1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 1979 1985

12 2,9K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 82 KB

Nội dung

⇒ Như vậy chế độ sở hữu tư liệu sản xuất xã hội chủ nghĩa mới đã thống trị với quy mô cả nước, đồng thời mô hình kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp cũng được xác lập trong cả 2 m

Trang 1

BÀI THU HOẠCH Môn: Lịch Sử Kinh Tế Việt Nam

Giảng viên: Phạm Thị Hồng Điệp Nhóm 8:

1.Nguyễn Thị Hải

2.Nguyễn Thị Nga

3.Vũ Huy Hoàng

4.Phạm Thị Hoài Thu

5.Phạm Hải Yến

Chủ đề: ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ-XÃ HỘI GIAI ĐOẠN

1979-1985

I.Tổng quan lịch sử

1- Bối cảnh.

_ Ngày 30/04/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi vẻ vang, đất nước ta hoàn toàn độc lập, ngày 25/04/1976 nước ta tổ chức tổng tuyển cử, bước đầu thống nhất về mặt chính trị

_Đại hội Đảng lần thứ IV tháng 12/1976 đã xác định thống nhất kinh

tế bằng việc áp dụng mô hình kinh tế ở miền Bắc vào miền Nam, phấn đấu đưa nước ta phát triển lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa trong vòng 20 năm trên cơ sở ban đầu là kế hoạch 5 năm lần thứ 2

1976-1980, rồi đến lần 3 giai đoạn 1981-1985

⇒ Như vậy chế độ sở hữu tư liệu sản xuất xã hội chủ nghĩa mới đã thống trị với quy mô cả nước, đồng thời mô hình kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp cũng được xác lập trong cả 2 miền Nam, Bắc

Trang 2

2- Những khó khăn chủ yếu.

_Cả nước cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế phổ biến vẫn còn là sản xuất nhỏ, mang đậm tính chất “ nông dân - nông

nghiệp” Được thể hiện qua những mặt: quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, quản lý sản xuất thiếu chặt chẽ, trình độ sản xuất yếu kém, công

cụ thô sơ, chưa áp dụng được những tiến bộ KHKT, hiệu quả lao động thấp

_Không những thế, nền kinh tế còn phải chịu hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh ác liệt, sự khai thác đến kiệt quệ nguồn tài nguyên và nhân lực của TD Pháp cùng với sự bao vây cấm vận của Mĩ, ở miền Nam vẫn còn tồn tại nhiều tàn dư của chủ nghĩa thực dân mới Các thế lực phản động trong và ngoài nước không ngừng chống phá, gây ảnh hưởng lớn đến đến sự ổn định của đất nước nói chung và tình hình kinh tế nói riêng

3- Những thuận lợi cơ bản.

_Tổ quốc được hòa bình, độc lập, thống nhất, nhân dân phấn khởi, hai miền Nam - Bắc có thể hỗ trợ cho nhau trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

_Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa mà đứng đầu là Liên Xô đang trên đà lớn mạnh, phong trào độc lập dân tộc và phong trào cách mạng của giai cấp công nhân đang phát triển rộng khắp; cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ và đem lại những thành tựu cực kì to lớn trong sự phát triển kinh tế của các nước Những điều đó là một điều kiện thuận lợi cho nước ta xây dựng và phát triển nền kinh tế

II.Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế giai đoạn 1979-1985.

Trong giai đoạn 1976-1978, khi nền kinh tế nước ta lần đầu tiên được thống nhất với mô hình cơ chế hóa tập chung, quan liêu bao cấp, kinh tế nước ta đã có những thay đổi tích cực Tuy nhiên, từ năm

Trang 3

1979, qua nhiều chỉ tiêu trong kế hoạch đề ra đã không đạt, nông nghiệp sa sút, công nghiệp trì trệ, lưu thông rối loạn, lạm phát tăng nhanh…Cả nước bước vào giai đoạn khủng hoảng kinh tế- xã hội nghiêm trọng

Cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội trong thời kì này không giống với các cuộc khủng hoảng chu kì trong nền kinh tế các nước chủ nghĩa

tư bản, cũng không giống như các cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ hay khủng hoảng kinh tế đi liền với khủng hoảng cơ cấu, khủng hoảng năng lượng, lương thực, khủng hoảng thừa hay khủng hoảng thiếu… Đây là cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội đặc biệt

Nhìn một cách tổng quan, cuộc khủng hoảng này có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội không phải điễn ra trong một lĩnh vực kinh tế nào đó mà trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, trước hết đó là sự khủng hoảng toàn bộ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp.

Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chi tiêu pháp lệnh chi tiết từ trên xuống dưới Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao Tất cả

phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn, định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương… đều do các cấp có thẩm quyền quyết định Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch, cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho Nhà nước làm mất đi tính sáng tạo trong sản xuất, gò bó, ép buộc Các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì đối với các quyết định của mình Những thiệt hại vật chất do các quyết định không đúng gây ra thì ngân sách Nhà nước phải gánh chịu

1.Nông nghiệp.

Trang 4

Trong giai đoạn 1976- 1980, quy mô hợp của các hợp tác xã được

mở rộng nhanh chóng, đầu tư của nhà nước vào nông nghiệp tăng lên nhưng sản xuất trong nông nghiệp vẫn trì trệ Quy mô hợp tác xã càng

mở rộng thì càng gia tăng tình trạng vô chủ, càng thất thoát tài sản, quỹ vốn, diện tích gieo trồng bỏ hoang hóa ngày càng tăng, người lao động thờ ơ với công việc của hợp tác xã, mức thu nhập của xã viên giảm, tỉ trọng thu nhập từ hợp tác xã chỉ từ 10-40%, nhà nước phải đưa gạo chi viện cho nông dân Đến cuối năm 1979, một số hợp tác xã

và tập đoàn sản xuất đã bắt đầu tan rã ở một số nơi Sản lượng thóc trong giai đoạn này không những không tăng mà thậm chí còn giảm (Năm 1976 là 11,827 triệu tấn, 1977 là 10,957 triệu tấn, 1978 là 9,789 triệu tấn…) Hàng năm phải nhập khẩu lương thực với khối lượng lớn, chỉ tính riêng năm 1979, nước ta đã phải nhập khẩu lượng lương thực

là 1,708 triệu tấn Chưa bao giờ vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long lại phải cứu đói như những năm 1979-1980 Sản xuất không đủ tiêu dùng Thu nhập của người nông dân bấp bênh và giảm sút, đời sống của người nông dân không được đảm bảo Mô hình tập thể hóa trong nông nghiệp đã rơi vào khủng hoảng

2.Công nghiệp.

Nhà nước tập trung quyền quản lí bằng cách quốc hữu hóa các cơ sở công nghiệp của tư sản mại bản và tư bản công nghiệp lớn chạy ra nước ngoài, cải tạo, chuyển các tư bản vừa và nhỏ thành công tư hợp doanh Các doanh nghiệp ngày càng phụ thuộc vào nhà nước cả về vốn và vật tư sản xuất, không được chủ động trong sản xuất và kinh doanh, thiếu tính cạnh tranh Tốc độ tăng trưởng không ổn định Tốc

độ phát triển công nghiệp bình quân hàng năm thấp, chỉ đạt 0,6%, tăng trưởng của công nghiệp trung ương là -4,1%, địa phương là 3,9% Tuy chiếm 41% giá trị tài sản cố định của nền kinh tế quốc dân nhưng công nghiệp chỉ tạo ra được 28,2% thu nhập quốc dân Công nghiệp đi vào đình đốn, “lời giả” mà ” lỗ thật”

3.Thương nghiệp- tài chính- tiền tệ.

Thương nghiệp

Trang 5

Cơ cấu thương nghiệp mất cân đối.Giai đoạn này nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu Giá trị hàng hóa nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu Giá trị hàng hóa xuất khẩu chưa vượt qua 30% giá trị hàng hóa nhập khẩu

Nguồn dự trữ hàng hóa cạn kiệt Các thương nghiệp quốc doanh rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, làm ăn thua lỗ, phải bù đắp bằng trợ cấp trong ngân sách quốc gia Ngân sách nhà nước bội chi ngày càng lớn Nước ta lâm vào hoàn cảnh “làm không đủ ăn”, “thu không đủ chi”, “ xuất không đủ nhập” Nền ngoại thương bước vào giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng

Tài chính

Từ năm 1976 đến năm 1980, thu từ vay nợ và viện trợ nước ngoài chiếm 38,2% tổng thu ngân sách và bằng 61,9% tổng thu trong nước Đến năm 1985, nợ nước ngoài đã lên tới 8,5 tỉ rúp và 1,9 tỉ USD Trong khi đó thu nhập quốc dân chỉ chiếm khoảng 13 tỉ USD

Ngân sách luôn bị thâm hụt Nền tài chính quốc gia lâm vào khủng hoảng trầm trọng

Tiền tệ

Bội chi ngân sách đã dẫn đến bội chi tiền mặt, số lượng tiền mặt lưu thông tăng đột biến, đồng tiền mất giá Số lượng tiền lưu thông từ cuối năm 1980 so với năm 1978 tăng gấp hơn 2 lần Lạm phát luôn tăng hai con số Giá cả hàng hóa tăng nhanh Mức giá trên thị trường tự do tăng với tốc độ ngày càng cao Giá trên thị trường tự do ngày càng cách xa với mức giá do nhà nước quy định, mức giá hàng nhập bán trong nước thấp hơn nhiều so với giá vốn nhập hàng nước ngoài Mức

bù giá trong ngân sách nhà nước ngày càng cao

Thứ hai, khủng hoảng không chỉ dừng lại ở cơ chế quản lí kinh

tế mà còn ở cả những cơ sở của nền kinh tế, cả thể chế kinh tế xã hội chủ nghĩa trước đổi mới.

Trang 6

Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp được duy trì quá lâu, đã gây tác hại trong nhiều năm. Cơ chế cũ đã không chú trọng đầy đủ tới đặc điểm kinh tế hàng hóa và quy luật giá trị, tới cơ cấu đa dạng của sản phẩm hàng hóa có chất lượng và giá trị cao để cạnh tranh Các hình thức sở hữu ngoài quốc doanh và tập thể không được chú trọng, tiềm năng và năng lực kinh tế cá thể, tư nhân không được khai thác Cơ cấu thành phần kinh tế mất cân đối, làm giảm chất

lượng và dư thừa một lượng lớn các sản phẩm của quá trình sản xuất Nhà nước đã quốc hữu hóa gần như toàn bộ các doanh nghiệp công nghiệp làm cho số lượng các xí nghiệp quốc doanh tăng nhanh Trên lĩnh vực hoạt động ngoại thương và nội thương, thành phần quốc doanh cũng chiếm phần lớn, nắm bắt gần như toàn bộ thị trường xuất nhập khẩu Các thành phần kinh tế khác bị chèn ép, không có cơ hội phát triển do đó mà nền kinh tế mất cân đối Kinh tế hiện vật và kinh

tế chỉ huy đã chi phối mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến sự cứng nhắc trong quản lí, trong cơ chế và chính sách

Bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng động vừa sinh ra đội ngũ quản lý kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu

Trong thời kỳ này, nhà nước đã sử dụng các hình thức bao cấp:

a, Bao cấp qua giá: Nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư, hàng hóa thấp hơn giá trị thực của chúng nhiều lần so với giá trị thị trường Với giá thấp như vậy, coi như một phần những thứ đó được cho không Do đó, hạch toán kinh tế chỉ là hình thức, không có vai trò

b, Bao cấp qua chế độ tem phiếu (tiền lương hiện vật): Nhà nước quy định chế độ phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên, công nhân theo định mức qua hình thức tem phiếu Chế độ tem phiếu với mức giá khác xa so với giá thị trường đã biến chế độ tiền lương thành lương hiện vật, thủ tiêu động lực kích thích người lao động và phá vỡ nguyên tắc phân phối theo lao động

Trang 7

c, Bao cấp qua chế độ cấp phát vốn của ngân sách, nhưng không có chế tài ràng buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn Điều đó vừa làm tăng gánh nặng đối với ngân sách vừa làm cho

sử dụng vốn kém hiệu quả, nảy sinh cơ chế “xin cho”

Thứ ba, đây không chỉ là cuộc khủng hoảng của riêng Việt Nam

mà là sự khủng hoảng mô hình xã hội chủ nghĩa trước đổi mới và

có tính chất quốc tế, khủng hoảng toàn bộ hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.

