Trong đó, quan hệ giữa Đức và Pháp tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa tìm được lời nói chung cho một mối quan hệ hòa bình.Mối quan hệ của hai nước chịu sự chi phối từ cuộc tranh chấp c
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trang 2B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TR ƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trang 3L ỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thựchiện
Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn chưa từng công bố ở các công trình nghiên cứu khác
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình
Tác giả luận văn
Trần Thị Thanh Hoa
Trang 4L ỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh, Phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học, quý thầy cô Khoa
Sử cùng tất cả các anh chị em học viên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
Tôi xin đặc biệt tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến Tiến sĩ Lê Phụng Hoàng, Người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi trong quá trình học tập, nghiên
cứu và thực hiện luận văn này
Tuy chỉ được nghiên cứu trong thời gian ngắn, nhưng với sự giúp đỡ tận tình
của quý thầy cô, sự hỗ trợ của bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, sự cố gắng hết sức mình, tôi đã có điều kiện tiếp thu được kiến thức và phương pháp nghiên cứu vô cùng quý báu để hoàn thành luận văn này
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 9 năm 2014
Tr ần Thị Thanh Hoa
Trang 5MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
M Ở ĐẦU 1
1.Lí do chọn đề tài 1
2.Lịch sử nghiên cứu đề tài 2
3.Mục đích nghiên cứu 6
4.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6
5.Phương pháp nghiên cứu 6
6.Đóng góp của đề tài 7
7.Bố cục của luận văn 7
Chương 1.ALSACE VÀ LORRAINE TỪ NĂM 58 TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN CHIẾN TRANH PHÁP-PHỔ 8
1.1 Alsace 8
1.1.1 Tên gọi 8
1.1.2 Thời kì thuộc xứ Gaul, La Mã và một số dân tộc khác 8
1.1.3 Hòa ước Verdun và các hòa ước khác ảnh hưởng đến Alsace 14
1.1.4 Giấc mơ về một “Middle Kingdom” 15
1.1.5 Chiến tranh Ba mươi năm và Hiệp ước Hòa bình Westphalia 19
1.2 Lorraine 29
1.2.1 Tên gọi 29
1.2.2 Quá trình hình thành vùng đất Lorraine 30
1.2.3 Lorraine trong tham vọng của xứ Burgundy 33
1.2.4 Lorraine ở châu Âu 36
1.3 Alsace và Lorraine trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ Hiệp ước Frankfort 41
1.3.1 Alsace và Lorraine trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ 41
1.3.2 Hiệp ước Frankfort 44
TI ỂU KẾT 45
Trang 6Chương 2 ALSACE VÀ LORRAINE TRONG QUAN HỆ ĐỨC-PHÁP
SAU CHI ẾN TRANH PHÁP-PHỔ ĐẾN NĂM 1910 47
2.1 Quan hệ quốc tế ở châu Âu cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX 47
2.2 Alsace và Lorraine trong quan hệ Đức – Pháp từ năm 1871 đến năm 1910 50
2.2.1 Tình hình Alsace và Lorraine sau chiến tranh Pháp – Phổ 50
2.2.2 Nguyên nhân Đức sáp nhập Alsace và Lorraine 53
2.2.3 Hoạt động của Đức ở Alsace và Lorraine 1871-1910 62
TI ỂU KẾT 80
Chương 3 ALSACE VÀ LORRAINE TRONG QUAN HỆ ĐỨC-PHÁP TỪ NĂM 1911 ĐẾN NĂM 1919 82
3.1 Alsace và Lorraine trước chiến tranh thế giới thứ nhất 82
3.1.1 Hiến pháp năm 1911 82
3.1.2 Sự cố ở xưởng đúc gang Graffenstaden 86
3.1.3 Sự cố vật kỉ niệm của Alsace và Lorraine 88
3.1.4 Khủng hoảng Zabern năm 1913 89
3.2 Alsace và Lorraine trong chiến tranh thế giới thứ nhất 93
3.2.1 Pháp, Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất 93
3.2.2 Alsace và Lorraine trong Chiến tranh thế giới thứ nhất 95
3.3 Alsace và Lorraine sau Chiến tranh thế giới thứ nhất 102
3.3.1 Alsace và Lorraine từ năm 1919 đến trước Chiến tranh thế giới thứ hai 102
3.3.2 Alsace và Lorraine trong Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay 107
TI ỂU KẾT 110
K ẾT LUẬN 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
PH Ụ LỤC 118
Trang 7MỞ ĐẦU
Lục địa châu Âu đã trải qua quá trình hình thành và phát triển với nhiều
biến cố và sự kiện lịch sử Nó đóng vai trò quan trọng trong tiến trình lịch sử thế
giới Trong quá trình hình thành và phát triển, Đức và Pháp dần dần trở thành hai quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc chi phối quan hệ quốc tế ở khu
vực này Và mối quan hệ giữa hai đại cường cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến
lục địa châu Âu
Cuộc đấu tranh giành quyền thống trị ở châu Âu hay tranh chấp chủ quyền lãnh thổ là hai trong những nguyên nhân dẫn đến những mối quan hệ căng thẳng
giữa các quốc gia Trong đó, quan hệ giữa Đức và Pháp tính đến thời điểm hiện
tại vẫn chưa tìm được lời nói chung cho một mối quan hệ hòa bình.Mối quan hệ
của hai nước chịu sự chi phối từ cuộc tranh chấp các vùng đất Alsace và Lorraine.Đây là một cuộc tranh chấp lâu dài trong lịch sử hình thành hai quốc gia này cũng như quá trình hình thành các quốc gia khác ở châu Âu
Vùng đất luôn là điểm nóng trong mối quan hệ Đức – Pháp được nhắc đến
ở đây là vùng đất Alsace và Lorraine Sau nhiều lần đổi chủ thông qua hàng loạt các hiệp ước trong lịch sử, đến năm 1871, hai vùng đất này được sáp nhập vào vương quốc Đức Sự tranh chấp hai vùng đất Alsace và Lorraine không chỉ vì
vấn đề lịch sử của nó mà cả hai nước muốn chiếm lấy một vùng đất được trời phú cho tài nguyên thiên đa dạng, đặc biệt là sắt cũng như vì nó có vị trí địa chiến lược quan trọng đối với cả hai quốc gia
Ngoài ra, vấn đề dân cư ở đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tranh chấp Vùng đất này đều có người Pháp và người Đức sinh sống Đặc biệt
Trang 8hơn, cả hai quốc gia đều muốn hướng đến khẳng định chủ quyền dân tộc đối với khu vực này
Mối quan hệ giữa nước Đức và nước Pháp xoay quanh hai vùng đất Alsace
và Lorraine có thể được đề cập trong nhiều tài liệu khác nhau nhưng nhìn chung chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam
Mặt khác, vấn đề Alsace và Lorraine lại được đề cập khá nhiều trong lịch
sử phổ thông thời kì cận đại về lịch sử của nước Pháp và nước Đức Việc nghiên
cứu đề tài này phần nào sẽ giúp thấy rõ chủ quyền dân tộc của Pháp và Đức đối
với hai vùng đất này Ngoài ra, đề tài còn phục vụ đắc lực cho việc nghiên cứu
về quan hệ hai nước và giảng dạy chương trình phổ thông
Do đó, nghiên cứu vấn đề Alsace và Lorraine trong quan hệ Đức – Pháp từ năm 1871 đến năm 1919 để nhằm thấy rõ vùng lãnh thổ Alsace và Lorraine có vai trò quan trọng như thế nào đối với quan hệ hai nước
Quan hệ Đức – Pháp là một trong những mối quan hệ chi phối cục diện chính trị châu Âu thời cận đại lúc bấy giờ Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ
chấm dứt, Pháp bại trận và phải nhường tỉnh Alsace và một phần của tỉnh Lorraine cho Phổ, sau này là vương quốc Đức Chính sự kiện này làm cho mối quan hệ của Đức – Pháp từ năm 1871 đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất
chủ yếu xoay quanh hai vùng đất này
Ở Việt Nam, tài liệu nghiên cứu về quan hệ Đức – Pháp giai đoạn
1871-1919 tương đối ít nên tài liệu nghiên cứu về vấn đề này càng ít hơn Ngược lại,
vấn đề này lại được các sử gia Âu – Mĩ nghiên cứu khá nhiều, có thể kể đến một
số công trình sau đây
Trang 9Đầu tiên phải kể đến tác phẩm Alsace and Lorraine from Caesar to Kaiser
một công trình đồ sộ nghiên cứu về hai tỉnh Alsace và Lorraine dưới thời đại của Đại đế Caesar đến sự cai trị của các vị vua Đức Đó là một khoảng thời gian khá dài, kéo dài từ đầu thời Trung đại đến bước sang thời Cận đại của lịch sử châu
Âu lục địa Tác giả đã tách Alsace và Lorraine thành hai phần riêng biệt để nghiên cứu Tác phẩm đã dựng lại bức tranh tổng thể về Alsace và Lorraine qua các hiệp ước phân chia khu vực ảnh hưởng ở lục địa châu Âu Do đó, chủ nhân
của hai vùng đất này cũng thay đổi liên tục theo các hiệp ước đó Vì mốc thời gian dừng lại vào năm 1871 nên tác phẩm này là một tài liệu vô cùng quý giá để nghiên cứu lịch sử vấn đề Alsace và Lorraine trong giai đoạn sau đó
Nghiên cứu về hai vùng đất Alsace và Lorraine trong giai đoạn 1871 –
1919 có tác phẩm cần phải kể đến đó là Alsace và Lorraine under German rule
