1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Các phương pháp dạy học tích cực môn địa lý ở thcs

48 5,6K 30

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 333 KB

Nội dung

Các phương pháp dạy học tích cực môn địa lý . Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề. II. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ. Phương pháp đàm thoại. . Phương pháp thảo luận trong dạy học Địa lý . . Phương pháp Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. Phương pháp khảo sát, điều tra trong dạy học Địa lý.Phương pháp báo cáo trong dạy học Địa lý

Trang 1

Các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học địa lí.

I Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

- Thông qua học định hướng GQVĐ người học có thể thường xuyên hơn giải thích được sựsai khác giữa lý thuyết và thực tiễn, những mâu thuẫn nhận thức được tìm thấy

- Sự tham gia tích cực của người học trong quá trình dạy học làm tăng cường niềm vui cũngnhư khả năng cá thể hóa đối với nội dung học tập do đó làm tăng cường động lực cơ học tập

- Dạy học định hướng GQVĐ hỗ trợ việc phát triển năng lực giao tiếp xã hội

- Việc liên hệ với các tình huống thực tiễn trong dạy học định hướng GQVĐ dựa trên cơ sởcủa tâm lý học nhận thức Khả năng vận dụng được tri thức đã học càng cao nếu tri thức đó được học quaviệc giải quyết các tình huống và được tái sử dụng trong các tình huống thực tiễn

d) Nhược điểm

- Phương pháp này có thể gây mất nhiều thời gian

- Nhiều tình huống đưa ra không đúng trọng tâm

e) Ý kiến bình luận

Trang 2

- Giáo viên phải có sự chuẩn bị tốt nội dung bài học đặc biệt là các tình huống có vấn đề phải phùhợp với bài học, phù hợp với học sinh.

- Người học sinh cần phải hợp tác với người giáo viên, chuẩn bị bài trước khi tới lớp, tích cực thamgia xử lí các tình huống có vấn đề

II Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ

a) Định nghĩa

Bản đồ là một phương tiện trực quan, một nguồn tri thức địa lí quan trọng Qua bản đồ, học sinh cóthể nhìn một cách bao quát những khu vực lãnh thổ rộng lớn, những vùng lãnh thổ xa vôi trên bề mặt tráiđất mà họ chưa bao giờ có điều kiện đi đến tận nơi quan sát

Về mặt kiến thức, bản đồ có khả năng phản ánh sự phân bố và những mối quan hệ của đối tượng địa

lí trên bề mặt Trái Đất một cách cụ thể mà không một phương tiện nào khác có thể làm được Những kíhiệu, màu sắc, cách biểu hiện trên bản đồ là những nội dung địa lí đã được mã hóa, trở thành một ngôn ngữđặc biệt – ngôn ngữ bản đồ

Về mặt phương pháp, bản đồ được coi là phương tiện trực quan giúp cho học sinh khai thác, củng cốtri thức và phát triển tư duy trong quá trình dạy học địa lí

b) Ưu điểm

- Khi học sinh có kĩ năng sử dụng bản đồ thì họ có thể tái tạo lại được hình ảnh các lãnh thổnghiên cứu với đặc những đặc điểm cơ bản của chúng mà không phải nghiên cứu trực tiếp từ ngoài thựcđịa

- Làm việc với bản đồ, học sinh sẽ rèn luyện được các kĩ năng sử dụng bản đồ không chỉ tronghọc tập, nghiên cứu mà còn trong cuộc sống, đặc biệt đối với lĩnh vực quân sự, trong các ngành kinh tếkhác

- Khi phân tích nội dung các bản đồ rồi đối chiếu so sánh chúng với nhau, học sinh sẽ phát triểnđược tư duy logic, biết thiết lập các mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí, nhất là các mối nhân quả giữachúng

c) Nhược điểm

- Bản đồ mang tính khái quát hóa vì vậy những thông tin chi tiết bản đồ không thể hiện được

Trang 3

- Sử dụng phương pháp bản đồ đôi khi làm học sinh chỉ chú tới bản đồ mà không tập trungvào bài giảng.

Trang 4

- Phương pháp đàm thoại nếu được giáo viên vận dụng khéo léo và hiệu quả sẽ có tác dụngkích thích tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong học, bồi dưỡng cho người học năng lực diễn đạt những vấn

đề khoa học bằng lời nói; bồi dưỡng hứng thú học tập, làm cho không khí lớp sôi nổi

- Mặt khác phương pháp đàm thoại còn giúp giáo viên thường xuyên thu được tín hiệu ngược

từ kết quả học tập của người học để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và học nhằm đạt được chất lượng,hiệu quả học tập ở mức độ cao hơn

d) Nhược điểm

Nếu người giáo viên không có nghệ thuật tổ chức, điều khiển, phương pháp đàm thoại có thể manglại một số hạn chế nhất định như:

- Dễ làm mất thời gian, ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch lên lớp

- Biến đàm thoại thành cuộc tranh luận tay đôi giữa giáo viên và học sinh, giữa các thành viêntrong lớp với nhau

e) Ý kiến bình luận

Khi tiến hành phương pháp vấn đáp, người giáo viên cần chú ý thực hiện những yêu cầu đối với việcnêu câu hỏi và tổ chức, điều khiển việc trả lời đối với học sinh Đặc biệt phải chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi:

- Câu hỏi đưa ra một cách rõ ràng

- Câu hỏi phải hướng tới cả lớp

- Chỉ định một học sinh trả lời, cả lớp lắng nghe và phân tích câu trả lời

- Giáo viên kết luận

IV Phương pháp thảo luận trong dạy học Địa lý

a) Định nghĩa

Thảo luận là sự trao đổi ý kiến về một chủ đề giữa học sinh và giáo viên, cũng như những ngườihọc với nhau

b) Mục đích

Trang 5

Mục đích thảo luận là để khuyến khích sự phân tích một vấn đề hoặc các ý kiến bình luận khácnhau của học sinh và trong những trường hợp nhất định, nó mang lại sự thay đổi thái độ của những ngườitham gia.

