LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: Lê Minh Tấn Sinh ngày 16.05.1990 tại Bình Định Quê quán: Bình Định Hiện công tác tại: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín – Chi Nhánh Hóc Môn Là học viê
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-o0o -
LÊ MINH TẤN
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
ĐANG NIÊM YẾT
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
5 TP.HCM – Năm 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-o0o -
LÊ MINH TẤN
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
ĐANG NIÊM YẾT
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS THÂN THỊ THU THỦY
TP Hồ Chí Minh – Năm 201
5 TP.HCM – Năm 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Lê Minh Tấn
Sinh ngày 16.05.1990 tại Bình Định
Quê quán: Bình Định
Hiện công tác tại: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín – Chi Nhánh Hóc Môn
Là học viên cao học K22, lớp Đêm 5 của Trường Đại Học Kinh Tế Tp.HCM
Đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam đang niêm yết”
Người hướng dẫn khoa học: TS Thân Thị Thu Thủy
Luận văn được thực hiện tại Trường Đại Học Kinh Tế Tp.HCM
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của TS Thân Thị Thu Thủy Số liệu thống kê là trung thực, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào cho tới thời điểm hiện nay
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi
Tp.HCM, ngày … tháng 02 năm 2017
Tác giả
Lê Minh Tấn
Trang 4MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Câu hỏi và giả thiết nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Kết cấu luận văn 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1 Thanh khoản tại ngân hàng thương mại 5
1.1.1 Khái niệm thanh khoản 5
1.1.2 Vai trò của thanh khoản 5
1.1.3 Đo lường thanh khoản 5
1.2 Rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại 7
1.2.1 Khái niệm rủi ro thanh khoản 7
1.2.2 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản 8
1.2.3 Tác động của rủi ro thanh khoản đến hoạt động của ngân hàng 10
1.2.4 Đo lường rủi ro thanh khoản 11
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại 12
1.3.1 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (Total Capital Ratio - TCR) 12
1.3.2 Tỷ lệ nợ xấu (The Ratio Of Impaired Loans To Total Loans - ILTL) 15
Trang 51.3.3 Tỷ lệ chi phí lãi tiền gửi (The Ratio Of Interest Expenses To Total Deposits -
IED) 16
1.3.4 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return On Assets - ROA) 17
1.3.5 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity - ROE) 18
1.3.6 Quy mô ngân hàng (SIZE) 19
1.4 Sự cần thiết phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam đang niêm yết 19
1.5 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại trên thế giới 20
1.5.1 Nghiên cứu của Aspachs & cộng sự (2005) 20
1.5.2 Nghiên cứu của Bonfim & Kim (2011) 21
1.5.3 Nghiên cứu của Vodová (2011) 22
1.5.4 Nghiên cứu của Angela Romana, Alina Camelia Sargub (2015) 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 25
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ĐANG NIÊM YẾT 25
2.1 Giới thiệu các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam đang niêm yết
26
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 26
2.1.2 Mạng lưới hoạt động 28
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 29
2.2 Thực trạng rủi ro thanh khoản tại các NHTMCP Việt Nam đang niêm yết 30
2.3 Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam đang niêm yết 32
2.3.1 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu 32
2.3.2 Tỷ lệ nợ xấu 33
2.3.3 Tỷ lệ chi phí lãi tiền gửi 34
Trang 62.3.4 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản 36
2.3.5 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu 37
2.3.6 Quy mô ngân hàng 38
2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam đang niêm yết 39
2.4.1 Mô hình nghiên cứu 39
2.4.2 Dữ liệu nghiên cứu 40
2.4.3 Kết quả nghiên cứu 41
2.4.3.1 Phân tích thống kê mô tả 41
2.4.3.2 Phân tích tương quan biến và đa cộng tuyến 42
2.4.3.3 Phân tích kết quả hồi quy 43
2.5 Đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến rủi ro thanh khoản tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam đang niêm yết 45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 49
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIA TĂNG CÁC NHÂN TỐ TÍCH CỰC NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ĐANG NIÊM YẾT …61
3.1 Giải pháp gia tăng các nhân tố tích cực nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam đang niêm yết 50
3.1.1 Cải thiện tỷ lệ nợ xấu 50
3.1.1.1 Quản lý chất lượng tín dụng 51
3.1.1.2 Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xấu 52
3.1.2 Nâng cao tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu 53
3.1.3 Nâng cao tỷ lệ vốn chủ sở hữu 54
3.1.3.1 Phát hành cổ phiếu và trái phiếu có khả năng chuyển đổi 54
3.1.3.2 Sáp nhập và mua lại các ngân hàng 55
3.1.3.3 Thu hút đối tác chiến lược 55
3.1.3.4 Nâng cao hiệu quả hoạt động để tăng lợi nhuận tích lũy 56
3.1.4 Cải thiện quy mô ngân hàng 56
Trang 73.2 Giải pháp hỗ trợ 58
3.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước 58
3.2.2 Đối với các Ngân hàng Thương mại Cổ phần 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 60
KẾT LUẬN 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng Thương mại
NHTMCP Ngân hàng Thương mại Cổ phần
VPBS Công ty Chứng khoán Ngân hàng
Việt Nam Thịnh Vượng
NPL Trạng thái thanh khoản ròng Net Liquidity Position
EAT Lợi nhuận sau thuế Earnings After Tax
ROA Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản Return on Asset
ROE Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu Return on equity
TCR Tỷ lệ vốn chủ sở hữu Total Capital Ratio
ILTL Tỷ lệ nợ xấu The Ratio Of Impaired Loans
To Total Loans IED Tỷ lệ chi phí lãi tiền gửi The Ratio Of Interest Expenses
To Total Deposits SIZE Quy mô ngân hàng
GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product
GMM Mô hình Moments tổng quát General Method of Moments BCBS Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng Basel Committee on Banking
supervion HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM Ho Chi Minh Stock Exchange HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội Hanoi Stock Exchange
UPCOM Thị trường giao dịch chứng khoán
của các công ty đại chúng chưa niêm
yết được tổ chức tại SGDCK Hà Nội
Unlisted Public Company Market
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tổng hợp những nghiên cứu thực nghiệm 24
Bảng 2.1: Các NHTMCP Việt Nam đang niêm yết tính đến cuối năm 2015 27
Bảng 2.2: Mô tả biến và kỳ vọng 40
Bảng 2.3: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu 41
Bảng 2.4: Kết quả ma trận tự tương quan 43
Bảng 2.5: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai 43
Bảng 2.6: Bảng tổng hợp kết quả mô hình 06 biến độc lập 44
Trang 10DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận sau thuế tại 09 NHTMCP Việt Nam đang niêm yết 29
Biểu đồ 2.2: Rủi ro thanh khoản tại 09 NHTMCP Việt Nam đang niêm yết 31
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tại 09 NHTMCP Việt Nam đang niêm yết 32
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ xấu tại 09 NHTMCP Việt Nam đang niêm yết 34
