1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiểu luận hiệp định thương mại tự do việt nam EU ( EVFTA)

34 5,8K 33

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 1,91 MB

Nội dung

Lời mở đầuNgày 02 tháng 12 năm 2015, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN 3:

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO

VIỆT NAM – EU (EVFTA)

Giảng viên hướng dẫn: GS.TS Võ Thanh Thu Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 3

Lớp: Ngoại Thương

Hệ đào tạo: Văn bằng 2 chính quy Khóa: 19A

Trang 3

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

I LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) 2

1 Tổng quan về Liên minh châu Âu 2

2 Lịch sử hình thành và phát triển 2

3 Cơ cấu tổ chức 3

4 Tiềm năng và vai trò về kinh tế, thương mại – đầu tư 5

5 Brexit 5

II QUAN HỆ VIỆT NAM – EU 6

1 Những cột mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam – EU 6

2 Thành tựu trong quan hệ thương mại – đầu tư giữa Việt Nam – EU 7

III HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU (EVFTA) 8

1 Giới thiệu EVFTA 8

2 Diễn biến đàm phán EVFTA 9

3 Lợi thế so với các nước ASEAN 10

4 Những nội dung chính của EVFTA 13

5 Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi EVFTA có hiệu lực thực thi 21

Lời kết 30

Tài liệu tham khảo 31

Trang 4

Lời mở đầu

Ngày 02 tháng 12 năm 2015, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmström đã ký Tuyên bố về việc chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (Hiệp định EVFTA) Với việc là một trong hai nước đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á kết thúc đàm phán với EU, Hiệp định EVFTA là một bước tiến quan trọng trong lộ trình tăng cường quan hệ đối tác toàn diện và sâu sắc, đặc biệt là quan hệ thương mại-đầu tư giữa Việt Nam và EU nói riêng cũng như giữa ASEAN và EU nói chung

EVFTA là Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và

EU Việc đàm phán và kết thúc Hiệp định phù hợp với chủ trương tăng cường quan hệ nhiều mặt, đặc biệt là quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU Những phát triển tích cực trong quan hệ thương mại, đầu tư song phương trong khoảng 2 thập kỷ qua đã đưa EU trở thành một trong những đối tác thương mại hàng đầu và là một trong số các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam Đây là cơ sở vững chắc để khẳng định tiềm năng phát triển hơn nữa thương mại, đầu tư và hợp tác giữa hai bên sau khi Hiệp định EVFTA được ký kết

Với những cam kết đạt được, dự kiến Hiệp định EVFTA sẽ đem lại lợi ích cho người dân

và doanh nghiệp của hai bên trên nhiều phương diện Các lợi ích chính có thể kể đến là: mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu, đặc biệt là những sản phẩm mà hai bên có thế mạnh; khuyến khích môi trường đầu tư, kinh doanh cởi mở, thông thoáng và minh bạch hơn, thúc đẩy luồng vốn đầu tư từ hai bên, đặc biệt là nguồn vốn chất lượng cao với công nghệ nguồn của EU vào Việt Nam; các cam kết liên quan đến đầu tư, tự do hóa thương mại dịch vụ, mua sắm của Chính phủ, bảo hộ sở hữu trí tuệ, v.v cũng sẽ mở ra cơ hội cho cả hai bên tiếp cận thị trường của nhau, đảm bảo lợi ích tổng thể, cân bằng; đồng thời hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan, v.v Để những lợi ích này sớm được hiện thực hóa, hai bên thống nhất sẽ nỗ lực hoàn tất quá trình phê chuẩn trong thời gian sớm nhất để Hiệp định có hiệu lực ngay từ đầu năm

