1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SKKN Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non

17 689 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 188,5 KB

Nội dung

SKKN Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm nonSKKN Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm nonSKKN Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm nonSKKN Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm nonSKKN Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm nonSKKN Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm nonSKKN Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm nonSKKN Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm nonSKKN Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm nonSKKN Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm nonSKKN Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm nonSKKN Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non

Trang 1

PHÒNG GIÁO GD-ĐT KRÔNG ANA

TRƯỜNG MẦM NON HOA CÚC

TÊN SÁNG KIẾN:

MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP GIÁO VIÊN TRONG VIỆC

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ MẦM NON

Thuộc lĩnh vực : Chuyên môn

Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thịnh

Chức danh : Hiệu trưởng

Trình độ chuyên môn cao nhất: Đại học sư phạm

Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm mầm non

Krông Ana, tháng 02 năm 2017

Trang 2

MỤC LỤC

I Phần mở đầu: 3

1 Lý do chọn đề tài : 3

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: 4

3 Đối tượng nghiên cứu: 4

4 Giới hạn của đề tài: 5

5 Phương pháp nghiên cứu: 5

II Phần nội dung: 5

1 Cơ sở lý luận: 5

2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu: 6

3 Nội dung và hình thức của giải pháp: 8

a Mục tiêu của giải pháp 8

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp: 8

c Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: 12

d Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng:……… 12

III Kết luận, kiến nghị: 13

1 Kết luận: 13

2 Kiến nghị: 14

Trang 3

I Phần mở đầu:

1 Lý do chọn đề tài

Môi trường thiên nhiên có tác động to lớn đến sức khỏe của con người

và đặc biệt có ý nghĩa đối với trẻ mầm non, môi trường không chỉ giúp cho trẻ tăng cường sức khỏe và khả năng chống đỡ với bệnh tật mà còn là phương tiện không gian cho giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ Chính vì vậy với vai trò trách nhiệm là một cán bộ quản lý bản thân tôi nhận thấy được việc nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên là rất cần thiết của người làm công tác quản lý

Bản thân tôi cũng có những trăn trở và suy nghĩ để bồi dưỡng giúp giáo viên nâng cao chuyên môn trong toàn đơn vị nói riêng, và của huyện nhà nói chung

Nói đúng ra người cán bộ quản lý luôn là điểm tựa cho giáo viên, giúp giáo viên định hướng đúng mục tiêu giáo dục để giáo dục trẻ phù hợp với việc đổi mới nội dung chương trình giáo dục mầm non hiện nay Từ đó nâng cao được chất lượng dạy học, và phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ

Đây là một cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ những kỹ năng tìm tòi, quan sát, so sánh đặc biệt là tính tò mò, mối quan tâm của trẻ trở thành nội dung khám phá thử nghiệm và phát huy tính sáng tạo, ham học hỏi của trẻ

Việc khám phá thử nghiệm trong hoạt động ngoài trời nhằm thúc đẩy hứng thú, phát triển trí tò mò ở trẻ và mong muốn khám phá mọi vật xung quanh chúng

Việc học và lĩnh hội tri thức của trẻ mầm non gắn liền với vui chơi “ Học

mà chơi, chơi mà học”, từ đó tăng cường vốn ngôn ngữ và phát triển tư duy cho

trẻ

Đặc biệt trong môi trường giáo dục ngoài trời trẻ càng được khám phá, thân thiện thì càng tăng thêm hiệu quả giáo dục, chính thiên nhiên không chỉ mang đến cho trẻ những điều mới lạ, mà còn hấp dẫn chúng bởi những điều kỳ diệu mà không có gì thay thế nổi, thế giới thiên nhiên muôn hình, muôn vẻ vừa

là phương tiện vừa là đối tượng kích thích, là nơi trẻ trực tiếp quan sát, ngắm nhìn, qua đó kiến thức cũng như hiểu biết về thế giới xung quan được mở rộng Thiên nhiên còn là nơi có những vật mẫu sống để giáo viên sử dụng trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh và tổ chức nhiều hoạt động giáo dục khác