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ chi phí lãi tiền gửi tại 09 NHTMCP Việt Nam đang niêm yết
35
Biểu đồ 2.6: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản tại 09 NHTMCP Việt Nam đang niêm yết 36
Biểu đồ 2.7: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu tại 09 NHTMCP Việt Nam đang niêm yết 37
Biểu đồ 2.8: Quy mô ngân hàng tại 09 NHTMCP Việt Nam đang niêm yết 39
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, thị trường tài chính đang trên đà phát triển mạnh mẽ, mở ra ngày càng nhiều cơ hội cho hệ thống các ngân hàng thương mại, tuy nhiên cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro Trong các loại rủi ro thì rủi ro thanh khoản được xem là rủi ro nguy hiểm nhất Thanh khoản và rủi ro thanh khoản là yếu tố quyết định đến sự an toàn trong hoạt động của bất kỳ ngân hàng và hệ thống NHTM
Hệ thống NHTM có thể được xem là mạch máu của toàn bộ hệ thống kinh tế, là kênh phân phối nguồn lực tài chính từ khu vực tiết kiệm sang khu vực đầu tư, hỗ trợ cho hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp trong nền kinh tế Một sự bất ổn trong tình hình hoạt động của ngân hàng cũng có thể gây ra những ảnh hưởng khôn lường cho nền kinh tế
Những cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thời gian gần đây, tiêu biểu là cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ tháng 8 năm 2007 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ cũng như hệ thống tài chính toàn cầu, đẩy rất nhiều ngân hàng đối mặt với vấn đề thanh khoản Cuộc khủng hoảng này đã xuất hiện rất nhiều vấn đề và qua đó giúp hiểu rõ hơn những khó khăn trong việc quản lý rủi ro thanh khoản ngân hàng và nhấn mạnh tầm quan trọng của tính thanh khoản trong thị trường tài chính
và ngành ngân hàng Hiệp ước Basel III đã được phát triển nhằm giải quyết những tiềm ẩn rủi ro kích hoạt các cuộc khủng hoảng tài chính - trong đó có sự thay đổi lớn của các ngân hàng đến vấn đề rủi ro thanh khoản - thông qua việc tăng cường vốn, chuẩn thanh khoản ngân hàng và thúc đẩy hình thành một lĩnh vực ngân hàng vững vàng hơn Các khía cạnh quan trọng của cải cách pháp lý gần đây cũng được quy định trong hiệp ước này
Đối với hệ thống các NHTMCP Việt Nam nói chung và các NHTMCP Việt Nam đang niêm yết đã có những biến đổi to lớn trong những năm qua trên nền tảng của quá trình hội nhập và đổi mới tài chính Một mặt, những biến đổi với tác động tích cực, đặc biệt là trước năm 2008, các NHTMCP Việt Nam đang niêm yết mở rộng kinh doanh, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ và sự gia tăng của mạng lưới
Trang 12hoạt động Mặc khác, trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các vấn đề rủi ro thanh khoản nổi lên do sự gia tăng vượt mức của tỷ lệ cho vay trên tiền gửi, các khoản tín dụng ngoại tệ được cấp quá mức cho hộ gia đình dựa trên tiền gửi nội tệ hoặc cần sự tài trợ từ ngân hàng mẹ Sự sụt giảm của quỹ dự trữ thanh khoản sau đó gây ra sự khó khăn và đóng băng của thị trường liên ngân hàng
Do đó, cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu nhấn mạnh một lần nữa tầm quan trọng của quản lý rủi ro thanh khoản thích hợp Vấn đề quản trị thanh khoản được coi là hết sức quan trọng, nhận được sự quan tâm của các nhà làm chính sách, các nhà nghiên cứu, và nhà thực thi chính sách Vấn đề thiếu hụt thanh khoản có thể gây ra sự lây lan và sự bất ổn đến hệ thống tài chính của các quốc gia
Theo báo cáo của Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đã chính thức công bố Top 10 NHTM Việt Nam uy tín năm 2015, trong đó
có 07/09 NHTMCP đang niêm yết góp mặt Ngoài ra, các NHTMCP Việt Nam đang niêm yết hiện chủ yếu là các ngân hàng có quy mô tổng tài sản và quy mô lợi nhuận cao trong hệ thống NHTMCP Việt Nam Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài
“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam đang niêm yết” để làm rõ mức độ tác động của các nhân tố đến rủi ro thanh khoản, qua đó đưa ra giải pháp nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản tại các NHTMCP Việt Nam đang niêm yết
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại các NHTMCP Việt Nam đang niêm yết như như tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ chi phí lãi tiền gửi, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu và quy mô ngân hàng để từ đó đưa ra giải pháp gia tăng các nhân tố tích cực nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản tại các NHTMCP Việt Nam đang niêm yết
3 Câu hỏi và giả thiết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
Trang 13 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng có tác động đến rủi ro thanh khoản hay không?
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng nợ của ngân hàng có tác động đến rủi ro thanh khoản hay không?
Tỷ lệ chi phí tiền lãi trên tổng tiền gửi của ngân hàng có tác động đến rủi ro thanh khoản hay không?
Lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng có tác động đến rủi ro thanh khoản hay không?
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng có tác động đến rủi ro thanh khoản hay không?
Quy mô ngân hàng có tác động đến rủi ro thanh khoản hay không?
Giả thuyết nghiên cứu
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng có tác động ngược chiều đến rủi ro thanh khoản
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng nợ của ngân hàng có tác động cùng chiều đến rủi ro thanh khoản
Tỷ lệ chi phí tiền lãi trên tổng tiền gửi của ngân hàng có tác động ngược chiều đến rủi ro thanh khoản
Lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng có tác động ngược chiều đến rủi ro thanh khoản
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng có tác động ngược chiều đến rủi ro thanh khoản
Quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều đến rủi ro thanh khoản
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sự ảnh hưởng của các nhân tố đến rủi ro thanh khoản tại
các NHTMCP Việt Nam đang niêm yết
Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2001 – 2015 (số liệu tổng hợp từ Bankscope được công bố đến hiện tại là năm 2015)
Phạm vi nghiên cứu: 09 NHTMCP Việt Nam đang niêm yết chia làm 02 nhóm:
Trang 14- Nhóm thứ nhất có 03/04 ngân hàng quốc doanh Việt Nam đang niêm yết là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank)
- Nhóm thứ hai bao gồm 06 ngân hàng không xuất phát từ cổ phần hóa là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn
- Hà Nội (SHB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân (NCB) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MBbank)
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính: Thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu thanh
khoản và các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản tại các NHTMCP Việt Nam đang niêm yết
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các NHTMCP Việt Nam đang niêm yết, sử dụng dữ liệu bảng (Dated panel data) trong giai đoạn 2001 – 2015 Để phân tích dữ liệu, sử
dụng mô hình GMM trên dữ liệu bảng
6 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn bao gồm 03 chương:
Chương 1: Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại
Chương 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam đang niêm yết
Chương 3: Giải pháp gia tăng các nhân tố tích cực nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam đang niêm yết
Trang 15CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Thanh khoản tại ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm thanh khoản
Thanh khoản là khả năng tiếp cận các khoản tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng
để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh
Một nguồn vốn được coi là có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động thấp
và thời gian huy động nhanh
Một tài sản được coi là có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển hóa thành tiền thấp và có khả năng chuyển hóa ra tiền nhanh Một tài sản được xem là thanh khoản khi đáp ứng các tiêu chí: Có sẵn thị trường để giao dịch, có sẵn số lượng, thời gian giao dịch phù hợp và giá cả hợp lý
1.1.2 Vai trò của thanh khoản
Vai trò của thanh khoản trong hệ thống ngân hàng là rất quan trọng, thể hiện ở các nội dung:
- Ổn định hoạt động kinh doanh của ngân hàng: Khi ngân hàng có đủ thanh khoản cho thị trường, các hoạt động kinh doanh của ngân hàng được bảo đảm Những rủi ro do sự suy giảm uy tín của ngân hàng vì không bảo đảm tính thanh khoản được kiểm soát ở mức thấp
- Tạo cân bằng cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế: Khi ngân hàng đảm bảo tính thanh khoản, niềm tin của người tham gia thị trường gia tăng đáng kể Chính điều này giúp cho thị trường tránh những cú sốc do hành vi mang tính chất lây lan,
ví dụ như rút tiền hàng loạt Nếu xảy ra sự bất ổn trong hệ thống ngân hàng, nền kinh tế theo đó sẽ bị ảnh hưởng
- Bảo đảm sự tồn tại của ngân hàng: Thanh khoản tuy không đóng vai trò quyết định trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng, nhưng là một yếu tố quan trọng quyết định đến uy tín của ngân hàng và có thể là yếu tố khai tử một ngân hàng nếu ngân hàng này thiếu tính thanh khoản
1.1.3 Đo lường thanh khoản
Trang 16Để đo lường thanh khoản người ta dùng thước đo trạng thái thanh khoản ròng (NLP – Net Liquidity Position) Ở bất cứ thời điểm nào, các nguồn cung và cầu thanh khoản đến cùng lúc, tạo thành trạng thái thanh khoản ròng và được tính qua công thức:
Trạng thái thanh khoản ròng = Σ Cung thanh khoản – Σ Cầu thanh khoản Trong đó, nguồn cung và cầu thanh khoản được thể hiện:
Cung thanh khoản (Supply For Liquidity): Cung thanh khoản là các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân hàng, là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng
Cầu thanh khoản (Demand For Liquidity): Cầu thanh khoản là nhu cầu vốn cho các mục đích hoạt động của ngân hàng, các khoản làm giảm quỹ của ngân hàng Những trường hợp có thể xảy ra như sau:
Thặng dư thanh khoản (Liquidity Surplus) khi NLPt > 0: Ngân hàng ở trong trạng thái thừa thanh khoản Nhà quản trị phải đưa ra quyết định ở đâu và vào thời điểm nào cần phải sử dụng nguồn thanh khoản thừa này để đầu tư kiếm lời cho đến khi nguồn thanh khoản này được sử dụng để đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản trong tương lai
Thừa thanh khoản là một trạng thái mất cân bằng của các NHTM, xảy ra khi nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả, ngân hàng không tiếp cận được với khách hàng hoặc không lựa chọn được nhiều khách hàng để cho vay Trong phạm vi của một ngân hàng, đây là việc không khai thác hết tiềm năng sinh lời của tài sản Có, chiếm giữ quá nhiều tài sản Có dưới dạng trực tiếp hay gián tiếp không có khả năng sinh lời thể hiện thông qua việc tồn quỹ tiền mặt quá lớn hoặc cũng có thể do ngân hàng tăng vốn quá nhanh trong khi chưa có phương án sử dụng vốn hiệu quả
Thanh khoản thừa thường được ngân hàng sử dụng như sau:
- Mua các chứng khoán dự trữ thứ cấp đã bán ra trước đó
- Cho vay trên thị trường tiền tệ phù hợp với thời hạn nhàn rỗi của số thanh khoản thừa
- Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng khác
Trang 17Thiếu hụt thanh khoản (Liquidity Deficit) khi NLPt < 0: Ngân hàng đang trong tình trạng thiếu vốn để hoạt động Khi ngân hàng không đủ vốn đáp ứng nhu cầu chi trả cho khách hàng, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, của nền kinh tế … có thể gọi là thiếu vốn tuyệt đối, nghĩa là thiếu vốn đối với nhu cầu cho vay và đầu tư cho nền kinh tế Thiếu vốn tuyệt đối dễ để mất những cơ hội đầu tư tốt có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, thậm chí có khả năng mất khách hàng khi họ phải đến ngân hàng khác để được đáp ứng kịp thời các khoản vay Từ việc mất khách hàng vay vốn sẽ dẫn đến mất khách hàng tiền gửi, vì khi ngân hàng thiếu vốn sẽ làm giảm lòng tin của người gửi tiền, khả năng huy động vốn của ngân hàng kém đi Trường hợp thiếu hụt thanh khoản, nhà quản trị phải đưa ra quyết định ở đâu và vào thời điểm nào cần phải bổ sung thanh khoản để đáp ứng nhu cầu vốn với chi phí thấp nhất và kịp thời nhất Ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp sau để xử lý:
- Sử dụng dự trữ bắt buộc dư ra nếu có (do tiền gửi kỳ này giảm so với kỳ trước)
- Bán dự trữ thứ cấp (Các chứng khoán ngắn hạn do Chính Phủ phát hành)
- Vay qua đêm, vay tái chiết khấu tại NHNN
- Huy động từ thị trường tiền tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn
để huy động vốn …
Cân bằng thanh khoản khi NLPt = 0: Tức là tại thời điểm đánh giá, tổng cung
và tổng cầu thanh khoản của ngân hàng bằng nhau
1.2 Rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm rủi ro thanh khoản
Cho đến thời điểm hiện tại, có nhiều khái niệm về rủi ro thanh khoản theo từng quan điểm của từng tác giả:
Theo Thomas P.Fitch: “Rủi ro thanh khoản là rủi ro khi ngân hàng thiếu ngân quỹ hoặc tài sản ngắn hạn mang tính khả thi để đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền
và người đi vay”
Trang 18Theo Rudolf Duttweiler: “Rủi ro thanh khoản là nguy cơ không thể thực hiện các nghĩa vụ thanh toán, theo đó việc không thể thực hiện này sẽ kéo theo những hậu quả không mong muốn”
Theo Benton E.Gup: “Rủi ro thanh khoản là rủi ro về tổn thất phát sinh từ trạng thái thiếu hụt tiền mặt hoặc tài sản tương đương tiền, hay đặc biệt hơn là rủi ro về tổn thất phát sinh từ trạng thái thiếu khả năng thu xếp được nguồn tài trợ với mức
độ hợp lý về chi phí, bán hay thu xếp một tài sản với mức giá hợp lý, nhằm trang trải một nghĩa vụ đã được dự định hoặc bất định.”
Như vậy, có nhiều ý kiến khác nhau về rủi ro thanh khoản, nhưng một cách đơn giản nhất có thể tổng hợp lại và nhìn từ góc độ NHTM, có thể hiểu rủi ro thanh khoản là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không kịp chuyển đổi các loại tài sản ra tiền hoặc không có khả năng vay mượn để
để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán
1.2.2 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản
Tình trạng khó khăn về thanh khoản và rủi ro thanh khoản ngân hàng xuất phát
từ những nguyên nhân chính sau đây:
- Ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các cá nhân và định chế tài chính khác, sau đó chuyển hóa chúng thành những tài sản đầu tư dài hạn Do đó, đã xảy ra tình trạng mất cân xứng giữa ngày đáo hạn của các khoản sử dụng vốn và ngày đáo hạn của các nguồn vốn huy động, mà thường gặp nhất là dòng tiền thu hồi từ các tài sản đầu tư nhỏ hơn dòng tiền phải chi ra để chi trả tiền gửi đến hạn
- Do tiền gửi của ngân hàng rất nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất đầu tư
Khi lãi suất đầu tư tăng, một số người gửi tiền rút vốn của họ ra khỏi ngân hàng để đầu tư vào nơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn, còn các khách hàng vay tiền sẽ tích cực tiếp cận các khoản tín dụng vì có lãi suất thấp hơn Như vậy, sự thay đổi lãi suất ảnh hưởng đến cả khách hàng gửi tiền và vay tiền, kế đó cả hai tác động đến trạng thái thanh khoản của ngân hàng Hơn nữa, những xu hướng về sự thay đổi lãi suất còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường của các tài sản mà ngân hàng có thể đem bán để
Trang 19tăng thêm nguồn cung cấp thanh khoản và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí vay mượn trên thị trường tiền tệ
- Do ngân hàng có chiến lược quản trị thanh khoản không phù hợp và kém hiệu
quả: các chứng khoán ngân hàng đang sở hữu có tính thanh khoản thấp, dự trữ của
thanh khoản không đủ cho các nhu cầu chi trả …
Ngoài các nguyên nhân chính trên, vẫn tồn tại một số nguyên nhân khác dẫn đến rủi ro thanh khoản như:
Chi tiêu: Các nhu cầu chi tiêu trong nội bộ ngân hàng như chi trả lương thưởng cho cán bộ nhân viên, chi mua sắm , tạo nên áp lực căng thẳng nguồn vốn vào những hạn thanh toán Do đó, việc chi tiêu không hợp lý và không có kế hoạch phân
bổ cho chi tiêu sẽ dễ gây ra rủi ro thanh khoản
Biến động của tình hình kinh tế vĩ mô: Tình hình kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng cũng như ảnh hưởng tới trạng thái thanh khoản của ngân hàng Trước tác động khủng hoảng kinh tế, các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn đã bị thua lỗ nặng nề và trở nên thiếu tính thanh khoản Tình hình kinh tế suy thoái cũng làm cho khả năng thanh khoản của các chủ thể trên thị trường trở nên suy yếu, nhất là các khách hàng trực tiếp của ngân hàng, do có tính liên kết nên
nó làm cho các ngân hàng rơi vào tình trạng mất thanh khoản
Tính chất đặc biệt của ngành kinh doanh tiền tệ đòi hỏi NHTM phải luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh khoản: Đối với lĩnh vực khác không phải ngân hàng, các doanh nghiệp có thể có những khoản trả chậm, thậm chí là chiếm dụng vốn kinh doanh Tuy nhiên, môi trường kinh doanh tiền tệ hết sức nhạy cảm, bất cứ một sự chậm trễ nào về thanh khoản đều gây ra tâm lý hoang mang và lo lắng trong công chúng, và nếu những chậm trễ này không được giải quyết nhanh chóng thì hậu quả
là cực kỳ nghiêm trọng Sự rút vốn đồng loạt có thể dẫn đến khả năng phá sản của ngân hàng Mặc khác, trên bảng cân đối kế toán luôn tồn tại các khoản tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn tuy nhiên được phép rút trước hạn Đây là những tài sản
nợ mà bắt buộc NHTM luôn luôn phải sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh khoản, không nên có bất kỳ một sự chậm trễ nào gây ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng
Trang 201.2.3 Tác động của rủi ro thanh khoản đến hoạt động của ngân hàng
Ngoài chức năng cơ bản là trung gian tài chính thì ngân hàng còn giữ vai trò quan trọng trong quá trình quay vòng vốn cho nền kinh tế, tạo môi trường thuận lợi phát triển sản xuất do đó hậu quả của việc mất thanh khoản hệ thống là rất lớn:
Ngân hàng có thể gặp các cản trở như việc chuyển hóa các tài sản có thanh khoản thành tiền với chi phí cao, hay tiếp cận với thị trường tiền tệ để tăng vốn với những điều kiện khắt khe hơn
Ngân hàng đối mặt với nguy cơ phá sản khi không chống đỡ được nhu cầu rút tiền ồ ạt của khách hàng Điều này sẽ gây xáo trộn và hoảng loạn thị trường tài chính, ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế
Khi thị trường mất cân bằng, người gửi tiền có khuynh hướng rút tiền của mình ra khỏi ngân hàng để bảo toàn vốn Các NHTM bắt đầu thiếu vốn sẽ rút vốn của mình từ các ngân hàng khác và hậu quả là gây thiếu vốn cho cả hệ thống
Nếu ngân hàng tiếp tục hoạt động, người gửi tiền bắt đầu mất niềm tin vào ngân hàng, và họ sẽ tìm đến một ngân hàng khác an toàn hơn để đầu tư Điều này gây xáo trộn kì hạn dòng tiền, gây mất kiểm soát độ lệch kì hạn của hệ thống
Hệ thống ngân hàng đang hoạt động trong một môi trường kinh doanh có tính liên kết cao do đặc thù của kinh doanh tiền tệ Do vậy, khi một ngân hàng rơi vào tình trạng mất thanh khoản thì có khả năng kéo cả hệ thống vào tình trạng mất khả năng thanh toán Lúc này, NHNN với vai trò là người cho vay cuối cùng cũng khó
có thể đáp ứng đủ vốn cho cả nền kinh tế, hệ thống ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng
vỡ nợ dây chuyền theo hiệu ứng domino
Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro quan trọng bậc nhất đối với một tổ chức kinh
tế, đặc biệt là với các tổ chức tài chính Trong thực tế vẫn tồn tại những trường hợp các tổ chức kinh tế hay tổ chức tài chính có cơ cấu tài sản nhiều, nợ chiếm tỷ trọng khá ít, tuy nhiên khi “tính lỏng” của tài sản không bù đắp được khả năng thanh toán
Trang 21trong thời điểm cần thiết thì rủi ro thanh khoản có thể dẫn đến tình trạng phá sản Ở mức nhẹ hơn có thể là uy tín của tổ chức và đình trệ trong hoạt động kinh doanh
1.2.4 Đo lường rủi ro thanh khoản
Theo Basel Committee On Banking Supervision (1997): “Rủi ro thanh khoản xuất phát từ việc ngân hàng không có khả năng gia tăng các khoản mục nguồn vốn
để tài trợ cho việc gia tăng tài sản ngân hàng” Rủi ro thanh khoản có thể được đo lường bằng hai cách: Khe hở tài trợ và các hệ số thanh khoản Theo Vodavá (2013a), khe hở tài trợ là chênh lệch giữa tài sản và nguồn vốn đối với cả thời điểm hiện tại và tương lai Còn các hệ số thanh khoản được tính toán từ bảng cân đối kế toán của ngân hàng, thường được sử dụng để dự đoán xu hướng diễn biến của thanh khoản và rủi ro thanh khoản Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ sử dụng các hệ
số thanh khoản để đo lường rủi ro thanh khoản
Nghiên cứu về rủi ro thanh khoản rất quan trọng đối với thị trường tài chính và các ngân hàng, đặc biệt là từ sau khủng hoảng kinh tế 2008 Theo Aspachs và cộng
sự (2005), tính thanh khoản cũng như rủi ro thanh khoản không đơn giản phụ thuộc vào các yếu tố khách quan bên ngoài, mà điều quan trọng là nó bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên trong Nghiên cứu của Vodavá (2011) và một số nghiên cứu khác cũng cho kết luận tương tự
Cho tới nay, nghiên cứu của một số tác giả như Aspachs và cộng sự (2005), Vodavá (2011) đã tập trung vào 4 tỷ số thanh khoản như sau:
L1 = Tài sản thanh khoản (1.1)
Tổng tài sản
Tỷ số này cung cấp một thông tin chung về khả năng thanh khoản của ngân hàng Tức là trong tổng tài sản của ngân hàng tỷ trọng tài sản thanh khoản là bao nhiêu Tỷ số này cao tức là khả năng thanh khoản của ngân hàng tốt và rủi ro thanh khoản thấp
L2 = Tài sản thanh khoản (1.2)
Tiền gửi + Vốn huy động ngắn hạn
Trang 22Tỷ số thanh khoản L2 sử dụng tài sản thanh khoản để đo lường khả năng thanh khoản Tuy nhiên, tỷ lệ này là tập trung vào mức độ nhạy cảm của ngân hàng khi lựa chọn các loại kinh phí (bao gồm tiền gửi của các hộ gia đình, doanh nghiệp và các tổ chức tài chính khác) Tỷ số này cũng giống L1, tức là tỷ số này cao cũng thể hiện thanh khoản của ngân hàng tốt và rủi ro thanh khoản thấp
L3 = Khoản cho vay (1.3)
Tổng tài sản
Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm khoản cho vay trên tổng tài sản ngân hàng Do đó tỷ lệ này cao tức là khả năng thanh khoản của ngân hàng yếu và rủi ro thanh khoản cao
