Tuynhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm so yêu cầu phát triển kinh tế,lực lượng lao động qua đào tạo và đội ngũ công nhân lành nghề, có trình độ chuyênmôn kỹ thuật chiếm tỷ
Trang 1Lê Trọng Quyền
CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp Hồ Chí Minh - Năm 2015
Trang 2Lê Trọng Quyền
CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS Phạm Khánh Nam
Tp Hồ Chí Minh - Năm 2015
Trang 3Tôi cam đoan rằng, luận văn thạc sĩ kinh tế với nội dung nghiên cứu “chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn” trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Những số liệu, tài liệu được sử dụng trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn tríchdẫn trong danh lục tài liệu Kết quả nghiên cứu trong luận văn này đảm bảo khôngtrùng lắp và đến thời điểm này chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiêncứu khoa học nào
Tp Hồ Chí Minh, ngày 01/12/2015
Lê Trọng Quyền
Trang 4Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các đồ thị
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU……… 1
1.1 Lý do chọn đề tài……….1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu……… 3
Mục tiêu tổng quát……….3
Mục tiêu cụ thể……….……….3
Câu hỏi nghiên cứu ……… 4
1.3 Phạm vi nghiên cứu……….4
1.3.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu……… ………4
1.3.2 Giới hạn địa bàn nghiên cứu………4
1.3.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu……… ………4
1.4 Cấu trúc luận văn……….5
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN……… 6
2.1 Các khái niệm……… ………6
2.1.1 Đào tạo nghề 6
Trang 52.2.1 Lý thuyết về vốn con người……….7
2.2.2 Mô hình quyết định đi học 8
2.2.3 Lý thuyết chuyển dịch cơ cấu lao động 10
2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan 12
2.3.1 Nghiên cứu thực nghiệm các nước trong khu vực 12
Ở Trung Quốc 12
Ở Hàn Quốc 13
Ở Malaysia 14
2.3.2 Các nghiên cứu thực nghiệm trong nước 14
2.3.3 Phát hiện của những tác giả khác 17
2.3.4 Một số kinh nghiệm trong chuyển dịch cơ cấu lao động 20
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1 Khung phân tích 22
3.2 Quy trình phân tích 23
3.3 Mô hình kinh tế lượng 23
3.4 Mô tả biến số 26
3.5 Giải thích biến số 27
3.5.1 Biến phụ thuộc 27
3.5.2 Biến độc lập 28
3.6 Cách thức thu thập dữ liệu và chọn mẫu 30
3.6.1 Thu thập số liệu sơ cấp 30
Trang 6CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
4.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu 32
4.2 Thống kê mô tả bộ dữ liệu khảo sát 35
* Bảng so sánh hộ số tương quan 36
4.3 Các yếu tố tác động đến quyết định tham gia học nghề 37
4.4 Các yếu tố tác động đến việc làm 41
4.5 Các yếu tố tác động đến chuyển đổi nghề nghiệp 47
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 54
5.1 Kết luận 54
5.2 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo………57
Hạn chế……… 57
Hướng nghiên cứu tiếp theo………58
5.3 Hàm ý chính sách 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
Phụ lục 1 Bảng câu hỏi khảo sát hộ gia đình 63
Phụ lục 2 Kết quả hồi quy tham gia học nghề 69
Phụ lục 3 Kết quả hồi quy tình trạng việc làm 71
Phụ lục 4 Kết quả hồi quy chuyển đổi nghề nghiệp 74
Trang 8Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ chuyển đổi nghề 51
Trang 9Hộp 4.2 Mong tìm được việc làm có thu nhập cao hơn nông nghiệp 44 Hộp 4.3 Làm giàu từ nghề phi nông nghiệp 52
Trang 10Bảng 3.1: Mô tả biến số dùng trong phân tích 26
Bảng 4.1 Thực trạng Lao động trong độ tuổi trên địa bàn huyện 33
Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến độc lập 34
Bảng 4.3 Bảng hệ số tương quan 36
Bảng 4.4 Kết quả hồi quy các yếu tố tác động đến tham gia học nghề 37
Bảng 4.5 Kết quả hồi quy các yếu tố tác động đến việc làm 42
Bảng 4.6 Phân tích cơ hội việc làm bằng ma trận SWOT 45
Bảng 4.7 Kết quả hồi quy các yếu tố tác động đến chuyển đổi nghề nghiệp 47
Trang 11Chương 1 GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Quá trình đô thị hóa nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam ngày càng gia tăng áplực việc làm, nghề nghiệp và đòi hỏi chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động khu vựcnông thôn Trước những yêu cầu đó, đồng nghĩa với việc phải gia tăng chất lượngnguồn lực lao động, đảm bảo đáp ứng yêu cầu cần thiết trong quá trình phát triểnkinh tế Những năm qua, Đảng, nhà nước có nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ pháttriển khu vực nông thôn thông qua chính sách tam nông và đã có nhiều chính sáchtín dụng, ưu đãi khác dành cho khu vực này Tuy nhiên, vấn đề nông nghiệp, nôngdân, nông thôn thời gian qua vẫn còn nhiều khâu chưa thật sự đột phá, trong đó cólĩnh vực đào tạo nghề cho lao động nông thôn Một trong những mãng yếu nhất hiệnnay không chỉ là số lượng lao động nông thôn được đào tạo mà chất lượng nguồnnhân lực khu vực nông thôn rất thấp; cơ cấu đào tạo bất hợp lý, mất cân đối giữađào tạo nghề và đào tạo ở bậc Đại học, Cao đẳng, Trung cấp Tỷ lệ lao động quađào tạo khu vực nông thôn chênh lệch khá cao so khu vực thành thị, lao động trongnông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn
Thạnh Phú là huyện có chất lượng nguồn nhân lực tương đối thấp so mặt bằngchung của tỉnh Bến Tre, có hơn 55% lao động chưa qua đào tạo, trong đó 64,58%lao động sống ở khu vực nông thôn chưa qua đào tạo Mặc dù, tỷ lệ lao động quađào tạo tăng từ 2 - 3% mỗi năm, lao động qua đào tạo nghề tăng 2%, góp phầnchuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn sang tiểu thủ công nghiệp và dịch dụ Tuynhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm so yêu cầu phát triển kinh tế,lực lượng lao động qua đào tạo và đội ngũ công nhân lành nghề, có trình độ chuyênmôn kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp; cơ cấu lao động trong tình trạng thừa lao động trình
độ đại học, cao đẳng nhưng thiếu lao động lành nghề, công nhân kỹ thuật có taynghề cao, nên chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp ngoài tỉnhhoặc nhu cầu tuyển dụng lao động làm việc nước ngoài
Trang 12Đặc điểm dễ nhận thấy ở người lao động nông thôn hiện nay chịu ảnh hưởngcủa nền sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, manh mún, năng lực áp dụng khoa học kỹ thuật
và các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất còn rất hạn chế bởi trình độ học vấn và khảnăng tiếp cận là nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp, thiếu việc làm ổn định và khảnăng tiếp cận, chuyển đổi nghề nghiệp rất khó khi bị thu hồi đất hoặc tham gia vàomôi trường lao động công nghiệp đòi hỏi kỹ năng và tính kỷ luật cao là không dễdàng Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn thấp làmột trong những cản trở lớn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nôngthôn Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh nhưng mang nặng tính tự phát, thiếu địnhhướng lâu dài và tính đồng bộ cao, nên tốc độ phát triển nông nghiệp, nông thôndiễn ra chậm, chưa tương xứng với tiềm năng; môi trường tự nhiện bị phá vỡ, mấtcân bằng môi trường sinh thái; thu nhập của nông dân tuy được cải thiện nhưng cònthấp; sự chênh lệch thu nhập giữa các vùng nông thôn và đô thị khoảng cách ngàycàng xa
Những năm qua, Chính phủ đã có nhiều chính sách khác nhau nhằm thúc đẩychuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nói chung và chuyển dịch cơ cấu lao động nóiriêng Những chính sách này tập trung vào: xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, cungcấp tín dụng, tăng khả năng tiếp cận tín dụng của nông dân cho mục tiêu phát triểnngành nghề phi nông nghiệp, khuyến khích phát triển các làng nghề, các doanhnghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, đào tạo nghề v.v… Những giải pháp chính sách kểtrên được đánh giá là đã góp phần không nhỏ vào cải thiện đời sống kinh tế nôngthôn và làm thay đổi cơ cấu lao động ở nông thôn Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là liệunhững giải pháp chính sách này có thực sự là động lực thúc đẩy quá trình chuyểndịch cơ cấu lao động nông thôn trong thời gian tới hay không?
