Tài sản Phần tài sản: phản ánh tổng tài sản hiện có của đơn vị tại thời điểm lập báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động của ngân hàng, bao gồm: - Ti
Trang 1Đề tài: Tìm hiểu về các dịch vụ tài chính thông qua báo cáo tài
chính của Ngân hàng thương mại
A ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
1 Tìm hiểu chung về báo cáo tài chính của NHTM
1.1 Bảng cân đối kế toán
1.2.Báo cáo kết quả kinh doanh
1.2.1 Khái niệm, vai trò
1.2.2 Nội dung kết cấu các khoản mục
1.2.3 Đặc điểm
1.3.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
1.3.1 Khái niệm
1.3.2 Vai trò
1.3.3 Nội dung các khoản mục
1.3.3.1 Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1.3.3.2 Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1.3.3.3 Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
1.4.Thuyết báo cáo tài chính
2 Dịch vụ tài chính thông qua báo cáo tài chính của BIDV và Vietcombank
2.1.Nhận tiền gửi
2.1.1 Theo đối tượng huy động
2.1.2 Theo kỳ hạn
2.1.3 Theo loại tiền huy động
2.1.4 Chi phí trả lãi tiền gửi và các chi phí khác
Trang 22.2.4 Dự phòng rủi ro tín dụng.
2.3.Thanh toán
2.4.Kinh doanh ngoại tệ
2.5.Bảo lãnh
Trang 3B NỘI DUNG BẢN THẢO
1 Tìm hiểu chung về báo cáo tài chính của NHTM
1.1.Bảng cân đối kế toán
1.1.1 khái niệm
Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng
quát về tổng giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của NHTM tại một
thời điểm nhất định (thời điểm lập báo cáo)
BCĐKT phản ánh điều kiện tài chính của NHTM tại một thời điểm nhất định Các
số liệu trên BCĐKT phản ánh số dư nên chúng thay đổi từ thời điểm này qua thời
điểm khác Được ví như bức tranh trưng bày về tình hình tài chính tài thời điểm
cuối năm, dựa trên BCĐKT ta tính được các chỉ tiêu tài chính Nhờ vậy, BCĐKT
trở thành cộng cụ tốt để so sánh các chỉ tiêu tài chính giữa các thời kỳ khác nhau
đồng thời tạo cách nhìn tổng quát về cơ cấu và sự biến đổi trong BCĐKT
BCĐKT được trình bày thành 2 phần là Tài sản và Nguồn vốn với điều kiện ràng
buộc là:
Tài sản có = nợ phải trả + vốn chủ sở hữu.
1.1.2 Nội dung kết cấu các khoản mục
1.1.2.1 Tài sản
Phần tài sản: phản ánh tổng tài sản hiện có của đơn vị tại thời điểm lập báo cáo
theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động của ngân
hàng, bao gồm:
- Tiền mặt tại quỹ, bao gồm: Tiền giấy và tiền kim loại tại két sắt của ngân
hàng (NH), tiền gửi dự trữ ở NH Trung ương (do các biện pháp phòng
ngừa phải tiến hành, các ngân hàng gửi một khối lượng tiền giấy và tiền
kim loại ở mức tối thiểu và an toàn tại ngân hàng trung ương.), tiền gửi
dự trữ ở NH chi nhánh, các khoản tiền trong quá trình thu, các khoản tiền
Trang 4- Góp vốn đầu tư dài hạn,
- Tài sản cố định, tài sản khác
Về mặt pháp lí tài sản là vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
1.1.2.2 Nợ phải trả là nguồn vốn chủ sở hữu
Phần nợ phải trả và vốn chủ sở hữu: phản ánh sự hình tài sản hiện có tại thời
điểm lập báo cáo Nó thể hiện trách nhiệm về mặt pháp lí của ngân hàng Nó
gồm có:
- Các khoản nợ Chính phủ và NHNN Việt Nam,
- Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác,
- Tiền gửi của khách hàng,
- Các công cụ phát sinh và các khoản nợ tài chính khác,
- Phát hành giấy tờ có giá,
- Các khoản nợ khác (các khoản lãi, phí phải trả, thuế, …),
- Vốn và các quỹ, lợi ích của cổ đông thiểu số
1.1.2.3 Các chỉ tiêu ngoài bảng
Các chỉ tiêu bên ngoài bảng cân đối cho ta biết các hoạt động kinh doanh mới
của ngân hàng Các hoạt động này không được liệt kê trong bảng nhưng có ảnh
hưởng lớn đến lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng Có 4 loại hoạt động thuộc
thông tin ngoài bảng cân đối thường được đề cập đến:
- Loại 1 bao gồm hoạt động đem lại thu nhập hoặc phải chi 1 số chi phí mà
không liên quan đến sự phát sinh hay nắm giữ tài sản hoặc nguồn vốn của
ngân hàng như: bảo lãnh vay vốn,…
- Loại 2 gồm những cam kết, sự đảm bảo về tài chính: một ngân hàng đứng
ra nhận trách nhiệm đối với bên thứ ba để thực hiện nhiệm vụ, nếu bên
thứ ba này không thực hiện được
- Loại 3 là nợ xấu bị đẩy ra ngoại bảng sau khi xử lý.
- Loại 4 là tài sản đảm bảo của khách hàng
1.2.Báo cáo kết quả kinh doanh
1.2.1 Khái niệm, vai trò
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng
quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp và
chi tiết cho các hoạt động kinh doanh chính Nói cách khác báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng hoạt
Trang 5động kinh doanh của doanh nghiệp Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giúp
cho việc quyết định xây dựng các kế hoạch cho tương lai phù hợp
1.2.2 Kết cấu
Kiểu 1 bậc (đơn bước): là kiểu mà trong báo cáo kết quả kinh doanh sắp xếp
các khoản doanh thu/thu nhập rồi đến chi phí để tính lợi nhuận
Kiểu nhiều bậc (đa bước): là kiểu mà trong báo cáo kết quả kinh doanh các
khoản doanh thu/thu nhập và chi phí được phân loại thành các nhóm có ý nghĩa
quan trọng và sắp xếp theo một trình tự nhất định
1.2.3 Đặc điểm
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm có 5 cột:
- Cột số 1 : Các chỉ tiêu báo cáo.
- Cột số 2: Mã số của các chỉ tiêu tương ứng.
- Cột số 3: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiện
chỉ tiêu trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính
- Cột số 4: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo năm.
- Cột số 5: Số liệu của năm trước (để so sánh).
Trang 6Bảng 2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất quý I/2015 của
BIDV
Đơn vị: triệu đồng VN
Trang 71.3.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
1.3.1 khái niệm
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của báo cáo tài chính, nó
cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ
cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và
khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt
động Báo cáo lưu chuyển tiền tệ làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanh
nghiệp vì nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế
toán khác nhau cho cùng giao dịch và hiện tượng
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ xuất phát từ cân đối sau:
1.3.2 Vai trò của BCLCTT
- Cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng để phân tích, đánh giá về thời
gian cũng như mức độ chắc chắn của việc tạo ra các khoản tiền trong tương
lai
- Cung cấp thông tin để kiểm tra lại các dự đoán, các đánh giá trước đây về
các luồng tiền, kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với lượng lưu
chuyển tiền thuần và những tác động của thay đổi giá cả
- Cung cấp thông tin về các nguồn tiền hoàn thành từ các lĩnh vực hoạt động
kinh doanh, đầu tư và tài chính của doanh nghiệp làm tăng khả năng đánh
giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả
năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì nó loại trừ được các ảnh hưởng của
Trang 8khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình
hoạt động trong kỳ hoạt động tiếp theo
1.3.3 Nội dung các khoản mục
1.3.3.1 Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh
Nội dung của phần này gồm các chỉ tiêu phản ánh việc hoàn thành luồng tiền có
liên quan đến các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp, nó cung
cấp thông tin cơ bản để đánh giá khả năng tạo ra tiền của doanh nghiệp từ các hoạt
động kinh doanh để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động, và tiến hành các
hoạt động đầu tư mới mà không cần đến các nguồn tài chính bên ngoài, nội dung
cụ thể gồm :
- Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác.
- Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ.
- Tiền chi trả cho người lao động.
- Tiền chi trả lãi vay.
- Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh (được phạt, được hoàn thuế, bán
chứng khoán vì mục đích thương mại, nhận ký quỹ, thu hồi ký quỹ, kinh phí
sự nghiệp, cấp trên cấp quỹ hoặc cấp dưới nộp, đơn vị khác thưởng…)
- Tiền chi khác hoạt động kinh doanh (ngược với khoản thu khác…)
1.3.3.2 Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
Các hoạt động đầu tư được quan niệm khi lập BCLCTT đó là luồng tiền có liên
quan đến việc mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các
khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền,… nội dung cụ thể bao
gồm :
- Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác.
- Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác.
- Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác.
- Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (chi mua cổ phiếu vì mục đích
thương mại đã được tính vào nội dung lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh
doanh )
Trang 9- Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.
- Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia.
1.3.3.3 Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
Luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính là luồng tiền có liên quan đên việc thay
đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp, bao
gồm các nội dung cụ thể :
- Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu.
- Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp
đã phát hành
- Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được
- Tiền chi trả nợ gốc vay.
- Tiền chi trả nợ thuê tài chính
- Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu.
1.4.Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh BCTC được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt
động sản xuất - kinh doanh, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các bảng báo cáo khác không thể trình bày rõ
ràng và chi tiết Qua đó, nhà đầu tư hiểu rõ và chính xác hơn về tình hình hoạt
động thực tế của doanh nghiệp
Nội dung của bản thuyết minh báo cáo tài chính gồm:
Đặc điểm hoạt động, cơ cấu tổ chức của NHTM
Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ được sử dụng
Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng Cân đối kế toán
Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo kết quả kinh
doanh
Trang 102 Dịch vụ tài chính thông qua báo cáo tài chính của BIDV và Vietcombank
2.1 Nhận tiền gửi
Khái niệm: Đây là một hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại Ngân hàng
nhận được các khoản tiền gửi của khách hàng dưới các hình thức tiền gửi không kỳ
hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác Ngân hàng nhận
tiền gửi của cá nhân, của tổ chức và các doanh nghiệp Ngân hàng phải hoàn trả
gốc và lãi cho khách hàng khi đến hạn hoặc khi khách hàng có nhu cầu sử dụng
đến rút tiền ở ngân hàng
Quy mô của huy động tiền gửi
- Quy mô cho biết độ lớn của nguồn tiền gửi, quy mô này xác định trên sự
tương quan giữa tiền gửi và tiền vay Nếu huy động nhiều mà không cho
vay được sẽ gây lỗ
- Tốc độ tăng trưởng =Quy mô vốn nămn−quy mô vốn năm(n−1) quy mô vốn năm (n−1)
Ngân hàng BIDV, quy mô của hoạt độnghuy động tiền gủi thể hiện:
- Tính cho năm 2015 thì quy mô nguồn vốn từ tiền gửi là 597.569.134 triệu
Cơ cấu nguồn tiền gửi
- Cơ cấu nguồn tiền gửi tốt sẽ giúp ngân hàng có thể cung cấp được nhiều
dịch vụ tốt, nhanh chóng, linh hoạt và có chất lượng cao Cơ cấu này được
đnáh giá bằng tỷ trọng của nguồn huy động tiền gửi
- Tỷ trọng = Quy mô của Nguồn vốn A Tổng quy mô nguồn vốn
Trang 11Ngân hàng BIDV
Trong năm 2015, tỷ trọng tiền gửi khách hàng là cao nhất 94,47% Trong tiền gửi
khách hàng thì tiền gửi các hộ kinh doanh cá nhân là lớn nhất 54,95%
Cơ cấu nguồn vốn BIDV cải thiện theo hướng gia tăng tính ổn định, bền vững,
tăng tỷ trọng tiền gửi dân cư
Ngân hàng VCB:
- Năm 2015 tiền gửi khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất 84,7%, trong đó:
- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm 44,89% còn tiền gửi cá nhân chiếm
55,11% của khoản mục tiền gửi khách hàng
- Bên cạnh đó tiền gửi của kho bạc nhà nước và ngân hàng nhà nước chiếm
6,53% và tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác chiếm 8,77%
Trang 122.1.1 Tiền gửi theo đối tượng huy động.
