Bệnh thường gặp nhiều nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ở những mức độ khác nhau, không những gây ảnh hưởng trước mắt, trực tiếp đến phát triển về thể chất, tâm thần và vận động của t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
- -
VŨ THỊ HỒNG NGỌC
BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
Ở TRƯỜNG MẦM NON
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hà Nội - 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
- -
VŨ THỊ HỒNG NGỌC
BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
Ở TRƯỜNG MẦM NON
Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)
Mã số: 60140101
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Hoàng Quý Tỉnh
Hà Nội - 2017
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS Hoàng Quý Tỉnh
đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn này
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô trong Ban Chủ nhiệm Khoa, quý thầy cô trong khoa Giáo dục Mầm non trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình viết luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Mẫu giáo Hướng Dương, trường Mẫu giáo Hoàng Oanh, đặc biệt là các cô giáo, các bậc phụ huynh, các cháu của các trường đã tận tình giúp đỡ trong quá trình thu thập số liệu
Cảm ơn Khoa Sư phạm và trường Đại học An Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Nhân dịp này Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên cạnh, động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này
An Giang, ngày 20 tháng 04 năm 2017
Học viên
Vũ Thị Hồng Ngọc
Trang 4MỤC LỤC
Trang
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc của luận văn 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 6
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1 Trên thế giới 6
1.1.2 Ở Việt Nam 10
1.2 Cơ sở lý luận 13
1.2.1.Dinh dưỡng và tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển của cơ thể 13
1.2.2 Khái niệm bệnh suy dinh dưỡng 16
1.2.3 Nguyên nhân và sự ảnh hưởng của bệnh suy dinh dưỡng đối với trẻ 17
1.2.4 Chẩn đoán bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non 26
1.2.5 Đặc điểm lâm sàng của bệnh suy dinh dưỡng 30
Tiểu kết chương 1 35
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ THỰC TRẠNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG HIỆN CÓ Ở ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 36
Trang 52.1 Đối tượng và địa bàn điều tra 36
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 36
2.1.2 Địa bàn điều tra 36
2.1.3 Thông tin chung về địa bàn điều tra 36
2.2 Phương pháp điều tra 37
2.3 Phương pháp nghiên cứu 38
2.3.1 Phân bố đối tượng điều tra 38
2.3.2 Phương pháp chọn mẫu 38
2.3.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu 40
2.3.4 Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số nghiên cứu 41
2.3.5 Công cụ và phương pháp thu thập số liệu 42
2.4 Thực trạng suy dinh dưỡng của trẻ ở trường mẫu giáo Hướng Dương và Mẫu giáo Hoàng Oanh 43
2.4.1 Suy dinh dưỡng nhẹ cân (cân nặng/ tuổi) 44
2.4.2 Suy dinh dưỡng thể thấp còi 45
2.4.3 Suy dinh dưỡng thể gầy còm (cân nặng/ chiều cao) 46
2.5 Điều tra nhận thức của giáo viên đối với bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ 5 - 6 tuổi 47
2.6 Điều tra nhận thức của phụ huynh đối với việc bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ 5 - 6 tuổi 48
2.6.1 Tình trạng kinh tế của gia đình và SDD của trẻ 48
2.6.2 Nghề nghiệp của mẹ và SDD của trẻ 49
2.6.3 Số con trong gia đình và tình trạng dinh dưỡng 50
2.6.4 Yếu tố chăm sóc trẻ lúc mới sinh 51
2.6.5 Yếu tố cá nhân với SDD của trẻ 52
2.6.6 Thời gian cai sữa với SDD của trẻ 53
Trang 62.7 Điều tra thói quen ăn uống có ảnh hưởng đến tình trạng suy dinh
dưỡng của trẻ 54
2.8 Các yếu tố liên quan đến tình trạng bệnh suy dinh dưỡng của trẻ trong nghiên cứu 56
2.9 Điều tra về thực trạng các biện pháp phòng chống bệnh suy dinh dưỡng ở địa bàn nghiên cứu 57
2.10 Đánh giá chung về các biện pháp phòng chống bệnh suy dinh dưỡng ở địa bàn nghiên cứu 58
2.10.1 Ưu điểm 59
2.10.2 Hạn chế 59
Tiểu kết chương 2 60
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG NHẰM GIẢM TỈ LỆ SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON Ở THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG 61
3.1 Cơ sở đề xuất các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong nghiên cứu 61
3.1.1 Căn cứ vào thực trạng suy dinh dưỡng của trẻ trong nghiên cứu 61 3.1.2 Căn cứ vào những nghiên cứu lý luận và tổng quan các công trình nghiên cứu 62
3.2 Đề xuất các biện pháp phòng chống bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ trong nghiên cứu 63
3.2.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp phòng chống SDD cho trẻ em ở một số trường mầm non 63
3.2.2 Các biện pháp tác động thông qua người chăm sóc trực tiếp trẻ (phụ huynh và giáo viên mầm non) 67
Trang 73.2.3 Các biện pháp tác động trực tiếp làm thay đổi thói quen ăn
uống của trẻ 75
3.3 Tiến hành các nghiên cứu trường hợp để kiểm nghiệm hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất 77
3.3.1 Mục đích thực nghiệm 77
3.3.2 Đối tượng thực nghiệm 77
3.3.3 Nội dung thực nghiệm 77
3.3.4 Cách tiến hành thực nghiệm 78
3.3.5 Thời gian thực nghiệm 78
3.3.6 Tiêu chí đánh giá và cách đánh giá thực nghiệm 78
3.3.7 Kết quả thực nghiệm 80
KẾT LUẬN THỰC NGHIỆM 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNSS : Cân nặng sơ sinh
DD : Dinh dưỡng
ĐV : Động vật
H/A : Chiều cao theo tuổi (Height for Age)
GDDD : Giáo dục dinh dưỡng
GVMN : Giáo viên mầm non
MN : Mầm non
NCHS : Trung tâm quốc gia về thống kê sức khỏe của Hoa Kỳ
OR : Tỉ suất chênh (Odd – Ratio)
W/A : Cân nặng theo tuổi (Weight for Age)
WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) W/H : Cân nặng theo chiều cao (Weight for Height)
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Phân loại mức độ thiếu dinh dưỡng trẻ em 30
Bảng 1.2 Phân loại mức độ thiếu dinh dưỡng ở cộng đồng trẻ 31
Bảng 2.1 Phân bố của đối tượng điều tra theo tuổi và giới tính 38
Bảng 2.2 Thông tin về trẻ 5 – 6 tuổi 43
Bảng 2.3 Tỷ lệ suy dinh dưỡng chung 44
Bảng 2.4 Mức độ SDD nhẹ cân trong nghiên cứu 45
Bảng 2.5 Mức độ SDD thấp còi trong nghiên cứu 46
Bảng 2.6 Nhận thức về tầm quan trọng của công tác phòng chống SDD cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non 48
Bảng 2.7 Tình trạng kinh tế của các gia đình 49
Bảng 2.8 Kinh tế gia đình và SDD nhẹ cân của trẻ 49
Bảng 2.9 Nghề nghiệp của bố mẹ 50
Bảng 2.10 Số con trong gia đình 51
Bảng 2.11 Mối liên hệ giữa số con trong gia đình với SDD của trẻ 51
Bảng 2.12 Bú mẹ sớm với SDD của trẻ 52
Bảng 2.13 Cân nặng của trẻ với SDD nhẹ cân của trẻ 53
Bảng 2.14 Mối liên quan giữa thời điểm cai sữa và tình trạng SDD nhẹ cân của trẻ 54
Bảng 2.15 Mối liên hệ giữa thời điểm cai sữa với SDD thể thấp còi 54
Bảng 2.16 Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ 55
Bảng 2.17 Tính cân đối trong khẩu phần ăn của trẻ 56
Trang 10Bảng 3.1 Bảng kết quả chế độ khẩu phần ăn cho trẻ phù hợp với nhu
cầu và sở thích của trẻ ở 2 nhóm ĐC và TN trước TN 81
Bảng 3.2 Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ trong các hoạt động 82
Bảng 3.3 Tăng cường tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ của hai
nhóm ĐC và TN trước TN 83
Bảng 3.4 Bảng kết quả chế độ khẩu phần ăn cho trẻ phù hợp với nhu
cầu và sở thích của trẻ ở 2 nhóm ĐC và TN sau TN 85
Bảng 3.5 Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ trong các hoạt động sau TN 86
Bảng 3.6 Tăng cường tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ của hai
nhóm ĐC và TN sau TN 88
Bảng 3.7 Bảng kết quả chế độ khẩu phần ăn cho trẻ phù hợp với nhu
cầu và sở thích của trẻ ở nhóm ĐC trước TN và sau TN 89
Bảng 3.8 Bảng kết quả giáo dục dinh dưỡng cho trẻ trong các hoạt động ở
nhóm ĐC trước TN và sau TN 90
Bảng 3.9 Bảng kết quả tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ ở
nhóm ĐC trước TN và sau TN 91
Bảng 3.10 Bảng kết quả chế độ khẩu phần ăn cho trẻ phù hợp với nhu
cầu và sở thích của trẻ ở nhóm TN trước TN và sau TN 92
Bảng 3.11 Bảng kết quả giáo dục dinh dưỡng cho trẻ trong các hoạt động ở
nhóm TN trước TN và sau TN 94
Bảng 3.12 Bảng kết quả tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ ở
nhóm TN trước TN và sau TN 95
Trang 11DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang Biểu đồ 3.1 Chế độ khẩu phần ăn cho trẻ phù hợp với nhu cầu và sở
thích của trẻ 82 Biểu đồ 3.2 Biện pháp phòng chống SDD cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
trên tiêu chí GDDD cho trẻ của 2 nhóm ĐC và TN trước
Biểu đồ 3.5 Biện pháp phòng chống SDD cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
trên tiêu chí GDDD cho trẻ của 2 nhóm ĐC và TN sau TNError! Bookmark not defined.87
Biểu đồ 3.6 Tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ của 2 nhóm ĐC và
TN sau TN 87