c) Ưu điểm

- Phương pháp thảo luận giúp cho học sinh mở rộng, đào sâu thêm những vấn đề học tập trên

cơ sở nhìn nhận chúng (các vấn đề) một cách có suy nghĩ, phân tích chúng có lí lẽ, có dẫn chứng minh họa,phát triển được óc tư duy khoa học

- Giúp học sinh phát triển kĩ năng nói, giao tiếp, tranh luận, bồi dưỡng các phương phápnghiên cứu một cách vừa sức (như các phương pháp tìm đọc sách, tài liệu tham khảo, làm thí nghiệm…)

- Thông qua thảo luận có thể làm thay đổi quan điểm của cá nhân nhờ cách lập luận logic trên

cơ sở các sự kiện, thông tin của các học sinh khác trong nhóm, trong lớp

- Về phía giáo viên: quá trình thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ tạo ra mối quan hệhai chiều giữa giáo viên và học sinh, giúp cho giáo viên nắm được hiệu quả giáo dục về các mặt nhận thức,thái độ, quan điểm, xu hướng hành vi của học sinh

Để thảo luận đạt kết quả tốt người giáo viên cần quan tâm đến các khâu quan trọng sau:

+ Chuẩn bị nội dung thảo luận

+ Tiến hành thảo luận

+ Tổng kết thảo luận

Trang 6

Kết quả thảo luận phụ thuộc vào quan hệ giữa giáo viên và học sinh, điều kiện cơ sở vật chất của nhàtrường và chủ đề đưa ra thảo luận vì vậy phải có sự hợp tác của học sinh.

V Phương pháp Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ

a) Khái niệm

- Phương pháp dạy học theo nhóm là phương pháp đặt học sinh vào môi trường học tập(nghiên cứu, thảo luận…) theo các nhóm học tập Một trong những lí do chính để sử dụng phương phápnày là nhằm khuyến khích học sinh trao đổi và biết cách làm việc hợp tác với người khác

- Học theo nhóm được sử dụng rộng rãi vì nó giúp mọi người tham gia tích cực vào quá trìnhhọc tập, lắng nghe, ghi lại, và chia sẻ những kinh nghiệm và quan điểm khác nhau của mọi người, đưa ragiải quyết một vấn đề chung

b) Mục tiêu

Tổ chức học sinh học tập theo nhóm không chỉ phát huy tính tích cực, tự giác, khả năng chủ động,sáng tạo trong hoạt động nhận thức của học sinh, tạo điều kiện để mọi người cùng tham gia, chia sẻ kinhnghiệm, học hỏi lẫn nhau, chuẩn bị cho lao động phân công hợp tác trong cộng đồng mà qua cách học nàynhiều kĩ năng xã hội cũng được hình thành và phát triển như:

- Kĩ năng giao tiếp

- Kĩ năng giải quyết vấn đề

- Kĩ năng nói, diễn đạt

- Kĩ năng tập hợp và ghi chép tư liệu

- Kĩ năng báo cáo

c) Ưu điểm

- Phương pháp Dạy học hợp tác nhóm nhỏ cho phép cá nhân đưa ra ý kiến riêng của mình

- Giúp phát triển các phẩm chất lãnh đạo

- Cho phép các cá nhân tham gia một cách tích cực

Trang 7

- Gợi nên sự hứng thú trong học tập

d) Nhược điểm

- Phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ có hể gây mất thời gian

- Một số học sinh có thể chiếm ưu thế trong phần thảo luận nhóm

e) Ý kiến bình luận

- Khi áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm cần có một người lãnh đạo tài năng

- Làm rõ những điểm đã nêu

- Tóm tắt kết quả thảo luận nhóm vào cuối bài học

VI Phương pháp khảo sát, điều tra trong dạy học Địa lý

a) Khái niệm

Khảo sát điều tra là nội dung không thể thiếu của dạy học Địa lí Nó là một phần của chương trình,nhưng được dạy dưới hình thức ngoài lớp Nó không phải là những bài lên lớp có hệ thống mà chỉ là mộtdạng hoạt động thường xuyên được thực hiện trong năm học Nó khác với nội dung địa lí địa phương ởchỗ: Địa lí địa phương được dạy thành bài có hệ thống, dưới hình thức nội khóa trên lớp

Phương pháp khảo sát, điều tra là một phương pháp đặc thù của việc dạy học địa lí Vì rằng đốitượng nghiên cứu của Địa lí học là các thể tổng hợp tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội theo lãnh thổ Muốn họcsinh hiểu được các thành phần và các mối quan hệ của các thành phần trong các thể tổng hợp tự nhiên hoặckinh tế - xã hội thì giáo viên vẫn phải hướng dẫn các em nghiên cứu trên một lãnh thổ cụ thể - địa phươngnơi các em đang sinh sống và học tập Phương pháp khảo sát, điều tra chính là nhằm khảo sát, điều tra cácthành phần của môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế - xã hội ở địa phương

Trang 8

- Phương pháp này sẽ giúp cho học sinh cách quan sát, tìm tòi thu thập, phân tích, so sánh cácđối tượng địa lí trong môi trường thực tế,từ đó tìm ra cái mới cho mình; tập dượt cho học sinh cách làmquen với công tác nghiên cứu khoa học.

