1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Phản xạ có điều kiện và phản xạ có điều kiện tạo tác

6 2,5K 42

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 101,17 KB

Nội dung

Trần Hà Thu Đề bài: So sánh phản xạ có điều kiện và phản xạ có điều kiện tạo tác và ứng dụng của hai loại phản xạ trên trong học tập và cuộc sống 1.. Phản xạ có điều kiện tạo tác Phản

Trang 1

Bài tập giữa kỳ môn Sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao

Họ tên học sinh: Lê Nguyễn Hà An

Ngày sinh: 25/05/1994

Lớp: Bổ túc tâm lý học 2017

Giáo viên hướng dẫn: ThS Trần Hà Thu

Đề bài: So sánh phản xạ có điều kiện và phản xạ có điều kiện tạo tác và ứng

dụng của hai loại phản xạ trên trong học tập và cuộc sống

1 Tóm tắt phản xạ có điều kiện và phản xạ có điều kiện tạo tác

1.1 Phản xạ có điều kiện:

Phản xạ có điều kiện (Classical Conditioning) là một hình thức phản xạ lần đầu tiên được chứng minh bởi Ivan Pavlov (1927) Vào thập niên 1890, Pavlov nghiên cứu chức năng dạ dày của loài chó bằng cách quan sát sự tiết dịch vị của chúng, sau đó ông tính toán và phân tích dịch vị của chó và phản xạ của chúng dưới các điều kiện khác nhau Ông để ý rằng chó thường tiết dịch vị khi phát hiện ra các tín hiệu báo hiệu sự xuất hiện của thức ăn Sau này Pavlov đã xây dựng lên định luật cơ bản mà ông gọi là "phản xạ có điều kiện" dựa trên hàng loạt thí nghiệm mà ông tiến hành trước đó

Trang 2

Hình 1.1 Thí nghiệm của I.Pavlov

1.2 Phản xạ có điều kiện tạo tác

Phản xạ có điều kiện tạo tác (Operant conditioning) là một loại phản xạ mà hành động phản xạ phụ thuộc vào kết quả (khen thưởng hay trừng phạt)

Hình 1.2.1 Phản xạ có điều kiện tạo tác

Trang 3

Hình 1.2.2 Thí nghiệm của Skinner: Hộp Skinner (Skinner box)

Một con chuột được thả vào một cái hộp có một nút nhỏ đặt bên trong (gọi là hộp Skinner) Khi chuột ấn nút xuống, thức ăn sẽ rơi xuống Ban đầu con chuột chạy khắp nơi trong hộp và vô tình một lần đạp phải cái nút nhỏ và phát hiện ra thức ăn rớt xuống Lối vận hành, là hành vi xảy ra ngay sau khi có tác nhân củng

cố, trong trường hợp này tác nhân củng cố là thức ăn Tất nhiên sau đó chuột liên tục đạp vào nút và hăm hở mang thức ăn rớt xuống xếp vào một góc hộp

Sau đó ông kết luận: Một hành vi khi có sự xuất hiện của kích thích tác nhân củng cố - là thức ăn sẽ tạo một kết quả là khả năng xảy ra của hành vi ấy và sẽ diễn ra thường xuyên hơn trong tương lai

Khi chuột không được cho thức ăn mỗi khi đạp vào nút, sau vài lần cố gắng, chuột sẽ ngừng hành vi đạp vào nút Đây là quá trình triệt tiêu (hay còn gọi là quá trình quên) hành vi đạp nút của chuột (extinction of the operant behavior) Ông kết luận rằng: Một hành vi không có sự xuất hiện của tác nhân củng cố (là thức ăn) sẽ tạo ra một kết quả là khả năng xảy ra (probability) của hành vi (đạp nút) sẽ giảm đi trong tương lai

Sau đó thức ăn lại được cung cấp, chuột đạp vào nút và nhận được thức ăn, hành

vi của chuột chợt trở về nhanh hơn lần đầu tiên chuột vô tình phát hiện ra thức

Trang 4

ăn Đơn giản là tác nhân củng cố (reinforcer) đã thiết lập một lịch trình củng cố trong quá khứ và đây là một quá trình gợi nhớ

2 So sánh phản xạ có điều kiện – phản xạ có điều kiện tạo tác

2.1 Điểm giống nhau:

B.F Skinner đã dựa trên nghiên cứu về phản xạ có điều kiện của I Pavlov để kế thừa và phát triển nên nghiên cứu về phản xạ có điều kiện tạo tác của mình Cả hai nghiên cứu đều thuộc trường phái tâm lý học hành vi và mục đích đều là để tạo nên những phản xạ có điều kiện

2.2 Điểm khác nhau:

Điểm khác nhau được minh họa qua bảng sau:

Phản xạ có điều kiện (Classical conditioning)

Phản xạ có điều kiện tạo tác (Operant

conditioning) Vai trò của đối tượng

học phản xạ

Thời gian của kích thích

và hành vi phản xạ

Kích thích củng cố xảy

ra trước hành vi phản xạ

Kích thích củng cố xảy

ra sau hành vi phản xạ Bản chất của hành vi

phản xạ

Tự động và không có chủ đích

Hành vi phản xạ (chó tiết nước bọt) tùy thuộc vào kích thích củng cố (đồ ăn)

Có chủ đích hoặc không

có chủ đích Kích thích củng cố (thức ăn) tùy thuộc vào hành

vi phản xạ (con chuột nhấn vào đòn bẩy

Bảng 2.2 Những điểm khác nhau giữa phản xạ có điều kiện và phản xạ có điều

kiện tạo tác

3 Ứng dụng của phản xạ có điều kiện và phản xạ có điều kiện tạo tác vào quá trình sống và học tập

Trang 5

3.1 Ứng dụng của phản xạ có điều kiện

Phản xạ có điều kiện có thể được sử dụng trong các liệu pháp điều trị nhằm thay đổi những hành vi của con người (ví dụ hành vi nghiện các chất kích thích) Một

số liệu pháp sử dụng phản xạ có điều kiện là liệu pháp ác cảm (aversion therapy), liệu pháp làm mất cảm thụ có hệ thống (systematic desensitization) và liệu pháp tiếp xúc (exposure therapy) Liệu pháp ác cảm (aversion therapy) là một loại liệu pháp hành vì được thiết kế để khuyến khích bệnh nhân từ bỏ những thói quen gây hại bằng cách kết nối thói quen đó với một hiệu ứng không dễ chịu Liệu pháp làm mất cảm thụ có hệ thống (systematic desensitization) là liệu pháp chữa trị các chứng sợ hãi (phobia) bằng cách bệnh nhân được luyện tập thư giãn trong khi tiếp xúc với tác nhân gây sợ hãi có cường độ mạnh dần (bệnh nhân tưởng tượng ra nỗi sợ của mình) Sau mỗi lần tưởng tượng trong lúc đang thư giãn, bệnh nhân dần “mất cảm thụ” với nỗi sợ đó Liệu pháp tiếp xúc

(flooding/exposure therapy) cũng là một dạng làm mất cảm thụ trong đó bệnh nhân liên tục được tiếp xúc với những kích thích gây sợ hãi cho đến khi việc mất dần kích thích củng cố hành động lo sợ gây ra sự triệt tiêu (extinction) hành động đó

Trong cuộc sống ta cũng có thể sử dụng phản xạ có điều kiện Ví dụ những công

ty quảng cáo thường áp dụng phương thức này Ta thường thấy những quảng cáo

ô tô ở trên TV Bằng việc kết nối những hình ảnh quảng cáo hấp dẫn với chiếc ô

tô, ta sẽ dần tin rằng chiếc ô tô thực sự đáng để mua (Cialdini, 2008) Trong việc giảng dạy, các giáo viên cũng có thể sử dụng phương pháp phản xạ có điều kiện

để giúp học sinh mình học tốt hơn Ví dụ học sinh thường cảm thấy lo lắng và áp lực khi nghĩ về những bài thi toán Hành động có điều kiện này có thể do kích thích không điều kiện là những con điểm xấu học sinh đã nhận được trong các kì thi toán tính thời gian đầy áp lực Học sinh có thể có những phản ứng tự động như đổ mồ hôi hay tăng nhịp tim khi chỉ cần nghĩ về kì thi toán hay khi làm các

Trang 6

bài toán khó Trong lớp học, giáo viên có thể sử dụng phương pháp phản xạ có điều kiện bằng cách tạo ra một môi trường học và thi toán nhẹ nhàng, không áp lực Khi những bài thi nhẹ nhàng diễn ra lặp lại, dần dần phản ứng có điều kiện

lo lắng sẽ bị triệt tiêu

3.2 Ứng dụng của phản xạ có điều kiện tạo tác

Sử dụng phản xạ có điều kiện tạo tác, các nhà trị liệu tâm lý cũng có thể thay đổi hành vi của bệnh nhân bằng những phương thức khen thưởng hay trừng phạt Tương tự trong cuộc sống hàng ngày, thầy cô giáo và cha mẹ cũng có thể áp dụng phương pháp này để khuyến khích hay xóa bỏ một hành vi nào đó của con

em mình Trong thế giới kinh doanh, các nhà kinh doanh cũng có thể khuyến khích hành vi mua sắm của khách hàng bằng các kích thích khen thưởng

Một vài ví dụ về việc ứng dụng phản xạ có điều kiện tạo tác:

- Khen trẻ sau khi trẻ có hành vi đúng đắn

- Lấy đi những thứ mà trẻ thích (đồ chơi…) sau khi trẻ thực hiện một hành

vi không tốt

- Huấn luyện động vật bằng cách khen thưởng (cho ăn) sau khi chúng thực hiện một hành động cần khuyến khích; trừng phạt (lấy đi đồ ăn hay đánh nhẹ) sau khi chúng thực hiện một hành vi xấu

- Các đợt giảm giá, tặng voucher, mua hai tặng một…của các cửa hàng (hành vi khen thưởng) khi khách hàng thực hiện hành vi mua hàng

Ngày đăng: 04/05/2017, 08:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w