (Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Chi tiêu chính phủ của Indonesia tăng lên đến 187.645,48 tỷ IDR trong quý

II năm 2016 từ 137.794,47 IDR tỷ trong quý đầu tiên của năm 2016 Chi trung bình 88.989,28 tỷ IDR trong giai đoạn 2000 - 2016, đạt mức cao nhất 272.591,10 tỷ IDR trong quý IV năm 2015 và mức thấp kỷ lục là 21.713,30 tỷ IDR trong quý III năm

2000 (Theo báo cáo của Cục Thống kê Indonesia)

Tương tự, chi tiêu của chính phủ ở Malaysia cũng tăng từ 31.560 triệu MYR trong quý đầu tiên năm 2016 lên 34.649 triệu MYR trong quý II năm 2016 Chi tiêu của chính phủ trung bình là 25.565,37 triệu MYR từ năm 2005 đến năm 2016, đạt mức cao nhất 46.893 triệu MYR trong quý IV năm 2015 và thấp nhất là 12.420 triệu MYR trong quý đầu tiên của năm 2005 (Theo báo cáo của Cục Thống kê Malaysia)

Chi tiêu của chính phủ tại Philippines tăng từ 207.461,23 triệu PHP trong quý đầu tiên của năm 2016 lên 254.929,73 triệu PHP trong quý II năm 2016 Bình quân từ năm 1981 đến năm 2016 chi 109.057,90 triệu PHP, mức chi cao nhất là 254.929,73 triệu PHP trong quý II năm 2016 và thấp nhất 62.728,31 triệu PHP trong quý đầu tiên của năm 1986 (Theo báo cáo của Ban điều phối thống kê quốc gia Philippines)

Khác với bốn nước trên, tại Thái Lan chi tiêu chính phủ trong hai quý đầu năm 2016 có xu hướng giảm từ 391.454 triệu THB trong quý I giảm xuống còn 375.513 triệu THB trong quý II năm 2016 Chính phủThái Lan chi trung bình 236.970,18 triệu THB từ năm 1993 đến năm 2016, đạt mức chi cao nhất 391.454 triệu THB trong quý I năm 2016 và mức thấp nhất là 113.953 triệu THB trong quý I năm 1993 (Theo báo cáo của NESDB, Thái Lan)

Nhìn chung, chính phủ các nước ASEAN-5 đều có xu hướng giảm tỷ lệ chi

Trang 32

tiêu trong GDP qua các năm nhưng lại có tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng Tuy nhiên, tại các quốc gia này thường hoạt động chủ yếu của thị trường không đảm bảo quy luật tự do cạnh tranh Phần lớn giá cả tại những nước này được quyết định bởi chính phủ, nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tiếp tục phát triển hoặc đảm bảo mức sống tối thiểu cho nhân dân Bên cạnh đó, sự can thiệp của chính phủ cũng làm lệch

đi hoạt động của thị trường tự do đã đưa đến một số tác động tiêu cực lên môi trường như sau:

- Phần lớn nguồn thu của chính phủ được sử dụng vào các khoản chi trợ cấp

ổn định giá mà không dùng đúng vào mục đích phát triển kinh tế hoặc cải thiện môi trường

-Trợ giá các mặt hàng có liên quan đến môi trường sẽ khuyến khích sự lạm dụng tài nguyên hoặc hủy hoại môi trường (ví dụ, trợ giá cho phân bón…)

-Thu hút việc sử dụng tài nguyên vào những ngành được trợ giá do nhà sản xuất có thể tìm thấy lợi nhuận trong các lĩnh vực này, khiến cho mục đích sử dụng tài nguyên vào những hoạt động quan trọng, cần thiết hơn không đạt được

