1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

50 đề thi vào lớp 10 môn ngữ văn

214 1,4K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 214
Dung lượng 36,25 MB
File đính kèm merged.rar (19 MB)

Nội dung

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 1(Thời gian: 120 phút)Phần I: (3 điểm)Dưới đây là một đoạn trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ:“Đoạn rồi, nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng: Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết , trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”( Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2014)1.Lời thoại trên là độc thoại hay đối thoại, vì sao?2.Hãy cho biết các câu văn trong đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào?3.Một trong những nguyên nhân đẩy Vũ Nương vào bi kịch là chiến tranh phong kiến. Bằng hiểu biết xã hội của mình, em hãy viết một đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về sự tàn bạo của chiến tranh.Phần II: (7 điểm)Đọc đoạn thơ sau:“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi Hàng tre xanh xanh Việt NamBão táp mưa sa đứng thẳng hàng”(Trích Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo dục, 2014)1.Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của tác giả nào? Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?2.Hãy tìm cặp địa từ nhân xưng trong đoạn thơ trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng cặp đại từ nhân xưng đó.3.Trong khổ thơ cuối của bài thơ này cũng có một câu thơ có hình ảnh cây tre. Hãy ghi lại câu thơ đó và chỉ ra mối liên hệ giữa hình ảnh hàng tre ở đonạ thơ trên và hình ảnh cây tre ở câu thơ mới ghi lại? 4.Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch có sử dụng phép lặp để liên kết và một câu ghép, làm rõ cảm xúc bồi hồi xúc động của nhà thơ trong đoạn thơ trên (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép lặp và câu ghép). HẾT ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 2(Thời gian: 120 phút)Phần I: (6 điểm)Cho đoạn thơ sau:“Kiều càng sắc sảo mặn màSo bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thủy nét xuân sơn,Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước nghiêng thànhSắc đành đòi một, tài đành họa hai”.(Trích “Truyện Kiều”, Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục 2014)1.Hãy giải nghĩa cụm từ “Nghiêng nước nghiêng thành”.2.Câu thơ “Làn thu thủy nét xuân sơn” có biện pháp tu từ nào? Hãy nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy.3.Trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” có thể thay thế từ“hờn” bằng từ “buồn” được không? Vì sao?4.Bằng hiểu biết về đoạn trích có đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp, có sử dụng một thành phần tình thái và một câu hỏi tu từ để bàn về nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” (gạch chân thành phần tình thái và câu hỏi tu từ).Phần II (4 điểm):“Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với an hem. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng an hem đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…”(Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2014).1.Hãy nêu ngắn gọn những hiểu biết của em về tác giả Kim Lân.2.Việc tác giả sử dụng điệp từ “lại” trong đoạn trích trên nhằm mục đích gì? Chỉ ra thành phần biệt lập trong đoạn trích và cho biết câu “Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày” là kiểu câu gì? (Phân loại theo cấu trúc ngữ pháp).3.Nhân vật ông Hai trong tác phẩm khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đã vô cùng xấu hổ, tủi nhục. Đó là nỗi xấu hổ của một con người có lòng tự trọng, có nhân cách. Bằng hiểu biết xã hội của mình, em hãy trình bày suy nghĩ về vai trò của sự tự xấu hổ trong việc hoàn thiện nhân cách của mỗi con người bằng mộtđoạn văn khoảng nửa trang giấy thi. HẾT ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 3(Thời gian: 120 phút)Câu 1: (3 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Trong thời buổi hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, dường như đang có hai thái độ trái ngược đối với thơ lục bát. Lắm kẻ thờ ơ, hoài nghi khả năng của lục bát. Họ thành kiến rằng lục bát là thể thơ quá gò bó về vần luật, về thanh luật, về tiết tấu; nó đơn điệu, nó bằng phẳng, quê mùa (…). Nhiều người đã nhận thấy ở lục bát những ưu thế không thể thơ nào có được. Họ tìm về lục bát (…). Đọc thơ lục bát thế kỉ qua, có thể thấy rõ rệt, càng về sau, dáng điệu lục bát càng trẻ trung, hơi thở lục bát càng hiện đại hơn so với hồi đầu. Điều đó là bằng chứng khẳng định lục bát vẫn trường tồn, lục bát vẫn gắn bó máu thịt với tâm hồn Việt trên con đường hiện đại. Chừng nào tre còn xanh, sen còn ngát, chừng nào tà áo dài còn tha thướt, tiếng đàn bầu còn ngân nga, chừng ấy những điệu lục bát còn tiếp tục sinh sôi trên xứ sở này.”a Hãy xác định phép liên kết có trong đoạn văn?b Hãy xác định biện pháp tu từ trong đoạn văn trên và chỉ ra tác dụng của phép tu từ đó?c Tác giả đã đưa ra mấy thái độ đối với thơ lục bát trong đoạn văn? Đó là những thái độ nào?d Nêu ngắn gọn suy nghĩ của em về vai trò của thơ lục bát với thơ ca và văn hóa Việt hiện nay?Câu 2: (3 điểm)“Biết cách học chứng tỏ bạn là một người thông minh”H. Adams –Viết bài văn ngắn khoảng một trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.Câu 3: (4 điểm) Hãy làm sáng tỏ vẻ đẹp chung và riêng của ba cô gái thanh niên xung phong tổ trinh sát mặt đường trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. HẾT ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 4(Thời gian: 120 phút)Câu 1: (1 điểm)Giải thích ý nghĩa từ “vàng” trong đoạn thơ sau:“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan”(Thế Lư, Nhớ rừng)Câu 2: (1 điểm)Tìm thành phần biệt lập trong câu thơ sau, gọi tên và cho biết tác dụng của thành phần đó trong câu:“Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về”(Hữu Thỉnh, Sang thu)Câu 3: (1 điểm)Nhận xét về cách đặt câu trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của cách đặt câu ấy đối với việc diễn tả nội dung của đoạn văn:“Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ bên kia quả đồi.Cao xạ đang bắn.”(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)Câu 4: (2 điểm)“Ngày đi, tháng chạy, năm bay. Thời gian nước chảy chẳng quay được về” (Ngạn ngữ Nga)Viết một đoạn văn trình bày ý kiến của em về câu ngạn ngữ trên.Câu 5: (5 điểm)Hãy phân tích nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn trên đỉnh Yên Sơn trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long để làm sáng tỏ vẻ đẹp của con người lao động bình thường mà vĩ đại. HẾT ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 5(Thời gian: 120 phút)Câu 1: (2,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:(1)Cây Hà Nội có nhiều loại, mỗi loại có tính cách riêng, lịch sử riêng, biểu trưng văn hóa riêng. Và đối với mỗi người dân thành phố, mỗi cây cũng mang ý nghĩa như vậy …(2)Ai là người Hà Nội đi xa mà không nhớ đến những đêm thu đi qua phố Bà Triệu và Nguyễn Du thơm ngát mùi hoa sữa. Gọi là hoa sữa phải chăng là vì màu hoa trắng như sữa. Trong bản nhạc tấu của hoa đầu mùa hạ, những cánh hoa tím nhạt của bằng lăng phố Thợ Nhuộm mang lại nỗi nhớ nhung. Sang thu, những lá non mơn mởn xuất hiện bên lá già”(Hữu Ngọc, Cây Hà Nội, In trong Hà Nội của tôi, NXB Thanh niên)a.Xác định phương thức biểu đạt được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên.b.Tìm quan hệ từ trong đoạn (1). Từ quan hệ từ đó cho biết tác giả đã sử dụng phép liên kết nào trong đoạn (1).c.Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau: “Gọi là hoa sữa phải chăng vì màu hoa trắng như sữa”d.Hãy nêu ngắn gọn cảm xúc của tác giả trong đoạn trích trên.Câu 2: (3,0 điểm)Chụp ảnh bản thân để khoe trên mạng xã hội đang dần trở thành một thói quen của nhiều bạn trẻ ngày nay. Hãy viết 1 bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) để trình bày suy nghĩ của em về thói quen này.Câu 3: (5,0 điểm)Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt để thấy tình cảm yêu thương của cháu dành cho bà. ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 6(Thời gian: 120 phút)Câu 1: (1,0 điểm)Hãy chỉ ra những từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn thơ sau và cho biết tác dụng của nó? Câu 2: (2,0 điểm) “Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồnGác mái, ngư ông về viễn phố Gõ sừng, mục trở lại cô thôn”(Bà Huyện Thanh Quan, Chiều hôm nhớ nhà) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Lại một đợt bom, khói vào hang. Tôi ho sặc sụa và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Tha