Tóm lại, hoạt động ngoài trời giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển ở trẻ các chức năng tâm lý ( nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, ý chí….) và hình thành, phát triển các mặt của nhân cách một cách toàn diện Hoạt động ngoài trời là cuộc sống thực của trẻ Chính vì vậy tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ

là rất quan trọng và có ý nghĩa giáo dục thực tế

Trang 4

Bản thân tôi cũng có những trăn trở, suy nghĩ hành động thực tiễn để giúp giáo viên nâng cao trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ góp phần nâng cao công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại đơn vị Đồng thời giúp giáo viên định hướng đúng mục tiêu giáo dục để giáo dục trẻ phù hợp với việc đổi mới nội dung chương trình giáo dục mầm non hiện nay Từ đó nâng cao chất lượng dạy học, và phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ Đối với hoạt động dạo chơi ngoài trời

Trường mầm non Hoa Cúc cơ bản giáo viên đã nắm vững phương pháp

của từng môn học nhưng không phải giáo viên nào cũng linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lên lớp cũng như việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ

Chính vì vậy quá trình bồi dưỡng giúp cho giáo viên bản thân cũng không thể tránh khỏi một vài khó khăn sau:

Về phía giáo viên: còn một vài giáo viên khi dạy còn hạn chế về việc sử

lý tạo tình huống cho trẻ, có những đồng chí chưa có kỹ năng ứng xử linh hoạt với các tình huống sư phạm gặp phải, những vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động chưa giải quyết được, việc tận dụng khai thác những vấn

đề mới xung quanh để giáo dục trẻ còn hạn chế

Một vài đồng chí chưa nắm bắt đặc điểm của trẻ để kích thích khả năng tư duy tính chủ động tích cực của trẻ trong qúa trình hoạt động Còn thiếu tự tin trong quá trình hướng dẫn trẻ hoạt động

Tôi nhận thấy chưa thật sự thu hút, lôi cuốn trẻ, các hoạt động còn gò ép rập khuôn máy móc nên trẻ hoạt động chưa thực sự hứng thú Chưa thể hiện tích cực hết về khả năng của mình

Về phía học sinh: Một số cháu lớp mầm, chồi mới đi học năm đầu tiên, một số cháu lớp lá chưa qua lớp mầm, chồi nên chưa mạnh dạn, nhiều cháu còn bỡ ngỡ, vụng về khi giáo viên giao nhiệm vụ Nhận thức của trẻ chênh lệch nhau nên giáo viên giao nhiệm vụ còn gặp nhiều khó khăn.Vậy làm như thế nào

để có thể phát huy tính tích cực của trẻ, trẻ hoạt động một cách thoải mái mà giáo viên lên lớp một cách nhẹ nhàng điều này khiến tôi trăn trở, Và đây cũng

chính là lý do để tôi lựa chọn đề tài “Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non”.

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài :

Mục tiêu của đề tài: Đưa ra một số biện pháp giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non tại trường Mầm non Hoa Cúc

Nhiệm vụ của đề tài: Tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng, đưa ra các biện pháp, giải pháp giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ

Áp dụng một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ

3 Đối tượng nghiên cứu

Trang 5

Tập trung nghiên cứu một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ”

4 Giới hạn của đề tài

Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ

Đối tượng khảo sát: Giáo viên và học sinh trường mầm non Hoa Cúc

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2016 đến tháng 2 năm 2017.

5 Phương pháp nghiên cứu

Qua thực tế, thấy khả năng của một số đồng chí giáo viên còn hạn chế Vì vậy tôi rất băn khoăn trăn trở là phải làm thế nào để giúp giáo viên tổ chức tốt hoạt động ngoài trời trong trường mầm non Qua tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, suy nghĩ, tôi mạnh dạn thực hiện các phương pháp giúp giáo viên tổ chức tốt hoạt động ngoài trời cho trẻ

a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Để đạt được kết quả như mong muốn tôi đã không ngừng tìm tòi tài liệu

về giáo dục mầm non, sách báo, ti vi, tranh ảnh, nghiên cứu trên mạng có những hình ảnh liên quan đến tiết học giúp giáo viên gây sự chú ý từ trẻ

b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng giáo viên, học sinh

Qua khảo sát đầu năm, các đợt kiểm tra, dựa vào kết quả đạt được của giáo viên cũng như kết quả trên trẻ Từ đó có hướng bồi dưỡng cho phù hợp đạt hiệu quả

Phương pháp quan sát, điều tra các hoạt động của giáo viên.

Trong quá trình dự giờ thăm lớp hoặc giáo viên thao giảng tôi luôn quan sát, chú ý đến phương pháp, cách tổ chức các hoạt động của từng giáo viên để có hướng giúp đỡ bồi dưỡng rèn luyện thêm cho giáo viên

Phương pháp dự giờ rút kinh nghiệm cho giáo viên

Qua các đợt thao giảng, dự giờ, qua xếp loại của giáo viên cũng như kết quả trên trẻ Từ đó tìm ra các biện pháp áp dụng bồi dưỡng giúp giáo viên hòan thiện hơn

c ) Phương pháp thống kê toán học

Vào đầu năm học, ban giám hiệu kiểm tra, khảo sát, thống kê về cách tổ chức các hoạt động cho trẻ để nắm bắt khả năng truyền thụ của từng giáo viên qua đó có hướng bồi dưỡng và xử lý kết quả và tính được phần trăm

II Phần nội dung

1 Cơ sở lý luận

Trang 6

Trong trường lớp mầm non giáo viên giữ vai trò quan trọng, là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường Cán bộ quản lý là người định hướng bồi dưỡng để giáo viên có tay nghề vững vàng giáo dục trẻ phát triển toàn diện Chính vì vậy việc bồi dưỡng giáo viên tổ chức tốt hoạt động ngoài trời trong trường mầm non đóng vai trò hết sức quan trọng Như

chúng ta đã biết trẻ mầm non “Học mà chơi chơi mà học” là một trong các hoạt

động học tập của trẻ và có mục đích to lớn đối với sự phát triển toàn diện về nhân cách con người Trẻ thông qua hoạt động chơi ngoài trời còn giúp trẻ khám phá , thử nghiệm nhằm thúc đẩy hứng thú , phát triển trí tò mò và mong muốn khám phá mọi vật xung quanh chúng Hình thành ở trẻ những chức năng tâm lý những cơ sở ban đầu của nhân cách Không những thế mà còn hình thành và phát triển ở trẻ trên các lĩnh vực như: Tình cảm và quan hệ xã hội, Nhận thức , ngôn ngữ, thể chất thẩm mỹ Và phải khẳng định rằng hoạt động ngoài trời không thể thiếu đối với trẻ mầm non

Chính vì vậy tôi cố gắng tìm mọi biện pháp giúp giáo viên tổ chức tốt hoạt động ngoài trời cho trẻ một cách nhẹ nhàng và hiệu quả nhất

Tài liệu liên quan hỗ trợ cho tôi áp dụng để hoàn thành kinh nghiệm này: + Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non

+ Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non

+ Giáo dục học mầm non

+ Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 3 – 5 tuổi

+ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non chu kỳ II (2004-2007)

+ MoDule 26MN Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động vui chơi

+ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lí - giáo viên mầm non năm học

2015-2016

+ Kiểm tra đánh giá chất lượng giáo viên, học sinh.

