1.2.2 Điều kiện kinh tế Sáu tháng đầu năm 2010, tình hình KT - XH của huyện ổn định và tiếp tục phát triểnkhá toàn diện trên các lĩnh vực: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn chuyển d
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU 4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI 6
1.1Điều kiện tự nhiên 6
1.1.1 Vị trí địa lý 6
1.1.2 Điều kiện địa chất 6
1.1.3 Khí hậu 6
1.1.4 Thủy văn 7
1.2 Kinh tế - xã hội 7
1.2.1 Xã hội 7
1.2.2 Điều kiện kinh tế 9
CHƯƠNG 2 SỨC ÉP CỦA KINH TẾ - XÃ HÔI LÊN MÔI TRƯỜNG 10
2.1 Sức ép gia tăng dân số 10
2.2 Các nguồn gây ô nhiễm 11
2.2.1 Sức ép từ các hoạt động công nghiệp và dịch vụ 11
2.2.2 Hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng 12
2.2.3.Phát triển nông nghiệp 13
CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 14
3.1 Hiện Trạng chất lượng môi trường không khí tại làng nghề 14 3.1.1 Quy mô các hộ GĐ sản xuất Tái chế nhôm tại làng nghề Mẫn Xá 14
3.1.2 Hiện Trạng môi trường tái chế nhôm tại làng Mẫn Xá năm 2013 15
3.2 Diễn biến chất lượng môi trường tại làng nghề trong những năm gần đây16 CHƯƠNG 4 TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ, XÃ HỘI, CON NGƯỜI 21
4.1Tác động đến kinh tế, xã hội 21
4.2Tác động đến con người 22
Trang 2CHƯƠNG 5 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 23
5.1 Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường tại địa phương 23
5.1.1 Đối với cư dân địa phương 23
5.1.2 Đối với cơ quan quản lý địa phương 23
5.2 Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường 24
5.2.1 Phương hướng 24
5.2.2 Giải pháp bảo vệ môi trường 25
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
PHIẾU ĐIỀU TRA 29
Trang 3DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1: Quy mô các hộ GĐ sản xuất, tái chế nhôm tại làng Mẫn Xá 15
Biểu đồ 2 Biểu đồ so sánh nồng độ bụi theo thời gian 18
Biểu đồ 3 Biểu đồ so sánh nồng độ CO theo thời gian 18
Biểu đồ 4 Biểu đồ so sánh nồng độ SO2 theo thời gian 19
Biểu đồ 5 Biểu đồ so sánh nồng độ NO2 theo thời gian 19
Biểu đồ 6 Biểu đồ so sánh tiếng ồn theo thời gian 20
Trang 4CN – TTCN : Công nghiệp – thương thủ công nghiệp
BVMT : Bảo vệ môi trường
Sở TN&MT : Sở Tài nguyên và Môi trường
HĐND : Hội đồng nhân dân
Trang 5CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Cách Hà Nội khoảng 25 km về phía Đông Bắc
Nằm ở phía Tây Nam cách huyện lị Yên Phong 4 km
Phía Bắc giáp thị trấn Chờ, huyện lị Yên Phong
Phía Nam giáp xã Hương Mạc, huyện Từ Sơn
Phía Đông giáp xã Đông Thọ
Phía Tây giáp xã Yên Phụ
Diện tích tự nhiên 415.5 ha trong đó 251 ha đất nông nghiệp (bao gồm 240 ha đất canhtác và 11 ha mặt nước)
1.1.2 Điều kiện địa chất
Đặc điểm địa chất lãnh thổ huyện Yên Phong mang những nét đặc trưng của cấu trúcđịa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, có bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt củacấu trúc mỏng Tuy nhiên nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc – Bắc Bộ nên cấu trúc địachất lãnh thổ Yên Phong có những nét còn mang tính chất của vòng cung Đông Triềuvùng Đông Bắc Yên Phong nằm trên lãnh thổ Bắc Ninh có mặt loại đất đá có tuổi từPecmi, Trias đến Đệ tứ, song chủ yếu là thành tạo Đệ tứ bao phủ gần như toàn tỉnh Lớpthành tạo Đệ tứ chiếm ưu thế về địa tầng lãnh thổ, nằm trên các thành tạo cổ, có thànhphần thạch học chủ yếu là bồi tích, bột, cát bột và sét bột Bề dày các thành tạo đệ tứ biếnđổi theo quy luật trầm tích rất rõ ràng, có độ dày tăng dần từ 5m đến 10m ở các khu vựcchân núi tới 20m đến 30m ở các vùng trũng và dọc theo các con sông chính như sôngCầu, sông Thái Bình, sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khê Các thành tạo Trias muộn vàgiữa phân bố hầu hết ở trên các núi và dãy núi, thành phần thạch học chủ yếu là cát kết,sạn kết và bột kết Bề dày các thành tạo khoảng từ 200m đến 300m Với đặc điểm này địachất của tỉnh Bắc Ninh có tính ổn định hơn so với Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằngBắc Bộ khác trong việc xây dựng công trình
