1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển nhanh và bền vững khu công nghiệp tỉnh trà vinh đến năm 2020, định hướng 2030 (tóm tắt - trích đoạn)

27 386 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 393,15 KB

Nội dung

Đặc biệt, đối với Trà Vinh, quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, định hướng đến năm 2020 của tỉnh đã được chính phủ phê duyệt, tỉnh sẽ trở thành địa phương trọng điểm về phá

Trang 1

Công trình được hoàn thành tại:

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Phản biện 3: PGS TS Phạm Thái Quốc

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, tại: Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi,

Thanh Xuân, Hà Nội

Vào hồi 15 giờ, ngày 14 tháng 7 năm 2015

Trang 2

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN

1 Nguyễn Xuân Dũng, Nguyễn Văn Nguyện, Ngô

Thanh Vân (2011), “Phát triển kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2011 –

2020”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế ISSN 0866 –

7489, (số 9/400)

2 Trần Đăng Thịnh, Nguyễn Văn Nguyện (2012),

“Environmental matter in Long Duc industrial park in Tra Vinh province – Real situation and recommendations” Green Tehnology and sustainable development, (Volume 2 /2012)

3 Nguyễn Văn Nguyện (2013), “Phát triển kinh tế

xanh - Hướng đến phát triển bền vững”, Tạp chí

Khoa học trường Đại học Trà Vinh, ISSN 1859 -

4816, (số 11/2013)

4 Nguyễn Văn Nguyện (2014), “Khu công nghiệp

Long Đức: Bảo vệ môi trường để phát triển bền

Trang 3

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN NGUYỆN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS TS Nguyễn Xuân Dũng

2 TS Trần Đăng Thịnh

HÀ NỘI - 2015

Trang 4

MỞ ĐẦU

i Tính cấp thiết của đề tài

Một trong những cách thức mang lại hiệu quả để chủ động tham gia vào quá trình phân công và hợp tác lao động quốc tế theo hướng chuyên môn hóa và tập trung hóa hình thức ở một số quốc gia, chính

là việc phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế Hiệu quả một số mô hình phát triển các KCN mang tính đột phá trong thu hút đầu tư, đặc biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua đó giải quyết việc làm trong nước, góp phần hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, phát triển ngành dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trà Vinh là tỉnh vùng sâu thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long - vùng kinh tế trọng điểm quan trọng bậc nhất về an ninh lương thực và thủy sản của cả nước, với diện tích tự nhiên 2.314 Km2, dân

số gần 1, 1 triệu người, tỷ lệ người Khmer chiếm gần 30%, và hiện là địa phương phát triển kinh tế chậm nhất trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Xác định vai trò quan trọng của phát triển KCN trên địa bàn sẽ góp phần vào việc hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế

- xã hội đồng bộ, đảm bảo cho phát triển nhanh và bền vững, tăng cường hội nhập quốc tế, bảo vệ môi trường… và đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Thời gian qua, Trà Vinh đã hình thành một số KCN, trong đó KCN Long Đức đã đi vào hoạt động và bước đầu mang lại những kết quả đáng khích lệ Tuy nhiên, tính đến nay, 3 trên 4 KCN của tỉnh Trà Vinh chưa đi vào hoạt động

do nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau, bộc lộ những hạn

Trang 5

chồng chéo, thiếu đồng bộ, công tác quy hoạch, xây dựng hạ tầng, thu hút đầu tư, công tác bảo vệ môi trường, vấn đề đào tạo lao động, tình trạng thất nghiệp nhiều, không ổn định,công tác giải phóng mặt bằng còn yếu kém làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc Kể cả KCN Long Đức đã đi vào hoạt động, nhưng hiệu quả còn thấp, rất ít các sản phẩm và các hoạt động trực tiếp hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, giúp khai thác các lợi thế của địa phương và toàn vùng Đặc biệt, đối với Trà Vinh, quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, định hướng đến năm 2020 của tỉnh đã được chính phủ phê duyệt, tỉnh sẽ trở thành địa phương trọng điểm về phát triển kinh tế biển của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Hiện nay nhiều công trình trọng điểm đã và đang được Trung ương đầu tư trên địa bàn Như vậy,vấn đề phát triển KCN tỉnh Trà Vinh theo hướng nhanh

và bền vững trong giai đoạn tới là một triển vọng và thách thức Cho đến nay, từ các góc độ tiếp cận khác nhau đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến chiến lược phát triển bền vững cũng như những tiêu chí đánh giá phát triển bền vững nền kinh tế trên quy mô quốc gia, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào được tiến hành đối với khu công nghiệp của một địa phương cụ thể, trường hợp khu công nghiệp trên địa bàn Trà Vinh là một ví dụ

Trong bối cảnh đó, nghiên cứu vấn đề “Phát triển nhanh và bền

vững khu công nghiệp tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, định hướng 2030” được chọn làm đề tài luận án tiến sỹ kinh tế, chuyên ngành

kinh tế phát triển là có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn cấp bách

ii Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

- Giải pháp phát triển nhanh và bền vững KCN tỉnh Trà Vinh đến

Trang 6

Nhiệm vụ nghiên cứu

-Khái quát hóa một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về phát triển nhanh và bền vững KCN

-Đánh giá thực trạng phát triển nhanh và bền vững tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2006 - 2013

-Đề xuất một số giải pháp phát triển nhanh và bền vững KCN tỉnh Trà Vinh đến 2020, định hướng đến năm 2030

iii Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

Phát triển nhanh và bền vững KCN tại tỉnh Trà Vinh

- Phạm vi nghiên cứu

Về mặt không gian: phân tích thực trạng phát triển nhanh và bền vững khu công nghiệp tỉnh Trà Vinh, chủ yếu tập trung nghiên cứu vào KCN Long Đức tỉnh Trà Vinh

Về mặt thời gian: giai đoạn 2006 - 2013, đề xuất các giải pháp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

iv Phương pháp nghiên cứu

- Giả thuyết nghiên cứu

1) Khu công nghiệp tỉnh Trà Vinh đang chậm phát triển

2) Việc phát triển nhanh và bền vững KCN tỉnh Trà Vinh còn thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn trong bối cảnh trong nước và quốc

tế mới

3) Xây dựng chiến lược phát triển có cơ sở khoa học, phù hợp điều kiện thực tế của địa phương thì KCN tỉnh Trà Vinh sẽ có sự phát triển nhanh và bền vững

Khung phân tích

Trang 7

Vấn đề nghiên cứu Phát triển nhanh và bền vững KCN Trà Vinh đến năm 2020, định hướng 2030

Mục tiêu nghiên cứu

Giải pháp phát triển nhanh và bền vững KCN tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, định hướng

2030

Thực trạng KCN tỉnh Trà Vinh nhìn từ

góc độ phát triển nhanh và bền vững

Phân tích các

cơ hội, thác thức với PTB

V KCN tỉnh Trà Vinh

Phát triển bền vững KCN để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp

so sánh, đối chứng và dự báo

Đề xuất giải pháp, kiến nghị

Phương pháp điều tra

xã hội học (phương pháp chuyên gia để phỏng vấn một số nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học và nhà quản lý về KCN)

Thực hiện một số cuộc phỏng vấn sâu đối với một số DN phát triển hạ tầng KCN và DN hoạt động trong KCN Trà Vinh

Trang 8

- Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử:

+ Phương pháp nghiên cứu tại bàn

+ Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế

+ Phương pháp so sánh, đối chứng và dự báo và bền vững trong

thời gian đến 2020

- Sử dụng ma trận SWOT nhằm phân tích các điểm mạnh, điểm

yếu, cơ hội, thách thức đối với sự phát triển nhanh và bền vững các

Khu công nghiệp Trà Vinh đến năm 2020

5 Đóng góp của luận án

Đề tài này thực hiện với kỳ vọng đạt được mục tiêu, kết quả và

có những đóng góp nhất định

• Đối với việc xây dựng chính sách: những đề xuất chính sách

từ luận án có thể cần thiết để góp phần hoàn thiện của hệ thống chính sách phát triển Khu công nghiệp hiện hành theo quan điểm phát triển nhanh và bền vững cho cả nước và điều kiện cụ thể của các địa phương

• Đối với các cơ quan nghiên cứu ứng dụng kết quả nghiên cứu:

- Đề xuất các yêu cầu, giải pháp cho sự phát triển nhanh và bền vững các Khu công nghiệp, phục vụ công tác quản lý của ban quản lý Khu công nghiệp của các địa phương, trước hết là đối với Trà Vinh

- Đề xuất nội dung hoàn thiện hệ thống chính sách hiện hành

và quy trình xây dựng chính sách phục vụ các cơ quan hoạch định chính sách

Trang 9

- Là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học khối ngành kinh tế và các nhà quản lý quan tâm đến phát triển nhanh và bền vững Khu công nghiệp

Chương 3: Thực trạng khu công nghiệp tỉnh Trà Vinh

2006-2013 nhìn từ góc độ phát triển nhanh và bền vững

Chương 4: Giải pháp phát triển nhanh và bền vững khu công

nghiệp tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, định hướng 2030

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Peter P Rogers, Kazi F Jalal và John A.Boyd (2007) “Giới thiệu

về phát triển bền vững” (An Introduction to Sustainable

Development), trong đó đã tập trung phân tích những vấn đề đo lường và chỉ số đánh giá tính bền vững; vấn đề đánh giá, quản lý và chính sách đối với môi trường; cách tiếp cận và mối liên kết với giảm nghèo; những ảnh hưởng và phát triển cơ sở hạ tầng; các vấn đề về kinh tế, sản xuất, tiêu dùng, những trục trặc của thị trường và về vai trò của xã hội dân sự [133]

Trang 10

Simon Dresner (2008) “Các nguyên tắc của phát triển bền vững”

(The Principles of Sustainability) đã tổng hợp và phân tích: lịch sử phát triển khái niệm PTBV, các cuộc tranh luận hiện nay về con đường để đạt được sự PTBV; các trở ngại và triển vọng về PTBV [137]

1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Đặng Hùng (2006), bài viết "Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong KCN” từ phân tích hiệu quả của phát triển các KCN

dưới góc độ sử dụng nguồn tài nguyên đất đai, với tình trạng còn quá nhiều KCN mới cho thuê được 10% đến 50% tổng diện tích, tác giả khuyến nghị giải pháp 5 điểm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại các KCN Việt Nam trong những năm tới [39]

Vũ Thành Hưởng (2010) “Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững” Phân tích, đánh giá

thực trạng phát triển các KCN vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và tác động của các chính sách phát triển KCN tới tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường Góp phần làm rõ những vấn đề chủ yếu về lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển các KCN trên quan điểm PTBV; xây dựng được các nhóm chỉ số đánh giá sự PTBV các KCN về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường [41]

Chính sách môi trường cho phát triển bền vững - cách tiếp cận bằng mô hình cân đối liên ngành, liên vùng của Lê Hà Thanh - Bùi

Trinh - Dương Mạnh Hùng (2011) giới thiệu mô hình đo lường tác động liên ngành và liên vùng của các hoạt động kinh tế cũng như các tác động môi trường tiềm ẩn của các hoạt động này Phạm vi nghiên cứu tập trung chủ yếu tại Hà Nội Theo bài báo, ô nhiễm nước được

Trang 11

tích, các tác giả đưa ra một số kiến nghị về chính sách môi trường hướng tới PTBV cho Việt Nam [79]

Nguyễn Bình Giang (2012) “Tác động xã hội vùng của khu công nghiệp ở Việt Nam” đã tập trung vào phát hiện, đánh giá và phân tích

các tác động xã hội vùng của việc phát triển KCN tới cộng đồng dân

cư ở các địa phương xung quanh khu công nghiệp Đồng thời cũng đã giới thiệu một số kinh nghiệm của các nước Đông Á về tác động xã hội vùng của KCN, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hạn chế tác động xã hội vùng tiêu cực của các KCN ở Việt Nam [36]

Lê Thế Giới (2008) với bài viết “Hệ thống đánh giá phát triển

bền vững các khu công nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, cho rằng sự phát triển của các KCN ở

nước ta chưa thực sự vững chắc, việc xây dựng cơ sở hạ tầng KCN chưa đồng bộ, chưa gắn chặt với yêu cầu bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm, vai trò thúc đẩy chuyển giao công nghệ còn yếu, liên kết kinh

tế và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN chưa cao, khả năng tạo việc làm, thu hút lao động vẫn còn nhiều hạn chế

Vì thế, cần xây dựng một hệ thống tiêu chí đánh giá các KCN theo yêu cầu phát triển bền vững, từ đó, đưa ra các giải pháp đảm bảo sự phát triển bền vững các KCN ở Việt Nam

Nguyễn Thị Bình (2011) trong bài viết “Xây dựng một số chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững tại các khu công nghiệp Đồng Nai”,

Tạp chí Khoa học Đại học sư phạm Tp Hồ Chí Minh, năm 2011

cũng đưa ra những cơ sở khoa học về phát triển bền vững nói chung khi nói về phát triển bền vững khu công nghiệp Phần đánh giá như thế nào là khu công nghiệp bền vững, tác giả đưa ra trường hợp cụ thể là khu công nghiệp Đồng Nai rút kinh nghiệm từ vấn đề xả thải

Trang 12

của công ty Vedan và áp dụng các tiêu chí đã đưa ra trong bài viết

của tác giả Lê Thế Giới…

1.3 Đánh giá tổng quát tình hình nghiên cứu

1.3.1 Những kết quả đạt được của hoạt động nghiên cứu các vấn

đề liên quan đến đề tài

Thứ nhất, có rất nhiều cách tiếp cận ở các góc độ khác nhau, từ

góc độ kinh tế, góc độ xã hội, góc độ chính trị Nhìn chung, các tác giả đều khẳng định PTBV và xây dựng chiến lược PTBV là xu thế tất yếu khách quan của quá trình phát triển, và xu hướng toàn cầu hoá

Thứ hai, ở Việt Nam vấn đề PTBV còn khá mới so với các nước,

kể cả trong lý luận và thực tiễn ở các khía cạnh khác nhau, nhưng vấn

đề này được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước cũng như giới nghiên cứu trong nước và nhìn chung đều có quan điểm tương đối thống nhất về vấn đề PTBV

1.3.2 Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Sau khi nghiên cứu, hệ thống hoá các công trình khoa học đi trước có liên quan đến đề tài luận án, tác giả nhận thấy:

Bổ sung thêm khái niệm “Phát triển nhanh và bền vững”, các học giả không đề cập đến như thể một khái niệm cùng chiều Vì vậy, khó tìm ra một nghiên cứu nào viết về PT nhanh và BV Các công trình nghiên cứu liên quan hầu như không có, như đã đề cập Phần lớn đều đề xuất cơ sở lý luận về PTBV chung chung, tuy vẫn đi kèm cụm từ “nhanh và bền vững” Như vậy, cơ sở lý luận về vấn đề này là còn rất thiếu vắng Ở quy mô một địa phương cụ thể như Trà Vinh, trong bối cảnh này, chưa có nghiên cứu nào về PT nhanh và BV KCN Trà Vinh Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và phát triển ý tưởng khoa học của các nghiên cứu, tác giả tập trung hướng nghiên cứu

Trang 13

trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Với hướng tiếp cận cũng như đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu đã được xác định, Nghiên cứu sinh cho rằng tên đề tài, nội dung thể hiện trong luận án là không trùng lặp với các công trình đã được công bố Trong quá trình nghiên cứu, tác giả của luận án kế thừa có chọn lọc những vấn đề lý luận từ các công trình trong và ngoài nước, phát triển các ý tưởng khoa học để xây dựng quan điểm học thuật độc lập của tác giả

Đề tài được thực hiện thành công sẽ góp phần tạo dựng được luận cứ khoa học cho việc hoạch định chiến lược PT nhanh và BV các KCN của Việt Nam nói chung, KCN Trà Vinh nói riêng trong bối cảnh mới, là tài liệu có giá trị quý báu về phương diện lý luận và thực tiễn cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NHANH

VÀ BỀN VỮNG KHU CÔNG NGHIỆP

2.1 Một số khái niệm về phát triển nhanh và bền vững KCN

2.1.1 Khu công nghiệp

2.1.1.1 Khái niệm

2.1.1.2 Đặc điểm khu công nghiệp

2.1.2 Phát triển nhanh và bền vững

2.1.2.1 Phát triển nhanh và bền vững nói chung

2.1.2.2 Phát triển nhanh và bền vững đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

2.1.2.3 Mô hình phát triển bền vững của Việt Nam

2.2 Một số lý thuyết cơ bản về phát triển nhanh và bền vững khu

Ngày đăng: 04/05/2017, 10:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w