DANH MỤC BẢNGBảng 1: Số ngày không thuận lợi cho hoạt động du lịch trong 1 năm Bảng 2: Dự báo về dân số, lao động du lịch Sầm Sơn 2020 Bảng 3.1 : Kết quả quan trắc môi trường nước biển v
Trang 1BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN: THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI
“ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHU DU LỊCH
SẦM SƠN – THANH HÓA”
Trang 2DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Số ngày không thuận lợi cho hoạt động du lịch trong 1 năm
Bảng 2: Dự báo về dân số, lao động du lịch Sầm Sơn 2020
Bảng 3.1 : Kết quả quan trắc môi trường nước biển ven bờ khu vực bãi tắmBảng 3.2: Kết quả quan trắc môi trường nước biển tại Cảng Hới – Sầm SơnBảng 3.3: Kết quả quan trắc môi trường không khí tại khu du lịch Sầm Sơn
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ thị xã Sầm Sơn
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1
1 Tổng quan về du lịch biển 1
1.1 Tổng quan về du lịch biển Việt Nam 1
1.2 Tổng quan về du lịch biển Sầm Sơn, Thanh Hóa 1
2 Tổng quan về điều kiện tự nhiên 2
2.1 Vị trí địa lý 2
2.2 Địa hình 2
2.3 Khí hậu 3
2.4 Thủy văn 4
2.5 Tài nguyên sinh vật 4
CHƯƠNG II : SỨC ÉP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 6
ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 6
1 Sức ép dân số và quá trình đô thị hóa 6
1.1 Sự phát triển dân số 6
1.2 Tác động của dân số đối với môi trường 7
2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 8
2.1 Thương mại – du lịch 8
2.2 Nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản 9
2.3 Tác động của phát triển kinh tế - xã hội đối với môi trường 9
CHƯƠNG III THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI KHU DU LỊCH 12
1 Môi trường nước biển ven bờ 13
2 Môi trường không khí 15
3 Thực trạng đa dạng sinh học 15
4 Quản lý chất thải rắn 16
4.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn 16
4.2 Thu gom và xử lý CTR 17
CHƯƠNG IV: TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 19
1 Tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người 19
2 Tác động của ô nhiễm môi trường đối với kinh tế - xã hội 20
Trang 43 Tác động của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái 20
CHƯƠNG V: CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 22
1 Giải pháp chính sách 22
2 Giải pháp kinh tế, khoa học công nghệ 22
2.1 Giải pháp kinh tế 22
2.2 Giải pháp khoa học công nghệ 23
3 Giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường 23
3.1 Giải pháp về đào tạo, giáo dục môi trường 23
3.2 Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ MT du lịch 24 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 25
1 Kết luận: 25
2 Kiến nghị: 25
PHỤ LỤC 1 27
Trang 5CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1 Tổng quan về du lịch biển
1.1 Tổng quan về du lịch biển Việt Nam
Du lịch là những hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cưtrú của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trongmột khoảng thời gian nhất định
Du lịch biển là những hoạt động du lịch có liên quan tới nguồn lực tài nguyênbiển
Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nơi diễn ra cáchoạt động du lịch
Việt Nam nằm ở bán đảo Đông Dương, diện tích khoảng 330.000 km2, vùng đặcquyền kinh tế khoảng 1.000.000 km2 Có trên 3.000 hòn đảo Nhiều khu vực bờ biển,cũng như các đảo ở nước ta có vị trí địa lí rất trọng yếu đối với phát triển kinh tế và anninh quốc phòng Biển Việt Nam rất giàu và đẹp, là môi trường sống cho các loài sinhvật, với kho tài nguyên khoáng sản phong phú, còn là nhân tố có ý nghĩa lớn điều hòakhí hậu, là nơi chứa đựng các nguồn năng lượng triều, năng lượng gió…có tiềm năngphát triển du lịch vùng hàng hải
1.2 Tổng quan về du lịch biển Sầm Sơn, Thanh Hóa
Khu du lịch Sầm Sơn nằm cách thành phố Thanh Hóa 16 km Trong những năm đầu của thế kỉ 20, Sầm Sơn không những được quan chức người Pháp biết đến màcòn có vua quan nhà Nguyễn và khách du lịch biết đến như một nơi nghỉ dưỡng lý tưởng với những bãi cát trắng mịn dài hơn 10 km Đây là một vùng trời nước mênh mông, nhiều hải sản quí và đặc biệt có dãy núi Trường Lệ với các thắng tích như hòn Trống Mái, chùa Cô Tiên, đền Độc Cước Biển Sầm Sơn bao la còn là nơi cung cấp nguồn hải sản phong phú như tôm, cá mực, cua, các loại hải sản quý khác Ngoài du lịch biển, gần đây Sầm Sơn còn mở nhiều loại hình vui chơi giải trí khác để thu hút du lịch như: Khu du lịch văn hóa - vui chơi giải trí "Huyền thoại thần Ðộc Cước", "Khu nhà luyện tập và thi đấu thể dục thể thao tổng hợp", Khu sinh thái Quảng Cư, Khu du lịch văn hóa núi Trường Lệ Sau 100 năm tuổi, thị xã đã có gần 400 cơ sở nhà nghỉ, khách sạn với hơn sáu nghìn phòng nghỉ, bảo đảm đón từ 15 đến 20 nghìn lượt du khách/ngày và bình quân mỗi năm đón khoảng từ 1,2 đến 1,3 triệu lượt du khách
Trang 6Năm tháng đầu năm 2014, lượng khách du lịch Sầm Sơn đạt gần 1,3 triệu lượt người, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2013, doanh thu ước đạt 507 tỷ đồng, tăng 19,7% so với cùng kỳ.
2 Tổng quan về điều kiện tự nhiên
2.1 Vị trí địa lý
Thị xã Sầm Sơn là thị xã đồng bằng ven biển Thanh Hóa, nằm ở tọa độ
105052’’30’’ đến 105056”15” kinh độ Đông; 19047’’10’’ đến 19043’’11’’ vĩ độ Bắc ; cách Thành phố Thanh Hóa 16 km về phía Đông Nam theo đường quốclộ 47 và tiếp giáp với các đơn vị hành chính sau:
Phía Bắc giáp huyện Hoằng Hóa
Phía Nam giáp huyện Quảng Xương
Phía Đông giáp biển Đông
Phía Tây giáp huyện Quảng Xương
2.2 Địa hình
Thị xã Sầm Sơn có địa hình bằng phẳng, là một vùng đất cát chiều dài theohướng Bắc Nam; chiều rộng theo hướng Tây Đông, hẹp và dốc về hai phía:
+ Phía Đông ra biển
+ Phía Tây ra sông Đơ
+ Phía Nam có dãy núi Trường Lệ đỉnh cao nhất 81,7 mét
Địa hình vùng cát và ruộng cao độ cao nhất +3,1m và cao độ thấp nhất +0,2m.Địa hình ở Sầm Sơn chia thành 4 vùng rõ rệt:
* Vùng triều ngập mặn: gồm vùng đất trũng bên bờ sông Đơ trải dọc từ cống Trường
Lệ đến sông Mã và vùng triều ngập mặn Quảng Cư Đây là vùng đất trũng, cốt trungbình từ 0,5 - 1,5 mét Từ khi đắp đập Trường Lệ vùng đất trũng bên bờ sông Đơ đangđược ngọt hoá dần Hiện nay vùng này đang trồng lúa năng suất thấp, nuôi trồng hảisản, trồng sen
Trang 7* Vùng cồn cát cao: gồm khu vực nội thị, trải dài từ chân núi Trường Lệ đến bờ Nam
Sông Mã Địa hình ở đây tương đối bằng phẳng, dốc thoải từ Đông sang Tây khoảng1,5 - 2%, cốt trung bình từ 2,5 - 4,5 mét, thuận lợi cho việc xây dựng khách sạn, nhànghỉ, trung tâm hành chính và các khu dân cư, diện tích khoảng 700 ha
* Vùng ven biển: gồm khu vực phía Đông đường Hồ Xuân Hương từ chân đền Độc
Cước (phường Trường Sơn) kéo dài đến hết địa phận xã Quảng Cư Đây là dải cátmịn, thoải, dốc dần ra biển phù hợp với yêu cầu của bãi tắm (độ dốc từ 2 - 5%), diệntích khoảng 150 ha, rộng 200 mét
* Vùng núi Bao gồm toàn bộ núi Trường Lệ, nằm sát biển, độ cao trung bình khoảng