1.1.3 Khí hậu
a) Nhiệt độ - độ ẩm
Yên Phong nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa khá rõ rệt, có mùađông lạnh, mùa hè nóng nực Trong khoảng 12 năm trở lại đây, nhiệt độ trung bình năm là24,0oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,4oC (tháng 7), nhiệt độ trung bình thấpnhất là 17,4oC (tháng 1) Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là12,0oC
Độ ẩm tương đối trung bình của Bắc Ninh khoảng 81%, độ chênh lệch về độ ẩm giữacác tháng không lớn, độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất từ 72% đến 75% thường xảy
ra từ tháng 10 đến tháng 12 trong năm
b) Lượng mưa
Trang 6Lượng mưa trung bình hàng năm tại Bắc Ninh khoảng 1500mm nhưng phân bổ khôngđều trong năm Mùa mưa chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cảnăm Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trongnăm Khu vực có lượng mưa trung bình lớn nhất thuộc thị xã Từ Sơn, huyện Yên Phong,huyện Tiên Du, còn khu vực có lượng mưa trung bình nhỏ nhất thuộc huyện Quế Võ.
c) Số giờ nắng- gió
Khoảng 12 năm trở lại đây, tổng số giờ nắng trung bình là 1417 giờ, trong đó tháng có giờnắng trung bình lớn nhất là tháng 7 với 168 giờ, tháng có giờ nắng trung bình ít nhất làtháng 1 với 64 giờ Hàng năm có hai mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa ĐôngNam Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, tốc độgió trung bình vào tháng 1 khoảng 2,6m/s; gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đếntháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào, tốc độ trung bình vào tháng 7 khoảng 2,4m/s
1.1.4 Thủy văn
Mạng lưới sông ngòi thuộc tỉnh Bắc Ninh khá dày đặc, mật độ khá cao từ 1,0 – 1,2km/
km2 (theo số liệu của Đài KTTV Bắc Bộ) với 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sôngĐuống, sông Cầu, sông Thái Bình
Sông Đuống: có chiều dài 67 km trong đó 42 km nằm trên phạm vi tỉnh Bắc Ninh, tổnglượng nước bình quân năm là 31,6 tỷ m3 Tại Bến Hồ, mực nước cao nhất ghi lại là 9,7m,mực nước thấp nhất tại đây là 0,07m; Lưu lượng dòng chảy vào mùa mưa là 3053,7m3/s
và mùa khô là 728m3/s
Sông Cầu: Có tổng chiều dài là 289km, trong đó đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dàikhoảng 69km và đồng thời là ranh giới tỉnh giữa Bắc Ninh với Bắc Giang, có tổng lưulượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m3 Tại Đáp Cầu, mực nước cao nhất ghi được là7,84m, mực nước thấp nhất là âm 0,19m Lưu lượng dòng chảy vào mùa mưa là khoảng1288,5m3/s và vào mùa khô là 52,74m3/s
Sông Thái Bình: Thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, sông có chiều dàikhoảng 93km trong đó đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 16km, có tổng lưu lượng nướchàng năm khoảng 35,95 tỷ m3 Do phần lớn lưu vực sông bắt nguồn từ các vùng đồi trọcmiền Đông Bắc, đất đai bị xói mòn nhiều nên hàm lượng phù sa lớn Mặt khác, với đặcđiểm lòng sông rộng, độ dốc thấp và đáy nông nên sông Thái Bình là một trong nhữngsông có lượng phù sa bồi đắp nhiều nhất Tại trạm thủy văn Cát Khê, lưu lượng dòng chảyvào mùa mưa là khoảng 2224,71m3/s và vào mùa khô là 336,45m3/s
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có sông Cà Lồ nằm ở phía Tây của tỉnh, một phần củasông có chiều dài 6,5km là đường ranh giới tỉnh giữa Bắc Ninh với thành phố Hà Nội và
hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ Huyện Khê, sông Dâu, sông Bội, sông Tào Khê,sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình
Với hệ thống sông ngòi khá dày đặc và có lưu lượng nước mặt dồi dào, thủy văn củatỉnh Bắc Ninh đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác tưới và tiêu thoát nước trênđịa bàn toàn tỉnh
1.2 Kinh tế - xã hội
1.2.1 Xã hội
a) Hành chính
Trang 7Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, trên địa bàn thuộc có 4 xã thuộc tổng Mẫn Xá,huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh.
