1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN CHUYÊN NGÀNH HOÀN CẢNH RA đời và vị TRÍ LỊCH sử của CHỦ NGHĨA xã hội KHÔNG TƯỞNG PHÊ PHÁN ở ANH và PHÁP THẾ kỷ XIX

11 686 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 75 KB

Nội dung

Cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX ở châu Âu đã có sự chuyển biến rất lớn. Giai cấp tư sản đã cùng quần chúng nhân dân tiến hành cuộc CM chống chế độ Phong kiến giành thắng lợi. Nhưng vì lợi ích của giai cấp mình, họ quay lại đàn áp nông dân và quần chúng nhân dân lao động. Phương thức sản xuất TBCN được xác lập trên toàn châu Âu, gây ra những biến đổi trên mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tư tưởng. Điển hình là ở Pháp và Anh, hai nước có sự phát triển mạnh mẽ nhất của CNTB lúc bấy giờ quê hương của ba nhà không tưởng – phê phán đầu thế kỉ XIX.

Trang 1

HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ VỊ TRÍ LỊCH SỬ CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHÔNG TƯỞNG PHÊ PHÁN Ở ANH VÀ PHÁP THẾ KỶ XIX

I HOÀN CẢNH RA ĐỜI

Cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX ở châu Âu đã có sự chuyển biến rất lớn Giai cấp tư sản đã cùng quần chúng nhân dân tiến hành cuộc CM chống chế độ Phong kiến giành thắng lợi Nhưng vì lợi ích của giai cấp mình, họ quay lại đàn

áp nông dân và quần chúng nhân dân lao động Phương thức sản xuất TBCN được xác lập trên toàn châu Âu, gây ra những biến đổi trên mọi mặt chính trị, kinh tế,

xã hội, văn hóa, tư tưởng Điển hình là ở Pháp và Anh, hai nước có sự phát triển mạnh mẽ nhất của CNTB lúc bấy giờ - quê hương của ba nhà không tưởng – phê phán đầu thế kỉ XIX

1 Hoàn cảnh lịch sử nước Pháp

 Về kinh tế - xã hội: thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước tiểu nông phong kiến lạc hậu - 90% dân số sống bằng nghề nông, bị lãnh chúa bóc lột nặng nề Công

cụ, phương thức canh tác lạc hậu, 1/3 đất bị bỏ hoang, năng suất thấp Công thương nghiệp đã phát triển mạnh mẽ, yếu tố TBCN càng rõ rệt Pháp có nhiều trung tâm kinh tế quan trọng, buôn bán với Tây Âu, châu Mỹ, phương Đông và các thuộc địa mạnh mẽ với mặt hàng xuất cảng: lúa mì, len, gia súc, rượu vang, hàng xa xỉ phẩm,… đặc biệt nô lệ da đen Nhưng quan hệ sản xuất Phong kiến đã cản trở sự phát triển đó Với cuộc cách mạng Công nghiệp nổ ra (dù muộn hơn Anh) nhưng kế thừa thành quả của các cuộc CMCN trước, nên từ đầu thế kỉ XIX, kinh tế Pháp có nhiều tiến bộ rõ rệt: số lượng máy hơi nước, sản lượng công nghiệp nặng tăng vọt, xaay dựng đường sắt được đẩy mạnh…, đưa Pháp đứng thứ hai thế giới về kinh tế Nhưng tốc độ phát triển còn nhỏ, sự thống trị của chính quyền là trở ngại lớn, bọn quý tộc tài chính chỉ lo lamg giàu bằng con đường biển lận và cho vay chứ không phảo bằng phát triển sản xuất