Với những trăn trở nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn” trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
Trong đó, tập trung đi sâu phân tích, đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu laođộng, các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm, xác xuất tham gia học nghề của lao độngnông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ
Trang 13Nội dung nghiên cứu tập trung đánh giá tác động chính sách đào tạo nghề cholao động nông thôn, giúp họ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm và chuyển dịch cơcấu lao động khu vực nông thôn trên địa bàn huyện Thạnh Phú Những kết quảnghiên cứu dựa trên các căn cứ khoa học, lượng hóa, đánh giá tác động và phân tíchhiệu quả sau đào tạo và tác động từ chính sách đào tạo nghề cho lao động, để cónhững điều chỉnh, kiến nghị chính sách một cách xác thực, phù hợp điều kiện thực
tế và góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thônnhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn hiện vay là trọng tâm đề tàicần tập trung nghiên cứu
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá khả năng tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tác độngđến việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động giữa hai khu vực nông nghiệp và phinông nghiệp Trên cơ sở phân tích có những đề xuất giải pháp chính sách phù hợp,nhằm mang lại hiệu quả và cải thiện điều kiện sống người dân nông thôn, giúp họ
cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấulao động, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Mục tiêu cụ thể
(1) Phân tích các yếu tố tác động đến tham gia học nghề
(2) Phân tích tác động của chính sách đào tạo nghề đến việc làm của người laođộng
(3) Phân tích tác động của chính sách đào tạo nghề ảnh hưởng đến quá trìnhchuyển đổi nghề nghiệp
Câu hỏi nghiên cứu: Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo
Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có tác động gì đến khả
Trang 14năng tham gia học nghề, giải quyết việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp của laođộng nông thôn?
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu đánh giá chính sách đào tạo nghề cholao động nông thôn theo Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chínhphủ, tập trung phân tích các yếu tố có ảnh hưởng việc làm, khả năng chuyển đổinghề nghiệp và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trên địa bàn 12 xã củahuyện Thạnh Phú
1.3.2 Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Luận văn này được tiến hành trên phạm vi địa bàn 12/18 xã có số lượng laođộng tham gia học nghề theo Quyết định số 1956 của Thủ tướng Chính phủ đôngnhất trên địa bàn huyện Đồng thời tiến hành thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp và điềutra mẫu các hộ dân tham gia học nghề và không tham gia học nghề thông qua phỏngvấn trực tiếp tại địa bàn nghiên cứu
1.3.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu
Luận văn sử dụng số liệu số liệu thứ cấp từ số liệu các báo cáo và kết quả điềutra thị trường lao động giai đoạn 2010 – 2014 từ Phòng Lao động – Thương binh và
Xã hội và Phòng Thống kê huyện Tiến hành thu thập số liệu sơ cấp tế từ kết quảđiều tra phỏng vấn mẫu trực tiếp hộ gia đình có lao động tham gia học nghề trênphạm vi 12 xã thuộc địa bàn huyện Thạnh Phú
1.4 Cấu trúc luận văn
Để đảm bảo tính chặt chẽ trong việc trình bày, thể hiện sự gắn kết giữa các nộidung với nhau nhằm giúp cho người đọc dễ tham khảo các vấn đề và kết quả củaquá trình nghiên cứu, luận văn kết cấu gồm 5 chương như sau:
Trang 15Chương 1 Giới thiệu: Khái quát nội dung cần nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi
nghiên cứu cũng như giới thiệu sơ lược về phương pháp và phạm vi nghiên cứu của
đề tài
Chương 2 Cơ sở lý luận: Tập trung trình bày lược khảo các lý thuyết và các
nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Chương 3 Phương pháp nghiên cứu: Xây dựng khung phân tích, mô hình
hồi quy, chọn mẫu phù hợp, thu thập số liệu và giới thiệu quy trình nghiên cứu
Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Tổng quan thực trạng về địa
bàn nghiên cứu Bằng phương pháp thống kê mô tả sẽ có đánh giá tổng quan vềchương trình đào tạo nghề thông qua các nhóm yếu tố đặc điểm cá nhân hộ gia đình
có ảnh hưởng đến quyết định tham gia hay không tham gia học nghề Kiểm chứngđịnh lượng bằng hàm hồi quy Logit nhằm đánh giá các nhân tố tác động đến việclàm và chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn huyện
Chương 5 Kết luận và hàm ý chính sách: Tóm lược những kết quả đã
nghiên cứu, chỉ ra những nghiên cứu mới có thể vận dụng vào điều kiện thực tế tạiđịa phương; đồng thời nêu ra một số khuyến nghị, hàm ý chính sách nhằm giúp chođịa phương có những điều chỉnh, bổ sung phù hợp Ngoài ra, chương này còn pháthiện một số điểm mới cũng như những hạn chế của đề tài và gợi mở hướng nghiêncứu tiếp theo
Trang 16Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Đào tạo nghề
Đào tạo nghề là hoạt động nhằm trang bị cho người lao động những kiến thức,
kỹ năng và thái độ lao động cần thiết để lao động sau khi hoàn thành khóa học, hànhđược một nghề trong xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2002) Dạynghề nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu xã hội, đòi hỏi lao động phải có trình độ, taynghề nhất định, để thúc đẩy, phát triển lực lượng sản xuất phù hợp quy luật sảnxuất Do đó, lực lượng lao động nông thôn hiện nay đang trong giai đoạn thừa laođộng giản đơn, nhưng thiếu nghiêm trọng lao động chuyên nghiệp Sự cần thiết phảiđào tạo nghề cho người lao động đang hoạt động trong những lĩnh vực nông lâmngư nghiệp chuyển sang hoạt động ở lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ,góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông thôn
Nguyễn Như Ý (1998), cho rằng đào tạo – đó là dạy dỗ, rèn luyện để trở nênngười có hiểu biết, có nghề nghiệp Hay được hiểu là hoạt động học tập nhằmgiúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn các chức năng, nhiệm vụcủa mình Nói một cách cụ thể đào tạo nghề liên quan đến việc tiếp thu, truyền đạtcác kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp nhằm thực hiện thành thạo những công việc cụthể một cách hoàn hảo Chuyển dịch cơ cấu lao động không chỉ đòi hỏi người laođộng có trình độ học vấn để làm những công việc đáp ứng yêu cầu xã hội mà còn có
kỹ năng tay nghề, thái độ, tác phong và đạo đức nghề nghiệp Đào tạo nghề là mộtphương thức trang bị cho họ một nghề mới phù hợp với công việc và yêu cầu thực
tế diễn ra, để họ có cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp, tạo thu nhập từ các nhóm nghềphi nông nghiệp
Trang 172.1.2 Chuyển dịch cơ cấu lao động
Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2005), chuyển dịch cơ cấu laođộng là sự thay đổi tăng, giảm của từng bộ phận trong tổng số lao động, theo mộtkhông gian và khoảng thời gian nào đó Như vậy, chuyển dịch cơ cấu lao động làmột khái niệm nêu ra trong một không gian và thời gian nhất định, làm thay đổi chấtlượng lao động Lao động được chuyển dịch tuỳ theo sự chuyển dịch của cơ cấukinh tế, phục vụ và đáp ứng cho chuyển dịch của cơ cấu kinh tế Ngoài ra, cơ cấulao động được chuyển dịch nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự hấpdẫn của nghề nghiệp, điều kiện làm việc, đặc điểm cá nhân hộ gia đình và sự hấpdẫn của ngành nghề mới sẽ thúc đẩy dịch chuyển lao động
2.2 Lược khảo lý thuyết có liên quan
Những nghiên cứu liên quan về đào tạo nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động
có rất nhiều lý thuyết được đã được các tác giả trong, ngoài nước vận dụng đểnghiên cứu, phân tích Trong đó, hai lý thuyết mà tác giả sử dụng để nghiên cứuluận văn này là: (1) Lý thuyết vốn con người (Human capital) và (2) Lý thuyếtchuyển dịch cơ cấu lao động, nhằm làm rõ mục tiêu nghiên cứu của đề tài đặt ra
2.2.1 Lý thuyết về vốn con người
Theo Becker (1967), học được xem là một quyết định đầu tư tối ưu hóa Giáodục sẽ làm tăng năng suất của các cá nhân, và công nhân có tay nghề cao hơn sẽđược trả lương cao hơn, nếu thị trường lao động là hoàn hảo và lao động được trảlương theo giá trị biên của nó Nhận định này được Becker (1967) nghiên cứu ở 21quốc gia OECD từ năm 1991 đến 2005, từ kết quả hồi quy ông nhận định thu nhậptăng lên rõ ở Ireland, Bồ Đào Nha và Canada trong những năm 2000
Mincer (1974) cho rằng, cũng giống như vốn hữu hình, muốn có thì con ngườiphải đầu tư để tích lũy thông qua giáo dục rèn luyện trong lao động và thuộc về mỗingười, và nó đem lại cho người sở hữu nó khoản thu nhập Mức vốn con ngườiđược tích lũy nhiều hay ít tương ứng với năng lực, lượng kiến thức, kỹ năng và kinh
Trang 18nghiệm mà mỗi người nhận được từ quá trình học tập, đào tạo và lao động Chúngthường được biểu hiện qua số năm đi học và số năm từng trải trên thị trường laođộng.