+ Xã Quan Đình
+ Xã Quan Độ
+ Xã Phù Xá
+ Xã Mẫn Xá gồm 2 thôn, thôn Tiền và Thôn Mẫn Xã
Năm 1945, cách mạng tháng Tám thành công, đơn vị hành chính cấp tổng xóa bỏ, xãnhỏ được sáp nhập thành xã lớn: Trên địa bàn thời điểm này có 3 xã thuộc huyện YênPhong gồm:
+ Xã Quan Đình gồm có thôn Quan Đình, thôn Phù Xá
+ Xã Quan Độ (nhất thôn nhất xã)
+ Xã Mẫn Xá bao gồm thôn Tiền – thôn Mẫn Xá
Năm 1949, Đông Thọ với Văn Môn hợp nhất thành lập xã Đông Môn, Đông Mônthuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Năm 1954, hai xã được tách thành hai đơn vị độc lập, Văn Môn trở về tên cũ thuộc huyệnYên Phong, tỉnh Bắc Ninh, xã gồm có 5 thôn (Quan Đình, Quan Độ, Phù Xá, Mẫn Xá vàthôn Tiền)
b) Tăng trưởng dân số
Đặc điểm dân số
Năm 2010, dân số trung bình của Bắc Ninh là 1034,8 ngàn người, cơ cấu dân số BắcNinh thuộc loại trẻ: nhóm 0-14 tuổi chiếm tới 27,7%; nhóm 15-64 tuổi khoảng 66% và6,3% số người trên 65 tuổi Do đó, tỉ lệ nhân khẩu phụ thuộc còn cao (0,59) Dân số nữchiếm tới 51,11% tổng dân số của tỉnh, cao hơn so với tỉ lệ tương ứng của cả nước(50,05%) Kết quả này có thể do nguyên nhân kinh tế - xã hội là chủ yếu
Phân bố dân cư Bắc Ninh mang đậm sắc thái nông nghiệp, nông thôn với tỉ lệ 72,8%,dân số sống ở khu vực thành thị chỉ chiếm 27,2%, thấp hơn so tỉ lệ dân đô thị của cả nước(29,6%) Mật độ dân số trung bình năm 2010 của tỉnh là 1257 người/km2 Dân số phân bốkhông đều giữa các huyện/thành phố Mật độ dân số của Quế Võ và Gia Bình chỉ bằngkhoảng 1/3 của Từ Sơn và 1/3 của thành phố Bắc Ninh
Dân số trung bình của làng nghề Mẫn Xá là: 9.390 người; mật độ dân số 2.210người/km2, tỷ lệ sinh 14,9%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 12,0%
Tính đến nay, Văn Môn có tổng dân số là 11.600 nhân khẩu, với 2.600 hộ dân chia làm
5 thôn với các đặc thù đặc trưng khác nhau, riêng thôn Mẫn Xá (700 hộ, khoảng 2.600 người)
2.400- Nguồn nhân lực
Ước tính 2010, dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động chiếm 67,01%tổng dân số, tương đương với khoảng 693,4 ngàn người, trung bình mỗi năm lao động cókhả năng lao động tăng thêm khoảng 4,094 ngàn người, tốc độ tăng bình quân giai đoạn2006-2010 đạt 1,33%/năm Nguồn nhân lực chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn.Nguồn nhân lực trẻ và chiếm tỉ trọng cao, một mặt là lợi thế cho phát triển kinh tế-xã hộicủa tỉnh; mặt khác, cũng tạo sức ép lên hệ thống giáo dục-đào tạo và giải quyết việc làm
Trang 8Chất lượng của nguồn nhân lực được thể hiện chủ yếu qua trình độ học vấn và đặcbiệt là trình độ chuyên môn kĩ thuật Trình độ học vấn của nguồn nhân lực (NNL) BắcNinh cao hơn so với mức trung bình cả nước nhưng thấp hơn so với mức trung bình của
ĐB Sông Hồng và vùng KTTĐ Bắc Bộ Tuy chỉ còn 0,39% NNL mù chữ, 5,79% chưa tốtnghiệp tiểu học, 66,61% tốt nghiệp tiểu học và THCS nhưng số tốt nghiệp THPT chỉ27,2%
