1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Thực trạng khai thác và sử dụng cây gù hương (cinnamomum balansae h lecomte) tại huyện đồng hỷ và huyện võ nhai tỉnh thái nguyên

68 323 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 738,45 KB

Nội dung

Ý nghĩa trong thực tiễn Đề tài góp phần đánh giá thực trạng khai thác và tình hì nh sử dụng loài cây Gù hương và từ những biện pháp đề xuất được sẽ là cơ sở giúp chính quyền địa ph

Trang 1

NGUYỄN VĂN HẢI

THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CÂY GÙ HƯƠNG

(Cinnamomum balansae H Lecomte)

TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ VÀ HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2012 – 2016

Thái Nguyên, năm 2016

Trang 2

NGUYỄN VĂN HẢI

THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CÂY GÙ HƯƠNG

(Cinnamomum balansae H Lecomte)

TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ VÀ HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành: Lâm nghiệp Lớp : K 44 - LN Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2012 – 2016 Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Văn Thái

Thái Nguyên, năm 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Thái Nguyên, năm 2016

XÁC NHẬN CỦA GVHD

Đồng ý cho bảo vệ kết quả Người viết cam đoan

trước Hội đồng khoa học!

TS Nguyễn Văn Thái Nguyễn Văn Hải

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN

Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên

đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!

(Ký, họ và tên)

LỜI CẢM ƠN

Trang 4

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên, tôi đã trang bị cho mình kiến thức cơ bản về chuyên môn dưới

sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của toàn thể thầy cô giáo Để củng cố lại

những khiến thức đã học cũng như làm quen với công việc ngoài thực tế thì

việc thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn rất quan trọng, tạo điều kiện cho sinh

viên cọ sát với thực tế nhằm củng cố lại kiến thức đã tích lũy được trong nhà

trường đồng thời nâng cao tư duy hệ thống lý luận để nghiên cứu ứng dụng

một cách có hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất

Trong thời gian nghiên cứu đề tài, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của

thầy giáo TS Nguyễn văn Thái, và các thầy cô giáo trong khoa cùng với sự phối

hợp giúp đỡ của các cán bộ, lãnh đạo các cơ quan ban ngành của UBND huyện

Đồng Hỷ, huyện Võ Nhai, các xã trong huyện và các hộ gia đình trong thôn đã tạo

mọi điều kiện cho tôi thu thập thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu

Qua đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô giáo trong

khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là thầy giáo TS Nguyễn văn Thái người thầy đã trực

tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận

Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế do vậy khóa

luận không tránh khỏi những thiếu sót Tôi kính mong nhận được sự giúp đỡ của

các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn đồng nghiệp để khóa luận này được hoàn

thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, năm 2016

Sinh viên

Nguyễn Văn Hải

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang 5

Trang

Bảng 4.1 Tổng hợp các cây Gù hương phân bố ta ̣i huyê ̣n Đồng Hỷ 21

Bảng 4.2 Tổng hợp các cây Gù hương phân bố tại huyê ̣n Võ Nhai 22

Bảng 4.3 Tổng hợp các cây Gù hương phân bố trong toàn khu vực huyện Võ Nhai và Đồng Hỷ 24

Bảng 4.4 Tổng hợp chất lượng các cây Gù hương có ta ̣i huyê ̣n Đồng Hỷ 25

Bảng 4.5 Tổng hợp chất lượng các cây Gù hương có ta ̣i huyê ̣n Võ Nhai 26

Bảng 4.6 Tổng hợp trữ lượng các cây Gù hương có ta ̣i huyê ̣n Đồng Hỷ 26

Bảng 4.7 Tổng hợp trữ lượng các cây Gù hương có ta ̣i huyê ̣n Võ Nhai 27

Bảng 4.8 Tổng hợp trữ lượng Gù hương của cả khu vực nghiên cứu 27

Bảng 4.9 Tình hình khai thác cây Gù hương ở địa bàn nghiên cứu 28

Bảng 4.10 Bô ̣ phâ ̣n cây Gù hương được khai thác 29

Bảng 4.11 Cách chế biến cây Gù hương sau khai thác 31

Bảng 4.12 Thống kê đă ̣c điểm sử du ̣ng cây Gù hương của người dân địa phương 33

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang 6

Trang

Hình 4.1: Khai thác thân cây Gù hương 30

Hình 4.2: Rễ cây Gù hươngđược chế tác 36

Hình 4.3: Lục bình làm từ gỗGù hương 36

Trang 7

Hdc Chiều cao dưới cành

IUCN Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế OTC Ô tiểu chuẩn

UBND Ủy ban nhân dân

Stt Số thứ tự

Trang 8

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CÁC BẢNG ii

DANH MỤC CÁC HÌNH iii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT v

MỤC LỤC vi

Phần 1 : MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Tính cấp thiết của đề tài 2

1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2

1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 2

Phần 2 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

2.1 Cơ sở khoa học 3

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 4

2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 4

2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 4

2.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu 9

2.3.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 9

2.3.2 Điều kiện dân sinh kinh tế - văn hóa, xã hội 13

Phần 3 : ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

3.1 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 17

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 17

3.1.2 Địa điểm thời gian và phạm vi nghiên cứu 17

Trang 9

3.2 Nội dung nghiên cứu 17

3.3 Phương pháp nghiên cứu 17

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 17

3.3.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 19

Phần 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21

4.1 Hiện tra ̣ng phân bố của cây Gù hương trên đi ̣a bàn nghiên cứu 21

4.1.1 Tình hình phân bố của cây Gù hương trên địa bàn nghiên cứu 21

4.1.2 Chất lượng cây Gù hương có trong khu vực nghiên cứu 25

4.1.3 Trữ lượng của cây Gù hương trên đi ̣a bàn nghiên cứu 26

4.2 Thực trạng khai thác cây Gù hương trên địa bàn nghiên cứu 28

4.3 Tình hình sử dụng cây Gù hương 32

4.4 Đề xuất các biện pháp để bảo tồn và phát triển bền vững cây Gù hương 37

4.4.1 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong công tác bảo tồn loài Gù hương tại huyện Đồng Hỷ và huyê ̣n Võ Nhai - Thái Nguyên 37

4.4.2 Đề xuất các biê ̣n pháp 38

Phần 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40

5.1 Kết luận 40

5.2 Kiến nghị 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 10

cấp bách hiện nay và cũng là trách nhiệm của toàn nhân loại

Nằm ở khu vực Đông Nam Châu Á với tổng diện tích tự nhiên khoảng 330.541 km² Việt Nam được coi là một trong những trung tâm về đa dạng sinh học của khu vực cũng như thế giới Từ kết quả nghiên cứu về khoa học

cơ bản trên lãnh thổ Việt Nam, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đều nhận định rằng Việt Nam là một trong 10 quốc gia ở Châu Á và một trong 16 quốc gia trên thế giới có tính đa dạng sinh học cao Tuy nhiên Việt Nam cũng đang phải đối mặt với một thực trạng rất đáng lo ngại đó là sự suy thoái nghiêm trọng về môi trường và tài nguyên đa dạng sinh học, đe dọa cuộc sống của các loài sinh vật và cuối cùng là ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước

Để ngăn ngừa sự suy thoái ĐDSH ở Việt Nam đã tiến hành công tác bảo tồn và hiện nay cả nước có khoảng 128 khu bảo tồn Mặc dù các loài thực vật được bảo tồn cao như vậy, nhưng những nghiên cứu về các loài thực vật ở Việt Nam hiện nay còn rất thiếu Phần lớn các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức mô tả đặc điểm hình thái, định danh loài mà chưa đi sâu nghiên cứu nhiều về các đặc tính sinh học, sinh thái học, gây trồng và bảo tồn loài

Trang 11

Do đó tôi tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Thực tra ̣ng khai thác

và sử dụng cây Gù hương (Cinnamomum balansae H Lecomte) tại huyện

Đồng Hỷ và huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định được thực trạng phân bố của loài Gù hương tại huyện Đồng Hỷ và huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên

- Xác định được thực trạng khai thác cây Gù hương tại huyện Đồng

Hỷ và huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên

- Xác định được tình hình sử dụng cây Gù hương tại huyện Đồng Hỷ

và Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên

- Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề xuất được các biện pháp bảo tồn và phát

triển loài Gù hương tại huyện Đồng Hỷ và huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên

1.3 Tính cấp thiết của đề tài

1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

Đề tài là việc vận dụng những kiến thức mà sinh viên tiếp thu được trong quá trình học tập tại trường và nó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người thực hiện Đề tài sẽ giúp sinh viên làm quen với việc nghiên cứu khoa học, củng cố kiến thức đã học,vận dụng lý thuyết vào thực tế, biết cách tích lũy, thu nhập, phân tích, xử lý thông tin cũng như kỹ năng tiếp cận và làm việc với cộng đồng thôn bản và người dân Đề tài sau khi hoàn thành có thể làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu sau đó và làm cơ sở cho việc sử dụng bền vững loài cây có giá trị của cộng đồng

1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn

Đề tài góp phần đánh giá thực trạng khai thác và tình hì nh sử dụng loài cây Gù hương và từ những biện pháp đề xuất được sẽ là cơ sở giúp chính quyền địa phương, người dân xác định được hướng bảo tồn, phát triển loài cây có giá trị này

Trang 12

Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở khoa học

Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguyên ĐDSH của Việt Nam đã và đang bị suy giảm Nhiều hệ sinh thái và môi trường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều Taxon loài và dưới loài đang đứng

trước nguy cơ tuyệt chủng trong một tương lai gần

Để khắc phục tình trạng trên Chính phủ Việt Nam đã đề ra biện pháp, cùng với các chính sách kèm theo nhằm bảo về tốt hơn tài nguyên ĐDSH của đất nước Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến bảo tồn ĐDSH cần phải giải quyết như quan hệ giữa bảo tồn loài và phát triển bền vững hoặc tác động của biến đổi khí hậu đối với bảo tồn ĐDSH…vv

Căn cứ vào phân cấp bảo tồn loài và ĐDSH thì trong đó Gù hương

(Cinnamomum balansae ) thuộc hộ Long não (Lauraceae) là một loài cây quý,

đa tác dụng Hiện tại nó được xếp vào loại rất nguy cấp (CR) ở cấp quốc gia trong danh lục đỏ IUCN (Ver 2.3) và trong sách đỏ Việt Nam(1996) Đây là loài cây có giá trị kinh tế, thân gỗ dùng cho chế biến các sản phẩm mỹ nghệ Hiê ̣n nay thì cây Gù hương được sử du ̣ng theo 3 dạng khác nhau là sử dụng trong cuô ̣c sống hàng ngày , sử du ̣ng trong nghiên cứu khoa ho ̣c , sử du ̣ng cho môi trường và sinh cảnh Trong cuô ̣c sống hàng ngày thì cây Gù hương được sử du ̣ng làm lũa, làm vật liệu xây dựng, làm đồ thủ công mỹ nghệ và đồ trang trí nội thất trong gia đình Hiê ̣n này các nhà n ghiên cứu trên thế giới và Viê ̣t Nam đang nghiên cứ u loài cây này như thực hiê ̣n các dự án về bảo tồn , giâm hom phát triển cây Ngoài ra cây còn được sử du ̣ng cho môi trường như ta ̣o bóng mát và làm tăng sự đa dạng cho sinh cảnh Do có giá trị kinh tế cao nên hiện nay hoạt động khai thác trái phép cây này ở Việt Nam đang là một điểm

Trang 13

nóng (Lê Trọng Trái và cộng tác viên, 1999) [8] Đây là cơ sở khoa học giúp tôi tiến đến nghiên cứu và thực hiện khóa luận

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước

2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Cây gù hương tên khoa học Cinnamomum balansae, Thuộc họ Re

-Lauraceae, Bộ Long não Laurales, Chi Cinnamomum Loài này được H

Lecomte nghiên cứu, mô tả và đặt tên khoa học đầu tiên năm 1913 [11]

Phân loại khoa học

Danh pháp hai phần

Cinnamomum balansae

LECOMTE,1913

2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Gù hương (Cinnamomum balansae) Cây gỗ to, thường xanh, cao tới 50

m, đường kính thân 0,7 - 1,2 m; cành nhẵn, màu hơi đen khi khô Lá mọc cách, dai, hình trứng, dài 9 - 11 cm, rộng 4 - 5 cm, thót nhọn về hai đầu; gân bậc hai 4 - 5 đôi; cuống lá dài 2 - 3 cm, nhẵn Cụm hoa chuỳ, ở nách lá, dài 4

- 5 cm, phủ lông ngắn màu nâu; cuống hoa dài 1 - 4 mm, phủ lông; bao hoa 6 thuỳ, có lông; nhị hữu thụ 9, bao phấn 4 ô; 3 nhị vòng trong cùng mỗi nhị có

2 tuyến; nhị lép 3, hình tam giác, có chân; bầu hình trứng, nhẵn, vòi ngắn,

Trang 14

núm hình đĩa Quả hình cầu, đuờng kính 8 - 10 mm, đính trên đế hoa hình chén Mùa hoa vào tháng 1 - 5, mùa quả chín tháng 6 - 9 Tái sinh bằng hạt hoặc giâm cành Là Loài đặc hữu của Việt Nam Trong thân và lá có tinh dài với thành phần chính là long não, Hạt chứa dầu béo, gỗ tốt, không bị mối mọt,

có mùi long não nên được ưa chuộng để đóng các đồ đạc trong nhà như tủ, bàn ghế , vốn là loài hiếm và tái sinh kém lại bị chặt lấy gỗ Loài đã được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2007) [2]