Trang 1

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 1

( Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2014)

1 Lời thoại trên là độc thoại hay đối thoại, vì sao?

2 Hãy cho biết các câu văn trong đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào?

3 Một trong những nguyên nhân đẩy Vũ Nương vào bi kịch là chiến tranh phong kiến Bằng hiểu biết xã hội của mình, em hãy viết một đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về sự tàn bạo của chiến tranh

Phần II: (7 điểm)

Đọc đoạn thơ sau:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

(Trích Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo dục, 2014)

1 Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của tác giả nào? Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?

2 Hãy tìm cặp địa từ nhân xưng trong đoạn thơ trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng cặp đại từ nhân xưng đó

3 Trong khổ thơ cuối của bài thơ này cũng có một câu thơ có hình ảnh cây tre Hãy ghi lại câu thơ đó và chỉ ra mối liên hệ giữa hình ảnh hàng tre ở đonạ thơ trên và hình ảnh cây tre ở câu thơ mới ghi lại?

Trang 2

4 Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch có sử dụng phép lặp để liên kết và một câu ghép, làm rõ cảm xúc bồi hồi xúc động của nhà thơ trong đoạn thơ trên (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép lặp và câu ghép)

- HẾT -

Trang 3

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 2

(Thời gian: 120 phút)

Phần I: (6 điểm)

Cho đoạn thơ sau:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thủy nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”

1 Hãy giải nghĩa cụm từ “Nghiêng nước nghiêng thành”

2 Câu thơ “Làn thu thủy nét xuân sơn” có biện pháp tu từ nào? Hãy nêu hiệu

quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy

3 Trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” có thể thay thế từ

“hờn” bằng từ “buồn” được không? Vì sao?

4 Bằng hiểu biết về đoạn trích có đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng

12 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp, có sử dụng một thành phần tình thái và một câu hỏi tu từ để bàn về nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du

trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” (gạch chân thành phần tình thái và câu hỏi

tu từ)

Phần II (4 điểm):

“Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với an hem Ồ, sao mà độ ấy vui thế Ông thấy mình như trẻ ra Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày Trong lòng ông lão

Trang 4

lại thấy náo nức hẳn lên Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng an hem đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…”

(Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2014)

1 Hãy nêu ngắn gọn những hiểu biết của em về tác giả Kim Lân

2 Việc tác giả sử dụng điệp từ “lại” trong đoạn trích trên nhằm mục đích gì? Chỉ ra thành phần biệt lập trong đoạn trích và cho biết câu “Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày” là kiểu câu gì? (Phân loại

theo cấu trúc ngữ pháp)

3 Nhân vật ông Hai trong tác phẩm khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đã vô cùng xấu hổ, tủi nhục Đó là nỗi xấu hổ của một con người có lòng tự trọng, có nhân cách Bằng hiểu biết xã hội của mình, em hãy trình bày suy nghĩ về vai trò của sự tự xấu hổ trong việc hoàn thiện nhân cách của mỗi con người bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi

- HẾT -

Trang 5

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 3

(Thời gian: 120 phút)

Câu 1: (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Trong thời buổi hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, dường như đang có hai thái độ trái ngược đối với thơ lục bát Lắm kẻ thờ ơ, hoài nghi khả năng của lục bát Họ thành kiến rằng lục bát là thể thơ quá gò bó về vần luật, về thanh luật,

về tiết tấu; nó đơn điệu, nó bằng phẳng, quê mùa (…) Nhiều người đã nhận thấy ở lục bát những ưu thế không thể thơ nào có được Họ tìm về lục bát (…) Đọc thơ lục bát thế kỉ qua, có thể thấy rõ rệt, càng về sau, dáng điệu lục bát càng trẻ trung, hơi thở lục bát càng hiện đại hơn so với hồi đầu Điều đó là bằng chứng khẳng định lục bát vẫn trường tồn, lục bát vẫn gắn bó máu thịt với tâm hồn Việt trên con đường hiện đại Chừng nào tre còn xanh, sen còn ngát, chừng nào tà áo dài còn tha thướt, tiếng đàn bầu còn ngân nga, chừng ấy những điệu lục bát còn tiếp tục sinh sôi trên xứ sở này.”

a/ Hãy xác định phép liên kết có trong đoạn văn?

b/ Hãy xác định biện pháp tu từ trong đoạn văn trên và chỉ ra tác dụng của phép

ý kiến trên

Câu 3: (4 điểm)

Trang 6

Hãy làm sáng tỏ vẻ đẹp chung và riêng của ba cô gái thanh niên xung

phong tổ trinh sát mặt đường trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê

Minh Khuê

- HẾT -

Trang 7

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 4

(Thời gian: 120 phút)

Câu 1: (1 điểm)

Giải thích ý nghĩa từ “vàng” trong đoạn thơ sau:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan”

(Hữu Thỉnh, Sang thu)

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

Hãy phân tích nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn trên

đỉnh Yên Sơn trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long để làm

sáng tỏ vẻ đẹp của con người lao động bình thường mà vĩ đại

- HẾT -

Trang 8

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 5

(Thời gian: 120 phút)

Câu 1: (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Cây Hà Nội có nhiều loại, mỗi loại có tính cách riêng, lịch sử riêng, biểu trưng văn hóa riêng Và đối với mỗi người dân thành phố, mỗi cây cũng mang ý nghĩa như vậy […]

(2) Ai là người Hà Nội đi xa mà không nhớ đến những đêm thu đi qua phố Bà Triệu và Nguyễn Du thơm ngát mùi hoa sữa Gọi là hoa sữa phải chăng là vì màu hoa trắng như sữa Trong bản nhạc tấu của hoa đầu mùa hạ, những cánh hoa tím nhạt của bằng lăng phố Thợ Nhuộm mang lại nỗi nhớ nhung Sang thu, những lá non mơn mởn xuất hiện bên lá già”

(Hữu Ngọc, Cây Hà Nội, In trong Hà Nội của tôi, NXB Thanh niên)

a Xác định phương thức biểu đạt được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên

b Tìm quan hệ từ trong đoạn (1) Từ quan hệ từ đó cho biết tác giả đã sử dụng phép liên kết nào trong đoạn (1)

c Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau: “Gọi là hoa sữa phải chăng vì màu hoa trắng như sữa”

d Hãy nêu ngắn gọn cảm xúc của tác giả trong đoạn trích trên

Câu 2: (3,0 điểm)

Chụp ảnh bản thân để khoe trên mạng xã hội đang dần trở thành một thói quen của nhiều bạn trẻ ngày nay Hãy viết 1 bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) để trình bày suy nghĩ của em về thói quen này

Câu 3: (5,0 điểm)

Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt để thấy tình cảm yêu thương của

cháu dành cho bà

Trang 9

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 6

Gác mái, ngư ông về viễn phố

Gõ sừng, mục trở lại cô thôn”

Câu 2: (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Lại một đợt bom, khói vào hang Tôi ho sặc sụa và tức ngực Cao điểm bây giờ thật vắng Chỉ có Nho và chị Thao Và bom Và tôi ngồi đây Và cao xạ bên kia quả đồi Cao xạ đang bắn”

a Cho biết đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Của tác giả nào?

b Xác định 01 câu đặc biệt trong đoạn văn

c Các câu văn trong đoạn văn có gì đặc biệt? Cách viết câu như vậy có tác dụng gì trong việc diễn tả nội dung của đoạn văn?

Câu 3: (2,0 điểm)

Hãy viết 1 đoạn văn ngắn (không quá 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của

em về căn bệnh “giờ cao su” của giới trẻ hiện nay

Câu 4: (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ

- HẾT -

Trang 10

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 7

(Thời gian: 120 phút)

Câu 1 (1 điểm)

Xác định kiểu câu phân loại theo mục đích nói của câu văn sau: “Chớ quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!” (Ngô gia văn phái – Hoàng Lê nhất thống chí)

Câu 2 (1 điểm)

Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:

“Nếu được là, hạt giống để mùa sau Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa Vui gì hơn làm người lính đi đầu Trong đêm tối tim ta làm ngọn lửa”

(Tố Hữu, Chào xuân 67)

a/ Trong đoạn thơ trên, từ “điểm tựa” được dùng như một thuật ngữ vật lí hay như một từ thông thường?

b/ Từ “ngọn lửa” trong đoạn thơ được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Giải thích ý nghĩa của từ đó?

Câu 3 (1 điểm)

Tìm thành phần phụ trong câu sau và cho biết đó là thành phần gì?

“Tôi, một quả trên đồi”

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

Trang 11

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

(Viễn Phương, Viếng lăng Bác)

- HẾT -

Trang 12

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 8

Vân Tiên nghe nói liền cười:

"Làm ơn há dễ trông người trả ơn?

Nay đà rõ đặng nguồn cơn, Nào ai tính thiệt so hơn làm gì

Nhớ câu kiến ngãi bất vi, Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”

- Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục, 2010 – 1/ Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Đoạn hội thoại diễn ra trong hoàn cảnh nào?

2/ Giải thích ý nghĩa các cụm từ “báo đức thù công” và “kiến ngãi bất vi?

3/ Những từ “tạm ngồi” “xin cho” “tiện thiếp” “lạy” “thưa” của Kiều Nguyệt

Nga đã thể hiện phương châm hội thoại nào? Tìm một thành ngữ hoặc tục ngữ nói về phương châm hội thoại đó

4/ Viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp nêu cảm nhận của em về những phẩm chất của nhân vật Lục Vân Tiên trong tác phẩm Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh và thành phần phụ chú (gạch chân biện pháp tu từ so sánh và thành phần phụ chú)

Phần I (4 điểm)

Cho đoạn văn sau:

“Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh Cười thì hàm răng lóa lên trên khuôn mặt nhem nhuốc Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là

“những con quỷ mắt đen”

(Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo dục,

Trang 13

1/ Chỉ ra câu có chứa lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên? Nói “những con quỷ mắt đen” là sử dụng biện pháp tu từ gì?

2/ Những người gọi nhau là “những con quỷ mắt đen” là những ai? Họ làm công

việc gì? Những câu văn trên gợi cho em cảm nhận gì về công việc và phẩm chất của họ?

3/ Trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, một trong các

phẩm chất đẹp của các nhân vật là ý chí kiên cường trong cuộc sống, chiến đấu

Từ hiểu biết về tác phẩm và những hiểu biết xã hội của em, hãy viết một đoạn văn (không quá 1 trang giấy thi) để bàn về ý chí trong cuộc sống

- HẾT -

Trang 14

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 9

(Thời gian: 120 phút)

Câu 1 (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Có hai người bạn đang cùng nhau trải qua một chuyến đi dài Trên đường đi qua sa mạc, hai người đã có một cuộc tranh cãi gay gắt Không giữ được bình tĩnh, một người đã tát người bạn của mình Người kia rất đau nhưng không nói gì Anh chỉ lặng lẽ viết lên cát “Hôm nay, bạn tốt nhất của tôi đã tát vào mặt tôi” Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng chân và tắm mát Người bạn vừa bị tát do sơ ý bị trượt chân xuống một bãi lầy và ngày càng lú sâu xuống Nhưng người bạn kia đã kịp thời cứu anh Ngay sau khi hồi phục, người bạn suýt chết khắc lên tảng đá dòng chữ: “Hôm nay, bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi” Người bạn kia hết sức ngạc nhiên bèn hỏi: “Tại sao khi tớ làm cậu đau, cậu lại viết lên cát, còn bây giờ lại là một tảng đá?”

(Viết trên cát và khắc trên đá, Hạt giống tâm hồn)

a, Xác định ngôi kể và cho biết tác dụng của ngôi kể ấy trong đoạn văn bản trên?

b, Chỉ ra các câu có lời dẫn trực tiếp?

c, Xác định và gọi tên thành phần phụ trong câu sau: :Trên đường đi qua sa mạc, hai người đã có một cuộc tranh cãi gay gắt”

d, Em hãy trả lời ngắn gọn câu hỏi của người bạn trong đoạn văn: “Tại sao khi tớ làm cậu đau, cậu lại viết lên cát, còn bây giờ lại là một tảng đá?”

Câu 2 (3,0 điểm)

“Tha thứ là món quà vô giá của con người”

Viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về

“món quà vô giá” ấy

Câu 3 (4,0 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình tượng người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật)

- HẾT -

Trang 15

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 10

(Thời gian: 120 phút)

Phần I (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“[…] Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay

có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sâm, chơi sui với nhau

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra Chúng nó là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…”

(Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục, 2014)

1, Tâm trạng của nhân vật ông Hai trong đoạn trích trên nảy sinh từ tình huống nào? Nêu vai trò của tình huống truyện ấy?

2, Nếu bỏ đi các dấu hỏi chấm “?” trong đoạn và dấu ba chấm “…” cuối đoạn văn trên thì cách miêu tả nhân vật và giá trị biểu cảm của đoạn trích trên có thay đổi không? Vì sao? Dấu “…” đứng cuối đoạn trích trên diễn tả điều gì?

3, Viết một đoạn văn (khoảng 15 câu) theo cách lập luận quy nạp phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai trong tình huống truyện mà em vừa xác định trên Trong đoạn có sử dụng một câu hỏi tu từ và một câu bị động (Gạch chân xác định câu hỏi

3, Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đã bày tỏ lẽ sống đẹp, lẽ sống cống hiến của nhà

thơ Thanh Hải Bằng hiểu biết về bài thơ và hiểu biết về xã hội em hãy viết một đoạn văn ngắn (không quá 01 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của mình về vai trò của

lẽ sống cống hiến

- HẾT -

Trang 16

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 11

Câu 2 (1,0 điểm)

Từ “xuân” trong các câu thơ sau từ nào dùng theo nghĩa gốc, từ nào dùng theo nghĩa chuyển? Hãy xác định nghĩa của các từ “xuân” đó trong văn cảnh

a/ Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân

(Truyện Kiều – Nguyễn Du) b/ Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Câu 3 (1,0 điểm)

Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

“Ở rừng này thường như thế Mưa Nhưng mưa đá Lúc đầu tôi không biết Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang Có cái gì vô cùng sắc xé không khí

ra từng mảnh vụn Gió Và tôi thấy đau, ướt ở má.” (Trích Những ngôi sao xa xôi,

Lê Minh Khuê)

a/ Xác định phép liên hết câu trong đoạn văn trên?

b/ Xác định 2 câu đặc biệt và cho biết tác dụng của kiểu câu đặc biệt trong đoạn văn trên?

Trang 17

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 12

(Thời gian: 120 phút)

Câu 1 (3,0 điểm):

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:

“Enriccô ơi! Trường học ví như người mẹ, người mẹ đã dứt con ở tay ta khi con nói chưa sõi để trả lại ta một đứa con khỏe mạnh, tử tế và siêng năng […] Mai sau, con nên người, con sẽ du lịch trong thế giới, con sẽ trông thấy những thị thành hoa lệ, những lâu đài nguy nga, nhưng con luôn phải nhớ đến nếp nhà trắng tầm tường kia với cửa chớp khép, với vườn cây xanh vì đấy là nơi bông hoa trí tuệ đầu tiên của con đã nảy nở”

(Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả)

1 Câu “En-ri-cô ơi!” thuộc kiểu câu nào theo phân loại câu về mục đích nói?

2 Xác định và gọi tên thành phần phụ trong câu văn “Mai sau, con…nảy nở”?

3 Viết “bông hoa trí tuệ” là sử dụng biện pháp tu từ gì? Hiệu quả nghệ thuật của

biện pháp tu từ ấy?

4 Nêu ngắn gọn suy nghĩ của em về lời nhắn gửi của người mẹ với người con trong đoạn văn trên?

Câu 2 (3,0 điểm):

Viết một bài văn ngắn nêu suy nghĩ của em về câu nói:

“Sự yêu thương mà chúng ta cho đi là sự yêu thương duy nhất mà chúng ta giữ được”

Trang 18

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 13

Câu 2 (1,0 điểm):

Hãy xác định từ tượng hình và giá trị của chúng trong câu văn sau:

Đám mây lốm đốm, xám như đuôi con sóc nối đuôi nhau bay qua xác ngọn cây, lê thê đi mãi, bây giờ cứ loáng thoáng nhạt dần, thỉnh thoảng đứt quãng, đã lồ

lộ ra một bức vách trắng toát

Câu 3 (1.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về

a/ Giải nghĩa từ “chùng chình” trong đoạn thơ

b/ Trong câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ” tác giả đã sử dụng biện pháp

tu từ gì và tác dụng của nó?

Câu 3 (2.0 điểm)

Viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn không quá một trang giấy thi để nêu suy

nghĩ của em về câu nói: “Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một học trò” –

Hasan

Câu 5 (5.0 điểm)

Về bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, có ý kiến cho rằng: Từ câu chuyện riêng,

bài thơ “Ánh trăng” cất lên lời nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm của con

Trang 19

người đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiềnn hậu

Suy nghĩ của em về ý kiến trên?

- HẾT -

Trang 20

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 14

(Thời gian: 120 phút)

Câu 1 (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:

“Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta, đã cí thể nhận xét rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người nghe

và chỉ nghe thôi Tuy vậy, lời phẩm bình của họ có phần chắc chắn không phải chỉ

là một lời khen xã giao Những nhân chứng có đủ thẩm quyền hơn về mặt này cũng không kiếm Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là người rất thạo tiếng Việt), đã có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất lành mạnh trong lối nói, rât uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”

(Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn trong sức sống dân tộc, Đặng Thai Mai)

1 Xác định câu chủ đề của đoạn văn trên và cho biết đoạn văn được viết theo mô hình nào?

2 Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

3 Xác định các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên?

4 Theo em, cần làm gì để giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt (trả lời ngắn gọn trong 5 ->

7 dòng)

Câu 2 (3,0 điểm)

Viết một bài văn ngắn nêu suy nghĩ của em về thói ăn chơi, đua đòi của một

bộ phận giới trẻ ngày nay

Câu 3 (4,0 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của đoạn thơ sau:

“Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo”

(Đồng chí, Chính Hữu)

-HẾT -

Trang 21

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 15

(Thời gian: 120 phút)

Câu 1 (1,0 điểm):

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt gia Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo”

(Đồng chí, Chính Hữu) Trong các từ “vai, miệng, chân, tay, đầu” trong đoạn thơ trên, từ nào được dùng

theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Hãy nêu phương thức chuyển nghĩa của các từ ấy

(Cố hương, Lỗ Tấn)

Câu 3 (1,0 điểm):

Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ:

Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo “cô có cái nhìn sao mà xa xăm”

(Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê)

Câu 4 (2,0 điểm):

Viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta

Câu 5 (5,0 điểm):

Trang 22

Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của

Kim Lân khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc cho đến khi tin đó được cải chính

-HẾT -

Trang 23

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

HÀ NỘI

-

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2014-2015 MÔN THI: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Ngày thi: Ngày 23 tháng 6 năm 2013

(Đề thi gồm: 01 trang)

Phần I: (7 điểm)

Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng):

"Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén của nó Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi thất thần hất cái trắng ra cơm văng tung tóe cả mâm Giận quá và không kịp suy nghĩ anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:

- Sao mày cứng đầu quá vậy hả?"

3 Viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ tình cảm sâu nặng của bé Thu đối với cha trong truyện ngắn trên Ở đó có sử dụng câu có thành phần biệt lập và phép lặp để lên kết (gạch dưới thành phần biệt lập và từ ngữ

sử dụng làm phép lặp)

4 Kể tên một tác phẩm khác của chương trình ngữ văn 9, trong đó có nhân vật người cha vì chiến tranh mà chia cách ,khi trở về đứa con trai cũng hoài nghi xa lánh Nêu suy nghĩ của em về chiến tranh (không quá 5 dòng)

Phần II (3 điểm)

Cho đoạn thơ:

"Con ơi tuy thô sơ da thịt

ĐỀ CHÍNH THỨC

Trang 24

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con"

(Y Phương, Nói với con, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)

1 Tìm thành phần gọi - đáp trong những dòng thơ trên

2 Theo em việc dùng từ phủ định trong dòng thơ "Không bao giờ nhỏ bé được"

nhằm khẳng định điều gì?

3 Từ bài thơ trên và những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về cội nguồn của mỗi con người qua đó thấy được trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tình hình đất nước hiện nay

- HẾT -

Trang 25

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I 1 “Chiếc lược ngà” được viết năm 1968

Những từ ngữ mang màu sắc Nam Bộ trong đoạn trích: “chén”,

“xoi”

2 Những biểu hiện của bé Thu ở trên nói lên thái độ bướng bỉnh không

chịu nhận ông Sáu làm cha

Lời kể được gạch chân trong đoạn trích trên giúp em nhận biết được mục đích của câu văn có hình thức nghi vấn sau đó là nhằm bộc lộ cảm xúc - sự tức giận của ông Sáu khi bé Thu không chịu nghe lời

3 (1)Trước hết bé Thu là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan

góc, đã gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm đến ghê gớm, khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng “Ba”, hay khi hất cái trứng mà ông Sáu gắp cho xuống để cuối cùng khi ông Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại (2) Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử thách cá tính của bé Thu và có người cho rằng tác giả đã xây dựng tính cách bé Thu hơi “thái quá”, song thiết nghĩ, chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa con dành cho người cha yêu quý (3)Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người cha “chụp chung trong bức ảnh với má”, người cha ấy không giống ông Sáu, không phải bởi thời gian đã làm ông Sáu già đi

mà do cái thẹo trên má, cái dấu tích của chiến tranh đã hằn sâu làm biến dạng khuôn mặt ông Sáu (4) Có lẽ trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn, biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sỹ (5) Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiễu sách mà là

Trang 26

tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô gian liên giải phóng sau này (6) Nhưng xét cho cùng, cô bé ấy có bướng bỉnh, gan góc, tình cảm

có sâu sắc, mạnh mẽ thế nào thì Thu vẫn chỉ là một đứa trẻ mới 8 tuổi, với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ (7) Nhà văn tỏ ra rất am hiểu tâm lý của trẻ thơ và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến và trân trọng một cách đẹp đẽ, thiêng liêng những tâm tư tình cảm vô giá ấy nên người đọc có cảm giác bé Thu sợ ông Sáu sẽ nhìn thấy những giọt nước mắt trong chính tâm tư của mình hay bé Thu dường như lờ mờ nhận ra mình có lỗi để rồi lại một loạt hành động tiếp theo “Xuống bến nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói, cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông” (8) Bé Thu bỏ đi lúc bữa cơm nhưng lại có ý tạo tiếng động gây sự chú ý như muốn mọi người trong nhà biết bé sắp đi, mà chạy

ra vỗ về, dỗ dành (9) Có một sự đối lập trong những hành động của

bé Thu, giữa một bên là sự cứng cỏi, già giặn hơn tuổi, nhưng ở khía cạnh khác cô bé vẫn mong được yêu quý vỗ về (10) Để rồi ở đoạn cuối, khi mà bé Thu nhận ra cha, tình cha con trong Thu giữ gìn bấy lâu nay giờ trỗi dậy vào cái giây phút mà cha con phải tạm biệt nhau: con bé cứng cỏi mạnh mẽ ngày hôm nào lại “như thể bị bỏ rơi”, lúc đứng ở góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người vây quanh ba

nó, dường như nó thèm khát cái sự ấm áp của tình cảm gia đình, nó cũng muốn chạy lại và ôm hôn cha nó lắm chứ, nhưng lại có cái gì chặn ngang cổ họng nó, làm nó cứ đứng nguyên ở ấy, ước mong cha

nó sẽ nhận ra sự có mặt của nó (11) Và rồi đến khi cha nó chào nó trước khi đi, có cảm giác mọi tình cảm trong lòng bé Thu bỗng trào dâng: nó không nén nổi tình cảm như trước đây nữa, nó bỗng kêu hét lên “Ba…”,” vừa kêu vừa chạy xô đến nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”, hôn ba nó cùng khắp; nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba

nó nữa” (12) Tiếng kêu “Ba” từ sâu thẳm trái tim bé Thu, tiếng gọi

mà ba nó đã dùng mọi cách để ép nó gọi trong mấy ngày qua, tiếng gọi ba gần gũi lần đầu tiên trong đời nó, tiếng gọi mà ba nó tha thiết được nghe một lần (13) Bao nhiêu mơ ước, khao khát như muốn vỡ

òa ra trong một tiếng gọi cha! (14) Tiếng gọi ấy không chỉ khiến ba

nó bật khóc mà còn mang một giá trị thiêng liêng với nó (15) Tình

Trang 27

cảm sâu nặng của bé Thu với cha thật đáng xúc động biết bao!