do Charles Downer Hazen, Giáo sư Lịch sử Trường Đại học Columbia viết và
được xuất bản vào năm 1917 và The True Story of Alsace – Lorraine của
Ernest Alfred Vizetelly, xuất bản năm 1918 Cả hai tác phẩm này nói đến hai vùng đất Alsace và Lorraine dưới sự cai trị của Đức Tác phẩm cũng trình bày tóm lược lịch sử Alsace và Lorraine trước khi sáp nhập vào Đức Không giống
với tác phẩm vừa kể ở trên, quyển sách này trình bày lịch sử Alsace và Lorraine như là một vùng lãnh thổ và những chính sách nhằm Đức hóa vùng đất này từ
năm 1871 đến 1911 Bên cạnh đó, tác phẩm Alsace và Lorraine under German
vào Đức, những giá trị kinh tế cũng như về quân sự mà vùng lãnh thổ này mang
lại
Một tác phẩm khác cũng nhắc đến vùng lãnh thổ này đó là Alsace –
Trang 10này cũng là một tài liệu quý giá đối với người nghiên cứu Alsace và Lorraine giai đoạn này Tác phẩm đề cập rất chi tiết đối với những chính sách của Đức
thực hiện ở khu vực này sau năm 1871 Barry Cerf đã đề cập khá chi tiết những
hoạt động của Đức ở vùng lãnh thổ này từ việc tuyên bố chủ quyền của Đức ở khu vực này là hợp lí và đúng về mặt lịch sử Mặt khác, tác giả cũng đưa ra
những phản ứng của dân cư ở khu vực này và sự thất bại của các chính sách Đức hóa đối với vùng lãnh thổ mới được sáp nhập Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày một số vấn đề về kinh tế như việc khai thác tài nguyên và một số thành phố công nghiệp quan trọng ở đây Cùng bàn về sự thất bại của chính sách Đức hóa
đối với vùng đất Alsace và Lorraine, tác phẩm The annexation of Alsace –
vấn đề này.Ngoài ra, tác phẩm còn nhắc đến Alsace và Lorraine trong giai đoạn trước và sau xảy ra chiến tranh Pháp – Phổ cũng như trong Chiến tranh thế giới
thứ I
Một tác phẩm khác cũng nghiên cứu vấn đề Alsace và Lorraine lại cho ta
thấy một bức tranh chân thật về vùng đất này Đó là tác phẩm Question of
Philadenphia vào năm 1918 Quyển sách này viết về những điều mà chính ông nhìn và nghe thấy tại Alsace và Lorraine về con người, sinh hoạt, ngôn ngữ giao
tiếp cũng như những cảm nhận của người dân nơi đây Tác phẩm này có thể được ví như một chuyến phiêu du của ông sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Harvard Đây cũng là nơi ông muốn đến thăm và trả lời cho các câu hỏi được đặt
ra cho khu vực này sau khi được sáp nhập vào Đức năm 1871 Tác phẩm này
được ông viết ra cũng dựa trên một tác phẩm khác của ông – Some facts about
Trang 11Quyển Alsace – Lorraine, A Study in Conquest 1913 của ông David Starr
Jordan xuất bản năm 1916 lại cho thấy một số khía cạnh khác của vấn đề Đây là
một bản tổng hợp về chuyến đi của chính tác giả đến những thị trấn thủ phủ của vùng đất này vào năm 1913 Ông cho biết tác phẩm sẽ đề cập đến sự hi vọng và
nỗi sợ hãi của những người đại diện cho quan điểm tích cực ở khu vực này Tác
phẩm đề cập đến một số vấn đề về trước thềm chiến tranh ở khu vực này Những quan điểm của Đức và Pháp đối với Alsace và Lorraine và cách giải quyết vấn
đề cũng được nêu ra là thông tin vô cùng quý giá đối với người nghiên cứu
Hải quân của Anh xuất bản năm 1920 Tác phẩm là một công trình nghiên cứu
đồ sộ về hai vùng đất này mà nội dung của nó bao gồm cả về địa chất, khoáng
sản, hệ thống sông ngòi, khí hậu, dân số, kinh tế và lược sử của khu vực này Tác phẩm nghiên cứu chi tiết đến từng con sông, từng loại cây trồng, khoáng sản
và thế mạnh kinh tế của vùng Do đó, đây là một tài liệu phục vụ đắc lực cho đề tài, đặc biệt là về nguyên nhân mà Đức sáp nhập hai vùng đất Alsace và Lorraine
Bên cạnh những quyển sách viết về Alsace và Lorraine người nghiên cứu còn tham khảo thêm một số bài báo phục rất đắc lực cho đề tài Đầu tiên là
Trường Đại học Pari đăng trên Tạp chí Geographical Review, Vol 6, No.2 vào tháng 8-1918, cung cấp những thông tin một cô đọng và ngắn gọn Do là một bài báo mang tính chất địa lí nên ngoài những yếu tố về lịch sử, tác phẩm cung cấp
những thông tin về vị trí thuận lợi của vùng đất này vốn có từ trong lịch sử và đặc điểm nền kinh tế ở đây, vai trò về mặt tài nguyên đối với ngành khai thác tài nguyên của cả Pháp và Đức Do tác giả là Giáo sư người Pháp nên phần nhiều trong bài báo viết về sự sáp nhập Alsace và Lorraine vào Pháp
Trang 123 M ục đích nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu nhằm là làm rõ mối quan hệ Đức-Pháp trong giai đoạn 1871-1919 thông qua vấn đề Alsace và Lorraine Mặt khác, luận văn cũng
muốn làm rõ vấn đề Alsace và Lorraine trong quan hệ Đức-Pháp không chỉ là
vấn đề thị trường, nhân công hay nguyên nhiên liệu mà còn là vấn đề chủ quyền dân tộc
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là lịch sử cuộc tranh chấp giữa Đức và Pháp quanh
chủ quyền đối với hai vùng đất Alsace và Lorraine trong lịch sử từ năm 1871 đến 1919
- Về không gian: Tập trung ở hai vùng đất Alsace và Lorraine, Pháp và Đức
- Về thời gian: Tập trung vào giai đoạn 1871-1919, giai đoạn sau khi Đức giành chiến thắng trong chiến tranh Pháp-Phổ, Alsace và Lorraine rơi vào tay nước Đức Bên cạnh đó, các giai đoạn trước và sau giai đoạn này cũng được đề
cập đến, đặc biệt là giai đoạn trước năm 1871 để làm rõ hơn nội dung nghiên
cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa vào phương pháp lịch sử và phương pháp logic Bên cạnh đó, người nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp liên ngành giữa sử học với địa lý học, dân tộc học, văn học
Trang 136 Đóng góp của đề tài
Alsace và Lorraine là vấn đề nổi bật trong quan hệ Đức-Pháp thời cận đại, được nhắc đến nhiều trong lịch sử nhưng ở Việt Nam lại chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể Đề tài được nghiên cứu nhằm tập hợp tài liệu và góp phần cung cấp thêm thông tin về vùng đất này cũng như mối quan hệ Đức-Pháp trong giai đoạn 1871-1919
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
gồm có ba chương nội dung chính:
• Chương I: Lịch sử Alsace và Lorraine từ năm 58 trước công nguyên đến chiến tranh Pháp – Phổ
• Chương II: Alsace và Lorraine trong quan hệ Đức – Pháp từ năm 1871 đến năm 1910
• Chương III: Alsace và Lorraine trong quan hệ Đức – Pháp từ năm 1911 đến năm 1919
Trang 14Chương 1.ALSACE VÀ LORRAINE TỪ NĂM 58 TRƯỚC CÔNG
NGUYÊN ĐẾN CHIẾN TRANH PHÁP-PHỔ 1.1 Alsace
Alsace được cho rằng là khu vực nằm giữa dãy núi Vosge ở phía Tây và sông Rhine ở phía Đông, nằm ở giữa khoảng 47 độ 30 vĩ độ bắc và 49 độ 15 Chiều rộng của Alsace thì không thay đổi nhưng chiều dài thì có sự khác biệt Khu vực này rộng khoảng 3350 dặm vuông, có kích thước tương đương với vùng Lancashire, rộng hơn Delaware và nhỏ hơn Connecticut Alsace là một thung lũng nằm giữa dãy núi Vosge và sông Rhine nên khá màu mỡ Ở đây có con sông Ill, một nhánh của sông Rhine chảy qua Do đó các tên gọi như Ill-Sass, Ellsass hay Elsass cũng bắt nguồn từ con sông này vàtên gọi theo con sông này được nhiều người chấp nhận nhất.Từ năm 1870, một số tác giả đã đọc cụm
từ “Herzoge der Elisassen” có nghĩa là “các công tước ở nước ngoài”, còn tên
gọi Elisassen được người Pháp tiếp thu từ những người sống ở khu vực dãy núi Vosge – những người đã vượt qua từ bờ bên kia của sông Rhine hay tiếp thu từ người German ở bờ hữu ngạn sông Rhine Edelsass có nghĩa là vùng đất của quý
tộc hay nơi ở quý tộc
Vào giữa thế kỉ I TCN, khi vua Caesar đến xứ Gaul ông nhận thấy sự căng
thẳng trong mối quan hệ giữa người Gallic ở khu vực lân cận dãy núi Vosge và
những người nhập cư từ bên kia sông Rhine Người German vượt sông Rhine đến xứ Gaul ngày càng nhiều.Lúc đầu, con số ấy khoảng 15.000 người, theo báo cáo của Divitiacus người AEduan “Nhưng những người man rợ German đã bị
sự trù phú và màu mỡ của vùng đất này thu hút nên càng ngày càng có nhiều
Trang 15người di cư đến đây, khoảng 120.000 người” [16, tr.5].Các bộ lạc ở đây đã phải
chịu đựng sự xâm lược đầy man rợ của người German
Trước tình hình đó, người Sequania đã báo cáo tình trạng đó cho Caesar.Caesar đã rất bực bội trước những hành động của vua người German là Ariovistus Ariovistus đã định cư trên một phần ba lãnh thổ của người Sequania,