50 mét, đỉnh cao nhất đạt 76 mét, có các vách đá dốc đứng về phía biển tạo nên sựhùng vĩ của núi Trường Lệ, rất thích hợp cho các loại hình du lịch leo núi, du lịch mạohiểm Ngoài ra ở đây còn có những bãi cỏ rộng và những sườn thoải phù hợp cho dulịch cắm trại, vui chơi giải trí
Nền địa chất của Sầm Sơn khá tốt, cường độ chịu tải của đất cao, đạt từ 1 - 2kg/cm2, riêng khu vực gần núi Trường Lệ đạt trên 2 kg/cm2, rất tốt cho xây dựng cáccông trình
2.3 Khí hậu
Thị xã Sầm Sơn nằm trong miền khí hậu Bắc Việt Nam, thuộc vùng khí hậunhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt là mùa hạ nóng,
ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa
* Chế độ nhiệt: Sầm Sơn có chế độ nhiệt tương đối cao, nhiệt độ trung bình năm
khoảng 23oC Nhiệt độ trung bình mùa hè (tháng 5 - 9) là 25oC, tháng nóng nhất nhiệt
độ lên đến 40oC; nhiệt độ trung bình mùa đông (từ tháng 12 năm trước đến tháng 3năm sau) là 200C, tháng lạnh nhất có thể xuống đến 5oC Tổng tích ôn cả năm khoảng8.6000C; số giờ nắng cao, trung bình 1700 giờ/năm Tháng có số giờ nắng cao nhất(tháng 7) là 225 giờ, tháng có số giờ nắng thấp nhất (tháng 2) là 46 giờ
* Chế độ gió: Sầm Sơn chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính là gió mùa Đông Bắc và
gió mùa Tây Nam Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa đông (từ tháng 11đến tháng 2 năm sau), bình quân mỗi năm có khoảng 30 đợt gió mùa Đông Bắc mangtheo không khí lạnh, làm nhiệt độ giảm xuống từ 5 - 10oC so với nhiệt độ trung bìnhnăm Về mùa hè (từ tháng 3 - 11) gió thịnh hành là Đông Nam mang theo hơi nướcgây mưa nhiều Riêng đầu mùa hè thường xuất hiện gió Tây khô nóng (gió Lào) ảnhhưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân
Trang 8* Chế độ mưa: Lượng mưa ở Sầm Sơn khá lớn, trung bình năm từ 1600 - 1900 mm,
nhưng phân bố rất không đều giữa hai mùa Mùa khô (từ tháng 12 - 4 năm sau) lượngmưa rất ít, chỉ chiếm 15% lượng mưa cả năm, ngược lại mùa mưa (từ tháng 5 - 11) tậptrung tới 85% lượng mưa cả năm Mưa nhiều nhất vào tháng 8, lượng mưa có năm lêntới gần 900 mm Ngoài ra trong mùa này thường có giông, bão kèm theo mưa lớn gâyúng lụt cục bộ
Khí hậu là yếu tố chi phối mạnh mẽ nhịp điệu trong năm Qua nghiên cứu cácchỉ số khí hậu của các nhà khoa học trong nước và tổ chức du lịch thế giới (OTM) đãđưa ra thì mức thích ứng của con người đối với khí hậu qua nhiệt độ không khí và độ
ẩm tương đối ở Sầm Sơn là 210 ngày/năm Đây cũng là chỉ số đạt vào loại cao ở nước
ta Theo số liệu của trạm khí tượng thuỷ văn Thanh Hoá, số ngày không thuận lợi chohoạt động du lịch ở Sầm Sơn trong một năm là:
Bảng 1: Số ngày không thuận lợi cho hoạt động du lịch trong 1 năm
Ngày lạnh có nhiệt độ không khí dưới 150C: 5 ngày
Số ngày bị sương mù, sương muối: 56 ngày
- 2,5 mét Chế độ thủy triều như vậy rất thích hợp cho các hoạt động du lịch tắm biển
2.5 Tài nguyên sinh vật
Tài nguyên sinh vật ở Sầm Sơn khá đa dạng, ảnh hưởng lớn đối với sự pháttriển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng
* Tài nguyên rừng: Rừng có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ môi trường và là đối
tượng cho nhiều loại hình du lịch Đất rừng ở Sầm Sơn năm 1907 là 543 ha Rừng chủyếu tập trung trên núi Trường Lệ Vào những năm 40 của thế kỷ XX, đây là khu rừngthông tuyệt đẹp được trồng để phục vụ khách du lịch, nhưng đến những năm 60 - 70,rừng gần như bị phá huỷ hoàn toàn Năm 1999 diện tích rừng là khoảng 324 ha, với độ
Trang 9che phủ của rừng rất thấp (gần 20 %) Gần đây, rừng đang được khôi phục lại dần dầnvới các loại cây như: thông, keo lá chàm, keo tai tượng.
* Thuỷ, hải sản: Đây là nguồn lợi có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống kinh tế - xã hội SầmSơn Nuôi trồng thuỷ, hải sản từng bước được chú ý và mở rộng về quy mô Tận dụngnhững tiềm năng sẵn có, những năm gần đây, Sầm Sơn đã tiến hành cải tạo vùng triềusông Mã, đầu tư hàng chục tỷ đồng để cải tạo ao nuôi, đưa khoa học - công nghệ mớivào nuôi trồng thuỷ sản Ðặc biệt, trong lĩnh vực nuôi tôm, thị xã đã mạnh dạn chuyểnđổi diện tích gieo trồng năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản, cho giá trị cao gấp 3 -
5 lần trồng lúa Ðồng thời, Sầm Sơn đã từng bước xoá bỏ hình thức nuôi quảng canh,chuyển sang nuôi bán thâm canh Ðến 2008, tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 205
ha, tăng 46,4% so với năm 1996; tổng sản lượng nuôi trồng đạt 170 tấn, tăng 41,6% sovới năm 1996 Nét đột phá trong sự phát triển của ngành thuỷ sản Sầm Sơn là đã xâydựng hai trại giống tôm sú, sản sinh được 21 triệu con, chủ động đáp ứng nhu cầu trênđịa bàn Hiện nay, thị xã đang phối hợp cùng với ban, ngành cấp tỉnh để lập dự án thicông khu nuôi tôm công nghiệp Với tổng sản lượng bao gồm cả đánh bắt và nuôitrồng đạt 8.670 tấn, tổng trị giá 58,3 tỷ đồng, cùng với du lịch, ngành thuỷ sản đóngvai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của thị xã Hàng năm, ngành đã giảiquyết việc làm cho phần lớn lao động của thị xã
Đối với hoạt động du lịch, ngành đánh bắt thuỷ, hải sản đã cung cấp một nguồnthực phẩm quan trọng Các loại hải sản quý có lợi cho sức khỏe như tôm hùm, cua, mực,ghẹ, rau câu trở thành những món ăn ưa thích của thực khách, tạo nên nét hấp dẫn riêngcủa khu du lịch biển Ngoài ra, các sản phẩm được chế tạo từ vỏ sò, vỏ ốc cũng làm nênnhững món quà lưu niệm được du khách yêu thích
Trang 10CHƯƠNG II : SỨC ÉP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
1 Sức ép dân số và quá trình đô thị hóa
1.1 Sự phát triển dân số
Phát huy có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh đô thị du lịch biển, tăng cường nội lực và thu hút các nguồn lực đầu tư nhằm đầu tư, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội Phấn đấu đến năm 2015 Sầm Sơn trở thành đô thị loại III Phát triển nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, trong đó chú trọng phát triển 2 ngành kinh tế có thế mạnh là dịch vụ du lịch và nghề cá Với tinh thần cách mạng tiến công, mục tiêu giai đoạn 2010 – 2015, Sầm Sơn phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt từ 18% trở lên
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: tăng tỷ trọng ngành Dịch vụ, giảm tỷ trọng Ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp, GDP đầu người đến năm 2015 đạt 2.200 USD
Dự báo dân số thị xã Sầm Sơn cũ đến năm 2020 là 78.000 người, mở rộng không gian hành chính địa giới (thêm 6 xã thuộc huyện Quảng Xương) sẽ có dân số khoảng 70.000 người Như vậy, trong giai đoạn 2011 – 2020, thị xã Sầm Sơn trở thànhthành phố du lịch với dân số khoảng 148.000 người (chưa kể bình quân hàng năm khách du lịch đến Sầm Sơn từ 2.800 – 30.000 người)
Bảng 2: Dự báo về dân số, lao động du lịch Sầm Sơn 2020
Trang 11Nguồn: Tổng hợp từ Uỷ ban nhân dân thị xã Sầm Sơn
Theo bảng 2 dự báo lao động du lịch và dự báo về dân số Sầm Sơn thì cùng với
sự tăng dân số, nguồn nhân lực của Sầm Sơn cũng tăng nhanh, dự báo năm 2015 đạt43.420 người và năm 2020 đạt khoảng 50.000 người, chiếm 68,2% tổng dân số của thị
xã (chưa kể số lao động ở các địa phương khác đến làm việc theo thời vụ trong lĩnh
vực du lịch, dịch vụ) Đây là nguồn lực rất quan trọng đối với sự phát triển của Sầm
Sơn trong tương lai, song cũng là một sức ép lớn đối với Sầm Sơn trong vấn đề tạothêm việc làm mới cho số lao động tăng thêm và cả số lao động thời vụ hiện nay Mặtkhác để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh trong giai đoạntới, nhất là phát triển du lịch, đòi hỏi phải có kế hoạch thật cụ thể để đào tạo nâng caochất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn
Để phát triển du lịch Sầm Sơn, quy hoạch được xem là công việc đầu tiên và có vai trò vô cùng quan trọng Việc quy hoạch phải gắn liền với mở rộng không gian đô thị đến năm 2015, tầm nhìn 2020, đồng thời phải xem xét tính gắn kết với quy hoạch thành phố Thanh Hoá và các vùng phụ cận Mặt khác, công tác quy hoạch sẽ khắc phục, điều chỉnh những hậu quả chắp vá của quy hoạch từ trước để lại Chỉ có quy hoạch đồng bộ thì mới có thể khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của Sầm Sơn - mảnh đất chứa đựng những tài nguyên thiên nhiên và nhân văn quý giá, góp phần quan trọngtrong việc bảo vệ lãnh hải Tổ quốc, giữ gìn môi trường sinh thái và làm tốt công tác anninh, phát huy bản sắc văn hoá đặc trưng của con người vùng biển
1.2 Tác động của dân số đối với môi trường
Dân số tăng nhanh tạo nên sức ép lớn tới kinh tế, đời sống nhân dân và môitrường Dân số tăng cao làm kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân chậm cảithiện, môi trường ô nhiễm:
- Tạo sức ép tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường đất do khai thác quá mứccác nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm,sản xuất công nghiệp làm diện tích rừng bị thu hẹp, tăng diện tích đất bạc màu, cạnkiệt tài nguyên khoáng sản
- Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường
tự nhiên, làm ô nhiễm môi trường nước (giảm nguồn nước sạch), ô nhiễm môi trường không khí do rác thải, khí thải, khói bụi, tiếng ồn Theo thông tin và số liệu thu được, bãi rác thải Sầm Sơn được quy hoạch và xây dựng từ năm 1997 với quy mô 2ha, trong
đó bãi chứa rác 1ha và 3 hồ xử lý sinh học với diện tích 9.100m2 có nhiệm vụ chứa và
xử lý nước thải Theo quy trình thì nước thải từ các doanh nghiệp, nhà máy, hệ thống
Trang 12nhà hàng, khách sạn và các hộ dân cư trên địa bàn thị xã được thu gom theo đường ống về trạm bơm trung chuyển rồi đổ vào 3 hồ sinh học để xử lý, sau đó mới được thải
ra sông Đơ Tuy nhiên, do lượng rác thải và nước thải quá lớn, nhất là vào mùa du lịch với lượng rác thải trung bình lên tới 130 -150m3/ngày, tương đương 50 tấn; lượng nước thải từ 500-2.500m3/ngày đã gây quá tải Đến năm 2009, bãi rác này được giao cho Công ty cổ phần Thương mại đô thị và dịch vụ du lịch Sầm Sơn Do khối lượng rác thải chưa kịp xử lý ngày càng tồn đọng với khối lượng lớn, nước thải chưa xử lý được xả trực tiếp xả ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Mùi hôi thối từ bãi rác thải, hồ chứa nước thải cả ngày lẫn đêm Nguồn nước ngầm ô nhiễm không thể dùng sinh hoạt được Đường ống nước sạch của thị xã thì không đi qua Nhànào có điều kiện thì xây bể nước mưa, còn không thì phải đi hàng cây số mua nước, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hàng ngày
- Sự gia tăng dân số đô thị làm cho môi trường đô thị có nguy cơ bị suy thoáinghiêm trọng Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sựphát triển dân cư Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càngkhó khăn
2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
2.1 Thương mại – du lịch
a Hiện trạng khách du lịch
Sầm Sơn có nhiều tiềm năng tài nguyên du lịch đặc biệt là địa hình, cảnh quan,
đa dạng HST nên đã thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan nghĩ dưỡng
Cùng với việc phát triển bổ sung các loại hình dịch vụ du lịch, chất lượng các sảnphẩm, các dịch vụ đưa đón, hướng dẫn, phục vụ khách tại các cơ sở lưu trú, điểm thamquan được nâng cao hơn Giữ vững và nâng cao tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu cơ bản
về kinh doanh du lịch, tăng dần tỷ trọng dịch vụ du lịch, góp phần chuyển dịch cơ cấukinh tế địa phương
Khách du lịch đến với Sầm Sơn chủ yếu đi vào cuối tuần và mùa du lịch (cuốitháng 4 đến đầu tháng 11) Những ngày cao điểm như dịp lễ 30/4 - 1/5 Sầm Sơn đãđón gần 700.000 lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, tắm biển vànghỉ dưỡng
Nhằm tăng cường sự thu hút khách tham quan đến với Sầm Sơn, những năm quacác loại hình dịch vụ du lịch tiếp tục phát triển với quy mô và sản phẩm ngày càng đa
Trang 13dạng, hấp dẫn du khách, đặc biệt là các hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơigiải trí thể thao trên biển, tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch mang tầm cỡ quốc giatrên địa bàn ngày càng phát triển.
b Doanh thu từ hoạt động du lịch
5 tháng đầu năm 2014, lượng du khách về Sầm Sơn đạt gần 1,3 triệu lượt người, tăng 21,7% so với cùng kì năm 2013; doanh thu ước tính đạt 506 tỉ đồng, tăng 19,7 % so với cùng kỳ Đặc biệt trong dịp lễ 30/4 và 1/5, lượng khách về Sầm Sơn tăng cao nhất trong nhiều năm qua
Trang 142.2 Nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản
Sầm Sơn có bờ biển dài 9 km từ Cửa Hới đến Vụng Tiên (VụngNgọc) Vùng biển, ven biển Sầm Sơn và phụ cận có nguồn lợi hải sảnkhá phong phú, đa dạng, tạo cho Sầm Sơn có lợi thế rất lớn về khaithác hải sản Các ngư trường khai thác chính gồm:
- Bãi cá nổi ven bờ từ Nghệ An trở ra phía Bắc có trữ lượngkhoảng 12.000 - 15.000 tấn, chủ yếu là cá lầm, cá trích (chiếm 40 -50%); còn lại là cá nục, cá cơm, cá lẹp Khả năng khai thác khoảng6.000 - 7.000 tấn/năm
- Bãi cá nổi vùng Lạch Hới - Đông Nam Hòn Mê có trữ lượng15.000 - 20.000 tấn, chủ yếu là cá lầm, cá trích, cá nục (chiếm 60 -70%), còn lại là cá thu, bạc má Khả năng khai thác 7.000 - 10.000tấn/năm
- Các bãi cá đáy phía Nam đảo Hòn Mê đến Lạch Ghép và LạchHới - Đông Nam Hòn Mê