Gù hương trong Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm đã được xếp trong nhóm IIA (Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006) [6]

Loài cây có phân bố rải rác ở khu vực đồi, núi thấp của của các tỉnh phía Bắc miền Trung Nam Bộ Việt Nam Hiện nay, số lượng cây Gù hương còn rất ít, chỉ còn thấy ở VQG Cúc Phương (Ninh Bình), Ba Vì (Hà Tây), trong rừng thứ sinh và vườn hộ ở Thạch Thành (Thanh Hoá) và rải rác ở một

số nơi; song hiện nay đã bị khai thác quá mức, không còn gặp nhiều trong rừng tự nhiên nên được xếp vào loại hiếm (Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, 2007) [1]

Khó tìm thấy cây có kích thước lớn và không phải cây trưởng thành nào cũng có quả, thu hái hạt giống ở cây lớn rất khó khăn, mặt khác do hạt có chứa nhiều tinh dầu, nhanh mất sức nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm thấp, cho nên việc thử nghiệm nhân giống bằng hom để góp phần lưu giữ nguồn gen là hết

sức cần thiết (Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Văn Thọ, 2009 ) [7]

Khi điều tra cho thấy vào khoảng những năm 1990 trở về trước, các loài cây gỗ lớn và quý vẫn còn nhiều Đặc biệt trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1947-1954), rừng Định Hóa còn được coi là “rừng che

bộ đội, rừng vây quân thù”, rừng có nhiều tầng tán, nhiều cây gỗ lớn và quý, đường kính cây Gù hương đường kính có thể từ 1m đến 2m Tuy nhiên, hiện nay các cây gỗ có đường kính thân cây 0,7m trở lên và các cây gỗ quý như

Trang 15

Đinh, Lim, Sến, Táu, Nghiến, Gù hương còn rất ít, chúng chỉ xuất hiện chủ yếu ở các khu di tích (Đồi Khau Tý, Khuôn Tát, Tỉn Keo) và rải rác trong các khu rừng tự nhiên, các cây có kích thước nhỏ hơn thường bị cong queo hoặc sâu bệnh Sở dĩ có hiện tượng nêu trên là do nạn chặt phá rừng trái phép xảy

ra thường xuyên của lâm tặc Bên cạnh đó, nhóm cây này cũng đã và đang bị người dân khai thác quá mức, họ sử dụng gỗ để làm nhà, chuồng trại cho gia cầm, gia súc, nạn đốt rừng làm nương rẫy cũng là những nguyên nhân chính làm cho nguồn tài nguyên này bị suy giảm cả về chất lượng và số lượng, ít có khả năng phục hồi (Nguyễn Anh Hùng , 2012) [5]

- Theo báo cáo (Điều tra đánh giá tình trạng bảo tồn các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc danh mục nghị định 32/2006/NĐ-CP Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp Viện Điều tra Quy hoạch Rừng,

2010 Theo vùng sinh thái) [13] Cây Gù hương còn rải rác vài cá thể trong rừng ở vùng phân bố tự nhiên, chủ yếu là cây tái sinh Vị trí, số lượng quần thể và các cá thể gù hương trong tự nhiên:

VQG Ba Vì, Hà Tây có ở Sườn tây Đỉnh Vua với số lượng 5 cá thể (D1.3 < 20 cm)

KBT Thần Sa-Phượng Hoàng có phân bố tập trung ở các xã: Thần Sa, Cúc Đường, Thượng Nung, Sảng Mộc, Nghinh Tường (xóm Ngọc Sơn 2) khoảng 100-200 cá thể (chỉ toàn cây tái sinh)

 KBT Hang Kia-Pà Cò Phân bố rải rác trong KBT, có 2-3 cá thể/50ha (chỉ còn cây tái sinh chồi)

VQG Cúc Phương Rải rác trong VQG có < 60 cây

Một số văn bản pháp quy nhà nước ban hành trong việ sử dụng và bảo

về các loài gỗ quý hiếm

Thông tư của Bộ Lâm nghiên Hướng dẫn thực hiện nghị định số 18-HĐBT

ngày 12 tháng 10 năm 1992 [12]

Trang 16

Thực vật rừng, động vật rừng Nhóm I chỉ được khai thác vì mục đích nghiên cứu khoa học (kể cả để tạo nguồn giống ban đầu phục vụ cho nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo), quan hệ hợp tác quốc tế

Việc khai thác thực vật rừng, động vật rừng Nhóm I không được làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo tồn các loài đó trong tự nhiên và phải có phương án được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt

- Việc khai thác thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II trong các khu rừng đặc dụng không được làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo tồn các loài

đó và phải có phương án được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt

b) Khai thác thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II ngoài các khu rừng đặc dụng:

- Thực vật rừng Nhóm II A ngoài các khu rừng đặc dụng chỉ được khai thác theo quy định tại Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành…

Chỉ thị Số: 283-TTg ngày 14 tháng 6 năm 1993 về việc thực hiện các biện pháp cấp bách để quản lý gỗ quý hiếm [10] Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần yêu cầu Bộ Lâm nghiệp, Uỷ ban nhân dân các cấp và các ngành liên quan có biện pháp đình chỉ ngay việc khai thác các loại gỗ quý, hiếm, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng, mua bán, vận chuyển và xuất khẩu các loại gỗ này Nhưng hiện nay, tình trạng khai thác, mua bán trái phép gỗ quý, hiếm

Trang 17

vẫn diễn ra khá nghiêm trọng và tình hình chặt cây, phá rừng nói chung vẫn chưa được ngăn chặn Bộ Lâm nghiệp, Uỷ ban nhân dân các cấp và các ngành

có liên quan chưa thường xuyên chỉ đạo chặt chẽ và tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị định số 18-HĐBT ngày 17-1-1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và chỉ thị số 90-CT ngày 19-3-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) Một số địa phương, đơn vị vì lợi ích kinh tế cục bộ trước mắt cố tình khai thác gỗ dưới những hình thức trá hình như tận thu, tỉa cây v.v để tiếp tục mua bán và xuất khẩu trái phép các loại

gỗ quý, hiếm, nhất là gỗ pơmu Nhiều địa phương buông lỏng trách nhiệm quản lý Nhà nước của mình để cho nhân dân tự do đi phát rừng làm rẫy, thậm chí chặt phá cả cây rừng trên núi đá

Chỉ thị số: 43-LN/KL Về việc quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm các loại gỗ quý, hiếm [9]