+ Qua dự giờ thao giảng, qua các đợt chuyên đề

+ Qua các đợt chấm thi giáo viên dạy giỏi các cấp

+ Một vài kinh nghiệm tích luỹ từ học bồi dưỡng thường xuyên năm học:

2015 - 2016; năm học : 2016- 2017

2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu

- Số lớp: 10 lớp (trong đó MG 5 tuổi: 05 )

- Số trẻ: 320 (trong đó Trẻ 5 tuổi: 134)

- Tổng số CBVC: 26 (CBQL: 03; GV: 18 ; NV: 05) DTTS: 03 ( nữ 03);

- Giáo viên đứng lớp: 18/10 lớp; tỷ lệ: 1,8 gv/lớp

Trang 7

- CBQL: 03; đạt chuẩn 100%; trên chuẩn: 100%.

- Giáo viên trên chuẩn: 06; tỷ lệ: 33,3%

KẾT QUẢ KHI CHƯA ÁP DỤNG BIỆN PHÁP.

Hình thức tổ chức giờ học chưa linh hoạt 9/18 50 % Tạo môi trường hoạt động cho trẻ chưa phong phú 10/18 55 % Khai thác môi trường xung quanh để vận dụng vào

hoạt động còn hạn chế

9/18 50 %

Kích thích trẻ tham gia các hoạt động thử nghiệm

còn hạn chế

8/18 44,4 % Chưa thực sự chú ý phát huy tính tích cực ở trẻ 9 /18 50 %

Tổ chức chưa có hiệu quả hoạt động ngoài trời cho

trẻ

10/18 55 %

*Ưu điểm

Thực tế cho thấy khi vận dụng đề tài này về phía giáo viên đã có sự tiến

bộ hình thức tổ chức giờ học linh hoạt hơn Tạo môi trường hoạt động cho trẻ phong phú hơn Khai thác môi trường xung quanh để vận dụng vào hoạt động tốt hơn Kích thích trẻ tham gia các hoạt động thử nghiệm khám phá hứng thú hơn Trẻ hoạt động tích cực hơn Tổ chức có hiệu quả hoạt động ngoài trời cho trẻ

Đối với trẻ hứng thú, hoạt động tích cực hơn trước

* Hạn chế

Khi vận dụng đề tài này thì phải có sự đầu tư về cơ sở vật chất nhất là sân vườn cho cả 3 phân hiệu

Việc khai thác thông tin trên mạng, soạn giảng trên máy vi tính, cũng như việc kích thích trẻ tham gia các hoạt động thử nghiệm còn hạn chế ở giáo viên lớn tuổi

* Nguyên nhân chủ quan

Qua khảo sát thống kê ban đầu cho thấy việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ của một số giáo viên chưa thực sự năng động, sáng tạo Việc kích thích trẻ tham gia các hoạt động thử nghiệm còn hạn chế Một số giáo viên lớn tuổi

Trang 8

trong quá trình tổ chức hoạt động còn rập khuôn , máy móc chưa phát huy tính tích cực của trẻ

Chính vì những nguyên nhân trên đã làm ảnh hưởng không ít tới việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ

* Nguyên nhân khách quan

Trường hiện tại có 3 điểm, riêng điểm trường chính còn mượn đất của trường Tiểu học Cơ sở vật chất hầu như đã xuống cấp, các phòng chức năng không có

số hộ nghèo tăng so với năm học trước , Tại phân hiệu Buôn Trấp đa số là con

em đồng bào dân tộc thiểu số việc phụ huynh quan tâm đến các cháu còn có phần hạn chế

Chính vì trách nhiệm của người cán bộ quản lý, bản thân tôi suy nghĩ và định hướng bồi dưỡng giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ từ đó giáo viên có tay nghề vững vàng hơn ,giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện, đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay

3 Nội dung và hình thức của các giải pháp:

a Mục tiêu của giải pháp

Giúp giáo viên nắm vững phương pháp, chủ động linh hoạt, sáng tạo trong quá trình tổ chức các hoạt động

Có khả năng sử lý tình huống sư phạm tốt, thu hút, lôi cuốn trẻ vào các hoạt động

Giúp trẻ nắm bắt được nội dung hoạt động ngoài trời một cách chủ động, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng khi tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ

Giúp trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, được quan sát với những hoạt động của xã hội Khám phá những điều mới lạ các hoạt động như môi trường thiên nhiên , môi trường sống của các sự vật , tiếp súc với nước,cát, sỏi nhặt lá cây , ngắm vườn hoa, vật nuôi thông qua chơi giúp trẻ phát triển khả năng thiết lập mối quan hệ với bạn chơi , khả năng tự lực giải quyết các vấn đề nảy sinh khi chơi

Vận dụng những phương pháp, biện pháp, cách thức hướng dẫn và tổ chức cho trẻ hoạt động sao cho đạt hiệu quả nhất, vừa duy trì được hứng thú của trẻ vừa giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng và thoải mái “Chơi mà học, học mà chơi.”

Giúp giáo viên có khả năng thực hiện tốt việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Nhằm nâng cao công tác giáo dục trẻ tại trường Mầm non Hoa Cúc, qua nghiên cứu, đánh giá thực trạng tôi đã thực hiện một số giải pháp, biện pháp như sau:

Trang 9

Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên

Lập kế hoạch bồi dưỡng cụ thể theo tháng, học kỳ, từng chủ đề, từng thời điểm một cách phù hợp tạo điều kiện cho giáo viên tham gia Kiểm tra, đánh giá

năng lực của giáo viên , lấy kết quả phân loại để làm căn cứ xây dựng kế hoạch,

đưa ra các biện pháp bồi dưỡng, giúp đỡ, động viên để giáo viên nâng cao chuyên môn

Biện pháp 2: Quy hoạch sân chơi cho các phân hiệu

Tùy vào không gian của từng phân hiệu, quy hoạch sân chơi cho trẻ, tạo điều kiện xây dựng môi trường ngoài trời để tổ chức các hoạt động giáo dục và vui chơi cho trẻ đạt hiệu quả cao

Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch bổ sung đồ dùng, đồ chơi ,phương tiện, học liệu.

Lập kế hoạch mua sắm, đóng góp các loại đồ dùng, đồ chơi, phương tiện học liệu đảm bảo đủ điều kiện cho trẻ thực hiện các hoạt động yêu thích

Ví dụ: Góc chơi với cát nước cần chai nhựa, thùng, máng tre, rổ, giá, miếng bọt biển, vỏ chai nước muối có chia vạch…Bổ sung thêm lốp xe cũ đặt theo các cách khác nhau : chui qua, đi trên lốp , các thùng rỗng to, dây thừng các cỡ…các loại bóng , bóng ném, tung, chuyền , bắt, lăn…

Tổ chức thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo Đồ chơi đoạt giải có phần thưởng động viên khuyến khích, chọn đồ dùng đẹp, phù hợp với hoạt động nào thì sử dụng ở hoạt động đấy

Biện pháp 4: Xây dựng môi trường giáo dục trong trường.

Hầu như các phân hiệu đã lát sân gạch và bê tông hóa sân chơi, nhưng việc thiết kế môi trường giáo dục, bố trí thiết bị đồ dùng, đồ chơi, trồng cây, tạo

ra môi trường sống động có ý nghĩa rất lớn, đây chính là cơ sở, môi trường giúp trẻ có hứng thú khám phá, tìm hiểu, giúp giáo viên thuận lợi trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ ngoài trời Vì thế, khi xây dựng môi trường giáo dục ngoài trời cần có quy hoạch từ tổng thể, đến chi tiết, đảm bảo sự hài

hòa thẩm mỹ và có ý nghĩa về mặt giáo dục

Biện pháp 5 Quy hoạch, phân loại cây trồng ở từng phân hiệu

Tùy vào diện tích đất hiện có ở mỗi phân hiệu, để phân chia sân chơi thành từng khu vực cho phù hợp:

Khu vực trồng cây bóng mát, thường trồng những cây tán tỏa to nhiều bóng mát Đặc biệt là cây ít dụng lá Xung quanh những gốc cây có những chiếc ghế xi măng để trẻ có thể ngồi chơi giải trí hoặc chia sẻ với bạn bè