- Thành phần biêt lập: “Song thiết nghĩ”

- Từ ngữ dùng làm phép lặp: “bé Thu”

4 Tác phẩm: “ Chuyện người con gái Nam Xương”

Chiến tranh là kẻ thù của hạnh phúc Nó chỉ mang lại mất mát, đau khổ và đói nghèo cho nhân loại Nó không chỉ để lại hậu quả hôm nay

mà còn dai dẳng đến cả những ngày sau, đến nhiều thế hệ! Tuy nhiên, nếu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ tự do độc lập thì chúng ta sẵn sàng trả giá để bảo vệ những thứ quý giá ấy!

II 1 Thành phần gọi đáp: “ơi”, “nghe”

2 Việc dùng từ phủ định trong dòng thơ “Không bao giờ nhỏ bé

được" nhằm khắc sâu thêm ý khẳng định trong lời nhắn nhủ của cha

với con về lòng tự tôn, ý thức về tầm vóc của dân tộc mình

3 Cội nguồn là phần nền móng đã bị che khuất nhưng lại là trụ cột, làm

nên sức mạnh! Với dân tộc Việt Nam đó là đạo lý "uống nước nhớ nguồn", lòng yêu nước, tình đoàn kết, nghĩa đồng bào… Những giá trị đó đã được các thế hệ người Việt ra sức vun đắp, giữ gìn từ đời này sang đời khác, xuyên suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước và trở thành truyền thống văn hóa tốt đẹp, làm nên cốt cách, tâm hồn người Việt Nam Khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD981 vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, lòng yêu nước của tuổi trẻ Việt Nam càng thể hiện rõ nét Thanh niên Việt Nam luôn ý thức được rằng biển đảo luôn là một phần máu thịt rất thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc thân yêu và họ đã hành động có trách nhiệm với Tổ quốc! Đó là hình ảnh của tuổi trẻ trong cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài với những bộ áo quần cờ đỏ sao vàng, với những lá quốc kỳ của Tổ quốc trên tay trên các đường phố ở nhiều nước để biểu tình phản đối Trung Quốc Trên các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Twitter, MySpace… những hình ảnh Việt Nam tràn ngập với những status, những bình luận thể hiện lòng yêu nước, yêu chuộng hòa bình, luôn hướng về đất nước

Trang 28

Đó là hình ảnh của một nữ sinh báo chí xinh đẹp Bảo Linh gây sốt trong giới trẻ với phong trào vì hòa bình với thông điệp “Tôi là người Việt Nam, tôi yêu Hòa bình Nếu bạn cũng giống như thế, hãy ôm tôi” Đó là những đợt quyên góp, ủng hộ vật chất cho các chiến sĩ ở Trường Sa và Hoàng Sa, cho cảnh sát biển và lực lượng kiểm ngư Việt Nam…Là một học sinh, tôi luôn mang trong tim tình yêu biển đảo, tình yêu và lòng khâm phục tới những người lính biển, những ngư dân chân chất nơi đảo xa, luôn mong rằng biển đảo sẽ bình yên, rạng rỡ nụ cười! Còn bạn?

Trang 29

SỞ GD & ĐT BÌNH THUẬN

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015-2016

TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN HƯNG ĐẠO

Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

I Đọc – hiểu: (2,0 điểm) 107559

Đọc kỹ đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi:

“Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”

1 Lời nhận định trên là của ai? Trích trong tác phẩm nào? Tác giả? (0,75 điểm)

2 Từ nào mang yếu tố tình thái trong câu: “Người phương Bắc không phải nòi

giống nước ta, bụng dạ ắt khác”? (0,25 điểm)

3 Câu in nghiêng trong đoạn trích là câu đơn hay câu ghép? Chỉ ra thành phần chủ

ngữ và vị ngữ trong câu ấy? (1,0 điểm)

II Làm văn: (8,0 điểm) Bình Thuận chuyên – 2015.2016

Câu 1: (3,0 điểm) 107560

Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói:“Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”

(Trích Cổng trường mở ra – Lý Lan, theo Ngữ văn 7, tập một,

NXB Giáo dục Việt Nam – 2014)

Từ nội dung đoạn trích, hãy nêu ý kiến: Em cảm nhận được những gì về thế giới kì diệu đó? Từ khi mẹ buông tay và khích lệ, bản thân em đã thể hiện tính tự

lập như thế nào qua những năm đi học?

(Bài làm không quá 01 trang giấy thi)

Câu 2: (5,0 điểm) 107561

Cảm nhận của em qua hai khổ thơ sau:

“Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về

[…]

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Trang 30

Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi”

(Trích “Sang thu”- Hữu Thỉnh, theo Ngữ văn 9, tập hai,

NXB Giáo dục Việt Nam - 2014)

-Hết -

Thí sinh không được sử dụng tài liệu Giám thị coi thi không giải thích gì thêm

Trang 31

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I Đọc hiểu văn bản:

1 - Đây là lời nhận định của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ

- Trích trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” của nhóm tác

giả Ngô gia văn phái (Một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì)

2 Từ mang yếu tố tình thái trong câu: “Người phương Bắc không

phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác” là từ: “ắt”

3 Câu in nghiêng trong đoạn trích là câu ghép

- Cụm chủ - vị thứ nhất: "chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải"

+ Vị ngữ: "không thể chịu nổi"

("ai cũng muốn đuổi chúng đi” là phần phụ chú)

1 Từ nội dung đoạn trích, hãy nêu ý kiến: Em cảm nhận được

những gì về thế giới kì diệu đó? Từ khi mẹ buông tay và khích

lệ, bản thân em đã thể hiện tính tự lập như thế nào qua những năm đi học?

Trang 32

- Thế giới kì diệu đó là thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng

- Đó là nơi chúng ta được trang bị những kĩ năng, những bài học làm người quý báu để vươn tới thành công

=> Chỉ trường học mới mở ra cho chúng ta một thế giới diệu kì đến vậy!

2 Cảm nhận về hai khổ thơ trích “Sang thu”- Hữu Thỉnh

I Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

- Hữu Thỉnh thuộc thế hệ các nhà thơ thời chống Mỹ với ngòi bút luôn hướng về đề tài chiến tranh, người lính và cuộc sống nông thôn

- “Sang thu” là tác phẩm tiêu biểu của Hữu Thỉnh, được viết khi

thiên nhiên bắt đầu sang thu và cũng là thời điểm đất nước vừa bước từ chiến tranh sang hòa bình

II Phân tích:

Khổ 1: Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời

- Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình:

+ “Hương ổi” là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được

cảm nhận từ mùi ổi chín rộ

+ Từ “phả”: động từ có nghĩa là toả vào, trộn lẫn -> gợi mùi

hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may của mùa thu, lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát - hương thơm nồng nàn hấp dẫn của những vườn

Trang 33

cây sum suê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam

+ “Sương chùng chình”: những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như

một làm sương mỏng nhẹ nhàng trôi, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn

- Cảm xúc của nhà thơ:

+ Kết hợp các từ: “bỗng, hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng,

cảm xúc bâng khuâng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu Nhà thơ giật mình, hơi bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận Đó có thể là do những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua hoặc do quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra

+ Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người : chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng…

Khổ cuối: Suy ngẫm mang tính triết lí về cuộc đời, con người

- Thiên nhiên sang thu được gợi ra qua hình ảnh cụ thể: nắng – mưa

“Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa”

+ Nắng là hình ảnh cụ thể của mùa hạ Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần, yếu dần bởi gió se đã đến chứ không chói chang, dữ dội, gay gắt

+ Mưa cũng đã ít đi Cơn mưa mùa hạ thường bất ngờ chợt đến rồi

lại chợt đi Từ “vơi” có giá trị gợi tả, diễn tả cái thưa dần, ít dần,

hết dần những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ

- Hình ảnh ẩn dụ:

“Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi”

+ Ý nghĩa tả thực: hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ Sấm cuối mùa hạ cũng bớt đi, ít đi lúc sang thu

+ Ý nghĩa ẩn dụ: “Sấm” là hình ảnh biểu tượng cho những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải, từng vượt qua những khó

khăn, thăng trầm Qua đó, khẳng định bản lĩnh cứng cỏi của con

Trang 34

người trước những biến động của cuộc đời

-> Ngợi ca bản lĩnh cứng cỏi và tốt đẹp của mỗi con người từng trải nói riêng và nhân dân ta nói chung trước những thách thức khó khăn, gian khổ

III Đánh giá:

Thông qua hai khổ thơ, nhà thơ đã khắc họa bức tranh thiên nhiên lúc vào thu thật mới mẻ, sinh động, ấn tượng, đồng thời cũng gửi gắm tới người đọc những triết lí sâu xa mà thấm thía Qua đây cho thấy tình yêu thiên nhiên và ngòi bút tài hoa của tác giả

Trang 35

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TỈNH AN GIANG

NĂM HỌC 2016-2017 Môn thi: Ngữ Văn Thời gian: 120 phút

I ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Hè về, phượng nở đỏ thắm các con đường, góc phố, sáng rực một góc trời Cả khoảng xanh lục của lá non và màu xanh biếc của bầu trời lại được điểm xuyết thêm màu hoa phượng đỏ Hoa nở đỏ thắm các con đường trên phố

Hoa phượng không có mùi hương thơm quyến rũ như hoa ngọc lan, hoa lài hay các loài hoa khác Hoa phượng với những chùm hoa xinh đẹp, sắc hoa rực rỡ giữa trưa hè

Hoa phượng không chỉ đẹp bởi màu sắc, phượng còn là tuổi thơ, là kỉ niệm, là những ngày tháng không phai dưới mái trường của tuổi học trò

“Hoa học trò”! Ai đó đã gọi hoa phượng một cách trìu mến và thân thương như vậy Có lẽ vì phượng đã quá gần gũi và thân thuộc với lứa tuổi học trò Bởi phượng đơm hoa là báo hiệu mùa hè sắp đến

Không hiểu từ bao giờ và ai đã có ý tưởng thật hay là trồng những cây phượng nơi trường học? Những bông hoa đã thầm như nhắc nhở ngày chia tay của niên học đã sắp gần kề

Có ai hiểu tại sao phượng nở là chia tay? Có ai trả lời được tại sao tuổi học trò lại yêu hoa phượng? Hình bóng thầy cô cứ trải dài theo những tranh sách nhỏ, bên tấm bảng đen, và trên cả những sớm mai như thế, những buổi sớm mai có màu hoa

đỏ lốm đốm in trên bầu trời, trong khoảng sân trường vắng lặng ươm đầy hoa nắng

Có lẽ ai trong chúng ta lại không trải qua cái tuổi học trò và ít nhất không một lần ngân nga câu hát:

Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng

Em chở mùa hè của tôi đi đâu…

(Theo Lê Nho Việt, báo Dân trí)

Trang 36

Câu 2: Tìm một câu có thành phần biệt lập, chỉ ra cụm từ và tên của thành phần biệt lập ấy

Câu 3: Tìm các từ thuộc một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó

Câu 4: Phân biệt ý nghĩa khác nhau của hai từ góc trờivà bầu trời

Câu 5: Nội dung chính của văn bản nói về vấn đề gì?

Câu 6: Em suy nghĩ gì về ý kiến của tác giả cho rằng: hoa phượng là “Hoa học trò”? Trình bày đoạn văn khoảng 5-7 dòng

II LÀM VĂN (7 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trích từ bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh

Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lung Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

(Ngữ văn 9, Tập 2, NXBGD, 2005, trang 55-56)

Trang 37

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

1 1 Câu “Hoa học trò!”là câu đặc biệt

2 - Câu văn có thành phần biệt lập là câu Có lẽ vì phượng đã quá gần gũi

và thân thuộc với lứa tuổi học trò

- Cụm từ: có lẽ

- Tên của thành phần biệt lập: thành phần tình thái

3 Học sinh có thể tìm nhiều trường từ vựng khác nhau Sau dây là một vài gợi ý có thể tìm được:

- Trường từ vựng màu sắc: đỏ, xanh lục, xanh biếc

- Trường từ vựng hoa: hoa phượng, hoa lài, hoa ngọc lan

- Trường từ vựng trường học: thầy cô, sân trường, bảng đen, trang sách

5 Nội dung chính của văn bản nói về hoa phượng báo hiệu mùa hè đến, ý nghĩa của hoa học trò cùng những suy nghĩ của tác giả về loài hoa ấy

6 Học sinh có thể có nhiều ý kiến khác nhau, có thể tham khảo các ý sau:

- Đồng ý với tác giả, hoa phượng là hoa học trò

- Tại sao? Vì nó nở vào mùa hè, báo hiệu một mùa chia tay lại sắp đến, một lứa học sinh lại sắp phải chia tay với thầy cô, bạn bè

Trang 38

+ Trước hết, làm cho mùa hè thêm rực rỡ + Như giục giã chúng ta học tập, vui chơi bên nhau để tuổi học trò thêm ý nghĩa

