Các dân tộc thiểu số dù cư trú ở Việt Nam dù hàng nghìn năm hay mới vài ba trăm năm, dù đông hay ít người mỗi dân tộc đều gắn bó số phận mình với lịch sử dân tộc trong nước. Các dân tộc đều cùng nhau tham gia và bảo vệ Tổ Quốc chung. Đặc biệt những thử thách sống còn của giặc ngoại xâm, thiên tai khắc nghiệt liên tiếp xảy ra làm cho các dân tộc xích lại gân nhau hơn.Họ đã phải dưạ vào nhau để trống trọi, để tồn tại và phát triển. Trải quá trính đó, các dân tộc đã chung đúc được một truyền thống đoàn kêt bền vững, hình thành nên một đại gia đình Việt Nam của các dân tộc anh em.Trong bức tranh đa dạng và phong phú ấy, văn hóa các dân tộc Việt Nam là những mảng màu đặc sắc và quý hiếm. Góp phần vào kho tàng văn hóa phong phú và đa dạng của văn hóa Việt Nam phản kể đến nhóm các dân tộc thuộc nhóm tộc người Môn Khmer.
Trang 1A. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Các dân tộc thiểu số dù cư trú ở Việt Nam dù hàng nghìn năm hay mới vài
ba trăm năm, dù đông hay ít người mỗi dân tộc đều gắn bó số phận mình với lịch
sử dân tộc trong nước Các dân tộc đều cùng nhau tham gia và bảo vệ Tổ Quốc chung Đặc biệt những thử thách sống còn của giặc ngoại xâm, thiên tai khắc nghiệt liên tiếp xảy ra làm cho các dân tộc xích lại gân nhau hơn.Họ đã phải dưạ vào nhau để trống trọi, để tồn tại và phát triển Trải quá trính đó, các dân tộc đã chung đúc được một truyền thống đoàn kêt bền vững, hình thành nên một đại gia đình Việt Nam của các dân tộc anh em.Trong bức tranh đa dạng và phong phú ấy, văn hóa các dân tộc Việt Nam là những mảng màu đặc sắc và quý hiếm
Góp phần vào kho tàng văn hóa phong phú và đa dạng của văn hóa Việt Nam phản kể đến nhóm các dân tộc thuộc nhóm tộc người Môn - Khmer
Nhóm tộc người Môn - Khmer gồm 21 tộc người với trên 2.001.000 dân sống rải rác từ vùng ngã ba biên giới tây bắc Bắc bộ như người Mảng; xen cư với người Thái ở Sơn La, Lai Châu và miền tây Nghệ An như người Khơ-mú, người Kháng, người Xinh-mun, Ơ-đu; rồi men theo dọc dải Trường Sơn như các tộc Bru Vân Kiều, Cơ-tu, Tà-ôi, Co, Hrê; tỏa khắp các cao nguyên miền tây như các tộc Gié-triêng, Ba-na, Xơ-đăng, Brâu, Rơ-măm; đi về phía nam tiếp đó là các tộc Mnông, Mạ, Cơ-ho; cho đến tận miền châu thổ sông Cửu Long như người Khơ-me
và cả miền núi thấp ở đông Nam bộ như các tộc Xtiêng, Chơ-ro Nhìn trên toàn cục, các tộc người Môn - Khmer là hậu duệ của một cộng đồng ngôn ngữ - văn hóa vốn cư tụ ở miền rừng phía tây và tây nam của cả vùng lãnh thổ Việt Nam ngày nay
Trải qua bao thế kỷ, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã gắn bó với nhau trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ bờ cõi, giành
tự do, độc lập và xây dựng đất nước Mỗi dân tộc hầu như có tiếng nói, chữ viết và bản sắc văn hoá riêng
Bản sắc văn hoá của các dân tộc thể hiện rất rõ nét trong các sinh hoạt cộng đồng và trong các hoạt động kinh tế Từ trang phục, ăn, ở, quan hệ xã hội, các phong tục tập quán trong cưới xin, ma chay, thờ cúng, lễ tết, lịch, văn nghệ, vui chơi của mỗi dân tộc lại mang những nét chung Đó là đức tính cần cù chịu khó, thông minh trong sản xuất; với thiên nhiên - gắn bó hoà đồng; với kẻ thù - không khoan nhượng; với con người - nhân hậu vị tha, khiêm nhường Tất cả những đặc tính đó là phẩm chất của con người Việt Nam
Chính vì những lý do trên nên em chọn đề tài “Những đặc trưng văn hóa
của nhóm tộc người Môn – Khmer” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2.Mục đích nghiên cứu
Hiểu rõ hơn về các đặc trưng văn hoá của nhóm tộc người Môn – Khmer thông qua trang phục, ăn, ở, quan hệ xã hội, các phong tục tập quán trong cưới xin,
ma chay, văn nghệ,…
Trang 2Góp phần vào công cuộc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, hiểu được tính thống nhất và đa dạng của văn hoá dân tộc Việt Nam nói chung, nhóm tộc người Môn-Khmer nói riêng
3.Đối tương nghiên cứu
Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu về các đặc trưng văn hóa của nhóm tộc người Môn - Khmer
4.Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận kết hợp các phương pháp nghiên cứu : Phương pháp tổng hợp, phân tích, liệt kê,…
5.Kết cấu tiểu luận
Bài tiểu luận gồm 3 phần : Mở đầu Nội Dung, Kết luận
Ngoài ra có phần Mục lục, Tài liệu tham khảo, Nhận xét tiểu luận
B.PHẦN NỘI DUNG
*Chương 1 : Khái quát về nhóm tộc người Môn – Khmer
1 Khái niệm dân tộc
Dân tộc là một quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người Trước khi dân tộc xuất hiện, loài người đã trải qua những hình thức cộng đồng từ thấp đến cao: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc
Cho đến nay, khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, trong
đó có hai nghĩa được dùng phỏ biến nhất
Một là: dân tộc chỉ một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ, bền vững,
có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng và những nét văn hóa đặc thù, Xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc Với nghĩa này, dân tộc là bộ phận của quốc gia- Quốc gia
có nhiều dân tộc
Hai là: dân tộc chỉ cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước,
có lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong cuộc suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước Với nghĩa này, dân tộc là toàn bộ nhân dân của quốc gia đó- Quốc gia dân tộc
2 Khái niệm về tộc người
Tộc người theo nghĩa rộng là một loại hình cộng đồng người
Tộc người theo nghĩa hẹp là tổng hợp những con người được hình thành về mặt lịch sử trên một lãnh thổ nhất định, dưới một cái tên tự gọi (tộc danh), có những đặc điểm chung tương đối bền vững về văn hóa và tâm lí (trong đó nổi trội
là ngôn ngữ); có ý thức về sự thống nhất của họ cũng như sự khác nhau giữa họ với các tộc người khác (nói ngắn gọn là ý thức tộc người)
Trong 3 yếu tố: ngôn ngữ, lãnh thổ và ý thức tộc người gắn với tộc danh thì yếu tố thứ ba có vai trò đặc biệt Ý thức tự giác của tộc người gắn với tộc danh không chỉ là là yếu tố cần thiết mà còn là yếu tố đấy đủ để bản sắc hóa tộc người
Trang 3Khi có dấu hiệu thay đổi về ý thức tự giác của tộc người thì sẽ xuất hiện dấu hiệu thay đổi thành phần tộc người
Ở góc độ triết học, vấn đề tộc người không chỉ gói gọn trong quá trình thu thập, phân tích các dữ liệu nhân chủng học một cách trực quan mà còn phải nghiên cứu những nhân tố tự nhiên và lịch sử xã hội để làm rõ quá trình phát sinh của một tộc người
Tộc người với các hình thái kinh tế - xã hội như một cơ thể xã hội gồm tập thể những con người luôn thống nhất, có tên tự gọi (tên chính trị), chiếm một lãnh thổ nhất định (khởi nguyên là quyền sở hữu đất đai của một cộng đống) và cùng có những đặc điểm chung về ngôn ngữ và văn hóa
Lịch sử loài người với tính cách là tổng thể lịch sử của các cộng đồng Quá trình hình thành nhà nước trong lịch sử nhân loại khởi đầu từ tộc người đã được Mác và Ăngghen đề cập trong các tác phẩm của mình Ở đây có thể diễn giải quá
trình đó như sau: Thị tộc, bộ tộc Tập đoàn người (có sự khác nhau về sơ
hữu) Giai cấp (đấu tranh giai cấp) Nhà nước.
Con người với tính cách là con người hiện thực, là chủ thể lịch sử có quá trình hình thành và phát triển gắn với sự biến đổi của các phương thức sản xuất trong những điều kiện địa lí tự nhiên nhất định Chủ thể lịch sử khẳng định không gian sinh tồn của mình thông qua việc xác định chủ quyền lãnh thổ Quá trình hình thành dân tộc trong lịch sử nhân loại bắt đầu từ mối quan hệ giữa con người với
môi trường sống (theo Mác và Ăngghen) được diễn giải như sau: Con người trong
môi trường sống Xác định chủ quyền lãnh thô Hợp nhất & phân li các hình thái cộng đồng người từ các nguyên nhân kinh tế, chính trị, văn hoá Dân tộc.
Ở điểm xuất phát, do chưa bị phân hóa nên mọi sự vật hiện tượng đều chưa
có sự phân biệt Qua quá trình vận động, những khác biệt dần dần lộ ra, từ đó dẫn đến những khoảng chênh về các giá trị Lao động loài người cũng vậy Hình thái kinh tế chiếm đoạt là phổ quát ở thời kì đầu tìm kiếm phương thức sống của nhân loại Sản phẩm thời kì này chủ yếu do thu lượm từ tự nhiên Khi nhận thấy những bất ổn của hình thức săn bắt, hái lượm con người chuyển sang các hình thức kiếm sống khác phù hợp với môi trường mà họ đang cư trú Do những lợi thế về mặt địa hình và khí hậu, người Phương Tây chọn lối sống chăn dắt bầy đàn còn người phương Đông chọn lối sống trồng trọt (gồm nông nghiệp khô và nông nghiệp lúa nước) Sản phẩm thời kì này thu được từ nền sản xuất dựa vào môi trường tự nhiên “Ngay từ xưa, đời sống của con người đã dựa vào sản xuất, dựa vào một kiểu nào đó của nền sản xuất xã hội” Nền sản xuất ở giai đoạn đầu tiên dù ở dạng này hay dạng khác thì cũng chỉ là nền sản xuất “tự nhiên” Nhưng nó là tiền đề cho toàn bộ lịch sử nhân loại, bảo đảm sự tồn tại của cá nhân con người cho đến ngày nay
Lôgíc tất yếu của sự phát triển xã hội loài người trong nền sản xuất “tự nhiên”
có thể tóm tắt như sau: Môi trường sống (Yếu tốc địa lý) Phương thức kiếm
sống Cách ứng xử với tự nhiên và xã hội Đặc trưng văn hoá của cộng đồng theo địa vực Loại hình kinh tế, loại hình văn hoá.
Trang 4Theo lôgic này, lối sống chăn dắt bầy đàn ở phương Tây hình thành những hình thức thức sinh hoạt riêng biệt của cư dân du mục Ở đó, chúng ta có thể khái quát thành những đặc trưng của nền văn hóa gốc du mục Tương tự, lối sống trồng trọt ở phương Đông hình thành những hình thức thức sinh hoạt riêng biệt của cư dân nông nghiệp Ở đó, chúng ta có thể khái quát thành những đặc trưng của nền văn hóa gốc nông nghiệp Ở thời điểm này, trên thế giới đã xuất hiện nhiều dạng thức đặc trưng văn hoá nhưng hai loại hình văn hoá gốc du mục và gốc nông nghiệp là nổi trội nhất Qua quá trình phát triển theo hướng tích hợp và tự sinh, hai loại hình văn hoá này đã tạo nên hai khu vực văn hoá lớn của nhân loại: phương Đông văn hoá và phương Tây văn hoá
Lịch sử nhân loại là một sự chuyển tiếp không ngừng nên khi xuất hiện nền sản xuất “tự nhiên”, xã hội loài người vẫn tồn tại hình thái kinh tế chiếm đoạt Về sau, do phương thức sản xuất phát triển, con người dần tách khỏi sự chi phối của địa lí tự nhiên (khí hậu và địa hình từ yếu tố quyết định đối với sản xuất trở thành yếu tố có ảnh hưởng nhất định đối với sản xuất) Con người tự tạo ra môi trường sản xuất công nghiệp đồng thời khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho sản xuất Trong giai đoạn này, xã hội loài người vẫn tồn tại hình thái kinh tế chiếm đoạt nhưng không còn phổ biến Hình thái sản xuất “tự nhiên” vẫn tồn tại và dần dần được công nghiệp hoá Từ đây, xã hội loài người có diện mạo phức tạp hơn hẳn thời kì trước đó Văn hoá loài người trở nên đa dạng và có sự đan cài rất phức tạp giữa truyền thống và hiện đại, giữa bản địa và ngoại lai, giữa cưỡng bức và tự nguyện
Cách tiếp cận từ góc độ triết học, lịch sử, xã hội cho thấy bản chất tộc người được hình thành trong các mối quan hệ cơ bản: nhà nước, dân tộc, kinh tế, văn hóa Đây là những mối quan hệ đồng thời cũng là những yếu tố tổng quát để xem xét bản chất tộc người
Trong quá trình vận động, các tộc người luôn có ý thức xây dựng, phát triển đồng thời giữ gìn, bảo vệ nhà nước, dân tộc (tộc danh và ý thức về tộc người), kinh
tế, văn hóa của cộng đồng mình Đó cũng chính là quá trình giữ gìn bản sắc của một hoặc nhiều cộng đồng người có chung tộc danh (cũng có thể là quốc hiệu)
Thực tế cho thấy, việc giữ gìn tộc người trước hết là giữ gìn tộc danh và ý thức về tộc người Tức là những yếu tố thuộc lĩnh vực văn hoá, dân tộc chứ chưa phải lĩnh vực nhà nước
3 Nguồn gốc và sự phân bố của nhóm tộc người Môn – Khmer
Các tộc người nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer có địa bàn phân bố khá rộng từ Mianmar, Lào, Campuchia đến Việt Nam Riêng ở Việt Nam, cư dân nói ngôn ngữ Môn – Khmer khổng nhiều, nhưng đây là nhóm chiếm tối gần nửa số tộc người trong cả nước: (21/ 54 tộc người) cư trú tập trung ở 3 khu vực: Tây Bắc và Thanh – Nghệ; miền Trung, Trường Sơn – Tây Nguyên; đồng bằng Nam Bộ
Lịch sử hình thành các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer rất phức tạp Các nhà khoa học đều cho rằng cư dân Môn – Khmer là những cư dân
Trang 5bản địa đầu tiên lập nghiệp trên phía bắc của bán đảo Đông Dương Trong quá trình định cư, tổ tiên của họ đã xây dụng nên những nhà nước cường thịnh Nhưng các đợt di dân từ phương Bắc tràn xuống đã thu hẹp dần lãnh thổ cư trú của họ và làm suy yếu các nhà nước này Sự suy yếu và tan rã của các nhà nước này đã làm cho thành phần dân cư bị đảo lộn Một bộ phận bị tiêu diệt do các cuộc chiến tranh làn khốc giữa các quốc gia với nhau Một bộ phận khác bị đồng hoá hoặc hoà nhập vào các cộng đồng tộc người khác Phần còn lại bị phân hoá ra thành những nhóm địa phương sinh sống xen kẽ với những tộc người khác Ở nước ta, cư dân Môn – Khmer gồm 21 tộc người, họ chủ yếu là cư dân bản địa, sinh sống lâu đời ở Việt Nam, một số sinh sống ở các nước trong khu vực Đông Dương
Các tộc người Môn – Khmer phía Bắc: Năm tộc người nhóm Môn – Khmer
ờ miền núi phía Bắc gồm Khơ Mú, Xinh Mun, Kháng, Mảng, 0 Du phần lớn từ dân bản địa Họ có mặt ở đây từ thế kí thứ VII, đến thế kỉ thứ XIV, khi người Thái di
cư từ các tỉnh phía nam Trung Quốc vùng này đã thấy họ cư trú ở đây Người Mảng có mặt lâu đời ở Việt Nam Họ cư trú à 4 huyện Sìn Hồ, Mường Tè, Phong Thổ, Mường Lạng tỉnh Lai Châu vùng giữa 2 con sông – sông Đà và sông Nậm
Na cỏ một bộ phận người Mảng sinh sống ở Lào và Trung Quốc Người Khơ Mú được coi là cư dân đầu tiên khai phá vùng lòng chảo Tây Bắc Tuy nhiên trong quá trình phát triển của lịch sử, do quá trình tiếp xúc lâu dài với người Thái nên người Khơ Mú có sự giao thoa và ảnh hưởng mạnh mẽ với văn hoá Thái, ke cả trang phục, nhà ở và ngôn ngữ
Tộc người Ơ-Đu ở Nghệ An tuy có số lượng dân số ít nhưng vào giai đoạn phát triển cực thịnh, họ biết khai thác vàng và có nghề đúc vàng Nhưng dưới thời
kì Cai trị của tù trưởng Châu Hạch, Châu sắc đã xảy ra các cuộc chiểu tranh liên miên với các tù trưởng khác tộc ở trong vùng, làm cho tộc người Ơ-Đu dần bị tan
rã, còn lại một bộ phận người bị đồng hoá với người Thái Họ chỉ ý thức được mình có gốc là người Ơ-Đu Ở Tương Dương (Nghệ An) hiện nay vẫn lưu truyền câu chuyện: Ngày xưa người ơ Đu sống ở lưu vực ngọn nguồn sông Huổi Mác với cuộc sống sung túc Một hôm tộc trưởng của họ nổi hứng hô hào: “Ta sống sung túc rồi thì phải nem mùi khổ sở một lần cho biết” Thế là bao nhiêu của cải, lương thực bị khuân ra, trâu, bò bị đâm giết đều ném xuống sông, xuống suối Chuyện náo động đến tai Pò Then, Mường Phạn (ông trời) Hai ông rất tức giận, ra lệnh trừng phạt người ơ Đu.Một đôi vợ chông do không nghe theo tộc trưởng mà sống sót đã chạy theo người Khơ Mú, người Thái để tránh sự trừng phạt của Pò Then
Các tộc người Môn – Khmer ở vùng núi bắc Trường Sơn: Tộc người Bru – Vân Kiều trước kia cư trứ ở vùng Trang Lào Sau những biến động lịch sử xảy ra hàng thế kỉ, họ đã phải di cư đi các nơi khác Tộc người Bru – Vân Kiều có tiếng nói khá thống nhất với người Tà Ôi, Cơ Tu trong khu vực Ba tộc người này hợp thành một nhóm độc lập trong nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer Tuy nhiên, do quá trình tiếp xúc tộc người nên trong văn hoá của người Bru – Vân Kiều mang nhiều yếu tố văn hoá Việt và Lào
Các tộc người Môn – Khmer ở vùng nam Trường Sơn và Tây Nguyên: Ở vùng nam Trường Sơn và Tây Nguyên các tộc người thuộc nhóm Môn I Khmer
Trang 6chiếm số lượng khá đông như Bạ Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, Mạ, M’nông, Hrê, Xtiêng, Giẻ – Triêng, Chơ Ro, Brâu, Rơ Măm Các tộc người này chủ yếu là cư dân bản địa hay khu vực Đông Dương, có ảnh hưởng qua lại với văn hoá các bộ tộc Lào, văn hoá các tộc người trong khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên Một số tộc người
Cơ Ho, Mạ, Chu Ru, Raglai sống xen lẫn với nhau và chịu ảnh hưởng văn hoá Chăm
Các tộc người Môn – Khmer ở vùng đồng bằng Nam Bộ: Vùng đồng bằng Nam Bộ là địa vực cư trú của người Khmer Họ chiếm tới 8% số dân trong vùng,
cư trá độc lập hoặc xen cư với người Hoa, người Chăm và người Kinh trong vùng-Người Khmer từ lâu đời đã có sự phát triển khá mạnh về kinh tế văn hoá, xã hội so với các dân tộc khác trong nhóm Các chùa của người Khmer được xây dựng công phu, nó vừa là trường học dạy chữ, dạy người vừa là trung tâm văn hoá
*Chương 2 : Đặc trưng văn hóa của nhóm tộc người Môn – Khmer
1 Một số yếu tố về văn hóa vất chất
1.1 Ẩm thực
Thương nghiệp nhỏ đã phát triển trong một số nhổm tộc người Môn – Khmer, từ lâu đã hình thành hệ thống chợ vùng Các phiên chợ vùng miền được coi là những chợ văn hoá, mang những nét văn hoá đặc sắc riêng Đến ngày chợ phiên, đồng bào các dân tộc quanh vùng về tụ họp rất đông, không chỉ để trao đổi mua bán các sản phẩm hàng hoá làm ra, mà là dịp để thông báo cho nhau những tin tức quan trọng, trao đổi tình cảm, giao hưu và sinh hoạt văn hoá, ẩm thực theo truyền thống của từng tộc người
Nguồn lương thực của các tộc người nhóm Môn – Khmèr chủ yếu là lúa Trước đây, để có gạo dùng trong bữa ăn hàng ngày nhiều tộc người nhóm Môn – Khmer ở Tây Nguyễn thường giã gạo bằng chày tay Vào những dịp trỉa lửa hay thu hoạch, các buổi tối phụ nữ tập trung giã gạo đủ ăn vài ngày liền Ngày nay, đồng bào chủ yếu xát gạo bằng máy, cối gỗ chì để giã bánh hay giã thức ăn cho gia súc
Đồng bào ăn cơm tẻ là chính, ngoài ra còn cổ cơm nếp và các loại củ như: ngô (bắp), khoai, sắn… Cơm nếp được nấu trong ống lồ ô hay chõ đồ xôi Hầu hết các tộc người nhóm Môn-Khmer ăn hai bữa chính là sáng và tối, bữa trưa được coi
là bữa phụ Thức ăn hàng ngày có rau, cá cùng các thứ do hái lượm và săn bắn được Các món ăn được chế biến theo cách thức ăn tái, nướng hay luộc
Món ăn đặc biệt của nhiều tộc người Môn – Khmer Tây Bắc là phèo của trâu, bò, dê: người ta để nguyên phần dịch trắng trong ruột non, cột hai đầu lại luộc chín rồi thái từng miếng ăn Phần phèo gần ruột già đem trộn lẫn cổ hũ, ướp sả, muối hành Đây là món ăn đặc biệt dùng khi có khách đến chơi và dùng trong lễ hội
Ngoài ra, mỗi tộc người có những món ăn đặc trung riêng Ví dụ, người Xinh Mun có món rêu đá rất độc đáo Để có món rêu đá ngon, phụ nữ thường ra sông lẩy rêu, nhặt bỏ lá cây, rác bẩn, dùng chày gỗ vừa đập, vừa té nước để loại hết
Trang 7sỏi cát còn dính trong rêu Sau khi rửa sạch, vắt khô, rồi được trộn với các loại gia vị: sả, gừng, bột ớt, muối, sau đó gói vào lá dong, vui trong than lửa cho chín Món rêu nóng ăn với xôi là đặc sản của người Xinh Mun, vừa thơm ngọt lại bùi Người Giẻ-Triêng có món thịt chuột nấu trong ống tre là món ăn đặc trưng không thể thiếu trong ngày tết của đồng bào…
1.2.Trang phục
Trước khi có trang phục bằng vải sợi bông, các tộc người nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer đã biết tìm các loại vỏ cây: rang, cu mách, ơn đang, tỉ coong, cha khuông, mo, si tí… dệt thành tấm để khâu y phục, tấm đắp, tấm choàng… phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày Người Xơ Đăng nhóm Mơ Nâm ở Kon Tum thường sử dụng các loại vỏ cây: hpoong, mo có màu trắng và cây ka bu có màu đỏ nâu để cắt, may y phục Người Xơ Đăng nhóm Tơ Đ’ră thì chủ yếu dùng cây hmôh (hmuh) còn được gọi là cây mít rừng… để làm làm “vải” chế tác trang phục Người Giẻ-Triêng vùng Đăk Dục, Đăk Nông huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum thường sử dụng vỏ cây roong (loong roong) là loại cây gỗ, cao khoảng 10m, chu vi khoảng 30cm đến 40cm không có đốt, vỏ nhắn Vỏ cây được chọn làm vải thường có tính bền dai, chịu nước tốt không bị mọt
Loại y phục vỏ cây hiện nay dã di vào dĩ vàng, thay vào đó là hai thế hệ vải sợi bông và công nghiệp kiểu dáng phổ thông Tuy nhiên, trong cuộc sống của một
số cư dân ở miền Trung Tây Nguyên, vân còn tồn tại áo, khố vỏ cây dưới dạng vật
kỷ niệm – là minh chứng cho một thời kỳ trong lịch sử tộc người, trước khi có trang phục bằng vải, cư dân các tộc người Môn – Khmer khu vực Trường Sơn, Tây Nguyên đã dùng vỏ cây để che thân Có thể ban đầu, vỏ cây để dưới dạng nguyên
xơ, đan cho vừa hình người Dần dần, người ta đã biết dùng kim khâu bằng xương thú, bằng tre để khâu vỏ cây thành áo, khố Vì vậy, trước khi trình bày về quy trình tạo ra vải để cắt may trang phục, chúng tôi trình bày đôi nét về quy trình tạo vải bằng vỏ cây của cư dân Môn – Khmer trong lịch sử
Để làm ra chiếc áo, khố bằng vỏ cây là cả một quá trình sáng tạo mà phải trải qua cuộc sống lao động lâu dài cư dân Môn – Khmer mới phát hiện ra được Cho đến nay, một số người già vẫn còn nhớ kỹ thuật làm ra một tấm vải vỏ cây qua lời kể của thế hệ trước Họ thường được nghe kể về cuộc sống gắn với thời kỳ mặc
áo vỏ cây Khi ấy bà con người Xơ Đăng, M’nông thường vào rừng lấy cây si tí về làm vải mặc thường ngày Những năm 60 thế kỷ XX trở về trước, người ta vẫn còn mặc vải vỏ cây, vì trong suốt thời kỳ chiến tranh, cư dân chỉ biết gắn bó với rừng xanh, điều kiện giao lưu còn hết sức hạn chế Chiến tranh chấm dứt lại bước vào thời kỳ bao cấp (1976 – 1986), cư dân thành phố còn thiếu vải, đồng bào các dân tộc ở vùng sâu vùng xa càng vô cùng khan hiếm Nhiều người tiết kiệm, dùng áo
vỏ cây khi vào rừng, đi săn, phát rẫy Vài chục năm trở lại đây, ít người còn mặc vải vỏ cây, ngoại trừ một số người dùng khi đi khai thác song mây, phát rẫy và đặc biệt là sử dụng khi đi săn voi
Mặc dù có sự chi phối của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội…, nhưng do có
sự độc lập tương đối nên trang phục của các tộc người nhóm ngôn ngữ Môn –
Trang 8Khmer nhìn chung vẫn bảo tồn được các yếu tố truyền thống, thể hiện tính thống nhất nhưng lại có đặc trưng riêng Sự thống nhất đó được biểu hiện ở chất liệu trang phục chủ yếu vẫn là sợi bóng: các khâu pháp thuật, dệt, thêu chấp ghép, cắt may và cách thức sử dụng trang phục vẫn tiếp thu, kế thừa có chọn lọc các yếu tố truyền thống
Hiện nay, nguyên liệu bóng truyền thống của trang phục đang được thay thế bằng sợi bông hay len công nghiệp Sự biến đổi này là tất yếu vì con người sẽ ngày càng hướng tới sự tiện dụng và năng suất lao động cao Kéo theo đó, trang phục tộc người nhanh chóng biến đổi theo hướng tiện ích và xu thế chung của xã hội Sự thống nhất thể hiện trong cách tạo dáng và trang trí chi tiết trên trang phục theo từng vùng cư trú Phía Bắc, trang phục của 5 tộc người Khơ Mủ, Màng, Kháng, Xinh Mun, ơ Đu có sự giao thoa mạnh mẽ với văn hoá Thái Tuy nhiên chiếc áo cóm của phụ nữ Khơ Mú vẫn độc đáo với hàng khuy bạc hình chữ nhật và hoa văn hình mặt trời làm trung tâm Nó phảng phất quan niệm của cư dân nông nghiệp Đông Nam Á cổ đại với hình tượng trời tròn đất vuông Trang phục phụ nữ Mảng độc đáo bởi cách trang trí búi tóc hình cây dừa trên đỉnh đầu và chiếc tạp dề trắng thêu hoa văn quấn ngang ngực tới bắp chân Trang phục phụ nữ Kháng hay Xinh Mun tạo ra nét đặc biệt bởi số lượng cúc khác so với người Thái và hàng chỉ màu hai bên áo, thêm vào đó là chiếc áo dài truyền thống được trang trí rất nhiều hoa văn mặc trong ngày cưới, ngày lễ hay lúc qua đời Trang phục 15 tộc người Môn– Khmer ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên thống nhất trong cách cắt may, tạo dáng trang phục, và các băng hoa văn ngang trang trí trên áo váy, các băng hoa văn dọc và trang trí đan tết trên hai đầu khố Song mỗi tộc người lại có cách trang trí rất khác nhau Ví dụ như trang trí dệt cườm chì của phụ nữ các tộc người Tà Ôi,
Cơ Tu; trang trí dệt hoa văn hình học, hình động vật, hình người bằng các màu trên nền vải trắng của ngươi Mạ, Cơllo và Chơ Ro… Tất cả những trang trí đó làm nên nét đặc trưng trong sự thống nhất của trang phục các tộc người Môn-Khmer ở khu vực phía Bắc và khu vực miền Trung – Tây Nguyên Riêng trang phục tộc người Khmer Nam Bộ, bên cạnh các đặc điểm riêng trong trang phục thường ngày, trang phục cô dâu và lễ hội, yếu tố tôn giáo đã ảnh hưởng trực tiếp tới trang phục tộc người Chính tính nguyên tắc theo quy định của Phật giáo Tiểu thừa đã góp phần cho sự bất biến của loại trang phục dành cho các chức sắc tôn giáo Ngoài trang phục tôn giáo, trang phục trong nghệ thuật dân gian của người Khmer cũng không ngưng biến đối theo xu hướng biến đổi chung của xã hội
1.3 Kiến trúc nhà ơ
Đặc điểm chung: Nhóm Môn- Khmer nhà thường có hai loại: nhà sàn và nhà trệt nhưng chủ yếu ở nhóm Môn-Khmer là loại nhà nhà sàn, làm các vật liệu có sẵn trong tự nhiên như tre, nứa, gỗ và lá rừng để lợp Không gian được làm dựa trên sự ứng xử linh hoạt, đa năng biến hóa phong phú, vừa hòa nhập dễ dàng với tự nhiên, môi trường, vừa thích hợp với hoạt động đời sống nông nghiệp kết hợp với thủ công nghiệp của vùng nhệt đới ẩm gió mùa, của cơ cấu gia đình lớn hay nhỏ
Trang 9Đặc điểm riêng: Nhà của những dân tộc vùng Tây Bắc kiến trúc đơn giản, kỹ thuật thô sơ không có mộng chỉ có ngoẵm, lấy dây rừng buộc lại Nhìn chung, nhà chỉ có hai mái, không có chân ở hai đầu hồi, nhà có hai cầu thang lên xuống, một gian cho nam giới, một gian giành cho nữ giới Nơi quan trọng nhất là cột thờ ma, nơi tiếp khách và bếp lửa, nơi ngủ của vợ chồng gia chủ…
Ngôi nhà truyền thống của khu vực Trường Sơn- Tây Nguyên là ngôi nhà dài hay ngắn, nhưng những ngôi nhà sàn dài hiện nay đang bị thay thế bằng những ngôi nhà sàn ngắn Ngôi nhà sàn dài cửa ra vào ở hai đầu hồi, trong nhà chia dọc thành 3 phần: lối đi ở giữa, một bên ngăn thành buồng nhỏ, cho gia đình sinh hoạt riêng (gọi là các bếp), còn một bên dùng làm nơi sinh hoạt chung, tiếp khách, họp bàn, tổ chức lễ hội, ăn uống đông người, đan nát…
Nét đặc trưng quan trọng nhất của ngôi nhà vùng này: là kết cấu “khung cột, không có vì kèo”, khung đứng liên kết với cột xà, cột không liên kết với xà ngang
mà liên kết trực tiếp với xà dọc Chính từ đặc trưng này: làm ngôi nhà mang màu sắc độc đáo Các ngôi nhà dù ngắn hay dài thì đều được bố trí mở cửa chính hướng
về ngôi nhà công cộng gọi là nhà rông Nhà rông thường được dựng ở những vị trí trung tâm của làng: là nơi vị trí trung tâm của làng, là nơi thuận tiện cho sinh hoạt văn hóa cộng đồng Sự đồ sộ, hùng vĩ, lạ lẫm qua phần mái: mái thấp, mái cao, mái hình chữ nhật, mái thẳng, mái cong tạo nên vẻ đẹp hoành tráng cho ngôi nhà rông, kiến trúc và cách trang trí mỹ thuật công phu Ngôi nhà công cộng cao lớn và đẹp đúng nổi bật giưa làng đó là trụ sở của làng nơi các bô lão tế tựu để bàn việc công, nơi dân làng hội họp, nơi thanh niên chưa vợ và trai góa vợ ngủ đêm, nơi tiến hành các nghi lễ phong tục củ cộng đồng, nơi tiếp khách lạ của làng
2 Một số yếu tố Văn hóa tinh thần
2.1 Nếp sống gia đình và quan hệ xã hội
Hình thái gia đình: là gia đình phụ quyền, gia đình lớn chỉ còn lại dấu vết, tàn dư, phổ biến là gia đình nhỏ, hạt nhân, tiểu gia đình phụ quyền, trong gia đình vai trò của người đàn ông được đề cao Trong các gia đình vợ chồng con cái sống hòa thuận, tương đối bình đẳng, tuy việc dựng vợ gả chồng là do cha mẹ tự quyết định nhưng tự do con cái vẫn được tôn trọng : đó là đôi trai gái tự do yêu nhau, tìm hiểu và kết hôn Ở nhóm Môn-Khmer hôn nhân một
vợ một chồng: là nguyên tắc cơ bản trong xây dụng gia đình
Tuy nhiên: các dân tộc này tàn dư của chế độ mẫu hệ vẫn còn rất đậm nét Địa vị của người phụ nữ trong gia đình được tôn trọng như vai trò của người mẹ trong việc gần gũi kho thóc, phân phát thức ăn cho các thành viên, tục chồng mang họ vợ khi ở rể, tục lại mặt…
Nét đặc trưng được biểu hiện đậm nét ở mỗi vùng miền: Ở nhóm cư dân Môn-Khmer Tây Bắc tàn dư của chế đọ mẫu hệ khá đậm nét đặc biệt thể hiện qua: vai trò của các ông cậu trong gia đình
Ở người Khơ Mú: Ông cậu vừa có nhiệm vụ, vừa có quyền lợi liên quan đến gia đình cháu, khi dựng vợ gả chồng cho con bố mẹ phải xin ý kiến ông cậu, người chồng còn cư trú bên nhà vợ, quyền coi sóc com cái thuộc về ông
Trang 10cậu Khi vợ chồng ra ở riêng, ông cậu phải dựng bếp, phải đốt lửa bếp, cho các hạt giống và giống gia súc cho bố mẹ các cháu của mình, khi sinh cháu, ông cậu đặt tên và thay mặt bà ngoại cho các cháu chiếc vòng và chiếc địu Khi gia đình em gái có xung khắc ông cậu có quyền can thiệp, trách mắng em rể
Ở người Bru-Vân Kiều, người Khơ Mú, người Cơ Tu còn tồn tại dấu vết, hôn nhân liên minh ba bộ tộc: là họ A gả con gái cho họ B thì dòng họ B không được gả con gái cho họ A mà phải gả con gái cho họ C
Đặc điểm chung về xã hội: Cư dân nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer sống gắn bó với nhau đựa trên 2 mối quan hệ: là quan hệ cộng cư và quan hệ dòng
họ, họ cư trú thành làng, bản, buôn Làng là đơn vị tổ chức xã hội cơ bản và
tự trị trong xã hội Mỗi làng gồm: nhiều gia đình, dòng họ khác nhau sinh sống gắn bó, đoàn kết với nhau trên địa vực nhất định và riêng biệt tự quản dựa vào luật tục
Ý thức cộng đồng trong buôn làng cao: vai trò to lớn của các thiết chế
tự quản buôn làng, luật tục, già làng, trong nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer đã có
sự phân hóa giàu nghèo, nhưng sự phân hóa giai cấp còn đang manh nha, quan hệ đoàn kết tương trợ mạnh mẽ, dân buôn làng bản trong danh dự, chất phát, trung hậu Đứng đầu mỗi làng là già làng được nể trọng, có vai trò quan trọng đời sống của làng vì là người am hiểu về phong tục tập quán của làng
và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất
Xã hội được thiết lập trên cơ sở phụ quyền khá vững chắc, trong làng: mỗi họ có một vị trưởng họ có vai trò quan trọng Trưởng họ thay mặt các thành viên trong họ quan hệ với dân làng, giải quyết các công việc liên quan đến nội bộ như ma chay, cưới xin, hòa giaỉ các xích mích trong nội bộ, tế nông nghiệp…
Bên canh những đặc điểm chung thì các dân tộc nhóm Môn-Khmer có những nét đặc trưng của xã hội: Đối với các dân tộc Môn-Khmer ở Tây Bắc đồng bào không cư trú trên một đơn vị xã hội lớn hơn bản Họ sống thành từng bản nhỏ: khoảng 10 nóc nhà, cũng có khi trong bản sống xen kẽ với các dân tộc khác, một bản như vậy gồm một số gia đình đồng tộc Còn trong đơn
vị mường, trên bản thì họ sống xen kẽ vói các dân tộc khác, trong các mường của người thái thì địa vị xã hội của họ là tầng lớp chịu nhiều lệ thuộc của phong kiến thái trước đây Người thuộc các dân tộc này giỏi lắm là làm trưởng bản, còn dù có thế lực đến đâu trước đây cũng không được tham gia vào bộ máy cai trị của mường
2.2 Cưới xin
Hôn nhân của các tộc người trong nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer dựa trên nguyên tắc hôn nhân 1 vợ, 1 chồng Trước đây, hôn nhân theo kiểu gả bán, mai mối, ngày nay trai gái tự do tìm hiểu và đi đến hôn lễ, nhưng phải tôn trọng luật tục Tuy nhiên, từng dân tộc hôn nhân gia đình cũng có những đặc điểm khác nhau
Cư dân nhóm Môn-Khmer thường trai gái được tự do yêu nhau, cha mẹ