Ngoài ra, vùng biển và ven biển còn có nhiều loại hải đặc sảnkhác có giá trị kinh tế cao và rất được ưa chuộng trên thị trườngtrong và ngoài nước như ốc hương, sứa, tôm hùm, cua, ghẹ
Về nuôi trồng thuỷ sản: Sầm Sơn có trên 158,7 ha mặt nướcthuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, trong đó chủ yếu là ở Quảng Cư(138.7 ha) và một phần ở Quảng Tiến (20 ha) Toàn bộ diện tích nàynằm trong đê sông Mã, đã hình thành các ao, đầm có thể nuôi trồngnhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, ghẹ, rongcâu
2.3 Tác động của phát triển kinh tế - xã hội đối với môi trường
- Sự tăng lên nhanh chóng các hoạt động phát triển thương mại - du lịch đã vàđang tạo ra nguồn chất thải không nhỏ gây ô nhiễm môi trường
- Rác thải phát sinh từ các hoạt động thương mại du lịch không được thu gom trởthành nguồn gây ô nhiễm
- Nước thải và rác thải phát sinh từ hoạt động du lịch, dịch vụ trên biển trở thànhnguồn gây ô nhiễm cho môi trường nước biển
Trang 15- Hoạt động nuôi trồng thủy sản, các nhà bè trên biển và dân cư các làng chàiphục vụ du lịch đã thải ra một lượng lớn thức ăn dư thừa, nước thải, rác thải… gây ônhiễm nguồn nước, phát sinh dịch bệnh.
- Lượng khách du lịch tăng kéo theo đó là các hoạt động vận chuyển lữ hành tạo
ra nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí cũng như dầu thải gây ô nhiễm môitrường nước biển
- Hoạt động đánh bắt thủy hải sản gây rò rỉ dầu mỡ gây ô nhiễm moi trường nướcbiển và hệ sinh thái
- Số lượng phương tiên giao thông vận tải lưu hành trên địa bàn cũng ngày cànggia tăng với sự tham gia với mật độcao của các xe tải nguyên vật liệu, hàng hóa, hànhkhách tạo ra lượng bụi và các khí thải là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường khôngkhí
Trang 16CHƯƠNG III THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI KHU DU
LỊCH
(Nguồn: Phòng Địa chính thị xã Sầm Sơn)
Hình 3.1: Sơ đồ thị xã Sầm Sơn
Trang 171 Môi trường nước biển ven bờ
Nguồn gây ô nhiễm lớn nhất tới chất lượng biển ven bờ là nước thải công
nghiệp, đặc biệt nước thải do hoạt động đóng tàu, nuôi trồng thủy sản và nước thải
sinh hoạt không qua xử lý
Nước thải đô thị, nước thải từ hoạt động thương mại - du lịch chưa được xử lý
thải trực tiếp ra các nguồn tiếp nhận là sông, suối, kênh, mương sau đó đổ ra biển cũng
là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với môi trường nước biển
* Hiện trạng môi trường nước biển tại các khu vực bãi tắm
Bảng 3.1 : Kết quả quan trắc môi trường nước biển ven bờ khu vực bãi tắm
độ ( 0 C)
pH
Độ muố i (‰)
DO (mg/l )
COD (mg/
l)
BOD
5
(mg/l )
TSS (mg/l)
Colifor m (MPN/
100ml)
Dầu (mg/l )
Nhận xét: Kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven bờ (bảng 3.1) tại một số
bãi tắm cho thấy :
+ pH: Kết quả đo tại 3 bãi tắm (Bãi tắm 1, Bãi tắm 2 và Bãi tắm 3) dao động từ 8,05
-8,12 và đều nằm trong quy chuẩn cho phép (QCVN 10:2008/BTNMT) quy định đối
với vùng bãi tắm, thể thao dưới nước
+ DO: Giá trị ôxy hòa tan tại các bãi biển ghi nhận dao động từ 6,21 - 6,68 mg/l và đều
nằm trong giới hạn của quy chuẩn cho phép
+TSS: Hàm lượng TSS ghi nhận tại bãi tắm dao động từ 14 - 33,0 mg/l và đều nằm
trong giới hạn của quy chuẩn cho phép