NGUYÊN TẮC BẤT ĐỘNG XƯƠNG GÃY - Sử dụng các loại nẹp chắc chắn để bất động chi bị gãy.. - Nẹp cơ thể: có thể lấy chi lành, cơ thể bệnh nhân làm chỗ bất động tạm thời khi không có bất k
Trang 1SƠ CỨU BẤT ĐỘNG TẠM THỜI XƯƠNG GÃY MỤC TIÊU:
1 Trình bày được mục đích, nguyên tắc của cố định gãy xương
2 Thực hành bất động gãy xương trên mô hình
PHÂN BỐ THỜI GIAN: 90’
- Giới thiệu mục tiêu bài giảng: 5’
- Nội dung giảng dạy: 15’
- Sinh viên rèn luyện kỹ năng: 60’
- Kiểm tra cuối buổi: 10’
NỘI DUNG:
1 MỤC ĐÍCH BẤT ĐỘNG CỦA XƯƠNG GÃY:
- Làm giảm đau giúp phòng ngừa biến chứng sốc do đau
- Giảm nguy cơ gây them các tổn thương mạch máu, thần kinh, cơ và da do các đầu xương gãy chọc vào
2 NGUYÊN TẮC BẤT ĐỘNG XƯƠNG GÃY
- Sử dụng các loại nẹp chắc chắn để bất động chi bị gãy
- Bất động chắc chắn nhưng không quá chặt Các chỗ mấu lồi của đầu xương thì phải lót bông cẩn thận để tránh bị tì đè
- Nẹp phải đủ dài bất động vững chắc tối thiểu hai khớp trên và dưới chỗ gãy
- Chi được bất động ở tư thế cơ năng hoặc trung tính, là tư thế dễ chịu nhất vì không làm căng các cơ Ở chi trên thì để khuỷu gập, chi dưới thì gối duỗi
- Trong trường hợp gãy kín: kéo giữ chi liên tục theo trục cho đến khi bất động xong
- Trường hợp gãy hở: băng vô khuẩn che phủ vết thương, để nguyên chi gãy ở tư thế cũ
mà bất động, không kéo nắn
3 CÁC PHƯƠNG TIỆN BẤT ĐỘNG TẠM CHI GÃY
Trang 23.1 Nẹp:
- Các loại nẹp đã đƣợc chuẩn bị sẵn cho cấp cứu: nẹp gỗ ( ván gỗ ), nẹp tre ( các
nang tre ), nẹp Cramer ( kim loại ), nẹp hơi ( bao plastic nén hơi), nẹp nhựa ( các thanh nẹp bằng nhựa )…
o Kích thước các loại nẹp:
+ Chi trên: Dài 40cm – 50cm
Rộng: 5cm – 6cm Dầy : 5mm
+ Chi dưới: Dài 80cm – 120cm
Rộng : 8cm – 10cm Dầy 1cm
- Nẹp tùy ứng : bất kì vật liệu gì sẵn có đủ cứng chắc và dài dùng thay thế các nẹp gỗ
như cành cây, vỏ thùng giấy các tong, bẹ chuối, tập học sinh… các vật liệu này thường sử dụng tại hiện trường
- Nẹp cơ thể: có thể lấy chi lành, cơ thể bệnh nhân làm chỗ bất động tạm thời khi
không có bất kì loại nẹp nào: cột 2 chi dưới vào nhau, băng ép cánh tay vào thân mình…
Trang 33.2 Độn:
Thường dùng các bông không thấm nước Nếu không có, có thể dùng bông khác, vải, quần áo Đệm lót độn vào đầu nẹp hoặc nơi ụ xương cọ xác vào nẹp
3.3 Băng:
3.3.1 Băng cuộn
3.3.2 Khăn tam giác
Dùng để cố định nẹp hay dùng bang cuộn Nếu không có, có thể dùng dải dây, dải vải xé từ quần áo
3.4 Đai treo:
Dùng cho chi trên, treo qua cổ, qua vai nhằm mục đích bất động tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi hơn khi vận chuyển bệnh nhân
3.5 Các phương tiện bất động khác:
- Nẹp Thomas dùng trong các gãy thân xương đùi theo nguyên lý bất động bằng kéo liên tục
- Các tấm ván lớn, vạt giường, cánh cửa… có thể dùng để bất động gãy cột sống
