1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Thực trạng sử dụng các phương tiện tránh thai lâm sàng tại Hà Nội và Hòa Bình năm 2010

50 427 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

1.4 Các biện pháp tránh thai lâm sàng phổ biến và một số nghiên cứu về sử dụng các biện pháp tránh thai lâm sàng tại Việt Nam: 1.4.1 Các biện pháp tránh thai lâm sàng phổ biến tại Việt

Trang 1

Bộ giáo dục đào tạo

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

SINH VIÊN THỰC HIỆN : LÊ PHƯƠNG LIÊN

HÀ NỘI – 2012

Footer Page 1 of 126

Trang 2

Bộ giáo dục đào tạo

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

Giáo viên hướng dẫn : TS Phạm Ngọc Hùng

Sinh viên thực hiện : Lê Phương Liên

Chuyên ngành : Y tế Công cộng

Hà Nội - 2012

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng này, tôi

đã nhận được rất nhiều sự quan tâm cũng như giúp đỡ của các thầy cô, gia đình và bạn

Lời đầu tiên, Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng uỷ, Ban Giám hiệu trường Đại học Thăng Long, Bộ môn Khoa Y tế Công cộng, Bộ môn dịch tễ học – trường Học viện Quân y đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hoàn thành khoá luận Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc tới TS Phạm Ngọc Hùng, người thầy đã dành nhiều thời gian và công sức tận tâm hướng dẫn tôi, đã gợi mở cho tôi những ý tưởng nghiên cứu, và tạo mọi điều kiện để tôi tiến hành nghiên cứu

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, các cô trong khoa Y tế Công cộng và đến tất

cả các thầy cô đã giảng dạy và trang bị kiến thức để tôi hoàn thành bản khóa luận này Cuối cùng để có được kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Bố mẹ tôi cùng toàn bộ gia đình, người thân và bạn bè tôi, những người đã luôn khích lệ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khoá luận

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 2012

Sinh viên

Lê Phương Liên

Footer Page 3 of 126

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1 BPTT Biện pháp tránh thai

2 KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình

3 TCTT Thuốc cấy tránh thai

4 TTTT Thuốc tiêm tránh thai

5 VTT Vòng tránh thai

Trang 5

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1

1.1 Một số khái niệm 1

1.1.1 Kế hoạch hóa gia đình 1

1.1.2 Biện pháp tránh thai 1

1.2 Lịch sử phát triển của các biện pháp tránh thai trên thế giới 2

1.3 Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai tại Việt Nam 3

1.4 Các biện pháp tránh thai lâm sàng phổ biến và một số nghiên cứu về sử dụng các biện pháp tránh thai lâm sàng tại Việt Nam 5

1.4.1 Các biện pháp tránh thai lâm sàng phổ biến tại Việt Nam 5

1.4.2 Một số kết quả nghiên cứu về sử dụng các biện pháp tránh thai lâm sàng tại Việt Nam 8

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 11

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 11

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 11

2.1.3 Thời gian nghiên cứu 12

2.2 Phương pháp nghiên cứu 12

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 12

2.2.2 Phương pháp chọn mẫu và cách xác định cỡ mẫu 12

2.3 Phương pháp thu thập thông tin 13

2.3.1 Công cụ thu thập thông tin 13

2.3.2 Kỹ thuật thu thập thông tin 13

2.3.3 Người thu thập thông tin: điều tra viên 14

2.3.4 Tổ chức thu thập thông tin tại địa phương 14

2.4 Các chỉ số, biến số nghiên cứu 14

2.5 Phương pháp xử lý số liệu 15

2.6 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 15

2.7 Các biện pháp khống chế sai số 15

2.8 Hạn chế của nghiên cứu 15

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17

3.1 Thực trạng sử dụng các BPTT lâm sàng tại Hà Nội và Hòa Bình 17

3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng và tác động đến việc sử dụng các BPTT lâm sàng 21

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 27

4.1 Thông tin chung về đối tượng: 27

4.2 Bàn luận về thực trạng sử dụng các BPTT lâm sàng tại Hà Nội và Hòa Bình 27

4.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các BPTT lâm sàng 29

KẾT LUẬN 31

KHUYẾN NGHỊ 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Footer Page 5 of 126

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi hiện có chồng đang sử dụng biện pháp tránh thai

chia theo nhóm tuổi, Việt Nam 1998-2008 4

Bảng1.2: Số người mới chấp nhận tính theo biện pháp giai đoạn 1998-2007 4

Bảng 2.1: Địa bàn nghiên cứu 12

Bảng 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và các biện pháp tránh thai lâm sàng 17

Bảng 3.2: Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai lâm sàng theo khu vực 17

Bảng 3.3: Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai lâm sàng theo tỉnh nghiên cứu 18

Bảng 3.4: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo các biện pháp tránh thai đang sử dụng

và số con hiện có 18

Bảng 3.5: Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai lâm sàng theo điều kiện kinh tế 19

Bảng 3.6: Địa điểm đã thực hiện các biện pháp tránh thai lâm sàng 19

Bảng 3.7: Tỷ lệ các biện pháp tránh thai đã từng được sử dụng trước đây 21

Bảng 3.8: Tỷ lệ có vấn đề sức khỏe liên quan đến biện pháp tránh thai lâm sàng đang sử dụng 21

Bảng 3.9: Tỷ lệ thất bại khi sử dụng các biện pháp tránh lâm sàng 22

Bảng 3.10: Lý do lựa chọn biện pháp tránh thai hiện tại 24

Bảng 3.11: Địa điểm phù hợp để thực hiện biện pháp tránh thai lâm sàng 23

Bảng 3.12: Lý do không sử dụng các biện pháp trước 25

Bảng 3.13: Liên quan giữa lý do bỏ và các biện pháp tránh thai sử dụng trước 26

Trang 7

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh thai lâm sàng 20

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ các biện pháp tránh thai hiện đang được sử dụng 20

Biểu đồ 3.3: Người quyết định sử dụng các biện pháp tránh thai hiện tại 22

Biểu đồ 3.4: Sự hài lòng đối với biện pháp tránh thai lâm sàng đang sử dụng 23

Biểu đồ 3.5: Lý do không muốn sử dụng các biện pháp tránh thai lâm sàng 24

Biểu đồ 3.6: Hiểu biết về địa điểm thực hiện các biện pháp tránh thai lâm sàng 25

Footer Page 7 of 126

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam là nước có tỷ lệ tăng dân số hàng năm xấp xỉ 1,2% [1] Để giảm tỷ lệ tăng dân số, chính phủ Việt Nam đã ưu tiên hàng đầu cho công tác kế hoạch hóa gia đình đặc biệt là trong công tác vận động và khuyến khích sử dụng các phương tiện tránh thai Nhờ sự nỗ lực không ngừng đó, tỷ lệ chấp nhận sử dụng các biện pháp tránh thai tăng từ 75,5% vào năm 2001 lên 79,5% vào năm 2008 góp phần làm giảm mức sinh với tổng tỷ suất sinh từ 2,25 con (2001) giảm xuống 2,08 con (2008), tỷ suất sinh thô từ 18,6‰ (2001) giảm dần xuống 16,7‰ (2008) [5] Quan trọng hơn nữa người dân đã quen với việc thay thế phương thức cung cấp phương tiện tránh thai miễn phí bằng hình thức tự nguyện mua các phương tiện tránh thai Đây được coi như một thành quả đáng mừng cho công cuộc kế hoạch hóa gia đình ở nước ta