2018

Trang 5

I LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

1 Tổng quan về Liên minh châu Âu

Liên minh Châu Âu (EU) có trụ sở tại Brussels (Vương quốc Bỉ) gồm 28 nước thành viên, có tổng diện tích là 4.422.773 km2 với dân số hơn 500 triệu người Quốc gia có diện tích rộng nhất là CH Pháp (554.000 km2), nhỏ nhất là Malta (chỉ 300 km2) Quốc gia đông dân số nhất là CHLB Đức với 82 triệu người, ít nhất là Malta chỉ khoảng 400.000 người GDP của EU hơn 19 nghìn tỷ USD (PPP, 2016) với thu nhập bình quân 37.800 USD/người/năm (PPP, 2016) EU có 24 ngôn ngữ chính thức, trong đó 3 ngôn ngữ phổ biến nhất là Anh, Đức, Pháp Tôn giáo phổ biến nhất trong EU là Kitô giáo Ngày 9 tháng

5 hàng năm được gọi là “Ngày châu Âu”

2 Lịch sử hình thành và phát triển

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triền của Liên minh châu Âu (EU)

 18/04/1951, 6 nước Tây Âu (Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg) ký Hiệp ước Pari thành lập “Cộng đồng than – thép châu Âu” (ECSC)

 25/03/1957, sáu nước ký Hiệp ước Roma thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” (EURATOM) và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC)

 01/07/1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC)

 Tháng 12/1991 các nước EC ký Hiệp ước Maxtrích tại Hà Lan, có hiệu lực từ ngày 01/01/1993, đổi tên thành “Liên minh châu Âu” (EU)

 Từ 6 nước ban đầu (1957) đến 2007 là 27 nước

 Gần đây nhất 01/07/2013, Croatia gia nhập EU, nâng tổng số thành viên lên 28 quốc gia

Trang 6

Danh sách 28 thành viên của EU theo trình tự gia nhập:

 1957: Bỉ, Đức, Hà Lan, Luxembourg, Pháp, Ý

 1973: Anh, Đan Mạch, Ireland

 1981: Hy Lạp

 1986: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha

 1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển

 1/5/2004: Ba Lan, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Séc, Síp, Slovakia, Slovenia

 Ngày 1/1/2007: Bulgaria, Romania

 1/7/2013: Croatia

3 Cơ cấu tổ chức

Hình 1 – Các cơ quan đầu não của EU

Trang 7

Là một thực thể kinh tế, chính trị đặc thù với mức độ liên kết sâu sắc, EU có các định chế về tổ chức chính:

Hội đồng châu Âu:

Là cơ quan quyền lực cao nhất của EU gồm lãnh đạo các nước thành viên - Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Hội đồng châu Âu đưa ra định hướng, ưu tiên chính trị cho cả khối và cùng với Nghị viện châu Âu thông qua các đạo luật của EU, ngân sách chung của Liên minh Các quyết định của Hội đồng châu Âu chủ yếu được thông qua theo hình thức đồng thuận Chủ tịch Hội đồng châu Âu có nhiệm kỳ 2,5 năm (tối đa 2 nhiệm kỳ)

Hội đồng Bộ trưởng:

Hội đồng Bộ trưởng gồm đại diện (thường ở cấp Bộ trưởng) của các quốc gia thành viên là cơ quan đưa ra định hướng chính sách trong các lĩnh vực cụ thể và khuyến nghị

EC xây dựng các đạo luật chung

Ngoài Hội đồng Ngoại trưởng do Đại diện cấp cao về Chính sách đối ngoại và An ninh chung của EU làm Chủ tịch, Chủ tịch Hội đồng các Bộ trưởng khác do nước Chủ tịch luân phiên đảm nhiệm

Nghị viện châu Âu:

Nghị viện châu Âu có chức năng chính là cùng Hội đồng Bộ trưởng ban hành luật pháp; giám sát các cơ quan của EU, đặc biệt là Ủy ban châu Âu Nghị viện có quyền thông qua hoặc bãi miễn các chức vụ ủy viên Ủy ban châu Âu; cùng Hội đồng Bộ trưởng

có thẩm quyền đối với ngân sách, việc chi tiêu của Liên minh Từ năm 1979, các Nghị sĩ của Nghị viện EU được bầu cử trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm Trong Nghị viện các Nghị sĩ phân chia theo nhóm chính trị khác nhau mà không theo Quốc tịch