phần đất tốt nhất của xứ Gaul Và bây giờ, vua người German lại còn yêu cầu họ nên từ bỏ vùng đất này đến một nơi khác sinh sống với lí do hết sức ngạo mạn
Đó là có khoảng 24.000 người Harude đã đồng ý gia nhập cùng ông và ông phải
có nghĩa vụ phải tìm nơi ở cho họ Chỉ trong vòng vài năm, người German ào ạt tràn qua sông Rhine và toàn bộ người dân xứ Gaul đều phải bỏ xứ ra đi
Vua Ariovistus được biết như là một người rất ngạo mạn và kiêu căng.Caesar đại đế tỏ ra rất đồng cảm với những người Celt bị chìm ngập trong cơn sóng di cư của người German và rất tức giận trước thái độ của vua Ariovistus Lí do là bởi người German đã xâm lược vùng đất của người AEduan
mà La Mã xem như là anh em Do đó, hành động của vua German như là sự xúc
phạm đối với chính Caesar và La Mã Mặt khác, ngoài sự đồng cảm với người anh em của mình, Caesar còn nhận thấy rằng, nếu người German xem việc vượt qua sông Rhine là một sự quen thuộc và số lượng người German ngày càng lớn
mạnh ở xứ Gaul thì sẽ là một mối nguy hiểm đối với La Mã
Caesar nhận thấy rằng bọn người German man rợ sẽ không dừng lại khi chiếm được xứ Gaul mà sẽ tràn ngập các Tỉnh thuộc quyền quản lí của ông như Cimbri và Teuton mà chúng đã làm trước đó và rồi chúng sẽ đến Italia Những người sông Rhine đã chia tách Sequania khỏi Tỉnh của chúng ta Do đó, ông
nhận thấy cần phải đẩy lùi mối nguy hiểm này càng sớm càng tốt
Ariovistus đã biết đến Caesar và muốn thiết lập tình hữu nghị với ông khi
đó Caesar là quan chấp chính tối cao mà những vua sau Ariovistus lại dám từ bỏ
sự trung thành với Caesar một cách bừa bãi như vậy Caesar nhận thấy không
thể tin vào Ariovistus và phải dạy cho vị vua này một bài học khi ông ta đã dám
Trang 16có ý đồ với thành phố lớn nhất của người Sequania – Vesontio (sau này là Besangon) Đứng trước một lực lượng hùng hậu và thiện chiến cùng với sự trợ giúp của người Suevi, Caesar đã đọc một bài diễn văn hùng hồn khích lệ tinh
thần quân đội
Trong bài diễn văn đọc trước quân đội của mình, ông đã kêu gọi các đồng minh thực hiện nghĩa vụ như AEduan đã làm Ông kết thúc bài diễn văn bằng cách tuyên bố rằng nếu các cơ quan chính yếu trong nhà nước không tin tưởng ông (vì nội bộ lúc bấy giờ đã có sự nghi ngờ) thì “ông sẽ lãnh đạo một mình đạo quân thứ mười và chiến đấu mà không hề sợ đạo quân man rợ German kia” [16, tr.9] Thông qua bài phát biểu này, tinh thần quân đội thay đổi bất ngờ, chuyển sang háo hức và tinh thần chiến đấu tăng cao
Trước khi quân đội hai bên chạm trán nhau, Ariovistus đã đề nghị một cuộc
hội đàm với Caesar đại đế Điều này làm cho Caesar nghĩ rằng Ariovistus đã suy nghĩ lại về những hành động của mình Nhưng đó chỉ là suy tính của Caesar mà thôi Ariovistus sẽ không thừa nhận La Mã là quan chấp chính tối cao cũng như người German sẽ không là một công dân La Mã để góp phần tạo nên một Đế
quốc cộng hòa rộng lớn mà yếu ớt [16, tr.10] Ariovistus khẳng định rằng người German vẫn sẽ vượt qua sông Rhine như để đáp lại sự mời gọi của xứ Gaul, như
là cơ hội đang đến với người German và các khu định cư của họ cũng là do người xứ Gaul cấp cho họ Ông ấy tiến hành việc cống nạp đối với vùng đất này
giống như những kẻ đi chính phục vẫn thường làm với những vùng đất bị chinh
phục Ông còn cho rằng ông không muốn gây chiến tranh với người xứ Gaul mà ngược lại, ông còn nói thêm rằng các nhà nước liên kết lại với nhau bị ông đánh
bại một cách dễ dàng trong những trận chiến lẻ tẻ và ông sẵn sàng cho họ thêm
một cơ hội khác Nhưng nếu họ nghĩ rằng họ chọn hòa bình, không chiến tranh
sẽ thoát khỏi sự cống nạp thì thật là ngu ngốc
Trang 17Ông còn cho biết thêm việc kết thân với La Mã là một việc tốt lành nhưng
về sau sẽ bất lợi vì những ông vua La Mã sau này có thể sẽ hỗ trợ cho người AEduan từ chối cống nạp cho ông ấy Nhưng mặt khác, người AEduan cũng dần nghi ngờ Caesar, cho rằng bên dưới bộ mặt thân thiện đó là sự chà đạp đồng minh, Caesar đang cố gắng gìn giữ lực lượng nhằm đối đầu với người German.Bởi vì trong các cuộc tranh chấp giữa người AEduan và Sequania, người AEduan không nhận được sự giúp đỡ nào từ Caesar Ariovistus còn biết được một số bất đồng chính trị trong nội bộ của La Mã và ông cho biết rằng nếu ông ấy giết chết Caesar thì một số quý tộc và người đứng đầu sẽ hài lòng Ông đang cố gắng chỉ ra mối quan hệ tốt đẹp của ông đối với những thế lực thù địch
với Caesar nhưng điều đó không làm cho người La Mã có cảm tình với người German Còn về phía Caesar, ông cho rằng không thể thuyết phục Ariovistus từ
bỏ vùng đất Vesontio và chính ông cũng không thể từ bỏ đồng minh của mình
Cuộc hội đàm giữa Caesar và Ariovistus diễn ra trên đồng bằng Alsace,
nằm giữa hai khu vực đóng quân của hai bên Vì vậy, có thể tính sự tồn tại của Alsace từ sự kiện này cho đến bây giờ
Từ hội đàm trở về, Caesar nhận thấy tinh thần quân lính đã thay đổi.Họ sẵn sàng tham gia quân đội để chiến đấu với kẻ thù mà họ đã từng lo sợ Đó là do
những tuyên bố ngạo mạn của Ariovistus khiến họ hết sức phấn khích, tự nguyện tham gia chống lại kẻ thù đến từ bên kia sông Rhine Khi cuộc chiến
diễn ra, quân đội của Ariovistus bị thất bại thảm hại, bỏ chạy về phía sông Rhine Ariovistus thoát chết, vượt qua sông Rhine bỏ lại hai bà vợ của mình
Lực lượng hỗ trợ của Ariovistus là người Suevi vừa mới lên đường sang phía Tây để tiếp ứng thì nhận được tin Ariovistus đã bại trận nên liền quay về
Alsace chính là nơi trận chiến diễn ra và mâu thuẫn giữa German-La Mã cũng được giải quyết tại đây Vị trí đóng quân của hai bên được các học giả xác
Trang 18định nằm giữa dòng sông Fetch và chân đồi của dãy núi Vosge, tức là giữa Zellenberg và Ostheim vào đầu thế kỉ XX, quân German ở phía Tây và quân La
Mã ở phía Đông và đường rút lui của Ariovistus theo hướng Đông Bắc đến một nơi trên sông Rhine gần với Schlettstadt vào thế kỉ XX [16, tr.14] Và Caesar cũng cho biết thêm đây không phải là lần đầu tiên nơi đây diễn ra các cuộc tranh
chấp Đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc trồng trọt đã thu hút những người bên kia sông đến đây sinh sống Có thể nói sông Ill đã quyết định số phận của vùng đất này
Trong số các bộ lạc sống ở thung lũng các con sông này, có thể nói Belgae
là bộ lạc dũng cảm nhất bởi họ đã được tôi luyện tinh thần chiến đấu mạnh mẽ khi sống gần những người German khi mà những cuộc tranh chấp diễn ra liên
tục Do đó, đối với La Mã, việc chinh phục bộ lạc này là một nhiệm vụ khó khăn Và khi chinh phục được vùng đất này, người La Mã đã cho xây dựng các công trình ở đây nhưng các di tích cổ xưa nhất đã không tìm thấy ở Alsace Các nhà hát Latinh, cửa vòm, cống dẫn nước nở rộ trên khắp xứ Gaul nhưng lại không tìm thấy bất cứ gì ở Alsace “Ở đây chỉ còn lại những con đường và các công sự chứng tỏ người La Mã đã không bỏ qua khu vực này mà tiêu biểu là Argentoratum sau này là Strasbourg là thành lũy kiên cố nhất của La Mã” [26, tr.16]
Như chúng ta đã biết, các con đường của người La mã là những công trình
tốt nhất của họ Những con đường này có thể được nhìn thấy từ bản đồ của Peutinger có niên đại khoảng năm 200 SCN Vài con đường chính yếu từ Besancon đến Strasbourg, Mayence, Ell, Breisach và đến sông Rhine, từ Brumath đến Saveme và Metz, từ Alsace đến Lorraine đi qua thũng lũng Schirmeck, thũng lũng Villi và nhiều hướng khác
Trang 19Giai đoạn cai trị liên minh Gaul-La Mã kết thúc rất bất ngờ Sự cai trị của người La Mã đã không còn tồn tại Các viên quan của các tộc người phía Bắc
tiếp tục cai trị dưới danh nghĩa La Mã mà không tôn trọng các thế lực xứ Alps Đầu tiên là những khu định cư của Frankish và Teutonic, sau là của German ở núi Vosge phía Tây sông Rhine không phải là một cuộc chinh phục như trước đây Các cuộc di cư này diễn ra dần dần không mang tính chất xâm lược như
cuộc di cư trước đây của Ariovistus Các cư dân Celt không bị cướp bóc và xâm lược nên đã dần dần chấp nhận những người di cư này
Có thể nói ở Alsace tồn tại ba sắc tộc chủ yếu là người Gallic, Frank và German
Sau người Burgundy, Attila đã đến đây và phá hủy Argentoratum – tức Strasbourg sau này “Sau này, thành thị này được xây dựng lại với tên gọi Strateburgum – thành phố của những con đường - the city of roadways” [16,