Gỗ là vật tư do Nhà nước thống nhất quản lý, cấm tư nhân buôn bán (trừ gỗ vườn) Đối với các loại gỗ như cẩm lai, gỗ đỏ (cà te), gụ, hương, sao, lát, lim, hoàng đàn, nghiến, sến, mun (dưới đây gọi chung là gỗ quý, hiếm) là vật liệu không thể thay thế của một số công trình đặc biệt của Nhà nước và một số khâu sản xuất quan trọng trong các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

Nhưng hiện nay các loại gỗ quý, hiếm trên đã và đang trở nên khan hiếm đến mức nghiêm trọng

Nguyên nhân của tình hình trên là do trong những năm qua nhiều địa phương, cơ sở sản xuất lâm nghiệp và nhân dân vùng liền rừng khai thác và

sử dụng bừa bãi Việc quản lý và bảo vệ các loại gỗ trên cũng bị buông lỏng kéo dài Tồn tại phổ biến là sử dụng các loại gỗ quý, hiếm chưa tuân theo nguyên tắc: "gỗ nào dùng vào việc ấy" (Nghị định số 10-CP), lãng phí, kém hiệu quả Mặt khác hiện nay các loại gỗ này đang là một mặt hàng buôn bán

Trang 18

trôi nổi trên thị trường tự do hoặc đang được dùng trong quan hệ "liên doanh, liên kết" giữa các đơn vị kinh tế quốc doanh và giữa các đơn vị này với các cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội

Để nhanh chóng khắc phục tình trạng trên, Bộ Lâm nghiệp yêu cầu các địa phương, cơ sở thực hiện ngay một số biện pháp cấp bách về việc quản lý, bảo vệ các loại gỗ quý, hiếm

2.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu

2.3.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

Thị trấn Đình Cả, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 37km

và cách thị trấn Đồng Đăng – Lạng Sơn 80km Huyện có 15 đơn vị hành chính gồm 14 xã và 1 thị trấn

+ Huyện Đồng Hỷ

Đồng Hỷ là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc thành phố Thái Nguyên với 17 xã và 13 thị trấn, tổng diện tích tự nhiên của huyện là 46.177 ha

- Phía Bắc giáp huyện Võ Nhai và Tỉnh Bắc Kạn

- Phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang

- Phía Nam giáp huyện Phú Bình và Thành Phố Thái Nguyên

Trang 19

- Phía Tây giáp huyện Phú Lương

Huyện Đồng Hỷ có vị trí khá thuận lợi, nằm kề sát ngay thành phố Thái Nguyên và các khu công nghiệp lớn của tỉnh, cùng hệ thông giao thông thủy,

bộ khá phát triển (Quốc lộ 1B, tỉnh lộ 259, sông Cầu … nối với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang …) tạo điều kiện cho Đồng Hỷ giao lưu kinh tế, Văn hóa, Xã hội cũng như việc tiếp thu các thành tựu khoa học, công nghệ và tăng kỹ năng thu hút vốn của các cá nhân tổ chức trong và ngoài huyện Tạo đà thúc đẩy huyện phát triển một nền kinh tế đa dạng: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thương mại, du lịch và Nông, lâm nghiệp

2.3.1.2 Đặc điểm địa hình

+ Huyện Võ Nhai

Huyện Võ Nhai nằm ở vị trí tiếp giáp của 2 dãy núi cao – Dãy Ngân Sơn chạy từ Bắc Kạn theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đến Võ Nhai và Dãy Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam cho nên huyện có địa hình khá phức tạp, đồi núi là chủ yếu, đất ruộng ít

Là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên có địa hình phức tạp, phần lớn diện tích là đồi núi dốc và núi đá vôi Diện tích đất rừng và núi đá chiếm 74% diện tích đất tự nhiên trong toàn huyện, riêng diện tích núi đá có 26.000

ha với nhiều hang động Những vùng núi đất bằng phẳng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ và chủ yếu theo các khe suối, thung lũng và triền sông

+ Huyện Đồng Hỷ

Huyện Đồng Hỷ mang đặc điểm chung của vùng núi, địa hình của huyện nhìn chung chia cắt phức tạp, xu hướng thấp dần từ Đông bắc xuống Tây Nam, có độ cao trung bình 80m so với mặt nước biển, và phân thành 3

vùng rõ rệt:

Trang 20

- Vùng Đông Bắc: là vùng có địa hình cao, chia cắt mạnh, tạo nhiều khe suối hiểm trở, có độ cao trung bình khoảng 120m so với mực nước biển Đất đai, nhìn chung chủ yếu sử dụng cho mục đích phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi đại gia súc và đặc biệt vào mùa mưa đi lại rất khó khăn

- Vùng Tây Nam: có địa hình núi thấp, đồi xem kẽ là những cánh đồng,

độ cao trung bình khoảng 80m so với mực nước biển, thích hợp cho phát triển loại cây lương thực, cây công nghiệp dài ngày…

- Vùng ven Sông Cầu: Đây là vùng địa hình thấp, tương đối bằng phẳng với nhiều cánh đồng rộng lớn thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp

2.3.1.3 Điều kiện khí hậu, thủy văn

+ Huyện Võ Nhai

- Điều kiện khí hâu:

Khí hậu Võ Nhai mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi Bắc Bộ,

nhưng có phần khắc nghiệt hơn Võ Nhai nằm trong vùng lạnh của tỉnh Thái nguyên Nhiệt độ trung bình năm 22,9oC Từ Thượng tuần tháng 5 đến hạ tuần tháng 9 là những tháng có nhiệt độ cao, nóng nhất là tháng 6,7 khoảng 27,9oC Nhiệt độ cao tuyệt đối khoảng 39,5oC (tháng 6), thấp tuyệt đối là 3o

C (tháng 1) Vào mùa lạnh (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau), tiết trời giá rét, nhiều khi có sương muối, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và sự phát triển cây trồng, vật nuôi Biên độ nhiệt ngày và đêm trung bình là 7oC, lớn nhất vào tháng 10 khoảng 8oC Chế độ nhiệt này tạo cho Võ Nhai có thế mạnh trong việc phát triển các loại cây trồng nhiệt đới, cận nhiệt đới, nhất là các cây

ăn quả Chịu ảnh hưởng chế độ mưa vùng núi Bắc Bộ, mùa mưa ở Võ Nhai thường diễn ra từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau

Lượng mưa trung bình năm 1.941,5 mm và phân bố không đều chủ yếu tập trung vào các tháng mùa mưa, khoảng 1.765 mm (chiếm 91% tổng lượng

Trang 21

mưa cả năm) Lượng mưa lớn nhất thường diễn ra vào tháng 8, trung bình khoảng 372.2 mm

- Chế độ thủy văn:

Võ Nhai có hai con sông nhánh thuộc hệ thống sông Cầu và sông Thương, được phân bố ở phía bắc và phía nam huyện Hệ thống sông Nghinh Tường có chiều dài 46 km, bắt nguồn từ những dãy núi của vòng cung Bắc Sơn (Lạng Sơn), chảy qua các xã Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Thần Sa, rồi đổ ra sông Cầu Khoảng 40% chiều dài dòng chảy là vùng đá vôi, thung lũng thường hẹp và sâu, vách đá dựng đứng Sông Dong bắt nguồn

từ xã Phú Thượng, chảy qua thị trấn Đình Cả, Tràng Xá, Dân Tiến, Bình Long, sang địa phận tỉnh Bắc Giang và đổ về sông Thương Toàn huyện Võ Nhai có 11 hồ chứa nước, 50 phai, đập kiên cố, 12 trạm bơm, 132 kênh mương do Nhà nước hỗ trợ và nhân dân đóng góp xây dựng

+ Huyện Đồng Hỷ

- Điều kiện khí hậu:

Do nằm ở chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu khí hậu của huyện Đồng Hỷ vừa mang tính nhiệt đới gió mùa vừa có tính lục địa chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng (mùa mưa) từ tháng 4 đến tháng 10; mùa lạnh (mùa khô) từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau

Nhiệt độ trung bình năm từ 20 – 22oC, sự biến đổi giữa các tháng trong năm tương đối lớn Tháng lạnh nhất là tháng 1 (15,6oC), tháng nóng nhất là tháng 7 (28,5oC); nhiệt độ cao nhất là 38,5oC, nhiệt độ thấp nhất là 9o

C

Ẩm độ không khí trung bình từ 75 – 84%, các tháng ẩm độ không khí cao nhất là các tháng 3,4,5,6,7,8 và 9 Các tháng có ẩm độ không khí thấp nhất là tháng 11,12,1 và 2

Lượng mưa: Mùa mưa phân bố không đều trong năm, tháng 7 có lượng mưa cao nhất (480mm/ tháng), tháng 12 có lượng mưa ít nhất (20mm/tháng)

Trang 22

Nhìn chung, thời tiết của huyện tương đối khắc nghiệt, mùa mưa thường gây sói lở, úng lụt, mùa khô thường gây hạn hán, thiếu nước trầm trọng Tuy nhiên với chế độ nhiệt cao, ẩm độ khá, tạo điều kiện thuận lợi trong việc đa dạng hóa hệ thống cây trồng cũng như việc bố trí thâm canh, tăng vụ

- Chế độ thủy văn:

Địa hình cắt mạnh tạo cho Đồng Hỷ có một hệ thống sông suối, ao hồ khá phong phú và phần lớn sông suối ở huyện đều bắt nguồn từ khu vực núi cao phía Bắc và Đông Bắc chảy vào Sông Cầu, mật độ sông suối bình quân 0.2 km/km2 Hiện trên địa bàn có các hệ thống sông suối chính sau :

- Sông Cầu là sông lớn nhất, chảy từ phía Bắc xuống theo đường ranh giới phía Tây của huyện dài 47 km Đây là nguồn nước chính cung cấp cho sản xuất vùng ven Sông Cầu và đây cũng là đường giao thông thủy khá thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hóa hỗ trợ đắc lực cho đường bộ

- Các hệ thông sông suối lớn: Suối Linh Nham bắt nguồn từ Võ Nhai chảy qua Văn Hán, Khe Mo, Hóa Thượng, Linh Sơn rồi đổ ra sông Cầu dài khoảng 28 km, suối Thác Zạc chảy từ Trại Cau cuối cùng cũng đổ ra sông Cầu dài khoảng 19 km …

Ngoài ra hàng trăm con suối, ao hồ, đập lớn nhỏ góp phần cung cấp một lượng nước khá lớn phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân

2.3.2 Điều kiện dân sinh kinh tế - văn hóa, xã hội

+ Huyện Võ Nhai

- Dân tộc,dân số và lao động: Võ Nhai có 8 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán Chỉ, Cao Lan, Hoa với dân số toàn huyện năm 2009 là 65.300 người, 16.293 hộ Năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 19,69% thu nhập bình quân là 10.000.000đ/người Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX xác định cơ cấu kinh tế của huyện từ nay đến năm 2015 là “Công nghiệp – Lâm nghiệp – Dịch vụ”

Trang 23

Về trình độ lao động có nghề thấp so với mặt bằng chung của tỉnh, hầu hết dân số sống ở vùng nông thôn và bằng nghề sản xuất nông, lâm nghiệp là chủ yếu, về kỹ thuật canh tác trong những năm gần đây số người được bồi dưỡng về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng ngày càng được nâng lên

- Giáo dục, y tế: Võ Nhai là một huyện vùng cao đặc biệt khó khăn cua tỉnh thái nguyên Trong thời gian qua được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền địa phương và trung ương ngành GD-ĐT Võ nhai đã có những tiến bộ

về quy mô chất lượng dạy và học Năm 2008-2009 là năm học bắt đầu thực hiện ứng dụng công nghệ tin học,triển khai phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, tiếp tục thực hiện vận động “Học tập

và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Tính đến năm 2011 toàn ngành đã đạt được những thành tích đáng khích lệ Cụ thể như sau:

Đối với giáo dục mầm non, trên toàn huyện có 17 trường (nhà trẻ, mẫu giáo), 153 lớp học; số trường đạt chuẩn 2/17 Trong đó, tỷ lệ huy động trẻ từ 0-2 tuổi là 613/2685 (đạt 23,5%); trẻ từ 3-5 tuổi là 2742/3078 (đạt 89%); trẻ 5 tuổi ra lớp là 1070/1072

Về giáo dục tiểu học, quy mô đạt 21 trường, có 365 lớp, tổng số học sinh là 5378 em, tỷ lệ huy động vào lớp 1 đúng độ tuổi đạt 99,3%

Xây dựng 9 trạm y tế xã: Phú Thượng, La hiên, Dân tiến, Liên Minh, phương Giao, Vũ Chấn, Thượng Nung, Thần Sa, Sảng Mộc

- Cơ sở hạ tầng: Đã xây đựng đường điện từ xã Bình Long đi xóm Đổng Bản,Quảng Phúc gồm: Đường dây 35KV, 8 km; đường dây 0.4KV, 12km; 0.2 trạm biến áp

Trang 24

+ Huyện Đồng Hỷ

- Dân số, lao động,dân tộc

Dân số: Theo số liêu thống kê năm 2009 toàn huyện có 27.396 hộ gia đình và co 130.563 người, trong dân số nông nghiệp chiếm 85% Mật độ dân

số trung bình khoảng 280 người/km2

và phân bố không đều giữa các địa bàn trong huyện, tập trung nhiều ở các thị trấn

Lao Động: Theo thông kê năm 2009 toàn huyện có hơn 62.000 lao động chiếm 47,4 dân số Trong đó, lao động phi nông nghiệp chiếm gần 16% tổng số lao động, tập trung chủ yếu ở các trung tâm xã, cụm xã, thị trấn, lao động nông nghiệp vẫn là chủ yếu chiếm 84% tổng số lao động, tập trung ở khu vực nông thôn, sản xuất nông nghiệp thuần túy

Dân tộc: Trên địa bàn huyện có 8 dân tộc anh em, dân tộc kinh chiếm 63%, dân tộc Nùng 13,3%, dân tộc Sán Dìu 2.8%, dân tộc Dao là 4,5%, dân tộc Tày là 2,6%, dân tộc Mông là 1.75%, còn lại là dân tộc Sán Chay và Người Hoa….Phần lớn các dân tộc thiểu số có trình độ dân trí thấp, sống phân tán, rải rác và vẫn còn tình trạng du canh, tỷ lệ tăng dân cao

- Kinh tế

Phát triển công nghiệp đa ngành, đa lĩnh vực, chú trọng chất lượng tăng trưởng; khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất trên địa bàn Đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, đồng thời với nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của các thành phần kinh tế

Nâng cao chất lượng quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết phục vụ cho

sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; gắn việc thực hiện kế hoạch

2011-2015 với việc triển khai đồng bộ tại địa phương các chương trình, đề án, công trình trọng điểm trên địa bàn đã được cấp thẩm quyền phê duyệt

Thực hiện quy hoạch xây dựng khu hành chính mới của huyện và phát triển các khu dân cư, khu đô thị tại các khu trung tâm: Thị trấn Trại Cau, xã Quang Sơn, xã Linh Sơn Triển khai xây dựng thị trấn Chùa Hang thành khu

đô thị loại 4

Trang 25

Hệ thống giao thông đa dạng, 20 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm 100% số xã, thị trấn trong huyện đã được trang bị điện thoại

- Văn hóa , xã hội

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện tốt đổi mới về nội dung, phương pháp dạy và học, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục Tích cực thực hiện cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" Giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi

và phổ cập THCS

Phát triển và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ

cho nhân dân

Thực hiện, nâng cao hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, “Xây dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hoá” trên địa bàn toàn huyện; đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hoá

cơ sở và môi trường văn hoá lành mạnh

Trang 26

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là cây Gù hương (Cinnamomum balansae) tại

huyện Đồng Hỷ và huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên

3.1.2 Địa điểm thời gian và phạm vi nghiên cứu

- Địa điểm: huyện Đồng Hỷ và huyện Võ Nhai thuộc tỉnh Thái nguyên

- Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành từ 2/2016 – 4/2014

- Phạm vi nghiên cứu: Việc khai thác, sử dụng Gù hương tại 2 huyện

huyện đồng hỷ và huyện võ nhai tỉnh thái nguyên

3.2 Nội dung nghiên cứu

Căn cứ vào mục tiêu và đối tượng nghiên cứu đề tài thực hiện các nội dung chính sau:

- Điều tra hiện trạng cây Gù hương tại địa bàn nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng khai thác cây Gù hương tại các nơi có Gù hương phân bố trên đi ̣a bàn nghiên cứu

- Đánh giá tình hình sử du ̣ng cây Gù hương trên đi ̣a bàn nghiên cứu

- Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài Gù hương tại khu

vực nghiên cứu

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

3.3.1.1 Phương pháp kế thừa

Thu thập tài liệu cơ bản về khu vực nghiên cứu có liên quan đến đề tài

- Tài liệu về điều kiện tự nhiên và dân sinh kinh tế trong khu vực

nghiên cứu

Trang 27

- Các loại bản đồ chuyên dùng của khu vực nghiên cứu

- Các tài liệu tham khảo về lĩnh vực nghiên cứu của các tác giả trong

- Đối tượng phỏng vấn là các cán bộ huyện, cán bộ xã, cán bộ kiểm

lâm, các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu có cây Gù hương xuất hiện

- Địa điểm phỏng vấn là tại UBND huyện, UBND xã, hạt kiểm lâm,

trạm kiểm lâm, các gia đình, trên đường họ đi làm hoặc trên rừng, vườn rừng

- Tiến hành điều tra cây cá thể trên đi ̣a bàn nghiên cứu:

+ Đối với những nơi trong hiện trạng rừng có Gù hương ở các trạng thái rừng tự nhiên điều tra số lượng cây Gù hương

+ Đối với những cây Gù hương có trong vườn rừng hộ dân thông qua điều tra phỏng vấn thực tế trên đi ̣a bàn

Để đánh giá và tìm hiểu tình hình khai thác và sử dụng các loài Gù hương trong khu vực nghiên cứu, chúng tôi tiến hành chọn các đối tượng phỏng vấn như sau: Những người được phỏng vấn gồm những người đã từng khai thác và sử dụng các loài cây gỗ trong khu vực để sử dụng cho sinh hoạt, phục vụ sản xuất cũng như để trao đổi và mua bán, những người đã từng đi khác thác Gù hương để nấu dầu hoặc đã trực tiếp nấu dầu Những người am hiểu các loài cây tại khu vực như các cụ già, các cán bộ tuần rừng, cán bộ Kiểm lâm trong khu bảo tồn … điều tra trong dân theo mẫu biểu thống nhất, khi phỏng vấn cho người dân xem cụ thể mẫu loài cây để thu thập các thông tin về giá trị sử dụng, phân bố, … theo phiếu phỏng vấn (phiếu phỏng vấn tại phụ lục 01) Số lượng phiếu điều tra phỏng vấn 50 phiếu/ huyện

Trang 28

- Điều tra cây cá thể: điều tra trong dân nhờ lãnh đạo xã giới thiệu cán

bộ kiểm lâm, cán bộ lâm nghiệp dẫn đi tìm các cây cá thể còn trong vườn nhà của dân Điều tra trong dân theo mẫu biểu thống nhất, khi phỏng vấn cho người dân xem cụ thể mẫu loài cây, hình ảnh để thu thập các thông tin của các loài về giá trị sử dụng, phân bố Dụng cụ và thiết bị hỗ trợ: GPS, máy ảnh, thước kẹp, thước dây, thước đo cao, bảng biểu lập sẵn

Sau đó xách định các chỉ tiêu sinh trưởng của cây:

+ Đường kính thân cây (D1.3 cm) được đo bằng thước dây

+ Chiều cao vút ngọn (Hvn, m) và chiều cao dưới cành (Hdc, m) được đo bằng thước đo cao với độ chính xác đến dm Hvn của cây rừng được xách định

từ gốc tới đỉnh sinh trưởng của cây, Hdc được xác định từ gốc đến cành cây đầu tiên tham gia vào tán của cây rừng

Kết quả được ghi chép trong bảng thống kê Gù hương trong vườn rừng của dân (Phụ lục 02)

- Đánh giá phẩm chất, chất lượng của cây theo tiêu chí sau:

+ Cây tốt là cây có năng lực sinh trưởng tốt, không sâu bê ̣nh, thân tròn đều, đô ̣ thon nhỏ, tán cân đối

+ Cây trung bình là cây sinh trưởng bình thường hình thái kém cây tốt

và tốt hơn cây xấu

+ Cây xấu là cây có năng lực sinh trưởng thấp, cây bi ̣ sâu bê ̣nh, cụt ngọn, tán và thân cây thiếu cân đối

3.3.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Đối với các thông tin thu thập được sau khi điều tra cần được xử lý, phân tích để có được kết quả theo yêu cầu nghiên cứu đặt ra Từng loại thông tin sẽ có phương pháp xử lý khác nhau cụ thể như sau:

- Thông tin từ phương pháp kế thừa : sau khi tài liệu được thu thập thì

chọn lọc phần tài liệu có chứa các nội dung và thông tin mà liên quan đến vấn

đề nghiên cứu

Trang 29

- Thông tin từ phương pháp điều tra phỏng vấn : thông tin thu thập

được từ các nguồn thông tin phỏng vấn cần được tổng hợp lại làm thông tin tổng quát

- Tính trữ lượng cây Gù hương có trên địa bàn nghiên cứu:

+ Trữ lượng cây đứng tính theo chiều cao vút ngo ̣n

V = g.h.f

Trong đó:

V là thể tích cây đứng

g là tiết diê ̣n ngang của cây tại vị trí D1.3 (g được tính t

h là chiều cao vút ngo ̣n của cây

f là hình số của cây (hê ̣ số đô ̣ thon thân cây, được quy ước

f = 0.47 (Đồng Sĩ Hiền 1974) [4]

+ Trữ lượng cây có thể sử du ̣ng được

V= g.h

Trong đó:

V là thể tích cây

g là tiết diê ̣n ngang ở vị trí đường kính trung bình

h là chiều cao dưới cành của cây

- Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), Thực vật rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội [3] Phân chia cây gỗ thành 3 nhóm:

+ Cây gỗ lớn: Cây gỗ có chiều cao 20 m, đương kính ngang ngực lớn hơn 1 m

+ Cây gỗ nhỡ: chiều cao 10 – 20 m, đường kính ngang ngực > 50 – 100 cm + Cây gỗ nhỏ: chiều cao 6 – 10 m, đường kính ngang ngực > 20 – 50 cm

Trang 30

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Hiê ̣n tra ̣ng phân bố của cây Gù hương trên đi ̣a bàn nghiên cứu

Qua quá trình điều tra, tìm hiểu và nghiên cứu tôi đã th u thâ ̣p được số lượng và đi ̣a điểm cây Gù hương phân bố tại huyện Đồng Hỷ và huyện Võ Nhai Ngườ i dân cho biết hiê ̣n nay số lượng cây Gù hương phân bố trên đi ̣a bàn là không nhiều do trước đây quá trình khai thác sử dụng nhiều nên cây Gù hương hiê ̣n thấy xuất hiê ̣n rất ít trên trên tra ̣ng thái rừng tự nhiên chủ yếu là xuất hiê ̣n trong hô ̣ gia đình , trạng thái vườn rừng là chủ yếu Trữ lượng của cây Gù hương được chia làm hai loa ̣i là trữ lượng cây đứng và trữ lượng cây

có thể sử dụng Kết quả điều tra được thể hiê ̣n như sau:

4.1.1 Tình hình phân bố của cây Gù hương trên đi ̣a bàn nghiên cứu

Bảng 4.1 Tổng hơ ̣p các cây Gù hương phân bố ta ̣i huyê ̣n Đồng Hỷ

Stt Địa danh Tổng

số cây

Nơi mo ̣c (cây)

Trạng thái

rư ̀ ng (cây)

Rừng

tự nhiên

Trang 31

Qua kết quả bảng 4.1 cho thấy cây Gù hương phân bố trên đi ̣a bàn

huyê ̣n Đồng Hỷ ở 2 xã với số lượng là 12 cây cu ̣ thể là xã Văn Lăng phân bố

6 cây và Văn Hán 6 cây Nhìn vào bảng trên có thể thấy vị trí mọc cây chủ

yếu mo ̣c ở Sườn và đỉnh đồi, núi Đa phần các cây đều mo ̣c trong vườn rừng

và rừng tự nhiên Trong toàn huyện Gù hương chỉ xuất hiện ở hai xã Văn án

và Văn lang với số lượng 12 Số lượng cây gỗ nhỏ là 11/12 chiếm 91.66% , số

lượng cây gỗ trung bình là 1/12 chiếm 8.34%, cây gỗ lớn chiếm 0%

Bảng 4.2 Tổng hơ ̣p các cây Gù hương phân bố tại huyê ̣n Võ Nhai

Trạng thái rừng (cây)

(Nguồn: tổng hợp số liê ̣u điều tra)

Qua quá trình điều tra cho thấy tại địa phương hiện trạng phân bố của

cây Gù hương trên đi ̣a bàn hai huyê ̣n Đồng Hỷ và huyê ̣n Võ Nhai khác trong

trong đó số lượng Gù hương phân bố ở huyê ̣n Võ Nhai chiếm số lượng nhiều

hơn hẳn so với h uyê ̣n Đồng Hỷ Kết quả được thể hiê ̣n ở bảng 4.1 (phụ lục

03) và bảng 4.2 (phụ lục 04)

Trang 32

Kết quả bảng 4.2 cho thấy hiện nay số lượng cây Gù hương trên địa bàn huyện Võ Nhai còn 15 cây Tính đến thời điểm điều tra thì số lượng cây Gù hương phân bố trên địa bàn còn rất ít và số lượng manh mún không tập trung Theo điều tra số lượng Gù hương phân bố trên địa bàn huyện Võ Nhai Gù hương chỉ xuất hiện ở các xã Thần sa, Vũ chấn, Cúc đường, Thượng nung với

số lượng từ 2 – 8 cây Theo thông tin người dân cho biết thì trước đây rừng tự nhiên, rừng nguyên sinh còn nhiều chưa bị khai thác như hiện nay, số lượng cây Gù hương có rất nhiều vào kích thước lớn do có nhiều nên việc khai thác được tiến hành thường xuyên Hiện nay thì số lượng cây Gù hương giảm mạnh theo diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp, chủ yếu cây xuất hiện nhiều tại vườn nhà người dân còn giữ được, cây Gù hương còn phân bố ở các xã kể trên diện tích vì diện tích rừng tự nhiên còn nhiều so với các xã khác, hơn nữa các xã này lại nằm trong diện tích KBT nên được bảo vệ tốt Số lượng cây gỗ nhỏ là 11/15 chiếm 73,33% tổng số cây, số lượng cây gỗ trung bình chiếm 3/15 chiếm 20% tổng số cây, số lượng cây gỗ lớn là 1/15 chiếm 6,67% tổng

số cây

Từ bảng 4.3 dưới đây ta có thê thấy trong toàn bộ khu vực nghiên cứu thuộc hai huyện Đồng hỷ và Võ nhai đã điều tra phát hiện 27 cây Gù hương trong đó có 16 cây phân bố trong rừng tự nhiên và 11 cây mọc ở vườn rừng, Các cây chủ yếu mọc phân tán đỉnh núi trong đó 12 cây mọc tại sườn núi, 11 cây mọc tại đỉnh và chỉ có 4 cây mọc tại chân đồi, núi Tại huyện Đồng Hỷ

Gù hương phân bố tại các xã Văn lăng và Văn hán với số lượng là 12 cây, tại huyện Võ Nhai chúng phân bố tại các xã Thần Xa, Vũ Chấn, Cúc Đường, Thượng Nung với số lượng là 15 cây Có thể thấy số lượng loài Gù hương còn sót lại tại hai huyện là rất ít do bị khai thác mạnh làm suy giảm số lượng loài, nếu không có những biện pháp bảo vệ kịp thời Gù hương đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong tương lai Số lượng cây gỗ nhỏ là 22/27 cây

Trang 33

chiếm 81,48%, số lượng cây gỗ trung bình là 4/27 cây chiếm 14,81%, số lượng cây gỗ lớn là 1/27 cây chiếm 3,71% Do trước đây người dân khai thác nhiều nên số lượng cây Gù hương trên địa bàn nghiên cứu chỉ còn lại hầu hết là cây gỗ nhỏ chiếm 22/27 cây

Bảng 4.3: Tổng hợp các cây Gù hương phân bố trong toàn khu vực

huyện Võ Nhai và Đồng Hỷ

Stt Địa danh

Tổng Số

Trang 34

4.1.2 Chất lượng cây Gù hương có trong khu vực nghiên cứu

Qua kết quả điều tra , phỏng vấn tôi đã th ống kê được thực tra ̣ng chất lượng cây Gù hương có trong địa bàn nghiên cứu được trình b ày ở bảng 4.4

(phụ lục 05) và bảng 4.4 (phụ lục 06)

Bảng 4.4 Tổng hơ ̣p chất lươ ̣ng các cây Gù hương có tại huyê ̣n Đồng Hỷ

Stt Địa danh Tổng số cây

Chất lươ ̣ng cây

(Nguồn: tổng hợp số liê ̣u điều tra)

Kết quả từ bảng 4.4 cho thấy hiê ̣n tra ̣ng cây Gù hương xuất hiê ̣n trên đi ̣a bàn huyện Đồng Hỷ Các con số trên đã phản ánh thực tra ̣ng hiê ̣n ta ̣i số lượng cây Gù hương tại địa bàn huyện Đồng Hỷ còn lại là rất ít và chất lượng của các cây Chất lượng của các cây Gù hương ở mức trung bình trở lên , trong đó cây tốt chiếm 25 % tổng số cây phân bố ở xã Văn Lăng 1 cây và xã Văn Hán

2 cây Cây trung bình chiếm tỷ lê ̣ 58,4 % tâ ̣p trung ở xã Văn Lang 4 cây và xã Văn Hán 3 cây cây xấu chủ yếu tập trung ở văn Hán 2 cây (chiếm 16,6%)

Ngày đăng: 30/05/2017, 09:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ khoa học công nghệ và môi trường (1996). Sách đỏ Việt Nam, phần thực vật. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách đỏ Việt Nam
Tác giả: Bộ khoa học công nghệ và môi trường
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 1996
2. Bộ khoa học và công nghệ, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam (2007), Sách đỏ Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: đỏ Việt Nam
Tác giả: Bộ khoa học và công nghệ, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ
Năm: 2007
4. Đồng Sĩ Hiền (1974), Lập biểu thể tích và biểu độ thon cây đứng cho rừng Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lập biểu thể tích và biểu độ thon cây đứng cho rừng Việt Nam
Tác giả: Đồng Sĩ Hiền
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật
Năm: 1974
5. Nguyễn Anh Hùng (2012), “ Giá trị sử dụng và thực trạng khai thác tài nguyên thực vật vùng an toàn khu Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”, Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5 6. Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng 7. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Văn Thọ (2009), “ Kết quả giâm hom Vùhương phục vụ bảo tồn nguồn gen cây rừng “.II. Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị sử dụng và thực trạng khai thác tài nguyên thực vật vùng an toàn khu Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên"”, Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5 6. Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng 7. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Văn Thọ (2009), “ "Kết quả giâm hom Vù "hương phục vụ bảo tồn nguồn gen cây rừng
Tác giả: Nguyễn Anh Hùng (2012), “ Giá trị sử dụng và thực trạng khai thác tài nguyên thực vật vùng an toàn khu Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”, Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5 6. Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng 7. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Văn Thọ
Năm: 2009
9. Chỉ thị số 43-LN/KL . Chỉ thị về việc quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm các loại gỗ quý hiếm, http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Chi-thi-43-LN-KL-quan-ly-bao-ve-su-dung-tiet-kiem-go-quy-hiem/37394/noi-dung.aspx [ Ngày truy cập 20 tháng 5 năm 2016] Link
10. Chỉ thị số: 283-ttg. Chỉ thị về thực hiện các biện pháp cấp bách để quản lý gỗ quý, hiếm. http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Chi-thi-283-TTg-thuc-hien-bien-phap-cap-bach-quan-ly-go-quy-hiem/38593/noi-dung.aspx [ Ngày truy cập 20 tháng 5 năm 2016] Link
11. DESCRIPTION OF VIETNAM FLORA (2015) http://www.vncreatures.net/e_chitiet.php?page=1&amp;loai=2&amp;ID=3052 [Ngày truy cập 20 tháng 5 năm 2016] Link
12. Nghị định số: 18-HĐBT ngày 12 tháng 10 năm 1992. Quy định danh mục thực vật rừng , động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý bảo vệ http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Nghi-dinh-18-HDBT-quy-dinh-danh-muc-thuc-vat-rung-dong-vat-rung-quy-hiem-va-che-do-quan-ly-bao-ve-38255.aspx [ Ngày truy cập 20 tháng 5 năm 2016] Link
13. Nghị định số: 32/2006/NĐ-CP. Nghị định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.http://www.moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=16378 [ Ngày truy cập 20 tháng 5 năm 2016] Link
8. Le Trong Trai, Nguyen Huy Dung, Nguyen Cu, Le Van Cham, Eames, J. C., and Chicoine, G,( 1999), An investment plan for Ke Go NatuRe Reserve, Ha Tinh province, Vietnam: a contribution to the management plan. Hanoi: BirdLife International Vietnam Programme and the FoRest Inventory and Planning Institute.III. Tài liệu trích dẫn từ INTERNET Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w