- Các túi cát, túi hơi để chèn ép chống xoay ở chi dưới…
4 CÁC KỸ THUẬT BẤT ĐỘNG CHI GÃY BẰNG NẸP
4.1 Sử dụng nẹp gỗ:
Trước khi đặt nẹp:
- Nhận định tình trạng bệnh nhân: tổng trạng, các dấu hiệu sinh tồn
- Xác định vị trí ổ gãy
Trang 4- Xác định tình trạng mạch máu và thần kinh của chi gãy
- Giải thích cho bệnh nhân và người nhà để họ yên tâm hợp tác
- Tiêm thuốc giảm đau ( gây tê ổ gãy ) trong các gãy xương lớn và đau nhiều
- Chuẩn bị dụng cụ: chọn loại nẹp, độn, băng… đúng kích cỡ và số lượng
- Chuẩn bị tư thế bệnh nhân và nhân viên y tế đặt nẹp
Thao tác đặt nẹp:
- Dùng băng độn lót nẹp trên bề mặt nẹp nhất là các chỗ mấu xương tì lên nẹp
- Đặt nẹp: nhẹ nhàng nâng đỡ chi gãy đặt vào nẹp đúng tư thế
- Dùng băng cuộn quấn vòng tròn cố định chi gãy vào nẹp, xiết băng vừa phải để tránh chén ép Đối với các thanh nẹp nhorcaafn quấn băng có néo để tránh nẹp bị xộc xệch
Sau khi đặt nẹp:
- Kiểm tra mức độ lỏng hay chật của băng và nẹp
- Kiểm tra mạch máu và thần kinh ngoại vi
- Nhận định lại tình trạng người bệnh
4.2 Sử dụng nẹp Cramer:
Trước khi đặt nẹp:
- Chuẩn bị người bệnh giống như trong đặt nẹp gỗ
- Chuẩn bị dụng cụ: chọn các thanh nẹp Cramer đúng kích cỡ ( chiều dài ) nếu nẹp ngắn có thể nối 2 thanh nẹp lại cho đủ dài Lót bông độn trên bề mặt nẹp và dùng băng cuộn quấn giữ Ướm thử vào chi gãy và bẻ nẹp gập góc vào đúng vị trí ( ở khuỷu hoặc ở gót)
Thao tác đặt nẹp:
- Đặt nẹp: nhẹ nhàng nâng đỡ chi gãy đặt vào nẹp đúng tư thế
- Dùng băng cuộn quấn vòng tròn cố định chi gãy vào nẹp, xiết băng vừa phải để tránh chèn ép
Sau khi đặt nẹp:
- Kiểm tra mức độ lỏng hay chật của băng và nẹp
- Kiểm tra mạch và thần kinh ngoại vi
Trang 5- Nhận định lại tình trạng người bệnh
4.3 Sử dụng nẹp hơi
Nẹp hơi làm bằng nhựa dẻo ( plastic ) hai lớp ép lại thành từng ngăn rỗng nối với vòi bơm hơi ( giống túi cao su của máy đo huyết áp ) Hình dạng và kích thước của nẹp tùy vào mục đích áp đặt cho chi nào Nẹp được cuộn lại thành ống và được khóa lại bởi dây kéo
Trước khi đặt nẹp:
- Chuẩn bị người bệnh giống như trong đặt nẹp gỗ
- Chọn nẹp thích hợp chiều dài và vòng chi
Thao tác đặt nẹp:
- Đặt nẹp: nhẹ nhàng nâng đỡ chi gãy đặt vào nẹp, đặt nẹp bao quanh chi gãy khóa bằng dây kéo trên nẹp
- Mở van vòi hơi để thổi vào hoặc dùng dụng cụ bơm hơi nén không khí vào cho nẹp căng phồng lên đến mức độ vừa phải (đủ căng để cố định được chi gãy ) sau đó khóa van lại Các khớp của chi gãy duỗi thẳng
Sau khi đặt nẹp:
- Kiểm tra mức độ lỏng hay chật của băng và nẹp
- Kiểm tra mạch và thần kinh ngoại vi
- Nhận định lại tình trạng người bệnh
5 THỰC HÀNH BẤT ĐỘNG CÁC CHI GÃY CÁC GÃY XƯƠNG DÀI LỚN:
5.1 Gãy đầu trên xương cánh tay:
- Dùng băng cuộn hoặc khăn tam giác băng áp cánh tay vào ngực và dùng đai treo tay
Trang 65.2 Gãy thân xương cánh tay:
- Đỡ nạn nhân ngồi dậy, đặt tay bị thương lên ngang ngực sao cho bệnh nhân thấy dễ chịu
- Dùng khăn tam giác: treo tay bệnh nhân và buộc cố định vào trước ngực Đặt miếng đệm lót vào giữa tay và ngực Dùng băng cuộn lớn buột chặt quanh ngực và vòng qua lớp băng treo
- Dùng nẹp gỗ : đặt 2 nẹp, một nẹp bên trong, đầu trên tới hố nách, đầu dưới quá khuỷu tay; một nẹp ở bên ngoài, đầu trên quá mỏm cùng vai, đầu dưới quá khuỷu tay Dùng băng cố định nẹp và mang đai treo tay
- Dùng nẹp Cramer: uống nẹp gập 900 đặt phía sau cánh tay và cẳng tay, khuỷu gập 900
Dùng băng vải băng cố định nẹp và mang đai treo tay
5.3 Gãy xương vùng khuỷu:
- Dùng nẹp gỗ hoặc nẹp Cramer như trên, cố định cánh tay và cẳng tay, khuỷu duỗi
Trang 75.4 Cố định gãy hai xương cẳng tay:
- Đặt 2 nẹp: một nẹp bên trong và một nẹp bên ngoài, cả hai nẹp đặt từ quá khuỷu tay tới đầu các ngón tay rồi cố định 2 nẹp vào cẳng tay
- Treo tay ở tư thế ngửa bàn tay lên phía trên và buộc ép vào người
5.5 Cố định gãy xương cẳng chân:
- Đỡ nạn nhân nằm ngửa
- Đặt 2 nẹp: một nẹp phía trong, đầu trên sát bẹn, đầu dưới quá mắt cá trong; một nẹp ngoài từ giữa đùi đến mắt cá ngoài Cố định chắc hai nẹp vào chân gãy và buộc chân lành với chân gãy bằng 3 nút: trên đầu gối, sát đầu gối và sát cổ chân
Trang 85.6 Cố định gãy xương đùi:
- Đỡ nạn nhân nằm ngửa
- Đặt 3 nẹp: nẹp phía trong từ mắt cá trong đến nếp bẹn Nẹp phía ngoài từ mắt cá ngoài đến hố nách Nẹp pía sau từ gót đến mông
- Cố định chắc chắn 3 nẹp vào chi bằng 5 nút buộc sau: nút ở ngang màu chậu, nút ở sát đầu nẹp trong, nút ở trên và dưới chỗ gãy và nút ở cổ chân
- Buộc chân lành với chân gãy
Trang 95.7 Cố định gãy cột sống cổ:
- Đặt bệnh nhân nằm ngửa trên ván cứng Đỡ đầu bệnh nhân thật vững không đươc để nghiêng sang 2 bên hoặc gập cổ.Dùng gối mềm chèn 2 bên cổ bệnh nhân
- Dùng 8 cuộn băng to bảng để cố định nạn nhân vào cáng cứng: một dây ở trán, một dây qua hàm, một dây qua ngực, một dây qua hông, một dây qua đùi, một dây qua khớp gối, một dây qua cẳng chân, một dây băng số 8 qua 2 bàn chân
Trang 10TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1 Điều dưỡng cơ bản- Nhà xuất bản y học 2003, trang 231-249
2 Triệu chứng học NXB Y học Hà Nội 2000
3 Kỹ năng y khoa cơ bản – NXB Y học Thành Phố Hồ Chí Minh 2009
4 Calderwood’s Orthopedic Nursing – Mosby Company, 1965
Trang 11BẢNG KIỂM
TT Các bước thực hiện Đạt Không
đạt
+ mạch, huyết áp, da niêm
+ nhịp thở
+ dấu hiệu chắc chắn: lạo xạo xương, biến dạng, cử động
bất thường
dưới chỗ gãy, dùng 3 ngón tay sờ mạch
tiện
nẹp
định hai khớp lân cận
10 Nâng cao chi thể:
-Ở chi trên: cổ tay cao hơn khuỷu, khuỷu cao hơn vai
-Ở chi dưới: cổ bàn chân cao hơn gối, gối cao hơn háng
11 Theo dõi tuần hoàn sau khi nẹp: Bắt mạch ngoại vi ở
dưới chỗ gãy