1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

16 250 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Vốn sản xuất kinh doanh Vốn sản xuất kinh doanh hay tổng vốn của doanh nghiệp là giá trị của các nguồn vốn đã hình thành nên toàn bộ tài sản của doanh nghiệp.. Như vậy, vốn sản xuất kin

Trang 1

BÀI 7: THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

Hướng dẫn đọc

 Đọc kỹ bài giảng, nghe giảng trực tuyến

 Thảo luận với giáo viên và các học viên khác về các vấn đề chưa nắm rõ

 Trả lời các câu hỏi và làm bài tập ở cuối bài

 Cung cấp các khái niệm cơ bản về vốn sản

xuất kinh doanh cũng như cách thức phân

tích thống kê vốn sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp

 Giới thiệu các chỉ tiêu thống kê hoạt động

tài chính của doanh nghiệp

Thời lượng

 4 tiết

 Thống kê vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

 Thống kê hoạt động tài chính của doanh nghiệp

Trang 2

TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP

Tình huống: Xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp

Tại cuộc họp với Ban lãnh đạo doanh nghiệp, có một ý kiến nói rằng bạn nên xem xét lại tình hình tài chính của xí nghiệp Quan điểm đó cho rằng chất lượng hoạt động tài chính của xí nghiệp bạn không được tốt lắm do dư nợ tăng nhanh trong khi số lần chu chuyển vốn thấp Lại một lần nữa rơi vào trạng thái lúng túng, bạn đành đề nghị xin thêm thời gian nghiên cứu và sẽ gửi báo cáo chính thức sau

Trên đường về, bạn thấy tiếc vì bận quá mà chưa kịp nghiên cứu nốt bài học cuối cùng này Nếu có thời gian nghiên cứu trước và được sự giúp đỡ của bộ phận thống kê và kế toán, có lẽ bạn đã đủ tự tin để xác nhận hay phản bác lại các ý kiến trên

Câu hỏi

Vậy bài học này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin gì?

Trang 3

7.1 Thống kê vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

7.1.1 Một số khái niệm cơ bản

7.1.1.1 Vốn sản xuất kinh doanh

Vốn sản xuất kinh doanh (hay tổng vốn) của doanh

nghiệp là giá trị của các nguồn vốn đã hình thành

nên toàn bộ tài sản của doanh nghiệp

Như vậy, vốn sản xuất kinh doanh là hình thái tiền

tệ của toàn bộ tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn

của doanh nghiệp, hay nói cách khác, nó bao gồm

vốn dài hạn và vốn ngắn hạn được doanh nghiệp

dùng vào quá trình tái sản xuất

Tổng vốn = Vốn dài hạn + Vốn ngắn hạn

7.1.1.2 Vốn dài hạn

Vốn dài hạn của doanh nghiệp là hình thái tiền tệ của các tài sản dài hạn, gồm có: phải

thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài

hạn khác

Quy mô thời điểm và các bộ phận cấu thành vốn dài hạn của doanh nghiệp được thể

hiện trong báo cáo tài chính B01-DN như sau:

Tài sản dài hạn (trích báo cáo tài chính B01-DN)

minh Số đầu năm Số cuối năm

B Tài sản dài hạn

1 Phải thu dài hạn của khách hàng 211

2 Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212

5 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219

2 Tài sản cố định thuê tài chính 224

3 Tài sản cố định vô hình 227

4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230

Trang 4

Tài sản Mã số Thuyết

minh Số đầu năm Số cuối năm

1 Đầu tư vào công ty con 251

2 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252

4 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 259

2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262

Mã số 200 sau khi đã trừ đi trị số của các chỉ tiêu có dấu (*) là quy mô vốn dài hạn của doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó

7.1.1.3 Vốn ngắn hạn

Vốn ngắn hạn là hình thái tiền tệ của các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, gồm có: tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác

Quy mô vốn ngắn hạn của doanh nghiệp cũng được phản ánh trong báo cáo tài chính B01-DN với mã số 100 và được tổng hợp tương tự như với quy mô vốn dài hạn

7.1.2 Các nguồn hình thành vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Các nguồn hình thành vốn sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp được thể hiện rõ trong báo cáo tài chính

B01-DN (Bảng cân đối tài sản), gồm có:

7.1.2.1 Nguồn vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn hình thành nên các

loại tài sản của doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

 Chủ sở hữu vốn ở đây có thể là:

o Đối với doanh nghiệp Nhà nước, do mọi hoạt động của doanh nghiệp đều do Nhà nước cấp vốn hoặc đầu tư nên Nhà nước là chủ sở hữu vốn

o Đối với các doanh nghiệp liên doanh và công ty TNHH thì chủ sở hữu vốn là các thành viên tham gia góp vốn hoặc các tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn

o Đối với các công ty cổ phần, công ty hợp danh thì chủ sở hữu vốn là các cổ đông

o Đối với các doanh nghiệp tư nhân thì chủ sở hữu vốn là cá nhân hoặc một hộ gia đình

Trang 5

 Trong một doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu được hình thành từ nhiều nguồn

khác nhau Tuy nhiên, có thể chia thành hai nguồn chính sau:

o Vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn chủ sở hữu

của doanh nghiệp Nguồn này được hình thành chủ yếu do chủ doanh nghiệp

và các chủ đầu tư khác đóng góp tại thời điểm thành lập doanh nghiệp và đóng góp bổ sung hay trích bổ sung từ lợi nhuận trong quá trình sản xuất, kinh doanh Gồm có:

 Vốn đầu tư của chủ sở hữu;

 Thặng dư vốn cổ phần;

 Vốn khác của chủ sở hữu;

 Cổ phần quỹ;

 Chênh lệch đánh giá lại tài sản;

 Chênh lệch tỉ giá hối đoái;

 Quỹ đầu tư phát triển;

 Quỹ dự phòng tài chính;

 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu;

 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối;

 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản;

o Nguồn kinh phí và quỹ khác: là nguồn được hình thành từ trích lợi nhuận,

kinh phí do ngân sách cấp và kinh phí quản lý do các doanh nghiệp phụ thuộc nộp Nguồn này được hình thành từ:

 Quỹ khen thưởng, phúc lợi;

 Nguồn kinh phí;

 Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định;

7.1.2.2 Nợ phải trả

Nợ phải trả là các khoản nợ phát sinh trong quá trình sản

xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả hay phải thanh

toán cho các doanh nghiệp khác, các tổ chức kinh tế xã

hội hoặc các cá nhân như: nợ tiền vay, nợ phải trả cho

người bán, nợ phải trả, phải nộp cho Nhà nước, cho công

nhân viên, cho cơ quan quản lý cấp trên và các khoản

phải trả khác

Các khoản nợ này gồm có nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

 Nợ ngắn hạn: là các khoản tiền nợ mà doanh nghiệp

phải trả cho các chủ nợ trong một thời gian ngắn (dưới một năm hoặc dưới một chu kỳ kinh doanh) Gồm có:

o Vay và nợ ngắn hạn;

o Phải trả người bán;

o Người mua trả tiền trước;

o Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước;

o Phải trả người lao động;

Trang 6

o Chi phí trả trước;

o Phải trả nội bộ;

o Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng;

o Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác;

o Dự phòng phải trả ngắn hạn;

 Nợ dài hạn: là các khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho các chủ nợ trong thời

gian trên một năm, hoặc trên một chu kỳ kinh doanh Gồm có:

o Phải trả dài hạn người bán;

o Phải trả dài hạn nội bộ;

o Phải trả dài hạn khác;

o Vay và nợ dài hạn;

o Thuế thu nhập hoãn lại phải nộp;

o Dự phòng trợ cấp mất việc làm;

o Dự phòng phải trả dài hạn;

7.1.3 Thống kê quy mô vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Quy mô vốn sản xuất kinh doanh (tổng vốn) của doanh nghiệp được thống kê theo hai chỉ tiêu:

 Tổng vốn thời điểm phản ánh hiện trạng vốn sản xuất kinh doanh tại thời điểm đầu

kỳ hoặc cuối kỳ

Tổng vốn cuối kỳ =

Tổng vốn đầu

kỳ +

Mức vốn sản xuất kinh doanh tăng trong kỳ

– Mức vốn sản xuất kinh doanh giảm trong kỳ

 Tổng vốn có bình quân trong kỳ được sử dụng để tính toán một số chỉ tiêu liên quan như năng suất vốn, tỉ suất lợi nhuận trên vốn

Chỉ tiêu này được tính theo một số cách khác nhau, tuỳ theo điều kiện tài liệu

o Nếu có số liệu ở đầu kỳ và cuối kỳ:

Tổng vốn có đầu kỳ + Tổng vốn có cuối kỳ Tổng vốn có bình quân

o Nếu có số liệu ở các ngày đầu của các tháng trong kỳ nghiên cứu

TV TV

TV

n 1

 Trong đó:

TVi: Tổng vốn có ở ngày đầu tháng thứ i (i = 1, n )

Chú ý: Các chỉ tiêu quy mô vốn dài hạn (Vdh), vốn ngắn hạn (Vnh), vốn chủ sở hữu (Vsh) và nợ phải trả (Vv) thời điểm hay bình quân của doanh nghiệp cũng được tính theo các công thức tương tự như ở trên

Khi đó, có thể tính tổng vốn bình quân theo công thức:

TV V V hoặc: TV V sh Vv

Trang 7

7.1.4 Thống kê tình hình trang bị và sử dụng vốn của doanh nghiệp

Các chỉ tiêu đánh giá tình hình trang bị và sử dụng vốn là cơ sở giúp cho các nhà quản

lý thấy được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp mình Đây là một nội dung quan

trọng phản ánh chất lượng của hoạt động tài chính của doanh nghiệp

7.1.4.1 Đánh giá tình hình trang bị và đảm bảo vốn cho lao động của doanh nghiệp

Bao gồm các chỉ tiêu sau:

 Mức trang bị và đảm bảo tổng vốn cho 1 lao động (MTV)

TV

TV M

L

 Mức trang bị vốn dài hạn cho 1 lao động (MVdh)

dh Vdh

V M

L

 Mức trang bị vốn ngắn hạn cho 1 lao động (MVnh)

nh Vnh

V M

L

7.1.4.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp

Để đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp,

người ta tính các chỉ tiêu sau:

 Năng suất sử dụng tổng vốn (H TV): cho biết nếu bỏ ra

1 đơn vị tổng vốn thì sẽ đem lại bao nhiêu đơn vị kết quả sản xuất

TV

Q H

TV

Trong đó: Q là kết quả sản xuất kinh doanh, có thể tính bằng đơn vị hiện vật (sản lượng) hoặc giá trị (GO, VA, NVA, DT, DTT)

 Tỉ suất lợi nhuận tính trên tổng vốn (ROA): cho biết nếu bỏ ra 1 đơn vị tổng

vốn thì sẽ thu lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận

M ROA ( 100)

TV

 

Trong đó: M là lợi nhuận kinh doanh, có thể là lợi nhuận thuần trước hoặc sau thuế

 Mức hao phí tổng vốn cho 1 đơn vị kết quả sản xuất, kinh doanh (H’ TV): để

thu được 1 đơn vị kết quả sản xuất kinh doanh hoặc 1 đơn vị lợi nhuận thì phải bỏ

ra bao nhiêu đơn vị tổng vốn

TV

TV

H '

Q

 hoặc H 'TV TV

M

Trang 8

 Vòng quay tổng vốn (LTV): cho biết trong kỳ, tổng vốn của doanh nghiệp đã quay được bao nhiêu vòng hay chu chuyển được mấy lần

TV

DT(DTT) L

TV

7.1.4.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn dài hạn của doanh nghiệp

Gồm các chỉ tiêu sau:

 Năng suất sử dụng vốn dài hạn (HVdh):

Vdh

dh

Q H

V

 Tỉ suất lợi nhuận tính trên vốn dài hạn (RVdh):

Vdh

dh

M

R ( 100)

V

 

 Mức hao phí vốn dài hạn cho 1 đơn vị kết quả sản xuất, kinh doanh (H’Vdh):

dh Vdh

V

H '

Q

Vdh

V

H '

M

7.1.4.4 Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu giá thành

Các chỉ tiêu được sử dụng:

 Năng suất sử dụng vốn ngắn hạn (H Vnh):

Vnh

nh

Q H

V

 Tỉ suất lợi nhuận tính trên vốn ngắn hạn (R Vnh):

Vnh

nh

M

R ( 100)

V

 

 Mức hao phí vốn ngắn hạn cho 1 đơn vị kết quả sản xuất, kinh doanh (H’ Vnh):

nh Vnh

V

H '

Q

Vnh

V

H '

M

Bên cạnh những chỉ tiêu trên, để đánh giá tốc độ chu chuyển của vốn ngắn hạn, người

ta tính các chỉ tiêu sau:

 Số vòng quay (số lần chu chuyển) của vốn ngắn hạn (L Vnh): cho biết trong kỳ vốn ngắn hạn của doanh nghiệp đã quay được bao nhiêu vòng hay chu chuyển được bao nhiều lần

Vnh

nh

DT(DTT) L

V

Trang 9

 Độ dài bình quân một vòng quay vốn ngắn hạn (D): cho biết vốn ngắn hạn của

doanh nghiệp quay một vòng hết bao nhiêu ngày

Vnh

N D L

Trong đó: N là số ngày theo lịch của kỳ nghiên cứu Trong thực tế, người ta thường quy ước lấy N là số chẵn, N = 30, 60, 90, 360

Chỉ tiêu LVnh tính ra được càng lớn càng tốt, D càng nhỏ càng tốt

Nếu kết quả so sánh chênh lệch của số vòng quay lớn hơn 0, tốc độ phát triển lớn hơn 100%; chênh lệch của độ dài bình quân 1 vòng quay nhỏ hơn 0, tốc độ phát triển nhỏ hơn 100% thì tốc độ chu chuyển vốn ngắn hạn của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu nhanh hơn so với kỳ gốc Có nghĩa là doanh nghiệp đã tiết kiệm được một lượng vốn ngắn hạn là ∆Vnh

nh

DT (DTT )

N

hoặc Vnh  H 'VnhDT (hay DTT )1 1

∆Vnh<0, phản ánh số tiền tiết kiệm được khi tốc độ chu chuyển vốn ngắn hạn nhanh và ngược lại

7.1.4.5 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

Gồm các chỉ tiêu:

 Năng suất sử dụng vốn chủ sở hữu (HVsh):

Vsh sh

Q H

V

 Tỉ suất lợi nhuận tính trên vốn chủ sở hữu (ROE):

sh

M ROE ( 100)

V

 

 Số vòng quay (số lần chu chuyển) của vốn chủ sở hữu (LVsh):

Vsh

sh

DT(DTT) L

V

 Giữa hai chỉ tiêu ROA và ROE có mối liên hệ sau:

M

ROE

1

 Điều này có nghĩa là khi tỉ lệ nguồn vốn đi vay trên tổng vốn càng cao thì mức lợi nhuận thu được trên vốn chủ sở hữu sẽ càng lớn

Trang 10

Ví dụ: Có tài liệu thống kê về một doanh nghiệp như sau:

Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ nghiên

cứu

Tốc độ phát triển i (lần)

Tổng vốn bình quân (tỉ đồng) (TV) 20 24 1,20

Trong đó: Vốn dài hạn (tỉ đồng) (Vdh ) 15 17 1,13

Số lao động bình quân (người) (L) 150 180 1,20

Lợi nhuận (tỉ đồng) (M) 7 7,5 1,07

Tính toán

Mức trang bị cho 1 lao động

Tổng vốn (MTV) (triệu đồng) 133,33 133,33 1,00 Vốn dài hạn (M Vdh ) (triệu đồng) 100,00 94,44 0,94

Vốn ngắn hạn (MVnh) (triệu đồng) 33,33 38,89 1,17

Hiệu suất sử dụng tổng vốn

Tỉ suất lợi nhuận trên tổng vốn (ROA) 0,35 0,31 0,89

Mức hao phí tổng vốn cho 1 đơn vị LN (H’ TV ) 2,86 3,20 1,12

Hiệu suất sử dụng vốn dài hạn

Tỉ suất lợi nhuận trên vốn dài hạn (RVdh) 0,47 0,44 0,95

Mức hao phí vốn dài hạn cho 1 đơn vị LN (H’ Vdh ) 2,14 2,27 1,06

Hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn (RVnh)