Về mặt giáo dục

- Phương pháp này tạo điều kiện để học sinh hiểu rõ thực tế địa phương (khó khăn, thuận lợi),phát triển thói quen, thưởng thức sự hài hòa, tinh tế của tự nhiên Vì vậy, đây là phương pháp tốt nhất trongviệc giáo dục môi trường cho học sinh, giáo dục các em tình yêu quê hương, đất nước, quan tâm đến môitrường xung quanh và muốn làm một việc gì đó để bảo vệ cải thiện môi trường địa phương

- Việc khảo sát điều tra thực tế địa phương còn nhằm thực hiện nguyên lý “học đi đôi vớihành”, giúp cho học sinh vận dụng kiến thức lý thuyết vào giải quyết các bài tập thực tiễn Vì vậy, phươngpháp này còn rèn luyện các kĩ năng cho học sinh như: quan sát, đo đạc, điều tra ngoài thực địa

- Phương pháp này còn cải thiện quan hệ giữa giáo viên và học sinh, cải thiện và làm phongphú nội dung học tập

d) Nhược điểm

e) Ý kiến bình luận

VII Phương pháp báo cáo trong dạy học Địa lý

a) Khái niệm

Báo cáo được tiến hành sau khi tổng kết chương, tổng kết chương trình nhằm hệ thống hóa kiến thức

đã học Ngoài ra, báo cáo còn được tiến hành sau khi khảo sát điều tra các đối tượng địa lí ở địa phương

Nội dung báo cáo trong địa lí rất phong phú Đó là các vấn đề tự nhiên, kinh tế - xã hội của địaphương, đất nước và toàn cầu

Trang 9

- Nói giao tiếp và trình bày quan điểm của mình trước người khác.

- Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: sách, báo, tài liệu tham khảo, số liệu điềutra, khảo sát trên thực địa…

- Hiểu được phương pháp trình bày một báo cáo khoa học, dù là đơn giản

- Hiểu những vấn đề được trình bày một cách kĩ lưỡng theo hướng “học qua làm”

- Đối đáp và thảo luận, tranh luận với người khác một cách logic

- Hợp tác với các bạn trong nhóm, tổ, lớp

d) Nhược điểm

- Mất nhiều thời gian

- Phải có kiến thức địa lí sâu

- Phải thu thập nhiều thông tin, số liệu

e) Ý kiến bình luận

- Giáo viên phải hướng dẫn học sinh chủ đề báo cáo gắn với nội dung chương trình

- Sau đó, giáo viên hướng dẫn các em chuẩn bị đề cương, phương tiện để báo cáo, kĩ thuật trìnhbày

- Thảo luận báo cáo: học sinh, giáo viên có thể đặt câu hỏi để làm rõ điều chưa hiểu

VIII Phương pháp tranh luận (debate)

a) Khái niệm

Tranh luận là một hình thức làm việc theo nhóm trong quá trình dạy học Ở đây cùng một vấn đềnhưng có nhiều cách lí giải khác nhau Mỗi nhóm gồm 3-4 học sinh, cấc nhóm cử người ra tranh luận vàtrình bày quan điểm riêng của mình trong vài phút Đối tượng có thể chấp nhận hay phản bác ý kiến củangười khác Cuối cùng giáo viên như một trọng tài tổng kết lại các quan điểm

b) Mục tiêu

Trang 10

Phát huy tính tích cực, tự giác, khả năng chủ động sáng tạo trong hoạt động nhận thức của học sinh,tạo điều kiện để mọi người cùng chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau.

c) Ưu điểm

Phương pháp này phát triển ở học sinh :

- Trình bày suy nghĩ một cách logic

- Khả năng tập chung vào các điểm chính cốt lõi

- Phân tích quan điểm của bạn và đáp lại một cách ngắn gọn

- Chấp nhận quan điểm của người khác nếu quan điểm đó hợp lí

d) Nhược điểm

- Có thể gây tranh cãi, mất tinh thần

- Gây mất thời gian

e) Ý kiến bình luận

Hướng dẫn tranh luận:

- Chọn vấn đề và chọn người tranh luận mỗi nhóm

- Nêu ra những lí lẽ đối lập nhau cần tranh luận và tìm ra lẽ phải, chuẩn bị ý kiến

- Tiến hành tranh luận: mỗi bên đưa ra ý kiến của mình

- Kết luận đánh giá của giáo viên

IX Phương pháp hoạt động trao đổi (buzz activity)

a) Khái niệm

Đây là hoạt động thực hành theo nhóm của học sinh thông qua sự tham gia của mỗi cá nhân Cácnhóm nhỏ học sinh từ 4-5 người thảo luận giữa họ với nhau về các vấn đề của bài học mà đã được giáo viêntrình bày

Trang 11

Hoạt động trao đổi thực chất là hoạt động thảo luận theo nhóm của học sinh Nó giúp cho học sinh:

- Kiểm tra có phê phán cá thông tin được cung cấp trong thời gian ngắn

- Chia sẻ thông tin với các thành viên khác của nhóm

- Đảm nhận vai trò lãnh đạo của nhóm để trình bày vấn đề một cách chính xác

d) Nhược điểm

- Mất nhiều thời gian

- Giải quyết được ít vấn đề

e) Ý kiến bình luận

Hoạt động trao đổi giúp giáo viên đánh giá kiến thức của học sinh trước khi vào bài mới, từ đó củng

cố lại kiến thức cho học sinh

X Phương pháp động não (brain storming)

Trang 12

c) Ưu điểm

Phương pháp này giúp cho học sinh có thể:

- Trả lời nhanh

- Khắc phục sự xấu hổ khi trình bày ý kiến

- Tránh sự phán xử hấp tấp với thời gian hạn định

- Tự do và chân thực trong việc tham gia vào các hoạt động mà không quan tâm tới hạn chế của

cá nhân

d) Nhược điểm

- Thường phù hợp với các vấn đề đã quen thuộc trong thực tế

- Các giờ học có thể bị quá trớn, trở nên om sòm và căng thẳng, không việc nào trọn vẹn

e) Ý kiến bình luận

Để phương pháp này sử dụng hiệu quả:

- Giáo viên lựa chọn và nêu vấn đề cần tìm hiểu trước lớp hoặc trước nhóm

- Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến

- Liệt kê ý kiến mọi người viết lên bảng hoặc giấy to

- Làm sáng tỏ ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý

- Tổng hợp ý kiến của mọi người

Giáo viên có thể sử dụng câu trả lời của các nhóm đã được đánh giá và chấp nhận để làm căn cứ choviệc lập các chương trình hành động

XI Phương pháp đóng vai (role playing)

a) Khái niệm

Trang 13

- Phương pháp này giúp học sinh tìm hiểu quá trình liên quan đến việc ra quyết định và tiếp cậnquan điểm của người khác

- Khi tham gia đóng

b) Mục tiêu

- Học sinh bước đầu làm quen với các tình huống thực tiễn và cần có nhiều cách giải quyếtkhác nhau

- Tạo khả năng giải quyết tình huống xảy ra trong thực tiễn tốt hơn

- Khuyến khích động cơ học tập, tạo điều kiện cho học sinh liên hệ vơi những tình huống nghềnghiệp cụ thể trong tương lai

- Đào tạo ra những chuyên gia giàu kinh nghiệm xử lí giải quyết công việc nhanh chóng kịpthời, hiệu quả

b) Ưu điểm

- Góp phần tích cực thúc đẩy động cơ, hiệu quả học tập cao, rèn luyện kĩ năng tình huống tốt

- Trong phương pháp người học diễn tả thái độ của người khác ở nhưng tình huống theo kịch bảncho trước

- Vai diễn được các thành viên quan sát hoặc ghi hình lại

- Đóng vai nhằm diễn tả lại những cuộc đối thoại, tạo ra những tình huống mâu thuẫn hoặc rènluyện thái độ giao tiếp

- Gây ấn tượng bởi dễ hình dung, hình ảnh sống động, dễ hiểu, dễ nhớ, người học nắm bắt đượccách xử lí tình huống qua vai diễn của người khác

- Chiến lược, chiến thuật giải quyết vấn đề trong vai diễn đầy kích tính, góp phần làm tăng khảnăng giải quyết những tình huống thực tiễn đa dạng

- Qua vai diễn, học sinh có thể tự điều chỉnh và thay đổi phương thức ứng xử tốt hơn, hiểu cáchnhìn của người khác

Trang 14

- Luyện tập được cách dẫn chuyện và các chiến lược chiến thuật trong xử lí vấn đề phát sinh trongthực tiễn

c) Nhược điểm

- Những tình huống giả định phi thực tế làm mất tính hiệu quả

- Học sinh phần lớn e ngại, ngượng ngùng khi đóng vai

- Đòi hỏi một khả năng diễn xuất, ứng xử nhất định mà phần lớn học sinh khó thể hiện

- Đòi hỏi phải có sự điều khiển khéo léo, nhằm giảm bớt sự sợ hãi thường có

- Mất thời gian, mặc dù có cố gắng đến thế nào thì phần lớn học sinh đều lung túng khi bị cửđóng vai

b) Ý kiến bình luận

Phương pháp đóng vai có thể thực hiện trong một tiết học đối với một đề tài nhỏ hoặc có thể thựchiện trong hoạt động ngoại khóa đối với đề tài lớn Để thực hiện phương pháp này hiệu quả, giáo viên nênchú đến những vấn đề sau:

- Nội dung kịch bản phù hợp với nội dung học

- Tình huống thích hợp

- Nhiệm vụ của vai diễn (hiểu kịch bản, phải thể hiện đúng vai diễn, nhập vai…)

- Học sinh đã có những thông tin gì về chủ đề cần dóng vai? Giáo viên cần cung cấp thêmnhững thông tin gì?

- Tính mục đích của tình huống

- Khích lệ cả những em học sinh nhút nhát tham gia

- Học sinh phải nêu lên được cách ứng xử, giải quyết tình huống mà không có sẵn lời thoại

XII Phương pháp học tập tình huống (case study)

a) Khái niệm

Trang 15

Phương pháp tình huống là phương pháp dạy học trong đó giáo viên sử dụng những tình huốngthực tiễn có chứa đựng các vấn đề để học sinh giải quyết, qua đó giúp học sinh tìm kiến thức mới, củng cố,vận dụng kiến thức

b) Mục tiêu

- Tăng thêm hiểu biết và khả năng ứng dụng lý thuyết vào thực tế của học sinh

- Nâng cao kĩ năng phân tích và lập luận của học sinh

- Truyền dạy thông tin, ví dụ những thông tin về các quy định, tổ chức cơ quan…

- Phát triển tính sáng tạo và khuyến khích sự đổi mới cách học của học sinh

- Phát triển các kĩ năng ứng xử, tinh thần đồng đội, tính trách nhiệm, kiên nhẫn, biết lắng nghe

và tự khẳng định mình

- Thay đổi thái độ của học sinh đối với một số vấn đề

- Thúc đẩy sự chú ý quan tâm của học sinh

- Tăng cường sự say mê, yêu thích của học sinh với môn học

c) Ưu điểm

- Phương pháp tình huống cung cấp môi trường mô phỏng thực tế giúp học sinh không phải tiếpnhận những lí thuyết trừu tượng mà đi thẳng vào giải quyết vấn đề thực tế

- Tăng khả năng suy nghĩ độc lập, tiếp cận một tình huống dưới nhiều góc độ

- Xây dựng kĩ năng xử lí thông tin gồm: việc thu nhập và phân tích thông tin, xác định nhữngthông tin cơ bản, loại bỏ những thông tin không cần thiết

- Phát triển kĩ năng phân tích, áp dụng các công cụ phân tính thích hợp để xác định vấn đề

- Tăng cường tính sáng tạo để tìm giải pháp cho vấn đề

- Phát triển kĩ năng đánh giá, kĩ năng dự đoán kết quả của các phương pháp đã lựa chọn

- Phát triển các kĩ năng giao tiếp nghe, nói, trình bày

Trang 16

- Nâng cao lòng tin vào khả năng giải quyết vấn đề trong tương lai, đánh giá được kết quả côngviệc của mình, hiểu biết nhiều hơn về bản thân

- Người học cần phải chủ động, tích cực sáng tạo

- Cần có cơ sở vật chất và công tác chuẩn bị tốt

XIII Phương pháp dự án ( project work)

a) Khái niệm

Thuật ngữ “project”: tiếng Latinh, là sự dự kiến, thiết kế, phác thảo.

Phương pháp dự án được áp dụng vào trong giáo dục từ thập kỷ đầu của thế giới kỷ XX và được xácđịnh như một hoạt động thực hành quan trọng Hình thức dự án cũng khá đa dạng, dự án có thể được thựchành ngoài kế hoạch lên lớp, thực hiện các bài tập theo nhóm ngoài giờ học…

b) Mục tiêu

- Định hướng hành động: người học thực hiện các nhiệm vụ học tập có tính chất thực hành

- Định hướng người học: Người học được tham gia vào các giai đoạn của quá trình dạy học kể cảgiai đoạn xác định chủ đề; vai trò giáo viên là định hướng cho họ

Trang 17

- Các kĩ năng điều tra bao gồm quan sát, tập hợp mẫu, tập hợp thông tin từ các nguồn khácnhau để rút ra kết luận.

- Từ thông tin thu thập có cơ sở để hiểu rõ, bổ sung cho những điều học lí thuyết

- Năng lực tham gia hoạt động cá nhân tập thể

- Thói quen suy nghĩ độc lập và tính kiên nhẫn trong quá trình thực hiện dự án

- Có trách nhiệm trong việc tạo ra quyết định và phải chứng minh là đúng về quyết định củamình

b) Mục tiêu

Mục tiêu của phương pháp là thông qua việc rèn luyện, sinh viên nắm chắc từng kĩ năng riêng biệt,hình thành và phát triển các năng lực nghề nghiệp, khi ra trường họ có thể đáp ưng yêu cầu của sự nghiệpgiáo dục trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa

c) Ưu điểm

- Tạo cho sinh viên các năng lực sư phạm riêng biệt, xác định

- Sinh viên tiến bộ dần trong việc học tập, trong khi đồng thời tìm cách làm chủ một năng lực sưphạm

- Sinh viên có một ý tưởng rõ ràng về các mục tiêu cần học tập cần đạt được

Trang 18

- Sinh viên có các tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng về thành tích của mình.

- Cho phép người đào tạo trình bày một cách rõ ràng và thực tế năng lực cần rèn luyện: đó lànguyên tắc xây dựng hình mẫu

- Cho phép đánh giá một cách rõ ràng năng lực sư phạm của sinh viên đồng thời củng cố các thànhcông của sinh viên và góp ý cụ thể về những thay đổi cần phải tiếp tục rèn luyện

d) Nhược điểm

- Tốn nhiều thời gian và công sức chuẩn bị

- Đòi hỏi phải có cơ sở vật chất hiện đại

e) Ý kiến bình luận

Phương pháp dạy học vĩ mô được xây dựng trên một khái niệm cơ bản: năng lực sư phạm Dạy học

là một phức tạp, do đó cần nắm được các thành phần của nó, từ đó có được kiến thức và các năng lực sưphạm

XV Phương pháp đánh giá trong dạy học Địa lí ( evaluation)

a) Khái niệm

- Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định phán đoán về kết qảu của công việc, dựavào những thông tin thu nhận được, đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyếtđịnh thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng công việc

- Trong giáo dục việc đánh giá được tiến hành ở các cấp độ khác nhau, với những mục đíchkhác nhau, như: đánh giá giáo viên, đánh giá học sinh Đánh giá học sinh là nhiệm vụ trực tiếp của giáoviên

Trang 19

- Giúp giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu trên cơ sở đó tự điềuchỉnh, tự hoàn thiện hoạt động dạy học, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.

c) Ưu điểm

Việc đánh giá thường xuyên sẽ cung cấp kịp thời những thông tin liên hệ ngược đối với học sinh,giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục

- Đối với học sinh:

+ Việc kiểm tra, đánh giá cung cấp cho học sinh những thông tin liên hệ ngược trong, giúp học sinh điềuchỉnh hoạt động học của mình

+ Về mặt giáo dục, việc đánh giá có tác dụng uốn nắn, tạo tính tích cực của học sinh

+ Về mặt giáo dưỡng, giúp cho mỗi học sinh tự thấy mình tiếp thu được những điều vừa học đến mức độnào, có những khuyết điểm nào cần bổ sung

+ Về mặt phát triển năng lực nhận thức, thông qua việc kiển tra đánh giá, học sinh có cơ hội phát triển nănglực tư duy sáng tạo, biết vận dụng tri thức để giải quyết các tình huống

- Đối với giáo viên:

+ Cung cấp cho giáo viên những thông tin liên hệ ngoài, giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy

+ Cung cấp cho giáo viên thông tin về trình độ học sinh

+ Giúp giáo viên cải tiến phương pháp dạy học của mình

- Đối với cán bộ quản lí giáo dục:

Cung cấp cho cán bộ quản lí những thông tin cơ bản về thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo dục để

có quyết định chỉ đạo kịp thời uốn nắn, khuyến khích, động viên giáo viên và học sinh thực hiện tốt mục tiêu

Những giá trị của phương pháp dạy học tích cực

1/ Khuyến khích học sinh tư duy, không thụ động học thuộc lòng, thu hút học sinh vào quá trình học.2/ Kết quả học tập được cải thiện nhờ khai thác được mối liên hệ giữa những điều cần học với kinh nghiệm của học sinh

3/ Xây dựng được sự hiểu biết trong học sinh, tạo tính đa dạng trong suy nghĩ và cách nhìn khi học sinh học hỏi lẫn nhau

