1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

KỶ YẾU TOẠ ĐÀM“NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG VÀ XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH

85 786 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 655,5 KB

Nội dung

CHĂM LO ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT, TINH THẦN CHO CÁN BỘ GIÁO VIÊN LAOĐỘNG CỦA CĐCS THPT NGUYỄN NGỌC THĂNG...155.CĐCS TT GDTX TỈNH VỚI VIỆC CHĂM LO ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT, TINH THẦNĐỐI VỚI CÁN BỘ

Trang 1

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BẾN TRE CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM

KỶ YẾU TOẠ ĐÀM

“NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT

ĐỘNG VÀ XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN

CƠ SỞ VỮNG MẠNH”

Bến Tre, ngày 21 tháng 10 năm 2011

Trang 2

MỤC LỤC

BÁO CÁO ĐỀ DẪN TOẠ ĐÀM “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG VÀ XÂYDỰNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH” 31.CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC HUYỆN CHÂU THÀNH VỚI CÔNG TÁC TUYÊNTRUYỀN, PHỔ BIẾN CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG, CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT CỦANHÀ NƯỚC 72.NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN CHỦ TRƯƠNGCỦA ĐẢNG, CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT CỦA CĐCS THPT LÊ ANH XUÂN 113.CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC TÒNG VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆUQUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN MIỆNG 13

4 CHĂM LO ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT, TINH THẦN CHO CÁN BỘ GIÁO VIÊN LAOĐỘNG CỦA CĐCS THPT NGUYỄN NGỌC THĂNG 155.CĐCS TT GDTX TỈNH VỚI VIỆC CHĂM LO ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT, TINH THẦNĐỐI VỚI CÁN BỘ GIÁO VIÊN LAO ĐỘNG 176.VAI TRÒ CỦA CĐCS THPT LÊ HOÀNG CHIẾU TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓAGIÁO DỤC VÀ VIỆC HỖ TRỢ GIÁO DỤC VÙNG SÂU, VÙNG XA 187.CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC HUYỆN BÌNH ĐẠI VỚI CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁMSÁT VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÁN BỘ-GIÁO VIÊN-LAO ĐỘNG 208.CĐGD MỎ CÀY BẮCVỚI VIỆC PHỐI HỢP CHÍNH QUYỀN TỔ CHỨC HỘI NGHỊCÁN BỘ, CÔNG CHỨC, THỰC HIỆN QUI CHẾ DÂN CHỦ 239.VAI TRÒ CỦA CĐCS THPT LÊ QUÝ ĐÔN TRONG VIỆC VẬN ĐỘNG CBGVTHỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA VÀ VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀGIÁO DỤC, QUẢN LÝ 28

10 CÔNG ĐOÀN THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN TRONG VIỆC VẬN ĐỘNG CBGVTHAM GIA PHONG TRÀO THI ĐUA VÀ VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀGIÁO DỤC, QUẢN LÍ 3111.CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT HUỲNH TẤN PHÁT VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG

“MỖI THẦY, CÔ GIÁO LÀ MỘT TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC, TỰ HỌC VÀ SÁNGTẠO” 3312.CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT TRƯƠNG VĨNH KÝ VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG “MỖITHẦY, CÔ GIÁO LÀ MỘT TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC, TỰ HỌC VÀ SÁNG TẠO” 36

Trang 3

13.CÔNG ĐOÀN THPT TRẦN VĂN KIẾT VỚI VIỆC THAM GIA PHONG TRÀO THIĐUA "XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC" 3914.CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA BCH CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT TRẦNTRƯỜNG SINH VỚI CHÍNH QUYỀN ĐỒNG CẤP 4315.NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BAN NỮ CÔNG CỦA CĐCS TRƯỜNGTHPT PHAN VĂN TRỊ 4716.MỘT VÀI KINH NGHIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN KIỂM TRA CÔNGĐOÀN CƠ SỞ THPT CHUYÊN BẾN TRE 5017.HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN KIỂM TRA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ CĐCS TRƯỜNGTHPT MẠC ĐĨNH CHI 5318.NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌAT ĐỘNG THANH TRA NHÂN DÂN CỦA CĐCSTHPT CA VĂN THỈNHs 5519.ĐỀ XUẤT CỦA CĐCS THPT LẠC LONG QUÂN VỀ HOẠT ĐỘNG TỔ CÔNGĐOÀN VÀ CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TỔ CÔNG ĐOÀN VỮNG MẠNH 5720.CĐCS SỞ GD VÀ ĐT VỚI HỌAT ĐỘNG TỔ CÔNG ĐOÀN VÀ TIÊU CHUẨNĐÀNH GIÁ TỔ CÔNG ĐOÀN VỮNG MẠNH 5921.CĐGD TP BẾN TRE VỚI NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TỔ CÔNG ĐOÀN VÀ CÁCTIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ 6122.VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN TT GDTX BÌNH ĐẠI TRONG CÔNG TÁC SẮP XẾPPHÂN CÔNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, LAO ĐỘNG 6623.CÔNG TÁC THAM MƯU VỚI CẤP ỦY TRONG VIỆC LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNGCÔNG ĐOÀN CỦA CĐCS THPT LÊ HOÀI ĐÔN 6924.CÔNG TÁC THAM MƯU VỚI CẤP ỦY TRONG VIỆC LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNGCÔNG ĐOÀN CỦA CĐCS THPT NGUYỄN TRÃI 7025.CĐGD MỎ CÀY NAM VỚI CÔNG TÁC TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN VÀ VẬNĐỘNG CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, LAO ĐỘNG THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI 7226.MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG CĐCS VỮNG MẠNHCỦA CĐGD HUYỆN BA TRI 7527.CĐCS TRƯỜNG NUÔI DẠY TRẺ EM KHUYẾT TẬT TRONG VIỆC XÂY DỰNGCÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH 7928.MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNGCHIỂU MẠNHCỦA CĐCS THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU 82

Trang 4

BÁO CÁO ĐỀ DẪN TOẠ ĐÀM “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG VÀ XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH”

Điều 1, Luật Công đoàn năm 1990 có ghi: “Công đoàn là tổ chức chính trị xãhội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam (gọi chung là ngườilao động), tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; là thànhviên trong hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam; là trường học xã hội chủ nghĩa củangười lao động” Điều này nói lên hai tính chất cơ bản của tổ chức Công đoàn đó là:Tính quần chúng rộng rãi và tính giai cấp của giai cấp công nhân Tại Điều 2 LuậtCông đoàn nêu 3 chức năng của tổ chức Công đoàn đó là: Công đoàn đại diện và bảo

vệ các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động, có trách nhiệm tham giavới Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh

thần của người lao động (Công tác chăm lo bảo vệ quyền lợi…); Công đoàn đại diện

và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý kinh tế

-xã hội, quản lý Nhà nước; trong phạm vi chức năng của mình, thực hiện quyền kiểmtra, giám sát hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật

(Tham gia quản lý Nhà nước); Công đoàn có trách nhiệm tổ chức, giáo dục, động viên

người lao động phát huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN (Tuyên truyền, giáo dục) Các chức năng

của Công đoàn là một chỉnh thể, đồng bộ, trong đó chức năng bảo vệ lợi ích là trọngtâm, là mục tiêu hoạt động của Công đoàn; chức năng tham gia quản lý mang ý nghĩađiều kiện, phương tiện để đạt mục tiêu; chức năng giáo dục, động viên mang ý nghĩatạo động lực tinh thần, là điều kiện xã hội để Công đoàn hoàn thành nhiệm vụ củamình Trong quá trình hoạt động các cấp Công đoàn trong ngành Giáo dục đã thể hiệnkhá đầy đủ 3 chức năng này

Ngày 06/01/2011, Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành Nghịquyết 6a về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng hoạtđộng của công đoàn cơ sở nhằm thực hiện tốt chức năng của tổ chức công đoàn, nângcao vị trí, vai trò của CĐCS, thu hút đông đảo CNLĐ gia nhập tổ chức công đoàn,xây dựng CĐCS vững mạnh; giữ vững sự ổn định, thống nhất về tổ chức và đoàn kếttrong hệ thống, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Nghị quyết đã đề ra mục tiêu trongnhững năm tới là: Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công đoàn

Trang 5

các cấp, hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu; Tập hợp đông đảoCNLĐ gia nhập tổ chức công đoàn và tham gia hoạt động công đoàn, nâng cao chấtlượng hoạt động và đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp.

Xuất phát từ tính chất, vị trí, vai trò, chức năng của tổ chức Công đoàn; xuấtphát từ vị trí nền tảng của Công đoàn cơ sở, nơi trực tiếp tập hợp, giáo dục công nhânlao động (cán bộ giáo viên công nhân viên) về mọi mặt, đồng thời bảo vệ lợi ích chínhđáng cho họ; hai vấn đề trên có mối quan hệ biện chứng với nhau: Bảo vệ lợi ích làđiều kiện tiền đề để vận động thu hút công nhân lao động (cán bộ giáo viên công nhânviên) vào tổ chức Công đoàn; ngược lại tập hợp và giáo dục nâng cao năng lực đểcông nhân lao động (cán bộ giáo viên công nhân viên) có thể làm chủ việc tự bảo vệmình, bằng pháp luật, chính sách của Nhà nước Do đó, việc xây dựng Công đoàn cơ

sở vững mạnh sẽ làm cho các Công đoàn cơ sở tự chủ hoạt động, nhằm tập hợp đôngđảo cán bộ giáo viên công nhân viên vào hoạt động Công đoàn, góp phần hoàn thànhtốt nhiệm vụ chính trị của Công đoàn, của ngành

Những năm qua, chất lượng hoạt động của CĐCS trong tỉnh Bến Tre nóichung, trong ngành Giáo dục nói riêng được cải thiện và có những bước tiến bộ sốCĐCS vững mạnh ngày càng tăng, cụ thể: Năm học 2007-2008 có 488/495 CĐCS đạtvững mạnh-vững mạnh xuất sắc tỷ lệ 97,4% ; 7 khá và trung bình 7 tỷ lệ 2,6% ;không có yếu kém; Năm học 2008-2009 có 490/503 CĐCS đạt vững mạnh và vữngmạnh xuất sắc tỷ lệ 97.4%; 10 xếp loại khá và Trung bình tỷ lệ 2.6%, không có CĐCSyếu; Năm học 2009-2010, có 506 CĐCS đạt vững mạnh và vững mạnh xuất sắc trêntổng số 511 CĐCS đạt tỷ lệ 99.02%; 05 xếp loại khá tỷ lệ 0.98%; không có CĐCStrung bình, yếu kém; Năm học 2010-2011 có 505 CĐCS đạt vững mạnh- vững mạnhxuất sắc trên tổng số 516 CĐCS đạt tỷ lệ 98,44%; 8 CĐCS xếp loại khá- tỷ lệ 1.56%;không có CĐCS trung bình, yếu Hoạt động của CĐCS đã góp phần quan trọng vàthành tích chung của ngành

Tuy nhiên, mặc dù tỉ lệ CĐCS vững mạnh-vững mạnh xuất sắc có cao, nhưngtrong chừng mực nào đó, hoạt động của các cấp công đoàn trong ngành vẫn còn mộtvài hạn chế như: Công tác tuyên truyền giáo dục, việc giám sát, bảo vệ chăm lo đờisống luôn được quan tâm, nhưng tình trạng CBGV vi phạm đạo đức nhà giáo vẫn cònxảy ra ở một vài đơn vị; Việc vận động đóng góp quỹ tình nghĩa, quỹ mái ấm côngđoàn, hỗ trợ vùng sâu, vùng xa, tuy có được triển khai nhưng thực hiện chưa đều khắp;

Trang 6

một số đơn vị lúng túng trong tổ chức hoạt động Tổ Công đoàn và đánh giá hoạt độngcủa Tổ Công đoàn; công tác phối hợp giữa Công đoàn và chính quyền, việc tổ chứcHội nghị cán bộ-công chức; phong trào thi đua, thực hiện các cuộc vận động lớn trongngành thiếu đồng bộ; Chế độ thông tin báo cáo của các cấp CĐ thường xuyên chậm

về thời gian, nội dung thiếu số liệu cụ thể không phản ánh đầy đủ thực tế đơn vị… đó

là những lực cản, cản trở quá trình xây dựng CĐCS vững mạnh trước mắt cũng nhưlâu dài nếu chậm được khắc phục

Thực hiện kế hoạch số 17/KH-LĐLĐ ngày 06/4/2011 của LĐLĐ Tỉnh về việc

tổ chức toạ đàm nâng cao chất lượng hoạt động và xây dựng công đoàn cơ sở vữngmạnh; để nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn cơ sở, góp phần thực hiện nhiệm

vụ chính trị của tổ chức Công đoàn trong giai đoạn mới; thực hiện có hiệu quả Nghị

quyết 6a/NQ-TLĐ của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam về “tiếp tục đổi mới

nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở”, tại

buổi Tọa đàm ngày hôm nay, tôi đề nghị các đại biểu tham luận tập trung về thựctrạng hoạt động của Công đoàn cơ sở nêu rõ cách làm, những kinh nghiệm với cácnội dung cụ thể sau:

1.Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chế độ chính sách phápluật của Nhà nước của tổ chức Công đoàn

2.Công tác phối hợp tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức; thực hiện quy chế dânchủ; phối hợp hoạt động giữa BCH Công đoàn và chính quyền đồng cấp

3.Hoạt động của Công đoàn trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện chế độchính sách có liên quan đến CBGV, lao động; việc chăm lo lợi vật chất, tinh thần đốivới CBGVLĐ trong đơn vị

4.Vai trò của Công đoàn trong việc vận động CBGV các phong trào thi đua;viết sáng kiến kinh nghiệm về giáo dục, quản lí; thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy,

cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; phong trào thi đua “Xây dựngtrường học thân thiện-Học sinh tích cực”

5.Hoạt động của Tổ Công đoàn và các tiêu chuẩn đánh gía tổ công đoàn vữngmạnh; hoạt động của Ban Nữ công Công đoàn cơ sở

6.Công tác tài chính công đoàn; vận động CBGV, lao động tham gia các hoạtđộng xã hội

7.Công tác phát triển đoàn viên, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh

Trang 7

8 Đề xuất, kiến nghị.