Trang 2

 Về chính trị - xã hội: Cuộc Cách mạng tư sản 1789 – 1794 đã giải quyết triệt để nhiệm vụ cơ bản của cuộc CMTS, thủ tiêu chế độ phong kiến, xây dựng chế độ tư sản có những quyền dân chủ tối thiểu Nhưng xã hội tồn tại mâu thuẫn giữa GCTS và quần chúng nhân dân, giữa GCTS và bọn bảo hoàng, cuộc tranh giành quyền lực quyền lực của các phe phái diễn ra gay gắt 7/1794, sau khi lật đổ phái Giacôbanh, GCTS nhân nhượng các thế lực bảo hoàng nhằm tiêu diệt phong trào dân chủ, phong trào quần chúng Đạo đức xã hội suy đồi mạnh mẽ GCTS mới đi vào con đường sa hoa trụy lạc, hưởng thụ điên cuồng, đàn áp thẳng tay quần chúng khốn cùng nên họ tự phát nổi dậy đấu tranh Đứng giữa hai lực lượng đối lập, GCTS hèn nhát, bất lực, phải dựa vào bảo hoàng và thanh kiếm của Napoleon Bonaprte, bảo đảm cho y làm cuộc đảo chính ngày 18 tháng Sương Mù (9/1/1799), lập nền chuyên chính quân sự đại tư sản dựa vào tư sản và nông dân Napoleon đàn áp thẳng tay mọi biểu hiện của tự do dân chủ, tiến hành chiến tranh xâm lược, mưu đồ bành trướng, bá chủ nhưng bị thất bại Năm1815, nhờ lưỡi lê của quân đồng minh châu Âu, vương triều Buốcbông được phục hồi, lập nền quân chủ nửa phong kiến, chế độ chính trị quân chủ lập hiến trong điều kiện những quan hệ sản xuất TBCN đã chiến thắng, tiếp tục được củng cố GCTS không giữ được địa vị thống trị chính trị nhưng có thế lực lớn về kinh tế và ra sức giành địa

vị thống trị Sự phát triển của công nghiệp đưa tới sự phát triển của công nhân – chiếm 34% dân số - dần trở thành giai cấp đông đảo Đời sống rất cực khổ và bắt đầu nổi dậy đấu tranh Gắn với sự phát triển về số lượng, ý thức giai cấp của công nhân trưởng thành thêm một bước về chất nhưng chưa biểu hiện rõ rệt Chỉ sau 27/71794 khi GCTS vừa và lớn trở lại nắm chính quyền với chính sách áp bức bóc lột dã man, từ sự phản đối tự phát ban đầu đã dẫn đến cuộc đấu tranh giai cấp ngày càng ác liệt giữa lao động và tư bản trong vài ba chục năm đầu XIX, GCCN tách khỏi khối quần chúng tiểu tư sản thành một tập đoàn xã hội riêng và ngày càng thể hiện rõ rệt hệ ý thức của nó

Trang 3

Về văn hóa tư tưởng: giữa XVIII – đầu XIX là “thế kỉ ánh sáng” của

nước Pháp, với nhiều nhà tư tưởng ưu tú trên nhiều lĩnh vực văn hóa tư tưởng: Montersquieu, Vonter, Didoro, Rousseau, Keynes… với những quan điểm khác nhau, phản ánh lợi ích giai cấp khác nhau nhưng những tư tưởng, học thuyết mới, tiến bộ cách mạng, đều chĩa mũi nhọn tấn công vào chính quyền chuyên chế phong kiến và đòi thay thế bằng một chế độ xã hội mới Cuộc đấu tranh tràn lan trên mọi lĩnh vực triết học, văn học, khoa học, nghệ thuật… nhằm mở ra một chân trời mới Đặc biệt xuất hiện những nhà XHCN không tưởng nổi tiếng: J Meslier,

F Morenli, G B Mably, G Babeuf với những tư tưởng XHCN không tưởng có bước phát triển mới, muốn xây sựng chế đọ công bằng cới chính quyền của dân

và chế độ công hữu Những trào lưu tư tưởng tiến bộ, cách mạng đó đã vượt ra khỏi nước Pháp và lan khắp châu Âu, chính “những nhà duy vật Pháp làm cho thế

kỉ XVIII thành ra chủ yếu là thế kỉ của nước Pháp”1

Với ảnh hưởng của các tư tưởng đó và dòng văn học lãng mạn xuất hiện từ thế kỉ trước, cùng với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội là tiền đề cơ sở ra đòi các học thuyết XHCN không tưởng – phê phán đầu thế kỉ XIX ở Pháp với hai tác giả tiêu biểu là Saint Simon và Charler Fourier

