1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

Phân tích sản phẩm dịch vụ bệnh viện đa khoa hợp lực thanh hoá

16 592 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 253,42 KB

Nội dung

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực trở thành một Bệnh viện ngoài công lập có quy mô và chất lượng tốt nhất Bắc Miền Trung, là địa chỉ đáng tin cậy của nhân dân tỉn

Trang 1

BÀI TẬP CÁ NHÂN Môn : QUẢN TRỊ MARKETING Phân tích sản phẩm dịch vụ bệnh viện đa khoa Hợp lực Thanh

Hoá

Bài làm

I Giới thiệu về doanh nghiệp

1 Quá trình hình thành và phát triển:

Công ty TNHH một thành viên bệnh viện đa khoa Hợp lực Thanh Hoá (sau đây gọi tắt là BVĐK Hợp Lực) được thành lập năm 2005 tại số 595 Nguyễn Chí Thanh - TP Thanh Hoá Hơn 5 năm hình thành và phát triển, đến nay Bệnh viện không ngừng đổi mới và phát triển lớn mạnh Từ một khu khám, chữa bệnh với 100 giường đến nay đã phát triển với 210 giường và đến quý 4 năm

2010 sẽ đưa vào sử dụng khu khám, chữa bệnh chất lượng cao, nâng tổng số lên trên 600 giường bệnh Đây là mô hình xã hội hoá về y tế rất thành công trong phạm vi toàn quốc, là địa chỉ tin cậy của bệnh nhân trong và ngoài tỉnh Thanh Hoá Bệnh viện đã khẳng định sự vượt trội về trang thiết bị y tế và chất lượng phục vụ, môi trường văn minh, văn hoá thân thiện

Cơ cấu bộ máy tổ chức gồm 16 khoa và 3 phòng chức năng Hiện nay Bệnh viện có 495 cán bộ, y bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên phục vụ Trong đó có

1 thầy thuốc nhân dân, 4 thầy thuốc ưu tú, 9 bác sĩ chuyên khoa II, 17 bác sĩ chuyên khoa I và 55 bác sĩ Hầu hết số bác sĩ trong Bệnh viện có phẩm chất đạo đức tốt có nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao Tại thời điểm này, bệnh viện có thể chẩn đoán và điều trị nhiều căn bệnh rất khó khăn, hiểm nghèo mà trước đây thường phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên ở Hà Nội điều trị Sau 5 năm hoạt động Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực đã khẳng định được uy tín, thương hiệu của một Bệnh viện ngoài công lập quy mô lớn nhất khu vực Bắc Miền Trung Trong 5 năm qua Bệnh viện đã khám hơn 1 triệu bệnh nhân, khám miễn phí

Trang 2

1.100 bệnh nhân nghèo, điều trị nội trú 56.500 bệnh nhân, làm thủ thuật 87.000 lượt người, cận lâm sàng 2.945.000 lượt, phẫu thuật 8.900 ca, tán sỏi ngoài cơ thể 355 người Đặc biệt năm 2008 đã khám 350.000 lượt bệnh nhân tăng 245%

so với năm 2005 và tăng 145% so với năm 2007, điều trị nội trú tăng 201.000 lượt tăng 187% so với năm 2005 và tăng 155% so với năm 2007, doanh thu đạt

40 tỉ đồng tăng 165% so với năm 2004 và tăng 125 % so với 2007

2 Chiến lược mục tiêu phát triển của doanh nghiệp:

Bệnh viện Đa khoa Hơp Lực lấy Hồi sức cấp cứu và khoa Ngoại làm then

chốt Để nâng cao chất lượng điều trị, Ban lãnh đạo Bệnh viện luôn quan tâm đến việc đầu tư trang thiết bị y tế Đến nay Bệnh viện đã trang bị nhiều loại thiết bị y tế hiện đại có thể chẩn đoán và điều trị nhiều căn bệnh phức tạp như: Máy phẫu thuật nội soi ổ bụng và tiết niệu, máy chụp cộng hưởng từ, máy chụp

CT scanner 16 dãy hiện đại của GE, máy X-quang kỹ thuật số DDR, hệ thống xét nghệm sinh hoá - miến dịch - huyết học của Abbott và Hitachi, hệ thống máy chạy thận nhân tạo, máy tán sỏi ngoài cơ thể, máy trợ tim, hệ thống máy gây mê kèm thở và máy thở, hệ thống 3 máy siêu âm màu 4D hiện đại nhất, máy DDFAO MEDI SCAN thăm dò và chẩn đoán bệnh tổng thể, cùng nhiều

máy móc và dụng cụ hiện đại khác

Ngoài việc duy trì đầu tư nâng cấp Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực khu vực