Với phương châm hướng các hoạt động của tổ chức công đoàn về cơ sở, sátvới đoàn viên và người lao động, đề nghị các đồng chí trao đổi, đánh giá những kếtquả đạt được, chỉ rõ những thiếu sót và nguyên nhân tồn tại, rút ra những bài họckinh nghiệm, trên cơ sở đó đề xuất: Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp của tổ chứccông đoàn nhằm thực hiện tốt công tác xây dựng CĐCS vững mạnh; Các giải pháp

về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, sự phối hợp của chính quyền đồng cấp đối với tổchức công đoàn trong việc xây dựng CĐCS vững mạnh

Ban Thường vụ CĐGD tỉnh rất mong nhận được những ý kiến tham gia đónggóp, trao đổi của các đồng chí đại biểu Đồng thời, cũng rất mong nhận được ý kiếnchỉ đạo của Ban Thường vụ LĐLĐ Tỉnh, Ban Giám đốc-Ban Thường vụ Đảng uỷ Sở

GD và ĐT, qua đó giúp các cấp Công đoàn Ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện cóhiệu quả công tác xây dựng CĐCS vững mạnh, góp phần đẩy mạnh các hoạt độngphong trào trong cán bộ-giáo viên-lao động và hoạt động Công đoàn Ngành Giáo dụckhông ngừng phát triển đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đẩymạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước góp phần thực hiện thắng lợiNghị quyết Đại hội lần thứ IX Tỉnh Đảng bộ, Nghị quyết Đại hội lần thứ XI củaĐảng góp phần thực hiện “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo” nhằm

“Nâng cao chất lượng nguồn nhân lục, đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệphoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước”

BAN TỔ CHỨC TOẠ ĐÀM

Trang 8

1.CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC HUYỆN CHÂU THÀNH VỚI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG, CHÍNH

SÁCH PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC

về Đảng, Nhà nước ta Công tác tuyên truyền, giáo dục không chỉ quan trọng tronghoạt động chính trị, xã hội mà ngay trong các hoạt động, kinh tế, quân sự, ngoại giaođều phải quan tâm đến công tác này

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Tuyên truyền, giáo dục là đem một việc gì đónói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo”

Công tác tuyên truyền, giáo dục đã được Đảng ta rất quan tâm và xem đây lànhiệm vụ cực kỳ quan trong của cách mạng Trong sự nghiệp đổi mới, vị trí công táctuyên truyền giáo dục được Đảng ta xác định ở các văn kiện Đại hội, Hội nghi BanChấp hành Trung Ương và các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng đã quan tâm đầu tư xâydựng đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tuyên truyền giáo dục.Công tác tuyên truyền giáo dục của tổ chức Công đoàn là một bộ phận quan trọngtrong công tác tư tưởng của Đảng góp phần nâng cao ý thức giác ngộ về chính trị, tưtưởng, hiểu biết pháp luật, giáo dục về lối sống lành mạnh trong công nhân, viên chức,lao động Công tác tuyên truyền, giáo dục là một trong ba chức năng cơ bản của tổchức Công đoàn.Thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục để giác ngộ, tập hợp, vậnđộng CNVC-LĐ, tạo sự thống nhất trong nhận thức, tư tưởng và hành động Phấn đấuthực hiện mục tiêu, lý tưởng đề ra, góp phần xây dựng giai cấp công nhân và tổ chứcCông đoàn vững mạnh Vì thế, nhiệm vụ của các cấp công đoàn, đặc biệt là ở côngđoàn cơ sở xem công tác tuyên truyền, giáo dục là nhiệm vụ hàng đầu thường xuyênkhông thể thiếu trong các hoạt động công đoàn; nhằm mục đích truyền bá những trithức, giá trị tinh thần, tư tưởng đến công đoàn viên và biến những yếu tố đó thànhnhận thức, niềm tin, tình cảm, cổ vũ công đoàn viên hành động theo định hướng vìmục tiêu, lý tưởng của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn

Từ nhận thức trên Công đoàn Giáo dục huyện đã xây dựng chương trình kếhoạch chỉ đạo các CĐCS thực hiện nội dung tuyên truyền giáo dục đến CBGV-NVtrong những năm qua như sau:

* Thứ nhất, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp

luật của Nhà nước giúp cho CBGV-NV hiểu để thực hiện đúng pháp luật và tự bảo vệmình; đồng thời kịp thời tuyên truyền phổ biến các chế độ chính sách có liên quan đếnquyền và lợi ích hợp pháp của CBGV-NV, nắm bắt những tâm tư nguyện vọng vànhững thắc mắc về chế độ chính sách để có những giải thích và tháo gỡ thỏa đáng giúpCBGV-NV hiểu và an tâm công tác Bên cạnh đó nội dung tuyên truyền mà chúng tađặc biệt quan tâm, đó là việc tuyên truyền và thực hiện cuộc vận động “Học tập và làmtheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” qua đó giúp cho CBGV-NV tích cực hưởng

Trang 9

ứng cuộc vận động mà Đảng và Bộ chính trị phát động; đồng thời tuyên truyền thựchiện các phong trrào và các cuộc vận động lớn của ngành cũng như các chỉ thị nhiệm

vụ năm học hàng năm của Bộ GD&ĐT và của Tỉnh ủy

* Thứ hai, tuyên truyền giáo dục về truyền thống yêu nước, truyền thống cách

mạng của dân tộc của địa phương, của ngành và đơn vị nhằm nâng cao nhận thức, pháthuy nội lực để xây dựng đất nước; đồng thời phải tăng cường tuyên truyền về vai trò,chức năng của tổ chức Công đoàn để thu hút người lao động nhận thức và tham giavào tổ chức Công đoàn ngày càng nhiều góp phần xây dựng tổ chức công đoàn ngàycàng vững mạnh

* Thứ ba,Tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao trình độ học vấn chuyên môn

nghề nghiệp cho CBGV-NV Công đoàn phối hợp với chính quyền vận động tạo điềukiện cho CBGV-NV tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ đểđưa chất lượng giảng dạy, quản lý của CBGV-NV ngày càng đi lên góp phần thực hiệnthắng lợi nhiệm vụ năm học hàng năm

* Thứ tư, thường xuyên tuyên truyền giáo dục phòng chống các tội phạm và

các tệ nạn xã hội, vân động gia đình không vi phạm; đồng thời nhắc nhở CBGV-NVthực hiện tốt nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, xây dựng cơ quan, trường học vănhoá Tuyên truyền vận động nữ CBGV-NV không ngừng phấn đấu để xây dựng giađình ấm no, hạnh phúc và đạt danh hiệu GVT-ĐVN

* Thứ năm, tích cực tuyên truyền phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực

hành tiết kiệm, thực hiện tốt an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, PCCC

* Thứ sáu, Tuyên truyền, vận động CBGV-NV rèn luyện thể chất, tham gia các

hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ, vui chơi, giải trí lành mạnh

Để đạt các nội dung tuyên truyền nêu trên, trong thời gian qua CĐGD huyện vàcác CĐCS đã thực hiện các hình thức như: sinh hoạt các tài liệu, tổ chức và tham giacác cuộc thi tìm hiểu về chính sách pháp luật, thông qua báo đài, qua mạng, tiếp cậncác phương tiện thông tin khác, các buổi văn nghệ, giao lưu học tập kinh nghiệm;đồng thời người thực hiện công tác tuyên truyền phải luôn có đầu tư, nghiên cứu để cókiền thức thật sâu, thật vững có kỹ năng tuyên truyền thật tốt, thật thuyết phục Bêncạnh đó các thành viên BCH CĐCS phải xem tuyên truyền giáo dục là một nhiệm vụthường xuyên và cực kỳ quan trọng Hàng tháng trong những lần sinh hoạt công đoàn

và các lần họp tổ công đoàn đều lồng ghép các nội dung tuyên truyền giáo dục đểCBGV-NV từng bước nắm bắt, quán triệt và thực hiện tốt nếu nội dung nào dài, quantrọng …một số đơn vị đã photo phát cho CBGV-NV hoặc dán lên kế bên lịch hoạtđộng của CĐCS để CBGV-NV xem, nghiên cứu thực hiện; đồng thời vận độngCBGV-NV tham gia đầy đủ các buổi học tập chính trị, các buổi sinh hoạt do ngành vàđịa phương tổ chức

Với các nội dung và hình thức tuyên truyền trên Trong những năm qua, nhờ sự

nỗ lực và kiên trì thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ do Đại hội IX CĐGD huyện và Đạihội VIII CĐGD tỉnh đề ra, đồng thời tích cực triển khai các hoạt động mới do yêu cầuthực tế của phong trào công nhân, viên chức, lao động và chủ trương, chính sách củaĐảng, Nhà nước; công tác tuyên truyền giáo dục trong CBGV-NV đạt được một số kếtquả cơ bản Đó là tạo được bước chuyển biến mới trong hoạt động, phong phú về loạihình và nội dung, thu hút nhiều người tham gia, góp phần quan trọng trong việc nângcao nhận thức của CBGV-NV trên nhiều lĩnh vực Các CĐCS vừa đa dạng hoá cácloại hình tuyên truyền vừa phát huy loại hình truyền thống như: duy trì định kỳ việc tổchức sinh hoạt thời sự, pháp luật, chính sách mới; vừa chú trọng những loại hìnhkhuyến khích tính chủ động tham gia của CBGV-NV như: Sinh hoạt câu lạc bộ, hái

Trang 10

hoa dân chủ, thi tìm hiểu … Kết quả hầu hết CBGV-NV thực hiện tốt chủ trương,Nghị quyết, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ củamột người công dân, tích cực tham gia các hoạt động ở địa phương, tích cực tham giacác cuộc vận, đóng góp do ngành và địa phương phát động Đội ngũ CBGV-NV cótinh thần trách nhiệm cao trong công tác, có tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân,được sự tín nhiệm của các lực lượng giáo dục và tin yêu của phụ huynh, hoàn thành tốtnhiệm vụ được giao Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 60% tỉ lệ Đảng viên50%, tỉ lệ CĐV 98,7%; thực hiện tốt an toàn giao thông, không vi phạm các tệ nạn xãhội Công tác nâng cao đời sống tinh thần cho CBGV-NV được các cấp Công đoànquan tâm, tổ chức các hoạt động văn nghệ -TDTT, các đơn vị đều xây dựng các thiếtchế văn hoá, TDTT góp phần nâng cao về thể chất, thẩm mỹ, đời sống tinh thần choCBGV-NV.

Tuy nhiên bên cạnh kết quả mà công tác tuyên truyền giáo dục đem lại cũngcòn hạn chế như có CBGV-NV vi phạm đạo đức nhà giáo, còn có đơn khiếu kiệnkhiếu nại

Từ mhững kết quả và hạn chế về công tác tuyên truyền giáo dục của ngànhgiáo dục huyện Châu Thành trong thời gian qua nêu trên Để công tác tuyên truyềngiáo dục trong thời gian tới đạt kết quả tốt CĐGD huyện Châu Thành đề các giải phápnhư sau:

1.Nâng cao nhận thức từng thành viên trong BCHCĐCS về công tác tuyêntruyền, giáo dục trong CBGV-NV và coi công tác này là nhiệm vụ thường xuyên củaCĐCS và là trách nhiệm của cả hệ thống Công đoàn

2 CĐCS luôn đổi mới nội dung, hình thức tổ chức học tập, quán triệt Nghịquyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; CĐCS tổ chức có hiệu quả và đivào chiều sâu cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,gắn cuộc vận động với việc xây dựng nếp sống văn hoá trong CBGV-NV, trong đơn

vị Luôn chú trọng và nêu gương người tốt, việc tốt và nhân rộng điển hình trong đơn

vị học tập Tổ chức và tham gia các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tham gia tốt các đợthọc tập chính trị do ngành tổ chức

3 Vận động và phối hợp cùng chính quyền tổ chức cho CBGV-NV học tậpnâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu “ Đổi mới căn bản và toàndiện giáo dục, đào tạo” nhằm “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầucủa công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước”

Từ đó, mỗi đoàn viên Công đoàn là một tuyên truyền viên của đơn vị

4 Củng cố, kiện toàn mạng lưới báo cáo viên Công đoàn; kịp thời chủ động đềxuất, kiến nghị với Chi uỷ, lãnh đạo cơ quan để giải quyết những bức xúc trong côngviệc, tạo sự hài hoà, ổn định, tiến bộ trong quan hệ làm việc

5 Đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, văn hoá, văn nghệ, giao lưu họctập kinh nghiệm .tạo đời sống tinh thần của CBGV-NV lành mạnh; tích cực tuyêntruyền phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm, văn hoá trong giaothông và các tệ nạn xã hội khác

6 Từng lúc đưa cán bộ Công đoàn tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụcông đoàn; nhất là tập huấn về báo cáo viên để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộlàm công tác Công đoàn; đồng thời nghiên cứu lý luận và rút kết kinh nghiệm tronghoạt động công đoàn để giải quyết kịp thời những vấn đề thực tiễn tại đơn vị

7 Trang bị đầy đủ các loại báo, phát huy hiệu quả của tủ sách pháp luật (cácCĐCS từng bước bổ sung các Văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến CBGV-NVvới ngành), dành kinh phí cho công tác tuyên truyền

Trang 11

Tóm lại: Công tác tuyên truyền, giáo dục của Công đoàn có vai trò, vị trí rấtquan trong, góp phần vào việc tập hợp đông đảo CNVC-LĐ thành một lực lượngthống nhất về ý chí nhằm thực hiện chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, giữvững sự ổn định chính trị - xã hội Do đó, các cấp Công đoàn cần có sự tâm tươngxứng với tầm quan trọng của công tác này và không ngừng đổi mới nội dung, phươngthức để công tác tuyên truyền, giáo dục đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiệnnay./

Trang 12

2.NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG, CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT CỦA

CĐCS THPT LÊ ANH XUÂN

Đào Văn Út

Chủ tịch CĐCS Trường THPT Lê Anh Xuân

Sau gần 10 năm thành lập và đi vào hoạt động dạy và học (2002-2011), TrườngTHPT Lê Anh Xuân với đội ngũ giáo viên nhân viên có bầu nhiệt huyết, trẻ khỏe,hăng say trong hoạt động đã từng bước tự khẳng định mình với kết quả giáo dục ngàycàng cao, tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp đạt tỉ lệ khá cao (năm 2010: 69, 39% ; năm

2011 là 90, 68%) trong khi đó đầu vào của học sinh khối lớp 10 thì rất thấp so với cáctrường THPT khu vực trong tỉnh (năm 2010: 13, 75 điểm ; năm 2011 là 12, 5 điểm)

Để đạt được kết quả hiện nay nhờ sự chung sức của tập thể sư phạm nhà trường , trong

đó vai trò của lãnh đạo nhà trường, Chi bộ, BCH công đoàn qua các thời kỳ là nhân tốquyết định để qui tụ được sức mạnh tập thể và đạt được kết quả này

Với chủ đề năm học 2010-2011 “ Tiếp tục đổi mới quản lý, nâng cao chất lượnggiáo dục” gắn với việc tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Hai không”, “Mỗi thầy côgiáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua “ Xây dựngtrường học thân thiện, học sinh tích cực và sáng tạo” cùng với nhiều phong trào thiđua khác.Để đạt kết quả, mục tiêu, nhiệm vụ năm học tốt nhất, Ban chấp hành côngđoàn trường THPT Lê Anh Xuân ngay từ đầu năm học phối hợp cùng với chính quyềnnhà trường sớm xây dựng kế hoạch, triển khai và từng bước thực hiện nhiệm vụ nămhọc trong đó công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đàng, quyền lợi, chế độchính sách của nhà nước, của đơn vị là nội dung không thể tách rời trong hoạt độngcủa Công đoàn cơ sở trong suốt năm học