Năm 2010, tỉ lệ LĐ qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật của Bắc Ninh là 45,01%, trong
đó số có bằng từ công nhân kỹ thuật trở lên chiếm 18,84% Như vậy, chất lượng nguồnnhân lực Bắc Ninh cao hơn mức trung bình cả nước (30,0% & 12,4%)
1.2.2 Điều kiện kinh tế
Sáu tháng đầu năm 2010, tình hình KT - XH của huyện ổn định và tiếp tục phát triểnkhá toàn diện trên các lĩnh vực: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn chuyển dịch theohướng tiến bộ; diện tích lúa lai được mở rộng, năng suất lúa vụ xuân đạt khá cao; công tácquy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp và đô thị được quan tâm chỉđạo thường xuyên; thu chi ngân sách có nhiều cố gắng, tiết kiệm chi hành chính, quan tâmchi đầu tư phát triển; thực hiện các chính sách xã hội, văn hoá thể thao, giáo dục, y tế, dân
số có chuyển biến tích cực; đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên; an ninhchính trị ổn định, quản lý điều hành của chính quyền có nhiều cố gắng
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, tình hình KT - XH còn bộc lộ những khó khăn,tồn tại hạn chế: dịch bệnh tai xanh bùng phát gây thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sốngcủa nhân dân; tình trạng vi phạm đê điều, khai thác cát sỏi lòng sông, vi phạm hành langgiao thông, vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính, đất đai còn xảy ra ở một số nơi, thanhtra kiểm tra xử lý còn hạn chế; ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, khu dân cư chưađược cải thiện đáng kể; trật tự an toàn xã hội có diễn biến phức tạp, số vụ phạm pháp hình
sự tăng,
Trước năm 2006, các huyện rà soát báo cáo lên có 82 làng nghề, hiện nay lên đến 133làng nghề Làng nghề thu hút rất nhiều lao động, giải quyết vấn đề thu nhập cho nhiều hộgia đình, tuy nhiên lại gây ô nhiễm rất nặng Mẫn Xá đã quy hoạch 2 khu cụm côngnghiệp làng nghề từ năm 1996, nhiều cơ sở đã di dời ra nhưng nhiều hộ dân không muốn
di chuyển
Làng nghề Mẫn Xá, Văn Môn có hơn 300 hộ làm nghề tái chế, cô, đúc nhôm; 150 hộkinh doanh phế liệu, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 1.000 lao động trong vàngoài địa phương Hiện xã có 99 Công ty, doanh nghiệp tư nhân, 4 HTX cổ phần Năm
2012 giá trị sản xuất CN-TTCN dịch vụ đạt hơn 135 tỷ đồng, chiếm 73,5 % tổng thu(trong đó nghề tái chế cô đúc nhôm chiếm hơn 80%), góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèoxuống còn 4,7%; hộ khá, giàu chiếm 56,1%
Gíá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 17,619 tỷ đồng trong đó:
+ Sản xuất nhôm 9.7 tỷ đồng
+ Sản xuất gỗ 4,6 tỷ đồng
Trang 9CHƯƠNG 2 SỨC ÉP CỦA KINH TẾ - XÃ HÔI LÊN MÔI TRƯỜNG
Khái quát tình hình chung về phát triển kinh tế xã hội
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước, của tỉnh, huyện Yên Phong đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế xã hội Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Phong đã tạo điều kiện thuận lợi cùng với tỉnh đầu
tư phát triển các cụm làng nghề và đa nghề Kinh tế huyện phát triển với nhịp độ khá cao và hiệu quả do đã có sự đầu tư đúng hướng, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân Huyện đã tăng dần tỉ trọng công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ, tạo tiền đề cho sự phát triển của huyện trong thời gian tiếp theo
Toàn huyện hình thành các thôn, khu dân cư nằm trong 14 xã, thị trấn, đạt bình quân 6 thôn, khu/ xã Nhìn chung cơ sở vật chất của các thôn, khu dân cư như: đường giao thông, điện, nước sạch, hệ thống tiêu thoát nước, các thiết chế văn hoá, giáo dục thể thao được quan tâm phát triển và phục vụ có hiệu quả nhu cầu của người dân, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn đổi mới phát triển nôngthôn
Toàn huyện hình thành nhiều khu dân cư mang hình thái đô thị, đó là các trung tâm xã Đây là các khu dân cư có điều kiện vị trí địa lý thuận lợi, có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh theo hướng thủ công nghiệp và dịch vụ, có giá trị quyền
sử dụng đất lớn Tuy nhiên việc đầu tư vào các khu dân cư này để vừa tạo đà phát triển, vừa giữ được giá trị truyền thống còn hạn chế và chưa đồng bộ.Thị trấn Chờ là trung tâm kinh tế - văn hoá - chính trị của huyện với tổng diện tích tự nhiên 844,83 ha, năm 2009 với 13530 người, mật độ dân số 1602 người/km² đứng thứ 3 toàn huyện sau xã Văn Môn, Yên Phụ Trong nhưng năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, dân số, cơ sở hạ tầng,
24 công trình văn hoá, phúc lợi nhà ở, đất ở cũng tăng lên khá nhanh.Ngoài khu vực thị trấn Chờ trên địa bàn huyện còn có các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp vừa và nhỏ, khu công nghiệp rời Trong tương lai phát triển đô thị của huyện tập trung chính ở khu vực này
2.1 Sức ép gia tăng dân số
Theo số liệu thống kê đến ngày 31/12/2009 thì dân số toàn huyện là 123.719 người với 27.493 hộ Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,34 % năm 2003 xuống còn 1,18% năm 2009 Cư dân của huyện phân bố không dều và có mật độ dân số cao Các xã có mật độ dân số cao như Văn Môn 2.210 người/km², Yên Phụ 1.819 người/km², xã có mật độ dân số thấp nhất là Dũng Liệt 939 người/km²
Tính đến hết năm 2013 dân số toàn huyện là 138.769 người với 36.287 hộ tăng 15.050người so với năm 2009 Mật độ dân số thay đổi Các xã có mật độ dân số cao như VănMôn 2.925 người/km2 tăng 715 người/km2, Yên Phụ 2.461 người/km2 tăng 642người/km2
Trang 10Lao động và việc làm: Theo thống kê đến ngày 31/12/2009 thì tổng số lao động của huyện là 56.292 người chiếm 45,50% tổng số dân trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp có tới 51.304 chiếm 91,14% số lao động Trong những năm gần đây việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, tăngdần tỉ trọng công nghiệp dịch vụ.
Đời sống dân cư và thu nhập : Đời sống dân cư được cải thiện và dần ổn định về nhiều mặt Cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội và sự nỗ lực tạo việc làm của từng hộ gia đình, từng người lao động Đời sống nông thôn ngày càng được nâng cao, diện đói nghèo ngày càng được thu hẹp, số hộ giàu tăng lên, những nhu cầu cơ bản về sinh hoạt của nhân dân như ăn ở, mặc, đi lại ngày càng được cải thiện khá hơn Nhìn chung, tình hình thu nhập và mức sống hiện nay của nhân dân trong huyện đã được cải thiện đáng kể song vẫn còn thấp so với mức bình quân của toàn tỉnh Thu nhập bình quân đầu người tăng
từ 3,48 triệu đồng năm 2005 lên 4,91 triệu đồng năm 2008 tức là tăng 1,41 lần (so sánh với giá cố định 1994) Với mức tăng như vậy thì đến năm 2020 đời sống của nhân dân huyện Yên Phong sẽ có những bước cải thiện đáng kể
Từ những số liệu trên có thể thấy tình hình gia tăng dân số ở huyện Yên Phong là rấtcao Từ việc gia tăng này kéo theo rất nhiều các vấn đề xảy ra
Phát triển dân số tăng nhanh, nhu cầu về nhà ở là vô cùng cần thiết, việc đất đai sửdụng cho nông nghiệp sẽ bị thu hẹp do đất sử dụng cho nhu cầu nhà ở Cây xanh bị chặt
bỏ cùng theo đó là sự gia tăng số lượng các phương tiên giao thông khiến cho bầu khôngkhí không càng trở nên ô nhiễm và bụi bặm hơn
2.2 Các nguồn gây ô nhiễm
2.2.1 Sức ép từ các hoạt động công nghiệp và dịch vụ
Hiện nay huyện đã hình thành và phát triển một số cụm, cơ sở sản xuất công nghiệp và xây dựng bao gồm: Đơn vị quốc doanh địa phương, làng nghề với các làng nghề thủ công trưyền thống, doanh nghiệp ngoài quốc doanh với hàng ngàn hộ sản xuất tiểu thủ cồng nghiệp Trong năm qua tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 373 tỷ đồng tăng 56,1 % so với năm 2008 Nhịp
độ phát triển bình quân trong 2 năm tăng 24,9 %/ năm Sản phẩm chủ yếu của
23 nghành công nghiệp huyện là giấy , đồ thủ công mỹ nghệ, chế biến gỗ, cô đúc nhôm…
Làng nghề Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh là làng nghề nổitiếng với các hoạt động tái chế nhôm Hầu hết các hộ gia đình ở trong làng đều có xưởngtái chế nhôm với quy mô hộ gia đình và nó đang không ngừng gia tăng Từ 96 cơ sở sảnxuất tái chê nắm 2009 tăng lên thành 155 cơ sở trong năm 2013
Do các cơ sở tái chế chủ yếu phát triển theo quy mô hộ gia đình, tự phát nên việc tuânthủ theo các yêu cầu luật pháp là không có Khu tái chế nằm trong khu dân cư, cơ sở vậtchất đơn gián, không có hệ thống xử lý rắc thải cũng như khí thải điều này dẫn đến tìnhtrạng đáng báo động về ô nhiễm môi trường ở khu vực làng nghế Khí thải từ các cơ sở
Trang 11sản xuất được thải trực tiếp ra môi trương không qua xử lý, các khí thải này phát tán ramôi trường không khí xung quanh khiến không khí bị ô nhiễm nặng nề.
Dịch vụ: Với vai trò là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng đồng thời cũng là một trong nhiều ngành có đóng góp vào tổng sản phẩm của huyện và trong những năm gần đây đang từng bước phát triển, có nhiều cải tiến về tổ chức và phương thức hoạt động Huyện chưa có các cụm thương mại dich vụ, nhưng có các doanh nghiệp và các đại lí lớn, nên đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất của người dân Ngoài ra hệ thống chợ, các điểm bán hàng nhỏ ở các thôn, xóm ngày càng đa dạng, thị trường ngày càng mở rộng và cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đời sống của các tầng lớp dân cư Năm 2009 thì tổng giá trị sản xuất khu vực dịch vụ đạt 272,9 tỷ đồng tăng 121,7 tỷ đồng so với năm 2007 tăng bình quân 30,6%/ năm
Phát triển công nghiệp , dịch vụ tuy mang lại lợi ích kinh tế-xã hội nhưng chất thải từviệc phát triển này chưa được quản lý, xử lý đúng quy định nên đã tạo ra tình trạng ônhiễm môi trường nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân
2.2.2 Hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng
Nhà ở : phát triển dân số đồng nghĩa với việc phát triển các khu đô thị, khu dân cưtrong đại bàn huyện nhu cầu nhà ở ngày càng tăng cao vì thế các hoạt động xây dựngcũng không ngừng phát triển, đây cũng là một trong các nguyên nhân gây ra ô nhiễm môitrường
Giao thông : Mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện có nhiều thuận lợi Hệ thốngđường bộ thuận tiện cho việc vận chuyển, giao lưu kinh tế trong và ngoài tỉnh với chiều
50 km, trong đó hầu hết là đường nhựa đặc biệt là có doạn quốc lộ 18 cao tốc, giao thôngthuận lợi Mạng lưới đường tỉnh lộ và huyện lộ, đường nông thôn hiện có tuy bước đầu
đã được đầu tư nâng cấp, nhưng nhìn chung chất lượng còn thấp gây khó khăn cho giaothông trong huyện và nội tỉnh.Đường sông cũng là một lợi thế đáng kể của Yên Phong, 3con sông: sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Ngũ Huyện Khê chảy qua Yên Phong tạo ra mộtmạng lưới đường thuỷ nối liền với các huyện và tỉnh bạn.Do tình hình phát triển dân sốcũng như phát triển các cơ sở tái chế, đòi hỏi nhu cầu đi lại càng cao hơn Nhiều các tuyếnđường liên xã, liên huyện đã được xây dựng nhăm đáp ứng nhu cầu vận chuyện của ngườidân
Thuỷ lợi : Các công trình thuỷ lợi đã góp phần tích cực vào phục vụ cho sản xuất nôngnghiệp đặc biệt là trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng , tăng hệ số sử dụng đất, pháttriển ngành nghề dịch vụ Bên cạnh việc thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương,hàng năm tỉnh có chính sách hỗ trợ các địa phương xây dựng kênh cứng nhưng hệ thốngkênh tưới tiêu ở một số nơi và một số tuyến đẫ bị xuống cấp chưa có biện pháp khắc phục
do không được tu bổ, nạo vét, khơi thông thường xuyên nên vẫn xảy ra hạn hán, úng cục
bộ ở 1 số vùng đồng ruộng Ngoài ra một số trạm bơm đã xuống cấp nhất là khu vực bểhút, bể xả bị bồi lắng, nứt bê tông, thiết bị máy móc phần nào bị hư hỏng, việc thay thếkhông đồng bộ, không được bảo dưỡng thường xuyên làm cho hiệu quả hoạt động khôngcao
Trang 122.2.3.Phát triển nông nghiệp
Ngành trồng trọt đã có những chuyển biến tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu câytrồng do có sự đầu tư, đưa các loại giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất có giá trị kinh tế cao như tám xoan, nếp … và đầu tư ứng dụng khoa học mới vào sản xuất, năng suất tăng từ 53,3 tạ/ha năm 2007 lên 54,9 tạ/ha năm 2009 Tổng sản lượng năm 2009 đạt 60944 tấn tương đương năm 2007 góp phần đảm bảo an ninh lương thực Ngoài ra các loại cây trồng khác cũng phát triển mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao Tuy nhiên hiện nay ngành trồng trọt chủ yếu là sản xuất nhỏ,
tự cung tự cấp cho các chợ ở nông thôn, thị trường nhỏ hẹp, cây lúa vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cây trồng, cây công nghiệp và cây thực phẩm có giá trị cao chưa được ưu tiên phát triển, chưa hình thành vùng chuyên canh cây trồng như : vùng lúa hàng hoá, vùng cây công nghiệp, vùng rau sạch, vùng cây thực phẩm hàng hoá …
Chăn nuôi: Những năm gần đây chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển mạnh đáp ứng được nhu cầu thực phẩm phục vụ dời sống hằng ngày Tuy nhiên chăn nuôi vẫn mang tính chất nhỏ, chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình, tận dụng phụ phẩm của nghành trồng trọt Một số sản phẩm mới như : gà công nghiệp, bò lai sin, lợn nạc,
cá … đã dần mang tính sản xuất hàng hoá, nhưng quy mô nhỏ Việc chuyển dịch cơ cấu trong nghành chăn nuôi diễn ra nhanh hơn so với nghành trồng trọt nhưng vẫn
ở tốc độ thấp Hiện nay xu hướng chăn nuôi là giảm dần trâu bò do người dân bắt đầu đưa cơ giới hoá vào đồng ruộng và tăng dần đàn bò, lợn, gia cầm Các vật nuôi
có giá trị cao chưa được sản xuất đại trà, việc tăng cao đàn gia cầm trong những năm gần đây đã đánh dấu một bước chuyển dịch cơ cấu trong chăn nuôi nhưng chưa hình thành mô hình chăn nuôi trang trại và chăn nuôi theo quy mô công nghiệp
Bảng 1 Tình hình phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện
Trang 13CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
3.1 Hiện Trạng chất lượng môi trường không khí tại làng nghề
3.1.1 Quy mô các hộ GĐ sản xuất Tái chế nhôm tại làng nghề Mẫn Xá
Làng nghề tái chế Nhôm Mẫn Xá, Văn Môn có quy trình tái chế tương đối đơn giản, dễvận hành, hoàn toàn bằng thủ công Họ thu mua các loại phế thải như thép vụn, phế liệu domáy móc, dụng cụ sắt hư hỏng , vật dung gia đình … tái chế lại thành các sản phẩm mớitheo sự đặt hàng của người mua Qua quá trình điều tra khảo sát thực tế cho thấy càng ngàycàng nhiều hộ gia đình tại làng Mẫn Xá thu mua phế liệu và sản xuất tái chế nhôm
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Hộ GĐ thu mua phế liệu
DN kinh doanh lĩnh vực này
Biểu đồ 1: Quy mô các hộ GĐ sản xuất, tái chế nhôm tại làng nghề Mẫn Xá
Nhận xét:
Qua biểu đồ thể hiện quy mô các hộ GĐ sản xuất tại làng nghề tái chế nhôm Mẫn Xá chothấy sự tham gia của các hộ gia đình vào hoạt động tái chế nhôm tăng một cách đáng kểtrong các năm gần đây Đặc biệt vào năm 2013, số hộ gia đình sản xuất đúc nhôm và thumua phế liệu tại làng Mẫn Xá lên đến hơn 212 hộ và có 32 doanh nghiệp tham gia kinhdoanh về lĩnh vực này Điều đó cho thấy được lợi ích kinh tế cao mà hoạt động thu mua táichế nhôm đem lại tuy nhiên đồng nghĩa với việc các thành phần môi trường tại làng nghềnày đang bị đe dọa nếu như không người dân cùng với chính quyền không có nhưng chínhsách và lối đi đúng đắn cho quá trình tái chế và sản xuất
Trang 143.1.2 Hiện Trạng môi trường tái chế nhôm tại làng Mẫn Xá năm 2013
Thu thập và tổng hợp các kết quả về chất lượng môi trường không khí (khu vực làngnghề) đã được tiến hành trong thời gian gần đây
Khảo sát, đo và lấy mẫu, kiểm tra hiện trạng chất lượng môi trường không khí trong khuvực làng nghề, chúng tôi đã tiến hành đặt trạm đo không khí tại 2 hộ gia đình trực tiếp phânloại, sản xuất tái chế nhôm tại nhà vào ngày 08/06/2013- Đo liên tục trong 24 giờ sau 1 giờlấy mẫu 01 lần
Các vị trí lấy mẫu phân tích không khí được thể hiện trong bảng với vị trí lấy mẫu có hệtọa độ VN 2000
Bảng 2: Vị trí lấy mẫu khí tại làng nghề năm 2014
Hiện trạng môi trường không khí xung quanh được thể hiện tại bảng 2 dưới đây:
Bảng 3 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh năm 2014
TT phân tích Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp thử
05: 2013/BTNMT (Trung bình 1h)
Trang 15-8 Tốc độ gió m/s Wind meter 0,9 0,7
(Nguồn: Công ty CP Khoa học và công nghệ môi trường Hà Nội)
cư Đặc biệt là yếu tố nhiêt độ tại các xưởng đúc, vượt nhiệt độ môi trường từ 8-10 độ C
3.2 Diễn biến chất lượng môi trường tại làng nghề trong những năm gần đây
Qua quá trình phân tích, đo, lường, và thống kê số liệu những năm gần đây về chất lượngmôi trường không khí tại làng nghề tái chế nhôm Mẫn Xá cho thấy chất lượng môi trườngkhông khí xung quanh đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ các hoạt động sản xuất kinh doanh,tái chế kim loại Dưới đây chúng tôi đưa ra những biểu đồ biểu thị sự thay đổi của từngthông số trong thành phần môi trường không khí để thấy rõ được sự suy thoái của môitrường không khí tại làng nghề trong những năm gần đây