Vì vậy, cây dừa nước vừa có giá trị về vật chất, vừa có giá trị về tinh thần, là một phần quan trọng trong diện mạo văn hóa ở Nam Bộ, cũng như những giá trị văn hóa từ lâu đời đối với vù
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
TRẦN NGỌC THỦY
CÂY DỪA NƯỚC - MỘT BIỂU TRƯNG
VĂN HÓA NAM BỘ
Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC
Mã số: 60310640
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
Trà Vinh, tháng 10 năm 2015
Trang 2Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM TIẾT KHÁNH
Phản biện 1: PGS.TS PHAN AN Phản biện 2: TS MAI MỸ DUYÊN
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Văn hóa học họp tại Trường Đại học Trà Vinh
vào ngày 01 tháng 11 năm 2015
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện trường Đại học Trà Vinh
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Văn hóa Nam Bộ vừa có nền tảng của truyền thống văn hóa dân tộc, vừa có những giá trị riêng hình thành nên phong cách văn hóa Nam Bộ Về nông thôn Nam Bộ, ta sẽ
dễ nhận ra hình ảnh những mái lá ẩn hiện trong xóm ấp, bên những dòng kênh, con rạch thân thuộc tự bao đời… những mái nhà lá truyền thống vẫn là nét văn hóa cư trú độc đáo, phổ biến khắp vùng quê sông nước Đến nỗi, có người còn gọi dãy đất phía Nam đến tận chót mũi Cà Mau là “vương quốc dừa nước”
Vì vậy, cây dừa nước vừa có giá trị về vật chất, vừa
có giá trị về tinh thần, là một phần quan trọng trong diện mạo văn hóa ở Nam Bộ, cũng như những giá trị văn hóa từ lâu đời đối với vùng đất và con người ở Nam Bộ
Cho nên, việc nghiên cứu về cây dừa nước là giữ gìn giá trị văn hóa vật chất, cũng như giá trị về tinh thần mà vùng đất Nam Bộ đã sinh ra nó, cũng như điều kiện ở nơi đây cho phép cây dừa nước tồn tại từ bao đời nay
Đặc biệt, cần quảng bá thế mạnh đặc trưng văn hóa dừa nước, trên vùng châu thổ sông Cửu Long Đồng thời, tiến đến thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học cấp quốc gia về cây dừa nước Từ đó, có sự tổng kết, khẳng định giá trị lịch sử hình thành và phát triển của cây dừa nước với những đóng góp quan trọng vào đời sống, lối sống, tâm tư, tình cảm của cư dân Nam Bộ trong nhiều thế kỷ qua
Trang 4Xuất phát từ tầm quan trọng và sự cần thiết của vấn
đề đã nêu trên, vấn đề về cây dừa nước hiện nay vừa có ý nghĩa lý luận, vừa là vấn đề thực tiễn bức thiết Vì vậy tôi
chọn đề tài: “Cây dừa nước – một biểu trưng văn hóa Nam
Bộ” làm luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo sau đại
học, ngành Văn hóa học
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đã tồn tại từ lâu đời ở vùng đất Nam Bộ, những điều kiện hình thành cây dừa nước, từ đó khảo sát tính biểu trưng văn hóa ở Nam Bộ, các giá trị văn hóa Nêu thực trạng làm thay đổi đến cây dừa nước và hướng bảo tồn, phát huy trong thời gian tới
3 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu về cây dừa nước ở Nam Bộ liên quan đến các công trình, văn bản như:
Nhâm Hùng (2012), Nghề truyền thống Hậu Giang Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (2012), Nghề truyền
thống ở một số địa phương Chu Xuân Biên (1953), Văn học dân gian Sóc Trăng Trịnh Hoài Đức (1802 – 1820), Gia Định Thành Thông Chí Trần Văn Ba (1993), nghiên cứu
“Một số đặc điểm sinh học dừa nước ở Việt Nam” Trần
Xuân Hiệp (2007), thực hiện đề tài “Trồng dừa nước – giải