tr.17] Năm 451, Attila bị liên minh La Mã – German đánh bại ở Châlon Khi Attila đi về Italia, người Alsace đã từ cao nguyên tràn xuống đồng bằng sinh
sống nơi mà nền văn minh La Mã đã đổ nát nhưng vẫn còn để lại những ấn
tượng khó phai lên vùng đất giữa dãy núi Vosge và sông Rhine
“Khi vua Pháp của xứ Gaul công nhận tính riêng biệt của tỉnh thuộc Pháp để tạo ra công tước xứ Alsace mà cái tên Ettich hay Attich
xuất hiện trước công nguyên Truyền thuyết kể rằng, khi Ettich muốn
có một người con trai để kế vị thì ông lại có một người con gái tên Odilia và bị mù Điều này làm ông vô cùng thất vọng Giọt nước thánh
cuối cùng đã làm cho Odilia sáng mắt và vùng đất nơi cô lớn lên tránh
khỏi người cha lạnh nhạt của cô mang tên Odilienberg Chính điều kì
diệu đó đã cho ra đời giám mục Strasbourg và Alsace trở thành công
Trang 20quốc và có một giám mục Kito giáo và làm trưởng địa phận nơi đây” [16, tr.21]
Hòa ước Verdun năm 843 đã chia vương quốc của Charles Đại đế thành ba
phần cho Charles de Bald (Charles Hói) vùng đất thuộc nước Pháp ngày nay, cho Louis người German khu vực xuyên qua sông Rhine đến sông Elbe, trong khi đó, Lothair người cháu lớn nhất và là quốc vương lại được khu vực nằm
giữa hai khu vực trên Khu vực ở giữa này mang tên Lotharii regnum truyền lại cho con cháu sau này cái tên Lotharingia, Lotharingen, Lorraine và một cái tên khác ảo tưởng của một quốc gia lí tưởng Lãnh thổ của Lothair bao gồm Lorraine, Alsace, Burgundy và Italia ngoại trừ vùng đất của Giáo hội đứng đầu
mỗi vùng đất là hoàng đế Sự phân chia này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn Sau khi vua Lothair mất, con trai ông lên ngôi là vua Lothair II Hai người chú
của ông là Charles de Bald và Louis German đã nắm quyền phân chia lại vương
quốc của Charlemagne thành hai phần đến tận vùng Bắc Âu hướng về dãy núi Alps Người con của Lothair II được phép giữ lại Italia thuộc về “Middle Kingdom” của vua Lothair I, trong khi đó các vùng đất khác được phân chia cho hai người chú của ông và do đó tạo nên đường biên giới giữa Pháp, Đức và Italia
hay đúng hơn là chỉ ra vị trí địa lí của ba quốc gia đó
Trước khi Hòa ước Verdun được kí kết một năm, năm 842 hai người em là Charles de Bald và Louis German đã gặp nhau tại Strasbourg và cam kết sẽ hỗ
trợ nhau chống lại người anh cả Lothair Trong bầu không khí trang trọng, họ cùng nói với quân đội của mình bằng tiếng mẹ đẻ, giải thích lí do thù hằn với Lothair và tiến hành tuyên thệ chính thức trước những người trung thành với hai ông Louis German nói bằng tiếng La Mã với bài phát biểu về xứ Gaul bị La Mã hóa còn Charles thì nói bằng tiếng Teudisca được sử dụng rộng rãi ở vùng sông
Trang 21Rhine Cả tiếng Đức và Pháp vào thế kỉ IX đều như một mớ bòng bong rất lộn
xộn và những người Strasbourg đều có thể hiểu được cả hai thứ tiếng này Sự
thỏa thuận giữa hai người là “không một bên nào trong hiệp định tấn công bên còn lại trong khi giải quyết số phận vương quốc của Lothair nhưng mỗi bên phải cam kết giải quyết người anh em của mình phù hợp với lợi ích của cả hai” [16, tr.25]
Năm 870, sự phân chia này mới thực sự diễn ra Louis German đã khẳng định chủ quyền của mình bao gồm luôn cả Alsace và một số vùng đất ở Lotharingian Sau đó, thay vì sông Rhine, dãy núi Vosge trở thành đường biên
giới giữa hai vương quốc Đức và Pháp Đức đã lấy năm kí Hòa ước Verdun (843) trở thành năm ra đời của vương quốc mình Và năm 1843, Đức tổ chức lễ
kỉ niệm 1000 năm ra đời vương quốc
1.1.4 Giấc mơ về một “Middle Kingdom”
Nếu Alsace đặt dưới quyền lực của Charlesmagne một cách toàn vẹn thì Alsace đã có một lịch sử khác vì vương triều Carolingian đã có dự định làm cho Colmar và Schlestadt trở thành nơi trú ngụ của ông và là thủ phủ của Trung Âu
với tầm quan trọng ngày càng lớn Từ đây có thể nhìn về phía Đông và phía Tây
khắp một miền đế quốc rộng lớn Nhưng từ sau năm 870, Alsace chỉ được xem
là một khu vực biên giới đã bị Đức hóa không hơn không kém mặc dù những thay đổi tiếp tục làm cho sự sáp nhập này không chắc chắn Cụ thể là vào thế kỉ XII, trong khi Alsace vẫn trung thành với Đại Đức và Hoàng đế La Mã năm
1152 thì quyền cai trị ở đây nằm trong tay các thế lực khác nhỏ hơn
Strasbourg là một thành phố tự do ngày càng trở nên mạnh mẽ bằng cách
bỏ tiền ra mua các đặc ân từ các Hoàng đế luôn cần tiền để tiến hành các cuộc chinh phục hay tham vọng của cá nhân, hoặc là được những người muốn bảo vệ
Trang 22thị dân khỏi những quý tộc quá mạnh mẽ trao tặng một cách tự nguyện Trong khoảng thời gian này, đã có mười cộng đồng như vậy hình thành ở Alsace, trong khi đó Strasbourg ngoài việc là một thành phố vẫn là một tổng giám mục cấp cao Rất lâu trước đó, vua Frederick II đã ban hành hai giải pháp vào năm 1220
và 1232 đã ban cho những quý tộc và giám mục có những quyền lực riêng trong
những thành thị riêng của họ Giáo phận trên lãnh thổ Alsace đã giành được sự độc lập về mặt lãnh thổ và một mức độ cao về quyền thế tục
Nửa sau thế kỉ XV, chính quyền Alsace được tổ chức như sau:
Đầu tiên, phải thấy rằng giai đoạn của công tước Ettich – Etticho hay Attich đã không thể phục hồi được Ở Alsace thời kì này tồn tại hai lãnh địa, chia Alsace thành hai huyện (gauen) là Sundgau và Nordgau, trong đó Nordgau
là Hạ Alsace thuộc quyền quản lí của Tòa giám mục Strasbourg và Sundgau là
Thượng Alsace chịu sự cai quản của Viện Habsbourg Nhưng cả hai gauen
không phải là những đơn vị chính trị thực sự Các thành phố tự do rải rác đây đó
ở Alsace bao gồm mười thành phố: Haguenau – tọa lạc ở tỉnh Prefecture hay Landvogtei, Colmar, Landau, Schlestadt, Wissenburg, Obernheim, Rosheim, Kaysersberg, Turkheim và Munster au Val Đây là vùng đất tốt lành của sự tự do
chống lại một chính quyền thống nhất đặt dưới sự cai quản của Quận trưởng cha truyền con nối của Viện Habsbourg Nhưng cần phải nhận thấy rằng các thành
phố này cũng là thành viên của vương quốc và có những quyền riêng của họ Mulhouse là một thành phố tự do khác không chịu sự quản lí của Quận trưởng nên mức độ độc lập cao hơn
Ngoài ra, ở đây còn có 5 tỉnh đất phong thuộc quyền quản lí của Bá tước, tiêu biểu nhất là Ferrette và 22 thái ấp phong kiến cấp thấp hơn thuộc quyền
quản lí của Habsbourg và các lãnh chúa khác, thêm vào đó là hơn 200 lâu đài
Trang 23tọa lạc trên cao nguyên Vosge và đồng bằng, nhiều nơi thuộc quản lí của nhà thờ
và nhiều làng mạc, địa hạt đặt dưới sự quản lí của Strasbourg
Như đã biết, Strasbourg là thủ phủ của Hạ Alsace với vai trò là Tòa giám
mục Còn Habsbourg lại một câu chuyện khác Habsbourg trước khi được biết đến là thủ phủ của Thượng Alsace thì đó chỉ là một lâu đài được xây dựng vào
thế kỉ XI bởi một vị giám mục Strasbourg và một người anh trai của ông tên Radbod Ban đầu Habsbourg có tên là Habitchsburg theo tên của con chim đại bàng đã dẫn Radbod đến vùng đất này Dần dần, trải qua hai thế kỉ, dòng họ này phát triển mạnh mẽ được đánh dấu bởi sự kiện năm 1273 khi Rudolph trở thành
Quốc vương, Bá tước đầu tiên của khu vực này Có thể đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự phân chia Alsace thành hai gauen như đã đề cập ở bên trên
Vào giữa thế kỉ XV, cai quản vùng đất này là Archduke (Đại công tước) Sigismund Ông không có được những chư hầu tốt để cai quản vùng đất này từ
thủ phủ Innspruck Mặt khác, ông luôn phải đối mặt với một hàng xóm rất phiền toái là Thụy Sĩ Sigismund luôn bị đặt trong tình trạng chiến tranh với biên giới
với các bang, thành phố của Thụy Sĩ, đôi khi với cả hai Cuối cùng ông đã quyết định mua hòa bình từ Thụy Sĩ nhưng ông lại đang vướn vào một khoản nợ không mong muốn Do đó, ông đã nghĩ đến việc cầu cứu ra bên ngoài Đầu tiên, ông yêu cầu sự giúp đỡ từ người anh em của mình là Hoàng đế Frederick III, nhưng tình trạng của ông vua này cũng không khá hơn ông Sau đó, ông tìm đến
sự giúp đỡ của vua Pháp Louis XI, nhưng vị vua này đã từ chối vì sợ hãi quân đội Thụy Sĩ Cuối cùng, ông nhận thấy Charles xứ Burgundy là thích hợp hơn