Trang 20

4/ Phát triển cộng đồng các nhóm học tập (học theo nhóm) Khuyến khích học sinh tìm kiếm và chấp nhận

sự giúp đỡ từ những người xung quanh

5/ Cung cấp các phương pháp đa dạng để đánh giá quá trình học tập của học sinh

6/ Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua các thảo luận trong lớp

7/ Mô hình các kỹ thuật giải quyết vấn đề cho học sinh

8/ Gia tăng sự hấp dẫn và sự quan tâm của chính người dạy khi họ luôn học được những điều mới và phải đối mặt với nhiều thách thức trong mỗi buổi học

9/ Thiết lập bầu không khí phù hợp để chuẩn bị cho học sinh bước vào công việc thực tế khi làm việc nhóm

Phương pháp thuyết trình thể hiện dưới hình thức giảng giải, giảng thuật và diễn giảng phổ thông

+ Giảng thuật là một trong những phương pháp thuyết trình, trong đó có yếu tố miêu tả, trần thuật Giảng thuật không chỉ được sử dụng trong các môn khoa học xã hội – nhân văn mà còn cả những bộ môn khoa học tự nhiên Nó được sử dụng khi miêu tả những thí nghiệm, hiện tượng hoặc trình bày cuộc đời và sự nghiệp của nhà bác học lỗi lạc, những thành tựu nổi tiếng trong khoa học – công nghệ…

Trong giảng thuật, giáo viên có thể trích những đoạn văn, thơ ngắn, những câu nói hay những đoạn trích từ các tác phẩm văn học, các văn kiện lịch sử…để làm cho bài giảng thêm sinh động, diễn cảm, giàu hình ảnh.Cũng có thể kết hợp sử dụng các phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học để minh họa cho việc trình bày của mình Cũng có thể đặt ra những câu hỏi nhằm thu hút sự chú ý, định hướng sự lắng nghe hoặc kích thích tính tích cực cũng như để kiểm tra hiệu quả việc lĩnh hội tri thức của học sinh

+ Giảng giải là phương pháp dạy học bằng việc dùng những luận cứ, số liệu để chứng minh một sự kiện, hiện tượng, quy tắc, định lý, định luật, công thức, nguyên tắc trong các môn học Giảng giải chứa đựng các yếu tố phán đoán, suy lý nên có nhiều khả năng phát triển tư duy logic của học sinh Trong quá trình dạy học, giảng giải thường kết hợp với giảng thuật

+ Diễn giảng phổ thông là một trong những phương pháp thuyết trình nhằm trình bày một vấn đề hoàn chỉnh có tính chất phức tạp, trừu tượng và khái quát trong một thời gian tương đối dài (30-35 phút và hơn thế), chẳng hạn như trình bày các trào lưu văn học ở một giai đoạn nào đó Phương pháp này đối với việc dạy học ở PTCS thường ít dùng so với giảng thuật và giảng giải Khi dùng, nó thường kết hợp với hai phương pháp kia

* Cấu trúc của phương pháp thuyết trình:

Trang 21

Khi dùng phương pháp thuyết trình để trình bày vấn đề nào đó cũng phải trải qua bốn bước: Đặt vấn đề, phát biểu vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận rút ra từ vấn đề đó.

- Đặt vấn đề là bước đầu tiên nhằm thông báo vấn đề dưới dạng tổng quát để kích thích sự chú ý ban đầu của học sinh

- Phát biểu vấn đề là bước nêu lên những câu hỏi cụ thể nhằm vạch ra phạm vi những vấn đề cần phải xem xét

- Giải quyết vấn đề: Bước này có thể tiến hành theo logic quy nạp hay logic diễn dịch

+ Logic quy nạp là con đường nhận thức từ sự kiện, hiện tượng đến cái chung, cái khái quát, từ những trường hợp cụ thể đến quy luật, khái niệm, nguyên tắc

Theo logic quy nạp có thể có ba cách trình bày Đó là: Quy nạp phân tích từng vấn đề đặt ra ở bước phát triển vấn đề tương đối độc lập với nhau Vì vậy có thể giải quyết từng vấn đề, rút ra kết luận rồi chuyển sang giải quyết vấn đề khác

Quy nạp phát triển: Nêu vấn đề được giải quyết theo lối móc xích, nghĩa là giải quyết xong từng vấn đề thứnhất thì kết luận rút ra sẽ lại làm tiền đề cho việc giải quyết vấn đề tiếp theo Trong việc chứng minh các bài toán hình học thường gặp loại quy nạp này

Quy nạp song song – đối chiếu: Nêu vấn đề đặt ra phải giải quyết chứa đựng những mặt tương phản, đối lập

+ Logic diễn dich là con đường nhận thức từ nguyên lý chung đến cái cụ thể Theo logic diễn dich, bắt đầu đưa ra các kết luận sơ bộ khái quát, sau đó tiến hành giải quyết có thể theo ba cách: phân tích từng phần, phân tích phát triển, phân tích so sánh – đối chiếu

- Kết luận: Là bước kết thúc việc trình bày vấn đề Nó là sự kết tinh dưới dạng xúc tích, chính xác những khái quát bản chất của vấn đề đưa ra xem xét

Cách đặt vấn đề và cách phát biểu vấn đề có thể tiến hành bằng cách thông báo tái hiện hoặc có tính vấn đề.Cách giải quyết vấn đề có thể bằng logic quy nạp hay logic diễn dịch Điều đó chứng tỏ cấu trúc của phương pháp thuyết trình đã phản ánh mặt bên trong và mặt bên ngoài của phương pháp dạy học nói chung

và phương pháp thuyết trình nói riêng

* Ưu điểm và hạn chế của phương pháp thuyết trình:

Phương pháp thuyết trình có những ưu điểm sau:

- Cho phép giáo viên truyền đạt những nội dung lý thuyết tương đối khó, phức tạp, chứa đựng nhiều thông tin mà học sinh tự mình không dễ dàng tìm hiểu được một cách sâu sắc

- Giúp học sinh nắm được hình mẫu về cách tư duy logic, cách đặt và giải quyết vấn đề khoa học, cách sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt những vấn đề khoa học một cách chính xác, rõ ràng, xúc tích thông qua cách trình bày của giáo viên

- Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh qua việc trìnhbày tài liệu với giọng nói, cử chỉ, điệu bộ thích hợp và diễn cảm

Trang 22

- Tạo điều kiện phát triển năng lực chú ý và kích thích tính tích cực tư duy của học sinh, vì có như vậy học sinh mới hiểu được lời giảng của giáo viên và mới ghi nhớ được bài học.

- Bằng phương pháp thuyết trình, giáo viên có thể truyền đạt một khối lượng tri thức khá lớn cho nhiều học sinh trong cùng một lúc, vì vậy đảm bảo tinh kinh tế cao

Tuy nhiên, phương pháp thuyết trình còn có những hạn chế, nếu sử dụng không đúng có thể:

- Làm cho học sinh thụ động, chỉ sử dụng chủ yếu thính giác cùng với tư duy tái hiện, do đó làm cho họ chóng mệt mỏi

- Làm cho học sinh thiếu tính tích cực trong việc phát triển ngôn ngữ nói

- Thiếu điều kiện cho phép giáo viên chú ý đầy đủ đến trình độ nhận thức cũng như kiểm tra đầy đủ sự lĩnh hội tri thức của từng học sinh

* Những yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp thuyết trình:

Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên cần:

- Trình bày chính xác các hiện tượng,sự kiện, khái niệm, định luật, vạch ra bản chất của vấn đề, ý nghĩa tư tưởng, chính trị của tài liệu học tập

-Trình bày phải đảm bảo tính tuần tự logic, rõ ràng, dễ hiểu với lời nói gọn, rõ, sáng sủa, giàu hình tượng, chuẩn xác, xúc tích

- Trình bày phải thu hút và duy trì sự chú ý, gây được hứng thú, hướng dẫn tư duy của học sinh thông qua giọng nói, tốc độ nói, âm lượng thay đổi thích hợp, qua các mẩu chuyện vui đúng lúc, qua cách đặt vấn đề

và giải quyết vấn đề, kết hợp lời nói với điệu bộ, nét mặt, biết đưa những lời trích dẫn vào đúng lúc, đúng chỗ

- Trình bày phải đảm bảo cho học sinh ghi chép được những vấn đề cơ bản và qua đó mà dạy cho họ biết cách vừa ghi vừa tập trung nghe giảng

9.2.1.2.Phương pháp vấn đáp (đàm thoại):

+ Định nghĩa: Phương pháp vấn đáp là phương pháp giáo viên khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để học sinh trảlời nhằm gợi mở cho họ sáng tỏ những vấn đề mới; tự khai phá những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiệm đã tích luỹ được trong cuộc sống, nhằm giúp học sinh củng cố,

mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hoá những tri thức đã tiếp thu được và nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá và giúp học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá việc lĩnh hội tri thức

+ Phân loại: Tuỳ theo cơ sở để phân loại , nên có những phương pháp vấn đáp sau:

- Dựa vào mục đích dạy học mà phân ra vấn đáp gợi mở, vấn đáp củng cố, vấn đáp tổng kết, vấn đáp kiểm tra

Vấn đáp gợi mở là phương pháp giáo viên khéo léo đặt câu hỏi hoặc một chuỗi câu hỏi nhằm dẫn dắt học sinh giải quyết một câu hỏi cơ bản, từ đó rút ra kết luận, nhờ vậy mà họ lĩnh hội tri thức mới

Vấn đáp củng cố là phương pháp giáo viên khéo léo đặt ra một câu hỏi hoặc hệ thống câu hỏi nhằm giúp học sinh củng cố những tri thức cơ bản hoặc giúp họ mở rộng, đào sâu những tri thức đã thu lượm được

Trang 23

Vấn đáp tổng kết là phương pháp vấn đáp nhằm giúp học sinh khái quát, hệ thống hoá những tri thức sau khi đã học một số bài, một chương, một bộ môn nhất định.

Vấn đáp kiểm tra là phương pháp vấn đáp nhằm kiểm tra những tri thức đã học, đã được củng cố, khái quát,

hệ thống hoá Qua câu trả lời của học sinh mà giáo viên có thể đánh giá và họ tự kiểm tra, tự đánh giá những tri thức đã được lĩnh hội một cách kịp thời, nhanh gọn

- Dựa vào tính chất nhận thức của học sinh mà phân ra vấn đáp giải thích, minh hoạ, vấn đáp tái hiện, vấn đáp tìm tòi – phát hiện

Vấn đáp giải thích – minh hoạ là phương pháp mà giáo viên dặt ra những câu hỏi đòi hỏi học sinh giải thích

và nêu lên dẫn chứng để minh hoạ, làm sáng tỏ cho sự giải thích của mình Trong câu trả lời của học sinh không chỉ đòi hỏi nhớ lại nội dung tri thức mà phải có sự cấu trúc lại tri thức để có sự suy luận cần thiết

Vấn đáp tái hiện là phương pháp giáo viên đặt ra những câu hỏi đòi hỏi học sinh phải nhớ lại những tri thức

đã học và vận dụng chúng để giải quyết những nhiệm vụ học tập trong hoàn cảnh đã biết

Vấn đáp tìm tòi – phát hiện là phương pháp mà giáo viên đặt ra những câu hỏi có tính chất vấn đề gây cho học sinh gặp phải tình huống có vấn đề và qua đó họ có nhu cầu phải lĩnh hội tri thức mới để giải quyết vấn

đề đó

+ Ưu điểm và hạn chế của phương pháp vấn đáp:

Nếu vận dụng khéo léo phương pháp vấn đáp sẽ có tác dụng quan trọng sau:

- Điều khiển có hiệu quả hoạt động tư duy của học sinh, kích thích tính tích cực hoạt động nhận thức của họ

- Bồi dưỡng cho học sinh năng lực diễn đạt bằng lời những vấn đề khoa học một cách chính xác, đầy đủ, xúc tích

- Giúp giáo viên thu được tín hiệu ngược từ học sinh một cách nhanh, gon, kịp thời để kịp điều chỉnh hoạt động của mình và của học sinh Đồng thời qua đó mà học sinh cũng thu được tín hiệu ngược để kịp tjời điều chỉnh hoạt động nhận thức – học tập của mình Ngoài ra, thông qua đó mà giáo viên có khả năng chỉ đạo hoạt động nhận thức của cả lớp và của từng học sinh

Song nếu vận dụng không khéo sẽ dễ làm mất thời gian, ảnh hưởng đến kế hoạch lên lớp, biến vấn đáp thành cuộc đối thoại giữa giáo viên và một vài học sinh, không thu hút toàn lớp tham gia vào hoạt động chung Nếu câu hỏi đặt ra chỉ đòi hỏi nhớ lại tri thức một cách máy móc thì sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy logic, tư duy sáng tạo của học sinh

+ Những yêu cầu cơ bản trong việc sử dụng phương pháp vấn đáp:

Để phát huy mặt mạnh và hạn chế mặt yếu của phương pháp vấn đáp thì cần phải đảm bảo những yêu cầu khi đề ra câu hỏi và việc vận dụng phương pháp đó Sở dĩ như vậy là vì trong phương pháp vấn đáp, câu hỏi có ý nghĩa hết sức quan trọng Không biện pháp nào linh hoạt, uyển chuyển, dễ điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh bằng cách đề ra câu hỏi

+) Phân loại câu hỏi: Tuỳ theo cơ sở phân loại mà có những loại câu hỏi sau:

- Dựa theo nội dung, sự diễn đạt ngôn ngữ, sự nhấn giọng, người ta phân ra câu hỏi đơn giản, câu hỏi phức tạp

Trang 24

- Dựa theo mục đích dạy học có thể phân ra câu hỏi định hướng, câu hỏi gợi mở, câu hỏi nhắc nhở.

- Dựa theo chức năng có thể phân ra câu hỏi phân tích – tổng hợp, câu hỏi so sánh, đối chiếu, câu hỏi hệ thống hoá tri thức, câu hỏi đòi hỏi cụ thể hoá tri thức

- Dựa theo mức độ tính chất hoạt dộng nhận thức của học sinh có thể phân ra câu hỏi đòi hỏi giải thích, minh hoạ, câu hỏi tái hiện, câu hỏi có tính vấn đề

Câu hỏi tái hiện là câu hỏi mà câu trả lời chỉ cần nhớ lại những tri thức đã được lĩnh hội trước đây

Câu hỏi có tính vấn đề là câu hỏi tạo cho học sinh gặp phải một tình huống có vấn đề, nghĩa là gây nên trạng thái tâm lý giữa điều đã biết và điều chưa biết, nhưng muốn biết Câu trả lời trong câu hỏi có tính vấn

đề chưa có trong câu trả lời trước đó của học sinh, mà đòi hỏi phải cần có tri thức mới Để có tri thức đó, cần phải có hành động trí tuệ, có một quá trình tư duy có chủ đích nhất định

Câu hỏi có tính vấn đề trong dạy học nêu và giải quyết vấn đề thường gọi là vấn đề

Vậy với những điều kiện nào thì câu hỏi trở thành có tính vấn đề?

Đó là những điều kiện sau:

1) Câu hỏi phải có mối liên hệ logic với những khái niệm đã lĩnh hội trước đây và những tri thức phải ở trong tình huống nhất định

2) Câu hỏi phải chứa đựng mâu thuẫn nhận thức; câu hỏi phải gây lên sự ngạc nhiên, điều nghịch lý khi đốichiếu điều đã biết từ trước với điều đang học và cảm thấy không thoả mãn với tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trước đây và xuất hiện nhu cầu phải lĩnh hội tri thức mới để giải quyết câu hỏi đang đặt ra

+) nghệ thuật đặt câu hỏi: Việc sử dụng phương pháp vấn đáp phụ thuộc vào nghệ thuật đặt câu hỏi của giáo viên Biết đặt câu hỏi và tăng dần tính phức tạp, tính khó khăn của câu trả lời là một ttrong những thói quen sư phạm quan trọng và cần thiết nhất

Nghệ thuật đặt câu hỏi phải đảm bảo những yêu cầu sau:

- Trong tình huống học tập nhất định giáo viên phải đặt câu hỏi như thế nào đòi hỏi học sinh phải tích cực hoá tài liệu đã lĩnh hội trước đây, vạch ra ý nghĩa cơ bản của tri thức đã học

- Câu hỏi không đơn thuần đòi hỏi học sinh tái hiện tài liệu đã lĩnh hội mà phải vận dụng những tri thức đã nắm trước đây để giải quyết vấn đề mới Lẽ tất nhiên có những trường hợp câu hỏi đòi hỏi tái hiện trực tiếp tài liệu không chỉ đúng lúc mà là cần thiết

- Câu hỏi phải hướng trí tuệ của học sinh vào mặt bản chất của những sự vật, hiện tượng phải nghiên cứu, phải hình thành tư duy biện chứng cho họ

- Câu hỏi phải đặt như thế nào để đòi hỏi học sinh xem xét những sự kiện, hiện tượng trong mối liên hệ với nhau, nhìn nhận hiện tượng, sự vật không chỉ theo những thành tố, theo từng bộ phận mà còn theo tính chỉnh thể toàn vẹn của chúng

- Câu hỏi đặt ra phải theo những quy tắc logic

Ngày đăng: 03/05/2017, 20:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w