Khu vực trồng rau, gieo hạt: Phân cho các lớp lá , mỗi lớp một luống cây

để các cháu tập gieo hạt, chăm sóc, theo dõi quá trình phát triển của cây

Trang 10

Khu vực trồng cây thuốc nam như: cây ngải cứu, cây tía tô, cây xả, cây hương nhu Trồng cây thuốc nam trong vườn cũng đem lại lợi ích thiết thực cho trẻ

Khu vực trồng hoa cây cảnh: Tổ chức trồng các loại cây dễ trồng, dễ chăm, lâu tàn, nhiều màu sắc, an toàn thân thiện đối với trẻ

Môi trường thiên nhiên cần đảm bảo sự đa dạng, phong phú của các đối tượng, nên quy hoạch chỗ cho trẻ chơi với nước,cát Hoạt động ngoài trời tạo cho trẻ nhiều cơ hội vận động toàn thân, phát triển kĩ năng vận động thô như đi, chạy, nhảy, leo trèo, thăng bằng sức mạnh cả kết hợp các giác quan và tiếp nhận cảm giác… phần lớn trẻ thích tham gia vào các hoạt động ngoài trời, trò chơi ngoài trời, giúp trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát ,tiêu hao năng lượng và giải tỏa căng thẳng vì vậy sân chơi phải có đồ chơi như đu quay, thang leo, cầu trượt, bệp bênh, …được bố trí tại nơi râm mát và được đảm bảo an toàn mỗi khi cho trẻ chơi…

Biện pháp 6: Tổ chức triển khai cho giáo viên về việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ.

Ban giám hiệu, tổ khối và giáo viên cốt cán tập trung bồi dưỡng, hướng dẫn giáo viên biết thông qua hoạt động ngoài trời để thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ trong ngày

Căn cứ vào tính chất và yêu cầu của các hoạt động để lựa chọn hoạt động cho phù hợp với trẻ Thiên nhiên còn là nơi có những vật mẫu sống để giáo viên

sử dựng trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh và tổ chức nhiều hoạt động giáo dục khác

Tùy thuộc vào nội dung mỗi hoạt động, mục đích phát triển cho trẻ, tùy thuộc vào khí hậu, thời tiết(nóng, lạnh, mưa gió…) và điều kiện hiện có của trường lớp, đối tượng trẻ, chúng ta đều có thể tận dụng môi trường ngoài trời, khai thác triệt để lợi thế sân vườn để tổ chức các hoạt động giáo dục giúp trẻ phát triển nhận thức, năng lực tư duy, phát trển ngôn ngữ, giúp trẻ cảm nhận được cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống; phát triển tình cảm xã hội và phát triển thể chất

* Đối với hoạt động dạo chơi ngoài trời:

Tổ chức hoạt động quan sát, khám phá: Chọn đối tượng quan sát thật hấp

dẫn, cuốn hút ( ví dụ: Cây thì tươi tốt, con vật thì phải nhanh nhẹn, hoa phải có màu sắc tươi sáng…) Tạo cho trẻ cơ hội cho trẻ quan sát trong bối cảnh thực và tận dụng mọi lúc, mọi nơi

Ví dụ: Khi quan sát con chim hãy chọn thời đểm thích hợp để quan sát: Chim đang hót, chim chuyền từ cành nọ sang cành kia, chim nghiêng ngó tìm bắt sâu miệng chích chích; bướm đang bay từ bông hoa nọ sang bông hoa kia, đậu vào một lúc rồi lại bay ngắm bông hoa khác, hay đàn kiến tha mồi con nọ gặp con kia đụng đầu vào nhau con thì quay ngược, con thì quay xuôi Hay ông mặt trời chói rọi xuất hiện hãy cho trẻ tận dụng cơ hội này để cho trẻ quan sát

Ngày đăng: 15/05/2017, 10:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w