ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG TÊN BÀI: MD 0502 – SỬA CHỮA CỤM XUPAP Mục tiêu của bài: Học xong bài này, người học có khả năng: Kiến thức: + Trình bày được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của cụm xu páp + Trình bày những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân, cách xử lý, phòng tránh + Trình bày được quy trình kiểm tra, sửa chữa cụm xupap Kỹ năng: Kiểm tra, sửa chữa được hư hỏng của các chi tiết đúng phương pháp và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Chủ động nghiên cứu tài liệu học tập và tham khảo các tài liệu khác về kiểm tra, sửa chữa cụm xupap + Chủ động luyện tập kỹ năng kiểm tra, sửa chữa xupap đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và thời gian quy định. + Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, vệ sinh công nghiệp 1. Tiểu kỹ năng 1 : Tháo, lắp cụm xupap 1.1. Lý thuyết liên quan 1.1.1 Xupap Hình1 : Cấu tạo cụm xu páp 1.Nhiệm vụ: Là chi tiết trực tiếp đóng mở các cửa hút, cửa xả để thực hiện các quá trình nạp, thải của động cơ 2.Phân loại: Theo chức năng: Hút, xả. Theo hình dáng của tán xu páp: Phẳng, lõm, lồi Theo khả năng làm mát: loại có chứa Na, không chứa Na Theo khả năng tự động rà xoay. 3.Cấu tạo: Xu páp được chia làm 3 phần: Tán, thân và đuôi a). Tán: Hình dạng: Tán xu páp dùng để đóng mở các cửa hút, của xả vì vậy nó có hình dạng phù hợp với công dụng, cụ thể tán xu páp nạp to và mỏng hơn tán xu páp xả, mặt trên (đỉnh) bằng hoặc lỏm để giảm trọng lượng. Xu páp xả yêu cầu có độ cứng vững lớn và dòng khí dễ lưu thông, tán xu páp xả được chế tạo nhỏ hơn xu páp nạp nhưng dầy hơn, đỉnh bằng hoặc hơi lồi Để bao kín được tốt, trên tán được chế tạo một mặt côn. Góc côn α có giá trị từ 30 đến 45o. Hình 2: Cấu tạo xu páp Mặt côn là mặt làm việc quan trọng của tán xu páp. Góc côn α càng nhỏ, tiết diện lưu thông càng lớn. Tuy nhiên α càng nhỏ thì tán xu páp càng mỏng, độ cứng vững càng kém, do đó dễ bị cong vênh, tiếp xúc không kín, đồng thời dòng khí lưu thông càng bị gấp khúc. Vì vậy đa số các xu páp của động cơ đều dùng α = 45 o để vừa đảm bảo độ cứng vững vừa đảm bảo tiết diện lưu thông, lại vừa đảm bảo dòng khí lưu thông dễ dàng. Góc côn α thường nhỏ hơn góc côn α’ của đế xu páp từ 0.5 1 o để xu páp có thể tiếp xúc với đế theo vòng tròn ở mép ngoài của mặt côn, nên có khả năng làm kín tốt kể cả khi tán có biến dạng nhỏ. Các dạng tán xu páp: Tán bằng: Là loại tán có mặt trên (đỉnh) được chế tạo bằng Được sử dụng rộng rãi trên các động cơ ô tô (Cả xu páp hút và xả) Ưu điểm: dễ chế tạo, diện tích chịu nhiệt nhỏ. Tán lồi: Là loại tán có mặt đỉnh được chế tạo lồi, nó cải thiện được dòng lưu thông của khí thải. Để giảm trọng lượng người ta còn khoét lõm phía nối giữa tán với thân Nhược điểm: khó chế tạo, bề mặt chịu nhiệt lớn Tán lõm: Đặc điểm: Bán kính góc lượn giữa thân và tán lõm lớn nên cải thiện được lưu thông dòng khí nạp, tăng được độ cứng vững cho tán, mặt đầu của tán được khoét lõm để giảm trọng lượng. Loại này dùng làm xu páp hút cho động cơ có tốc độ cao. Hình 3: Các dạng tán xu páp a: Xu páp tán thẳng; b: Xu páp tán lõm; c: Xu páp tán lồi có chứa Na; d: Xu páp tán lồi có khoét lõm phía trên; đ;e: Xu páp tán lồi. Để tản nhiệt cho xu páp, ở động cơ Zil 130, Zil 131 xu páp thải được làm rỗng. Trong chứa 5060% theo thể tích là Natri nóng chảy ở nhiệt độ 97 oC tạo điều kiện truyền nhiệt từ tán xuống thân và ra ống dẫn hướng được nhanh, nên thường dùng để chế tạo xu páp xả. không bị quá nóng. b).Thân Thân xu páp có nhiệm vụ dẫn hướng xu páp. Thân xu páp thường có đường kính vào khoảng dt = (0.16 – 0.25) dn (dn: đường kính tán xu páp). Khi trực tiếp dẫn động xu páp, lực nghiêng tác dụng lên thân xu páp lớn nhất, nên đường kính của thân có thể tăng đến dt = (0.3 – 0.4)dn Để tránh hiện tượng xu páp bị mắc kẹt trong ống dẫn hướng khi bị đốt nóng, đường kính của thân xu páp ở phẩn nối tiếp với tán xu páp thường làm nhỏ đi một ít hoặc khoét rộng lỗ ống dẫn hướng ở phần này. c). Đuôi Hình 4: Kết cấu đuôi xupáp Đuôi xu páp phải có kết cấu để lắp đĩa lò xo xu páp. Thông thường đuôi xupáp có mặt côn (hình a) hoặc rãnh vòng (hình b) để lắp móng hãm. Kết cấu đơn giản nhất để lắp đĩa lò xo là dùng chốt (hình c) nhưng có nhược điểm là tạo ứng suất tập trung. Để đảm bảo an toàn, chốt phải được chế tạo bằng vật liệu có sức bền cao. Để tăng khả năng chịu mòn, bề mặt đuôi xu páp ở một số động cơ được tráng lên một lớp thép hợp kim cứng (hình c,d) 1.1.2 Đế xupap 1. Nhiệm vụ: Xu páp dùng để đóng mở cửa hút và cửa xả theo thứ tự các kỳ làm việc của động cơ. Trong cơ cấu phân phối khí xupáp đặt; Đuờng hút và đuờng xả bố trí trên thân máy, còn trong cơ cấu phân phối khí xupáp treo đuờng hút và đuờng xả bố trí trong nắp máy. Để giảm hao mòn cho thân máy hoặc nắp máy khi chịu lực va đập của xupáp ở nhiệt độ cao, người ta dùng đế xupáp ép vào