pháp kỹ thuật sinh thái bảo vệ nền rừng ven kênh rạch và môi trường bền vững”
Và một tài liệu khác cho biết: khi khai quật các di chỉ văn hóa Óc Eo tại chân núi Ba Thê (An Giang), người ta phát hiện cách đây 1000 năm, cư dân vùng này đã biết chế tác cây dừa nước làm nhà và các dụng cụ phục vụ đời sống con người
Trang 5Tóm lại, về biểu trưng văn hóa của cây dừa nước ở Nam Bộ đến nay chưa có tài liệu, công trình khoa học nào tiến hành sưu tầm, nghiên cứu, cũng như đi sâu tìm hiểu một cách khoa học về cây dừa nước – một biểu trưng văn hóa Nam Bộ
để các nhà nghiên cứu, các ngành có thể đóng góp tư liệu cần thiết cho việc bảo tồn và phát huy hình ảnh cây dừa nước ở Nam Bộ
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Chủ yếu nghiên cứu cây dừa nước, sự hình thành cây dừa nước và biểu trưng của cây dừa nước ở vùng văn hóa Nam Bộ
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Ở Nam Bộ, trong đó chú trọng những địa phương có cây dừa nước đang sinh sống và phát triển
5 Phương pháp nghiên cứu
Chủ yếu là vận dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp; liên ngành của văn hóa học kết hợp xã hội học và một số phương pháp khác như: phương pháp khảo sát, phỏng vấn, điền dã, tham dự, so sánh
6 Ý nghĩa việc nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu lý thuyết về sự phát triển và hình thành nên biểu trưng văn hóa cây dừa nước ở Nam Bộ, đóng góp nguồn tài liệu cho những ai nghiên cứu về cây dừa nước, nghiên cứu văn hóa ở Nam Bộ
Từ kết quả nghiên cứu, giúp cho các cấp, các ngành nhận thức, đánh giá rõ về những tồn tại, việc phát huy những tiềm năng vốn có, đảm bảo các giá trị về cây dừa nước tồn
Trang 6tại một cách phong phú và đa dạng về mọi mặt trong đời sống của người dân Nam Bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển với những tiềm năng của vùng đất Nam Bộ trong thời gian tới
Đề tài sẽ giúp cho các báo cáo, tham luận tại các cuộc hội nghị bàn về các vấn đề liên quan đến cây dừa nước, vận dụng vào thực tiễn phù hợp với điều kiện tình hình ở từng thời gian và không gian nhất định
7 Bố cục của luận văn:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về văn hóa ở
Trang 7CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN VỀ VĂN HÓA Ở NAM BỘ
1.1 Cơ sở lý luận về văn hóa
1.1.1 Khái niệm về văn hóa
Để tiếp cận và tìm hiểu về vấn đề này tôi xin chọn
định nghĩa về văn hóa của Trần Ngọc Thêm “Văn hóa là
một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [4, tr 7]
Như vậy, tổng hợp từ những khái niệm trên, đề xuất khái niệm “Văn hóa là tất cả các giá trị do con người sáng tạo ra trong quá trình lao động, sản xuất của mình qua một chiều dài lịch sử của con người, là một hệ thống và các giá trị về vật chất lẫn tinh thần nhằm đáp ứng nhu cầu và phục
vụ cuộc sống của con người, đưa con người hướng đến chân – thiện – mỹ và cả nhân loại liên quan chặt chẽ đến đời sống văn hóa”
1.1.2 Khái niệm về biểu trưng
Theo một số cách lý giải của các nhà khoa học thì
“Biểu trưng là lấy cái này để chỉ cái kia đặc biệt là cái trừu tượng Hay một biểu trưng là bất kỳ thực thể nào có thể chứa nghĩa hoặc có thể quy chiếu sang thực thể khác, được
sử dụng như là một đại diện cho một loại thông tin nào đó thay thế có chứa nghĩa, biểu trưng còn gửi đến những biểu
Trang 8nghĩa quan trọng như một trạng thái tinh thần, một tình cảm, một giọng điệu” [7, tr 22].