cả Vì vị vua này đang muốn thống nhất các công quốc ở Netherland và các lãnh địa ở Burgundy cùng với vùng đất của Sigismund sẽ lắp đầy khoảng trống tạo thành một “Midle Kingdom” mới ở châu Âu Chính ham muốn này đã ảnh
hưởng rõ ràng lên các chính sách của Charles trong nhiều lĩnh vực
Trang 24Ngày 9-5-1460, một loạt các hiệp ước đã được kí kết về quyền kiểm soát Alsace mà không hề quan tâm đến ý kiến của người dân xứ này Charles đồng ý
trả 10.000 florin ngay lập tức và 40.000 florin trước ngày 24-9 để đổi lấy sự nhượng quyền của Sigismund ở các lãnh địa của Alsace, vùng Ferrette và một vùng ở sông Rhine Nhưng những vùng đất mà vị vua này dùng để trao đổi với vua Charles đã từ lâu đã không còn thuộc quyền sở hữu của ông Vì đa số các vùng đất này đã bị ông cầm cố cho các thế lực khác như giám mục, tu viện trưởng hay những người đứng đầu thành thị, một số nơi đã bị cầm cố cách đây
cả một thế kỉ Do đó, Charles muốn tiếp quản vùng đất này để thực hiện giấc
mộng “Midle Kingdom” là rất khó khăn Thỏa thuận giữa Charles và Sigismund khác hẳn với các giao ước khác, không chỉ ở mức độ hiện vật mà còn cho phép công tước xứ Burgundy sáp nhập thái ấp này cũng như việc áp đặt, bãi bỏ luật pháp và quyền cha truyền con nối ở các lãnh địa Nhưng khi quyền hạn đã không còn nằm trong tay của Sigismund thì những thỏa thuận đó Charles phải
một mình tiến hành Kết quả là Charles đã không đạt được một lợi ích nào từ
Hiệp ước Saint Omer.Ở Alsace, vai trò của các hoàng tử Áo ảnh hưởng đến đời
sống chính trị xã hội của họ rất ít
Năm 1477, Charles qua đời ở Nancy, Sigismund đã khấu trừ Alsace cho Habsbourg Các lãnh thổ ở Sundgau và Ferrette trở lại thuộc Áo với sự rối rắm
về các khoản nợ và các khoản thế chấp
Vào cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI, giống như các khu vực khác ở châu
Âu, Alsace đã cảm nhận được sự thức tỉnh của những người nông dân và sự trổi
dậy của những người theo giáo phái Tin Lành Người châm ngòi cho cuộc nổi
dậy của những người theo đạo Tin Lành là Brandt Ông là người Strasbourg nên ông biết cách để thu hút người dân Alsace và đối tượng chủ yếu của ông là nông
Trang 25dân Ông đã cho in ra các tranh biếm họa vào năm 1494 và đưa tới tay quần chúng
Ở Strasbourg, ngày 20-2-1529 đã diễn ra một cuộc họp Hội đồng, 21 trong
300 thành viên của hội đồng đã không tham dự Họ tiến hành bỏ phiếu và có 184 phiếu đồng ý bãi bỏ ngay lập tức các quy tắc cổ xưa, 94 phiếu cho rằng nên hoãn
việc giải quyết vấn đề cho đến khi có quyết định từ Hoàng đế Vấn đề đã được
giải quyết với đa số phiếu tán thành bãi bỏ các quy tắc cổ xưa Ngoài ra, Strasbourg còn là nơi tự do cho tất cả các tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau và cũng là nơi mà những người bị đối xử hà khắc do sự khác biệt tôn giáo tìm đến Ngay cả những tín đồ của giáo phái rửa tội lại cũng được bảo vệ ở Strasbourg
Nếu Strasbourg vượt qua cuộc khủng hoảng tôn giáo một cách thuận lợi thì Habsbourg ở Alsace lại không như vậy Ở đây đã xảy ra một cuộc đàn áp dã man Các tổ chức đảng phái thần học ở đây quá khác nhau, một vài thành thị
chịu ảnh hưởng của Thụy Sĩ, một số khác chịu ảnh hưởng của tư tưởng Palatine, trong khi đó những đảng phái còn lại chịu ảnh hưởng phản động "Cuộc cải cách
ở Strasbourg được so sánh như một ngọn lửa sáng bừng và có thể nhen nhóm thành một đám cháy lớn ở bất cứ nơi nào nếu như không có những biện pháp
dập tắt đám cháy đó ngay lập tức" [16, tr.44] Điều đó dẫn đến các cuộc đấu tranh trong nội bộ thành thị, thêm vào đó là các cuộc chiến tranh phong kiến liên miên và các cuộc đấu tranh của nông dân vì một điều kiện sống tốt hơn đã làm cho Alsace trở thành một vùng đất hoang tàn
1.1.5 Chiến tranh Ba mươi năm và Hiệp ước Hòa bình Westphalia
Chiến tranh Ba mươi năm là cuộc chiến tranh chủ yếu diễn ra ở nước Đức,
tức là Đế quốc La Mã Thần Thánh lúc bấy giờ Ở quốc gia này, sau một cuộc cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân thất bại, tình hình kinh tế, chính trị xã hội
Trang 26càng sa sút hơn Điều đó làm cho chế độ phong kiến phân quyền càng được củng
cố Dưới chế độ này, các cuộc chiến tranh phong kiến, xung đột vũ trang luôn
xảy ra Ngoài việc xâm lấn đất đai, các cuộc chiến tranh còn mang tính chất đấu tranh giữa hai “ý thức hệ” Đại đa số vương hầu lớn nhất đi theo Tân giáo, chiếm ưu thế là đạo Luther, cũng có một vài vương hầu theo đạo Calvin Phái
cựu giáo đứng đầu là Hoàng đế Đức họ Habsbourg có một lãnh địa rất lớn bao
gồm Áo (Thượng và Hạ Áo), Styria, Carinthia, Carniola, Czech, Hungary ở phía Đông đế quốc và Tyrol, Schwaben, Alsace ở phía Tây đế quốc Với lực lượng hùng hậu và thế lực lớn mạnh như vậy, Hoàng đế Đức muốn thống nhất nước Đức về mặt lãnh thổ và tôn giáo Nhưng với điều kiện hiện tại của Đế quốc, kinh
tế sa sút và nông nghiệp chiếm ưu thế việc thống nhất là hết sức khó khăn Hoàng đế Đức cũng đã yêu cầu giúp đỡ từ người anh em cùng họ Habsbourg thuộc Vương triều Tây Ban Nha
Sự thống nhất nước Đức không chỉ đe dọa đến sự tự do của những người theo Tân giáo mà còn ảnh hưởng đến các quốc gia khác ở châu Âu Đầu tiên
phải kể đến là nước Pháp Nước Pháp nằm giữa vương triều Tây Ban Nha và Đế
quốc La Mã Thần Thánh đều do họ Habsbourgcai quản Nếu Đế quốc La Mã
Thần Thánh thống nhất và câu kết với Tây Ban Nha sẽ đặt nước Pháp vào tình
trạng nguy hiểm - một mình phải chiến đấu ở hai mặt trận Mặt khác, nước Pháp cũng đang muốn mở rộng lãnh thổ của mình ra các thành thị nhỏ bé lân cận Về phía Đan Mạch và Thụy Điển, cả hai quốc gia này đều muốn chiếm lấy các thành thị của Đế quốc Lã Mã Thần Thánh ở phía Bắc giáp biển Baltic vì những
lợi ích về kinh tế và vị trí chiến lược mà nó mang lại Do đó, sự thống nhất nước Đức đã đe dọa quyền lợi về kinh tế và chính trị của các quốc gia bên ngoài Đế
quốc và cả các vương hầu Tân giáo bên trong đế quốc Vì vậy, cả hai thế lực này
đã liên kết với nhau chống lại Hoàng đế Đức
Trang 27Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh do mâu thuẫn giữa Tân giáo và Cựu giáo Mâu thuẫn này trở nên căng thẳng hơn dưới đời Hoàng đế Rudolf II (1552-
1612) Đỉnh điểm của mâu thuẫn diễn ra khi những vương hầu Tân giáo miền Nam và Tây Đức tập hợp nhau lại và lập ra Liên minh Kinh thánh (Protestantische Union) năm 1608 và phái Cựu giáo thành lập Mặt trận Thiên Chúa giáo (Katholische Liga) năm 1609 Tham gia vào Liên minh Kinh thánh có các vương hầu Bá tước Hessen, tuyển hầu Brandenburg và một số thành thị đế
quốc như Strasbourg, Ulm,… đứng đầu là vương hầu Bá tước Pflaz sông Rhein Friedrich V Trong khi đó, Mặt trận Thiên Chúa giáo lại có quan hệ trực tiếp với Hoàng đế Đức, vua Tây Ban Nha và Giáo hoàng La Mã Cuộc chiến tranh này
diễn ra từ năm 1618 đến năm 1648 Ban đầu, đó chỉ là cuộc chiến tranh của
những người Tân giáo và Cựu giáo trong Đế quốc La Mã Thần Thánh, nhưng sau đó, các quốc gia ở châu Âu đã nhảy vào cuộc chiến, giúp đỡ những người Tân giáo cũng như bảo vệ lợi ích của riêng mình Trước năm 1635, thế trận hoàn toàn có lợi cho Mặt trận Thiên Chúa giáo, hoàng đế Đức Ferdinand II đã liên
tiếp đánh bại cuộc nổi dậy của xứ Bohemia, sự can thiệp của Đan Mạch và Thụy Điển Từ sau năm 1635, chiến tranh có sự can thiệp trực tiếp của nước Pháp, đứng đầu là Hồng y giáo chủ Richelieu và vua Louis XIII Trước đó, Pháp cũng
là quốc gia tham gia cuộc chiến nhưng chỉ gián tiếp ủng hộ tiền bạc cho Đan
Mạch và Thụy Điển Nhưng trước những thắng lợi liên tiếp của Hoàng đế Đức, Pháp không thể đứng ngoài cuộc chiến khi biên giới phía Đông ngày càng bị đe
dọa Ban đầu, quân đội Pháp không thể giành ưu thế trước một lực lượng đã trải qua chiến tranh gần 20 năm nên có lúc bị quân đội Đức uy hiếp đến tận Paris Nhưng sau đó, sự kết hợp với Đan Mạch và Thụy Điển đã đảo ngược tình thế và giành thắng lợi
Trang 28 Chi ến sự ở Alsace
Trong chiến tranh 30 năm (1618-1648), Alsace là bộ phận ở phía Tây của
Đế quốc La Mã Thần Thánh Cũng giống như những khu vực khác, Alsace cũng
bị lôi kéo cuộc chiến tranh với lí do truyền bá tôn giáo theo lãnh thổ, nghĩa là
vùng đất nào thì phải tuân theo tôn giáo của người cai trị nó - cujus regio, ejus