họng đuờng hút và đuờng xả. 2.Cấu tạo Cấu tạo của đế xupáp rất đơn giản, thường chỉ là một vòng hình trụ trên có vát mặt côn để tiếp xúc với mặt côn của tán xupáp. Một vài loại đế xupáp thuờng dùng đuợc giới thiệu trên hình 2.5 Mặt ngoài của đế xupáp có thể là mặt trụ trên có tiện rãnh đàn hồi để lắp chắc chắn. Có khi mặt ngoài có độ côn nhỏ (Khoảng 120). Loại đế xupáp hình côn này thường không ép sát đáy mà để một khe hở nhỏ hơn 0.04mm. Trên mặt côn của đế cũng tiện rãnh đàn hồi, sau khi ép vào, kim loại trên thân máy hoặc nắp xylanh sẽ điền kín vào rãnh và giữ chặt lấy đế. Các loại đế này sau khi ép vào nắp xylanh rồi phải cán để kim loại biến dạng sít vào mép đế. Một số loại đuợc lắp bằng ren. Đế xupáp thuờng làm bằng thép hợp kim hoặc gang hợp kim (gang trắng). Chiều dày của đế nằm trong khoảng (0.08 – 0.15)do . Chiều cao của đế nằm trong khoảng (0.18 – 0.25)do (do là đuờng kính trong của đế). Đế xupáp bằng thép hợp kim thuờng ép vào thân máy hoặc nắp xylanh với độ dôi vào khoảng (0.0015 – 0.0035 )di (di : đường kính ngoài của đế) Hình 5. Các dạng tán xupáp 1.1.3. Lò xo 1.Nhiệm vụ: Giúp cho xupáp đóng mở theo các kỳ làm việc, giữ cho mặt côn của tán xupáp luôn tiếp xúc với mặt côn của đế xu páp (thường đóng), khi không có lực tác động của các chi tiết của cơ cấu phân phối khí. Đảm bảo xupáp chuyển động theo đúng quy luật của cam phân phối khí. Do đó trong quá trình đóng mở xupáp không có hiện tượng va đập trên mặt cam. 2. Yêu cầu: Khi làm việc lò xo xupáp chịu tải trọng động thay đổi theo chu kỳ, chịu nhiệt độ cao nên cần cơ tính tốt. Đảm bảo khi làm việc thời gian dài có tính đàn hồi tốt và độ bền mỏi cao, tránh được cộng hưởng. 3. Cấu tạo Lò xo xupáp thường được chế tạo bằng dây thép có đường kính từ 3 5mm, loại thép: C65, C65A 65T hoặc 50XΦA Lò xo thường dùng nhiều nhất là lò xo xoắn ốc hình trụ (hình 2.6a,b), hai vòng đầu quấn sít nhau và mài phẳng để lắp ghép. Số vòng công tác của lò xo (Không kể hai vòng đầu) thuờng từ 4 – 10 vòng. + Nếu số vòng công tác càng ít thì mỗi vòng chịu biến dạng càng nhiều, ứng suất xoắn càng lớn (nếu đảm bảo độ mở xupáp như nhau) + Nếu số vòng công tác càng nhiều thì độ cứng của lò xo càng giảm, dễ sinh ra hiện tuợng cộng hưởng gây va đập, xupáp đóng mở không dứt khoát. Để tránh hiện tượng cộng hưởng, ta có thể dùng một số biện pháp sau: + Dùng lò xo xoắn ốc hình trụ có bước xoắn thay đổi, các bước xoắn ở giữa thường lớn hơn bước xoắn hai đầu hoặc bước xoắn nhỏ dần về phía mặt tựa cố định (Mặt lắp với nắp xylanh hoặc thân máy) của lò xo + Dùng lò xo hình côn Hình 6: Một số kiểu lò xo xupáp a,b. Lò xo trụ đều, c. Lò xo quấn không đều, d. Lò xo hình côn + Dùng 23 lò xo cho 1 xupáp, các lò xo lắp lồng vào nhau, có chiều quấn khác nhau để tránh kẹt khi làm việc. Ưu điểm của biện pháp này: Ứng suất xoắn trên từng lò xo nhỏ so với khi dùng 1 lò xo nên ít bị gãy, tránh đuợc hiện tuợng cộng hưởng do các vòng đều có tần số dao động riêng khác nhau, và khi 1 lò xo bị gãy thì động cơ vẫn làm việc an toàn trong một thời gian vì xupáp không bị tụt xuống buồng cháy. Để nâng cao sức bền chống mỏi và chống rỉ của lò xo người ta thường dùng các biện pháp như phun hạt thép làm chai bề mặt, nhuộm đen lò xo, sơn lò xo bằng lớp sơn đặc biệt, mạ kẽm… 1.1.4. Đĩa lò xo 1. Nhiệm vụ: Cố định cụm xupáp, lò xo trong ống dẫn hướng. Đảm bảo lực căng cho lò xo xupáp. Hình 7: Kết cấu đĩa lò xo Móng hãm, 2. Đĩa lò xo 2. Phân loại Đĩa tựa lò xo được lắp vào đuôi xupáp bằng kết cấu móng hãm Đĩa tựa lò xo được lắp vào đuôi xupáp bằng ren. 3. Cấu tạo Hình 8: Định vị đĩa lò xo Đĩa tựa lò xo xupáp được giữ bởi móng hãm hình côn xẻ rời đặt ở đuôi xupáp. Móng hãm đặt vào phần côn ở đuôi xupáp hoặc đặt vào phần cổ nhỏ hay vùng có nhiều gờ Đĩa tựa lò xo xupáp có kết cấu phù hợp với lò xo, đuôi xupáp, cách và cấu tạo móng hãm. 1.1.5 Ống dẫn hướng 1.Nhiệm vụ: Là chi tiết chịu mài mòn thay cho thân máy (hoặc nắp máy) nhằm tăng tuổi thọ cho thân máy (hoặc nắp máy) và dễ dàng sửa chữa. Tản nhiệt cho xupáp 2.Cấu tạo Hình 9: Kết cấu của một số ống dẫn hướng Ống dẫn hướng đuợc lắp trên thân máy (hoặc nắp máy) ở chỗ lắp xupáp. Xupáp được lắp vào ống dẫn hướng theo chế độ lắp lỏng và được lắp vào thân máy (hoặc nắp máy) theo chế độ lắp chặt (có độ dôi). Ống dẫn hướng có dạng hình trụ rỗng, mặt ngoài có gờ (hình c) họăc tiện rãnh (hình d) để lắp phớt chắn dầu. Đôi khi ống dẫn hướng mặt ngoài được chế tạo có độ côn nhỏ, để lắp chặt với thân máy (hoặc nắp máy). Vật liệu: Thường dùng là gang dẻo hoặc kim loại, sau đó ngâm tẩm dầu bôi trơn (ZIL130, ZIL131), loại vật liệu này chịu mòn rất tốt và không cần bôi trơn nhưng giá thành cao. Ở một số động cơ tăng áp dùng vật liệu là đồng thanh, loại này có ưu điểm là truyền nhiệt tốt, chống mòn tốt, tránh được hiện tượng kẹt xupáp. Bôi trơn ống dẫn hướng: Phương pháp phổ biến là hứng dầu phun té vị tại vị trí này không nên bôi trơn nhiều, nếu bôi trơn nhiều ở xupáp nạp, dầu sẽ chui vào buồng cháy gây kết muội ở tán, vì vậy trên ống dẫn hướng xupáp hút của một số động cơ có lắp thêm phớt ngăn bớt dầu vào khe hở lắp ghép giữa ống dẫn hướng và xupáp. Ở xupáp xả nếu dầu bôi trơn lọt vào khe hở giữa ống dẫn hướng và xupáp nhiều thì dầu sẽ bị cháy và tạo ra muội than gây kẹt xupáp. 1.2 Trình tự thực hiện 1.2.1 Chuẩn bị 4 Bộ động cơ kiểu xupap treo 4 tủ đồ sửa chữa vam xupap Dầu diesel, khay đựng Tài liệu phát tay, bảng trình tự thực hiện 1.2.2 Các bước thực hiện I Bảng quy trình tháo TT Tên bước Thaođộng tác Thiết bị, dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật điều kiện thực hiện Thời gian Ghi chú 1 Xả nước và tháo các cơ câu phân phối khí 2 Tháo các bộ phận liên quan lắp trên nắp máy 3 Tháo nắp che đáy dầu T10 4 Tháo đai dẫn động trục cam Quan sát dấu đặt cam trên các bánh dẫn động và trên thân máy, nắp máy Nới lỏng, tháo bộ phận căng đai Tháo dây đai dẫn động ra Khẩu 12 5 Tháo cụm cò mổ, trục cò mổ và gối đỡ ra Nới lỏng đều các bulong lắp gối đỡ cò mổ Lấy cụm cò mổ, trục và gối đỡ ra Tháo chốt hãm đầu trục cò mổ, lấy các cò mổ, gối đỡ và lò xo ra Khẩu 12 Nới lỏng các bulong theo trình tự đã được học 6 Tháo nắp máy Nới đều các bulong Khẩu 14 Nới theo thứ tự đối xứng các bulong 7 Tháo các nắp gỗi đỡ trục cam và trục cam Quan sát các dấu xác định vị trí và chiều lắp trên nắp gối đỡ Nếu không có dấu phải đánh dấu trước khi tháo Nới lỏng đều các bulong bắt nắp gối đỡ Tháo các nắp gỗi đỡ trục cam ra khỏi nắp máy Tháo trục cam ra, đặt trục cam lên giá đỡ Khẩu 12 Khẩu 19 Nới theo trình tự theo dấu các mũi tên 8 Tháo xupap Dùng vam chuyên dùng nén lò xo xupap lại Lấy móng hãm ra Tháo vam ra để lấy lò xo, đế lò xo xupap Lấy xupap ra Tháo phớt chắn dầu Sắp xếp các chi tiết đã tháo thành từng bộ theo thứ tự Vam xupap Kiểm tra dấu thứ tự của các xupap theo từng máy. Nếu không có dấu phải đánh dấu trước khi tháo 9 Làm sạch các chi tiết đã tháo Ngâm các chi tiết trong dầu dùng chổi lông rửa sạch, sau đó dùng khí nén thổi sạch Khay đựng dầu, chổi lông II Bảng quy trình lắp TT Tên bước Thaođộng tác Thiết bị, dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật điều kiện thực hiện Thời gian Ghi chú 1 Làm sạch kỹ các chi tiết cần lắp 2 Bôi dầu bôi trơn sạch vào các chi tiết quay, chuyển động 3 Lắp các phớt chắn dầu mới vào ống ẫn hướng xupap Đẩy phớt chắn dầu vào đúng vị trí cần lắp Xoay các phớt chắn dầu đúng vị trí 4 Lắp xupap Kiểm tra thứ tự của các xupap theo dấu Bôi dầu vào thân xupap, đưa xupap vào ống dẫn hướng Kiểm tra các xupap đã lắp đúng thứ tự Lắp đĩa lò xo, lò xo vào nắp máy Dùng vam lắp móng hãm vào đuôi xupap Tháo vam ra, dùng búa nhựa gõ xem móng hãm đã năm chắc chắn trong rãnh chưa, nếu chưa nằm móng hãm sẽ bị bung ra ngoài Vam xupap 5 Lắp trục cam Lau sạch bề mặt của trục và gối đỡ Bôi dầu bôi trơn mới vào cổ trục cam và gối đỡ Đặt trục cam lên nắp máy và lắp các nắp gối đỡ trục Lắp các bulong bắt gối đỡ với nắp máy Xiết chặt đều các bulong theo thứ tự và đúng quy trình mômen quy định Dầu bôi trơn, khẩu 12 Lắp đúng thứ tự và đúng chiều các nắp gỗi đỡ trục Momen xiết ốc : 20 Nm 6 Lắp cụm cò mổ, trục cò mổ và gối đỡ vào nắp máy Lắp các cò mổ, gối đỡ, lò xo vào trục cò mổ Lắp chốt hãm đàu trục Đưa cụm cò mổ, trục cò mổ và gối đỡ vào nắp máy, bắt các bulong gối đỡ Xiết chặt các bulong lắp gối đỡ trục cò mổ theo thứ tự ngược với khi tháo và đúng momen quy định Khẩu 12 Momen xiết: 21 Nm 7 Lắp nắp máy Xiết 3 lần Khẩu 14 Chú ý lực xiết 8 Đặt cam Chú ý dấu 9 Điều chỉnh khe hở nhiệt Căn lá 10 Lắp nắp che dàn cò mổ, xupap T10 Bảng một số lưu ý khi thực hiện quy trình tháo, lắp cụm xupap TT Sai lầmsai hỏng thường gặp Nguyên nhân Biện phápxử lý, phòng tránh Ghi chú 1 Để lẫn các xupap với nhau Không đánh dấu các xupap trước khi tháo Chú ý quan sát các dấu trên xupap, nếu chưa có phải dùng dụng cụ để lấy dấu 2 Tháo sai trình tự các bulong gối đỡ Không chú ý quan sát dấu Chú ý quan sát trước khi tháo, nếu chưa có phải đánh dấu trước khi tháo. 3 Không bôi dầu bôi trơn vào các chi tiết khi lắp Không chú ý khi giáo viên yêu cầu, bất cẩn trong quá trình làm việc Chú ý trong quá trình lắp 4 Đặt sai dấu cam Dấu bị mờ hoặc nhầm dấu Chú ý trong quá trình lắp 2. Tiểu kỹ năng 2: Kiểm tra, sửa chữa cụm xupap 2.1 Lý thuyết liên quan 2.1.1 Các phương pháp kiểm tra .Ống dẫn hướng xupáp Ống dẫn hướng xupáp phải được kiểm tra và sữa chữa hoặc thay mới nếu cần thiết trước khi sửa chữa xupáp và đế xupáp vì lỗ dẫn hướng xupáp được sử dụng làm chuẩn định vị gia công sửa chữa các chi tiết này. Ống dẫn hướng xupáp thường mòn nhanh hơn thân xupáp. Nếu độ mòn của ống dẫn hướng xupáp làm cho khe hở giữa ống dẫn hướng và thân xupáp từ 0,025 – 0,05 mm cho mỗi 3.2 mm đường kính thân xupáp, nếu lớn hơn 0,08 mm thay ống dẩn hướng. Lắp hết thân xupáp vào ống dẫn hướng và lắc ngang tán xupáp, nếu cảm thấy có độ rơ hoặc đo độ rơ bằng đồng hồ so thấy vượt quá tiêu chuẩn thì phải thay mới ống dẫn hướng. Xupap Hình 10: Kiểm tra xupáp Nếu xupáp có các hư hỏng thấy đuợc bằng mắt thường như hiện tượng cháy, rỗ, xước, cong vênh, mòn thành gờ sâu ở bề mặt làm việc của tán, cong thân, mòn, xước lớn hoặc sứt ở phần đuôi lắp móng hãm đĩa lò xo thì xupáp phải thay mới. Nếu xupáp không có các hư hỏng thấy rõ nói trên thì ta cần kiểm tra bằng dụng cụ chuyên dùng để quyết định phương án sửa chữa Đế xupáp: Kiểm tra xem có bị cháy rỗ, mòn thành gờ sâu ở bề mặt làm việc, bị nứt hoặc lắp lỏng với nắp máy. Trong trường hợp bề mặt đế xupáp không bị cháy rỗ, nhưng đã được mài sửa chữa nhiều lần làm cho xupáp bị tụt sâu quá 1,5mm so với trạng thại ban đầu thì ta phải thay đế xupáp mới. Kiểm tra độ mòn không đồng đều của đế xupáp: Dùng đồng hồ so để kiểm tra như hình vẽ, nếu xuất hiện độ lệch thì ta phải tiến hành mài hoặc rà lại đế xupáp. 2.1.2 Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng Hiện tượng giảm công suất và tăng tiêu hao nhiên liệu của động cơ một phần do nguyên nhân xupáp và đế xupáp làm việc trong điều kiện nặng nhọc nhất của cơ cấu phân phối khí, vừa chịu ma sát, va đập, vừa bị đốt nóng ở nhiệt độ cao, đặc biệt là xupáp xả. Do đó, bề mặt làm việc của xupáp và đế xupáp không những bị mài mòn, cháy rỗ mà còn bị cong vênh, lò xo mất tính đàn hồi, gãy lò xo xupáp dẫn đến đóng không kín, gây lọt khí giảm công suất. Nổ dội lại bộ chế hòa khí do xupáp hút đóng không kín. Nổ ngoài ống xả, do xupáp xả đóng không kín dẫn đến hỗn hợp khí ra theo cổ xả. Hiện tượng có tiếng va đập, tăng tiêu hao dầu bôi trơn, động cơ nổ có khói trăng nhiều do ông dẫn hướng xupáp mòn nhiều sẽ gây va đập cho xupáp, làm tăng mài mòn tán và thân xupáp, làm giảm sự kín khít giữa xupáp và đế xupáp vì chúng có xu hướng mòn xéo làm thay đổi vị trí giữa xupáp và đế xupáp khi đóng mở, đồng thời có thể gây lọt dầu vào trong xylanh động cơ qua khe hỡ giữa ống dẫn hướng và thân xupáp, do đó làm tăng tiêu hao dầu và kết muội than trong buồng cháy. Lò xo xupáp làm việc liên tục dưới tác dụng của nhiệt độ cao sẽ gây nên mất tính đàn hồi, gãy lò xo. 2.2 Trình tự thực hiện 2.2.1. Chuẩn bị Panme đo ngoài, thước phẳng, căn lá, thước vuông, đồng hồ so, khối chống tâm Máy mài xupap, bột rà, dầu diesel, rẻ lau, dụng cụ kiểm tra, máy ép thủy lực Tài liệu phát tay, bảng trình tự thực hiện 2.2.2. Các bước thực hiện I Bảng trình tự thực hiện đo kiểm TT Tên bước Cách thực hiện Thao động tác Dụng cụ Yêu cầuTiêu chuẩn kỹ thuật Ghi chú 1 Kiểm tra bề dày của tán nấm xupap Dùng thước cặp để kiểm tra bề dày của tán nấm xupap Thước cặp Chiều dày này không được nhỏ hơn 0,5 mm. 2 Kiểm tra chiều dài toàn bộ của xupap Dùng thước cặp hoặc panme để kiểm tra Thước cặp, panme Tuỳ vào loại động cơ mà xupap có chiều dài khác nhau. 3 Kiểm tra độ mòn đuôi xu páp Đo chiều dài toàn bộ của xu páp rồi so với chiều dài tiêu chuẩn để xác định 4 Kiểm tra độ cong và độ đảo của nấm xupap. Đầu tiên ta cho kim trên đồng hồ xo ở vạch số 0. Sau đó quay xupap, quan sát độ dịch chuyển của kim đồng hồ. Lấy giá trị lớn nhất trừ đi giá trị nhỏ nhất thì ta được độ đảo của nấm xupap. Tiến hành tương tự khi đo độ cong của thân xupap ta cũng lấy giá trị lớn nhất mà kim đồng hồ xo dịch chuyển đến trừ đi giá trị nhỏ nhất ta được độ cong của thân xupap. Đồng hồ xo và dụng cụ chuyên dùng 5 Kiểm tra bề mặt làm việc của xupap Quan sát bằng mắt 6 Kiểm tra độ mòn côn, mòn ôvan của thân xupap. Panme II Bảng trình tự sửa chữa TT Tên bước Thaođộng tác Dụng cụ Yêu cầutiêu chuẩn kỹ thuật Ghi chú 1. Sửa chữa bề mặt nấm xupap bị mòn, cháy rỗ Lau sạch xupap Máy mài xupap Sau khi mài phải đảm bảo bề dày tối thiểu của tán nấm theo quy định Chỉ mài đủ đề hết các vêt cháy rỗ hoặc vết mòn để đảm bảo tuổi thọ của xupap 2 Sửa chữa thân xupap bị cong, mòn Tiến hành nắm thân xupap trên máy ép thủy lực với bộ gá lắp và dụng cụ kiểm tra Máy ép thủy lực Nếu thân xupap bị mòn quá quy định thì thay thế Không dùng búa 3 Sửa chữa đuôi xupap bị mòn Máy mài 4 Rà xupap bằng tay với chụp cao su Làm sạch thân và nấm xupap bằng xăng và giẻ lau sạch nếu cần thiết. Bôi một ít bột rà thô vào bề mặt làm việc của xupap. sau đó dùng chụp cao su để tiến hành rà. Khi rà ta phải vừa ấn vừa xoay xupap để tạo ra tác dụng cắt của các hạt mài. Không được ấn quá mạnh vì như vậy sẽ tạo ra các vết xước lớn trên bề mặt làm việc của xupap. Khi thấy hết các vết mòn lớn thì ta lau sạch lớp bột rà thô đi sau đó bôi một lớp bột rà tinh vào bề mặt làm việc của xupap và ổ đặt, tiếp tục quy trình rà đến khi nào được thì thôi. Chụp cao su, bột ra, dầu diesel Gõ đều xupap với bệ đỡ Thường xuyên kiểm tra bề mặt làm việc của tán nấm xupap đề tránh bị mài mòn quá nhiều 5 Sửa chữa bệ đỡ xupap Bệ đỡ xupap bị cháy rỗ sâu cần phải doa lại mặt vát theo trình tự sau: Chọn các lưỡi cắt phù hợp với các góc nghiêng của bệ đỡ xupap Lắp lưỡi cắt và nắp máy lên thiết bị Doa mặt nghiêng làm việc Doa mặt nghiêng trên sau đó doa mặt nghiêng dưới để điều chỉnh vị trí và chiều rộng mặt tiếp xúc Máy doa Chia thành 2 gia đoạn là doa thô và doa tinh Chỉ doa đến khi hết các vết mòn và cháy rỗ trên bề mặt tiếp xúc 6 Sửa chữa ống dẫn hướng xupap Ống dẫn hướng bị mòn, nứt, vỡ thì phải thay mới. Làm nóng nắp máy đến 90° Dùng dụng cụ chuyên dùng để tháo ống dẫn hướng ra Dùng đồng hồ so trong đo đường kính lỗ lắp ống dẫn hướng Chọn ống dẫn hướng mới có kích thước phù hợp Dùng dụng cụ chuyên dùng lắp ống dẫn hướng mới vào máy Chọn dao doa phù hợp với đường kính lỗ ống dân hướng Doa lỗ ống dẫn hướng đến kích thước quy định Chú ý đến đô nhô cao của ống dẫn hướng phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của từng loại xe 7 Sửa chữa lò xo xupap Lò xo bị gãy, không vuông góc, giảm độ đàn hồi thì phải thay lò xo mới 8 Sửa chữa dàn cò mổ Đầu cò mỏ tiếp xúc với đuôi xupap bị mòn thì phải mài lại theo hình dạng ban đầu Bạc lót giữa cò mổ và trục bị mòn thì phải thay bạc mới Trục cò mổ bị cong thì phải nắn lại trên máy ép thủy lực Các lò xo phân cách bị gãy phải thay mới Các gối đỡ bị gãy phải thay mới Bảng một số lưu ý khi thực hiện kiểm tra, sửa chữa TT Sailầmsaihỏngthườnggặp Nguyên nhân Biện pháp xử lý, phòng tránh Ghi chú 1 Kết quả đo không chính xác Không vệ sinh dụng cụ và chi tiết trược khi đo Lau chùi vệ sinh sạch sẽ dụng cụ và chi tiết trước khi đo 2 Làm hư hỏng thiết bị và dụng cụ đo Dùng dụng cụ không hợp lý Nô đùa, nghịch ngợm trong lúc thực hành Kiểm tra và nhắc nhở HS kịp thời 3 Không đạt yêu cầu về thời gian đo kiểm Sắp xếp vị trí làm việc chưa hợp lý Để dụng cụ và chi tiết lẫn lộn Hướng dấn HS sắp xếp vị trí làm việc hợp lý 4 Bôi quá nhiều bột rà vào xupap Không chú ý khi thầy giáo yêu cầu, bất cẩn trong quá trình thực hiện Chú ý trong quá trình rà xupap 5 Rà xupap quá lâu Không thường xuyên kiểm tra bề mặt xupap khi rà Thường xuyên kiểm tra
Trang 1ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
TÊN BÀI: MD 0502 – SỬA CHỮA CỤM XUPAP
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này, người học có khả năng:
+ Chủ động luyện tập kỹ năng kiểm tra, sửa chữa xupap đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
và thời gian quy định
+ Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, vệ sinh công nghiệp
1 Tiểu kỹ năng 1 : Tháo, lắp cụm xupap
1.1 Lý thuyết liên quan
Trang 2- Theo chức năng: Hút, xả.
- Theo hình dáng của tán xu páp: Phẳng, lõm, lồi
- Theo khả năng làm mát: loại có chứa Na, không chứa Na
- Theo khả năng tự động rà xoay
Xu páp xả yêu cầu có độ cứng vững lớn và dòng khí dễ lưu thông, tán xu páp
xả được chế tạo nhỏ hơn xu páp nạp nhưng dầy hơn, đỉnh bằng hoặc hơi lồi
Để bao kín được tốt, trên tán được chế tạo một mặt côn Góc côn α có giá trị từ
30 đến 45o
Hình 2: Cấu tạo xu pápMặt côn là mặt làm việc quan trọng của tán xu páp Góc côn α càng nhỏ, tiếtdiện lưu thông càng lớn Tuy nhiên α càng nhỏ thì tán xu páp càng mỏng, độ cứngvững càng kém, do đó dễ bị cong vênh, tiếp xúc không kín, đồng thời dòng khí lưuthông càng bị gấp khúc Vì vậy đa số các xu páp của động cơ đều dùng α = 45 o đểvừa đảm bảo độ cứng vững vừa đảm bảo tiết diện lưu thông, lại vừa đảm bảo dòng khílưu thông dễ dàng
Góc côn α thường nhỏ hơn góc côn α’ của đế xu páp từ 0.5 - 1 o để xu páp cóthể tiếp xúc với đế theo vòng tròn ở mép ngoài của mặt côn, nên có khả năng làmkín tốt kể cả khi tán có biến dạng nhỏ
Trang 3Các dạng tán xu páp:
- Tán bằng: Là loại tán có mặt trên (đỉnh) được chế tạo bằng Được sử dụng rộng rãi trên các động cơ ô tô (Cả xu páp hút và xả) Ưu điểm: dễ chế tạo, diện tích
chịu nhiệt nhỏ
- Tán lồi: Là loại tán có mặt đỉnh được chế tạo lồi, nó cải thiện được dòng lưu
thông của khí thải Để giảm trọng lượng người ta còn khoét lõm phía nối giữa tán vớithân
Nhược điểm: khó chế tạo, bề mặt chịu nhiệt lớn
có khoét lõm phía trên; đ;e: Xu páp tán lồi
Để tản nhiệt cho xu páp, ở động cơ Zil 130, Zil 131 xu páp thải được làm rỗng.Trong chứa 50-60% theo thể tích là Natri nóng chảy ở nhiệt độ 97 oC tạo điều kiệntruyền nhiệt từ tán xuống thân và ra ống dẫn hướng được nhanh, nên thường dùng đểchế tạo xu páp xả
không bị quá nóng
b).Thân
Trang 4Thân xu páp có nhiệm vụ dẫn hướng xu páp Thân xu páp thường có đườngkính vào khoảng dt = (0.16 – 0.25) dn (dn: đường kính tán xu páp) Khi trực tiếpdẫn động xu páp, lực nghiêng tác dụng lên thân xu páp lớn nhất, nên đường kính củathân có thể tăng đến dt = (0.3 – 0.4)dn
Để tránh hiện tượng xu páp bị mắc kẹt trong ống dẫn hướng khi bị đốt nóng,đường kính của thân xu páp ở phẩn nối tiếp với tán xu páp thường làm nhỏ đi một íthoặc khoét rộng lỗ ống dẫn hướng ở phần này
Trang 5để lắp đĩa lò xo là dùng chốt (hình c) nhưng có nhược điểm là tạo ứng suất tập trung.
Để đảm bảo an toàn, chốt phải được chế tạo bằng vật liệu có sức bền cao
Để tăng khả năng chịu mòn, bề mặt đuôi xu páp ở một số động cơ được tránglên một lớp thép hợp kim cứng (hình c,d)
2.Cấu tạo
Cấu tạo của đế xupáp rất đơn giản, thường chỉ là một vòng hình trụ trên có vátmặt côn để tiếp xúc với mặt côn của tán xupáp
Một vài loại đế xupáp thuờng dùng đuợc giới thiệu trên hình 2.5
Mặt ngoài của đế xupáp có thể là mặt trụ trên có tiện rãnh đàn hồi để lắp chắcchắn Có khi mặt ngoài có độ côn nhỏ (Khoảng 120) Loại đế xupáp hình côn nàythường không ép sát đáy mà để một khe hở nhỏ hơn 0.04mm Trên mặt côn của đếcũng tiện rãnh đàn hồi, sau khi ép vào, kim loại trên thân máy hoặc nắp xylanh sẽđiền kín vào rãnh và giữ chặt lấy đế Các loại đế này sau khi ép vào nắp xylanh rồiphải cán để kim loại biến dạng sít vào mép đế Một số loại đuợc lắp bằng ren
Trang 6Đế xupáp thuờng làm bằng thép hợp kim hoặc gang hợp kim (gang trắng).Chiều dày của đế nằm trong khoảng (0.08 – 0.15)do
Chiều cao của đế nằm trong khoảng (0.18 – 0.25)do (do là đuờng kính trongcủa đế) Đế xupáp bằng thép hợp kim thuờng ép vào thân máy hoặc nắp xylanh với độdôi vào khoảng (0.0015 – 0.0035 )di (di : đường kính ngoài của đế)
Đảm bảo xupáp chuyển động theo đúng quy luật của cam phân phối khí Do
đó trong quá trình đóng mở xupáp không có hiện tượng va đập trên mặt cam
Trang 72 Yêu cầu:
Khi làm việc lò xo xupáp chịu tải trọng động thay đổi theo chu kỳ, chịu nhiệt độcao nên cần cơ tính tốt Đảm bảo khi làm việc thời gian dài có tính đàn hồi tốt và độbền mỏi cao, tránh được cộng hưởng
+ Nếu số vòng công tác càng ít thì mỗi vòng chịu biến dạng càng nhiều, ứng suấtxoắn càng lớn (nếu đảm bảo độ mở xupáp như nhau)
+ Nếu số vòng công tác càng nhiều thì độ cứng của lò xo càng giảm, dễ sinh ra hiệntuợng cộng hưởng gây va đập, xupáp đóng mở không dứt khoát
Để tránh hiện tượng cộng hưởng, ta có thể dùng một số biện pháp sau:
+ Dùng lò xo xoắn ốc hình trụ có bước xoắn thay đổi, các bước xoắn ở giữa thườnglớn hơn bước xoắn hai đầu hoặc bước xoắn nhỏ dần về phía mặt tựa cố định (Mặt lắpvới nắp xylanh hoặc thân máy) của lò xo
+ Dùng lò xo hình côn
Hình 6: Một số kiểu lò xo xupáp
a,b Lò xo trụ đều, c Lò xo quấn không đều, d Lò xo hình côn
+ Dùng 2-3 lò xo cho 1 xupáp, các lò xo lắp lồng vào nhau, có chiều quấn khácnhau để tránh kẹt khi làm việc Ưu điểm của biện pháp này: Ứng suất xoắn trên từng
lò xo nhỏ so với khi dùng 1 lò xo nên ít bị gãy, tránh đuợc hiện tuợng cộng hưởng
do các vòng đều có tần số dao động riêng khác nhau, và khi 1 lò xo bị gãy thì động
cơ vẫn làm việc an toàn trong một thời gian vì xupáp không bị tụt xuống buồng cháy
Để nâng cao sức bền chống mỏi và chống rỉ của lò xo người ta thường dùng cácbiện pháp như phun hạt thép làm chai bề mặt, nhuộm đen lò xo, sơn lò xo bằng lớp sơnđặc biệt, mạ kẽm…
Trang 81.1.4 Đĩa lò xo
1 Nhiệm vụ:
Cố định cụm xupáp, lò xo trong ống dẫn hướng
Đảm bảo lực căng cho lò xo xupáp
Hình 7: Kết cấu đĩa lò xoMóng hãm, 2 Đĩa lò xo
2 Phân loại
- Đĩa tựa lò xo được lắp vào đuôi xupáp bằng kết cấu móng hãm
- Đĩa tựa lò xo được lắp vào đuôi xupáp bằng ren
3 Cấu tạo
Hình 8: Định vị đĩa lò xoĐĩa tựa lò xo xupáp được giữ bởi móng hãm hình côn xẻ rời đặt ở đuôi xupáp.Móng hãm đặt vào phần côn ở đuôi xupáp hoặc đặt vào phần cổ nhỏ hay vùng cónhiều gờ
Đĩa tựa lò xo xupáp có kết cấu phù hợp với lò xo, đuôi xupáp, cách và cấu tạomóng hãm
Trang 9Ống dẫn hướng có dạng hình trụ rỗng, mặt ngoài có gờ (hình c) họăc tiện rãnh(hình d) để lắp phớt chắn dầu Đôi khi ống dẫn hướng mặt ngoài được chế tạo có độcôn nhỏ, để lắp chặt với thân máy (hoặc nắp máy).
Vật liệu: Thường dùng là gang dẻo hoặc kim loại, sau đó ngâm tẩm dầu bôi trơn
(ZIL-130, ZIL-131), loại vật liệu này chịu mòn rất tốt và không cần bôi trơn nhưng giáthành cao
Ở một số động cơ tăng áp dùng vật liệu là đồng thanh, loại này có ưu điểm làtruyền nhiệt tốt, chống mòn tốt, tránh được hiện tượng kẹt xupáp
Bôi trơn ống dẫn hướng: Phương pháp phổ biến là hứng dầu phun té vị tại vị trí nàykhông nên bôi trơn nhiều, nếu bôi trơn nhiều ở xupáp nạp, dầu sẽ chui vào buồng cháygây kết muội ở tán, vì vậy trên ống dẫn hướng xupáp hút của một số động cơ có lắpthêm phớt ngăn bớt dầu vào khe hở lắp ghép giữa ống dẫn hướng và xupáp
Ở xupáp xả nếu dầu bôi trơn lọt vào khe hở giữa ống dẫn hướng và xupáp nhiềuthì dầu sẽ bị cháy và tạo ra muội than gây kẹt xupáp
Trang 10- Dầu diesel, khay đựng
- Tài liệu phát tay, bảng trình tự thực hiện
Trang 111.2.2 Các bước thực hiện
I - Bảng quy trình tháo
T
T Tên bước Thao/động tác Thiết bị, dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật điều kiện thực hiện Thời gian Ghi chú
1 Xả nước và tháo các cơ câu phân
phối khí
2 Tháo các bộ phận liên quan lắp
trên nắp máy
4 Tháo đai dẫn động trục cam - Quan sát dấu đặt cam trên các
bánh dẫn động và trên thân máy,nắp máy
- Nới lỏng, tháo bộ phận căng đai
- Tháo dây đai dẫn động ra
Khẩu 12 - Nới lỏng các bulong
theo trình tự đã đượchọc
xứng các bulong
7 Tháo các nắp gỗi đỡ trục cam và
trục cam
- Quan sát các dấu xác định vị trí
và chiều lắp trên nắp gối đỡ
- Nếu không có dấu phải đánh dấutrước khi tháo
- Nới lỏng đều các bulong bắt nắpgối đỡ
- Tháo các nắp gỗi đỡ trục cam rakhỏi nắp máy
- Tháo trục cam ra, đặt trục cam lên
Khẩu 12Khẩu 19
Nới theo trình tự theodấu các mũi tên
Trang 12Vam xupap Kiểm tra dấu thứ tự
của các xupap theotừng máy Nếu không
có dấu phải đánh dấutrước khi tháo
9 Làm sạch các chi tiết đã tháo - Ngâm các chi tiết trong dầu
- dùng chổi lông rửa sạch, sau đódùng khí nén thổi sạch
Khay đựng dầu,chổi lông
Trang 13II - Bảng quy trình lắp
cụ
Yêu cầu kỹ thuật điều kiện thực hiện
Thời gian Ghi chú
1 Làm sạch kỹ các chi tiết
cần lắp
2 Bôi dầu bôi trơn sạch
vào các chi tiết quay,
- Kiểm tra các xupap đã lắp đúng thứ tự
- Lắp đĩa lò xo, lò xo vào nắp máy
- Dùng vam lắp móng hãm vào đuôixupap
- Tháo vam ra, dùng búa nhựa gõ xemmóng hãm đã năm chắc chắn trong rãnhchưa, nếu chưa nằm móng hãm sẽ bịbung ra ngoài
Vam xupap
5 Lắp trục cam - Lau sạch bề mặt của trục và gối đỡ
- Bôi dầu bôi trơn mới vào cổ trục cam
và gối đỡ
- Đặt trục cam lên nắp máy và lắp các
Dầu bôi trơn,khẩu 12
Trang 14nắp gối đỡ trục
- Lắp các bulong bắt gối đỡ với nắpmáy
- Xiết chặt đều các bulong theo thứ tự
và đúng quy trình mômen quy định
-Lắp đúngthứ tự vàđúng chiềucác nắp gỗi
- Xiết chặt các bulong lắp gối đỡ trục
cò mổ theo thứ tự ngược với khi tháo
và đúng momen quy định
Khẩu 12
- Momenxiết: 21 N-m
10 Lắp nắp che dàn cò mổ,
Trang 15Bảng một số lưu ý khi thực hiện quy trình tháo, lắp cụm xupap
TT Sai lầm/sai hỏng thường gặp Nguyên nhân Biện phápxử lý, phòng tránh Ghi chú
1 Để lẫn các xupap với nhau Không đánh dấu các xupap
trước khi tháo
Chú ý quan sát các dấu trên xupap,nếu chưa có phải dùng dụng cụ để lấydấu
2 Tháo sai trình tự các bulong gối
đỡ
Không chú ý quan sát dấu Chú ý quan sát trước khi tháo, nếu
chưa có phải đánh dấu trước khi tháo
3 Không bôi dầu bôi trơn vào các
chi tiết khi lắp
Không chú ý khi giáo viên yêucầu, bất cẩn trong quá trình làmviệc
Chú ý trong quá trình lắp
4 Đặt sai dấu cam Dấu bị mờ hoặc nhầm dấu Chú ý trong quá trình lắp
Trang 162 Tiểu kỹ năng 2: Kiểm tra, sửa chữa cụm xupap
2.1 Lý thuyết liên quan
2.1.1 Các phương pháp kiểm tra
.Ống dẫn hướng xupáp
Ống dẫn hướng xupáp phải được kiểm tra và sữa chữa hoặc thay mới nếucần thiết trước khi sửa chữa xupáp và đế xupáp vì lỗ dẫn hướng xupáp được sửdụng làm chuẩn định vị gia công sửa chữa các chi tiết này
Ống dẫn hướng xupáp thường mòn nhanh hơn thân xupáp Nếu độ mòn củaống dẫn hướng xupáp làm cho khe hở giữa ống dẫn hướng và thân xupáp từ 0,025 –0,05 mm cho mỗi 3.2 mm đường kính thân xupáp, nếu lớn hơn 0,08 mm thay ốngdẩn hướng
Lắp hết thân xupáp vào ống dẫn hướng và lắc ngang tán xupáp, nếu cảm thấy
có độ rơ hoặc đo độ rơ bằng đồng hồ so thấy vượt quá tiêu chuẩn thì phải thay mớiống dẫn hướng
- Xupap
Hình 10: Kiểm tra xupáp
Trang 17Nếu xupáp có các hư hỏng thấy đuợc bằng mắt thường như hiện tượng cháy,
rỗ, xước, cong vênh, mòn thành gờ sâu ở bề mặt làm việc của tán, cong thân, mòn,xước lớn hoặc sứt ở phần đuôi lắp móng hãm đĩa lò xo thì xupáp phải thay mới.Nếu xupáp không có các hư hỏng thấy rõ nói trên thì ta cần kiểm tra bằng dụng cụchuyên dùng để quyết định phương án sửa chữa
Kiểm tra độ mòn không đồng đều của đế xupáp: Dùng đồng hồ so để kiểmtra như hình vẽ, nếu xuất hiện độ lệch thì ta phải tiến hành mài hoặc rà lại đếxupáp
2.1.2 Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng
Hiện tượng giảm công suất và tăng tiêu hao nhiên liệu của động cơ một phần donguyên nhân xupáp và đế xupáp làm việc trong điều kiện nặng nhọc nhất của cơ cấuphân phối khí, vừa chịu ma sát, va đập, vừa bị đốt nóng ở nhiệt độ cao, đặc biệt làxupáp xả Do đó, bề mặt làm việc của xupáp và đế xupáp không những bị mài mòn,cháy rỗ mà còn bị cong vênh, lò xo mất tính đàn hồi, gãy lò xo xupáp dẫn đến đóngkhông kín, gây lọt khí giảm công suất Nổ dội lại bộ chế hòa khí do xupáp hút đóngkhông kín Nổ ngoài ống xả, do xupáp xả đóng không kín dẫn đến hỗn hợp khí ratheo cổ xả
Hiện tượng có tiếng va đập, tăng tiêu hao dầu bôi trơn, động cơ nổ có khóitrăng nhiều do ông dẫn hướng xupáp mòn nhiều sẽ gây va đập cho xupáp, làm tăngmài mòn tán và thân xupáp, làm giảm sự kín khít giữa xupáp và đế xupáp vì chúng có
xu hướng mòn xéo làm thay đổi vị trí giữa xupáp và đế xupáp khi đóng mở, đồng thời
có thể gây lọt dầu vào trong xylanh động cơ qua khe hỡ giữa ống dẫn hướng và thânxupáp, do đó làm tăng tiêu hao dầu và kết muội than trong buồng cháy
Lò xo xupáp làm việc liên tục dưới tác dụng của nhiệt độ cao sẽ gây nên mấttính đàn hồi, gãy lò xo
2.2 Trình tự thực hiện
2.2.1 Chuẩn bị
- Panme đo ngoài, thước phẳng, căn lá, thước vuông, đồng hồ so, khối chống tâm
- Máy mài xupap, bột rà, dầu diesel, rẻ lau, dụng cụ kiểm tra, máy ép thủy lực
- Tài liệu phát tay, bảng trình tự thực hiện
Trang 182.2.2 Các bước thực hiện
I - Bảng trình tự thực hiện đo kiểm
Thước cặp Chiều dày này
không được nhỏhơn 0,5 mm
2 Kiểm tra chiều
dài toàn bộ của
xupap
Dùng thước cặp hoặcpanme để kiểm tra Thước cặp,panme Tuỳ vào loạiđộng cơ mà
xupap cóchiều dàikhác nhau
3 Kiểm tra độ mòn
đuôi xu páp
Đo chiều dài toàn bộ của
xu páp rồi so với chiềudài tiêu chuẩn để xácđịnh
độ đảo của nấm xupap
Tiến hành tương tự khi
đo độ cong của thânxupap ta cũng lấy giá trị
Đồng hồ xo
và dụng cụchuyên dùng
Trang 19lớn nhất mà kim đồng hồ
xo dịch chuyển đến trừ
đi giá trị nhỏ nhất tađược độ cong của thânxupap
Trang 20II- Bảng trình tự sửa chữa
- Lau sạch xupap Máy mài xupap - Sau khi mài phải
đảm bảo bề dày tốithiểu của tán nấmtheo quy định
- Chỉ mài đủ đề hếtcác vêt cháy rỗhoặc vết mòn đểđảm bảo tuổi thọcủa xupap
cụ kiểm tra
Máy ép thủy lực Nếu thân xupap bị
mòn quá quy địnhthì thay thế
Khôngdùng búa
- Bôi một ít bột rà thô vào
bề mặt làm việc củaxupap sau đó dùng chụpcao su để tiến hành rà
- Khi rà ta phải vừa ấnvừa xoay xupap để tạo ratác dụng cắt của các hạt
Chụp cao su, bột ra,dầu diesel - Gõ đều xupap vớibệ đỡ
- Thường xuyênkiểm tra bề mặtlàm việc của tánnấm xupap đềtránh bị mài mònquá nhiều
Trang 21mài Không được ấn quámạnh vì như vậy sẽ tạo racác vết xước lớn trên bềmặt làm việc của xupap.
- Khi thấy hết các vếtmòn lớn thì ta lau sạchlớp bột rà thô đi sau đóbôi một lớp bột rà tinhvào bề mặt làm việc củaxupap và ổ đặt, tiếp tụcquy trình rà đến khi nàođược thì thôi
5 Sửa chữa bệ
đỡ xupap
Bệ đỡ xupap bị cháy rỗsâu cần phải doa lại mặtvát theo trình tự sau:
- Chọn các lưỡi cắt phùhợp với các góc nghiêngcủa bệ đỡ xupap
- Lắp lưỡi cắt và nắp máylên thiết bị
- Doa mặt nghiêng làmviệc
- Doa mặt nghiêng trênsau đó doa mặt nghiêngdưới để điều chỉnh vị trí
và chiều rộng mặt tiếpxúc
- Máy doa Chia thành 2 gia
đoạn là doa thô vàdoa tinh
Chỉ doađến khi hếtcác vếtmòn vàcháy rỗtrên bề mặttiếp xúc
6 Sửa chữa
ống dẫn
hướng
Ống dẫn hướng bị mòn,nứt, vỡ thì phải thay mới
- Làm nóng nắp máy đến
Chú ý đến
đô nhô caocủa ống
Trang 22xupap 90
- Dùng dụng cụ chuyêndùng để tháo ống dẫnhướng ra
- Dùng đồng hồ so trong
đo đường kính lỗ lắp ốngdẫn hướng
- Chọn ống dẫn hướngmới có kích thước phùhợp
- Dùng dụng cụ chuyêndùng lắp ống dẫn hướngmới vào máy
- Chọn dao doa phù hợpvới đường kính lỗ ốngdân hướng
- Doa lỗ ống dẫn hướngđến kích thước quy định
dẫn hướngphải phùhợp vớiyêu cầu kỹthuật củatừng loạixe
7 Sửa chữa lò
xo xupap Lò xo bị gãy, khôngvuông góc, giảm độ đàn
hồi thì phải thay lò xomới
8 Sửa chữa
dàn cò mổ
- Đầu cò mỏ tiếp xúc vớiđuôi xupap bị mòn thìphải mài lại theo hìnhdạng ban đầu
- Bạc lót giữa cò mổ vàtrục bị mòn thì phải thaybạc mới
- Trục cò mổ bị cong thì