Trước thập kỷ chín mươi của thế kỷ XX, khi nói đến các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, người ta chỉ nghĩ và biết đến biện pháp đặt vòng tránh thai Biện pháp này chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sử dụng các biện pháp tránh thai Tại Việt Nam năm 1988, vòng tránh thai chiếm 62,4% trong khi thuốc viên uống tránh thai và bao cao su chỉ đạt 0,8% và 2,2% trong cơ cấu sử dụng biện pháp tránh thai [28] Để giúp cho người sử dụng có thêm cơ hội lựa chọn những biện pháp tránh thai phù hợp, khuynh hướng hiện nay quan trọng nhất trong nghiên cứu tránh thai trên thế giới là đa dạng hóa các biện pháp tránh thai Trong những năm gần đây một số biện pháp tránh thai lâm sàng như thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai được áp dụng tuy nhiên chiếm tỷ lệ rất thấp: thuốc tiêm tránh thai chỉ chiếm từ 0,9% (2003) đến 1,1% (2008) còn thuốc cấy tránh thai chỉ chiếm 0,2% năm 2007 [5] Mặt khác từ năm 1998 đến nay, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai lâm sàng có tác dụng lâu dài và hiệu quả tránh thai cao là đặt vòng tránh thai có xu hướng giảm từ: 61,6% năm 1998 xuống còn 55,8% vào năm 2008 [5] Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần có các nghiên cứu đánh giá thực trạng sử dụng các phương tiện tránh thai lâm sàng Từ đó làm cơ sở khoa học cho việc

đề xuất các chính sách và thực thi chương trình dân số Kế hoạch hoá Gia đình một cách có hiệu quả

Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng sử

dụng các phương tiện tránh thai lâm sàng tại Hà Nội và Hòa Bình năm 2010” với

mục tiêu:

1 Mô tả thực trạng sử dụng các phương tiện tránh thai lâm sàng tại Thành phố

Hà Nội và tỉnh Hòa Bình năm 2010

2 Nhận xét một số ảnh hưởng đến việc sử dụng các phương tiện tránh thai lâm sàng tại các địa điểm trên

Trang 9

1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Một số khái niệm:

1.1.1 Kế hoạch hóa gia đình: [19]

Kế hoạch hóa gia đình là nỗ lực của Nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khỏe, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện gia đình

Phạm vi của Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) không đồng nghĩa với kiểm soát

và hạn chế sinh đẻ mà còn bao gồm nội dung điều chỉnh khả năng sinh sản, giải quyết vấn đề vô sinh đối với các cặp vợ chồng do có những vấn đề thuộc bộ máy và chức năng sinh sản Tuy nhiên hiện nay chương trình KHHGĐ ở nước ta mới chỉ đề cập đến một số nội dung có liên quan đến việc kiểm soát và hạn chế sinh

1.1.2 Biện pháp tránh thai

Biện pháp tránh thai (BPTT) là các biện pháp can thiệp tác động lên cá nhân nhằm ngăn cản việc thụ thai ở người phụ nữ Các BPTT thường áp dụng là thuốc, hóa chất, thiết bị đưa vào cơ thể, các thủ thuật ngoại khoa cắt đứt đường đi, ngăn cản tinh trùng gặp trứng, hoặc các nỗ lực của các cá nhân nhằm tránh thụ thai Biện pháp tránh thai giúp cho cá nhân và các cặp vợ chồng thực hiện KHHGĐ

Phân loại các BPTT:

Các nhà quản lý KHHGĐ thường phân BPTT thành 2 loại:

- BPTT hiện đại là biện pháp có sự can thiệp của khoa học kỹ thuật gồm có: vòng tránh thai (VTT) hay còn gọi là dụng cụ tử cung, thuốc viên tránh thai, thuốc

Footer Page 9 of 126

Trang 10

tiêm tránh thai (TTTT), thuốc cấy tránh thai (TCTT), bao cao su, màng ngăn âm đạo, triệt sản nam và nữ, thuốc diệt tinh trùng

- BPTT truyền thống là các biện pháp không có sự can thiệp của khoa học kỹ thuật gồm có: tính vòng kinh, xuất tinh ngoài âm đạo, vô kinh do con bú

Trong thực tế người ta còn phân loại BPTT lâm sàng và BPTT phi lâm sàng

- BPTT lâm sàng là các BPTT có sự can thiệp của cán bộ y tế gồm có: vòng tránh thai, triệt sản nữ, triệt sản nam, thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai

- BPTT phi lâm sàng là các BPTT không cần có sự can thiệp của cán bộ y tế gồm có: viên uống tránh thai, thuốc diệt tinh trùng, bao cao su

Bên cạnh đó các BPTT còn được phân loại theo hiệu quả tránh thai theo thời gian:

- Các BPTT vĩnh viễn: như triệt sản nam, triệt sản nữ Biện pháp này chỉ sử dụng cho những cặp vợ chồng đã có đủ số con mong muốn và không có nhu cầu sinh thêm con Trước khi tiến hành triệt sản, các cặp vợ chồng phải được cung cấp đầy đủ thông tin, tư vấn kỹ và đảm bảo các điều kiện chỉ định, chống chỉ định về mặt y tế, về các mặt khác như văn hóa, xã hội để tránh rủi ro và hạn chế nhu cầu tái hồi sinh sản

- Các BPTT tạm thời: như vòng tránh thai, thuốc viên tránh thai, thuốc uống tránh thai, thuốc cấy tránh thai

1.2 Lịch sử phát triển của các biện pháp tránh thai trên thế giới: [29] [30] [31]

Kỹ thuật tránh thai đã được sử dụng từ rất lâu Một trong những cách tránh thai đầu tiên được ghi nhận là do phụ nữ Ai Cập cổ đại sử dụng Họ bôi phân cá sấu vào

âm đạo như một chất diệt tinh trùng Phương pháp này đã được khoa học hiện đại giải thích về sự tạo thành lactic acid - một chất có khả năng diệt tinh trùng

Trước khi các BPTT hiện đại được phát minh và sử dụng rộng rãi, phụ nữ sống trong các nền văn hóa đã sử dụng nhiều chất khác nhau có trong tự nhiên hoặc các loại thảo dược có tác dụng tránh thai hoặc gây sẩy thai Tuy vậy hiệu quả tránh thai của các phương pháp cổ điển này không chắc chắn và đôi khi gây nguy hiểm, thậm chí gây chết người

Bao cao su xuất hiện lần đầu tiên ở thế kỷ 16, nhà giải phẫu người Italy tên là Fallopius đã mô tả việc sử dụng bao bằng lanh để ngăn ngừa sự lây nhiễm của bệnh giang mai trong quan hệ tình dục Nó không đặc biệt phổ biến, cũng không có hiệu quả cao như các loại bao cao su latex hiện đại, nhưng đã được sử dụng như là một biện pháp tránh thai cũng như cho hy vọng tránh giang mai, từng là một chứng bệnh ghê gớm trước khi các loại thuốc kháng sinh được tìm ra Bao cao su làm bằng ruột cừu được một bác sĩ người Anh sống trong thời đại vua Charles II phát minh Năm 1884, bao cao su được bắt đầu sử dụng rộng rãi như là một biện pháp tránh thai