+ Là kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tuổi cắp sách đến trường

+ Hoa phượng ép trong trang sách học trò thay cho bao điều chưa nói

Đó có thể là những tình cảm hồn nhiên, trong sáng suốt một đời không quên

2 2.1 Giới thiệu chung:

- Tác giả Thanh Hải tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam ngay từ buổi đầu

- Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được viết vào tháng 11/1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu cuộc đời, đất nước thiết tha và ước nguyện của tác giả

- Đoạn thơ được trích là ba khổ thơ đầu của tác phẩm, thể hiện sâu sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

2.2 2 Phân tích, chứng minh

a Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên (6 câu đầu)

- Bức tranh thiên nhiên trong 6 câu đầu được vẽ bằng vài nét phác họa nhưng rất đặc sắc

- Không gian cao rộng của bầu trời, rộng dài của dòng sông, màu sắc hài hòa của bông hoa tím biếc và dòng sông xanh – đặc trưng của xứ Huế

- Rộn rã, tươi vui với âm thanh tiếng chim chiền chiện hót vang trời, tiếng chim trong ánh sáng xuân lan tỏa khắp bầu trời như đọng

thành “từng giọt long lanh rơi”

- Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất trời thể hiện qua cái nhìn trìu mến với cảnh vật, trong những lời bộc lộ trực tiếp như lời trò chuyện

với thiên nhiên: “ơi, hót chi… mà” Đặc biệt, cảm xúc của nhà thơ

được thể hiện trong một động tác trữ tình đón trân trọng vừa tha thiết trìu mến với mùa xuân: đưa tay hứng lấy từng giọt long lanh của tiếng

Trang 39

chim chiền chiện

+ Giọt long lanh có thể hiểu là giọt mưa mùa xuân, giọt sương mùa

xuân, trong sáng, rơi xuống từng nhành cây, kẽ lá như những hạt ngọc

+ Giọt long lanh cũng có thể được hiểu theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi

cảm giác Tiếng chim từ chỗ là âm thanh (cảm nhận bằng thính giác) chuyển thành từng giọt (hình và khối, cảm nhận bằng thị giác),từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác

=> Dù hiểu theo cách nào, hai câu thơ cũng thể hiện cảm xúc say sưa, ngây ngất của tác giả trước cảnh đất trời xứ Huế vào xuân, thể hiện mong muốn hóa vào thiên nhiên đất trời trong tâm tưởng giữa mùa đông giá lạnh khiến ta khâm phục

b Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước (10 câu tiếp)

- Hình ảnh lộc xuân theo người ra đồng làm đẹp ý thơ với cuộc sống lao động và chiến đấu, xây dựng và bảo vệ, hai nhiệm vụ không thể tách rời Họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước

- “Mùa xuân người cầm súng/ Lộc giắt đầy trên lưng”: liên tưởng đến

những người chiến sĩ ra trận mà trên vai, trên lưng họ có cành lá ngụy trang Những cành lá ấy mang lộc biếc, chồi non, mang theo mùa xuân của thiên nhiên, cây cỏ từ “lộc” còn làm ta liên tưởng đến hình ảnh người lính khi ra trận, mang theo sức sống của cả dân tộc Chính màu xanh sức sống đó đã tiếp cho người lính có thêm ý chí, sức mạnh để họ vươn xa về phía trước, tiêu diệt kẻ thù

- “Mùa xuân người ra đồng/ Lộc trải dài nương mạ”: nói về những

người lao động, những người ươm mầm cho sự sống, ươm những hạt mầm non trên những cánh đồng quê hương Từ “lộc” cho ta nghĩ đến những cánh đồng trải dài mênh mông với những chồi non mới nhú lên xanh mướt từ những hạt thóc giống đầu mùa xuân.Từ “lộc” còn mang sức sống, sức mạnh của con người.Có thể nói, chính con người đã tạo nên sức sống của mùa xuân thiên nhiên, đất nước

- “Tất cả như hối hả/ Tất cả như xôn xao”: Hối hả là vội vã, khẩn

trương, liên tục không dừng lại Xôn xao khiến ta nghĩ tới những âm thanh liên tiếp vọng về, hòa lẫn với nhau xao động.Đây chính là tâm

Trang 40

reo vui náo nức trước tinh thần lao động khẩn trương của con người

- Nhà thơ tin tưởng, tự hào về tương lai tươi sáng của đất nước cho dù trước mắt còn nhiều vất vả, khó khăn Và đất nước được hình dung so sánh với vì sao Sao là vẻ đẹp vĩnh hằng vượt qua mọi không gian và thời gian.Sao cũng là hình ảnh rạng ngời trên lá cờ Tổ quốc Qua đó bộc lộ niềm tự hào về một đất nước Việt Nam anh hùng và giàu đẹp Đất nước mãi trường tồn, vĩnh cửu cùng vũ trụ, không bao giờ mất đi

và không một thế lực nào ngăn cản được

Phụ từ “cứ” kết hợp với động từ “đi lên” thể hiện quyết tâm cao độ, hiên ngang tiến lên phía trước, cảm xúc của nhà thơ là lạc quan, tin tưởng, ngợi ca sức sống quả quê hương, đất nước, của dân tộc khi mùa xuân về

c Nghệ thuật đặc sắc:

Chỉ ba khổ thơ nhưng đã thể hiện nghệ thuật đặc sắc của tác giả:

- Thể thơ gần với điệu dân ca, âm hưởng trong sáng, nhẹ nhàng, tha thiết, điệu thơ như điệu của tâm hồn, cách gieo vần liền tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc

- Hình ảnh tự nhiên, giản dị, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, đặc biệt một số hình ảnh cành hoa, con chim, mùa xuân được lặp đi lặp lại, nâng cao và gây ấn tượng đậm đà

- Cấu tứ bài thơ chặt chẽ, chủ yếu dựa trên sự phát triển của hình tượng mùa xuân: từ mừa xuân đất trời -> đất nước -> con người

- Giọng điệu bài thơ phù hợp với cảm xúc của tác giả: đoạn đầu vui, say sưa với vẻ đẹp của mùa xuân, thiên nhiên, rồi phấn chấn, hối hả trước khí thế lao động của đất nước Cuối cùng là trầm lắng, hơi trang nghiêm mà thiết tha bộc bạch, tâm niệm

2.3 Tổng kết

- Bài thơ thể hiện tâm hồn thơ Thanh Hải tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống

- Nội dung và nghệ thuật hài hòa làm nên sức hấp dẫn của bài thơ

- Có giá trị thức tỉnh lớn lao với tâm hồn người đọc

Ngày đăng: 11/05/2017, 15:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w