2.1.1.1 TIền gửi theo đối tượng huy động của BIDV
Biểu đồ 1.Số dư tiền gửi theo đối tượng huy động 2013-2015
0 100000000
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC hợp nhất các năm 2013, 2014,2015 của BIDV)
Năm 2015, tổng nguồn vốn huy động của BIDV đạt 790.580 tỷ đồng, trong đó:
tiền gửi của khách hàng là 564.583.061 triệu VNĐ, tăng 28,2% so với năm 2014
(440.471.589 triệu VNĐ)và vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tiền gửi
theo đối tượng khách hàng ( khoảng 94,47%) Cơ cấu nguồn huy động vốn tiếp tục
chuyển dịch tích cực Tiền gửi dân cư đạt trên 310 ngàn tỷ đồng, tăng 24,6%,
chiếm 55% tổng tiền gửi của khách hàng Tiền gửi của tất cả cá đối tượng khách
hàng tại ngân hàng BIDV tăng qua các năm giai đoạn 2013-2015
Việc huy động tiền gửi liên tục tăng, đặc biệt là ở đối tượng khách hàng cá nhân
chủ yếu nhờ 2 yếu tố:
- Thứ nhất BIDV là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam, có uy tín
lâu năm, cùng với dịch vụ khách hàng khá tốt
- Thứ 2 là các ngân hàng đã tìm hiểu sở thích, yếu tố ra quyết định gửi tiền,
đặc tính của khách hàng… để triển khai nhiều chương trình khuyến mại tiền
gửi Hoạt động ngân hàng bán lẻ được định hướng là hoạt động ưu tiên hàng
Trang 13đầu, trong đó tiền gửi là một phần quan trọng Các chương trình khuyến mại
tiền gửi đã giúp đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh của ngân hàng
Cơ cấu huy động tiền gửi khách hàng 2015 và 2014
- Tiền gửi của Bộ Tài chính và kho bạc nhà nước tại BIDV thay đổi theo từng
năm không ổn định Trong năm 2015 là 11.439.645 triệu VNĐ, năm 2014 là
18.360.245 triệu VND, năm 2013 là 13.069.260 triệu VND Mục đích chủ
yếu là tiền gửi thanh toán
- Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác tại BIDV có xu hướng tăng liên tục
Trong năm 2015 là 21.546.428 triệu VNĐ, tăng ~17,81% so với năm 2014
(18.288.358 triệu VNĐ), chiếm 3,67% cơ cấu vốn theo đối tượng.Các khoản
tiền gửi này là các khoản tiền gửi ngắn hạn (Theo quy định tối đa là 3
tháng).Mục đích chủ yếu là thanh toán hoặc kiếm lời
Trang 142.1.1.2 Tiền gửi theo đối tượng huy động của Vietcombank
Số dư tiền gửi theo đối tượng huy động 2013-2015
(Nguồn: báo cáo thường niên của Vietcombank qua các năm)
Huy động vốn từ nền kinh tế năm 2014 đạt 422.204 tỷ đồng, tăng 27,08% so với
năm 2013, cao hơn mức tăng bình quân của toàn ngành (~15,8%) Huy động vốn
tăng đều ở cả TCKT (23,18%) và dân cư (30,66%) Cơ cấu vốn TCKT và dân cư
hiện ~ 46% - 54% phù hợp với chiến lược đẩy mạnh hoạt động bán lẻ của
Vietcombank
Tiền gửi khách hàng tại ngân hàng Vietcombank tăng qua các năm giai đoạn
2013-2015
Trong năm 2015 là 500.528.267 VNĐ, tăng 18,55% so với năm 2014 (422.203780
triệu VNĐ), tăng ~50,6% so với năm 2013, luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ
cấu vốn Do những năm gần đây VCB liên tục đưa ra các gói dịch vụ hấp dẫn về
tiền gửi tiết kiệm, phương thức thanh toán, ngân hàng điện tử….phù hợp với kinh
Trang 15tế, thu nhập của bản thân gia đình Thu hút mạnh mẽ nguồn vốn dồi dào, tận dụng
được nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư
Trong cơ cấu tiền gửi khách hàng thì khách hàng cá nhân luôn là lớn nhất,VD năm
2015:
- Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác tại VCB có xu hướng tăng liên tục
Trong năm 2015 là 51.743.682 triệu VNĐ, tăng ~53,55% so với năm 2014
(33.697.181 triệu VNĐ), nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tiền gửi,
vì chủ yếu dùng để thanh toán liên ngân hàng và kiếm lời
- Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác tại VCB có xu hướng tăng liên tục
Trong năm 2015 là 51.743.682 triệu VNĐ, tăng ~53,55% so với năm 2014
(33.697.181 triệu VNĐ), nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tiền gửi,
vì chủ yếu dùng để thanh toán liên ngân hàng và kiếm lời
- VCB đang tích cực chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn theo hướng thu hút các
nguồn vốn giá rẻ; tăng cường cung cấp các dịch vụ thanh toán chuyên
thu/chuyênchi cho KBNN & BHXH để qua đó thu hút được nguồn vốn từ
các tổ chức này
- Tiền gửi của Bộ Tài chính và kho bạc nhà nước tại VCB thay đổi theo từng
năm không ổn định Trong năm 2015 là 38.617.595 triệu VNĐ, năm 2014 là
52.874.058 triệu VND, năm 2013 là 32.094.667 triệu VND Mục đích chủ
yếu là tiền gửi thanh toán
Trang 16 Loại tiền: VND, USD, EUR
Lãi suất: Cố định/ Thả nổi
Phương thức trả lãi: Trả trước/ Trả sau/ Định kỳ
Cơ sở tính lãi: Lãi suất tính trên cơ sở một năm có 360 ngày; một tháng có
30 ngày
Rút trước hạn: Cho phép rút trước hạn từng phần, toàn bộ
Quay vòng: Cho phép lãi nhập gốc và quay vòng sang kỳ hạn tiếp theo khi
đáo hạn
Sở hữu: Cho phép đồng sở hữu tài khoản
Tiền gửi không kỳ hạn :là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút tiền theo
yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận
tiền gửi tiết kiệm Gửi tiết kiệm không kỳ hạn lãi suất sẽ tính theo số ngày thực
gửi Lãi suất của hình thức tiết kiệm này thường thấp hơn nhiều so với loại có kỳ
hạn
VD: tiền gửi thanh toán, tiền gửi chuyên dùng,
Trang 172.1.2.1 Tiền gửi theo kì hạn tại BIDV
Biểu đồ 2 Số dư tiền gửi theo kỳ hạn tại BIDV 2013-2015
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC hợp nhất các năm 2013, 2014,2015 của BIDV)
- Tiền gửi không kỳ hạn tại BIDV năm 2015 là 123.106.601 triệu VNĐ, tăng
19,3% so với năm 2014(103.167.851 triệu VND) và hơn gần 52% so với
2013
- Tiền gửi có kỳ hạn tại BIDV năm 2015 là 474.462.533 triệu VNĐ tăng
28,67% so với năm 2014
Tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao hơn không kỳ hạn 79,4% so với 20,6%