Ủy ban châu Âu (EC):

Là cơ quan hành pháp của khối, EC hoạt động độc lập, có chức năng xây dựng, kiến nghị các đạo luật của EU, thực thi áp dụng và giám sát việc triển khai các hiệp ước, điều luật, sử dụng ngân sách chung để thực hiện các chính sách của cả khối theo quy định

Trang 8

Chủ tịch Ủy ban do Chính phủ các nước thành viên nhất trí đề cử EC có 27 ủy viên

và 1 Chủ tịch từ 28 nước thành viên, các ủy viên được bổ nhiệm trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước thành viên và được Nghị viện phê chuẩn, nhiệm kỳ 5 năm

4 Tiềm năng và vai trò về kinh tế, thương mại – đầu tư

EU là một thị trường lớn và tiềm năng với dân số trên 500 triệu người, tổng GDP trên 15.000 tỷ USD, chiếm khoảng 22% GDP của toàn thế giới EU có tổng kim ngạch ngoại thương khoảng 3.800 tỷ USD, là nhà xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất thế giới, chiếm 15,4% tổng xuất khẩu và 16,4% tổng nhập khẩu của toàn thế giới EU cũng đứng đầu thế giới về xuất khẩu dịch vụ, chiếm 40,8% và nhập khẩu gần 33% dịch vụ toàn cầu Đầu tư

ra nước ngoài của EU chiếm 37% FDI toàn cầu

Thị trường EU gồm 28 nước thành viên Trong thời gian qua, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đang tập trung nhiều với một số nước như Đức, Pháp, Anh,

Hà Lan, I-ta-li-a Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, đây là 5 thị trường lớn nhất của Việt Nam trong EU, cả về xuất khẩu và nhập khẩu, chiếm hơn 68% tổng thương mại với các nước EU Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung vào những thị trường trên, doanh nghiệp Việt Nam sẽ bỏ qua nhóm thị trường còn lại, hiện tương đương 32% kim ngạch xuất nhập khẩu sang EU Trong số các nước còn lại này, nếu tách riêng lẻ, tỷ lệ thương mại với Việt Nam chưa thực sự đáng kể Điều này cho thấy còn nhiều tiềm năng cho doanh nghiệp của Việt Nam khai thác trong thời gian tới, đặc biệt khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực

5 Brexit

Brexit là từ viết tắt từ hai từ để chỉ việc Anh quốc (Britain) rời khỏi EU (Exit), tương

tự như Grexit được dùng để nói về khả năng Hy Lạp rời khỏi EU trước đây

Sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 24/06/2016, người dân Anh đã quyết định rời khỏi EU với tỷ lệ số phiếu ra đi là 52% so với số phiếu ở lại là 48% Quá trình đàm phán về việc Anh rời khỏi EU có thể kéo dài 2 năm

Tuy nhiên, theo lời các quan chức cấp cao của Anh thì việc Anh rời khỏi EU không ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác thương mại giữa Anh và Việt Nam cũng như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) Cụ thể, Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Anh

- Liam Fox khẳng định nước này vẫn sẽ là thành viên cùng thực thi Hiệp định Thương

Trang 9

mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) Trường hợp Anh hoàn tất việc rời khỏi EU trước khi EVFTA chính thức có hiệu lực thực thi thì Anh sẽ theo đuổi một FTA song phương với Việt Nam

II QUAN HỆ VIỆT NAM – EU

1 Những cột mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam – EU

Hai bên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 28-11-1990 Năm 1996, EU chính thức mở Phái đoàn Đại diện thường trực tại Hà Nội Kể từ đó đến nay, quan hệ hai bên đã đi vào khuôn khổ, phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng và chiều sâu EU trở thành một trong các đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

