Vốn ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển ngành thủy sản ở tỉnh Nghệ An đến 2010 (Trang 51 - 54)

IV. Các giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển ngành thủy sản Nghệ An đến

1. Vốn ngân sách nhà nước

Nguồn vốn huy động cho phát triển cơ sở hạ tầng trong nông thôn không thể đa dạng như huy động vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, song đến nay nguồn vốn này cũng đã thu hút được nhiều đối tượng có vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn cũng đã thay đổi. Thay vì trước kia có vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho lĩnh vực này, bây giờ ở đay thu hút được cả nguồn vốn của xã hội, vốn của hộ ngư dân, vốn đàu tư nước ngoài trong đó vốn từ các hộ ngư dân chiếm phần lớn. Tỷ trọng của nguồn vốn này còn lớn hơn cả nguồn vốn ngân sách nhà nước, song nguồn vốn ngân sách nhà nước vẫn là nguồn cơ bản, còn nguồn trong dân cư là nguồn quan trọng.

Trong những năm tới đây, Nhà nước cần phải có chính sách kinh tế thích hợp, nhất là chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp, chính sách ruộng đất, trợ giá nông sản, xuất khẩu sản phẩm ngành Thủy sản… để khuyến khích vốn đầu tư.

Đối với chính sách sử dụng đất nông nghiệp, Nhà nước cần phải giảm và miễn giảm hẳn thuế này cho ngư dân. Ngư dân được miễn giảm mà có điều kiện nâng cao mức sống, mà hạn chế được dòng người di dân tự do từ vùng này qua vùng khác, từ nông thôn ra thành thị. Tạo điều kiện mức tỷ lệ tích lũy của hộ ngư dân dẫn đến đầu tư của các hộ ngư dân tăng lên.

Với các chính sách trợ giá nông sản, xuất khẩu sản phảm khuyến nông, khoa học kỹ thuật sẽ làm cho thị trường nông thôn được mở rộng, thu hút được lao động các ngành nghề truyền thống phát triển, giảm đi khối lược thời gian nhàn rỗi của ngư dân, kinh thế nông thôn phát triển, mức thu nhập của các gia đình tăng lên.

Mặt khác giảm tỷ lệ đói nghèo bằng các biện pháp tài chính như cho vay vốn với lãi suất thấp, ưu đãi miễn giảm các loại thuế làm tăng độ đồng đều trong sản xuất nông nghiệp và phát triển ngành nghề làng ngư dân. Bên cạnh đố sẽ tạo được việc làm để tăng thu nhật, cải thiện cuộc sống nghèo. Ngoài ra

còn có chính sách khai hoang, xây dựng các khu kinh tế mới. Nhà nước đầu tư khai thác đất mới xây dựng cơ sở hạ tầng sau đó chuỷen giao cho ngư dân nghèo từ nơi khác đến lập nghiệp. Chính sách này có tác dụng tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân nghèo từ nơi khác đến lập nghiệp vừa phân bổ lại dan cư và lao động trên các vùng lãnh thổ, rút ngắn khoảng cách về thu nhập, đời sống giữa các ngư dân trong các vùng nông thôn. Kết quả cuối cùng là sản xuất phát triển, độ đồng đều trong nông thôn cao hơn, vừa thực hiện được mục tiêu xoá đói giảm nghèo, vừa tạo điều kiện thu hút đầu tư.

Để nâng cao nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cần: Tăng tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh.

Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm chi ngân sách để dành ưu tiên cho đầu tư phát triển.

Kêu gọi Trung ương đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn của mạng lưới giao thông, thuỷ lợi,...

Xây dựng các dự án có căn cứ và tính khả thi cao để tranh thủ các nguồn giảm nghèo, nước sạch nông thôn, môi trường, y tế, giáo dục, văn hoá...

Đối với ngân sách trung ương và ngân sách địa phương trích 45% từ thu thuế sử dụng đất nuôi trồng để lại địa phương xây dựng và phát triển diện tích mới, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm trích 50% từ lãi suất để tái đầu tư mở rộng quy mô sản suất. Cùmg với 5 - 10% thuỷ lợi phí thu được thông qua nhiều công cụ khác nhau thế nhưng giữa các công cụ này phải đẩm bảo một cách hợp lý về lãi suất, thời gian và phương thưc thanh toán, giao dịch, trao đổi về loại tiền huy động. Ngân sách Nhà nước cần phải cắt giảm vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh để tăng ứng vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Mặt khác phải khai thác triệt để mọi nguồn thu của ngân sách Nhà nước. Cải tiến hệ thống thuế, đây là nguồn vốn cơ bản để đầu tư cơ sở hạ tầng.

Đây là nguồn vốn có ý nghĩa lâu dài. Để tăng nguồn vốn này cần:

Thực hiện cải cách hành chính mạnh mẽ, tạo thông thoáng trong lĩnh vực đầu tư và có các biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư xây dựng, mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh; khuyến khích và đa dạng hoá các hình thức đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực hạ tầng, nhất là mạng lưới giao thông.

Tăng cường hơn nữa công tác quảng bá, giới thiệu với doanh nghiệp ngoài tỉnh về các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh nhằm thu hút mạnh vốn đầu tư từ bên ngoài.

Tham gia thị trường chứng khoán đối với các doanh nghiệp trong tỉnh có điều kiện để huy động thêm nguồn vốn dài hạn;

Phổ biến rộng rãi và đảm bảo thực hiện nghiêm túc Luật Doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân phát triển. Khuyến khích tư nhân thành lập các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ;

Tạo điều kiện để các nhà đầu tư kinh doanh có lãi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Với doanh nghiệp, thời gian hoàn vốn có ý nghĩa sống còn với sự phát triển doanh nghiệp. Do đó, cơ chế hoàn vốn phải được tính toán phù hợp với điều kiện tình hình. Chúng ta phải xác định một mức phí sử dụng mà nguồn hương lợi từ công trình phải trả sao cho thời gian thu hồi vốn không qua lâu phí thu hồi được đầy đủ, hấp dẫn được các nhà đầu tư mà lại phải phù hợp với mức thu nhập của người sử dụng, người dân vừa trử được phí sử dụng, vừa được cải thiện đời sống. Hiện nay phí giao thông thủy lợi còn cao hơn so với mức thu nhập của nông dân, đặc biệt là giá điện rất cao ở vùng sau, vùng xa. Vì vậy, cần phải có chính sách bình đẳng về giá điện trong nông thôn, cố gắng giảm phí thủy lợi, giao thông đến mức thấp nhất.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển ngành thủy sản ở tỉnh Nghệ An đến 2010 (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w