Trang 11

3

Dụng cụ tử cung (DCTC) đã được phát minh dựa trên kinh nghiệm của người Ả Rập và Thời cổ đại Họ đưa những hòn đá nhỏ, nhẵn vào trong tử cung của những con lạc đà cái để tránh cho những con lạc đà này có thai trong những hành trình dài xuyên

sa mạc Năm 1838, màng ngăn âm đạo bằng cao su được một bác sĩ người Đức phát minh Năm 1860, mũ cổ tử cung ra đời, ngay sau đó được sử dụng rộng rãi ở châu Âu, tuy nhiên cuối những năm 1980 mới được chấp nhận sử dụng tại Mỹ

Năm 1960, thuốc tránh thai ra đời và được sử dụng rộng rãi ờ Mỹ từ năm 1965 Thập kỷ 1980, thuốc tránh thai khẩn cấp được sử dụng rộng rãi ở châu Âu cho cả mục đích tránh thai và phá thai Vào năm 1998 đã được chấp nhận sử dụng tại Mỹ

1.3 Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai tại Việt Nam:

Từ thập kỷ 1980 trở lại đây, các BPTT trở nên rất phổ biến ở nước ta Theo điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình 1/4/2010, dân số Việt Nam là 86,7 triệu người, năm 2010 chúng ta đã gần đạt mức sinh thay thế (2,11 con/phụ nữ) giảm 2/3 so với năm 1960 [21] Việc sử dụng BPTT tăng đáng kể, phần lớn mức tăng này là tăng tỷ lệ sử dụng các BPTT hiện đại Theo niêm giám thống kê y tế của Bộ y tế năm

2004 tỷ lệ người sử dụng các BPTT hiện đại (84,3%) cao gấp 5 lần tỷ lệ người sử dụng các BPTT truyền thống trong đó tỷ lệ sử dụng VTT là cao nhất đạt tới 57% [5]

Báo cáo kiểm điểm 5 năm thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã chỉ ra rằng tỷ trọng sử dụng vòng tránh thai giảm xuống còn 55,7% năm

2001 và 55,3% vào năm 2005, trong khi đó hai biện pháp thuốc uống tránh thai và bao cao su tăng tương ứng với các thời điểm trên là 10,0% và 12,5%, 7,8% và 9,7% Tuy nhiên đình sản nam và đình sản nữ lại có xu hướng giảm từ 8,3% năm 2001 xuống 6,6% năm 2005 Đối với biện pháp triệt sản, nếu như bình quân mỗi năm giai đoạn 1996-2000 có hơn 12 vạn người mới triệt sản thì năm 2004 chỉ có 3,5 vạn người triệt sản giảm 3,5 lần Như vậy xu thế sử dụng các BPTT khác nhau theo từng giai đoạn và

cơ sở không đủ để duy trì vững chắc xu thế giảm sinh [2]

Theo kết quả điều tra biến động dân số 1/4/2008 cho thấy mô hình sử dụng các BPTT theo độ tuổi là tương đối giống nhau, mức độ sử dụng các BPTT tăng dần theo

độ tuổi và đạt cực trị tại nhóm tuổi 35-39 chiếm tới 89,8% trên tổng số người sử dụng [21]

Footer Page 11 of 126

Trang 12

Bảng 1.1: Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi hiện có chồng đang sử dụng biện pháp tránh thai

chia theo nhóm tuổi, Việt Nam 1998-2008

Với việc đa dạng hóa các BPTT, cơ cấu các BPTT được cải thiện rất nhiều theo

đó số người chấp nhận sử dụng các biện pháp tránh thai cũng sẽ tăng lên

Bảng1.2: Số người mới chấp nhận tính theo biện pháp giai đoạn 1998-2007

Đơn vị: nghìn

Năm VTT Viên

uống

Bao cao su

Thuốc tiêm

Thuốc cấy

Triệt sản

nữ

Triệt sản nam

Nguồn: Nhu cầu phương tiện tránh thai và quản lý hậu cần tại Việt Nam giai đoạn

1998-2007, Báo cáo kĩ thuật UNFPA 2000 [24]

Trang 13

Theo World Contraceptive Use 2008, tỷ lệ sử dụng các BPTT ở Việt Nam là 75,7% cao hơn so với tỷ lệ sử dụng BPTT chung của toàn thế giới là 63,0%, cao hơn hẳn so với khu vực châu Á Thái Bình Dương là 60% Trong đó biện pháp có hiệu quả cao triệt sản lại có tỷ lệ sử dụng rất thấp đặc biệt là triệt sản nam (0,5%) trong khi những biện pháp được đánh giá là kém hiệu quả lại chiếm tỷ lệ cao hơn (14,8%), đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nạo phá thai ở nước ta cao hơn so với nhiều nước khác [27]

1.4 Các biện pháp tránh thai lâm sàng phổ biến và một số nghiên cứu về sử dụng các biện pháp tránh thai lâm sàng tại Việt Nam:

1.4.1 Các biện pháp tránh thai lâm sàng phổ biến tại Việt Nam: [7] [15] [6] [4]

Vòng tránh thai - Dụng cụ tử cung (VTT) là một BPTT sử dụng một vật nhỏ đặt

vào tử cung chỉ một lần nhưng có tác dụng tránh thai kéo dài trong nhiều năm

Cấu tạo của VTT:

Các loại VTT được sử dụng phổ biến hiện nay đều làm bằng chất dẻo, một số loại xung quanh quấn đồng Ngoài ra có loại VTT chứa nội tiết tố (progestin) tránh thai, nội tiết tố được giải phóng dần trong tử cung của người phụ nữ làm tăng hiệu quả tránh thai

Cơ chế tác dụng của VTT chưa được biết đầy đủ Một số tác dụng chủ yếu là ngăn cản sự làm tổ của trứng đã thụ tinh, thay đổi chất nhầy, môi trường cổ, buồng tử cung ngăn cản sự thâm nhập của tinh trùng vào buồng tử cung, vòi trứng Ngoài ra nó còn có tác dụng thay đổi nhu động của vòi trứng làm giảm khả năng di chuyển của trứng

Các loại VTT phổ biến ở nước ta hiện nay:

- Multiload (MLcu375) được sản xuất bằng polyethylene bọc đồng từ 1974 Multiload với hai cánh có thể gấp vào thân, thân được cuốn 375mm dây đồng, chân có

Footer Page 13 of 126

Trang 14

hai sợi dây monofilament màu đen Multiload có 2 cỡ: MLCu chuẩn cho tử cung có chiều sâu ≥ 7cm, MLCu ngắn cho tử cung có chiều sâu 5 -6cm Vòng Multiload được

sử dụng rộng rãi ở Việt Nam đặc biệt là các tỉnh phía Nam

- TCu380A được sản xuất bằng polyethylene với bari sunfat (để cản quang), có hình chữ T với một dây đồng 314mm cuốn quanh thân, hai cành ngang của T có hai lá đồng dài 33mm, chân T có dây không màu thắt nút tạo thành dây đôi Vòng TCu380A được sử dụng trong chương trình Dân số-KHHGĐ ở Việt Nam từ năm 1991, có tác dụng tránh thai trong 8 năm, cao hơn các loại vòng tránh thai khác