Biểu đồ 3.7 Bảng kết quả chế độ khẩu phần ăn cho trẻ phù hợp với nhu
cầu và sở thích của trẻ ở nhóm ĐC trước TN và sau TNError! Bookmark not defined
Biểu đồ 3.8 Bảng kết quả giáo dục dinh dưỡng cho trẻ trong các hoạt động ở
nhóm ĐC trước TN và sau TN 90 Biểu đồ 3.9 Bảng kết việc tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ ở
nhóm ĐC trước TN và sau TN 91
Biểu đồ 3.10 Bảng kết quả chế độ khẩu phần ăn cho trẻ phù hợp với nhu
cầu và sở thích của trẻ ở nhóm TN trước TN và sau TN 93
Biểu đồ 3.11 Bảng kết quả giáo dục dinh dưỡng cho trẻ trong các hoạt động ở
nhóm TN trước TN và sau TN 94
Trang 12Biểu đồ 3.12 Bảng kết việc tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ ở
nhóm TN trước TN và sau TN 95
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Bước sang thế kỷ 21, không chỉ riêng nước ta mà nhiều nước trên thế giới vẫn đang phải tiếp tục đương đầu với thách thức của tình trạng nghèo và suy dinh dưỡng Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lượng
và các vi chất dinh dưỡng Bệnh thường gặp nhiều nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ở những mức độ khác nhau, không những gây ảnh hưởng trước mắt, trực tiếp đến phát triển về thể chất, tâm thần và vận động của trẻ mà còn dẫn đến những hậu quả không thể sửa chữa được như sức lao động của xã hội sau này, tầm vóc người trưởng thành thấp bé, kết quả học tập kém, giảm khả năng lao động của người lớn và trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong
Suy dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em là vấn đề thời sự ở các nước nghèo
và đang phát triển Tổ chức Y tế thế giới đã nhận định trên thế giới hiện còn
36 nước có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi cao, trong đó có nước ta Hiện nay trên thế giới mỗi năm có hàng triệu bà mẹ và trẻ em tử vong do các nguyên nhân liên quan đến dinh dưỡng và có các biểu hiện kém phát triển về thể chất, tinh thần do bị suy dinh dưỡng từ nhỏ Các bằng chứng khoa học đã cho thấy, những năm đầu tiên của cuộc đời nếu trẻ bị suy dinh dưỡng có thể
để lại những hậu quả về thể chất và tinh thần không phục hồi được và kéo sang thế hệ sau
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng 500 triệu trẻ
em bị suy dinh dưỡng trên toàn cầu, trong đó 150 triệu trẻ em ở Châu Á, chiếm 44% tổng số trẻ em dưới 5 tuổi [73,74] Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng (2015), tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi chung trong toàn quốc là 24,6% [61] Theo phê duyệt chiến lược quốc gia
về dinh dưỡng giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống 15% vào năm 2015 và
Trang 14giảm xuống 12,5% vào năm 2020 Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay tỷ lệ suy dinh dưỡng, đặc biệt là suy dinh dưỡng thấp còi là khá cao và có sự chênh lệch nhiều giữa các địa phương, thiếu vi chất dinh dưỡng giảm chưa bền vững, nhiều vùng nghèo còn xảy ra tình trạng đói ăn, thiếu thực phẩm rất bức xúc Đây cũng là một trở lực quan trọng của phát triển và hội nhập, nên rất cần phải đưa ra các giải pháp cụ thể phòng chống suy dinh dưỡng cho các vùng khó khăn, tập trung ưu tiên cho những vùng có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao
là rất cần thiết [74]
Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu cũng như chỉ số phát triển con người và gần đây thì mức độ giảm suy dinh dưỡng có chiều hướng chậm lại Việc hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em và hạ thấp một cách đồng đều giữa các vùng vẫn còn
là một nhiệm vụ khó khăn Suy dinh dưỡng là hậu quả của nguyên nhân trực tiếp do thiếu ăn và bệnh tật cùng với các nguyên nhân tiềm tàng là tình trạng mất an ninh lương thực, dịch vụ chăm sóc sức khỏe kém Những nguyên nhân đó lại bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân cơ bản như nghèo đói, trình độ văn hóa thấp Gần đây, tổng kết của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Dinh dưỡng quốc tế cho thấy học vấn của người phụ nữ đóng góp 43% đối với suy dinh dưỡng, trong khi an ninh thực phẩm đóng góp 26,1% đối với suy dinh dưỡng Điều này cho thấy yếu tố về kiến thức và thực hành nuôi con (một phần thể hiện qua trình độ học vấn của người phụ nữ) có vai trò quan trọng đối với suy dinh dưỡng.Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi của tỉnh An Giang năm 2015 là 12,8% thấp hơn so với tỉ lệ chung của cả nước [62] Tuy nhiên, kết quả này chưa phản ánh được thực trạng tại các xã vùng sâu vùng xa (với nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của người dân khác với mặt bằng chung của tỉnh) Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài “Biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ 5 – 6 tuổi ở
Trang 15trường mầm non” với mong muốn góp phần nhỏ vào việc phòng chống suy
dinh dưỡng trẻ em ở địa phương ngày càng hiệu quả hơn
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ 5 –
6 tuổi
4 Giả thuyết khoa học
Thực trạng suy dinh dưỡng của trẻ 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang sẽ được cải thiện nếu sử dụng
một số biện pháp phòng chống bệnh suy sinh dưỡng cho trẻ em
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu những cơ sở lý luận về biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em ở một số trường mầm non thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng của trẻ em ở một số trường mầm non ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ
em ở một số trường mầm non thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Trang 16Đưa ra một số biện pháp phòng chống nhằm giảm thiểu tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em ở một số trường mầm non thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp đã đề ra
6 Phạm vi nghiên cứu
Trẻ 5 – 6 tuổi ở trường Mẫu giáo Hướng Dương, Mẫu giáo Hoàng Oanh thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập, đọc, phân tích, phân loại và tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra
Dùng phiếu điều tra 40 phụ huynh và 30 giáo viên mầm non để tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ
7.2.2 Phương pháp trò chuyện
Trao đổi, trò chuyện với phụ huynh, giáo viên mầm non để xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ trong nghiên cứu
7.2.3 Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Tiến hành nghiên cứu trường hợp trên 5 – 10 trẻ bị suy dinh dưỡng của trẻ nhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất
7.2.4 Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp xử lý số liệu, thu thập, xử lý, phân tích nghiên cứu các số liệu thu thập được để đánh giá được tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ
Nhập và xử lý số liệu thu được bằng phần mềm SPSS để xác định các yếu
tố liên quan tới tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ
Trang 17Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm xử lí số liệu một cách khách quan, khoa học để có được kết quả nghiên cứu của luận văn
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn sẽ gồm các chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng suy dinh dưỡng và thực trạng các biện pháp
phòng chống suy dinh dưỡng hiện có ở địa bàn nghiên cứu
Chương 3: Đề xuất một số biện pháp dự phòng nhằm giảm tỉ lệ suy
dinh dưỡng cho trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non ở thành phố Long
Xuyên, tỉnh An Giang
Trang 18CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Trên thế giới
Suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em là tình trạng chậm lớn, chậm phát triển
Ở cộng đồng người ta thường gặp những trẻ em SDD thể thấp còi (chiều cao theo tuổi thấp), SDD thể nhẹ cân (cân nặng theo tuổi thấp) và thể gầy còm (cân nặng theo chiều cao thấp) Nguyên nhân SDD rất phức tạp và đa dạng: trong đó do chế độ dinh dưỡng không đầy đủ và hợp lý chiếm tỷ lệ cao
Dinh dưỡng (DD) đã có lịch sử lâu đời trên thế giới, ở phương Đông cũng như ở phương Tây, từ buổi sơ khai con người đã hiểu rõ rằng: con người không thể sống nếu không có thức ăn và dần dần con người cũng nhận thức rằng thức ăn không những quyết định sự sinh tồn mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới sức lực, tầm vóc, khí chất, tình cảm, tinh thần, trí tuệ của con người
Dinh dưỡng là yếu tố quyết định sức khỏe và tuổi thọ Thoát khỏi nạn đói
đã từ lâu là ước mơ của loài người Tại hội nghị thượng đỉnh về dinh dưỡng họp tại Rome tháng 12/1992, đại diện của 159 nước đã tuyên bố quyết tâm thanh toán nạn đói và đẩy lùi các bệnh suy dinh dưỡng Vì thế, hội nghị đã khẳng định
“nạn đói và suy dinh dưỡng không thể nào chấp nhận được trong một thế giới
mà ở đó có đầy đủ kiến thức và của cải vật chất để thanh toán thảm họa này của loài người” Và trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền tại điều 25 cũng đã
nhấn mạnh “tất cả mọi người đều có quyền được sống đầy đủ, kể cả quyền được
ăn uống, được chăm lo sức khỏe’’ [63].
