1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU CHUYÊN đề KINH tế CHÍNH TRỊ THỰC CHẤT của lợi NHUẬN THƯƠNG NGHIỆP, lợi tức CHO VAY và địa tô tư bản CHỦ NGHĨA

15 445 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 138,5 KB

Nội dung

Lý luận giá trị thặng dư của C.Mác đã chỉ rõ: Chỉ có lao động sản xuất hàng hoá mới tạo ra giá trị và do đó mới mang lại giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Thế nhưng trong thực tế, nhà tư bản thương nghiệp với chức năng mua và bán để thực hiện giá trị của hàng hoá chứ không lao động sản xuất vẫn có giá trị thặng dư dưới hình thức lợi nhuận thương nghiệp. Nhà tư bản cho vay với chức năng nhận gửi và cho vay cũng có giá trị thặng dư dưới hình thức lợi tức cho vay. Thậm chí địa chủ không hề làm gì cũng có giá trị thặng dư dưới hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa

Trang 1

THỰC CHẤT CỦA LỢI NHUẬN THƯƠNG NGHIỆP, LỢI TỨC CHO VAY VÀ

ĐỊA TÔ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA

LỚI NÓI ĐẦU

Lý luận giá trị thặng dư của C.Mác đã chỉ rõ: Chỉ có lao động sản xuất hàng hoá mới tạo ra giá trị và do đó mới mang lại giá trị thặng dư cho nhà tư bản Thế nhưng trong thực tế, nhà tư bản thương nghiệp với chức năng mua

và bán để thực hiện giá trị của hàng hoá chứ không lao động sản xuất vẫn có giá trị thặng dư dưới hình thức lợi nhuận thương nghiệp Nhà tư bản cho vay với chức năng nhận gửi và cho vay cũng có giá trị thặng dư dưới hình thức lợi tức cho vay Thậm chí địa chủ không hề làm gì cũng có giá trị thặng dư dưới hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa Vậy, thực chất của lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức cho vay và địa tô tư bản chủ nghĩa là gì? Tài liệu này sẽ giúp chúng ta làm sáng tỏ điều đó, từ đó để chúng ta hiểu sâu sắc hơn về học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác, xây dựng lập quan điểm, trường bản chất giai cấp công nhân cho người học

1 TƯ BẢN THƯƠNG NGHIỆP VÀ LỢI NHUẬN THƯƠNG NGHIỆP TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

1.1 Tư bản thương nghiệp và nguồn gốc của tư bản thương nghiệp

Trong quá trình vận động tuần hoàn, tư bản công nghiệp lần lượt trải qua ba giai đoạn, lần lượt mang ba hình thái, thực hiện ba chức năng của tư bản: tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất, tư bản hàng hoá Khi tư bản hàng hoá tách

ra chuyên đảm nhiệm việc lưu thông hàng hoá, bộ phận tư bản đó là tư bản thương nghiệp

Vậy, tư bản thương nghiệp là tư bản chuyên hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá với chức năng là thực hiện giá trị của hàng hoá, biến tư bản hàng hoá thành tư bản tiền tệ

Nguồn gốc của tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách rời ra Tư bản thương nghiệp không tạo ra giá trị và do đó cũng không tạo ra giá trị thặng dư Bởi vì giá trị và giá trị thặng dư chỉ được tạo ra trong quá trình lao động sản xuất, nhưng nếu không có tư bản thương nghiệp thì cũng không thể thu về được giá trị và giá trị thặng dư Vì vậy, bản chất của

tư bản thương nghiệp là tham gia vào quá trình bóc lột giá trị thặng dư

Trang 2

Phạm vi hoạt động của tư bản thương nghiệp gồm hoạt động nội thương và hoạt động ngoại thương

Hoạt động nội thương là hoạt động buôn bán trong phạm vi một nước,

gồm có bán buôn và bán lẻ Bán buôn là việc mua bán hàng hoá giữa các nhà

tư bản, chủ yếu là giữa nhà tư bản thương nghiệp với tư bản sản xuất – Nhà tư bản thương nghiệp thường mua hàng hoá thấp hơn giá trị

Bán lẻ là việc mua bán hàng hoá diễn ra trực tiếp tới tay người tiêu dùng, là khâu cuối cùng thực hiện giá trị của hàng hoá – chuyển tư bản hàng hoá thành tư bản tiền tệ

Hoạt động ngoại thương là hoạt động buôn bán với nước ngoài bao

gồm hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu hàng hoá X – IM = NX

Trong đó:

NX: Xuất khẩu ròng

Khi NX > 0: gọi là nước xuất siêu

Khi NX < 0 : gọi là nước nhập siêu

Tư bản thương nghiệp tham gia vào quá trình bóc lộc lao động của người công nhân với chức năng thực hiện giá trị thặng dư, do đó, cũng được phân phối một phần giá trị thặng dư dưới hình thức lợi nhuận thương nghiệp

1.2 Lợi nhuận thương nghiệp trong chủ nghĩa tư bản

Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư mà tư bản công

nghiệp “nhường” cho tư bản thương nghiệp khi nhà tư bản thương nghiệp đảm nhiệm lưu thông hàng hoá Bởi sản xuất và lưu thông là một quá trình khép kín, không thể có sản xuất mà không có lưu thông, nhưng lưu thông hàng hoá, nhà tư bản công nghiệp không đảm nhiệm nhằm để tập trung cho sản xuất: tập trung vốn, khoa học công nghệ, lao động làm cho quá trình sản xuất đi vào chuyên sâu, chu kỳ sản xuất được rút ngắn, hiệu quả sản xuất ngày càng cao Mặt khác để giá trị được lưu thông, nhà tư bản thương nghiệp cũng phải bỏ ra một lượng tư bản nhất định

Nhà tư bản công nghiệp “nhường” một phần giá trị thặng dư cho nhà tư bản thương nghiệp bằng cách: nhà tư bản công nghiệp bán hàng hoá cho nhà

tư bản thương nghiệp thấp hơn giá trị, nhưng khi nhà tư bản thương nghiệp bán hàng hoá thì lại bán đúng giá trị, như vậy, giữa mua và bán đã có sự chênh lệch giá – số chênh lệch đó là lợi nhuận thương nghiệp

Trang 3

Ví dụ:

Giá trị 1m vải là 10.000đ; nhưng nhà tư bản thương nghiệp mua của nhà tư bản công nghiệp với giá là 9.000đ/m Còn khi nhà tư bản thương nghiệp bán với giá là 10.000đ/m thì số chênh lệch giữa mua và bán là 1.000đ/

m chính là lợi nhuận thương nghiệp

Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn cạnh tranh với nhau giữa người mua và người bán, người bán với người bán, người mua với người mua, trong nội bộ ngành, giữa các ngành, trong nước với quốc tế,… Ở đây, sự cạnh tranh giữa nhà tư bản công nghiệp và nhà tư bản thương nghiệp là sự cạnh tranh giữa các ngành Ngành nào cũng muốn giành điều kiện thuận lợi về mình nhằm đạt được lợi nhuận tối đa Khi lợi nhuận còn có sự chênh lệch lớn sẽ xuất hiện sự chuyển dịch tư bản từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác Sự chuyển dịch đó sẽ tạm thời ngưng khi lợi nhuận tương đối ngang bằng nhau (

'

p ) Do vậy nhà tư bản công nghiệp “nhường” một phần giá trị thặng dư cho nhà tư bản thương nghiệp không phải theo ý chí của mình mà theo tỷ suất lợi nhuận bình quân

'

p

Ví dụ:

Tư bản công nghiệp sản xuất ra một số lượng hàng hoá có giá trị là: 1080; trong đó, , và m’=100% thì G = 720c + 180v + 180m

Nếu không phải thực hiện giá trị và giá trị thặng dư thì:

Nhưng trong thực tế, để thu về giá trị và giá trị thặng dư phải thông qua lưu thông hàng hoá Giả sử, để thực hiện giá trị của hàng hoá, nhà tư bản thương nghiệp phải chi phí thêm 100K nữa

Như vậy, để có 180m, nhà tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp phải bỏ ra là một lượng tư bản là 1000K, nên giá trị thặng dư của mỗi nhà tư bản sẽ là:

Nếu:

1

4

v c

% 20

% 100 900

180

P TBCN

% 18

% 100 900 '

162 1000 900 180

? 900

180 1000

TBC N

TB CN

TB CN P

m m

m K

m K

Trang 4

Tỷ suất lợi nhuận của tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp đều như nhau và bằng tỷ suất lợi nhuận bình quân

Như vậy, tư bản thương nghiệp cũng tham gia vào quá trình bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận, để được chia một phần giá trị thặng dư theo tỷ suất lợi nhuận bình quân

Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp (PTN) không phải do giá trị đẻ

ra mà là do lao động của người công nhân trong lĩnh vực sản xuất tạo ra Lợi nhuận thương nghiệp phản ánh mối quan hệ bóc lột giữa tư bản công nghiệp

và tư bản thương nghiệp đối với công nhân làm thuê

1.3 Chi phí lưu thông tư bản chủ nghĩa

Để thực hiện được giá trị của hàng hoá, tư bản thương nghiệp phải bỏ ra một số tư bản nhất định, gọi là chí phí lưu thông tư bản chủ nghĩa, bao gồm chí phí lưu thông thuần túy và chí phí tiếp tục sản xuất trong quá trình lưu thông

Chí phí lưu thông thuần túy là những chí phí liên quan trực tiếp đến quá trình mua, bán hàng hoá – như tiền mua sổ sách, xây quầy hàng, quảng cáo, tiền lương của nhân viên … Những chí phí này không làm tăng giá trị của hàng hoá, không tạo ra giá trị thặng dư

Ví dụ: Sổ sách nhiều hay ít, quầy hàng to hay nhỏ, có nhiều nhân viên hay ít hay không cũng không làm cho giá trị của hàng hoá tăng thêm

Để bù đắp các khoản chí phí này, phải khấu trừ vào tổng giá trị thặng

dư của xã hội Trong lưu thông thuần túy, nhân viên thương nghiệp không tạo

ra giá trị và giá trị thặng dư, nhưng họ bị bóc lột thời gian lao động thặng dư –

vì thời gian lao động của nhân viên thương nghiệp cũng chia làm hai phần: thời gian lao động thặng dư và thời gian lao động tất yếu Thời gian lao động tất yếu không tái sản xuất ra giá trị sức lao động, nhưng họ bán hàng hoá thực

% 18

% 100 100 18 '

18 1000 100 180

? 100

180 1000

TB TN

TB TN TBTN P

m m

m K

m K

'

p

Trang 5

hiện một lượng giá trị hàng hoá, trong đó có một bộ phận giá trị thặng dư ngang bằng giá trị sức lao động của họ

Trong thời gian lao động thặng dư, nhân viên thương nghiệp không tạo

ra giá trị thặng dư, nhưng họ bán được một số hàng hoá khác, thực hiện được một lượng giá trị trong đó có một bộ phận giá trị thặng dư ngang bằng với lợi nhuận thương nghiệp

Chi phí tiếp tục sản xuất trong quá trình lưu thông là những chi phí tác động đến giá trị sử dụng của hàng hoá như bảo quản, chế biến … Nhưng chi phí này làm tăng giá trị của hàng hoá, nên người tiêu dùng phải chịu trong giá

cả hàng hoá

Ví dụ: giá trị lon nước ngọt PEPSI là 5.000đ, nhưng khi bảo quản trong

tủ lạnh, giá trị sử dụng đã khác, nên giá cả người tiêu dùng phải chịu là 5.500đ

Nghiên cứu chi phí lưu thông tư bản chủ nghĩa có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển ngành thương nghiệp ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

2 TƯ BẢN CHO VAY VÀ LỢI TỨC CHO VAY

2.1 Tư bản cho vay

Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ mà người chủ của nó cho những tư bản hoạt động khác sử dụng tiền tệ trong một thời gian nhất định, để thu về một khoản lợi tức nào đó

Trong chủ nghĩa tư bản, tư bản cho vay là một bộ phận của tư bản công nghiệp dưới hình thức tư bản tiền tệ tách rời ra

Tư bản hoạt động là những tư bản vay tiền của tư bản cho vay như tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp, tư bản sản xuất, tư bản kinh doanh trong nông nghiệp và cả những tư bản cho vay khác

Thực chất của tư bản cho vay là nhượng lại giá trị sử dụng của đồng tiền làm chức năng tư bản cho tư bản khác Biến tiền chuyển hóa thành tư bản làm công cụ bóc lột lao động của người công nhân Sở dĩ tư bản cho vay ra đời do quá trình tuần hoàn của tư bản công nghiệp, một số tư bản có lượng

SLD

TLSX

 

 

TBHH TBSX

TBTT

T H SX H

Trang 6

tiền chưa dùng đến như tiền trong qũy khấu hao, tiền dự trữ mua nguyên nhiên liệu, tiền lương chưa đến kỳ trả, giá trị thặng dư chưa tư bản hóa … Họ cần cho vay để có lợi tức, trong khi đó, một số tư bản khác lại cần tiền cho sản xuất kinh doanh nên xuất hiện tư bản cho vay

Tư bản cho vay ra đời có tác dụng tập trung điều hòa, sử dụng hợp lý các nguồn vốn trong xã hội thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển

Hình thức cho vay của tư bản cho vay khác với cho vay nặng lãi trước chủ nghĩa tư bản, vì cho vay nặng lãi thường lợi tức rất cao, nó chiếm toàn bộ sản phẩm thặng dư, có khi còn lấn vào cả sản phẩm tất yếu của người đi vay

và cho vay nặng lãi không phản ánh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa

Tư bản cho vay là một loại hàng hoá đặc biệt vì người bán không mất quyền sở hữu và người mua khi sử dụng, giá trị không mất đi mà còn tăng thêm Giá cả của nó không do giá trị mà do giá trị sử dụng của nó quyết định Giá cả của tư bản cho vay chính là lợi tức cho vay

2.2 Lợi tức cho vay

Tư bản cho vay là tư bản được sùng bái nhất Thật vậy, ta có công thức vận động của nó là: (1); trong đó T' TZ CV

Nhìn vào (1) ta dễ lầm tưởng T của tư bản có chức năng tự đẻ ra T bởi khi nhà tư bản cho vay có:

T1 sau một thời gian sẽ có T1’;

T2 sau một thời gian sẽ có T2’;

T3 sau một thời gian sẽ có T3’;

Tn sau một thời gian sẽ có Tn’;

Phải chăng, sự vận động của tư bản cho vay trái với lý luận giá trị thặng

dư, bởi giá trị thặng dư chỉ được tạo ra trong quá trình lao động sản xuất, nhưng tư bản cho vay với chức năng lưu thông và cho vay chứ không hề lao động sản xuất Vậy lợi tức cho vay mà nhà tư bản cho vay có được hình thành như thế nào?

Dưới chủ nghĩa tư bản, khi chuyển từ tay người cho vay sang người đi vay, T chưa đẻ ra giá trị thặng dư T để tạo ra giá trị thặng dư phải vận động theo công thức chung của tư bản

Do vậy, công thức vận động đầy đủ của tư bản cho vay phải là:

' '

SX H T SLĐ

TLSX H

T

'

T

T 

1 1

1

' T Z CV

2 2

2

' T Z CV

3 3

3

' T Z CV

CVn n

Trang 7

(%) '

k

Z

Z 

Tiền cho vay là tư bản của cả người cho vay và người đi vay, nên giá trị thặng dư phải chia cho cả hai bên, lợi tức cho vay chính là phần giá trị thặng

dư được chia đó

Vậy, lợi tức cho vay là một phần giá trị thặng dư mà tư bản hoạt động trả cho tư bản cho vay

Lợi tức cho vay do lao động làm thuê của người công nhân trong lĩnh vực sản xuất tạo ra mà tư bản hoạt động phải trả cho tư bản cho vay Lợi tức cho vay phản ánh mối quan hệ bóc lột của tư bản cho vay và tư bản đi vay đối với công nhân làm thuê

2.3 Tỷ suất lợi tức và xu hướng giảm sút của lợi tức cho vay

Lợi nhuận trung bình chia thành lợi nhuận của chủ xí nghiệp và lợi tức

tư bản cho vay

Tỷ suất lợi tức (Z’) là tỷ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được (Z) và số

tư bản tiền tệ cho vay (k) trong một thời gian nhất định, thường là một năm:

Lợi tức mà nhà tư bản cho vay thu được phụ thuộc vào lượng tư bản cho vay và tỷ suất lợi tức ở các thời điểm khác nhau Do lợi tức chỉ là một bộ phận của lợi nhuận trung bình, nên tỷ suất lợi tức cũng phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận trung bình Thông thường thì tỷ suất lợi tức nằm trong khoảng (

'

'

0 Z  p ) Trong giới hạn này, tỷ suất lợi tức lên xuống phụ thuộc vào quan

hệ cung - cầu về tư bản cho vay và biến động theo chu kỳ của tư bản công

nghiệp “Mức lợi tức tương đối thấp phần lớn là tương ứng với thời kỳ phồn

vinh và cái đối lập với nó”1 và “Tỷ suất lợi tức đạt tới đỉnh cao nhất trong các

cuộc khủng hoảng, khi người ta phải đi vay với bất cứ một giá trị nào để có thể có tiền mà thanh toán”2

1,2C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, t.25, p.I, tr 550, 551.

) ( 2

) ( 1 '

Đivay

CV P m

Z m M T T

Trang 8

Với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, tỷ suất lợi tức có xu hướng giảm xuống do các nguyên nhân sau:

- Tỷ suất lợi nhuận trung bình có xu hướng giảm xuống

- Cung về tư bản cho vay tăng nhanh hơn cầu về tư bản cho vay Vì sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm tăng nạn “nhân khẩu thừa tương đối” và tình trạng “tư bản thừa tương đối”, nghĩa là có những tư bản không tìm được nơi đầu tư có lợi Do đó, các tập đoàn và tầng lớp thực lợi trong giai cấp tư sản tăng lên nhanh chóng

- Hệ thống tín dụng trong chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển Hầu như mọi món tiền tạm thời nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư đều được huy động để biến thành tư bản cho vay, cũng làm cho tư bản cho vay tăng nhanh

Khi tỷ suất lợi tức có xu hướng giảm xuống, một mặt làm gay gắt thêm mâu thuẫn giữa các nhà tư bản cho vay với các nhà tư bản kinh doanh, công – thương nghiệp; mặt khác, lại làm tăng sự cố kết giữa các nhà tư bản để tăng cường bóc lột lao động làm thuê, nhằm khắc phục xu hướng giảm sút của tỷ suất lợi tức

2.4 Tín dụng tư bản chủ nghĩa

Tín dụng tư bản chủ nghĩa là quan hệ nhận gửi và cho vay lấy lãi, là một hình thức vận động của tư bản cho vay Dưới chủ nghĩa tư bản, có hai hình thức tín dụng chủ yếu là tín dụng thương nghiệp và tín dụng ngân hàng

Tín dụng thương nghiệp là hình thức tín dụng giữa các nhà tư bản trực tiếp kinh doanh mua bán hàng hoá chịu với nhau

Khi mua hàng hoá, người mua không phải trả tiền ngay, mà sau một thời gian nhất định mới phải trả và nhận từ người bán biên lại, còn gọi là kỳ phiếu, tức là nợ đến kỳ phải trả, với nội dung: chủng loại hàng hoá, số lượng, đơn giá, thành tiền, tiền trả, tổng tiền phải trả … tổng tiền phải trả dĩ nhiên phải lớn hơn số tiền nếu như trả ngay tiền mặt, mức lớn hơn bao nhiêu tùy thuộc vào thời gian chịu nợ và mức lợi tức hiện hành

Đối tượng của tín dụng thương nghiệp không phải tiền tệ mà là hàng hoá Nên nó có vai trò quan trọng đẩy mạnh lưu thông hàng hoá, và làm tăng chu kỳ tái sản xuất xã hội

Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng giữa ngân hàng với các nhà

tư bản trực tiếp kinh doanh

Trang 9

Đối tượng của tín dụng ngân hàng là tư bản tiền tệ hoạt động thông qua ngân hàng Ngân hàng vừa là người đi vay vừa là người cho vay Trung tâm thanh toán tiền tệ và phát hành tiền mặt Nên ngân hàng có hai nghiệp vụ chính là nhận gửi và cho vay

Khối lượng tiền tệ mà ngân hàng sử dụng làm tư bản cho vay phụ thêm vào lượng tiền tự có của ngân hàng và lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội

Ngân hàng trả lợi tức nhận gửi thấp hơn lợi tức cho vay, phần chênh lệch sau khi trừ đi chí phí nghiệp vụ ngân hàng gọi là lợi nhuận ngân hàng Như vậy, lợi nhuận ngân hàng là một bộ phận của lợi tức cho vay nên nguồn gốc duy nhất của nó là do lao động làm thuê của người công nhân tạo ra trong quá trình lao động sản xuất

Tư bản cho vay thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội, nâng cao hiệu qủa sản xuất của chủ nghĩa tư bản, điều đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với quản lý kinh tế vĩ mô ở nước ta hiện nay nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

và kiểm soát lạm phát Vì vậy, Đảng ta xác định: “Phát huy tốt hơn vai trò

điều hành thị trường tiền tệ của ngân hàng Nhà nước như một ngân hàng trung ương hiện đại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát …”1

3 TƯ BẢN KINH DOANH TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỊA TÔ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA

3.1 Tư bản kinh doanh trong nông nghiệp

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành bằng hai con đường chủ yếu:

Hoặc duy trì theo lối kinh doanh của phong kiến là phát canh thu tô, rồi cải tạo dần dần để chuyển kinh doanh nông nghiệp theo kiểu sản xuất tư bản chủ nghĩa (Đức, Ý, Nhật, Nga)

Hoặc thông qua cách mạng tư sản dân chủ, xóa bộ triệt để lối kinh doanh nông nghiệp theo kiểu phong kiến chuyển sang kinh doanh nông nghiệp theo kiểu tư bản chủ nghĩa, tức là dựa trên cơ sở bóc lột giá trị thặng

dư của người công nhân lao động làm thuê (Mỹ, Anh, Pháp)

Nhưng dù bằng con đường nào thì dưới chủ nghĩa tư bản vẫn duy trì chế độ tư nhân tư bản chủ nghĩa chiếm hữu về tư liệu sản xuất Do vậy, ruộng đất nghiễm nhiên vẫn là của địa chủ, địa chủ là người chủ sở hữu ruộng đất,

1 Đảng CSVN: Văn kiện Hội nghị BCH Trung ương VI khoá X, NXB CTQG , Hà Nội, 2008, tr.148

Trang 10

nhưng không trực tiếp kinh doanh, nhà tư bản trực tiếp kinh doanh ruộng đất nên phải trả thuế đất cho địa chủ và thuê công nhân để kinh doanh nông nghiệp theo kiểu tư bản chủ nghĩa Vì vậy, kinh doanh nông nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản hình thành nên mối quan hệ giữa ba giai cấp, giai cấp địa chủ với

tư cách là chủ sở hữu ruộng đất, giai cấp tư sản với tư cách là chủ kinh doanh, giai cấp công nhân nông nghiệp với tư cách là người làm thuê và bị bóc lột bởi cả giai cấp địa chủ và giai cấp tư sản

Tư bản kinh doanh trong nông nghiệp ra đời, thúc đẩy nhanh sự phát triển của nông nghiệp lên sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa

Ngày đăng: 24/05/2017, 09:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w