1, Tổng Công ty đã khởi công xây dựng Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực 2 (liền kề khu 1), chất lượng cao với mức đầu tư khoảng 160 tỉ đồng Dự kiến quý IV năm 2010 sẽ đưa vào hoạt động nâng công suất giường bệnh 2 khu khoảng 800 giường với trang thiết bị tiên tiến, hiện đại nhất hiện nay Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực trở thành một Bệnh viện ngoài công lập có quy mô và chất lượng tốt nhất Bắc Miền Trung, là địa chỉ đáng tin cậy của nhân dân tỉnh Thanh Hóa và các khu vực lân cận trong công tác chăm

sóc sức khỏe nhân dân

BV ĐK

Hợp Lực

Phòng khám đa khoa tư nhân

BV

đa

BVchuyên tuyếnkỹ thuật

BV đa khoa huyện

Trang 3

III PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGHÀNH KINH DOANH CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỢP LỰC TẠI ĐỊA BÀN TINH THANH HOÁ

1 Khách hàng

Khách hàng là ngưòi bệnh ở tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi, địa phương trong tỉnh Thanh Hoá

+ Sự phụ thuộc: Khách hàng thường phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch

vụ do phân đoạn thị trường thuộc lĩnh vực Y tế khá rõ rệt, đặc biệt là khách hàng thuộc đối tượng có BHYT, sản phẩm mang tính đặc thù chuyên sâu Ví dụ: Khách hàng là bệnh nhân bị chấn thương do tại nạn thì thường quyết định đến BV Hợp Lực vì ở đó có các vị bác sỹ đầu ngành về chấn thương ở Thanh Hoá và dịch vụ cấp cứu rất nhanh chóng, nhiệt tình ở bất cứ thời gian nào, phẫu thuật được những ca khó nhất ở Thanh Hoá về chấn thương, ổ bụng, sọ não Khách hàng có nhu cầu chăm sóc, điều trị, dịch vụ về mắt, sản, nội tiết, tâm thần thì chỉ đến các cơ sở chuyên khoa để hưởng các dịch vụ chuyên sâu và hiệu quả nhất Ở Thanh Hoá có BV phụ sản Thanh Hoá là BV công lập tuyến tỉnh với đội ngũ đông đảo y bác sỹ đứng đầu trong tỉnh về lĩnh vực sản khoa Ở đây đã phát triển đến hình thức điều trị vô sinh bằng thụ tinh ống nghiệm Tương tự như thế có 3 bệnh viện chuyên về phẫu thuật và điều trị mắt như

Trang 4

Bệnh viện Bắc Trung Nam, BV Bình Tâm là BV tư nhân, BV mắt tỉnh Thanh Hoá là BV công lập

+ Sức mạnh mặc cả: Mặc cả trong ngành là mặc cả gián tiếp do thu

nhập từng vùng khác nhau và dựa vào sự cạnh tranh khác biệt của 2 khối dịch

vụ dẫn đến việc tự động giảm giá của các nhà cung cấp Đó là khối bệnh viện công lập ở tỉnh Thanh Hoá thì sử dụng giá dịch vụ thấp do Bộ tài chính ban hành đã nhiều năm không sửa đổi vì họ được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để hoạt động, nhưng một phần thu nhập của y bác sỹ khối công lập là nhờ tiền tiêu cực do bệnh nhân đưa để hy vọng mình được phục vụ nhanh chóng và tốt hơn Còn các đơn vị y tế ngoài công lập trong đó có BVĐK Hợp Lực tại Thanh Hoá thì sử dụng giá dịch vụ cao hơn theo mặt bằng của thị trường căn cứ vào mức chi phí tự hạch toán của họ Gần như người bệnh không có sức mạnh mặc cả mà chỉ có tự mình lựa chọn đơn vị y tế mà mình cần chữa bệnh Nhưng

họ vẫn bị phụ thuộc vào nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu BHYT in trên thẻ của họ, mà điều đó lại do cơ quan hoặc địa phương của họ ấn định Thu nhập càng cao thì người dân sẽ quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn và thường xuyên sử dụng dịch vụ Y tế hơn, đồng thời họ cũng chấp nhận thanh toán cao hơn để sử dụng các dịch vụ chuyên sâu hơn để chữa triệt để bệnh của mình

+ Lợi ích từ cạnh tranh mang lại cho các khách hàng:

Theo thời gian các dịch vụ ngày một nâng cao kể cả chất lượng chuyên môn lẫn chất lượng phục vụ Từ khi Bệnh viện ngoài công lập ra đời những vấn

đề tồn động như: thái độ cáu gắt, tiêu cực, phong bì bồi dưỡng, dịch vụ chất lượng kém, vệ sinh không sạch sẽ được hạn chế bớt ở khối các BV công lập, mang lại lợi ích to lớn cho nhân dân và xã hội

Các cơ sở Y tế đua nhau nâng cấp thiết bị, cải tiến công nghệ, đầu tư chiều sâu nghiên cứu khoa học, chuyên môn để cạnh tranh sống còn Và theo

đó là giá thành dịch vụ bị kìm hãm bớt không tăng nhanh ở khối y tế ngoài công lập

2 Nhà cung cấp:

Trang 5

- Máy móc thiết bị: Chủ yếu là các máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại,

độ chính xác cao và độc quyền về công nghệ của nước ngoài như Nhật, Mỹ, Đức, một số hàng chất lượng cao của Trung Quốc Các máy móc đặc thù về y

tế có quan hệ mật thiết đến sức khoẻ con người nên chỉ có một số nhà cung cấp

ở Việt Nam độc quyền được cấp phép nhập khẩu, dẫn đến việc đầu tư nâng cấp thiết bị công nghệ khó khăn do những đặc thù trên làm chi phí thiết bị rất đắt và

ít cơ sở để so sánh, kiểm chứng chất lượng, mặc cả so với thiết bị ngành khác

- Thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao: Hiện tại mạng lưới phân phối rộng khắp đủ cung cấp cho các cơ sở Y tế trong tỉnh, nhưng các bệnh viện khối công lập vẫn phụ thuộc vào thuốc trúng thầu BHYT do Công ty dược - vật ty Y tế Thanh Hoá là đơn vị Nhà nước chỉ định các mặt hàng sử dụng Thực tế là thị trường dược phẩm và hoá chất của Thanh Hoá chưa đa dạng và phong phú lắm, đặc biệt thiếu các mặt hàng mới chất lượng cao ở Việt Nam vì thói quen sử dụng của đội ngũ chuyên môn và vì giá cả của các mặt hàng đó khá cao so với túi tiền của đa số người dân lao động Đôi khi do dịch bệnh cũng gặp khó khăn

vì tồn kho lưu trữ ít vì liên quan đến hạn sử dụng

- Áp lực tăng giá giảm giá từ nhà cung cấp: Các nhà cung cấp thường là độc quyền ít có sản phẩm thay thế nên áp lực thuộc khối này là rất lớn (Ví Dụ: Thuốc chạy thận nhân tạo, tiểu đường, thuốc dưỡng não, thuốc gây mê, thuốc giảm đau dòng tiêm…thiết bị kỹ thuật cao như máy City, máy cộng hưởng từ, máy miễn dịch sinh hoá… chỉ do 1 vài hãng cung cấp)

- Huy động vốn: Đầu tư cho Y tế, giáo dục đang được Đảng và nhà nước khuyến khích cho vay ưu đãi đối với khối y tế ngoài công lập Tuy nhiên, các cơ sở ngoài công lập mà hội tụ đủ các yêu cầu về uy tín, vốn đối ứng, độ tin cậy, tín nhiệm để cho vay thì ít đơn vị đáp ứng được các yêu cầu khắt khe

do lĩnh vực này là lĩnh vực mới nên chưa có bề dày về số năm hoạt động Các đơn vị y tế công lập được Nhà nước hỗ trợ cấp vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản, mua máy móc thiết bị, ngoài ra họ liên doanh liên kết với Công ty vật tư y tế Thanh Hoá để đặt và khai thác các máy móc lớn như: máy city 64 lớp cắt - can thiệp được tim mạch trị giá hơn 1 triệu đôla

Trang 6

3 Các đối thủ tiềm năng:

Ngành y tế là một ngành kinh doanh còn mới đối với các cơ sở ngoài quốc doanh, điều này gây ra rào cản vô hình đối với các nhà đầu tư vì sự thiếu hụt thông tin, kinh nghiệm Trước đây chỉ có các bệnh viện nhà nước hoạt động độc quyền và được sự bảo hộ của ngân sách nhà nước dẫn đến rất nhiều vấn đề tồn đọng, trì trệ và tiêu cực Ngoài ra còn có một số phòng khám nhỏ với quy

mô và đầu tư chuyên môn rất hạn chế Hiện nay tại Thanh Hoá, ngoài BVĐK Hợp Lực là BV tư nhân lớn, có BV Hàm Rồng và BV tư nhân Hà Nội tại Bỉm Sơn là đang xây dựng cơ bản, BV Thanh Hà đang xây dựng cơ bản kéo dài chưa xong vì thiếu vốn nhưng đã hoạt động hơn 10 năm dưới tên Phòng khám

95 Lê Hoàn Bên cạnh đó còn có một số phòng khám chuyên khoa nhỏ có thể

có do các bác sỹ giỏi ở BV công lập mở ra để làm ngoài giờ thêm thu nhập

Vấn đề thứ 2 cho rào cản gia nhập ngành là vốn đầu tư cho lĩnh vực này

Có 3 loại nguồn vốn cần thiết cho sự hoạt động của một cơ sở y tế tư nhân:

+ Vốn bằng tiền: Đầu tư một bệnh viện đa khoa tư nhân đủ sức cạnh

tranh với một cơ sở bao cấp của Nhà nước yêu cầu một lượng vốn rất lớn, máy móc thiết bị trong lĩnh vực này thuộc dạng đặc thù và được phân phối độc quyền vì công nghệ hiện đại, phức tạp, đầu tư công nghệ phải bỏ vốn lớn chính

vì vậy để có cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị công nghệ mới đủ sức cạnh tranh là vấn đề không đơn giản Điều này dẫn đến các đơn vị mới tiềm ẩn muốn gia nhập ngành là rất khó khăn

+ Vốn bằng tri thức: Các Bệnh viện trên toàn quốc của nước ta hiện

đang thiếu Bác sỹ trầm trọng, Trường Đại học Y Hà Nội một năm chỉ có 300 sinh viên tốt nghiệp Bác sỹ ra trường, Đại học Y Thái Bình chỉ có 200 Sinh Viên tốt nghiệp Bác Sỹ ra trường, Đại học Y Thái Nguyên là 200 và Y Hải Phòng là 300 Tổng số các trường Đại học là 1.000 Bác Sỹ Trong khi chưa tính đến toàn Miền Bắc mà chỉ tính riêng địa bàn Tỉnh Thanh Hóa thì đã có đến 30 Bệnh viện nhà nước từ cấp Huyện đến cấp Tỉnh Khoảng 6 bệnh viện tư nhân

và trên 300 cơ sở khám, chữa bệnh Trong khi một bệnh viện Đa khoa 1 năm ít nhất bình quân phải có từ 3-5 Bác sỹ tăng cường để bù vào số Bác sỹ về nghỉ

Trang 7

hưu Nếu so tốc độ tăng trưởng của ngành Y tế thì mỗi năm Tỉnh Thanh Hóa phải bổ sung cho các bệnh viện, các cơ sở y tế khoảng trên 100 Bác sỹ

Chính vì vậy đội ngũ về tri thức trong lĩnh vực này hiện tại là bài toán hóc búa nhất đối với nhà đầu tư mới muốn gia nhập ngành (Trong khi để 01 Bác sỹ mới tốt nghiệp ra trường cần ít nhất bình quân 10 năm kinh nghiệm mới

có thể hoạt động độc lập và thông thạo nghiệp vụ)

+ Vốn về năng lực quản lý, năng lực Y tế: Lãnh đạo giỏi thì chưa hẳn

là người làm chuyên môn giỏi, đồng nghĩa với Bác sỹ giỏi chưa chắc đã là nhà quản lý giỏi Trong lĩnh vực này thường thường 2 yếu tố đó đi ngược chiều nhau, một nhà chuyên môn giỏi được tập thể tín nhiệm và tuân theo vì đặc thù nghề nghiệp sẽ là người thầy, người chịu trách nhiệm song họ quá đam mê, chuyên sâu về chuyên môn Y tế dẫn đến năng lực về điều hành kinh tế, phương hướng phát triển, am hiểu đa ngành, vận dụng cơ chế, chính sách, vững bền với môi trường kinh doanh khắc nghiệt thì lại không bằng một nhà quản lý kinh tế Ngược lại 1 nhà quản lý kinh tế lại gặp khó khăn khi điều hành vì họ không am hiểu về chuyên môn và họ có thể không điều khiển, điều hành được chuyên môn

Song kinh nghiệm ở nhiều tổ chức y tế ngoài công lập cho thấy nhà quản

lý không phải là bác sỹ mà chỉ chuyên về quản lý thì điều hành Doanh nghiệp tốt và hiệu quả hơn và nhà quản lý đi lên từ chuyên môn

4 Các đối thủ cạnh tranh hiện tại :

Tính đa dạng của các đối thủ với các đặc điểm văn hóa, lịch sử và triết lý khác nhau làm cho ngành kinh doanh trở nên không ổn định Có những công ty tăng trưởng không tuân theo quy luật làm cho các công ty khác không đánh giá được chính xác tình hình thị trường, vì thế, tính cạnh tranh cũng không ổn định

và có chiều hướng tăng lên Ngành kinh doanh bệnh viện là một điển hình Ngành này bao gồm nhiều loại: các bệnh viện công lập, các bệnh viện trước đây là các tổ chức từ thiện hoặc tổ chức cộng đồng, bệnh viện có mối liên hệ với các tổ chức tôn giáo hoặc trường đại học và các bệnh viện hoạt động vì lợi nhuận Sự hỗn hợp các triết lý hoạt động đôi khi dẫn tới cạnh tranh dữ dội giữa

Trang 8

các bệnh viện để lôi kéo bệnh nhân đến khám bệnh và điều trị Song đôi khi, các bệnh viện này lại phối hợp với nhau để giải quyết những vấn để y tế cộng đồng, ví dụ như cùng hoạch định chiến lược chống dịch bệnh

a Áp lực từ khối bệnh viện công lập:

Như mô hình đã nêu trên thì tại Thanh Hóa hiện chúng tôi đang phải đối mặt với một mô hình cạnh tranh tách biệt hai khối rõ rệt: Đó là các đơn vị y tế công lập và y tế ngoài công lập

Nếu ở các Bệnh viện công lập được nhà nước trợ cấp 36 triệu đồng/ năm/

1 giường bệnh (Bệnh viện Đa Khoa tỉnh 1 năm đựơc ngân sách cấp khoảng 22

tỷ đồng; các Bệnh viện công lập tuyến huyện hàng năm được ngân sách hỗ trợ khoảng 7 tỷ đồng) Trong khi các khoản chi phí về lương, xây dựng cơ bản, đầu

tư máy móc, trang thiết bị đều do Nhà nước chi trả Thì ngược lại khối y tế ngoài công lập hoàn toàn không được hưởng bất kỳ khoản tiền hỗ trợ nào từ ngân sách nhà nước, trừ các khoản được miễn giảm thuế đất theo quy định

Rõ ràng giữa 2 khối đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt xuất phát từ việc một bên được Nhà nước hỗ trợ, còn một bên phải tự kinh doanh Mặt khác khối ngoài công lập chi phí khấu hao, chi phí lương cao hơn so với khối công lập nên dẫn đến giá thành dịch vụ khó cạnh tranh với khối công lập

Bên cạnh đó trong nội bộ các đơn vị y tế ngoài công lập họ cạnh tranh lẫn nhau theo quy luật của thị trường cạnh tranh tự do, hoàn hảo Họ tự gây sức

ép lẫn nhau vì chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ và giá cả Còn khối công lập thì được thống nhất phối hợp hoạt động theo tổ chức gần như độc quyền nhóm

b Khác biệt về chi phí trong cạnh tranh:

Ngành Y tế gặp vấn đề khó khăn trong chi phí chủ yếu là 2 loại: Loại thứ nhất là chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, máy móc thiết bị Do là ngành đặc thù nên thiết bị trong lĩnh vực này có thể có giá thành đắt gấp nhiều lần giá máy móc thiết bị trong lĩnh vực khác vậy mà bên tư nhân tự trang bị trong khi bên công lập là vốn ngân sách nhà nước

Loại thứ 2 là chi phí lương trong quá trình hoạt động Để có thể thu hút đội ngũ y bác sỹ có kinh nghiệm, có chuyên môn, nghiệp vụ cao, tham gia công

Trang 9

bằng theo cơ chế thị trường thì rõ ràng chi phí lương bên khối dân lập phải cao gấp đôi thậm chí gấp 3 lần so với công lập để thu hút họ

c Sự khác biệt sản phẩm:

Để có thể tồn tại và phát triển nhà quản lý phải giải quyết được các vấn

đề nêu trên Sự khác biệt chính là chìa khóa để giải quyết các vấn đề đó, họ tạo

ra tính đặc thù sản phẩm dịch vụ, sự khác biệt, mục tiêu mục đích Họ lên kế hoạch và lấp đầy sự mất công bằng giữa hai khối bằng việc khác biệt sản phẩm, tạo ra mạng lưới khách hàng thân quen, phụ thuộc khó có thể từ bỏ khi đã sử dụng dịch vụ của họ Tính linh động được phát huy tối đa trong các quyết định của nhà quản trị, nhanh, rõ ràng, kịp thời Tiêu chí đào tạo, liên tục đào tạo, cải tiến đầu tư công nghệ mới thường xuyên và linh hoạt trong khoảng thời gian rất ngắn Trong khi ở khối bên kia chỉ tính thời gian hồ sơ xin mua sắm bổ xung thiết bị mới, công nghệ mới, đào tạo mới có thể nằm trên bàn hàng năm Sau khi qua nhiều cấp phê duyệt rồi đưa vào sử dụng cũng hàng năm dẫn đến việc lạc hậu do thủ tục hồ sơ

d Số lượng đơn vị cạnh tranh lớn:

Trên địa bàn có 27 Bệnh viện Đa khoa cấp huyện, 8 Bệnh viện cấp tỉnh, thành phố và 4 Bệnh viện Đa khoa tư nhân Tổng số trên 40 Bệnh viện lớn chưa tính các cơ sở, phòng khám nhỏ lẻ đã tạo ra môi trường cạnh tranh đa dạng, phong phú

e Tiêu chí lợi nhuận:

Một trong những lĩnh vực hoạt động thuộc khối an sinh xã hội nên môi trường kinh doanh trong lĩnh vực này ít đặt tiêu chí lợi nhuận, các nhà quản lý thường chạy theo mục tiêu bền vững lâu dài và thực hiện kinh doanh vì lợi ích cộng đồng, niềm vui khi giải quyết được các vấn đề nổi cộm tồn đọng trong thời gian nhiều năm dài từ dư luận, báo chí và phản ánh của nhân dân

f Nhu cầu dịch vụ Y tế ảnh hưởng đến cạnh tranh:

Khi đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao việc chăm sóc sức khỏe càng được chú trọng quan tâm dẫn đến cường độ cạnh tranh càng gay gắt để tăng thị phần hay bị đối thủ chiếm lĩnh thị trường

g Rào cản rút khỏi thị trường:

Trang 10

Là ngành đặc thù chi phí đầu tư ra nhâp thị trường lớn, bộ máy cồng kềnh nên các nhà quản lý rất khó rút lui khỏi thị trường cho dù có thua lỗ

III - Chiến lược Marketing của 3 đối thủ cạnh tranh lớn nhất

Do đặc thù của nghành nên tôi xin chọn ra 3 nhóm đối thủ lớn nhất (chúng tôi đã xin ý kiến giáo viên và được cho phép) đó là: Bệnh viện tỉnh và các bệnh viện chuyên tuyến kỹ thuật cấp tỉnh; 23 bệnh viện tuyến huyện; các phòng khám lớn tại địa bàn tỉnh

1 - Chiến lược Marketing của BV tỉnh và các bv chuyên tuyến kỹ thuật, bao gồm:

Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá - tuyến trung ương

Bệnh viện Phụ sản Thanh Hoá

BV mắt Thanh Hoá

BV nội tiết Thanh Hoá

BV lao và phổi Thanh Hoá

BV tâm thần Thanh Hoá

BV Nhi Thanh Hoá

BV điều dưỡng và phục hồi chức năng

* Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá là bệnh viện lớn nhất lâu đời nhất tại tỉnh, đặc biệt nơi này là nơi chăm sóc sức khỏe cho các cán bộ của bộ máy chính quyền của tỉnh, do đó uy tín và sự chuyên nghiệp gắn liền với sự trường

kỳ của bệnh viện Khối bệnh viện tỉnh và các bệnh viện chuyên tuyến kỹ thuật này đã có bề dày hoạt động gần 100 năm, trước đây họ không cần thực hiện hoạt động marketing nào, nhưng từ khi xuất hiện các bệnh viện tư nhân cạnh tranh mạnh mẽ và giành được số lượng rất lớn các bệnh nhân khám chữa bệnh BHYT tại các cơ sở tư nhân thì khối BV công lập mới thực hiện chiến lược Marketing của mình Đó là:

- Đưa những máy móc thiết bị hiện đại, thực hiện các dịch vụ kỹ thuật tiên tiến nhất trong y học cho phẫu thuật chuyên sâu, do BV tỉnh có đội ngũ y bác

Ngày đăng: 24/05/2017, 08:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w