1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH TRONG XUẤT KHẨU NGÀNHDỆT MAY VIỆT NAM SO VỚI THÁI LAN TẠI THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

21 539 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

loi the canh tranh khi xuat khau hang det may cua VIỆT NAM so voi THÁI LAN qua NHẬT

GVHD: TS-QUÁCH THỊ BỬU CHẤU TIỂU LUẬN MARKETING TOÀN CẦU BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM BÀI TIỂU LUẬN NHÓM MARKETING TOÀN CẦU ĐỀ TÀI: “PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH TRONG XUẤT KHẨU NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM SO VỚI THÁI LAN TẠI THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN” Giảng viên hướng dẫn : GV-TS Quách Thị Bửu Châu Các thành viên trong nhóm : 1. Trần Thị Diễm Yến 2. Nguyễn Thị Kim Long 3. Nguyễn Thị Thu Hà 4. Trần Ngọc Đằng 5. Bùi Thị Quốc Tuyền 6. Nguyễn Thị Diễm My 7. Trần Văn Tuấn 1 GVHD: TS-QUÁCH THỊ BỬU CHẤU TIỂU LUẬN MARKETING TOÀN CẦU LỜI MỞ ĐẦU Từ hơn một thập kỉ nay, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá trở thành một xu thế khách quan và diễn ra nhanh chóng, vừa tạo cơ hội cho các nền kinh tế, vừa tăng sức ép cạnh tranh. Thực tế cho thấy trong thập kỉ qua, thế giới kinh doanh sống trong môi trường mà sự xáo động của nó không ngừng làm cho các nhà kinh tế phải ngạc nhiên, mọi dự đoán đều không vượt quá 5 năm. Cạnh tranh là một trong những quy luật kinh tế cơ bản của kinh tế thị trường, là công cụ để thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo dựng nên những doanh nghiệp thành đạt đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Sự cạnh tranh gay gắt diễn ra giữa các doanh nghiệp, các quốc gia tăng mạnh, hầu hết các thị trường đều được quốc tế hóa, chỉ có những doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh mới có thể tồn tại trong thị trường này.Vì thế doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có khả năng cạnh tranh cao. Đặc biệt đối với ngành dệt may- ngành có tốc độ phát triển nhanh chóng, sản phẩm dệt may luôn chiếm tỷ trọng lớn và đứng vị trí thứ hai sau dầu thô của nước ta, hàng dệt may có khả năng thâm nhập không chỉ những thị trường quy định hạn ngạch mà cả những thị trường không có hạn ngạch. Do có đặc điểm không đòi hỏi vốn lớn, lại thu hồi vốn nhanh và sử dụng nhiều lao động, là ngành hầu hết các nước đang phát triển tham gia nên mức độ cạnh tranh càng cao. Từ năm 1995 đến nay, với những lợi thế so sánh về lao động, chi phí, hàng dệt may Việt Nam đã từng bước chiếm lĩnh thị trường quốc tế. 2 GVHD: TS-QUÁCH THỊ BỬU CHẤU TIỂU LUẬN MARKETING TOÀN CẦU I. Khái quát tình hình xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam. 1.1 Tổng quan Tình hình xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam Bảng 1.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may Việt Nam từ năm 2006 đến nay Nguồn: GSO,HBBS Hình 1.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may của Việt Nam sang một số thị trường chính 7 tháng đầu năm giai đoạn 2009-2012 Nhìn chung, qua các năm, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam luôn tăng trưởng khá, trung bình tăng 20%/năm. Năm 2012, ngành dệt may lần thứ tư liên tiếp đứng số 1 về kim ngạch xuất khẩu trongcác ngành hàng của Việt Nam, với 15,09 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ. Về thị trường, ngành dệt may đã có 4 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD gồm Hoa Kỳ (7 tỷ USD), EU: 2,6 tỷ USD, Nhật Bản: 2,1 tỷ USD và Hàn Quốc 1,1 tỷ USD. Ngoài ra, trong khi nhiều nước giảm hoặc tăng chậm nhập khẩu dệt may thì xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang các nước này vẫn tăng trưởng ổn định. Cụ thể, năm 2012, thị trường Hoa Kỳ giảm 5% nhập khẩu dệt may nhưng vẫn tăng 9,2% nhập khẩu dệt may từ Việt Nam. Hàn Quốc cũng giảm 7% nhập khẩu dệt may trong năm 2012, nhưng nước này vẫn tăng 9% nhập khẩu dệt may từ Việt Nam. Những con 3 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 KN xuất khẩu 5854,8 7732,0 9120,4 9065,62 11209,68 14043,32 15092,75 GVHD: TS-QUÁCH THỊ BỬU CHẤU TIỂU LUẬN MARKETING TOÀN CẦU số này cho thấy, dệt may Việt Nam đang ngày càng tạo được uy tín và có tính cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Năm 2012, mặc dù nhập khẩu hàng dệt may của các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản đều tăng trưởng chậm, thậm chí giảm, nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn tăng trưởng ổn định. Năm 2013, ngành dệt may Việt Nam đang hướng đến mốc 19 tỷ USD xuất khẩu, trong đó Nhật Bản sẽ là một trong những “át chủ bài”. Năm 2013, tổng nhu cầu dệt may toàn thế giới dự kiến sẽ tăng 2,32%, với giá trị 713 tỷ USD. Một số doanh nghiệp Việt Nam đã có đơn hàng xuất khẩu dệt may tốt trong quý I và quý II của năm 2013, đây là tín hiệu vui cho ngành dệt may nói chung. Để đạt tốc độ tăng trưởng từ 10,4% đến 12%, ngành dệt may cần tiếp tục nâng cao năng suất lao động, đi vào những mặt hàng có yêu cầu kĩ thuật, chất lượng cao, linh hoạt trong việc đáp ứng các đơn hàng. 1.2 Khái quát ngành Dệt may Việt Nam Xuất khẩu sang thị trường Nhật Với 126 triệu dân, Nhật bảnthị trường tiêu dùng lớn đứng thứ hai cho các hàng hóa của Việt Nam nói chung và các sản phẩm dệt may nói riêng của xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới và là một nước nhập khẩu lớn với kim ngạch nhập khẩu hàng năm lên tới 300 – 400 tỷ USD . Đồng thời, ngành hàng Dệt may là ngành hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng gía trị xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật . Nhìn lại diễn biến tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong những năm qua ta thấy sự nỗ lực bứt phá mạnh của các doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này . Bảng 1.2 Số liệu xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Nhật quí I/2012: Nguồn: Vinanet Tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản trong qúy I năm 2012 đạt hơn 443,6 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳ. 4 GVHD: TS-QUÁCH THỊ BỬU CHẤU TIỂU LUẬN MARKETING TOÀN CẦU Hình 1.2 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong quý I năm 2012 so với cùng kỳ (Đơn vị: USD) Với uy tín từ trước cộng với trình độ tay nghề cao cùng nhiều lợi thế khác, Việt Nam vẫn là nguồn hàng tốt đối với Nhật Bản. Kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới bởi sức tiêu thụ và nhu cầu sử dụng hàng may mặc của Nhật đang dần khởi sắc. Theo dự báo được VITAS đưa ra hôm 12-1, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản trong năm 2013 sẽ tiếp tục tăng cao, với kim ngạch ước đạt trên 2,37 tỉ đô la Mỹ, tăng gần 18% so với 2012. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản trong năm 2012 ước đạt hơn 2 tỉ đô la Mỹ, tăng hơn 17% so với năm 2011. II. Tình hình nhập khẩu ngành dệt may Việt Nam của thị trường Nhâ ̣ t . Nhật Bản là một trong những thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn của Việt Nam, với 11% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tốc độ tăng bình quân 12% một năm. Nhật Bản là nhà nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ ba thế giới với trị giá nhập khẩu được duy trì khá ổn định qua các năm. Trong năm 2009, tuy kinh tế thế giới rơi vào suy thoái nhưng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng dệt may của Nhật vẫn đạt 31,07 tỷ USD, giảm nhẹ 1,9% so với năm 2008 và tăng 2,2% trong năm 2010, đạt 31,76 tỷ USD. Dự 5 Chiến lược, cơ cấu và sự cạnh tranh của công ty Các điều kiện nhân tố sản xuất Các điều kiện nhu cầu Các ngành hỗ trợ và có liên quan GVHD: TS-QUÁCH THỊ BỬU CHẤU TIỂU LUẬN MARKETING TOÀN CẦU báo trong năm 2011, trị giá nhập khẩu hàng dệt may của nước này đạt 32,17 tỷ USD, tăng 1,3% so với năm ngoái. Việt Nam trở thành nhà cung cấp hàng dệt may lớn thứ 2 vào Nhật nhưng thực tế thì kim ngạch xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng từ thị trường này. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật trong năm 2011 dự báo đạt 1,5 tỷ USD, tăng 30% so năm 2010. Việt Nam hiện là đối tác lớn nhất của Nhật Bản trong khối ASEAN với lượng hàng dệt may xuất khẩu chiếm 34,4% trong khối. Trong năm nay, dự báo Nhật Bản sẽ vượt qua EU trở thành thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ hai của Việt Nam. III. Phân tích lợi thế cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam so với Thái Lan tại thị trường Nhâ ̣ t thông qua mô hình kim cương của Porter. 6 GVHD: TS-QUÁCH THỊ BỬU CHẤU TIỂU LUẬN MARKETING TOÀN CẦU 3.1 Yếu tố thâm dụng: 3.1.1 Yếu tố cơ bản 3.1.1.1 Vị trí, diện tích, khí hậu, nguồn tài nguyên … Hình 3.1.1.1 Bản đồ Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương, có đường biên giới đất liền dài 4.550 km tiếp giáp nhiều quốc gia . Đường bờ biển dài, thuận lợi cho việc phát triển cảng biển và hoạt động xuất nhập khẩu ra nước ngoài. Việt Nam có diện tích 330,363km2 thuộc nước có diện tích trung bình trên Thế giới. Đất đai màu mỡ thuận lợi phát triển nông nghiệp, và là một trong những yếu tố thuận lợi ban đầu tạo lợi thế cạnh tranh cho kinh tế Việt Nam nói chung và cho ngành Dệt may nói riêng Thái Lan có diện tích 513.000 km2 (198.000 dặm vuông) lớn thứ 50 trên thế giới và dân số khoảng 64 triệu người đông thứ 21 trên thế giới .Có lợi thế về nguồn nguyên liệu . 7 GVHD: TS-QUÁCH THỊ BỬU CHẤU TIỂU LUẬN MARKETING TOÀN CẦU Nước ta có điều kiện tự nhiên, Khí hậu và đất đai thuận lợi sẽ tạo điều kiện phát triển các cây công nghiệp như Bông, Đay, trồng dâu nuôi tằm .Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa rất phù hợp với phát triển cây công nghiệp là một yếu tố đầu vào của ngành Dệt May. Khi sợi, bông có năng suất, chất lượng cao thì sản phẩm Dệt May sản xuất ra cũng có chất lượng cao hơn cạnh tranh dễ dàng so với Thái Lan trên thị trường Nhật. 3.1.1.2 Lao động Dệt May hiện là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động nhất. Lao động của ngành Dệt May chiếm hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp và gần 5% trong tổng lực lượng lao động toàn quốc. Toàn ngành dệt may hiện có trên 2 triệu lao động đang làm việc. Nguồn nhân lực của ngành Dệt May Việt Nam có những đặc thù sau: - Gần 80% là lao động nữ, trình độ văn hoá của người lao động tương đối cao chủ yếu là đã tốt nghiệp PTTH, PTCS. Lao động trực tiếp của ngành đa số tuổi đời còn rất trẻ, tỷ lệ chưa có gia đình cao sẽ là lợi thế cho việc đào tạo và nâng cao năng suất lao động. - Lao động trong ngành Dệt May hiện nay tăng nhanh và tập trung chủ yếu trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, sau đó là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Hai loại hình doanh nghiệp này hiện nay đang thu hút 2/3 lao động của toàn ngành Dệt May. Thường các doanh nghiệp này hiện nay lại có khuynh hướng đầu tư cho việc thu hút lao động, chứ không có khuynh hướng đầu tư mạnh cho hoạt động đào tạo. 8 GVHD: TS-QUÁCH THỊ BỬU CHẤU TIỂU LUẬN MARKETING TOÀN CẦU - Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay đang phân bổ theo các cụm công nghiệp dệt may. Hai vùng tập trung nhiều lao động ngành dệt may và có sự tăng trưởng nhanh trong những năm qua là Vùng Đông Nam Bộ (chiếm gần 62% lao động của toàn ngành) và Đồng bằng sông Hồng (hơn 22%). Các tỉnh thành tập trung nhiều lao động dệt may là thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, Tỉnh Đồng Nai, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định . Lao động có trình độ thạc sĩ và đại học của toàn ngành hầu hết cũng tập trung ở hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Hai vùng này cũng tập trung hầu hết các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cấp độ đại học, cao đẳng của ngành. Lao động trực tiếp của ngành đa số tuổi đời còn rất trẻ, tỷ lệ chưa có gia đình cao sẽ là lợi thế cho việc đào tạo và nâng cao năng suất lao động Nguồn nhân lực ở Việt Nam rất dồi dào nhưng lại thiếu trầm trọng về chất lượng. Lao động Việt Nam được đánh giá là khéo léo, thông minh, sáng tạo, tiếp thu nhanh những kỹ thuật và công nghệ hiện đại được chuyển giao từ bên ngoài nhưng thiếu tính chuyên nghiệp. Theo báo cáo từ trung tâm dự báo nguồn nhân lực thì năm 2012,ngành dệt may và da giày cần nhiều lao động và xếp vị trí thứ 2 trong 10 nhóm ngành nghề cần lực lượng lớn. Triển vọng nhu cầu lực lượng lao động cho ngành dệt may hiện vẫn đang rất lớn và có xu hướng tiếp tục cần tuyển dụng cao trong năm 2012. Đây là cơ hội cho cả phía người lao động và toàn ngành dệt may Việt Nam nói chung, nhưng để đứng vững và xuất khẩu cao trên thị trường thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nguồn nhân lực trình độ tay nghề cao mới có thể đáp ứng các thị trường khó tính như Nhật. So với Thái Lan thì hiện nay ngành dệt cũng như ngành công nghiệp may mặc của Thái Lan đang đối mặt với sự thiếu hụt 30.000 lao động. Sự thiếu hụt này về lâu dài có khả năng tăng đến con số 100.000. Trong số 700.000 công nhân đang làm việc trong ngành công nghiệp may mặc và dệt may, có khoảng 450.000 lao động tham gia vào ngành may mặc. Giá nhân công lao động ở Thái-lan trung bình vào khoảng 14 USD/ngày (479 baht), cao nhất so với các nước kể trên trong khi nhân công lao động tại Việt Nam chỉ vào khoảng 3,68 USD/ngày. Đồng baht tăng giá, mức lương tổi thiểu tăng và thiếu hụt lao động đã buộc các đơn vị may mặc Thái đầu tư vào các nước lân cận để gặt hái từ chi phí lao động thấp ở những nước này. 3.1.2 Yếu tố tăng cường 9 GVHD: TS-QUÁCH THỊ BỬU CHẤU TIỂU LUẬN MARKETING TOÀN CẦU 3.1.2.1 Vốn Theo Quyết định 55/2001/QĐ-TTg, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2001-2005 khoảng 35.000 tỷ đồng, giai đoạn 2006-2010 khoảng 30.000 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trồng bông đến năm 2010 khoảng 1.500 tỷ đồng. Tại quyết định đó, Chính phủ quy định một số biện pháp hỗ trợ ngành dệt may phát triển như hỗ trợ vốn cho các dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp dệt; ưu đãi tín dụng cho các dự án ở một số lĩnh vực nhất định. (2006 đã chấm dứt nhưng vẫn là lợi thế cho các doanh nghiệp dệt may cạnh tranh) Năm 2010, ngành dệt may nhận được nhiều dự án có vốn đầu tư cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, xu hướng đầu tư tập trung nhiều hơn vào các ngành may mặc so với ngành công nghiệp dệt may vì chi phí đầu tư ít hơn nhưng lại thu được lợi nhuận nhiều hơn. VITAS dự báo đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may sẽ tăng trở lại, đặc biệt là dòng vốn từ Đài Loan và Hàn Quốc. Theo VITAS, cả nước có khoảng 240 dự án có vốn đầu tư từ Đài Loan với tổng mức đầu tư là 2,35 tỷ USD và 380 dự án có vốn đầu tư từ Hàn Quốc với tổng số vốn là 1,7 tỷ USD. Ngoài ra, có khoảng 80 dự án có vốn đầu tư từ Hồng Kông và 60 dự án có vốn đầu tư từ Nhật Bản. 3.1.2.2 Cơ sở hạ tầng 10 . “PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH TRONG XUẤT KHẨU NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM SO VỚI THÁI LAN TẠI THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN” Giảng viên hướng dẫn : GV-TS Quách Thị Bửu Châu. dệt may Việt Nam của thị trường Nhâ ̣ t . Nhật Bản là một trong những thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn của Việt Nam, với 11% tổng kim ngạch xuất khẩu

Ngày đăng: 02/07/2013, 12:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w