Becker (1993), khẳng định không có đầu tư nào mang lại lợi nhuận lớn hơnnhư đầu tư vào con người, đặc biệt là đầu tư cho giáo dục và đào tạo Vốn conngười là sự tích lũy đầu tư trước đó vào giáo dục, đào tạo, sức khỏe và những nhân
tố khác để làm tăng năng suất lao động Bất kỳ hoạt động nào làm tăng năng suấtlao động đều được xem là đầu tư vào vốn con người Đầu tư vào vốn con ngườikhông chỉ những chi phí cho giáo dục và đào tạo chính thức mà còn cả về sức khỏe,cho di cư, tìm việc và chăm sóc trẻ trước khi đi học Về mặt lợi ích cá nhân, người
có trình độ học vấn và nghề nghiệp cao hơn có thu nhập cao hơn; người có kinhnghiệm, thâm niên công tác cao hơn có mức thu nhập cao hơn; người có trình độhọc vấn và nghề nghiệp cao hơn ít bị thất nghiệp hơn
Borjas (2005) cho rằng, người lao động quyết định học ngành nghề gì và đếnmức nào giống như đưa ra quyết định đầu tư gắn với giả thuyết cơ bản trong kinh tếhọc – mọi người đều tối đa hóa lợi ích Quyết định đầu tư vào giáo dục cũng giốngnhư quyết định đầu tư vào vốn hữu hình khi đó người ta phải xem xét dòng thu nhậpquy về giá trị hiện tại ròng giữa các phương án khác nhau, đi học ngành nghề nào
đó hay không đi và giữa các ngành nghề với nhau Phương án đi học và học ngànhnghề nào sẽ được lựa chọn khi nó đem tới dòng thu nhập cao nhất có thể
2.2.2 Mô hình quyết định đi học
Nguyễn Bá Ngọc (2008) cho rằng, khi tham gia học tập, chúng ta phải trả mứcphí trước mắt và thu lợi từ các dòng thu nhập cao hơn trong tương lai Giả định xuấtphát từ so sánh giữa kiếm tiền hiện tại với tiền kiếm được trong tương lai Giả sửbạn đang gửi khoản tiền “P” trong ngân hàng và nhận một mức lãi suất “r” nào đó,đến năm thứ n thì giá trị tương lai “V” của khoản tiền này trong một năm sẽ làV=P*(1+r)nhay P(v) = V/(1+r)n
Trang 19Với một người đi học trong vòng 4 năm (giả định đi học ở tuổi 18 và học xong
ở tuổi 22) để lấy một tấm bằng đại học, anh ta phải bỏ ra chi phí cho 4 năm học lầnlượt (C0, C1, C2, C3) mức thu nhập dự kiến trong tương lai là W và số năm làmviệc trước khi về hưu là “T” thì chúng ta có thể tính được giá trị hiện tại của tấmbằng là:
P(v)= - C0+ _ + + _ + + +…+
1 + r (1 + r)2 (1 + r)3 (1 + r)4 (1 + r)5 (1 + r)TNhư vậy, về mặt lý thuyết người đó chỉ nên đi học khi giá trị hiện tại P(v) > 0
Thu nhập, chi tiêu
Đường (2): thể hiện dòng thu nhập khi tốt nghiệp phổ thông trung học.
Vùng (I): chi phí cho sách vỡ, đồ dùng học tập, học phí và những khoản chi
phí khác không phải là chi phí sinh hoạt
Vùng (II): phần thu nhập bị mất nhìn thấy (do không đi làm và dành thời gian
đi học), đây chính là chi phí cơ hội của thời gian bỏ ra đi học
Trang 20Vùng (III): thu nhập có được với tấm bằng đại học hoặc bằng nghề sau khi đã
qua đào tạo
Người đó nên đi học khi giá trị hiện tại của vùng (III) > giá định hiện tại củavùng (I) + vùng (II)
Như vậy, giáo dục làm tăng thu nhập cho người lao động và giúp cải thiện cơhội nghề nghiệp của họ theo 3 hướng:
Tích lũy vốn con người với kiến thức, kỹ năng và phẩm chất từ môi trườnggiáo dục mang lại
Chứng thực năng lực của người lao động ở một trình độ nhất định cũng nhưkhả năng tay nghề được trang bị từ trường học
Tích lũy thông tin (vốn kiến thức) giúp họ có thể tìm được công việc phù hợphơn
Như vậy, động lực để người lao động quyết định đi học hay tham gia họcngành nghề gì đều mở ra cơ hội nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm và khả năng tạo rathu nhập cao hơn người có trình độ học vấn thấp Ngoài ra, học nghề giúp cho laođộng có điều kiện để chuyển đổi nghề nghiệp, sẵn sàng rời bỏ khu vực nông nghiệp(khi nông nghiệp không còn là nguồn thu nhập chính hoặc những hộ bị giải tỏa, thuhồi đất) để tìm kiếm việc làm với một công việc mới, đó là điều kiện thúc đẩychuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông thôn
2.2.3 Lý thuyết chuyển dịch cơ cấu lao động
Reardon (1997) đưa ra các nhân tố “đẩy” sau đây: (1) tăng trưởng dân số, (2)tăng sự khan hiếm của đất có thể sản xuất, (3) giảm khả năng tiếp cận với đất phìnhiêu, (4) giảm độ màu mỡ và năng suất của đất, (5) giảm các nguồn lực tự nhiên cơbản, (6) giảm doanh thu đối với nông nghiệp, (7) tăng nhu cầu tiền trong cuộc sống,(8) các sự kiện và các cú sốc xảy ra, (9) thiếu khả năng tiếp cận đối với các thịtrường đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, (10) thiếu vắng các thị trường tài chínhnông thôn Hơn nữa, ông cũng gợi ý các nhân tố “kéo” sau đây: (1) doanh thu caohơn của lao động phi nông nghiệp, (2) doanh thu cao hơn khi đầu tư vào lĩnh vực
Trang 21phi nông nghiệp, (3) rủi ro thấp hơn của khu vực phi nông nghiệp so với khu vựcnông nghiệp, (4) tạo ra tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của gia đình và (5)nhiều cơ hội đầu tư Tóm lại, nhân tố “kéo” đưa ra những sự hấp dẫn của khu vựcphi nông nghiệp đối với người nông dân Nhân tố đẩy liên quan đến áp lực hoặc cáchạn chế của khu vực nông nghiệp buộc nông dân tìm kiếm thu nhập khác nếu họmuốn cải thiện các điều kiện sống của mình.