2.2 Tăng trưởng kinh tế của quốc gia ASEAN-5

ASEAN lâu nay luôn là khu vực tăng trưởng cao và ổn định hơn các khu vực khác Theo nhóm Nghiên cứu vĩ mô ASEAN-Ngân hàng Standard Chartered, trong giai đoạn 1980-2013, tốc độ tăng trưởng hàng năm của ASEAN cao hơn tốc độ tăng trưởng toàn cầu 2 điểm phần trăm Thành tựu này đã thu hẹp khoảng cách GDP bình quân đầu người giữa ASEAN và mức bình quân toàn cầu từ 6 lần vào năm

1980 xuống còn 2,7 lần vào năm 2013 Đáng chú ý hơn nữa là tốc độ tăng trưởng của khu vực luôn được duy trì ổn định Từ 1980 đến 2013, tốc độ tăng trưởng chung đạt trên 5%/năm, ngoại trừ thời gian khủng hoảng tài chính châu Á và khủng hoảng tài chính toàn cầu

Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã khiến tốc độ tăng trưởng GDP của các nước ASEAN trồi sụt mạnh trong khoảng thời gian từ năm 2007 - 2011 Ít

có nước nào trong khu vực có được sự ổn định trong giai đoạn này

Trang 33

Trường hợp ổn định nhất trong ASEAN là Indonesia với tốc độ tăng trưởng

ở mức 6,2% vào năm 2010, 6,5% vào năm 2011 và khoảng 6,1% vào năm 2012 Trước đó, ngay cả năm tệ hại nhất của kinh tế thế giới là năm 2009 thì tăng trưởng GDP của Indonesia cũng chỉ giảm xuống mức 4,6%

Trường hợp trải qua nhiều sóng gió nhất có lẽ là Thái Lan, với mức thụt lùi 2,3% vào năm 2009 và mức tăng trưởng gần như bằng 0 vào năm 2011 Xen kẽ giữa các năm đó, Thái Lan đạt được tốc độ tăng trưởng bùng nổ năm 2010 với 7,8%.Malaysia cùng chịu chung số phận với tốc độ tăng trưởng GDP giảm liên tục trong 3 năm gần nhất Nước này cũng chứng kiến sự suy giảm điểm tăng trưởng từ 7,2% (năm 2010) xuống còn 5,1% năm 2011

-Philippines cũng có tăng trưởng trồi sụt đáng đáng kể trong những năm vừa qua Tốc độ tăng GDP của nước này đã lên tới mức 7,6% năm 2010, nhưng lại tụt xuống 3,7% vào năm 2011

Tăng trưởng GDP các nước còn lại trong ASEAN cũng có những diễn biến tương tự, tuy nhiên, xét về tổng thể đến hết năm 2011, các nước ASEAN đã vượt qua những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trên thực tế, trong thời gian qua, mặc dù chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, sự suy yếu của kinh tế Mỹ và sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ, song trong năm 2013, kinh tế khu vực ASEAN-

5 vẫn giữ được mức tăng trưởng cao Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế của ASEAN năm 2013 đạt khoảng 5,2% Trong đó, tốc độ tăng trưởng GDP của Indonesia khoảng 6,1%, Malaysia khoảng 4,4%, Philippines khoảng 4,2%, Thái Lan khoảng 5,5%.Riêng về Việt Nam,năm 2013, quy mô GDP của Việt Nam đạt

171 tỷ USD, ghi nhận mức tăng trưởng 5,4%, cao hơn so với mức 5,2% của năm

2012 và cũng cao hơn mức bình quân 5,2% của các nước ASEAN trong cùng năm Điều này cho thấy những nỗ lực của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp Dịch vụ hiện đang là ngành đóng góp lớn trong tăng trưởng kinh tế năm 2013 của Việt Nam chiếm 43,3% GDP, cao hơn mức

Trang 34

41,7% của năm trước đó, tốc độ tăng trưởng đạt 6,6%, cao hơn tốc độ 5,9% của năm trước đó

Hình2.2: Thu nhập bình quân đầu người theo giá so sánh 2010 của nhóm nước

ASEAN-5 giai đoạn 1984-2013 ĐVT: nghìn USD

Nguồn: World Bank Quy mô nền kinh tế hiện hành của Việt Nam tương đối thấp so với các nước ASEAN, nhưng mức chênh lệch này ngày càng thu hẹp đáng kể trong những năm gần đây Nếu như năm 2005, quy mô tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam chỉ bằng 1/3 Thái Lan, gần 1/2 Singapore, gần 1/5 Indonesia thì đến năm 2013 con

số này đã cải thiện đáng kể: bằng 1/2 Thái Lan và trên 1/2 Singapore

Mạc dù khoảng cách thu nhập giữa Việt Nam và các nước trong khu vực ASEAN được thu hẹp trong 20 năm qua nhưng so với các nước trong khu vực ASEAN, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đứng thứ 7/10 và thấp nhất trong

số các quốc qia đang nghiên cứu Thực tế này cho thấy, sự chênh lệch này vẫn còn lớn vào thời điểm hiện tại Việt Nam vẫn bị tụt hậurất xa so với các nền kinh tế lớn

của ASEAN và phải mất thời gian dài mới có thể theo kịp

Trang 35

2.3 Tình hình ô nhiễm không khí

2.3.1 Lượng khí thải CO 2 ngày càng gia tăng

Hình 2.3: Lượng khí thải CO 2 bình quân đầu người của nhóm nước

ASEAN-5 giai đoạn 1984-2013 ĐVT: tấn/người

Nguồn: WorldBank Lượng khí thải CO2 bình quân đầu người ở các quốc gia nghiên cứu vẫn liên tục tăng trong giai đoạn 1984-2013 Ngoại trừ Indonesia, Việt Nam và Philippines thì 2 quốc gia còn lại là Malaysia và Thái Lan có lượng khí thải CO2 bình quân đầu người cao vượt trội với 8.03 tấn/người đối với Malaysia vào năm 2013, cao hơn gấp

8 lần so với Philippines tại thởi điểm đó

Trang 36

Hình 2.4: Tỷ lệ các nguồn phát thải khí CO 2 nhìntừ quá trình đốt cháy nhiên liệu, giai đoạn 1984-2013 cho các nước ASEAN-5

Nguồn: Tính toán từ số liệu của WorldBank Trong các nguồn phát thải khí CO2 từ quá trình đốt cháy năng lượng thì nguồn sản xuất nhiệt điện chiếm tỷ lệ cao nhất và vẫn đang có xu hướng tăng lên Theo đánh giá của Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương), cũng như các nền kinh tế khác trên thế giới, nhiệt điện than là một trong các nguồn thải CO2 chính và lớn ở Việt Nam Năm 2010, hơn 1/2 công suất đặt trong hệ thống điện Việt Nam thuộc về nhiệt điện Trong đó, nhiệt điện than chiếm 18,5 %, nhiệt điện khí và dầu

chiếm 36,6%

Trang 37

Hình 2.5: Tỷ lệ các nguồn phát thải khí CO 2 nhìn từ quá trình đốt cháy

nhiên liệu cho các nước ASEAN-5, năm 2013

Nguồn: Số liệu WorldBank

Tỷ lệ này ở các quốc gia khác còn cao hơn, đặc biệt là Malaysia với 54% khí thải CO2 là từ các nhà máy nhiệt điện

Trong các nguồn thải CO2 trong nền kinh tế của Việt Nam thì ba lĩnh vực luôn dẫn đầu từ năm 1984 đến nay đó là: ngành công nghiệp và xây dựng, ngành sản xuất nhiệt điện và khí thải từ các phương tiện giao thông Việc chậm đổi mới và

sử dụng các công nghệ lạc hậu của phần lớn các doanh nghiệp đang là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên

2.3.2 Hậu quả kinh tế

Biến đổi khí hậu là một trong các yếu tố quan trọng quyết định đến việc ASEAN có thể giải quyết được vấn đề đói nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân hay không Theo một nghiên cứu năm 2015 của ADB, ước tính thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu tại khu vực lên đến 60%, cao hơn dự toán năm 2009

và có xu hướng tiếp tục tăng nếu các biện pháp giảm thiểu tác động không được

Trang 38

nhanh chóng thực hiện Dự đoán điều này sẽ gây sụt giảm 11% tổng GDP trong khu vực vào năm 2100

Hơn nữa, thời tiết khắc nghiệt liên quan đến biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến lũ lụt thường xuyên Lũ lụt kết hợp với nước biển dâng sẽ nhấn chìm nhiều vùng đất đai ven biển, tàn phá cơ sở hạ tầng, nông nghiệp và buộc hàng triệu người phải di

cư Cái vòng luẩn quẩn sẽ tiếp tục diễn ra như vậy với những hậu quả ngày một nặng nề hơn.Trong khi đó, chi phí ứng phó với biến đổi khí hậu là tương đối cao Tuy vậy, những lợi ích kinh tế thu về từ các hoạt động nhằm ổn định khí hậu và thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu vượt xa chi phí bỏ ra, mà theo các nhà nghiên cứu ước tính có thể gấp tới 11 lần

2.3.3 Hướng đến công nghệ CCS-Phát triển nền kinh tế carbon thấp

Ở cá nước Đông Nam Á, một trong những vấn đề cần ưu tiên hàng đầu là giảm tốc độ phá rừng, tạo ra hiệu quả tức thì đối với việc giảm phát thải và thậm chí

có thể giảm một nửa tổng thiệt hại từ biến đổi khí hậu

Vụ cháy rừng năm 2015 ở Indonesia đã phá hủy 3 triệu hecta đất và làm thiệt hại khoảng 14 tỷ USD.Nông lâm nghiệp, y tế, giao thông vận tải và du lịch chịu tổn thất nặng nề.Nhưng đáng báo động hơn cả là tác động của thực trạng này tới khí hậu của Indonesia và các nước lân cận.Năm 2015, Indonesia đã trở thành quốc gia phát thải lượng carbon lớn nhất thế giới.Vì các đám cháy này mà khói mù trung bình hàng ngày trong tháng 9 và tháng 10 tại Indonesia cao hơn bình thường tới 10 lần

Giải pháp hiệu quả hiện nay mà các nước Đông Nam Á cần triển khai là đẩy mạnh nỗ lực sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường như thu giữ và ngưng tụ carbon (CCS), các công nghệ tiết kiệm năng lượng, cải thiện và giảm sử dụng năng lượng Đây chính là phương án tối ưu nhằm giảm lượng khí thải dài hạn Nếu không thay đổi mô hình sử dụng năng lượng hiện có, bao gồm từ than đá và dầu mỏ, ước tính lượng khí thải nhà kính trong khu vực có thể tăng thêm 60% vào năm 2050

Ngày 29/10/2015, tại Hà Nội, Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 13 đã thông qua Tuyên bố chung ASEAN về Biến đổi khí hậu năm 2015 Sự

Trang 39

kiện này được đánh giá là một bước khởi đầu cho lộ trình hướng tới phát triển môi trường bền vững, ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng ASEAN.7

Thời gian qua, một số nghiên cứu về CCS ở các nước phát triển đã được tiến hành tại 4 nước Đông Nam Á (Philippines, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam) Nghiên cứu này ở Việt Nam đã đánh giá, phân tích 60 nguồn tĩnh phát thải CO2(trong đó có 31 nhà máy nhiệt điện) có tổng phát thải CO2 khoảng 64 triệu tấn/năm

và ghi nhận Việt Nam có tiềm năng ứng dụng công nghệ CCS về mặt kỹ thuật nhưng nhiều thách thức Trọng tâm trước hết của CCS ở Việt Nam sẽ hướng vào nhóm năng lượng hoá thạch để tìm cách sử dụng năng lượng sạch giúp cải thiện môi trường, đồng thời sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc tăng cường công nghệ năng lượng sạch

Công nghệ CCS với 3 khâu chính là: thu carbon, vận chuyển carbon và lưu giữ carbon đã khả thi về mặt kỹ thuật và đang từng bước được thương mại hoá ở các nước phát triển Để công nghệ này có thể được ứng dụng mở rộng hơn, một số khía cạnh công nghệ, pháp lý và cơ chế chính sách cần được quốc tế hoá kết hợp với tiếp cận cụ thể ở từng quốc gia, đặc biệt là nước đang phát triển như Việt Nam Theo đó, ứng dụng CCS vào Việt Nam, bước đầu là đánh giá tiềm năng và tìm hiểu khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách hiện có và rào cản để xác định hướng giải quyết.8

7

hau.html

http://asean.thuvienphapluat.vn/tin-tuc-su-kien/tin-tuc-van-hoa-xa-hoi/Cuoc-chien-chong-bien-oi-khi-8

http://vov.vn/Print.aspx?id=303265

Trang 40

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Nội dung chương 3 trình bày mô hình nghiên cứu tác động của chi tiêu chính phủ đối với lượng khí thải CO 2 , thống kê các biến độc lập sử dụng trong mô hình, trình bày nguồn dữ liệu và phương pháp nghiên cứu được sử dụng cho mô hình nghiên cứu

3.1 Mô hình nghiên cứu

Luận văn ước tính tác động của chi tiêu chính phủ trong GDP đến lượng khí thải CO2 bằng cách sử dụng mô hình nghiên cứu thực nghiệm tương tự Halkos và Paizanos (2012).Theo cách tiếp cận của hai tác giả, chi tiêu chính phủ có ảnh hưởng đến khí thải CO2 và SO2 với hai tác động trực tiếp và gián tiếp như hình 3.1

Hình 3.1 Cơ chế tác động của chi tiêu chính phủ đến lượng khí thải CO 2

và SO 2 theo Halkos và Paizanos (2012)

Nguồn: Tác giả tự vẽ Tác động trực tiếp theo (1) là tác động của chi tiêu chính phủ kỳ trước đến lượng khí thải kỳ này Tác động gián tiếp thông qua tác động của chi tiêu chính phủ đến thu nhập bình quân đầu người (2a) theo các lý thuyết tăng trưởng và tiếp theo là tác động của thu nhập bình quân đầu người đến khí thải (2b) theo học thuyết đường cong môi trường Kuznets (EKC) Kết quả nghiên cứu của hai tác giả củng cố thêm học thuyết EKC rằngthu nhập có thể tác động đến môi trường theo 3 giai đoạn của thu nhâp: giai đoạn đầu khi nền kinh tế còn lạc hậu thì thu nhập tăng chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên sẽ có tác động ngược chiều đến lượng khí thải; giai đoạn tiếp theo khi nền kinh tế tăng trưởng dựa vào sản xuất công nghiệp, sử dụng nhiều nhiên

Ngày đăng: 04/06/2017, 09:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đặng Văn Cường và Bùi Thanh Hoài, 2014. Tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế: Minh chứng dữ liệu chuỗi tại TP. Hồ Chí Minh.Tạp chí Phát Triển &amp; Hội Nhập, Số 18 (28) - Tháng 09-10/2014, trang 27-33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Phát Triển & Hội Nhập
3. Nguyễn Đinh Tuấn và Phạm Nguyễn Bảo Hạnh, 2014. Diễn biến chất lượng môi trường thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, trang 668-677 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học
4. Nguyễn Minh Tiến, 2014. Hồi quy DGMM và PMG với dữ liệu bảng trong Stata, Chuyên sang Kinh tế Đối ngoại, Kỳ 11-2014, trang 40-48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên sang Kinh tế Đối ngoại
5. Nguyễn Vân, 2011. Công nghệ thu giữ khí thải. Website Bộ tài nguyên và môi trường – Tổng cục môi trường. [online] có sẵn tại&lt;http://vea.gov.vn/vn/khoahoccongnghe/congnghemt/xulykhithai/Pages/default.aspx&gt; [Truy cập ngày 18 tháng 08 năm 2016] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ thu giữ khí thải
6. Phạm Hồng Mạnh, 2014. Tăng trưởng xanh tại Việt Nam: Nhìn từ quá trình sử dụng năng lượng và mức phát thải khí CO 2 . Science &amp; Technology Development, Vol 17, No.Q3-2014, trang 14-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Science & Technology Development
7. Trang Trần, 2016. Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.Báo Thế giới &amp; Việt Nam. [online] có sẵn tại &lt;http://baoquocte.vn/cuoc-chien-chong-bien-doi-khi-hau-29139.html&gt; [Truy cập ngày 18 tháng 09 năm 2016] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
8. Xuân Thân, 2011.Báo động phát thải CO2 ở Việt Nam. Báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam. [online] có sẵn tại&lt;http://vov.vn/Print.aspx?id=303265&gt;[Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2016] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo động phát thải CO2 ở Việt Nam
1. Balin và Akan, 2015. Ekc hypothesis and the effect of innovation: a panel data analysis. Journal of Business, Economics &amp; Finance Vol 4 (1), 81-91 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Business, Economics & Finance Vol 4 (1)
2. Baltagi, 2008. Econometric Analysis of Panel Data:(3rd Edition)[ebook] , có sẵn tại &lt;http://ebooksit.us/2014/12/56836497/econometric-analysis-of.html&gt; [Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2016] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Econometric Analysis of Panel Data:(3rd Edition)
3. Bernauer và Koubi, 2006. States as providers of public goods: how does government size affect environmental quality? Available at SSRN:http://ssrn.com/abstract=900487 Sách, tạp chí
Tiêu đề: States as providers of public goods: how does government size affect environmental quality
4. Frederik và Lundstrửm, 2001. Political and Economic Freedom and the Environment: The Case of CO 2 Emissions. Working Paper in Economics, no.29.University of Gothenburg, Gothenburg Sách, tạp chí
Tiêu đề: Working Paper in Economics
5. Galinato và Galinato, 2015. The effects of government spending on deforestation due to agricultural land expansion and CO 2 related emissions.Ecological Economics, Volume 122, Pages 1-120 (February 2016) 43-53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ecological Economics
6. Halkos và Paizanos, 2015. The effects of fiscal policy on CO2 emissions: Evidence from the U.S.A. Energy Policy 88 (2016), 317–328 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Energy Policy 88
Tác giả: Halkos và Paizanos, 2015. The effects of fiscal policy on CO2 emissions: Evidence from the U.S.A. Energy Policy 88
Năm: 2016
7. Halkos và Paizanos, 2013. The effect of government expenditure on the environment: an empirical investigation. Ecological Economics 91, 48-56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ecological Economics
8. Halkos, 2003. Environmental Kuznets Curve for sulfur: evidence using GMMestimation and random coefficient panel data models.Environ.Dev.Econ.8,581–601 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Environ.Dev.Econ
9. Halkos và Paizanos, 2012. The effect of government expenditure on the Environment: an empirical investigation. Ecol.Econ. 91, 48–56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ecol.Econ
10. Lopez và cộng sự, 2015. Government spending and air pollution in the U.S. Int. Rev. Env. Resour. Econ. 8 (2), 139–189 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Int. Rev. Env. Resour. Econ
11. Li và Liu, 2005. Foreign Direct Investment and Economic Growth: An Increasingly Endogenous Relationship. World Development. Vol. 33. No3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: World Development
12. Lopez và cộng sự, 2011. Fiscal spending and the environment: theory and empirics. Journal of Environmental Economics and Management 62 (2), 180-198 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Environmental Economics and Management
13. Lopez và Palacios, 2010. Have Government Spending and Energy Tax Policies Contributed to make Europe Environmentally Cleaner?.University of Maryland, Maryland, Working Paper 94795 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Have Government Spending and Energy Tax Policies Contributed to make Europe Environmentally Cleaner

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w