L4 = Khoản cho vay (1.4)
Tiền gửi + Nguồn vốn ngắn hạn
Tỷ số này cũng giống L3, tức là nếu cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng yếu và rủi ro thanh khoản cao
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại 1.3.1 Các nhân tố nội sinh
1.3.1.1 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (Total Capital Ratio - TCR)
Vốn chủ sở hữu là vốn không phải hoàn trả trong quá trình hoạt động nên vốn chủ sở hữu là thành phần vốn có tính ổn định và thông thường được sử dụng cho mục đích dài hạn
Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn của ngân hàng, nhưng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, quyết định năng lực tài chính, quy mô hoạt động và khả năng cạnh tranh của ngân hàng Cụ thể như:
Trang 23- Vốn chủ sở hữu là tấm đệm giúp chống lại rủi ro phá sản của ngân hàng Đây
là nguồn bù đắp trong tình trạng xấu nhất khi ngân hàng bị mất vốn trong quá trình kinh doanh, đảm bảo cho ngân hàng vẫn tiếp tục có khả năng duy trì hoạt động
- Một ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn, sẽ thu hút đuợc khách hàng do tạo lập được niềm tin cho công chúng cũng như đảm bảo năng lực thanh toán đối với người gửi tiền cũng như chủ nợ
- Đây là nguồn cung cấp năng lực tài chính, điều tiết sự tăng trưởng và phát triển ngân hàng Đây cũng là nguồn lực quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng cũng như xác lập các tỷ lệ an toàn cho ngân hàng
Vốn chủ sở hữu của ngân hàng bao gồm 3 bộ phận: Vốn của NHTM, quỹ của NHTM và các tài sản Nợ khác được xếp vào vốn
Một ngân hàng có vốn chủ sở hữu cao thì sau khi đảm bảo các tiêu chuẩn về vốn, phần vốn thặng dư có thể dùng như nguồn vốn cho vay Nguồn vốn chủ sở hữu
là vốn không phải hoàn trả trong quá trình hoạt động kinh doanh, vì vậy, nguồn vốn này rất ổn định và có thể dùng để đầu tư và cho vay trung dài hạn Đây là nguồn vốn vay sinh lợi cao, chính vì vậy, một ngân hàng có vốn chủ sở hữu cao sẽ có khả năng tạo nguồn thu nhập cao, gia tăng tỷ suất sinh lợi
Tài sản
Dựa vào cấu trúc tài sản của ngân hàng, quy mô tài sản tập trung ở các khoản mục sau:
- Tiền mặt: Khoản mục này bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN và tiền
gửi tại các tổ chức tín dụng khác Đây là khoản mục có tính thanh khoản cao nhất trong toàn bộ tài sản của ngân hàng được sử dụng nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu quản lý của NHNN, yêu cầu rút tiền mặt, vay vốn và các yêu cầu chi trả khác hàng ngày của NHTM Vì có tính thanh khoản cao nên tính sinh lợi của khoản mục này thấp hoặc hầu như không đem lại lợi nhuận cho NHTM nên các ngân hàng thường chỉ duy trì ở mức tối thiểu
Trang 24- Cho vay: Gồm các khoản tín dụng cấp cho các cá nhân, các tổ chức kinh tế và
các đối tượng khác Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản Có của ngân hàng và mang lại nguồn thu lớn nhất Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập trong hiện tại và tương lai của ngân hàng
- Đầu tư: Gồm các chứng khoán mà chủ yếu là thương phiếu, trái phiếu Chính
phủ, tín phiếu kho bạc … với đặc tính là độ rủi ro thấp và khả năng chuyển hoá thành tiền nhanh chóng
- Tài sản cố định: Là cơ sở vật chất ban đầu cần thiết cho hoạt động của ngân
hàng Chất lượng phục vụ của ngân hàng phụ thuộc khá nhiều vào trang bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật Như vậy để tăng cường tính cạnh tranh trên thị trường các ngân hàng phải thường xuyên theo dõi tình trạng tài sản cố định để có biện pháp cải tạo, nâng cấp kịp thời Đây cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản Có của ngân hàng Bộ phận tài sản này không sinh lợi nhưng là điều kiện để các NHTM tiến hành các hoạt động kinh doanh, tạo hình ảnh và vị thế trên thị trường
Vì tính chất không sinh lợi của loại tài sản này nên các ngân hàng đã hạn chế tỷ trọng của bộ phận này ở một mức hợp lý để tránh ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh
- Tài sản có khác: Chủ yếu là các khoản vốn đang trong quá trình thanh toán mà
NHTM phải thu về bao gồm các khoản phải thu, các khoản lãi cộng dồn dự thu, tài sản Có khác và các khoản dự phòng rủi ro khác
Nếu ngân hàng có tổng tài sản càng lớn thì càng có khả năng mở rộng quy mô cho vay bởi vì ngân hàng đi vay để cho vay Mặt khác, một ngân hàng lớn sẽ có khả năng tận dụng các nguồn lực kinh tế cũng như tạo được uy tín, thu hút khách hàng đến giao dịch, từ đó, gia tăng số lượng giao dịch, tạo nguồn thu lớn không chỉ từ khách hàng cho vay mà còn từ cả nguồn thu dịch vụ Chính vì vậy, quy mô tổng tài sản của NHTM là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện khả năng bền vững về tài chính và năng lực quản lý của một tổ chức tín dụng
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu
Trang 25Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tổng tài sản của ngân hàng là từ vốn chủ sở hữu Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của ngân hàng Nếu tỷ số này quá nhỏ, điều này có thể hàm ý ngân hàng có khả năng tự chủ tài chính thấp Song nó cũng có thể hàm ý là ngân hàng chưa thể thu hút những khoản tiền gửi một cách có hiệu quả
Angela Roman và Alina Camelia Sargu (2015) đã tìm ra mối quan hệ đồng biến mang tính tích cực giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và rủi ro thanh khoản ngân hàng, cụ thể ở Latvia Kết luận này phù hợp với nghiên cứu của Trương Quang Thông (2013) và nghiên cứu của Bonfim và Kim (2011) Tuy nhiên, Vodová (2011) sau khi nghiên cứu các ngân hàng tại Châu Âu và Bắc Mỹ đã kết luận rằng mặc dù tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động lên rủi ro thanh khoản, nhưng là tác động ngược chiều với rủi ro thanh khoản ngân hàng
1.3.1.2 Tỷ lệ nợ xấu (The Ratio Of Impaired Loans To Total Loans - ILTL)
Nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ
đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/ hoặc gốc, thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp
Bản chất của nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không thể thu hồi lại được và bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ Đối với các ngân hàng, nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, thường là các doanh nghiệp, mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản
ILTL = Nợ xấu (1.6)
Tổng dư nợ Các ngân hàng luôn cố kiểm soát tỷ lệ này ở mức thấp nhất có thể vì nợ xấu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi, rủi ro và các hoạt động tại ngân hàng Tỷ lệ
nợ xấu trên tổng nợ là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng và thanh khoản của tổ chức tín dụng
Trang 26Angela Roman và Alina Camelia Sargu (2015) đã tìm ra mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ nợ xấu và rủi ro thanh khoản ngân hàng, cụ thể tại Rumani Lucchetta (2007) và trước đó là Valla và Escorbiac (200 ) cũng đã cho ra một kết quả nghiên cứu tương tự khi chứng minh được rằng tỷ lệ nợ xấu có tác động cùng chiều đến rủi
ro thanh khoản ngân hàng Tuy nhiên, Vodová (2011) đã kết luận rằng tỷ lệ nợ xấu
có tác động ngược chiều đến rủi ro thanh khoản ngân hàng
1.3.1.3 Tỷ lệ chi phí lãi tiền gửi (The Ratio Of Interest Expenses To Total Deposits - IED)
Tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn hoạt động của ngân hàng Nguồn vốn của ngân hàng được huy động thông qua ngân hàng nhận ký thác và quản lý các khoản tiền từ khách hàng theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi đáp ứng nhu cầu vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn nên đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Ngân hàng mua quyền sử dụng các khoản vốn tạn thời nhàn rỗi của khách hàng trong một thời gian nhất định với trách nhiệm hoàn trả đầy đủ với chi phí phải trả cho khách hàng dưới hình thức lãi tiền gửi
Lãi suất tiền gửi do ngân hàng quy định cho từng hình thức tiền gửi phù hợp với lãi suất thị trường, lãi suất sẽ được điều chỉnh theo biến động trên thị trường Trật tự lãi suất tiền gửi được hình thành theo nguyên tắc: lãi suất tiền gửi có kỳ hạn lớn hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn
Nếu phân loại theo mục đích huy động thì tiền gửi bao gồm các hình thức sau:
- Tiền gửi thanh toán: Đây là tiền của các doanh nghiệp hoặc các cá nhân gửi
vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ Trong phạm vi số dư cho phép, ngân hàng sẽ đáp ứng nhu cầu thanh toán cho khách hàng khi họ có yêu cầu Nhìn chung, lãi suất của loại tiền gửi này rất thấp, nhưng thay vào đó chủ tài khoản
có thể được hưởng những dịch vụ ngân hàng với mức chi phí thấp
Trang 27- Tiền gửi có kỳ hạn: Hình thức tiền gửi xác định kỳ hạn cụ thể với lãi suất thông thường cao hơn so với tiền gửi thanh toán Đây là nguồn vốn có lãi suất cao hấp dẫn, vì mục đích gửi tiền của doanh nghiệp hay các cá nhân là để hưởng lãi
- Tiền gửi tiết kiệm: Các tầng lớp dân cư có các khoản tiền nhàn rỗi, tích lũy để
dành gửi vào ngân hàng với thời gian cụ thể, mục đích sinh lời Đây là nguồn vốn quan trọng và chủ yếu cho ngân hàng Để thu hút ngày nhiều tiền gửi tiết kiệm, các ngân hàng cần mở rộng mạng lưới huy động, phát triển các sản phẩm huy động vốn
đa dạng với lãi suất hấp dẫn
Angela Roman và Alina Camelia Sargu (2015) đã tìm ra mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ chi phí lãi tiền gửi và rủi ro thanh khoản ngân hàng, cụ thể tại Hungary Giải thích cho vấn đề này, theo nhóm tác giả, các ngân hàng tại Hungary đã thu hút tiền gửi bổ sung để thực hiện theo khung pháp lý mới về tiêu chuẩn thanh khoản, điều này dẫn đến sự gia tăng của chi phí lãi tiền gửi
1.3.1.4 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return On Assets - ROA)
ROA = Lợi nhuận sau thuế (1.7)
Tổng tài sản
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản phản ánh hiệu quả kinh doanh của một đơn vị tài sản Có, nói cách khác, chỉ tiêu này thể hiện một đồng tài sản Có tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Về khía cạnh quản lý, ROA là một thông số chỉ ra khả năng của các nhà quản trị ngân hàng trong quá trình chuyển hoá tài sản thành lợi nhuận ROA giúp cho các nhà đầu tư cũng như các nhà quản trị thấy được khả năng sử dụng tài sản Có để tạo ra thu nhập, là thước đo hiệu quả khả năng đầu tư của ngân hàng ROA càng cao cho thấy hiệu quả kinh doanh của ngân hàng càng tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản Có hợp lý, có sự phân bố hợp lý giữa các khoản mục trên tài sản Có trước những biến động của nền kinh tế
ROA thấp có thể là kết quả của một chính sách đầu tư hay cho vay không năng động hoặc có thể chi phí hoạt động của ngân hàng cao quá mức
ROA là chỉ tiêu sử dụng tốt đối với nhà quản trị vì xét đến cấu trúc của tài sản gồm vốn chủ sở hữu và nợ vay, trong khi đó, ROE chỉ tập trung vào nguồn vốn chủ
Trang 28sở hữu không cho thấy thực chất của việc sinh lợi cao là do năng lực của ngân hàng hay do phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn huy động
Vodová (2011) đã tìm ra mối quan hệ đồng biến giữa ROA và rủi ro thanh khoản ngân hàng Trước đó, Valla và Escorbiac (200 ) cũng có kết luận tương tự Tuy nhiên, Angela Roman và Alina Camelia Sargu (2015) đã kết luận rằng mặc dù ROA có tác động lên rủi ro thanh khoản, tuy nhiên chiều của tác động là không rõ ràng, nghĩa là lúc đồng biến và lúc nghịch biến Bonfim và Kim (2011) có kết luận tương tự
1.3.1.5 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity - ROE)
ROE = Lợi nhuận sau thuế (1.8)
Vốn chủ sở hữu bình quân
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu cho biết lợi nhuận thu được từ một đơn vị vốn đầu tư, đo lường hiệu quả đầu tư vốn của các cổ đông ngân hàng Chỉ tiêu này được dùng một cách rộng rãi và phổ biến để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu Một cách chi tiết hơn, ROE là chỉ tiêu để phản ảnh chính xác một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận
ROE càng cao cho thấy ngân hàng càng sử dụng hiệu quả đồng vốn của chủ sở hữu và cho thấy ngân hàng đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn huy động để khai thác lợi thế cạnh tranh trong quá trình huy động vốn cũng như mở rộng quy mô hoạt động
ROE thấp cho thấy ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, ngoài ra ROE thấp còn gây ảnh hưởng đến khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh khi không có cơ hội tích luỹ để gia tăng nguồn vốn trong khi các quy định pháp lý đều ràng buộc việc gia tăng tài sản với việc gia tăng vốn chủ sở hữu
Vodová (2011) đã tìm ra mối quan hệ đồng biến giữa ROE và rủi ro thanh khoản ngân hàng Trước đó, Valla và Escorbiac (200 ) cũng có kết luận tương tự Tuy nhiên, Angela Roman và Alina Camelia Sargu (2015) đã kết luận rằng mặc dù ROE có tác động lên rủi ro thanh khoản, tuy nhiên chiều của tác động là không rõ
Trang 29ràng, nghĩa là lúc đồng biến và lúc nghịch biến Bonfim và Kim (2011) có kết luận tương tự
1.3.1.6 Quy mô ngân hàng (SIZE)
SIZE = Ln (Tổng tài sản) (1.9)
Nếu quy mô ngân hàng (SIZE) có mối tương quan âm với rủi ro thanh khoản của ngân hàng chứng tỏ ngân hàng càng mở rộng quy mô thì khả năng thanh khoản càng tăng, mở ra cơ hội cho các ngân hàng có thể tiếp tục huy động nhiều nguồn vốn khác nhau nhằm nâng cao khả năng thanh khoản, rủi ro thanh khoản theo đó trở nên dễ kiểm soát hơn Ngược lại, trường hợp xuất hiện mối tương quan dương chứng tỏ nếu mở rộng quy mô thêm nữa có thể làm cho chi phí tăng cao, sự phát triển về trình độ quản lý, nguồn nhân lực không theo kịp sự phát triển của quy mô khiến cho rủi ro của ngân hàng tăng cao, trong đó có rủi ro thanh khoản
Bunda và Desquilbet (2003) đã tìm ra mối quan hệ đồng biến giữa quy mô ngân hàng và rủi ro thanh khoản ngân hàng Tuy nhiên, Lucchetta (2007) đã tìm ra mối quan hệ nghịch biến giữa quy mô ngân hàng và rủi ro thanh khoản ngân hàng, trong khi một số nghiên cứu khác như Bonfim Kim (2009), Vodová (2011) đã kết luận rằng mặc dù quy mô ngân hàng có tác động lên rủi ro thanh khoản, tuy nhiên chiều của tác động là không rõ ràng, nghĩa là lúc đồng biến và lúc nghịch biến
1.4 Sự cần thiết phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam đang niêm yết
Những cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thời gian gần đây, tiêu biểu là cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ tháng 8 năm 2007 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ cũng như hệ thống tài chính toàn cầu, đẩy rất nhiều ngân hàng đối mặt với vấn đề thanh khoản, và hệ thống NHTMCP Việt Nam cũng không phải là ngoại
lệ Điều này đã tạo nên những ảnh hưởng to lớn đến hệ thống NHTMCP Việt Nam, nâng cao tầm quan trọng của những câu hỏi về rủi ro thanh khoản Cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu nhấn mạnh một lần nữa tầm quan trọng của quản
lý rủi ro thanh khoản thích hợp Thực tế cũng chứng minh, hoạt động kinh doanh của các NHTMCP hiện nay tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, trong đó rủi ro thanh khoản
Trang 30được xem là rủi ro nguy hiểm nhất Vấn đề quản trị thanh khoản được coi là hết sức quan trọng, nhận được sự quan tâm của các nhà làm chính sách, các nhà nghiên cứu,
và nhà thực thi chính sách Hiệp ước Basel III đã được phát triển nhằm giải quyết những tiềm ẩn rủi ro kích hoạt các cuộc khủng hoảng tài chính Các khía cạnh quan trọng của cải cách pháp lý gần đây cũng được quy định trong hiệp ước này
Theo báo cáo của Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đã chính thức công bố Top 10 NHTM Việt Nam uy tín năm 2015, trong đó
có 07/09 NHTMCP đang niêm yết góp mặt Ngoài ra, các NHTMCP Việt Nam đang niêm yết hiện chủ yếu là các ngân hàng có quy mô tổng tài sản và quy mô lợi nhuận cao trong hệ thống NHTMCP Việt Nam Vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại các NHTMCP Việt Nam đang niêm yết là cần thiết và cần phải đặt lên nhiệm vụ hàng đầu, đó là cơ sở để các nhà làm chính sách phân tích các tác động tích cực lẫn tiêu cực, để từ đó có giải pháp phù hợp với từng giai đoạn và phù hợp với các NHTMCP Việt Nam đang niêm yết
1.5 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại trên thế giới
1.5.1 Nghiên cứu của Aspachs & cộng sự (2005)
Mặc dù trước đó có một số tác giả tiến hành nghiên cứu, như Bunda Desquilbet (2003), Indriani (2004), tuy nhiên nghiên cứu mang tính thực tiễn và theo sát với nội dung nghiên cứu bắt đầu từ năm 2005 với nghiên cứu của Aspachs
& cộng sự
Nghiên cứu này là cái nhìn tổng quan và toàn diện về những yếu tố quyết định đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng ở Anh Bên cạnh đó, nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu tác động của những chính sách kinh tế vĩ mô đến mức hỗ trợ thanh khoản (Liquydity Buffer), đặc biệt là chính sách của Ngân hàng Trung ương và chu
kỳ kinh tế Các dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn từ 1985 đến 2003 được thu thập
từ bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập trên cơ sở hàng quý Mô hình sử dụng được thể hiện như sau:
Trang 31Liqit = c + c*NUK + β11SRit + β12(NUK*SR) + β21rit + β22(NUK*rit) + β31Yit +
β32(NUK*Yit) + ηi + εitCác biến độc lập được đưa vào mô hình bao gồm:
- NUK là biến giả cho những ngân hàng sở hữu nước ngoài
Ngoài ra, nghiên cứu tìm được tác động hỗ trợ vốn của Ngân hàng Trung ương trong trường hợp ngân hàng thương mại bị khủng hoảng thanh khoản với tư cách người cho vay cuối cùng Chính vì điều đó, Ngân hàng Trung ương sẽ đóng vai trò
vô cùng quan trọng nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản cho các ngân hàng thương mại
1.5.2 Nghiên cứu của Bonfim & Kim (2011)
Kế thừa nghiên cứu của Aspachs & cộng sự (2005), Valla & Escorbiac (2006)
và Lucchetta (2007) đã lần lượt tập trung vào một số yếu tố nội tại và vĩ mô ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng ở Anh và ở châu Âu, từ đó đánh giá rủi ro thanh khoản Đây là 02 bài nghiên cứu mang tính chất đổi mới các biến cũng như phạm vi nghiên cứu, tuy nhiên chủ yếu là phương pháp nghiên cứu định tính và thống kê số liệu
So với những nghiên cứu trước, nghiên cứu của Bonfim Kim đã có một số thay đổi như tập trung nghiên cứu vào các ngân hàng ở châu u và Bắc Mỹ và chia thời kỳ nghiên cứu thành hai giai đoạn trước và trong khủng hoảng
Các dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn từ 2002 đến 2009 được thu thập từ Bankscope với 2968 quan sát và gần một nửa số các quan sát từ các ngân hàng ở
Trang 32Canada, Pháp, Đức, Italy, Hà Lan, Nga, Anh và Mỹ Mô hình sử dụng được thể hiện như sau:
Liqxit = α0 + αi + β1Capitalit – 1 + β2Banksizeit + β3Profitabilityit – 1 + β4Cost_incit – 1 +
β5Lend_specit – 1 + β6(Liq – xit – 1) + it + εitCác biến độc lập được đưa vào mô hình bao gồm:
- Capital là tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 được tính toán theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (bao gồm tỷ lệ vốn chủ sở hữu)
- Banksize là tỷ số được tính bằng log của tài sản (hay còn gọi là quy mô ngân hàng)
- Profitability bao gồm lợi nhuận trên tổng tài sản - ROA và lãi suất biên ròng
- Cost là tỷ lệ chi phí trên thu nhập (Hay chi phí hiệu quả)
- Lend là tỷ lệ cho vay ròng trên tổng tài sản
- Liq – x là những chỉ số thanh khoản khác
Kết quả của bài nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa rủi ro thanh khoản ngân hàng với tỷ lệ vốn chủ sở hữu và không có mối quan hệ rõ ràng giữa rủi ro thanh khoản ngân hàng với quy mô ngân hàng, giữa rủi ro thanh khoản ngân hàng với ROA
Ngoài ra, trong nghiên cứu này, Bonfim và Kim đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các tổ chức tài chính trong việc giảm bớt rủi ro thanh khoản, bên cạnh việc xác định những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản cũng như rủi ro thanh khoản
1.5.3 Nghiên cứu của Vodová (2011)
Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản cũng như rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTM tại một nước duy nhất là Cộng hòa Séc Các dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn từ 2001 đến 2009 Phân tích hồi quy dữ liệu bảng đã được sử dụng để xác định những nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTM Cộng hòa Séc Mô hình sử dụng được thể hiện như sau:
Lit = α + β.Xit + δi+ εit
Trang 33Việc lựa chọn các biến dựa trên các nghiên cứu trước đây có liên quan Tác giả xem xét việc sử dụng các biến cụ thể có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế của Séc Vì lý do này, tác giả loại trừ phân tích các biến như sự cố chính trị, tác động của cải cách kinh tế, chế độ tỷ giá hối đoái Tác giả chỉ xem xét các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến tính thanh khoản cũng như rủi ro thanh khoản của các ngân hàng tại Cộng hòa Séc
Các biến độc lập (biến X) được đưa ra bao gồm:
- 4 biến nội tại bao gồm tỷ lệ vốn tự có, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng
- 8 biến vĩ mô bao gồm biến giả về cuộc khủng hoảng tài chính (Bằng 1 nếu là năm 2009, bằng 0 nếu là năm khác), tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất cho vay, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi, lãi suất repo 2 tuần từ chính sách tiền tệ, tỷ
lệ thất nghiệp
Kết quả của bài nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa rủi ro thanh khoản ngân hàng với tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu và lãi suất cho vay trên thị trường giao dịch liên ngân hàng, mối quan hệ đồng biến giữa rủi ro thanh khoản ngân hàng với tỷ lệ lạm phát, chu kỳ kinh doanh và cuộc khủng hoảng tài chính, và không có mối quan hệ rõ ràng giữa rủi ro thanh khoản ngân hàng với quy mô ngân hàng
1.5.4 Nghiên cứu của Angela Romana, Alina Camelia Sargub (2015)
Mục đích của bài nghiên cứu là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của một nhóm các ngân hàng hoạt động tại các nước CEE (Bulgaria, Cộng hòa Séc, Hungary, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Romania) Nghiên cứu xem xét các yếu tố ngân hàng cụ thể trong giai đoạn 2004 - 2011 và sử dụng phân tích hồi quy OLS Mô hình sử dụng được thể hiện như sau:
Liquidit = α + TCRit + ILTLit + IEDit + ROEAit + ROAAit + TATSAit + εitVới kết quả thu được cho thấy các yếu tố nội sinh có ảnh hưởng nhất đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng phân tích như: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (TCR), tỷ lệ nợ
Trang 34xấu trên tổng dư nợ (ILTL) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE) Tùy thuộc vào đặc thù môi trường kinh tế vĩ mô trong nước mà tác động của các yếu tố này đến rủi ro thanh khoản là tích cực trong một số trường hợp và tiêu cực ở những trường hợp khác
Kết quả của bài nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa rủi ro thanh khoản ngân hàng với tỷ lệ vốn chủ sở hữu (TCR), mối quan hệ đồng biến giữa rủi ro thanh khoản ngân hàng với tỷ lệ nợ xấu (ILTL)
Các cơ quan quản lý cả ở cấp quốc gia và châu Âu cần phải giám sát chặt chẽ vấn đề rủi ro thanh khoản của các ngân hàng tại các nước CEE và có biện pháp thích hợp để đảm bảo rằng các ngân hàng có mức thanh khoản đầy đủ ngay cả khi các danh mục cho vay bị mất giá Tuy nhiên, cơ quan giám sát phải tìm một sự cân bằng hợp lý giữa yêu cầu thanh khoản và áp lực mà họ đưa vào các cổ đông của các ngân hàng
Bảng 1.1: Tổng hợp những nghiên cứu thực nghiệm
- Không có mối quan hệ rõ ràng giữa rủi ro thanh khoản ngân hàng với quy mô ngân
Trang 35- Mối quan hệ đồng biến giữa rủi ro thanh khoản ngân hàng với tỷ lệ nợ xấu (ILTL)
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã đề cập về thanh khoản, rủi ro thanh khoản cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại các NHTM Chương 1 cũng giới thiệu một số bài nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại NHTM các nước trên thế giới Từ đó, tạo tiền đề để đi vào nghiên cứu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam đang niêm yết
Trang 36CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ĐANG NIÊM YẾT
2.1 Giới thiệu các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam đang niêm yết 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Sau Pháp lệnh về NHNN Việt Nam và Pháp lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và các công ty tài chính được ra đời vào tháng 05 năm 1990, các NHTM đã được hình thành, đánh dấu việc chuyển đổi chức năng của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp, chức năng trung gian tài chính được chuyển sang cho các NHTM
Theo Báo cáo Tổng quan thị trường tài chính 2015 được Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia công bố, số lượng các NHTMCP Việt Nam biến động rất mạnh, giảm từ con số 37 tổ chức vào năm 2011 về còn 34 tổ chức vào năm 2012, xuống 33
tổ chức trong năm 2013 và 2014 Tính đến cuối 2015, giảm mạnh về mức 28 tổ chức Nguyên nhân của hiện tượng trên xuất phát từ hoạt động mua bán, sáp nhập sôi động giữa các tổ chức tín dụng, diễn ra trong năm 2015 - năm cuối thực hiện Đề
án tái cơ cấu hệ thống TCTD theo Quyết định 254 của Thủ tướng Chính phủ
Nhằm nâng cao việc công khai minh bạch thông tin khi niêm yết trên TTCK giúp cho ngân hàng nhanh chóng phát hiện những khiếm khuyết, hạn chế và đồng thời thúc đẩy ngân hàng niêm yết hoàn thiện quản trị ngân hàng, đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn niêm yết và tiệm cận với các chuẩn mực quản trị ngân hàng quốc tế, cuối năm 2013, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và NHNN thống nhất đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ chủ trương đưa các ngân hàng đại chúng lên giao dịch trên TTCK
Theo Thông tư 180/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết, các công ty đại chúng chưa niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán phải thực hiện đăng
ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống UPCOM muộn nhất đến ngày 31.12.2016 Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01.01.2016 và thay thế Thông tư số
Trang 3701/2015/TT-BTC ngày 05.01.2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết
Bảng 2.1: Các NHTMCP Việt Nam đang niêm yết tính đến cuối năm 2015
01 VCB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại
thương Việt Nam (Vietcombank)
30.06.2009
02 CTG Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công
Thương Việt Nam (Vietinbank)
16.07.2009
03 BID Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư
và Phát triển Việt Nam (BIDV)
07 EIB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất
nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)
Trang 38bộ máy nhân sự, sức cạnh tranh cao trên thị trường tín dụng Chỉ còn lại duy nhất Agribank do chưa cổ phần hóa nên chưa thực hiện niêm yết
Nhóm thứ hai bao gồm 06 ngân hàng không xuất phát từ cổ phần hóa là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân (NCB) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MBbank)
2.1.2 Mạng lưới hoạt động
Hiện nay, các NHTMCP trong đó có cả 09 NHTMCP đang niêm yết vẫn đang đẩy mạnh việc quảng bá hình ảnh và thương hiệu thông qua việc mở rộng các chi nhánh và phòng giao dịch với phạm vi rộng Các ngân hàng lớn như BIDV, Vietcombank, Vietinbank, ACB, Sacombank, … đã có mạng lưới bao phủ khắp các tỉnh thành cả nước Ngoài ra, các ngân hàng như BIDV, Vietinbank, Sacombank, SHB và MB cũng đã tiến hành thành lập các ngân hàng tại nước ngoài nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh
Theo báo cáo của Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đã chính thức công bố Top 10 NHTM Việt Nam uy tín năm 2015, trong đó
có 07/09 NHTMCP đang niêm yết góp mặt bao gồm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MBbank)
Mặc dù vậy, trong bối cảnh hiện nay các NHTMCP vẫn chú trọng tập trung vào phát triển hoạt động kinh doanh ở các thành phố lớn và khu vực thành thị Cũng chính bởi điều này đã dẫn đến tình trạng nơi thành thị thì tập trung quá nhiều các ngân hàng và chi nhánh trong khi nhu cầu của khu vực đã được khai thác hết dẫn
Trang 39đến việc các ngân hàng cạnh tranh với nhau rất khốc liệt Mặt khác, tại các vùng nông thôn, các ngân hàng vẫn chưa chú trọng phát triển gây mất cân bằng về việc cung cấp dịch vụ
Theo báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam của VPBS, tại thành phố Hồ Chí Minh cứ cách 1 km2 có một điểm hoạt động ngân hàng và đối với Hà Nội, con số này là 1.6 km2 Trong khi đó, bình quân của nước Việt Nam là 47.3 km2 mới có một ngân hàng hoạt động
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh
Giá trị trung bình của lợi nhuận sau thuế thể hiện xu hướng biến động chung của tình hình hoạt động kinh doanh của 09 NHTMCP đang niêm yết
Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận sau thuế tại 09 NHTMCP Việt Nam đang niêm yết
ĐVT: ngàn tỷ đồng
(Nguồn: Phụ lục 5) Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của 09 NHTMCP đang niêm yết tăng trưởng tương đối ổn định trong giai đoạn 2001 – 2011 Tuy nhiên, sau khi bước sang năm 2012, lợi nhuận sau thuế bình quân của các ngân hàng trên có xu hướng sụt giảm đáng kể Nếu như năm 2011, lợi nhuận sau thuế bình quân của 09 NHTMCP đang niêm yết khoảng 2.750 ngàn tỷ đồng thì bước sang năm 2012 con
số này khoảng 2.389 ngàn tỷ đồng và tiếp tục sụt giảm chỉ còn 2.345 ngàn tỷ đồng