Cùng với hệ thống di sản văn hoá cả nước, di sản văn hóa trên đất cù lao xứ dừa Bến Tre cũng được hun đúc, kết tinh từ cội nguồn thưở ông cha đi mở cõi, là truyền thống được những cư dân
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC
Mã số: 60310640
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ HẬU
TRÀ VINH, NĂM 2015
Trang 2-iii-
TÓM TẮT
Di tích lịch sử - văn hóa là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng, minh chứng về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Di tích giúp cho con người biết được cội nguồn của dân tộc mình, hiểu về truyền thống lịch sử, đặc trưng văn hoá của đất nước và do đó có tác động tới việc hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại
Nhiều di tích còn là những công trình có giá trị kinh tế to lớn nếu bị mất đi không đơn thuần là mất tài sản vật chất, mà là mất đi những giá trị tinh thần lớn lao không gì bù đắp nổi Đồng thời, di tích còn mang ý nghĩa là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế, nếu được khai thác và sử dụng tốt sẽ góp phần không nhỏ cho phát triển kinh tế đất nước Ngày nay thì càng có ý nghĩa to lớn hơn khi đất nước đang phát huy tối đa nguồn nội lực để phát triển.
Cùng với hệ thống di sản văn hoá cả nước, di sản văn hóa trên đất cù lao xứ dừa Bến Tre cũng được hun đúc, kết tinh từ cội nguồn thưở ông cha đi mở cõi, là truyền thống được những cư dân mở đất phương Nam mang theo trong huyết quản, trong phong cách ứng xử đến vùng đất mới, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử tạo nên nét văn hoá riêng của vùng đất ba dãy cù lao xứ dừa, vùng đất mà sử sách còn ghi lại là đất nê địa sình lầy, trên bờ thì đầy thú dữ nguy hiểm, dưới sông thì cá sấu nhiều vô số kể
So với nhiều huyện khác của tỉnh Bến Tre, Thạnh Phú là vùng đất mới nhưng lại được nhiều người biết đến là một trong những vùng đất “địa linh nhân kiệt” nằm ở cuối
cù lao Minh, các di tích được trải dài ở từng tiểu vùng Nhiều năm qua, các di tích lịch
sử - văn hóa đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân tổ chức nhiều hoạt động
để giữ gìn, phát huy giá trị Toàn huyện hiện có 02 di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia, 02 di tích được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận là di tích cấp tỉnh, 02 làng nghề, 57 cơ sở thờ tự của các tôn giáo tín ngưỡng (gồm đình, chùa, miếu).Các di tích cấp quốc gia đều đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân
Trang 3Các làng nghề truyền thống cũng tạo nên nét riêng của huyện, đem đến nguồn lợi kinh tế, góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân Những điều đó tạo cho người dân nơi đây sự tự hào và gắn bó mật thiết với quê hương xứ sở
Tiếp nối, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của các thế hệ tiền nhân, trải qua mỗi giai đoạn lịch sử nhiều thế hệ, người Thạnh Phú luôn có tinh thần đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống và luôn trong tư thế sẵn sàng mở cửa để đón nhận tinh hoa văn hóa của các vùng, các địa phương khác, tạo nên những kỳ tích trong lao động xây dựng quê hương, biến vùng đất cù lao nê địa đầm lầy thành những làng mạc trù phú và sẵn sàng chiến đấu chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước, quê hương, để giữ gìn nét đẹp văn hoá của ông cha truyền lại
Nhiều năm qua, Đảng và chính quyền các cấp, các ngành, đã quan tâm đầu tư, nhất là ngành văn hóa đã có nhiều kế hoạch, chương trình bảo tồn, trùng tu, tôn tạo nhiều di tích trên toàn huyện Sau khi các di tích được tu bổ, tôn tạo đã trở thành những sản phẩm du lịch văn hóa hoàn chỉnh, tạo ra những tuyến, tour, điểm đến du lịch khá hấp dẫn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các địa phương
Những kết quả đạt được trên lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử
- văn hóa của Thạnh Phú cũng đã góp phần tạo ra những dấu ấn đặc biệt để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Thạnh Phú đến với mọi người trong và ngoài tỉnh Là người dân Việt Nam nói chung hay Thạnh Phú nói riêng, chúng ta đều tự hào với kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Trang 4-v-
MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
DANH SÁCH CÁC ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN x
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4.1 Đối tượng nghiên cứu 4
4.2 Phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
5.1 Phương pháp luận 4
5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 4
6 Những đóng góp của luận văn 5
7 Bố cục luận văn 5
PHẦN NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 6
1.1 Khái niệm về di tích lịch sử - văn hóa 6
1.1.1 Di tích 6
1.1.2 Di tích lịch sử - văn hóa 8
1.2 Các loại di tích lịch sử - văn hóa 10
1.2.1 Di tích khảo cổ 10
1.2.2 Di tích lịch sử 11
Trang 5-vi-
1.2.3 Di tích kiến trúc- nghệ thuật 12
1.2.4 Di tích cách mạng - kháng chiến 13
1.2.5 Danh lam thắng cảnh 14
1.3 Khái niệm du lịch văn hóa 14
1.3.1 Du lịch 14
1.3.2 Du lịch văn hóa 17
1.3.3 Vai trò của văn hoá với du lịch 18
1.4 Khái quát về huyện Thạnh Phú 19
1.4.1 Lịch sử hình thành 19
1.4.2 Điều kiện tự nhiên 21
1.4.2.1 Vị trí địa lý 21
1.4.2.2 Khí hậu 22
1.4.2.3 Địa hình 23
1.4.2.4 Thủy văn 23
1.4.3 Đặc điểm về dân cư, kinh tế, văn hoá xã hội 24
1.4.3.1 Dân cư 24
1.4.3.2 Kinh tế 26
1.4.3.3 Văn hoá, xã hội 27
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA; DANH LAM THẮNG CẢNH VÀ LÀNG NGHỀ HUYỆN THẠNH PHÚ 30
2.1 Các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu huyện Thạnh Phú 30
2.1.1 Di tích lịch sử cách mạng và tín ngưỡng tôn giáo: Chùa An Linh 30
2.1.2 Di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà cổ Huỳnh Phủ (Hương Liêm) và khu mộ 33
2.1.3 Di tích cách mạng 37
2.1.3.1 Di tích đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc – Nam 37
2.1.3.2 Nơi làm lễ xuất quân của Tiểu đoàn 307 41
2.1.3.3 Sự kiện Quân sự 30/10/1967 xã Mỹ Hưng 45
2.2 Danh lam thắng cảnh: Biển Cồn Bửng 49
2.3 Làng nghề 51
Trang 6-vii-
2.3.1 Làng nghề đúc lu 52
2.3.2 Làng nghề bó chổi 53
2.4 Giá trị các di tích lịch sử - văn hóa Thạnh Phú 57
2.4.1 Giá trị cố kết cộng đồng 60
2.4.2 Hướng về nguồn cội 60
2.4.3 Cân bằng đời sống tâm linh 60
2.4.4 Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc 61
CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG DU LỊCH HUYỆN THẠNH PHÚ VỚI VIỆC PHÁT HUY GIÁ TRỊ HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH VÀ LÀNG NGHỀ 63
3.1 Thực trạng hoạt động du lịch huyện Thạnh Phú 63
3.1.1 Cơ chế chính sách 63
3.1.2 Tổ chức quản lý 64
3.1.3 Cơ sở vật chất phục vụ du lịch 65
3.1.4 Số lượng khách 66
3.1.5 Sản phẩm du lịch văn hóa 68
3.2 Hoạt động du lịch góp phần phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa 68
3.3 Một số giải pháp nhằm khai thác các di tích lịch sử - văn hóa Thạnh Phú để phát triển du lịch văn hóa 71
3.3.1 Tăng cường hoạt động tuyên truyền, quảng bá cho các di tích 71
3.3.2 Bảo tồn, tôn tạo và tu bổ các di tích 72
3.3.3 Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng đến các di tích 73
3.3.4 Đào tạo nguồn nhân lực 75
3.3.5 Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng về du lịch 76
3.3.6 Tăng cường sự liên kết của các cấp, các ngành 78
3.3.6.1 Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch 78
3.3.6.2 Về tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp, các ngành 78
3.4 Một số khuyến nghị 79
KẾT LUẬN 82
Trang 7-viii-
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 89
PHỤ LỤC 1: TƯ LIỆU PHỎNG VẤN 89
PHỤ LỤC 2: TƯ LIỆU HÌNH ẢNH 97
Trang 9-x-
DANH SÁCH CÁC ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN
1 Ông Huỳnh Ngọc Chất, xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
2 Bà Huỳnh Thị Luyến Em, xã Mỹ An, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
3 Ông Nguyễn Văn Chiến xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
4 Cô Nguyễn Hải Yến, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
