Xuất phát từ những lý do trên tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình phường 7, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồ
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM HỒNG HẢI
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH PHƯỜNG 7, THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT,
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Đặng Nguyên Anh
Phản biện 1: :
Phản biện 2:
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội giờ ngày tháng năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại Theo báo cáo của Ủy ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC, 2007), Việt Nam là một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ BĐKH [40, tr 12] Biến đổi khí hậu tác động tiêu cực đến hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam từ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản đến sản xuất dầu khí, thủy điện và vận tải biển Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất do BĐKH vì đối tượng của sản xuất nông nghiệp (SXNN) là cây trồng, vật nuôi rất nhạy cảm với sự thay đổi về khí hậu và môi trường
Đà Lạt là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Lâm Đồng, với hai ngành kinh tế mũi nhọn là du lịch – dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao đang phát triển mạnh với diện tích chiếm gần 50% tổng diện tích đất SXNN Bắt đầu từ năm 2007 đã có một số ghi nhận về BĐKH tại Đà Lạt: nhiệt độ ở Đà Lạt nóng dần lên, mùa mưa bắt đầu sớm và kết thúc muộn hơn so với qui luật nhiều năm, các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra với mật độ ngày càng cao như lũ, lũ quét, mưa đá, lốc xoáy, trượt sạt lở đất; sâu bệnh lạ xuất hiện nhiều hơn trong những vụ mùa gần đây gây thiệt hại lớn về người, tài sản, năng
suất và chất lượng cây trồng [6, tr 4]
Phường 7 là một trong 12 phường của Đà Lạt, nằm ở phía tây thành phố Với đặc thù kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên (đất đai, nguồn nước) những biến đổi thất thường của khí hậu nơi đây đã gây rất nhiều khó khăn cho người dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp, phát triển sinh kế để duy trì đời
Trang 4sống, sức khỏe, thu nhập và an sinh xã hội Chính vì vậy những nghiên cứu về khả năng thích ứng và đề xuất ra các giải pháp với BĐKH có ý nghĩa lớn đối với người dân nơi đây Xuất phát từ những
lý do trên tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Thích ứng với biến
đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình phường 7, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng” làm đề tài nghiên
cứu luận văn của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Các nghiên cứu về biến đổi khí hậu ở Việt Nam
National Greenhouse Gas Inventory với dự án “Đánh giá tác động của BĐKH đối với kinh tế - xã hội của Việt Nam” (1992-1994)
đã chỉ ra tác động của BĐKH tới một số khía cạnh kinh tế - xã hội như việc làm, nguồn thu nhập, tình hình di cư, vấn đề sức khỏe, vấn
đề bất bình đẳng xã hội… Sau đó, tổ chức CERED & Đại học East
Anglia, Vương quốc Anh đã thực hiện dự án“Cách tiếp cận vật lý và kinh tế - xã hội trong việc phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với vùng ven biển đồng bằng Sông Hồng, Việt Nam” (1996 –
1998) Nghiên cứu đã góp phần làm sáng tỏ những biểu hiện cơ bản của quá trình này như: hiệu ứng nhà kính, khí nhà kính, cưỡng bức bức xạ; những hệ quả tự nhiên như: lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh gia tăng và đánh giá ban đầu về một số tác động đến kinh tế-xã hội
Một số nghiên cứu khác lại cung cấp thông tin cập nhật về tình trạng BĐKH thông qua nhiều chỉ báo như lượng mưa, nước biển dâng, sự thay đổi nhiệt độ tác động của những biểu hiện này đối với người nghèo, phụ nữ và trẻ em [Oxfam (2008); Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (2010)]
Trang 5Nghiên cứu “Tác động của biến đổi khí hậu tới tăng trưởng
và phát triển kinh tế ở Việt Nam”, do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh
tế Trung ương phối hợp với Viện Nghiên cứu Kinh tế phát triển thế giới, Đại học Copenhagen (Đan Mạch) thực hiện đã chỉ ra rằng GDP của Việt Nam có thể giảm tới 2,5% do biến đổi khí hậu Trong tương lai khí hậu Việt Nam có thể sẽ nóng lên, đến năm 2050, nhiệt độ tăng lên từ 1-2oC
2.2 Các nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu lên sản xuất nông nghiệp và khả năng thích ứng đối với biến đổi khí hậu 2.2.1 Tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp
BĐKH làm mất diện tích canh tác, giảm năng suất, chất lượng nông sản, tăng nguy cơ xuất hiện các loại dịch bệnh mới; làm giảm khả năng sinh trưởng và sản xuất của vật nuôi; khan hiếm nguồn nước ngọt cung cấp cho chăn nuôi cũng như là nguyên nhân quan trọng dẫn đến dịch bệnh trên vật nuôi Trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, BĐKH tác động trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua nguồn nước, diện tích nuôi, môi trường nuôi, con giống, dịch bệnh và qua
đó gây ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và cơ sở hạ tầng của các vùng nuôi trồng thủy sản [Đinh Vũ Thanh, Nguyễn Văn Viết (2012); Phan Sĩ Mẫn, Hà Huy Ngọc (2013); Nguyễn Đức Tôn, Trương Văn Tuấn (2014); Lương Ngọc Thúy và Phan Đức Nam (2015)]
Còn theo Đoàn Văn Điếm và cộng sự [14], BĐKH đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến diện tích đất canh tác và năng suất lúa trong đó
vụ lúa xuân chịu tác động mạnh hơn vụ lúa mùa Do nhiệt độ và tính
ôn tăng làm cho quá trình phát triển và sinh trưởng của lúa bị rút ngắn, chỉ số diện tích lá giảm nên cường độ hô hấp tăng, tích lũy sinh khối không đảm bảo
Trang 6Cùng chung hướng nghiên cứu về ảnh hưởng của BĐKH đến
SXNN bài viết “Ảnh hưởng của BĐKH đến SXNN vùng Tây Nguyên – Một số giải pháp thích ứng và giảm nhẹ” [17] của tác giả Trương
Hồng đã đề cập BĐKH ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, sản lượng của hầu hết các loại cây công nghiệp chủ lực của Tây Nguyên như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu Biến động của yếu tố nhiệt ẩm và các yếu
tố khí hậu khác cũng khiến cho năng suất và chất lượng vật nuôi bị giảm, sức đề kháng của vật nuôi kém đi, tạo môi trường thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát trên gia súc, gia cầm như bệnh cúm gia cầm, dịch heo tai xanh
Như vậy, BĐKH đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với hoạt động SXNN Vì vậy, để giảm thiểu tác hại của BĐKH đến SXNN, cần tìm ra những biện pháp thích ứng để người dân tiếp tục sản xuất, bảo đảm thu nhâp và ổn định cuộc sống
2.2.2 Thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp
Việc phân tích các biện pháp thích ứng với BĐKH trong SXNN sẽ giúp người dân chủ động hơn trong việc lập kế hoạch canh tác và ứng phó với những biến đổi thất thường của thời tiết, khí hậu
Theo Nguyễn Tuấn Anh và CS (2012), các chiến lược thích nghi với BĐKH trong SXNN là chuyển dịch mùa vụ lên sớm hoặc muộn đi nhằm tránh các hiện tượng thời tiết bất thường, thay đổi cơ cấu giống cây trồng Nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến vai trò của vốn kinh tế, vốn con người, và vốn xã hội trong việc thay đổi sinh kế
- như là cách để người dân địa phương ứng phó đối với BĐKH
Nguyễn Văn Viết, Nguyễn Hồng Sơn trong nghiên cứu “Tác động của BĐKH và thiên tai đối với nông nghiệp Việt Nam, biện pháp thích nghi để phát triển bền vững” [40] đã đưa ra các chiến
Trang 7lược thích nghi đối với SXNN bao gồm: thích nghi trước mắt; thích nghi lâu dài; Kết hợp trước mắt và lâu dài Về kỹ thuật đối với sự thích nghi các tác giả khuyến nghị chuyển đổi mùa và thời vụ đối với những cây ngắn ngày; đa dạng mùa và giống; chọn tạo những giống cây trồng mới; nguồn nước và hệ thống tưới; đầu tư và quản lý điều hành; canh tác; nâng cao dự báo khí hậu ngắn và dài hạn
Một nghiên cứu khác của Mai Văn Trịnh, Nguyễn Hồng Sơn
và CS [32] đã chỉ ra các biện pháp tự thích ứng tiêu biểu ở các địa phương đó là: phục tráng giống địa phương; thay đổi cơ cấu giống tăng tỷ lệ giống ngắn ngày; điều chỉnh lịch thời vụ; dịch chuyển các loại cửa cống lấy nước; tăng cơ cấu các giống chịu mặn và lúa lai; tìm nguồn nước tưới mới; thay đổi cơ cấu cây trồng luôn canh; chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản; chuyển lúa sang vườn cây ăn quả; thời vụ hóa các công thức luân canh
Một số nghiên cứu đã chỉ ra cách thích ứng với BĐKH của người dân trong SXNN là: sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng/ vật nuôi; thay đổi giống cây trồng/vật nuôi; chuyển đổi mục đích sử dụng đất; thay đổi kỹ thuật canh tác/ nuôi trồng; nâng cấp/gia cố khu nuôi trồng đảm bảo vững chắc hơn; thay đổi trang thiết bị/ phương tiện đánh bắt hiện đại hơn; tăng cường theo dõi công tác dự báo thời tiết trên các phương tiện truyền thống đại chúng [Nguyễn Mậu Dũng (2010) , Đặng Thị Hoa, Quyền Đình Hà (2014)]
Tác giả Manuels.Tan JS, Đại học Bang Cagayan, Philippines
trong nghiên cứu “Thích ứng với thay đổi khí hậu trong nông nghiệp, ngư nghiệp và tài nguyên thiên nhiên của người dân tộc ở thung lũng Cahayan, bắc Phi – Lip – Pin” [21] đã kết luận Những hoạt động
thích ứng nổi bật được tác giả chỉ ra bao gồm: một tổ chức hợp tác
Trang 8xã tiến bộ, một bộ sưu tập phong phú các loại cây dược liệu, các loài
có khả năng trừ sâu và thực hành xen canh gối vụ một cách hệ thống
Các tác giả Trần Văn Điển, Hồ Ngọc Sơn, Lưu Thị Thu Giang [5] lại đề cập đến vai trò của kiến thức bản địa đối với hoạt động SXNN trong thích ứng với BĐKH của các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía Bắc
Một số nghiên cứu khác lại chỉ ra các tiến bộ kỹ thuật về giống, tưới nước tiết kiệm và canh tác tổng hợp là những giải pháp
có tính chiến lược và triệt để nhất để ứng phó với BDKH và tái cơ cấu ngành nông nghiệp [Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (2016); Trương Hồng (2016)]
Tóm lại, từ các công trình nghiên cứu, cho thấy rằng SXNN
là ngành dễ bị tổn thương nhất trước tác động của BĐKH, điều này thể hiện ở sự thu hẹp diện tích SXNN do xâm nhập mặn và nước biển dâng, thay đổi thời gian sinh trưởng của cây trồng, thay đổi tập quán canh tác, từ đó năng suất nông nghiệp bị giảm sút đe dọa đến an ninh lương thực, thu nhập của người dân thấp, đời sống thiếu ổn định Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào tác động của BĐKH đến kinh tế, xã hội và văn hóa trong đó có hoạt động SXNN; Chỉ ra cách tiếp cận và khung lý thuyết về những vấn đề liên quan và nhất là sự thích ứng với BĐKH; Phân tích vai trò của cộng đồng trong việc ứng phó và thích ứng với BĐKH Tuy nhiên, hạn chế và khoảng trống của các nghiên cứu này là thực trạng thích ứng của các hộ gia đình, các cộng đồng trong sản xuất chưa được phân tích một cách chi tiết
và cụ thể cho từng lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi; Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định lựa chọn các biện pháp thích ứng
Trang 9của hộ gia đình chưa được đề cập trong các nghiên cứu; Các nghiên cứu này tập trung vào khu vực miền Trung và một số tỉnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long có rất ít những nghiên cứu xã hội học mang tính quy mô về chủ đề thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực SXNN, đặc biệt là Tây Nguyên Thích ứng là xu thế tất yếu trong vấn đề BĐKH toàn cầu hiện nay, nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH lên cuộc sống của con người nhưng việc chuẩn bị thích ứng chỉ mới ở bước đầu và mới được thực hiện ở một số địa phương riêng lẻ
Đề tài “Thích ứng với BĐKH trong SXNN của các hộ gia đình phường 7, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng” được thực hiện
dựa trên sự kế thừa từ việc phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của các nghiên cứu trước đó để lựa chọn vấn đề nghiên cứu, xác định các câu hỏi nghiên cứu, lựa chọn cách tiếp cận lý thuyết, phương pháp nghiên cứu phù hợp Cũng trên cơ sở phân tích các nghiên cứu
đó, tham khảo các bộ công cụ đo lường tác giả tiến hành xây dựng bộ công cụ phục vụ cho khảo sát thực địa
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chỉ ra cách thức
mà các hộ gia đình tại phường 7, thành phố Đà Lạt thích ứng với BĐKH trong SXNN Từ kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng sơ sở lý luận và thực tiễn về chủ đề nghiên cứu
Thực hiện khảo sát thu thập thông tin tại thực địa Xử lý và phân tích dữ liệu
Trang 10 Làm rõ những biểu hiện cụ thể của BĐKH đang diễn ra tại địa bàn phường 7 trong giai đoạn từ 2010 – 2016
Tìm hiểu các cách thức mà các hộ gia đình thích ứng với BĐKH trong SXNN cụ thể là trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi
Xác định những yếu tố chính ảnh hưởng đến cách thức thích ứng với BĐKH của các hộ gia đình trong SXNN
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Sự thích ứng với BĐKH trong hoạt động SXNN của các hộ gia đình phường 7, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ ra sự thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình trong khoảng thời gian từ 2010 -2016
Thời gian thực hiện đề tài tại thực địa: từ 9/2016 đến tháng 3/2017
Không gian nghiên cứu: Phường 7 thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu tập trung vào khả năng thích ứng trong SXNN của các hộ gia đình trên các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi
5 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
5.1 Câu hỏi nghiên cứu
Những biểu hiện cụ thể của BĐKH ở phường 7 diễn ra như thế nào?
Trang 11 Biến đổi khí hậu tác động như thế nào đến sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu?
Các hộ gia đình ở phường 7, thành phố Đà Lạt đã thích ứng như thế nào với BĐKH trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cách thức thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực SXNN trên địa bàn nghiên cứu?
5.2 Giả thuyết nghiên cứu
Dưới tác động của BĐKH, những hiện tượng thời tiết bất thường ngày càng xảy ra thường xuyên, liên tục với cường
độ mạnh và không theo qui luật Mưa đá và hạn hán là hai hiện tượng xảy ra thường xuyên với cường độ mạnh
BĐKH tác động mạnh đến SXNN của các hộ gia đình dưới các hình thức mất đất sản xuất, giảm năng suất, sản lượng cây trồng/vật nuôi, gia tăng dịch bệnh, mất tài sản
Các biện pháp thích ứng với BĐKH trong SXNN của các hộ gia đình tại phường 7, Đà Lạt còn chưa chủ động và mang tính ngắn hạn
Trình độ học vấn chủ hộ, qui mô hộ gia đình, điều kiện kinh
tế hộ gia đình là các yếu tố chính ảnh hưởng đến cách thức thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực SXNN của các hộ gia đình ở Đà Lạt
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp
Trong luận văn của mình, tác giả đã sử dụng các nguồn tư liệu như: hệ thống các văn bản của nhà nước liên quan đến chủ đề BĐKH, các văn bản, báo cáo sơ kết, tổng kết của UBND thành phố
Đà Lạt, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Lâm Đồng,
Trang 12UBND phường 7 để xem xét, nhận diện và phân tích thực tiễn vấn đề nghiên cứu tại địa phương
6.2 Phương pháp điều tra chọn mẫu
Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi tổng số 150
hộ gia đình tại phường 7, thành phố Đà Lạt Phương pháp chọn mẫu được trình bày chi tiết trong phần tiếp theo
Nội dung bảng hỏi xoay quanh các chủ đề như: nhận thức của người dân về BĐKH; những biểu hiện chính của BĐKH diễn ra tại địa phương; các tác động của BĐKH lên sản xuất nông nghiệp và những thiệt hại của hộ gia đình; điều kiện sống hiện nay và những cách thức mà hộ gia đình sử dụng để thích ứng với BĐKH; v.v
Dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS phiên bản 16.0 làm cơ sở để luận giải đề tài
6.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
Đối tượng thực hiện phỏng vấn sâu bao gồm cán bộ, lãnh đạo phường 7 tổ khu phố và đại diện một số hộ gia đình với nhiều ngành nghề khác nhau Các cuộc phỏng vấn sâu bao gồm các câu hỏi đóng – mở liên quan đến: nhận thức của người dân về BĐK; các tác động của BĐKH lên sản xuất nông nghiệp và các hoạt động thích ứng của hộ gia đình;
Thông tin thu thập được từ phỏng vấn sâu sẽ được gỡ băng, ghi biên bản và mã hóa lại, lập thành các bảng đề mục và khai thác đào sâu làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu
Trang 13Điều kiện kinh
tế hộ gia đình
Chính sách của
địa phương
Giải pháp nâng cao sự thích ứng với BĐKH trong sản xuất
nông nghiệp của các hộ gia đình
Tác động của BĐKH đến SXNN: trồng trọt và chăn nuôi
Biện pháp thích ứng với BĐKH của hộ gia đình trong: trồng trọt
và chăn nuôi Trình độ
học vấn