Quan hệ “kéo” và “đẩy” đưa ra một khung khổ tương đối toàn diện cho việcxác định sự tham gia của hộ nông dân vào các hoạt động phi nông nghiệp Tuynhiên công cụ này chỉ phân tích cung lao động của hộ Về mặt thực tiễn, hai hộ giađình có các điều kiện giống nhau nhưng ở hai vùng địa lý khác nhau, đặc điểm cánhân hộ gia đình khác nhau sẽ có mức độ tham gia khác nhau Nói cách khác, cácđặc điểm cá nhân, đặc điểm vùng cũng ảnh hưởng đến sự tham gia hoạt động phinông nghiệp của hộ nông dân Thêm vào đó còn có những yếu tố của chính bản thânngười lao động Điều này giải thích tạo sao hai người có cùng điều kiện như nhaunhưng lại chọn cách phản ứng khác nhau khi tham gia vào họat động phi nôngnghiệp
Nguyễn Mạnh Hải và Trần Toàn Thắng (2009), quá trình chuyển dịch cơ cấulao động nông thôn có tác động từ hai yếu tố: khách quan và chủ quan Về mặtkhách quan, môi trường kinh tế thuận lợi cho quá trình chuyển dịch từ nông nghiệpsang các ngành nghề phi nông nghiệp khác là điều kiện cực kỳ quan trọng Các điềukiện chủ quan của người lao động cũng là yếu tố tác động đến quá trình này, từng cánhân người lao động ở nông thôn có khả năng chuyển dịch lao động cao thì kéotheo cơ cấu lao động chung cũng biến đổi theo Trong đó các yếu tố về trình độ họcvấn, tuổi tác, giới tính, thu nhập, đặc điểm cá nhân của hộ…v.v.có tác động đếnquyết định chuyển đổi nghề nghiệp từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nôngnghiệp
Các yếu tố trên có ý nghĩa rất quan trọng khi chúng ta xem xét các yếu tố ảnhhưởng đến việc chuyển dịch cơ cấu lao động việc làm ở nông thôn, cũng như khiđưa ra các giải pháp để khuyến khích chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm do bản
Trang 22chất các họat động này là khác nhau.Trong nghiên cứu này, việc làm công ăn lươngliên quan đến các hợp đồng lao động mà người thuê lao động đưa ra các điều khoảnvới người lao động và thu nhập của người lao động chỉ phụ thuộc vào thời gian laođộng Công việc của người lao động được thực hiện dưới sự giám sát của người sửdụng lao động, giả định người làm công ăn lương từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnhvực phi nông nghiệp sau khi tham gia đào tạo nghề được tuyển dụng vào làm việctại khu vực phi chính thức.
2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan
Trên nền tảng lý thuyết về vốn con người và lý thuyết chuyển dịch cơ cấu laođộng đã được nghiên cứu trước đây Luận văn có tham khảo những kết quả nghiêncứu thực nghiệm về yếu tố đào tạo có tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động củatác giả trong nước và một số nước trong khu vực làm cơ sở để đánh giá các yếu tốtác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trên địa bàn huyện
2.3.1 Nghiên cứu thực nghiệm các nước trong khu vực
Ở Trung Quốc
Trung Quốc là một nước lớn về nông nghiệp, dân số nông thôn chiếm đến80%, giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân là mấu chốt nhằm thựchiện hiện đại hoá Trung Quốc Thành tựu nổi bật trong đổi mới ở Trung Quốc làxuất phát từ đổi mới trong nông nghiệp và cơ cấu lại kinh tế nông thôn
Trong những năm đầu của đổi mới, cải cách trong nông nghiệp đi kèm vớiphát triển các họat động phi nông nghiệp, nhất là công nghiệp Hưng trấn ở Trungquốc Sở dĩ công nghiệp Hưng trấn của Trung quốc phát triển mạnh do trong thời kỳđầu hội đủ các yêu cầu về phát triển và đặc biệt là có thị trường tiêu thụ rộng lớn,tuy nhiên, về sau công nghiệp Hưng trấn gặp phải nhiều khó khăn nhất là về thịtrường tiêu thụ do yêu cầu về chất lượng sản phẩm trên thị trường tăng cao trongkhi điều kiện về đổi mới công nghệ của công nghiệp nông thôn không đáp ứng kịp.Năm 1993 có khoảng 109,5 triệu lao động được thu hút vào làm việc tại khu vực
Trang 23phi nông nghiệp ở nông thôn, tăng 6,24 triệu hay 6% so với năm 1992, (Báo cáo Kinh tế hàng năm của Trung Quốc, Green Report, 1994).
Bảng 2.1: Lao động thu hút vào lĩnh vực phi nông nghiệp ở nông thôn Trung Quốc
ĐVT: triệu người
Côngnghiệp dựngXây Vậntải Thươngmại Tổng cộng
Hàn Quốc đã thực hiện chính sách nguồn nhân lực trong nông nghiệp nhằmnâng cao năng suất lao động nông nghiệp Từ đó rút dần lao động trẻ ra khỏi nôngnghiệp Chính sách này tập trung vào ba chương trình lớn đó là: Chương trình hỗtrợ trang trại gia đình; Chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh nôngnghiệp và Chương trình hỗ trợ giáo dục và đào tạo Mục tiêu của các chính sách này
là nhằm bảo vệ và hỗ trợ cho các nhà kinh doanh nông nghiệp có trình độ, kỹ năng
Trang 24canh tác, các công ty kinh doanh nông nghiệp, những người có khả năng thúc đẩynăng suất và quản lý việc canh tác một cách hiệu quả và ổn định.