Có rất nhiều các công trình nghiên cứu về DD và vai trò của DD đối với sức khỏe con người Khoa học đã chứng minh được tầm quan trọng của
DD đối với sức khỏe về thể chất, tinh thần của con người cũng như mối quan
hệ qua lại giữa DD và sức khỏe của con người
Trang 19Năm 1942 Daray Thompson đã đưa khái niệm tốc độ tăng trưởng cùng
2 đại lượng của tăng trưởng chiều cao và cân nặng như những chỉ tiêu về sức
Tổ chức y tế của liên minh quốc gia đã nghiên cứu về mối liên quan giữa dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng J.Boyd Orrda đã thực sự nổi tiếng khi phát hiện ra mối liên quan trực tiếp giữa tầng lớp xã hội và sức khỏe của họ [22]
Năm 1955, Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hiệp quốc (FAO)
và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) – các tổ chức của liên hợp quốc cho rằng thế giới đang có cuộc khủng hoảng về protein và đã đưa ra một loạt các giải pháp
để giải quyết vấn đề này, trong đó đã đề cập đến giáo dục dinh dưỡng
Năm 1984 WHO đã tổ chức một hội nghị về dinh dưỡng ở Fiji để đánh giá tình hình và kinh nghiệm phòng chống dinh dưỡng ở các nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương Hội nghị kết thúc đã đưa ra một quyết định quan trọng: “Suy dinh dưỡng trẻ em có rất nhiều nguyên nhân, cho nên việc phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em không thể hoạt động riêng lẻ của từng ngành, ngành nhi, ngành phòng dịch, ngành nông nghiệp và chế biến thực phẩm, mà phải do những người cầm đầu các nước đứng ra nhận trách nhiệm phối hợp các ngành và giáo dục vận động nhân dân, các gia đình tự giác tham gia bằng khả năng và phương tiện hiện có của mình” Hội nghị đã đưa ra việc phòng chống SDD bắt đầu từ thời kì nhi khoa chuyển sang thời kì phòng dịch [31]
Trang 20Năm 1990, WHO thành lập Nhóm nghiên cứu về tăng trưởng của trẻ
nhằm đưa ra những khuyến cáo cho việc sử dụng và giải thích một cách hợp
lý về các kích thước nhân trắc áp dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu này: dữ liệu tham chiếu của Trung tâm Quốc gia về Thống kê Y học của Mỹ/WHO có những sai sót và thất bại trong việc dự đoán một cách đầy đủ sự tăng trưởng về mặt thể chất của trẻ Những hạn chế này
đã làm cản trở công tác quản lý dinh dưỡng hợp lý của trẻ nhỏ Vì vậy cần phải có những đường tăng trưởng mới để đáp ứng cho nhu cầu trên [86]
Theo kết quả điều tra suy dinh dưỡng trẻ em (SDDTE) dưới 5 tuổi tại
79 nước đang phát triển giai đoạn từ 1980 – 1992 của Onis M và cộng sự thấy có 192,5 triệu nhẹ cân (35,8%); 229,9 triệu thấp còi (42,7%) và 49,5 triệu gầy còm (9,2%) Tại hội nghị thượng đỉnh về dinh dưỡng tổ chức tại Rome tháng 12/1992, các chuyên gia đã đưa ra chương trình hành động, có sự cam kết của các quốc gia nhằm làm giảm suy dinh dưỡng trẻ em xuống còn một nữa vào năm 2000 so với năm 1990 [70]
Trong vòng 15 năm trở lại đây, SDDTE có xu hướng giảm trên phạm vi toàn cầu Theo số liệu của WHO cho thấy các nước thuộc châu Á, châu Phi từ trước cho đến nay vẫn có tỷ lệ SDDTE cao hơn so với các châu lục khác [77] Các số liệu SDDTE trên toàn cầu chủ yếu phân theo các châu lục, vùng lãnh thổ và theo từng quốc gia; chưa chú trọng đúng mức việc xác định SDDTE theo từng chủng tộc, tộc người trong các báo cáo thường niên của WHO và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) [81] [84] Nghiên cứu của Larrea C và Freire W tại các nước Nam Mỹ cho thấy tỷ lệ trẻ em thấp còi năm 1999 ở các tộc người bản xứ liên quan chặt chẽ với điều kiện kinh tế đói nghèo cao hơn
và cách biệt so với trẻ không thuộc tộc người bản xứ [72] Tổ chức xã hội học Hoa Kỳ đã tiến hành nghiên cứu về mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe với các yếu tố chủng tộc, dân tộc tại chính quốc năm 2005 thấy có sự khác
Trang 21biệt về tỷ lệ tử vong ở trẻ em trong những năm đầu đời của người Mỹ gốc Phi cao gấp 2 lần so với trẻ em da trắng [65] Nghiên cứu của Spencer N về các tộc người Châu Âu năm 2003 cho thấy trẻ em các tộc người bản xứ ở Trung
và Đông Âu có tỷ lệ SDD và tử vong cao hơn [76]
Tại khu vực Đông Nam Á, theo thống kê của UNICEF năm 1994 cho thấy tỉ lệ SDD còn ở mức cao như Campuchia: 52%, Lào: 40%, Mianma: 39% và Indonesia: 34%
Năm 1995, WHO đã đề nghị lấy Quần thể NCHS (National Centre of Health Satistics) của Hoa Kỳ làm Quần thể tham chiếu Từ trước những năm
90 của thế kỷ trước, đề nghị này được ứng dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới trong đó có cả Việt Nam Trong đó, WHO lưu ý rằng không nên coi quần thể tham chiếu là chuẩn mà chỉ là cơ sở để đưa ra các nhận định thuận tiện cho các so sánh trong nước và quốc tế [86]
Cuộc điều tra của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy tỷ lệ SDD có sự chênh lệch nhiều giữa vùng nông thôn và thành thị Kết quả cuộc khảo sát về tình hình kinh tế xã hội ở Indonesia năm 2003 cho thấy tỉ lệ SDD trẻ em ở vùng thành thị là 25%, trong khi đó ở nông thôn là 30% Tại Kenya, theo báo cáo chung năm 2003, tỉ lệ SDD ở thành thị là 13% còn ở nông thôn là 21% [69]
Theo báo cáo của UNICEF công bố ngày 2/5/2006 cho biết hơn 1/4 trẻ
em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển bị thiếu cân, cuộc sống đang bị đe dọa Dinh dưỡng không đầy đủ vẫn là đại dịch toàn cầu dẫn đến một nửa số ca tử vong là trẻ em, khoảng 5,6 triệu trẻ em mỗi năm [51] Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng 500 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng trên toàn cầu, trong đó 150 triệu trẻ em ở Châu Á, chiếm 44% tổng số trẻ em dưới 5 tuổi [62] Gần 3/4 trẻ em thiếu cân trên toàn thế giới đang sống ở 10 quốc gia và hơn một nửa số đó sống ở 3 nước: Bănglađét, Ấn Độ và Pakixtan Năm 2004, tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu cân ở Bănglađét là 48%, Ấn Độ là 47%
Trang 22lệ SDDTE giảm nhiều nhưng theo phân loại của WHO, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi ở mức cao
Ngày 13/6/1980 Viện dinh dưỡng Quốc gia được thành lập để nghiên cứu các vấn đề về dinh dưỡng có tầm quan trọng hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng Việt Nam Viện dinh dưỡng cũng đã triển khai nhiều chương trình can thiệp dinh dưỡng có hiệu quả như: chương trình phòng chống suy dinh dưỡng do thiếu protein - năng lượng; chương trình phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, đa dạng hóa bữa ăn, cải tiến cơ cấu bữa ăn, giáo dục dinh dưỡng cho mọi đối tượng trong xã hội [58]
Các nghiên cứu về nhân trắc thể lực của người Việt Nam trong thế kỷ
XX cho thấy trong khoảng gần 50 năm (1938 – 1985) không có các biểu hiện gia tăng về tầm vóc và thể lực của người Việt Nam, tình trạng đó chắc chắn
