1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học

15 3,7K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 52,41 KB

Nội dung

KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI nạn, THƯƠNG TÍCH CHO học SINH TIỂU học

Trang 1

CHỦ ĐỀ: KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH

CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Tai nạn thương tích ở trẻ em hiện đang là vấn đề y tế cộng đồng cần được quan tâm Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có hàng trăm triệu trẻ em tử vong bởi các nguyên nhân có thể phòng tránh được, trong

đó nguyên nhân TNTT góp phần đáng kể TNTT tử vong và tàn tật do thương tích gây gánh nặng lớn đối với bản thân, gia đình và xã hội TNTT trẻ em hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu có chiến lược can thiệp phù hợp Loại

bỏ các yếu tố nguy cơ TNTT và nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng tránh TNTT được đánh giá là các biện pháp hiệu quả

Học sinh tiểu học bắt đầu rời môi trường gia đình để tiếp cận với môi trường cộng đồng và trường học, Việc cung cấp kiến thức và kỹ năng phòng tránh TNTT cho học sinh và tạo dựng môi trường an toàn cho trẻ là rất cần thiết

B NỘI DUNG

I MỤC TIÊU

1 Về kiến thức

- Trình bày được thế nào là tai nạn? Thương tích? Và nguyên nhân hậu quả

- Liệt kê các tình huống, trường hợp có nguy cơ gây tai nạn thương tích

- Nêu được sự hiểu biết và cách phòng tránh các tình huống có nguy cơ gây TNTT

- Trình bày được cách xử lý tình huống và xử lý khi bị TNTT

2 Về mặt kỹ năng

- Xử lý tình huống

- Có kỹ năng giải quyết và xử lý trường hợp có thể gây TNTT

Trang 2

3 Về mặt thái độ

- Có thái độ phê phán và ý kiến đối can thiệp với những tình huống có thể gây TNTT

- Thông qua chủ đề luyện tập thực hành kỹ năng sống rèn cho HS một số kỹ năng phòng tránh một số các tai nạn mà các em có thể thường gặp khi các em

ở gia đình, nhà trường và ở ngoài xã hội

III ĐỐI TƯỢNG GIÁO DỤC CỦA CHỦ ĐỀ

Chủ đề được thiết kế dành cho học sinh trong lứa tuổi tiểu học

IV TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ

- Tranh, ảnh minh họa các tình huống, trường hợp

- Các tình huống, các câu hỏi

V TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

1 Hoạt động 1 : Trò chơi - Khởi động

a Mục tiêu

- Tìm hiểu khả năng tập trung của học sinh

- Gúp học sinh vận động cơ thể

- Tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái

- Khởi động giới thiệu vào chủ đề

b Cách tiến hành

- GV nêu luật chơi “ Làm theo tôi nói, đừng làm theo tôi làm”

+ Sẽ có 4 khẩu lệnh tương ứng với 4 hành động:

1 A la – Hai bàn tay xòe ra và giơ cao lên trời

2 A k - Hai ngón giữa và trỏ của mỗi bàn tay chỉ về phía trước, ba nghón còn lại cúp vào, cánh tay đưa thẳng về phía trước ( giống như băn súng)

3 A còng – Hai tay để tư thế của đề ga xe máy đang rồ

Trang 3

4 A di – Hai tay chắp trước ngực (giống A di đà phật)

+ Khi GV hô một trong các khẩu lệnh, các HS phải thực hiện nếu sai với khẩu lệnh sẽ bị phạt

+ Nguyên tắc chơi: HS phải nhìn vào GV, HS làm sai sẽ bị phạt (Hình thức phạt là hát, múa hoặc làm trò gì đó?)

c Kết luận

- Trò chơi: cần tập trung lắng nghe

2 Hoạt động 2: Giới thiệu vào chủ đề

a Mục tiêu

HS biết được nội dung và mục đích của buổi học

b Cách tiến hành

- GV cho cả lớp quan sát các bức tranh

- Yêu cầu một số HS trả lời:

+ Tranh 1vẽ gì? (Hai bạn đang cầm kéo nghịch )

+ Theo em có nên chơi như hai bạn đó không? Vì sao?

+ Tranh 2 vẽ gì? (Bạn nhỏ đang chơi máy bay trong phòng bếp ga)

+ Bạn chơi máy bay bay ở đâu? Em đồng ý với cách chơi của bạn không?