Ưu điểm:

- Hiệu quả tránh thai cao (97-99%), có tác dụng tránh thai trong nhiều năm

- Về kinh tế: giá thành rẻ hơn so với các BPTT khác

- Thao tác đặt, tháo ra dễ dàng

- Thích hợp, tiện lợi không gây phiền hà khi giao hợp

- Tăng khoái cảm vì hết cảm giác sợ bị có thai

- Sử dụng tiện lợi, dễ có thai lại sau khi tháo

- Không ảnh hưởng đến sữa nên có thể dùng tốt cho phụ nữ đang cho con bú

- Hiếm có các tai biến nặng

Hạn chế:

- Thay đổi kinh nguyệt, thường gặp ở 3 tháng đầu: kinh ra dài hơn, nhiều hơn,

ra máu giữa kỳ, đau khi hành kinh

- Khách hàng phải đến cơ sở y tế để đặt và tháo VTT

- Cán bộ y tế cần được tập huấn đầy đủ về VTT mới được đặt và tháo

- VTT không có tác dụng ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục và chửa ngoài tử cung

- Chỉ định và theo dõi nghiêm ngặt sau khi đặt, đôi khi hay gây tác dụng phụ

Thuốc tiêm tránh thai (TTTT) [4]: có hai loại, loại chỉ có progestin và loại có cả

hai hoạt chất progestin và estrogen TTTT hiện thông dụng ở nước ta là loại nội tiết tố chỉ có progestin, mỗi mũi tiêm có tác dụng trong vòng 3 tháng

Cơ chế tác dụng: hoocmon được phóng thích chậm từ chỗ tiêm bắp sâu có tác dụng

- Làm đặc dịch nhày cổ tử cung

- Ức chế trứng rụng

- Làm mỏng niêm mạc tử cung

Ưu điểm:

- Thuốc có tác dụng tránh thai cao (99%), không phải dùng hàng ngày

- Có thể sử dụng cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi

Trang 15

7

- Phù hợp với phụ nữ đang cho con bú vì không ảnh hưởng đến sự tiết sữa và chất lượng sữa

- Không ảnh hưởng đến giao hợp

- Thích hợp với người có tác dụng phụ hoặc chống chỉ định với estrogen

- Có thể dùng ngay sau khi đẻ, sau khi nạo hút thai

- Có thể giúp phòng ngừa một số bệnh: u xơ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng

Hạn chế:

- Làm thay đổi về kinh nguyệt như kinh không đều, rong kinh hoặc mất kinh trong một thời gian, đặc biệt trong năm đầu sử dụng

- Có thể tăng cân, chậm có thai trở lại sau khi ngừng sử dụng

- Phải quay lại cơ sở y tế để tiêm mũi tiếp theo

- Gây một số tác dụng phụ như: đau đầu, cương vú, buồn nôn, trứng cá ở một

số người

- Không có tác dụng phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS

Thuốc cấy tránh thai (TCTT): [4]

Hiện nay có hai loại đang được sử dụng ở nước ta : Thuốc cấy tránh thai dưới da Norplant: là một bộ gồm sáu que nang mềm chứa progestin tương tự như hoocmon tự nhiên trong cơ thể người phụ nữ có đường kính 2,4mm, dài 34mm Cấy các thanh này dưới da mặt trong cánh tay không thuận, hình nan quạt sau khi cấy, que sẽ phát huy tác dụng sau 24 tiếng và có tác dụng tránh thai trong 5 năm Trong que cấy có chứa nội tiết tố nên trong khoảng thời gian cấy que không cần sử dụng đến bất kỳ BPTT nào khác

Thuốc cấy tránh thai Implanont: gồm 1 que nang mềm chưa chất ethylenvinylace (EVA), không có silicone, dài 4cm, đường kính 2mm, không bị phân hủy sinh học Iplanont được cấy dưới da ở mặt trong của cánh tay, có tác dụng tránh thai trong 3 năm

Ưu điểm:

- Hiệu quả tránh thai cao và trong thời gian dài (3-5 năm)

- Không ảnh hưởng đến sự tiết sữa và chất lượng sữa do vậy phụ nữ cho con bú

có thể sử dụng được

- Có thể giúp phòng ngừa một số bệnh: u xơ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng

- Đối với một số phụ nữ có thể phòng tránh thiếu máu do thiếu sắt

- Giảm bớt nguy cơ viêm nhiễm phần phụ và chửa ngoài tử cung

Footer Page 15 of 126

Trang 16

Hạn chế:

- Làm thay đổi về kinh nguyệt như kinh không đều, ra máu thấm giọt vào giữa

kỳ kinh hoặc mất kinh trong một thời gian

- Phải đến cơ sở y tế để cấy hoặc lấy nang thuốc ra

- Một số người có thể gặp các tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, cương vú, buồn nôn, trứng cá, tăng cân

- Không có tác dụng phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS

1.4.2 Một số kết quả nghiên cứu về sử dụng các biện pháp tránh thai lâm sàng tại Việt Nam:

Vòng tránh thai:

Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả tại hội nghị Cairo 9/1994 cho thấy hiệu quả tránh thai của các loại DCTC mang đồng thế hệ mới là khoảng từ 1- 1,1/100 phụ nữ/12 tháng, các loại DCTC mang thuốc tránh thai thì tỷ lệ này còn thấp hơn [25]

“Nghiên cứu độ an toàn và hiệu quả của dụng cụ tử cung TCu 380A trên phụ

nữ Việt Nam” do Dương Thị Cương, Lê Điềm, Nguyễn Thị Mỹ Hương và cộng sự

thực hiện năm 1995 [9] tiến hành trên 2029 đối tượng khỏe mạnh, đã có con, tuổi từ 18 đến 35 và đồng ý đặt dụng cụ tử cung cho thấy:

- Tỷ lệ tiếp tục sử dụng sau 1 năm của nhóm phụ nữ được đặt dụng cụ tử cung sau chu kỳ kinh nguyệt bình thường (nhóm 1) là 74% và nhóm phụ nữ được đặt dụng

cụ tử cung ngay sau khi hút điều hòa kinh nguyệt hoặc đình chỉ thai nghén sớm trước

12 tuần (nhóm 2) là 71%

- Có 14 ca có thai khi đang mang DCTC, tỷ lệ có thai dưới 1%

- Những phàn nàn và tác dụng phụ: 18,6% nhóm 1 và 11,7% nhóm 2 chủ yếu thấy kinh nguyệt kéo dài, rong kinh và đau chiếm 20,3% và 12,7% Ngoài ra còn viêm

âm đạo, kinh nguyệt nhiều hay ít

- Nghiên cứu về lý do đình chỉ cho thấy: chảy máu và đau là lý do chủ yếu, chiếm 60% trong số các lý do đình chỉ Tỷ lệ rơi tụt một phần DCTT khoảng 2% ở cả

2 nhóm

“Nghiên cứu sự chấp nhận của phụ nữ Việt Nam đối với hai loại vòng TCu 380

và Multiload – Cu 375SL ở 5 tỉnh/TP là Hà Nội, Thái Bình, Huế, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ” năm 1998 của Dương Thị Cương và cộng sự tiến hành trên 750 phụ nữ dùng

TCu 380A và 750 phụ nữ dùng Multiload – Cu375SL [8] Kết quả:

- Tỷ lệ sử dụng vòng TCu 380A là 52,5% và vòng Multiload - Cu 375SL là 49,6% Tỷ lệ đình chỉ hai loại vòng trên với số liệu tương ứng là 35,6% và 35%

Trang 17

9

- Tỷ lệ đình chỉ khác nhau theo địa bàn: cao nhất ở Huế và Cần Thơ là 31,7%,

thấp nhất ở Hà Nội (11,3%) Sau 2 năm theo dõi thấy nhóm dùng TCu 380A có 78,7%

tiếp tục cao hơn nhóm dùng Multiload - Cu 375SL với 73,7%

- Tỷ lệ thất bại đối với vòng TCu 380A là 5% và Multiload – Cu 375SL là

8,1%

“Xác định tỷ lệ thất bại, bỏ cuộc và nhu cầu sử dụng các loại vòng tránh thai ở

Việt Nam giai đoạn 1995-2000” là một khảo sát được tiến hành bởi Bộ Quốc phòng –

Học Viện Quân y và Ủy ban quốc gia Dân số/ KHHGĐ năm 2000 [3] được thực hiện trên 4203 đối tượng Kết quả chính:

- Khoảng 13 loại VTT đã được chấp nhận và sử dụng từ trước tới thời điểm nghiên cứu ở Việt Nam

- Lựa chọn sử dụng vòng chủ yếu với các lý do: an toàn (43,8%), hiệu quả tránh thai cao (35,6%) và thuận lợi (17,7%)

- Nhu cầu sử dụng VTT chủ yếu hiện tịa là TCu 380A và Multiload – Cu 375SL Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng vòng tránh thai là 36,2%

Thuốc tiêm tránh thai:

“Đánh giá tính an toàn hiệu quả và khả năng chấp nhận của phương pháp

tránh thai bằng tiêm DMPA tại Hải Hưng” được báo cáo vào tháng 1/1996 do Trần

Văn Đồng, Đỗ Ngọc Tấn và cộng sự thực hiện cho thấy hiệu quả tránh thai đạt 98,9%, khả năng có thai trở lại sau khi không tiêm thuốc từ 6 tháng đến 1 năm đạt 50% [23] Khi sử dụng thuốc gây một số tác dụng phụ: tăng hoặc giảm cân, đau đầu, căng ngực, rám da mặt, u vú, khô âm đạo Tóm lại nghiên cứu cho thấy DMPA là thuốc tránh thai

có hiệu quả cao, tuy nhiên với một số cá nhân, sự lựa chọn DMPA để tránh thai chưa phải là biện pháp phù hợp

Nghiên cứu của Viện Khoa học Dân số, Gia đình và Trẻ em năm 2004 thực hiện tại 3 tỉnh: Yên Bái, Thanh Hóa và Đồng Tháp trên 671 người đã và đang sử dụng thuốc tiêm tránh thai loại chỉ có progestin (DMPA) cho thấy mặc dù DMPA đã được đưa vào sử dụng và được chấp nhận với các yếu tố tác động để phụ nữ tiêm DMPA như: dễ dàng và thuận lợi khi sử dụng (62%), hiệu quả tránh thai cao (58%), không ảnh hưởng đến quan hệ tình dục (39%) Song kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng DMPA là BPTT có tỷ lệ bỏ cuộc rất cao dao động từ 23,68% đến 43,87% mà nguyên nhân chính dẫn đến sự bỏ cuộc của khách hàng là do tác dụng phụ của DMPA, vô kinh và rối loạn kinh nguyệt là hai triệu chứng thường gặp và có tỷ lệ bỏ cuộc cao nhất Trong

đó vô kinh là hiện tượng được nhiều người biết đến nhất và người phụ nữ tiêm DMPA gặp phải nhiều nhất Bên cạnh đó đáng lưu ý là triệu chứng khô âm đạo làm giảm ham muốn tình dục có tỷ lệ biết đến là 29% nhưng chỉ có 6% phụ nữ đã từng sử dụng gặp phải hiện tượng này [12]

Footer Page 17 of 126

Trang 18

“Báo cáo nghiên cứu đánh giá kết quả 5 năm triển khai mở rộng sử dụng thuốc

tiêm tránh thai DMPA 1997-2001” của nhóm nghiên cứu Đỗ Ngọc Tấn, Nguyễn Mỹ

Hương, Nguyễn Thị Lê tại 3 tỉnh Thanh Hóa, Yên Bái, Đồng Tháp trên các đối tượng

là phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ đã và đang sử dụng thuốc tiêm DMPA đã đưa ra kết quả: phần lớn đối tượng sử dụng thuốc tiêm DMPA thuộc nhóm tuổi cao (34-44 tuổi) chiếm 72,8%, đã có nhiều con và từng sử dụng các BPTT khác nhưng thất bại

Sự chấp nhận sử dụng thuốc tiêm DMPA ở nhóm tuổi trẻ và có ít con có xu hướng tăng Tỷ lệ tiếp tục sử dụng DMPA thấp, tỷ lệ bỏ cuộc sau 1 năm sử dụng cao khoảng 20%, trong đó bỏ cuộc vì tác dụng phụ chiếm tới 80% chủ yếu là rối loạn kinh nguyệt

và vô kinh [13]

Thuốc cấy tránh thai:

Nghiên cứu hiệu quả tránh thai, độ an toàn và sự chấp nhận sử dụng thuốc cấy tránh thai Implanont ở phụ nữ Việt Nam của đại học Y Hà Nội năm 2000 cho thấy không có trường hợp nào có thai trên tổng số đối tượng tham gia nghiên cứu sau 1 năm cấy thuốc, tỷ lệ này góp phần chứng tỏ tính hiệu quả tránh thai cao của biện pháp cấy tránh thai nói chung và thuốc tránh thai Implanont nói riêng Ngoài ra các tác dụng phụ chủ quan trên các đối tượng thường gặp là nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, căng ngực, mụn trứng cá có khuynh hướng giảm dần theo thời gian Tỷ lệ hài lòng và rất hài lòng với biện pháp lên tới 82% đồng thời chỉ có 4% đối tượng bỏ cuộc và 2% đối tượng không hài lòng với biện pháp vì các tác dụng phụ của thuốc [22]

“Báo cáo kết quả nghiên cứu sử dụng thuốc cấy tránh thai Implanon tại 2 tỉnh

Hà Tây và Quảng Ninh” do Phạm Bá Nhất, Mai Trung Sơn và Lê Anh Tuấn nghiên

cứu năm 2004 cho thấy hiệu quả tránh thai sau khi cấy Implanon đạt 100%, tuy nhiên vẫn có 45 đối tượng bỏ cuộc(15,4%) với lý do rong kinh, rong huyết (53,3%), đau bụng, hoa mắt, tê tay (33,3%), vô kinh và muốn sinh con (6,7%) [17]

“Báo cáo tình hình thực hiện thuốc cấy tránh thai Implanon sau 3 năm tỉnh Hà

Tây” của Sở Y tế tỉnh Hà Tây, tháng 8/2004 cho thấy trên tổng số 260 ca đã cấy

Implanon tại 2 huyện Thanh Oai và Chương Mỹ ít có tai biến xảy ra, tai biến nặng và trầm trọng là không có, xử lý tác dụng phụ đơn giản, chủ yếu là tư vấn, có thai lại bình thường sau khi ngừng sử dụng que cấy khoảng 3 tháng [18]

Trang 19

11

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu:

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu bao gồm những phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi đang sử dụng các BPTT lâm sàng và đã từng hoặc không đang sử dụng BPTT lâm sàng đang sinh sống ở 4 quận/ huyện Thanh Xuân, Cầu Giấy, Lương Sơn, Kỳ Sơn tại Hà Nội và Hòa Bình

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu:

Do nguồn lực có hạn nên không thể chọn địa bàn đại diện cho các vùng miền, dân tộc vì vậy việc lựa chọn địa bàn tỉnh được chọn có chủ định theo tỷ lệ số người sử dụng các phương tiện tránh thai Các tỉnh được chọn là những tỉnh có tỷ lệ sử dụng các BPTT lâm sàng cao và ổn định trong mấy năm liền đã được nhóm nghiên cứu phân tích trên nguồn số liệu hàng năm của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em từ năm 2005 đến hết năm 2008 Ngoài ra còn dựa theo báo cáo Vụ dân số - Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình tháng 12 năm 2008, có 02 tỉnh được chọn là: Hòa Bình và TP Hà Nội Hai tỉnh có vị trí địa lý khác hẳn mặc dù rất gần nhau

Hòa Bình là một tỉnh thuộc khu vực miền núi, phần lớn diện tích của Tỉnh là núi và rừng, xen kẽ là các thung lũng hẹp Hệ thống giao thông liên huyện, liên xã, các đường giao thông tới các bản làng miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn Trong khi đó dân cư phân tán trên địa bàn rộng, điều đó dẫn tới đời sống kinh tế, mức thu nhập và đặc biệt nhận thức của người dân có sự chênh lệch giữa các vùng Hai huyện tham gia nghiên cứu là Lương Sơn và Kỳ Sơn có nhiều đặc điểm giống nhau về qui mô dân số, số phụ nữ trong độ tuổi 15-49 Nghề nông là chủ yếu, không có công nghiệp Cả hai huyện đều có người dân tộc sinh sống

Hà Nội là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, là đô thị loại I, là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế xã hội, trường học, bệnh viện trung ương và các ban ngành của cả nước Hai quận Thanh Xuân và Cầu Giấy đều mang được các đặc trưng cơ bản của thành thị Dân cư đông đúc, nơi tập trung đông đội ngũ trí thức, cán bộ công nhân viên chức nhà nước, có nhiều điều kiện tiếp xúc với thông tin đại chúng về các kênh tiếp thị xã hội sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại

Footer Page 19 of 126

Trang 20

Bảng 2.1: Địa bàn nghiên cứu

2.1.3 Thời gian nghiên cứu:

- Thu thập số liệu từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2012

- Xử lý số liệu và viết báo cáo kết quả từ tháng 5 năm 2012 đến tháng 7 năm

2012

2.2 Phương pháp nghiên cứu:

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu:

- Áp dụng phương pháp nghiên cứu hồi cứu của dịch tễ học với thiết kế mô tả

cắt ngang hồi cứu sử dụng phương pháp định lượng kết hợp định tính

- Tiến hành hồi cứu các cuộc phỏng vấn trực tiếp các đối tượng nghiên cứu qua

bộ công cụ là các phiếu phỏng vấn được cấu trúc sẵn cho từng đối tượng: Bảng hỏi dành cho nhóm đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chưa sử dụng hoặc đang sử dụng hoặc trước kia đã sử dụng nhưng hiện không đang sử dụng BPTT lâm sàng tại

thời điểm điều tra

2.2.2 Phương pháp chọn mẫu và cách xác định cỡ mẫu:

Phương pháp chọn mẫu:

Áp dụng phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu mô tả theo các bước:

- Chọn quận/huyện nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn (Simple Random Sampling) bằng cách lập danh sách tất cả các quận/huyện của Hà Nội

và Hòa Bình Sau đó chọn ngẫu nhiên lấy hai quận/huyện của Hà Nội và Hòa Bình để nghiên cứu, đó là: quận Thanh Xuân và Cầu Giấy (Hà Nội), huyện Lương Sơn và huyện Kì Sơn (Hòa Bình)

Trang 21

13

- Chọn xã nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn (Simple Random Sampling) bằng cách lập danh sách tất cả các xã của huyện Sau đó chọn ngẫu nhiên lấy 2 xã của huyện để nghiên cứu, đó là: xã Cư Yên và xã Hòa Sơn (huyện Lương Sơn); xã Dân Hạ và xã Hợp Thành (huyện Kì Sơn); phường Thanh Xuân Bắc

và phường Khương Mai (quận Thanh Xuân); phường Yên Hòa và phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy)

- Chọn những phụ nữ ở độ tuổi từ 15-49 tuổi đang sinh sống tại Hà Nội và Hòa Bình theo phương pháp lấy mẫu chủ đích (purpossive sampling)

- Cỡ mẫu tối thiểu cho mỗi tỉnh được tính theo công thức tính cỡ mẫu cho một nghiên cứu mô xác định một tỷ lệ:

- Z 1-  /2 là hệ số tin cậy Ứng với độ tin cậy 95% thì Z 1-  /2 = 1,96

- p: Tỷ lệ ước đoán quần thể Trong nghiên cứu này tôi ước đoán tỷ lệ sử dụng Cac BPTT lâm sàng của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 0,68(Theo báo cáo của Vụ dân

số năm 2008)

- ε: sai số tương đối cho phép, chọn ε = 0,1

- n: Cỡ mẫu tối thiểu

- DE: hệ số thiết kế (Design effect), chọn DE = 1.2

Áp dụng vào công thức ta có n = 217, trên thực tế tôi nghiên cứu 230 người/tỉnh

2.3 Phương pháp thu thập thông tin:

2.3.1 Công cụ thu thập thông tin:

Bộ câu hỏi khảo sát bao gồm Mẫu M2: Phiếu phỏng vấn người dân đang sử dụng BPTT lâm sàng (Vòng tránh thai, thuốc tiêm, thuốc cấy) Trong thực tế, chúng tôi đã điều tra được 291 người thuộc nhóm này

Mẫu M3: Phiếu phỏng vấn người dân đang không sử dụng BPTT lâm sàng Trong thực tế chúng tôi điều tra được 169 người ở nhóm này

2.3.2 Kỹ thuật thu thập thông tin:

- Tập huấn cho các điều tra viên: các điều tra viên được làm việc với bộ câu hỏi

và điều tra thử, sau đó tiến hành chỉnh sửa phiếu điều tra chưa hợp lý

Footer Page 21 of 126

Trang 22

- Khảo sát thực tế tại địa phương, phỏng vấn các đối tượng khảo sát bằng các bộ câu hỏi thiết kế sẵn

- Thực trạng tình hình sử dụng các dịch vụ KHHGĐ tại các cơ sở y tế

2.3.3 Người thu thập thông tin: điều tra viên

2.3.4 Tổ chức thu thập thông tin tại địa phương:

- Liên hệ địa phương nghiên cứu: Tiếp xúc trực tiếp với chính quyền địa phương và lãnh đạo chi cục dân số KHHGĐ tỉnh xin ý kiến về cuộc điều tra và xin danh sách đối tượng nghiên cứu