có liên quan đến điều kiện sống khó khăn trong thời kỳ chiến tranh và sau chiến tranh
Năm 1984 Đào Ngọc Diễn, Nguyễn Trọng An và cộng sự với công trình nghiên cứu “Tình hình suy dinh dưỡng nặng trong năm năm 1978 – 1982” Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ SDD nặng đều tăng rõ rệt và nhiều nhất là năm 1982, thời điểm vào viện cao nhất là tháng 9, đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra rằng SDD không những gặp ở gia đình đông con mà còn gặp ở những gia đình mới đẻ con thứ nhất, thứ hai, thiếu máu là triệu trứng thường gặp nhất ở trẻ SDD (chiếm 77%) [18]
Trang 23Năm 1994, tác giả Nguyễn Hồng Vân với công trình nghiên cứu “Mô hình suy dinh dưỡng trong 10 năm (1985 – 1994) tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa”, cho thấy từ năm 1985 – 1994, tại Thanh Hóa số bệnh nhân SDD nặng vào viện đã giảm xuống rõ rệt Tuổi mắc bệnh chủ yếu là trẻ dưới 2 tuổi, chiếm 80,7% [57]
Năm 1999, nghiên cứu của Hồ Quang Trung với đề tài “Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi với các điều kiện kinh tế xã hội tại xã Văn Khúc, huyện Sông Thao, tỉnh Phú Thọ” cho thấy tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại địa bàn nghiên cứu có tỷ lệ SDD cân nặng/tuổi chiếm 34,1%, tỷ lệ SDD thể còi là 36,6% và SDD thể còm 8% [54]
Phạm Ngọc Khái (2001), nghiên cứu tỷ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi và các yếu tố liên quan ở Thái Bình Cũng trong năm này nhóm tác giả Trần Văn Hải
và cộng sự đã nghiên cứu “Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi và một số yếu tố ảnh hưởng tại tỉnh Kon Tum - 2001” Cho thấy tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là 36,9%, thể còi là 46,3%, thể còm là 8,3% Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng con của những người mẹ mù chữ có tỷ lệ SDD nhiều nhất [38]
Nguyễn Đình Học (2004) với nghiên cứu phát triển thể chất, mô hình bệnh tật và một số yếu tố ảnh hưởng ở trẻ em dân tộc Dao ở Thái Nguyên đã đưa ra một số kết luận: Cân nặng và chiều cao của trẻ em dân tộc Dao trong địa bàn nghiên cứu tăng truởng theo quy luật chung và phát triển tương đương
so với cân nặng và chiều cao của trẻ em khu vực miền núi phía Bắc đã công
bố Sau dậy thì, riêng cân nặng bé gái phát triển ngang bằng, còn lại cân nặng của bé trai và chiều cao của cả hai giới đều thấp hơn so với cân nặng và chiều cao ở khu vực thành thị khác đã công bố [31]
SDDTE ở nhiều nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt theo giới tính, nhưng lại liên quan chặt chẽ đến nhóm tuổi của em Một vài nghiên cứu cho rằng nhóm tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất là 6 – 24 tháng Tuy nhiên, nhiều
Trang 24nghiên cứu lại cho thấy khuynh hướng SDDTE tăng dần theo nhóm tuổi Chênh lệch rõ rệt về SDDTE theo vùng sinh thái: Miền núi thường cao hơn đồng bằng; nông thôn cao hơn thành thị
Trong thời gian này, các công trình nghiên cứu về hình thái và thể lực của trẻ em đã được triển khai rộng khắp toàn quốc Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu khoa học của Lê Thị Hợp (1981 - 1984), Nguyễn Thu Nhạn (1987
- 1989), Trịnh Hữu Vách (1987), Vũ Thị Chín (1989), Nguyễn Công Khanh, Trần Đình Long, Lê Nam Trà và cộng sự (1995)… Các công trình nghiên cứu này đã công bố kết quả điều tra về cân nặng, chiều cao, các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng của trẻ em như: Dinh dưỡng, bệnh tật, trình độ văn hóa của
mẹ Bên cạnh đó, có nhiều dự án của các tổ chức, cá nhân tiến hành nghiên cứu về thể lực và dinh dưỡng, đặc biệt là vấn đề ảnh hưởng của dinh dưỡng đối với sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể Trong đó vấn đề SDDTE được quan tâm và triển khai ở nhiều cấp, ngành, với nhiều đối tượng khác nhau
Bản kế hoạch hành động quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 1996 –
2000, thực chất là văn bản đường lối với các chiến lược chủ đạo về dinh dưỡng ở nước ta Trong bản kế hoạch này, chính phủ đã yêu cầu chính quyền các cấp có trách nhiệm đưa ra các mục tiêu dinh dưỡng, xóa nạn đói và giảm tỉ
lệ suy dinh dưỡng vào kế hoạch phát triển kinh tế - văn hóa xã hội của cấp mình Đến nay, nhiều mục tiêu quan trọng đã đề ra và đạt được, hành động dinh dưỡng đã từng bước xã hội hóa[42]
Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 - 2010 (22/02/2001)
là sự tiếp tục của kế hoạch hành động quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 1996
- 2000 Chiến lược này mang tính toàn diện và đã đưa vào nội dung giáo dục dinh dưỡng trong các trường học, đặc biệt là trường mầm non với nhiệm vụ
“Hoàn thiện mục tiêu chương trình giáo dục dinh dưỡng ở các cấp từ mầm non đến đại học” [42] Cũng cố và nâng cao chất lượng hệ thống nhà trẻ (đặc
Trang 25biệt là khu vực miền núi và khu vực nông thôn), các bếp ăn tập thể ở các trường học Để xây dựng và đẩy mạnh các hoạt động dinh dưỡng cho trẻ mầm non, vụ giáo dục mầm non (GDMN) đã triển khai nhiều chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng (GDDD) và vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời mở các lớp tập huấn về cách xây dựng khẩu phần ăn, đề ra các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ từ 0 - 6 tuổi tại TP Hồ Chí Minh (tháng 7/1994), hội nghị tập huấn phòng chống suy dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em tại Hà Nội (tháng 7/1995), lớp tập huấn phát triển mô hình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở bậc học mầm non các tỉnh miền trung
và Tây Nguyên tại Đắc Lắc (tháng 10/2002),… nhằm đẩy mạnh các hoạt động trong chiến lược dinh dưỡng quốc gia góp phần nâng cao sức khỏe trẻ em
1.2 Cơ sở lý luận
1.2.1.Dinh dưỡng và tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển của cơ thể
1.2.1.1 Khái niệm về dinh dưỡng
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về DD Trong từ điển tiếng Việt:
“DD là một quá trình các tế bào, cơ quan trong cơ thể hấp thu và sử dụng các chất cần thiết cho việc cấu tạo và hoạt động của cơ thể”
Còn theo Lê Doãn Diên – Vũ Thị Thư [15] cho rằng “DD là chức năng
mà các cá thể sử dụng thức ăn để duy trì sự sống, nghĩa là thực hiện các hoạt động sống như: sinh trưởng, phát triển, vận động”
Theo Nguyễn Kim Thanh, DD học là một ngành khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của các chất DD đối với cơ thể con người và xác định nhu cầu của
cơ thể về chất DD nhằm giúp con người phát triển khỏe mạnh, sinh sản và duy trì nòi giống [20]
Vậy DD là một quá trình phức hợp bao gồm việc đưa vào cơ thể thức
ăn cần thiết qua quá trình tiêu hóa và hấp thụ để bù đắp hao phí năng lượng