Để kịp thời thông tin, tuyên truyền, phổ biến chủ trương đường lối, công văn,nghị quyết , chế độ chính sách có liên quan đến lợi ích của người lao động, Ban chấphành CĐCS đã vạch ra và làm việc theo kế hoạch hàng tháng, kế hoạch năm học cũngnhư kế hoạch của BTV công đoàn ngành, tùy theo chủ đề, nội dung mà áp dụng cụthể cho tình hình thực tế đơn vị mình không ảnh hưởng đến công tác chuyên môn củaGV-NV.Cụ thể trong họp chuyên môn mỗi tháng 2 lần tổ chức xen vào đó là các hoạtđộng công đoàn với nội dung đã chuẩn bị trước thật gọn nhẹ nhưng đầy đủ Nhàtrường tổ chức lớp học quán triệt “ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần IX vào ngày 26/1/2011 có58/64 GV-NV tham gia, Đại hội XI của Đảng” trong thời gian sớm nhất(10/8/2011),gắn liền với việc tiếp tục triển khai cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gươngđạo đức, tự học và sáng tạo”, cho GV-NV nhà trường đăng ký trong ngày hội nghịCBCC đầu năm , có báo cáo kết quả thực hiện bằng cách viết bản thu hoạch về nhữngviệc đã làm được, chưa làm được sau bốn năm vận động và thực hiện có 64/64 GV-

NV tham gia, đánh giá kết quả theo từng tổ công đoàn, nêu lên tấm gương tiêu biểu,kịp thời nhằm khích lệ tinh thần GV-NV nhà trường, BCH khen thưởng 2 CĐV cóthành tích tiêu biểu, dù phần thưởng không là bao so với đà vật giá đang không ngừngleo thang BCH cùng tham xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhà trưòng, quỹ hoạtđông phong trào, tham mưu xây dựng chế độ, chính sách, định mức khen thưởng vớimục đích động viên , khích lệ nhằm tăng hiệu quả công tác của GV-NV

Trong đó đội ngũ BCH gồm 7 thành viên, các tổ trưởng tổ công đoàn luôn là lựclượng nồng cốt, đi đầu trong mọi hoạt động, thực hiện một cách tích cực đối với chủ

Trang 13

trương và đường lối của Đảng: ngay đầu năm học 10/2010 BCH có kế hoạch tổ chức,cùng với VĐV nhà trường tham gia hội thao liên trường với trường THPT Ngô VănCấn, Trương Vĩnh Ký, trong suốt thời gian tập luyện BCH không ngừng quan tâm,sâu sát và hỗ trợ anh em trong các môn tham gia thi đấu như bóng chuyền nam, bóngchuyền hơi nữ… đã gặt hái kết quả khả quan Điều quan trọng hơn là đã tạo được ấntượng lòng tin bước đầu đối với GV-NV nhà trường trong năm học mới BCHCĐ luôn

đi đầu trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện-Học sinh tích cực” cụ thể đăng ký chiến sĩ thi đua cấptỉnh (1 thành viên BCH so tổng số là 2), chiến sĩ thi đua cơ sở (7 thành viên BCHđăng ký so tổng số là 16), có 3 thành viên BCH đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi vòng

cơ sở so tổng số 17 GV và nhiều nội dung khác

BCHCĐ thấy được việc năng cao nhận thức tư tưởng, đường lối của Đảng, nhànước là một trong những yếu tố quan trọng để tạo được sự an tâm công tác của đội ngũGV-NV, không ngừng nâng cao trình độ, năng lực công tác, phẩm chất đạo đứcnhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học, nên BCHC ĐCS tổ chức hoạt độngtuyên truyền, giáo dục với nhiều hình thức( xây dựng tiểu phẩm tuyên truyền ngàyThế Giới phòng chống HIV-AIDS, treo băng rôn ngày TG phòng chống thuốc lá),tuyên truyền Luật bầu cử Quốc hội khóa XIII, HĐND ba cấp… qua buổi họp tổ côngđoàn hàng tháng Tuyên truyền kỉ niệm 100 năm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước,

kỉ niệm 121 ngày sinh của Người, phổ biến Thông tri, chỉ thị nhiệm vụ năm học của

Sở GD-ĐT, Luật thi đua khen thưởng; nghi định 42/2010/NĐ-CP…

Qua năm học 2010-2011 công đoàn cơ sở THPT Lê Anh Xuân với chức trách củamình là cầu nối giữa lãnh đạo nhà trường với người lao động đã gặt hái được một sốkết quả nhất định : thông tin kịp thời đến GV-NV nhà trường về đường lối, chính sáchcủa Đảng, trách nhiệm, chế độ khen thưởng cũng như quyền lợi của người lao độngkịp thời để đội ngũ GV-NV an tâm công tác cho dù đời sống vật chất còn nhiều khókhăn, góp phần thắng lợi nhiệm vụ năm học của nhà trường

Tuy nhiên với áp lực công việc chuyên môn, không ngừng đổi mới phương phápdạy học, công tác chủ nhiệm và nhiều hoạt động khác… nên BCH công đoàn đôi lúcphổ biến, triển khai một số kế hoạch, nghị quyết đôi khi còn chậm, chưa kịp thời đếnCĐV nên hiệu quả công việc có khi chưa cao, như tham gia chưa đầy đủ quĩ tìnhnghĩa công đoàn Nhưng với tinh thần nhiệt huyết, vượt mọi khó khăn BCHCĐ phốihợp chính quyền nhà trường, tập thể CĐV từng bước thực hiện và hoàn thành tốtnhiệm vụ năm học 2011-2012

Trên đây là một số công việc của CĐCS Lê Anh Xuân đã làm được cũng nhưchưa làm được.Mong sự đóng góp và chia sẻ của quí vị để công tác triển khai và thựchiện chủ trương đường lối của Đảng, chế độ chính sách của nhà nước đến người laođộng sớm nhất có hiệu quả nhất

Trang 14

3.CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC TÒNG VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN MIỆNG

Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền còn khá trẻ, chưa qua một lớp tập huầnnào về công tác tuyên truyền nên dường như rất lúng túng trong công việc, không biếtnên bắt đầu từ đâu, làm như thế nào, trong khi đối tượng tuyền truyền thuộc nhiều lứatuổi, trình độ (hơn cả tuyên truyền viên), đặc điểm tâm lý, động cơ, quan điểm, tâmtrạng khác nhau, điều này càng làm cho công tác tuyên truyền lại càng khó khăn hơn.Cán bộ ở công đoàn cơ sở trường học là cán bộ không chuyên, công việc chỉ làkiêm nhiệm nên đa số nặng về đầu tư cho công tác chuyên môn, nhẹ về công tác côngđoàn, chưa có sự đầu tư thích đáng để nghiên cứu tài liệu khi tuyên truyền nên côngtác tuyên truyền chủ yếu làm theo kiểu chiếu lệ, mang tính thời vụ, không mang tínhliên tục nên hiệu quả của công tác tuyên truyền là không cao

Từ những điểm nêu trên có thể thấy rằng thực trạng công tác tuyên truyền hiệnnay của công đoàn cơ sở đang chỉ dừng lại ở đọc – nghe văn bản mang tính tức thời,không có chủ đề, chủ điểm, chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và nhất định, không cótính liên tục gây ra sự nhàm chán đối với người nghe, vì vậy hiệu quà tuyên truyền cònnhiều hạn chế

II ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, thiết nghĩ cần tập trung làm tốt cácvấn đề sau:

Công đoàn cấp trên cần có một chương trình khung xác định thời gian, chủ đề,chủ điểm cho công tác tuyên truyền trong từng năm học, đồng thời cần xây dựng các

đề cương tuyên truyền dành riêng cho báo cáo viên để công tác tuyên truyền ở cơ sởbiết được làm gì và làm như thế nào, tránh sự nhàm chán, biết rồi, khổ lắm nói mãi củađối tượng được tuyên truyền (tránh tuyên truyền cái đã quá phổ biến)

Cần đa dạng hóa hình thức tuyên truyền như ngoài tuyên truyền miệng ra có thểlồng ghép thông qua các trò chơi, hoạt động tập thể, ( trường thường tổ chức trò chơitìm hiểu kiến thức dưới hình thức "Rung chuông vàng” trong các ngày lễ 20/10, 8/3),qua Internet

Sau đây xin được đề cập đến phương pháp tuyền truyền được sử dụng phổ biến

nhất hiện nay, đó là phương pháp tuyên truyền miệng.

Phương pháp tuyên truyền miệng là phương pháp thông dụng được sử dụng phổbiến vì có những ưu điểm như có thể giải thích được những vấn đề mà vì lý do nào đókhông thể đưa công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền miệng là

sự đối thoại giữa người nói và người nghe nên là hình thức tuyên truyền dân chủ nhất,thực hiện được chức năng thông tin cả hai chiều, không mang tính áp đặt, phương

Trang 15

pháp này đã sử dụng được triệt để ưu thế của ngôn ngữ nói và kênh phi ngôn ngữ, đặcbiệt là có thể tuyên truyền một cách thường xuyên Tuy nhiên trên thực tế phươngpháp này chưa được khai thác một cách có hiệu quả nhất trong công tác tuyên truyền ởcông đoàn cơ sở Để sử dụng có hiệu quả phương pháp này yêu cầu người làm côngtác tuyên truyền cần nắm được các vấn đề cơ bản sau:

Nguyên tắc tiến hành: khi tuyên truyền phải đúng với định hướng, chủ trương,

đường lối của Đảng, chính sách, Pháp luật của Nhà nước, phải khẳng định và bảo vệcái đúng, xây dựng những tư tưởng tình cảm lành mạnh, uốn nắn những quan điểm tưtưởng lệch lạc; tuyên truyền phải nói đúng sự thật, không tránh né, không cực đoan,một chiều Tuyên truyền phải đi trước một bước và phải dự báo được tình hình, bámsát tình hình thời cuộc và thực tiễn, những vấn đề mới nảy sinh để kịp thời tuyêntruyền, giải thích Tuyên truyền miệng phải cụ thể, thiết thực, có căn cứ, lập luận rõràng, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, làm cho nội dung tuyên truyền trở nên phong phú,sinh động, hấp dẫn, gợi cảm, có sức thuyết phục cao đáp ứng yêu cầu của đối tượng.Tuyên truyền miệng phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, có hệ thống, vừa cónhững đợt tập trung cao điểm, không để đứt quãng

Phương pháp chuẩn bị đề cương một bài tuyên truyền: tuyền truyền miệng

không chỉ là một khoa học mà còn là một nghệ thuật – nghệ thuật nói chuyện trướccông chúng, cho nên tuyên truyền viên không chỉ nắm vững cơ sở khoa học của hoạtđộng tuyên truyền miệng mà còn phải biết sử dụng kỹ năng, kỹ xảo, nghiệp vụ chuẩn

bị bài nói trước người nghe Để chuẩn bị tốt một bài nói thường phải trả lời các câuhỏi: nói để làm gì? Nói vấn đề gì? Nói ở đâu, thời gian nào? Nói cho ai nghe? Lấy tàiliệu nào, ở đâu? Bố cục bài nói như thế nào? và phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Thứ nhất, cần xác định được mục đích của bài nói nhằm ba yêu cầu là nâng cao

nhận thức, xây dựng, củng cố niềm tin và cổ vũ đi tới hành động

Thứ hai, xác định chủ đề bài nói phải đáp ứng được yêu cầu cơ bản là thỏa mãn

nhu cầu người nghe, nghĩa là phải có tính thời sự, tính thiết thực, đồng thời phải căn cứvào yêu cầu tư tưởng của Công đoàn cấp trên, cấp Ủy đảng theo chương trình kếhoạch, yêu cầu của đối tượng tuyên truyền và dựa vào sự hiểu biết của bản thân về đặcđiểm của đối tượng

Thứ ba, tìm hiểu đặc điểm người nghe: sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy

“công tác tuyên truyền phải cụ thể, thiết thực Tuyên truyền cái gì? Tuyên truyền cho ai? Tuyên truyền để làm gì? Tuyền truyền cách thế nào?” Như vậy, muốn cho bài nói

thành công, người tuyên truyền phải đặt câu hỏi: nói cho ai nghe? Nghĩa là xác địnhđối tượng tuyên truyền để tìm hiểu về đặc điểm xã hội (tuổi tác, học vấn, giới tính),đặc điểm tâm lý tư tưởng (quan điểm, chính kiến, động cơ, tâm trạng), nhu cầu thị hiếuthông tin (thái độ của người nghe đối với nguồn thông tin)

Thứ tư, xác định thời gian nói (sáng hay chiều) thường vào buổi chiều người

nghe thường mệt mỏi, dễ bị phân tán nên cần sắp xếp nội dung bài nói và phương pháptruyền đạt sinh động để khắc phục tình trạng tinh thần

Thứ năm, xây dựng đề cương bài nói: tùy thuộc vào thời gian trình bày mà

người tuyên truyền xây dựng đề cương nhưng phải đảm bảo bố cục rõ ràng, kết cấuchặt chẽ, có trọng tâm, trọng điểm, có tính lô gíc, cô đọng, súc tích, dễ hiểu, tránh sơsài, dài dòng, không làm rõ nội dung và lý lẽ cần trình bày Đề cương bài nói phải đảmbảo có ba phân: mở đầu, nội dung và kết luận

Để thay cho lời kết, chúng tôi lưu ý rằng, sẽ không có phương pháp nào là tối ưunếu người làm công tác tuyên truyền nói riêng và công tác công đoàn nói chung không

có nhiệt tâm, nhiệt huyết, nhiệt tình với công việc./

Trang 16

4 CHĂM LO ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT, TINH THẦN CHO CÁN BỘ GIÁO VIÊN LAO ĐỘNG CỦA CĐCS THPT NGUYỄN NGỌC THĂNG

Nguyễn Sơn Thuỷ

Chủ tịch CĐCS Trường THPT Nguyễn Ngọc Thăng

Công đoàn có vai trò quan trọng trong công tác chăm lo đời sống vật chất vàtinh thần cho cán bộ giáo viên người lao động ở từng đơn vị, trường học Để thực hiện

có hiệu quả nhiệm vụ trên, nhất là đối với công đoàn cơ sở trường trung học phổ thôngNguyễn Ngọc Thăng- một đơn vị ở khu vực nông thôn- đời sống vật chất và tinh thầncủa cán bộ giáo viên công đoàn viên rất cần sự quan tâm của công đoàn Nhận thứcđược nhiệm vụ quan trọng trên trong nhiều năm vừa qua ban chấp hành công đoàntrường trung học phổ thông Nguyễn Ngọc Thăng đã thực hiện các hoạt động như sau:

1.Trước tiên cần điểm qua vài nét về tình hình chung của đơn vị công đoàn cơ

sở trường trung học phổ thông Nguyễn Ngọc Thăng Toàn công đoàn có 67 cán bộgiáo viên công đoàn viên trong đó nữ chiếm 43 người, phần đông anh chị em có tuổiđời và tuổi nghề còn trẻ, có nhiều nhiệt tình và hoài bão nhưng còn ít kinh nghiệm Phần lớn anh chị em nhà xa trường, gia đình neo đơn

2.Nhận thức được vai trò của mình ngay từ đầu mỗi nhiệm kỳ ban chấp hànhcông đoàn trường có sự phân công cụ thể: cử những ủy viên có năng lực và kinhnghiệm đảm nhận công tác chăm lo đời sống vật chất tinh thần của cán bộ giáo viêncông đoàn viên Đồng thời xác định đây là một trong những công tác trọng tâm trongchương trình hoạt động của đơn vị từ đó mà công đoàn cơ sở trường trung học phổthông Nguyễn Ngọc Thăng đã thực hiện được công tác chăm lo đời sống vật chất vàtinh thần cho cán bộ giáo viên người lao động trong đơn vị

3.Chủ động phối hợp kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối vớicán bộ giáo viên người lao động, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng củacán bộ giáo viên công đoàn viên như : giám sát việc hợp đồng tuyển dụng , phân cônglao động , xét nâng lương thường xuyên , thực hiện chế độ dưỡng sức phục hồi sứckhỏe do bảo hiểm xã hội hỗ trợ , giải quyết kịp thời chế độ thai sản , phụ cấp thêmgiờ…qua đó tạo sự an tâm công tác trong đội ngũ cán bộ giáo viên công đoàn viên

4.Ngoài ra ban chấp hành công đoàn trường cũng đã kịp thời thăm hỏi nhữngtrường hợp giáo viên và thân nhân gia đình khi bị ốm đau hữu sự (tai nạn , qua đời ,cưới hỏi …) Bên cạnh phần thăm hỏi của công đoàn trích từ nguồn kinh phí chung,ban chấp hành công đoàn trường còn vận động anh chị em tự nguyện đóng góp ủng hộhoặc đề nghị công đoàn ngành xét trợ cấp khó khăn … Những sự hỗ trợ giúp đỡ nhau

dù vật chất không lớn nhưng đã gắn kết anh chị em trong đơn vị , giúp anh chị em tạmthời vượt qua khó khăn, có trách nhiệm hơn với nhà trường, với tổ chức Công đoàn từ

đó càng gắn kết hơn trong hoạt động công đoàn

5.Bên cạnh nhận sự hỗ trợ cho mình công đoàn viên trưởng cũng đã tham giađóng góp hỗ trợ do ban chấp hành công đoàn trường phát động như : tham gia đónggóp quỹ tình nghĩa công đoàn ,ủng hộ quỹ mái ấm công đoàn , giúp đỡ đồng bào khigặp thiên tai , đóng góp một ngày công vì trẻ thơ , giúp đỡ gia đình nghèo , giúp đỡhọc sinh gặp khó khăn… tứ những việc làm trên đã nâng cao ý thức trách nhiệm đốivới cộng đồng

6.Ngoài việc chăm lo đời sống vật chất ban chấp hành công đoàn trường cũngrất quan tâm đến công tác chăm lo đời sống tinh thần cụ thể như :Vận động anh chị em

Trang 17

giáo viên công đoàn viên tham gia các hoạt động văn nghệ thể dục thể thao do ngành

và địa phương tổ chức; Ban chấp hành công đoàn trường hàng năm cũng đã tổ chứccác hoạt động văn nghệ và thể dục thể thao như :

-Hội thi tiếng hát giáo viên chào mừng 20/11

-Thi hát Karaoke

-Thi đấu bóng chuyền

-Thi đấu cầu lông nhân ngày 8/3

-Tổ chức thi đấu giao hữu với các đơn vị bạn ở địa phương huyện Giồng TrômNhững hoạt động chăm lo đời sống vật chất và tinh thần mà ban chấp hànhcông đoàn trường trung học phổ thông Nguyễn Ngọc Thăng đã thực hiện trong thờigian qua tuy không nhiều nhưng cũng đã góp phần giúp anh chị em gặp khó khăn cóthêm nghị lực vượt qua khó khăn , đoàn kết hơn trong công tác và gắn kết hơn trong

tổ chức công đoàn

Qua quá trình hoạt động chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ giáoviên công đoàn viên ban chấp hành công đoàn trường trung học phổ thông NguyễnNgọc Thăng cũng đã rút ra được những bài học kinh nghiệm đó là:

-Để thực hiện tốt việc chăm lo đời sống phải có sự phối hợp tốt có hiệu quảgiữa ban giám hiệu và ban chấp hành công đoàn;

-Sự nhiệt tình trong công tác công đoàn ở mỗi thành viên trong ban chấp hànhcông đoàn;

-Thường xuyên tổ chức học tập kinh nghiệm ở đơn vị bạn;

-Biết lắng nghe, chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng của công đoàn viên; kịpthời giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn;

-Cần có nguồn kinh phí và chế độ hợp lý hơn đối với cán bộ làm công tác côngđoàn

Những hoạt động trên của ban chấp hành công đoàn trường trung học phổ thôngNguyễn Ngọc Thăng còn nhiều khiếm khuyết rất mong được sự góp ý của công đoàncấp trên và các đơn vị bạn./

Trang 18

5.CĐCS TT GDTX TỈNH VỚI VIỆC CHĂM LO ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT,

TINH THẦN ĐỐI VỚI CÁN BỘ GIÁO VIÊN LAO ĐỘNG

Đặng Anh Phương Chủ tịch CĐCS Trung tâm GDTX Tỉnh

Được sự quan tâm của Chi bộ, Chính quyền, Công Đoàn trong những năm vừaqua, đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ giáo viên công nhân viên trong trung tâmđược cải thiện nâng cao một cách rõ rệt

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Công đoàn cơ sở là chăm lo đờisống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ công chức Trong đó,chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên là một nhiệm

vụ quan trọng của Công đoàn trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh

Để làm tốt chức năng của mình, trong năm qua Công đoàn cơ sở trung tâmgiáo dục thường xuyên đã đặc biệt quan tâm đến việc chăm lo đời sống vật chất, tinhthần cho cán bộ, giáo viên ,công nhân viên trong nhà trung tâm bằng những hoạt độngthiết thực: tổ chức các phong trào thể thao, giao lưu, thăm quan du lich, quyên gópthăm hỏi cán bộ giáo viên và gia đình khi có hữu sự… nhằm nâng cao đời sống vậtchất tinh thần cho Công đoàn viên trong trung tâm

Gắn với cuộc vận động “Dân chủ- kỉ cương - tình thương- trách nhiệm”

Công đoàn Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh luôn làm tốt công tác trên về cả vậtchất lẫn tinh thần Cụ thể, về vật chất: Công đoàn luôn phối kết hợp với Ban giám đốcgiải quyết kịp thờ:i trả lương, tiền thêm giờ, thai sản, ốm đau…đầy đủ Tổ chức thămhỏi kịp thời những trường hợp ốm đau, thai sản, hiếu hỉ Trong năm qua, Công đoàn đãthăm hỏi được 32 lần, với số tiền là: 2.240.000đ Ngoài ra, Công đoàn còn vận độngcán bộ giáo viên quyên góp giúp đỡ Đoàn viên, thân nhân nằm viện dài hạn, phẫuthuật với số tiền trên 5 triệu đồng Mặc dù quỹ Công đoàn chủ yếu là sự đóng góp củaCông đoàn viên nhưng vào những ngày lễ tết: ngày tết Trung thu, ngày phụ nữ ViệtNam 20/10, ngày quốc tế phụ nữ 8/3, ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 Công đoàn đều tặngquà cho đoàn viên và con em đoàn viên Việc làm này thực sự có hiệu quả và có ýnghĩa, tạo niềm vui, sự phấn khởi trong nội bộ, anh chị em cùng nhau thực hiện tốtnhiệm vụ

Song song với việc chăm lo đời sống vật chất thì việc chăm lo đời sống tinhthần cho Công đoàn viên cũng rất được chú trọng với các hoạt động: thể thao, giaolưu, tham quan du lịch Trong năm học 2010- 2011 công đoàn đã tổ chức một giải cầulông mở rộng cho toàn thể cán bộ giáo viên nhân viên trong trung tâm

Bên cạnh đó, sau mỗi năm học vào dịp nghỉ hè, Công đoàn đều phối kết hợpvới Ban giám đốc Trung tâm tổ chức cho Công đoàn viên đi tham quan du lịch Cụ thể

3 năm gần đây, Công đoàn đã tổ chức thăm quan ở các địa điểm: Đà Lạt, Mủi Né, đảokhỉ Cần Giờ Sau mỗi chuyến đi, anh em thực sự cảm thấy thoải mái, phấn khởi

Với chức năng và vai trò của mình, đặc biệt là công tác chăm lo đời sống vậtchất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong trung tâm Công đoàn cơ sở

trung tâm Giáo dục thường xuyên đạt danh hiệu “Công đoàn cơ sở vững mạnh, xuất sắc” năm học 2010 -2011./.

Trang 19

6.VAI TRÒ CỦA CĐCS THPT LÊ HOÀNG CHIẾU TRONG CÔNG TÁC

XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC VÀ VIỆC HỖ TRỢ GIÁO DỤC VÙNG SÂU,

VÙNG XA

Đồng Duy Hùng Chủ tịch Công đoàn cơ sở Trường THPT Lê Hoàng Chiếu

“Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân” Vì vậy muốn giáo dục phát triển nhanh

và bền vững, thì phải đầu tư, huy động sức mạnh của toàn xã hội Công tác xã hội hóagiáo dục là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, đã và đang được các cấp,các ngành thực hiện Đặc biệt ở cấp CĐCS càng mang một ý nghĩa lớn để chung tayvận động, đóng góp vật chất nhằm động viên những học sinh gặp hoàn cảnh khó khănvươn lên trong học tập Trên tinh thần đó, thực hiện lời kêu gọi của Bộ GD-ĐT vàCông đoàn giáo dục Việt Nam về việc vận động quyên góp quần áo, sách vở, đồ dùnghọc tập, áo ấm …ủng hộ giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó trong học tập Bên cạnh đó

thực hiện cuộc vận động của Công đoàn giáo dục Tỉnh Bến Tre về phong trào “trường giúp trường - huyện giúp huyện” Qua 5 năm thực hiện phong trào trên, công tác xã

hội hóa giáo dục và công tác hỗ trợ học sinh vùng sâu, vùng xa của BCH CĐCSTrường THPT Lê Hoàng Chiếu đạt được một số kết quả như sau:

Về công tác tham mưu xã hội hóa giáo dục:

Trong 5 năm qua, BCH CĐCS đã tham mưu với Chi bộ, chính quyền trong việchuy động nguồn lực từ Hội cha mẹ học sinh, các nhà hảo tâm, các cá nhân trong vàngoài nhà trường đã tài trợ, giúp đỡ cho học sinh nghèo học giỏi, vượt khó như tặngquà cho học sinh giỏi vòng tỉnh, học sinh nghèo đi thi đại học, học sinh giỏi 5 năm liềngồm nhiều phần quà như tập sách, quần áo và trao học bổng với số tiền trên50.000.000đ Tuy số tiền đó dù không nhiều, nhưng cũng kịp thời động viên cho họcsinh rất nhiều Có thể nói Ban Đại diện cha mẹ học sinh thật sự là cầu nối quan trọnggiữa 3 môi trường: Nhà trường- gia đình và xã hội Nhìn chung, công tác xã hội hóagiáo dục đã góp phần thực hiện “ 3 đủ” theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT

Về phong trào hỗ trợ giáo dục vùng sâu, vùng xa:

Thực hiện cuộc vận động của công đoàn ngành về phong trào “ Trường giúptrường- huyện giúp huyện”, hàng năm BCH CĐCS họp và phân công đồng chí P Chủtịch phụ trách phong trào này, trích từ quỹ hoạt động công đoàn và vận động các nhàhảo tâm tặng tập sách cho học sinh nghèo vượt khó của xã Thừa Đức, một xã vùngsâu của huyện Bình Đại Nhất là ở trường Tiểu học Hòa Lợi, việc đi học của các emhọc sinh phải qua đò và còn nhiều khó khăn nhất định, qua 5 năm chúng tôi tặng trên7.500 cuốn tập cho học sinh Trường THCS Thừa Đức và học sinh Tiểu học Hòa Lợi,phần quà tuy không lớn nhưng cũng góp công sức nhỏ bé của chúng tôi cùng vớiBGH nhà trường ở các trường nói trên tạo điều kiện cho các em học sinh gặp hoàncảnh khó khăn được cấp sách đến trường

Đặc biệt trong năm học 2010-2011, BCH CĐCS Trường THPT Bình Đại Atrước đây và THPT Lê Hoàng Chiếu hiện nay đã tham mưu với cấp ủy và phối hợp vớiĐoàn thanh niên của Nhà trường tổ chức buổi giao lưu kết nghĩa với BCH CĐCSTrường Tiểu học Hòa Lợi Qua buổi giao lưu này tạo nên không khí vui tươi, ấm áp,thấm đậm tình nghĩa giữa 2 CĐCS, tạo điều kiện để những người làm công tác côngđoàn của chúng tôi có dịp trao đôi chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời thấu hiểu thêmnhững khó khăn của BCH CĐCS bạn ở vùng sâu, vùng xa vượt qua khó khăn như thếnào

Trang 20

Có được sự thành công nho nhỏ trên là do sự lãnh chỉ đạo của BTV Công đoànngành giáo dục Bến Tre, Chi ủy chi bộ, sự hỗ trợ của BGH, đóng góp công sức, vậtchất của Hội cha mẹ học sinh, các đoàn thể và sự đoàn kết, nổ lực của CB, CĐVTrường THPT Lê Hoàng Chiếu Qua đây, chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm nhưsau:

Một là, “ Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân” Vì vậy muốn giáo dục phát triểnnhanh và bền vững, thì phải đầu tư, huy động sức mạnh của toàn xã hội

Hai là chúng ta cần phải làm tốt công tác tham mưu với cấp Ủy, BGH nhàtrường trong quá trình hoạt Do đó chúng ta phải xây dựng kế hoạch từ đầu năm học,sau đó đưa ra lấy ý kiến trong BCH CĐCS, TT CĐ và đoàn viên, cuối học kỳ và nămhọc cần có sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm

Ba là, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhàtrường trong việc vận động các nhà hảo tâm trong việc tài trợ, ủng hộ công tác xã hộihóa giáo dục.Việc thu chi phải công khai rõ ràng

Bốn là, phải động viên khen thưởng kịp thời các cá nhân, tổ chức đóng góp chophong trào xã hội hóa giáo dục

Trên đây là những hoạt động của công đoàn cơ sở THPT Lê Hoàng Chiếutrong công tác xã hội hóa giáo dục trong những năm qua mong sự đóng góp của quý

vị đại biểu để hoạt động của chúng tôi ngày càng hiệu quả hơn./

Trang 21

7.CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC HUYỆN BÌNH ĐẠI VỚI CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN CÁN BỘ-GIÁO VIÊN-LAO ĐỘNG

- Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ( 1992) Chương I Điều

10 có ghi “ Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp công nhân và người laođộng Cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, chăm lo bảo vệquyền lợi của cán bô, công nhân viên chức và những người lao động khác, tham giaquản lý nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhànước, tổ chức kinh tế, giáo dục công nhân viên chức và những người lao động khácxây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

- Luật Công đoàn tại khoản 2 Điều 2 đã khẳng định “ Công đoàn đại diện và tổ

chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế- xãhội, quản lý nhà nước; trong phạm vi chức năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra,giám sát hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật”

Như vậy bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng là một chức năng trong 3chức năng của tổ chức công đoàn đối với người lao động Đó là:

a Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân viên chức laođộng

b.Tham gia quản lý nhà nước

c Giáo dục, động viên đoàn viên thực hiện tốt mọi Chủ trương, Đường lối,Chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

2 Cơ sở thực tiễn

- Trong xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa mọi người dân, mọi người lao độngđều là chủ nhân đất nước Nhà nước xã hội chủ nghĩa là của dân- do dân- vì dân Tổchức Công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động, vì vậy hoạt động của côngđoàn trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ chính sách có liên quan đếnCBGV- LĐ là một tất yết

- Các chế độ, chính sách cho ngành giáo dục đã được ban hành có liên quan trựctiếp đến quyền và lợi ích của CBGV-LĐ, do vậy hoạt động của công đoàn các cấptrong ngành giáo dục trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ chính sách có liênquan đến CBGV- LĐ là điều kiện thiết thực và hiệu quả để bảo vệ quyến và lợi íchhợp pháp cho CBGV-LĐ

- Đặc điểm đối tượng công đoàn viên trong ngành Giáo dục và Đào tạo đều lànhững trí thức Hệ thống Công đoàn trong ngành giáo dục với tư cách là Công đoànngành nghề thì nhiệm vụ tham gia quản lý, bảo vệ quyền lợi ngành nghề là phù hợp vàchính đáng

II Thực trạng hoạt động của công đoàn trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ chính sách có liên quan đến CBGV- LĐ

Trang 22

1 Nhận thức về vai trò của Công đoàn trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện

chế độ chính sách có liên quan đến CBGV- LĐ chưa đầy đủ, còn nặng về quan niệm làgiao cho thủ trưởng đơn vị

Từ nhận thức trên tổ chức các hoạt động của Công đoàn còn có hạn chế, đó là:

- Hoạt động công đoàn không toàn diện còn thiên về các hoạt động bề nổi như:Phong trào thi đua, hoạt động văn hóa tinh thần, hoạt động xã hội…

- Không thực hiện đầy đủ chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chínhđáng của cán bộ, giáo viên

- Không xác định được đúng đắn và đầy đủ vị thế của tổ chức công đoàn đối vớingười lao động trong ngành giáo dục

2 Nguyên nhân của tình trạng trên

a chủ quan: cán bộ công đoàn cơ sở là kiêm nhiệm, nên:

- Thiếu thời gian cho hoạt động công đoàn

- Năng lực, nhận thức và kinh nghiệm hoạt động công đoàn còn hạn chế do phảichuyển đổi theo nhiệm kỳ đại hội, chuyển địa bàn công tác

- Chế độ phụ cấp cho cán bộ công đoàn còn bất cập, chưa động viên cán bộcông đoàn làm việc

- Thiếu tự chủ và tự tin chỉ đạo các hoạt động của công đoàn trong mối quan hệphối hợp với chính quyền đồng cấp

b Khách quan:

Nhận thức của một số cấp lãnh đạo chính quyền về vai trò, vị trí, chúc năng của

tổ chức công đoàn chưa đầy đủ

III Các giải pháp thực hiện hoạt động của công đoàn trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ chính sách có liên quan đến CBGV- LĐ

1.Tuyên truyền và phổ biến rộng rãi các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước

đối với cán bộ giáo viên

Các cấp công đoàn trong ngành giáo dục cần nắm vững các chế độ chính sáchhiện hành để phổ biến rộng rãi cho đoàn viên Cụ thể: Phối hợp với nhà trường, côngđoàn cơ sở trường học cần chủ động nắm bắt kịp thời đầy đủ các thông tin về chế độchính sách đối với nhà giáo Thông qua các kênh: văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấptrên; qua đài, báo, truyền hình của TW, địa phương đối với cán bộ giáo viên Tôntrọng, lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của cán bộ giáo viên về nội dung và cách vậndụng thực hiện chính sách để đảm bảo quyến lợi cho đoàn viên

2 Công đoàn phải trực tiếp kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính

sách ở đơn vị mình và kiến nghị với cơ quan có trách nhiệm về những vấn đề cần sửađổi, bổ sung, góp phần xây dựng hệ thống chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nướcngày càng tốt hơn Ban chấp hành công đoàn chỉ đạo Ban Thanh tra nhân dân có tráchnhiệm thực hiện chức năng giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách, lắng nghe ýkiến của cán bộ, giáo viên, phát hiện những vi phạm, thiếu sót trong thực hiện chínhsách để đề nghị thủ trưởng đơn vị giải quyết

3 Phối hợp với thủ trưởng đơn vị, công đoàn chủ động tham gia xây dựng kế

hoạch chăm lo đời sống và đảm bảo việc thực hiện đúng, đủ và kịp thời các chế độchính sách ưu đãi đối với cán bộ giáo viên Tích cực đấu tranh chống những hiệntượng tiêu cực và vi phạm đến việc thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ,giáo viên

4 Công đoàn phối hợp cùng chính quyền đẩy mạnh công tác xã hội hóa, xâydựng tốt mối đoàn kết gắn bó giữa nhà trường với cấp ủy, chính quyến địa phương, cáccông đoàn xã ( thị trấn ), sự ủng hộ tích cực của các tổ chức, lực lượng chính trị xã hội

Trang 23

trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi bảo đảm các chế độ chính sách của Đảng, Nhànước và địa phương được thực hiện có hiệu quả trong trường học.

5 Để tổ chức thực hiện tốt các chế độ chính sách, công đoàn cơ sở phải chú ýxây dựng, củng cố tổ chức công đoàn thực sự vững mạnh có đủ khả năng tập hợp, giáodục và bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ, giáo viên Cán bộ công đoànphải có lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao, đồng thời phải nắm vững các chế

độ chính sách hiện hành mới có thể tham gia giải quyết và bảo đảm cho chế độ chínhsách đến được với cán bộ, giáo viên và người lao động./

Trang 24

8.CĐGD MỎ CÀY BẮCVỚI VIỆC PHỐI HỢP CHÍNH QUYỀN TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, THỰC HIỆN QUI CHẾ DÂN

CHỦ

Chủ tịch Công đoàn Giáo dục huyện Mỏ Cày Bắc

I.Cơ sở lý luận:

Qui chế dân chủ ở cơ sở được xây dựng và thực hiện theo quan điểm: Đặt việc

phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở trong cơ chế tổng thể của hệ thốngchính trị “ Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” cả ba mặt đều dượccoi trọng, không vì nhấn mạnh một mặt mà coi nhẹ, hạ thấp mặt khác

Vừa phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện nâng cao chất lượng hiệu lực hoạt động ởcấp cơ sở để nhân dân bàn và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng, thiếtthực gắn liền với lợi ích của mình

Nội dung qui chế dân chủ ở cơ sở phải phù hợp với hiến pháp, pháp luật thể hiệntinh thần dân chủ đi đôi với kỷ cương trật tự, quyền hạn gắn với trách nhiệm,lợi ích

đi đôi với nghĩa vụ ; chống quan liêu, mệnh lệnh, lợi dụng dân chủ để vi phạm phápluật

Qui chế dân chủ nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của dân, động viênsức mạnh vật chất,tinh thần to lớn của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, nângcao dân trí, ổn định chính trị tăng cường khối đoàn kết, ngăn chặn và khắc phục tìnhtrạng suy thoái, quan liêu, tham nhũng của một số cán bộ, đảng viên và các tệ nạn xãhội góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh theo định hướng XHCN

Thực hiện qui chế dân chủ trong nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ và huyđộng tiềm năng, trí tuệ của hiệu trưởng, nhà giáo, người học, đội ngũ cán bộ, côngchức trong nhà trường theo luật định,góp phần xây dựng nền nếp, trật tự, kỷ cươngtrong mọi hoạt động của nhà trường, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xãhội, thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp với đường lối, chủ trương củaĐảng và luật pháp Nhà nước

Hội nghị Cán bộ công chức đầu năm học là hình thức sinh hoạt dân chủ của đoàn

viên công đoàn để học tập, phổ biến, công khai hoặc để tổng kết công tác, quán triệt vàbàn biện pháp triển khai một chủ trương, nội dung công tác trong phạm vi trách nhiệmnhất định

Công tác phối hợp giữa thủ trưởng đơn vị và CĐCS cùng cấp tổ chức tốt Hội nghịcán bộ, công chức đầu năm học ở mỗi trường học là thể hiện một phần lớn trong việcthực hiện qui chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường do BGD&ĐT ban hành

II Thực trạng của đơn vị:

Công đoàn Giáo dục huyện Mỏ Cày Bắc vừa mới được thành lập từ tháng 5/2009,

sau thời gian lâm thời đã đi vào Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2010-2015 vào ngày01/11/2010 Hiện nay, trong hệ thống CĐGD huyện có 45 CĐCS trực thuộc với 1229đoàn viên/1283 CNVC-LĐ, tỉ lệ 95,58%

1 Thuận lợi:

- Năm học 2010- 2011, các CĐCS trực thuộc đã tổ chức phát động nhiều phongtrào thi đua soâi noåi, tích cực và đều khắp tạo khí thế mới, góp phần nâng cao hiệuquả hoạt động chuyên môn trong từng đơn vị

Trang 25

- Sau Đại hội, CĐGD cũng đã từng bước ổn định đi vào hoạt động BCH CĐGDtuy mới, cĩ nhiều thay đổi về nhân sự, nhưng đa số đều trẻ, khỏe, nhiệt tình và cĩnhiều kinh nghiệm, am tường cơng tác Cơng đồn nên hoạt động của Ban chấp hànhluơn trơi chảy và hồn thành khá tốt kế hoạch đã đề ra, cĩ tác động tích cực đến chấtlượng giáo dục chung của ngành.

- Cơng tác phối hợp giữa chính quyền và cơng đồn ngày càng chặt chẽ và cĩ chiềusâu Việc phối hợp tổ chức hội nghị cán bộ cơng chức năm học ở các đơn vị hàng năm

đã đi vào nền nếp Hiệu trưởng đơn vị cĩ vai trị chủ động phối hợp với cơng đồnphân cơng, sắp xếp tổ chức, chủ trì hội nghị, khơng cịn xem hội nghị cán bộ cơngchức là nhiệm vụ của cơng đồn

2 Khĩ khăn:

- Đầu năm học, một số BCH CĐCS cĩ sự thay đổi về nhân sự theo yêu cầu

thuyên chuyển và theo sự điều động, luân chuyển của tổ chức số cán bộ mới thay dochưa được tập huấn nên ít nhiều cĩ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cơng đồntrường

- Một số Chủ tịch CĐCS chưa phát huy được vai trị, vị trí của CTCĐ trong nhà

trường; cơng tác tham mưu, phối hợp chưa tốt, Chủ tịch CĐ hoạt động theo sự chỉ đạo,phân cơng của Hiệu trưởng

- Một số báo trong hội nghị chưa đạt yêu cầu như: Báo cáo kết quả thực hiện Nghị

quyết Hội nghị CBCC năm học qua báo cáo chưa cơ đọng, một số CĐCS lấy nguyên

cả báo cáo tổng kết năm học trước báo cáo lại; thơng qua qui chế chi tiêu nội bộ củanăm học trước

- Tập hồ sơ văn kiện hội nghị chưa được sắp xếp theo trình tự hợp lý hoặc chưađầy đủ văn kiện theo qui định; gởi báo cáo trễ hạn,…

III Biện pháp thực hiện

Để tổ chức cơng đồn hoạt động cĩ hiệu quả, khắc phục những hạn chế củacán bộ CĐCS, đầu nhiệm kỳ CĐGD huyện xây dựng kế hoạch trình với LĐLĐtỉnh tổ chức lớp tập huấn cho cán bộ CĐCS

Việc tổ chức Hội nghị CBCC trong ngành được thực hiện theo các Hướng dẫnliên tịch số 05/HD.LT-03 ngày 10/10/2003 hướng dẫn tổ chức Hội nghị cán bộ cơngchức từ năm học 2003-2004 trở đi và hướng dẫn số 05/HDLT-SGD&ĐT-CĐGD ngày27/9/2005 hướng dẫn tổ chức Hội nghị CBCC năm học 2005-2006 của Sở GD và ĐT

và CĐGD tỉnh; gần đây là cơng văn số 27/CĐGD ngày 21/9/2010 Về việc tổ chức Hội

nghị CBCC năm học 2010 – 2011 của CĐGD Tỉnh Để hội nghị cán bộ cơng chức đạt

được kết quả mỹ mãn, cơng tác phối hợp cần được thực hiện tốt xuyên suốt từPGD&ĐT đến trường học

Đối với PGD&ĐT, Chủ tịch CĐGD huyện cần chủ động soạn thảo văn bản phốihợp với Trưởng phịng PGD&ĐT hướng dẫn Thủ trưởng đơn vị và Chủ tịch CĐCStrường học phối hợp tổ chức hội nghị CBCC cấp trường một cách chi tiết về thời gian,hình thức, nội dung, các bước tiến hành, trách nhiệm cụ thể của từng thành viên,những việc cần làm trước và sau hội nghị Thời gian hướng dẫn cho các đơn vị chậmnhất khoảng giữa tháng 8 hàng năm để các trường kịp chuẩn bị

Đối với đơn vị trường học là nơi trực tiếp tổ chức hội nghị , vì vậy Chủ tịchCĐCS cần chủ động phối hợp tốt với Hiệu trưởng trên cơ sở hướng dẫn liên tịch củaPGD&ĐT và CĐGD huyện, cụ thể như sau:

1 Mục đích yêu cầu:

Tất cả đơn vị giáo dục trong ngành đều phải tổ chức Hội nghị CBCC trước ngày

01 tháng 10 hàng năm Việc tổ chức Hội nghị CBCC hàng năm là trách nhiệm của Thủ

Trang 26

trưởng cơ quan, đơn vị trường học, đồng thời có sự phối hợp và tham gia của BCHCĐCS Do đó, mọi việc chuẩn bị phải do Thủ trưởng chủ động phối hợp với Chủ tịchCĐCS để tổ chức thực hiện.