đô thị, khu công nghiệp
Chính sách của Malaysia đối với quản lý luồng di cư có thể khác nhau ở cácgiai đoạn nhưng tựu chung lại là giảm khoảng cách giữa nông thôn và thành thịbằng cách phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn, cung cấp các điều kiện tốt hơn đểngười dân nông thôn nhất là người thuộc nhóm mục tiêu (người Mã Lai) được tiếpcận tốt hơn với giáo dục và đào tạo để tham gia thị trường lao động
Các chính sách trực tiếp và gián tiếp đối với quản lý lao động di cư bao gồm:(i) Phát triển đa dạng sản xuất nông nghiệp; chuyển từ trồng cao su là chính sangphát triển cọ dầu, cây lương thực và một số cây ngắn ngày khác Tăng cường chếbiến công nghiệp đảm bảo liên kết giữa nhà máy chế biến và người trồng nguyênliệu thông qua cơ chế lợi ích, phát triển bền vững gắn với công nghệ sinh học thânthiện với môi trường; (ii) Đẩy mạnh thực hiện chương trình khai hoang để ngườidân nông thôn có đủ điều kiện cần thiết ổn định cuộc sống, không rơi vào bần cùnghóa; (iii) Phát triển các họat động phi nông nghiệp ở nông thôn, đặc biệt là các hoạtđộng truyền thống, có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các nghệ nhân; (iv) Đầu tưcho giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ưu đãi về giáo dục dành đặcbiệt cho nhóm người Mã Lai để họ có điều kiện gia nhập thị trường lao động, cáctrường học và trường dạy nghề đều nhận được sự hỗ trợ của nhà nước, học sinhnghèo được miễn học phí và nhận được học bổng của Chính phủ
Trang 252.3.2 Các nghiên cứu thực nghiệm trong nước
Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương (2005), nếu như năm 1999, dân số cảnước là 76.327.000 người, trong đó thành thị chiếm 23,5% thì năm 2005, dân số cảnước đã tăng lên 83,1 triệu người, trong đó thành thị chiếm 26,95% Xét về cơ cấucủa lực lượng lao động theo vùng nông thôn và thành thị cũng có sự chuyển dịchđáng kể Năm 2004, lực lượng lao động ở thành thị là 34.907.000 người chiếm18,52% trong tổng số lực lượng lao động Đến 2005, trong tổng số lực lượng laođộng cả nước là 44.385.000 người, lao động thành thị chiếm 24,94% và nông thônchiếm 75,1% Cùng với hiện trạng trên, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị ngày cànggiảm Nếu như tỷ lệ thất nghiệp thành thị trong giai đoạn 1996-1999 tăng liên tục từ5,88% lên 7,4% thì trong giai đoạn 2000 - 2005 lại có xu hướng giảm xuống từ6,42% đến 5,3% Điều đáng quan tâm là tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ (15 – 24tuổi) vẫn còn khá cao Cụ thể là năm 2001, số người làm việc trong các ngành lâm,nông nghiệp chiếm 67,2%, công nghiệp xây dựng chiếm 12,6%, dịch vụ chiếm20,2%
Đến 2005, lao động công nghiệp xây dựng tăng lên 17,88%, dịch vụ lên25,33% và nông lâm nghiệp giảm xuống còn 56,79% Tuy nhiên đến 2005 vẫn cònnhiều vùng có cơ cấu lao động theo ngành hậu như Tây Bắc (84,9% lao động trongnông nghiệp), Tây Nguyên (72,9% lao động trong nông nghiệp) Lao động làm việctheo các thành phần kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể Trước đây, người lao độnglàm việc chủ yếu trong khu vực nhà nước và tập thể, chỉ có một bộ phận rất nhỏ làmviệc ở ngoài khu vực này Lao động làm việc thường xuyên trong khu vực Nhànước qua các năm như sau: năm 2000 lao động làm việc trong khu vực Nhà nước là10,06%, và năm 2005 là 10,16% Lao động làm việc ở khu vực kinh tế ngoài Nhànước năm 2000 chiếm 89,33%; năm 2005 chiếm 88,26% Lao động làm việc ở khuvực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng từ 0,38% năm 1997 lên 1,12% năm
2002 và 1,58% năm 2005
Lực lượng lao động đã có sự chuyển dịch giữa 8 vùng lãnh thổ Năm 2005,theo 8 vùng lãnh thổ, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là 2 vùng
Trang 26có lực lượng lao động đồng đều chiếm 21,4% lực lượng lao động cả nước; thấpnhất là các vùng Tây Bắc (3,16%), tiếp đến là Tây Nguyên (5,6%), Duyên Hải NamTrung bộ (8,26%) Lực lượng lao động theo vùng lãnh thổ đang có xu hướngtăng lực lượng lao động của vùng Đông Nam bộ (vùng này, tăng từ15,12% năm
2004 lên 15,28% lực lượng lao động cả nước năm 2005) và giảm lực lượng laođộng ở các vùng Bắc Trung Bộ (từ 12,06% năm 2004 xuống còn 12,02% năm2005) và vùng đồng bằng sông Hồng trong tổng số lực lượng lao động cả nước (từ22,47% năm 2004 xuống còn 22,41% năm 2005)
Trần Quỳnh (2013) cho rằng, mối tương quan giữa phát triển kinh tế vàchuyển dịch cơ cấu lao động Hai yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau
Công thức sau sẽ chứng minh cho điều này: e = l/g (trong đó: e là hệ số co giãn của lao động theo GDP; l là tốc độ tăng trưởng lao động; g là tốc độ tăng trưởng kinh tế Nếu e càng nhỏ thì chứng tỏ để đạt được 1% tăng trưởng thì nền kinh tế
càng sử dụng ít lao động) Có hai yếu tố dẫn đến hiện tượng nền kinh tế sử dụng ít
lao động: Thứ nhất, sự phát triển của khoa học công nghệ dẫn đến giảm quy mô lao động của các ngành kinh tế; Thứ hai, có sự phân bố nguồn lực hợp lý, tức là lao
động có sự chuyển dịch từ ngành sử dụng nhiều lao động sang ngành sử dụng ít laođộng; đồng thời chất lượng lao động được nâng lên thông qua đào tạo
Thái Phúc Thành (2009) phân tích, Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướngtăng tỷ trọng lao động phi nông nghiệp có thể được thúc đẩy thông qua thay đổi môhình tăng trưởng kinh tế theo hướng tăng đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ làmthay đổi cơ cấu lao động toàn bộ nền kinh tế theo hướng tăng nhu cầu lao động phinông nghiệp; sử dụng nhiều lao động đặc biệt là lao động nông thôn những ngànhđảm bảo tăng việc làm nhanh và duy trì được sự cân bằng giữa tăng việc làm vớităng năng suất cả ở thành thị và nông thôn; kết hợp trong việc đào tạo nghề, xã hộihóa công tác đào tạo nghề, gắn kết doanh nghiệp, các cơ sở sử dụng lao động vớicác cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm nâng cao chất lượng lao độngnông thôn
Trang 27Giải pháp này cần phải được nhấn mạnh trước tiên và thực hiện ở mức độ “độtphá” Điều đó là do tính chất quyết định của trình độ văn hoá cũng như kỹ năng laođộng của người lao động nông thôn trong việc chuyển dịch lao động sang khu vựcphi nông nghiệp một cách bền vững Giải pháp này nhấn mạnh tới việc tăng cườngnăng lực của người lao động nông thôn, nhằm đáp ứng nhu cầu công việc tại chỗ vànhu cầu di chuyển lao động nội bộ ngành, ra khỏi ngành và di chuyển giữa cácvùng, trong đó cần tập trung nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
2.3.3 Phát hiện của những tác giả khác
Trong tác phẩm “Tăng trưởng kinh tế ở các nước Châu Á gió mùa”, Oshima
(1989) cho rằng, vào thời gian cao điểm của mùa vụ vẫn có hiện tượng thiếu laođộng và dư thừa nhiều trong mùa nhàn rỗi, nên đưa ra giải pháp sử dụng lao động ở
hai khu vực theo 5 bước: (i) xây dựng cơ sở hạ tầng cho thủy lợi, tưới tiêu, vận tải,
giáo dục, điện khí hóa và công nghiệp, cơ bản tạo ra nhiều việc trong những tháng
nhàn rỗi; (ii) việc làm tăng dẫn đến thu nhập của hộ nông dân tăng, họ có thể chi
tiêu nhiều hơn cho hạt giống, phân hóa học, thuốc trừ sâu…để mở rộng qui mô sản
xuất; (iii) cùng với thu nhập tăng, nhu cầu về mở rộng qui mô tăng sẽ tạo thêm việc làm cho lao động không thuộc diện cày cấy; (iv) nông nghiệp đa dạng hóa làm tăng
việc làm phi nông nghiệp cho các thành viên trong gia đình, tác động của ngành phinông nghiệp này ngày càng mở rộng vì nó liên kết việc xây dựng kết cấu hạ tầngnông thôn với các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và
dịch vụ; (v) thu nhập cao đẻ ra sử dụng nhiều hàng hóa công nghiệp, tạo ra thị
trường cho ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu, khiến ngành này có thể tăng qui
mô sản xuất Khi đó di dân từ các khu vực nông thôn đến thành thị để phát triểnngành công nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ ngày càng tăng
Harris và Todaro (1970) cho rằng, dòng lao động di chuyển từ nông thôn rathành thị là một quy luật kinh tế tất yếu đối với mọi quốc gia trong quá trình côngnghiệp hóa và đô thị hóa Tuy nhiên, theo hai tác giả này, ở các nước đang pháttriển trong giai đoạn công nghiệp hóa thì khu vực thành thị cũng có tỷ lệ thất nghiệptương đối cao và do vậy, cơ hội việc làm sẽ không dễ dàng có được Trong lý thuyết
Trang 28về di chuyển lao động của mình, Harris và Todaro cho rằng những người di cư tiềmnăng sẽ quyết định có di chuyển hay không bằng cách so sánh giữa dòng thu nhập
kỳ vọng trong tương lai mà họ có thể kiếm được ở thành phố với ở quê nhà, sau khi
đã tính đến chi phí di chuyển thực tế và chi phí tìm kiếm việc làm Tuy nhiên, khiứng dụng các mô hình trên vào phân tích vấn đề việc làm và di chuyển lao động ởcác nước đang phát triển còn phải chú ý tới sự tồn tại song song một khu vực kinh
tế (kinh tế phi chính thức) với khu vực kinh tế hiện đại ở các vùng thành thị Khuvực kinh tế phi chính thức tuy không thống kê được một cách đầy đủ và chính xácnhưng lại tạo ra một số lượng rất lớn công việc như thợ thủ công, người buôn bánnhỏ và các hoạt động sản xuất dịch vụ đa dạng khác với mức tiền công tương đốithấp, công việc không ổn định Trong thực tế ở các nước đang phát triển, khu vựckinh tế này là nơi hấp thụ gần như toàn bộ số lao động di cư từ nông thôn ra đô thịkiếm việc làm
Nguyễn Thúy Hà (2013) nghiên cứu, trong tổng số hơn 50,35 triệu người từ 15tuổi trở lên đang làm việc của cả nước, chỉ có gần 7,8 triệu người đã được đào tạo,chiếm 15,4% Hiện cả nước có 84,6% số người đang làm việc chưa được đào tạo
Có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo giữa thànhthị và nông thôn (30,9% và 9%) Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo thấpnhất ở hai vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên (tương ứng là 8,6% và10,8%) và cao nhất tại Hà Nội và TP HCM Tỷ trọng lao động đang làm việc cótrình độ đại học trở lên khác nhau đáng kể giữa các vùng, Hà Nội và TP HCM lànhững nơi tập trung nhiều nhất lao động đang làm việc có trình độ đại học trở lên(tương ứng là 17,1% và 17,4%) Số liệu tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạocho thấy chất lượng việc làm của Việt Nam còn thấp, đây là một thách thức lớn củađất nước trong việc đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững Lao động với chất lượngthấp đồng nghĩa với việc làm không bền vững, việc trả lương thấp và không đápứng được xu thế mới, sử dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất và quản lý Điềutra lao động và việc làm từ năm 2009 đến nay cho thấy: Tỷ trọng của nhóm “làmcông ăn lương” chiếm khoảng một phần ba tổng số lao động đang làm việc Tỷtrọng của nhóm này tăng chậm từ 34,6% năm 2009 lên 40,0% năm 2011 Xu hướng
Trang 29này chứng tỏ thị trường lao động nước ta đã và đang phát triển theo hướng kinh tếthị trường Mặc dù vậy, khi so sánh với các nước trên thế giới và khu vực, đặc biệtvới các nước có nền kinh tế phát triển (thường có tỷ trọng người làm công ăn lươngchiếm trên 80%), Việt Nam vẫn còn ở mức rất thấp Theo số liệu thống kê 2011, thunhập bình quân/tháng của lao động làm công ăn lương là 3,1 triệu đồng/tháng, vớimức thu nhập của nam là 3,3 triệu đồng/tháng và của nữ là 2,9 đồng/tháng Laođộng có trình độ đại học có mức thu nhập gần gấp đôi lao động chưa qua đào tạochuyên môn kỹ thuật (4,9 triệu đồng/tháng và 2,6 triệu đồng/tháng) Xét theo ngànhkinh tế, thu nhập bình quân thay đổi từ mức thấp nhất là của ngành “nông, lâm, thủysản: (khoảng 2,3 triệu đồng/tháng) đến mức cao nhất là của ngành “hoạt động củacác tổ chức và cơ quan quốc tế”, khoảng 9,8 triệu đồng/tháng Một số ngành có thunhập khá (khoảng 5 triệu đồng/tháng) gồm: “hoạt động tài chính, ngân hàng và bảohiểm: (5,6 triệu đồng/tháng); “thông tin và truyền thông” và “hoạt động chuyênmôn, khoa học và công nghệ” khoảng 4,7 triệu đồng/tháng Tỷ lệ thất nghiệp củalao động trong độ tuổi của nước ta trong 6 tháng đầu năm 2011 là 2,58%, trong đókhu vực thành thị 3,96%; khu vực nông thôn 2,02% Tỷ lệ thiếu việc làm của laođộng trong độ tuổi là 3,9%, trong đó khu vực thành thị 2,15% và khu vực nông thôn4,6% Các tỷ lệ này hầu như đều thấp hơn các tỷ lệ tương ứng năm 2010 Năm 2010
tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,88%, trong đó khu vực thành thị là4,43%, nông thôn 2,27% Đến năm 2011, phần lớn lao động đang làm việc trongnền kinh tế vẫn làm những nghề không cần có trình độ chuyên môn kỹ thuật cũngnhư yêu cầu cao về kỹ năng nghề nghiệp Trong đó, có 20,4 triệu lao động làm
“nghề giản đơn” (chiếm 40,4%), 7,6 triệu lao động làm “dịch vụ cá nhân, bảo vệ vàbán hàng” (15,0%), 7,1 triệu lao động làm “nghề trong nông, lâm, ngư nghiệp”(14,1%) và 6,1 triệu lao động làm “thợ thủ công và các thợ khác có liên quan”(12,1%) Lao động làm các nghề về quản lý, đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn kỹthuật và tay nghề cao chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng số lao động đang làmviệc Chỉ có 2,7 triệu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc cao (5,3%) và1,8 triệu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc trung (3,5%)
Trang 30Tuy vậy, do trình độ phát triển kinh tế còn thấp, trình độ nhân lực không cao,nền kinh tế chủ yếu phát triển các ngành nghề dựa trên công nghệ sử dụng nhiều laođộng nên năng suất lao động thấp và do vậy tình trạng giãn việc làm đã ảnh hưởngthu nhập của người lao động nói riêng và mức sống của gia đình họ nói chung.