( 2015) tiền gửi có kỳ hạn có tính chất ổn định hơn tiền gửi không kỳ hạn, có lãi
Trang 18Lãi suất tham khảo ( BIDV.com.vn)
KKH 1
tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
364 ngày
12 tháng
*
13 tháng
18 tháng
24 tháng (*)
36 tháng (*)
-VND0,5 % 4,8 % 5 % 5,5 % 5,8 % 5,8 % 6,8 % 6,8 % 6,8 % 6,8 % 7 % 7,2 %
Đa phần tiền gửi của BIDV nói riêng và các ngân hàng nói chung đến từ khu vực
dân cư, mà người dân chủ yếu gửi tiền lấy lãi nên không gửi không kì hạn làm gì
Tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu là để thanh toán, hoặc phục vụ 1 số mục đích riêng
biệt
2.1.2.2 Tiền gủi theo kỳ hạn tại Vietcombank
Biểu đồ: Số dư tiền gửi theo kỳ hạn tại VCB 2013-2014
Trang 19- Tiền gửi không kỳ hạn tại Vietcombank năm 2014 là 135.129.021 triệu
VNĐ, tăng ~16,4% so với năm 2013
- Tiền gửi có kỳ hạn tại Vietcombank năm 2014 là 313.638.227 triệu VNĐ
tăng ~30% so với năm 2013
Tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao hơn không kỳ hạn, do tiền gửi có kỳ hạn có
tính chất ổn định hơn tiền gửi không kỳ hạn, có lãi suất cao hơn, kỳ hạn càng dài
thì lãi suất càng cao Tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu là để thanh toán, tiền gửi có
kỳ hạn chủ yếu gửi với mục đích tiết kiệm, mà mục đích gửi tiền của khách hàng
vào ngân hàng là hưởng tiền lãi của khoản tiền gửi
2.1.3 Số dư tiền gửi theo loại tiền huy động
- Tiền gửi nội tệ : Đây là khoản tiền gửi quan trọng của các ngân hàng, nó phụ
thuộc vào thu nhập trong nước và chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng lượng
tiền gửi
- Tiền gửi ngoại tệ: Bên cạnh tiền gửi nội tệ thì ngân hàng còn nhận tiền gửi
dưới dạng ngoại tệ như USD, GBP, DEM, những khoản ngoại tệ này cũng
rất quan trọng cho hoạt động ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ trong nước,
tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế,
2.1.3.1 Số dư tiền gửi theo loại tiền huy động tại BIDV
Biểu đồ: Số dư tiền gửi theo loại tiền huy động
Trang 20Đơn vị : triệu đồng
0 100000000
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC hợp nhất các năm 2013, 2014,2015 của BIDV)
- Tiền gửi nội tệ tại BIDV năm 2015 là 544.821.028 triệu VNĐ, tăng 25,54 %
so với năm 2014
- Tiền gửi ngoại tệ tại VCB năm 2015 là 52.748.106triệu VNĐ, tăng 30,94 %
so với năm 2014
Khách hàng đến gửi tiền tại BIDV chủ yếu bằng đồng nội tệ, tăng mạnh về số tuyệt
đối và tỷ trọng chỉ giao động nhẹ Đồng nội tệ chiếm chủ yếu trọng cơ cấu tiền gửi
(chiếm 91,2% tổng tiền gửi- năm 2015) vì phần lớn khách hàng là người cư trú
trong nước, có thu nhập, tiểu dùng và tiết kiệm chủ yếu bằng đồng nội tệ Ngoài ra,
việc ngân hàng nhà nước liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động USD thậm chí
tiến tới việc gửi USD phải trả phí, USD thì có dấu hiệu tăng giá nên tâm lý người
dân là muốn găm giữ USD khiến cho ngân hàng khó khăn để huy động vốn
2.1.3.2 Số dư tiền gửi theo loại tiền huy động của Vietcombank
Biểu đồ: Số dư tiền gửi theo loại tiền huy động của VCB
Đơn vị : nghìn tỷ VNĐ
Trang 21TG nội tệ
(Nguồn: báo cáo thường niên của VCB năm 2014)
- Tiền gửi nội tệ tại VCB năm 2014 là 329.711.129 triệu VNĐ, tăng 33,78%
so với năm 2013
- Tiền gửi ngoại tệ tại VCB năm 2014 là 119.056.119 triệu VNĐ, tăng 6,62%
so với năm 2013
Khách hàng đến gửi tiền tại Vietcombank chủ yếu bằng đồng nội tệ, tăng mạnh về
số tuyệt đối và tỷ trọng chỉ giao động nhẹ Đồng nội tệ chiếm chủ yếu trọng cơ cấu
tiền gửi (chiếm 73,46% tổng tiền gửi- năm 2014) vì phần lớn khách hàng là người
cư trú trong nước, có thu nhập, tiểu dùng và tiết kiệm chủ yếu bằng đồng nội tệ
2.1.4 Chi phí trả lãi tiền gửi và các chi phí khác.
Lãi suất huy động là lãi suất mà ngân hàng công bố để huy động, thu hút tiền
gửi
Chi phí huy động được đánh giá qua hệ thống các chỉ tiêu lãi suất huy động
bình quân,lãi suất huy động của từng nguồn và đặc biệt là lãi suất cạnh tranh
NEC
Trang 22Ta thấy chi phí trả lãi huy động tiền gửi tăng không nhiều, thậm chi từ 2013-2014
còn giảm mà trong giai đoạn này tổng huy động vốn từ tiền gửi tăng khá lớn dẫn
đến lãi suất của ngân hàng giảm Tổng lợi nhuận trước thuế của BIDV 2015 là
7.948.656 triệu đồng, sau thuế là 6.376.756 triệu đồng, tăng 1.391.089 triệu đồng
so với năm 2014 Nhận tiền gửi càng nhiều thì càng có thể cho vay nhiều, nên có
thể lợi nhuận tăng
Chi phí khác
BIDV: Bên cạnh chi phí chính là lãi suất, trong quá trình huy động tiền gửi còn có
các chi phí khác như: chi phí tiền lương cho cán bộ huy động, chi phí in ấn phát
hành, cho phí cơ sở vật chất, chi phí giao dịch quảng cáo,… Tuy nhiên chi phí này
chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ nhưng nếu tiết kiệm cũng góp phần giảm bớt
gành nặng cho ngân hàng
Trang 23(Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB năm 2014)
Năm 2014 ngân hàng Vietcombank trả lãi suất tiền gửi là 15.26 nghìn tỷ đồng,
giảm ~4,21% so với năm 2013
Năm 2014, Vietcombank luôn tiên phong trong việc giảm lãi suất huy động, luôn
duy trì ở mức thấp nhất thị trường, nhằm tạo điều kiện ổn định nguồn vốn cũng
như tạo tiền đề thực thi các chính sách tín dụng dài hạn.Việc Vietcombank chủ
động giảm lãi suất không chỉ xuất phát từ chính nhu cầu nội tại của ngân hàng mà
còn nhằm thực hiện định hướng chỉ đạo của của Chính phủ và NHNN về việc giảm
lãi suất, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ hơn xuyên suốt
trong thời gian qua, giúp doanh nghiệp vượt quá khó khăn
Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn ( triệu đồng )
Ngân hàng BIDV
2013 2014 2015 Tổng nguồn vốn