LỜI MỞ ĐẦU:Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU:
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất đó là cách tiếp cận kĩ năng sống, đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống Cùng với các biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là yêu cầu vô cùng quan trọng, một nội dung không thể tách rời của quá trình giáo dục Mục đích của quá trình giáo dục kỹ năng sống là nhằm trang bị cho học sinh những kỹ năng cơ bản, cần thiết nhất để các em có thể thích ứng với cuộc sống của xã hội thời hiện đại, luôn có những thay đổi trong điều kiện của một xã hội đang trên đà phát triển và hội nhập
Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là việc rất quan trọng, ảnh hưởng tới quá trình hình thành nhân cách của trẻ cho đến tuổi trưởng thành Giáo dục kĩ năng sống phải được bắt đầu từ khi trẻ còn rất nhỏ, đặc biệt ở lứa tuổi Tiểu học Bởi vì lửa tuổi này đã hình thành những hành vi cá nhân, tính cách và nhân cách Việc làm quen với các môn học để hình thành và xây dựng cho các em các kĩ năng sống như: Giao tiếp, thuyết trình, làm việc theo nhóm,… sẽ giúp các em tự tin, chủ động biết cách xử lí mọi tình huống trong cuộc sống và quan trọng hơn là khơi gợi những khả năng tư duy sáng tạo, biết phát huy thế mạnh của các em Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh sẽ hình thành và tập dượt cho các em những hành vi, thói quen, kĩ năng xử lý các tình huống diễn ra trong cuộc sống Học sinh Tiểu học là những học sinh đang ở độ tuổi 6 - 11 tuổi, độ tuổi có nhiều biến động về tâm sinh lý rất nhạy cảm dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường sống bên ngoài tác động
Trang 2CHỦ ĐỀ: KỸ NĂNG LỄ PHÉP CHO TRẺ KHI CÓ KHÁCH ĐẾN NHÀ
I MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ: Học xong chủ đề này giúp trẻ:
1 Kiến thức:
- Nhận biết được một số hành động, cử chỉ, lời nói thể hiện sự lễ phép đối với người lớn
- Biết được cách cư xử như thế nào là lễ phép khi có khách đến nhà
- Vận dụng được các kiến thức, kỹ năng này vào tình huống trong thực tế
2 Kỹ năng:
- Bước đầu hình thành được kỹ năng lễ phép cho trẻ khi có khách đến nhà
- Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử phù hợp với người lớn
3 Thái độ
- Biết tôn trọng và lễ phép với người lớn
- Có thái độ phê phán những trường hợp không lễ phép với người lớn
- Trẻ biết vận dụng và hướng dẫn cho các bạn khác về cách cư xử lễ phép khi có khách đến nhà
II ĐỐI TƯỢNG GIÁO DỤC CỦA CHỦ ĐỀ
Chủ đề được thiết kế dành cho trẻ ở lứa tuổi tiểu học
III TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ
- Máy chiếu
- Âm nhạc của bài hát “con chim vành khuyên”
- Tình huống
- video
- Đồ dùng để hóa trang đơn giản khi đóng vai
Trang 3IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1.KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Khởi động.
a. Mục tiêu:
- Khởi động, giới thiệu cho trẻ để đi vào kỹ năng lễ phép khi có khách đến nhà
- Giúp các em biết được cách cử chỉ, hành động thể hiện sự lễ phép
b Cách tiến hành:
- Giáo viên cho các em nghe và hát theo bài hát: “con chim vành khuyên”
- Giáo viên đưa ra một số câu hỏi cho các em cùng trả lời:
+ Bạn Vành Khuyên có hành động gì khi gặp bác Chào Mào, cô Sơn Ca, anh Chính Chòe
và chị Sáo Nâu nào các em ?
+ Bạn Vành Khuyên trong bài có ngoan, có lễ phép không các em ?
+ Sau đó, giáo viên nhận xét ý kiến của các em và đưa ra những tổng kết
c Kết luận:
Chào hỏi người lớn, đó là một hành động thể hiện sự lễ phép của mình đối với người lớn đó các em ạ.Ngoài ra, còn có rất nhiều các hành động khác cũng thể hiện sự lễ phép như: gọi dạ, bảo vâng, đưa hai tay khi nhận quà của người lớn, Khi có khách đến nhà chơi, chúng ta cần phải cư xử lễ phép đối với khách, có như vậy chúng ta mới là một đứa trẻ ngoan Vậy như thế nào là sự lễ phép và có những cách cư xử như thế nào để thể hiện sự lễ phép, hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu về kĩ năng lễ phép khi có khách đến nhà
2 KẾT NỐI
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các cách giao tiếp, ứng xử lễ phép khi có khách đến nhà.
a Mục tiêu:
- Các em hiểu và biết được các cách giao tiếp, ứng xử như thế nào là lễ phép khi có khách đến nhà
Trang 4b Cách tiến hành:
- Giáo viên cho các em xem đoạn video có tên : “lễ phép khi có khách đến nhà” Đường link: https://www.youtube.com/watch?v=sMWrgP1wWws
- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm
- Giáo viên cho các em thảo luận nhóm với các câu hỏi sau:
+ Khi mời khách vào nhà Bé Phương có những ứng xử gì ?
+ Khi để cho khách ngồi chơi, bé Phương đã đi đâu ?
+ Những ứng xử của bé Phương đối với khách thể hiện điều gì ?
c Kết luận:
- Giáo viên nhận xét, tổng kết
Khi có khách đến nhà bạn Phương rất lễ phép chào và mời khách vào nhà, lấy nước mời khách Nói với khách ngồi đợi, bé Phương xuống dưới báo với mẹ là có khách đến chơi, trong lúc đợi mẹ lên, bé Phương lấy trái cây mời và ngồi trò chuyện cùng khách Những việc làm và cách ứng xử của bé Phương thể hiện bé là một đứa trẻ ngoan, biết lễ phép đối với người lớn
3 THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP
Hoạt động 3: sắm vai thực hành sự lễ phép khi có khách đến nhà.
a Mục tiêu:
- Giúp cho các em được thực hành sự lễ phép trong tình huống có khách đến nhà
b Cách tiến hành:
- Giáo viên đưa ra tình huống cho học sinh thực hành ứng xử
+ Tình huống: Chú của bố từ quê lên chơi trong khi bố mẹ đi vắng chỉ có mình em ở nhà Ông ấy có dắt theo một cháu nhỏ và có mang quà từ quê lên tặng bố mẹ Trong tình huống này em sẽ có cách ứng xử như thế nào để thể hiện sự lễ phép khi có khách đến chơi
- Giáo viên yêu cầu từng em lên sắm vai
- Giáo viên khen ngợi và điều chỉnh cách ứng xử của các em cho tốt hơn
Trang 54 VẬN DỤNG:
Hoạt động 3: Trẻ vận dụng vào cuộc sống hằng ngày
a Mục tiêu:
- Giúp các em vận dụng kĩ năng, kiến thức vào các tình huống trong cuộc sống
b Cách tiến hành:
- Giáo viên cho học sinh phát biểu mình đã học được những gì qua bài học này
- Giáo viên nhắc lại những nội dung quan trọng cho học sinh dễ nắm bắt
c Kết luận:
- Giáo viên yêu cầu các em vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được học vào trong thực tế cuộc sống, luôn biết lễ phép với người lớn, ứng xử lịch sự khi có khách đến nhà
- Lên kế hoạch cho các em thực hiện thường xuyên để càng ngày các em càng tiến bộ, ngoan, lễ phép, ứng xử với người lớn tuổi linh hoạt hơn
Ví dụ: Ngay khi đi trên đường hay tình cờ gặp người lớn thì các em phải lễ phép chào hỏi, cảm ơn khi được cho quà, hoặc thiết kế sắm vai
V KẾT LUẬN:
Bài học lễ phép khi có khách đến nhà cũng như mọi bài học khác, cần được rèn ngay cho trẻ và hằng ngày khi còn nhỏ bởi đây chính là giai đoạn định hình tính cách cho trẻ Người lớn vẫn thường “cho qua” những cư xử thiếu lễ phép của trẻ khi còn nhỏ, tuy nhiên chính những cư xử thiếu lễ phép đó sẽ dần dần góp phần làm nên tính cách trẻ Hãy rèn luyện thói quen lễ phép, lịch sự ngay từ khi trẻ biết ý thức, để trẻ hiểu mình là một thành viên của gia đình, xã hội và mình có trách nhiệm về những hành vi cư xử của bản thân mình