5 Chị Cao Bích Liên, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Trang 10Huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre là một trong chín huyện có bề dày lịch sử và văn hoá, giàu truyền thống cách mạng Trong tiến trình lịch sử, quân và dân huyện
Trang 11-2- nhà đã đoàn kết gắn bó cùng nhân dân cả nước xây dựng
Tổ quốc và bảo vệ giang sơn Công sức của nhiều người, của nhiều thế hệ khác nhau đã cống hiến tạo nên một Thạnh Phú giàu truyền thống lịch sử văn hoá với những di tịch được đánh giá cao
Các di tích lịch sử - văn hoá đó trải rộng khắp từ tiểu vùng I đến tiểu vùng III của huyện Đây chính là thế mạnh phục vụ thiết thực cho việc phát triển của ngành công nghiệp không khói mà đặc biệt là trong loại hình du lịch văn hoá Tuy nhiên, thời gian qua du lịch Thạnh Phú chưa khai thác được tiềm năng hiện có; lượng khách du lích chưa đáng kể, chủ yếu là khách thăm thân nhân và khách thương mại Hình ảnh của Thạnh Phú đặc biệt là các di tích lịch sử - văn hoá chưa thực sự tạo được dấu ấn, sự quan tâm trong lòng khách du lịch Nguyên nhân chủ yếu
là do cơ sở hạ tầng các vùng tài nguyên du lịch chưa được đầu tư, chưa đủ điều kiện phát triển du lịch như giao thông, nước sạch, điện, cơ sở lưu trú cho khách du lich; các điểm du lịch, lễ hội chưa có sự đầu tư, nâng cấp; chưa tạo được tuyến do lịch trong huyện và liên huyện; công tác quảng bá du lịch, mời gọi đầu tư còn hạn chế
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “ Di tích lịch sử -
văn hóa phục vụ du lịch huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ ngành Văn hóa học Tôi mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc quảng bá cho du lịch huyện nhà, giới thiệu được về những di tich lịch sử văn hoá nổi tiếng của Thạnh Phú, giúp du khách có thêm sự hiểu biết hơn về các di tích ở đây Đồng thời, nêu lên được thực
Trang 12-3- trạng và những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị
di tích lịch sử văn hóa mà ông cha ta đã gầy dựng nên
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Bến Tre từ lâu nổi danh là vùng đất “Địa linh nhân kiệt”, nơi sinh ra của vị tiến sĩ đầu tiên vùng đất Nam Kỳ lục tỉnh Phan Thanh Giản, Đốc binh Phan Ngọc Tòng, nhà thơ Phan Văn Trị, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, nữ tướng Nguyễn Thị Định…Bến Tre đã có 34 di tích được xếp hạng Di tích Bến Tre đa dạng về loại hình như: lưu niệm danh nhân, lịch sử cách mạng, kiến trúc nghệ thuật Trên bản đồ tỉnh Bến Tre, huyện Thạnh Phú nằm ở cuối cù lao Minh, chân đạp sóng biển Đông (với bờ biển dài 25 km, tính từ Vàm Rỏng đến Khâu Băng), phía Tây giáp huyện Mỏ Cày Nam, phía Nam giáp tỉnh Trà Vinh, ngăn cách bởi con sông Cổ Chiên, phía Bắc giáp huyện Ba Tri, có ranh giới chung con sông Hàm Luông Là một trong 3 huyện duyên hải của tỉnh Bến Tre, Thạnh Phú được biết đến với những cánh đồng bằng phẳng xen kẽ những giồng cát và những dải rừng ngập mặn ven biển Huyện Thạnh Phú còn là nơi lưu dấu của nhiều chiến công oai hùng, vì thế Thạnh Phú có nhiều di tích lịch sử - văn hóa được công nhận
Tuy nhiên, qua khảo sát các công trình nghiên cứu, các di tích lịch sử -văn hóa của huyện Thạnh Phú chỉ được phản ánh chung chung với di tích của tỉnh Bến Tre, tác giả
Lư Hội có các tác phẩm: (Dấu ấn quê hương), (Bến Tre - Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa), (Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng – bánh phồng Sơn Đốc), (Nghề đan lát tỉnh
Trang 13-4-
Bến Tre), (Di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bến Tre), (Di sản văn hóa Bến Tre); tác giả Nguyễn Chí Bền với tác phẩm (Tìm hiểu một số hiện tượng văn hoá dân gian Bến Tre); tác giả Lê Minh Đào có (Bến cảng lòng dân); tác giả Nguyễn Thị Hậu (Ký), Đất và người Bến Tre; Nhiều tác giả (Di tích lịch sử văn hóa Bến Tre) Và một số bài báo,
tạp chí, thông tin khoa học nghiên cứu liên quan đến di tích lịch sử - văn hóa Thạnh Phú để phục vụ phát triển du lịch, nhưng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu riêng, trình bày một cách hệ thống về di tích lịch sử - văn hoá tác động đến hoạt động du lịch của huyện Thạnh Phú
Do vậy, nghiên cứu chuyên sâu các giá trị của di tích lịch
sử - văn hóa mà đặc biệt là sự tác động của các di tích để phục vụ cho phát triển du lịch là bước đi quan trọng, góp phần khẳng định giá trị di tích lịch sử - văn hóa của huyện Thạnh Phú nói riêng và của tỉnh Bến Tre nói chung
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
-Hệ thống hóa lý luận chung về di tích lịch sử - văn hóa -Tìm hiểu các di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu ở Thạnh Phú
-Đề xuất một số giải pháp với ngành du lịch, các ban, ngành có liên quan của tỉnh Bến Tre, huyện Thạnh Phú nhằm bảo tồn, khai thác hiệu quả các di tích lịch sử - văn hoá của huyện Thạnh Phú phục vụ cho phát triển du lịch
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn đề cập tới các di tích lịch sử - văn hóa ở Thạnh Phú gắn với vấn đề du lịch hiện nay
Trang 14-5- Mục đích nghiên cứu: Đánh giá giá trị hệ thống di sản văn hóa vật thể, phi vật thể; qua đó thấy được tác động của các di tích lịch sử đối với hoạt động du lịch
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Các di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu ở Thạnh Phú
- Các tài liệu có liên quan tới các di tích lịch sử - văn hoá ở Thạnh Phú
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp luận lịch sử kết hợp với phương pháp logic
- Phương pháp nghiên cứu thực địa
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp tổng hợp và phân tích
- Phương pháp khảo sát, điền dã
6 Đóng góp mới của luận văn
- Luận văn trình bày một cách cơ bản và hệ thống các di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn Thạnh Phú và vị trí, vai trò của nó với vấn đề du lịch hiện nay
- Luận văn đã chỉ ra thực trạng tình hình du lịch ở Thạnh Phú, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm khai thác tiềm năng du lịch của Thạnh Phú dựa trên thế mạnh
du lịch lịch sử, du lịch văn hoá, nhằm góp phần phát triển kinh tế- xã hội của huyện
- Luận văn góp phần vào việc giáo dục cho cộng đồng nhân dân về lịch sử văn hóa địa phương, lòng tự hào về quê hương, đất nước cho các thế hệ và quảng bá du lịch
Trang 15-6-
7 Bố cục luận văn
Luận văn gồm ba phần: mở đầu, nội dung, kết luận Trong đó, phần nội dung có 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung
Chương 2: Giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa; danh lam thắng cảnh và làng nghề huyện Thạnh Phú Chương 3: Hoạt động du lịch huyện Thạnh Phú với việc phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử - văn hóa;
danh lam thắng cảnh và làng nghề huyện Thạnh Phú
Trang 16-7-
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1 Khái niệm về di tích lịch sử - văn hóa
1.1.1 Di tích
Di tích là khái niệm rộng để chỉ những dấu vết của quá khứ còn tồn tại đến nay Vì vậy khi nói di tích là chỉ tất cả những dấu vết vật chất, bao gồm động sản và bất động sản Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam (2006) định nghĩa: Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử
1.1.2 Di tích lịch sử - văn hóa
Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một công trình được coi là di tích lịch sử văn hóa, phải có một trong các tiêu chí như: công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước; công trình xây dựng địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước; công trình xây dựng địa điểm gắn với sự kiện lịch
sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến; địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ; quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu
về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử
1.2 Các loại di tích lịch sử - văn hóa
1.2.1 Di tích khảo cổ
Di sản khảo cổ học là bộ phận di sản vật chất mà các phương pháp khảo cổ học cung cấp cho chúng ta những