Phân giai đoạn lâm sàng HIV HAIVN Chương trình AIDS của Đại học Y Harvard tại Việt Nam... Mục tiêu học tập Kết thúc bài này, học viên sẽ có khả năng: Xác định được giai đoạn lâm sàng c
Trang 1Phân giai đoạn
lâm sàng HIV
HAIVN
Chương trình AIDS của
Đại học Y Harvard tại Việt Nam
Trang 2Mục tiêu học tập
Kết thúc bài này, học viên sẽ có khả năng:
Xác định được giai đoạn lâm sàng của một bệnh nhân HIV
Giải thích được khi nào đánh giá giai đoạn lâm sàng của bệnh nhân
Hiểu được cách áp dụng phân giai đoạn
lâm sàng trước và sau điều trị ARV
Trang 3Hệ thống phân giai đoạn
lâm sàng theo WHO
Phân giai đoạn lâm sàng theo WHO có thể dùng để:
Ước lượng mức độ tổn thương hệ miễn dịch của
bệnh nhân
Theo dõi tiến triển của bệnh HIV
Quyết định khi nào cần bắt đầu:
• Điều trị dự phòng bằng Cotrimoxazole
• Điều trị bằng thuốc kháng HIV (ARV)
Theo dõi đáp ứng của bệnh nhân với điều trị ARV
Cần đánh giá Giai đoạn Lâm sàng theo WHO
mỗi lần bệnh nhân đến khám
Trang 4Áp dụng phân giai đoạn lâm sàng trong mối quan hệ với điều trị ARV
Trước điều trị
ARV:
Xác định giai
đoạn lâm sàng
cao nhất bệnh
nhân đạt được
Lý do: Xác định
đủ tiêu chuẩn để
điều trị ARV
Sau khi đã điều trị ARV:
Đánh giá lại tình trạng lâm sàng hiện tại của bệnh nhân
Lý do: Đánh giá sự cải thiện tình trạng lâm sàng và đáp
ứng với điều trị ARV
Trang 5Các giai đoạn lâm sàng theo WHO
Trang 6Giai đoạn 1: Không triệu chứng
Những hội chứng điển hình/phổ biến
nhất:
Không có triệu chứng
Hạch to toàn thân dai dẳng
Thang hoạt động chức năng:
Hoạt động bình thường
Trang 7Giai đoạn 2: Triệu chứng nhẹ
Những hội chứng điển hình/phổ biến nhất:
Sút cân không rõ nguyên nhân mức độ
trung bình (< 10% thể trọng)
Các nhiễm trùng hô hấp tái phát
Zona (Herpes zoster)
Phát ban sẩn ngứa (PPE)
Thang hoạt động chức năng:
có triệu chứng nhưng hoạt động bình thường
Trang 8Giai đoạn 3: Triệu chứng tiến triển
Những hội chứng điển hình/phổ biến nhất:
Không rõ nguyên nhân:
• Sút cân nặng (> 10% trọng lượng cơ thể)
• Tiêu chảy mạn tính trên 1 tháng
• Sốt dai dẳng trên 1 tháng
Bệnh Candida miệng tái phát
Lao phổi
Nhiễm khuẩn nặng
Thiếu máu, giảm bạch cầu trung tính, hoặc giảm
tiểu cầu không rõ nguyên nhân
Thang hoạt động chức năng: có triệu chứng,
ở giường < 50% thời gian
Trang 9Giai đoạn 4: Triệu chứng nặng
Những hội chứng điển hình/phổ biến nhất:
Lao ngoài phổi
Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci (PCP)
Bệnh Candida thực quản
Bệnh Toxoplasma hệ thần kinh trung ương
Viêm màng não do Cryptococcus neoformans
• Bệnh do Penicillium marneffei
Viêm võng mạc do Cytomegalovirus (CMV)
Thang hoạt động chức năng: Nằm tại giường
> 50% thời gian
Trang 10Giai đoạn lâm sàng nào?
Nguyệt đã được điều trị lao hạch từ
tháng 1 đến tháng 9 năm 2009
Hiện tại cô không sốt và không có
triệu chứng NTCH nào khác
Cô sụt 12 kg trước khi điều trị lao và lên được 6 kg sau khi điều trị
Cô vẫn chưa điều trị ARV
Trang 11Giai đoạn lâm sàng nào? (2)
trị ARV, Nguyệt tăng lên
thêm 3 kg nữa
cô ấy đang bị Zona (Herpes
zoster) ở sườn bên trái
Trang 12Phân giai đoạn miễn dịch
Bình thường hoặc suy giảm
Tình trạng miễn dịch được đánh giá qua số lượng tế bào
CD4
Trang 13Các tiêu chuẩn chẩn đoán HIV tiến triển
(bao gồm AIDS)
Nhiễm HIV tiến triển:
Bất kỳ tình trạng nào
thuộc giai đoạn lâm
sàng 3 hoặc 4 (chẩn
đoán lâm sàng hoặc
chẩn đoán xác định)
và/hoặc
Số lượng tế bào CD4
< 350 tế bào/mm3
AIDS:
Có bất kỳ tình trạng nào thuộc giai đoạn lâm sàng 4 (chẩn đoán lâm sàng hoặc chẩn đoán xác định)
hoặc
Số lượng tế bào CD4
< 200 tế bào/mm3
Trang 14Những điểm chính
Phân giai đoạn lâm sàng theo WHO sắp xếp bệnh nhân làm 4 nhóm theo các triệu chứng lâm sàng
Đánh giá giai đoạn lâm sàng tại mỗi lần bệnh nhân đến khám, để:
• Xác định tiêu chuẩn điều trị ARV
• Đánh giá đáp ứng của bệnh nhân với điều trị
ARV
Số lượng CD4 và giai đoạn lâm sàng được sử dụng để:
• Đánh giá tình trạng hệ miễn dịch của bênh nhân
• Quyết định khi nào bắt đầu các thuốc dự phòng NTCH và thuốc ARV
Trang 15Cảm ơn!
Câu hỏi?