Đây là nội dung cơ bản của khái niệm biểu trưng Ngôn ngữ tượng trưng là một ngôn ngữ thế giới bên ngoài
là tượng trưng cho thế giới nội tại, là tượng trưng cho linh hồn và tâm linh của chúng ta Cuối cùng các biểu trưng và các hệ thống biểu trưng là một tập hợp biểu nghĩa mà cộng đồng văn hóa, mỗi cá nhân hiểu được, diễn giải, đánh giá, phê phán hoặc biến đổi chúng Có ba loại tượng trưng: tượng trưng mang tính chất tập quán; tượng trưng mang tính chất ngẫu nhiên và tượng trưng phổ biến
Biểu trưng nó tồn tại trong cuộc sống là vì nó gắn với đối tượng nghiên cứu, là biểu trưng nghệ thuật, biểu trưng văn hóa Nó là một phương tiện văn hóa, nó là hình ảnh của thế giới khách quan, mặt khác nó còn là hình ảnh của thế giới quan và nhân sinh quan của nghệ sỹ Cụ thể hơn, biểu trưng thể hiện qua quan điểm thẩm mỹ, quan điểm tư tưởng của tác giả hoặc gắn với các loại hình nghệ thuật, văn hóa, như trong văn hóa vùng, miền, văn hóa Việt Nam
1.1.3 Khái niệm về biểu tượng
Hiểu thế giới biểu tượng như là kết quả của sự tương tác giữa thế giới thực tại và thế giới ý niệm, với tư cách là đối tượng của văn hóa học là những sản phẩm, những giá trị văn hóa của mối quan hệ tương tác giữa ba thế giới ấy trong một toàn thể không tách rời, có thể giải mã văn hóa như một tổng thể các hệ thống ký hiệu, trong đó, văn hóa học coi trọng tâm là “hệ thống ký hiệu hàm nghĩa”, những biểu hiện then chốt nhất của văn hóa tinh thần Nắm được
Trang 9“cơ chế tạo nghĩa” là rất quan trọng để giải mã được tâm thức của một dân tộc Nó giúp đi vào cấu trúc chiều sâu của văn hóa, những hằng số phát lộ “lý do lựa chọn” và “độ khúc xạ văn hóa” của dân tộc đó
“Có lẽ đó là vấn đề nan giải nhất để hiểu cái hồn văn hóa mà các cụ thường nói là “khí thiêng sông núi”, “hồn thiêng đất nước”, là “địa linh nhân kiệt” Vấn đề này dường như trái với tinh thần “khoa học”, hay nói cách khác ngược lại, là tính duy lý khoa học sẽ bóp nghẹt cái duy cảm văn hóa”[17, tr 104-108]
Theo PGS.TS Nguyễn Tri Nguyên, đề xuất định nghĩa biểu tượng theo ký hiệu học văn hóa như sau: “Biểu tượng là tổ hợp các ký hiệu văn hóa dùng một đối tượng có tính đơn giản, dễ hiểu và gần gủi thay thế cho một đối tượng khác có tính phức tạp và trừu tượng nhằm thể hiện, bảo lưu
và truyền tải ý niệm của con người và gắn bó mọi người theo kiểu cảm nhận thống nhất đối với thế giới và bản thân mình” [14, tr 124]
Như vậy, giữa biểu trưng và biểu tượng có mối quan
hệ với nhau, ở đây, cần nói sơ lược về biểu tượng, vì nó cho chúng ta biết cái nghĩa được chồng lấp theo thời gian
1.2 Cơ sở thực tiễn về cây dừa nước ở Nam Bộ
1.2.1 Khái quát về vùng đất ở Nam Bộ
Vùng đất Nam Bộ bao gồm 19 tỉnh, thành trong cả nước, gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc
Trang 10Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, chia làm 2 bộ phận miền gồm
miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ [22, tr 7-8]
Lịch sử khai khẩn vùng đất Nam Bộ ngày nay vốn là địa bàn của văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, cũng
là thuộc địa của Chân Lạp, vùng đất với triều đại thời chúa Nguyễn, một bộ phận của xứ Đàng Trong vùng “Ngũ trấn” gồm Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Thanh, Hà Tiên, chia làm 6 tỉnh dưới thời nhà Nguyễn (năm 1834), nên thường gọi là Nam kỳ Lục tỉnh của nước Đại Nam, gồm: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang,
Hà Tiên Từ năm 1874 đến năm 1945 vùng đất Nam kỳ là thuộc địa của Pháp, từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945,
trở thành vùng đất Nam Bộ [25, tr 8]
Bên cạnh đó, đây còn là nơi rừng ngập mặn đa dạng, mênh mông dọc ven biển có nhiều đầm lầy do các cửa sông tạo nên, tạo điều kiện cho rừng ngập mặn lấn dần ra biển,
do vậy có nhiều vùng rừng đầm lầy như: Đồng Tháp, U Minh Thượng Cư dân đã sớm phát hiện ưu thế cây tràm để khai thác đóng cừ làm nhà cửa và cây dừa nước trồng để giữ đất ven kênh rạch và chằm lá lợp nhà rất hợp địa hình trên
vùng đất Nam Bộ này
1.2.2 Đặc điểm vùng văn hóa Nam Bộ
Trải qua bao biến cố về mặt chính trị, vùng văn hóa
ở vùng đất này luôn thể hiện tính đa dạng, phong phú như PGS.TS Phan Thị Yến Tuyết đã nhận định: “Từ xưa, đây
là nơi hội tụ nhiều nền văn hóa của các thành phần dân cư khác nhau và cho đến nay nó vẫn là một vùng dân cư – dân tộc hỗn hợp, bao gồm các tộc người chủ yếu là Việt,
Trang 11Khmer, Hoa, Chăm, cùng các dân tộc bản địa như người Stiêng, Chơro, ”
Cho đến nay, mặc dù Nam Bộ đã trải qua các chính sách chia để trị rất thâm độc, thì vẫn không thể đánh bại được văn hóa bản địa này, trong quá trình giao lưu văn hóa
đa phương ở Nam Bộ diễn ra nhanh chóng Nam Bộ vẫn dẫn đầu cả nước trong quá trình đô thị hóa, những trung tâm kinh tế hình thành và có đến hai thành phố trực thuộc Trung ương phát triển theo hướng hiện đại Đặc biệt, là ở thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất và là thị trường sôi động cả nước, góp phần vào sự phát triển và giao lưu hội nhập nước nhà
Chính vì vậy, Nam Bộ ở Việt Nam là vùng văn hóa
có điều kiện hơn cả trong việc hội nhập văn hóa và do vậy, lại tiếp tục đóng vai trò tiên phong trong bối cảnh mới Đó cũng là đóng góp thiết thực của vùng văn hóa Nam Bộ trong
sự phát triển chung của văn hóa dân tộc
Tiểu kết
Trang 12CHƯƠNG 2 CÂY DỪA NƯỚC TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÙNG ĐẤT Ở NAM BỘ
2.1 Cây dừa nước với vùng đất, con người ở Nam Bộ 2.1.1 Nguồn gốc và đời sống cây dừa nước ở Nam Bộ 2.1.1.1 Nguồn gốc cây dừa nước ở Nam Bộ
Cây dừa nước (Attap palm; Nipa palm; Mangrove palm) là loài duy nhất trong họ Cau (Arecaceae) sinh sống trong những vùng sình lầy dọc theo bờ sông, hay vùng ven cửa biển có thủy triều lên xuống, có nước chảy chậm bồi đắp phù sa dinh dưỡng và quần tụ thành rừng Nếu để tự nhiên, dừa nước sẽ phát tán sinh sôi nảy nở theo sự đưa đẩy của thủy lưu
Nói chung, cây dừa nước xuất hiện từ lúc nào không
ai biết rõ, trước đây người dân trồng loại cây này rất nhiều Cây dừa nước sinh trưởng và phát triển rất tốt mà hiệu quả kinh tế cao nên diện tích dừa nước ngày càng được nhân rộng Mặt khác, nền kinh tế phát triển, kéo theo sự ra đời rất nhiều phương tiện thủy có công suất lớn lưu thông nên xảy
ra tình trạng sạt lở ngày một nghiêm trọng, việc trồng cây dừa nước giữ gìn và phát huy tác dụng cây dừa nước là hữu hiệu nhất
2.1.1.2 Đời sống cây dừa nước ở Nam Bộ
Thân cây dừa nước mọc ngang dưới lòng đất, chỉ có
lá và cuống hoa mọc lên trên mà thôi Vì vậy, nó không được xem như một loại cây gỗ, mặc dù tán lá có thể cao đến
9 mét Hoa cái nở rộ thành chùm ở đầu cụm hoa hình cầu,
Trang 13hoa đực màu đỏ hoặc vàng dạng đuôi sóc trên những nhánh
kế sau Khi hoa đã thụ phấn, những trái nhỏ ép vào nhau lớn lên thành như một quả bóng đường kính cỡ 25–30 cm trên mỗi đầu cuống, còn gọi là quài dừa
Cây dừa nước là một loại cây rất dễ trồng, cây có thể sinh trưởng và phát triển ở bãi bồi hoặc đầm lầy Một điều rất đặc biệt là dừa nước trồng ở vùng nước mặn, vùng nước ngọt, thậm chí vùng đất phèn đều sinh trưởng và phát triển tốt Nơi nào trồng và gìn giữ được loại cây này thì nơi đó hạn chế sóng tàu thuyền và dòng chảy của thủy triều lên xuống
2.1.2 Cây dừa nước đối với con người ở Nam Bộ
Cây dừa nước từ xưa đến nay đã và đang là người bạn thủy chung của người dân nghèo Nam Bộ, cũng giống như cây dừa cạn, người ta sử dụng tất cả bất cứ bộ phận nào của cây Ngay cả khi những cây dừa nước không sử dụng được thì người ta vẫn có thể đem phơi và làm củi dừa nước, khi nấu nó có mùi đặc trưng của cây dừa nước Có lẽ mùi khói này đã níu kéo những con người nơi đây dù có đi đâu vẫn nhớ về quê hương, nơi có hàng dừa nước tháng ngày chờ mong thương nhớ
Bởi vậy, ai xa quê cũng nhớ dừa nước Cây dừa nước
là một người bạn, với tất cả những đặc tính người Nhờ đó
mà cây dừa nước đã trở thành anh hùng lao động và anh hùng chiến đấu, cũng như con người Nam Bộ đã trải qua bao nhiêu năm tháng và những biến động của xã hội hiện nay, nhưng mái nhà bằng lá dừa nước vẫn là biểu trưng độc đáo về văn hóa cư trú của người đồng bằng Nam Bộ từ xưa đến nay
Trang 142.2 Thực trạng về cây dừa nước ở Nam Bộ
2.2.1 Nghề chằm lá dừa nước ở Nam Bộ
Nam Bộ là vùng sông nước nên lá dừa nước phát triển rất dày đặc Chính vì thế, từ lâu người dân nơi đây đã biết tận dụng lá dừa nước để che nắng, che mưa, làm mái
ấm trú ngụ cho gia đình
Từ bao giờ có lá chằm cũng không ai rõ, chỉ biết khi
có cây dừa nước tấm lá chằm dần dần được định hình và được mọi nhà ưa chuộng khiến nó trở nên loại sản phẩm có giá trị kinh tế đáp ứng nhu cầu thị trường xa gần
Nơi này nổi tiếng với nghề chằm lá dừa nước lợp nhà Một nghề vất vả, cực nhọc, nhưng mà cứu cánh của nhiều gia đình Từng gia đình người dân nơi đây gắn bó với nghề chằm lá mấy đời, xây được căn nhà, cũng là nhờ dừa nước Bây giờ không còn chằm lá bán, nhưng khi sửa chữa cái chái nhà, lợp trại ghe, thì họ tự tay chằm lá cho đỡ nhớ Chắc chỉ có phụ nữ Việt Nam mới có nghề này và có Nam
Bộ mới có những hàng dừa nước xanh ngắt và nghề chằm
lá như vậy
2.2.2 Căn nhà lá, biểu trưng văn hóa nơi cư trú phổ biến ở Nam Bộ
Nhìn chung, nhà ở của người Nam bộ rất phong phú
và đa dạng Ngôi nhà vừa là nơi để ở vừa là nơi để thờ cúng gia tiên; đồng thời ngôi nhà còn thể hiện được tính đoàn kết trong cộng đồng, tính hiếu khách của người Nam bộ qua việc cổng rào luôn rộng mở để đón khách
Hiện nay, cuộc sống của người dân đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất