TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN SA 8000I / MỞ ĐẦU 1/LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, sự thành công trong việc đẩy nhan
Trang 1TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN SA 8000
I / MỞ ĐẦU
1/LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, sự thành công trong việc đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đang đặt ra cho đất nước nhiều vấn đề về môi trường và xã hội bức xúc Chính những vấn đề đó đang đòi hỏi các chủ thể kinh tế,trong đó có cả các doanh nghiệp, phải có trách nhiệm để góp phần giải quyết, nếu không bản thân sự phát triển kinh tế sẽ không bền vững và sẽ phải trả giả quá đắt
về môi trường và những vấn đề xã hội
Trên thực tế, không phải đến bây giờ, vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp mới được đặt ra; mà trái lại, ngay trong thời bao cấp, người ta cũng đã nói nhiều về trách nhiệm xã hội của các xí nghiệp đối với nhà nước và người lao động,cũng như đối với cộng đồng nói chung Nhưng, trong những năm gần đây, trách nhiệm xã hội được hiểu một cách rộng rãi hơn, không chỉ từ phương diện đạo đức,
mà cả từ phương diện pháp lý Những tác hại về môi trường do một số doanh nghiệp gây ra trong thời gian qua không những bị dư luận lên án về phương diện đạo đức, mà quan trọng hơn là cần phải được xử lý nghiêm khắc về phương diện pháp lý Do đó, không phải ngẫu nhiên, trong những năm gần đây, trên sách báo
và nhiều diễn đàn ở Việt Nam, thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã
và đang được sử dụng ngày càng phổ biến Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vẫn là vấn đề còn khá mới mẻ và được hiểu theo nhiều cách khác nhau
Trong bài viết này, chúng tôi muốn tập trung làm rõ nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên cơ sở nghiên cứu thực trạng áp dụng tiêu chuẩn SA 8000
tại doanh nghiệp, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và một số vấn đề thực tiễn tại doanh nghiệp
2 /ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1/ Đối tượng nghiên cứu
Bộ tiêu chuẩn thực hiện trách nhiệm xã hội –SA 8000
Quy định của pháp luật VIỆT NAM:
• Bộ luật lao động
• Luật Bảo Hiểm Xã Hội
Trang 2• Luật Công Đoàn
Khái niệm về trách nhiệm xã hội
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility hay CSR) đuợc hiểu là "sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội" Những doanh nghiệp (DN) mong muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng v.v.
Các DN có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đạt một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ Qui tắc ứng xử(Code of Conduct hay gọi tắt là CoC); thực tế, một số DN Việt Nam đã làm được như vậy Tuy nhiên những DN nhỏ và vừa (DNNVV) hiện chưa có khả năng đạt những chứng chỉ này vẫn có thể
có được những lợi ích cụ thể trong kinh doanh nếu tự nguyện áp dụng những tiêu chuẩn về CSR
CSR ở Việt Nam
Khái niệm CSR còn tương đối mới ở Việt Nam, vì vậy việc thực hiện cho đến nay vẫn còn hạn chế Theo nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, rào cản và thách thức cho việc thực hiện CSR bao gồm:
1) nhận thức về khái niệm CSR còn hạn chế;
2) năng suất bị ảnh hưởng khi phải thực hiện đồng thời nhiều bộ CoC;
3) thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực CSR (đặc biệt là đối với các DNNVV);
Trang 34) sự nhầm lẫn do khác biệt giữa qui định của CSR và Bộ luật Lao động;
5) những quy định trong nước ảnh hưởng tới việc thực hiện các CoC
Có thể áp dụng cho tất các các tổ chức thuộc các loại hình, quy mô và sản
phẩm /dịch vụ cung cấp Tuy nhiên, hiện nay tiêu chuẩn đang thu hút được sự chú
ý của ngành công nghiệp nhẹ yêu cầu nhiều lao động
Ai cần SA 8000?
• Các tổ chức mong muốn:
o Tự chứng tỏ sự tuận thủ với các chính sách về trách nhiệm xã hội,
o Muốn chứng tỏ sự tuân thủ này với các bên quan tâm khác,
o Được chứng nhận bởi một tổ chức bên thứ ba về hệ thống trách nhiệm xã hội
TẠI SAO CHỌN SA 8000
Các áp lực từ mặt thị trường:
Yêu cầu bởi các khách hàng của tổ chức,
Yêu cầu đối với việc nâng cao hiệu quả kinh tế của các hoạt động mang tính trách nhiệm xã hội nhằm tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh,
Chuẩn bị cho xu thế hội nhập quốc tế
Trang 4
Áp lực từ nhân viên:
Muốn có môi trường làm việc an tàn,
Muốn có tổ chức và thương thảo tập thể với chủ danh nghiệp
Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng,
Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hạt động trách nhiệm xã hội,
Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan trọng nhất trong một tổ chức,
Hấp dẫn đối với các nhân viên và những người tham gia tuyển và tổ chức, đặc biệt trong trường hợp thị trường lao động đang có sự cạnh tranh mãnh mẽ như hiện nay,
Nâng cao tinh thần và sự trung thành của nhân viên với tổ chức nhờ điều kiện làm việc tốt hơn,
Giảm thiểu nhu cầu kiểm tra, thanh tra từ các cơ quan quản lý nhà nước
Giảm mức độ vắng mặt của nhân viên và thay đổi về nhận sự,
Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp
Quản lý rủi ro:
Phương pháp tốt trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại,
Có thể dẫn đến giảm phí bảo hiểm hằng năm,
Thúc đẩy quá trình giám định thiệt hại cho các yêu cầu bảo hiểm (nếu có)
Tạo cơ sở cho hạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận:
Được sự đảm bảo của bên thứ ba,
Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại,
Cơ hội cho quảng cá, quảng bá
Trang 5Khó khăn: Theo kinh nghiệm của các đơn vị đã thực hiện SA 8000, các khó khăn trong quá trình triển khai dự án thường xuất phát từ sự thiếu quan tâm của lãnh đạo cao nhất, thiếu đào tạo về mặt nhận thức về trách nhiệm xã hội cho những người liên quan, thiếu việc hoạch định một cách chi tiết các bước triển khai, thiếu
sự phân công trách nhiệm rõ ràng trong nhóm dự án
1.LAO ĐỘNG TRẺ EMĐịnh nghĩa trẻ em: Dưới 14 tuổi
Định nghĩa lao động trẻ em: Ở độ tuổi <=14
1.1Công ty không được thuê mướn hoặc ủng hộ lao động trẻ em như định nghĩa ở trên
1.2Công ty phải thiết lập, viết thành văn bản, duy trì và thông tin một cách có hiệuquả đến các bên liên quan về chính sách và thủ tục cho việc khắc phục tình trạng lao động trẻ em được tìm thấy làm việc trong những tình huống phù hợp với định nghĩa lao động trẻ em ở trên và phải cung cấp những hỗ trợ cần thiết để những đứatrẻ đó có thể đến trường và tiếp tục học cho đến khi chúng không còn là trẻ nữa theo như định nghĩa trẻ em ở trên
Trang 6- Nơi có độc hại, nguy hiểm đến sức khoẻ, không an toàn, tinh thần là 18
D - Có hơn 50% quốc gia cho phép trẻ em dưới độ tuổi thông thường (12, 13 hoặc 14) làm những công việc nhẹ Ở Châu Phi, Châu Mỹ qui định tuổi tối thiểu là 12
- Công ty phải thiết lập, viết thành văn bản, duy trì và thông tin một cách có hiểu quả đến nhân viên và các bên liên quan về chính sách và thủ tục để thúc đẩy giao dục trẻ em như nêu trong công ước ILO 146, các lao động vị thành niên nằm trongdiện giáo dục phổ cập của địa phương hoặc đang đi học, bao gồm các phương pháp để đảm bảo rằng không có một trẻ em nào hoặc lao động vị thành niên trẻ nào như vậy được thuê mướn trong suốt thời gian lên lớp, và tổng thời gian học, làm việc, di chuyển (thời gian di chuyển từ nơi học đến nơi làm việc và ngược lại) không vượt quá 10 giờ/ ngày
Trong trường hợp phát hiện thấy lao động trẻ em trong công ty, công ty có trách nhiệm:
- Hỗ trợ cho các trẻ em đó được tới trường cho tới khi 15 tuổi
Trả lương cho thu nhập bị mất hoặc đề nghị thuê cha mẹ, anh chị em ruột hoặc các thành viên khác của gia đình trẻ em đó làm cho công ty
Trẻ em là những người ở độ tuổi 13 hoặc 14 tuổi (khi được phép làm các công việc nhẹ nhàng được qui định trong khuyến nghị 146 của ILO) và lao động vị thành niên (đối tượng thuộc diện giáo dục phổ cập) không được tuyển dụng trong thời gian đến trường và nếu được luật pháp qui định phải được đăng ký hoặc được
sự giám sát của các nhân viên thuộc bộ Lao động
1.4- Công ty không được sử dụng trẻ em hoặc lao động vị thành niên vào các nơi làm việc độc hại, nguy hiểm, không an toàn hoặc có hại cho sức khoẻ
Khi đánh giá :
• Lao động < 15 Luật lao động qui định khác?
• Hướng dẫn cho lao động dưới 18?
• Phù hợp với Luật lao động?
• Xem qui trình tuyển dụng và tuổi qui định?
• Trẻ lao động 13, 14… có làm trong giờ học? Có báo cáo và do Nhà nước kiểm soát?
• Giờ lao động + giờ đi lại + học có < 10 giờ/ ngày?
• Trẻ em, hoặc < 18 có làm ca đêm?
Trang 7• Chương trình dạy nghề cho trẻ em có giống như người lớn (cùng một công việc)?
• Xem, lấy một vài trẻ em lao động thấp, quá trẻ, ảnh, chứng minh nhân dân, giấy khai sinh, hợp đồng lao động, sổ sức khoẻ để so sánh các thông tin
• Phương tiện thông tin về chính sách lao động cho trẻ em, gia đình họ?
• Xem hồ sơ lao động trong 6 tháng qua tìm xem có trẻ nào bị phạt? Sa thải,
có hỗ trợ trẻ tới trường, có tiếp tục thuê mướn?
Liên hệ với bên thứ 3 để tìm bằng chứng
2.LAO ĐỘNG CƯỞNG BỨC2.1- Công ty không được tham dự hoặc ủng hộ việc sử dụng lao động cưỡng bức, cũng không được yêu cầu người được thuê mướn trả tiền đặt cọc hoặc giấy cam kết cho công ty mới được bắt đầu làm việc
Chú ý: SA nghiêm cấm mọi hình thức cưỡng bức lao động.
Phải liên hệ các hiện tượng lạm dụng lao động (lao động trẻ, sự yếu kém về an toàn sức khoẻ, sự trừng phạt bằng các nhục hình, mức lương tồi, phân biệt đối xử) để kết luận về sự cưỡng bức
Khi đánh giá :
• Trưởng đơn vị hiểu về sự cưỡng bức? Hối lộ, quà biếu khi xin việc, đặt cọc khi ký hợp đồng? Công ty có những chương trình hỗ trợ CBCNV về tài chính, cho vay, họ có được bình đẳng khi vay?
• CBCNV có được phép về sau ca làm việc hay phải hỏi ai, ở lại làm thêm?
• CBCNV thôi việc có dễ không, có được nhận tháng lương cuối cùng?
• Dịch vụ của Bảo vệ có cưỡng bức khám xét hành trang, nhà ở tập thể? Khi lao động là tù nhân xem xét kỹ hợp đồng chứng minh rằng bảo vệ chỉ để đảm bảo an toàn Quyền công dân được đảm bảo?
• Hỏi một số CBCNV về các vấn đề trên: Công ty bắt họ đặt cọc, thế chấp, phải mua hoặc nhận thưởng bằng hiện vật không muốn,…? Họ có biết mục đích công việc, biêt quyền lợi và tự nguyện làm việc?
• Người nhà CBCNV thăm hỏi có dễ dàng?
• CBCNV có nợ công ty? Có phải bắt buộc làm ở một vị trí nào đó để trả nợ?
3.AN TOÀN SỨC KHỎE3.1 Công ty, luôn nhớ rằng phải phổ biến kiến thức về ngành công nghiệp và bất
kỳ các mối nguy hiểm nào, phải cung cấp môi trường làm việc an toàn và vệ sinh, phải có các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa tai nạn và làm tổn hại đến sức khoẻ
mà xuất hiện trong lúc, có liên quan đến hoặc xảy ra trong khi làm việc bằng cách giảm tối đa, đến khả năng có thể được, nguyên nhân gây ra các mối nguy hiểm vốn có trong môi trường làm việc
3.2Công ty phải chỉ định đại diện lãnh đạo chịu trách nhiệm về sức khoẻ và an toàn cho toàn bộ nhân viên và chịu trách nhiệm thực hiện các yếu tố về sức khoẻ
và an toàn trong tiêu chuẩn này
Trang 83.3 Công ty phải đảm bảo rằng tất cả nhân viên đều được huấn luyện về an toàn vàsức khoẻ thường kỳ, hồ sơ huấn luyện này phải được thiết lập và các huấn luyện
đó được lập lại đối với nhân viên mới vào hoặc chuyển công tác
Chú ý: Thường kỳ tức là ít nhất 1 lần/ năm
3.4 Công ty phải thiết lập hệ thống theo dõi, tránh hoặc xử lý các nguyên hiểm tiềm ẩn đối với sức khoẻ và an toàn của nhân viên
3.5 Công ty phải cung cấp cho nhân viên phòng tắm sạch sẽ, đồ nấu nước và nếu
có thể là các trang thiết bị hợp vệ sinh để lưu trữ thức ăn
3.6 Nếu có cung cấp chỗ ở cho nhân viên thì công ty phải đảm bảo nơi đó sạch sẽ,
an toàn và đảm bảo các yêu cầu cơ bản của họ
Chú ý: SA nhằm đảm bảo người lao động có môi trường làm việc an toàn, không độc hại, được chăm sóc sức khoẻ
Khi đánh giá về Hệ thống :
• Qui trình về y tế, an toàn lao động phù hợp kích cỡ công ty, xử lý khi phát sinh tai nạn, cấp cứu, thông báo cho mọi CBCNV Phương tiện phòng chống cháy, nổ, thoát hiểm?
• Đại diện BGĐ về ATLĐ, sức khoẻ với chức năng nhiệm vụ rõ ràng
• CBCNV có tham gia vào các chương trình ATLĐ, sức khoẻ?
• Đào tạo thực hiện trong hay ngoài giờ lao động? Hay là nhiệm vụ thêm, việc thêm?
• Qui định về kỷ luật lao động áp dụng cho toàn thể CBCNV (quản lý cũng như công nhân?)
• Hàng năm có kế hoạch, báo cáo về tai nạn lao động, có phân tích xu hướng/bệnh nghề nghiệp, trong môi trường độc hại,… đề ra biện pháp khắc phục?
• Báo cáo về tai nạn, sử lý thế nào? Khắc phục?
• Bảo hộ lao động có đầy đủ? CBCNV có phải trả phí? Làm thế nào để CBCNV dùng trong quá trình lao động?
• Luật về ATLĐ và y tế có áp dụng? Ban GĐ, các cấp quản lý, Công nhân quan tâm thế nào? Áp dụng?
• Các báo cáo đánh giá về độ sạch của không khí, thông gió, chống nóng và bụi, (nếu cần)?
Khi đánh giá tại các địa điểm :
1 Những nút an toàn tại nhà máy có dễ tiếp cận khi cần?
2 CBCNV trả lời được các câu hỏi về ATLĐ, SK?
3 Các lối thoát hiểm có dễ tiếp cận, chỉ dẫn rõ ràng?
4 Tủ thuốc có đủ thuốc? Các dụng cụ cấp cứu, bao nhiêu tai nạn/ tháng và có
đủ người cấp cứu?
5 Y tế có sẵn sàng khi có tai nạn, CN sẽ gọi ai khi có vấn đề xảy ra?
6 Thiêt bị cứu hoả, lối thoát hiểm đầy đủ? Gọi ai?
7 Có thường xuyên thực tập phòng chống cháy, cứu hoả, tiêu lệnh phòng chống cháy? Các báo cáo về phòng chống cháy nổ?
8 Công nhân được cung cấp nước uống sạch, ăn sạch sẽ?
Trang 99 Phòng tắm, nhà vệ sinh có sạch sẽ, hoạt động tốt, đầy đủ theo luật địa phương?
10 Thông gió, ánh sáng, kiểm soát nhiệt độ có đủ?
11 Khu tập thể CN sạch sẽ, an toàn?
12 BGĐ có thực hiện đúng chế độ về ca kíp (đổi ca kíp), hạn chế thời gian tiếpxúc với hoá chất độc hại cho công nhân?
13 Quần áo, giày dép cho công nhân bốc vác, nâng những vật nặng?
14 CN đứng suốt ngày trên nền bê tông hay nền mềm (bịt bông,…)?
• Một nghiên cứu tại nhà máy đệt ở Inđônêxia cho thấy một số công nhân ở
bộ phận nhuộm bị ung thư bàng quang do có chất gây ung thư trong thuốc nhuộm mà họ sử dụng
• Tại một nhà máy, một phụ nữ 22 tuổi bị tuột da đầu do tóc của cô ta bị cuốnvào băng tải Các công nhân rất hiếm khi nhận được khoản bồi thường, nếu
có thì không bao gồm các chi phí thuốc men
Trường hợp nơi ở quá trật chội
• Lương của người công nhân thấp cùng đồng nghĩa với điều kiện sống của
họ rất khó khăn
• Một số nhà máy cung cấp nhà ở ký túc xá cho cho các công nhân, thường
đó là những toà nhà xây bằng loại gạch lớn và rất đông đúc
• Tại một khu nhà, mỗi phòng có 12 phụ nữ, tại mỗi phòng có 6 giường tầng
và hầu như không còn lối đi trong phòng
• Thường tại các khu ở cứ 50 đến 100 công nhân thì có 1 toilet
Tại các khu ký túc cho công nhân thường xuyên thiếu nước, và họ thường xuyên phải mua nước đóng chai với giá cao
4.TỰ DO HIỆP HỘI VÀ THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
4.1 Công ty phải tôn trọng quyền của tất cả nhân viên về thương lượng tập thể và thành lập và gia nhập công đoàn theo sự chọn lựa của họ
4.2 Công ty phải, trong một tình huống nào đó mà quyền tự do của đoàn thể và quyền thương lượng tập thể được giới hạn bởi luật, tạo điều kiện thuận lợi về việc
tự do hội họp và thoả ước tập thể cho mọi nhân viên
Chú ý: Công ty tôn trọng các quyền hợp pháp của mọi CBCNV về hội họp, thành lập công đoàn, nhóm,…
Mục đích của SA bảo đảm quyền lợi chính đáng của CBCNV
Khi đánh giá :
1.CN có tự do tổ chức hoặc tham gia công đoàn?
2 Công ty có chấp nhận công đoàn là đại diện của CBCNV để đàm phán?
3 Đại diện công đoàn, CBCNV có bị phân biệt đối xử?
4 Công ty có làm ảnh hưởng tới hoạt động của công đoàn?
5 Có bãi công? Công ty đã xử lý thế nào? Có công an, bộ đội tham gia giải quyết?
6 Có thoả ước LĐTT? Biên bản hội họp của công đoàn?
7 Hồ sơ giải quyết khiếu nại của CBCNV?
Trang 108 Có qui định nghiêm cấm hoạt động công đoàn của Công ty hoặc báo chí?
9 CN biết ai là chủ tịch công đoàn? bầu khi nào, ra sao?
5.PHÂN BIỆT ĐỐI SỬ5.1 Công ty không được tham gia hoặc ủng hộ việc phân biệt đối xử trong khi thuêmướn, bồi thường, cơ hội huấn luyện, thăng tiến, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc nghỉ hưu trên cơ sở chủng tộc, đẳng cấp, nguồn gốc quốc gia, tôn giáo, tật nguyền, giới tính, thành viên của nghiệp đoàn hoặc phe đảng chính trị
5.2 Công ty không được can thiệp vào quyền xử lý của nhân viên trong việc tuân thủ các nguyên lý hoặc lề thói, hoặc đáp ứng các nhu cầu liên quan đến chủng tộc, đẳng cấp, nguồn gốc quốc gia, tôn giáo, tật nguyền, giới tính, thành viên của nghiệp đoàn hoặc phe đảng chính trị
5.3 Công ty không được cho phép cách cư xử như cử chỉ, ngôn ngữ và tiếp xúc thân thể mà cưỡng bức, đe doạ, sỉ nhục, lợi dụng tình dục
KHI ĐÁNH GIÁ CẦN CHÚ Ý( phân biệt đối sử)
Chú ý: SA nhằm đảm bảo không phân biệt đối xử với mọi người trong mọi trường hợp
1 Có qui trình ngăn ngừa sự phân biệt đối xử, nhục mạ, đe doạ và xử lý nếu phát hiện có sự phân biệt đối xử
2 Đại diện lãnh đạo thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục nếu có sự phân biệt đối xử
3 CN được học và biết cách thực hiện qui trình trên nếu có phân biệt đối xử
4 Nguyên tắc tuyển dụng, đề bạt, thưởng phạt, kỷ luật, chế độ đào tạo, các hồ
sơ chứng minh
5 CN không bị quấy rối tình dục, và biết cách khiếu nại nếu bị xảy ra?
6 Có những nhóm người dân tộc được thuê làm việc?
7 Xem bảng lương của CBCNV: có sự bất hợp lý sau đào tạo, kinh nghiệm? Nam Nữ?
8 Có nhiều thư nặc danh? Nguyên nhân và cách xử lý?
9 Qui định về công việc (có phân biệt nam, nữ, chủng tộc,…)
10 Hồ sơ loại bỏ các ứng cử viên khi tuyển dụng? Lý do?
11 CN từ các địa phương, nhóm khác nhau có bị dối xử khác nhau?
12 CN có được nghỉ ngày lễ thánh, tôn giáo?
13 CBCNV nữ có thai, nuôi con nhỏ có được nghỉ theo luật? hồ sơ? Bắt buộc
sử dụng các biện pháp tránh thai là điều kiện để ký hợp đồng lao động, bị loại nếu có con sớm 1 năm?
6.CÁC HÌNH THỨC KĨ LUẬT6.1 Công ty không được tham gia vào hoặc ủng hộ việc dùng nhục hình,
ép buộc về vật chất hoặc tinh thần và sỉ nhục
Trang 11Chú ý: SA nhằm đảm bảo Công ty luôn luôn tôn trọng CBCNV theo 1 phương thực nhất quán có kỷ luật
Khi đánh giá cần chú ý :
• Không có hiện tượng phạt về thể xác, nhục hình, lăng mạ, ép buộc, trừ lương,…
• Có qui định về thưởng phạt, kỷ luật phù hợp luật pháp, phổ biến cho CNV
để họ biết cách áp dụng và khiếu nại nếu cần
• Phỏng vấn Chủ tịch công đoàn về các kỷ luật
• Xem hồ sơ của các vụ kỷ luật, thưởng phạt, lý do và các biện pháp đã thực hiện
• CNV, công đoàn, các bên liên quan biết rõ về qui định thưởng phạt, họ có thể dễ dàng khiếu nại mà không bị ảnh hưởng gì
• CNV không có vết bị nhục mạ, bị đánh,… Xem sổ khám sức khoẻ
7 GIỜ LÀM VIỆC7.1 Công ty phải phù hợp với các luật đang áp dụng và các tiêu chuẩn công nghiệp về thời gian làm việc; bất kỳ trường hợp nào không được yêu cầu, trên nguyên tắc thường xuyên, nhân viên làm việc vượt quá 48 giờ/ tuần và
cứ 7 ngày làm việc thì phải sắp xếp ít nhất 1 ngày nghỉ cho nhân viên
7.2 Công ty phải đảm bảo rằng làm thêm giờ (hơn 48 giờ/ tuần) không đượcvượt quá 12 giờ/ người/ tuần, điều đó sẽ không được yêu cầu ngoài các trường hợp ngoại lệ và trong giai đoạn ngắn, và khi đó luôn được trả với hệ
số ngoài giờ cao nhất
Chú ý: SA nhằm đảm bảo Công ty có chế độ làm việc thích hợp (48 giờ + 12 giờ/ tuần) Thêm giờ là tự nguyện, ngắn hạn và không dự đoán trước được
Khi đánh giá cần chú ý :
• Thời gian làm việc/ tuần? Vượt quá luật? Bằng chứng?
• Xem sổ năng suất cá nhân, tính trung bình và so với ngày đánh giá? Tính tổng năng suất của cả tổ hay ca/ số công nhân rồi so với năng suất qui định suy ra ngoài giờ hay yêu cầu làm thêm tại nhà
• Xem xu thế lao động (full time) giảm, lao động bán thời gian tăng? Chế độ đào tạo và trả lượng
• Thời gian ngoài giờ > 12 giờ/ tuần? Có được trả theo qui định, luật (150, 200%)?
• CNV có ít nhất 1 ngày nghỉ/ tuần?
• Yêu cầu làm tại nhà? Có trả lương phụ trội?
• Thời gian nghỉ giải lao giữa giờ? Vệ sinh nhà xưởng không công? Buộc làm thêm vì lương không đủ nhu cầu cơ bản? Do làm khoán phải thêm giờ?
• Xem lương ngoài giờ, phỏng vấn CNV
• Các tai nạn do quá sức, mệt mỏi có vượt luật?
8.TIỀN LƯƠNG