1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Luận văn tốt nghiệp: Sử dụng Bản đồ tư duy (Mind Map) trong dạy học Địa lí lớp 11 (ban cơ bản) THPT

88 730 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 4,24 MB

Nội dung

Trang 1

PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài

Trong số muôn loài sinh sống trên Trái Đất thì con người được biết đến là một loàiđộng vật tiến hóa cấp cao nhất Sở dĩ có điều đó là do con người đang sở hữu một tài sảnvô cùng quí giá mà không loài nào có được – đó chính là bộ não người, với những chứcnăng vô hạn của nó.

Trong mấy thế kỉ qua, con người đã tiến hành nghiên cứu về bộ não của chính mình Vàcàng ngày chúng ta càng nhận ra rằng: bộ não của mình thật kì diệu và còn rất nhiều bí mật

về năng lực của bộ não mà chúng ta chưa thể nhận thức hết được Và “chưa ai có thể tậndụng hết tiềm năng của bộ não Vì thế, chúng ta không thể chấp nhận bất kì đánh giá bìquan nào về giới hạn cuả bộ não người Nó là vô hạn” – The Forming of Natural and

Artificial Intelligence của giáo sư Petr Kouzmich Anokhin Vấn đề đặt ra đối với conngười là làm thế nào để sử dụng bộ não của mình hiệu quả trong mọi lĩnh vực, trong đó cóhọc tập?

Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến một thực trang rất báo động ở giới học sinh cáccấp, đó là sự “quá tải” trong học tập Gánh nặng học hành, thi cử ngày càng đè nặng lênnhững mần non tương lai Các em như chìm trong các môn học, ghi ghi chép chép vớinhững chữ là chữ, để rồi khi đọc lại các em không thể biết đâu là nội dung chủ yếu cầnphải ghi nhớ giữa một “rừng chữ” mà mình đã ghi trên lớp, đặc biệt là đối với những mônphải ghi chép nhiều như Văn, Sử, Địa…Và một thực tế phổ biến là thời gian học nhiềunhưng kết quả học tập lại không cao, đối với nhiều học sinh, sau mỗi giờ học, kì học, nămhọc “chữ thầy lại trả thầy” Và câu hỏi đặt ra là: “học chăm chỉ có phải là phương pháp tốiưu?”

Đặc biệt hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thật, lượng tri thức màcon người phát hiện ra được tăng lên không ngừng, thời gian tăng gấp đôi của tri thức đượcrút ngắn liên tục Cùng với đó, người học cũng có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận cáctri thức của nhân loại, hội nhập và phát triển cùng với bạn bè khắp năm châu bốn biển

Trang 2

thông qua mạng Internet và máy tính Tuy nhiên với lượng thông tin đa chiều đó, ngườihọc cần phải biết cách để sắp xếp lại chúng và gia tăng kiến thức cho mình Chính vì thế,vai trò của người thầy trong xã hội hiện nay không chỉ dạy, truyền thụ những gì tinh túnhất của trí tuệ loài người cho học sinh mà điều quan trọng hơn là phải dạy cho họ cáchhọc, cung cấp cho họ công cụ để tự bản thân họ tìm ra những kiến thức mới hữu ích trongthời gian bùng nổ thông tin như hiện nay.

Bản đồ tư duy – Mind map do Tony Buzan, một nhà văn, nhà diễn thuyết, nhà cố vấnngười Anh sáng lập ra chính là một trong những công cụ hữu ích để giải quyết các vấn đềtrên Nó có cấu tạo như một cái cây với nhiều nhánh lớn nhỏ và xung quanh cái cây ở giữasơ đồ là một ý tưởng chính hay hình ảnh trung tâm Nối với nó là các nhánh lớn thể hiệncác vấn đề liên quan tới ý chính Các nhánh lớn sẽ được phân thành các nhánh nhỏ hơn vànhỏ hơn nữa, nhằm thể hiện mức độ sâu hơn của vấn đề Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục vàkiến thức, hình ảnh được kết nối với nhau Sự liên kết đó tạo ra một bức tranh tổng thể môtả ý tưởng trung tâm một cách rõ ràng và đầy đủ, thúc đẩy quá trình ghi nhớ và tư duy sángtạo ở mỗi người Do đó, nó góp phần khai thác một cách tối đa tiềm năng của bộ não.

Vì những lí do trên, em đã lựa chọn đề tài: “Sử dụng Bản đồ tư duy (Mind Map)

trong dạy học Địa lí lớp 11 (ban cơ bản) - THPT”, nhằm giới thiệu cho học sinh tiếp cận

một trong những công cụ giúp học tập hiệu quả hơn trong quá trình tiếp thu và lĩnh hội trithức trong môn Địa lí, tạo nên sự hứng thú trong học tập của mỗi học sinh.

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Dựa trên những nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cũng như những nghiêncứu của bản thân về bộ não người, đồng thời với vai trò là một người giáo viên thấy đượcnhững khó khăn của học sinh trong việc giải quyết vấn đề, ghi nhớ, suy nghĩ sáng tạo…Tony Buzan đã tạo ra Mind Map vào năm đầu của thập niên 60 Mục đích ban đầu củaBĐTD chỉ là giúp học sinh ghi lại bài giảng mà chỉ dùng từ then chốt và các hình ảnh dựatrên cách thức ghi nhớ tự nhiên của bộ não.

Trang 3

Lần đầu tiên những lí thuyết ban đầu của BĐTD như thuyết bán cầu não trái, phải, bảnchất của việc ghi nhớ của não dựa trên sự tưởng tượng và liên tưởng cũng như việc vận

dụng các lí thuyết đó để tạo ra các kĩ thuật ghi nhớ đã được Tony in thành sách: “Use bothsides of your brain” Sau đó, một loạt sách do chính tác giả viết đã ra đời tạo nên một bách

khoa toàn thư về não bộ và cách sử dụng não bộ (An Encyclopedia of the Brain and Its

Use) Trong đó, tác phẩm “Use Your Head” được giới thiệu vào đầu mùa xuân năm 1974

đã đưa đến cho độc giả BĐTD chính thức đầu tiên.

Nếu như trong giai đoạn đầu BĐTD chỉ được Tony dùng cho việc ghi nhớ thì sau nàyvới những tính năng ưu việt của mình, BĐTD đã được dùng trong nhiều lĩnh vực khác

nhau Do đó, Tony Buzan đã cùng với em trai mình là Barry Buzan đã viết tác phẩm: “TheMinh Map Book” - một tác phẩm khá hoàn chỉnh về BĐTD cũng như việc áp dụng nó vào

các lĩnh vực khác nhau Cuốn sách này đã trình bày các lí thuyết về não bộ, quan hệ giữasáng tạo và trí nhớ, các qui luật, kĩ thuật lập BĐTD cũng như sự khái quát hóa các ứngdụng của BĐTD trong từng lĩnh vực của cá nhân, gia đình, giáo dục, kinh doanh và cáclĩnh vực chuyên môn khác.

Dựa trên những lí thuyết BĐTD của Tony Buzan nhiều tác giả khác cũng đã nghiên cứuđể phát triển kĩ thuật này cho từng lĩnh vực cụ thể như:

- Cuốn sách “Writing the natural way” của tác giả Gaberiele Rico là tác phẩm tiên

phong trong việc ứng dụng BĐTD cho lĩnh vực ghi chép.

- Để dành riêng cho những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, cốvấn Joyco Wycoff cuả Tony Buzan đã viết cuốn sách hoàn chỉnh để áp dụng BĐTD trong

kinh doanh “Mind Map: Your Personal Guide To Exploring Crecitivity And Proble

Sloving” do nhà xuất bản Berkey NewYork (1991) Trong cuốn sách này tác giả đã gợi ý

sử dụng công thức chung của BĐTD với chủ thể đặt ở giữa và vây quanh là các nhánh phát

sinh với chủ đề WWWWWH$ (Who?When?What?Where?Why?How?Money?) khi tạo ra

một BĐTD trong quản lí một dự án - …………

Trang 4

Ở Việt Nam, BĐTD mới xuất hiện ở nước ta khoảng 5,6 năm trở lại đây thông qua một

số tác phẩm được biên dịch lại như: Use your head, Mind Map at work, Mind Map Book…

Tuy nhiên, thời gian đầu BĐTD ít được mọi người chú ý đến, đặc biệt là giới học sinh,sinh viên, các nhà sư phạm Hiện nay, việc sử dụng công cụ trên đang dần phổ biến tronggiới trẻ Điển hình đó là hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phổ biến BĐTD của nhóm Tưduy mới (New Think Group – NTG) Nhóm này đã có công rất lớn trong việc biên dịch tác

phẩm “Mind Map at work”, ra tiếng Việt Những dự án mà NTG thực hiện như: ứng dụng

BĐTD trong việc học nhóm, trong học ngoại ngữ và học các môn xã hội khác đã rất thànhcông

BĐTD cũng được nhiều nhà giáo áp dụng trong vệc giảng dạy trên lớp Cụ thể như thầyHoàng Đức Huy, thầy đã hướng dẫn học sinh của mình sử dụng BĐTD trong học văn vàđạt hiệu quả rất cao

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu BĐTD để áp dụng cụ thể cho các môn học trêngiờ lên lớp rất ít, có chăng đó chỉ là những bài viết còn rất sơ sài, mang tính chung chung.

3 Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài

3.2 Nhiệm vụ của đề tài

- Nghiên cứu các cơ sở lí luận của việc sử dụng BĐTD trong dạy học Địa lí 11.- Sử dụng BĐTD trong quá trình dạy học Địa lí 11 (ban cơ bản).

- Thực nghiệm dạy học Địa lí 11 bằng BĐTD để kiểm chứng.

3.3 Giới hạn nghiên cứu của đề tài

Trang 5

Do thời gian nghiên cứu đề tài có hạn cũng như những hiểu biết sâu sắc về BĐTD cònhạn chế nên đề tài mới nghiên cứu sử dụng BĐTD vào dạy học Địa lí 11 – chương trình cơbản.

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Trong quá trình thực hiện đề tài, em có sử dụng hai nhóm phương pháp sau:

4.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Phương pháp điều tra, quan sát: tiến hành dự giờ, quan sát quá trình dạy và học củaGV và học sinh trên lớp.

- Phương pháp thực nghiệm: dùng để kiểm tra các kết quả nghiên cứu lí thuyết

5 Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm có ba phần và ba chương- Phần một: Mở đầu

- Phần hai: Nội dung

+ Chương 1: Cơ sở lí luận của việc sử dụng BĐTD (Mind Map) trong dạy học Địa lílớp 11 (ban cơ bản) - THPT

+ Chương 2: Sử dụng BĐTD (Mind Map) trong dạy học Địa lí lớp 11 (ban cơ bản) –THPT

+ Chương 3: Thực nghiệm sư phạm - Phần ba: Kết luận

Trang 6

PHẦN HAI: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG BĐTD (MIND MAP)TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP11 (BAN CƠ BẢN) - THPT

1 Bản chất của quá trình dạy học

Quá trình dạy học là một quá trình dưới sự hướng dẫn tổ chức, điều khiển của GV, họcsinh tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, biết tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhậnthức, học tập của mình nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu dạy học.