2 Hoàn cảnh lịch sử nước Anh

Cuộc CMTS Anh thế lỉ XVII đã phá vỡ quan hệ sản xuất phong kiến, mở đường cho sự phát triển của lực lượng sản xuất và của CNTB Từ XVIII đến giữa XIX cách mạng Công nghiệp nổ ra ở Anh, mở đầu quá trình công nghiệp hóa TBCN, thực hiện bước quá độ từ công trường thủ công sang công nghiệp cơ khí, CNTB đã phát triển đến một giai đoạn cao, dẫn đến biến đổi lớn về mọi mặt nước Anh

 Về kinh tế: các ngành công nghiệp ( bông, dạ, than đá, gang…) phát triển mạnh mẽ cả về sản lượng, tốc độ phát triển Nhiều nhà máy trung tâm công

1C Mác và Ăngghen (1995) : Toàn tập, t 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 151.

Trang 4

nghiệp mọc lên khắp nước Anh London thành trung tâm thương mại lớn, là thành phố đầu tiên của châu Âu tiến lên con đường công nghiệp hóa và thành thị trường lớn của thế giới Với sự phát triển của công nghiệp TBCN, giai cấp công nhân đã hình thành và ngày càng phát triển

 Về chính trị - xã hội: Cuộc cách mạng Công nghiệp nổ ra sớm nhất thế giới đã dẫn tới sự biến đổi lớn trong cơ cấu xã hội – giai cấp Tư sản và vô sản trở thành hai giai cấp cơ bản của xã hội Cùng với việc sử dụng rộng rãi máy móc và

sự phân công lao động, TS công nghiệp tăng cường bóc lột công nhân, cả lao động phụ nữ và trẻ em một cách thậm tệ Nên ngay từ lúc mới ra đời, GCCN Anh phải đấu tranh chống lại GCTS Phong trào đấu tranh càng mạnh mẽ, gay gắt nhất

là ở các trung tâm dệt và mỏ than trong những năm 1767 – 1771 Đỉnh cao của cao trào 1779 là cuộc khởi nghĩa của công nhân và dân nghèo London Phong trào đập phá máy móc, hủy hoại hàng hóa, đốt phá công xưởng, đưa yêu sách, đòi địa

vị đã mất của công nhân nổi lên mạnh mẽ ở Nôttinhham 1811 – 1812 Từ 1815, Phong trào đấu tranh của quần chúng lên mạnh mẽ, điển hình là cuộc míttinh lớn

ở Xintiophin GCTS phản ứng điên cuồng, đàn áp dã man 1829, GCCN Anh giành thắng lợi lớn: buộc quốc hội thừa nhận quyền đình công và lập hội của công nhân Công nhân chào mừng thắng lợi này bằng một phong trào bãi công và xây dựng hàng loạt công đoàn Cuối những năm 20 – 30, công nghiệp đình đốn, khủng hoảng kinh tế đang tới gần, ở Anh bùng lên cuộc đấu tranh mới với qui mô lớn bao gồm cả thành thị và nông thôn Từ 1836 – 1848, “phong trào Hiến chương” cải cách tổng tuyển cử sôi nổi khắp nước Anh, soạn thảo “Hiến chương nhân dân”, đấu tranh cho quyền lợi dân chủ… Dù bị quốc hội bãi bỏ, phong trào thất bại nhưng GCTS phải nhượng bộ, giảm giờ làm còn 10,5 giờ một ngày (vào 1850) Nhìn chung nửa đầu XIX, ở Anh không diễn ra bùng nổ CM chính trị nhưng những cuộc đấu tranh cho tiến bộ xã hội vì lợi ích người lao động luôn xảy ra,dù thất bại do tự phát, lẻ tẻ, không liên kết nhưng làm GCTS phải lúng túng