Trang 26trong quá trình hoạt động sống của cơ thể và để tạo ra sự đổi mới các tế bào
và mô cũng như điều tiết các chức năng của cơ thể
1.2.1.2 Vai trò của dinh dưỡng
DD đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành, phát triển cơ thể
và giữ gìn sức khỏe của con người Ở mỗi thời kì phát triển của một đời người nhu cầu về dinh dưỡng hoàn toàn khác nhau, việc đáp ứng nhu cầu ấy một cách hợp lý luôn là vấn đề đáng chú ý vì nó là nền tảng của sức khỏe
DD chiếm một vị trí rất quan trọng đối với con người đặc biệt là trẻ em
vì cơ thể trẻ em đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ vì vậy nhu cầu DD cho
cơ thể là rất lớn Trong khi đó bộ máy tiêu hóa lại chưa hoàn chỉnh do bất cứ sai lầm nhỏ nào về DD cung gây ra rối loạn tiêu hóa cho trẻ Nếu cung cấp
DD không hợp lý sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ
Trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực, trí lực, người lớn cần dinh dưỡng để duy trì sự sống và làm việc hay nói cách khác dinh dưỡng quyết định sự tồn tại, phát triển của cơ thể Những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể là các chất sinh năng lượng bao gồm: protid, lipid, glucid và các chất không sinh năng lượng bao gồm các vitamin, các chất khoáng và nước
1.2.1.3 Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển của cơ thể
DD là nhu cầu sống hàng ngày của cơ thể con người, trẻ em cần DD để phát triển thể lực và trí lực, người lớn cần DD để duy trì sự sống và làm việc, hay nói các khác DD quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ thể Các đặc trưng cơ bản của cơ thể sống là sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng, vận động, trao đổi chất và năng lượng Trong các đặc trưng đó, đặc trưng quan trọng nhất là trao đổi chất và năng lượng vì nó chi phối tất cả các đặc trưng khác, và nó là điều kiện tồn tại, phát triển của cơ thể
Con người là một thực thể sống, nhưng sự sống không thể có được nếu con người không được ăn uống DD là nhu cầu cần thiết của mỗi người nó
Trang 27giúp cho con người tồn tại và phát triển Trong cơ thể luôn diễn ra quá trình trao đổi chất, đây là quá trình chuyển hóa thức ăn được lấy vào từ bên ngoài vào cơ thể qua đường ăn uống thành các chất đơn giản như axit amin, axit béo, glucoza làm nguyên liệu cho quá trình tổng hợp nên các chất đặc trưng cung cấp DD cho cơ thể và cung cấp năng lượng cho cơ thể
Tất cả chúng ta đều thấy rõ tấm quan trọng của việc ăn uống Đây là nhu cầu hàng ngày, một nhu cầu bức thiết (không thể không có), không chỉ là
để giải quyết chống lại cảm giác đói, mà quan trọng hơn là ăn uống để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động và cung cấp các axit amin, vitamin, chất khoáng, là những chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, duy trì tế bào, các tổ chức của cơ thể Vì trong cơ thể luôn có hai quá trình đồng hóa và dị hóa, mà quá trình tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng có từ thức ăn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho hai quá trình này
Nếu thừa hoặc thiếu các chất dinh dưỡng nói trên đều có thể gây bệnh hoặc ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe Nhờ có sự phát triển của khoa học dinh dưỡng, nhiều loại bệnh đã từng một thời là mối nguy hiểm với tính mạng của con người như bệnh Scocbut do thiếu vitamin C đối với bệnh thủy thủ, bệnh
Tê phù do thiếu vitamin B1 ở các vùng ăn gạo xay xát quá kỹ, bệnh Pellagrơ
do thiếu Niaxin ở những vùng do ăn toàn ngô Những bệnh này hiện đã khắc phục được Tuy vậy, hiện nay trong thời kỳ của nền kinh tế thị trường, các vấn đề nảy sinh do chế độ dinh dưỡng không đầy đủ và không hợp lý vẫn còn
là điều phải quan tâm xem xét
Chúng ta biết rằng, tình trạng dinh dưỡng tốt của mọi người phụ thuộc vào khẩu phần dinh dưỡng thích hợp, việc được chăm sóc sức khỏe đầy đủ và
có môi trường sống hợp vệ sinh Ngoài ra, tình trạng dinh dưỡng còn phụ thuộc vào các kiến thức ăn uống khoa học của mỗi người, các thói quen và tập quán ăn uống của từng địa phương Muốn khỏe mạnh, cần ăn uống hợp lý và được chăm sóc sức khỏe đầy đủ
Trang 28Vấn đề đặt ra là ăn uống như thế nào là hợp lý, cơ cấu bữa ăn như thế nào mới là khoa học, phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với quá trình hoạt động, lao động,… nhằm giúp con người phát triển khỏe mạnh và phòng tránh được bệnh tật
1.2.2 Khái niệm bệnh suy dinh dưỡng
1.2.2.1 Khái niệm
SDD là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lượng và các vi chất dinh dưỡng do việc hấp thụ không đủ hoặc quá nhiều thức ăn, hấp thụ không đúng loại thức ăn và phản ứng của cơ thể với hàng loạt các bệnh lây nhiễm dẫn tới việc hấp thụ không tốt hoặc không có khả năng sử dụng các chất dinh dưỡng một cách hợp lý để duy trì sức khỏe
SDD ở trẻ em là nhu cầu về các chất DD không được thỏa mãn, cơ thể trẻ sẽ phát sinh các bệnh do thiếu DD, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ Trẻ bị SDD thường có thể lực và trí lực kém; cân nặng và chiều cao kém so với trẻ phát triển bình thường Các chức năng của các bộ phận
Dấu hiệu có giá trị quyết định là cân nặng và phù
- Loại vừa ( hay còn gọi là SDD loại 1)
Về cân nặng: Trẻ không đạt mức cân nặng trung bình Cân nặng kém
20 – 30% so với trẻ bình thường
SDD độ 1 rất khó phát hiện sớm vì chưa ảnh hưởng lớn đến sức khỏe Trẻ vẫn ăn uống bình thường nhưng ít dần Nếu kéo dài, cơ thể sẽ thường xuyên bị thiếu năng lượng mặc dù vẫn đủ các chất DD khác
Trang 29- Loại nặng (SDD độ 2)
Cân nặng ít hơn 30 – 40% Trẻ xuất hiện phù chân, mu bàn tay
Lúc này cơ thể trẻ rất yếu và dễ mắc một số bệnh khác như hay bị nhiễm trùng tái phát, viêm tai, viêm phổi, chậm lớn Trẻ thờ ơ với xung quanh, không chịu chơi hay quấy khóc
- Loại rất nặng (SDD độ 3)
Cân nặng của trẻ giảm đi rất nhiều 40 – 50% so với trẻ bình thường Biểu hiện rõ nét là trẻ gầy đét chỉ còn da bọc xương, mặt hốc hác, bụng lép xẹp, cơ teo nhẽo Hoặc có thể trẻ phù nề, bụng chướng, gan to, lở loét ngoài
da Trẻ bị SDD độ 3 thường nằm co quắp, vận động khó khăn, có khi không đứng không ngồi được, da rất xanh xao, mắt khô, tóc dễ rụng và khô, hay bị tiêu chảy hoặc đi phân sống
1.2.3 Nguyên nhân và sự ảnh hưởng của bệnh suy dinh dưỡng đối với trẻ
1.2.3.1 Nguyên nhân
Nguyên nhân SDD trẻ em rất phức tạp, nó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân:
Do quá trình mang thai của bà mẹ:
Trong thời gian mang thai, nếu bà mẹ không được chăm sóc thai sản và không được theo dõi cân nặng trong quá trình mang thai đó là nguyên nhân sinh con thiếu tháng hoặc thiếu cân ở trẻ