religion Không ngoại lệ, Alsace không những bị rơi vào cuộc chiến tranh giữa Tân giáo và Cựu giáo mà còn trở thành bãi chiến trường chịu nhiều thiệt hại trong cuộc chiến
Trước khi trực tiếp tham gia vào cuộc chiến Pháp đã dùng tiền giúp đỡ các
quốc gia khác để tham gia gián tiếp vào cuộc chiến, trong đó có Thụy Điển.Vua
Thụy Điển lúc bấy giờ là Gustavus Adolphus, được hỗ trợ tài chính từ Hồng y Richelieu đã liên tiếp giành được nhiều thắng lợi Ông được những người Đức theo giáo phái Tin Lành xem như là vị cứu tinh Về phía Mặt trận Thiên Chúa giáo, Hoàng đế Đức Ferdinand II cũng có được vị tướng tài giỏi tên Wallenstein,
mặc dù trước đó ông đã bị Hoàng đế Ferdinand II phế truất Năm 1632, cả hai vị tướng tài ba này chạm trán nhau ở Lutzen, mặc dù quân đội của Gustavus Adolphus chiếm được ưu thế nhưng ông bị tử trận và quân đội của ông theo đó cũng dần tan rã Có thể nói, trong chiến tranh Ba mươi năm, Đức đã trở thành bãi chiến trường của các quốc gia như Pháp, Áo, Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan, riêng Alsace trở thành nơi giao chiến của Pháp, Áo và Thụy Điển "Có tài
liệu còn cho biết chỉ trong một thời gian ngắn Alsace đã bị chiếm đi chiếm lại đến mười lần" [16, tr.48]
Mặc dù cho đến giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh Pháp mới tham gia nhưng chính Pháp mới là quốc gia bị đặt vào tình trạng nguy hiểm nhất Như đã
biết, Tây Ban Nha và Đức lúc bấy giờ đều cùng thuộc họ Habsbourg Nếu Đức
thống nhất được đất nước và với sự giúp sức của Tây Ban Nha thì Pháp sẽ bị đặt
Trang 29vào thế bị kẹp giữa hai quốc gia hùng mạnh Nên có thể nói Pháp là quốc gia đóng vai trò lớn nhất trong việc ngăn cản thống nhất nước Đức Điều này thể
hiện rõ khi Pháp là một quốc gia theo Công giáo nhưng lại ủng hộ những người theo đạo Tin Lành Và người đứng đầu nước Pháp lúc bấy giờ là vua Louis XIII
và vị quan đầu triều Richelieu cũng luôn muốn lợi dụng tình hình rối ren để mở
rộng biên giới về phía Đông
Sau khi Gustavus Adolphus mất, người kế nhiệm ông là công tước Bernard
xứ Weimar, một người Đức theo giáo phái Tin Lành nhưng do bất đồng tôn giáo nên đã đi theo Pháp Ông đã giúp quân đội Pháp phản công, chiếm được Alsace
và Breisach.Lãnh thổ mà ông chinh phục được khá rộng, chiếm được cả Thượng
và Hạ Alsace Nhưng ông đã mất ở tuổi 35 vì một cơn sốt bất ngờ năm 1639 Sự
ra đi đột ngột của Bernard làm cho quân đội của ông rơi vào tình trạng như rắn
mất đầu Nắm bắt được cơ hội đã đến, Richelieu tỏ ra cưu mang đội quân này, giúp đỡ họ trong việc chinh phục các vùng đất khác Đội quân của Bernard đã
chấp nhận sự giúp đỡ với điều kiện họ vẫn xem Bernard như là người đứng đầu
của mình chứ không phải vương quốc Pháp Alsace một lần nữa khẳng định tính
chất nó là một vùng biên giới nói hai thứ tiếng khi quy định quân đội đồn trú ở Alsace bao gồm một nửa là quân đội Đức, một nửa là quân đội Pháp và Pháp
phải tôn trọng các quyền riêng tư ở khu vực này
Khi chiến tranh đã kéo dài hơn hai mươi năm, châu Âu đã bị tàn phá từ
những thành thị nhộn nhịp trở thành đóng tro tàn người ta mới dần nhận ra làm sao để có thể đưa châu Âu trở lại hòa bình như trước đây Vào lúc đó, Hoàng đế Ferdinand III của Đế quốc La Mã Thần Thánh, Louis XIII của Pháp và Nữ hoàng Christina của Thụy Điển đã đồng ý nên tổ chức một cuộc họp mà tất cả các nước tham chiến đều phải tham gia để đi tìm giải pháp hòa bình Quá trình bàn luận và đi đến kết luận kéo dài từ năm 1642 đến 1648 ở hai thành thị
Trang 30Osnabruck và Munster, tỉnh Westphalia thuộc Đức Hiệp ước đã trở thành một
tiền lệ cho việc thành lập các hội nghị để giải quyết các vấn đề quốc tế Qua hiệp ước này, biên giới các quốc gia ở châu Âu cũng được xác định như Hà Lan, Đan
Mạch,… trong đó có Alsace Có thể nói, cho đến thời điểm hiện tại, quyền lực
và uy tín của Đế quốc La Mã Thần Thánh đã bị suy giảm nhiều Sau khi vua Charles V mất, hai người kế vị là Ferdinand II và Ferdinand III là những vị vua không quá tài giỏi, họ không đủ sức để cai trị một vương quốc rộng lớn cho đến
nỗi sự cai trị chỉ còn về mặt hình thức mà thôi Chế độ phong kiến phân quyền
đã phát triển đến đỉnh điểm Các lãnh địa trở thành các vương quốc nhỏ với các quyền về hành chính và tài chính hoàn toàn độc lập với Đế quốc
Theo hiệp ước Westphalia, Alsace sẽ được sắp đặt theo lợi ích của Pháp
Mặc dù ban đầu quân đồn trú ở đây bao gồm cả Pháp và Đức nhưng sau đó, triều Habsbourg đã dễ dàng nhượng quyền đồn trú ở khu vực này cho Pháp Điều 75 của Hòa ước Munster cho biết Hoàng đế Đức sẽ nhượng các quyền về đất đai, của cải ở các thành thị Breisach, Thượng và Hạ Alsace, các tổng và quận thuộc về 10 thành phố ở Alsace và tất cả các khu vực khác, các quyền khác, bất
cứ điều gì thuộc các quận này cho Nữ hoàng Christina của Thụy Điển và vương
quốc Pháp Điều ước còn khẳng định không một vị hoàng đế nào, thậm chí Hoàng tử nước Áo cũng không thể chiếm bất kì vùng đất nào ở khu vực này Ngoài ra, hoàng tử Áo còn hủy bỏ các lời tuyên thệ trung thành của các quan
chức ở khu vực này đối với mình Điều đó cho thấy dường như Hoàng đế Đức
và Hoàng tử nước Áo đã gần như tự bản thân họ giải phóng vùng đất này với tên
gọi Alsace, ngay cả nước Pháp cũng đã nghĩ rằng họ đã có được một tỉnh lớn –
une grande province
Nhưng hiệp ước không dừng lại ở luận điểm này và chính điều này gây ra nhiều tranh cãi Điều 89 lại nêu rằng toàn bộ nhà nước thuộc quyền quản lí trực
Trang 31tiếp từ Hoàng đế Các thành thị, lãnh thổ, quý tộc ở Hạ Alsace, tu viện sẽ thuộc đặc quyền của Đế quốc La Mã Thần Thánh Ông sẽ nhượng các quyền này cho Hoàng tử Áo mà trước đó đã nhượng cho Pháp thông qua hiệp ước hòa bình này Chính sự nhập nhằng này mà chủ quyền ở khu vực này không được xác định rõ ràng Không một hoàng tử nào trong Đế quốc mong muốn Pháp chiếm được Alsace Và thực tế cho đến năm 1714, hơn nửa thế kỉ sau khi hiệp ước được kí
kết thì công quốc Orange nằm trên phía bắc sông Rhine vẫn không có một quan
hệ chính trị nào đối với Pháp, nó vẫn là một thái ấp của Hoàng đế Trong khi đó,
để đổi lấy các một số vùng trong Alsace, Pháp đã phải trả cho Áo ba triệu livre
mặc dù sau đó Alsace vẫn thuộc về Đế quốc La Mã Thần Thánh Hiệp ước Westphalia không được thực hiện nhưng người kế nhiệm Hồng y Richelieu là Mazarin cũng không có hành động gì để đạt được vùng đất này
Mặc dù Alsace thật sự không thuộc về Pháp sau hiệp ước Westphalia nhưng đó cũng là một điều kiện thuận lợi để Pháp tiến hành những hành động
mở rộng lãnh thổ của mình ở khu vực này Năm 1651, vua Louis XIV đã viết
một bức thư gửi đến tòa án Haguenau tiến cử người anh em của ông là Henry de Lorraine, Bá tước d’Harcourt làm quận trưởng ở Alsace Ông Ruth Putman, tác
giả quyển sách Alsace and Lorraine from Caesar to Kaiser 58 BC – 1871 AD
nhận xét: "giọng điệu bức thư của vị vua Pháp dường như ngụ ý rằng ông hay bộ trưởng của ông thay mặt cho những người trẻ tuổi được đề cập giống như một lãnh chúa hoàng gia hơn là một quận trưởng đơn giản" [16, tr.61] Trước hành động của vua Louis XIV, nhân dân Alsace đã tiến hành biểu tình, can thiệp vũ trang để chống lại việc Alsace phải chấp nhận đặt dưới chủ quyền của Pháp Người dân Alsace vốn đã quen sống dưới những đặc quyền tự do, không ràng
buộc nên những hành động chống lại vua Louis XIV cũng dễ hiểu vì họ sợ
những đặc quyền đó sẽ biến mất cũng như công việc hành chính và tài chính trong khu vực sẽ có sự can thiệp từ bên ngoài Mulhouse, thành phố được công
Trang 32nhận là độc lập và tự do tham gia vào Liên minh Thụy Sĩ còn Strasbourg vẫn tự duy trì một mình Người dân Alsace vẫn muốn đặt mình dưới sự quản lí của Đế
quốc La Mã Thần Thánh với những đặc quyền mà quốc gia này ban cho họ Sau
đó, các cuộc nội chiến diễn ra liên miên nhằm thi hành hiệp ước Hòa bình nhưng chính nó lại không mang lại hòa bình cho châu Âu Sự bất đồng giữa vương
quốc Pháp và Đế chế La Mã Thần Thánh một lần nữa đã gây ra một cuộc chiến tranh khác và phá hủy Alsace một lần nữa Cuối cùng, Pháp đã giành được thắng