Vì sao?

- Học sinh trả lời và GV kết luận lại những câu trả lời và rút ra bài học từ hai

bức tranh

- GV nêu một số trường hợp có thể dẫn tới TNTT

+ Bạn bè rủ nhau đi picnic

+ Tập bơi, tắm sông, hồ…

+ Tập xe, chơi bóng dưới lòng đường

+ Chơi các trò chơi chất nổ

+ Chơi trò chơi điện tử

+ Chơi Thể dục thể thao không đúng phương pháp

+ Vui chơi những thiết bị không phù hợp, không đảm bảo an toàn

Trang 4

c Kết luận

Mọi chuyện đều có thể xảy ra, trong quá trình chơi nếu không để ý chúng ta

sẽ gây ra tai nạn thương tích từ những hành động, việc làm đơn giản Chúng

ta phải chú ý lựa chọn những đồ chơi an toàn cũng như các khu vực chơi được đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như người khác

3 Hoạt động 3: Tìm hiểu các khái niệm về tai nạn thương tích

a Mục tiêu

Cung cấp kiến thức các thông tin liên quan đến tai nạn thương tích

b Cách tiến hành

- GV chia lớp thành các nhóm và đặt câu hỏi:

+ Tại nạn là gì?

+ Thương tích là gì?

- Mời các nhóm cùng suy nghĩ và trả lời.

- Các nhóm lên trình bày kết quả.

- GV nhận xét và kết luận lại

+ Tai nạn : Theo tổ chức y tế thế giới định nghĩa “ Tai nạn là một sự kiện không định trước gây thương tích có thể nhận thấy được” VD: một bé chạy

và va vào phích nước nóng bị bỏng; Một bạn trèo cây bắt tổ chim, bị ngã gãy chân

+ Thương tích: Là tổn thương của cơ thể do có sự va đập mạnh hoặc cọ sát hay bị các vật nhọn đâm gây hậu quả Tai nạn thường gây ra thương tích ở các mức độ nhẹ hoặc nặng các vật sắc nhon đâm như dao, kéo, nảnh thủy tinh gây hậu quả rách da, gãy xương, chảy máu dập nát các phủ tạng

c Kết luận

Vấn đề tai nạn thương tích ngày nay đang có chiều hướng gia tăng và

là nguy cơ tác động đến sức khỏe cộng đồng, nặng nhất là gây tử vong hoặc

để lại di chứng tàn tật suốt đời, gây lên nhiều nỗi bức xúc lo ngại cho mọi người, mọi gia đình và toàn thể xã hội Các tai nạn thương tích rất đa dạng, gây tổn thương ở nhiều cơ quan bộ phận trong cơ thể và do nhiều nguyên

Trang 5

nhân gây lên Những nguyên nhân đó có thể là yếu tố khách quan gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra một số tổn thương

4 Hoạt động 4: Tìm hiểu về các tai nạn thương tích

a Mục tiêu

- Học sinh biết được những hành động việc làm có thể gây nguy hiểm cho

bản thân và người khác

- Biết được thông tin, thực trạng hiện nay của chủ đề

b Cách tiến hành

- GV hỏi một số học sinh trong lớp: Em đã có lần nào bị ngã, bị đau, bị

thương do nghịch dại chưa? Sau đó em cảm thấy như thế nào? Hãy kể lại trường hợp đó cho các bạn cùng nghe

- GV hỏi cả lớp: Sau khi nghe bạn kể các em có những suy nghĩ, ý kiến gì ?

+ GV phân tích từng trường hợp nêu những cái đúng cái sai cho học sinh rõ

- GV chia lớp thành 2 đội lên kể những trò chơi, hành động, việc làm có thể

gây nguy hiểm cho bản thân và người khác

+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả

+ Cả lớp nhận xét, GV chốt lại những ý đúng

+ Khen ngợi nhóm có kết quả tốt

c Kết luận

Những hành động việc làm mà các em vừa nêu lên đều dẫn đến các tai nạn thương tích GV nêu TNTT gồm một số loại như sau:

- Ngã

- Bỏng/cháy

- Tai nạn giao thông

- Ngộ độc các loại

- Cắt, đâm

Trang 6

- Ngạt thở, hóc nghẹn

- Súc vật cắn

- Chết đuối/đuối nước

- Bạo lực

- Bom, mìn/vật nổ

- Điện giật

- Các loại thương tích khác

5 Hoạt động : Nguyên nhân – hậu quả của TNTT qua vui chơi giải trí

a Mục tiêu

HS cùng nhau thảo luận, đưa ra ý kiến để biết được nguy cơ gây tai nạn thương tích của các trò chơi mà các em thường chơi

b Cách tiến hành

- GV treo các tranh lên bảng, hướng dẫn các nhóm hoạt động cho HS kể các

tai nạn thương tích có thể xảy ra do các trò chơi đó gây ra

+ Tranh 1: Mô tả cảnh một bé trai đang dùng súng cao su bắn chim

+ Tranh 2: Mô tả cảnh một vài em dùng súng bắn đạn nhựa để bắn nhau + Tranh 3: Mô tả một vài em trượt patin, một em bị ngã

+ Tranh 4: Mô tả vài em chơi đánh trỏng

- Cho học sinh thảo luận nhóm

- Đại diện các nhóm trình bày

- GV tổng hợp ý kiến chung.

- GV kết luận lại yêu cầu bài.

+ Bức tranh 1: Đây là một trò chơi gây nguy hiểm, trong quá trình chơi

có thể vô tình sẽ bắn vào người khác, gây thương tích cho họ HS tuyệt đối không được chơi trò chơi này

Trang 7

+ Bức tranh 2: Cũng giống như ở hình 1 thì đây là một trò chơi gây nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh Hậu quả có thể là bắn vào mắt làm hỏng mắt, mù mắt

+ Bức tranh 3: Tuyệt đối không được tham gia trò chơi này khi không

có sự cho phép và hướng dẫn của người lớn Hậu quả là dễ bị ngã và bị thương gãy tay, chân, trầy xước,chảy máu, nguy hiểm hơn khi đầu đập vào sân sẽ có thể dẫn đến chảy máu hoặc chấn thương sọ não

+ Bức tranh 4: Trong quá trình chơi sẽ gây thương tích, làm đau người khác

- Từ 4 bức tranh rút ra hậu quả của tai nạn: Nhẹ nhất là rách da, đụng dập cơ,

bỏng nhẹ, nặng hơn là gãy tay chân, bỏng diện tích lớn, đứt mạch máu lớn, dập nát phủ tạng, chấn thương sọ não hoặc tử vong

c Kết luận

- Tổng kết lại các nguyên nhân của TNTT trong vui chơi

+ Trò chơi không đảm bảo an toàn (súng óng, điện tử )

+ Thiết bị vui chơi không an toàn (quá cũ )

+ Địa điểm vui chơi không an toàn hoặc chơi ở nơi có nguy cơ xảy ra TNTT cao ( quốc lộ, đường tàu, ao hồ… )

+ Thiếu sự hướng dẫn giám sát của người lớn khi chơi

+ Kiến thức về an toàn vui chơi thấp, chưa có ý thức chấp hành pháp luật và quy định an toàn chưa nghiêm

- Tổng kết lại hậu quả: Tain nạn có thể gây ra ít hoặc nhiều thương tích, làm

ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm thần Nếu thương tích nặng, sẽ để lại di chứng tàn tật như què, liệt, cắt cụt chi hoặc tử vong

6 Hoạt động : Làm gì để phòng tránh tai nạn thương tích

a Mục tiêu

HS biết được cách phòng tránh tai nạn thương tích

b Cách tiến hành

- GV cho HS quan sát tranh vẽ trong tình huống

Trang 8

- Yêu cầu học sinh nêu tên các tình huống, và cho biết điều nguy hiểm gì có

thể xảy ra với các bạn trong tranh

+ Tình huống 1: Trèo cây hái quả

+ Tình huống 2: Trèo lên cột điện để lấy chiếc diều bị mắc trên đó

+ Tình huống 3: Vừa tắm vừa đùa nghịch ở hồ nước lớn

+ Tình huống 4: Ngồi trên xe khách, thò đầu, thò tay ra ngoài

- Nếu em chứng kiến việc làm của các bạn trong mỗi tình huống trên em sẽ

làm gì? Khuyên bạn như thế nào?

- Vì sao không nên chơi đừa nghịch như các bạn trong tranh?

- Học sinh đưa ra ý kiến thảo luận.

- Qua hoạt động vừa rồi cho các em kỹ năng gì? Để phòng tránh tai nạn

thương tích chúng ta phải làm gì?

- Hãy nêu ví dụ việc làm của mình để phòng tránh TNTT?

c Kết luận

Tai nạn thương tích có thể xảy ra ở những tình huống mà ta không thể biết trước được, chính vì vậy mỗi chúng ta phải biết phòng tránh tai nạn thương tích mọi lúc mọi nơi cùng giúp đỡ nhau tránh xa các các mối nguy hiểm

7 Hoạt động : Xử lý tình huống

a Mục tiêu

Hs tự trải nghiệm, đóng vai vào những trường hợp cụ thể để tìm ra cách xử

lí, giải quyết tốt nhất phòng tránh TNTT

b Cách tiến hành

- GV yêu cầu 1: hãy chọn cách ứng xử phù hợp nhất nếu bạn rủ em chơi trò

chơi nguy hiểm Giải thích vì sao?

a Từ chối không chơi và để mặc bạn chơi

b Từ chối và khuyên bạn không nên chơi vì nguy hiểm

c Cùng chơi với bạn

+ HS trả lời và GV nhận xét

Trang 9

+ GV kết luận: Nếu biết đó là trò chơi nguy hiểm , khi bạn rủ mình nên biết cách từ chối và đưa ra lời khuyên cho bạn, nêu ra những hậu quả có thể xảy ra

để bạn hiểu Nếu bạn vẫn không nghe em khuyên thì có thể đi nói với người lớn hoặc GV để can thiệp, khuyên răn bạn

- Yêu cầu 2: Cho tình huống và HS sắm vai

+ Tình huống : An, Bình và Thành là nhóm bạn chơi thân năm nay học lớp 3,vào buổi trưa nắng nóng trên đường đi học về Bình rủ 2 bạn cùng đi ra sông tắm và Thành đã đồng ý, An lại từ chối cho rằng như vậy sẽ rất nguy hiểm, nhưng Bình nói rằng sông cạn nên sẽ không có vấn đề gì xảy ra Lúc này An không biết phải làm như thế nào, vì nếu không đi cùng thì sẽ bị hai bạn giận không chơi với nữa Nếu em là An trong trường hợp này em sẽ giải quyết như thế nào?

+ Chia lớp thành 2 nhóm: Yêu cầu HS sắm vai 3 bạn trong tình huống

và giải quyết tình huống trên một cách hợp lý

+ Các nhóm lên trình bày

+ Các thành viên trong lớp nhận xét phần thi của 2 nhóm, GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi các nhóm hoàn thành tốt

+ GV kết luận: Ở bất kì tình huống nào, nếu thấy đó là trò chơi nguy hiểm đến bản thân cũng như người khác, mình cần phải lên tiếng, nêu ra những hậu quả cho bạn biết Trong tình huống này An nên đứng ra từ chối và khuyên Bình và Thành không nên mạo hiểm với tính mạng, vì tắm song rất nguy hiểm đặc biệt khi không có người lớn, có thể xảy ra đuối nước không có

ai giúp đỡ Nếu hai bạn vẫn không nghe lời thì An sẽ nói rằng mách cô giáo hoặc mách bố mẹ để Bình và Thành sợ Bạn bè nên biết giúp đỡ lẫn nhau, đừng vì sợ bạn giận bạn không chơi mà mình cùng tham gia những hành động nguy hiểm Hãy biết lên tiếng khi thấy những hành động nguy hiểm

Trang 10

c Kết luận

Qua hoạt động trên các em rút được những bài học gì? Vậy để đảm bảo an toàn cho bản và người khác chúng ta phải biết cách xử lý đúng đắn Biết cách

từ chối tham gia những hoạt động, trò chơi nguy hiểm cũng như giúp đỡ người khác để họ biết hậu quả của những việc làm đó

8 Hoạt động: Cùng làm Bác sĩ

a Mục tiêu

- Giúp học sinh biết cách sơ cấp cứu khi bị bỏng.

b Cách tiến hành

- Yêu cầu 1: Trong trường hợp bị bỏng em sẽ làm như thế nào?