Các trường học khi tổ chức Hội nghị CBCC cấp trường phải thông báo trướcmột tuần cho Phòng GD&ĐT và CĐGD huyện biết, để PGD&ĐT – BTV CĐGDhuyện sắp xếp cử cán bộ tham dự; các đơn vị phải tổ chức Hội nghị CBCC từ cấp Tổchuyên môn (không được bỏ qua giai đoạn này, nếu đơn vị có biên chế các Tổ chuyênmôn), sau đó tổ chức cấp trường

2 Nội dung: Hội nghị CBCC cấp trường cần thực hiện đầy đủ và nghiêm túc

các nội dung sau đây :

2.1- Báo cáo kết quả việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị CBCC năm học qua; Phương hướng-nhiệm vụ năm học mới (bằng văn bản)

2.2- Kiểm điểm việc thực hiện quy chế dân chủ, nội quy cơ quan, trường học trong năm qua ( bằng văn bản)

2.3- Báo cáo việc đánh giá, xếp loại CBCC cuối năm học trước.( bằng văn bản) 2.4- Báo cáo công khai việc thu- chi ngân sách, thu- chi các loại quỹ từ thời điểm hội nghị CBCC năm học trước đến thời điểm hội nghị CBCC năm học này (biểu mẫu công khai phải được Hiệu trưởng phê duyệt, niêm yết công khai tại văn phòng và gởi đến các Tổ cùng thời gian với tài liệu hội nghị để CBGV- NV biết và theo dõi việc thu- chi từng loại quỹ ( bằng văn bản).

2.5- Thông qua quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế sử dụng các khoản thu ngòai ngân sách ( nếu có )- phải có thảo luận trong hội nghị và biểu quyết thông qua (bằng văn bản)

2.6- Dành thời gian thích đáng để thảo luận biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học của đơn vị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong đơn vị theo Chỉ thị 40/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, đồng thời đánh giá phong trào thi đua năm học qua một cách khách quan- chính xác và đề ra kế hoạch phát động thi đua năm học mới một cách cụ thể

2.7- Vận động, tổ chức cho mỗi CBGV-NV ký cam kết với Hiệu trưởng:

(BCH CĐCS phối hợp với Thủ trưởng thống nhất nội dung cam kết của CBGV- NV phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, để nội dung cam kết trở thành tiêu chí thi đua, thành mục tiêu phấn đấu của mỗi CBGV-NV).

2.8- Ban Thanh tra nhân dân (TTND) báo cáo (bằng văn bản) hoạt động năm qua, trong đó phải nêu được kết quả các nội dung giám sát đã thực hiện và trình kế hoạch hoạt động của TTND năm học mới Nếu đơn vị nào có Ban Thanh tra nhân dân hết nhiệm kỳ ( 2 năm ) phải bầu lại Việc tổ chức bầu Ban TTND phải đúng theo quy trình; chuẩn bị nhân sự, thể thức bầu cử được tiến hành như bầu BCH CĐCS (không

cơ cấu Hiệu trưởng, Bí thư Chi bộ, Chủ tịch CĐCS, Bí thư Đòan thanh niên, kế tóan, thủ quỹ, những GV- NV là vợ, chồng, con, anh chị em ruột của các chức danh nêu trên vào Ban TTND).

3 Dự kiến chương trình Hội nghị :

* Bước 1: Chuẩn bị hội nghị

Hiệu trưởng triệu tập và chủ trì họp liên tịch, trong đó phân công :

a Thủ trưởng cùng lãnh đạo đơn vị chuẩn bị các nội dung:

- Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết hội nghị CBCC năm qua; phươnghướng, kế hoạch, biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học mới

- Báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại CBCC và nêu bật những ưu điểm và hạnchế của CBGV-NV năm học qua

Trang 27

- Thông qua dự thảo bổ sung, sửa đổi quy chế hoạt động đơn vị, nội quy cơquan phù hợp yêu cầu chủ đề năm học và tình hình mới.

- Báo cáo thực hiện thu chi tài chánh ( ngân sách, ngòai ngân sách) năm qua; dựthảo bổ sung, sửa đổi quy chế chi tiêu nội bộ, quy định thu chi các quỹ ngoài ngân sách

- Nội dung phát động thi đua năm học mới

+ Thảo luận : bàn giải pháp thực hiện nhiệm vụ của Tổ, của trường giao trongnăm học; ý kiến về thực hiện quy chế dân chủ, về thu chi tài chánh, về thi đua ; vậnđộng đăng ký thi đua trong năm học

Các nội dung trên có văn bản; hội nghị tổ có biên bản gởi về BCH CĐCS theo dõi

tổng hợp để báo cáo trong hội nghị cấp trường

* Bước 3: Hội nghị cấp Trường

- Đòan Chủ tịch : Thủ trưởng, Chủ tịch CĐCS, đại diện GV tiêu biểu

- Thư ký hội nghị : Chủ tịch đòan cử 2 thư ký

- Chương trình và nội dung hội nghị :

1 Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị và Nghịquyết Hội nghị CBCC năm học qua; đồng thời báo cáo phương hướng, nhiệm vụ, giảipháp thực hiện năm học mới

2 Báo cáo việc thực hiện quy chế dân chủ, nội quy cơ quan, trường học trong

6 Ban TTND báo cáo kết quả hoạt động năm qua và phương hướng năm học mới

7 Thông qua quy định sửa đổi hoặc bổ sung chế độ chi, sử dụng quỹ ngòaingân sách của đơn vị

8 Thảo luận và trả lời thắc mắc, kiến nghị của CBGV-NV

9 Bầu Ban TTND nếu hết nhiệm kỳ, hoặc bầu bổ sung nếu có khuyết thànhviên

Trang 28

10 Báo cáo tổng hợp thi đua năm học qua; thông qua kế hoạch thi đua; công bốkết quả đăng ký các danh hịêu thi đua năm học mới của đơn vị, tập thể và cá nhân đốivới Chính quyền và công đòan.

11 Ký cam kết giữa giáo viên với Hiệu trưởng về việc thực hiện: Các cuộc vận động và phong trào thi đua.

12 Thư ký: Thông qua nghị quyết Hội nghị CBCC năm học Chủ tọa Hội nghịxin ý kiến hội nghị và biểu quyết thực hiện

4 Những việc làm sau hội nghị :

4.1 BCH CĐCS cùng thư ký hòan thiện nội dung các văn bản sau thảo luận đóng góp, biểu quyết và biên bản hội nghị (đóng thành tập, thống nhất với khổ giấy

A4 là Văn kiện Hội nghị CBCC năm học 2011-2012), lưu tại đơn vị 01 bộ và gửi

về CĐGD 01 bộ Riêng danh sách đăng ký thi đua năm học, gởi về Phòng GD&ĐT trước ngày 10/10, gồm có :

- Danh hiệu Chính quyền: gởi 2 bản danh sách đăng ký: 1 bản gởi Bộ phận Thi đua PGD&ĐT ; 1 bản gởi BTV CĐGD huyện

- Danh hiệu thi đua Công đòan : 1 bản gởi BTV CĐGD huyện

- Tổ chức các đợt thi đua, có sơ kết đánh giá từng đợt

4.3 Trách nhiệm của Hiệu trưởng:

- Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết Hội nghị CBCC đối với các Tổchuyên môn và cá nhân; giải quyết xử lý kịp thời những phát sinh sau hội nghị

- Tạo điều kiện để Ban TTND hoạt động theo quy định;

- Bảo đảm cho BCH CĐCS thực hiện quyền kiểm tra, giám sát theo Luật Côngđòan

- Cuối học kỳ, cuối năm học cùng BCH CĐCS , tổ chức kiểm tra, đánh giá sơkết việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động trường học; việc thực hiện nghịquyết Hội nghị CBCC và bàn biện pháp tiếp tục thực hiện nhiệm vụ năm học

Trên cơ sở hướng dẫn, hàng năm Trưởng PGD&ĐT và CĐGD huyện ra vănbản nhắc nhở thực hiện và bổ sung nội dung, nếu có những thay đổi mới CĐGDhuyện và PGD&ĐT xem văn kiện hội nghị của các trường gởi về, khi đi kiểm traCĐGD huyện cũng dựa trên hướng dẫn đã triển khai để rút kinh nghiệm việc thực hiện

tổ chức hội nghị, kết quả thực hiện nghị quyết hội nghị,….để đánh giá hoạt động côngđoàn và góp ý với PGD&ĐT về công tác phối hợp của hiệu trưởng

IV Kết quả:

Sau thời gian thực hiện, hội nghị CBCC toàn huyện đã được đi vào nền nếp,đúng nội dung, trình tự, thời gian Hiệu trưởng các đơn vị trường học đã thực hiện tốtvai trò, trách nhiệm của mình, Chủ tịch CĐCS không còn phải vất vả trong công tác tổchức hội nghị Hội nghị CBCC trong nhà trường là trách nhiệm của mọi thành viên vàđoàn thể liên quan, trong đó công đoàn giữ vai trò quan trọng Hội nghị CBCC thật sự

là hình thức tham gia quản lý của tổ chức công đoàn, thực hiện dân chủ trực tiếp củacán bộ, công nhân viên chức – lao động giải quyết nhưng vấn đề có liên quan đếnquyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động

Trang 29

9.VAI TRÒ CỦA CĐCS THPT LÊ QUÝ ĐÔN TRONG VIỆC VẬN ĐỘNG CBGV THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA VÀ VIẾT SÁNG KIẾN

KINH NGHIỆM VỀ GIÁO DỤC, QUẢN LÝ

Vậy công đoàn có vị trí, vai trò và chức năng gì góp phần thúc đẩy phong trào thiđua và vận động CBGV-NV viết sáng kiến kinh nghiệm ngày một đổi mới cả về chất,lẫn về lượng? Trong buổi toạ đàm về xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh hôm naycho phép tôi thay mặt BCHCĐCS Trường THPT Lê Quí Đôn trình bày tham luận: “Vai trò của CĐCS trong việc vận động CBGV thi đua hai tốt , viết sáng kiến kinhnghiệm về giáo dục, quản lý”, rất mong được sự thông cảm, chia sẽ và cộng tác củađồng nghiệp

II Thực trạng của vấn đề:

1 Thực trạng:

- Trường THPT Lê Quí Đôn nằm trên tỉnh lộ 883 cách thị trấn Bình Đại 13 km

- Năm học 2011-2012 trường THPT Lê Quí Đôn có 57 CBGV.NV.LĐ, trong đóchia ra như sau: BGH 03; NV: 05; CNV: 03, GV đứng lớp: 46

- Tổng số lớp: 21; tổng số học sinh:912

- Vì là trường đạt chuẩn giai đoạn 2001-2010 nên cơ sở vật chất phục vụ cho việcdạy và học tương đối đầy đủ Hiện trường đang tiếp tục đăng ký công nhận lại trườngđạt chuẩn quốc gia

2 Vai trò của công đoàn trong việc vận động:

Vào đầu năm học công đoàn được BGH mời họp liên tịch phân công giáo viênđầu năm, đây là dịp để chính quyền thể hiện tính dân chủ trong phân công, phân việc

và công đoàn cũng thể hiện được vai trò của mình trong việc đại diện quyền, lợi íchhợp pháp chính đáng của đoàn viên theo quan điểm: việc phân công phải phù hợp vớitrình độ chuyên môn, với hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng của GV nhằm tạo điều kiện

để phát huy tốt năng lực tư duy sáng tạo của từng đoàn viên trong việc giảng dạy và thiđua sau nầy

Ba tháng hè đã hết, sau một hồi trống dài khai giảng năm học kèm theo bài phátbiểu của ông hiệu trưởng là nội dung phát động thi đua Nhiệm vụ của chính quyền làphát động còn vai trò của công đoàn là vận động thi đua, đây là một thử thách lớn đốivới công đoàn trong một năm học mới

Trang 30

Trong ngày họp công đoàn đầu tiên của năm học, chủ tịch công đoàn triển khaicác văn bản có liên quan đến các danh hiệu thi đua, trước nhất là các danh hiệu thi đua

‘‘dạy tốt, học tốt’’ như chiến sĩ thi đua các cấp, giáo viên dạy giỏi vòng trường, vòngtỉnh, tiếp theo là viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học…đến ngày họp tổcông đoàn, các phiếu đăng ký được gửi đến các tổ, tổ trưởng công đoàn cho đoàn viênđăng ký các danh hiệu thi đua trong ngày hội nghị CBCC cấp tổ, sau đó Chủ tịch côngđoàn tổng hợp và công bố lại lần chót trong hội nghị CBCC cấp trường đồng thời lưugiữ làm cơ sở để xét cuối năm

Bước thứ hai công đoàn phối hợp với chính quyền xây dựng lại tiêu chuẩn thiđua có cập nhật lại nội dung cho phù hợp với các tổ, các bộ ban trong trường, điểmchuẩn là 80 điểm, tuỳ theo nội dung vi phạm mà trừ 1đ, 2đ, 5đ, 15đ, hay 25đ, các mốcthi đua được tính theo các ngày lễ lớn hay kỷ niệm trong năm, cuối mỗi đợt thi đuađều có họp xét chọn cá nhân điển hình để biểu dương, cuối cùng là xét thi đua học kì

và cả năm Tuỳ theo các danh hiệu thi đua mà mức độ xét cao, thấp cũng khác nhau vàtất cả đều phải đăng kí mới xét Nhược điểm của nội dung xét thi đua nầy là chưa cộngthêm điểm thưởng để GV-ĐV có vi phạm ở HKI còn hướng phấn đấu ở HKII, nhượcđiểm nầy ban thi đua đã thấy tuy nhiên cho tới nay chưa có hướng khắc phục vì trừđiểm dễ hơn là cho thêm điểm Để thể hiện tính công bằng ban thi đua hứa sẽ khắcphục sao cho phù hợp với tình hình hiện nay

Công đoàn kết hợp với BGH, ban ĐDCMHS vận động quỹ khuyến học hỗ trợcho giáo viên và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời cũng để khen thưởng chohọc sinh và giáo viên có thành tích tốt trong các phong trào thi đua

Cùng với chính quyền công đoàn vận động giáo viên đăng kí thi đua tất cả cácdanh hiệu, tuỳ danh hiệu thi đua mà mức độ khen, thưởng khác nhau Công đoàn hỗtrợ 200.000đ/gv dự thi giáo viên dạy giỏi vòng tỉnh, tặng 100.000đ/ gv đạt dạy giỏivòng trường Ngoài ra danh hiệu chủ nhiệm giỏi, dự thi thiết kế giáo án điện tử docông đoàn ngành phối hợp tổ chức, giáo viên có tỷ lệ bộ môn thi tốt nghiệp cao hơnmặt bằng tỉnh Tất cả đều được khen thưởng cuối năm từ quỹ khuyến học và chọn lọc

đề nghị uỷ ban nhân dân huyện cấp giấy khen…

Phong trào sáng kiến cải tiến phương pháp giảng dạy, viết sáng kiến kinhnghiệm ngày càng tăng về lượng và nâng lên về chất Thành tích nổi bật của trườngtrong phong trào viết SKKN như sau:

Trang 31

Mặc khác công đoàn cũng nhận thức rằng để thực hiện đổi mới phương phápdạy học có hiệu quả ngoài việc khai thác, sử dụng triệt để đồ dùng dạy học hiện có thìphong trào tự làm đồ dùng dạy học là một yêu cầu bức xúc và cấp thiết trong nhàtrường Do vậy, công đoàn phối hợp với chuyên môn tổ chức phong trào hội thi đồdùng dạy học tự làm trong giáo viên và học sinh, hàng năm có từ 3-5 ĐDDH của giáoviên đạt giải cấp trường và trên 10 ĐDDH của học sinh được sử dụng vào việc giảngdạy và tham gia dự thi ĐDDH cấp tỉnh.

- Nhiều năm liền đạt công đoàn vững mạnh xuất sắc

III Đề xuất các giải pháp thực hiện:

Từ hoạt động thực tiễn nêu trên, để thực hiện tốt vai trò của công đoàn trongphong trào thi đua của nhà trường cần phải có một số giải pháp như sau:

- Trong mối quan hệ công đoàn phải tự tin, mạnh dạn, xác định vị thế của mình

là người đại diện cho người lao động

- Biết cách tập hợp quần chúng và biết cách vận động quần chúng nghe và tintưởng ở mình

- Phải công bằng, dân chủ trong đăng kí thi đua và tham gia xét thi đua, đây làviệc làm nhạy cảm dễ dẫn đến nghi ngờ mất lòng tin đối với đoàn viên

- Trong thi đua phải nhân rộng điển hình để thu hút nhiều người cùng tham gia.Kết thúc thi đua phải có khen thưởng để kịp thời động viên

Những việc làm trên đây dẫu biết rằng các đơn vị bạn cũng đã tổ chức và thựchiện nhưng đối với chúng tôi nhận thức đích thực của vấn đề là vai trò của công đoànkhông thể thiếu trong quá trình vận động thi đua, tham gia cùng chuyên môn nâng caochất lượng dạy thực - học thực góp phần nâng tỷ lệ đổ tốt nghiệp hàng năm một cáchbền vững

Trang 32

10 CÔNG ĐOÀN THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN TRONG VIỆC VẬN ĐỘNG CBGV THAM GIA PHONG TRÀO THI ĐUA VÀ VIẾT SÁNG

KIẾN KINH NGHIỆM VỀ GIÁO DỤC, QUẢN LÍ

Nguyễn Hồng Sơn

Chủ tịch CĐCS Trường THPT Võ Trường Toản

Trường THPT Võ trường Toản là một trường được thành lập vào năm 1998, sovới các trường THPT trong tỉnh thì đây là một trường mới thành lập, chất lượng đàotạo chưa cao, bề dầy thành tích còn thấp, CBGV trong trường đại đa số là từ cáctrường khác chuyển về nên sự hòa nhập để tạo nên một tập thể gắn kết cũng gặp không

ít khó khăn Mặt khác cơ sở của trường lại nằm xa trung tâm thành phố không thuậntiện cho việc đi lại , chất lượng học sinh đầu vào của trường cũng không thể so sánhvới những trường có bề dầy thành tích và có điều kiện sinh hoạt, học tập tốt hơn Tuynhiên Trường luôn được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp Uỷ Đảng, Chính quyền địaphương Đặc biệt là sự quan tâm của Sở giáo dục đào tạo Đã tạo mọi điều kiện đầu tư

cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, chuyên môn cho trường nên kết quả đào tạo củanhà trường ngày càng nâng cao, tập thể sư phạm ngày càng đoàn kết Điều đó cũngcho thấy đã có sự cố gắng rất lớn từ phía Ban lãnh đạo nhà trường cũng như BCHCĐCS

I Cơ Sở Lý Luận:

Trong trường học vấn đề thi đua dạy tốt, học tốt gần như là vấn đề sống còn, tạonên chất lượng của nh trường Chỉ có những ngôi trường mà tại đó phong trào thi đuadạy tốt, học tốt được thực hiện nghiêm túc có chất lượng thì hiệu quả đào tạo ngôitrường đó mới đuợc nâng cao, chất lượng đào tạo mới tốt Tuy nhiên để các phong tràotrên diễn ra mạnh mẽ và có hiệu quả thật sự thì vai trò của công đoàn cơ sở là khôngthể thiếu, nhất là trong các cuộc vận động toàn thể GV, CBCNV trong nhà trườngtham gia tích cực trong công tác đăng ký thi đua từ đầu năm hoặc trong mọi hoạt độnggiáo dục của nhà trường để góp phần cùng nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ đượcgiao

-Về vấn đề viết SKKN thì rất nhiều GV e ngại, sợ sáng kiến của mình chưa thật

sự thuyết phục, nên còn nhiều GV có khả năng nhưng vẫn không đăng ký tham gia

-Phong trào thi đua học tốt chỉ diễn ra theo từng đợt thi đua, theo chủ đề mừngcác ngày lễ lớn trong năm, còn các khoảng thời gian khác thì gần như không có thiđua

-Khi xét kết quả thi đua đôi khi cũng còn những vướng mắc chưa thật sự thỏamãn cho người đã phấn đấu đăng ký thi đua……

III Đề Xuất Các Giải Pháp Thực Hiện:

Trang 33

Từ những thực trạng đó, Hàng năm BCH CĐCS chúng tôi đã xây dựng kếhoạch vận động CBGV trong nhà trường thi đua dạy tốt học tốt và phong trào viếtsáng kiến kinh nghiệm với những nội dung chính như sau:

- Từ đầu năm BCH CĐ đã phối hợp với lãnh đạo trường xây dựng kế hoạch và

đề ra chỉ tiêu năm học, biện pháp để xây dựng phong trào thi đua hai tốt như sau: ,

- Đưa ra dự thảo tiêu chi thi đua, các hình thức khen thưởng đề CBGV biết khảnăng và sức phấn đấu của mình mà đăng ký thi đua cho năm học mới đạt kết quả caonhất

- Phối hợp với nhà trường đề ra tất cả các chỉ tiêu thi đua cho giáo viên, họcsinh để bàn bạc, thống nhất trong các cuộc họp đầu năm như: hội nghị CNVC toàntrường, hội đồng sư phạm, tổ khối chuyên môn để có sự đồng thuận, thống nhất cao điđến quyết tâm thực hiện; Cùng với nhà trường giao lớp, giao học sinh sớm cho giáoviên để các giáo viên chủ nhiệm triển khai sớm kế hoạch của lớp cho học sinh, phụhuynh biết và bắt đầu thực hiện ngay từ đầu năm học

- Các tổ công đoàn tiến hành sinh hoạt thường xuyên, hình thức linh hoạt, nộidung phương pháp, chất lượng và hiệu quả cao

- Động viên mỗi giáo viên tích cực dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm, làm đồdùng dạy học, tham khảo tài liệu, tự học tự rèn không ngừng học hỏi để nâng cao nănglực chuyên môn; Nhắc nhở thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học có sẵn và đồ dùng

tự làm thêm để nâng cao kết quả tiết dạy

- Phối hợp với BGH tiến hành khảo sát chất lượng giáo viên từ đầu năm học để

có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên để nâng cao chất lượng dạy và họcđồng thời có biện pháp và kế hoạch bồi dưỡng; các đ/c có tay nghề khá giỏi tham giabồi dưỡng học sinh giỏi và tích cực rèn luyện tay nghề để tham gia các hội thi có kếtquả cao

- Tiến hành sơ, tổng kết thi đua kịp thời; khen thưởng và phê bình đúng lúc đểthúc đẩy phong trào thi đua trong toàn trường

-Phối hợp với nhà trường đẩy mạnh công tác kiểm tra chuyên môn bằng nhiềuhình thức nhằm đôn đốc đội ngũ thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình,góp phầnxây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh

- Phối hợp cùng các tổ chức khác trong nhà trường như Đoàn thanh niên, các tổchuyên môn để tổ chức các hoạt động ngoại khoá, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức thực

tế có liên quan đến dạy và học nhằm tạo hứng thú cho cả giáo viên và học sinh; Độngviên đội ngũ thường xuyên tổ chức giao lưu giữa các tổ khối, giao lưu với các trườngbạn để học hỏi kinh nghiệm, bồi bổ thêm kiến thức trong lĩnh vực dạy và học cũng nhưtrong các phong trào khác

- Tham mưu với nhà trường mua các loại sách báo, các tạp chí, các tài liệu cóliên quan để giáo viên tham khảo nhằm cập nhật thơng tin, nâng cao năng lực dạy học.Qua kế hoạch, chỉ tiêu và biện pháp thực hiện trên, nhìn chung trong năm học qua tỉ lệtốt nghiệp của trường đã được nâng lên rõ rệt và phát huy thành tích đó chúng tôi sẽ cốgắng thực hiện tốt nhiệm vụ năm trong học này

Trang 34

11.CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT HUỲNH TẤN PHÁT VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG “MỖI THẦY, CÔ GIÁO LÀ MỘT TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC, TỰ

HỌC VÀ SÁNG TẠO”

Trần Thị Mương

Chủ tịch CĐCS Trường THPT Huỳnh Tân Phát

Ngày 8/9/2006,Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg về

“Chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”, ngày 7/11/2006 Bộ chính trị đã

ra Chỉ thị số 06-CT/TƯ về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương

đạo đức Hồ Chí Minh” Quán triệt hai Chỉ thị trên, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã

phối hợp với Bộ GD& ĐT phát động cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm

gương đạo đức, tự học và sáng tạo” trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo

dục Cuộc vận động đã chính thức được phát động vào ngày 20/11/2007

I.Cơ sở lý luận:

Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng

tạo” giúp cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và toàn thể cán bộ viên chức

trong ngành giáo dục nhận thức sâu sắc được những nội dung cơ bản và ý nghĩa vềtấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo của mỗi thầy, cô giáo trong hoạt động giáo dục

và đào tạo trong nhà trường Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ nhà giáo, cán

bộ quản lý giáo dục về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức nghềnghiệp, thường xuyên tự học nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ vàsáng tạo trong các hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục, góp phần đổi mới mạnh mẽ

sự nghiệp giáo dục – đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

và hội nhập quốc tế

a Về đạo đức nhà giáo:

- Có ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm thực thi pháp luật và tinh thần phục vụnhân dân trong các hoạt động giáo dục, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và cáctiêu cực trong giáo dục

- Yêu ngành, yêu nghề, an tâm công tác, thương yêu học sinh, hòa nhã với phụhuynh

- Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ, đấu tranh, ngănchặn nhà giáo vi phạm pháp luật và những quy định nghề nghiệp

b Về tự học của nhà giáo:

- Không ngừng học tập để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị,chuyên môn, ngoại ngữ và tin học để phục vụ công tác và hoạt động giáo dục đáp ứngyêu cầu về chuẩn nghề nghiệp nhà giáo và chuẩn cán bộ quản lý giáo dục theo quyđịnh của Bộ

- Khắc phục khó khăn, có kế hoạch tự học và ý chí vươn lên rèn luyện kỹ năng,phương pháp tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức khoa học, công nghệ và nghệthuật sư phạm

- Việc tự học của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, vừa là quá trình để tựhoàn thiện mình vừa là để nêu gương cho người học

c Về tính sáng tạo của nhà giáo:

- Sáng tạo của nhà giáo là sự đổi mới, tạo ra cái mới trong hoạt động giáo dục

và quản lý giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo

Trang 35

- Sáng tạo trong vận dụng tri thức và công nghệ mới vào quá trình giảng dạy,nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

- Tích cực nghiên cứu tự làm thêm đồ dùng dạy học mới hoặc cải tiến đồ dùngdạy học đã có phù hợp với điều kiện cụ thể của bài dạy, của lớp và người học

- Đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng công nghệ thông tin vào bài giảng

và xử lý tốt các tình huống sư phạm Quan tâm phát hiện và bồi dưỡng những họcsinh có năng khiếu, học giỏi, đồng thời phụ đạo học sinh yếu kém

- Đổi mới, cải tiến phương pháp quản lý nhà trường, quản lý học sinh, nâng caochất lượng và hiệu quả của giáo dục – đào tạo

II Thực trạng:

Hiện nay, do tác động của nền kinh tế thị trường, một bộ phận nhỏ nhà giáo vàcán bộ quản lý giáo dục có biểu hiện thiếu gương mẫu về đạo đức và lối sống, việc tựhọc và tự nghiên cứu còn hạn chế, chậm đổi mới về phương pháp giảng dạy Cá biệt

có một số nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn xúc phạm danh dự, nhân phẩmngười học Những vi phạm này làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành giáo dục, làm tổnhại đến danh dự nhà giáo, đến truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc và còn ảnhhưởng xấu trong việc giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ Vì thế, từ năm học 2007 –

2008, việc nâng cao phẩm chất chính trị, ý thức đạo đức nghề nghiệp, lối sống vàphong cách sư phạm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng đội ngũ nhà giáo vàcán bộ quản lý giáo dục trong sạch, vững mạnh là việc làm có ý nghĩa cấp thiết Trong

thời điểm này, cuộc vận động “ Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học

và sáng tạo” với những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, tinh thần tự học và sáng tạo

của nhà giáo mà cuộc vận động đặt ra đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũnhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng,đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên tự học nâng cao trình độ chính trị, chuyên mônnghiệp vụ và sáng tạo trong các hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục, góp phần đổimới mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xãhội

III Đề xuất các giải pháp thực hiện:

Ngay sau khi tiếp nhận công văn chỉ đạo, BCH CĐ Công đoàn đã phối hợpcùng, Ban giám hiệu nhà trường thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động Ban chỉ đạo đã

tổ chức quán triệt trong toàn trường về cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm

gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, cụ thể với một số việc làm như:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động; lồng ghép nội dung cuộc vậnđộng này với các phong trào và các cuộc động khác trong nhà trường; xem kết quảviệc thực hiện cuộc vận động là tiêu chí quan trọng trong bình chọn thi đua xếp loạihàng năm Ban chỉ đạo đã thường xuyên nhắc nhở, tuyên truyền nội dung, mục đích, ýnghĩa của cuộc vận động trong các buổi họp Trong các buổi chào cờ đầu tuần, nhàtrường luôn kịp thời biểu dương tinh thần rèn luyện đạo đức, tự học và sáng tạo củacác giáo viên tiêu biểu, nhắc nhở học sinh luôn nhìn vào tấm gương phấn đấu của cácthầy cô để noi theo Cuộc vận động đã thực sự tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong

nhận thức và hành động của CBGV- CNV nhà trường Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô

giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” được tổ chức gắn liền với cuộc

vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động

“Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với

vi phạm đạo đức nhà giáo”, kết hợp với phong trào thi đua“Xây dựng trường học thân

Trang 36

- Tổ chức triển khai xuống các tổ CĐ cho CĐV đăng ký học tập theo mẫu đánh giá

cá nhân về:

+ Tấm gương đạo đức: Giáo viên là những người có phẩm chất đạo đức tốt, cólập trường chính trị rõ ràng, tuyệt đối tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng,nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của nhà nước, hết lòng phục vụ nhân dân, luôn có ýthức giữ gìn vị thế và vai trò sư phạm của người thầy, không để xảy ra hiện tượng viphạm đạo đức nhà giáo, với học sinh các thầy, cô giáo không chỉ đến với các em bằngkiến thức mà còn bằng cả tình yêu thương, sự tôn trọng và thái độ thân thiện; các thầy

cô không chỉ dạy chữ mà còn chú trọng việc dạy người; thầy cô giáo phải thật sự làtấm gương sáng về đạo đức cho học sinh noi theo, thật sự chiếm được tình cảm tinyêu, sự kính trọng của phụ huynh, đồng nghiệp và học sinh

+ Tấm gương tự học: Thầy, cô giáo đã không ngừng tự học để nâng cao nhận thức

chính trị, nâng cao năng lực chuyên môn và kĩ năng sư phạm Một số thầy cô lớn tuổi,

đã có trình độ chuyên môn vững vàng nhưng vẫn đi đầu trong việc tự nghiên cứu, họctập để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhất là việc học tậpứng dụng công nghệ mới vào công tác và giảng dạy trong năm học vửa qua đã có gần

300 bài giảng thiết kế bằng giáo án điện tử, toàn trường hiện có 57/ 57 CBGV đạttrình độ đại học, có 03giáo viên đang theo học các lớp cao học

+ Tấm gương sáng tạo: Đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy là yêu

cầu cần thiết nhằm góp phần thực hiện chủ trương hiện đại hóa, công nghiệp hóa củađất nước và hội hội nhập quốc tế Nhận thức được điều này, mỗi cán bộ quản lí, mỗithầy cô giáo, trong mỗi công việc, mỗi giờ lên lớp luôn có sự trăn trở, tìm tòi, sángtạo, đổi mới tư duy, phương pháp dạy học Rất nhiều CBGV của trường đã biết ứngdụng CNTT, tận dụng tối đa phương tiện và thiết bị sẵn có để nâng cao hiệu quả côngviệc và chất lượng giáo dục Trong năm qua, nhà trường đã phát động phong trào viếtSKKN hoặc đề tài chuyên môn, trong đó có nhiều SKKN được Sở GD&ĐT côngnhận Nhiều giáo viên tích cực làm ĐDDH có khả năng vận dụng cho nhiều bài dạy,nhiều môn học Giáo viên trường cũng đã tích cực soạn giáo án điện tử và có những

mô hình giáo án sáng tạo được khen ngợi

- Biểu dương kịp thời hình những tấm gương sinh động về đạo đức, về tinhthần tự học và sáng tạo trong đội ngũ thầy, cô giáo

- Công đoàn tham mưu với nhà trường tổ chức các lớp học như: Tin học,hướng dẫn soạn GAĐT tại trường, để bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ choGV

-Tăng cường thao giảng và dự giờ các tiết có ứng dụng CNTT và phương phápgiảng dạy mới để trao đổi và học tập kinh nghiệm lẫn nhau

Tuy nhiên, bên cạnh những việc đã làm được vẫn còn một số hạn chế cầnkhắc phục, BCH cùng phối hợp với chính quyền quyết tâm thực hiện tốt tinh thần

cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” do

ngành phát động Trên cơ sở phát huy những việc đã làm được, khắc phục những hạnchế thiếu sót, nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa, góp phần cùng toàn ngành thực hiệnthắng lợi cuộc vận động, để xứng đáng với vai trò của người thầy, xứng đáng với sựtin tưởng của nhân dân và niềm tin yêu, sự kính trọng của học sinh cũng như toàn xãhội./

Trang 37

12.CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT TRƯƠNG VĨNH KÝ VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG “MỖI THẦY, CÔ GIÁO LÀ MỘT TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC, TỰ

HỌC VÀ SÁNG TẠO”

Phạm Văn Nghĩa Chủ tịch CĐCS trường THPT Trương Vĩnh Ký

Từ Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chống tiêu cực vàbệnh thành tích trong giáo dục” và Chỉ thị số 06-CT/TƯ của Bộ chính trị về tổ chứccuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Công đoàngiáo dục VN đã phối hợp với Bộ GD&ĐT phát động cuộc vận động “Mỗi thầy, côgiáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” trong đội ngũ nhà giáo và cán bộquản lý giáo dục Cuộc vận động này đã chính thức phát động vào ngày 20/11/2007,nhân dịp kỉ niệm 25 năm Ngày Nhà giáo Việt nam và sẽ tổng kết vào ngày20/11/2012

I.CƠ SỞ LÝ LUẬN.

-Từ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, mụctiêu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo phải đáp ứng được yêu cầu về con người ngàycàng cao của xã hội

-Tất cả Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và toàn thể các cán bộ viên chức trongcác nhà trường phổ thông phải hưởng ứng tích cực và tự giác cuộc vận động này,nhằm để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được phân công

-Đội ngũ sư phạm của nhà trường phải nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản

và ý nghĩa về tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo của mỗi thầy, cô giáo trong cáchoạt động giáo dục và đào tạo, là kim chỉ nam để định hướng các hoạt động “trồngngười” theo đúng mục tiêu hiện nay của ngành giáo dục và đào tạo

-Cuộc vận động gồm 3 nội dung chính:

1)Về đạo đức nhà giáo:

+Có ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm thực thi pháp luật và tinh thần phục vụnhân dân trong các hoạt động giáo dục, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và cáctiêu cực trong giáo dục

+Yêu ngành, yêu nghề, yên tâm công tác, mô phạm với nhân dân, phụ huynhhọc sinh, đồng nghiệp, thương yêu học sinh

+Đoàn kết, giúp đở đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ, đấu tranh, ngănchặn nhà giáo vi phạm pháp luật và những qui định nghề nghiệp

2)Về việc tự học của nhà giáo:

+Không ngừng học tập để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị,chuyên môn, ngoại ngữ và tin học để phục vụ cho công tác và hoạt động giáo dục đápứng yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp nhà giáo và chuẩn cán bộ quản lý giáo dục vớinhiệm vụ được giao, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

+Khắc phục khó khăn, có kế hoạch tự học và ý chí vươn lên rèn luyện kỹ năng,phương pháp tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức khoa học, công nghệ và nghệthuật làm sư phạm

+Về tự học của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, vừa là quá trình hoàn thiệnmình vừa để nêu gương cho người học

3)Về tính sáng tạo của nhà giáo:

Trang 38

+Sáng tạo của nhà giáo là sự đổi mới, tạo ra cái mới trong hoạt động giáo dục

và quản lý giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

+Sáng tạo trong vận dụng tri thức và công nghệ mới vào quá trình giảng dạy,nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

+Tích cực nghiên cứu tự làm thêm đồ dùng dạy học mới, cải tiến đồ dùng dạyhọc đã có, phù hợp với điều kiện cụ thể của bài dạy, của lớp dạy và người học

+Đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng CNTT vào bài giảng và xử lý tốtcác tình huống sư phạm Quan tâm phát hiện và biết bồi dưỡng những người học cónăng khiếu, học giỏi, đồng thời biết phụ đạo những người học yếu kém

+Đổi mới, cải tiến phương pháp quản lý nhà trường, quản lý học sinh, nâng caochất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo

II.THỰC TRẠNG.

1)Về đạo đức nhà giáo:

-Hiện nay có một bộ phận không nhỏ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cónhiều biểu hiện thiếu gương mẫu về đạo đức và lối sống như: chưa chấp hành tốt nộiqui cơ quan; còn tùy tiện bỏ lớp không có lý do chính đáng; vào lớp trể - ra lớp sớm vàlên lớp chưa thực hiện tốt qui chế chuyên môn

-Có thái độ áp đặt học sinh học thêm và dạy thêm không đúng qui định; đôi lúccòn xúc phạm danh dự và nhân phẩm học sinh dẫn đến hiện tượng chưa thân thiện vớihọc sinh

-Ý thức bảo vệ và giữ gìn cơ sở vật chất của trường chưa cao Còn lãng phítrong việc sử dụng điện, nước của nhà trường

-Không chấp hành tốt luật giao thông như vẫn còn hiện tượng tham gia giaothông sau khi đã uống rượu bia; một số thầy giáo đôi khi “quá chén” đã xảy ra cự cảivới đồng nghiệp và những người xung quanh, làm mất đoàn kết nội bộ và bà con lánggiềng … và còn nhiều biểu hiện khác nữa làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành giáodục, làm tổn hại đến danh dự nhà giáo, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc vàcòn ảnh hưởng xấu đến việc giáo dục nhân cách của thế hệ trẻ

-Chưa thật sự nghiêm túc và tập trung cao khi dự các lớp bồi dưỡng chính trị vàchuyên môn nghiệp vụ Khi tham dự các lớp này còn bàn chuyện riêng, không đảmbảo đủ số buổi theo qui định của từng lớp học

2)Về việc tự học của nhà giáo:

-Việc tự học và tự nghiên cứu còn chưa được chú trọng trong việc nâng cao taynghề để đáp ứng được mục tiêu giáo dục và đào tạo hiện nay

-Một số nhà giáo đứng tuổi còn chậm đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểmtra

-Chưa có ý chí khắc phục khó khăn để xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học

và tự nghiên cứu để nâng cao trình độ tri thức và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ

-Bên cạnh là đa số các nhà giáo ít chú trọng đến việc không ngừng học tập đểnâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, ngoại ngữ và tin học để phục vụ chocông tác và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

3)Về tính sáng tạo của nhà giáo:

-Trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra, tính sáng tạo củaCBGV chưa cao, thể hiện trong việc vẫn còn đọc cho học sinh chép, chưa phát huy tốttính tích cực học tập và kích thích tư duy sáng tạo cho học sinh; việc ứng dụng CNTTvào giảng dạy còn ở mức độ thấp, các hình thức kiểm tra vẫn còn nặng kiểu “tra khảo”kiến thức của bài cũ…

Trang 39

-Trong công tác tự làm đồ dùng dạy học thì có quá ít đồ dùng tự làm mang tínhsáng tạo cao; Chưa thật sự quan tâm phát hiện và bồi dưỡng học sing có năng khiếu,học giỏi và đặc biệt đối với học sinh yếu kém thì chưa có kế hoạch phù hợp để phụđạo

-Đối với một số tình huống sư phạm chưa có sự sáng tạo trong xử lý như đốivới các học sinh cá biệt, thường dùng các hình thức kỷ luật để răn đe

-Đối với cán bộ làm công tác giáo dục chưa có đổi mới và cải tiến phương phápquản lý nhà trường, quản lý học sinh để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục vàđào tạo

III.CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

-Công đoàn phối hợp với nhà trường tổ chức quán triệt Nghị quyết số CĐN ngày 20/11/2007 của Công đoàn giáo dục Việt nam về việc phát động cuộc vậnđộng “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”

-Cuộc vận động này phải được tổ chức gắn liền với với cuộc vận động “Học tập

và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Nói không với tiêu cực trong thi cử

và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và nóikhông với việc cho học sinh ngồi nhầm lớp” và phong trào thi đua “Xây dựng trườnghọc thân thiện, học sinh tích cực”

-Tuyên truyền trong CBGV-NV trong nhà trường học tập và rèn luyện theo tấmgương đạo đức Hồ CHí Minh Phát huy tinh thần trách nhiệm của mọi thành viên trong

sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người

-Tổ chức triển khai cho mỗi đoàn viên Công đoàn ký cam kết thực hiện cuộcvận động theo mẫu và có tự đánh giá và đánh giá để tổng kết vào cuối mỗi năm học -Xây dựng, biểu dương kịp thời và nhân điển hình những tấm gương sinh động

về đạo đức, về tinh thần tự học và sáng tạo trong đội ngũ thầy, cô giáo

-Công đoàn tham mưu với nhà trường tổ chức các lớp học như: Tin học, Ngoạingữ … tại trường trong những tháng hè, để bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụcho CBGV

-Tăng cường thao giảng và dự giờ các tiết có ứng dụng CNTT và phương phápgiảng dạy mới để trao đổi và học tập kinh nghiệm lẫn nhau

Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sángtạo” là một cuộc vận động lớn trong ngành giáo dục, có một ý nghĩa cực kỳ quan trọngtrong xã hội đang ngày càng phát triển và có nhu cầu ngày càng cao Toàn thể CBGV-

NV trong các nhà trường cần phải quán triệt sâu sắc nội dung cơ bản của cuộc vậnđộng, góp phần đổi mới mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục-đào tạo nói riêng và sự nghiệpcách mạng của dân tộc Việt Nam nói chung

Trang 40

13.CÔNG ĐOÀN THPT TRẦN VĂN KIẾT VỚI VIỆC THAM GIA PHONG TRÀO THI ĐUA "XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN,

II Thực trạng và những vấn đề cần thiết hưởng ứng phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

Làm thế nào để có thể giáo dục học sinh hưởng ứng tốt góp phần xây dựngthành công phong trào này Từ đó giúp học sinh hoàn thiện về mặt kiến thức, tạo thóiquen, hành vi đạo đức tốt, có thói quen giao tiếp ứng xử có văn hóa thân thiện đối vớithầy, cô giáo, bạn bè chúng ta xây dựng theo 5 nội dung sau:

* Nội đung 1: Xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp, an toàn

- Tổ chức, hướng dẫn học sinh ( HS) luôn giữ vệ sinh lớp học, bàn ghế sạch sẽ,

thoáng mát, giữ vệ sinh nước uống Đảm bảo an toàn khi sử dụng điện và mở, đóngcửa ra vào

- Hướng dẫn HS bỏ rác đúng quy định, không vứt rác bừa bãi, giữ gìn sạch sẽnhà vệ sinh và khu vệ sinh

- Động viên và hướng dẫn học sinh biết cách giữ gìn sức khỏe và vệ sinh cánhân Biết cách và có ý thức phòng chống bệnh tật đặc biệt là các bệnh học đường vàxây dựng mạng lưới y tế học đường nhằm chăm sóc tốt hơn sức khỏe cho học sinh

- Tổ chức, hướng dẫn học sinh tham gia lao động trồng cây xanh quanh khu vựctrường, chăm sóc cây bóng mát, cây cảnh và chăm sóc bồn hoa trong sân trường.Luôn đảm bảo nhà trường xanh, sạch, đẹp

* Nội dung 2:.Xây dựng môi trường học tập tiến bộ, tích cực giúp học sinh tự tin trong học tâp

- Trước hết phải giáo dục HS ý thức đi học chuyên cần, GVCN kết hợp với GV

bộ môn, phụ huynh để quản lý HS, đảm bảo sĩ số, phấn đấu không có HS bỏ học, luônđảm bảo cho học sinh bình đẳng về mọi quyền lợi trong nhà trường

Ngày đăng: 09/05/2017, 22:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w