Tỉ suất lợi nhuận trên vốn ngắn hạn 1,40 1,07 0,77

Mức hao phí vốn ngắn hạn cho 1 đơn vị LN (H’ Vnh ) 0,71 0,93 1,31

Yêu cầu: Tính các chỉ tiêu đánh giá tình hình trang bị và hiệu quả sử dụng vốn của

doanh nghiệp Phân tích sự biến động của chỉ tiêu lợi nhuận do ảnh hưởng của các

nhân tố cấu thành

Từ các thông tin đã cho, có thể tính được các chỉ tiêu như ở bảng

Chỉ tiêu lợi nhuận có thể được tính theo các cách sau:

M = ROA  TV = RVdh×Vdh = RVnh×Vnh Như vậy, có thể phân tích biến động của lợi nhuận do ảnh hưởng của 3 cặp nhân tố

khác nhau

Xét trường hợp, chỉ tiêu lợi nhuận biến động do ảnh hưởng của tỉ suất lợi nhuận trên

vốn dài hạn và vốn dài hạn bình quân

Đây là phương trình dạng tích nên có thể sử dụng phương pháp chỉ số hoặc phương

pháp Ponomarjewa để phân tích

Giả sử sử dụng phương pháp Ponomarjewa (tổng hợp từng phần biến đổi)

Biến động của lợi nhuận:

Biến động của các nhân tố ảnh hưởng:

Do RVdh:

RVdh (RVdh)

(i 1) (i 1) (0,95 1) (1,13 1)

Trang 11

Do Vdh :

Vdh (Vdh)

Tổng hợp ảnh hưởng biến động:

LN LN LN

     = –0,3125 + 0,8125 = 0,5 tỉ đồng

Nhận xét: Do tỉ suất lợi nhuận trên vốn dài hạn của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu giảm 5%

so với kỳ gốc làm cho lợi nhuận giảm 0,3125 tỉ đồng Do vốn dài hạn bình quân của doanh

nghiệp kỳ nghiên cứu tăng 13% so với kỳ gốc làm lợi nhuận tăng 0,8125 tỉ đồng Tổng hợp

ảnh hưởng của hai nhân tố, lợi nhuận của doanh nghiệp tăng 7% tức 0,5 tỉ đồng

Hai trường hợp còn lại, phân tích tương tự

7.2 Thống kê hoạt động tài chính của doanh nghiệp

Để phản ánh chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp, người ta thường xem

xét các chỉ số hoạt động được tính từ các chỉ tiêu phản ánh năng suất vốn và tỉ suất lợi

nhuận trên vốn, mức độ độc lập về mặt tài chính và khả năng thanh toán công nợ Do

các chỉ số hoạt động đã được nghiên cứu ở phần 1 nên bài giảng chỉ đề cập đến hai nội

dung là: thống kê mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp và thống kê khả

năng thanh toán công nợ và tình hình chiếm dụng vốn của doanh nghiệp

Cơ sở để thực hiện phân tích về kết quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp là các

thông tin trích trong báo cáo tài chính B01-DN (Bảng cân đối tài sản) và B02-DN

(Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)

7.2.1 Thống kê mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp

Mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp được phản ánh qua nghiên cứu cơ

cấu nguồn vốn, với hai chỉ tiêu: tỉ suất nợ và tỉ suất nguồn vốn chủ sở hữu

7.2.1.1 Tỉ suất nợ

Tỉ suất nợ của doanh nghiệp được tính theo công thức:

Nợ phải trả

Tỉ suất nợ =

Tổng nguồn vốn =

1 – tỉ suất nguồn vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này cho biết, trong một đơn vị tiền tệ vốn của doanh nghiệp có mấy phần

được hình thành từ vay nợ bên ngoài Trị số của chỉ tiêu càng nhỏ thì mức độ độc lập

về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao

7.2.1.2 Tỉ suất nguồn vốn chủ sở hữu (tỉ suất tự tài trợ)

Chỉ tiêu này được dùng để đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn

hiện có của doanh nghiệp và được tính:

Nguồn vốn chủ sở hữu

Tỉ suất nguồn vốn chủ sở hữu

=

Tổng nguồn vốn

= 1 – tỉ suất nợ

Chỉ tiêu này cho biết trong một đơn vị tiền tệ vốn đang sử dụng có mấy phần được

hình thành từ nguồn vốn của doanh nghiệp Trị số của chỉ tiêu càng lớn thì mức độ

độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại

Ngày đăng: 15/05/2017, 21:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w