Người mẹ bị suy dinh dưỡng khi mang thai do ăn uống cầu kỳ dẫn đến khi sinh con ra trẻ dễ kén ăn hoặc chán ăn Việc quá kén chọn thức ăn trong thời gian mang thai không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ mà còn ảnh hưởng tới thói quen ăn uống của con sau khi sinh ra Sự kén ăn có thể xuất phát từ tính cách mẹ hoặc do sự thay đổi bên trong cơ thể khi bắt đầu mang thai Những nguyên nhân đó, mẹ không đảm bảo ăn đủ bữa với chế độ dinh dưỡng cân bằng dẫn đến đứa trẻ đã bị suy dinh dưỡng ngay từ khi ở trong bào thai
Trang 30 Do thiếu kiến thức chăm sóc trẻ và tập quán nuôi con:
Trẻ bị SDD có thể do giảm cung cấp chất DD hoặc tăng tiêu thụ dưỡng chất Nguyên nhân là do bà mẹ và người trực tiếp chăm sóc trẻ nuôi dưỡng kém và thiếu kiến thức nuôi con theo khoa học
- Một số nguyên nhân liên quan tới việc nuôi dưỡng của mẹ như: mẹ không có sữa hoặc thiếu sữa sau khi sinh, mẹ phải nuôi trẻ bằng sữa ngoài nhưng không đúng phương pháp
Không cho con bú hoặc trẻ được cai sữa sớm: tỷ lệ bà mẹ cho con bú sau sinh 1 giờ đầu là 55,2% Chỉ có 20,2% bà mẹ cho con bú hoàn toàn trong
6 tháng đầu
Sữa mẹ là nguồn thức ăn tự nhiên tốt nhất cho trẻ Trong sữa mẹ có đầy
đủ các thành phần dinh dưỡng với tỷ lệ cân đối phù hợp với hệ tiêu hóa và hấp thụ của trẻ Sữa mẹ còn có kháng thể giúp trẻ tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh nhiễm trùng Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giảm nguy cơ thiếu dinh dưỡng (suy dinh dưỡng) hoặc thừa dinh dưỡng (thừa cân/béo phì), các bệnh mãn tính không lây khi trưởng thành, đặc biệt là bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường,
Mặc dù sữa mẹ có nhiều lợi ích cho trẻ, nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết và thực hiện Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu thường là: mẹ phải đi làm sớm, bà mẹ nghĩ rằng sữa của mình không tốt bằng sữa công thức, chuộng sữa ngoại, muốn giữ gìn vóc dáng,
Trẻ được hơn 4 tháng tuổi mà chỉ bú sữa mẹ không Bé không được tập
ăn dặm thêm các chất như bột, rau xanh, trái cây, đạm và đặc biệt là chất béo
- Ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn: Mẹ cho trẻ ăn bột quá sớm
trước 3 tháng tuổi gây rối loạn tiêu hóa kéo dài
Ăn bổ sung là hình thức bổ sung thêm thức ăn khác cho trẻ ngoài sữa
mẹ Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, thời điểm cho trẻ ăn bổ
Trang 31sung (ăn sam, ăn dặm) là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi (180 ngày) Do nhu cầu của trẻ tăng cao, sữa mẹ không đáp ứng đủ vì vậy cần bổ sung thêm thức ăn cho trẻ Hiện nay vẫn nhiều chị em quan niệm rằng cho trẻ ăn bổ sung sớm, trẻ sẽ cứng cáp hơn và trẻ không bị đói, vì vậy trẻ được ăn bổ sung từ tháng thứ 4, 5 thậm chí không ít trẻ còn được ăn bổ sung từ tháng tuổi thứ 3 Điều đó đã ảnh hưởng đến việc tận dụng nguồn sữa mẹ, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng Đặc biệt một số bà mẹ ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn cho trẻ ăn cơm nhai, cơm mớm rất mất vệ sinh, thậm chí còn là nguồn lây lan truyền bệnh cho trẻ
Theo các nhà dinh dưỡng, trẻ ăn bổ sung sớm sẽ làm tăng gánh nặng cho bộ máy tiêu hóa, ảnh hưởng đến tiêu hóa, sức khỏe và sự phát triển của trẻ Thức ăn bổ sung thường khó tiêu, nên bé sẽ biếng ăn Không đủ chất dinh dưỡng, bé sẽ chậm tăng cân và dễ bị suy dinh dưỡng Đối với trẻ em thì chế
độ ăn được tuần tự từ các thức ăn lỏng như sữa, chuyển sang bột loãng, bột đặc rồi cháo và cơm
Ngược lại, khi cho trẻ ăn bổ sung muộn, sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu thì trẻ sẽ chậm tăng cân Vì sữa mẹ sau 6 tháng không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng lên của trẻ, nên cần phải cho trẻ ăn thêm thức
ăn bổ sung Ngoài việc bú sữa mẹ, trẻ cần được ăn thêm từ 1- 2 bữa bột trong một ngày
- Chăm sóc và nuôi dưỡng khi trẻ ốm: Khi trẻ bệnh không biết ép trẻ ăn
mà ngược lại bắt trẻ phải kiêng ăn, chỉ ăn cháo với muối, cháo đường kéo dài trong nhiều ngày Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trước, trong, sau khi bị ốm rất quan trọng vì nó sẽ làm cho bệnh mau khỏi, mau phục hồi sức khỏe và tăng cường sức đề kháng đối với bệnh tật Khi trẻ bị ốm: sốt, tiêu chảy, thì nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cần nhiều hơn bình thường, trong khi
đó một số bà mẹ lại có quan niệm sai lầm bắt trẻ phải ăn kiêng khem như:
Trang 32không cho trẻ ăn dầu hoặc mỡ, chỉ cho ăn bột ngọt (đường), không cho trẻ bú, không cho trẻ ăn rau xanh, sợ trẻ đi ngoài nhiều hơn Trẻ bị sốt mất nước, nhưng không bù nước cho trẻ và uống nước Oresol, bắt trẻ ăn kiêng, Sau khi khỏi bệnh, không cho trẻ ăn nhiều hơn để trẻ mau chóng phục hồi sức khỏe Chế độ ăn uống kiêng khem, bữa ăn của trẻ mất cân đối không đủ chất, chính vì vậy trẻ dễ bị nguy cơ suy dinh dưỡng
- Nhỏ không được nuôi dưỡng/ chăm sóc, lớn lên sẽ “nuôi dưỡng/
chăm sóc bù”: Do tác động của lối sống hiện đại, các bậc cha mẹ thường
không có điều kiện chăm sóc con từ bé, vì họ quan niệm rằng sau này con lớn lên, họ có thể chăm sóc “bù” Đây là một quan điểm hết sức sai lầm, vẫn còn tồn tại ở không ít phụ huynh, nhất là những gia đình trẻ
Thực tế khoa học đã chứng minh suy dinh dưỡng trong giai đoạn phát triển quan trọng của con người trước và trong quá trình mang thai và trong 2 năm đầu đời của trẻ đã lập trình cho mỗi cá nhân trong việc điều tiết tăng trưởng và ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ Do vậy suy dinh dưỡng đầu đời có thể dẫn đến những tổn thương không phục hồi được đối với sự phát triển của não, hệ miễn dịch và tăng trưởng thể lực Trẻ có não kém phát triển những năm đầu đời sẽ có nguy cơ về các bệnh của hệ thần kinh sau này: học tập kém, bỏ học sớm hơn, kỹ năng làm việc kém, Giai đoạn 1000 ngày đầu đời chính là cửa sổ cơ hội để phòng ngừa các bệnh mạn tính không lay có liên quan đến dinh dưỡng như: thừa cân béo phì, rối loạn chuyển hóa, các bệnh tim mạch, huyết áp, loãng xương Vì vậy, việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ từ khi còn trong bào thai đến khi trẻ được 2 tuổi là rất quan trọng, nó quyết định đến chiều cao, cân nặng, bệnh tật và bộ não của trẻ khi trưởng thành Nếu giai đoạn 1000 ngày vàng không được chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì dù chúng ta có
nỗ lực đến đâu cũng không thể bù đắp được vì hầu như mọi chuyện đã được
“an bài” Vì vậy, việc hỗ trợ dinh dưỡng ở giai đoạn này đạt kết quả tối ưu so với bất kỳ giai đoạn nào khác trong cuộc đời của trẻ
Trang 33 Chế độ hoạt động thể lực