2.3.4 Một số kinh nghiệm trong chuyển dịch cơ cấu lao động
Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn gắn liền với quá trình công nghiệphóa nền kinh tế Vì vậy, yêu cầu thực tế đặt ra là phải giải quyết tốt các vấn đề mớiphát sinh của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm thu hẹp dần diện tíchđất nông nghiệp do chuyển đổi mục đích sử dụng, một bộ phận nông dân không cònđất hoặc còn rất ít đất để sản xuất, trong khi đó họ chưa chuẩn bị về tâm lý đểchuyển đổi nghề nghiệp, dễ rơi vào tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm dẫn đếnđói nghèo Vì vậy, ngoài chính sách đền bù, hỗ trợ nông nghiệp cần có các giải pháp
hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp trước khi thực hiện thu hồi, sử dụngđất nông nghiệp vào mục đích khác
Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn phải đảm bảo phù hợp với cơ cấunền kinh tế không chỉ tăng về số lượng mà cả chất lượng nguồn nhân lực, cùng vớiviệc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới nhất là ứng dụng công nghệ sinh vào sản xuất,chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng liên kết giữa các khâu, các tác nhân cùngtham gia vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp Khi đó, chuyển dịch cơ cấu laođộng nông thôn phải đáp ứng kịp các nhu cầu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế đó cả
về số lượng, chất lượng lao động bao gồm cả kỹ năng lao động và tác phong làmviệc công nghiệp, cơ cấu theo ngành nghề, cơ cấu phân bổ theo địa bàn Công tácđào tạo, định hướng nghề nghiệp phải được quan tâm đặc biệt trong chính sách pháttriển nguồn nhân lực
Chính sách phát triển nguồn nhân lực phải hướng vào đẩy nhanh khả năngứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động Trong chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cần đặc biệt chú ý đến phát triển khoa học côngnghệ, có chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể và trong từng thời kỳ cụthể, có xác định bước đi và chiến lược để đạt mục tiêu đề ra
Trang 31 Chính sách nông nghiệp phải được lồng ghép với nhiều chương trình khácnhau Đào tạo nghề gắn với việc làm; lập nghiệp và mở rộng kinh doanh đi kèm vớivới các dịch vụ hỗ trợ Để nâng cao hiệu quả thì những họat động này nên được kếthợp với nhau từ trên xuống dưới, từ cộng đồng nông thôn tới thành thị Nhữngngười hưởng lợi cần được nhận thức về cách tiếp cận và công cụ về dịch vụ việclàm, khuyến nông, đào tạo nghề, tài chính vi mô, phát triển cơ sở hạ tầng và bảohiểm xã hội.
Trang 32Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Khung phân tích
Mục tiêu 1
Mục tiêu 2
Mục tiêu 3
Tham gia/không tham gia học nghề
Tác động đến chuyển đổi nghề
Tác động đến việc làm của người lao động
Tích lũy vốn con người
từ môi trường giáo dục
Chứng thực năng lực tay nghề của người lao động
Cơ hội tìm kiếm việc làm
phù hợp
Lý thuyết vốn con người Quyết định đi học Harvey B.King (2006)
Loại hình học nghề:
-Nông nghiệp-Phi nông nghiệp
Trang 333.2 Quy trình phân tích
Bước 1: Tiến hành điều tra chọn mẫu hai nhóm: 100 hộ có tham gia học
nghề và 100 hộ không tham gia học nghề Cuộc điều tra phải đảm bảo được tínhtương đồng, chẳng hạn như cùng phiếu điều tra, cùng thời điểm, cùng người phỏngvấn và cùng địa bàn
Bước 2: Từ bộ số liệu điều tra xây dựng mô hình Logit (dựa trên mô hình
của Maddala, 1983), trong đó biến phụ thuộc nhận giá trị 0 cho hộ không tham gia,nhận giá trị 1 cho hộ có người tham gia học nghề; biến có việc làm nhận giá trị 1,thất nghiệp nhận giá trị 0; biến chuyển đổi nghề nghiệp nhận giá trị 1, không chuyểnđổi nghề nhận giá trị 0; các biến độc lập là những nhân tố có khả năng ảnh hưởngđến quyết định tham gia học nghề của cả hai nhóm như: Tuổi, giới tính, thành viên,học vấn và các biến đặc điểm cá nhân của hộ
Bước 3: Phân tích hồi quy cho mô hình Logit và dự đoán xác suất cho từng
hộ ở hai nhóm Giá trị dự đoán xác suất của mô hình, giá trị này sẽ nằm trong khoản
từ 0 đến 1
Bước 4: So sánh, phân tích các nhóm yếu tố cá nhân, đặc điểm hộ gia đình
của nhóm tham gia học nghề và nhóm không tham gia học nghề; khả năng tạo việclàm và chuyển đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn
Bước 5: Kiểm định tính chính xác, khả năng dự báo của các mô hình dự
đoán khả năng tham gia, tạo việc làm và mức độ chuyển đổi nghề nghiệp của laođộng nông thôn giai đoạn 2010 – 2014
3.3 Mô hình kinh tế lượng
Lao động nông thôn tham gia học nghề theo Quyết định số 1956 của Chínhphủ trên địa bàn huyện giai đoạn 2010 – 2014, tập trung nhiều trên địa bàn 12 xã màtác giả chọn để khảo sát thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu Trong thời gianqua, có nhiều hộ nông dân không còn xem sản xuất thuần nông là nguồn thu nhậpchính cho gia đình, gần đây nhiều hộ gia đình sau khi tham gia học nghề đã mạnhdạn chuyển đổi sang làm các nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp
Trang 34Nhìn chung cơ cấu lao động nông thôn thời gian qua trên địa bàn huyện đã có
sự chuyển dịch giữa hai khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp Luận văn sửdụng mô hình kinh tế lượng Logit (Maddala, 1983) để đánh giá khả năng tham giahọc nghề và không tham gia học nghề của hộ nông dân trên địa bàn 12 xã củahuyện Đây là dạng hàm xác suất lựa chọn, áp dụng phương pháp ước lượng hợp lýtối đa, sau khi đưa biến phụ thuộc là tỷ số xác suất tham gia và không tham gia vềdạng Logarit tự nhiên Xác suất lựa chọn tham gia của hộ được mô tả như sau:
1
1 + e –(β0 + βiXi + ui)
Trong đó: i = 1, 2, 3, n là hộ gia đình có lao động tham gia học nghề Trường
hợp Y = 1, hộ gia đình có lao động tham gia học nghề; X là véc tơ thể hiện các nhân
tố có ảnh hưởng đến khả năng tham gia học nghề; β là véc tơ thể hiện hệ số của cácbiến độc lập; uilà sai số ngẫu nhiên
Đặt Zi= β + βiXi+ uinếu Pilà xác suất tham gia thì (1 – Pi) là xác suất khôngtham gia và ta có tỷ số sau:
PiL(Yi) = ln( -) = Zi = β0 + βiXi + ui (3.3.3)
1 - Pi
Trang 35Các biến độc lập Xi được mô tả ở bảng 3.3.3 dưới đây thể hiện các yếu tố ảnhhưởng đến khả năng tham gia đào tạo nghề của lao động nông thôn trên địa bàn 12
xã của huyện Tất cả các số liệu về các biến độc lập trong mô hình được thu thập vàtính toán từ số liệu điều tra khảo sát hộ tham gia đào tạo nghề và hộ không tham giavào mô hình Sau đó, các tham số của các biến số trong mô hình được ước lượngthông qua sử dụng phần mềm Stata 12 để phân tích
Mô hình kinh tế lượng được sử dụng trong luận văn này có dạng:
(2) tác động biên của Xj lên Y
Từ công thức (1) và (2) cho nhận xét về tác động biên của hệ số j như sau:trong điều kiện các yếu tố khác không đổi (cố định các yếu tố khác), nếu Xj thay đổi