 1990: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao

 1992: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu ký Hiệp định dệt may

 1995: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu ký Hiệp định Khung Hợp tác Việt Nam - EC

 1996: Ủy ban châu Âu thành lập Phái đoàn Đại diện thường trực tại Việt Nam

 1997: Việt Nam tham gia Hiệp định hợp tác ASEAN - EU

 2003: Việt Nam và EU chính thức tiến hành đối thoại nhân quyền

 2004: Hội nghị cấp cao Việt Nam - EU lần đầu tiên tại Hà Nội

 2005: Việt Nam thông qua Đề án tổng thể và Chương trình hành động đến 2010 và

định hướng tới 2015 về quan hệ Việt Nam - EU

 2008: Việt Nam và EU bắt đầu khởi động tiến trình đàm phán PCA

 2010: Ký tắt Hiệp định PCA Việt Nam - EU

 2012: Ký chính thức Hiệp định PCA Việt Nam - EU và khởi động đàm phán EVFTA

 2015: Ký Tuyên bố chính thức kết thúc đàm phán EVFTA

Trang 10

2 Thành tựu trong quan hệ thương mại – đầu tư giữa Việt Nam – EU

Trong hơn một thập kỷ vừa qua, quan hệ thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và EU

đã có những bước phát triển tích cực Giá trị thương mại hai chiều đã tăng 10 lần từ khoảng 4,1 tỷ USD vào năm 2000 lên 41,3 tỷ USD vào năm 2015, đưa EU trở thành một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU đạt gần 31 tỷ USD và nhập khẩu từ EU đạt hơn 10 tỷ USD

Hình 2 – Tỷ lệ xuất nhập khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang EU

Trang 11

Hình 3 – Cán cân thương mại của Việt Nam với EU

Về đầu tư, EU là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam với 1.809 dự án từ

24 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký 23,16

tỷ USD, chiếm 8,7% số dự án và 8% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước Những lĩnh vực được các nhà đầu tư EU quan tâm nhất là công nghiệp chế biến chế tạo, sản xuất phân phối điện, kinh doanh bất động sản, xây dựng và một số ngành dịch vụ Các quốc gia đầu tư nhiều nhất gồm Hà Lan, Anh, Pháp, Luxembourg và Đức (chiếm 84,3% tổng vốn đầu tư của EU vào Việt Nam)

III HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU (EVFTA)

1 Giới thiệu EVFTA

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU, có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay bên cạnh TPP EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, trong đó cũng đã lưu

ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên

Trang 12

Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính là: Thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường); Quy tắc xuất xứ; Hải quan và thuận lợi hóa thương mại; Các biện pháp

vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS); Các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT); Thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường); Đầu tư; Phòng vệ thương mại; Cạnh tranh; Doanh nghiệp nhà nước; Mua sắm của Chính phủ; Sở hữu trí tuệ; Thương mại và Phát triển bền vững; Hợp tác và xây dựng năng lực; Pháp lý-thể chế

2 Diễn biến đàm phán EVFTA

 Giai đoạn trước 10/2012: Hai bên thực hiện các hoạt động kỹ thuật (nghiên cứu khả thi…) chuẩn bị cho đàm phán

 Tháng 06/2012: Hai bên tuyên bố khởi động đàm phán

 Từ tháng 10/2012 – tháng 8/2015: Hai bên đã tiến hành 14 vòng đàm phán chính thức và nhiều phiên đàm phán giữa kỳ

 Ngày 4/8/2015: Hai bên tuyên bố Kết thúc cơ bản đàm phán EVFTA

 Ngày 2/12/2015, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa

Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmström đã

ký Tuyên bố về việc chính thức kết thúc đàm phán EVFTA (Hình dưới)

Hình 4 – Ký kết Tuyên bố về việc chính thức kết thúc đàm phán EVFTA

Trang 13

Hiện nay, Việt Nam và EU đang tập trung rà soát pháp lý Hiệp định EVFTA Theo quy định, sau khi hoàn tất rà soát pháp lý, hai bên sẽ triển khai các thủ tục trong nước để

ký kết Hiệp định và tiếp tục làm thủ tục phê chuẩn nội bộ để Hiệp định chính thức có hiệu lực Về phía EU, Hiệp định sẽ được dịch ra 24 ngôn ngữ chính thức và phải được Nghị viện châu Âu cũng như từng nước thành viên phê chuẩn Hội đồng châu Âu cũng có vai trò nhất định trong quá trình thẩm tra pháp lý, chuẩn bị ký kết và phê chuẩn Hiệp định Về phía Việt Nam, cần báo cáo Chính phủ, Chủ tịch nước và Quốc hội kết quả đàm phán và kiến nghị phê chuẩn Hiệp định Theo mục tiêu đã thống nhất, hai bên sẽ nỗ lực hoàn tất các thủ tục phê chuẩn trong thời gian sớm nhất để Hiệp định có hiệu lực vào năm

2018

3 Lợi thế so với các nước ASEAN

Năm 2015, EU là đối tác thương mại lớn thứ 2 của ASEAN (sau Trung Quốc, chiếm 13% tổng thương mại của ASEAN) trong khi ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 4 của EU (sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, Thụy Sĩ, chiếm khoảng 6% tổng thương mại của EU) Trong số các nước ASEAN, tính theo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, Việt Nam đứng thứ hai, chỉ sau Singapore và trước Malaysia Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất vào EU, đạt gần 30 tỷ EUR, chiếm khoảng 36% tổng xuất khẩu của ASEAN vào EU Trong bối cảnh

đó, Hiệp định EVFTA dự kiến sẽ mang lại lợi thế rất lớn cho Việt Nam trong ngắn hạn và trung hạn

Thứ nhất, tính đến thời điểm này, Việt Nam và Singapore là hai nước ASEAN duy nhất đã kết thúc đàm phán Hiệp định FTA với EU Tuy nhiên, Singapore lại không phải

là đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại hàng hóa do diện mặt hàng xuất khẩu khác nhau Singapore chủ yếu xuất sang EU sản phẩm hóa chất, máy móc

và thiết bị vận tải, các loại hàng hóa phục vụ sản xuất, trong khi đó, sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam lại là dệt may, da giày, đồ gỗ, hàng nông sản, v.v Đối với các nước ASEAN khác, tiến trình đàm phán hiện đang tạm dừng hoặc bắt đầu chậm hơn so với Việt Nam

Trang 14

Bảng 1 - Tình hình đàm phán FTA giữa EU với các nước ASEAN

Chủ trương lớn của cả ASEAN và EU là một FTA giữa hai khu vực Để thực hiện mục tiêu này, EU sẽ tiếp tục đàm phán FTA song phương với từng nước ASEAN trong thời gian tới Khi một số lượng đáng kể các FTA song phương được đàm phán xong, ASEAN và EU sẽ lấy đó làm nền tảng để thực hiện một FTA giữa hai khu vực Với cách tiếp cận như vậy, việc đa số các nước ASEAN sẽ có FTA với EU, và kể cả một FTA giữa

cả 10 nước ASEAN với EU, cơ bản sẽ dần được hiện thực hóa Khi đó, lợi thế về thuế nhập khẩu thấp hơn, các cơ chế tạo thuận lợi thương mại, v.v mà Hiệp định EVFTA tạo

ra và dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam sẽ không còn nữa do doanh nghiệp các nước ASEAN cũng sẽ được hưởng những cơ chế tương tự trong FTA của nước họ với

EU Giả sử các nước ASEAN còn lại sẽ mất khoảng 3-4 năm nữa để kết thúc đàm phán FTA với EU và khoảng 7-10 năm tiếp theo để được hưởng thuế nhập khẩu 0% khi xuất

Trang 15

khẩu sang EU Như vậy, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có khoảng thời gian vàng từ 10 đến

Bảng 2 - So sánh GSP và EVFTA

Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) là công cụ của EU để hỗ trợ các nước đang phát triển và kém phát triển nhất xuất khẩu hàng hóa sang EU dễ dàng hơn bằng cách giảm, miễn thuế nhập khẩu cho các hàng hóa này EU tự đặt ra các tiêu chí (về mức thu nhập, tỷ lệ hàng hóa nhập khẩu, các thỏa thuận đặc biệt, v.v.) để quyết định một nước hoặc một nhóm sản phẩm có được hưởng GSP hay không Nước hoặc nhóm sản phẩm

“trưởng thành” theo các tiêu chí trên sẽ không được hưởng GSP nữa

Trang 16

4 Những nội dung chính của EVFTA

4.1 Thương mại hàng hóa

4.1.1 Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của EU

EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu lực đối với hàng

hóa của Việt Nam thuộc 85,6% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU

Trong vòng 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ 99,2% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu

của Việt Nam vào EU

Đối với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại (bao gồm: 1 số sản phẩm gạo,

ngô ngọt, tỏi, nấm, đường và cá sản phẩm chứa hàm lượng đường cao, tinh bột sắn, cá ngừ đóng hộp), EU cam kết mở cửa cho Việt Nam theo hạn ngạch thuế

quan (TRQs) với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%

Bảng 3 – Tổng hợp cam kết mở cửa của EU đối với một số nhóm hàng

hóa quan trọng của Việt Nam Sản phẩm Cam kết của EU

Lưu ý: Quy tắc xuất xứ: phải sử dụng vải sản xuất tại Việt Nam, được phép sử dụng thêm vải sản xuất tại Hàn Quốc (theo nguyên tắc cộng gộp giá trị của các đối tác FTA trong quy tắc xuất xứ của

EU – do EU và Hàn Quốc đã có FTA với nhau)

Thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên) Xóa bỏ thuế trong vòng 7 năm

Gạo xay xát, gạo chưa xay xát và gạo thơm Hạn ngạch thuế quan

Trang 17

Sản phẩm từ gạo Xóa bỏ thuế trong vòng 7 năm

Đường và các sản phẩm chứa hàm lượng đường cao Hạn ngạch thuế quan

Rau củ quả, rau của quả chế biến, nước hoa quả Phần lớn xóa bỏ thuế quan ngay

Sản phẩm gốm sứ thủy tinh Phần lớn xóa bỏ thuế quan ngay

4.1.2 Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của Việt Nam

Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan ngay sau khi EVFTA có hiệu lực cho

hàng hóa của EU thuộc 65% số dòng thuế trong biểu thuế

Trong vòng 10 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ trên 99% số dòng thuế trong biểu thuế Số dòng thuế còn lại sẽ áp dụng hạn ngạch thuế quan với mức thuế trong hạn ngạch là 0%

Bảng 4 – Tổng hợp cam kết mở cửa của Việt Nam đối với một số nhóm

hàng hóa quan trọng của EU Sản phẩm Cam kết của Việt Nam

Hầu hết máy móc, thiết bị, đồ điện gia dụng Xóa bỏ thuế ngay hoặc trong vòng 5 năm

Xe máy có dung tích xylanh trên 150 cm3 Xóa bỏ thuế trong vòng 7 năm

Ô tô (trừ loại có dung tích xi-lanh lớn) Xóa bỏ thuế trong vòng 10 năm

Ô tô có dung tích xi-lanh lớn (trên 3000 cm3 với loại

dùng xăng hoặc trên 2500 cm3 với loại dùng diesel) Xóa bỏ thuế trong vòng 9 năm

Dược phẩm

Khoảng một nửa số dòng thuế nhóm dược phẩm sẽ được xóa bỏ thuế ngay, phần còn lại trong vòng 7 năm

Ngày đăng: 18/05/2017, 14:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w