Trang 5

Về chính trị - xã hội: Cuộc kỉ XVIII ở Anh không có nhiều trào lưu tư

tưởng mạnh mẽ như Pháp nhưng trào lưu tư tưởng Khai sáng Pháp ảnh hưởng khắp châu Âu và nước Anh cũng không ngoại lệ Nhưng ngay từ thời cậ đại, Anh

đã có các nhà tư tưởng XHCN không tưởng nổi tiếng với các học thuyết XHCNKT đặc sắc: T More, G Wisntandley… cùng với đẩy mạnh sản xuất công nghiệp TBCN, sự ra đời hàng loạt phát minh khoa học kĩ thuật trong cuộc CMCN: phát minh thoi bay của John Key 1773, máy kéo sợi James Watt 1769… Công nghiệp và kinh tế phát triển vượt bậc nhưng để lại hậu quả nặng nề: CNTB bóc lột GCCN bằng mọi thủ đoạn tinh vi, tàm bạo, bắt công nhân làm 12 – 18 giờ một ngày trong điều kiện tồi tệ, đồng lương rẻ mạt…, đời sống công nhân vô cùng cực khổ Chính thực tiễn đó đã xuất hiện một nhà cải cách có khuynh hướng con ngườiộng sản nổi tiếng – Robert Owen Học thuyết của ông hình thành trong điều kiện nước Anh có nền công nhiệp phát triển hơn Pháp Bởi vậy, nó có phần chín muồi hơn

Như vậy, sau thắng lợi của hàng loạt cuộc CM dân chủ tư sản châu Âu cuối thế kỉ XVIII, chế độ tư hữu TBCN được hình thành, phát triển sâu rộng, trở thành nền tảng kinh tế của chế độ xã hội Đầu XIX, CNTB tiếp tục phát triển nhưng sự phát triển của CNTB gắn liền với đói nghèo của quần chúng bị vô sản hóa GCTS đã đẩy quần chúng vô sản vào vòng nô lệ đói nghèo, bị bóc lột thậm

tệ Tình trạng sản xuất vô chính phủ, cạnh tranh, khủng hoảng, thất nghiệp… đã

đi ngược lại những điều tốt đẹp đã được tuyên truyền về chế độ TS là “tự do, bình đẳng, bác ái” Quyền tư hữu trở thành quyền chiếm hữu, độc quyền Tự do được

CM Pháp tuyên bố ngày càng trở thành tự do bóc lột và làm giàu của TS, và tự

do bị bóc lột, đói nghèo của giai cấp vô sản Bình đẳng tất cả trước pháp luật chỉ

là sự bình đẳng hinìh thức giữa đói nghèo và triệu phú Bác ái là sự xô đẩy GCCN vào vòng nô lệ đói nghèo, lao động cực khổ Trước đây trong xã hội phong kiến, những khác biệt bất công xã hội được che bằng bức màn đặc quyền

Trang 6

đẳng cấp và vòng hào quang thần thánh, thì giờ đây nó mang bộ mặt mới, hoàn toàn trần trụi, bỉ ổi, ám muội hơn Quần chúng nhân dân thất vọng “một cách chua cay” trước thành quả của CMTS

Chính trong bối cảnh đó, xuất hiện các nhà XHCN không tưởng vĩ đại với nhận thức sâu sắc nỗi thất vọng của quần chúng, đã nêu lên học thuyết của mình, vừa phê phán những hạn chế của CMTS và chế độ TBCN một cách sâu sắc, vừa

đề xuất những ý tưởng, phương thức, con đường để giải phóng người lao động nghèo khổ khỏi tình trạng bức bóc lột và đi tới xã hội cộng sản tốt đẹp Tiêu biểu

là Saint Simon, C Fourier, R Owen Ở học thuyết của các ông, sự phê phán đã

được thực hiện ở một cấp độ cao hơn về phương diện lý luận so với giai đoạn

trước, nên được gọi là CNXH không tưởng – phê phán.

II VỊ TRÍ LỊCH SỬ

CNXH không tưởng – phê phán đầu thế kỉ XIX ở Pháp và Anh là tiền đề

lý luận trực tiếp của CNXH khoa học.

CNXH khoa học là một hệ thống lí luận do Marx và Enggels sáng lập, Lenin kế tục, phát triển trong thời đại mới Sự ra đời CNXHKH là tất yếu lịch sử nhưng nó không phải là sản phẩm thuần túy do đầu óc thiên tài của các ông tưởng tượng ra CNXHKH ra đời trên cơ sở thực tiễn và kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại của tất cả các thời đại trước đó, mà tiền đề lý luận trực tiếp là CNXH không tưởng – phê phán đầu thế kỉ XIX ở Pháp và Anh Dù có nhiều hạn chế nhưng học thuyết của Saint Simon, C Fourier, R Owen được xem là đỉnh cao của các tư tưởng XHCN trước Marx Ở mức độ cuối cùng này, các nhà tư tưởng XHCN không tưởng – phê phán biểu hiện đầy đủ hơn vai trò của nó đối với sự hình thành, phát triển lý luận CNXH khoa học Chính các nhà sáng lập CNXH khoa học đã khẳng định: “CNXH khoa học không bao giờ quên nó dựa vào Saint Simon, Fourier, Owen”2

2C Mác và Ăngghen (1995) : Toàn tập, t 19, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 198.

Trang 7

Vai trò, vị trí lịch sử của CNXH không tưởng – phê phán trước hết được thể hiện qua các giá trị lịch sử của nó mà dễ thấy trước hết là qua học thuyết của Saint Simon Ông đã phát hiện ra sự đối lập giữa đẳng cấp thứ ba - “những người lao động” và đẳng cấp có đặc quyền – “những người ăn không ngồi rồi”, hiểu CM Pháp là “cuộc đấu tranh giai cấp giữa quý tộc, tư sản một bên và bên kia là những người không có của”, không chỉ là “một cuộc đấu tranh giai cấp giữa quý tộc và

tư sản mà còn là cuộc đấu tranh giai cấp giữa quí tộc, tư sản một bên và bên kia là những nguòi không có của” Dù chưa nói rõ và chưa chỉ ra được “giai cấp không

có của” là ai nhưng Simon bước đầu nêu được mâu thuẫn giai cấp cơ bản trong xã hội – mâu thuẫn mà Marx - Enggels sau này trong điều kiện kinh tế xã hội chín muồi đã kế thừa và nói rõ “giai cấp không có của” đó là GCVS, và mâu thuẫn đó

là mâu thuẫn giữa GCTS và GCVS, đồng thời nêu lên sứ mệnh của giai cấp này trong sự nghiệp giải phóng loài người khỏi áp bức bóc lột

Saint Simon trong việc “xây dựng” một nhà nước kiểu mới trong học thuyết của mình, đã nêu tư tưởng xóa bỏ nhà nước “chính trị sẽ bị kinh tế hoàn toàn nuốt mất… việc quản lí người về chính trị phải biến thành việc quản lí vật và thành quá trình chỉ đạo sản xuất…” Tư tưởng này được các nhà sáng lập CNXH khoa học

kế thừa, phát triển đầy đủ Lenin trong “Nhà nước và cách mạng”, bằng sự nhận thức cao hơn về thực tiễn, đã khái quát thành vấn đề nhà nước tiêu vong một cách khoa học, cụ thể trong thực tiễn chứ không mang tính mơ hồ, ảo tưởng của các nhà không tưởng – phê phán không được hiện thực CM nuôi sống Lenin chỉ ra cơ

sở kinh tế để nhà nước tiêu vong là “CNCS đạt trình độ phát triển cao…, không còn những nguồn gốc của bất bình đẳng xã hội…, nàh nươc có thể tiêu vong hoàn toàn khi xã hội thực hiện được nguyên tắc làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”,… “chế độ dân chủ càng hoàn bị bao nhiêu thì nó càn gần đến lúc trở thành thừa bấy nhiêu”

Trang 8

Nếu Saint Simon có tầm mắt rộng thiên tài, quan điểm của ông chứa đựng hầu hết những tư tưởng tinh tế chưa chặt chẽ của những nhà XHCN trước Marx, thì C Fourier có một sự phê bình xã hội đương thời bằng “một sự sắc sảo đặc biệt của người Pháp” nhưng cả hai ông đều phê phán một cách sâu sắc, thẳng tay lột trần cảnh khốn cùng về vật chất và tinh thần của thế giới tư sản Sự vĩ đại của Fourier là quan niệm về lịch sử xã hội Ông chia lịch sử thành bốn giai đoạn: mông muội, dã man, gia trưởng, văn minh và mỗi giai đoạn tương ứng với mỗi thời kì khác nhau của đời người Văn minh tư sản ứng với thời kì tuổi già, vận động trong “cái vòng luẩn quẩn”, trong “sự nghèo khổ sinh ra từ chính bản thân

sự dồi dào” Đây chính là biểu hiện của mâu thuẫn vốn có của PTSX TBCN mà Fourier đã phát hiện ra Nhưng ông chưa thấy được “cái vòng ấy co hẹp dần dần lại” Chỉ với lý luận của chủ nghĩa Marx thì “cái vòng luẩn quẩn” của Fourier không còn luẩn quẩn nữa Marx - Enggels đã làm rõ và đưa nó phát triển lên tầm cao, đó là lí luận hình thái kinh tế - xã hội Như vậy ở mức nào đó khi nghiên cứu các vấn đề xã hội, học thuyết của Fourier có vai trò làm tiên phong cho CNXH khoa học về quan điểm lịch sử xã hội

Bên cạnh đó, CNXH không tưởng – phê phán đầu thế kỉ XIX hướng về một

xã hội có trình độ khoa học công nghệ cao, như R Owen đã có “cách nhìn lịch sử” đối với nền sản xuất công nghiệp TBCN và tuyên bố “sự phát triển tư bản là điều kiện tất yếu để cải tạo xã hội theo tinh thần cộng sản chủ nghĩa”, lực lượng sản xuất to lớn nếu biết lãnh đạo đúng đắn sẽ là một trong những của cải to lớn với con người, và chỉ có thể đạt được khi “những tiến bộ về kinh tế phục vụ hạnh phúc của nhân loại cần lao”3, lao động sẽ không phải là phương tiện nô dịch mà trở thành phương tiện giải phóng con người Điều này trong “Chống Đuyrinh”, Enggels làm rõ “sau khi nắm được mọi tư liệu sản xuất vì mục đích sử dụng một

3 GS Đỗ Tư, PGS TS Trịnh Quốc Tuấn, PGS PTS Nguyễn Đức Bách (đcb) (1996): Lược khảo lịch sử tư tưởng XHCN và CSCN, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 189.

Trang 9

cách có kế hoạch… thì xã hội sẽ tiêu diệt tình trạng con người bị những tư liệu sản xuất của chính mình nô dịch”4

Các nhà không tưởng – phê phán muốn lập tức giải phóng ngay toàn bộ nhân loại chứ không phải trước hết một giai cấp nhất định nào đó Đây là hạn chế không nhỏ của CNXH không tưởng – phê phán, làm cho nó rơi vào ảo tưởng khi

đi tìm con đường đấu tranh CM Các nhà sáng lập CNXH khoa học thấy rõ hạn chế ảo tưởng đó và các ông đã dựa vào thực tiễn lịch sử xã hội thời đại mình, vạch ra phương hướng xây dựng xã hội mới: GCVS phải lật đổ GCTS để xây dựng xã hội mới

Mô hình xã hội tương lai của CNXH không tưởng – phê phán đã vách ra với nhiều đường nét mà đó là cơ sở để Marx - Enggels khái quát, phát triển lý luận về xã hội cộng sản với các đặc điểm chính trị xã hội: trong xã hội tương lai của Simon, mọi người “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”, được tự do, bình đẳng, giáo duc, hưởng phúc lợi xã hội Xã hôiị tương lai xóa bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, phân phối công bằng cho mỗi

cá nhân, vì hạnh phúc của những người nghèo khổ Các đặc điểm này của xã hội mới được kế thừa trực tiếp và phát triển trong lí luận về XH CSCN của Marx -Enggels – Lenin Đặc biệt là tư tưởng giải phóng phụ nữ của Simon và tính ưu việt của việc tổ chức làm ăn tập thể đã được Lenin phát triển thành lí luận về hợp tác xã

Saint Simon cũng giành một vị trí lớn cho lí luận về giai cấp và xung đột giai cấp ông cho rằng xã hội đương thời chia thành ba giai cấp: giai cấp thứ nhất

là nhà khoa học, nghệ sĩ và những người tán thành tư tưởng tự do, giai cấp thứ hia

là tất cả những người sở hữu không thuộc giai cấp thứ nhất, giai cấp thứ ba là những người còn lại có tư tưởng tự do và “trong thời CM, dân tộc được chia thành

ba giai cấp: quý tộc, nhà tư tưởng, nhà công nghiệp”, trong đó nhà công nghiệp có trí tuệ, năng lực, đứng địa vị hàng đầu trong lãnh đạo, quản lí đất nước Kế thừa lí

Trang 10

luận giai cấp này trong quá trình xây dựng CNXH khoa học, Marx - Engels đưa ra

lí luận về đấu tranh giai cấp, về CM xã hội và vai trò của GCCN trong cuộc đấu tranh CM Những tư tưởng này thể hiện rõ nhất trong “Tuyên ngôn của đảng Cộng sản”: trong cuộc đấu tranh chống GCTS, GCVS phải đoàn kết thành giai cấp có đường lối, tư tưởng riêng và tiếp tục đấu tranh Sau CM thành công, họ thành người lãnh đạo công cuộc xây dựng xã hội cộng sản Trong “Sự phát triển của CNXH từ không tưởng thành khoa học”, Engels tóm tắt về một xã hội tương lai rằng “con người làm chủ sự tồn tại của mình, làm chủ thiên nhiên và bản thân mình được tự do Thực hiện chiến công giải phóng thế giới ấy đó là sứ mệnh lịch

sử của GCVS hiện đại” Mục đích của CNXH nói chung và CNXH khoa học nói riêng là giải phóng con người mà tiền đề lí luận trực tiếp của nó là từ CNXH không tưởng – phê phán đầu thế kỉ XIX ở Pháp và Anh

Có thể thấy sự phê phán của Saint Simon, Fourier, Owen có tính toàn diện trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, chỉ ra sự thối nát, xấu xa của CNTB, từ đó xây dựng nên một xã hội tốt đẹp vì con người Các ông đã đóng góp rất lớn cho việc hình thành lí luận về nhà nước CSCN – nhà nươc lấy việc giải phóng con người làm mục đích cuối cùng Sự ảo tưởng bằng đường lối đấu tranh trong con đường

CM của CNXH không tưởng – phê phán là một bài học kinh nghiệm lơn cho Marx - Enggels tìm ra con đường đáu tranh và thấy được tính tất yếu của bạo lực

CM trong giải phóng giai cấp, giải phóng con người Quan niệm “cuộc CM nhỏ chuẩn bị cho CM lớn, CM cục bộ chuẩn bị cho tổng CM, CM hạn chế chuẩn bị cho CM triệt để mai sau” của Simon được Marx - Enggels kế thừa, phát triển thành lí luận CM không ngừng: cuộc CM vô sản phải trải qua nhiều giai đoạn mà mỗi giai đoạn có những nhiệm vụ riêng phải hoàn thành, hoàn thành nhiệm vụ giai đoạn đầu là tạo điều kiện cho hình thành nhiệm vụ giai đoạn sau

Khi phân tích những cống hiến cũng như những hạn chế của CNXH không tưởng – phê phán, Marx - Enggels không phủ nhận sạch trơn mà tiếp thu có chọn

Ngày đăng: 04/05/2017, 14:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w