Trong những năm 70 của thế kỉ XX, tình hình thế giới có nhiều biến động báo hiệu một cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu Do dập khuôn một cách giáo điều theo mô hình xã hội chủ nghĩa đã được xây dưng ở Liên Xô đối với các nước khác nhau, nên ngay từ những năm đầu của thập niên 70, ở một số nước xã hội chủ nghĩa đã có những biểu hiện của cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội Bắt đầu từ cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 gây ảnh hưởng đến nhiều nước xã hội chủ nghĩa Cuộc khủng hoảng nhanh chóng lây lan ra nhiêu lĩnh vực và nhiều nước Ở các nước xã hội chủ nghĩa, nhịp độ tăng trưởng kinh tế bắt đầu suy giảm rõ rệt, nhịp độ sản xuất giảm sút Giá cả tăng vọt, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn Các cuộc bãi công, biểu tình đòi cải thiện cuộc sống liên tiếp xảy ra Các cuộc chiến tranh, lật

đổ chính quyền diễn ra Hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào tình trạng bất ổn về xã hội, nền kinh tế ngày càng sa sút Thu nhập quốc dân giảm, nợ nước ngoài gia tăng nhanh chóng, sản xuất công nghiệp giảm, sản xuất nông nghiệp phát triển chậm, vật giá lên cao, lạm phát tăng vụt Đến cuối những năm 80, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa bước vào thời kì khủng hoảng trầm trọng và dần dần sụp đổ

III.Phân tích nguyên nhân cuộc khủng hoảng kinh tế giai đoạn 1979-1985

Cuộc khủng hoảng kinh tế giai đoạn 1979-1985 xảy ra do nhiều nguyên nhân, không chỉ do có sự tác động của yếu tố bên ngoài mà chủ yếu là do những nguyên nhân xuất phát từ bộ nền kinh tế, trong

Trang 8

đường lối lãnh đạo, trong các chính sách phát triển kinh tế của Đảng

và Nhà nước ta

1.Nguyên nhân khách quan

Chúng ta tiến lên CNXH từ một nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ, lại bị 30 năm chiến tranh tàn phá nặng nề với hậu quả rất nghiêm trọng Nhiều thành phố bị phá hủy, nhiều thị trấn, thị xã, xóm làng, đồng ruộng bị hủy diệt, các cơ sở công nghiệp, công trình giao

thông…bị hư hại nghiêm trọng

Trong khi còn chưa khắc phục được hậu quả của cuộc chiến tranh trước đây thì năm 1979 chiến tranh biên giới lại xảy ra, đồng thời chúng ta lại phải đưa quân đội sang giúp đỡ nhân dân Campuchia loại trừ thảm họa diệt chủng Cũng từ đó nước ta chịu sự bao vây cấm vận của Mĩ và các thế lực thù địch bên ngoài, chịu nhiều hậu quả của chủ nghĩa thực dân cũ và mới, gây khó khăn trong việc lưu thông hàng hóa, giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới, kinh tế hàng hóa bị cản trở, xuất nhập khẩu ngày càng bị hạn chế

Trong nước, các thế lực phản động câu kết với bên ngoài chống phá cách mạng, chúng dùng mọi thủ đoạn tuyên truyền, phá hoại, mua chuộc cán bộ, người dân, xúi dục các phần tử quấy rối…nhằm gây những cái nhìn lệch lạc về cách mạng, làm rạn nứt khối đoàn kết toàn dân, chia rẽ nhân dân ta…

Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đang suy yếu và bước vào cuộc khủng hoảng toàn diện về kinh tế- xã hội vào những năm đầu của thập niên 80

2.Nguyên nhân chủ quan

Trong công tác xây dựng và quản lí kinh tế của Đảng và Nhà nước như Đại hội IV của Đảng đã nhận định một số sai lầm khuyết điểm như sau:

-Về đánh giá tình hình, xác định mục tiêu và bước đi.

Trang 9

Sau khi nước nhà được thống nhất, việc đánh giá tình hình cụ thể về các mặt kinh tế xã hội của đất nước đã có nhiều thiếu xót Trong thời

kì này đã bộc lộ sự lạc hậu về nhận thức lí luận và vận dụng các quy luật đang hoạt động trong thời kì quá độ, đã mắc bệnh duy ý chí ,giản đơn hóa, muốn thực hiện nhanh chóng nhiều mục tiêu của chủ nghĩa

xã hội trong điều kiện nước ta mới ở chặng đường đầu tiên Có tư tưởng chủ quan, nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần

thiết.Trong 5 năm 1976-1980 ta đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết…chưa thấy được sự cần thiết phải duy trì nền kinh tế nhiều thành phần, chưa thấy được sự cần thiết phải xóa bỏ hẳn cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp,

có những thành kiến không đúng, chưa thực sự thừa nhận những quy luật của sản xuất hàng hóa đang tồn tại khách quan, không chú ý vận dụng vào việc hoạch định các chủ trương, chính sách kinh tế Do đó trong 10 năm qua đã phạm nhiều sai lầm trong việc xác định mục tiêu

và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật, cải tạo XHCN và quản lí

-Về bố trí cơ cấu kinh tế.

Ta có sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế, thường chỉ xuất phát từ lòng mong muốn đi nhanh không tính tới điều kiện và khả năng thực

tế Nền kinh tế nước ta chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, chưa có tích lũy đáng kể trong nội bộ nền kinh tế, cơ sở vật chất kĩ thuật còn yếu kém, thiếu đồng bộ, cũ nát, trình độ kĩ thuật nói chung còn lạc hậu Trong các kế hoạch 5 năm đã thiên về xây dựng công nghiệp nặng và những công trình quy mô lớn, không tập trung sức giải quyết vấn đề căn bản, vấn đề lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu Chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa theo hướng phát triển công nghiệp nặng, đầu tư lại dàn trải ra nhiều công trình quy mô lớn nên hết kế hoạch 5 năm mà nhiều công trình vẫn dở dang, chưa đưa vào hoạt động, trong khi công nghiêp nhẹ chưa được chú ý đúng mức.Việc nóng vội trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ kinh tế tư nhân ở miền Nam đã cắt đứt nguồn vốn, vật tư và thị trường mà các xí nghiệp này vốn có mối liên hệ với nước ngoài Các cơ sở công nghiệp của tư sản

Trang 10

mại bản và tư bản công nghiệp lớn chạy ra nước ngoài đều bị quốc hữu hóa, trở thành doanh nghiệp quốc doanh, các tư bản vừa và nhỏ trở thành công tư hợp doanh Kết quả là đầu tư nhiều nhưng hiệu quả rất thấp Tốc độ tăng trưởng kinh tế rất chậm, thậm chí còn có xu hướng giảm

-Về cải tạo XHCN

Trong lĩnh vực này cũng có những sai lầm thể hiện ỏ chỗ nóng vội, muốn xóa bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh, tổ chức lại theo hướng tập trung, chuyên môn hóa, cơ giới hóa Sự phát triển của quan

hệ sản xuất không phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất Nó được thể hiện ở chỗ, sự áp đặt phổ biến và cứng nhắc của hình thức sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong khi lực lượng sản xuất chưa có gì thay đổi Trong cải tạo, cách làm thường gò ép, chạy theo số lượng, coi nhẹ chất lượng và hiệu quả, sau những đợt làm nóng vội lại buông lỏng quản lí Các hợp tác xã được đưa lên quy mô lớn hơn, tập thể hóa triệt

để tư liệu sản xuất trong khi chưa có đủ điều kiện, áp dụng máy móc những hình thức tổ chức và quản lí giống nhau vào các vùng và các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất khác nhau.Trong những năm 1975-1976, thực hiện vận động rộng lớn nông dân tham gia vào các hình thức tập thể kinh tế quá độ như tổ nông dân đoàn kết sản xuất, tổ vần công, đổi công…Nông dân được ồ ạt đưa vào làm ăn tập thể trong khi việc giải quyết ruộng đất chưa được giải quyết hợp lí, vì vậy nhiều địa phương

đã buông lơi công tác cải tạo Không ít tổ chức được gọi là công tư hợp doanh, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất chỉ là hình thức, không có thực chất của quan hệ sản xuất mới Quy mô các tổ chức này càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng thấp

Về cơ chế quản lí kinh tế.

Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp được duy trì quá lâu, đã gây tác hại trong nhiều năm nhưng chưa bị xóa bỏ Nhiều

chính sách thể chế đã lỗi thời chưa được thay đổi Chế độ phân phối

Ngày đăng: 19/05/2017, 15:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w