TS NGUYỄN HOÀNG YẾN
- Giáo trình
DAN LUAN NGON Neu HOC
TRƯỜNG ĐẠI HỌP TÂY BẮC
YTYT - THƯ VIÊN
Trang 2
y
MỤC LỤC
Lời nói đầu .«esseeeeerrirrrrrrAEAA.-E-eARSAEKEEEHEESE000027277717-" 5
Chương 1 BẢN CHẤT XÃ HỘI VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGÔN NGỮ
| BẢN CHẤT XÃ HỘI CỦA NGÔN NGỮ
li CÁC CHỨC NĂNG XÃ HỘI CỦA NGÔN NGỮ
Đọc thêm LƯỢC SỬ NGÔN NGỮ HỌC 5520c 2 22tr 16
Câu hỏi và bài tập thực hành
Gợi ý giải một số bài tap
Tài liệu tham khảo
Chương 2 NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ 22 I.NGUỒN GỐC CỦA NGÔN NGỮ LỒI NGƯỜI
II Q TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ
II ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ 29 Đọc thêm NHỮNG BÀI GIẢNG NGÔN NGỮ HỌC ĐẠI CƯƠNG 32
Câu hỏi và bài tập thực hành Gợi ý giải một số bài tập
1/78 8 0 n8n68ee 38 Chương 3 NGÔN NGỮ LÀ MỘT HỆ THỐNG TÍN HIỆU ~.cc 39
| BAN CHẤT TÍN HIỆU CỦA NGÔN NGỮ II HỆ THỐNG TÍN HIỆU NGƠN NGỮ
Đọc thêm BẢN CHẤT CỦA TÍN HIỆU NGƠN NGỮ Câu hỏi và bài tập thực hành se
Gợi ý giải một số bài tập
Tài liệu tham khảo
Chương 4 QUAN HỆ CỘI NGUỒN CỦA CÁC NGÔN NGỮ
| KHÁI NIỆM QUAN HỆ CỘI NGUỒN CUA MOT NGON NGU "
¡I CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH QUAN HỆ CỘI NGUỒN vs
Trang 3
Đọc thêm NGHIÊN CỨU GỘI NGUỒN CÁC NGÔN NGỮ Le 64
Câu hỏi và bài tập thực hành Gợi ý giải một số bài tap
Tài liệu tham khảo
Chương 5 QUAN HỆ LOẠI HÌNH CỦA CÁC NGƠN NGỮ I VỀ KHÁI NIỆM LOẠI HÌNH NGƠN NGỮ
H CỔ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH QUAN HỆ LOẠI HÌNH
(HAY LOẠI HÌNH NGƠN NGỮ) Sàn n2 2112121212112 70 IÍI CÁC LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ CHỦ YẾU 0 2 71
Đọc thêm THẾ NÀO LÀ LOẠI HÌNH NGƠN NGỮ? nhìn re 75 Câu hỏi và bài tập thực hành
Gợi ý giải một số bài tập
TAL HEU TRAM 804,0 ai 78
201.1 8s.¡/ an 79
| VAI TRO CỦA CHỮ VIẾT VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CHỮ VIẾT 79
I CÁC LOẠI CHỮ VIẾT, cà 2222 t1 1010101 ce 80 Đọc thêm CHỮ QUỐC NGỮ THẾ KỈ XVII VIẾT NHƯ THẾ NÀO?
ĐẶC ĐIỂM CUA CHỮ QUỐC NGỮ Câu hỏi và bài tập thực hành
Gợi ý giải một số bài tập
: Tài liệu tham khảo
Chương 7 NGƠN NGỮ HỌC
Ì SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ HỌC sa
II ĐỐI TƯỜNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA NGÔN NGỮ HỌC co IIl MỐI QUAN HỆ CỦA NGÔN NGỮ HỌC VỚI CÁC NGÀNH KHOA HOC KHAC 98
Đọc thêm ĐỐI TƯỜNG CỦA NGƠN NGỮ HỌC (TRÍCH) co tcereccrrey 100
NGÔN NGỮ HỌC CỦA NGÔN NGỮ VÀ NGÔN NGỮ HỌC
CỦA LỜI NÓI
Câu hỏi và bài tập thực hành Gợi ý giải một số bài tập
Trang 4
101 03 03
[04
LOI NOI DAU
Giáo trình Dẫn luận Ngôn ngữ học được biên soạn theo Quyết định số
497/QD-DHTB ngày 18/8/2011 của Hiệu trưởng Trường Dai hoc Tay Bắc Giáo
trình chủ yếu phục vụ cho việc giảng dạy, học tập phần tương ứng trong chương
trình đào tạo giáo viên Trung học phổ thông ở Khoa Ngữ văn của Trường Đại
học Tây Bắc Học phần này thực hiện trong năm đầu của khoá học với thời
lượng 30 tiết trên lớp (2 tin chi)
Do quy định của chương trình, với thời gian như vậy, nội dung của giáo
trình chỉ giới hạn ở những vấn đề có tính mở đầu, dẫn nhập tìm hiểu về ngơn ngữ như: bản chất xã hội và chức năng, nguồn gốc và sự phát triển, tính hệ thống, phân loại, chữ viết và ngôn ngữ học Nội dung này được bố trí thành các chương nhưng khơng nhất thiết cân đối về số trang, mà được phân bố theo nội dung của vấn đề
Để phù hợp với đối tượng sinh viên của Trường, giáo trình cố gắng trình bày những vấn đề trên một cách giản dị, dễ hiểu nhất có thể Từ những khái niệm
cơ bán, chúng tôi sẽ đi vào nội dung cụ thể của từng chương
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của sinh viên, cuối mỗi chương có phản đọc thêm, bài tập thực hành và gợi ý giải một số bài tập Những nội dung
nay giúp cho người học có được những kiến thức sâu rộng hơn (khi cần) và tránh
khói tình trạng thiên về lí thuyết đơn thuần
Trong khi biên soạn giáo trình này, chúng tơi đã được các đồng nghiệp trong và ngoài Trường giúp đỡ rất nhiều Đặc biệt, GS.TS Diệp Quang Ban đã hiệu chỉnh, đóng góp tích cực cho giáo trình
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chấn khó tránh khỏi thiếu sót
Chúng tơi rất mong các bạn đồng nghiệp và những người quan tâm góp ý kiến
để giáo trình hoàn thiện hơn
Trang 5w
Chương †
BAN CHAT XA HOI VA CHUC NANG CUA NGON NGU
| BAN CHAT XA HOI CUA NGON NGU
1 Ngơn ngữ là gì?
Hiểu một cách đơn giản và sơ bộ thì ngơn ngữ là hệ thống các âm, các từ uà
các quy tắc kết hợp chúng mà những người trong cùng một cộng đông dùng làm phương tiện giao tiếp
Những cách nói như ngôn ngữ múa, ngôn ngữ hội hoạ, ngôn ngữ âm nhạc, ngôn ngũ của lồi hoa, ngơn ngữ của loài ong là cách dùng từ ngôn ngữ theo phép ẩn dụ, dựa trên cơ sở nét tương đồng giữa ngôn ngữ với các đối tượng được nói đến: ở đây từ ngôn ngữ được hiểu là công cụ dùng để biếu đạt, để thể hiện một điều gì đó
2 Ngơn ngữ là một hiện tượng xã hội
Hiện tượng xã hội là các hiện tượng nảy sinh, tổn tại, biến đổi, tiêu vong phụ thuộc vào xã hội của con người, ví dụ các hiện tượng về chính trị, về pháp quyền, về nghệ thuật, về tôn giáo và không loại trừ ngơn ngữ
Nói đến bản chất xã hội của ngôn ngữ, trước hết và cơ bản phải chứng minh
ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội Có hai cách thực hiện điều này: một là, chứng minh ngôn ngữ không phải hiện tượng tự nhiên; hai là, chỉ ra được và chứng minh ngơn ngữ có những đặc điểm cơ bản như các hiện tượng xã hội khác
2.1 Ngôn ngữ không phải là một hiện tượng tự nhiên
Sự thực là đã từng có người cố gắng chứng minh ngôn ngữ là hiện tượng tự
nhiên Sau đây là một số dẫn chứng
a Khi học thuyết tiến hoá của Đác-uyn ra đời, một số người muốn coi ngôn ngữ như một cơ thể sống (phát sinh - phát triển — tiêu vong) Họ đặt kha nang
nói của con người vào cái phần tiếp theo của chuỗi hoạt động sinh học: ra đời —
thở ~ lẫy — bo — di - nói Thực ra, phần sinh học chấm dứt ở chỗ biết đi
Con người biết thở rồi ăn để trao đổi chất với bên ngoài nhằm duy trì sự
sống Sự đi lại là một bản năng sinh vật khơng cần có người xung quanh dạy bảo
(Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bị, chín tháng lò dò mà đi) Nhưng nếu khơng
có người xung quanh thì con người khơng thể biết nói mặc dù cơ quan phát âm
Trang 6
nhờ sự phát triển di truyền qua hàng ngàn thế hệ đã có năng lực nói Có thể chứng minh điều này qua hai câu chuyện sau đây
Chuyện thứ nhất: Năm 1920, người ta phát hiện ra hai bé gái sống cùng bầy
sói Cả hai khơng biết nói một tiếng nào của loài người Một em khoảng hai tuổi, một em khoảng bảy, tám tuổi Sau khi được cứu trở về, em nhỏ bị chết Em
lớn sống được nhưng thường có tập tính của bầy sói và sau nhiều năm sống với con người em mới bắt đầu biết nói (Cho đến nay đã có 30 trường hợp như vậy)
Chuyện thứ hai: Theo nhà sử học Hê-đô-rôt (Hi Lạp cố đạU, Hoàng đế
Zê-lan Ut-đin Ac-ba đã tiến hành một thí nghiệm để xem một đứa trẻ không cần ai dạy bảo có thể biết được đạo của mình hay khơng, có biết tiếng nói của tổ tiên mình và gọi tên vị thần của dịng họ mình hay khơng Ông ta đã cho bắt cóc một số trẻ sơ sinh thuộc nhiêu dân tộc, nhiễu tôn giáo khác nhau rồi đem
ni thốt li hồn toàn với xã hội trong một tháp kín, khơng ai được đến gần, cho ăn uống qua một đường dây Mười hai năm sau, khi mở tháp, người ta
thấy những đứa trẻ vẫn lớn lên nhưng khơng hề có những biểu hiện gì về tiếng
nói (và cả về tơn giáo, tín ngưỡng)
Những cứ liệu trên cho thấy, nếu tách ra khỏi xã hội loài người thì con người vẫn phát triển bình thường nhưng khơng biết nói Khơng có mơi trường xã hội thì ngơn ngữ không thể nảy sinh, tôn tại và phát triển
b Có một thực tế là thông thường người dân tộc nào thì nói tiếng của dân
tộc ấy, người nước nào thì nói tiếng phổ thông của nước ấy Từ đó nhiều người cho rằng ngơn ngữ mang tính đi truyền Tuy nhiên ngôn ngữ không phải là một hiện tượng sinh vật, và không mang tính di truyền
Nói đến di truyền là nói đến sự truyền lại cho thế hệ sau những điểm giống thế hệ trước Những nét di truyền đễ nhận thấy ở con người là: màu da, màu tóc, dáng vóc con người Bố mẹ là người da trắng, con cháu là người da trắng; bố mẹ tóc đen, con cháu cũng tóc đen Những dấu hiệu chủng tộc khơng đễ gì xố
bỏ trong một vài thế hệ
Ngôn ngữ là truyền thống của một dân tộc, là một yếu tố của dân tộc (cộng đồng người hình thành trong lịch sử có chung một lãnh thổ, các quan hệ kinh
tế, văn hoá và ngơn ngữ) Nó cũng tốn tại lâu dài nhưng bản thân nó khơng phái
là biểu hiện của tính di truyền Có thể thấy điều này qua những cứ liệu sau đây: ~ Cho một đứa trẻ người Nga sống với người Việt từ khi còn rất nhỏ và ngược lại Lớn lên, đứa trẻ người Nga sẽ nói tiếng Việt và đứa trẻ người Việt sẽ nói tiếng Nga
- Ở Tây Bắc, hiện nay có rất nhiều trẻ em người Thái nói tiếng Việt nhưng khơng nói được tiếng Thái
Trang 75 thể Như vậy, ngôn ngữ ở con người không phải là một hiện tượng di truyền - Người ta có được ngơn ngữ nhờ quá trình học tập, tiếp thu từ những người sống
g bây xung quanh
g hai Thực tế có một số hiện tượng: Động vật, gia câm (chó, mèo) dùng một số L Em âm thanh để thông báo, biểu thị cảm xúc ; một số con vật (sáo, yếng) học nói IB VOI được tiếng người Các hiện tượng nay cần được giải thích như sau:
dy) Tiếng kêu của loài động vật, âm thanh phat ra của động vật như đã giới ig dé thiệu trên, tất cả đều vơ tình xuất hiện dưới ảnh hưởng của những cảm xúc khác hông nhau Tiếng kêu là bẩm sinh, sự trao đổi thông tin là vơ thức Đó là kết quả của Í của q trình di truyền chứ không giống như kết quả của trẻ em học nói
o bắt Một số con vật học nói được tiếng người (phát ra âm thanh giống âm đem : thanh của con người) Đây lại là kết quả của quá trình rèn luyện phản xạ có gan, điều kiện Những con vật “biết nói” đó dù thông minh đến mấy cũng không tời ta thể nào tự lĩnh hội được hoặc phát âm được những âm thanh khác ở những
tiếng hoàn cảnh khác
c Có một số ý kiến cho rằng ngôn ngữ là hiện tượng cá nhân vì thực tế có sự 1gười khác nhau về vốn từ, cách diễn đạt ở những cá nhân khác nhau cùng sống trong
ä hội một cộng đồng xã hội Tuy nhiên, ngôn ngữ không phải là hiện tượng của cá
nhân mà nó là của cộng đồng Chính vì nó là cái chung của xã hội, của chúng ta
a dan nên anh nói tơi mới hiểu và chúng ta hiểu nhau
người Sự khác nhau như trên là có thực, nhưng đó là sự khác nhau do việc tiếp ì một nhận và sử dụng cái chung theo từng cá nhân Ví dụ: Sinh viên khoa Văn và sinh 'viên khoa Toán cùng trình bày về một vấn để xã hội Sinh viên khoa Văn về cơ siống bản sẽ trình bày sâu sắc, đầy đủ, có sức thuyết phục cao hơn sinh viên khoa màu Tốn Bởi vì sinh viên khoa Văn được tiếp nhận nhiều hơn những từ ngữ biểu ig; bé thị đời sống xã hội, được tiếp nhận cách trình bày, cách chọn lọc từ ngữ (sử si xoá dụng phương tiện giao tiếp) phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
Tuy nhiên, khi đã tiếp nhận cái chung đó làm phương tiện giao tiếp, mỗi cá cộng nhân khơng có quyển làm thay đổi các yếu tố ngôn ngữ Nếu làm thay đổi để có kinh màu sắc riêng không phù hợp với những quy ước chung của xã hội thì lập tức : phải đó khơng cịn là ngơn ngữ nữa vì khơng được cộng đồng thừa nhận
đây:
1Ö và 2.2 Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội
lệt sẽ Ngôn ngữ không phải là hiện tượng tự nhiên, không mang tính di truyền, khơng phải là hiện tượng cá nhân, nó là hiện tượng xã hội Dù xét ở phương hưng diện nào, ngôn ngữ cũng là hiện tượng xã hội, là sản phẩm của xã hội, mang
Trang 8
Trong cuốn Hệ / tướng Đúc, khi bàn về ngôn ngữ, Mác và Ăng-ghen đã viết: “Ngôn ngữ là ý thức thực tại, thực tiễn, ngôn ngữ cùng tổn tại cho cả những người khác nữa, như vậy là cũng tôn tại lần đầu tiên cho bản thân tôi nữa; và,
cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra là do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác” (Dẫn theo [6,11-12])
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, tức là có những điểm chung với các hiện tượng xã hội khác, nhưng đẳng thời ngôn ngữ còn là một hiện tượng xã hội
đặc biệt Tính chất đặc biệt này thể hiện ở chỗ:
— Ngôn ngữ không thuộc thượng tầng kiến trúc Các hiện tượng xã hội khác
thuộc thượng tầng kiến trúc và do ha tang cơ sở sinh ra Nhưng ngôn ngữ không thuộc thượng tâng kiến trúc và cũng không do hạ tầng cơ sở sinh ra Vì khi hạ tâng cơ sở có sự thay đổi kéo theo sự thay đổi của tượng tầng kiến trúc (chế độ xã hội thay đối) thì ngơn ngữ vẫn không thay đổi
~ Ngơn ngữ khơng mang tính giai cấp Trong xã hội có giai cấp, thượng tầng kiến trúc thuộc về giai cấp thống trị, ngôn ngữ không thuộc về giai cấp nào
Ngôn ngữ là phương tiện chung, phục vụ cho tất cả các giai cấp
I CÁC CHUC NANG XA HOI CUA NGƠN NGỮ
Một chân lí đã được khẳng định: Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội Cũng như các hiện tượng xã hội khác, ngơn ngữ có chức năng (trách nhiệm, nhiệm
vụ) phải thực hiện đối với xã hội (mơi trường ngơn ngữ) Nói chung, tất cả các
hệ thống dù là hệ thống tự nhiên như thái dương hệ, hệ thống nguyên tử hay hệ
thống xã hội như hệ thống nhà nước, nhỏ hơn là bộ máy giáo dục, một nhà trường , hệ thống nào cũng có chức năng của nó
Nhìn tổng qt, ngơn ngỡ có hai nhóm chức năng: chức năng hướng nội và chức năng hướng ngoại (còn gọi là chức năng xã hội) Giáo trình này chí bàn
đến chức năng hướng ngoại mà từ đây thống nhất gọi là chức năng xã hội của
ngôn ngữ
1 Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người 1.1 Giao tiếp là gì?