lợi khi 8/10 thành phố của Alsace đã đồng ý thi hành Hiệp ước Westphalia, chỉ còn hai thành phố là Wissenburg và Landau vẫn duy trì quân đồn trú của Đế
quốc La Mã Thần Thánh Với những lợi thế có được trên chiến trường, một hiệp ước hòa bình mới đang được thảo luận với những điều kiện có lợi cho Pháp
Cuối cùng, ngày 5-2-1679, Hiệp ước Nimeguen được kí kết giữa Đế quốc La Mã
Thần Thánh và đại diện của Pháp Nó được vua Louis XIV phê chuẩn ngày
26-2, Diet ngày 23-3 và Hoàng đế Đức ngày 29-3 Hiệp ước Nimeguen một lần nữa
khẳng định lại Hiệp ước Munster nằm trong hiệp ước Westphalia Như vậy, cho đến nửa sau thế kỉ XVII Alsace đã được sáp nhập vào Pháp mặc dù đáng lẽ điều này đã được thực hiện vào 30 năm trước đây
Như đã đề cập ở các phần trước, Strasbourg có tiền thân là thành phố Argentoratum được thành lập từ thời Hoàng đế La Mã Augustus năm 12 TCN Thành phố ban đầu chỉ là một tiền đồn của tỉnh Germania Superior Quân đoàn
La Mã Legio VIII Augusta dưới quyền chỉ huy của Piranus Clemens đã xây
dựng trong năm 74 một con đường từ Augusta Vindelecorum qua thung lũng Kinzig đến Argentoratum (Strasbourg) kết nối với đường đi đến Mogontiacum –
một tiền đồn của người La Mã ở bờ bên kia sông Rhine Từ thế kỉ IV, Strasbourg rơi vào tay của nhiều vương quốc khác nhau như Alamani, Hung Nô
Trang 33và Frank Nhưng kể từ đầu thời trung đại, Strasbourg thuộc về Đế quốc La Mã
Thần Thánh và đã phát triển trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng Bắt đầu
từ năm 1262 Strasbourg là thành thị đế chế độc lập, tự do nhưng được sự bảo vệ
của Đế quốc La Mã Thần Thánh
Do đó, khi Đế quốc La Mã Thần Thánh đang suy yếu và mất dần sức mạnh
và địa vị chính trị cũng chính là lúc Strasbourg phải đối mặt với nguy cơ bị sáp
nhập Sau chiến tranh Ba mươi năm, nước Pháp mà đại diện lúc bấy giờ là Hồng
y Richelieu đã tích cực nỗ lực mở rộng lãnh thổ vương quốc Pháp về phía đông
và Strasbourg đã nằm trong tầm ngắm của ông Nhưng Alsace nói chung và Strasbourg nói riêng vốn là một vùng đất tự do nên việc phải chịu sự quản lí từ
một thế lực bên ngoài là khó chấp nhận được Mục tiêu đó được tiếp nối dưới
thời vua Louis XIV khi ông quyết tâm chiếm được thành thị này cùng với sự giúp sức của một chính khách sắc sảo Louvois và một bộ trưởng tài ba Montclar Vào tháng 9-1681, quân đội Pháp bao vây Strasbourg và yêu cầu đầu hàng vô điều kiện Đứng trước một thế lực quá mạnh mà lúc bấy giờ thành thị này không
thể có được sự giúp đỡ từ một thế lực nào Vào rạng sáng ngày 30-9-1681, quân đội Pháp tiến vào Strasbourg mà không rơi một giọt máu nào.Vốn là một nhà nước phong kiến Công giáo nên khi Pháp đặt chân đến thành thị này, tính chất
tự do tôn giáo ở vùng đất này đã giảm đi phần nào Các công dân theo đạo Tin Lành không còn được làm trong các công sở nhưng thực chất đạo Tin Lành vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống người dân nơi đây Mặt khác, Strasbourg
lại tồn tại một hàng rào thuế quan với Pháp mà không có ranh giới nào với nước Đức nên về cơ bản Strasbourg cũng như Alsace vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Đức Ngày 23-10, vua Louis XIV cùng nữ hoàng đã đến Strasbourg để đánh dấu sự sáp nhập vùng đất này vào vương quốc Pháp Vua Louis XIV cố tình đi bằng con đường băng qua dãy núi Vosge vốn chia cắt Alsace với Pháp
nhằm thể hiện sự xóa bỏ ranh giới đó Lễ đón diễn ra rất vui vẻ với những biểu
Trang 34ngữ và những người phụ nữ mặc đồ sặc sỡ nhưng đây cũng được xem là lễ đưa tang của một thành phố cộng hòa lâu đời nhất ở châu Âu
Ngày 20-9-1697, Hiệp ước Ryswick được kí kết chấm dứt chiến tranh Chín năm giữa vua Louis XIV của Pháp với Liên minh các nước Anh, Hà Lan, Đế
quốc La Mã Thần Thánh, Tây Ban Nha và Savoy Thông qua hiệp ước này, Strasbourg chính thức sáp nhập vào Pháp theo luật pháp quốc tế Tuy nhiên các phong trào phản đối việc sáp nhập vào Pháp vẫn diễn ra cho đến đầu thế kỉ XVIII, một số cuộc biểu tình chống lại vua Louis XIV vẫn diễn ra ở một số nơi trong thành thị Strasbourg và một vài nơi ở Đức Song song với việc sáp nhập về
mặt luật pháp, Pháp vẫn cố gắng giành lấy những cộng đồng dân cư ở Alsace từ dòng họ Habsbourg, năm 1648 là 284 cộng đồng với 226.900 cư dân, năm 1679
là 313 cộng đồng với 402.600 cư dân Tuy vậy, đến sau Hiệp ước Ryswick ở Alsace vẫn còn tồn tại khoảng 50 cộng đồng thuộc nước Đức Do đó, có thể nói
cộng đồng dân cư ở Alsace rất phức tạp về mặt văn hóa, nó luôn có sự pha trộn
giữa văn hóa Đức và Pháp
Vào cuối thế kỉ XVIII, cách mạng Pháp bùng nổ với sự thắng lợi bước đầu
của giai cấp tư sản, Quốc hội lập hiến được thành lập phá hủy những tàn tích phong kiến ở Pháp và lúc bấy giờ xuất hiện câu hỏi: liệu nước Pháp tư sản hiện
tại có thể tước đoạt những đặc quyền phong kiến của Đức ở Alsace đã được xác định ở hiệp ước Westphalia và các hiệp ước sau đó hay không? Điều này có nghĩa là những gì đã kí kết được thực hiện dưới triều đại phong kiến, không phải chính phủ tư sản lúc bấy giờ Do đó, một số lực lượng thân Đức muốn đưa Alsace quay trở lại nước Đức Để giải quyết vấn đề này, ngày 5-4-1795, Hòa ước Basel được kí kết giữa Pháp và Phổ, trong đó Pháp được trao cho vùng sông Rhine để đổi lấy cam kết tôn trọng đường ranh giới đặt miền Bắc Đức dưới sự
kiểm soát của Phổ
Trang 35Sau khi sáp nhập vào Pháp, đời sống người dân nơi đây vẫn không có gì thay đổi nhiều Tính chất của một vùng đất có thể nghe hiểu cả hai thứ tiếng Đức và Pháp, sự pha trộn những nét văn hóa Đức và Pháp và cả đạo Tin Lành
vẫn tồn tại nơi đây Điều khác biệt đó chính là người dân Alsace đã dần dần
chấp nhận quốc tịch của mình là người Pháp, không còn là người Đức trước kia
Do đó, khi có sự sáp nhập trở lại nước Đức vào năm 1871, người Đức có thể xem Alsace là những người đã phản bội lại truyền thống trước đây khi trước đó
mấy trăm năm Alsace chịu sự bảo vệ của Đức nhưng chưa bao giờ họ nhận họ là người Đức cả bởi tính chất tự do ở khu vực này
Dưới triều đại Merovingian, khu vực này thuộc nước Áo – Eastern Reich
và chưa có tên gọi là Lorraine Giai đoạn tiếp theo khu vực này thuộc triều đại Carlovingian, đứng đầu là vua Pépin III liên tục tiến hành các cuộc chiến tranh chinh phục các vùng đất xung quanh Vương quốc của ông phát triển cực thịnh dưới thời của con ông, vua Charles hay Charlesmagne Trong thời gian cầm quyền của mình, ông đã tiến hành 55 cuộc viễn chinh lớn nhỏ: tiêu diệt vương
quốc Lombardia ở Bắc Italia, gây chiến tranh với người Ảrậpở Tây Ban Nha, chinh phục vùng đất của người Sachsen (thuộc tộc Germans) ở vùng giữa sông Rhine và sông Elbe Kết quả là đế quốc Charlemagne rộng lớn được thành lập kéo dài từ sông Ebre ở Tây Ban Nha đến sông Elbe ở Đức Điều này chứng tỏ Lorraine đã thuộc vương triều Charlemagne đại đế
Trang 36Sau khi Charlemagne mất, con là Louis I le Pieux lên thay Louis I le Pieux
là một vị vua hèn kém và nhút nhát không đủ sức bảo vệ đế quốc trước những kẻ thù bên ngoài và cũng không duy trì được sự thống nhất bên trong Sau khi ông
mất, người con cả Lothair I lên ngôi năm 840 nhưng ông vấp phải sự chống đối
từ hai người anh em của mình là Charles the Bald và Louis the German Sau một
thời gian không thể chống lại sự liên kết của hai em nên năm 843, Lothair I đã
chấp nhận kí với Charles the Bald và Louis the German Hiệp ước Verdun, chính
thức chia đế quốc ra làm ba phần: Lothair I giữ tước hiệu hoàng đế, chiếm giữ vùng giữa hay Trung bộ đế quốc bao gồm Bắc Italia và xứ Burgundy (tức là bao
gồm vùng lưu vực sông Rhone và khu vực sông Escaut đến sông Rhine cho đến
Bắc hải), trong đó kinh đô là Aachen và Roma; Louis the German chiếm phần phía Đông hay Đông Francia gồm xứ Bavaria và những vùng phía đông đế quốc còn Charles the Bald chiếm phần phía Tây hay Tây Francia gồm phần lớn Gallia
cũ
Do đó, tên gọi Lorraine bắt nguồn từ triều đại của vua Lothair I nhưng khu
vực thực sự thuộc công quốc Lorraine nằm dưới triều đại của vua Lothair II được gọi là Lotharii-regnum Đây là khu vực nằm ở phía bắc của trung bộ đế
quốc bao gồm sông Moselle, Meuse và Schelde, vì vậy nó bao gồm cả Hà Lan ngày nay một phần nước Bỉ và Thụy Sĩ Các giáo phận như Cologne, Treves,Metz, Toul, Verdun, Liege, Cambrai, Basel, Strasbourg và Besangonđều