+ Học sinh trình bày theo hiểu biết và suy nghĩ

+ GV Giải đáp: Sơ cấp cứu khi có người bị bỏng

Nếu bị bỏng do nước sôi, nước canh nóng hay chạm phải bô xe máy, trước tiên cần làm mát vết bỏng trong nước lạnh Nhẹ nhàng ngâm chỗ vết thương trong chậu nước sạch, hoặc mở vòi nước để xả nhẹ lên vết bỏng Ngâm vết thương trong nước lạnh ít nhất 10 phút, điều này sẽ giúp giảm đau và sưng phồng

Nếu bị bỏng do hóa chất thì khi xối nước cần cẩn thận để tránh dây ra các

vị trí khác không bị bỏng

Sau khi ngâm vết bỏng trong nước lạnh, hãy băng vết thương lại cho bé bằng miếng vải sạch không nhiều sợi lông Tuy nhiên, nếu vết bỏng nặng hoặc to hơn bàn tay thì phải đưa đến bệnh viện

c Kết luận

9 Hoạt động: Tự liên hệ

a Mục tiêu

HS nêu lên được những hiểu biết của bản thân về tai nạn thông và cách phòng tránh

b Cách tiến hành

Trang 11

- GV yêu cầu học sinh nêu một số nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông mà

em biết và cách phòng tránh

- Học sinh tự suy nghĩ và trình bày theo sự hiểu biết

- HS trình bày, GV nhận xét khen ngợi và kết luận lại

- Một số nguyên nhân:

+ Tai nạn giao thông là do người tham gia giao thông không chấp hành luật và các quy định về an toàn giao thông Người đi bộ chạy qua đường bất ngờ, không quan sát, đùa nghịch đu bám tàu xe, đá bóng dưới lòng đường, phơi rơm rạ trên đường giao thông

+ Người đi xe đạp dàn hàng 3, lạng lách, vượt ẩu trước mũi xe máy, ô tô

+ Người đi xe máy phóng nhanh, lạng lách

+ Lái xe ô tô uống rượu bia, không kiểm soát tốc độ

+ Đặc biệt nguy hiểm đối với các trường hợp vô ý thức có hành vi nguy hiểm gây chết người như: rải đinh trên đường cao tốc, ném đá lên tàu, tháo ốc vít trên đường ray tàu hoả

+ Tai nạn giao thông do các phương tiện giao thông: Chất lượng xe cộ thấp kém, xe thiếu các thiết bị an toàn Phương tiện vận chuyển không an toàn

- Cách phòng tránh:

+ Thực hiện đúng Luật an toàn giao thông đường bộ khi tham gia giao thông

+ Chấp hành giao thông ở trước cổng trường; Khi đi tới trường các em học sinh cần vào trong trường không tụ tập ngoài cổng trường, khi tan học ra khỏi cổng trường cần quan sát đường, xin đường để sang bên đúng phần

Trang 12

đường của mình và đi vào phần đường của mình không tụ tập ở cổng trường gây ùn tắc giao thông cho người đang tham gia giao thông

+ Khi đi bộ qua cổng trường cần quan sát đường trước khi sang phần đường của mình

+ Không được đá bóng dưới lòng đường gây tai nạn giao thông cho mình và cho người tham gia giao thông trên đường

+ Đi xe đạp không được đi dàn hàng 3, lạng lách, vượt ẩu trước mũi xe máy, ô tô

+ Khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp điện cần phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

c Kết luận

Mỗi học sinh thông qua bài học phải biết tự liên cho bản thân

VI TỔNG KẾT

- Kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích ở lứa tuổi học sinh là một kỹ năng quan trọng cần được trang bị

- Kỹ năng này giúp học sinh nhận biết được các mối nguy hiểm xung quanh

và cách xử lý trước các tình huống

- Học sinh biết được cách phòng tránh TNTT

VII KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN

- Các bài tập nhỏ tạo thói quen cho bản thân về chấp hành nghiêm chỉnh luật

an toàn

- Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống vào trong các tiết dạy, môn dạy Mỗi giáo viên đều thường xuyên tích hợp, lồng ghép nội dung tăng cường kỹ năng sống cho học sinh vào các môn dạy, các tiết dạy

- Triển khai các nội dung về kỹ năng sống trong các tiết sinh hoạt lớp, chào

cờ đầu tuần, hoạt động tập thể với nhiều hình thức đa dạng như chuyên đề, thảo luận, trò chơi

Ngày đăng: 02/06/2017, 13:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w