1 đơn vị, trung bình Y thay đổi j đơn vị
Trang 363.4 Mô tả biến số
Bảng 3.1: Mô tả biến số dùng trong phân tích
Thành viên X2 Thể hiện số thành viên
Trang 37Phương pháp phân tích hồi quy tương quan đa biến được sử dụng để nghiêncứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia/không tham gia học nghề; tìnhtrạng việc làm của hộ và tác động đến chuyển đổi nghề nghiệp của lao động nôngthôn Trong nghiên cứu này, mô hình hồi quy tương quan đa biến được thiết lập nhưsau:
Mô hình hồi quy quyết định tham gia học nghề
Thamgiahocnghei= β0 + β1Tuoi + β2Thanhvien + β3Gioitinh + β4Hocvan
+ β5Thuocdien + β9Đatdai + β11Thunhap + Ui
Mô hình hồi quy tình trạng việc làm
Vieclami= β0 + β2Thanhvien + β8Nghedahoc + β9Datdai + β10Hatang
+ β12Thunhaphocnghe + β14Thamgiahocnghe + Ui
Mô hình hồi quy chuyển đổi nghề nghiệp
Chuyendoinghe = β0+ β1Tuoi + β2Thanhvien + β3Gioitinh + β8Nghedahoc
Biến VIECLAM (Tình trạng việc làm) là biến phụ thuộc trong mô hình, thểhiện người lao động có việc làm hay thất nghiệp Biến VIECLAM nhận giá trị bằng
1 khi lao động có việc làm và nhận giá trị bằng 0 khi lao động trong tình trạng thấtnghiệp
Biến CHUYENDOINGHE (Chuyển đổi nghề nghiệp) là biến phụ thuộc trong
mô hình, thể hiện khả năng chuyển đổi nghề nghiệp từ lĩnh vực nông nghiệp sang
Trang 38phi nông nghiệp sau học nghề Biến CHUYENDOINGHE nhận giá trị bằng 1 khi
hộ chuyển đổi nghề nghiệp và nhận giá trị bằng 0 khi hộ không chuyển đổi nghềnghiệp
3.5.2 Biến độc lập
Biến X 1 : Thể hiện tuổi của người học nghề, được tính theo năm Hệ số hồi quy
này dự kiến sẽ có giá trị âm, thể hiện tuổi càng lớn thì xác suất tham gia đào tạonghề so với xác suất không tham gia đào tạo nghề càng thấp
Biến X 2 : Thể hiện số thành viên trong hộ Hệ số hồi quy này dự kiến sẽ có giá
trị dương, thể hiện số lượng thành viên trong hộ càng đông thì xác suất chuyển đổinghề nghiệp càng lớn so với những hộ có số lượng thành viên ít
Biến X 3 : Là biến giả, thể hiện giới tính của người được khảo sát Biến nhận giá
trị 1 nếu là nam và 0 nếu là nữ Hệ số hồi quy dự kiến sẽ có giá trị âm, thể hiện giớitính có ảnh hưởng đến quyết định tham gia theo hướng nữ sẽ có khuynh hướngtham gia đào tạo nghề cao hơn nam
Biến X 4 : Thể hiện trình độ học vấn cao nhất của chủ hộ, được tính bằng số
năm đi học Hệ số hồi quy này dự kiến sẽ có giá trị dương, thể hiện số năm đi họccủa chủ hộ càng cao thì xác suất tham gia học nghề cao hơn so với những hộ cótrình độ học vấn thấp
Biến X 5 : Là biến giả, thể hiện loại hình kinh tế của hộ Biến nhận giá trị 1 nếu
là hộ nghèo; biến nhận giá trị 0 nếu hộ thuộc diện không nghèo Hệ số hồi quy này
dự kiến có giá trị dương, thể hiện loại hình kinh tế của hộ có ảnh hưởng đến quyếtđịnh tham gia đào tạo nghề, hộ không nghèo sẽ có xu hướng tham gia cao hơn hộnghèo
Biến X 6 : Là biến giả, thể hiện tình trạng việc làm của hộ Biến nhận giá trị 1
nếu hộ có việc làm và 0 nếu hộ thất nghiệp Hệ số hồi quy dự kiến sẽ có giá trịdương, thể hiện hộ có việc làm sau khi tham gia học nghề cao hơn hộ không thamgia
Trang 39Biến X 7 : Là biến giả, thể hiện nghề nghiệp của hộ trước khi tham gia học nghề.
Biến nhận giá trị bằng 1 là hộ có nghề nghiệp trồng lúa, giá trị bằng 0 là những hộnuôi tôm
Biến X 8 : Là biến giả, thể hiện hộ gia đình có người tham gia học nghề Biến
nhận giá trị là 1 nếu hộ tham gia học nghề nông nghiệp và 0 nếu hộ tham gia họcnghề phi nông nghiệp Hệ số hồi quy dự kiến sẽ có giá trị âm, thể hiện hộ có ngườitham gia học nhóm nghề phi nông nghiệp sẽ có khuynh hướng chuyển đổi nghề caohơn hộ học nghề nông nghiệp
Biến X 9 : Thể hiện diện tích đất nông nghiệp đang canh tác Hệ số hồi quy này
dự kiến có giá trị âm, thể hiện diện tích đất nông nghiệp càng ít thì xác suất thamhọc nghề để tìm kiếm việc làm cao hơn những hộ nhiều đất nông nghiệp
Biến X 10 : Là biến giả, thể hiện kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn Biến
nhận giá trị 1 nếu hạ tầng giao thông được hoàn chỉnh và 0 nếu hạ tầng giao thôngnông thôn chưa hoàn chỉnh Hệ số hồi quy dự kiến sẽ có giá trị âm, thể hiện mức độhoàn chỉnh hạ tầng giao thông nông thôn sẽ có ảnh hưởng đến quyết định tham giahọc nghề
Biến X 11 : Thể hiện thu nhập của hộ từ nông nghiệp trong 12 tháng, được tính
theo đơn vị triệu đồng/năm Hệ số hồi quy này dự kiến sẽ có giá trị âm, thể hiệntổng thu nhập của hộ thấp thì xác suất tham gia đào tạo nghề cao hơn so với những
hộ có thu nhập cao
Biến X 12 : Thu nhập tăng thêm từ học nghề Biến này dự kiến có giá trị dương.
Hộ có tham gia học nghề sẽ có thu nhập tăng thêm từ việc làm mới cao hơn những
hộ không tham gia học nghề
Biến X 13 : Thể hiện mức tổng thu nhập của hộ Hệ số hồi quy dự kiến sẽ có giá
trị dương, thể hiện hộ có tham gia học nghề sẽ có thu nhập cao hơn hộ không thamgia học nghề
Trang 40Biến 14: Là biến giả, thể hiện khả năng tham gia học nghề của hộ Biến nhận
giá trị 1 nếu hộ có tham gia học nghề, nhận giá trị 0 trường hộ không tham gia Hồiquy dự kiến sẽ có giá trị dương thể hiện mức độ tham gia học nghề của hộ
Biến 15: Là biến giả, thể hiện khả năng chuyển đổi nghề nghiệp của hộ phụ
thuộc bởi đặc điểm cá nhân Biến nhận giá trị 1 nếu hộ có chuyển đổi nghề nghiệp,nhận giá trị 0 trường hộ không chuyển đổi nghề nghiệp Hồi quy dự kiến sẽ có giátrị dương thể hiện xác xuất chuyển đổi sau học nghề của hộ
3.6 Cách thức thu thập dữ liệu và chọn mẫu
3.6.1 Thu thập số liệu sơ cấp
Để có số liệu sơ cấp phân tích, tác giả tiến hành thu thập số liệu thông qua kếtquả khảo sát, phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân tham gia học nghề theo Quyết định
1956 trên địa bàn 12 xã của huyện Thạnh Phú gồm các xã: Phú Khánh, Đại Điền,Tân Phong, Thới Thạnh, Hòa Lợi, Quới Điền, Mỹ Hưng, Mỹ An, Bình Thạnh, AnThạnh, An Qui và Giao Thạnh Trong tổng số 6.575 hộ nông dân tham gia học nghềgiai đoạn 2010 – 2014 do Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện quản lý,chọn ra 100 đối tượng để điều tra và phỏng vấn chuyên sâu trực tiếp từ 3 đến 5 hộ
có người tham gia học nghề để có sự so sánh giữa người học nghề và người khônghọc nghề
3.6.2 Thu thập số liệu thứ cấp
Trên cơ sở dữ liệu điều tra thị trường lao động giai đoạn 2010 – 2014 củaPhòng Lao động – Thương binh và Xã hội; kết quả điều tra thu nhập dân cư của Chicục Thống kê huyện, luận văn sẽ phân tích sự chuyển dịch cơ cấu lao động trongthời gian qua Trong đó, tập trung phân tích, đánh giá các yếu tố tác động ảnhhưởng đến việc làm và chuyển đổi nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp