Làm rõ mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ. Cho ví dụ minh hoạ.•Mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ:V.I.Lênin đã từng nói: “Lịch sử của tư duy bằng lịch sử của tư duy bằng lịch sử của ngôn ngữ”. Điều này có nghĩa là sự xuất hiện của tư duy đồng thời với sự xuất hiện của ngôn ngữ và ngược lại. Chính vì vậy, tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Tư duy được vật chất hoá dưới dạng ngôn ngữ. Hay nói cách khác, ngôn ngữ là hình thức tồn tại và thể hiện của tư duy, là cái vỏ vật chất của tư duy. Sở dĩ giữa tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ này vì ngôn ngữ tồn tại ở dạng vật chất còn tư duy thì phi vật chất, các đơn vị của ngôn ngữ cảm nhận được bằng các giác quan và có đặc tính vật chất, còn tư duy không cảm nhận được bằng các giác quan như vậy. Vì vậy, tư duy không thể tồn tại, tạo lập hay phát triển bên ngoài ngôn ngữ. Ngôn ngữ và tư duy tạo thành thể thống nhất biện chứng, bắt nguồn từ trong quá trình nhận thức. Quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ là quan hệ giữa nội dung và hình thức. Nếu không có ngôn ngữ thì thao tác của tư duy không thể diễn ra, sản phẩm của tư duy không có gì để biểu đạt, người khác không thể tiếp nhận, còn nếu không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là những chuỗi âm thanh vô nghĩa.Tuy nhiên, ngôn ngữ và tư duy là một thể thống nhất nhưng không đồng nhất. Sự không đồng nhất thể hiện ở việc ngôn ngữ mang tính dân tộc còn tư duy có tính nhân loại. Chẳng hạn, cùng hướng tới một sự vật nhưng ở Việt Nam gọi là cái bàn, còn ở nước Anh lại gọi là Table…Hơn nữa, những đơn vị tư duy cũng không đồng nhất với các đơn vị của ngôn ngữ. Vì thế, ngôn ngữ và tư duy thống nhất nhưng không đồng nhất. Chức năng của ngôn ngữ đối với tư duy là thể hiện tư tưởng và trực tiếp tham gia vào việc hình thành tư tưởng.
Trang 1PHẦN 1 Câu 1: Phân biệt tư duy logic và hình thức logic của
tư duy
Hình thức logic của tư duy Tư duy logic
Khái niệm
Là cấu trúc của tư tưởng
đó, là phương thức liên kết giữa các thành phần của tư tưởng với nhau
Là tư duy có hệ thống , tất yếu, chặt chẽ
và chính xác
Đặc điểm
- Có mối liên hệ chặt chẽ với nội dung của tư duy
- Phụ thuộc vào nội dung
cụ thể để xác định hình thức logic phù hợp để biểu thị nội dung
- Tính hệ thống : các yếu tố cấu thành hệ thống trong quá trình tư duy phải tuân theo trình tự nhất định, chúng quan hệ và qui định lẫn nhau tạo thành kết cấu chặt chẽ
- Tính tất yếu : Trong những điều kiện nhất định để đảm bảo giá trị chân lí của
sự nhận thức thì tư duy nhất định phải diễn ra như thế chứ không thể khác
- Tính chặt chẽ: là sự liên kết chặt chẽ bền vững giữa các tư tưởng, bảo đảm tính nhất quán, rõ ràng rành mạch, không mâu thuẫn và có đầy đủ căn cứ,
-Tính chính xác :phản ánh phẩm chất xác định của đối tượng , qua đố nhận biết được đối tượng mà tư duy phản ánh và phân biệt được đối tượng đó với đối tượng khác
Câu 2: Làm rõ mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ Cho ví dụ minh hoạ.
Mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ:
V.I.Lênin đã từng nói: “Lịch sử của tư duy bằng lịch sử của tư duy bằng lịch
sử của ngôn ngữ” Điều này có nghĩa là sự xuất hiện của tư duy đồng thời với sự xuất hiện của ngôn ngữ và ngược lại Chính vì vậy, tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
Tư duy được vật chất hoá dưới dạng ngôn ngữ Hay nói cách khác, ngôn ngữ
là hình thức tồn tại và thể hiện của tư duy, là cái vỏ vật chất của tư duy Sở dĩ giữa
tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ này vì ngôn ngữ tồn tại ở dạng vật chất còn tư
Trang 2duy thì phi vật chất, các đơn vị của ngôn ngữ cảm nhận được bằng các giác quan
và có đặc tính vật chất, còn tư duy không cảm nhận được bằng các giác quan như vậy Vì vậy, tư duy không thể tồn tại, tạo lập hay phát triển bên ngoài ngôn ngữ Ngôn ngữ và tư duy tạo thành thể thống nhất biện chứng, bắt nguồn từ trong quá trình nhận thức
Quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ là quan hệ giữa nội dung và hình thức Nếu không có ngôn ngữ thì thao tác của tư duy không thể diễn ra, sản phẩm của tư duy không có gì để biểu đạt, người khác không thể tiếp nhận, còn nếu không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là những chuỗi âm thanh vô nghĩa
Tuy nhiên, ngôn ngữ và tư duy là một thể thống nhất nhưng không đồng nhất Sự không đồng nhất thể hiện ở việc ngôn ngữ mang tính dân tộc còn tư duy
có tính nhân loại Chẳng hạn, cùng hướng tới một sự vật nhưng ở Việt Nam gọi là cái bàn, còn ở nước Anh lại gọi là Table…Hơn nữa, những đơn vị tư duy cũng không đồng nhất với các đơn vị của ngôn ngữ Vì thế, ngôn ngữ và tư duy thống nhất nhưng không đồng nhất Chức năng của ngôn ngữ đối với tư duy là thể hiện tư tưởng và trực tiếp tham gia vào việc hình thành tư tưởng
Ví dụ minh hoạ:
Nhờ ngôn ngữ con người trừu tượng hoá, khái quát hoá những thuộc tính và quan hệ của khách thể nhận thức, có thể suy nghĩ tách khỏi vật cảm tính Nhờ ngôn ngữ, kinh nghiệm được truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác Ví dụ như khi nghĩ tới một vật bốn chân dùng để ngồi thì ta biểu đạt ra bên ngoài bằng ngôn ngữ, gọi tên vật đó là cái ghế (đối với tiếng Việt), khi nói tới cái ghế thì người Việt Nam đều hiểu đó là vật như thế nào Hay chẳng hạn như trên bia mộ có khắc tên, dù chúng ta không hề quen biết người đã chết nhưng biết được ngôi mộ đó là của ai Hay như một buổi thuyết trình về nước Anh, qua đó, người nghe dù chưa tới nước Anh bao giờ cũng có thể phần nào mường tượng ra khung cảnh, văn hoá của nước đó…vì thế ngôn ngữ chính là hình thức tồn tại và thể hiện của tư duy
Trang 3PHẦN 2
Câu 1 : Phân tích bản chất của khái niệm
Định nghĩa:
Thông thường, các quan điểm đều định nghĩa khái niệm là hình thức của tư duy trừu tượng, phản ánh một lớp các đối tượng (sự vật, quá trình và hiện tượng) thông qua các đặc trưng, các dấu hiệu cơ bản của các đối tượng đó Trong trường hợp cần phân biệt rõ hơn khái niệm với các hình thức khác của tư duy cũng phản ánh đối tượng thông qua các đặc trưng cơ bản của nó - chẳng hạn như lý thuyết khoa học, thì định nghĩa sau đây chính xác hơn: Khái niệm là hình thức của tư duy trừu tượng, là kết quả của quá trình khái quát hóa và tách biệt (trong tư tưởng) các đối tượng thuộc về một lớp nào đó theo một số dấu hiệu đặc trưng nhất định của các đối tượng này1
Phân tích bản chất của khái niệm:
Thứ nhất, khái niệm là sự phản ánh tương đối toàn diện về đối tượng: khái niệm phản ánh những dấu hiệu đặc trưng đó lại chi phối toàn bộ các mặt, mối liên
hệ khác của đối tượng
Thứ hai, khái niệm là sự phản ánh tương đối có hệ thống về đối tượng: các dấu hiệu mà khái niệm phản ánh luôn phải tuân theo trình tự nhất định, có quan hệ
và qui định lẫn nhau một cách chặt chẽ
Thứ ba, khái niệm là sự phản ánh tương đối chính xác về đối tượng : khái niệm phản ánh sự vật trong trạng thái tương đối ổn định , các đặc trưng bản chất được nêu ra trong khái niệm đều những dấu hiệu quyết đinh sự tồn tại của trạng thái ổn định đó qua đó qua đố nhận biết được đối tượng mà tư duy phản ánh và phân biệt được đối tượng đó với đối tượng khác
Cuối cùng, khái niệm là sản phẩm của tư duy và kết quả của sự nhận thức, là
sự sáng tạo của con người: Khái niệm được xây dựng xuất phát từ nhu cầu hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức, hệ thống khái niệm được con người xây dựng và sử dụng là công cụ để tiếm tục quá trình nhận thức
1 Xem : Biện chứng của nhận thức khoa học, NXB Khoa học, Moskva, 1978 (tiếng Nga), tr 354 -372.
Trang 4Câu 3 Kết cấu logic của khái niệm và mối quan hệ giữa các thành phần tạo nên kết cấu đó như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.
Kết cấu logic của khái niệm
Về kết cấu logic, khái niệm gồm hai mặt là nội hàm và ngoại diên Trong đó, nội hàm là tổng hoà các dấu hiệu bản chất đặc trưng của đối tượng được phản ánh trong khái niệm; ngoại diên là tập hợp gồm tất cả các đối tượng có chung những dấu hiệu bản chất đặc trưng được phản ánh trong nội hàm của khái niệm
Ví dụ, có khái niệm: “Động vật chân khớp là những động vật không có xương sống, có một bộ xương ngoài, một cơ thể chia đốt và những đốt phụ”
Nội hàm của khái niệm “động vật chân khớp” bao gồm các dấu hiệu:
- động vật không có xương sống
- có một bộ xương ngoài
- có một cơ thể chia đốt và những đốt phụ
Ngoại diên của khái niệm “động vật chân khớp” là tập hợp tất cả năm lớp, các loài có chung những dấu hiệu được phản ánh trong nội hàm của khái niệm
“động vật chân khớp” (5 lớp, 1.170.000 loài)
Mối quan hệ giữa các thành phần tạo nên kết cấu logic của khái niệm
Trong mỗi khái niệm, nội hàm và ngoại diên luôn thống nhất và gắn bó mật thiết với nhau Tuy vật, sự tương quan giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm
có tính chất tỷ lệ nghịch Nếu ngoại diên của một khái niệm càng nhiều đối tượng bao nhiêu thì nội hàm của nó càng nghèo nàn bấy nhiêu và ngược lại
Ví dụ, ta có khái niệm “động vật chân khớp” và khái niệm “động vật chân khớp thuộc lớp sâu bọ” Thì khái niệm “động vật chân khớp” có ngoại diên rộng hơn ngoại diên của khái niệm “động vật chân khớp thuộc lớp sâu bọ”, nhưng nội hàm của khái niệm “động vật chân khớp thuộc lớp sâu bọ” có nội hàm sâu hâu nội hàm khái niệm “động vật chân khớp”
Phần III Câu 1: Xác định quan hệ giữa các khái niệm sau bằng phương pháp mô hình hóa.
Trang 5a) Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam mới (A)
Hiến pháp 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (B)
b) Luật phong kiến Việt Nam (A)
Luật XHCN Việt Nam (B)
Luật hành chính Việt Nam (C)
Luật Hồng Đức (D)
c)
Luật tư sản (A)
Luật XHCN (B)
Luật dân sự (C)
Luật XHCN Việt Nam (D) Luật dân sự XHCN Việt Nam (E) Luật dân sự Napoleon (F)
d)
A ≡ B
Trang 6Luật (A)
Luật thành văn (B)
Luật bất thành văn (C)
Luật Hiến pháp (D) Luật Hiến pháp Việt Nam (E)
A
Câu 3 Các định nghĩa khái niệm sau có mắc lỗi logic không? Mắc lỗi gì? Tại sao?
a) Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Định nghĩa khái niệm này mắc lỗi logic Trường hợp này vi phạm quy tắc
“định nghĩa phải cân đối”, cụ thể là đã định nghĩa quá rộng vì ngoại diên của khái niệm “hành vi nguy hiểm cho xã hội” rộng hơn ngoại diên của khái niệm “tội phạm”
b) Đạo đức là quan hệ xã hội không do pháp luật điều chỉnh
Định nghĩa khái niệm này mắc lỗi logic
Thứ nhất, theo em, không thể nói đạo đức là quan hệ xã hội Đạo đức được
định nghĩa là “một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc,
chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh cách đánh giá và cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin
cá nhân, bởi sức mạnh của truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội” Nếu nói
quan hệ đạo đức là một dạng của quan hệ xã hội thì đúng nhưng đạo đức bản thân
nó không phải quan hệ xã hội Quan hệ đạo đức, ý thức đạo đức, thực tiễn đạo đức
là các yếu tố tạo nên cấu trúc đạo đức Vì thế, trường hợp này vi phạm quy luật đồng nhất
B C
D E
Trang 7Thứ hai, trường hợp này vi phạm quy tắc “định nghĩa phải cân đối”, vì ngoại
diên của khái niệm “quan hệ xã hội không do pháp luật điều chỉnh” rộng hơn ngoại diên của khái niệm “đạo đức” hay “quan hệ đạo đức”
Từ hai phân tích trên, theo em, định nghĩa khái niệm này đã định nghĩa vừa quá rộng, vừa quá hẹp; vi phạm quy luật đồng nhất
c) Tham nhũng là hành vi gây tổn hại cho xã hội như loài sâu mọt đục khoét cơ thể xã hội.
Định nghĩa khái niệm này mắc lỗi logic Trường hợp này vi phạm quy tắc
“định nghĩa không được ví von” Sở dĩ định nghĩa không được ví von là vì ví von chưa chỉ ra được đối tượng phản ánh có dấu hiệu bản chất đặc trưng gì nên nhiệm
vụ mà định nghĩa đặt ra chưa thực hiện được Cụ thể, ở trường hợp này, việc so sánh tham nhũng như “những con sâu mọt ăn bám, huỷ hoại cơ thể xã hội” chỉ làm người khác hình dung ra một phần hậu quả xấu của tham nhũng chứ chưa làm người khác hiểu được tham nhũng là gì, có nghĩa là định nghĩa như vậy chưa chỉ ra được hành vi tham nhũng có những dấu hiệu bản chất đặc trưng như thế nào để có thể nhận thức được hành vi nào là hành vi tham nhũng
d) Quan hệ hôn nhân là quan hệ vợ chồng và quan hệ vợ chồng phải được mọi người thừa nhận, trong những người thừa nhận phải có họ hàng hai bên,
họ hàng hai bên thừa nhận như vậy hai người không có chung huyết thống trong phạm vi ba đời.
Định nghĩa khái niệm này mắc lỗi logic Theo em, định nghĩa khái niệm này
vi phạm hai quy tắc đó là “định nghĩa khái niệm phải ngắn gọn, rõ ràng, bảo đảm tính chính xác” và “định nghĩa không được vòng vo” Định nghĩa khái niệm trên mắc lỗi logic vì vừa dài dòng, vừa vòng vo lại không rõ ràng, lặp từ quá nhiều dẫn tới khó hiểu
e) Nhà nước XHCN là nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Định nghĩa khái niệm này mắc lỗi logic Trường hợp này vi phạm quy tắc
“định nghĩa phải cân đối”, cụ thể là đã định nghĩa quá hẹp vì ngoại diên của khái niệm “nhà nước CHXHCN Việt Nam” hẹp hơn ngoại diên của khái niệm “Nhà nước XHCN”
Trang 8MỤC LỤC
PHẦN 1 1 Câu 1: Phân biệt tư duy logic và hình thức logic của tư duy 1 Câu 2: Làm rõ mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ Cho ví dụ minh hoạ 1 PHẦN 2 3 Câu 1 : Phân tích bản chất của khái niệm 3 Câu 3 Kết cấu logic của khái niệm và mối quan hệ giữa các thành phần tạo nên kết cấu đó như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ 4 Phần III 4
Câu 1: Xác định quan hệ giữa các khái niệm sau bằng phương pháp mô hình hóa 4
Câu 3 Các định nghĩa khái niệm sau có mắc lỗi logic không? Mắc lỗi gì? Tại sao? 6