1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN hồ CHÍ MINH sự TIẾP THU tư TƯỞNG và văn hóa PHƯƠNG ĐÔNG

12 461 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 63 KB

Nội dung

Trong lịch sử phát triển của các dân tộc mỗi giai đoạn lịch sử đều có những phát sinh về tư tưởng, quan điểm với tính cách là bộ phận của ý thức xã hội đều có quá trình phát sinh hình thành và phát triển trong điều kiện thực tiễn của lịch sử xã hội nhất định. Đó chính là cơ sở tiền đề nguồn gốc hình thành phát triển phản ánh những ý chí và nguyện vọng của các dân tộc thông qua những vĩ nhân của thời đại mà cuộc đời và sự nghiệp tư tưởng, hành động và hoạt động thực tiễn luôn gắn với một giai đoạn lịch sử có tác động vào sự phát triển của thời đại mà khi nhắc đến đó chính là Mác – Ăngghen, Hồ Chí Minh là những con người như vậy.

Trang 1

Trong lịch sử phát triển của các dân tộc mỗi giai đoạn lịch sử đều

có những phát sinh về tư tưởng, quan điểm với tính cách là bộ phận của

ý thức xã hội đều có quá trình phát sinh hình thành và phát triển trong điều kiện thực tiễn của lịch sử xã hội nhất định Đó chính là cơ sở tiền đề nguồn gốc hình thành phát triển phản ánh những ý chí và nguyện vọng của các dân tộc thông qua những vĩ nhân của thời đại mà cuộc đời và sự nghiệp tư tưởng, hành động và hoạt động thực tiễn luôn gắn với một giai đoạn lịch sử có tác động vào sự phát triển của thời đại mà khi nhắc đến

đó chính là Mác – Ăngghen, Hồ Chí Minh là những con người như vậy Bằng những hoạt động thực tiễn và tư duy thiên tài của mình Hồ Chí Minh đã để lại cho nhân loại kho tàng di sản quí báu của mình là những quan điểm những tư tưởng của mình: "Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện sâu sắc tư tưởng vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta Đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người" Qua khái niệm cho ta thấy rằng: Tư tưởng của Bác không phải là sự cộng lại hay sự tập hợp giản đơn những ý tưởng, những suy nghĩ cụ thể trong một hoàn cảnh cụ thể, cũng không phải là sản phẩm chủ quan phản ánh tâm tư tình cảm, tâm lý hay nguyện vọng của nhân dân Việt Nam với lãnh tụ kính yêu của mình

mà là sản phẩm của sự kết hợp của chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hoá, nhân nghĩa và thực tiễn cách mạng Việt Nam với tinh hoa văn

Trang 2

hoá nhân loại nói chung và tinh hoa văn hoá phương Đông, phương Tây nói riêng, với trí tuệ thiên tài của Bác được vận dụng phát triển sáng tạo

và được nâng lên một tầm cao mới dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với bối cảnh lịch sử thế giới và trong nước vào giai đoạn cuối thế kỷ XIX và những năm đầu của thế kỷ XX Cuộc đời và hoạt động của Hồ Chí Minh

đã có những cống hiến vô cùng quan trọng vào lịch sử phong trào cộng sản và công nhân, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới và to lớn đối với cách mạng Việt Nam

Trong giai đoạn này tình hình thế giới diễn biến phức tạp và có nhiều biến đổi sâu sắc Đa số các quốc gia phong kiến ở phương Đông, các nước lạc hậu ở châu Phi, châu Mỹ la tinh đã bị một số nước đế quốc như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha v.v chiếm làm thuộc địa đặt ách thống trị dưới nhiều hình thức khác nhau với mục đích để nô dịch và bóc lột nặng nề làm cho đời sống các tầng lớp nhân dân lao động

vô cùng cực khổ Những mâu thuẫn trong xã hội ngày càng nảy sinh gay gắt giữa giai cấp thống trị bóc lột và nhân dân lao động và có cả mâu thuẫn gay gắt giữa các nước tư bản với các đế quốc trong vấn đề phân chia thị trường và thuộc địa được đánh dấu bằng cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ (1914 – 1918) Đồng thời chiến tranh sảy ra cũng làm cho chủ nghĩa tư bản lâm vào khủng hoảng trầm trọng và suy yếu về kinh tế Đây chính là điều kiện thuận lợi cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân phát triển trên thế giới

Vào những năm 70 – 80 của thế kỷ XIX chủ nghĩa Mác ra đời và từng bước đã nhanh chóng xâm nhập vào phong trào cách mạng của công nhân và đã cổ vũ mạnh mẽ giai cấp công nhân, nông dân cùng lên

Trang 3

đấu tranh chống áp bức bóc lột của giai cấp tư sản và các thế lực phản động Và thời điểm trước đó giai cấp tư sản cho là "Bóng ma ám ảnh châu âu" đã trở thành hiện thực và trở thành hệ tư tưởng chính thống của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Giai cấp công nhân chuyển dần từ giai cấp tự phát sang tự giác Nhiều Đảng cộng sản ra đời và đây

là thời kỳ cách mạng phát triển mạnh mẽ được ví như là thời kỳ bão táp cách mạng Đỉnh cảo của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc đó

đã thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, dưới sự lãnh đạo tài tình của Lênin Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga không những

mở ra một thời đại mới Thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên ngọn cờ toàn thế giới Thời đại của cách mạng vô sản

và cách mạng giải phóng dân tộc mà nó còn có tác động mạnh mẽ đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, nhất là các nước thuộc địa ở phương Đông nơi tồn tại hàng ngàn năm chế độ phong kiến

Tuy nhiên, phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước này đều thất bại mà nguyên nhân chính là không ngoài cơ cấu thành phần giai cấp trong lãnh đạo phong trào cách mạng thiếu đường lối chính trị đúng đắn v.v Từ thực tiễn lịch sử đặt ra và giao phó cho giai cấp công nhân

sứ mệnh lịch sử cao cả và trọng đại đó là phải tập hợp sức mạnh lãnh đạo nhân dân các dân tộc thuộc địa bị áp bức bóc lột đứng lên làm cách mạng nhằm xoá bỏ xiềng xích lô lệ giành độc lập cho dân tộc và hạnh phúc cho mọi người

Lênin đã nêu ra khẩu hiệu:

"Vô sản tất cả các nước, các dân tộc bị áp bức đoàn két lại" khẩu hiệu như lời hiệu triệu kêu gọi giai cấp công nhân và nhân dân lao động

Trang 4

toàn thế giới kề vai sát cánh chung một chiến hào kiên quyết đấu tranh giải phóng cho đất nước cho Tổ quốc và cho dân tộc mình Đối với Việt Nam giai đoạn này thì trong xã hội vẫn tồn tại xã hội phong kiến nghèo làn lạc hậu trì trệ kém phát triển giai cấp thống trị thì bạc nhược bảo thủ phản động chỉ lo tăng cường bóc lột và đàn áp nhân dân giã man, bảo thủ không chịu cải cách xúc tiến bắt nhịp với sự phát triển trên thế giới

Về tinh thần hèn nhạt và nhu nhược không phát huy được sức mạnh nội lực của đất nước, sức mạnh vật chất và tinh thần, sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân tộc chống lại giặc ngoại xâm mà đã nhanh chóng thoả hiệp đầu hàng và dâng toàn bộ nước Việt Nam cho thực dân Pháp Vua quan bảo vệ ngai vàng bù nhìn và lợi của dòng tộc không quan tâm đến lợi ích quốc gia dân tộc Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến bởi chế độ cai trị hà khắc đối với nhân dân, thực hiện chuyên chế về chính trị độc quyền về kinh tế Chúng ra sức áp đặt văn hoá Pháp và phương Tây trong toàn bộ đời sống tinh thần của nhân dân Thực dân Pháp lúc này bắt tay vào khai thác bóc lột thuộc địa lần I, trong xã hội Việt Nam

có chuyển biến và phân hoá các giai tầng trong xã hội, các tầng lớp tiểu

tư sản và mầm mống của giai cấp tư bản bắt đầu xuất hiện mâu thuẫn xã hội sảy ra ngày càng gay gắt Đời sống nhân dân Việt Nam lúc này vo cùng cực khổ dưới áp bức bóc lột "một cổ 2 chòng" Trước cảnh đất nước bị xâm lăng nhân dân cực khổ lầm than đã dấy lên phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân ta nổ ra ở khắp nơi cả 3 miền Bắc – Trung – Nam Thời gian này phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản với sự xuất hiện của các phong trào như Đông Âu, Đông kinh nghĩa thục, Duy Tân, Việt Nam quang phục hội v.v nhưng các phong trào này nở rộ lên

Trang 5

được một thời gian ngắn rồi lần lượt bị dập tắt Nguyên nhân chính vẫn

là thành phần tổ chức thực hiện phong trào chủ yếu vẫn là do các sĩ phu phong kiến cựu học truyền bá và dẫn dắt, một phần là vì chưa lôi cuốn được các tầng lớp nhân dân tham gia nên không tránh khỏi hạn chế và thất bại Đây cũng chính là thử thách lớn của thời đại đặt ra Thời kỳ khủng hoảng về đường lối cứu nước Xã hội và tiền đề của dân tộc Việt Nam mịt mờ tối tăm Tối đen tưởng chừng như không có đường ra

Trước yêu cầu bức bách của lịch sử lúc này là phải tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước của dân là vấn đề cấp thiết đặt ra hàng đầu trở thành vấn đề nóng bỏng trong xã hội và thời đại

Đó chính là điều kiện lịch sử thế giới và trong nước tác động ảnh hưởng làm nảy sinh tư tưởng cứu nước thôi thúc người con quê hương

xứ nghệ Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước Muốn có phong trào cứu nước của nhân dân ta giành thắng lợi phải có con đường mới con đường cách mạng Việt Nam

Bên cạnh điều kiện lịch sử làm cơ sở hình thành và có ảnh hưởng đến tư tưởng Hồ Chí Minh thì còn có rất nhiều những yếu tố khác như quê hương, gia đình văn hoá phương Tây v.v Trong đó có sự ảnh hưởng không nhỏ của tư tưởng tinh hoa văn hoá phương Đông mà tiêu biểu nổi bật hơn cả đó là sự ảnh hưởng của nho giáo và phật giáo đến quá trình hình thành phát triển tư duy tư tưởng của Hồ Chí Minh

Nho gia ra đời vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên do Khổng

Tử sáng lập phát triển mạnh và có ảnh hưởng rộng và lâu dài nhất trong lịch sử trong nước và một số nước lân cận trong đó có Việt Nam Hệ thống kinh điển của nho giáo cho thấy hầu hết các kinh sách viết về xã hội, có xu hướng biện luận về xã hội về chính trị đạo đức là những tư

Trang 6

tưởng cốt lõi của nho giáo, nho giáo chủ trương xây dựng tổ chức đời sống xã hội theo đạo trời (nghĩa là nền thiên trị) và đề cập nhiều đến đạo đức xã hội và muốn lấy đức để điều hành xã hội v.v và sau này nho giáo du nhập vào Việt Nam và được việt hoá phù hợp với phong tục tập quán Việt Nam có ảnh hưởng lớn đến dân tộc Việt Nam Với Hồ Chí Minh thì ngay từ thuở ấu thơ, tuổi được coi là tuổi của sự hình thành nhân cách Bác đã được học chữ Hán với những nhà nho yêu nước chính

từ đó Bác đã được tiếp thu triết lý của đạo đức Khổng Tử Mạnh Tử -qua những sách kinh điển của nho giáo Bác được sống trong một gia đình có nề nếp gia phong của gia đình nội - ngoại đều là người theo nho giáo chịu ảnh hưởng của vùng quê có tinh thần hiếu học yêu nước và vùng quê có nhiều anh hùng hào kiệt của dân tộc trong lịch sử Người đã từng được sống nhiều năm trong kinh thành Huế là nơi ngự trị của vua chúa phong kiến nhà nguyễn sùng bái nho giáo Chính vì vậy những kiến thức về hán học đã ăn sâu vào trí nhớ để lại những dấu ấn sâu sắc về tư tưởng tình cảm đến mãi sau này, đặc biệt là những vấn đề về chính trị đạo đức xã hội mà cho dù bôn ba nhiều năm đi các nước tìm đường cứu nước và bận nhiều công việc tiếp thu nhiều thứ tiếng, phong tục tập quán khác nhau nhưng Người vẫn sử dụng thành thạo tiếng Hán Sử dụng chữ Hán đề làm thơ và tiêu biểu nhất là tập thơ nổi tiếng của Bác là Nhật ký trong Tù Trong các tác phẩm của mình cũng như những bài nói bài viết Bác sử dụng nhưng cải biến bổ sung nội dung hình thức mới được kế thừa sử dụng một cách linh hoạt sáng tạo để diễn đạt trình bày quan điểm tư tưởng của mình

Có thể thấy rằng nho giáo như nói ở trên khi du nhập vào nước ta

đá bị việt hoá và đã bắt gặp chủ nghĩa yêu nước Việt Nam Đây là dòng

Trang 7

chào lưu cơ bản của tư tưởng Việt Nam do đó đã hình thành lên một trào lưu mới là trao lưu nho giáo yêu nước phục vụ chính cho đời sống tinh thần xã hội Việt Nam

Khi Hồ Chí Minh được học chữ Hán với các thầy đều là những nhà nho yêu nước, đạo đức của nho giáo đã thấm vào tư tưởng tình cảm của Người không phải là những giáo điều "Tam cương" "Ngũ Thường" với mục đích bảo vệ tôn tư trật tự của phong kiến mà chính là tinh thần

"nhân nghĩa"; đạo làm người "tu thân" và tinh thần ham học hỏi đức tính khiêm tốn "ôn hoà" cách đối nhân xử thế "có tình có lý" sống "có trước

có sau" Tuy nhiên trong nho giáo cũng có những yếu tố duy tâm lạc hậu

và phản động như tư tưởng phân chia đẳng cấp trong xã hội "quân tử" và tiểu nhân coi khinh lao động chân tay, coi khinh phụ nữ v.v Tuy nhiên ngoài yếu tố tiêu cực thì Nho giáo cũng có những yếu tố tích cực như đề cao những mệnh đề "trung hiếu" "nhân nghĩa", "Dân vi qui, xã tắc thứ, quân vi khanh" nêu phương châm "khắc kỷ phục lễ" v.v…

Trong quá trình tiếp thu sử dụng những mệnh đề triết lý của nho giáo Bác luôn kế thừa có chọn lọc những yếu tố tích cực, đồng thời phê phán bác bỏ những yếu tố tiêu cực lạc hậu trong học thuyết của nho giáo

Người chỉ rõ: "Đạo đức cũ và đạo đức mới khác nhau nhiều

Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất đầu ngẩng lên trời"

Bác kế thừa tư tưởng "chính doanh" của triết lý hành động tư tưởng nhập thế hành đạo, giúp đời đó là lý tưởng về một xã hội bình trị, tức là ước vọng về một xã hội an ninh hoà bình một thế giới đại đồng, về triết

Trang 8

lý nhân sinh là tự thân dưỡng tính chủ trương là từ thiên tử đến thứ dân

ai cũng phải tu thân làm gốc Người loại bỏ yếu tố duy tâm "thiên mệnh" cho rằng thiên tử là đấng cao nhất quyết định vận mệnh của đất nước và con người Hồ Chí Minh đã khôi phục lại quan hệ bình đẳng giữa con người với con người và cho rằng từ chủ tịch nước hay người nông dân đều là một thực thể là con người mà đã là con người thì ai cũng vậy đều

có quyền sống bình đẳng như nhau Hồ Chí Minh phát triển tư tưởng

"Trung với vua và hiếu với cha mẹ" của nho giáo Người cho rằng phải trung với nước, không chỉ hiếu với cha mẹ mà còn phải hiếu với dân và mệnh đề này đến ngày nay vẫn còn giữ nguyên giá trị

Tiếp thu điều nhân của Khổng Tử Bác cho rằng: Chớ làm cho người ta những điều mình không muốn người làm cho mình" Từ đó Bác chỉ ra phương châm sau này trở thành khẩu hiệu hành động trong xã hội

đó là: mình vì mọi người, mọi người vì mình"

Những tiêu chí cần kiệm liêm chính chí công vô tư, tự phê bình và phê bình Trí dũng v.v mà Bác nêu ra cơ bản gần và giống quan điểm của Khổng Tử chỉ có điều khác ở chỗ Khổng Tử thì cho các tiêu chuẩn trên là do "thiên phú" còn Bác thì cho rằng con người có được là do rèn luyện và giáo dục mà có được như Bác nói:

Hiền dữ đâu phải là có sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên"

Như vậy qua một số mệnh đề trên ta thấy Hồ Chí Minh đã kế thừa tiếp thu - chọn lọc có phê phán đồng thời vận dụng những tư tưởng quan điểm tiến bộ của nho giáo để từ đó hình thành tư tưởng về đạo đức xã hội

Trang 9

Ngoài nho giáo Hồ Chí Minh còn tiếp thu triết lý, những quan điểm

tư tưởng của phật giáo để làm giàu kho tàng tư tưởng của mình

Phật giáo ra đời vào khoảng giữa thiên niên kỷ I trước công nguyên

do thích ca mẫu ni sáng lập Tư tưởng quan niệm của phật giáo tập trung vào quan điểm về nhân sinh quan về đạo đức Qua nghiên cứu thấy rằng phật giáo có những yếu tố tích cực nhưng cũng không tránh khỏi sai lầm tiêu cực

Phật giáo nói về vai trò tối cao của con người trong vũ trụ thì được

Hồ Chí Minh khẳng định về sức mạnh vô địch của con người đó là sức mạnh đại đoàn kết dân tộc Đây là vấn đề đã được trải nghiệm và chứng minh trong thực tiễn cách mạng lịch sử Việt Nam Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo trong lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành thắng lợi

"Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết

Thành công thành công đại thành công"

Bác thấy rõ ý nghĩa triết lý về đạo đức nhân sinh của đạo phật là "từ

bi bình đẳng bác ái" đó là muốn giải thoát cho mọi người khỏi lỗi khổ đau đem lại cuộc sống bình yên đầy đủ hạnh phúc cho mọi người Từ những tư tưởng của phật giáo đó Bác viết rất mộc mạc rễ hiểu đó là: "Sẻ cơm nhường áo" kêu gọi đồng bào đem lòng từ bi độ lượng thương yêu đùm bọc giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn khó khăn trong lúc khổ cực thiếu thốn với tinh thần lá lành đùm lá rách – như tục ngữ ca dao:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Hồ Chí Minh đã kết hợp hài hoà giữa tư tưởng khoan dung nhân đạo của dân tộc Việt Nam với tư tưởng vị tha của phật giáo là: lấy đức báo oán

Trang 10

Bác thường căn dặn đồng bào:

"Không được báo thù bằng oán Đói với những kẻ lầm đường lạc lối đồng bào ta cần phải dùng chính sách khoan hồng Lấy lời khôn lẽ phải mà bày cho họ" Để giáo dục đạo đức cách mạng phê phán tư tưởng tham quyền cố vị "sống lâu lên lão làng" của một số cán bộ đảng viên sa sút phẩm chất đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh đã vận dụng tư tưởng quan niệm nhân sinh vô ngã, vô thường của phật giáo Xuất phát từ sự hiển nhiên là "con người đẻ ra, ai cũng lớn lên già đi, rồi chết", đó là tuổi phát triển tài năng và cống hiến có giới hạn nhất định Chính vì vậy cần phải phát hiện và lựa chọn người có tài năng, đức độ để đảm nhiệm và sẵn sàng đảm nhiệm công việc của tập thể của quốc gia Trong đó cần phải đánh giá đúng người có công thì được thưởng, người ốm đâu, suy giảm sức khoẻ thì được nghỉ ngơi, năng lực hạn chế thì được bồi dưỡng v.v Hồ Chí Minh cho rằng mọi người, nhất là người lầm lạc đều có thể trở thành người tốt, người tiến bộ nếu biết nhận ra khuyết điểm và có tinh thần tích cực tu dưỡng rèn luyện sửa chữa khuyết điểm để sống trở thành người có ích cho xã hội Như vậy tư tưởng của phật giáo đã góp phần hình thành tư tưởng nhân văn sâu sắc của Hồ Chí Minh

Ngoài ra trong các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh chúng ta có thể tìm thấy nhiều trích dẫn khác của Người tiếp thu kế thừa có chọn lọc những tinh hoa văn hoá của đạo gia và mạc gia và cũng vận dụng vào thực tiễn hoạt động cách mạng của mình

Như vậy, trong nguồn gốc hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh có ảnh hưởng không nhỏ của tư tưởng và văn hoá phương Đông

mà nổi bật nhất là nho giáo và phật giáo đã làm sâu sắc thêm tư tưởng nhân văn vĩ đại của người Đồng thời Hồ Chí Minh đã tiếp thu kế thừa

Ngày đăng: 10/05/2017, 19:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w