Cùng với chế độ DD thì hoạt động thể lực cũng ảnh hưởng đến tình trạng SDD ở trẻ Hoạt động thể lực tham gia vào quá trình thiết lập cân bằng giữa năng lượng tiêu hao và năng lượng nạp vào cơ thể, do đó nó có vai trò hết sức quan trọng đối với tình trạng SDD của trẻ Mặt khác, hoạt động thể lực còn giúp cơ thể chuyển hóa tích cực chất DD
Nếp sống ít hoạt động thể lực làm cho cơ thể càng ốm yếu, mệt mỏi dẫn đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể không được tốt Trong quá trình vận động thì các hệ cơ quan trong cơ thể hoạt động rất tốt khối lượng cơ bắp tăng dần, các hệ tiêu hóa cũng hoạt động tốt, làm tăng sức đề kháng Trẻ ít vận động làm hạn chế sự phát triển của cơ bắp, trẻ nhanh mệt mỏi, ốm yếu Chúng ta thường thấy ở trẻ suy dinh dưỡng chế độ vận động của trẻ thấp, trẻ thường lười vận động, thường xuyên ngồi một chỗ hay ngủ nhiều,…
Yếu tố kinh tế – xã hội:
Nguyên nhân gốc rễ của SDD là tình trạng đói nghèo, lạc hậu về các mặt phát triển nói chung, bao gồm cả mất bình đẳng về kinh tế Trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay của các nước phát triển, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng, tác động đến xã hội ngày càng sâu sắc [68] Nhiều yếu tố kinh tế xã hội này ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe của đứa trẻ đang lớn thông qua môi trường sống của chúng
Về cơ bản nguyên nhân SDD và tử vong ở trẻ của UNICEF đưa ra cho chúng ta hiểu được vai trò, vị trí của mỗi hệ thống các nguyên nhân Song tùy vào điều kiện hoàn cảnh của mỗi nước, mỗi nhóm, mỗi giai đoạn khác nhau
mà xuất hiện nguyên nhân và các yếu tố khác nhau tác động tới tình hình SDD ở trẻ em
Tỷ lệ SDD xuất phát điểm ở mức cao; An ninh lương thực hộ gia đình
ở những vùng khó khăn chưa đảm bảo; Kiến thức, thực hành chăm sóc dinh
Trang 34dưỡng còn hạn chế, trong khi công tác giáo dục truyền thông dinh dưỡng chưa đến tận hộ gia đình, chưa tác động đến toàn xã hội Mặt khác việc giáo dục dinh dưỡng làm thay đổi tập quán ăn uống không hợp lý cũng không phải là
dễ dàng
Nhận thức của nhiều ngành, nhiều cấp về tầm quan trọng của vấn đề dinh dưỡng cũng như trách nhiệm của các lực lượng xã hội đối với vấn đề cải thiện tình trạng dinh dưỡng còn chưa đầy đủ
Các giải pháp can thiệp và tổ chức triển khai, cơ chế điều hành chưa đồng bộ và chưa thích hợp với từng vùng khác nhau Thiếu cán bộ để triển khai các hoạt động dinh dưỡng ở cơ sở
Nguồn ngân sách của nhà nước đầu tư cho dinh dưỡng còn hạn hẹp, trong khi đó chưa phát huy hết tiềm năng và sự tham gia của cộng đồng cho công tác này
Phối hợp liên ngành còn chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ, thiếu các chính
sách hỗ trợ cần thiết Nhiều nội dung vẫn triển khai theo trục dọc và chưa
được quán triệt xuống các địa phương để các cấp chính quyền coi đây là trách nhiệm thực hiện và điều phối chung
Chưa quan tâm nhiều đến công tác dinh dưỡng cho các đối tượng, lứa tuổi, ngành nghề khác nhau cũng như vấn đề ăn-điều trị trong hệ thống bệnh viện
Tăng trưởng kinh tế: theo thông cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam,
"mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 6,68% của năm 2015 và không đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% đề ra, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận, trong nước gặp nhiều khó khăn do thời tiết, môi trường biển diễn biến phức tạp thì đạt được mức tăng trưởng trên là một thành công." Tình trạng thiếu việc làm có thể tăng cao và số người ở giới hạn ngưỡng nghèo còn nhiều
Trang 35Tình trạng mất an ninh lương thực vẫn có thể tiếp tục đe dọa ở nhiều vùng do ảnh hưởng của thiên tai bất thường tác động xấu tới sản xuất và môi trường
Sức ép tăng dân số còn tiếp tục: Dự báo năm 2005 khoảng 85 triệu người, đến năm 2010 khoảng 93 triệu người
Các điều kiện hạ tầng đảm bảo cho chất lượng của công tác chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng như nước sạch, hệ thống nhà trẻ, công trình vệ sinh gia đình, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, tập quán canh tác,
mạng lưới y tế còn chưa đáp ứng kịp yêu cầu Hiểu biết, quan niệm về chăm
sóc trong cộng đồng còn hạn chế
Văn hóa vùng miền:
Theo kết quả của Tổng điều tra DD toàn quốc cho thấy sự phân bố SDD không đều ở các vùng sinh thái khác nhau Đa số trẻ SDD có tỷ lệ cao ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, hoặc miền núi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số; Nơi mà trình độ văn hóa của người trực tiếp chăm sóc trẻ thấp, kinh tế hộ gia đình rất khó khăn (đông con, chủ yếu là lao đông chân tay) Người dân vẫn giữ những tập quán ăn uống chưa đúng và nếp sống “có gì ăn nấy” không đa dạng hóa thực phẩm Mặt khác, do đặc điểm cư dân sinh sống thưa thớt, xa nhau và kinh tế khó khăn nên phải mưu sinh nhọc nhằn, nên khó giành thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý cho trẻ
Một số tập quán lạc hậu ảnh hưởng trực tiếp tới thực hành dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em nhỏ còn tồn tại ở nhiều vùng Trong khi đó, sự thiếu hiểu biết và thực hành về dinh dưỡng hợp lý của một bộ phận cư dân đô thị làm tăng tình trạng thừa dinh dưỡng cùng với các bệnh mãn tính có liên quan tới
ăn uống
Vì vậy, việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp
từ văn hóa vùng miền của các dân tộc khác nhau Nhiều dân tộc có tập tục
Trang 36truyền thống mà không thể bỏ được như: có sự kiêng khem thức ăn từ lúc bắt đầu mang thai cho đến khi con cai sữa, hoặc khi mới sinh con trong vòng 6 tháng – 12 tháng người mẹ chỉ được ăn một vài món ăn do người lớn tuổi trong gia đình mang đến cho ăn, trong vòng 15 ngày hoặc một tháng không được gội đầu, không được tắm, không được đi ra ngoài, trẻ nhỏ cũng phải kiêng ăn như người mẹ
1.2.3.2 Sự ảnh hưởng của bệnh suy dinh dưỡng đối với trẻ
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Tăng gánh nặng bệnh tật và tử vong Suy dinh dưỡng thể vừa và nhẹ
hay gặp và có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng quan trọng nhất vì ngay cả SDD nhẹ cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tật và tử vong so với trẻ em không bị SDD Ước lượng gánh nặng bệnh tật cho thấy gia tăng gánh nặng bệnh đối với nhóm trẻ dưới 5 tuổi vừa bị SDD thấp còi, vừa bị gầy còm SDD làm tăng
tỷ lệ tử vong và làm tăng gánh nặng cho xã hội, ước tính mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 2,1 triệu cái chết ở trẻ dưới 5 tuổi vì lý do SDD; đồng thời SDD cũng gây ra 35% gánh nặng bệnh tật ở trẻ dưới 5 tuổi [74]
Ảnh hưởng đến vóc dáng, chiều cao khi trưởng thành
Chiều cao của trẻ được quy định bởi di truyền nhưng dinh dưỡng chính
là điều kiện cần thiết để trẻ đạt tối đa tiềm năng di truyền của mình Ở tất cả các nước đã tiến hành nghiên cứu về chiều cao của trẻ cho thấy, chiều cao của những trẻ bình thường cao hơn rất nhiều so với những trẻ bị SDD thể còi khi dưới 5 tuổi Những trẻ SDD thể còi đến khi trưởng thành sẽ trở thành người
có chiều cao dưới mức bình thường [21]
Trẻ bị suy dinh dưỡng dẫn tới chậm phát triển thể chất
Suy dinh dưỡng ảnh hưởng nghiêm trọng tới tầm vóc của trẻ Đây là nguyên nhân trực tiếp làm cho tất cả các hệ cơ quan của cơ thể giảm phát triển, bao gồm của cả hệ cơ xương, nhất là khi tình trạng thiếu dinh dưỡng
Trang 37diễn ra sớm như suy dinh dưỡng trong giai đoạn bào thai và giai đoạn sớm
trước khi trẻ được 2 tuổi Nếu tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài đến thời gian
dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ càng bị ảnh hưởng trầm trọng hơn Chiều cao của trẻ được quy định bởi di truyền, nhưng dinh dưỡng chính là điều kiện cần thiết để trẻ đạt tối đa tiềm năng di truyền của mình
Trong cuộc hội thảo bàn về vấn đề cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em ở VN, Lào và Campuchia tổ chức tại Hà Nội vào tháng 12.2014, các chuyên gia cũng cảnh báo hằng năm trên thế giới, suy dinh dưỡng gây tử vong cho 3,1 triệu trẻ dưới 5 tuổi và 162 triệu trẻ khác bị suy dinh dưỡng thấp còi phải chịu những hậu quả suốt đời về sức khỏe và lao động Riêng tại VN, trong khoảng 6,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi, có tới gần 1,7 triệu trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi
Vì vậy, cha mẹ cần nhanh chóng phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng sớm
để có cách chữa trị tốt nhất, tránh ảnh hưởng đến trẻ trong cuộc sống lâu dài
Ảnh hưởng đến nền kinh tế - xã hội
SDD không những ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển của trẻ mà còn dẫn đến những hậu quả không thể sửa chữa được như tầm vóc người trưởng thành thấp bé, kết quả học tập kém, giảm khả năng lao động của người lớn và ảnh hưởng tới thu nhập quốc dân
Ngoài các nguyên nhân sinh học và lâm sàng, đứng trên quan điểm của
y tế cộng đồng, nguyên nhân chính của suy dinh dưỡng, như tên gọi rất chính
Trang 38xác, là thiếu ăn Thiếu ăn là do nghèo và hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn Trong khi nền kinh tế nước ta phát triển nhanh, một bộ phận dân số, nhất là những người sống trong vùng nông thôn hay vùng xa, vẫn chưa đủ ăn (và chưa đủ mặc) Theo kết quả nghiên cứu của viên dinh dưỡng, phần lớn (76%) trẻ em suy dinh dưỡng là những em có cha mẹ là nông dân hay làm thuê Gia đình càng có nhiều con, tỉ lệ suy dinh dưỡng càng cao
Do đó, suy dinh dưỡng, là một vấn nạn y tế cộng đồng, một phần vì những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhưng một phần tác hại đến tương lai và phát triển của một dân tộc Vì thế, không ngạc nhiên khi thấy nhiều nghiên cứu cho thấy người suy dinh dưỡng có năng suất lao động thấp
Từ những kinh nghiệm thực tế trong thập niên 1950 và 1960, thay vì chỉ chú tâm đến tăng trưởng kinh tế, các nhà nghiên cứu kinh tế và xã hội bắt đầu quan tâm đến tăng trưởng kinh tế với mục tiêu đảm bảo nhu cầu của người dân Dinh dưỡng là một trong những nhu cầu cơ bản nhất của con người
1.2.4 Chẩn đoán bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non
1.2.4.1 Phân loại
Suy dinh dưỡng ở độ 1:
- Cân nặng còn 70 – 80% (-2SD đến -3SD)
- Lớp mỡ dưới da bụng mỏng
- Trẻ vẫn thèm ăn và chưa có biểu hiện rối loại tiêu hóa
Suy dinh dưỡng vừa:
- Cân nặng còn 60 – 70% (-3SD đến -4SD)
- Mất lớp mỡ dưới da bụng, mỏng, chi
- Rối loại tiêu hóa từng đợt
- Trẻ có thể biếng ăn
Trang 39 Suy dinh dưỡng nặng: Gồm 3 thể
* Thể teo đét (Marasmus):
Cân nặng còn dưới 60% (-4SD); Trẻ gầy đét, da bọc xương, vẻ mặt như cụ già do mất toàn bộ lớp mỡ dưới da bụng, môn, chi và má; Cơ nhão làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ; Tinh thần mệt mỏi, ít phản ứng với ngoại cảnh, trẻ hay quấy khóc, không chịu chơi; Trẻ có thể thèm ăn hoặc kém ăn, thường xuyên rối loại tiêu hóa, ỉa lỏng, phân sống; Gan hơi to hoặc bình thường
da non, rỉ nước và dễ bị nhiễm khuẩn; Tóc thưa dễ rụng có màu hung đỏ, móng tay mềm dễ gãy; Trẻ kém ăn, nôn trớ, đi ngoài phân sống, lỏng và nhầy mỡ; Trẻ hay quấy khóc kém vận động
* Thể phối hợp (Marasmus – Kwashiorkor)
Cân nặng còn dưới 60% (-4SD); Trẻ phù nhưng cơ thể lại gầy đét, kém
ăn và hay bị rối loại tiêu hóa, các triệu chứng kèm theo trong suy dinh dưỡng nặng là thiếu máu, thiếu vitamin, đặc biệt là thiếu vitamin A có thể dẫn đến khô mắt gây mù lòa vĩnh viễn [24]
Trang 40SDD thường làm tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong ở trẻ nhỏ Các bệnh thường gặp là: bệnh thiếu máu, bệnh về tiêu hóa, bệnh vàng da, bệnh viêm phổi, ho gà, bị tiêu chảy, thiếu vitamin A, axitamin, vitamin, chất khoáng, i
ốt, sắt, kẽm, bệnh còi xương, suy dinh dưỡng là các vấn đề sức khỏe cộng đồng ảnh hưởng tới sự phát triển tinh thần và thể lực của trẻ em, ảnh hưởng tới năng suất lao động của con người nhiều mặt kinh tế, xã hội
Ngoài ra trẻ em, cơ thể đang phát triển mạnh, nhu cầu DD rất lớn Nếu thiếu ăn, trẻ em sẽ là đối tượng đầu tiên chịu hậu quả về các bệnh dinh dưỡng như: SDD protein – năng lượng, các bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng (đần độn do thiếu iot, hỏng mắt do thiếu Vitamin A …)
SDD ở trẻ em sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của trẻ khi trưởng thành do nguy cơ mắc bệnh thiếu máu, bệnh thiếu vitaminA, axitamin, vitamin, chất khoáng, i ốt, sắt, bệnh còi xương Một số nghiên cứu cho thấy trường hợp suy dinh dưỡng ở trẻ em tồn tại tới khi trưởng thành
Chế độ ăn uống của người thiếu về số lượng và không cân đối về chất lượng thì cơ thể sẽ bị giảm cân, thiếu máu, tăng khả năng mắc bệnh, bệnh tật
sẽ nhiều hơn, nặng hơn và kéo dài hơn Ngược lại nếu ăn quá nhiều, ăn không cân đối các chất dinh dưỡng sẽ gây rối loạn chuyển hóa các chất của cơ thể, dẫn đến rối loạn các bộ phận, thay đổi các chỉ số hóa sinh, diễn ra các biểu hiện lâm sàng về các bệnh dinh dưỡng và các bệnh không qua lây truyền như bệnh huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường và một số loại ung thư [24]
Khả năng vận động: Trẻ suy dinh dưỡng trước tiên ảnh hưởng đến khả năng vận động của chúng Các khớp xương không phát triển bình thường, sự phát triển của cơ thể, sự duy trì các tế bào, các tổ chức cơ thể, các cơ bắp cũng không được phát triển nên dễ bị mệt mỏi, dễ bị tổn thương Trẻ mất nhiều thời gian và sức lực nhiều hơn để làm một công việc hoặc thực hiện một động tác, bài tập nào đó do trọng lượng cơ thể quá yếu ốm Trẻ sẽ khó khăn trong việc vận động đi lại, di chuyển cũng như tham gia các hoạt động thể thao ở trường