- Gửi giấy thông báo đến các đối tượng đủ điều kiện tham gia phỏng vấn

- Tổ chức phỏng vấn vào ngày cuối tuần để các đối tượng có thể tham gia đầy đủ

- Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp các đối tượng bằng các bảng hỏi tương ứng, điều tra viên phải tự điền thông tin do đối tượng cung cấp vào phiếu điều tra

2.4 Các chỉ số, biến số nghiên cứu:

- Hiểu biết về các BPTT lâm sàng

- Nhu cầu sử dụng các BPTT lâm sàng

- Địa điểm phù hợp để thực hiện các BPTT lâm sàng

- Sự hài lòng của đối tượng nghiên cứu

- Lý do không sử dụng các BPTT trước đây

- Lý do lựa chọn các BPTT hiện tại

- Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe khi đang sử dụng BPTT hiện tại

Phiếu điều tra

Trang 23

15

2.5 Phương pháp xử lý số liệu:

- Số liệu được làm sạch trước khi đưa vào phân tích

- Nhập số liệu vào máy bằng phần mềm EPIINFO 6.04

- Xử lý và phân tích số liệu trên phần mềm STATA 12.0

2.6 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu:

- Trước khi tiến hành điều tra hỏi ý kiến và được sự đồng ý của đối tượng nghiên cứu Cung cấp cho họ mục đích, phương pháp của nghiên cứu và kết quả của nghên cứu nếu họ có nhu cầu muốn biết

- Đối tượng nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện tham gia nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu có thể từ chối tham gia nghiên cứu mà không cần giải thích lý do

- Trong quá trình điều tra, phỏng vấn đối tượng được phỏng vấn có quyền ngừng phỏng vấn bất cứ lúc nào

- Những thông tin về đối tượng nghiên cứu sẽ hoàn toàn được giữ bí mật

- Nghiên cứu được sự đồng ý của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cho phép tiến hành

2.7 Các biện pháp khống chế sai số:

Do điều tra viên: sai số do kỹ năng

phỏng vấn và ghi chép thông tin không

đầy đủ

Tập huấn kỹ trước khi đi phỏng vấn, thống nhất các ý kiến với nhau

Do đối tượng không trả lời Sắp xếp lịch phỏng vấn phù hợp với các

đối tượng sao cho các đối tượng có thể đến đầy đủ

Do đối tượng nghiên cứu: không hiểu rõ

câu hỏi, không nhớ chính xác thông tin

Hỏi từ từ, vừa hỏi vừa gợi ý cho đối tượng hiểu rõ và nhớ lại

Sai số trong quá trình nhập, phân tích số

liệu: số liệu chưa được làm sạch, nhập

sai, nhập thiếu thông tin

Làm sạch số liệu trước khi nhập vào máy tính, phát hiện thiếu số liệu và số liệu vô lý, mã hóa trước khi nhập

2.8 Hạn chế của nghiên cứu:

Do kinh phí thực hiện đề tài có hạn trong khi địa bàn khu vực hai tỉnh/TP Hà Nội và Hòa Bình khá rộng và số người sử dụng các BPTT lâm sàng cũng ở mức cao và phổ biến, bên cạnh đó việc chấp nhận sử dụng các BPTT lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau nên không thể lựa chọn được địa bàn và đối tượng nghiên cứu đủ đại diện

Footer Page 23 of 126

Trang 24

Thời gian thực hiện nghiên cứu ngắn nên nghiên cứu chỉ tập trung thực hiện được với các đối tượng nữ sử dụng các BPTT lâm sàng (vòng tránh thai, thuốc cấy tránh thai, thuốc tiêm tránh thai), mà bỏ qua các đối tượng khách hàng nam Còn với việc nghiên cứu về các BPTT lâm sàng chỉ nghiên cứu đối với vòng tránh thai, thuốc tiêm thuốc cấy, không nghiên cứu các trường hợp sử dụng biện pháp triệt sản Tuy nhiên các BPTT lâm sàng hầu như được áp dụng đối với nữ nên cũng phần nào giảm bớt được hạn chế của nghiên cứu

Trang 25

17

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thực trạng sử dụng các BPTT lâm sàng tại Hà Nội và Hòa Bình:

3.1.1 Nhóm đối tượng hiện đang sử dụng các BPTT lâm sàng (n=291):

Bảng 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi

và các biện pháp tránh thai lâm sàng

Nhóm tuổi

Vòng tránh thai (n=202)

Thuốc tiêm tránh thai (n= 61)

Thuốc cấy tránh thai

Kết quả bảng 3.1 cho thấy:

Đối với VTT, độ tuổi từ 30-39 tuổi chiếm tỷ lệ sử dụng cao nhất với 49,4% sau

đó tỷ lệ này giảm dần ở nhóm tuổi trên 40 và dưới 30 tuổi Tuy nhiên đối với TTTT và TCTT tỷ lệ sử dụng cao nhất lại ở nhóm tuổi từ 25-34 tuổi: chiếm 46,6% số người sử dụng TTTT và chiếm 60,7% số người sử dụng TCTT

Với phụ nữ ở nhóm tuổi từ 15-19 tuổi hầu như không sử dụng BPTT lâm sàng nào trong cả ba biện pháp nghiên cứu VTT, TTTT và TCTT

Bảng 3.2: Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai lâm sàng theo khu vực

Kết quả bảng 3.2 cho thấy: Tại khu vực thành thị số người sử dụng VTT chiếm

tỷ lệ cao lên tới 97,4% còn tại khu vực nông thôn TTTT lại được sử dụng nhiều hơn

Footer Page 25 of 126

Ngày đăng: 18/05/2017, 14:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung Ương (2010), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009
Tác giả: Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung Ương
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 2010
4. Bộ Y tế (2000), Sức khỏe sinh sản – Tài liệu bổ túc cho nữ hộ sinh/y sĩ sản nhi tuyến xã, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr 159-163, tr 171 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức khỏe sinh sản – Tài liệu bổ túc cho nữ hộ sinh/y sĩ sản nhi tuyến xã
Tác giả: Bộ Y tế
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
Năm: 2000
6. Bộ Y tế - Vụ khoa học và đào tạo (2005), Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 84-86 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
Tác giả: Bộ Y tế - Vụ khoa học và đào tạo
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2005
7. Bs. Nguyễn Đức Hậu (2006), Tư vấn các biện pháp tránh thai lâm sàng, Ủy ban dân số - gia đình và trẻ em tỉnh Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư vấn các biện pháp tránh thai lâm sàng
Tác giả: Bs. Nguyễn Đức Hậu
Năm: 2006
8. Dương Thị Cương và cộng sự (1998), “Nghiên cứu sự chấp nhận của phụ nữ Việt Nam đối với hai loại vòng TCu 380 và Multiloat – Cu 375SL ở 5 tỉnh/TP là Hà Nội, Thái Bình, Huế, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sự chấp nhận của phụ nữ Việt Nam đối với hai loại vòng TCu 380 và Multiloat – Cu 375SL ở 5 tỉnh/TP là Hà Nội, Thái Bình, Huế, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ
Tác giả: Dương Thị Cương và cộng sự
Năm: 1998
9. Dương Thị Cương, Lê Điềm, Nguyễn Thị Mỹ Hương và cộng sự (1995), “Nghiên cứu độ an toàn và hiệu quả của dụng cụ tử cung TCu 380A trên phụ nữ Việt Nam”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu độ an toàn và hiệu quả của dụng cụ tử cung TCu 380A trên phụ nữ Việt Nam
Tác giả: Dương Thị Cương, Lê Điềm, Nguyễn Thị Mỹ Hương và cộng sự
Năm: 1995
10. Dương Thị Cương, Nguyễn Thị Mỹ Hương (1995), “Sự chấp nhận của phụ nữ Việt Nam với hai loại dụng cụ TCu380A và Multiload, Báo cáo kết quả nghiên cứu, Viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự chấp nhận của phụ nữ Việt Nam với hai loại dụng cụ TCu380A và Multiload, Báo cáo kết quả nghiên cứu, Viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh
Tác giả: Dương Thị Cương, Nguyễn Thị Mỹ Hương
Năm: 1995
11. Đỗ Ngọc Tấn và cộng sự (2007), “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp để tăng cường sử dụng các bện pháp tránh thai lâm sàng cho các cặp vwoj chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại một số tỉnh / thành phố”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp để tăng cường sử dụng các bện pháp tránh thai lâm sàng cho các cặp vwoj chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại một số tỉnh / thành phố
Tác giả: Đỗ Ngọc Tấn và cộng sự
Năm: 2007
12. Đỗ Ngọc Tấn và Nguyễn Cao Trường (2004), Đánh giá sự bỏ cuộc và một số nguyên nhân khi sử dụng thuốc tiêm tránh thai của phụ nữ độ tuổi sinh đẻ tại Việt Nam, Viện Khoa học Dân số, Gia đình, Trẻ em Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá sự bỏ cuộc và một số nguyên nhân khi sử dụng thuốc tiêm tránh thai của phụ nữ độ tuổi sinh đẻ tại Việt Nam
Tác giả: Đỗ Ngọc Tấn và Nguyễn Cao Trường
Năm: 2004
13. Đỗ Ngọc Tấn, Nguyễn Mỹ Hương và Nguyễn Thị Lê (2002), “Báo cáo nghiên cứu đánh giá kết quả 5 năm triển khai mở rộng sử dụng thuốc tiêm tránh thai DMPA”, Hà Nôi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo nghiên cứu đánh giá kết quả 5 năm triển khai mở rộng sử dụng thuốc tiêm tránh thai DMPA
Tác giả: Đỗ Ngọc Tấn, Nguyễn Mỹ Hương và Nguyễn Thị Lê
Năm: 2002
14. Đỗ Ngọc Tấn, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Văn Hưng (2007), “Kết quả triển khai thuốc cấy tránh thai Implanon tại Việt Nam giai đoạn 2002-2006”, Ủy ban dân số gia đình và trẻ em, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả triển khai thuốc cấy tránh thai Implanon tại Việt Nam giai đoạn 2002-2006
Tác giả: Đỗ Ngọc Tấn, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Văn Hưng
Năm: 2007
15. GS. TS. Nguyễn Văn Đàn, TS. Phan Quốc Kinh và DS. Ngô Ngọc Khuyến (1998), Thuốc và các biện pháp tránh thai trong kế hoạch hóa gia đình, nhà xuất bản y học, 14-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuốc và các biện pháp tránh thai trong kế hoạch hóa gia đình
Tác giả: GS. TS. Nguyễn Văn Đàn, TS. Phan Quốc Kinh và DS. Ngô Ngọc Khuyến
Nhà XB: nhà xuất bản y học
Năm: 1998
16. Nguyễn Văn Tường (2002), “Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng hai loại vòng tránh thai Tcu380Ado công ty Famy care Ấn Độ và công ty Finishing enterprise intrauterine Mỹ sản xuất” Đề tại cấp bộ (Bộ y tế - Ủy ban quốc gia dân số), trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng hai loại vòng tránh thai Tcu380Ado công ty Famy care Ấn Độ và công ty Finishing enterprise intrauterine Mỹ sản xuất
Tác giả: Nguyễn Văn Tường
Năm: 2002
17. Phạm Nhất Bá, Đỗ Ngọc Tấn và nhóm chuyên viên Vụ điều phối dịch vụ KHHGĐ (1998), “Nghiên cứu về thuốc tiêm tránh thai DMPA tại 10 tỉnh”, Ủy ban quốc gia dân số kế hoạch hóa gia đình, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu về thuốc tiêm tránh thai DMPA tại 10 tỉnh
Tác giả: Phạm Nhất Bá, Đỗ Ngọc Tấn và nhóm chuyên viên Vụ điều phối dịch vụ KHHGĐ
Năm: 1998
18. Phạm Bá Nhất, Mai Trung Sơn và Lê Anh Tuấn (2004), “ Báo cáo kết quả nghiên cứu sử dụng thuốc cấy tránh thai Implanon tại 2 tỉnh Hà Tây và Quảng Ninh”, Ủy ban dân số gia đình và trẻ em, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Báo cáo kết quả nghiên cứu sử dụng thuốc cấy tránh thai Implanon tại 2 tỉnh Hà Tây và Quảng Ninh
Tác giả: Phạm Bá Nhất, Mai Trung Sơn và Lê Anh Tuấn
Năm: 2004
19. Sở Y tế Hà Tây (2004), “Báo cáo tình hình thực hiện thuốc cấy tránh thai implanon sau 3 năm tỉnh Hà Tây”, Hà Tây Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình thực hiện thuốc cấy tránh thai implanon sau 3 năm tỉnh Hà Tây”
Tác giả: Sở Y tế Hà Tây
Năm: 2004
20. Tổng cục Dân số kế hoạch hóa giá đình (2009), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số-KHHGĐ cho cán bộ cấp xã, Hà Nội, tr 37-38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng cục Dân số kế hoạch hóa giá đình (2009), "Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số-KHHGĐ cho cán bộ cấp xã
Tác giả: Tổng cục Dân số kế hoạch hóa giá đình
Năm: 2009
21. Tổng cục thống kê (2008), Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình 1/4/2008, 2010: Những kết quả chủ yếu, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình 1/4/2008, 2010: Những kết quả chủ yếu
Tác giả: Tổng cục thống kê
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 2008
22. Trần Thị Phương Mai (2000), “Nghiên cứu hiệu quả tránh thai, độ an toàn và sự chấp nhận sử dụng thuốc cấy tránh thai Implanont ở phụ nữ Việt Nam”, Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hiệu quả tránh thai, độ an toàn và sự chấp nhận sử dụng thuốc cấy tránh thai Implanont ở phụ nữ Việt Nam”
Tác giả: Trần Thị Phương Mai
Năm: 2000
23. Trần Văn Đồng, Đỗ Ngọc Tấn và cộng sự (1996), “Đánh giá tính an toàn hiệu quả và khả năng chấp nhận của phương pháp tránh thai bằng tiêm DMPA tại Hải Hưng”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tính an toàn hiệu quả và khả năng chấp nhận của phương pháp tránh thai bằng tiêm DMPA tại Hải Hưng
Tác giả: Trần Văn Đồng, Đỗ Ngọc Tấn và cộng sự
Năm: 1996

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w