nằm trong Lotharii-regnum Có thể thấy, khu vực Lorraine trước đây rộng lớn hơn nhiều so với Lorraine ngày nay
Năm 843, đế quốc Charlesmagne rộng lớn tan rã, chia thành ba phần: phía Tây vương quốc Frank đặt dưới sự trị vì của vua Louis the German, phía Đông vương quốc Frank đặt dưới sự trị vì của vua Charles the Bald và phần trung tâm bao gồm cả Lorraine đặt dưới sự trị vì của hoàng đế Lothair I
Trang 37Sau khi Lothair II qua đời nhưng lại không có người kế vị, hai người chú
của ông là Louis the German và Charles the Bald là những người thừa kế hợp pháp Hiệp ước Meerssen năm 870 đánh dấu một sự phân chia vương quốc Charlesmagne thành hai phần thay cho Hiệp ước Verdun trước đó Hiệp ước lấy đường biên giới chạy dọc theo sông Meuse, Ourthe, Moselle, Saone và Rhine Theo đó, Louis the German chiếm lấy hầu hết nước Áo thuộc Lothair, hai thủ
phủ Aachen và Metz và toàn bộ khu vực Frisia ở phía Tây Bắc Nertherland Ở phía Nam, Louis the German chiếm phần lớn vùng Thượng Burgundy Charles the Bald chiếm lấy phần Hạ Burgundy và một phần nhỏ ở Thượng Burgundy (Besancon ngày nay)
Sự sắp xếp của Hiệp ước Meerssen chỉ tồn tại được khoảng mười năm.Sau khi vua Louis the German qua đời năm 876, Charles the Bald tấn công phần phía đông của vùng Lotharingia nhưng bị Louis the Younger đánh bại tại trận Andernach cùng năm Tiếp đó, vua Charles the Bald mất, người thừa kế của ông
lại tập trung củng cố biên giới phía Tây vương quốc Frank nên vua Louis the Younger lại tiến hành chiếm lấy miền Tây của vùng Lotharingia vào năm 879 Cháu trai của Charles buộc phải nhượng toàn bộ vùng Lotharingia cho Louis the Younger thông qua hiệp ước Ribemont năm 880 và do đó Lorraine đã trở thành
một bộ phận của vương quốc Đông Frank nhưng vẫn là một công quốc tự trị Năm 911, vua Louis the Younger qua đời, Lorraine một lần nữa bị sáp nhập vào vương quốc Tây Frank, nhưng không lâu sau đó, khu vực này bị vua Đức là Henry Fowler chinh phục trở lại năm 925 Từ thời điểm này, Lorraine thuộc vương quốc Đông Frank và Đế quốc La Mã Thần Thánh sau này
Lorraine trong khoảng thế kỉ VIII-IX là một khu vực rộng lớn bao gồm cả
xứ Burgundy ở miền Nam cho đến Biển Bắc mà nước Pháp gọi là Lorraine còn Đức gọi là Lothringen – có nghĩa là đất nước thuộc Lothair Do đó, so với lãnh
thổ Lorraine bây giờ thì Lorraine ở thời sơ kì trung đại có diện tích rộng lớn hơn
Trang 38nhiều Lorraine ngày nay chỉ là khu vực Thượng Lorraine trong lãnh thổ Lorraine rộng lớn
Năm 959, con trai của vua Henry là công tước Bruno the Great chia Lorraine thành hai công quốc nhỏ là Hạ và Thượng Lorraine Hạ Lorraine là khu
vực nằm ở hạ lưu sông Rhine gồm biển Bắc và các quốc gia thuộc Netherland sau này tan rã thành nhiều quốc gia được gọi là Lothier Thượng Lorraine chính
là tiền thân của Lorraine sau này
Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV, Lorraine là chư hầu của Đế quốc La Mã Thần Thánh nhưng vẫn duy trì được chủ quyền tự do của mình Các đặc quyền ở khu
vực này có được do sự đấu tranh của nông dân trong vùng mặc dù bị thất bại hay
đó là sự trao đổi mua bán thông qua tiền bạc Các đặc quyền dễ dàng mua được khi các vị Hoàng đế luôn cần tiền trong các cuộc chinh chiến để thỏa mãn tham
vọng của mình
Năm 1431 công tước Lorraine là Charles qua đời mà không để lại người
nối dõi và điều này làm cho công quốc này rơi vào tình trạng rối loạn Lúc bấy
giờ, con gái lớn của ông là Isabella kết hôn với René xứ Anjou và René trở thành người kế thừa hợp pháp của công quốc này Sự lên ngôi của Isabella cũng như là René đã được Charles dự tính trước khi qua đời và ông bắt các quý tộc, thành thị trong công quốc của mình phải chấp nhận sự cai trị của một người phụ
nữ Nên khi bà lên ngôi, bà đã nhận được sự giúp đỡ và tán thành của hơn tám mươi quý tộc trong công quốc Nhưng sự ủng hộ này cũng không làm bà yên tâm vì vua Charles còn có một người anh là công tước xứ Vaudemont mà con trai của vị công tước này là Anthony không chấp nhận sự lên ngôi của Isabella
Một lần nữa, Lorraine lại trở thành nơi tranh chấp của các công quốc lớn hơn Công quốc láng giềng của Lorraine lúc bấy giờ là Burgundy rất có hứng thú với
cuộc tranh chấp này bởi họ cũng đang ấp ủ một ước mơ to lớn mà Lorraine đóng vai trò quan trọng – Giấc mơ về một Middle Kingdom Xứ Burgundy đã chọn ủng hộ Anthony chống lại Isabella Trong khi đó, Isabella được sự ủng hộ của
Trang 39Pháp Mâu thuẫn này được giải quyết bằng quân đội ở Bulgnéville Trong trận chiến này, Anthony với sự giúp sức của Burgundy với những vũ khí hiện đại đã nhanh chóng chiếm được ưu thế Ba ngàn người Lorraine chết đầy trên những cánh đồng và chính vua René cũng bị bắt bỏ tù sáu năm Tuy nhiên, Isabella lại
có lợi thế hơn về mặt ngoại giao Năm 1434, ở Basel Hoàng đế Sigismund tuyên
bố ủng hộ sự lên ngôi của bà cho dù quan điểm hiện tại của châu Âu không
giống ông Mặt khác, Isabella còn nhận được sự giúp sức của Pháp Quân đội Pháp đã đến Metz hỗ trợ cho quân đội của bà nhưng không thu được thắng lợi nào Nhưng với sự giúp đỡ như vậy, Anthony cũng phải suy nghĩ lại trong việc
tiến hành chiến tranh với Isabella Do đó, mâu thuẫn vẫn tiếp tục kéo dài và nó được giải quyết khi con gái của Isabella là Yolande kết hôn với con trai của Anthony là Frederick Năm 1473, ba khu vực Vaudemont, Lorraine và Bar được
thống nhất, đứng đầu là René II – con của Yolande và Frederick xứ Vaudemont
Công quốc Burgundy tồn 1032-1477 là một khu vực rộng lớn bao gồm 2
phần: phía Bắc phần lớn là Netherland giáp với biển Bắc và công quốc Burgundy ở phía Nam Vào những năm của thập niên 70 của thế kỉ XV, công tước Burgundy lúc bấy giờ là Charles the Bold đã mơ về một vương quốc hùng
mạnh, một Middle kingdom, một Lotharii-regnum như trước đây Nhóm các
quốc gia phía Bắc được cố kết lại với nhau bằng nhiều biện pháp sáp nhập khác nhau Mong muốn của ông là sẽ hình thành một vương quốc hùng mạnh và
thống nhất Nhưng hai xứ Burgundy và Netherland lại bị chia cắt bởi công quốc Lorraine.Lorraine nằm ngay giao điểm huyết mạch giữa hai khu vực này nên Charles rất muốn thu phục khu vực này để “lấp chỗ trống” Ước muốn này của Charles càng có cơ sở khi ông có được vùng Thượng Alsace – cũng là một khu
vực quan trọng Ông đã từng nghĩ đến việc thiết lập đồng minh với Lorraine thông qua kết hôn với Nicolas của Lorraine nhưng không may, năm 1473,
Trang 40Nicolas đã qua đời Do đó, ông tiến hành một kế hoạch khác với người kế nhiệm
quốc La Mã Thần Thánh hay Louis XI của vương quốc Pháp Lúc bấy giờ, đa số các chư hầu quý tộc của Lorraine lại có cảm tình với công tước xứ Burgundy
Và đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến Lorraine liên minh với Burgundy.“Ngày 18-11-1873, một công ước đã được kí kết giữa René II và Charlesthe Bold dưới sự tán thành của Yolande và hơn 70 chư hầu quý tộc” [16, tr.116] Theo công ước này, Charles sẽ là người bảo hộ của Lorraine với sự tự
do đóng quân trên lãnh thổ Lorraine để có thể sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào Ngược lại, Charles the Bold được phép đặt g người của mình ở Lorraine và René
II phải tuyên thệ sẽ trung thành với công quốc Burgundy
Liên minh với Burgundy tức là Yolande hay René đã chấp nhận tính hai
mặt của người bạn đồng minh này Đó là một đồng minh vừa có thể bảo hộ cũng
có thể tấn công mình bất cứ lúc nào Không lâu sau khi công ước được tán thành, các vị khách ở Lorraine không còn hài lòng với những gì đã giao ước Trong nhiều thành thị trong công quốc, quân đồn trú của Lorraine đã bị thay thế
bởi quân đồn trú của Burgundy Không chỉ René II mà cả công dân cũng đang lo
sợ sự bảo hộ sẽ chuyển thành sự tấn công bất cứ lúc nào “Trước tình hình căng
thẳng trong công quốc, ngày 18-4-1475, chưa đầy hai năm sau công ước với Burgundy, René II đã phá vỡ liên minh này thông qua hành động tham gia vào Liên minh Constance – một liên minh những kẻ thù của Burgundy” [16, tr.118] Hành động này của René II đã làm cho Charles vô cùng tức giận nên ông đã viết