Có nhiều cách định nghĩa khái niệm giao tiếp Cách tiếp cận sau đây được coi là khá phổ biến
~ Giao tiếp là trao đối những hiểu biết, tình cảm, thái độ, ý muốn, yêu cầu, hành động giữa những người tham gia giao tiếp nhằm tác động lẫn nhau
Như vậy giao tiếp có mục đích là tác động, tức là làm thay đối trạng thái của những người tham gia giao tiếp Ví dụ: A bàn bạc công việc với B Trước khi giao
Trang 9y~-
đã tiếp A ở trạng thái x, B ở trạng thái y; sau giao tiếp A chuyến từ trạng thái x sang mg m, B chuyển từ trạng thái y sang n Có nghĩa là A và B có sự tác động lẫn nhau
và, Có thể hình dung hoạt động này qua sơ dé sau day:
ich Ax 4————> By
Ax>Am By > Bn
:ác ~ Trong giao tiếp thường có những dạng tác động như sau:
tội + Tác động nhận thức: Trước khi giao tiếp chưa biết hoặc biết chưa đầy đủ,
sau khí giao tiếp thì biết về một cái gì đấy Đó chính là tác động vào nhận thức lác Ví dụ, trước một người lạ chúng ta chỉ có thể biết được một điều gì đó về họ
ng thong qua giao tiép
ha + Tác động truyền cảm: Con người có tình cảm, có thái độ đối với nhau
độ Giao tiếp làm thay đổi tỉnh cảm, thái độ đối với nhau Sự thay đổi này theo hai
hướng: làm tốt lên hoặc làm xấu đi, mất đi quan hệ đã có hoặc làm nảy sinh ng , quan hệ mới Ví dụ, giữa những người đã quen nhau thì những cuộc thăm hói
ào về sức khoẻ/ gia đình có tác dụng tăng cường quan hệ, còn những cuộc cãi vã sẽ
đem lại kết quả ngược lại Với những người chưa quen nhau hoặc đã quen nhưng chưa định rõ quan hệ thì giao tiếp sẽ lam nay sinh quan hệ hoặc thay đối quan hệ
ng + Tác động hành động: Tức là làm cho nhau đang ở trạng thái không hành
rm động bắt tay vào hành động, hoặc hành động chưa tốt sẽ hành động tốt hơn, có
ac hiệu quả hơn sau khi giao tiếp Có những hành động trực tiếp xuất hiện ngay, có hệ những hành động sau giao tiếp một thời gian mới xuất hiện Ví dụ, khi giảng hà viên để nghị một sinh viên phát biểu, hành động trả lời thường xuất hiện ngay;
` còn khi khuyên ai làm một việc gì, người đó chưa làm ngay mà có thể làm sau va một khoảng thời gian
àn
ua 1.2 Phương tiện giao tiếp phi ngơn ngữ
Nói ngơn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người, tức là
ngồi ngơn ngữ, con người còn dùng một số phương tiện khác để giao tiếp với nhau Một số loại phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ thường thấy là: điệu bộ cử
chỉ (lắc đầu, vẫy tay, nheo mắt ; kí hiệu, tín hiệu (kí hiệu tốn học, tín hiệu đèn oC giao thơng ); âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc (bức tranh, bản nhạc, pho tượng )
Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ đã giúp con người giao tiếp được
tu, với nhau ở những mức độ nhất định và phụ trợ cho ngôn ngữ trong những hoàn
cảnh giao tiếp cụ thể Tuy nhiên các phương tiện giao tiếp này còn bộc lộ những tia hạn chế lớn như: không dién dat được khái niệm va tư tưởng, dé gây hiểu nhằm
ao và không phải phương tiện giao tiếp của toàn xã hội
Trang 10
1.3 Vai trị của ngơn ngữ trong giao tiếp
~ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chính, khắc phục được tất cả những hạn chế của các phương tiện giao tiếp khác
~ Ngôn ngữ là công cụ đấu tranh sản xuất Ngôn ngữ không sản xuất ra của cải vật chất nhưng nó có thế thể hiện hoạt động sản xuất, giúp con người giành
lấy tri thúc để sản xuất, giúp con người hiệp lực để sản xuất
— Ngôn ngữ không có tính giai cấp nhưng lại là công cụ đấu tranh giai cấp
Các giai cấp khác nhau dùng ngôn ngữ để đấu tranh với nhau Trong các cuộc
đấu tranh vệ quốc và đấu tranh giải phóng, thường có hai mặt trận nóng bỏng
nhất là đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị T rong đấu tranh chính trị, công cụ, phương tiện được sử dụng chính là ngơn ngữ
Tóm lại, chỉ có ngơn ngữ, nhờ ngôn ngữ mà con người mới hiểu nhau để đồng tâm hiệp lực chinh phục thiên nhiên, xã hội Ngôn ngữ là phương tiện
giao tiếp quan trọng nhất của con người 2 Ngôn ngữ là công cụ của tư duy
2.1 Tư duy là gì?
~ Hiểu một cách đơn giản, tư duy là suy nghĩ Cụ thể hơn, tư duy là quá
trình nhận thức Quá trình nhận thức có hai giai đoạn (trực quan sinh động và tư duy trừu tượng), mỗi giai đoạn tương ứng với một loại hình tư duy: tư duy trực quan và tư duy trừu tượng
Tư duy trực quan là tư duy trên những hình ảnh trực quan và biểu tượng Tư duy trừu tượng (nhận thức lí tính) là tư duy bằng khái niệm, phán đoán và suy lí
~ Từ đây có thể hiểu một cách đầy đủ về tư duy như sau:
Tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thức như biểu tượng, khái niệm, phán đốn và suy lí
2.2 Vai trị của ngơn ngữ trong tư duy
~ Trước hết, cần nhận thấy rằng tư duy và công cụ của tư duy là khác nhau
Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, còn suy nghĩ như thế nào là hành động tư duy Ví dụ: Cùng sử dụng tiếng Việt làm công cụ nhưng người này rút ra được những kết luận, phát hiện ra những quy luật, các khái niệm quan trọng; còn người khác lại không rút ra được gì hoặc đi đến những kết luận khơng chính
xác, khơng hồn chỉnh, khơng đây đủ
Trang 11hững a của piành ì quá ng và + duy ig Tur ¡uy lí phát khái thau duy được ; con thinh
— Ng6n ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng (ý nghĩ, suy nghD Khơng có từ nào, câu nào mà không biểu hiện khái niệm hay tư tưởng; và ngược lại, khơng
có tư tưởng nào lại không tồn tại dưới dạng ngôn ngữ
Trong mối quan hệ này, ngôn ngữ là phương tiện vật chất để thế hiện tư duy Có thể coi tư duy là cái được biểu đạt, cịn ngơn ngữ là cái biểu đạt Nói về
quan hệ này, E de Saussure đã nhận xét: “Ngôn ngữ và tư duy như hai mặt của
một tờ giấy, khơng thể có mặt này mà khơng có mặt kia” Nói cách khác, khơng thể có tư tưởng không thể hiện bằng ngôn ngữ, cũng khơng thể có thứ ngôn ngữ trống rỗng không thể hiện tư duy
~ Ngôn ngữ tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng Mọi ý nghĩ, tư
tưởng chỉ trở nên rõ ràng khi được biếu hiện ra bằng ngôn ngữ Những ý nghĩ
.chưa được biểu hiện ra bằng ngôn ngữ chỉ là những ý nghĩ không rõ ràng, phân
ánh cách hiểu lơ mơ chứ không phải hiểu biết thực sự Cũng theo F de
Saussure: “Tư duy khơng có ngơn ngữ thì tựa hỗ như một đám tỉnh vân”
3 Ngôn ngữ với các chức năng thứ yếu
Hai chức năng vừa nói trên là hai chức năng cơ bản của ngôn ngữ Trong quá trình thực hiện các chức năng cơ bán của mình, những chức năng mới của ngôn ngữ xuất hiện Đó là chức năng lưu trữ, chức năng thi pháp và chức năng siêu ngôn ngữ
3.1 Chức năng lưu trữ ˆ
Lưu trữ được hiểu là giữ lại những kinh nghiệm, những hiểu biết mà một
cộng đồng đã tích luỹ được Nói đến chức năng lưu trữ, chúng ta thường nghĩ đến sách vở thư tịch, có khi là một cuốn sách, một tác phẩm Tuy nhiên, sách vở là kết quả của hoạt động lưu trữ
Nói đến chức năng lưu trữ của ngôn ngữ là nói đến chức năng của các đơn vị ngôn ngữ trong hệ thống ngôn ngữ (chủ yếu là từ)
Nghĩa của từ là kết quả của hoạt động lưu trữ được cố định trong ngôn ngữ Về nghĩa mà nói, mỗi từ là một bản tóm tắt tỉnh tế những kinh nghiệm, những
hiểu biết mà một dân tộc đã tích luỹ được trong quá trình hình thành, đấu
tranh, thể nghiệm cuộc sống để tồn tại
Nghĩa của mỗi từ là một bài học kinh nghiệm mà có khi một đời người cũng
không nắm được, không hiểu được, không đúc kết được, thậm chí là chưa từng trải Thế nhưng nó đã được cộng đồng thế nghiệm và ngơn ngữ hố, biến thành
nghĩa của từ Ví dụ, một tâm trạng được ghí nhận bằng từ “xao xuyến” hoặc
Trang 12
“bâng khuâng” Thế nào là “xao xuyến”, thế nào là “bâng khuâng”? Có thể một
người nào đó trong cuộc đời của mình chưa biết thế nào là “xao xuyến”, “bâng
khuâng” Nhưng tâm trạng này được ghi nhận trong tiếng Việt, nhờ đó chúng ta
biết rằng có hai tâm trạng đó
Trong tiếng Việt có nhiều từ đồng nghĩa Có thể nói chúng là kết quả của
kinh nghiệm đối chiếu các sự vật, hiện tượng, tâm trạng Ví dụ, ba từ “lấp lánh, lấp loáng, lấp loé” đều chỉ ánh sáng lúc tắt, lúc hiện ra hoặc lúc lộ ra, lúc khuất
đi với cường độ mạnh Nhưng “lấp loé” khác “lấp lánh”, khác “lấp loáng”, một sự khác biệt tỉnh tế
Lấp loé: Ánh sáng có độ rộng làm cho mắt có thể bị chói
Lấp lánh: Tia sáng không mạnh không rộng như “lấp l” Lấp lống: Tia sáng khơng mạnh như “lấp loá” nhưng kéo dài
Như vậy, đây là một bài học kinh nghiệm về sự thể nghiệm hiện thực được ghi nhận trong các từ đồng nghĩa Tiếng Việt giàu đẹp, tỉnh tế chính là ở chỗ thể hiện được kinh nghiệm nhận thức về sự vật, hiện tượng tỉ mỉ và sâu sắc như vậy
Tóm lại, trong hoạt động nhận thức, ngôn ngữ có trách nhiệm lưu trữ, bảo
toàn, cố định các kết quả nhận thức, tư duy của mỗi người và của cả cộng đồng từ thế hệ này sang thế hệ khác
3.2 Chức năng thi pháp (thi học)
Theo cách hiểu chung nhất thì thi pháp là nguyên tắc, biện pháp chung làm cho văn bản, phát ngôn trở thành tác phẩm nghệ thuật
Ở bình diện sáng tác thì đó là nguyên tắc, biện pháp dùng từ, câu (các đơn vị ngơn ngữ nói chung) trở thành chất liệu, phương tiện, công cụ để sáng tạo nghệ thuật, tạo ra cái đẹp Đó chính là chức năng thi pháp của ngôn ngữ
Các ngành nghệ thuật phải có phương tiện thể hiện riêng, văn học cũng có phương tiện của riêng nó, đó là ngơn ngữ Khơng có ngơn ngữ chúng ta khơng
thể có thơ, tiểu thuyết và các thể loại văn học khác (Một xã hội thiếu văn học
thì nó cũng không phải là xã hội đầy đủ theo đúng nghĩa Văn học là một dấu
hiệu đánh đấu sự có mặt của một cộng đồng xã hội nào đó.)
Nói đến văn học nghệ thuật là nói đến cái đẹp, trong đó ngơn ngữ là công cụ để tạo ra cái đẹp, cũng như hội hoạ là nghệ thuật tạo ra cái đẹp bằng phương tiên màu sắc, đường nét Có thể ban đâu khi ngôn ngữ mới ra đời thì cái đẹp
trong ngôn ngữ chưa phải là quan trọng, nhưng lịch sử càng phát triển thì lời nói hay, lời nói đẹp đã trở thành một địi hỏi khơng thể thiếu được của cách sử
Trang 13một bâng ng ta ¡ của lánh, huất một được 5 thé vay bao lồng ‘lam x tao ig cO 16ng hoc dau sơng rong dep 1ì lời h sử lụng
3.3 Chức năng siêu ngôn ngữ
“Siêu” là yếu tố ghép trước để cấu tạo danh từ, tính từ, có nghĩa “vượt cao
lên trên”
Chức năng siêu ngôn ngữ theo nghĩa quen dùng, thường dùng là chức năng
của ngơn ngữ dùng để nói về chính ngơn ngữ, để nghiên cứu, phân tích, trình
bày về chính ngơn ngữ
Ví dụ, so sánh hai câu:
Tôi mới mua một chiếc xe máy (1)
*Xe máy" là một từ ghép (2)
Trong câu (1), xe máy dùng để chỉ một loại phương tiện giao thông Ở câu này thì xe máy được dùng trong chức năng tự nhiên của nó, chức năng định danh, tức là để chỉ các sự vật, hiện tượng ngoài ngôn ngữ
Trong câu (2), từ xe máy không phải dé chi phương tiện giao thông mà được
dùng để chỉ chính nó, biểu thị chính nó Lúc này, khi viết phải đặt từ xe máy
trong ngoặc kép Chúng ta nói từ xe máy được dùng trong chức năng siêu ngôn ngữ, chức năng tự quy chiếu (tự nói về mình)
Có thể dùng tiếng Việt để nói về tiếng Việt nhưng cũng có thể dùng tiếng Việt để nói về tiếng Anh, tiếng Pháp Lúc này, tiếng Việt là siêu ngôn ngữ còn
tiếng Anh, tiếng Pháp là ngôn ngữ đối tượng Ngược lại, khi dùng tiếng Anh hay tiếng Pháp để nói về tiếng Việt thì tiếng Anh và tiếng Pháp là siêu ngơn ngữ, cịn tiếng Việt là ngôn ngữ đối tượng
Trang 14
Đọc thêm
LƯỢC SỬ NGÔN NGỮ HỌC!
1 Ban chất xã hội của ngôn ngữ
Vấn dé bản chất xã hội của ngơn ngữ ~ đó là một hiện tượng xã hội chứ không phải một hiện tượng tự nhiên - được Mác và Ăng-ghen giải quyết chính xác
Tính chất xã hội của ngôn ngữ thể hiện trước hết ở nguồn gốc ra đời của
bản thân ngôn ngữ Như ta vừa thấy ở trên, Ẩng-ghen đã chỉ rõ: ngôn ngữ ra đời
trong quá trình lao động xã hội của con người - mà bản chất cũng có tính xã hội —
khi xã hội phát triển đến mức con người thấy cần thiết phải nói với nhau, phải có ngơn ngữ để giao tiếp (thông báo) với nhau
Ăng-ghen còn chỉ ra rằng sự phát triển của ngôn ngữ cũng gắn liền với sự
phát triển của xã hội Ông viết: “Trong các dân tộc khác nhau và trong những thời kì khác nhau thì sự phát triển đó [của ý thức và của ngôn ngữ ~ NKT] có những tiến bộ khác nhau về trình độ phương hướng, thậm chí, những sự tiến bộ đó cũng bị gián đoạn ở một đôi nơi, do một sự thoái hố có tính chất địa
phương và tạm thời, nhưng sự phát triển ấy vẫn cứ vững bước tiến tới, một mặt
là nhờ ảnh hưởng của một sự thúc đẩy mới và mạnh mẽ, mặt khác là nhờ có
phương hướng tương đối rõ rệt hơn của một yếu tố mới tức là xế hội (nguyên văn nhấn mạnh - NKT), yếu tố này ra đời cùng với sự xuất hiện của con người
đã hình thành hoàn chỉnh”
Như ta đã thấy ở 12.5, khuynh hướng coi ngôn ngữ là sản phẩm cá nhân khá
thịnh hành trong những nhà ngôn ngữ học theo chủ nghĩa tâm lí đương thời
Đường như để phê phán khuynh hướng ấy, Mác viết:
“Coi ngôn ngữ là sản vật cá nhân, như vậy là sai, bản thân ngôn ngữ là một
sản vật tập thể”
Hơn nữa, “bản chất của con người - Mác viết ~ không phải là cái trừu tượng tôn tại ở một cá nhân riêng lẻ Trong thực tiễn, bản chất ấy là tổng hoà của mọi
quan hệ xã hội”
Quá trình phân hố của một ngơn ngữ chung thành những phương ngữ
riêng cũng được Mác và Ăng-ghen giải thích gắn liền với những điều kiện xã hội:
` Nguyễn Kim Thản (1984), Lược sử ngôn ngữ học, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp,
tr, 513-519
Trang 151g oi xt
ip,
“Nguén géc cia xu thé ( ) phân li là ở trong những phần tử của tổ chức thị
tộc; xu thế này ngày càng tăng lên vì trong ngơn ngữ hình thành những xu thế cá biệt Vì các thị tộc ở vào những khu vực xa cách nhau, nên không khỏi thành
ra có sự khác nhau trong ngôn ngữ, sự xa cách có tính chất địa phương - về mặt không gian — dần dân dẫn tới sự xuất hiện của những hiện tượng khác nhau
trong ngơn ngữ”
Nói về nguồn gốc các thổ ngữ của các bộ lạc In-đi-an ở Mĩ, Ăng-ghen cũng
nói đó là do “tình trạng chia tách mà có” Sự chia tách ấy có khi làm ngơn ngữ của một số bộ lạc không đi đến những chỗ khác hẳn nhau mà còn đi đến chỗ
gần như mất hẳn mọi di tích của sự đồng nhất lúc đầu
Một số nhà ngôn ngữ học khơng phải là mác-xít cũng có nói đến yếu tố xã hội trong sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ Song cần thấy rõ sự khác
nhau giữa họ với những người mác-xít trong nhận thức về xã hội Theo Mác, đời sống xã hội “về thực chất, có tính thực tiễn” Nói một cách khác nội dung của “tính xã hội” cần được tìm hiểu trong mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau trong quá trình tổn tại thực tế Còn đối với những người không phải là mác-xít
thì đó là một cái gì bí ẩn, tồn tại độc lập ngoài con người, đối lập với con người
2 Ngôn ngữ và tư duy
Mối quan hệ giữa ngôn ngữ với ý thức, với tư duy cũng được Mác và Ăng-ghen luận giải một cách thiên tài
Bác bỏ quan điểm duy tâm coi ý thức khơng dính đáng gì đến vật chất và
phương pháp siêu hình tách rời ý thức với ngôn ngữ, ngay từ năm 1846, Mác và
Ăng-ghen đã chỉ rõ:
“Không phải là một ý thức “thuần tuý” ngay từ đầu Ngay từ buổi đầu, một
sự rủi ro đã đè nặng lên “tinh thần” - rủi ro là vì bị một vật chất làm “hoen ố”, vật chất này tuy ở đây dưới hình thúc những lớp khơng khí đang chuyển động, những âm thanh, tóm lại dưới hình thức ngơn ngữ”
Có ý kiến cho rằng “ý thức” đã từng tôn tại từ lâu trước khi có ngơn ngữ Phê phán ý kiến ấy, Mác và Ăng-ghen viết tiếp:
“Ngôn ngữ cũng cố xưa như ý thức, ngôn ngữ là ý thức thực tế, thực tiễn, tổn tại cả đối với những người khác, vậy lần đầu tiên cũng tôn tại đối với chính tơi, và giống như ý thức, ngôn ngữ chỉ xuất hiện cùng với nhu cầu, cùng với sự cần thiết giao dịch với người khác”
Hai ơng cịn chỉ rõ tính chất xã hội của ý thức:
“Ý thức ngay từ đầu đã là một sản phẩm xã hội và vẫn còn là một sản phẩm
xã hội chừng nào cịn tơn tại những con người nói chung”
TRƯỜNG ĐẠI HộC TAY BẮC
Trang 16
Từ những luận điểm trên, có thể suy ra sự thống nhất giữa ngôn ngữ với tư
duy: ngôn ngữ phản ánh tư duy, là công cụ của tư duy; tư duy không thể tiến
hành nếu không có ngơn ngữ Chống lại luận điểm này, Đuy-rinh đã viết: “Kế nào mà chỉ dùng ngơn ngữ mới có thể suy nghĩ được thì kẻ ấy chưa bao giờ
cảm thấy được thế nào là tư duy ứrờu tượng, tư duy thực sự" Lập luận này đã
bị Ăng-ghen bác bó một cách châm biếm: “Như vậy thì động vật đều là những nhà tư tưởng trừu tượng nhất, thực sự nhất vì tư duy của chúng chẳng bao giờ bị rối lên vì sự can thiệp sỗ sàng của ngôn ngữ” Thật vậy, dù khi tư duy về những vấn đề trừu tượng nhất, dù chỉ “nghĩ thầm” thôi, người ta cũng đều
phải dựa vào một ngôn ngữ nhất định Chính đó mới là tư duy trừu tượng, tư duy lôgich (còn gọi là tư duy khái niệm); tư duy đó là một trong những đặc trưng bản chất của con người, nó làm cho con người khác hẳn động vật mà
những giống loài cao cấp nhất cũng chỉ có thể có tư duy hình tượng mà thơi Có thể có người đặt câu hỏi: Ngôn ngữ có phát triển, vậy tư duy có phát
triển khơng? Có ảnh hưởng qua lại giữa sự phát triển của ngôn ngữ với sự phát
triển của tư duy không? Ăng-ghen đã trả lời:
“Bộ óc và các giác quan phụ thuộc bộ óc cùng phát triển lên, ý thức càng sáng
suốt hơn, năng lực thấu hiểu những khái niệm trừu tượng 0à năng lực suy lí căng phát triển hơn, tất cả những cái đó đã tác động trở lại lao động uà ngôn ngũ, đã thúc đẩy không ngừng cho lao động uà ngôn ngũ tiếp tục phái triển thêm”
Ăng-ghen còn cho rằng nhờ sự phối hợp hoạt động của bàn tay, của các khí quan phát âm và của óc, “lồi người có đủ khả năng hoàn thành những công việc ngày càng phức tạp hơn, có đủ khả năng tự đề ra và đạt được những mục đích ngày càng cao hơn”
Quá trình nhận thức của con người đã cho thấy rõ: từ những cảm giác trực tiếp, người ta có trí giác, có biểu tượng và tiến lên bậc cao hơn: khái niệm, suy lí;
từ những khái niệm tương đối cụ thể đến những khái niệm khái quát hoá hơn Những tiến bộ ấy của tư duy sẽ không được vững chắc nếu khơng có hình thức ngơn ngữ cố định lại Bởi vậy, có thể nói rằng khơng phải chỉ có ngơn ngữ phát triển theo lịch sử mà tư duy cũng phát triển Tuy vậy sự phát triển ấy thể hiện một cách khác nhau ở tư duy và ngơn ngữ, vì tư duy ngôn ngữ tuy thống nhất
nhưng không đồng nhất
Một trong những vấn đề quan hệ giữa ngôn ngữ, tư duy và hiện thực là vấn
để tên gọi Phân tích q trình đặt tên gọi ở xã hội nguyên thuỷ, trong tác phẩm Bình luận uê cuốn sách của Ađônphơ Vacne, Mác chỉ ra rằng tên gọi của vật này hay vật kia không phải do kết quả của nhận thức lí luận về sự vật do con người quan sát được, mà do đầu tiên, con người đem các vật ngoại giới vào dùng cho
Trang 17itu ién “Kẻ giờ ida Ing gid ; về đều „ tự đặc shat ›hát áng ang , đã ông nục trực ty lí; ơn hức ›hát 1ién what van 14m nay ZƯỜi
nhu cầu của đời sống, quá trình ấy lặp đi lặp lại, để dấu ấn trong óc người ta, và
do đó, người ta học hỏi biết cách phân biệt những vật ngoại giới có thể thoả
mãn nhu cầu của mình với hết thảy những vật khác Sau đó, đến một mức độ phát triển nào đó, khi nhu cầu và hình thức hoạt động để thoả mãn nhu cầu của
mình tăng lên, người ta đặt cho cả một loạt sự vật những tên gọi khác nhau và
phân biệt những sự vật ấy với các sự vật khác
Mác còn chỉ ra: “Tên gọi một vật rõ ràng là khơng có liên can gì đến bản
chất của vật đó cả Tơi tuy có biết đến người kia tên Giäc, nhưng vẫn không biết
ông ta là người như thế nào cả Trong cái tên gọi của những thứ tiền tệ như
steclinh, tale, phrăng, đơla thì cũng thế, kì thực khơng có một chút dấu vết gì
của quan hệ giá trị cả”
L Pho-bach khơng giải thích từ “tơn giáo” (religion) theo cái nghĩa mà xã hội dành cho nó, mà lại giải thích nó theo từ nguyên (religare — “liên hệ”), và
cho rằng bất kì mối liên hệ nào giữa hai người cũng là tôn giáo Ăng-ghen đã phê phán cái “trò chơi” ấy, cho nó là “chỗ an nau cuối cùng của triết học duy tâm” Ông chủ trương phải hiểu “nghĩa của từ theo quá trình phát triển lịch sử
của việc sử dụng nó trên thực tế”, mặc dầu có khi ông cũng giải thích cho người
đọc biết nghĩa từ nguyên của từ.”
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH
1 Tại sao nói ngơn ngữ là một hiện tượng xã hội? Nêu những điểm khác biệt giữa ngôn ngữ và các hiện tượng xã hội khác
2 Giao tiếp là gì? Ngồi ngơn ngữ, con người cịn có thể giao tiếp bằng
những phương tiện nào khác? Nêu hạn chế của những loại phương tiện giao
tiếp này
3 Chức năng làm công cụ giao tiếp và chức năng làm công cụ tư duy của ngơn ngữ có trùng nhau khơng? Vì sao?
4 Trình bày các hướng tác động chủ yếu của giao tiếp
5 Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi
Thân em vita trang lai vita tròn,
_— Bảy nối ba chìm uới nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em uẫn gìữ tấm lòng son
(Hồ Xuân Hương)
a) Khi làm bài thơ này, Hồ Xuân Hương đã “giao tiếp” với người đọc về vấn
đề gì? Nhằm mục đích gì? Bằng các từ ngữ, hình ảnh như thế nào?
b) Người đọc căn cứ vào đâu (từ ngữ, hình ảnh, cuộc đời và thân phận tác
giả ) để lĩnh hội nghĩa hàm ẩn của bài thơ?
Trang 18
c) Đặc điểm của việc dùng ngôn ngữ để giao tiếp qua bài thơ trên đây là như thế nào? Khác giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày ở những điểm nào?
6 Vĩ sao nói ngơn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người?
GỢI Ý GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP
Bail
~ Hiện tượng xã hội là hiện tượng nảy sinh, tôn tại, phát triển, mất đi cùng
với con người; phụ thuộc vào nhu cầu/ ý muốn chủ quan của con người, phụ thuộc vào chính xã hội loài người và chỉ có trong xã hội lồi người
Như vậy, ngơn ngữ là một hiện tượng xã hội vì có đủ những đặc điểm cơ bản nêu trên Cụ thể là:
+ Ngôn ngữ sinh ra do nhu cầu giao tiếp của con người
+ Quá trình phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự phát triển của xã hội
loài người
+ Ngôn ngữ là của con người và chỉ có trong xã hội loài người
— Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội vì có những đặc điểm cơ bản giống như các hiện tượng xã hội khác, tuy nhiên cũng có những điểm khác biệt sau đây:
+ Ngôn ngữ có chức năng riêng, quy luật phát triển và hoạt động riêng
+ Ngôn ngữ không thuộc thượng tầng kiến trúc, không do ha tang cơ sở sinh ra
+ Trong xã hội có giai cấp, thượng tầng kiến trúc thuộc về giai cấp thống trị
nhưng ngôn ngữ không thuộc về giai cấp nào, nó phục vụ vô tư cho tất cả các
giai cấp
Bài 3
Chức năng giao tiếp và chức năng tư duy độc lập với nhau Tư duy là sự suy
nghĩ; giao tiếp là trao đổi trí thức, tình cảm, thơng tin
Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ được thể hiện khi có hành động giao
tiếp, tức là khi người ta dùng ngôn ngữ để trao đối với nhau Chức năng thế hiện
tư duy được thực hiện ngay cả khi không có hành động giao tiếp (nghị)
Tuy nhiên chức năng giao tiếp và chức năng tư đuy có quan hệ quy định lẫn nhau Vì ngơn ngữ là công cụ của tư duy nên ngơn ngữ có thể làm công cụ để giao tiếp và ngược lại, giao tiếp là thông báo cho nhau những hiểu biết, mà muốn thông báo được cho nhau những hiểu biết thì bản thân ngôn ngữ cũng
phải chứa đựng những nội dung mà tư duy đã đạt được
Ví dụ: Nghĩa của từ tuy không phải là khái niệm, không đồng nhất với khái niệm nhưng được hình thành từ khái niệm Có như vậy ngôn ngữ mới có thể
Trang 19rT
hu Bài 5
a) Tac gia giao tiếp với người đọc xung quanh để tài trực tiếp là cái bánh trôi Hi? (hình dạng, màu sắc, quá trình chế biến ), nhưng có một để tài gián tiếp là
người phụ nữ (hình đáng xinh đẹp nhưng thân phận phụ thuộc vào người khác, không tự quyết định cuộc đời mình, mặc dù vẫn giữ một phẩm chất cao đẹp) Mục đích là để nói về thân phận người phụ nữ, đồng thời khẳng định nét đẹp ing (bên trong và bên ngoài) của họ
shu b) Từ ngữ trong bài thơ đều có hai lớp nghĩa: lớp nghĩa đen, trực tiếp nói về : bánh trơi; lớp nghĩa bóng, hàm ẩn nói về người phụ nữ Tất cả các từ ngữ (hân, trắng, tròn, bảy nổi ba chìm, rắn nát, tấm lịng son ) đều là cơ sở để người đọc lĩnh hội được cá hai lớp nghĩa Từ xưng hô “em” xuất hiện ở câu đầu và câu kết bài thơ gợi liên tưởng rất rõ đến bản thân tác giả và người phụ nữ nói chung hơi c) Ngơn ngữ trong bài thơ mang tính hình tượng và có chức năng thẩm mĩ
, rõ rệt Đó là đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật
Những điều nêu ở trên khác với ngôn ngữ trong sinh hoạt hàng ngày
cơ
1hư
Tài liệu tham khảo
- 1 Diệp Quang Ban (2010), Từ điển thuật ngữ Ngôn ngữ học Nxb Giáo đục
các Việt Nam ;
2 Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phién (2000), Cơ sớ Ngôn ngữ học uà tiếng Việt Nxb Giáo dục, Hà Nội
suy 3 Eerdinan de Saussure (1973), Giáo trình Ngơn ngữ học đại cương Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
sao 4 V.B Kasevich (1998), Những yếu tố cơ sở của Ngôn ngữ học đại cương Nxb Giáo dục, Hà Nội
tiện 5 Iu.V Rozdextvenxki (1997), Những bài giảng Ngôn ngữ học đại cương Nxb Giáo
duc, HaNéi
a 6 Nguyễn Thiện Giáp (Chủ biên) (1996), Dẫn luận Ngôn ngữ học Nxb Giáo duc,
AGS Hà Nội
ma 7 Bùi Minh Toán (2008), Giáo trình Dẫn luận Ngơn ngữ học Nxb Đại học Sư ung phạm, Hà Nội
khái
thể
Trang 20
Chương 2
NGUON GOC VA SU PHAT TRIEN CUA NGON NGU
I NGUỒN GỐC CỦA NGÔN NGỮ LOÀI NGƯỜI
Vấn đề nguồn gốc của ngôn ngữ đã được quan tâm từ rất sớm Nhiều câu
hỏi được đặt ra, và cũng có khơng ít câu trả lời cho vấn đề đó
Có một thời người ta tìm đến thần linh, thượng đế Thượng đế sáng tạo ra muôn loài, thượng đế sáng tạo ra con người và thượng đế cũng sáng tạo ra
ngôn ngữ
Khi đức tin vào đấng tối cao bị đổ vỡ (thượng đế không là ai cả, thượng đế
không sáng tạo ra con người, cũng không sáng tạo ra ngôn ngữ), người ta trở về
trần gian, nơi ngôn ngữ đang tổn tại và phát triển Vậy là hàng loạt những giả thuyết khác nhau về nguồn gốc ngôn ngữ ra đời
1 Một số giả thuyết về nguồn gốc ngôn ngữ 1.1 Thuyết tượng thanh
Lí thuyết này manh nha từ thời cổ đại, phát triển mạnh vào thế kỉ XVII đến
thế kí XIX với các đại biểu như Pla-tông và Au-gus-tin Theo thuyết này, toàn bộ ngơn ngữ nói chung và những từ riêng biệt của nó đều do ý muốn tự giác hay không tự giác của con người bắt chước những âm thanh của thế giới xung quanh Cơ sở là ở chỗ trong tất cả các ngôn ngữ đều có những từ tượng thanh và sao phỏng Chẳng hạn, trong tiếng Việt có các từ như: mèo, bị, bình bịch, lộp độp, róc rách hoặc các từ mel (mật ohg), acer (thép) trong tiếng La-tinh
Tuy nhiên, sự bắt chước âm thanh khơng nói lên mục đích của nó là gì Mặt
khác, các từ tượng thanh có số lượng rất nhỏ trong từ vựng và khơng đóng vai
trị quan trọng trong việc biểu hiện nội dung nhận thức, tư tưởng, tình câm của con người, trong việc tạo lập lời nói
1.2 Thuyết cảm thán
Thuyết cảm thán phát triển mạnh vào thế kỉ XVIHN đến thế kỉ XX với đại diện là Rut-sô, Hum-bôn, Stăng-đan Những người theo thuyết này cho rằng ngơn ngữ lồi người bắt nguồn từ những âm thanh phát ra khi bị xúc động, mừng
giận, vui, buồn, đau đớn Cơ sở của thuyết này là sự tổn tại của các thán từ trong các ngôn ngữ Chẳng hạn, các từ ối, 4, chao ôi, a ha trong tiếng Việt
Trang 21ora 0 ra g đế ở về 5 giá Mặt g vai ì của điện ngôn aừng in từ
Trong tác phẩm Khái luận uề nguôn gốc các ngôn ngữ, Rut-sô viết: “Phát minh đầu tiên của lời nói khơng phải từ các nhu cầu mà chính từ sự ham muốn
mà ra
Nguồn gốc các ngôn ngữ từ đâu mà ra? Từ những nhu cầu tỉnh thần, những
sự ham muốn Các sự ham muốn làm cho con người nhích lại gần nhau, những
con người mà nhu cầu kiếm sống buộc phải tránh xa nhau Không phải là sự đói
khát mà là tình yêu, sự căm ghét, lòng hiếu thảo, sự giận giữ làm cho họ bật ra
những tiếng nói đầu tiên và chính vì thế những ngôn ngữ đầu tiên đều du dương và hấp dẫn trước khi trở thành đơn giản và có phương pháp”
Tuy nhiên, nhu cầu biểu hiện tình cảm khơng thể là điều kiện nảy sinh
ngôn ngữ Động vật và trễ sơ sinh cũng biết biểu hiện tình cắm nhưng chúng
đều khơng có ngơn ngữ
1.3 Thuyết tiếng kêu trong lao động
Thuyết này xuất hiện và phát triển ở thế kỉ XIX trong các công trình của các nhà triết học duy vật L Nua-re và K Biu-khơ Theo thuyết này, ngôn ngữ đã xuất hiện từ những tiếng kêu trong lao động tập thể như tiếng hổn hến do hoạt động nặng mà phát ra, tiếng kêu của người nguyên thuỷ muốn người khác đến giúp mình trong quá trình lao động Cơ sở của thuyết này bắt nguồn từ thực tế
lao động của con người từ xưa và cả hiện nay
Tuy nhiên, những tiếng kêu trong lao động chỉ là cơ sở cho sự hình thành
một bộ phận nhỏ trong thành phần từ vựng của ngôn ngữ, chúng không thể là
điều kiện cơ bản cho sự hình thành ngôn ngữ
1.4 Thuyết khế ước xã hội
Thuyết này có từ thời cổ đại và thịnh hành vào thế kỉ XVIH với các đại diện
như Đê-mô-crit, A-dam Xmit và Rut-sô Theo thuyết này, ngôn ngữ là do người ta thoả thuận với nhau mà thành Cơ sở của thuyết này là tính quy ước có trong từng ngôn ngữ
Tuy nhiên, muốn có khế ước xã hội để tạo ra ngôn ngữ thì cần phải có ngơn ngữ trước Đây chính là điều luấn quần, phi lí
1.5 Thuyết ngôn ngữ cử chỉ
Thuyết này phát triển mạnh vào thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX với đại biểu là Vun-tơ Theo thuyết này, về nguyên tắc ngôn ngữ cũng giống như điệu bộ, cử
chỉ dùng để giao tiếp Cơ sở của thuyết này là khi chưa có ngơn ngữ, con người
dùng điệu bộ, cử chỉ để giao tiếp với nhau
Trang 22
chỉ dùng để giao tiếp Cơ sở của thuyết này là khi chưa có ngơn ngữ, con người dùng điệu bộ, cử chỉ để giao tiếp với nhau
Tuy nhiên, ngôn ngữ và điệu bộ, cử chỉ là hai loại phương tiện giao tiếp,
chúng không thể là nguồn gốc của nhau
Tóm lại, tất cả các giả thuyết trên chưa hoàn toàn đúng khi giải thích về
nguồn gốc ngôn ngữ Chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời, cùng với nó là những thành tựu rực rỡ của khoa học tâm lí, khoa học sinh vật, khoa học khảo
cổ, khoa học vật lí làm cho cách giải thích về nguồn gốc ngôn ngữ có những
thay đổi căn bản
2 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc của
ngôn ngữ
Một chân lí đã được khẳng định: Lao động tạo ra con người, lao động cũng tạo ra ngôn ngữ Ngôn ngữ là người bạn đồng hành của con người Vậy nên,
xem xét sự ra đời của ngôn ngữ cần đặt trong mối quan hệ với việc tìm hiểu quá
trình hình thành phát triển con người và xã hội loài người
2.1 Lao động tạo tiền đề sinh học cho ngôn ngữ ra đời
Hàng triệu năm trước đây tổ tiên chúng ta vốn là một loài vượn người sống trên cây trong những cánh rừng tiền sử Do những biến động về địa chất, những cánh rừng ấy bị tiêu diệt, thức ăn trên tầng cây cao ngày càng khó kiếm Loài vượn người ấy buộc lòng phải rời ngọn cây cao (vốn là nơi trú ẩn sinh sống lâu đời) xuống đất đi lang thang kiếm ăn
Xuống đất, sự di chuyển khơng cịn bằng hai tay để leo trèo như trên cây nữa, đã thế kẻ thù lại nhiều hơn, việc tìm kiếm thức ăn và tự vệ để sinh tổn đã
buộc loài vượn người này phải tập đi bằng hai chi sau và đứng thẳng Đây được
coi là bản lễ của sự chuyển biến từ vượn thành người Vượn người đã biến thành
Người uượn và hệ quả của nó là: Dáng đứng thẳng làm cho tầm mắt được mở
rộng, lỗng ngực phát triển, hầu quản (cổ) trước đây ở tư thế nằm ngang, nay
theo phương thẳng đứng
Bởi vậy đôi tay được giải phóng, đơi chân đảm nhiệm việc di chuyển trên
mặt đất Đôi tay ngày càng trở nên khéo léo hơn, biết sử dụng các vật có sẵn làm
công cụ tự vệ, kiếm ăn và quan trọng hơn là biết chế tạo ra công cụ lao động Người Uuượn đã trở thành người nguyên thuỷ
Lúc này do có cơng cụ lao động trong tay, năng suất lao động ngày càng cao
Con người không chỉ hái lượm mà còn săn bắn Họ đã chuyển từ đời sống ăn thực
Trang 23XƯỜi 1ẾP, 1 về ó là hảo ững của ũng yên, quá ống ững „Dài ‘au cay 1 da nay trên làm ng cao huc y
Như vậy, lao động đã tạo nên con người, cũng chính lao động đã tạo nên và hoàn chỉnh các bộ phận của bộ máy phát âm của con người Cái đó được gọi là
tiên đề về mặt sinh học
Có thể hình dung q trình hình thành, hồn thiện con người và các bộ phận của bộ máy phát âm của con người qua sơ đồ sau đây:
x "
Hình thành con người hệ quả Hoàn thiện các bộ phận của bộ máy phát âm Lao động
— Vượn người
- Người vượn: tập di, tap ~ Hai lá phối phát triển
đứng thẳng mình lên ~ Hầu quản thẳng đứng
— Người nguyên thuỷ
+ Đời sống ăn động vật ~ Não phát triển
+ Đời sống ăn chín — Hồn thiện khoang miệng
Tuy có bộ máy phát âm nhưng con người vẫn chưa thể có ngơn ngữ Những cứ liệu được nêu ra trong chương 1 đã minh chứng điều này (Tách con người ra khỏi xã hội, họ sẽ khơng biết nói mặc dù bộ máy phát âm được di truyền qua
nhiều thế hệ đã có năng lực nói) Để có ngơn ngữ, nhân tố về xã hội là không thể thiếu Bộ máy phát âm là điều kiện cần, xã hội là điều kiện đủ
‡
2.2 Lao động đã tạo nhân tố về mặt xã hội để ngôn ngữ ra đời
Người nguyên thuỷ ban đầu là những cá thể sống tách biệt Trong quá trình sinh tổn, mỗi người đều có chút ít kinh nghiệm trong lao động Ví dụ, hái quả
trên cây làm sao cho dễ, bắt cá dưới nước thế nào cho được v.v
Sau này họ tập hợp nhau lại thành bầy đàn và cao hơn là cộng đồng xã hội Trong quá trình sống với nhau, mỗi người đều có cái để trao đối và họ thấy cần phải trao đổi Cái “có” và “cần” này chính là yếu tố xã hội Chẳng hạn, cùng nhau đi hái quả/ bắt cá nhưng người này thấy người kia thực hiện không hiệu quả bằng cách làm của mình Nhu cầu trao đổi “kinh nghiệm lao
động” nảy sinh
Có bộ máy phát âm, có cái cần để trao đổi, có nhu cầu được trao đổi, tất yếu
ngôn ngữ ra đời Như vậy khơng phải cái gì khác mà chính là lao động, nhờ lao
động mà ngôn ngữ của con người đã ra đời Bàn về vấn để này Ăng-ghen viết: “Đem so sánh con người với các loài động vật, ta sẽ thấy rõ rằng ngôn ngữ bắt 25
Trang 24nguồn từ lao động và cùng nảy sinh với lao động, đó là cách giải thích duy nhất
đúng về nguỗn gốc của ngôn ngữ”
Tự bản chất của mình, từ khi mới sinh ra, ngôn ngữ vốn là công cụ, phương tiện để con người giao tiếp với nhau Thế nhưng, ban đầu nó chưa phải là ngôn
ngữ như chúng ta đang có hơm nay Bởi vì các cơ quan phát âm chưa hoàn thiện, chưa hoạt động thành thục, cũng bởi vì chưa có một vốn từ thoả đáng
Cùng với sự phát triển của con người, ngôn ngữ ngày một phát triển và hoàn
thiện như ngày nay
II QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CUA NGÔN NGỮ
Chúng ta đã xem xét nguồn gốc của ngôn ngữ trong quá trình hình thành
con người Nghiên cứu quá trình phát triển của ngôn ngữ cũng cần đặt trong sự phát triển của xã hội lồi người bởi ngơn ngữ mang bản chất xã hội Dân tộc học coi sự phát triển của xã hội loài người là sự thay thế lẫn nhau giữa các loại đơn vị tổ chức xã hội: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc và dân tộc
Tuy nhiên sự phát triển qua các giai đoạn của xã hội loài người (như phân chia trên) không theo một con đường thẳng mà khúc khuỷu, quanh co, rất phức
tap; trong đó, quá trình thống nhất và quá trình phân li chồng chéo lẫn nhau Ngôn ngữ cũng như vậy Có thể thấy quá trình phát triển của ngơn ngữ qua
những bước (giai đoạn): ngôn ngữ bộ lạc, ngôn ngữ khu vực, ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ văn hố
'4 Ngơn ngữ bộ lạc và các biến thể của nó
- Đặc điểm xã hội:
Day là thời kì cộng đồng bộ lạc (chưa có nhà nước, chưa có giai cấp) Quan hệ giữa những người trong cộng đồng là quan hệ huyết thống Mỗi bộ lạc có
một tù trưởng và một thủ lĩnh quân sự; của cải dùng chung, khơng có của dư thừa; thờ chung một con vật và dùng chung ngôn ngữ
Trong quá trình hình thành và phát triển, các bộ lạc thường đi theo hai hướng: chiến thắng các bộ lạc khác hoặc bị các bộ lạc khác xâm lược - phát triển mạnh lên hoặc yếu đi
- Đặc điểm ngôn ngữ:
Mỗi bộ lạc có một ngôn ngữ riêng Ngôn ngữ bộ lạc là ngôn ngữ đầu tiên của loài người
Trang 25ng ôn àn 1g an an du \ai 1at
Ngơn ngữ có hai xu u hướng: sát nhập và phân Ìi
Về hướng sát nhập: Hai bộ lạc suy yếu sát nhập lại với nhau (vì những lí do khác nhau) Lúc này ngôn ngữ cũng sát nhập và chuyển hoá lẫn nhau tạo thành một thứ ngôn ngữ của bộ lạc mới Có thể một bộ lạc xâm lược, chiến thắng các bộ lạc khác Ngôn ngữ của một bộ lạc trong liên mình bộ lạc chiến thắng các ngôn ngữ khác và trở thành ngôn ngữ chung của toàn liên minh Tuy nhiên, nó cũng chịu ảnh hưởng của các ngôn ngữ không chiến thắng khác và thay đổi ít nhiều Ví dụ, tiếng La-tinh của người La Mã trong các vùng bị người La Mã chinh phục (Ru-ma-ni, Pháp, Môn-đa-vi, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha)
Về hướng phân li (chia tách): Do chia tách bộ lạc, những khác biệt về ngôn ngữ nảy sinh được củng cố qua nhiều thế hệ và trở thành các ngôn ngữ khác
nhau có cùng nguồn gốc Ví dụ, các tiếng: Việt, Mường, Cuối, Poọng, Chứt, Aren, Ma Liéng
2 Ng6n ngif khu vuc
~ Dac diém xa hoi:
Đây là thời kì bộ lạc, bộ tộc, liên minh bộ lạc tan rã Các dân tộc ra đời, cùng với nó là việc xuất hiện nhà nước Trước hết là những nhà nước cổ đại: nhà nước Hi Lạp cổ đại của vua Phi-líp II năm 334 TCN, nhà nước Nghiêu, Thuấn, Vũ (cách đây 4.000 năm) ở Trung Quốc, nhà nước Văn Lang ở Việt Nam Quan
hệ huyết thống mất dẫn nhường chỗ cho những quan hệ vẻ kinh tế, chính tri
€ác bộ lạc, thị tộc sống xen kẽ nhau trong những vùng đất đai rộng lớn trong
cùng một nhà nước Mỗi vùng, mỗi khu vực xuất hiện một ngôn ngữ riêng phục vụ cho việc giao lưu, trao đối
~ Đặc điểm ngôn ngữ:
Ngôn ngữ khu vực là phương tiện giao tiếp chung của tất cả mọi người trong một vùng Ngôn ngữ khu vực là bước quá độ trên con đường phát triển ngôn ngữ dân tộc
3 Ngôn ngữ dân tộc và các biến thể
~ Đặc điểm xã hội:
Đây là thời kì đã hình thành dân tộc; nhà nước, giai cấp phát triển Phát
triển nhà nước cũng tức là phát triển các mối quan hệ kinh tế, chính trị, văn hố Hình thành dân tộc cũng tức là hình thành các đặc trưng: chung lãnh thổ, chung nền kinh tế, chung nền văn hố, chung ngơn ngữ
Trang 26
- Đặc điểm ngôn ngữ:
Ngôn ngữ dân tộc là phương tiện giao tiếp chung của toàn dân tộc Tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử mà sự hình thành dân tộc và ngôn ngữ dân tộc mỗi nơi, mỗi thời kì một khác Thông thường là ngôn ngữ dân tộc được xây dựng trên cơ sở một phương ngữ có sẵn như phương ngữ ở vùng trung tâm kinh tế, chính trị, văn hố trong quan hệ nhà nước Ví dụ, tiếng Việt được xây dựng
trên cơ sở phương ngữ Bắc (trung tâm đồng bằng sông Hồng và sông Mã) Có thể do pha trộn, tổng hồ có chọn lọc từ các phương ngữ khác nhau Ví dụ, tiếng Nga là sự pha trộn, tổng hoà các phương ngữ Bắc Nga, Nam Nga, cùng một số tiếng Sla-ve cổ
Xã hội phân chia giai cấp, mỗi giai cấp có quyền lợi, tập quán, tâm lí riêng cho nên khi vận dụng ngôn ngữ dân tộc chung, mỗi giai cấp có thể tạo các các
biến thể ngôn ngữ riêng của mình Ví dụ, vua chúa thời kì phong kiến dùng
những từ xa lạ với quảng đại quần chúng nhân dân
Biến thể ngơn ngữ dân tộc cịn diễn ra do sự rơi rớt hoặc quá trình sử dụng
các phương ngữ của các địa phương, chủ yếu diễn ra ở mặt ngữ âm Ví dụ, trong tiếng Việt, phương ngữ Bắc khơng có các âm vị /s, /I/, phương ngữ Nam khơng có các âm vị /v/, /đ/
4 Ngôn ngữ văn hoá và các biến thể
- Đặc điểm xã hội:
Giai cấp phân hoá sâu sắc, nhà nước phát triển ở mức độ cao Mỗi quốc gia có nhiều dân tộc, các dân tộc có thể vẫn sử dụng ngơn ngữ riêng của mình nhưng trên phạm ví tồn quốc cần phải có phương tiện giao tiếp chung phục vụ
cho cơng việc hành chính, nhà thờ, viết sách Ngôn ngữ văn hoá ra đời
~ Đặc điểm ngôn ngữ:
Ngôn ngữ văn hố là ngơn ngữ có quy chế, được trau dỗi, là ngôn ngữ thống nhất, chuẩn mực của quốc gia, dân tộc Có thé coi ngôn ngữ dân tộc là “nguyên liệu”, ngôn ngữ văn hoá là “sản phẩm” Ở một số quốc gia, thời kì đầu ngơn ngữ
văn hoá dùng từ ngữ của nước khác Ví dụ, tiếng La-tinh là ngôn ngữ văn hoá
cho rất nhiều nước ở Trung Âu và Tây Âu như: Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bỏ Đào
Nha Ở Việt Nam, từ thế kỉ X chữ Hán được dùng làm văn tự chính thức của
nhà nước phong kiến Đa số các nước khi dân tộc phát triển thì ngơn ngữ văn
hố dân tộc mới hình thành Ngơn ngữ văn hoá dân tộc dựa trên ngơn ngữ nói của toàn dân tộc
Trang 27Tuỳ mỗi ¿ng 1 té, ung Cé ing éng cac ling Ung ong ơng gia ình ống n ngữ hố 3ào của văn nói zơn thể m——————————
khác nhau Phong cách chức năng của ngôn ngữ là những biến thể của ngôn ngữ được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử Mỗi phong cách phục vụ cho một mặt, một lĩnh vực nào đó của đời sống xã hội Mỗi phong cách sử
dụng những phương tiện ngôn ngữ tiêu biểu cho mình, trước hết là các từ
Những phong cách chủ yếu là: phong cách hội thoại, phong cách sách vo Phong cách sách vở có thể chia ra thành phong cách chính luận, phong cách khoa học, phong cách hành chính - sự vụ
5 Ngôn ngữ cộng đồng tương lai - Đặc điểm xã hội:
Dự đoán lúc ấy khơng cịn nhà nước, khơng có giai cấp - Đặc điểm về ngôn ngữ:
Ngôn ngữ cộng đồng tương lai là ý tưởng về một thứ ngôn ngữ dùng chung, thống nhất cho toàn nhân loại Dự đoán:
Hướng thứ nhất: Các ngôn ngữ sẽ xâm nhập, hoà vào nhau làm thành một
ngôn ngữ chung, thống nhất Ví dụ, sự xích lại gần với tiếng Việt của các ngôn ngữ trên lãnh thổ Việt Nam
Hướng thứ hai: Sự phát triển của ngôn ngữ sẽ đi theo con đường tạo ra một
ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các dân tộc Đó là một ngơn ngữ có sẵn được đề lên làm ngôn ngữ giao tiếp chung Ví dụ, tiếng Anh hoặc tiếng Nga, tiếng Pháp hiện nay trong quan hệ quốc tế
lil, DAC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ
1 Một số điểm chú ý về sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ dân tộc
1.1 Mối quan hệ của ngôn ngữ dân tộc và các phương ngữ
~ Ngôn ngữ dân tộc được xây dựng trên cơ sở của một phương ngữ (thường
là phương ngữ ở vùng trung tâm về kinh tế, chính trị, văn hố) Ví dụ, tiếng địa phương miễn Pa-ri phát triển chiếm ưu thế (từ thời kì Phục hưng), và dân dẫn phát triển thành ngôn ngữ dân tộc Pháp vào thế kỉ XVI— XVII
- Hoặc xây dựng trên cơ sở tổng hoà có chọn lọc từ các phương ngữ khác nhau Ví dụ, ngôn ngữ dân tộc Nga hình thành vào thế kỉ XVI - XVII cling voi sy
thành lập quốc gia Mát-xco-va, trên cơ sở khẩu ngữ Mát-xcơ-va có tính chất chuyển tiếp của tiếng địa phương miễn Bắc và miễn Nam
Trang 28
tăng cường sự giao lưu văn hoá và trao đổi kinh tế mà phát triển ngày càng
nhiều các hiện tượng ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp chung cho toàn dân tộc,
nhưng vẫn giữ được những điểm khác biệt Ở thời kì hiện nay, khi đã có sự giao lưu rộng rãi giữa các vùng trong phạm vi quốc gia và quốc tế, vẫn có các phương
ngữ trong lòng một dân tộc
1.2 Sự hình thành ngơn ngữ văn hố trong lịng ngơn ngữ dân tộc
Khi ngôn ngữ dân tộc phát triển thì thường dẫn đến việc xây dựng ngơn ngữ
văn hố Ngơn ngữ văn hố dựa trên ngơn ngữ dân tộc Ngôn ngữ dân tộc được coi là “nguyên liệu” để từ đó có được sản phẩm là ngơn ngữ văn hố Đó là thứ
ngôn ngữ được trau đổi, tinh luyện, đạt đến những chuẩn mục xã hội, nhất là
trong các lĩnh vực giáo dục, văn hoá, khoa học, ngoại giao Và như vậy, ngơn ngữ văn hố không hề xa lạ với ngơn ngữ tồn dân mà tác động tích cực trở lại
nhằm thống nhất ngôn ngữ dân tộc
Chú ý: Có hiện tượng ngôn ngữ văn hố hình thành trong thời kì ngơn ngữ dân tộc chưa phát triển trong một số quốc gia Đó là ngôn ngữ được dùng trong hành chính, giấy tờ, trường học, tơn giáo nói chung là ngôn ngữ sách vở, xa lạ
với ngôn ngữ dân tộc Hiện tượng này xuất hiện khi nhu cầu về phương tiện
giao tiếp chung phục vụ cho nhà thờ, viết sách, cơng việc hành chính đòi hỏi và
người ta dùng từ ngữ hay tiếng nước ngồi làm ngơn ngữ văn hố Ví dụ, tiếng
La-tinh là ngơn ngữ văn hố cho nhiều nước ở châu Âu, chữ Hán ở Việt Nam
thời kì phong kiến
2 Quy luật phát triển của ngôn ngữ
— Ngôn ngữ phát triển từ từ, liên tục, không đột biến nhảy vọt Nó ln trong trạng thái biến đổi và phát triển theo kiểu tuần tự, lâu dài, tích góp những yếu tố của tính chất mới, của cơ cấu mới, đồng thời kế thừa và báo tổn những
cái đã có Sự phát triển của ngôn ngữ không theo cách đột biến hoặc phá huỷ ngôn ngữ hiện có để tạo nên ngôn ngữ mới Lịch sử các dân tộc cho thấy mỗi
chế độ xã hội mới được thay thế vẫn sử dụng ngơn ngữ vốn có, chứ không phái
tạo lập ra một thứ ngôn ngữ mới Ví dụ, tiếng Việt qua các thời kì lịch sử khác
nhau, chế độ xã hội khác nhau vẫn tiếp tục được sử dụng và phát triển Trong quá trình đó tiếng Việt được bảo tổn, và quan trọng là tiếp thu, vay mượn những yếu tố mới để làm phong phú cho ngôn ngữ dân tộc Có thể thấy điều đó rõ nhất ở lớp từ Hán - Việt và cách đọc Hán - Việt trong vốn từ vựng tiếng Việt
— Các mặt khác nhau trong cơ cấu tổ chức của ngôn ngữ phát triển (biến đổi) không đồng đều
Trang 29ang tộc, giao rong ngữ lược thứ ất là Igôn ở lại ngữ ong xa la tién 3i và iéng Nam luôn lững lững huỷ mỗi phải chác rong \ững 6 16 bién pp ene renner
Từ vựng của một ngôn ngữ là bộ phận biến đối nhanh và rõ rệt nhất so với ngữ âm và ngữ pháp Từ vựng trực tiếp phản ánh đời sống xã hội nên chúng
biến đối hàng ngày, liên tục Trong từ vựng, vốn từ cơ bản ít biến đổi hơn cả, sự
biến đổi thường nằm ở vốn từ vựng nói chung
Mặt ngữ âm của ngôn ngữ biến đổi chậm và không đều Ngữ âm biến đổi cham dé dam bảo cho việc giao tiếp bằng ngôn ngữ diễn ra bình thường Sự không đều chủ yếu dian ra 6 các trường hợp chỗ này xảy ra sự biến đổi nhưng chỗ khác vẫn giữ nguyên Chẳng hạn, tiếng Việt toàn dân là gạo, nước, gái trong khi đó ở một số địa phương vẫn là cấu, nác, gấy
Ngữ pháp và từ vựng cơ bản là cơ sở của ngơn ngữ, do đó nó biến đổi chậm
nhất “Dẫn chứng rõ rệt cho điều đó là: Ngày nay đọc các văn bản cổ (cách xa ta
vài thế kỉ) người ta thường phải chú thích nhiều về các từ cổ (ở cả mặt âm thanh
và ý nghĩa), cịn ít khi phải chú thích về các hiện tượng ngữ pháp Ví dụ:
Thu dén cay nao chang la ling
Một mình /at thud ba đông”
(X Giáo trình Dẫn luận ngơn ngữ học, Bùi Minh Toán, 2008, tr 45)
Trang 30
Đọc thêm
NHỮNG BÀI GIẢNG NGÔN NGỮ HỌC ĐẠI CƯƠNG!
1 Thuyết lao động về nguồn gốc cửa ngôn ngữ
Chính trong những năm đó, những năm thuộc một phần ba cuối thế kỉ XIX một lí thuyết triết học khác về nguồn gốc ngôn ngữ cũng đã được phát triển Một đơi khi, lí thuyết này được gọi là lí thuyết lao động còn đúng hơn phải gọi là lí thuyết xã hội về nguồn gốc ngôn ngữ Cơ sở của lí thuyết này được Ăng-ghen trình bày trong cuốn Pháp biện chứng của tự nhiên Ăng-ghen là một người theo
phương pháp ngôn ngữ học so sánh - lịch sử Tuy nhiên, ông không cho rằng trên cơ sở các kết luận về cơ cấu ngôn ngữ nhận được bằng phương pháp này lại
có thể xây dựng được một quan niệm về xã hội như một chỉnh thể Đóng góp khoa học của phương pháp so sánh - lịch sử theo Ăng-ghen, trước hết là ở chỗ
nó khám phá được một số phương diện trong lịch sử dân tộc người Đồng thời,
sau khi nghiên cứu tính chất của cấu tạo bên trong của xã hội tiền giai cấp,
Ang-ghen đã khám phá ra quan hệ qua lại của các phạm trù xã hội như họ hàng và gia đình
Ăng-ghen và C Mác khẳng định quan điểm duy vật đối với lịch sử Cấu trúc
xã hội được làm thành từ hạ tầng kinh tế cơ sở gồm lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất và thượng tầng kiến trúc được thể hiện bởi tư tưởng, pháp quyền và
đạo đức Trong các phạm trù này tái hiện bởi tư tưởng hình thái đời sống xã hội
Sự thay đổi hoặc biến đổi cấu trúc hạ tầng quyết định sự biến đối thượng tầng kiến trúc của xã hội (nghĩa là thay đổi các hệ tư tưởng) trong sự phát triển không ngừng của lịch sử Vì thế khi nói đến nguồn gốc ngôn ngữ, Ăng-ghen cho rằng ngôn ngữ là một trong các phương diện hay là một trong các hệ thống cấu trúc
tính của xã hội, chứ không phải là một nhân tố xác định toàn bộ sự phát triển của xã hội
Ăng-ghen xem ngôn ngữ như một biểu hiện thực tế trực tiếp của tư tưởng
Các hình thức tạo thành lời nói và nội dung của nó được đặt trong quan hệ với
các phương tiện vật chất hình thành lời nói: “A-sin có thể tổn tại trong thời đại chất nổ có chì khơng? Và có phải chăng các truyện kể, bài hát, dân ca, thậm chí cả những tiền để cân thiết cho thơ ca sử thi tất yếu không bao giờ mất đi khi
xuất hiện máy in?”
° Iu.V, Rozdextvenxki (1997), Những bài giảng ngôn ngữ học đại cương, Nxb Giáo dục, bản dịch tiếng Việt của Đỗ Việt Hùng, tr 30-37
32
Trang 31Điều đó có nghĩa là tiến bộ kĩ thuật trong việc hình thành và phổ biến lời
nói quy định trước nội dung lời nói Ở khía cạnh này “ngay từ đầu, đã có một sự rủi ro đè nặng lên “tinh thần”, đó là sự rủi ro bị một vật chất làm “hoen ố” Vì
thế việc hình thành chữ viết được Ăng-ghen gắn với việc hình thành nền văn minh, cịn ngơn ngữ nói trước khi có chữ viết được coi là hoang dại, hỗn độn — thuộc thời kì đầu tiên của sự phát triển văn hoá Những âm thanh ngôn ngữ XIX theo quan điểm của Ăng-ghen là cơ sở để tạo ra các hình thức tư duy của con
Ên người và hình thành ý thức xã hội
ila, Sự phát triển lời nói có phân tiết là kết quả của việc hình thành xã hội Theo
en Ăng-ghen, sự xuất hiện lời nói phân tiết và ngôn ngữ nằm trong khung cảnh của neo ¡ nguồn gốc loài người; nguồn gốc tổ chức lao động xã hội và xã hội hoá tư duy ang dẫn đến hình thành ý thức Bản chất lí thuyết lao động về nguồn gốc ngôn ngữ rai nằm trong việc giải thích các chất khác nhau có thể hình thành được cùng góp nhau, có nghĩa là chúng gắn với nhau về mặt nguồn gốc Xã hội được Ăng-ghen chỗ hiểu như một thể thống nhất về lao động sản xuất cùng chung trên cơ sở kế nồi, hoạch hố có ý thức các hoạt động lao động và ý thức xã hội Thể thống nhất đó ấp, làm thành một cấu trúc trọn vẹn đặc biệt, trong đó ngơn ngữ là một yếu tố ang; Nguyên tắc hợp nhất lao động, tư duy, tổ chức xã hội và lời nói là quy luật
ị quan hệ phát triển mà Đác-uyn đã khám phá trong sinh vật học Theo quy luật
rúc này, các hình thức của các phân riêng lẻ thuộc một vật thể hữu cơ luôn gắn với uan cấu tạo nhất định của các phần khác, mặc dù bề ngoài chúng khơng có quan hệ 1 và gì Điều đó có nghĩa là tổn tại một tính thông ước nội tại của một chính thể Sự hội hình thành và phát triển một chỉnh thể chỉ thực hiện được nhờ tính thống nhất ang số đo của bên trong tất cả các phần của chỉnh thể đó Theo Ăng-ghen, sự phát ông triển sinh học của con người phù hợp với quy luật này đã dẫn đến khả năng đi
ảng thẳng: sự đi thẳng mở ra khả năng sử dụng các cơ quan hơ hấp và tiêu hố để
trúc hình thành các âm đa dạng của lời nói và trong một sự nhận biết chúng một
rien cách đặc biệt, chúng có thể trở thành các âm phân tiết
Cũng theo quy luật tương liên tiến hoá này, việc hình thành lời nói phân tiết
mg và có suy nghĩ trở thành hiện thực trong quá trình hình thành xã hội, vì ngơn với ngữ, ý thức xã hội, sản xuất xã hội cùng với sự phân công lao động và tái sản
đại xuất con người hợp thành một thể thống nhất, phát triển đồng thời và tương
chi hợp với nhau theo các hình thức của mình
khi Theo các quan điểm của Ăng-ghen, nguồn gốc khởi thuỷ của sự phát triển
xã hội là lao động xã hội có tính phân cơng và tính mục đích Kiểu lao động xã
hội như thế bao gồm việc sáng chế ra công cụ sắn xuất mới và tổ chức lao động
bản
Trang 32
trên cơ sở một hình thức sở hữu nhất định Từ đó, sáng chế là nguồn gốc hình
thành xã hội (theo quy luật tương liên tiến hoá)
Đầu tiên con người sáng chế ra công cụ sản xuất Việc sáng chế công cụ san
xuất dẫn đến sự cần thiết phải chỉnh đốn hoạt động cùng chung mang những mam mống của sự phân công lao động, tức là phải thoả thuận kế hoạch công
việc, cùng chung hành động, và đánh giá việc đã làm Từ đó xuất hiện nhu cầu
thiết yếu về phương tiện giao tiếp Sự hình thành lao động xã hội trùng khớp với sự xuất hiện nhu cầu ngôn ngữ và ý nghĩa xã hội, vì tài liệu để suy nghĩ đã được xác định bằng lao động có ích cho xã hội và bằng cơ cấu quan hệ sản xuất trong
` các lợi ích của việc sẵn xuất ra của cải vật chất, của việc tái sản suất các quan hệ xã hội
Trong cảnh huống này ngôn ngữ phái cung cấp cho mặt vật chất của ý nghĩa một hình thức ngơn ngữ xác định và củng cố ý nghĩa như một phạm trù
của ý thức xã hội để có thể thực hiện việc quản lí lao động, tổ chức xã hội, giữ gìn văn hố trên cơ sở ngôn ngữ Chức năng của ngôn ngữ do nhu câu xã hội
quy định, được hiện thực hoá trong sự hình thành các hình thức lời nói, ở đây
các âm trở thành có ý nghĩa và đo đó trở thành có tính phân tiết
Lí thuyết về nguồn gốc ngôn ngữ do Ăng-ghen đề xướng, về thực chất, là lí
thuyết về sự hình thành cấu trúc xã hội như một chỉnh thể và ngôn ngữ là một
bộ phận của cấu trúc đó Ý tưởng chung của lí thuyết này là nhằm xây dựng một
mơ hình lí thuyết về quan hệ qua lại giữa ngôn ngữ và xã hội Bản thân xã hội, theo lí thuyết này, được định hình như một cấu trúc toàn vẹn đồng thời với tất
cả các mặt quan yếu của mình Các mặt này về sau được khu biệt với nhau và phức tạp hoá trong sự phối hợp với nhau Các mặt quan yếu đó là: 1 cơ cấu sản
xuất xã hội dựa trên sự phân công lao động; 2 cơ cấu tái sản xuất tộc người như
một cơ sở sản xuất; 3 cơ cấu ngôn ngữ, trong lời đó lời nói phân tiết sinh thành từ các tín hiệu khơng phân tiết; 4 cơ cấu ý thức xã hội nảy sinh trên cơ sở tư duy cá nhân; 5 văn hoá như một sự lựa chọn và truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ
khác như cái quan trọng đối với sinh hoạt xã hội, đó là các kĩ năng, kĩ xảo, các
vật thể vật chất, và các khách thể mang tính chất kí hiệu có chứa đựng những
nguyên tắc và những tiền lệ của sự hoạt động sinh hoạt
Lí thuyết lao động về nguồn gốc ngôn ngữ, vốn là lí thuyết được hình thành
về cơ bản vào cuối thế kỉ XIX, với tư cách là một lí thuyết triết học, có một sức '
mạnh dự báo to lớn Nó được khẳng định thêm trong tiến trình phát triển tiến
lên của khoa học trong một trăm năm qua
Chẳng hạn, sinh học thế kỉ XX bắt đầu nghiên cứu các lĩnh vực về hoạt động
của động vật Hoạt động của động vật được nghiên cứu từ ba khía cạnh
Trang 33Ty |
inh Thứ nhất, đã khẳng định được rằng, tất cả các loài động vật đều có tín hiệu Nhờ các hệ thống này mà hiện thực hoá các hoạt động tín hiệu đánh dấu sản ranh giới lãnh thổ giữa các động vật (nhóm động vật); hoạt động điều chỉnh
ứng quá trình duy trì nịi giống; hoạt động gắn với việc hình thành các hoạt động
Ông tập thể Tất cả ba dạng hoạt động này, tất nhiên có thể xem như là cơ sở cho
cầu ; ngôn ngữ, bởi vì hoạt động các dạng này có trong ngơn ngữ loài ngudi fi Sự
với ¡ _ khác nhau giữa các ngôn ngữ; 2 Sự khác nhau trong phát âm giữa đàn ông,
ưỢC đàn bà và trẻ em; 3 Sự khác nhau về ngữ điệu khi biểu hiện sự thoả mãn, đe
ong doa, ra lénh, au yém ]
hệ Thứ hai, cộng đồng động vật được nghiên cứu như những hạt nhân cơ sở có
trách nhiệm duy trì nịi giống và cơ cấu tiến hoá Đã khẳng định được rằng, mỗi ay một đạng cộng đồng đặc trưng cho một loại động vật nhất định, có nghĩa là mỗi
.trù loại động vật có một dạng gia đình nhất định Cách tổ chức gia đình ở động vật giữ | — đảm bảo cho sự di truyền những đặc điểm cố định có hướng nhất định, còn
hội | — trong trường hợp cần thiết - biến đổi những đặc điểm này nhằm bảo tổn và đây phát triển nòi giống Đồng thời, các cộng đồng động vật được tổ chức, và tổ
chức này tạo điều kiện cho việc truyền cho nhau các hình thức hoạt động có lợi
là lí bằng cách bắt chước Sự tích lũy kinh nghiệm là cơ sở để xuất hiện xã hội
một Thứ ba, nhiều cơng trình về tâm lí động vật đã xác định rằng, tất cả các một động vật đều có tâm lí được tổ chức ở một dạng nhất định Trong tổ chức tâm lí hội, có các hình thức như: phần xạ, bản năng, tình cảm và các yếu tố tư duy
i tat Mỗi một loại động vật có tập hợp các hình thức hoạt động tâm lí đặc trưng uva ƒ Các động vật càng ở bậc cao, các hình thức tâm lí càng phong phú Các động vật
sản bậc cao có các yếu tố của hoạt động sáng tạo Tất cả các dạng hoạt động tâm lí như này đặc trưng cho con người như một dạng sinh vật
anh Đông thời, cũng nhận định được rằng: các dạng hoạt động gần nhau về
duy loại hình thức tâm lí, có thể có các khả năng tâm lí khác nhau Đã chứng minh ếhệ rằng các động vật cùng loại cũng có khả năng tâm lí khác nhau Ví dụ: tất cả
các | — các loại động vật đều có trí nhớ và có khả năng tiếp thu Nhưng trí nhớ và khả
ứng năng tiếp thu gắn với sự tiến hoá của động vật Điều đó có nghĩa là cơ sở tâm lí
của con người, tư duy của con người được hình thành trong điều kiện tiến hoá ành của sinh học
sức ' ‡ Thứ tư, các động vật có khả năng trong việc phân chia trách nhiệm trong gia
tiến đình gắn với việc kiếm ăn, duy trì nịi giống và bảo vệ gia đình và lãnh thổ Mức
độ cao trong phân chia trách nhiệm được đảm bảo bằng sự phức tạp của bản lộng năng và các hình thái cá nhân Mức độ thấp trong phân chia trách nhiệm đòi
hỏi ít hơn sự khác nhau về hình thái giữa các động vật trong gia đình Điều đó
35
Trang 34
có nghĩa là, dang phan chia lao dong đầu tiên phải dựa trên các đặc điểm về tuổi tác và giới tính
Thứ năm, hàng loạt các động vật biết sử dụng các đồ vật thiên nhiên như
các công cụ giải quyết các vấn đề cuộc sống của mình
Điều đó có nghĩa là sinh học thế kỉ XX thực tế đã chỉ ra các hiện tượng cơ
bản, từ đó bằng con đường biến đối chất mà hình thành xã hội Sự tiên đoán
của Ăng-ghen trong lĩnh vực này đã thành sự thật
Nhân chủng học cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã có hàng loạt phát minh về
cấu tạo hình thái của con người và xác định tổ tiên homo sapiens trực tiếp và
gián tiếp Đã thu thập được tất cả các dấu vết của người vượn, người cổ và các đạng khác của tổ tiên loài người đã xác định được rằng tổ tiên gần nhất của con
người hiện đại là người Nêandertan và người Kromanfion Nhưng điều này khẳng định ý tưởng của Ăng-ghen về cơ sở sinh học trong quá trình phát triển vượn người, sự phát triển này xảy ra chậm và tổn tại trong một khoảng thời gian đài trong cuộc sống tiền xã hội của chúng
Khảo cổ học, Nhân chủng học và Dân tộc học đã xác định rằng quá trình phát triển của homo sapiens gắn liên với sự hình thành văn hoá tâm hồn, được thể hiện qua các dấu hiệu của nghỉ lễ Nghỉ lễ mai táng được khảo cổ học cho là
dấu hiệu của văn hoá, được hình thành trong xã hội của homo sapiens, và khơng có ở người homon habilis Các công cụ lao động thô sơ có thể tìm được ở các dấu hiệu nghỉ lễ (tức là khơng có hoạt động kí hiệu học) Oo những nơi mai táng Homo sapiens, ngược lại, bên cạnh các công cụ lao động có thêm các
thành quả lao động và đấu hiệu của nghi lễ
Dân tộc học chỉ ra rằng, xã hội đầu tiên là cấu trúc đặc biệt, mang tính siêu
cá nhân và bắt buộc đối với tất cả các thành viên của xã hội Cấu trúc này là một
thể thống nhất trong đó có các hình thức phân chia lao động không do vị trí
sinh ra của cá nhân quyết định mà dựa trên sự lựa chọn các hình thức lao động và sự phụ thuộc của các hình thức lao động này vào các hình thức lao động khác Có nghĩa là, lao động trong các xã hội thơ sơ đã có tổ chức và các hình
thức tổ chức này phụ thuộc vào sự phát triển tinh thần của xã hội và nên văn
hố của nó
Từ đó, sự phân chia lao động là cơ sở tổ chức xã hội Nó gắn liền với các hình thức gia đình và họ tộc Trong cơ sở của nó có sự cấm đoán những người
cùng huyết thống kết hôn với nhau, điều này đã đưa con người ra khỏi phạm vi tiến hoá vi sinh vật Điều đó thể hiện ở chỗ kết thúc sự hình thành chủng tộc và bắt đầu hình thành nhóm chúng tộc Sự cấm đoán những người cùng huyết
thống kết hôn với nhau đã làm đa dạng các hình thức gia đình và họ tộc, hay tổ
Trang 35T SỐ |
ì về chức kết hơn - theo nhóm, mà khơng do các đặc điểm sinh vật quyết định Và từ đó, xã hội trở nên phụ thuộc vào các quy luật lịch sử xã hội
như Ngôn ngữ xã hội đầu tiên của con người là ngôn ngữ nói Các mẫu vật chất của ngôn ngữ này không được giữ lại, nhưng lại được các dấu hiệu vật chất E CƠ trong hoạt động của con người như hình vẽ, hoa văn, tượng, các dấu hiệu nhạc
oán cụ, quần áo, đỗ tôn giáo Các đồ vật này trong xã hội loài người gắn với ngôn
ngữ ở dạng nói
hvề Dân tộc học cũng xác định được hệ thống kí hiệu khơng có ở động vật pvà | nhưng bắt buộc đối với con người, như bói tốn, mê tín, ngơn ngữ, các nghệ Các thuật thực tế và nghệ thuật hình tượng, các mức, chuẩn, tín hiệu - mệnh lệnh,
con | — nghi lễ và trò chơi
này Than thoại học so sánh đã xác định được sự thống nhất trong các hình thức riển nhân vật thần thoại và sự kế tục về nguồn gốc Cũng đã xác định được sự phân
gian tầng lịch sử giữa các hình thức thân thoại, phân loại chúng thành thần thoại
' totem, thần thoại vũ trụ, văn hoá — anh hùng thần thoại Điều đó cho phép chỉ rình Ƒ rarằng sự thống nhất các hình thức tư duy xã hội, tư tưởng xã hội thô sơ được
Tược hình thành nhờ ngơn ngữ
10 1a Đó là các tri thức về cơ sở sinh học trong quá trình hình thành xã hội và về
s, VỀ các hình thức cơ bản của cuộc sống xã hội Đã xác định được các thời điểm khi
tợc Ở xây ra quá trình biến đổi từ cuộc sống sinh học mang sang cuộc sống xã hội mai Quá trình phát triển các nghiên cứu cụ thể hoàn toàn khẳng định giả thiết triết ¡ các học của Ăng-ghen về nguồn gốc ngôn ngữ.”
siêu ˆ 2 ` ` ˆ `
một CAU HO! VA BAI TAP THUC HANH
vi tri 1 Trình bày những hiểu biết khái quát các giả thuyết về nguồn gốc ngôn ngữ động 2 Thế nào là tiền để sinh vật học cho sự nảy sinh của ngơn ngữ lồi người?
động 3 Nhân tố xã hội cho sự nảy sinh ngơn ngữ lồi người là gì?
hình ƒ 4 Nêu những đặc điểm chính về xã hội và những đặc điểm chính về ngơn ngữ
ì văn ở từng giai đoạn phát triển của ngôn ngữ (theo cách phân chia của giáo trình) 5 Phân tích mối quan hệ giữa từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân trong
¡ các tiếng Việt
\gười 6 Tìm một-số từ gốc Hán trong tiếng Việt và phân tích sự Việt hoá các từ
im vi gốc Hán đó
ộc và 7 Tìm một số từ gốc Âu trong tiếng Việt và phân tích sự Việt hoá của các từ
tuyết gốc Âu đó
ay tổ
37
Trang 36
GỚI Ý GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP
Bài 5
Từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân có mối quan hệ qua lại với nhau Về
cơ bản, mối quan hệ này có thể thấy như sau:
— Có nhiều từ ngữ trước kia là từ toàn dân (chốc, gấy, cấu ), vì những lí do
khác nhau chỉ cịn lại ở một vùng nào đó và trở thành từ địa phương
~ Có nhiều từ ngữ địa phương mở rộng phạm vi hoạt động của mình trở
thành từ tồn dân (sầu riêng, măng cụt, chôm chôm )
Bài 7
Tiếng Việt tiếp xúc với các ngôn ngữ châu Âu và đã mượn một số từ Tuy
thế, khi mượn vào tiếng Việt, các từ gốc Âu đã được Việt hoá cả về hình thức và ý
nghĩa Ví dụ:
Cinéma (Pháp) ~ xi-nê (điện ảnh) Bombe (Pháp) — bơm (loại vũ kh?)
Sauon (Pháp) - xà phòng (chất giặt tẩy quần áo)
Tài liệu tham khảo
1 Diệp Quang Ban (2010), Tờ điển Thuật ngữ Ngôn ngữ học Nxb Giáo dục Việt Nam
2 Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2000), Cơ sở Ngôn ngữ học Uà tiếng Việt Nxb Giáo dục, Hà Nội
3 Iu.V Rozdextvenxid (1997), Những bài giảng Ngôn ngữ học đại cương Nxb Giáo đục, Hà Nội
4 Nguyễn Thiện Giáp (Chủ biên) (1996), Dẫn luận Ngôn ngữ học Nxb Giáo dục,
Hà Nội
5 Bùi Minh Tốn (2008), Giáo trình Dẫn luận Ngôn ngữ học Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội
Trang 37Chương 3
va NGON NGU LA MOT HE THONG TIN HIEU
ido Nam 1913, trong cuốn Ngôn ngữ học đại cương, lần đầu tiên trên thế giới,
F de Saussure đã đề xướng một ngành khoa học mới là Tín hiệu học Ơng viết: “Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu biểu hiện những ý niệm do đó có thể so
sánh với chữ viết của người câm điếc, với các nghí lễ tượng trưng, với các hình thức như quỳ, lạy, bắt tay, cúi đầu chào, các tín hiệu nhà binh ”
Qua ý kiến này, có thể nói một đặc điểm của ngôn ngữ là biểu hiện những ý
niệm, nội dung nhất định Do đó, ngơn ngữ tương đồng với hàng loạt những tín hiệu khác mà con người sử dụng trong đời sống xã hội
Ông kết luận: Ngôn ngữ là hệ thống quan trọng nhất trong những hệ thống
tín hiệu mà con người sử dụng
Ông cho rằng có thể xây dựng một ngành khoa học nghiên cứu các tín
hiệu trong sinh hoạt xã hội Ông gọi cái ngành khoa học đó là Tín hiệu học, và chỉ ra: Ngôn ngữ học chỉ là một bộ phận của ngành khoa học tổng quát này và những quy luật mà khoa học tín hiệu phát hiện ra được có thể áp dụng cho Ngơn ngữ học
Ý kiến của E đe Saussure đã trở thành hiện thực trong suốt thế kỉ XX Rất nhiều sự kiện ngôn ngữ đã được lí giải bằng các quy luật tín hiệu học Dĩ nhiên
những sự kiện, quy luật ngôn ngữ học cũng góp phần làm sáng tỏ những quy luật của Tín hiệu học
¡ trở Tuy và ý dục thoc Giáo
dục, | BAN CHAT TiN HIEU CỦA NGÔN NGỮ
1 Khai niém vé tin hiéu
ic Su ‘ ¿
Trong cuộc sống hiện nay, chúng ta dùng rất nhiều tín biệu: tín hiệu đèn giao thơng, tín hiệu quân hiệu quân hàm, tín hiệu hàng hải Vậy tín hiệu là gì?
Đã có những cách định nghĩa khác nhau về tín hiệu Để cho vấn đề này trở nên giản tiện, đỡ phức tạp, có thể quan niệm về tín hiệu như sau:
Tín hiệu là mội yếu tố uật chất kích thích uào giác quan của con người, làm
cho con người ta trì giác được thơng qua đó biết được uê một cái gì khác ở ngồi Uật đó
Ví dụ: Để báo giờ học, người ta dùng tiếng trống Tiếng trống là một yếu tố vật chất mà chúng ta cảm nhận được bằng thính giác Khi nghe tiếng trống, sinh viên biết được đã hết giờ học (3 tiếng chẳng hạn) hoặc hết giờ ra chơi (5 tiếng
Trang 38
chẳng hạn) Tiếng trống và giờ học là hai thực thế khác nhau, nhưng tiếng trống đã được dùng để báo giờ học Vậy nó là một tín hiệu
Để có thể trở thành tín hiệu, một sự vật nào đó cần phải thoả mãn được các điều kiện sau đây:
— Phai 1a một dạng vật chất (con người cảm nhận được bằng các giác quan)
Nói cách khác, tín hiệu phải là vật chất, kích thích đến giác quan con người và
con người cảm nhận được
~ Phải dùng để biểu đạt một cái gì khác, tức là tín hiệu phải có hai mặt: mặt cái biểu hiện và mặt cái được biểu hiện Cái biểu hiện là yếu tố vật chất, còn cái được biểu hiện có thể thuộc phạm trù tỉnh than
Mặt khác, hai mặt này phải được con người nhận thức và liên hội với nhau Nếu chúng khơng được liên hội thì sự vật không được nhận thức như một tín hiệu
— Một sự vật chỉ trở thành tín hiệu khi nó nằm trong một hệ thống nhất định Khi không nằm trong hệ thống đó, vật ấy có thể khơng cịn là tín hiệu
nữa Chẳng hạn đèn đỏ trong hệ thống tín hiệu đèn giao thơng là một tín hiệu, nhưng nếu tách nó ra và đưa vào chùm đèn trang trí thì đèn đỏ khơng cịn là tín hiệu
2 Đặc tính cơ bản của tín hiệu và tín hiệu ngơn ngữ
Muốn nói rằng ngơn ngữ là một hệ thống tín hiệu cần phải chứng minh ngôn ngữ có đủ những đặc tính cơ bản của một hệ thống tín hiệu Đó là tính hai mặt, tính võ đoán và giá trị khu biệt của tín hiệu
2.1 Tính hai mặt của tín hiệu
- Đối với tín hiệu:
E de Saussure cho rằng tín hiệu là những thực thể hai mặt Có một mặt được gọi là hình thức, một mặt được gọi là nội dung Mặt hình thức tức là
những đặc tính cảm tính cụ thể có thể tác động đến giác quan, nó có tính chất
“vật chất” Nghĩa là, hình thức của tín hiệu có thể là ãm thanh hoặc một cái gây ra cảm giác về thị giác, khứu giác hoặc xúc giác
-_ Còn mặt nội dung là cái mà hình thức có thể gợi ra trong tư duy của người tiếp nhận mà Saussure gọi là khái niệm hay ý niệm
Ví dụ: Khi đi trên đường, ta thấy một biển hình trịn trên
đó vẽ hình (Hình 1) Hình vẽ này, hình thức là một hình ảnh
thị giác; và ý niệm mà nó gợi ra là ở phía trước có đường gấp khúc, lái xe phải hết sức chú ý
Trang 39ống | Sau này cũng chính E de Saussure nhận thấy khái niệm nội dung và hình : thức có nhiều cách hiểu khác nhau Ông để nghị thay hình thúc bằng thuật ngữ các cái biểu hiện (viết tắt là c.b.h) và nội dụng bằng thuật ngữ cái được biểu hiện
(viết tắt là c.đ.b.h) Tác giá dùng hình vẽ biểu thị (Hình 2)
an) (Ở một nửa là cái được biểu hiện, tức khái niệm, nửa còn lại là cái biểu hiện,
iva tức hình ảnh, âm thanh)
- Đối với tín hiệu ngơn ngữ:
mặt Tín hiệu ngơn ngữ cũng có hai mặt cđbh
cái Cái biểu hiện là hình thức ngữ âm, cái (khái niệm)
được biểu hiện là khái niệm, ý nghĩa Hai mặt :
nau gắn bó khăng khít với nhau, đã có cái này là có ch
ệu cái kia, cái này là của cái kia và ngược lại Hay, (hình ảnh,
thất cái được biểu hiện là thuộc tính của cái biểu âm thanh)
1iéu hiện và ngược lại Ví dụ: Cái biểu hiện là âm
iéu, ] thanh cây, cái được biểu hiện là một loại thực Hình 2 n là vật nói chung Nói cách khác, âm và nghĩa đi
liền với nhau
Tuy nhiên cân lưu ý rằng: Cái được biểu hiện là phẩm chất của cái biểu hiện
chỉ đúng cho từng ngôn ngữ, là của từng ngơn ngữ Ví dụ: Nghĩa của từ bàn tỉnh trong tiếng Việt là chỉ có trong tiếng Việt, và nó là nghĩa của hình thức âm thanh hai bàn (cái biểu hiện bàn) Nghĩa của từ bàn trong tiếng Việt không phải nghĩa của
hình thức (của cái biểu hién) table trong tiếng Anh
2.2 Tính võ đốn của tín hiệu ngôn ngữ
~ Đối với tín hiệu:
mặt Nói đến tính võ đốn của tín hiệu là nói đến quan hệ giữa cái biểu hiện và
c là cái được biểu hiện
shat Trong tín hiệu, cái được biểu hiện kết hợp với cái biểu hiện Sự kết hợp này
gây ; là hoàn tồn khơng có một lí do nào cả (võ đoán) Người ta võ đoán đặt ra như vậy buộc phải nghe, phải chấp nhận Ví dụ: gán cái biểu hiện màu đó (trong hệ sười thống tín hiệu đèn giao thơng) cho cái được biểu hiện đừng lại Không thể hỏi vì
sao đừng lại lại là màu đó
Tính võ đốn cịn được gọi là tính quy ước Tên gọi được dùng để gọi tên cho một sự vật, hiện tượng nào đó là do xã hội quy ước thoả thuận với nhau
— Đối với tín hiệu ngôn ngữ:
Đây là mối quan hệ giữa hình thúc ngữ âm và ý nghĩa Mối quan hệ này có
Trang 40
cái được biểu hiện cái nhà Không thể hỏi vì sao cái nhà lại là nhà Tiếng Anh gọi cái nhà là house, tiếng Việt cái nhà gọi là nhà Không thể nói gọi house đúng hon hay gọi là øhà đúng hơn
Chú ý: Trong các ngôn ngữ đều có một số lượng nhất định từ tượng thanh và từ sao phóng Trong các từ này mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được
biểu hiện có thể giải thích được, tức 1a c6 li do Theo F de Saussure, sé luong
những từ này không đáng kể, các từ này không tiêu biểu, không phải là những từ quan trọng vì vậy không ảnh hưởng đến bản chất võ đốn nói chung của tín hiệu ngơn ngữ
2.3 Giá trị khu biệt của tín hiệu
Đối với tín hiệu, khu biệt là làm phân biệt rõ với những cái khác trong sự phân loại Phân biệt rõ giữa tín hiệu này với tín hiệu khác cũng là một đặc tính quan trọng để phân biệt giữa yếu tố tín hiệu và khơng phải tín hiệu Ví dụ: Trong hệ thống tín hiệu đèn giao thông, màu đỏ phân biệt rõ với màu xanh và mầu vàng Trong thực tế, để xác định một màu được gọi là đỏ nhằm phân biệt với những màu khác (khơng phải tín hiệu) người ta còn phải dựa vào nhiều tiêu chí khác
Đối với tín hiệu ngơn ngữ, thuộc tính vật chất của mỗi tín hiệu ngơn ngữ thể hiện ở những đặc trưng có khả năng phân biệt của nó Chẳng hạn so sánh một vết mực trên giấy (khơng phải tín hiệu) và một chữ cái Vết mực và chữ cái đều có bản chất vật chất như nhau, đều có thể tác động vào thị giác Nhưng muốn nêu đặc điểm của vết mực phải dùng tất cả các thuộc tính vật chất của nó như độ lớn, hình thức, màu sắc, độ đậm nhạt , và tất cá đều quan trọng như nhau Trong khi đó quan trọng đối với chữ cái chỉ là cái làm cho nó khác với các chữ cái khác Một chữ cái nào đó cho dù lớn hay nhỏ, đậm hay nhạt, vàng hay
đen nhưng đó vẫn chí là chữ cái đó mà thơi Điêu này có được vì chữ cái là tín
hiệu nằm trong hệ thống tín hiệu ngơn ngữ
Tóm lại, đã là tín hiệu thì phải có đủ ba đặc tính cơ bản: tính hai mặt, tính võ đốn và giá trị khu biệt
3 Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt
Trong đời sống hàng ngày có một số hệ thống tín hiệu nhân tạo quen thuộc: hệ thống tín hiệu đèn giao thơng, hệ thống tín hiệu quân hiệu quân hàm, hệ thống tín hiệu đèn biển
Ngôn ngữ là một loại tín hiệu đặc biệt vì nó có những điểm khác biệt so với các tín hiệu nhân tạo khác