Qúa tình này bao gồm hai hoạt động chính: hoạt động dạy của thầy và hoạt động củatrò:

- Hoạt động dạy: là hoạt động của người GV nhằm tổ chức, điều khiển hoạt động củahọc sinh, giúp các em lĩnh hội những tri thức khoa học, phát triển những năng lực của bảnthân, tạo ra sự phát triển tâm lí hình thành thế giới quan khoa học đúng đắn.

Để làm được điều đó trong hoạt động dạy, người GV phải tạo ra được tính tích cựctrong học tập của học sinh làm cho các em ý thức được đối tượng cần chiếm lĩnh và biếtcách chiếm lĩnh nó Đây chính là nhân tố quyết định tới chất lượng học tập của học sinh.

- Hoạt động học là quá trình hoạt động tự giác, tích cực của học sinh nhằm lĩnh hội trithức, kĩ năng, kĩ xảo, phát triển trí tuệ, thể chất và hình thành nhân cách của bản thân.

Hoạt động học không chỉ hướng vào việc tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mớimà còn là việc tiếp thu cả những tri thức của quá trình bản thân hoạt động Hay nói cáchkhác, muốn hoạt động học của học sinh đạt kết quả cao thì người học không chỉ tiếp thukiến thức mà còn phải biết cách học, con đường để chiếm lĩnh các kiến thức đó.

Do đó dạy và học tuy là hai hoạt động tuy có vẻ là độc lập, riêng rẽ nhưng lại có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau Bởi quá trình dạy học chỉ diễn ra tốt khi người thầy làm trònchức năng nhiệm vụ của mình: trong quá trình tổ chức cho học sinh, người dạy phải ý thứcđược những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cần được hình thành ở học sinh; đồng thời thông quađó người học sẽ lĩnh hội được cách học gì để phục vụ cho quá trình tự học, nhằm phát triển

Trang 7

bản thân học sinh cho phù hợp với yêu cầu của xã hội Còn người học thì tích cực tiếp thuvà xử lí những thông tin đó theo cách mà mình được dạy và từ đó ứng dụng vào trong thựctiễn để tự học, nâng cao kiến thức của bản thân.

Tuy nhiên, một thực tế hiện nay ở các nhà trường của nước ta GV mới chỉ chú trọngviệc cung cấp tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh mà chưa dạy cho họ cách học để chiếmlĩnh tri thức đó Do đó học sinh mới chỉ biết thụ động tiếp thu kiến thức mà GV cung cấp,còn học như thế nào? làm sao để tự chiếm lĩnh kiến thức đó thì các em rất lúng túng

BĐTD chính là một phương tiện để GV cung cấp kiến thức cho học sinh, đồng thời quaviệc hướng dẫn học sinh làm việc bằng BĐTD, GV đã dạy cho học sinh cách học để có thểtự học.

2 Nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học Địa lí

2.1 Những yêu cầu của đổi mới đối với dạy học Địa lí

Thế giới hiện đại đang biến đổi một cách mạnh mẽ:

- Sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã thúc đẩy nhiềulĩnh vực có những bước tiến vượt bậc với nhiều triển vọng to lớn (điển hình như ngànhcông nghệ thông tin).

- Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa đang được đẩy mạnh và trở thành xu thế tất yếucủa thời đại Nó giống như một dòng chảy xuyên quốc gia len lỏi khắp mọi nơi, thúc đẩysự hợp tác kinh tế đa phương, góp phần tăng trưởng kinh tế tích cực; thị trường và sảnphẩm đều mang tính toàn cầu Thế giới mà con người đang sống được ví von bằng hìnhảnh rất sáng tạo và độc đáo “thế giới phẳng” Tuy nhiên, xu thế trên cũng mang lại một sốhệ quả nghiêm trọng: làm tăng khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa nước giàu và nướcnghèo, nguy cơ mai một nền văn hóa…

- Hiện nay thế giới hiện đại cũng đang phải đối mặt với những vấn đề toàn cầu như:bùng nổ dân số - già hóa dân số; bất ổn chính trị (xung đột sắc tộc, chiến tranh, khủngbố…), biến đổi khí hậu, ô nhiếm môi trường, suy giảm tài nguyên thiên nhiên…

Trang 8

Tất cả những vấn đề trên đã đặt ra những yêu cầu mà xã hội cần có ở mỗi công dân củamình là:

+ Con người phải có đầu óc khoa học và trình độ học vấn cao, biết sử dụng qui luật tựnhiên và xã hội để xây dựng cuộc sống.

+ Con người có tính cách nhân bản cao, có ý thức chấp hành pháp luật, có tinh thần dântộc, biết giữ gìn và phát huy truyền thống và tinh hoa của dân tộc.

+ Con người có cá tính và bản sắc riêng, có ý chí hoài bão tự chủ, tự giác

Điều này có nghĩa là: giáo dục nói chung và nhà trường và cụ thể là các bộ môn trongđó có Địa lí phải đổi mới thực sự, tạo ra những cơ hội, dạy học sinh cách học, công cụ hữuích để họ phát triển khả năng sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức, tạo nên nhữngngười công dân đủ đức đủ tài, đáp ứng đủ các yêu cầu của xã hội.

2.2 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Địa lí

Định hướng về đổi mới phương pháp dạy học đã được thể hiện rất rõ trong các văn bảncủa nhà nước Cụ thể là các nghị quyết TƯ 4 khóa VII, nghị quyết TƯ 2 khóa VIII, và điều

này đã được pháp chế hóa trong luật giáo dục – điều 24.2: “Phương pháp giáo dục phổthông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp vớiđặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năngvận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú họctập cho học sinh”

Như vậy, thực chất của việc đổi mới phương pháp day học trước hết là nhằm mục tiêuđổi mới phong cách dạy của thầy cũng như phong cách học của trò để nâng cao chất lượnghiệu quả trong dạy học nói chung và dạy môn Địa lí nói riêng Và dạy học lấy học sinh làmtrung tâm (thầy là người tổ chức chỉ đạo quá trình nhận thức; học sinh đóng vai tò chủ thểcủa nhận thức, tự khai phá, tự chiếm lĩnh và kiến tạo kiến thức) đang được coi là xu thế tấtyếu của lịch sử phát triển phương pháp giáo dục và dạy học trong nhà trường

Tuy nhiên, sự đổi mới trên chỉ có thể thành công khi đó là quá trình đổi mới toàn diện,đổi mới có trọng tâm, trọng điểm, từng bước vững chắc; đồng bộ các khâu, các thành tố

Trang 9

của quá trình dạy học địa lí từ đổi mới thiết kế bài giảng đến đổi mới tổ chức bài học, đổimới kiểm tra, đánh giá, có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên – học sinh – cán bộ quản línhà trường.

Môn Địa lí từ trước đến nay ở nhiều nơi vẫn dạy học theo kiểu truyền thống: thầythuyết trình, liệt kê, đọc và trò là người có nhiệm vụ chép và thụ động lĩnh hội kiến thức dothầy nói ra Vì vậy trong suy nghĩ của nhiều học sinh, Địa lí là một môn học phụ, môn họccủa trí nhớ, môn học thuộc lòng chứ không phải là môn của tư duy Do đó việc dạy và họcmôn Địa lí trở nên nặng nề Nhiệm vụ của người giáo viên Địa lí hiện nay cần đổi mớiphương pháp dạy học theo kiểu thông báo, cung cấp kiến thức sang kiểu dạy đòi hỏi họcsinh phải làm việc nhiều hơn, tư duy nhiều hơn, khơi dậy sự hứng thú đối với môn Địa lí ởmỗi học sinh Và việc giáo viên sử dụng BĐTD trong dạy học Địa lí sẽ góp phần giải quyếtvấn đề trên.

3 Lí thuyết BĐTD và việc đổi mới dạy học Địa lí

3.1 Định nghĩa bản đồ tư duy

Theo Tony Buzan, BĐTD là cách đơn giản gửi và nhận thông tin của bộ não; đó là mộtkĩ thuật họa hình, đóng vai trò chiếc khóa vạn năng để khai thác tiềm năng của não bộ Nócó bốn đặc điểm chính sau:

- Đối tượng cần quan tâm được tóm lược trong một hình ảnh trung tâm.

- Từ hình ảnh trung tâm những chủ đề chính của đối tượng tỏa rộng thành các nhánh.- Các nhánh được cấu thành từ một hình ảnh chủ đạo hay từ khóa trên một dòng liênkết Những vấn đề phụ cũng được biểu thị bởi các nhánh gắn kết với các nhánh có thứ bậccao hơn.

- Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên kết nhau

Như vậy về thực chất BĐTD cũng là một dạng của sơ đồ hóa trong dạy học nhưng cáikhác của nó là sử dụng triệt để hình ảnh và từ khóa để từ đó nhóm khái niệm được phâncấp liên tiếp trong quá trình tư duy của con người về một vấn đề nào đó

Trang 10

BĐTD là cách học mới rất hiệu quả, ứng dụng trong học tập, nghiên cứu và công tác.BĐTD là phương thức ghi nhớ hữu hiệu đầy thú vị BĐTD là cách tốt nhất để phát triểncác ý tưởng mới, cũng như triển khai công việc và học tập thường ngày

3.2 Cơ sở khoa học của việc hình thành BĐTD

Cơ sở khoa học để Tony Buzan xây dựng nên kĩ thuật BĐTD chính là những công trìnhnghiên cứu về não bộ hiện đại; quá trình học và nhớ xét dưới góc độ tâm lí học của các nhàkhoa học trên thế giới cũng như chính bản thân tác giả.

3.2.1.Những kết quả nghiên cứu về não bộ hiện đại

Não bộ của con người được coi như là một tiểu vũ trụ với nhiều điều bí mật chưa đượckhám phá Đó là một khối chất nguyên sinh phức tạp nhất trong thế giới vạn vật.

Trước hết xét về mặt cấu trúc, bộ não của chúng ta gồm ba phần cơ bản:

- Phần não bò sát (truncuscerebri): phát triển đầu tiên, là bộ phận trí tuệ thấp nhất củacon người Nó hoạt động như một dây thần kinh vận động cảm giác nhận biết hiện thựckhách quan thông qua 5 giác quan Hành vi được điều khiển bởi não bò sát mang bản năngsinh tồn, quan tâm đến thức ăn, chỗ ở, sinh sản và bảo vệ lãnh thổ.

- Phần não của động vật có vú (diencephalons): nằm ở trung tâm của bộ não người, cóchức năng thực hiện tình cảm và nhận thức như: cảm giác, khoái cảm, trí nhớ và khả nănghọc tập Đồng thời nó cũng kiểm soát nhịp sinh học của con người như: buồn ngủ, đóikhát, nhịp tim…Nó có khả năng chọn lọc những thông báo nhận từ các giác quan: thị giác,thính giác, vị giác và khứu giác để phát tán thông tin đến bộ phận tư duy của não là vỏ não.- Vỏ não (cerebrum): là bộ phận trẻ nhất và tiến hóa nhất của não con người bao trùmxung quanh đỉnh và cạnh của phần não động vật có vú Đây chính là trung tâm trí tuệ củacon người, đảm nhận chức năng chọn lọc thông báo, nhận tín hiệu phát ngôn và xử lí ýnghĩ, tạo nên sự khác biệt giữa con người và các loài động vật khác.

Theo những phát hiện của khoa học nghiên cứu não bộ hiện đại, vỏ não dày chỉ vài mmnhưng chứa tới khoảng 75% các tế bào não (10-100 tỉ tế bào) Mỗi tế bào là một hệ thốnghóa điện rất phức tạp, một hệ thống vi xử lí và dẫn truyền dữ liệu cực mạnh Mỗi tế bào

Trang 11

giống như một con siêu bạch tuộc với hàng chục, trăm, nghìn xúc tu Mỗi xúc tu giống nhưmột nhánh cây tủa ra từ thần kinh tế bào não Các nhánh này được gọi là nhánh dendrite,có cấu trúc rễ nhánh cây; trong đó, nhánh dài và to nhất được gọi là trục axon – kênhtruyền phát tin chính của tế bào não Mỗi nhánh dendrite và trục axon dài 1mm – 1.5m,nằm quanh suốt chiều dài của chúng là những cấu trúc lồi giống hình nấm, được gọi là gainhánh (dendritic spine) và nút dẫn truyền (synaptic button) Ở mỗi gai nhánh và nút truyềnđều chứa các hóa chất đóng vai trò truyền tin chủ yếu trong quá trình tư duy Mỗi nhánhgai và nút truyền từ một tế bào não kết nối với nút dẫn truyền của tế bào não kế cận Khi cóxung điện truyền qua tế bào não, các hóa chất sẽ được truyền qua một khe hẹp chứa đầychất lỏng nằm giữa hai tế bào não, rồi “lọt vào” bề mặt tiếp nhận của tế bào não kế tiếp, lạitạo ra xung điện chạy qua tế bào não tiếp nhận thông tin và từ đó xung điện này lại đượcdẫn đến một tế bào não kế cận khác

Trong mỗi giây, một tế bào não có thể tiếp nhận xung thông tin đến từ hàng trăm nghìnđiểm kết nối và giống như một tổng đài điện thoại khổng lồ, nó lập tức xử lí toàn bộ dữliệu của các thông tin đến rồi xác định đường truyền thích hợp trong từng một triệu giây.Cùng một thời điểm, một trong số hàng nghìn tỉ tế bào não có thể liên lạc và tiếp nhậnkhoảng 10.000 tế bào não kế cận hoặc hơn Như vậy, bộ não của chúng ta có tiềm năngthật to lớn Nó như một cỗ máy liên kết khổng lồ có các chức năng: tiếp nhận, lưu trữ, phântích, tác xuất (mọi hình thức giao tiếp hay hoạt động sáng tạo bao gồm cả tư duy) và kiểmsoát Tiềm năng của nó thực sự là vô hạn.

Ngoài ra theo nghiên cứu về não của giáo sư Roger Sperry thuộc đại học Caliphonia(người đã được nhận giải thưởng Nobel về công trình này), đã phát hiện ra rằng: bộ não baphần của chúng ta còn được chia thành hai phần sinh lí học là bán cầu não phải và bán cầunão trái (gọi tắt là não phải và não trái) Hai bán cầu não được nối với nhau bằng tập hợpcác sợi dây thần kinh, mỗi phần thực hiện một chức năng khác nhau:

- Bán cầu não phải dường như trội hơn trong các hoạt động tư duy như: nhịp điệu,nhận thức về không gian, tính toàn thể, tưởng tượng, mơ mộng, màu sắc, kích thước.

Trang 12

- Bán cầu não trái lại thiên về các kĩ năng tư duy khác nhau, bao gồm: ngôn ngữ, suyluận, số, xâu chuỗi, quan hệ tuần tự, phân tích, liệt kê.

Mặc dù mỗi bán cầu não có sự trội hơn ở những tư duy nhất định, nhưng giữa chúngluôn có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau tạo ra các kĩ năng tư duy mà tất cả mọi người đềuđang sở hữu trong mình Bởi theo nghiên cứu của Ornstein và nhiều nhà khoa học khác đãchỉ ra rằng: quá trình tư duy của con người là sự kết hợp phức tạp giữa ngôn ngữ (từ vàbiểu tượng); số; suy luận (xâu chuỗi, liệt kê, quan hệ tuần tự, phân tích, thời gian, liên kết);nhịp điệu; màu sắc; hình tượng (mơ mộng, hình dung); nhận thức về không gian (kíchthước và tính toàn thể) – những kĩ năng vốn được xem là thuộc về bán cầu não trái hay nãophải.

Tuy nhiên hiện nay có khoảng 90% các môn học trong các nhà trường là những mônhọc thiên về não trái Địa lí hay các môn học khác như: Toán học, Hóa học, Sinh học…đềuđòi hỏi các chức năng hoạt động của não trái như: tìm hiểu sự kiện, phân tích thông tin, lậpluận, tính toán Điều đó cũng có nghĩa là trong khi não trái liên tục làm việc ở hầu hết thờigian trên lớp thì não phải lại chưa được tận dụng đúng công suất Do đó tình trạng học sinhhay mơ màng trong lớp học hay viết nghuệch ngoạc trên giấy khi thầy cô giảng bài thườngxuyên xảy ra Và từ đó nhiều học sinh đã tự cho rằng mình thiên về não trái hoặc não phải(những người thiên về não trái thường có đặc điểm chung là: gọn gàng, ngăn nắp, có kếtquả tốt ở những môn Toán học, Hóa học, Anh văn, Vật lí…nhưng lại có khuynh hướngkhó thông cảm với người khác và có thể thiếu một chút kĩ năng giao tiếp Ngược lại nhữngngười thiên về não phải lại hay mơ màng trong lớp học, nói chuyện nhiều và rất dễ mất tậptrung, thiếu sự gòn gàng, ngăn nắp; họ thường kém ở các môn tính toán nhưng lại xuất sắcở các môn thể thao, nghệ thuật, âm nhạc…) Chính sự tự ám kỉ này đã làm cho học sinhcủa chúng ta tự giới hạn khả năng của mình Bởi liên kết giữa các tế bào não thay đổi liêntục và vì không dùng đến chúng chúng có thể tự ẩn đi Điều này có nghĩa là dạy học phảilàm thế nào để bộ não của người học luôn được kích thích, để phát huy được hết tiềm năngcủa hai bán cầu não.

Trang 13

3.2.2 Qúa trình học và nhớ xét dưới góc độ tâm lí học

Các nghiên cứu khoa học cho thấy trong quá trình học, bộ não của con người chủ yếughi nhớ các thông tin sau:

- Các chi tiết trong phần đầu buổi học (hiệu ứng ưu tiên theo trình tự xuất hiện)- Các chi tiết trong phần cuối buổi học (hiệu ứng ưu tiên theo mức độ cập nhật).

- Mọi chi tiết có sự liên hệ với sự việc, qui luật, cấu trúc đã ghi nhớ hoặc liên quan

tới những khía cạnh của vấn đề đang học.

- Mọi chi tiết đặc sắc hoặc nổi bật được nhấn mạnh.

- Những chi tiết được cá nhân đặc biệt quan tâm.- Mọi chi tiết đặc biệt thu hút các giác quan.

Thông qua các nghiên cứu này, Tony Buzan đã nhận ra hai nhân tố chính của trí nhớ làsự liên tưởng và nhấn mạnh Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới có khoảng 95% học sinh,sinh viên đang ghi chép theo cùng một kiểu: ghí chú thành từng câu (thường là từ trái sangphải), với hai dạng cơ bản:

+ Dạng ghi chú được tạo ra từ các đoạn văn: đó là các nội dung được viết theo dạngtường thuật Với cách ghi chú này, các từ khóa quan trọng cần được nắm bị chìm khuất vàrải đều trên các trang giấy, gây ra sự lãng phí thời gian không cần thiết khi phải đọc và tìmkiếm thông tin đáng nhớ Đồng thời nó cũng gây ra cho não sự mệt mỏi, nhàm chán khiphải đọc một dãy các thông tin dường như vô tận và không có sự khác biệt Do đó não sẽrất khó nhớ nội dung bài học.

+ Dạng viết theo kiểu liệt kê, lập dàn ý: các đoạn văn hoặc các câu văn ngắn được đánhsố, sắp xếp theo một trình tự xuất hiện và được phân cấp thành các nhóm chính, phụ.Những bản ghi chú kiểu này thường gây cho não cảm giác đã đến phần kết hay hoàn tất;không kích thích não sáng tạo, cản trở việc tạo ra các môi liên kết tư duy.

Và kết quả của những bản ghi chú trên là “căn bệnh ngủ” khi học: “chỉ cần đến các thưviện trường học, trường đại học ở các thành phố, thị trấn trên khắp thế giới, chúng ta sẽ

Trang 14

thấy phân nửa số người đến thư viện là để ngủ Nơi học tập của chúng ta lại biến thànhphòng ngủ công công” – Tony Buzan.

Nguyên nhân của việc này chính là do đại đa số chúng ta chỉ sử dụng khả năng của nãotrái Sự tương tác giữa não trái và phải không diễn ra được, qui luật ghi nhớ của bộ nãokhông được áp dụng trong quá tình học cũng như ghi chú.

Như vậy, cơ chế hoạt động tư duy của vỏ não cũng như những phát hiện về chức năngnão trái, phải và hai nhân tố chính của trí nhớ là liên tưởng và nhấn mạng là cơ sở khoa họccủa lí thuyết BĐTD do Tony Buzan lập ra Do đó nó thực sự là công cụ khai thác có hiệuquả tiềm năng của bộ não.

3.2 Cách lập BĐTD trong dạy học

Theo Tony Buzan, có 3 bước để lập được một BĐTD, như sau:

- Vẽ chủ đề (từ ngữ hoặc hình ảnh) ở trung tâm trên một tờ giấy trắng không dòng kẻ(được đặt nằm ngang) bằng bút màu.

- Từ chủ đề trung tâm vẽ thêm các đường đậm, uốn lượn, mỗi nhánh đó sẽ là một liêntưởng chính về chủ đề (đó có thể là hình ảnh hoặc các từ khóa).

- Từ mỗi liên tưởng ban đầu, có thể kẻ thêm các nhánh nhỏ giống như một cái cây.Thêm các ý tưởng phụ cho ý tưởng chính ban đầu.

Tuy nhiên, để lập được các BĐTD một cách dễ dàng và khoa học, GV cần phải hướngdẫn học sinh làm theo các bước trên và chú ý đến các vấn đề sau:

- Tận dụng từ khóa và hình ảnh

+ Từ khóa (key word) là những khái niệm trọng tâm mà từ đó hàng loạt các khái niệmkhác được triển khai Ví dụ như: khí hậu là từ khóa thì từ “khí hậu” sẽ có vô số các kháiniệm khác như:”khí hậu cực”, “khí hậu ôn đới”,”khí hậu xích đạo”…, và từ “khí hậu ônđới” lại phân thành:”khí hậu ôn đới hải dương”, “khí hậu ôn đới lục địa”, “khí hậu ôn đớicận nhiệt”…, cứ như thế các phân nhánh khác sẽ lại được tiếp tục Như vậy từ khóa baohàm nội dung súc tích nhất, ngắn gọn nhưng lại có tác dụng khi nhìn vào đó những ý tưởngliên kết tỏa ra liên tục, tạo nền tảng cho tiềm năng tư duy sáng tạo vô hạn ở mỗi người.

Trang 15

Trong bất kì quyển sách giáo khoa nào thì số lượng từ khóa cũng chỉ chiếm khoảng20% số từ, do đó xác định các từ khóa sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức cần thiết vàgiảm bớt thời gian vô ích để học các từ không quan trọng khác, qua đó nâng cao khả năngnhớ và ôn bài sau này của học sinh.

+ Hình ảnh

Hình ảnh bao gồm tất cả các hình vẽ, biểu tượng, kí hiệu, tranh ảnh…Theo nghiên cứu

của nhiều nhà khoa học trên thế giới “con người gần như có khả năng vô hạn trong việcnhận dạng ảnh bằng kí ức” và một hình ảnh có giá trị ngàn lời Bởi hình ảnh có tác dụng

rất lớn trong việc huy động các kĩ năng tư duy trên vỏ não như: màu sắc, hình thể, đườngnét kích thước, kết cấu, nhịp điệu, thị giác đặc biệt là sự tưởng tượng Do đó, nó góp phầnquan trọng trong việc hình thành các biểu tượng và các khái niệm địa lí.

So với từ thì hình ảnh kích thích não làm việc hiệu quả hơn và có khả năng gợi liên kếtphong phú, mãnh mẽ, cảm xúc hơn; kết quả là tăng cường hoạt động kí ức cùng với tư duysáng tạo.

Việc giáo viên hướng dẫn học sinh dùng hình ảnh trong BĐTD sẽ giúp các em biết cáchquan sát thế giới thực tại tường tận hơn, phù hợp với đặc điểm phát triển tâm lí của các em,tạo ra cơ hội thực sự để các em khám phá thế giới xung quanh mình.

Đối với môn Địa lí, hình ảnh rất đa dạng và phong phú Đó có thể là các kí hiệu, biểutượng địa lí như: kí hiệu sông, nhà máy, khoáng sản…; hay các hình vẽ do chính học sinhhay GV vẽ ra như các hiện tượng thời tiết: nắng, mưa, lũ lụt…,hoặc các biểu thị như mặtbuồn , mặt cười ☺ thể hiện cho khó khăn hay thuận lợi…Và điều này có tác dụng trongviệc tạo hứng thú cho học sinh trong việc học tập môn Địa lí nói riêng.

Chính vì vậy GV nên khuyến khích học sinh (cũng như chính bản thân mình) khi lậpBĐTD nên sử dụng hình ảnh ở mọi lúc, mọi nơi có thể, đặc biệt là đối với chủ đề ở trungtâm thì việc dùng hình ảnh sẽ có tác dụng làm nổi bật chủ đề, lôi cuốn sự quan tâm và nếunhư trong trường hợp không dùng được hình ảnh ở trung tâm thì nên biến chữ đó thànhhình ảnh bằng cách tạo kích thước, màu sắc khác nhau.

Trang 16

- Từ chủ đề trung tâm, các nhánh chính tỏa ra (gắn liền với chủ đề), nên vẽ theo hướngchéo góc (không nằm ngang) để nhiều nhánh phụ khác có thể tỏa ra dễ dàng Trong từngnhánh chính các nhánh phụ và các chi tiết bổ trợ được vẽ thêm và phải đảm bảo: các nhánhchính được tô nét đậm và các nhánh phụ thì được tô đậm giảm dần – điều này có vai trò rấtquan trọng khiến cho não nhận thức được tầm quan trọng của các ý trung tâm khi chúngđược nhấn mạnh bằng các vạch liên kết đậm.

- Trên mỗi nhánh chính hoặc phụ chỉ dùng một hình ảnh hay một từ khóa Độ dài cácnhánh và các từ, hình ảnh luôn có cùng độ dài Bởi các từ dễ dàng đặt gần nhau hơn, liênkết thuận lợi hơn, đồng thời sẽ tạo được nhiều khoảng trống để bổ sung ý cho BĐTD Đốivới các từ viết trên các nhánh chính hay phụ nên viết bằng chữ in hoa vì chữ in có hình thùrõ ràng, sẽ giúp não dễ “chụp ảnh” hơn.

- Nên thay đổi kích cỡ, màu sắc của hình ảnh, chữ in và nhánh liên kết sẽ có tác dụngchỉ cho não nhận thức được tầm quan trọng của các thành phần Đặc biệt việc dùng màusắc cho hình ảnh, chữ, các ý riêng biệt sẽ rất hiệu quả trong việc tăng cường trí nhớ và sángtạo.

- Không giống như cách viết truyền thống, BĐTD không xuất phát từ trái sang phải, từtrên xuống dưới Nó được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển raphía ngoài và sau đó là theo chiều kim đồng hồ Do đó, BĐTD luôn có bố cục nằm theochiều ngang để tạo không gian rộng rãi, thoải mái khi lập BĐTD Và khi vẽ BĐTD giấy sẽkhông bị chuyển vị trí mà thay vào đó là tư thế của người vẽ và vị trí của bút.

Với các nguyên tắc trên BĐTD được lập ra sẽ đảm bảo được sự nhấn mạnh, liên tưởngvà mạch lạc trong đó.

3.3 Vai trò của BĐTD trong quá trình dạy học

Kể từ khi ra đời, BĐTD đã được dùng trong rất nhiều lĩnh vực và ở mọi lứa tuổi khácnhau Trong đó việc áp dụng BĐTD vào dạy học trở nên rất phổ biến ở các quốc gia trênthế giới bởi những tính năng ưu việt của nó:

Trang 17

- BĐTD giúp cho GV xây dựng cấu trúc bài giảng của mình hợp lí và hiệu quả hơn.Thông qua việc tìm hiểu mục tiêu, kiến thức trọng tâm của bài, BĐTD sẽ giúp người GVsắp xếp lại các ý chính theo một trình tự phù hợp, khoa học Đồng thời nó cũng giúp choviệc làm mới, bổ sung các thông tin cần thiết vào bài giảng trở nên dễ dàng hơn thay vìđược soạn lại từ năm này sang năm khác một cách cứng nhắc Điều này rất quan trọng đốivới mỗi GV bởi trong thời đại bùng nổ thông tin, mọi thứ luôn có sự biến đổi không ngừngsau từng phút giây thì yêu cầu về tính cập nhật, hiện đại, khoa học đối với mỗi bài giảng ,đặc biệt là các bài học Địa lí lại càng được đề cao hơn

- BĐTD nội dung bài học trên lớp sẽ là một công cụ ghi nhớ tối ưu, giúp trình bày bàigiảng một cách trực quan, hệ thống khiến cho học sinh có thể ghi nhớ một cách dễ dàng,đảm bảo mục tiêu học ít thời gian nhưng hiệu quả cao Bởi khi nhìn vào BĐTD, học sinhcó thể nhìn thấy một bức tranh tổng thể một vấn đề hay một lĩnh vực rộng lớn Nó giốngnhư một tấm bản đồ thành phố, mà trung tâm của BĐTD chính là trung tâm thành phốtượng trưng cho chủ để chính Và từ trung tâm ấy những con đường chính được tỏa ratượng trưng cho những nhánh chính hay nhưng ý lớn của bài học Ở mỗi con đường chínhlại tỏa ra những con đường nhỏ hơn hay các nhánh tượng trưng cho các ý của từng ý lớncủa bài học Do đó không giống như các bản ghi chú thông thường, BĐTD sẽ có một sốưu điểm sau:

+ Tính trực quan: Nhìn vào BĐTD, học sinh có thể thấy được những mối liên hệ ẩntàng giữa các kiến thức với nhau, thấy được toàn bộ logic phát triển – cái nhìn tổng quanvề nội dung bài học.

+ Tính hệ thống, khái quát: BĐTD là sự sắp xếp hợp lí thứ tự các ý tưởng với các nhánhchính, phụ Nó không chỉ phản ánh các kiến thức mới cần được học sinh lĩnh hội mà cònnêu lên các kiến thức cần củng cố.

Mặt khác, do BĐTD chỉ tận dụng các từ khóa nên người học sẽ chỉ phải ghi chú, đọc,nhớ các từ khoa quan trọng, tăng cường tập trung vào trọng tâm Do đó, BĐTD sẽ giúpngười học tốt hơn, hiệu quả hơn.

Trang 18

- Tăng cường khả năng hoạt động tích cực của mỗi học sinh Thông qua sự hướng dẫncủa GV, học sinh hình thành được kĩ năng lập BĐTD Điều đó cũng có nghĩa là bản thânhọc sinh đã biết sử dụng cả hai bán cầu não trái và phải cùng một lúc, khai thác tối đa tiềmnăng sức mạnh của vỏ não Qúa trình lập BĐTD sẽ giúp họ sắp xếp tổ chức, phân loại cáckiến thức theo ý tưởng của bản thân Ngoài ra họ có thể thỏa sức sáng tạo với những hìnhảnh do chính bản thân mình nghĩ ra và vẽ thêm những con đường mới, những mối liên hệmới mà họ phát hiện ra được Tác phẩm của họ không có sự giới hạn về không gian, mangtính sáng tạo và phong cách riêng Như vậy, trong quá trình lập BĐTD, người học luôn cócơ hội khám phá, tìm hiểu, tạo điều kiện cho tư duy hoạt động liên tục và không có điểmdừng Điều này sẽ góp phần không nhỏ vào việc bồi đắp niền ham mê học tập ở mỗi họcsinh, tăng cường khả năng tự học của họ.

- BĐTD giúp sử dụng sách giáo khoa (SGK) có hiệu quả trong giảng dạy SGK lànguồn cung cấp kiến thức cơ bản và cần thiết giúp cho học sinh rèn luyện các kĩ năng vàphương pháp học tập bộ môn Vấn đề đặt ra là phải sử dụng SGK một cách tối ưu trongquá trình dạy học SGK không thể thay thế được bài giảng của người giáo viên Ngược lạitrong quá trình giảng dạy, GV không những phải hướng dẫn cho học sinh suy nghĩ để nắmvững nội dung bài học mà còn phải biết trình bày như thế nào để học sinh ghi được nhữngnội dung quan trọng trong bài học Bài ghi đó phải có tác dụng giúp học sinh sử dụng SGKvà các tài liệu tham khảo khác trong học tập Bài ghi và SGK phải hỗ trợ cho nhau, tạođiều kiện cho học sinh học tập một cách thông minh, sáng tạo Sử dụng BĐTD, bài giảngcủa GV sẽ có sự tập trung vào trọng tâm, không sa vào các chi tiết thứ yếu, không lặp lạitoàn văn SGK Bài giảng như vậy có tác dụng dẫn dắt học sinh theo quá trình phát triểncủa kiến thức, gợi cho học sinh cách giải quyết vấn đề, đề cập tới những khía cạnh mà vì lído nào đó SGK không thể giới thiệu hết được Trong một chừng mực nào đó, bài giảng lạiđặt ra cho học sinh những vấn đề cần đi sâu, cần mở rộng thêm so với SGK Ngược lại,những chi tiết nào mà BĐTD chưa thâu tóm được, học sinh có thể dùng SGK để bổ sunghoàn chỉnh BĐTD là một biện pháp để giúp học sinh ghi chép ngắn gọn, đầy đủ ý chính

Trang 19

làm cơ sở để đối chiếu với SGK khi học tập, song nó không phải là bản tóm tắt SGK Nókhông nêu đầy đủ, toàn bộ chi tiết cảu tài liệu giáo khoa, không nêu toàn văn thành kháiniệm, định nghĩa nên nó không thể thay thế SGK được

Tóm lại, BĐTD thực sự là một công cụ hữu ích trong quá trình dạy và học Nó phát huysự sáng tạo, phát triển sự đam mê hứng thú đối với dạy và học của GV và học sinh; nângcao chất lượng dạy và học trên lớp, đặc biệt là sự tự học ở mỗi học sinh.

Trang 20

CHƯƠNG II: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY (MIND MAP) TRONG DẠY HỌCĐỊA LÍ LỚP 11 (BAN CƠ BẢN) - THPT

1 Tiền đề cơ bản của việc sử dụng BĐTD trong dạy học Địa lí 11

1.1 Mục tiêu của chương trình Địa lí 11

Bản chất của phương pháp dạy học là phản ánh mối liên hệ mang tính qui luật của: mụctiêu – nội dung – phương pháp Mục tiêu nào thì có nội dung và phương pháp đó Cùng vớichương trình Địa lí 10 và 12, chương trình Địa lí lớp 11, góp phần cung cấp kiến thức vềhoạt động của con người trong các quốc gia, khu vực khác nhau trên toàn cầu làm cơ sởcho việc tiếp tục phát triển tư tưởng, tình cảm, đúng đắn, đồng thời hướng học sinh tớicách hành động ứng xử phù hợp với yêu cầu của đất nước và thời đại Ngoài ra môn Địa lícòn góp phần, rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy và có một số kĩ năng có ích trong đờisống và sản xuất; bồi dưỡng cho học sinh ý thức trách nhiệm, tình yêu với thiên nhiên vàcon người trên các lãnh thổ khác nhau của thế giới, tăng cường thêm ý chí phấn đầu vươnlên góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, sánh vai với các nước có nền kinh tế phát triểnhơn trong khu vực và trên thế giới như niềm mong mỏi của Bác để lại cho thế hệ thanhniên Việt Nam.

Từ quan niệm trên, mục tiêu của chương tình Địa lí 11 được cụ thể hóa:

1.1.1 Về kiến thức

Biết và giải thích được:

- Một số đặc đặc điểm của nền kinh tế - xã hội thế giới đương đại, một số vấn đề đangđược nhân loại quan tâm.

- Đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư, kinh tế của một số quốc gia, khu vực trênthế giới.

Trang 21

Để thực hiện được điều trên, dạy học địa lí cần phải làm cho học sinh nắm vững hệthống các kiến thức cơ bản phổ thông về địa lí kinh tế - xã hội trên thế giới Hệ thống đóbao gồm: một loạt các khái niệm khác nhau như: khái niệm chung về thế giới hiện đại, toàncầu hóa, khu vực hóa, nền kinh tế tri thức…Các khái niệm tập hợp về các nước đang pháttriển ở một số khu vực trên thế giới, như các nước Đông Nam Á, các nước châu Mĩ LaTinh, các nước Tây Nam Á Các mối liên hệ nhân quả như mối liên hệ nhân quả giữa cáchmạng khoa học và công nghệ hiện đại với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội thế giới.Việc nhận thức những khái niệm và các mối liên hệ nhân quả đó phải nhằm vào việc làmcho học sinh hình dung và hiểu rõ các con đường, các mô hình phát triển kinh tế - xã hộicủa các nước hoặc nhóm nước khác nhau trên thế giới trong thời đại toàn cầu hóa.

- Ý chí vươn lên, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Từ các mục tiêu trên, dạy học sử dụng BĐTD cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:- BĐTD cho các bài Địa lí 11 phải phản ánh và bao quát được các nội dung về:

Trang 22

+ Đặc điểm chung của nền kinh tế thế giới hiện đại như: xu hướng toàn cầu hóa, xuhướng khu vực hóa, nền kinh tế tri thức, những vấn đề toàn cầu…, các nước phát triển,đang phát triển.

+ Hình thành các khái niệm riêng về một số các quốc gia tiêu biểu trên thế giới như:Hoa Kì, Liên Bang Nga, Trung Quốc… và một số khu vực hoặc liên minh khu vực trên thếgiới như: Liên minh châu Âu (EU), Đông Nam Á, Mĩ La Tinh…, với các đặc điểm tiêubiểu về tự nhiên, dân cư, kinh tế của các quốc gia đó.

+ Phản ánh mối liên hệ nhân quả trong phần khái quát chung và trong các bài học vềĐịa lí kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới (như hệ quả toàn cầu hóa, khu vựchóa…).

- Không chỉ dừng lại ở mức độ phản ánh các khái niệm, các mối quan hệ, BĐTD chocác bài học Địa lí 11 còn phải là một bài toán nhận thức, trong đó chứa đựng những mâuthuẫn giữa cái “chưa biết” và cái “phải tìm” Do đó thông qua quá trình lập BĐTD phảiphát triển hoạt động tư duy của học sinh: hướng học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng củabản thân cũng như trong SGK để phân tích, đánh giá tổng hợp cũng như là giải thích cácvấn đề kinh tế - xã hội đang diễn ra trên qui mô toàn cầu, khu vực và ở các quốc gia riêngbiệt Thông qua đó cũng củng cố và phát triển các kĩ năng cơ bản: kĩ năng làm việc với bảnđồ, biểu đồ, kĩ năng làm việc theo nhóm…; phát huy khả năng vốn có của mỗi học sinh.

- Các BĐTD cần phải bồi dưỡng sự hứng thú, đam mê trong học tập và nghiên cứu địalí, làm cho học sinh luôn có nhu cầu tự học, tự giáo dục và ở mức độ cao hơn là hình thànhđộng cơ học tập đúng đắn và niềm tin nhận thức (tin tưởng vào khả năng của bản thân là cóthể làm được và sẽ làm được) – điều này rất cần thiết đối với thế hệ trẻ hiện nay.

1.2 Nội dung chương trình và SGK

Chương trình và SGK Địa lí 11 sau thời gian thử nghiệm ở một số tỉnh thành trên cảnước đã được áp dụng đại trà, thống nhất trên toàn quốc từ năm học 2007-2008 Đây thựcsự là một công trình khoa học mang tính hiện đại và thực tiễn cao; đồng thời vẫn đảm bảođược tính kế thừa.

Trang 23

1.2.1 Chương trình Địa lí 11

Dựa trên những kiến thức về Địa lí thế giới phần nào đã được cung cấp ở chương trìnhĐịa lí lớp 7,8 của cấp trung học cơ sở (thành phần nhân văn của môi trường, các môitrường địa lí thiên nhiên, con người ở các châu lục) Chương trình Địa lí 11 với mục tiêucung cấp cho học sinh phương pháp tìm hiểu về thế giới, giúp học sinh có khả năng tự tìmkiếm, xử lí thông tin để tăng thêm vốn hiển biết của bản thân, đã tập trung cho học sinh tìmhiểu kĩ về một số đối tượng địa lí Cụ thể: chương trình SGK Địa lí 11 được xây dựng theocon đường diễn dịch, gồm có hai phần cơ bản là phần A (khái quát nền kinh tế - xã hội thếgiới) và phần B (địa lí khu vực và quốc gia).

- Trong phần A: Khái quát nền kinh tế thế giới có 7 tiết (6 tiết lí thuyết và 1 tiết thựchành) trình bày các vấn đề chung nhất, phản ánh trình độ và xu thế phát triển kinh tế - xãhội toàn cầu cũng như một số vấn đề nảy sinh đang được nhân loại quan tâm Đây là cácvấn đề đã được đặt ra trong chương trình cải cách giáo dục trước đây, song ở chương trìnhmới này được nhìn nhận trong bối cảnh của xu thế toàn cầu hóa diễn ra quyết liệt hơn, hiệnthực hơn và đang tác động mạnh mẽ tới kinh tế - xã hội Việt Nam Và để có cái nhìn đầyđủ hơn về thế giới, trong phần này còn đề cập tới một số vấn đề kinh tế - xã hội của châuPhi, Mĩ La Tinh và khu vực Tây Nam Á, khu vực Trung Á.

- Phần B: Địa lí khu vực và quốc gia, gồm 22 tiết (15 tiết lí thuyết và 7 tiết thực hành)trình bày đặc điểm Địa lí kinh tế - xã hội của một số quốc gia và khu vực tiêu biểu trên thếgiới theo quan điểm đổi mới Cụ thể SGK đã trình bày 2 tổ chức liên kết khu vực tiêu biểulà liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và 6 quốc giatiêu biểu cho các nước phát triển và đang phát triển (Hoa Kì, Nhật Bản, Liên Bang Nga,Công hòa Liên Bang Đức, Trung Quốc, Ôxtrâylia) Trong bài học về các nước (đặc biệt lànhững nước được học trong nhiều tiết) các yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triểnkinh tế - xã hội như môi trường, tài nguyên thiên nhiên, dân cư – xã hội, được xem xét mộtcách đúng mức và cả quá trình của mỗi quốc gia cũng như tiến bộ hay hạn chế cũng đượcđề cập một cách thích đáng.

Trang 24

Như vậy, chương trình và SGK Địa lí 11 thực sự là một hệ thống thống nhất, trong đócác bộ phận có mối quan hệ chặt chẽ với nhan từ phần A đến phần B Đây chính là mộtthuận lợi để xây dựng BĐTD

1.2.2 SGK Địa lí 11

Với mong muốn làm cho cuốn SGK Địa lí 11 trở thành công cụ hữu hiệu để GV tổchức các hoạt động nhận thức, tích cực độc lập cho học sinh trong quá trình dạy học địa lí11 Cấu trúc và trình bày SGK đã có sự đổi mới Đối với những bài lí thuyết thì đều có baphần chính:

- Phần chữ in nghiêng màu xanh phần mở bài ngắn gọn, súc tích với mục đích hướnghọc sinh vào mục tiêu chính của bài học.

- Phần nội dung chính được phân thành các đề mục rõ ràng, mỗi đề mục là một vấn đềđặt ra cần phải nghiên cứu Tỉ trọng của kênh hình đã được tăng lên, cân bằng với kênhchữ; những bảng số liệu, bảng thống kê, biểu đồ, lược đồ, không hoàn toàn chỉ mang tínhchất minh họa cho bài giảng mà nó chứa đựng phần nội dung đòi hỏi học sinh phải nghiêncứu để tìm ra, đồng thời một số câu hỏi gợi ý ở mỗi phần đều có tác dụng phát huy khảnăng tự học, tự tìm hiểu nội dung bài của học sinh.

- Phần củng cố bài bao gồm những câu hỏi hoặc bài tập có tác dụng củng cố những kiếnthức mà học sinh vừa tiếp thu được trong bài mới.

Đối với những bài thực hành cũng đa dạng và phong phú, không chỉ nhằm rèn luyệncho học sinh kĩ năng khai thác biểu đồ, bảng số liệu, vẽ biểu đồ…mà còn rèn luyện khảnăng viết báo cáo, trình bày vấn đề trước lớp.

Với những đặc điểm trên của chương trình và SGK Địa lí 11 THPT đòi hỏi trong quátrình dạy học, việc vận dung BĐTD không chỉ là phương tiện để trực quan hóa nội dungbài học mà nó còn là phương tiện để học sinh biết cách tự lực khai thác tri thức cần thiếtvới các nguồn tri thức khác nhau chuyển từ tình trạng học tập thụ động sang hình thức tổchức tích cực hóa.

1.3 Đặc điểm tâm lí và nhận thức của học sinh THPT

Trang 25

- Sự phát triển đặc biệt về nhận thức vì việc học tập dựa trên cơ sở các môn khoa họctương ứng đã đòi hỏi phải trực tiếp nắm vững đi sâu vào bản chất hệ thống khái niệm củacác ngành khoa học, một cách tương đối có hệ thống.

- Hứng thú của học sinh THPT đã phát triển mạnh: không chỉ thích hoạt động thực hànhmà còn hứng thú trong hoạt động nhận thức Bên cạnh việc nhận thức sự việc một cáchtrực tiếp cảm tính là hứng thú lí luận về sự việc ấy Do ngôn ngữ ngày càng chiếm ưu thếtrong tâm lí các em dẫn đến hứng thú đọc sách với ham muốn nhận thức tất cả mọi loạihiện tượng mà khoa học và kĩ thuật đã phát hiện được về tự nhiên, xã hội, con người Cùngvới hoạt động học tập đã hình thành hứng thú sâu sắc với học tập nói chung cũng như làhứng thú đi sâu vào khoa học, kinh tế, xã hội nói riêng Từ chỗ hứng thú với bài giảng sẽdẫn tới hứng thú trong nhận thức chung Vì vậy nếu trong bài giảng, người giáo viên biếtcách gợi mở khả năng tự lực trong từng học sinh thì năng lực tiếp thu nội dung, kiến thứcvà nhu cầu tự học của các em sẽ phát triển Đây chính là cơ sở để vận dụng BĐTD trongdạy học Địa lí 11.

1.3.2 Đặc điểm nhận thức

- Khả năng cảm giác và tri giác đã đạt tới trình độ phát triển như người lớn Tri giác cóchủ định phát triển mạnh, năng lực quan sát của các em đã mang tính mục đích và có hệthống rõ rệt Biết phân tích, tổng hợp đối tượng tri giác có chủ định.

- Khả năng ghi nhớ và tái hiện có chủ động đã phát triển cao Đối với các sự vật, hiệntượng quá trình địa lí, các em có ý thức lựa chọn những nội dung chủ yếu để ghi nhớ Ghi

Trang 26

nhớ máy móc giảm dần, ghi nhớ có ý nghĩa ngày càng phát triển Trong quá trình tái hiệnlại sự vật hiện tượng địa lí các em có thể đi từ bản chất, khái quát đến cụ thể, cá biệt, cácem không chỉ ghi nhớ nguyên văn, máy móc mà đã biết diễn đạt nội dung, tài liệu học tậpbằng ngôn ngữ của mình.

- Khả năng tư duy và tưởng tượng, khả năng trừu tượng hóa, khái quát hóa đã phát triểnmạnh thông qua các thao tác trí tuệ như: so sánh, suy luận, phân tích, tổng hợp các đốitượng địa lí trong quá tình nhận thức – học tập Sự phát triển tư duy trừu tượng cho phépcác em có khả năng tiếp nhận các khái niệm trừu tượng, có khả năng tiến hành độc lập cácthao tác tư duy bước đầu biết vận dụng các tri thức đã học vào thực tiễn.

- Khả năng ngôn ngữ: vốn từ tăng lên rõ rệt, trong ngôn ngữ tính hình tượng và trình độlogic chặt chẽ đã phát triển ở mức độ nhất định Sự xuất hiện và tham gia của ngôn ngữvào hành động trí nhớ đã làm cho sự ghi nhó, giữ gìn và nhớ lại của học sinh có chủ định,có ý nghĩa và chủ thể tư duy nhận thức được trong hoàn cảnh có vấn đề.

Tuy nhiên những động nhận thức của học sinh THPT xuất hiện đến mức độ nào tùythuộc vào tổ chức hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của từng học sinh Do đótrong quá trình dạy học trên lớp, nhiệm vụ cuả người giáo viên là phát triển toàn diện khảnăng nhận thức, đồng thời phát huy được tính tích cực, tự lực của học sinh Và dạy học sửdung BĐTD chính là nhằm mục đích đó.

1.4 Điều kiện dạy học Địa lí ở các trường THPT

Để đổi mới toàn diện quá trình dạy học Địa lí 11, chúng ta đã tiến hành đổi mới mụctiêu, nội dung chương trình SGK cũng như đổi mới điều kiện và môi trường dạy học Tuynhiên, so với việc đổi mới nội dung chương trình và SGK, việc đổi mới dạy học Địa lí còndiễn ra chậm chạp hơn, chưa đủ để tạo ra một môi trường dạy học thực sự thuận lợi cho sựđổi mới phương pháp dạy học Địa lí.

Đa số các trường đều có cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học rất sơ sài (trừ một sốtrường ở các thành phố, thị trấn) Trong khi đó, qui mô lớp học đông, thường từ 45 – 50học sinh và thời gian để GV hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo thực hiện toàn bộ mục tiêu bài

Trang 27

học: mục tiêu về kiến thức, kĩ năng – kĩ xảo, thái độ - hành vi mà học sinh cần có được saumỗi bài chỉ có 45 phút (đối với những bài có nội dung đơn giản thì điều này không quá khóđối với GV nhưng theo mục tiêu đổi mới, nội dung chương tình trong SGK được viết tuyngắn nhưng lại yêu cầu cao, phải nghiên cứu cụ thể, chi tiết, phải tìm tòi thực sự thì mới cóthể hiểu được vấn đề) và trong tâm lí giáo dục hiện nay nhiều người vẫn còn coi trong việctruyền đạt kiến thức nhiều hơn kĩ năng Do đó nhiều GV đã chọn hình thức dạy học theokiểu truyền thống: thông báo, cung cấp kiến thức cho học sinh.

Trước thực trạng đó nên mặc dù đổi mới dạy học Địa lí ở trường THPT đã được tiếnhành trong một vài năm qua nhưng chất lượng của dạy học Địa lí đạt được chưa tươngxứng với những công sức mà chúng ta đã bỏ ra cho công cuộc đổi mới này.

Xuất phát từ điều kiện dạy học từ các trường THPT hiện nay, tác giả thấy chúng ta hoàntoàn có thể áp dụng dạy học bằng BĐTD trong các nhà trường ở mọi nơi Bởi để lập đượcmột BĐTD trên lớp, học sinh chỉ cần một chuẩn bị một tờ giấy trắng A4 (hoặc một tờ giấyđôi), bút mực và hộp bút chì màu (chỉ cần hai hoặc ba bút có loại mực khác nhau là được),lớp học chỉ cần có bảng đen và hộp phấn màu là GV và học sinh có thể lập BĐTD bằngtay Đối với các lớp học có điều kiện thuận lợi hơn như máy chiếu, máy tính thì GV có thểhướng dẫn học sinh lập BĐTD trên máy tính bằng các phần mềm vẽ BĐTD như iMindMap, Edraw Mind Map…Điều quan trọng để vẽ được BĐTD chính là SGK Bởi SGKchính là nguồn thông tin khá đầy đủ và nó được sử dụng thống nhất trên toàn quốc Đây cóthể xem là căn cứ khách quan nhất để GV hướng dẫn học sinh sử dụng BĐTD trong quátrình dạy học Vì vậy mà một yêu cầu cơ bản và tối thiểu là đa số học sinh (hoặc ít nhất là2/3 học sinh) trong lớp phải có SGK.

Ngoài ra khi hướng dẫn học sinh lập BĐTD, GV không chỉ cung cấp kiến thức cầnđược hình thành ở học sinh mà còn chỉ ra con đường để học sinh có được kiến thức đó –công cụ học tập Do đó, nếu học sinh có thể sử dụng thành thạo BĐTD thì mục tiêu mà GVphải hoàn thành trong một tiết học rất dễ dàng thực hiện được vì GV chỉ cần hướng dẫn

Trang 28

học sinh để các em tự lực khai thác kiến thức trong SGK, rèn luyện kĩ năng – kĩ xảo bằngchính BĐTD do chính các em tạo ra.

2 Sử dụng BĐTD trong dạy học Địa lí 11 – Ban cơ bản

Để vận dụng BĐTD trong dạy học, trước hết GV phải nắm vững được cách lập BĐTD,để từ đó soạn bài và thực hiện bài dạy trên lớp.

2.1 Sử dụng BĐTD vào quá trình soạn giáo án chuẩn bị bài lên lớp.

Hoạt động dạy học của người GV tác động trực tiếp tới học sinh là ở khâu lên lớp Tuynhiên để quá trình này diễn ra hiệu quả thì bước soạn giáo án là rất quan trọng

Để phát huy được tính tích cực chủ đb.bộng của học sinh trong hoạt động học tập, soạngiáo án hiện nay không chỉ đơn thuần là việc “tóm tắt” hay quá “tỉ mỉ” nội dung SGK;soạn bài cũng không phải là mở SGK để tìm một số điểm được cho là kiếm thức cơ bản rồighi mấy dòng trên giáo án, đánh số thứ tự 1,2,3…, và coi như thế là đủ, là làm tròn nhiệmvụ soạn bài của mình; mà nó phải là bản thiết kế các hoạt động của GV và học sinh trênlớp.

Nội dung cơ bản cốt lõi của một giáo án gồm hai bộ phận, có quan hệ chặt chẽ vớinhau Một là những tình huống học tập, những vấn đề, bài tập nhận thức được đặt ra từ nộidung bài học, phù hợp với trình độ tiếp thu của học sinh Hai là, ứng với mỗi tình huống,vấn đề, bài tập đó là hệ thống các hoạt động, các thao tác được GV sắp xếp hợp lí nhằmhướng dẫn học sinh từng bước tự tiếp cận và chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động, sángtạo.

Do đó quá trình sử dụng BĐTD cho soạn giáo án lên lớp gồm hai công việc cụ thể sau:xây dựng BĐTD nội dung bài học và chuẩn bị các phương án trình bày BĐTD trên lớp.

2.1.1 Xây dựng BĐTD nội dung bài học

Xây dựng BĐTD cho bài học là công việc quan trọng để GV có thể tiến hành dạy họcbằng BĐTD Thực chất việc xây dựng BĐTD nội dung bài học Địa lí chính là việc tóm tắtlại nội dung của bài học lên lớp một cách trực quan, khái quát nhất, hệ thống nhất; đồngthời nó cũng là “một sơ đồ mở” để bổ sung thêm các kiến thức mới khi cần thiết.

Trang 29

BĐTD nội dung bài học thì bao gồm những kiến thức chủ chốt của bài học và các mốiquan hệ dẫn xuất giữa các kiến thức đó được thể hiện qua các vạch liên kết với chủ đềtrung tâm, các nhánh chính, phụ.

Điều quan trọng đầu tiên để GV xây dựng được BĐTD nội dung bài lên lớp là GV phảixác định được BĐTD do mình lập ra nhằm mục đích gì? Bởi BĐTD thực chất cũng là mộthình thức ghi chép (nhưng nó khác với kiểu ghi chép truyền thống) sử dụng màu sắc vàhình ảnh để đào sâu các ý tưởng với các nội dung chính của bài học được đặt ở trung tâm.Do đó tùy thuộc vào các loại bài khác nhau mà việc chuẩn bị về mặt kiến thức cho cáchthức ghi chép đặc biệt này khác nhau.

Thông thường trong SGK Địa lí nói chung và SGK Địa lí lớp 11 nói riêng có ba dạngbài chủ yếu sau:

+ Bài hình thành kiến thức mới: chiếm số lượng chủ yếu trong SGK của các khối lớp.Mục đích chủ yếu của bài này là cung cấp cho học sinh một khối lượng tri thức mới, thôngqua đó hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, nhân sinh quan đúng đắn, đồng thờiphát triển năng lực tư duy và rèn luyện những kĩ năng học tập, nghiên cứu bộ môn ở mứcđộ nhất định.

+ Bài học thực hành: đây là loại bài đặc biệt nhằm giúp học sinh nắm được nhữngkiến thức lí thuyết và kĩ năng, từ đó các em có thể vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

+ Bài học khái quát hóa, hệ thống hóa: là loại bài chủ yếu nhằm củng cố những kiếnthức, kĩ năng đã được hình thành trong quá trình học tập Loại bài này không nhiều, chỉchiếm vài tiết trong chương trình lên lớp của GV và học sinh, nhưng nó giúp học sinh hiểuvà củng cố bản chất, quá trình cũng như các qui luật địa lí đã học.

Tương ứng với các kiểu bài trên thì có hai loại BĐTD sau: BĐTD dùng để hình thànhkiến thức và BĐTD dùng để củng cố, ôn tập, hệ thống hóa kiến thức.

Đối với BĐTD dùng để hình thành kiến thức thì có thể áp dụng cho các nội dung củabài học hình thành kiến thức mới và một số bài thực hành trong SGK Địa lí 11 Và nhữngBĐTD dùng để củng cố, ôn tập, kiến thức có thể áp dụng cho các bài khái quát hóa, hệ

Trang 30

thống hóa nội dung của một bài hoặc một phần học, một chương trình học cụ thể trongSGK Địa lí 11.

Tùy từng dạng BĐTD như trên thì có các bước tiến hành lập BĐTD nội dung bài học cụthể:

a Đối với những BĐTD dùng để hình thành kiến thức.

Các bước tiến hành xây dựng BĐTD nội dung bài học như sau:

- Trước hết, GV phải căn cứ vào tài liệu SGK để xem xét, lựa chọn những phần, bài cókhả năng sử dụng BĐTD một cách hiệu quả nhất Dựa vào nội dung SGK thì những bàiGV có thể áp dụng dạy BĐTD trên toàn bài và những bài GV nên sử dụng một phần ápdụng BĐTD, thông qua bảng sau:

dạy bằng BĐTD trên lớp

1 Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển

kinh tế - xã hội của các nhóm nước Cuộccách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

II Sự tương phản về tình độphát triển kinh tế - xã hội củacác nhóm nước

2 Bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa

kinh tế

Toàn bài3 Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu I Dân số

II Môi trường4 Bài 4: Thực hành: Tìm hiểu những cơ hội

và thách thức của toàn cầu hóa đối với cácnước phát triển

Trang 31

Á và khu vực Trung Á

6 Bài 6: Hợp chủng quốc Hoa Kì

Tiết 1: Tự nhiên và dân cư Toàn bài7 Bài 7: Liên minh châu Âu (EU)

Tiết 1: EU - Liên minh khu vực lớn trên thếgiới

Toàn bàiTiết 2: EU – Hợp tác, liên kết để cùng phát

Toàn bàiTiết 3: thực hành: Tìm hiểu về liên minh

châu Âu

Toàn bàiTiết 4: Cộng hòa liên bang Đức Toàn bài8 Bài 8: Liên bang Nga

Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội Toàn bài9 Bài 9: Nhật Bản

Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình pháttriển kinh tế

Toàn bài10 Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

(Trung Quốc)

Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội Toàn bài

11 Bài 11: Khu vực Đông Nam Á

Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội Toàn bàiTiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á

Toàn bài12 Bài 12: Ô-trây-li – a

Tiết 2: Thực hành: tìm hiểu về dân cư Ô- Toàn bài

Trang 32

- Sau đó, GV dựa vào mục tiêu của từng bài học cụ thể để xác định nội dung kiến thứctoàn bài Mỗi nội dung kiến thức đó có thể bao gồm từ một, hai, ba… đơn vị kiến thức.Thường thì các đơn vị kiến thức này được trình bày thông qua các đề mục của bài (đâychính là các khái niệm cơ bản, kiến thức gốc mà học sinh cần phải lĩnh hội) Tùy theo cấutrúc, logic của việc tryền đạt kiến thức, GV có thể sắp xếp lại các kiến thức đó theo mộttrình tự hợp lí.

- Mặt khác do nội dung môn Địa lí trong các trường phổ thông không chỉ bao gồm cáckiến thức trọng tâm, cơ bản mà nó còn chứa đựng những kiến thức nhỏ hơn, kiến thức bổtrợ (các kiến thức này không chỉ thuộc môn Địa lí mà còn thuộc nhiều môn khoa học khác)để thông qua chúng, học sinh có thể hiểu một cách sâu sắc và toàn diện về các kiến thức cơbản Vì vậy, sau khi xác lập được hệ thống các kiến thức cơ bản thì ở mỗi đơn vị kiến thứcđó, GV lại phải xác định được tập hợp các khái niệm ở cấp thấp hơn của nó – khái niệmphụ, khái niệm phát triển, mở rộng.

- Bước tiếp theo là GV tiến hành mã hóa các đơn vị, các cấp kiến thức đã tìm đượcbằng các kí hiệu, biểu tượng, hình ảnh…nếu có thể Bởi đối với BĐTD hình ảnh được ưutiên sử dụng, bởi một hình ảnh có giá trị ngàn lời, nó sẽ giúp người học phát triển khả năngtưởng tượng, liên tưởng và sẽ giúp cho việc học và ghi nhớ tốt hơn.

Ví dụ: khi nói về khái niệm chung “toàn cầu hóa”, dựa vào khái niệm “toàn cầu hóa là

quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt kinh tế, văn hóa, khoahọc…, có tác động mạnh mẽ đến mọi măt của nền kinh tế - xã hội.”; GV có thể lựa chọnmột hình ảnh sao cho chỉ ra được bản chất của khái niệm trên để cho vào hình ảnh trungtâm:

Trang 33

Hay khi nói về một quốc gia, thay vì ghi tên quốc gia đó vào hình ảnh trung tâm, GV cóthể lựa chọn các hình ảnh, biểu tượng đặc sắc của quốc gia đó để đạt vào chủ đề:

- Cuối cùng là lập BĐTD cho nội dung bài lên lớp theo dạng sau:

NỘI DUNG BÀI

KIẾN THỨC CHÍNH - (KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1)

(KHÁI NIỆM PHỤ CẤP 1)

khái niệm phụ cấp 2khái niệm phụ cấp 2(KHÁI NIỆM PHỤ CẤP 1) khái niệm phụ cấp 2

khái niệm phụ cấp 2

KIẾN THỨC CHÍNH - (KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2)

(KHÁI NIỆM PHỤ CẤP 1)khái niệm phụ cấp 2khái niệm phụ cấp 2

khái niệm phụ cấp 2khái niệm phụ cấp 2

Ví dụ minh họa về lập BĐTD nội dung bài lên lớp - bài 2, SGK, Địa lí 11- ban cơ bản:

Thay bằng

Thay bằng

thủ đô: Tokyodiện tích: 387ngh.km2

Trang 34

- Bước 1: Nghiên cứu SGK, GV xác định được mục tiêu của bài học và kiến thứctrọng tâm của bài như sau:

+ Mục tiêu của bài: Sau bài học, học sinh cần:

Về thái độ

 Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hóa, khu vực hóa Từ đó xác định tráchnhiệm của bản thân trong sự đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội tạiđịa phương.

+ Kiến thức trọng tâm của bài là: các biểu hiện của xu hướng toàn cầu hóa, khu vựchóa.

Như vậy trong bài này, GV xác định được có hai đơn vị kiến thức cơ bản mà học sinhcần phải lĩnh hội được là: toàn cầu hóa và khu vực hóa

- Bước 2: Nghiên cứu SGK, GV xác định các kiến thức bổ trợ, phát triển cho hai đơnvị kiến thức cơ bản là “toàn cầu hóa” và “khu vực hóa”:

+ Trong nội dung chính “toàn cầu hóa” GV xác định được bốn ý phụ cấp 1 của “toàncầu hóa” là: khái niệm toàn cầu hóa, nguyên nhân của toàn cầu hóa, biểu hiện của toàn cầuhóa và hậu quả của toàn cầu hóa.

Trang 35

 Khái niệm toàn cầu hóa: “quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về mọi mặt:kinh tế, văn hóa, khoa học…”

 Nguyên nhân toàn cầu hóa có ba ý:o Tác động của cuộc cách mạng KHKTo Nhu cầu phát triển của mỗi nước

o Xuất hiện các vấn đề toàn cầu nền đòi hỏi các quốc gia phải hợp tác để giải quyết Biểu hiện của toàn cầu hóa có bốn ý:

o Thương mại quốc tế phát triển mạnh cùng với đó là sự ra đời của tổ chức thươngmại quốc tế (WTO).

o Đầu tư nước ngoài tăng mạnh, cụ thể: năm 1990 từ 1774 tỉ USD đến năm 2004 là8895 tỉ USD; và các đầu tư này chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực tài chính, bảo hiểm,ngân hàng…

o Thị trường tài chính quốc tế mở rộng cùng với với vai trò của tổ chức quốc tế như:IMF, WB

o Các công ti xuyên quốc gia các vai trò ngày càng lớn, cụ thể như: các công ti đaquốc gia chiếm tới 30% GDP của TG; 2/3 bán lẻ quốc tế; hơn 75% FDI và 75%chuyển giao công nghệ, khoa học kĩ thuật trên TG.

 Hệ quả của toàn cầu hóa có 2 ý lớn là: hệ quả tích cực và hệ quả tiêu cực

o Hệ quả tích cực có 3 ý: tăng cường hợp tác quốc tế; tăng cường đầu tư khoa học vàcông nghệ; thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế.

o Hệ quả tiêu cực: Gia tăng khoảng cách giàu nghèo

+ Trong kiến thức “khu vực hóa” có hai ý lớn: biểu hiện khu vực hóa và hệ quả khu vựchóa

 Biểu hiện của khu vực hóa chính là các tổ chức liên kết kinh tế khu vực cụ thể như:NAFTA, EU, ASEAN, APEC, MERCOSUR Và các nguyên nhân hình thành nên các liênkết trên là: các quốc gia trong các tổ chức đó có sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hộihoặc có chung mục tiêu, lợi ích và do sự phát triển không đồng đều và sức ép cạnh tranh

Trang 36

trong các khu vực trên thế giới Từ đây có thể suy ra khái niệm của khu vực hóa: khu vựchóa được hiểu là một quá trình liên kết nhiều mặt giữa các quốc gia nằm trong một khuvực địa lí nhằm tối ưu hóa những lợi ích chung trong nội bộ khu vực và tối đa hóa sức cạnhtranh đối với các quốc gia bên ngoài khu vực.

 Hệ quả của khu vưc hóa: có hai ý là hệ quả tích cực và hậu quả tiêu cực

o Hệ quả tích cực có 3 ý: các tổ chức kinh tế vừa hợp tác vừa cạnh tranh tạo độnglực thúc đẩy phát triển kinh tế; tăng cường tự do hóa thương mại; đầu tư trực tiếp nướcngoài; thúc đẩy mở cửa thị trường các quốc gia, tạo lập thị trường lớn Những hệ quả nàygóp phần lớn vào sự thúc đẩy quá tình toàn cầu hóa trên TG.

o Hệ quả tiêu cực: tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa các tổ chức và ảnh hưởng đếnsự tự chủ kinh tế, suy giảm quyền lực quốc gia.

- Bước 3: Sau khi xác định được các kiến thức cơ bản của bài cũng như các kiến thứcphụ, bổ trợ của từng kiến thức cơ bản trên, GV mã hóa các kiến thức trên bằng các hình vẽ,tranh ảnh, biểu tượng, kí hiệu (nếu có); đồng thời xác lập mối quan hệ giữa toàn cầu hóa vàkhu vực hóa: là mối quan hệ qua lại thúc đẩy lẫn nhau.

- Bước 4: Cuối cùng GV tiến hành lập BĐTD, và BĐTD của bài có dạng như sau:

Trang 37

TOÀN CẦU HÓAKHU VỰC HÓA

TOÀN CẦU HÓA

CM KHCNNHU CẦU MỖI NƯỚC

VẤN ĐỀ TOÀN CẦU ->HỢP TÁC

THƯƠNG MẠI MẠNHĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

BIỂU HIỆN

chi phối mạnh

HỆ QUẢEU

tương đồng về đlí VH,XH chung mục tiêu, l.ích

sự ko đồng đều+ sức ép c.tranh các k.vực tự chủ k.tế; q.lực qgia

cạnh tranh quyết liệt

hợp tácđầu tư KHCNsx, tăng trưởng k.tế

t.chính;ng.hàng,b.hiểm1990:1774tỉ $ >2004:8895tỉ$

Trong chương trình SGK, Địa lí 11, được chia thành hai phần cụ thể, mỗi phần có nétriêng:

+ Phần A thì nội dung chủ yếu là khái quát chung về kinh tế - xã hội của thế giới, mỗibài của phần này tương ứng với một vấn đề khái quát của thế giới Do đó để học sinh có

Trang 38

được một cái nhìn chung vê các vấn đề của kinh tế - xã hội thì sau khi học xong phần này,GV nên có một tiết để củng cố, hệ thống các vấn đề kiến thức đã học cho học sinh; đókhông chỉ là những khái niệm, kiến thức, vấn đề trong một bài mà là những vấn đề, kiếnthức của nhiều bài

+ Đối với phần B thì chủ yếu đi sâu vào đặc điểm của từng quốc gia và một số khu vựctiêu biểu đại diện cho nhóm nước phát triển và nước đang phát triển Mỗi bài học có thểphân ra thành nhiều tiết học Và khi học xong mỗi bài thì nhiệm vụ tổng kết, khái quát hóalại những kiến thức đã học trong các tiết để thấy được các đặc điểm riêng đặc trưng củatừng nước về tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế của nước này so với nước khác và của khuvực này với khu vực khác là rất quan trọng Do đó, sau mỗi bài, GV nên có một tiết đểtổng kết, hệ thống hóa lại kiến thức cho học sinh.

Vì vậy khi xây dựng BĐTD dùng để củng cố, hệ thống hóa kiến thức thì nhiệm vụ đầutiên của người GV là phải tìm ra những kiến thức cơ bản, trọng tâm của phần học (đối vớiphần A) và mỗi bài học đối với phần B để có thể làm nổi bật được mối liên hệ logic giữacác kiến thức với nhau trong một phần, một bài học

Sau khi xác đinh được những kiến thức đó, GV phân chia chúng thành những vấn đềnhỏ hơn (nhưng không quá chi tiết, bởi yêu cầu của các bài ôn tập, hệ thống kiến thức làphải bao quát, nêu bật được vấn đề chủ đạo để khi nhìn vào đó học sinh có thể hình dungngay được những kiến thức mà mình đã được học) Công việc còn lại là GV lâp BĐTDgiống như phần lập BĐTD ở phần trên.

Ví dụ: BĐTD dùng để khái quát nội dung của bài 9: Nhật Bản

Trang 39

DÂN CƯ

QUẦN ĐẢO Ở ĐB ÁĐẤT ÍT, NGHÈO KHOÁNG SẢNTAI BIẾN THIÊN NHIÊN

DÂN SỐ GIÀ

CẦN CÙ, KỈ LUẬT, THÔNG MINH

KINH TẾSIÊU CƯỜNG QUỐC KT, THỨ 2 TG

THẦN KÌ SAU CTRANH II

BẠI TRẬN, BỊ TÀN PHÁ NẶNG NỀ BỞI CTRANH II

thủ đô: Tokyodiện tích: 387ngh.km2

quyết địnhJAPAN

2.1.2 GV chuẩn bị phương án trình bày BĐTD trên lớp

Với BĐTD được lập ra, đối với những bài có thể áp dụng BĐTD trong toàn bài thìGV có thể đề ra kế hoạch xây dựng toàn bộ BĐTD đó trong thời gian dạy trên lớp hoặccũng có thể tùy vào các nội dung chính – nếu chúng quá phức tạp cần phải nghiên cụ thểthì GV nên chia BĐTD ra thành các BĐTD nhỏ hơn để đảm bảo tiến trình tiếp thu kiếnthức của học sinh:

Ví dụ: như bài 2, SGK Địa lí 11 – ban cơ bản, GV có thể tách ra thành 2 BĐTD con

là: BĐTD về toàn cầu hóa và BĐTD về khu vực hóa.

Công việc tiếp theo của GV là thiết kế hệ thống các câu hỏi, bài tập tương ứng với từngnội dung cụ thể Đối với những phần không áp dụng BĐTD thì GV vẫn dạy theo cáchtruyền thống Nhưng đối với những phần và những bài được dạy theo BĐTD thì cách thứcra câu hỏi cũng như phương án lên lớp phải khác GV phải có phương án cụ thể với mỗinhánh trong BĐTD, hệ thống câu hỏi phải như thế nào? hoạt động của GV và học sinh rasao để học sinh trả lời, tìm ra kiến thức từ việc khai thác SGK và sử dụng kĩ năng tư duycủa bản thân Đây không phải là một công việc dễ dàng đối với người GV.

Trang 40

Tùy vào trình độ của học sinh mà GV có những phương án đưa các BĐTD với các hìnhthức khác nhau, tuân thủ theo nguyên tắc đi từ thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp: nhìn bắt chước  tự làm.

Ví dụ: Để sử dụng BĐTD cho quá trình lên lớp cho mục I, bài 3, SGK, Địa lí 11; GV

lập được BĐTD nội dung phần học như sau:

biểu hiệnhậu qu

tỉ lệ nhón tuổi<15 ,>65

thiếu lao độngchi phí ph

ià cao

biểu hiện

+ Đối với học sinh yếu: GV nên đưa BĐTD câm sau lên bảng:

Sau đó dùng phương pháp tái hiện, thông báo để truyền đạt lại toàn bộ nội dung kiếnthức bài học cần lĩnh hội đến học sinh bằng BĐTD đó.

Ngày đăng: 29/05/2017, 15:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w